Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
ngắn sáng không quan bich chất Nhung Chung Saigon VNCH ngam nguyet phải nhac quốc Nguyen hoang truyện Trung quynh trong chuyen quang thuoc linh luong
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"

Go down 
Tác giảThông điệp
TTTuan
Khách viếng thăm




Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Empty
Bài gửiTiêu đề: Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"    Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Icon_minitimeSun Dec 09, 2012 4:38 am

Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"

Trước khi gặp lại một người bạn người nước ngoài mới trở về từ Việt Nam, nó háo hức ơi là háo hức. Anh bạn này là con trai một người lính Mĩ đã từng sang tham chiến ở quê hương trong những năm 60. Anh lớn lên và được kể cho nghe về những đau khổ do chiến tranh gây ra cho người dân quê hương mình. Sau khi tốt nghiệp đại học, vì muốn bù đắp lại chút nào đó cho con người Việt Nam, anh quyết định gác lại sự nghiệp riêng để sang Việt Nam.

Nhưng sau khi gặp anh bạn nước ngoài này, sự háo hức của nó bỗng trở thành nỗi buồn vời vợi. Buồn lắm vì nó là một nhà giáo trẻ đầy nhiệt huyết. Làm sao không buồn được khi anh bạn nước ngoài, sau một thời gian cống hiến ở Việt Nam, nói rằng anh không tính sẽ quay lại sống ở Việt Nam nữa, lý do chính nằm gọn trong câu nói của anh: “Dân trí ở đây thấp quá. Rất khó sống.”

Mới đầu nó tự ái lắm khi nghe câu nói ấy. Nó phản ứng ngay: “Việt Nam là một nước có nhiều người đi học, nhiều sinh viên đại học, nhiều người có bằng cấp. Làm sao bạn lại có thể kết luận cẩu thả như thế?”

Nhưng người phương tây thường nói có sách mách có chứng đàng hoàng. Bởi thế, nó chỉ còn biết im lặng mà nghe. Ngậm ngùi. Đau.

Anh bạn nước ngoài kể dài lắm nhưng một cách vắn tắt thì như thế này:

“Tôi yêu quý dân tộc của bạn. Tôi cảm thấy khổ tâm khi thấy những hậu quả của chiến tranh để lại. Mới đầu tôi dự tính sẽ sống ở đất nước bạn lâu dài, mong có thể làm được điều gì đó bù đắp lại những đau khổ do cha ông chúng tôi đã gây ra. Tôi thấy quê hương các bạn đang từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế nên tôi hy vọng giúp các bạn chút vốn liếng Tiếng Anh để các bạn dễ hoà nhập hơn. Tôi không hối hận đã được cống hiến thời gian và sức lực cho các bạn sinh viên Việt Nam vì tôi thích làm điều có ý nghĩa. Nhưng thật là khó sống ở đây khi dân trí khá thấp.”

Anh bạn này nói tiếp: “Một lần kia tôi đang đi bộ trong một con hẻm, chợt nghe có tiếng vật gì đang rơi từ trên cao xuống. Theo phản xạ tự nhiên, tôi ngẩng đầu lên xem thì thấy một bịch rác ai đó vứt qua cửa sổ đang rơi xuống. May qía tôi nhảy qua một bên né kịp chứ không thì….Rồi lần khác, đang chạy xe trên đường, tôi giật mình khi thấy có người ném một con chuột từ trong nhà ra ngoài đường. Tôi hốt hoảng tránh nó xuýt nữa bị tai nạn. Vứt rác ra nơi công cộng đã là một điều kinh khủng rồi, bây giờ lại ném cả chuột ra ngoài đường. Chiều hôm đó tôi có việc phải đi lại trên cùng một con đường, con chuột đã bị xe khác cáng nát be bét. Nhìn rợn cả gai ốc! À, có chuyện này tôi hỏi bạn. Bạn đã sống ở một số nước ngoài, bạn có thấy người đi xe hay bấm còi không?”

“Rất ít khi, chỉ khi nào khẩn cấp thôi.” Nó trả lời.

“Đúng vậy. Còn nhiều người ở quê hương bạn bấm còi rất ồn ào bất cứ lúc nào, ngay cả những nơi cần tôn trọng sự yên tĩnh như bệnh viện, trường học. Rồi trong phòng chiếu phim, có không ít người vẫn bật điện thoại lên nói chuyện tỉnh bơ như chỗ không người. Có lẽ họ không thấy chung quanh họ là người bởi vì người thì cần được tôn trọng. Bạn thấy sao?”
“À, thì chuyện đó, tôi cũng không rành lắm vì tôi ít đi coi phim.” Nó miễn cưỡng đáp.

“Tôi quen một cô bạn Việt Nam. Có lần tôi theo cô ấy vào bệnh viện để thăm người nhà đang nằm điều trị tại một bệnh viện công. Thân nhân của người bệnh người thì ngồi người thì nằm nghỉ la liệt dưới nền lối đi. Trong các phòng dành cho bệnh nhân, tôi cũng thấy thân nhân họ nằm dưới đất, thậm chí dưới gầm giường. Chữa trị trong môi trường ồn ào, xô bồ như thế này, làm sao mau khỏi bệnh được! Không chừng tạo ra thêm nhiều bệnh nhân mới nữa ấy chứ. Cô bạn tôi còn kể rằng nếu không có tiền mà vào bệnh viện thì dù có gặp nguy hiểm cũng vẫn phải nằm đó chờ. Tôi hỏi lỡ bệnh nhân tử vong thì sao, cô ấy đáp: “Thì chết chứ sao nữa.” Vào phòng thăm người nhà cô ấy, tôi thấy mỗi lần cô ấy muốn nhờ bác sĩ hay y tá điều gì, để cho nhanh chóng và vui vẻ thì cô ấy phải bỏ tiền vào phong bì đưa cho họ, gọi là tiền trà nước. Chẳng lẽ bác sĩ, y tá ở nước bạn cần uống nhiều trà nước vậy sao?!”

“À, thì chắc là khí hậu ở đấy nóng nên hay khát nước…” Nó đùa cho bớt đau.

“Bạn biết không, lúc tôi đến nước bạn lần đầu tiên, tôi đi chung với một Việt kiều. Lúc vào cửa khẩu kiểm tra hộ chiếu và thị thực, không hiểu sao anh cảnh sát cứ để bạn tôi đứng đó chờ. Cuối cùng thì bạn tôi bỏ vào hộ chiếu một tờ giấy nhỏ màu xanh xanh, “nhỏ nhưng có võ”, thế là anh cảnh sát vui vẻ cho qua liền và chúc bạn tôi kì nghỉ thoải mái. Tôi là người gốc nước ngoài, hình dáng khác, tiếng nói cũng khác nên không thấy anh cảnh sát nói gì. Chắc cùng là người Việt nên dễ “nói chuyện” hơn! Nhưng tôi chưa bao giờ thấy điều ấy xảy ra ở nước tôi. Đó sẽ bị coi là một hành vi hối lộ. Ở nước bạn, việc này xảy ra lộ liễu giữa ban ngày như vậy mà không sao nhỉ?”

“Tôi nhớ trước đây báo chí cũng có nói đến việc này, nhưng một thời gian sau thì lại tái diễn và chẳng thấy ai nói gì nữa.” Nó đáp.

“Bạn biết không, tôi sẽ không bao giờ quên mùa Giáng Sinh năm vừa rồi của tôi. Chị tôi gửi cho tôi một bánh trái cây (fruitcake) cho chính tay chị ấy làm. Chúng tôi có truyền thống ăn bánh với rượu sữa Bailey vào đêm Giáng Sinh, ngon lắm. Nhận được tin chị báo qua email, tôi mừng quá vì thèm. Nhưng đến khi tôi ra bưu điện lấy quà, người ta đòi tôi hơn 2 triệu đồng, tức là hơn 1 trăm đô-la Mĩ. Ôi trời ơi, chị tôi mất công làm bánh, tốn kém hết cỡ thì cũng chỉ hai ba chục đô-la. Cuối cùng, tuy tiếc hùi hụi nhưng tôi quyết định không nhận món quà ấy nữa vì tôi thấy quá vô lý và bị xúc phạm. Luật pháp Mĩ rất chặt chẽ về việc gửi hàng, nhất là thực phẩm, nên họ đã kiểm tra hàng gửi kĩ lưỡng. Vậy mà bưu điện bên đất nước bạn lại tự ý mở bánh của tôi ra xem. Ai mà dám ăn bánh đó nữa. Lúc mở ra, biết đâu người ta bỏ cái gì khác vào đó thì sao. Thêm nữa, ở phiếu dán liệt kê các mặt hàng gửi đã ghi rõ nội dung hàng gửi rồi, tại sao bưu điện nước bạn không biết tôn trọng quyền riêng tư, uy tín của người gửi và người nhận. Nếu họ thắc mắc muốn biết chắc chắn hàng gửi có hợp pháp và an toàn hay không, họ cần phải làm việc với bưu điện bên Mĩ chứ không thể tuỳ tiện mở ra được. Vả lại, một cái bánh nhỏ không thể tốn nhiều tiền như vậy. Lúc ấy, tôi rất thất vọng về sự việc này.

Sau đó ít ngày, tôi còn thất vọng hơn khi biết rằng một sinh viên trong lớp tôi dạy cũng rơi vào trường hợp tương tự. Có người chị từ California gửi cho cậu ta một hộp sô-cô-la và một lọ thuốc vitamin C sản xuất tại Mĩ để chúc mừng sinh nhật. Người ta khui cả bưu phẩm ra rồi yêu cầu cậu ta đóng phí 1 triệu 6 trăm ngàn. Cậu ta hỏi tại sao lại phải đóng tiền trong khi chị cậu đã đóng tiền rồi. Nhân viên bưu điện bảo thuốc này cần phải đi kiểm tra lại xem có an toàn không. Cậu ta hỏi ngược lại: “Mĩ là nước có kĩ thuật tiên tiến bậc nhất thế giới. Các anh có trình độ kiểm tra người ta sao? Mà chỉ là một lọ vitamin C thông thường, chẳng lẽ các anh thật sự quan tâm đến sức khỏe của tôi đến nỗi đi kiểm tra độ an toàn của nó giùm tôi?” Các nhân viên phải xuống nước và giảm phí xuống còn 5 trăm ngàn, nói rằng coi như là xin tiền cà phê sáng. Cậu sinh viên nói với tôi rằng mấy người nhân viên quèn trong đó thôi cũng đã đeo đầy vòng vàng, nhẫn vàng, họ không thiếu tiền uống cà phê sáng đâu.

“Bạn có vẻ bức xúc quá. Tôi xin lỗi!” Nó trấn an.

“Đúng, tôi bức xúc. À, còn chuyện này nữa. Hôm nọ tôi đi ăn nhà hàng với mấy thầy cô đồng nghiệp bản xứ của bạn. Lúc ăn, tôi thấy họ xả rác bừa bãi xuống sàn nhà. Sao không để gọn trên bàn hoặc cho vào thùng rác gần đó nhỉ ? Bạn thấy không, có bằng cấp cao đâu hẳn là có dân trí cao.”

Nó giật mình vì câu nói này. Hoá ra dân trí là một cái gì khác hơn là bằng cấp.

“Bạn biết không,” người bạn nước ngoài kể tiếp, “mới hôm qua thôi, tôi đang đi ngoài đường thì chứng kiến một vụ va quẹt xe máy. Rõ ràng là người A chạy ẩu quẹt vào người B. Vậy mà người A vừa la hét vừa đánh người B, đổ lỗi hết cho người B. Sao người A lại có thể lỗ mãng, vô liêm sỉ như thế? Có lỗi thì phải can đảm nhận lỗi chứ. Sao lại muốn đổi trắng ra đen, lật lọng như thế? À, tôi nhớ đến một vụ tai nạn giao thông khác cách đây không lâu. Người bị nạn nằm trên vũng máu trong khi cả một đám đông bu quanh để xem mà không ai động đậy một ngón tay để giúp đỡ. Trước khi đến nước bạn, tôi nghe rằng người dân ở đây có tinh thần cộng đồng cao lắm. Nhưng tôi thật sự chưa cảm nhận được.”
“Ui, nãy giờ say sưa nói chuyện để thức ăn nguội rồi. Nào ta ăn thôi.” Nó mời bạn.

“Đúng rồi. Mình ăn đi. Thú thật với bạn, từ ngày tôi trở về Mĩ lại, tôi mới thấy an tâm khi ăn uống. Bên quê hương bạn, quả là có nhiều món ăn rất ngon, tôi rất thích. Nhưng đáng tiếc và đáng sợ vì thức ăn của các bạn không bảo đảm an toàn thực phẩm. Chính tai tôi nghe một số sinh viên trong lớp nói rằng bây giờ ăn uống là “hên xui”. Ai “hên” thì ăn trúng thức ăn nhiều hoá chất và chết sớm trước khi có con cái. Ai “xui” thì ăn trúng thức ăn có hoá chất bộc phát chậm và để lại bệnh tật di truyền cho con cháu. Tôi nghe mà lạnh hết cả người.”

“Đúng là có chuyện thực phẩm của chúng tôi có nhiều hóa chất độc hại do một số người hám lợi mà thiếu lương tâm.” Nó đồng ý.

“À, có một điều làm tôi rất ngạc nhiên khi nghe các sinh viên nói với tôi rằng học sinh bây giờ quay cóp trong thi cử nhiều lắm. Hơn nữa, một số người trong vị trí lãnh đạo còn mua bằng cấp chứ không phải tự trau dồi kiến thức mà có. Các sinh viên còn kể cho tôi nghe rằng nếu một sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm muốn cống hiến tri thức của mình cho các thế hệ tương lai trong một ngôi trường, họ phải đóng tiền gì đó đến cả trăm triệu khi nộp đơn xin việc. Việc họ được nhận vào giảng dạy phụ thuộc vào số tiền kia chứ không dựa trên tài năng của họ. Có thật như thế không bạn?”

“Ừm, tôi cũng có nghe nói đến tình trạng ấy.” Nó miễn cưỡng trả lời.

“Wow, nếu mà như vậy thì làm sao có dân trí được nhỉ?” Người bạn nước ngoài chặc lưỡi, lắc đầu.

Bây giờ thì nó hiểu ra ý nghĩa của dân trí. Dân trí là một điều gì căn bản và cần thiết cho con người hơn là việc có một tấm bằng lủng lẳng trong nhà. Dân trí không chỉ là đầu đầy chữ nghĩa nhưng là tim đầy vị tha. Dân trí gồm có sự hiểu biết những giá trị tốt đẹp và khả năng chia sẻ chúng. Dân trí đúng nghĩa phải là sự quan tâm đến ích lợi của những người xung quanh. Mình làm gì thì cũng nghĩ đến hạnh phúc của người khác. Dân trí là biết tôn trọng và tự trọng. Dân trí là sống cao đẹp. Dùng bằng cấp, địa vị xã hội chỉ cho việc tìm kiếm tư lợi thì là phản dân trí. Có dân trí là phải biết liên đới với tha nhân bằng tình yêu thương bác ái. Một xã hội dân trí là xã hội gồm có những người biết yêu thương chân thành như vậy.

“À này bạn, tôi cảm thấy thú vị về đất nước của bạn, một đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc, đa lý tưởng, đa đảng phái. Thực tế phức tạp vậy mà các bạn vẫn cùng nhau tiến lên đạt được phát triển trên nhiều lãnh vực như kĩ thuật, nghệ thuật, nhân văn, y học, tâm lý, kinh tế, xã hội, chính trị, từ thiện vào bậc nhất thế giới. Theo bạn thì yếu tố nào đã giúp ổn định và phát triển đất nước bạn như thế?” Nó hỏi.

“Theo tôi, một trong những yếu tố giúp ổn định xã hội phức tạp của chúng tôi chính là yếu tố niềm tin. Nếu thiếu khía cạnh nền tảng này, ắt hẳn xã hội của chúng tôi đã loạn từ lâu. Đánh giá thấp vấn đề niềm tin khờ dại vất bỏ yếu tố giúp ổn định, hài hòa. Niềm tin chân chính vào một Thượng Đế Tình Yêu giữ cho chúng tôi biết sống có ý nghĩa, trung thực, tôn trọng, vị tha, cầu tiến bằng năng lực của chính mình, bác ái. Khi chúng tôi biết sống những giá trị tích cực ấy một cách tự hào, nhờ có niềm tin, một xã hội phức tạp như của chúng tôi không những giữ được thăng bằng mà còn thăng tiến nữa. Văn minh của chúng tôi là văn minh có lòng nhân ái vị tha làm nền, gọi là dân trí.”

Là người có niềm tin, nó hiểu rõ điều anh bạn nước ngoài vừa nói nên gật đầu: “Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn!”
+++
Lúc chia tay, người bạn nước ngoài vừa ôm chào nó vừa nói: “Tôi xin cầu nguyện cho dân trí của quê hương bạn. Chúc các bạn bình an!”





Về Đầu Trang Go down
DânVi?t
Khách viếng thăm




Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"    Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Icon_minitimeWed Dec 12, 2012 11:25 am


Bàn về Dân trí…


Chúng ta hãy nghiên cứu thử xem tại sao dân trí Việt Nam lại quá thấp và tính dân Việt lại kỳ quái (mặc dù không phải ai cũng như vậy):

Ngay từ nhỏ, cấp 1 học sinh đã bị nhồi sọ về công lao của bác và đảng và trách nhiệm của công dân là trung thành bảo vệ “thành quả“ của bác và đảng hơn là được giáo dục về bổn phận công dân đối với gia đình và xã hội. Càng lớn lên mức độ giáo dục này càng nhiều các bài sử mà thật ra là “sử xạo”. Chương trình tuyên truyền này càng ”đập mạnh” hơn vào đầu các em bằng những bức hình bác Hồ cười gườm gườm treo khắp nơi trong đất nước cộng với các khẩu hiệu như “nhờ bác và đảng dân ta mới được như ngày nay” trong vô vàn khẩu hiệu giăng khắp nơi. Tuy nhiên các em bắt đầu nhận ra có sự mâu thuẫn giữa các khẩu hiệu tuyên truyền và lời nói bằng cuộc sống hiện thực, xã hội đầy rác, bụi bậm, dân chúng đi lại vô kỷ luật, hành xử lỗ mảng với nhau, đường xá xuống cấp, cuộc sống khó khăn đầy những người nghèo khổ lăn lộn để kiếm sống, người có quyền lếu láo, bốc lột dân,… cộng thêm những tiếng đồn về cuộc sống sa đọa sai trái của các người lãnh đạo kể cả của người được coi là “lãnh tụ muôn đời”.

Khi thành một người dân Việt trưởng thành, các em biết thế nào là sống kiếp người Việt phải biết luồn lách và kể cả hối lộ nếu muốn thăng tiến trong công việc yên ổn với chính quyền. Trong khi tại một xã hội văn minh tân tiến công dân được giáo dục là sống phải như ”cây tùng cây bách” và mọi người bình đẳng trước pháp luật. Chính vì thế tại Việt Nam mới có cảnh mọi người thản nhiên ăn uống cười nói khi một người già hay tàn tật chìa vé số ra mời mua (cũng kỳ thiệt người ta đang ăn không lẽ bỏ đủa xuống mua!). Có những thanh niên vô tù chỉ vì dám chỉ ra sai trái của chính quyền trong lĩnh vực đối nội lẫn đối ngoại, trong khi cũng có thanh niên khác dùng tiền cha mẹ mua bằng đại học, chạy chức, khoe mẽ, đua xe,… Thế đấy, dưới sự điều hành đất nước của bác và đảng “dân ta được như ngày nay“ là như thế và các khẩu hiệu tuyên truyền lại được hàng trăm tờ báo chỉ viết rập theo một khuôn, luôn luôn nói thay, suy nghĩ thay, quyết định thay cho dân, ca ngợi bơm phồng lên… (bởi thực sự dân đâu có tờ báo độc lập nào của riêng mình).

Nhìn nhận như thế thì không phải mất công nhòm ngó để biết: “Dân ngu dốt là do chính sách ngu dân của nhà cầm quyền CSVN nó bưng bít và lừa gạt“. Vì chính sách ngu dân, bưng bít sự thật và thông tin từ bên ngoài, bịt miệng tiếng nói của người dân, áp bức, bóc lột v.v… đủ trò đê tiện. Vậy là người dân từ khi sinh ra đến khi lớn lên, trưởng thành, xây dựng gia đình,… đều luôn phải bị chịu sự áp bức, lo lắng, sợ sệt sẽ không phát triển tư duy lành mạnh và văn minh.

***

Bàn về “dân trí”  thường đi vào bế tắc như kiểu “con gà có trước hay quả trứng có trước?“ là vì việc phân tích chưa đi đến tổng hợp. Phân tích để rõ hình ảnh và nội dung chi tiết; nhưng cần tổng hợp thì mới rút ra điều bản chất để hành động hợp thực tế. Giống như chỉ khi kết hợp tất cả nhận xét của các ông “thày bói“, ta mới có hình ảnh thực của “con voi“.  Cái ta cần để tiến tới xã hội Dân chủ là kết hợp 3 công tác: Khai Dân trí, Chấn Dân khí, Hậu Dân sinh.

Người dân nhìn thấy “dân sinh” có khá hơn một bước thì vui, là điều tất nhiên; nhưng đó không phải là “dân trí và dân khí”. Dân trí và dân khí là cái nền chung của cả cộng đồng và Dân sinh là bức tranh toàn thể đất nước như một hệ thống sinh thái và kế hoạch phát triển tổng thể. Xét “dân trí” là xem cái cung cách giáo dục của quốc gia và tác dụng của nó đến đạo đức xã hội. Theo phương diện này, bức tranh dân trí là xám xịt. Xét “dân khí” là xem sự đồng thuận xã hội mà cụ thể là cách thức giải quyết những tồn đọng lịch sử để tiến tới có một ý chí chung
vệ quốc và kiến quốc (dứt khoát không phải do “chỉ đạo”). Xét “dân sinh” là xem kế hoạch kinh tế – kỹ thuật có phát huy và bảo vệ nguồn vốn tự nhiên lâu dài và bền vững. Ở đây, cách làm ăn chụp giật, “ăn sổi ở thì”, “bóc ngắn, cắn dài”, nhũng lạm phá của,… đã cho thấy trước tiên cần phải đập đổ XHCNCS hiện đại để tiến tới xã hội Dân chủ qua 3 công tác: Khai Dân trí, Chấn Dân khí, Hậu Dân sinh.


Về Đầu Trang Go down
hoangvu
Khách viếng thăm




Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Empty
Bài gửiTiêu đề: Độc tài CS sẽ không thể "trường tồn"!   Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Icon_minitimeWed Dec 12, 2012 7:46 pm

Độc tài CS sẽ không thể "trường tồn"!


Nhóm độc tài lãnh đạo CSVN tưởng là sẽ mãi giữ được những thứ họ đang có, họ tin tưởng vào cái mạng lưới công an, an ninh chìm nổi, và cả một lực lượng côn đồ (nhân dân tự phát) bao quanh che chở cho họ. Họ dùng những lực lượng này để đàn áp, bóc lột, hà hiếp dân chúng, những người thấp cổ bé miệng, đe dọa những người khác chính kiến làm thiệt hại quyền lợi của họ. Sử dụng an ninh, mật vụ, côn đồ… một thói quen của phát xít, quân phiệt, độc tài cũng sẽ không bao giờ có thể "trường tồn" mãi!

Đã đến lúc người dân Việt phải từ bỏ sự câm lặng đã tác hại đến đời sống tinh thần, vật chất của toàn dân và an ninh lãnh thổ...
.

Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  CSNoilao

Bài thơ dưới đây mô tả “giáo dục cách mạng” của đảng CS:

Ngày xưa giáo dục Việt Nam
Chủ về nhân cách, văn minh, nghĩa tình
Lớn lên phải biết làm người
Tinh thần khoa học, tinh thần tự do
Tinh thần kỹ thuật hay ho
Tinh thần yêu nước phải cho vẹn toàn
Yêu đời yêu nhất quê hương
Yêu chung nhân loại tình thương mọi người
Đến khi cách mạng ra đời
Dạy toàn tháng Tám tháng Mười tơ mơ
Ưu tiên tôn có bác Hồ
Dạy thơ Tố Hữu cơ hồ muôn năm
Khiến cho chán sử rõ ràng
Bởi toàn giai cấp công nhân hàng đầu
Thi đua nhằm đạt điểm cao
Đeo khăn quàng đỏ Năm điều nêu ra
Gồm toàn công thức ta bà
Học theo giáo án cho là hay ho
Nhà trường giống một cái lò
Ấp ra toàn vịt nhỏ to mọi chiều
Quanh đi quẩn lại bấy nhiêu
Chỉ nhằm tôi luyện cho hồng hơn chuyên
Danh từ toàn xổ huyên thiên
Lặp hoài cốt đặng phải ghiền mới thôi
Than ôi sư phạm đâu rồi
Tinh thần giáo dục hết còn tự do
Từ lâu nhân bản nằm co
Thay cho khoa học chỉ lo tuyên truyền
Dạy người chẳng nhắm cái chuyên
Mà hồng trước hết để yên phận mình
Quả là chẳng quý hồ tinh
Chỉ cần trước hết quý mình hồ đa
Hoan hô con trẻ chúng ta
Cổ khăn quàng đỏ miệng ca bác Hồ
Làm người thực chất ra sao
Chuyện đời mặc kệ có nào lo chi
Non sông đất nước cần gì
Chỉ cần yêu đảng, đảng thì mới lo!

NON NGÀN
(12/9/2012)
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Empty
Bài gửiTiêu đề: Vài bài viết ngắn về Phan Châu Trinh và Dân trí   Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Icon_minitimeFri Dec 14, 2012 11:35 am

Vài bài viết ngắn về Phan Châu Trinh và Dân trí


DÂN SINH, DÂN TRÍ, DÂN KHÍ

Nhân là Người, Dân cũng là Người.

Nhân là Con Người ở trạng thái TĨNH, con người không bị tác động bởi tham, sân, si, con người ngự trị trên TRUNG ĐẠO, con người của chân, thiện, mỹ.

Dân là con người ĐỘNG, con người bị chi phối bởi thực tại thường xuyên biến thiên, bị chi phối bởi chính trị, kinh tế, lịch sử…, con người khi thiện, khi ác, khi tin yêu, khi nghi ngờ.

Tuy nhiên TĨNH và ĐỘNG là hai mặt không thể tách rời của một bàn tay. Vì vậy trong dân có nhân và trong nhân có dân. Sống là hành trình dân tìm về nhân, hành trình “nhân hóa” dân. Mức độ nhân hóa của mỗi người tuy có khác nhau, nhưng nhân hóa là một hiện thực của đời sống: tĩnh là gốc của động, nhân là gốc của dân. Sống ổn định là sống hạnh phúc. Tìm về nhân tức là tìm về hạnh phúc, là ước mơ thường hằng của đời dân. Bằng cách nào dân có thể sống gần nhân, có nhiều cơ hội thể hiện nhân? Chí sĩ Phan Châu Trinh đã trả lời câu hỏi vừa nêu bằng cách chỉ ra ba chuẩn mực xây dựng đời người: Hậu Dân Sinh, Khai Dân Trí và Chấn Dân Khí.

Hậu Dân Sinh: Đời sống phải no cơm, ấm áo. Có thực mới vực được đạo. Đạo làm dân, đạo làm người.

Khai Dân Trí: Muốn thực hiện một đời sống đầy đủ cơm áo và các loại tiện nghi vật chất khác, con người cần có hiểu biết trong rất nhiều lãnh vực khác nhau: nghề nhiệp chuyên môn, kinh tế, tài chành, thương mãi, giao thông, vận tải, pháp lý… gọi chung là dân trí.

Chấn Dân Khí: Dân trí là công cụ giúp xã hội có được khối tài sản vật chất cung ứng cho cuộc dân sinh. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để hoạt động dân sinh diễn ra trong công bằng và ổn định? Làm thế nào để quyền lực chính trị các loại không có khả năng nhân danh vài kiểu ngụy biện của chế độ tư bản nhà nước hay tư bản tư nhân để độc chiếm toàn bộ quyền lợi kinh tế tài chánh của quốc gia ? Hẳn nhiên, dân trí giúp con người có thừa hiểu biết thế nào là trái công bằng, thế nào là nghĩa vụ bảo vệ  hạnh phúc chung. Tuy nhiên biết điều thiện không có nghĩa là đương nhiên hành động phục vụ điều thiện. Muốn tri và hành hợp nhất trong trường hợp này con người cần được tôi luyện trên một học trình đặc biệt. Phan Châu Trinh gọi học trình kia là CHẤN DÂN KHÍ.

Dân khí là sức mạnh tinh thần của người dân. Sức mạnh này giúp con người phục vụ sinh hoat xã hội trong hai tình huống khác nhau: Một là can đảm từ bỏ điều ác ám tàng bên trong tâm trí của mỗi người để hành động theo thiện tâm. Hai là can đảm chống lại điều ác phát xuất từ các thế lực đen, đặc biệt là thế lực độc tài, độc đảng, thế lực độc quyền tham ô, thế lực làm tay sai cho ngoại xâm.

Dân sinh và dân trí chỉ biến người dân trở thành chuyên viên các loại, nhiều lắm là chuyên viên khoa bảng. Dân khí đi kèm với dân sinh và dân trí mới thực sự đẩy con người tiến lên hàng ngũ trí thức hướng thượng, trí thức chân chính.

Dân sinh và dân trí chỉ tạo ra sân chơi cho xã hội. Dân khí mới làm cho cuộc chơi kia diễn ra trong công bằng và hạnh phúc. Dân sinh và dân trí chỉ tạo ra triết lý mặt phẳng, dân khí đã biến triết lý mặt phẳng kia thành triết lý lập thể, triết lý bay bổng. Trong điều kiện bay bổng vừa kể, tư tưởng Phan Châu Trinh vừa có điều kiện nhìn đời sống một cách tròn đầy và sinh động vừa có khả năng mang lại những giải đáp thích nghi và kịp thời dành cho vô số khó khăn của xã hội. Đó là giá trị cốt lõi hàm chứa bên trong ba trụ cột tư tuỏng Dân sinh, Dân trí, Dân khí của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.

ĐỖ THÁI NHIÊN
(phanchautrinhdanang)

***

Phan Châu Trinh - CHÍ THÀNH THÔNG THÁNH
          
Việc đời ngoảnh lại thành không
Còn đâu giọt lụy non sông khóc người
Muôn dân luồn cúi tôi đòi
Văn chương bát cổ say hoài giấc mơ
Mặc ai chửi rủa tha hồ,
Xích xiềng này biết bao giờ tháo xong?
Anh em còn chút máu nồng
Hãy đem văn ấy đọc cùng nhau nghe.
(Á nam Trần Tuấn Khải dịch)

Thực dân Pháp và tay sai đàn áp bóc lột, đánh thuế nặng,... Tất cả thảm hoạ của xã hội trăm năm trước cũng rất giống với cảnh cơ cực hiện tại:

Đời ông cho đến đời cha
Đời nào cực khổ như ta đời này
Ngoài đồng cắm cọc giăng giây
Vườn hà đóng thuế vợ gầy con khô.
Từ ngày Tây chiếm Đế Đô
Xâu cao thuế nặng biết chừng mô hỡi trời!!


QUÂN TRỊ VÀ DÂN TRỊ


So sánh hai cái chủ nghĩa quân trị và dân trị, thì ta thấy chủ nghĩa dân trị hay hơn cái chủ nghĩa quân trị nhiều lắm. Lấy theo ý riêng của một người hay là của một triều đình mà lên trị nước, thì cái nước ấy không khác nào một đàn dê, được no ấm vui vẻ hay là phải đói rét khổ sở chỉ tùy theo lòng của người chăn. Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra hiến pháp, luật lệ, đặt ra cơ quan để lo việc chung cả nước, lòng quốc dân muốn thế nào thì làm thế ấy. Dù không có người giỏi làm cho hay lắm, cũng không đến nổi phải đè đầu khốn nạn làm tôi một nhà một họ nào.

Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân
nào ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường.

Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi.
.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"    Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"  Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Kười: Đảng cs "ché đỏ" & XHCN Việt Nam
» Những cô dâu chuyển giới đẹp nhất Việt Nam
» Câu chuyện tị nạn của một giáo dân Cồn Dầu - Ngọc Lan/Người Việt
» Vài câu chuyện cười ra nước mắt về Người Việt Nam...
» Câu chuyện nhân mùa lễ Độc lập 2013: Tổng Thống Hoa Kỳ và người Mỹ gốc Việt

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Xã Hội, Đời Sống-
Chuyển đến