Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Saigon hoang ngắn chuyen Chung Nhung truyện quốc chất quynh bich nhac phải nguyet trong sáng thuoc quan ngam linh quang VNCH không Nguyen chẳng Trung
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Luân Hồi I Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Luân Hồi I Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Luân Hồi I Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Luân Hồi I Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Luân Hồi I Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Luân Hồi I Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Luân Hồi I Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Luân Hồi I Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Luân Hồi I Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Luân Hồi I

Go down 
Tác giảThông điệp
B-G
Khách viếng thăm




Luân Hồi I Empty
Bài gửiTiêu đề: Luân Hồi I   Luân Hồi I Icon_minitimeFri Dec 02, 2011 4:54 am

Bài Học Khuyến Thiện Của Thầy Tăng Đắc Đạo
(Chữ xanh kèm phía dưới. Người dịch vô danh)


Xin hỏi, đắc đạo theo chiều hướng nào?
─ VÔ HỌC và PHI THẦN THÔNG là đấy.

Thầy tăng đã thẳng thắn soi rọi kiến thức Phật học thượng đỉnh cao đẳng xuyên thấu sự vật sờ sờ trước mắt. Chủ đề “Nghiệp Luật” nơi đây thoáng vạch ra hậu quả tội lỗi do hành vi tạo tác của mỗi cá nhân trong chính đời này; dĩ nhiên được ngầm hiểu là thê thảm lắm. Tuy nhiên, "thê thảm" đây không gì khác hơn ấn tượng sợ hãi mông lung trước hình phạt trong cảnh giới gớm ghê nào đó (ví như toàn cõi địa ngục âm u phía dưới đáy quan tài), hơn là mất vía về kiếp sau miệng mình thành mõm con này con nọ chẳng hạn.

Thầy không cần bận bịu phán thêm về quả báo (thực sự không tưởng tượng ra nổi) ở đời sau. Khẩu khí không xác nhận sự hiện hữu thực sự của cõi nào sau cái chết (như thể còn sống ăn trên đầu người khác, thì kiếp luân hồi sẽ bò làm con lợn ỉ cho chúng mổ thịt) của thấy đích thực không phạm giới loạn ngôn như đệ tử nhà chùa ưa mắc.

Thiện tai!

Hành giả thường mải lăn xả vào kinh điển, nào là giới luật luận, v.v... quên béng bó đuốc sáng lòa lòa Như-Lai ân cần trao cho ngay từ đầu để soi cho tỏ các cái, cho thật hết nhọ mặt người, rồi hẵng đi mà thực chứng... Trong khi ấy, vấn đề bình an trong lương tâm của thịt xương mới chính là giải thoát rốt ráo của phàm nhân, bất luận kiếp sau có không không có.

-- GIA --


fyi


CHẾT TRONG AN BÌNH
– TỳKheo Visuddhacara – Thích (Khuyết danh) dịch


Ðôi khi là một nhà sư tôi được yêu cầu đến tụng kinh cho tang lễ. Tôi cảm thấy buồn cho gia quyến của người chết nhưng đôi khi tôi cũng cảm thấy không giúp được gì vì có quá nhiều khó xử trong vai trò của một nhà sư đi tụng kinh đám tang.

Một ngày nọ, một phụ nữ trẻ tuổi đến gặp tôi. Cha cô mới chết sáng hôm đó. Ông mới chỉ 42 tuổi. Cô nói với tôi bằng tiếng Phúc Kiến: “Xin mời thầy đến tụng kinh. Xin thầy mở con đường cho cha tôi”. Tôi nhìn cô ta với tất cả tấm lòng từ bi mà tôi có thể tập trung. Tôi có thể cảm thấy sự bối rối và đau khổ của cô. Cô khoảng chừng 20 tuổi và là một người con gái có hiếu. Trong thâm tâm tôi nói thầm với mình: “Trời ơi tôi sẽ mở đường cho người như thế nào đây? Con đường tưởng tượng nào tôi sẽ vẽ trong không khí cho hồn tưởng tượng đặt chân lên? Làm sao tôi có thể nói với người phụ nữ trẻ tuổi tội nghiệp đang ở trong tình trạng buồn phiền và bối rối rằng:” không có con đường nào như cô có lẽ đã tưởng tượng như thế?”

Ðức Phật cũng có lần ở trong tình thế như vậy và Ngài đã trả lời ra sao?

Một hôm một người trẻ tuổi lại gần Ðức Phật và hỏi Ngài: “Bạch Thế Tôn, cha con chết. Xin mời Ðức Phật đến và cầu nguyện cho cha con, cứu độ linh hồn ông ấy để ông ấy có thể đi lên thiên đàng. Những người Bà La Môn cử hành những nghi thức này nhưng Ðức Phật lại còn mạnh hơn họ nhiều. Nếu Ngài sẽ làm điều đó, chắc chắn hồn cha con sẽ bay thẳng về thiên đàng”.

Ðức Phật trả lời, “Rất tốt, hãy đi ra chợ và đem về cho ta hai cái bình đất và một ít bơ”. Người trẻ tuổi sung sướng vì Ðức Phật đã hạ cố thi hành một số thần thông để cứu linh hồn cha của mình. Anh ta vội vã đi ra phố và mua các thứ mà Ðức Phật bảo. Ðức Phật chỉ dẫn cho anh ta để bơ vào một bình và để đá vào bình kia. Rồi ném cả hai bình đó xuống ao. Người trẻ tuổi làm theo và cả hai bình đều chìm xuống đáy ao. Rồi Ðức Phật tiếp tục: “Bây giờ hãy lấy một cái gậy và đập vỡ hai bình đó ở dưới ao”. Người trẻ tuổi làm theo. Hai cái bình bị đập vỡ và bơ thì nhẹ đã nổi lên còn hòn đá vì nặng nên vẫn ở dưới đáy ao.

Rồi Ðức Phật nói: “Bây giờ nhanh lên đi tập họp tất cả những thầy tu. Hãy nói với họ đến và tụng kinh để bơ chìm xuống và viên đá nổi lên.”

Người trẻ tuổi nhìn Ðức Phật, sửng sốt, nói, “Bạch Ðức Thế Tôn, Ngài có nói thật không ạ. Chắc chắn Ngài không thể trông chờ bơ nhẹ mà chìm và đá nặng mà nổi. Ðiều đó ngược lại với qui luật tự nhiên.”

Ðức Phật mỉm cười và nói: “Này con, con đã thấy nếu cha con có một cuộc đời LƯƠNG THIỆN thì những HÀNH VI của ông cũng nhẹ như bơ cho dù thế nào thì ông cũng lên thiên đàng. Không ai có thể cản được, ngay cả đến ta. Không ai có thể chống lại NGHIỆP luật thiên nhiên.

Nhưng nếu cha ngươi có một cuộc đời BẤT THIỆN thì cũng giống như hòn đá nặng, cha ngươi sẽ bị chìm vào địa ngục. Dù tụng kinh nhiều đến đâu đi nữa bởi tất cả các thầy tu trên thế giới này cũng không thể gây thành khác được.”

Người trẻ tuổi hiểu rõ. Anh chữa lại quan niệm sai lầm của anh và ngừng đi loanh quanh đòi hỏi cái không thể được.

Nụ cười của Ðức Phật đã đi tới điểm: Không ai có thể cứu chúng ta, tối thiểu của tất cả sau khi chúng ta chết. Theo NGHIỆP luật, chúng ta là sở hữu chủ của những hành vi của chúng ta, chúng ta là người thừa hưởng những hành vi của chúng ta. Những hành vi của chúng ta thực sự là tài sản của chúng ta. Chúng là chỗ nương tựa thực sự của chúng ta, là những thân nhân thực sự của chúng ta. Chúng là trung tâm từ đó chúng ta xuất phát.

Khi chúng ta chết, chúng ta không mang được dù chỉ có một xu với chúng ta, hay bất cứ thứ đồ gì của cá nhân chúng ta. Cũng chẳng có thể mang được một trong những người thân để cùng đi với chúng ta. Giống như chúng ta đến một mình theo NGHIỆP của chúng ta thì chúng ta cũng phải ra đi một mình.


Nếu chúng ta hiểu rõ NGHIỆP luật, thì chúng ta sẽ cảm niệm thấy sống một cuộc đời LƯƠNG THIỆN quan trọng đến như thế nào trong khi chúng ta còn sống. Ðợi đến lúc chết thì sẽ quá muộn. Có một chút gì đó có thể làm được.


Về Đầu Trang Go down
 
Luân Hồi I
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tôn Giáo-
Chuyển đến