Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
VNCH quan hoang thuoc Nhung bich quang ngắn chẳng nguyet Saigon truyện chuyen chất nhac ngam quốc không Chung trong phải quynh linh Trung Nguyen sáng
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Ngô Nhân Dụng - Súng Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Ngô Nhân Dụng - Súng Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Ngô Nhân Dụng - Súng Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Ngô Nhân Dụng - Súng Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Ngô Nhân Dụng - Súng Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Ngô Nhân Dụng - Súng Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Ngô Nhân Dụng - Súng Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Ngô Nhân Dụng - Súng Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Ngô Nhân Dụng - Súng Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Ngô Nhân Dụng - Súng

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Posts : 164
Join date : 20/10/2011

Ngô Nhân Dụng - Súng Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngô Nhân Dụng - Súng   Ngô Nhân Dụng - Súng Icon_minitimeSun Dec 23, 2012 2:22 pm

Súng


Ngô Nhân Dụng - Súng A-1_121221_Gun-Control_400
Khẩu súng mà Adam Lanza dùng để giết mẹ, rồi giết 20 em bé 6, 7 tuổi cùng 6 người lớn tại trường tiểu học Sandy Hook là một khẩu AR-15. Đó cũng chính là loại súng M-16 đã được dùng trong quân đội, được Công ty Bushmaster biến chế cho thị trường dân sự, coi là “súng thể thao.” A-15, còn gọi là Bushmaster, trên nguyên tắc bắn từng phát một, nhưng chỉ sửa đổi một chút là có thể bắn “liên thanh.” Bác sĩ khám nghiệm tử thi ở làng Newtown, tiểu bang Connecticut, cho biết các nạn nhân đều bị nhiều viên đạn.

Súng loại bán tự động như AR-15 bán rất chạy sau vụ 11 tháng 9 năm 2001. Năm 2004, một gia đình 6 người bị hung thủ bắn giết bằng loại súng này, Công ty Bushmaster và nhà buôn bán súng đã phải giàn xếp ngoài tòa án, bồi thường 2 triệu rưỡi cho 2 người sống sót. Trong năm 2009, có nửa triệu khẩu súng loại AR-15 được sản xuất. Mỗi năm các nhà sản xuất súng ở Mỹ chế tạo khoảng 5 triệu khẩu súng các loại. Trên toàn quốc hiện có hơn 300 triệu khẩu súng tay trong tay thường dân, không phải cảnh sát hay quân đội. Trung bình ba người Mỹ có một người có súng, một số làm chủ nhiều khẩu súng. Công ty tài chánh “Tập đoàn Tự do” (Freedom Group) ở New York đã đầu tư vào nhiều hãng sản xuất súng, nổi tiếng nhất như Remington, DPMS Firearms, và Bushmaster (mua từ năm 2006). Trong chín tháng đầu năm 2012, Freedom Group công bố tiền lời 677 triệu đô la, cho biết phần lớn lợi nhuận trong tương lai sẽ do thị trường các loại súng bán tự động như AR-15.

Sau vụ thảm sát học sinh ở Newtown, số người Mỹ đi mua súng tăng vọt lên. Một phần vì họ lo sợ, muốn có súng tự vệ; một phần vì người ta lo chính phủ và quốc hội sẽ làm luật mới hạn chế việc mua súng. Nhưng giá cổ phần của các công ty sản xuất súng lại xuống. Có thể cũng vì giới đầu tư bán bớt vì lo ngại luật lệ kiểm soát súng sẽ gắt gao hơn, lợi nhuận các công ty súng sẽ giảm. Đặc biệt, nhiều quỹ hưu bổng ở Mỹ, từ California đến New York đang bị áp lực của các tập hợp những người thụ hưởng yêu cầu họ không đem tiền bỏ vào các công ty có trách nhiệm trong những vụ tàn sát như mới xẩy ra ở Newtown. Phản ứng nhanh nhất là Quỹ hưu bổng của Giáo chức tại Pennsylvania, họ gọi ngay cho Tập đoàn tài chánh Freedom Group bàn việc giải tư, đúng lúc tập đoàn này cho biết họ cũng sắp bán công ty Bushmaster. Thanh tra tài chánh thành phố New York, thường kiểm soát 150 tỷ đô la trong quỹ hưu bổng nhân viên đã kêu gọi xét lại việc đầu tư 12 tỷ trong cổ phần các nhà sản xuất súng. Phản ứng trong thị trường cho thấy sau cuộc thảm sát 20 trẻ em và 6 thầy, cô giáo ở Newtown, có nhiều hy vọng luật lệ về việc dùng súng ở Mỹ sẽ gắt gao thêm.

Loại súng “bán tự động” AR-15 đã bị hạn chế theo đạo Luật Brady, theo tên tùy viên báo chí của cố Tổng thống Ronald Reagan. Ông Brady bị trúng đạn, tê liệt khi ông Reagan bị ám sát hụt. Đạo luật do ông Brady và vợ vận động đặt quy tắc các nhà bán súng phải điều tra lý lịch những người mua súng, xem có tiền án và bị bệnh tâm thần hay không. Sau mười năm, đạo Luật Brady hết hiệu lực và năm 2004 cả quốc hội lẫn hành pháp Mỹ không nói đến chuyện triển hạn đạo luật thêm 10 năm nữa. Từ đó, việc mua bán súng được tự do hơn.

Ai cũng biết số người bị giết bằng súng ở nước Mỹ rất cao, so với các nước tiên tiến khác. Thị trưởng New York Michael Bloomberg đã kêu gọi Tổng thống Obama phải đề nghị dự luật kiểm soát súng mới. Nếu không, ông Bloomberg nói, trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, sẽ có thêm 48,000 người Mỹ bị giết bằng súng; con số lớn gấp bội số nạn nhân trong vụ 11 tháng 9, trong các cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq cộng lại. Sau năm 2004, quốc hội Mỹ cũng nhiều lần thảo luận và sửa luật về kiểm soát súng, nhưng chỉ để nới lỏng các luật lệ đang dùng. Họ cho phép được mang súng vào những nơi trước kia bị cấm, như trong công viên quốc gia, trên xe lửa, và cả trong nhà thờ. Tất cả đều do vận động của hội Hội Súng Toàn Quốc (NRA).
Sau vụ thảm sát 20 em bé ở Newtown, phong trào đòi kiểm soát súng chặt chẽ hơn có cơ hội bùng lên. Có gần 200,000 người đã ký kiến nghị yêu cầu Tổng thống Barack Obama phải đưa ra quốc hội luật lệ mới kiểm soát súng. Năm 1996, một cuộc thảm sát tương tự ở Dunblane, Anh quốc, làm 16 trẻ em thiệt mạng. Năm sau, đạo luật mới ra đời cấm dân không được giữ súng tay. Cùng năm đó, sau vụ giết 35 người bằng súng ở Tasmania, quốc hội Úc cũng làm luật cấm các loại súng bán tự động.


Liệu quốc hội Mỹ năm tới có đủ phiếu để làm một đạo luật mới, hay hồi phục Luật Brady hay không, chúng ta chưa biết được. Vì thế lực của các công ty sản xuất súng và của Hội Súng Toàn Quốc (NRA) rất mạnh. Hội NRA, với 4 triệu hội viên, đứng đầu mạng lưới vận động giảm bớt hoặc xóa bỏ những điều kiện gắt gao kiểm soát việc mua súng. Họ có thế lực vận động hiệu quả, ngang với Hội Các Người Về Hưu (ARRP) trong việc gây ảnh hưởng trên lá phiếu của các đại biểu quốc hội. Mỗi lần quốc hội bỏ phiếu một dự luật về súng, hàng trăm ngàn hội viên NRA có thể gọi điện thoại tới văn phòng các đại biểu để gây ảnh hưởng. Áp lực mạnh nhất của họ là “trừng phạt” các đại biểu quốc hội đòi kiểm soát súng mạnh hơn. Họ có thể bỏ tiền mua giờ trên ti vi chống lại các ứng cử viên đi ngược ý của họ; và đóng góp cho quỹ vận động của đối thủ với ứng cử viên đó. Năm 1994, sau khi quốc hội bỏ phiếu Luật Brady, hội này đã “trừng phạt” 24 đại biểu quốc hội hăng hái hạn chế súng nhất, và 19 người đã bị thất cử.

Sau vụ thảm sát ở Newtown, mối xúc động trên toàn nước Mỹ làm nhiều nhà chính trị phải lên tiếng về vấn đề kiểm soát súng. Nghị sĩ Dianne Feinstein, California, đã nói sang năm tới sẽ đề nghị một dự luật kiểm soát súng mới. Hai nghị sĩ Joe Manchin, West Virginia và Mark Warner, Virginia, vốn được hội NRA cho điểm về lập trường súng rất cao (A), cũng lên tiếng phải kiểm soát việc mua súng nhiều hơn. Nghị sĩ Marco Rubio, Florida, vẫn giữ vững lập trường “thân súng” (pro-gun), lên tiếng kêu gọi phải có biện pháp giữ súng không cho lọt vào tay những người bệnh tâm thần. Giống như những lời kêu gọi kiểm soát nội dung các phim ảnh, truyền hình và trò chơi điện tử để giảm bớt bạo lực; tiếng nói của ông Marco Rubio theo đúng đường lối của hội NRA, là đẩy vấn đề chính sang một đề tài khác để dư luận không còn chú ý đến tình tạng súng giết người nữa. Một khẩu hiệu của hội NRA để bảo vệ súng là “Súng không giết người, chỉ có người giết người.” Nhưng không có nhà chính trị nào thân súng hơn đại biểu nghị hội tiểu bang Texas, ông Kyle Kacal. Hôm qua, ông tuyên bố “Tôi nghe nói nhiều người đã bị chết vì bóng bàn, ping pong. Bóng ping pong còn nguy hiểm hơn cả súng! Màn ảnh ti vi phẳng còn gây hại cho trẻ em hơn bất cứ thứ nào.”

Hội NRA giữ im lặng trong một tuần lễ. Họ mới chính thức tuyên bố với báo chí trong ngày Thứ Sáu tuần này. Phát ngôn viên của hội tuyên bố về vụ thảm sát ở Newtown, đề nghị phải đặt cảnh sát (mang súng) canh tại tất cả các trường học. Nhưng các vụ thảm sát tập thể không phải chỉ diễn ra ở các trường học. Nhiều tên sát nhân đã xông vào các quán cà phê, quán ăn, siêu thị, nhà thờ, vân vân, bắn súng tự động giết người hàng loạt. Nếu theo cách đối phó của hội NRA thì nước Mỹ sẽ tràn ngập cảnh sát.

Điều đáng buồn là tất cả những xúc động về những cái chết thương tâm của 20 trẻ em và 6 thầy cô giáo ở Newtown có thể sẽ không đưa tới một thay đổi nào trong luật lệ kiểm soát súng. Trong ba bốn tháng nữa, dư luận có thể sẽ nguôi đi; cũng giống như những vụ thảm sát ở Virginia Polytechnic Institute năm 2007 (32 người chết), ở Columbine năm 1999 (13 người). Một phần ba dân Mỹ có súng, nhiều người coi đó là một quyền thiêng liêng, được hiến pháp bảo vệ. Không thể biết được biến cố ở Newtown có thay đổi được xã hội Mỹ hay không. Đã có hơn một chục vụ giết người tập thể bằng súng trong năm nay; khi Tổng thống Obama đến thăm trường tiểu học ở Newtown, đó là lần thứ tư ông đi viếng các nạn nhân bị thảm sát. Riêng trong năm 2012, FBI cho biết đã cứu xét gần 17 triệu hồ sơ điều tra về lý lịch người mua súng, gấp đôi con số năm 2003. Trong năm 2011 có 11,100 người bị giết bằng súng, không kể những người tự sát. Những người quan tâm chỉ biết cầu nguyện cho thảm cảnh đó không tiếp tục xẩy ra mãi mãi.

Về Đầu Trang Go down
https://thntsaigon.forumvi.com
lenguyen
Khách viếng thăm




Ngô Nhân Dụng - Súng Empty
Bài gửiTiêu đề: Khi tội ác mang khuôn mặt bình thường   Ngô Nhân Dụng - Súng Icon_minitimeWed Dec 26, 2012 12:00 pm

Khi tội ác mang khuôn mặt bình thường

Song Chi/Người Việt


Hầu như ngày nào cũng vậy, báo chí Việt Nam đều có thông tin về những vụ tội phạm hình sự, gọi chung là “cướp, giết, hiếp” các kiểu. Ðiều đáng lo ngại là càng ngày đối tượng phạm tội càng đa dạng và trẻ hóa.



Ngô Nhân Dụng - Súng 159389-VN-LeVanLuyen.400

‘Sát thủ’ Lê Văn Luyện, chưa đủ 18 tuổi, giết cả một gia đình chủ tiệm vàng ở Bắc Giang. (Hình: Báo Pháp Luật Sài Gòn)


Một trong những vụ án làm rúng động dư luận xã hội trong năm 2011 là vụ gia đình một chủ tiệm vàng ở Bắc Giang bị giết chết để cướp tài sản. Khi phạm tội, sát thủ Lê Văn Luyện chưa đến 18 tuổi.

Trong vụ hiếp dâm một nữ sinh rồi giết chết, thả trôi sông ở Thanh Hóa vào ngày 11 tháng 8 năm 2012, hung thủ Lê Tuấn Anh chỉ mới 16 tuổi, đã thản nhiên nói với các điều tra viên: “Cháu có họ hàng với sát thủ Lê Văn Luyện”!

Cũng trong tháng 8 năm 2012, cũng ở Thanh Hóa, do cần tiền để trả nợ, Trần Quang Ðức, một học sinh lớp 11 đã đột nhập vào nhà hàng xóm, khi bị phát hiện Ðức đã chém chết chị chủ nhà. Trần Quang Ðức sinh năm 1995, lúc phạm tội 17 tuổi...

Cũng vì muốn cướp tiền, Lê Hải Lộc ở Cần Thơ đã sát hại một người quen bằng 16 nhát dao, vụ án xảy ra vào năm 2011, khi đó Lê Hải Lộc mới 15 tuổi...


Mức độ dã man, không còn chút tính người của các vụ án cũng ngày càng tăng.

Trong vụ Lê Văn Luyện, hung thủ không chỉ giết hai vợ chồng chủ tiệm vàng, mà còn chặt gần đứt lìa cánh tay của bé gái 8 tuổi con chủ nhà và không tha cả đứa trẻ mới 18 tháng.

Hung thủ Trần Quang Ðức cố tình chém liên tiếp đến chết người hàng xóm đang mang thai 5 tháng.

Vì hận tình, hay vì ghen ghét đố kỵ mà Trần Nhật Linh, sinh năm 1993 ở Quảng Bình đã điên cuồng đâm đến 95 nhát dao vào người bạn gái đang mang thai tháng thứ 8 khiến nạn nhân tử vong. Kẻ sát nhân cũng là một người mẹ, có đứa con nhỏ 18 tháng!

Một vụ án khác cũng khiến mọi người bàng hoàng vì mức độ thương tâm và tàn nhẫn. Hung thủ Ðặng Trần Hoài ở Hà Ðông, Hà Nội đã nhẫn tâm giết hại một cháu bé mới 4 tuổi bằng 12 nhát dao, sau đó còn thực hiện hành vi đồi bại với cô chị mới 8 tuổi của bé...


Không chỉ tàn nhẫn với người dưng, rất nhiều vụ án trong đó hung thủ sẵn sàng ra tay tàn độc với những người thân yêu nhất.

Như vụ bà Trần Thúy Liễu ở Long An đổ xăng giết người chồng từng chung sống bao nhiêu năm và có hai mặt con, vì mâu thuẫn về tiền bạc do bà Liễu đánh bạc nợ nần. Vụ án khiến dư luận chú ý một phần vì nạn nhân là một phóng viên nổi tiếng, chuyên viết về mảng phóng sự điều tra xã hội của báo Người Lao Ðộng.

Vì mâu thuẫn trong tranh chấp tài sản, tối ngày 9 tháng 9 năm 2012, Phạm Việt Cường, thường trú tại TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã dùng xăng đốt 11 thành viên trong họ hàng. Tất cả đều bị phỏng, sau đó 4 người bị tử vong, kể cả mẹ của Cường.

Bị chửi mắng khi xin tiền cha mẹ để trả nợ, ngày 24 tháng 6 năm 2012, Lưu Văn Thắng, Hà Nội đã dùng dao đâm cả cha lẫn mẹ tổng cộng 39 nhát khiến cả hai tử vong.

Chỉ vì vợ không đưa tiền cũng không đưa điện thoại di động để đi cầm cố đánh bạc, ngày 28 tháng 4 năm 2012, Nguyễn Văn Hiệp ở xã Ứng Hòa, Hà Nội đã đạp chết người vợ đang mang thai 5-6 tháng, bỏ lại đứa con lớn chưa đầy 2 tuổi...


Và còn nhiều, nhiều nữa. Những vụ án giết người tình, chồng giết vợ, vợ giết chồng, cha mẹ giết con, con giết cha mẹ, anh em, họ hàng giết nhau... Ðôi khi vì tiền, vì lợi lộc vật chất, nhưng lắm khi chỉ vì những mâu thuẫn vặt vãnh trong sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí chỉ vì những lý do không đâu vào đâu.

Mới đây nhất, là hai vụ án có liên quan đến các sinh viên là thành phần ít nhiều có hiểu biết.

Vụ thứ nhất, một sinh viên trường Ðại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội đã bị một trong 4 nam sinh khác rút dao đâm chết ngay tại phòng học ngày 19 tháng 12 chỉ vì một câu nói bênh người bạn bị cho là nhìn “đểu” các hung thủ!

Cũng trong ngày 19, một sinh viên khác của trường Ðại Học Bình Dương khi đi ăn đêm với bạn đã gặp nhóm đối tượng có mâu thuẫn trước đó và bị một đối tượng chưa rõ danh tính đâm chết...

Những vụ án mạng kiểu như vậy khiến dư luận bàng hoàng vì nhiều nguyên nhân, như đã nói ở trên. Thứ nhất, mức độ đa dạng, trẻ hóa của hung thủ. Hung thủ có thể là bất cứ ai, thuộc thành phần nào trong xã hội, kể cả có học, con nhà tử tế.


Trừ một số ít đã từng có tiền án tiền sự hay là kẻ cờ bạc, nghiện rượu sa vào nợ nần dẫn đến cần tiền hoặc có những mối quan hệ không chính danh gây phiền phức buộc phải “giải quyết”. Phần lớn trong số họ trước khi phạm tội ác đều là những con người bình thường, có lý lịch “sạch”, không có dấu hiệu gì về bệnh tâm thần.

Vậy mà một khi phạm tội, những con người mới ngày hôm qua còn là những học sinh, sinh viên hiền lành, người cha người mẹ người con đàng hoàng, vụt trở thành sát thủ máu lạnh, sẵn sàng xuống tay tàn độc tới cùng để phi tang dấu vết.

Ðôi khi chính những vụ án có tính chất bộc phát và từ những lý do “lãng xẹt” như hai vụ sinh viên bị giết kể trên chẳng hạn, làm người ta sợ hãi hơn cả những vụ án có sự tính toán kỹ từ trước, hoặc có động cơ tình, tiền, thù oán cá nhân. Vì như thế có nghĩa là sinh mạng con người thật mong manh, rẻ rúng.


Ðã có rất nhiều câu hỏi đặt ra trước tình trạng tội ác ngày càng gia tăng trong xã hội Việt Nam, và cũng đã có nhiều nhà tâm lý học, xã hội học, nhà giáo... thử đưa ra những câu trả lời.

Có nguyên nhân từ môi trường xã hội ngày càng nhiễu loạn, trong đó cái xấu cái ác sự không tử tế cứ ngang nhiên tồn tại, sinh sôi nảy nở, trong lúc cái đẹp, cái thiện, sự tử tế ngày càng trở nên hiếm hoi, bất bình thường.

Cái môi trường xã hội đó mà những điều phi lý phi nhân nhất lại được dung dưỡng, khiến con người, nhất là những thành phần bị lép vế, thiệt thòi trong xã hội thường xuyên cảm thấy bức bối, uất ức mà phải kìm nén.


Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam lại bị tuột dốc, lạm phát phi mã, đồng tiền mất giá, công ăn việc làm trở nên khó khăn hơn, không chỉ người nghèo mà ngay nhiều đại gia cũng “chết” vì nợ nần, phá sản.

Sức ép của việc chạy theo cơm áo gạo tiền mỗi ngày, cộng với một cuộc sống không hề được đảm bảo bởi bất cứ một chính sách an sinh xã hội hay sự hỗ trợ nào từ phía nhà nước khiến tâm lý con người càng thêm bất an.

Với tâm lý đó, nếu là người ít hiểu biết hoặc bồng bột, thiếu suy nghĩ thì chỉ cần một món lợi nhỏ hoặc một mâu thuẫn nhỏ, những dồn nén ẩn ức bao lâu sẽ bộc phát thành hung hãn, thành tội ác.

Bên cạnh đó, giáo dục Việt Nam từ lâu đã bị dư luận phê phán là lạc hậu, chỉ nhăm nhăm nhồi nhét một mớ kiến thức sách vở theo kiểu học để đi thi, để lấy bằng. Nặng về lý thuyết yếu về thực hành, yếu phần dạy về kỹ năng sống, các phương pháp tư duy độc lập cho học sinh, đặc biệt hoàn toàn thiếu vắng một triết lý giáo dục nhân bản.

Một nền giáo dục như vậy khó mà đào tạo ra những con người có lý tưởng sống đẹp, giàu lòng nhân ái, tự do, độc lập trong tư duy, có sự sáng tạo, bay bổng. Môi trường giáo dục bây giờ cũng bị vẩn đục bởi đủ thứ tệ nạn, hình ảnh người thầy và mối quan hệ thầy trò không còn được như ngày xưa.


Không tìm thấy lý tưởng sống, niềm tin vào chính quyền, vào pháp luật, cũng không tìm được chỗ dựa tinh thần vào trường lớp, thầy cô. Nếu gia đình cũng lại quá bận rộn, không quan tâm nhiều đến con cái, con người càng bơ vơ, dễ phạm pháp nếu yếu lòng.

Sực nghĩ đến vụ thảm sát kinh hoàng bằng súng tại trường tiểu học Sandy Hook, bang Connecticut, Mỹ, làm ít nhất 27 người, trong đó có 20 trẻ em thiệt mạng vào ngày 14 tháng 12 vừa qua. Hung thủ, mới 20 tuổi, được cho là không bình thường. Ở Mỹ thỉnh thoảng những vụ thảm sát bằng súng như vậy lại xảy ra.

Chợt nghĩ, nếu Việt Nam mà cũng được phép sử dụng súng hay chỉ cần việc mua bán vũ khí rẻ và dễ dàng hơn một chút thì không biết chừng số vụ thảm sát bằng súng và số người chết còn kinh hoàng hơn nước Mỹ.


Về Đầu Trang Go down
vuvan
Khách viếng thăm




Ngô Nhân Dụng - Súng Empty
Bài gửiTiêu đề: Những Thiên Thần của tháng Mười hai   Ngô Nhân Dụng - Súng Icon_minitimeFri Dec 28, 2012 3:58 am

Những Thiên Thần của tháng Mười hai
.
Ngô Nhân Dụng - Súng FatherDaughterNewtownSandyHookMemorial_640_thumb

Ở nơi đây có rất nhiều con suối nhỏ (creeks) len lỏi trong thành phố, những con suối này chạy ra từ bìa rừng hay sát một vùng đất ẩm ướt (wet land) người ta không xây nhà được. Những con đường giao thông nhỏ trong thành phố thường hay băng qua hai khu này.Vào mùa xuân, thỉnh thoảng xe cộ đang đi phải ngưng lại cho một hay hai con nai từ trong bìa rừng lững thững đi ra. Cái cảnh ngưng xe lại để ngắm nai qua đường thường là một hình ảnh đẹp và thích thú. Con nai không nhỏ quá, chân lại cao, cho nên nếu xe đi không nhanh quá thì có thể tránh dễ dàng không giống như chim cút và vịt. Nai thường chỉ bị tai nạn khi nó băng qua xa lộ, xe không tránh được vì đang đi nhanh. Cũng trên những con đường nhỏ này, thường gặp bà mẹ cút, hoặc bà mẹ vịt mang một đàn con năm sáu đứa đủng đỉnh sang đường. Có khi khách bộ hành hay người đang chạy bộ thể thao buổi sáng quanh đấy nhìn thấy chúng vội vàng chạy ngay ra giữ đường đứng giang tay chặn xe cộ lưu thông lại cho đàn vịt, đàn cút, đi qua. Những bà mẹ này bao giờ cũng mang con sang đường rất an toàn.

Những con chim cút bé xíu chỉ bằng quả quất, hay những con vịt chỉ bằng quả chanh, có khi chúng lẫn vào sương không nhìn thấy,chỉ nhìn thấy mẹ chúng và cái tiếng khan khan của mẹ vịt gọi con mới biết là có cả đàn đang sang đường. Nhìn kỹ thì thấy chúng: bé quá, ríu rít chụm chúm vào nhau băng qua đường để sang bờ cỏ bên kia hay con suối bên kia tìm thức ăn. Mẹ chúng đi một bước lại ngoái đầu quay lại xem đàn con có đứa nào lạc ra khỏi đàn hay không? Mỗi lần ngắm cái sinh vật bé tí kêu chim chíp theo sau mẹ nó, ai cũng hồi hộp chỉ sợ có con mèo hoang nào ở đâu đó chạy ra vồ một miếng, hay cái xe nào đi nhanh quá không nhìn xuống mặt đường kịp,thế nào cũng cán phải chúng mà không cảm nhận được, vì chúng tan ngay dưới cái bánh xe to bằng cả trăm lần chúng.

Mấy sinh vật hoang dã này, ở đây sướng thật! Ở các nước Á Châu chậm tiến có thể cả mẹ cả con sẽ bị ai đó bắt luôn cả bầy, nuôi cho lớn một chút rồi cho vào nồi hay mang ra chợ bán ngay. Làm gì có ai đứng ra bảo vệ cho mẹ con dắt nhau sang đường như thế này. Ở Mỹ sinh vật hoang dã cũng được yêu thương bảo vệ.

Tháng mười hai, lạnh quá. Lạnh nhưng mà đẹp, vì đường phố đèn hoa chăng khắp nơi, những ngọn đèn hoa xanh đỏ thắp từ sáng cho đến đêm, thắp luôn 24 tiếng ở các khu thương mại; và ở trên hầu hết các mái nhà tư nhân thì đèn giáng sinh chăng lấp lánh đủ mầu, đủ kiểu, những con nai giả phủ kín đèn sao được bầy trên thảm cỏ trước nhà, ông già no-en đứng lấp ló trong bụi cây. Người ta ăn mừng lễ hội và ăn tiễn một năm cũ sắp qua, một năm mới đang tới. Bao hy vọng, ước nguyện được hào sảng tặng cho nhau. Trẻ con là những phần tử được nhớ đến nhiều hơn ai hết. Người lớn có thể không mua quà cho nhau, nhưng ai ai cũng mua quà cho trẻ con. Chúng được ông bà, cha mẹ hứa hẹn cho những món quà chúng thích nếu chúng ngoan ngoãn.

Tháng mười hai, ở một thành phố kia có hai mươi gia đình đã mang theo trong người cái danh sách mua quà Giáng Sinh cho con rồi nhưng không còn thực hiện được nữa, hoặc có cha mẹ đã gói sẵn rồi nhưng không có dịp trao cho con mình. Những đứa bé như con chim cút, như con vịt tí hon kia không được ai bảo vệ chúng. Chúng bị lấy ra khỏi vòng tay cha mẹ một cách tàn bạo nhất, tàn bạo hơn cả một tai nạn lưu thông giữa cái bánh xe và đàn vịt. Cha mẹ buổi sáng đưa con đến trường, hôn con lên hai bên má, dặn con học ngoan, vâng lời cô giáo. Làm sao biết được đó là những nụ hôn cuối cùng cho con mình. Đất nước đang thanh bình mà, trẻ thơ làm sao lại chết tập thể bằng súng đạn được!

Tháng mười hai có người lái xe trên con đường nhỏ, con đường bên cạnh cánh rừng, bỗng phải ngưng lại, tất cả các xe đang chạy hai chiều cũng phải ngưng lại theo. Một đàn vịt có đến hai mươi con bé tí xíu, xếp hàng một, như học sinh xếp hàng vào lớp, theo sau và bên cạnh chúng là sáu con vịt mẹ. Chúng đi ríu rít nhưng nghiêm chỉnh, các bà mẹ chúng thỉnh thoảng lại cất tiếng kêu lên, như nhắc nhở chúng giữ hàng, thỉnh thoảng lại quay sang phải, sang trái xem có mất đứa con nào không. Mọi người bên đường như nín thở, chưa bao giờ được ngắm một đàn vịt đông và đẹp như thế. Cả đàn vịt sáu bà mẹ và hai mươi đứa con mang nhau bình an sang được con đường phía bên kia. Đàn vịt đã đi khuất vào bụi cây của cánh rừng nhỏ, mọi người còn dõi mắt trông theo. Chúng mang nhau đi về đâu?

Tháng mười hai, có sáu cô giáo đến gõ cửa thiên đàng. Thánh Peter ra mở cửa, sáu cô giáo mang theo hai mươi em học trò bé nhỏ vào gặp Chúa. Chúa ôm những đứa bé vào lòng, trao cho mỗi cô giáo một vòng nguyệt quế và mỗi em bé một cặp cánh thiên thần.

 
Trần Mộng Tú
Tháng 12/2012
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Ngô Nhân Dụng - Súng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngô Nhân Dụng - Súng   Ngô Nhân Dụng - Súng Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Ngô Nhân Dụng - Súng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đảng cộng sản cướp bóc không ngừng từ hơn nửa thế kỷ qua
» Bi hài sừng tê và những người đàn bà!
» Đọc thơ gởi súng cho tao
» TUỔI GIÀ LÀ THỜI SUNG SƯỚNG NHẤT
» Vĩnh Biệt "Huy Râu" - “Tháng Ba Gẫy Súng”

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Xã Hội, Đời Sống-
Chuyển đến