Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quynh nhac quan chất luong thuoc hoang ngam chuyen Trung không truyện phải Saigon sáng Chung linh bich quang ngắn Nhung trong VNCH quốc nguyet Nguyen
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Khoa học gia gốc Việt trong ngành Vật Lý Không Gian Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Khoa học gia gốc Việt trong ngành Vật Lý Không Gian Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Khoa học gia gốc Việt trong ngành Vật Lý Không Gian Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Khoa học gia gốc Việt trong ngành Vật Lý Không Gian Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Khoa học gia gốc Việt trong ngành Vật Lý Không Gian Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Khoa học gia gốc Việt trong ngành Vật Lý Không Gian Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Khoa học gia gốc Việt trong ngành Vật Lý Không Gian Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Khoa học gia gốc Việt trong ngành Vật Lý Không Gian Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Khoa học gia gốc Việt trong ngành Vật Lý Không Gian Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Khoa học gia gốc Việt trong ngành Vật Lý Không Gian

Go down 
Tác giảThông điệp
NVietKim
Khách viếng thăm




Khoa học gia gốc Việt trong ngành Vật Lý Không Gian Empty
Bài gửiTiêu đề: Khoa học gia gốc Việt trong ngành Vật Lý Không Gian   Khoa học gia gốc Việt trong ngành Vật Lý Không Gian Icon_minitimeSun Feb 24, 2013 4:30 am


Khoa học gia gốc Việt trong ngành Vật Lý Không Gian

Nguyễn Viết Kim

Tin tức trong tuần qua cho biết một thiên thạch cỡ nhỏ so với kích thước các thiên thạch rất lớn trong không gian đã rơi xuống một thành phố bên Nga, tọa lạc tại gần vị trí tọa độ của Nga Á Châu và Nga Âu Châu, làm bị thương cả ngàn người kèm theo những hư hại vật chất cả triệu đồng . Thiên Thạch này có hình thể khoảng nửa sân banh football, tức là là một khối khoảng 50, 60 feet mỗi chiều.

Điều này làm công luận lưu tâm đến việc phòng thủ không gian của Hoa Kỳ ngân sách nghiên cứu về không gian đồng thời được biết đến nhiều hơn về hai khoa học gia Gốc Việt trong ngành Vật Lý Không Gian: nữ giáo sư Jane Lưu và giáo sư Trịnh Xuân Thuận .

Trả lời những câu hỏi của báo chí, phát ngôn viên bộ tư lệnh phòng vệ không gian quốc gia (NORAD: North America Aerospace Defense Command) cho biết những dàn radar theo dõi những gì vi phạm không gian Hoa Kỳ như phi cơ (có người lái hay tự động không người lái), các Thiên Thạch và dĩ nhiên các Thiên Thể (vì rất lớn nên có xác suất cao là bị đốt cháy một phần và phân tán thành các phần nhỏ hơn khi lọt vào vòng khí quyển với độ nóng vài ngàn độ). Khi cần thiết thì lực lượng không quân chiến lược sẽ nghênh chiến và phá hủy các vật này tại vùng biển cả hay vùng rừng núi ít dân cư để giảm thiểu thiệt hại về nhân sự và vật chất . Vị này còn bóng bẩy ví von vài điều về chương trình phòng vệ không gian (SDI: Strategic Defense Initiative) hay thường được báo chí gọi là Star Wars, do cố tổng thống Ronald Reagan khởi sự năm 1983, mặc dù bị bãi bỏ sau đó vài năm song đã tạo được một khái niệm về sự rủi ro khi các Thiên Thạch rơi xuống mặt đất và đẩy mạnh các nghiên cứu về qũy đạo, ước đoán đối phó phòng ngừa sự rơi xuống trái đất của các thiên thạch .

Ngân sách dành cho cơ quan hành không và không gian quốc gia (NASA: National Aeronautics and Space Administration) được dự trù cho tài khóa hiện tại khoảng trên 10,000 triệu Mỹ Kim, kể ra là một con số khá lớn, nếu chia đều cho dân số Hoa Kỳ là 330 triệu thì mỗi người dân phải đóng góp mỗi năm 31 Mỹ Kim, tức là khoảng chưa tới 10 cents mỗi ngày. Vì sự thúc đẩy trong việc tranh đua về khoa học không gian có liên quan đến tác dụng quốc phòng với Liên Bang Sô Viết, trong thập niên 60 Hoa Kỳ đã dùng từ khoảng hơn 2 phần trăm ngân sách mỗi năm cho chương trình không gian, so sánh với bây giờ khoảng .6 phần trăm tức là giảm đi rất nhiều chỉ còn khoảng 1/4 so với dạo thịnh thời . Nhờ thế sau khi thành lập vào năm 1958, chỉ 11 năm sau Hoa Kỳ đã đưa phi hành gia lên mặt trăng (Neil Armstrong vào năm 1969), những thành qủa thu lượm được về điện toán và hàng không cùng không gian đã tạo cho Hoa Kỳ chỗ đứng hàng đầu về điện toán như IBM, số một về phi cơ như Boeing, ưu thế về vệ tinh viễn thông, trong một khoảng thời gian dài cho đến thập niên 90 . Những khó khăn của Boeing với B-787 Dreamliners là một ví dụ điển hình, thêm vào với Airbus đang có một nửa thị trường để sản xuất và bán máy bay .

Chúng tôi có dịp gặp khoa học gia Jane Lưu vì là đồng nghiệp, bà rất ngạc nhiên là các tài liệu báo chí Việt Ngữ cho rằng tên bà là Lưu Lệ Hằng, thực ra đó là khuê danh của thân mẫu của bà, học trung học tại Hoa Kỳ sau năm 1975, trong một chuyến thăm trụ sở NASA tại Pasadena (Jet Propulsion Laboratory), bà cảm thấy thích thú về Thiên Văn Học và nhất định theo đuổi dù biết là có thể sẽ gặp khó khăn khi tìm việc làm sau khi tốt nghiệp chuyên môn . Bà đã theo học tại đại học Stanford University, sau đó có tiến sĩ tại đại học Harvard University, đi vào giảng huấn tại Học Viên Kỹ Thuật nổi danh MIT tại Massachusetts, được mời qua giảng dạy tại đại học Leiden University, một đại học hàng đầu về Thiên Văn Học trên thế giới tại Hòa Lan . Hiện tại bà là nhân viên của cơ quan nghiên cứu Lincoln Laboratory thuộc Học Viện MIT . Bà nhận được rất nhiều giải thưởng và năm 2012 đoạt giải mới nhất là Shaw Prize trị giá 1 triệu Mỹ Kim về khám phá ra Giải Kuiper Belt vào năm 1992, Kuiper Belt tọa lạc ở vòng ngoài của Thái Dương Hệ, ra khỏi Thiên Thể Neptune và bao gồm các mảnh vụn của Thái Dương Hệ lúc mới tạo dựng . Bà chia giải này với ông David Jewitt thuộc UCLA; tức là được 500,000 Mỹ Kim, ngoài ra có một Asteroid mang tên bà đó là 5430LUU . Trong số 48 khoa học gia đoạt giải thì bà là nữ lưu duy nhất cho tới nay .

Trong năm 2012 khi viếng Federal Executive Institute tại Charlottesville, có trụ sở sát ngay cạnh đại học University of Virginia, chúng tôi có dịp hàn huyên với giáo sư Trịnh Xuân Thuận, ông sinh trưởng tại Bắc Việt, di cư vào năm lúc 6 tuổi sau khi hiệp định Geneve chia đôi đất nước vào năm 1954, được học bổng du học tại Lausanne, Thụy Sĩ về ngành kỹ sư, ông đã xin sang Mỹ để theo ngành Thiên Văn Học vì thích nghiên cứu không gian và đã chọn California Institute of Technology tại Pasadena, sau khi tốt nghiệp ông tiếp tục học lên cao và đỗ tiến sĩ đại học Princeton về ngành Vật Lý Thiên Văn. Bắt đầu đi vào giảng huấn tại đại học University of Virginia từ năm 1976, ông trở thành giáo sư thực thụ toàn phần (full professor) tại đại học này và là khoa học gia nghiên cứu cho Học Viện Vật Lý Không Gian Pháp Quốc, ông có những nghiên cứu có tiếng được biết đến, ông cũng là một trong rất ít giáo sư được chọn lọc để có cơ hội xử dụng một số thời gian của Viễn Vọng Kính Không Gian (Hubble Space Telescope) trong việc nghiên cứu các vì sao loại nhỏ, giải ngân hà trên vũ trụ . Đặc biệt là ông viết văn đem, khoa học xen vào triết học đến đại chúng; thêm vào với những giải thưởng văn chương, ông được Liên Hiệp Quốc trao tặng Kalinga Prize về công lao giản dị hóa các dữ kiện khoa học qua lối viết dễ hiểu và lôi cuốn để đem kiến thức đến với số đông bình thường, không có học vấn cao hay kiến thức chuyên môn . Năm 2012 Học Viện Pháp Quốc (Institut de France) trao giải Prix Mondial Cino Del Duca trị gía 400,000 Mỹ Kim đến ông vì những công lao đóng góp cho khoa học văn học nghệ thuật .

Trong các bàn thảo về chính sách giáo dục để có khả năng cạnh tranh toàn cầu, các nhà giáo dục đồng ý:
- cải tổ việc giáo dục để nhấn mạnh đến khoa học và ngoại ngữ .
- khuyến khích các định chế giáo dục, nghiên cứu, doanh thương tạo cơ hội cho sinh viên thực tập .
- tạo điều kiện để sinh viên tốt nghiệp đúng hạn kỳ 4 năm, trong đó có khoảng nửa năm theo học ở các quốc gia khác.
- tăng cường ngân sách khảo cứu về khoa học mọi ngành .
- lập giáo trình tạo điều kiện để sinh viên được trang bị kiến thức và có tư tưởng uyển chuyển, từ đó dùng phân tích, tổng hợp, sáng tạo để thích ứng được với những thay đổi của xã hội và thế giới chung quanh .
Tóm lại chúng ta cần có nền giáo dục để đào tạo một lớp chuyên viên có khả năng chuyên môn và suy nghĩ cao, học đúng thời hạn, với tổn phí vừa phải vì giáo trình hợp lý, tận dụng thời gian học hỏi (better, cheaper, faster with quality control) để có thể có ưu thế trong thế kỷ thứ 21 .


Nguyễn Viết Kim (B3 NT58)




Về Đầu Trang Go down
 
Khoa học gia gốc Việt trong ngành Vật Lý Không Gian
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sex trong không gian: tự tìm đến cái chết
» 10 bí ẩn lớn nhất trong khoa học
» Viết từ SG: Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết
» Võ Hồng, và nỗi “cô đơn uy nghi”
» Lịch sử 30 năm chương trình phi thuyền con thoi của NASA

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Khoa Học, Kỹ Thuật-
Chuyển đến