Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
bich linh quynh nguyet ngắn quốc sáng truyện Nguyen quang chất VNCH Saigon quan trong ngam chuyen thuoc hoang Nhung Chung không phải chẳng Trung nhac
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Hành trình khám phá tổ tiên loài người

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Hành trình khám phá tổ tiên loài người Empty
Bài gửiTiêu đề: Hành trình khám phá tổ tiên loài người   Hành trình khám phá tổ tiên loài người Icon_minitimeSat Dec 15, 2012 4:26 pm


Hành trình khám phá tổ tiên loài người



Con người do đâu mà có?

Lịch sử tiến hóa của loài người không chỉ là đề tài hấp dẫn đối với các nhà khảo cổ học, các đạo diễn mà còn là sự mong muốn thỏa mãn trí tò mò về nguồn cội con người của mỗi cá nhân bấy lâu nay. Sau đây là 9 phát hiện xung quanh quá trình tiến hóa về loài người:

1. Hộp sọ vượn cổ
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Hop_so_vuon_co
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Hopsovuonco-270277-1372708502_500x0

Loài vượn người này đã tuyệt chủng cách đây khoảng 7 triệu năm trước, mặc dù vị trí chính xác của loài này trên Cây tiến hóa của loài người đang còn là vấn đề gây tranh cãi vì loài này đã xuất hiện trước sự phân kỳ giữa loài người và tinh tinh, trong khi đó, năm 2001 – 2002 nhóm các nhà khảo cổ học do nhà cổ sinh vật học Michel Brunet dẫn đầu chỉ mới phát hiện được một chiếc sọ hóa thạch gây nhiều tranh cãi niên đại 6 – 7 triệu năm trước có tên “Toumai” (do những người khai quật được đặt) tại sa mạc Djurab, miền Bắc nước Cộng hòa Chad, Trung Phi. Đầu của mẫu hóa thạch này có kích thước tương tự loài tinh tinh và có năng đứng thẳng trên hai chi như người Homo Sapiens (Người thông minh).

2. Australopithecus Afarensis


Hành trình khám phá tổ tiên loài người Australopithecusafarensis-854295-1372708502_500x0
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Australopithecus_Afarensis

Bộ xương hóa thạch nổi tiếng nhất của loài vượn người nguyên thủy Australopithecus afarensis - sống giữa khoảng 2,9 - 3,9 triệu năm về trước được Nhà cổ sinh vật học Mỹ Donald Johanson và Nhạc sĩ Mỹ Tom Gray khai quật năm 1974 tại ngôi làng Hadar thuộc thung lũng Awash, Ethiopia, Bắc Phi. Bộ xương nữ chưa hoàn chỉnh này được đặt tên Thánh là “Lucy”, tên khoa học là Australopithecus Afarensis. Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ kết luận, ngoài nét tương đồng về khuôn mặt với người hiện đại, phần xương đầu gối của Lucy bị vẹo, đồng nghĩa với việc cô có thể đứng thẳng và đi bằng hai chi tương tự như con người hiện đại.

3. Đứa bé Neanderthal


Hành trình khám phá tổ tiên loài người Duabeneanderthal-148872-1372708503_500x0
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Dua_be_neanderthal

Nghiên cứu gần đây nhất của ba trường đại học danh tiếng Oxford (Anh), Cork (Ailen) và Đại học St. Petersburg (Nga) chỉ ra rằng, người Neanderthal đã tuyệt chủng sớm hơn chúng ta tưởng. Tại Trung tâm máy gia tốc các-bon phóng xạ, Đại học Oxford (ORAU) các nhà khoa học có thể trực tiếp nghiên cứu niên đại hóa thạch của một bộ xương trẻ sơ sinh Neanderthal nằm ngửa, tìm thấy trong hang Mezmaiskaya, phía Bắc vùng núi Káp-ka (Kavkaz) sống cách đây 39.700 năm, lâu hơn 10.000 năm so với các mẫu hóa thạch từng nghiên cứu trước đây. Điều này có nghĩa, mối quan hệ tương đồng giữa người hiện đại với người Neanderthal đã có từ cách đây vài trăm năm thay vì vài nghìn năm như chúng ta tưởng, và rằng, người Neanderthal đã tuyệt chủng trước khi người hiện đại di chuyển khỏi châu Phi cách đây 65.000 năm.

4. Giao phối với người Neanderthal


Hành trình khám phá tổ tiên loài người Giaophoivoinguoineanderthal-496197-1372708503_500x0
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Giao_phoi_voi_nguoi_Neanderthal

Nhóm các nhà khoa học dẫn đầu là Giáo sư Peter Parham đến từ trường Đại học Y khoa Stanford, Mỹ đã tìm thấy bằng chứng di chuyền AND giữa người hiện đại từng di chuyển khỏi châu Phi cách đây 65.000 năm với người Neanderthal và người Denisovan đến từ châu Âu và châu Á. Sự giao phối này đã khiến cơ cấu chủng loài thay đổi, tạo thành hệ thống gen di truyền có thể tìm thấy trong cấu trúc gen và hệ thống miễn dịch của loài người hiện đại ngày nay. Hệ thống miễn dịch của người Neanderthal và người Denisovan có “họ hàng” với gen HLA trong hệ thống cấu trúc AND của khoảng ½ dân số châu Á và châu Á ngày nay, và chỉ chiếm 7% dân số châu Phi hiện đại. Điều này chứng tỏ, một số người hiện đại sau khi mang các gen mới đã quay lại châu Phi sinh sống trong vòng 10.000 trở lại đây.

5. Ardi

Hành trình khám phá tổ tiên loài người Ardi-869736-1372708503_500x0
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Ardi

Ardi (cũng như Lucy) là tên một bộ xương hóa thạch tương đối đầy đủ của một người phụ nữ người Ardipithecus Ramicus (dã nhân), sống cách đây 4,4 triệu năm. Ardi được phát hiện năm 1994 tại Aramis, Ethiopia, cô cao 1,2 m và nặng 50 kg (lớn hơn nhiều so với Lucy). Nghiên cứu trên bộ xương hóa thạch tương đối hoàn chỉnh này, các nhà khảo cổ tuyên bố rằng, Ardi đảo ngược hoàn toàn kiến thức tổng quát về sự tiến hóa của loài người bấy lâu nay.

6. Homo Rudolfensis

Hành trình khám phá tổ tiên loài người Homorudolfensis-256371-1372708503_500x0
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Homo_Rudolfensis

Mẫu hộp sọ có niên đại 1,9 triệu năm này do Nhà khảo cổ học người Kenya Bernard Ngeneo phát hiện năm 1972 ở phía Đông hồ Turkana, Bắc Kenya được cho là đại diện cho loài Homo Habilis (Người khéo léo). Tuy nhiên, đặc tính tái tạo của nó lại khiến các nhà khoa học liên tưởng đến các loài hiện đại hơn.

7. Cậu bé Turkana


Hành trình khám phá tổ tiên loài người Cau_be_Turkana_
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Caubeturkana-405937-1372708504_500x0

Bộ xương hóa thạch tương đối đầy đủ, được xem là bộ xương hoàn thiện nhất từng được khai quật từ trước tới nay này có niên đại 1,5 triệu năm được Nhà sưu tầm khảo cổ người Kenya Kamoya Kimeu phát hiện năm 1984 tại khu vực gần hồ Turkana, bắc Kenya. Cậu bé Turkana thuộc nhóm thành viên của loài Homo Erectus (Người đứng thẳng) chỉ sống được 8 năm trước khi qua đời. Turkana cao gần 1,6 m và có thể cao 1,8 m ở tuổi trưởng thành và nặng 68 kg. Cậu bé còn có khả năng săn bắt mồi và có cái mũi nhô ra giống người hiện đại.

8. Người Cheddar

Hành trình khám phá tổ tiên loài người Nguoicheddar-416938-1372708504_500x0
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Nguoi_Cheddar_

Các nhà khảo cố đã tìm thấy một mẫu hộp sọ hóa thạch có một lỗ trên đó vào năm 1903 tại hang Gough ở ngôi làng Cheddar Gorge, vùng Somerset, nước Anh, niên đại cách đây 7.150 năm trước Công nguyên và dự đoán rằng, người đàn ông này đã phải trải qua một cái chết kinh khủng. Năm 1996, Giáo sư Nhân chủng học Brian Sykes, thuộc trường Đại học Oxford, Anh đã sắp xếp thành công trình tự AND lấy trong mẫu răng của người Cheddar và đem nó so sánh với mẫu AND của 20 cư dân sống trong làng Cheddar gần đó và đi đến kết luận rằng, người trong làng Cheddar có tổ tiên là người Cheddar tìm thấy cách đây 7.150 năm trước Công nguyên.

9. Người tuyết Otzi

Hành trình khám phá tổ tiên loài người Nguoituyetotzi-303120-1372708504_500x0
Hành trình khám phá tổ tiên loài người Nguoi_tuyet_otzi

Otzi là tên một hài cốt được ướp xác một cách tự nhiên có niên đại cách đây 5.300 năm. Năm 1991, tại vùng núi Oztal thuộc dãy Alps trên vùng biên giới giữa Áo và Italia, hai du khách đến từ thành phố Nuremberg, Đức đã phát hiện ra Otzi. Otzi là người đàn ông 45 tuổi, cao 1.65 m, nặng 50 kg. Sau khi phân tích nội tạng, các nhà khoa học kết luận, trước khi chết Otzi đã dùng 1 bữa gồm thịt hươu đỏ và bánh mì. Bên cạnh Otzi còn có một chiếc rìu đồng, có lẽ người đàn ông này đã chết sau một cuộc đối đầu với bộ lạc khác.

(Baomoi)

*********

Quay về Thế Giới Tiền Sử...
& Những bước phát triển đầu tiên của loài người ??
 
ShockedRolling Eyes

Tổ tiên loài người
(BBC) - Phần 1  


.
Tổ tiên loài người
(BBC) - Phần 2


.

Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Hành trình khám phá tổ tiên loài người Empty
Bài gửiTiêu đề: Những phát hiện xác định nguồn gốc loài người    Hành trình khám phá tổ tiên loài người Icon_minitimeThu Dec 20, 2012 12:34 pm

Những phát hiện xác định nguồn gốc loài người


Benjamin Franking King, Jr đã từng nói: “Có vẻ như loài người chúng ta đang sống trong sự mơ hồ, trôi dạt vô định trong không gian từ một nơi nào đó đến đây. Chẳng ai biết nguồn gốc của chúng ta từ đâu, và loài của chúng ta sẽ còn đi đến đâu nữa”.

Vào đầu thế kỷ 19, nhà tự nhiên học người Pháp Jean Baptiste Lamarck sau khi nghiên cứu các hoá thạch đã đưa ra lập luận rằng, các loài sinh vật thay đổi hành vi của chúng nhằm phản ứng lại các biến đổi trong môi trường sống, từ đó dẫn đến các thay đổi trong cấu tạo thể chất (ví dụ như loài hươu cao cổ “kéo” cái cổ của chúng dài ra để với lá cây trên cao).

Giữa thế kỷ 19, Alfred Russel Wallace và Charles Darwin, 2 nhà nghiên cứu người Anh, đã cùng lúc nhưng độc lập với nhau đưa ra các ý tưởng về quá trình tiến hoá: mặc dù các cá thể của cùng một loài có đa số các đặc điểm giống nhau, tuy nhiên vẫn có một vài cá thể mang một vài khác biệt có lợi hơn về mặt sinh tồn. Nếu các cá thể này sinh sản thì những khác biệt có lợi này sẽ được duy trì và trở thành đặc điểm khác biệt ở những thế hệ sau.

Qua nhiều nghiên cứu, phát hiện và chỉnh sửa, các nhà khoa học đã dần làm sáng tỏ và từ đó đưa ra những giả thiết với các chứng cứ khoa học xác thực về lịch sử tiến hoá của loài người. Bài được tổng hợp và đăng tải trên tạp chí Discovery.

Hoá thạch người Neanderthal 1856


Năm 1856, lần đầu tiên một hoá thạch được các nhà khoa học xác định là hoá thạch của người tiền sử được phát hiện ở Neander Valley (Đức). Nhưng đây không phải là hoá thạch đầu tiên được khai quật. Trước đó, vào các năm 1829 và 1848 người ta đã phát hiện các hoá thạch tương tự, nhưng lại không để ý đến tầm quan trọng của nó.

Hành trình khám phá tổ tiên loài người Hoathach

Những hoá thạch này rất quan trọng, chúng cho thấy người Neanderthal sống cách đây chỉ từ 200.000 đến 28.000 năm, có nghĩa là họ sống cùng niên đại với người hiện đại. Khi so sánh với các giống người tiền sử khác, các nhà khoa học còn thấy người Neanderthal có bộ não lớn tương đương với người hiện đại; và có các bằng chứng cho thấy họ đã biết sử dụng công cụ, biết săn bắn, xây dựng chỗ trú ẩn và may quần áo. Họ còn biết trang trí các đồ tạo tác như một thú vui chứ không chỉ đơn thuần lo lắng cho sự sinh tồn. Hơn nữa họ cũng có tập tục chôn người chết và thỉnh thoảng còn trang hoàng cho các ngôi mộ.

Hoá thạch người đứng thẳng (Homo erectus) 1891

Hành trình khám phá tổ tiên loài người Hoathach1

Hoá thạch cổ nhất thuộc họ người được phát hiện ở Châu Phi, tuy nhiên hoá thạch quan trọng kế tiếp lại được khai quật ở một lục địa khác. Vào năm 1891, mẫu hoá thạch tìm thấy ở Indonesia đã được xác định là hoá thạch họ người cổ nhất không thuộc Châu Phi. Hoá thạch này được xác định là của họ người thẳng đứng (Homo erectus) sống cách đây khoảng 1,89 triệu – 70.000 năm. Các hoá thạch có liên quan sau đó đã được tìm thấy ở Châu Phi và các khu vực khác của Châu Á.

Theo các bằng chứng nghiên cứu, họ người đứng thẳng đã phát triển một số đặc điểm giống với người hiện đại như chân tương đối dài, tay ngắn – đây có thể là do họ đã không còn thói quen leo cây thường xuyên nữa. Lỗ mũi rất lớn, và có một chút thay đổi so với các họ người khác, đó là mũi hướng xuống. Sự khác biệt về kích cỡ của giống đực và giống cái cũng giảm bớt. Ngoài ra họ người này cũng có những hành vi tương tự như người hiện đại. Họ biết sử dụng lửa để chế biến thức ăn, sưởi ấm và để tự vệ.

Hoá thạch của bé Taung 1924


Hành trình khám phá tổ tiên loài người Hoathach2

Mặc dù đã có bằng chứng cho thấy họ người cổ xưa nhất sinh sống ở Châu Phi, nhưng phải đến năm 1924 người ta mới phát hiện được hoá thạch đầu tiên của tổ tiên lâu đời nhất của chúng ta ở lục địa này. Hoá thạch được đặt tên là “đứa trẻ Taung” được phát hiện ở Nam Phi. Đây là hoá thạch của một đứa bé sống cách đây khoảng 2,8 triệu năm. Những dấu móng vuốt và mỏ của chim đại bàng còn lại trên hộp sọ cho biết đứa bé này thiệt mạng do bị con chim này tấn công. Taung thuộc họ Australopithecus africanus, và vào thời điểm được khai quật, nó là bằng chứng đầu tiên của việc đi thẳng đứng của tổ tiên chúng ta.

Hoá thạch của "anh chàng khéo tay” 1960

Năm 1960, các nhà khoa học khai quật được một hoá thạch chưa từng được biết đến trước đó ở Tanzania, và trong quá trình khai quật, họ đã phát hiện một số công cụ bằng đá. Hoá thạch này sau đó được đặt tên là Homo habilis, có nghĩa là “anh chàng khéo tay”. Kích thước hộp sọ của hoá thạch cho thấy “anh chàng” này có một bộ não khá lớn, cùng với các dụng cụ của anh ta, các nhà khoa học cho rằng Homo habilis là họ người cổ đầu tiên biết sử dụng công cụ và chế tác đồ thủ công.

Hành trình khám phá tổ tiên loài người Hoathach8

“Anh chàng khéo tay” này sống cách đây khoảng 2,3 – 1,6 triệu năm. Tuy nhiên, kể từ năm 1960 trở đi, người ta lại phát hiện một số công cụ đá có niên đại cổ hơn nữa. Do đó Homo habilis có thể không phải là giống người đầu tiên biết sử dụng công cụ.

Hoá thạch của Lucy 1974

Có lẽ đây là hoá thạch nổi tiếng nhất trong số các hoá thạch về tổ tiên loài người từng được phát hiện. Lucy được phát hiện vào năm 1974 ở Ethiopia. Nguồn gốc tên gọi của hoá thạch này khá lãng mạn. Các nhà khoa học đã đặt cho mẫu vật này một cái tên rất “người” – Lucy – bởi vì trong lúc khai quật, họ thường mở một băng nhạc của Beatles, trong đó có bài “Lucy in the Sky with Diamonds”.


Hành trình khám phá tổ tiên loài người Hoathach4

Lucy thuộc họ Australopithecus afarensis, sống cách đây khoảng 3,85 – 2,95 triệu năm. Có khoảng hơn 300 hoá thạch cùng loại đã được phát hiện, vì thế Australopithecus afarensis trở thành một trong những nguồn dữ liệu về người cổ dồi dào nhất cho các nhà nghiên cứu.

Hoá thạch này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì vào thởi điểm được khai quật - năm 1974 – Lucy là đại diện đầu tiên cho việc di chuyển bằng 2 chân của tổ tiên chúng ta, mặc dù cô nàng vẫn giỏi leo trèo và có cấu trúc khuôn mặt cũng như kích thước bộ não nhỏ như loài khỉ không đuôi.

Hoá thạch Orrorin tugenensis 2000

Hành trình khám phá tổ tiên loài người Hoathach5

Vào năm 2000, một hoá thạch người cổ được phát hiện ở Kenya được xác định sống cách đây khoảng 6 triệu năm. Hoá thạch thuộc giống Orrorin tugenensis này chẳng những là hoá thạch có tuổi thọ cao nhất được phát hiện, mà còn có những dấu hiệu cho thấy thỉnh thoảng nó có thể đi thẳng người. Một phát hiện làm các nhà nghiên cứu vô cùng sửng sốt nữa là, hoá thạch này cho thấy loài này có ngón tay cái có thể cử động về phía đối diện so với các ngón tay khác trên bàn tay. Trước đây, việc ngón tay cái có thể cử động đối diện với các ngón khác được cho là có liên quan đến khả năng biết sử dụng công cụ, nhưng khi điều này được phát hiện ở Orrorin tugenensis thì lập luận này không còn vững chắc nữa.

Hoá thạch Ardi 2009


Năm 2009, một hoá thạch được khai quật ở Ethiopia đã hé mở cho các nhà khoa học thấy cách tổ tiên của chúng ta sinh sống. Ardipithecus ramidus (gọi ngắn gọn là Ardi) là một “hàng xóm” về mặt địa lý và thời gian với Lucy, sống cách đây khoảng 4,4 triệu năm. Tên gọi của hoá thạch này có nghĩa là “mặt đất” hay “gốc rễ”, hàm ý chỉ giống khỉ không đuôi sinh sống trên mặt đất, mà cũng hàm ý là điểm cơ bản khởi nguồn trong cây phả hệ của họ người.


Hành trình khám phá tổ tiên loài người Hoathach6

Ardi mang các đặc điểm của khỉ không đuôi như các ngón tay dài và cong, bàn chân có ngón cái có thể di chuyển sang phía đối diện so với các ngón còn lại (rất thuận tiện cho việc leo trèo trên cây). Mặc khác, hình dáng khung xương chậu và xương bàn chân cho phép nó có thể đi thẳng người. Tuy nhiên, cũng có tranh cãi quanh hoá thạch quan trọng này. Đó là các hoá thạch cây cối được tìm thấy cùng với Ardi cho biết “cô nàng” sinh sống trong rừng. Trước đây các nhà khoa học vẫn cho rằng việc chuyển sang dáng đi thẳng của tổ tiên chúng ta là do có sự thay đổi môi trường sống, từ rừng rậm sang đồng bằng. Do đó, các phát hiện liên quan đến Ardi đã làm lung lay giả thiết này.

Các công cụ bằng đá được phát hiện năm 2010

Năm 2010, sau một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện rằng “anh chàng khéo tay” Homo habilis không phải giống người đầu tiên biết sử dụng công cụ. Các hoá thạch xương động vật 3,4 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Ethiopia đã tiết lộ những dấu vết biến dạng như bị đập vỡ hoặc bị chặt đứt - những dấu vết này được cho là do tác động của các công cụ của người săn được chúng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, Lucy và gia đình họ hàng của cô ấy, họ Australopithecus afarensis, đã sử dụng các công cụ tự chế để chế biến thức ăn. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào cho thấy loài này biết chế tạo công cụ phục vụ cho việc săn bắn hay các hoạt động khác.


Dự án gen của người Neanderthal 2010


Từ ngón cái nằm về đối diện, đến việc đi thẳng người, rồi việc biết cách dùng lửa, liệu có sự khác biệt nào về mặt di truyền giữa các tổ tiên của chúng ta chăng? Để trả lời câu hỏi này, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã cùng tiến hành một dự án khó khăn và phức tạp, đó là nghiên cứu ADN của người hiện đại và giống người Neanderthal. Họ đã phân tích các mẫu ADN của 3 mẫu xương người Neanderthal tìm thấy ở Croatia và so sánh kết quả với 5 mẫu ADN của người hiện đại ở Nam Phi, Tây Phi, Papua New Guinea, Trung Quốc và Tây Âu.

Hành trình khám phá tổ tiên loài người Hoathach7

Việc phân tích các mẫu vật này rất phức tạp, một phần do các hoá thạch xương người Neanderthal đã bị nhiễm tạp do sự tấn công của các vi sinh vật và do sự tác động của con người trong quá trình khai quật và bảo quản.
Sau khi phân tích, các nhà khoa học phát hiện có khoảng 1-4% các gen của người hiện đại Châu Âu và Châu Á có liên hệ với người Neanderthal. Còn mẫu ADN của người Châu Phi lại không cho thấy sự liên hệ nào với người Neanderthal. Các kết quả này đã phủ nhận lại những giả thiết trước đây về sự phân ly của các giống người, thay vào đó nó dẫn tới một giả thiết rằng có thể có sự giao phối chéo giữa một số họ người cổ với người Neanderthal.

Phát hiện mới nhất 2010


Hành trình khám phá tổ tiên loài người Hoathach9

Hang động nơi các hoá thạch mới nhất được phát hiện.
Trong một đợt khai quật một hang động ở Nam Phi năm 2010, các nhà khoa học đã phát hiện được một số hoá thạch. Các mẫu vật được phát hiện bao gồm một số phần còn sót lại của một phụ nữ và một đứa bé trai khoảng 2 triệu năm tuổi, ngoài ra còn có xương của một đứa bé sơ sinh và một phụ nữ trưởng thành khác. Các hoá thạch này được đặt tên là Australopithecus sediba, chúng cho thấy giống người này cao và khoẻ mạnh hơn giống người của Lucy, với 2 chân dài cho biết giống người này di chuyển bằng 2 chân và có sải bước dài hơn so với các giống người trước đó.
Tranh cãi xuất hiện trong giới nghiên cứu về việc phân nhóm các hoá thạch này. Mặc dù ban đầu chúng được xếp vào giống Australopithecus, nhưng một số nhà nghiên cứu lại cho rằng các hoá thạch này có các đặc điểm gần với loài của chúng ta hơn - Homo sapiens, và vì vậy nên xếp chúng vào giống Homo.
Còn nhiều hoá thạch chưa được phát hiện, cộng với công nghệ hiện đại và các nghiên cứu phân tích sâu hơn trong tương lai chắc chắn sẽ ngày một làm sáng tỏ lịch sử nguồn gốc của loài người chúng ta.

(Vietnamnet)

***

PHIM KHOA HỌC: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI




Nguồn gốc của loài người.p1



Nguồn gốc của loài người.p2

.
Về Đầu Trang Go down
 
Hành trình khám phá tổ tiên loài người
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Xem Phim: Người Hobbit: Hành Trình Vô Định
» Có gì trong Vũ Trụ?
» Khi tổ quốc gọi ta... - Trịnh Kim Tiến
» Chuyện những nữ tử tù bị phá trinh trước khi hành hình tại BA-TƯ (IRAN)
» Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tìm Hiểu-
Chuyển đến