Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
nguyet không ngắn chất quynh quốc quang Nguyen trong Trung truyện linh VNCH quan Nhung hoang bich phải nhac thuoc Chung chẳng ngam chuyen sáng Saigon
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Ca dao và Tình yêu

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Ca dao và Tình yêu  Empty
Bài gửiTiêu đề: Ca dao và Tình yêu    Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeTue Nov 13, 2012 5:14 pm

Ca dao và Tình yêu  Z

Chữ "mình" trong tiếng Việt


Ngô Nguyên Dũng

Từ hai năm nay, tôi là giảng viên một lớp Việt ngữ cho người bản xứ tại học viện Bách khoa Bình dân của thành phố. Học viên ghi tên học không đông, thường chỉ vừa đủ chỉ số cho một khóa học. Có lúc thiếu, đôi khi khít khao chỉ một học viên, chính ông giám đốc phân khoa sinh ngữ bày cho tôi diệu kế: tìm một học viên… ma (tiếng bản xứ gọi là "người rơm"); nếu là học sinh, sinh viên hay ai đó đang nhận trợ cấp xã hội càng tốt, vì họ được bớt từ 25 tới 50 phần trăm học phí.

Tôi không phải là người tốt nghiệp một trường đại học sư phạm nào, cũng không phải là một nhà Việt học có bằng cấp hẳn hoi, mà chỉ là một kẻ yêu văn chương, và có vài tác phẩm được xuất bản, tôi chỉ xâm mình liều mạng vì nghe theo lời khuyên của người bạn.

Không có nhiều sách giáo khoa Việt ngữ cho người bản xứ, tôi mầy mò tự soạn bài lấy, nhặt nhạnh từ những tài liệu kiếm được trên tin mạng, qua vài cuốn sách chỉ dẫn cho người du lịch, và theo mớ kiến thức ít oi và chủ quan. Sau khoá học căn bản, tôi nhận thấy, trở ngại lớn nhất cho học viên là sáu cách phát âm dấu giọng trong tiếng Việt. Vài học viên có cảm tình đặc biệt với đất nước Việt nam kiên trì đeo đuổi theo học với tôi từ lớp đầu tiên cho tới bây giờ, vậy mà phát âm vẫn chưa nhuyễn. Tôi thường xuyên nhắc nhở, nếu gặp dịp nói chuyện với người Việt, có vài trường hợp anh chị phải triệt để đề phòng, nhớ nói cho đúng âm giọng, không thôi họ cười cho đấy. Chẳng hạn khi nói cụm từ "các anh": "Các anh mệt rồi phải không? Thôi, cho nghỉ!" Hoặc "lợn": "Lợn to lợn nhỏ gì cũng bị bắt đi cạo lông hết".

Còn khó khăn cho giảng viên là phải giải thích một vài thắc mắc không ngờ của học viên. Có lần tôi "bị" hỏi về sự khác biệt giữa hai nhân xưng đại danh từ "chúng ta" và "chúng tôi". Không chuẩn bị trước, tôi trả lời ấm ớ rồi bí rị, đành thối thoát, để tôi về nhà suy nghĩ và tra cứu lại, tuần tới sẽ trả lời. Trong ngôn ngữ bản xứ, không có khác biệt nào giữa hai đại danh từ nêu trên. Trong tiếng Việt, có.

Và, bất ngờ từ đó tôi đụng phải "chúng mình". Cái "ta", cái "tôi" và cái "mình" khi đánh đôi với "chúng" đâm ra khác, khác lắm. Người bản xứ có thể phân biệt rành rẽ khi sử dụng ba nhân xưng đại danh từ nói trên, nhưng tôi nghĩ, họ khó lòng nắm bắt thứ tình cảm thâm trầm, sâu kín ẩn giấu trong đó. Đặc biệt với hai chữ "chúng mình". Độc đáo ở chữ "mình". Chỉ một chữ thôi, đủ nói lên mối tương quan giữa hai hoặc nhiều người. Lại đôi lúc, thay vì "chúng" nói "tụi", thành ra khang khác. Hay thoảng khi, trụi lủi trụi lơ "mình" trơn, nghe lại khác.

Đã có lần có người cười tôi khi nghe tôi nói giữa bạn bè với nhau: "Mình ăn xong, đi ra phố chơi." Họ sửa, chỉ có đàn bà con gái với nhau mới xưng hô như vậy. Tôi lấy làm lạ, vì tôi vẫn quen thói nói tắt như vậy thay vì "chúng mình". Còn cách xưng hô, giữa bạn gái thường hơn, gọi tên hay "bạn" xưng "mình", tôi biết chứ: "Mình kể cho bạn nghe chuyện này vui lắm", hay "Bạn đi với mình ra phố nghe!" Từ đó tôi đâm ra ngờ ngợ, không biết có ai dùng chữ "mình" như… mình không?

Tôi nhớ thời tiểu học, môn cách trí có bài học thuộc lòng: "Thân thể người ta gồm ba phần: đầu, mình và tứ chi…" Mình, vì vậy, có phải bắt nguồn từ đấy? Vợ chồng người (Việt) mình, lúc cơm lành canh ngọt, vẫn âu yếm gọi nhau "Mình ơi!", nghe sao đậm đà tình tứ. Suy ra, không phải không có ý nghĩa: trân quí xem người bạn đời như một phần của chính thân thể mình. "Mình ơi, hôm nay em mệt, mình nấu cơm, rửa chén giùm em!" Nghe, khó từ chối. Không biết có thứ ngôn ngữ nào khác, những người phối ngẫu xưng hô với nhau như vậy?

Trong âm nhạc, tôi thích ca khúc "Mình ơi!" của nhạc sĩ Diệu Hương, lời lẽ tuy não nuột da diết nhưng vô cùng tha thiết: "Đôi chim là chim ríu rít trên cành. Em yêu là yêu tiếng gọi của Mình là Mình, Mình ơi!…" Ở một vài địa phương miền Nam, thường nghe nói hai chữ "mình ên" để diễn tả trường hợp một mình tuyệt đối, như một lời phân bua, than thở nhẹ nhàng, nhưng mong đợi được người khác thông cảm. Từ "ên" nghe lạ tai, và chỉ được dùng chung với "mình". Tôi không biết có phải bắt nguồn từ tiếng Miên? Tôi không được đọc quyển "Nguồn gốc Mã lai của dân tộc Việt nam" của cố nhà văn Bình Nguyên Lộc, không rõ trong đó ông có giải thích gốc tích từ "ên" hay không?

Tuy nhiên, có một cách sử dụng chữ "mình" trong văn viết mà cá nhân tôi cho rằng không được chính xác lắm. Chẳng hạn: "Thời gian gần đây có (nhiều) nhà văn nữ đề cập táo bạo tới vấn đề tình dục trong tác phẩm của mình." Tôi nghĩ rằng, trong trường hợp này, dùng chữ "họ" cho số nhiều và "bà" hay "chị" cho số ít, chuẩn hơn.

Miếng ăn miếng nói, vì vậy theo tôi, phát sinh từ bản sắc, hay nói theo cách bình dân từ tạng người. Mà tạng người thấm nhuần đậm đà phong thổ địa phương. Bóng bẩy cầu kỳ hoặc bộc trực chất phác là do đất đai, sông ngòi, nắng mưa, cây trái,… từ thâm căn vạn kiếp mà thành. Tạng người xứ khác có thể học hiểu, bắt chước được, nhưng khó cảm. Và, có lẽ không bao giờ hiểu tại sao cái ngôn ngữ Việt nam nó oái oăm, kỳ cục như vậy.

Cứ vậy, từ lục cá nguyệt này qua lục cá nguyệt nọ, tôi thường xuyên đụng độ nhiều trường hợp khó lòng giảng giải sao cho xuôi tai, để những người bản xứ nào "phải lòng" đất nước và con người Việt nam hiểu thấu. Mà tôi, một kẻ tha hương dầm dề ngần ấy năm dài nơi đất khách, vẫn mộng mị và suy nghĩ, vẫn nói và viết bằng tiếng mẹ đẻ trơn tru hơn ngôn ngữ bản xứ, là điều tôi nên tự hào hay tự trách?

Ngô Nguyên Dũng




.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Ca dao và Tình yêu  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ca dao và Tình yêu    Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeThu May 12, 2016 12:12 am

Ca dao và Tình yêu  Images?q=tbn:ANd9GcRa84XFfIhFzjLfdwXMmIB-mKYqFsLg-t5jnabOTzPf3723rQhddw


Ai ơi ai, về ăn cơm

Gã Siêu


Đôi vợ chồng trẻ vừa được bố mẹ cho ra riêng. Sáng hôm ấy, sau khi thổi cơm và nấu món xong, chị vợ bèn ra thửa vườn phía sau nhà và lên tiếng gọi:
– Ai ơi ai, về ăn cơm.

Anh chồng dừng tay, ngước mắt lên tình tứ:
– Ai nấu cơm cho ai ăn đấy?
Chị vợ chu miệng một cách rất duyên dáng và có lẽ hơi nũng nịu, trả lời:
– Thì ai nấu cơm cho ai ăn chứ còn ai vào đây nữa.

Từ mẩu đối thoại ngắn ngủi, nhưng cũng rất dễ thương và ý vị kể trên, gã xin “bàn ra tán vào” một chút về cách xưng hô của những người đang yêu. Thực vậy, thuở ban đầu, nếu chỉ một mình Adong sống trong vườn địa đàng, thì mọi sự thật đơn giản và trong sáng, chẳng có chi là nhiêu khê và rắc rối. Lúc bấy giờ, đối với Adong, chỉ có “cái tôi” hay “cái ta” là cùng:

Đi ra, chỉ một mình tôi,
Đi vào, ta cũng mà thôi một mình.

Thế nhưng, Thượng Đế lại ngậm ngùi và động lòng thương xót trước cảnh tượng cô đơn vò võ của Adong, nên chờ lúc ông ngủ say, đã lấy một chiếc xương sườn của ông mà dựng nên Eva. Sau đó, Ngài dẫn Eva tới giới thiệu cùng Adong. Nhìn thấy Eva, đôi mắt Adong đã rực sáng lên. Và cũng từ “phút đầu gặp nhau, tinh tú quay cuồng” ấy, mọi sự bỗng trở nên khác. Adong không còn nói với chính mình nữa, những nói là nói với người khác, nói cho người khác. Và cũng từ đó, vấn đề xưng hô được nảy sinh.

Người nước ngoài thường nhận xét: Dân Việt nói cứ như y như hát và tiếng Việt là một trong những thứ tiếng khó học nhất.

Đặc biệt trong phạm vi xưng hô. Người nước ngoài khó mà nắm bắt được nét tinh tế trong cách xưng hô của dân Việt ta. Thực vậy, Đối với tiếng Anh, tiếng Pháp, khi nói chuyện, người ta chỉ dùng “I-You”, “Je-Tu”, bất kể là nam hay nữ, già hay trẻ, lớn hay bé và cũng bất kể tâm tình hỉ, nộ, ái, ố của hai người lúc bấy giờ. Đúng thế, khi chuyện trò, thì ông tổng thống cũng tự xưng là “I”, là “Je” và gọi người khác là “You”, là “Tu”. Trong khi đó, anh lính quèn cũng tự xưng là “I”, là “Je” và gọi người khác là “You”, là “Tu”. (Với tiếng Pháp, chữ “Vous” thay thế cho chữ “Tu” trong một số trường hợp).

Tiếng Việt ta thì không như vậy. Khi nói chuyện, một người có thể đóng nhiều vai trò khác nhau. Chẳng hạn một chị đàn bà: Với ông bà nội, chị xưng là “cháu”; với ba má, chị xưng là “con”; với chồng, chị xưng là “em” và với mấy đứa con, chị xưng là “mẹ”. Nhưng rốt cuộc, chị vẫn là chị, chỉ một con người mà thôi.

Đã vậy, người Việt ta lại có thói quen thích đóng các vai giả. Chẳng hạn, một anh đàn ông 50 tuổi có thể gọi một anh đàn ông khác chừng 30 tuổi là “bác” và xưng là “cháu”. Sở dĩ như vậy vì người ấy đang nhập vai đứa con của mình để gọi người khách. Trong quan hệ vợ chồng, người ta cũng hay nhập vai con để gọi người phối ngẫu. Vợ sẽ không gọi chồng là “anh” mà là “bố thằng cu”, “bố nó”, hay ngắn gọn hơn chỉ là “bố”. Và ngược lại, chồng sẽ không gọi vợ “em”, mà là “mẹ thằng cu”, “mẹ nó” hay ngắn gọn hơn chỉ là “mẹ” theo kiểu:
– Bố ơi, chiều nay bố có đi chợ không?
– Có. Mẹ cần gì không?
– Ờ, bố mua cho mẹ chục xoài nghe.
– Xoài gì mà xoài. Mới ăn tuần trước đó thôi. Xoài nóng, ăn nhiều đâu có béo bở gì.
– Nóng với chả niếc. Bố sao nhiều chuyện thế. Mùa này xoài đang rẻ, cứ cho con ăn đã. Hết mùa thì chúng lại nhịn.
– Mẹ mày cứ hay chiều con.

Cách xưng hô của người Việt Nam thường đặt nền tảng trên huyết thống của gia đình. Và ngay cả xã hội cũng được coi như là một gia đình mở rộng. Người nào ngang tuổi ông bà, thì tự động trở thành “ông”, thành “bà”. Người nào ngang tuổi chú bác cô dì, thì tự động trở thành “chú”, thành “bác”, thành “cô”, thành “dì”. Người nào ngang tuổi anh chị, thì tự động trở thành “anh”, thành “chị”. Chỉ trừ toà án là nơi duy nhất loại bỏ cách xưng hô dựa trên hệ thống thân tộc. Chẳng lẽ vị quan toà lại phán với bị cáo:
– Cháu tuyên án bác 30 năm tù khổ sai vì tội giết người.
– Anh phạt em 2 năm tù ở vì tội ăn cắp.

Như vậy, cách xưng hô trong đời thường đã khá phức tạp và phong phú, huống chi trong tình yêu, cách xưng hô lại càng phức tạp và phong phú hơn nhiều.

Khi bắt đầu quan tâm đến nhau

Cậu con trai và cô con gái học cùng một trường, đi cùng một lối, hay ở cùng một xóm, hằng ngày gặp gỡ và trò chuyện, họ có thể gọi nhau bằng “tớ” với “cậu”, “mình” với “bạn”, “đằng ấy” với “đằng này”. Nhưng khi bắt đầu quan tâm đến nhau, họ liền thay đổi cách xưng hô, đễ mỗi ngày một gần gũi và thân mật hơn.

Trước hết, cô con gái có thể gọi cậu con trai bằng “ông” và xưng mình là “tôi”. Chữ “ông” ở đây không phải là đã quá già, mà tôi với ông, chúng ta có một tư thế tương xứng để đối thoại, vì chúng ta là những người lớn với nhau. Ít ra cậu con trai phải ý thức mình “lớn” trước cô con gái đối diện. Nhưng không vì thế mà ông lại “ngây thơ cụ” gọi cô con gái bằng “bà” và xưng là “tôi”, bởi vì đối với một cô con gái chưa chồng mà bị kêu bằng bà, thì đó quả là một xúc phạm. Bộ người ta già lắm rồi sao? Sự già của đờn bà con gái là một “thảm trạng”, là một tai nạn. Người ta cố tránh để thấy rằng mình vẫn còn trẻ, còn đẹp, còn xinh và còn duyên.

Tuy nhiên, cậu con trai cũng có thể gọi cô con gái bằng “cô” và xưng mình là “tôi”. Tiếng “cô” ở đây có nghĩa là cô gái, cô nàng với âm vang còn trẻ, còn tự do, còn ở một mình, chưa lâm vào số kiếp “gái có chồng như gông đeo cổ”. Ở một mình nhưng không buồn tẻ và cô đơn, bởi vì đây là thời gian tích luỹ biết bao nhiêu hy vọng, đây là thời gian chờ đợi nao nức, pha lẫn chút bâng khuâng và lãng mạn:

Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ trước gió, biết vào tay ai.

Tiếp đến, cô con gái có thể gọi cậu con trai bằng “anh” và xưng mình là “tôi”. Xem ra cậu con trai không thích được gọi bằng “ông”, bởi vì “đằng này tuy phận mày râu, nhưng râu chưa đến nỗi dài để đáng được gọi bằng ông”. Vả lại kêu bằng ông, nó có vẻ kiểu cách làm sao ấy. Thôi thì đành phải hạ xuống một bậc, gọi là anh nhé. Cô con gái gọi cậu con trai bằng “anh” và xưng mình là “tôi”.

Nhưng chữ “tôi” xem ra vẫn còn xa lạ, vậy ta nên thay thế bằng cái tên của cô con gái, để được đằm thắm hơn. Thí dụ tên của cô con gái là Thanh. Lúc bấy giờ cô con gái gọi cậu con trai bằng “anh” và xưng mình là “Thanh”. Cách xưng hô này như muốn xác định: “Anh” là phận nam, còn “Thanh” là phận nữ. Cậu con trai phải nhận ra sự dịu dàng và êm đềm của lối xưng danh này. Tình cảm bắt đầu như hừng đông ló dạng. Cũng trong giai đoạn này, cậu con trai có thể gọi cô con gái bằng “Thanh” và xưng mình là “tôi”. Cậu con trai nhủ thầm: Mình gọi nàng là Thanh, thay vì gọi là cô, bởi vì chữ cô nó cứng nhắc sao ấy, còn mình thì vẫn xưng là tôi. Nếu tình cảm giữa Thanh và tôi chẳng đi đến đâu, thì tôi vẫn còn một lối thoát. Chứ nếu vội xưng mình là “anh”, hẳn sẽ bị chọc quê: Đúng là cái anh chàng ngớ ngẩn, chư gì mà đã ham.

Khi tình cảm tiến thêm được một bước nữa, người ta có thể gọi tên của nhau. Thí dụ: “Dũng-Thanh”. Cậu con trai bỏ đi tiếng “tôi” khô khan trước kia và thay bằng tên của mình. Bỏ “tôi” để xưng là “Dũng”, thì đã vượt qua được một chặng đường. Từ đây, Dũng là Dũng đối với Thanh và Thanh là Thanh đối với Dũng. Tuy nhiên cũng vẫn còn phải chờ đợi, bởi vì tình yêu cần kiên nhẫn và cân nhắc, chứ không thể đốt giai đoạn được.

Sau cùng, cô con gái gọi anh con trai là “anh” và xưng mình bằng tên, chẳng hạn như Thanh. Còn cậu con trai cũng gọi chị con gái bằng tên, chẳng hạn như “Thanh” và xưng mình là “anh”. Anh-Thanh, cách xưng hô này nói lên sự tin tưởng và chấp nhận lẫn nhau, mang một âm hưởng thật trìu mến, vì thế nó thường được sử dụng trong chốn riêng tư hay trong vòng thân mật mà thôi.

Khi đã bước vào tình yêu

Ngày xưa, người ta thường quan niệm: Nam nữ thọ thọ bất thân và trong phạm vi hôn nhân, thì cha mẹ đặt đâu con phải ngồi đó. Vì thế, nhiều đôi mãi tới khi thành vợ thành chồng, mới biết mặt nhau và do đó không tránh khỏi những lúng túng khi phải xưng hô với nhau trong những ngày đầu. Khi nói chuyện, hai người nhiều lúc chỉ biết ấp úng, ngập ngừng và yên lặng, như mẩu đối thoại dưới đây.

Chị vợ nói với anh chồng:
– Má biểu… đem cho… cái nầy nè.
Anh chồng hỏi lại:
– Má biểu ai đem cho ai vậy?
Chị vợ nhìn xuống, đỏ mặt và thinh lặng. Phải dạn dĩ lắm, chị vợ mới đáp lại:
– Ai đây chứ còn ai nữa.

Khi tình yêu đã chín và nhất là khi đã trở thành vợ chồng, người ta thường xưng hô với nhau bằng cặp từ “Anh-Em”. Thực vậy, khi cậu con trai và cô con gái đã cân nhắc và chọn lựa, để ăn ở đời kiếp với nhau, thì hai chữ “Anh-Em” sẽ là một lời giao ước, kết nối chân tình một cách ngọt ngào và tình tứ nhất. Từ nay, anh phải là anh của em và em cũng phải là em của anh với một sắc thái thật đặc biệt, không giống như em gái hay anh trai trong gia đình.

Như trên gã đã trình bày: Sau khi Thượng Đế giới thiệu Eva cho Adong, thì mắt ông đã rực sáng và miệng ông đã vui mừng hớn hở mà kêu lên rằng:
– Này đây xương bởi xương tôi, và thịt bởi thịt tôi.
Nếu như Adong lúc bấy giờ sử dụng tiếng Việt, hẳn ông đã kêu lên:
– Mình ơi!

Hai chữ “mình ơi” sao mà khắng khít, đậm đà yêu thương đến thế. Trong tiếng Việt, chữ “mình” vừa là anh, vừa là em, vừa là chúng ta và cũng vừa là thân thể. Kể từ nay, mỗi người trở nên một phần thân mình của nhau, anh đã là mình của em và em cũng đã là mình của anh trong cương vị vợ chồng yêu thương cho nhau hạnh phúc và kết quả trải dài qua con cái:

Mình với ta tuy hai mà một,
Ta với mình tuy một mà hai.

Hạnh phúc từ trong nhà tràn ra ngoài ngõ, lan tới hàng xóm láng giềng, khiến anh chồng, chị vợ luôn hãnh diện và giới thiệu về nhau cho bàn dân thiên hạ bằng hai chữ “Nhà Tôi”. Nhà là nơi có mái để che mưa, che gió, che nắng; là nơi để người ta đi, dù chỉ một buổi làm, cũng ngong ngóng trở về. Lấy mái ấm mà đôi vợ chồng hạnh phúc sống bên nhau, để chỉ người phối ngẫu, quả là một kiểu nói thật độc đáo của người Việt ta. Trong tiếng Pháp “ma maison”, nhà tôi, dù có thân thiết lắm, cũng chỉ là một căn hộ bằng bê tông cốt thép là cùng.

Xã hội Việt Nam ngày xưa lấy nghề nông làm gốc. Làm nghề nông, công việc vất vả nên cần phải có nhiều người để cùng chia sẻ. Vì vậy, người Việt ta thường cầu chúc cho nhau: Đa tử, đa tôn, đa phú quí. Cha mẹ vui vầy bên lũ cháu đàn con và ai cũng cảm thấy sung sướng trong cảnh gia đình đông đúc. Khi đứa con đầu lòng mở mắt chào đời, đưa hạnh phúc gia đình tới tình trạng sung mãn, thì anh chồng cũng như chị vợ thường dùng tên con để gọi nhau, chẳng hạn như: Má thằng Mít, ba con Xoài…Gọi tên con như vậy là để nhắc nhở cho nhau trách nhiệm gia đình trong liên hệ đầm ấm vợ chồng con cái.

Khi con cái đùm đề, thì tên đứa con đầu lòng nhường chỗ cho kiểu nói gộp lại, chẳng hạn như: Ba bầy trẻ, má xấp nhỏ… cho hợp lý và vừa lòng con cái, đồng thời nhấn mạnh đến gia thế đồ sộ và trách nhiệm tăng lên. Từ cha mẹ cho đến con cái, mỗi người một công việc, mỗi người một bổn phận. Thật là hạnh phúc cho gia đình nào trong đó mọi người yêu thương đùm bọc và nâng đỡ lẫn nhau.

Khi tức giận

Đối với người Việt ta, việc xưng hô còn tuỳ thuộc vào tâm trạng. Những khi cơm lành canh ngọt, thì lời lẽ cũng ngọt ngào theo. Còn những lúc gia đình lâm vào cảnh xào xáo, người ta sẵn sàng văng ra những ngôn từ thật khó nghe: Nào là “Cô-Tôi”, nào là “Ông-Tôi”, nào là “Mày-Tao”, nào là Thằng trời đánh, nào là Con mẹ kia… Sau đây là một vài tình huống mà gã đã lượm lặt được.

Tình huống thứ nhất: Trong một cuộc tranh cãi, anh chồng bỗng chuyển sang giọng gay gắt, buông lời đụng chạm tới bố mẹ vợ. Cảm thấy bị xúc phạm, chị vợ không khóc như mọi lần, nhưng đanh mặt lại, nhìn anh chồng và thách thức:
– Anh vừa nói gì? Anh nói lại tôi nghe xem nào.

Lúc này anh chồng cũng đã bốc hoả lên đầu, xưng ngay “tôi-cô” và cuộc cãi vã kết thúc bằng việc anh chồng phóng xe ra đường, còn chị vợ thì ôm mặt khóc. Chưa hết, chiến tranh lạnh còn kéo dài suốt cả tuần lễ sau đó. Hai chữ “cô-tôi” sao mà lạnh lẽo và xa cách đến thế. Hai người coi nhau như kẻ thù và sẵn sàng ở vào cái thế đối đầu với nhau.

Tình huống thứ hai: Anh chồng bình thường rất chiều chuộng chị vợ, toàn gọi chị vợ bằng những cái tên thật trìu mến như: “Vợ yêu”… Nhưng đó là chuyện của năm đầu tiên chung sống. Còn sau đó, mỗi lần điên lên vì ghen, nhất là khi đã có tí men trong người, anh chồng sẵn sàng tuôn ra những tràng: “Mày-tao”, “Con kia”… Ban đầu chị vợ cảm thấy rất sốc, nhưng sau đó cũng chuyển sang xưng “mày tao” với anh chồng.

Theo các chuyên gia tâm lý: Cho dù cãi nhau vì bất cứ lý do gì, ai đúng ai sai, vợ chồng tuyệt đối không bao giờ được xưng hô “mày-tao” với nhau. Điều này làm cho cả hai cảm thấy mình không được tôn trong, yêu thương và càng đẩy mâu thuẫn lên cao hơn.

Trong đời sống vợ chồng, cãi cọ cũng cần có nghệ thuật, bởi vì nếu biết cách, nhiều khi tranh cãi xong, vợ chồng thay vì nhìn nhau bằng cặp mắt hình viên đạn, thì lại hiểu nhau hơn, đồng thời giải quyết được những khó khăn và cùng nhau rút tỉa được những kinh nghiệm cho cuộc sống chung.

Theo lời một chị vợ kể lại: Hồi mới cưới, có lần vợ chồng bực nhau, chị vợ không chịu nổi, đã lớn tiếng xưng “tôi” với anh chồng. Lúc đó, anh chồng nghiêm nét mặt vào bảo:
– Em đừng xưng hô như thế với anh, nghe chướng lắm. Nếu anh cũng nói vậy, em có buồn không?

Lúc ấy, chị vợ cảm thấy ngượng, nhưng vẫn còn chống chế:
– Nếu không xưng hô như thế, thì làm sao cãi nhau được.
Anh chồng bèn ôn tồn:
– Thế thì thôi, chúng mình đừng cãi nhau nữa.

Sau lần ấy, chị vợ cảm thấy yêu và phục anh chồng. Từ đó, chị vợ không còn xưng hô như thế mỗi lần bực tức nữa.

Tóm lại, khi mâu thuẫn với nhau, vợ chồng cần phải biết kiềm chế “cái tôi” của mình, lắng nghe “nửa kia” và diễn đạt ý nghĩ của mình một cách tế nhị, đồng thời phải biết tôn trọng lẫn nhau trong cách xưng hô. Như vậy, mới tránh đi được những sứt mẻ và đổ vỡ.

Gã Siêu

Ca dao và Tình yêu  Images?q=tbn:ANd9GcQKhtMctAUBt_jPYG2zPkHFrXo80u-1luCqYQzBSkceW8IBqbVr
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Ca dao và Tình yêu  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ca dao và Tình yêu    Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeThu May 19, 2016 8:54 am


 

Mình Ơi … Mình À

Trong dịp dự tiệc nhà người bạn, tôi đã nghe một đôi vợ chồng già gọi nhau cứ một tiếng “mình”, hai tiếng cũng “mình”, nghe rất cảm động , khiến tôi nhớ lại 2 câu thơ của nhà thơ Bùi Giáng:

Mình ơi! Tôi gọi là nhà
Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôi

Tôi không rành tiếng Anh, không biết House và Home khác nghĩa ra sao, chỉ thấy quảng cáo cho thuê nhà tòan ghi House for rent, chưa thấy Home for rent bao giờ.
Ngôn ngữ khác nhau nhưng đôi khi ý nghĩa lại trùng hợp, nghĩ cũng đúng Cho thuê nhà , chẳng ai chịu cho thuê Nhà tôi, Home mà không có Nhà tôi thì biến thành House mất rồi.
Đi về nhà có lẽ là Let’s go house còn Về nhà thôi thì chắc mới là Let's go home.
Nhà của tôi lâu rồi đã là House..., đôi khi có đôi khi sau khi lai rai chén rượu giang hồ phiêu lãng ước gì lại được nói câu Về nhà thôi - Let’s go home, … ước gì…

Ca dao và Tình yêu  ATT0002524

Đêm khuya nghe gọi: Mình ơi
Dậy em nhờ tí, Mình ơi, Mình à
Giật mình như thể gặp ma
Mồ hôi nó toát như là tắm mưa
Bài thì mới trả buổi trưa
Giờ mà trả nữa te tua tuổi già
Nằm im mắt nhắm cho qua
Bên tai thỏ thẻ Mình à, Mình ơi
Còn bao năm nữa trên đời
Vui xuân kẻo hết Mình ơi, Mình à
Người ta bảo lúc về già
Dẻo dai hơn trẻ Mình à Mình ơi
Con lớn chúng đã xa rời
Nhà thì vắng lạnh Mình ơi Mình à
Sao không bắt chước người ta
Cờ người quyết đấu Mình à Mình ơi
Bàn son có sẵn đang phơi
Quân ngà mau dậy Mình ơi Mình à
Ráng cho vui cửa vui nhà
Em thương Mình lắm Mình à, Mình ơi

Ca dao và Tình yêu  Heart-on-fire

Mình Ơi… Mình À

« Mình với ta tuy hai mà một
Ta với mình tuy một mà hai »
Nhưng mình có tật nói dai
Nên chi ta cứ cãi hoài không thôi
Ta mình « hai đứa » một đôi
Lâu lâu giận dỗi mỗi nơi một người
Làm lành « hai đứa » lại cười
Xáp vào lại hoá hai người một đôi
Ngọt ngào cất tiếng « Mình ơi! »
Trên đời đẹp nhất là tôi với mình
Đôi khi có chuyện bất bình
Cãi nhau tôi lại với mình giận nhau
Nhưng mà giận chẳng được lâu
Giận nhau hôm trước hôm sau lại hoà
Nhìn mình tôi bật cười xoà
Nhìn tôi mình lại lăn sà vào tôi
Chúng mình như đũa có đôi
Có đôi để gọi « mình ơi, mình à! »
Bây giờ như cặp khỉ già
Nhưng mà vẫn cứ « mình à, mình ơi! »
Khi nào thấy vắng bóng tôi
Thì mình lại gọi: Mình ơi, mình à
Khi nào tôi thấy vắng bà
Thì tôi lại gọi: mình à, mình ơi!
Gọi nhau cho trọn cuộc đời ...

Tú Lắc


Cách xưng hô vợ chồng của người Việt


Thời nay vợ chồng trẻ xưng hô với nhau "Anh anh em em" âu yếm thân thiết biết bao! Dẫu chồng ít hơn dăm ba tuổi vẫn là anh. Những cặp vợ chồng đã có con cái nếu không gọi nhau bằng “anh” bằng “em” thì cũng gọi nhau bằng “bố’ hoặc “mẹ”, “bố” và mẹ là gọi thay cho con, cũng như khi về già gọi là “ông” hoặc “bà” để gọi thay cho cháu.
Lùi lại bốn mươi năm trước, những gia đình ít nhiều được Âu hoá, vợ chồng gọi nhau bằng "mình" cũng thể hiện được tình cảm đậm đà, gọi nhau bằng "cậu, mợ" cũng thanh nhã, nhưng những từ đó còn xa lạ với nông thôn.

Một số cặp vợ chồng tân tiến muốn gọi nhưng vẫn còn ngượng ngùng với hàng xóm, chỉ thầm kín tỏ tình với nhau trong buồng, thỏ thẻ chỉ đủ hai người nghe với nhau. Cách gọi nhau bằng tên "trống không" cũng là một bước cải tiến lớn, chứ các cụ ngày xưa, thời trẻ chỉ gọi nhau bằng "bố thằng cu", "u nó", "mẹ hĩm"... Người mới lấy nhau chưa có con, chồng chẳng có chức vị gì thì gọi ra làm sao? Bí quá, có cô mới về làm dâu, muốn gọi chồng đang chơi bên nhà hàng xóm về, chẳng biết xưng hô ra sao bèn ra ngõ gọi thật to "Ai ơi! Về nhà ăn cơm". Từ "ai" ở đây không phải là đại từ nghi vấn, hay đại từ phiếm chỉ mà có nghĩa là "chồng tôi ơi".

Còn khi nói chuyện với người khác thì giới thiệu vợ mình hay chồng mình là "nhà tôi". Từ "nhà  tôi" thật là đậm đà gắn bó, "mình" và "tôi" tuy hai nhưng một. "Nhà tôi" tức là "chồng tôi" hay "vợ tôi" chứ không thể nói "vợ anh", "chồng nó" là "nhà anh nhà nó".

Vợ chồng nói chuyện với nhau thường hay nói trống không "Này! Ra tôi bảo!" hoặc "nào ai bảo mình"...

Thế đấy! Ngôn ngữ Việt có nhiều cái hay và “phức tạp” lắm!



Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Ca dao và Tình yêu  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ca dao và Tình yêu    Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeWed Jun 08, 2016 6:25 pm




Tình ta với mình (1990)

Sơn Ca & Bùi Thiện

Video "Ả Đào Say" - Capitol Video Production, Falls Church VA (1990)
Tác giả: Hoàng Thi Thơ sáng tác khoảng năm 1957

Nữ ca sĩ Thúy Nga thành hôn với Hoàng Thi Thơ tháng 9 năm 1957. Cả hai có 4 người con, 3 trai một gái. Người con trai trưởng là Hoàng Thi Thi, ban ngày làm kỹ sư, ban đêm đi trình diễn nhạc. Hình ảnh ấn tượng nhất mà khán giả thời đó luôn nhớ đến Thúy Nga, đó là cô là nữ ca sĩ Việt Nam duy nhất vừa hát, vừa tự phụ họa phong cầm (accordion).

Năm 1975, cô cùng chồng và đoàn sang Nhật trình diễn, bởi biến cố 1975 nên cả đoàn kẹt lại. Qua Mỹ vào cuối năm 1975, Thúy Nga vẫn đi trình diễn ở các tiểu bang Hoa Kỳ và Âu Châu cho đến cuối năm 1979 thì cô lâm bịnh. Từ đó, ca sĩ Thúy Nga quyết định giải nghệ để muốn lưu lại trong lòng người mộ điệu một hình ảnh luôn đẹp như thời vàng son.

Khi được hỏi cho biết sự đóng góp của Thúy Nga cho cuộc đời nghệ thuật của ông ra sao, tác giả Tình Ta Với Mình không ngần ngại trả lời:

“Sự đóng góp rất nhiều, nhưng quan trọng nhất vẫn là cái quan niệm rõ ràng của nàng về đời nghệ sĩ của tôi. Nàng phân biệt được ở tôi có 2 con người: người của gia đình và người của nghệ thuật. Khi tôi là người của gia đình, nàng biết tôi luôn luôn cư xử theo mẫu mực của con người nề nếp và trọng đạo lý. Khi tôi là con người nghệ thuật, nàng cho tôi cái tự do hoàn toàn trong việc tiếp xúc với phái nữ và trong việc sáng tác, nhất là sáng tác cho tình yêu”.
Yêu là bao dung, là hy sinh, là cho hết... Là cho tất cả – như ý nghĩa của 4 chữ Tình Ta Với Mình"

Ở lưng trời có con bươm bướm
Đâu, đâu nào đâu
Ở dưới đồng có đóa hoa xinh
Ô kìa, kìa kìa
Ơi tình yêu ta đã chớm, bướm hoa rập rình
Ấy, ấy tình ta với mình

Ô tình tình tang Ô
Ô lưng trời có dây mây trắng
Đâu, đâu nào đâu
Mây cuốn vào, cuốn lấy non xanh
Ô kìa, kìa kìa
Ôi tình yêu ta thần thánh
núi mấy xây cuộc tình
Ấy, ấy tình ta với mình

Ô tình tình tang Ô tình
Ta yêu nhau như ánh trăng rằm nằm trên, trên giàn thiên lý
Như gió khơi trên đồng về ru, ru hàng tre tơ
yêu nhau qua mùi hoa ngâu, hương cau,
Ôi mùi thương nhớ thế đó, vẫn còn còn mơ
Mơ là mơ vẫn còn còn mơ
Mơ là mơ cái duyên tình
Ô duyên tình, lấy chi mà đem ví
Tính tình tang
Ta lấy gì ví với duyên xanh
Ô tính tình tình
Cho dù tiên trên trần thế vẫn thua tình này
Ấy, ấy tình ta với mình
Ấy, ấy tình mình với ta
Tính tình tình tang tính...


Ca dao và Tình yêu  6-ns-hoang-thi-tho-3
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Ca dao và Tình yêu  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ca dao và Tình yêu    Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeThu Jun 09, 2016 12:34 am

Ca dao và Tình yêu  Hinh-anh-co-don-mot-minh-2


Bình ca dao: Mình nói với ta...

MÌNH MÃI CÒN SON


Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi gánh nước tắm cho con mình
Con mình vừa đẹp vừa xinh
Một nửa giống mình nửa lại giống ta


Ca dao với cặp hô ứng “mình – ta” có nhiều dạng:

có bài thì tha thiết:
“Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

có bài lại độc địa với nhau:
“Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình…”.

Riêng ba cặp lục bát của bài ca dao này đã chứa đựng rất nhiều kịch tính bắt nguồn từ chuyện “mình nói với ta mình hãy còn son”.
   
Trong đời nhiều cô gái đã gặp phải loại Sở khanh “quất ngựa truy phong” biệt mù tăm tích sau khi “con ong đã tỏ đường đi lối về”. Có người vì muốn đi tìm hạnh phúc mới đã phải che đậy quá khứ trót lầm lỡ của mình cũng có người mong tìm một chỗ dựa để có thể chăm sóc đứa con ngoài ý muốn…

Cảnh ngộ trớ trêu ấy không chỉ là tàn tích của một thời quá khứ vốn rất nhiều định kiến dành sẵn cho người phụ nữ mà bây giờ vẫn thế nên có bao người như cô gái đành chọn giải pháp đặt mình lên bàn cân số phận để gửi gắm hy vọng mong manh vào một người đàn ông có thể đem lại hạnh phúc cho mình.
   
Sự thật vô tình bị phát hiện khi “ta đi qua ngõ thấy con mình bò” quả thật dở khóc dở cười. Dẫu ta – mình đã có tình ý sâu nặng đến mấy cũng khó  chấp nhận một điều dối trá hiển nhiên. Chàng trai nếu là người hời hợt thiếu bản lĩnh thì cũng có đủ lý do để thản nhiên bước luôn qua ngõ thậm chí còn hả hê vì thoát cảnh “kẻ ăn ốc người đổ vỏ”. Lúc ấy cô gái sẽ bị xem là hạng đàn bà lẳng lơ mượn vẻ ngoài còn xuân sắc để mồi chài quyến rũ đàn ông. Màn kịch sẽ chấm dứt ngay từ cặp lục bát đầu tiên hạnh phúc không bao giờ đến với cô gái.
   
Cái nhìn của chàng trai ở đây không phải hờ hững như vậy vì chàng còn nhận ra “con mình những trấu cùng tro”. Câu thơ gợi lên nỗi đời cay đắng của cô gái khi chịu nỗi nhục của kẻ “bôi tro trát trấu” vào danh dự của bản thân gia đình dòng tộc xóm làng. Ở màn hai này chỉ có chàng trai lẳng lặng “gánh nước tắm cho con mình”. Nếu lời ca dao dừng lại ở đây nghĩa cử hào hiệp ấy cũng chỉ là dấu hiệu của một sự thương hại không hơn không kém. Giả sử cô gái vì chịu ơn mà đền đáp lại thì hạnh phúc chưa có gì bảo đảm. Vì lòng thương hại chưa đủ làm cơ sở cho mối duyên bền vững.
   
Cặp lục bát thứ ba vẫn là lời chàng trai như một sự kết ý vừa khéo để̉ giúp ta hiểu trọn tấm lòng chàng. Ngôn ngữ dân tộc đến đây mới phát huy hết vẻ đẹp tinh diệu trong lời khen “con mình vừa đẹp vừa xinh”. Đẹp là phẩm chất bên trong xinh là diện mạo bên ngoài. Quan trọng hơn là đẹp xinh giống mình – với nghĩa chiêu tuyết bênh vực cho cô gái. Còn “con mình” đâu phải phân biệt con mình – con ta mà “con của mình” cũng như “con của chúng mình” – nên mới giống ta. Vì yêu mình yêu cả con mình chàng đã nguyện làm người “gánh nước” gột sạch mặc cảm lầm lỡ cho cô gái. Chàng trai vừa khôn khéo vừa nhân hậu nên biết tự tạo hạnh phúc cho riêng mình còn biết đem đến hạnh phúc thật sự cho người mình yêu.

Phải là người yêu hết mình một cách chân thực thì ta mới tìm ra ẩn số sau lời hé mở mình hãy còn son. Cô gái trong bài ca dao này quả cũng “ghê gớm” và chủ động không kém Hồ Xuân Hương khi tự nhận mình hãy còn son. Tấm lòng son đã gặp gỡ tấm lòng vàng với chàng trai thì cô mãi vẫn còn son âu cũng là tri âm tri kỷ vậy!
                                                    
Trần Hà Nam



.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Ca dao và Tình yêu  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ca dao và Tình yêu    Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeThu Jun 16, 2016 1:50 pm




BÀI CA DAO “BỰC MÌNH”


“Ốc bực mình ốc
Ốc vặn ốc vẹo
Bèo bực mình bèo
Lênh đênh mặt nước
Nước bực mình nước
Tát cạn cấy khoai
Khoai bực mình khoai
Đào lên cấy muống
Muống bực mình muống
Ngắt ngọn nấu canh
Anh bực mình anh
Vợ con chưa có
Đêm nằm vò võ
Một xó giường không
Hỏi giường có bực mình không, hỡi giường?”


Ca dao và Tình yêu  Images?q=tbn:ANd9GcTqUkA1Y3bzeABuoqBAqOyTynYwgCe7VlpP21Sy_aWWc4F_ZH46vQ

Bài ca dao có mười bốn câu, đọc đi đọc lại thấy nó ngồ ngộ, thú vị và rất có duyên, nhưng là cái duyên thầm, “duyên lặn vào trong” như người ta thường nói.
 
Đây là lời tâm tình, nỗi trăn trở không kìm nén được nên bực mình của một chàng trai chưa vợ. Sự bực mình là ý chính được lặp đi lặp lại. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao lúc nào cũng mang theo tâm trạng “bực mình” nên nhìn đâu cũng thấy “bực”. Cái “bực mình” đó được gán cho các sự vật chung quanh.

Mười câu thơ đầu đã tạo nên cả một thế giới “bực mình” rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh. Có hai chiều cảm hiểu khác nhau về mười câu này; chiều cảm hiểu thứ nhất dựa trên mối quan hệ tác động từ ngoài vào trong đối với các sự vật:

- Ốc thì “bực mình” vì “vặn vẹo”
- Bèo thì “bực mình” vì “lênh đênh mặt nước”
- Nước thì “bực mình” vì “tát cạn cấy khoai”
- Khoai “bực mình” vì “đào lên cấy muống”
- Muống thì “bực mình” vì “ngắt ngọn nấu canh”.

Cách hiểu thứ hai dựa trên mối quan hệ tác động từ bên trong sự vật ra ngoài:

- Ốc “bực mình” nên  “vặn vẹo” (làm mình làm mẩy).
- Bèo “bực mình” nên  “lênh đênh mặt nước” (bỏ đi lang thang).
- Nước “bực mình” nên  “tát cạn cây khoai” (làm bỏ ít)
- Khoai “bực mình” nên “đào lên cấy muống” (bỏ dở việc này, sang việc khác)
- Muống “bực mình” nên “ngắt ngọn nấu canh” (hờn lẫy).
                       
Hai cách cảm nhận tuy khác nhau nhưng không làm hỏng cái duyên của bài ca dao. Có lẽ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du) nên khi nhìn mỗi một sự vật trong thế giới chung quanh, nhân vật trữ tình đều tìm thấy lí do riêng để cho nó chia nỗi “bực mình” hợp lí. Dường như tạo vật cũng đồng điệu với chàng trai chưa vợ này.

“Bực mình” trong trường hợp này là một trạng thái tâm lí được biểu hiện ra bằng hành động, thái độ, ngôn ngữ rõ ràng cụ thể. Dân gian đã sử dụng những từ láy vặn vẹo, lênh đênh và những động từ tát, đào, ngắt… để diễn tả thế giới đồng điệu của những thứ nhìn đâu cũng thấy bực mình mà ngộ nghĩnh đó.

Nhịp thơ ngắn, ngắt câu gãy gọn thể hiện cho cái ngôn ngữ nhát gừng của người bực mình mà chẳng biết nói với ai.

Sau khi đã nói gần nói xa, nhìn quanh nhìn quất, cái ý chính, nỗi niềm, duyên cớ “bực mình” của chàng trai giờ đây được nói rõ trong mấy câu cuối:

“Anh bực mình anh
Vợ con chưa có
Đêm nằm vò võ
Một xó giường không”

Chẳng có gì phải dấu diếm nữa nên cuối cùng bài ca dao kết thúc bằng một câu hỏi đột ngột:

“Hỏi giường có bực mình không, hỡi giường ?”

Đến đây thì người nghe, người đọc thấy được sự chân thực đáng  thông cảm  cho sự “bực mình” của chàng trai chưa vợ.

Có lẽ chàng trai chưa vợ coi cái “giường không” là vật gần gũi, thông cảm nhiều nhất đối với mình cho nên mới hỏi một câu thân thiết như vậy.

Cái giường và chuyện ái ân là hai thứ gần gũi, gắn chặt nhau nên chàng trai chia sẻ nỗi bực mình với cái giường là điều hoàn toàn hợp với logic.

Cái hay của bài ca dao ẩn trong cái duyên thầm mà nếu đọc lướt qua, không cảm thông với nhân vật trữ tình sẽ tưởng như nói chuyện vô duyên. Cái duyên ấy không tập trung ở riêng một câu nào mà “lặn” đều vào tất cả mọi câu.

Điều thú vị khi đọc bài ca dao này là nỗi “bực mình” của chàng trai về một chuyện tưởng chừng khó nói tuy chưa được giải quyết nhưng được thể hiện thật tự nhiên, dễ thương, đáng yêu và mang đầy tính nhân bản.

Suy cho cùng, nỗi bực mình trong bài ca dao này cũng là một khía cạnh biểu hiện khác của sự khao khát tình yêu lãng mạn, tình dục bản năng trong mỗi con người.

Mà điều ấy thì chẳng có gì là xấu cả.

Mộc Nhân – Lê Đức Thịnh

Ca dao và Tình yêu  Images?q=tbn:ANd9GcRgVHaz3XsqIowYYJ7bLIjySRj5TcAi0Efa3oZAnLASfnZ-k81O
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Ca dao và Tình yêu  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ca dao và Tình yêu    Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeSun Jun 26, 2016 12:15 am

Ca dao và Tình yêu  ThieuNu7


AI NÓI VỚI ANH RẰNG EM ĐÃ CÓ CHỒNG?

“Mùa xuân em đi chợ Hạ  
Mua cá thu về chợ hãy còn đông  
Ai nói với anh rằng em đã có chồng?
Bực mình em đổ cá xuống sông, em về”

Bài ca dao rất ngắn nhưng kể được một câu chuyện có kịch tính, đầy rắc rối, rất thực tế và quan trọng đối với người con gái.

Hai câu đầu nói đến việc cô gái đi chợ. Công việc của cô được ghi bằng những từ: xuân, Hạ, thu, đông - ẩn chứa lối chơi chữ đồng âm quen thuộc trong ca dao.

Ca dao và Tình yêu  Ch%E1%BB%A3+qu%C3%AA

Mùa xuân là mùa của hội hè, vui chơi, trai gái tìm nhau; chợ Hạ vừa là danh từ riêng chỉ tên một cái chợ cụ thể còn có nghĩa mùa hạ; Yếu tố thu trong cá thu đồng âm với thu trong mùa thu; đông vừa là tính từ nói về chợ hãy còn đông người – cũng là mùa đông. Cách chơi chữ đồng âm thật tài tình, có đủ bốn mùa trong hai câu thơ diễn tả cô gái vừa tuổi đang yêu mà vẫn tháo vát đảm đang, làm việc quanh năm suốt tháng.
           
Cô gái ấy có bạn trai đến chơi nhà tìm hiểu, kết thân cho nên cô đã đi chợ mua cá thu về để đãi khách. Cô vội vàng trở về nhà khi chợ còn đông. Nhưng cô chưa về đến nhà thì khách đã bỏ đi vì nghe ai đó nói cô đã có chồng.

Có lẽ cô bắt gặp chàng trai trên đường về nên chặn lại để hỏi cho ra lẽ:
“Ai nói với anh rằng em đã có chồng?”.

Câu hỏi cũng là lời trách sự hiểu nhầm của chàng trai. Sự trách móc ở đây thể hiện tình cảm chân thành, mạnh mẽ. Cô yêu chàng trai, vui mừng khi chàng đến chơi, chờ đợi nhã lời của chàng, nhưng chàng đã thiếu suy xét mà nghe người khác dèm pha.

Lời hỏi và trách ở đây không phải để tìm ra người dèm pha, nói sai về cô mà thực chất để khẳng định rằng “em chưa có chồng”, rằng em có thể kết bạn với anh. Lời nói của cô thật khéo, cô đã bày tỏ tình cảm của mình một cách ý nhị mà sâu sắc.

Lời chất vấn mà không nhận được câu trả lời từ chàng trai nên cô đã có thái độ bực mình và hành động đổ cá xuống sông em về. “Đổ cá” được sử dụng như  kiểu chơi chữ nói lái thành “đá cổ”, thể hiện kịch tính câu chuyện lên đến cao trào.

Cái hay của bài ca dao nằm ở hai câu thơ cuối: câu hỏi của cô thẳng thắn; giọng điệu phẫn nộ mà thành thực; hành động mạnh mẽ thể hiện tính cách hồn nhiên, chân thực và bộc trực.

Cả bài chỉ có lời của cô gái, còn chàng trai tuy không thể hiện ngôn ngữ nhưng cũng là người có cá tính: nghe nói người con gái mình đang nhắm nhía có nơi chốn rồi thì đùng đùng bỏ về mà không một lời từ biệt. Có lẽ chàng vừa giận vừa hụt hẫng khi nghe nói như vậy nên mới có thái độ và hành động bỏ ra về.

Khi nghe cô gái hỏi trách mình chàng cũng chẳng nói được gì vì biết mình đã sai. Cả hai đều hồn nhiên, bộc trực và họ đều đang yêu mãnh liệt đắm say.

Cô gái đảm đang tháo vát trong công việc, tình cảm chân thành, cách thể hiện thì mạnh mẽ mà sâu kín. Cô đặt chàng vào một thách thức, buộc chàng phải có thái độ dứt khoát. Có lẽ ngọn lửa của tình yêu sẽ làm tan biến những hiểu lầm do những lời dèm pha gây ra.

Sức hấp dẫn của bài ca không chỉ ở cái tình mà còn ở cả ngôn từ dân gian.

Bốn câu ca dao giản dị, vần điệu nhẹ nhàng, không ẩn ngữ cầu kì, chơi chữ thật khéo. Điều thú vị là mọi cung bậc tình cảm của tình yêu đôi lứa: yêu thương, hờn dỗi… được diễn tả bằng những câu ca ngắn gọn và thâm thuý. Đặc biệt là người nữ được bình đẳng trong việc bày tỏ tình cảm, thoát khỏi sự ràng buộc nghiêm ngặt của lễ giáo phong kiến.

Bài ca dao tuy không có đoạn kết nhưng chúng ta hiểu được cái kết “có hậu” – sau cơn mưa trời lại sáng – tình yêu của đôi nam nữ sau những giận dỗi do hiểu lầm sẽ có cái kết tốt đẹp chăng?

Mộc Nhân – Lê Đức Thịnh

Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Ca dao và Tình yêu  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ca dao và Tình yêu    Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeTue Sep 13, 2016 12:54 am

Ca dao và Tình yêu  Tc3a1t-nc6b0e1bb9bc-ge1baa7u-dc3a2y


Ca dao và Tình yêu – Đề tài muôn thuở

Tình yêu vẫn luôn là một đề tài muôn thuở của văn học ở mọi giai đoạn. Nhắc đến những bài thơ tình ta không khỏi nhớ đến những nhà thơ lớn như: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận..., hay những nhà thơ thời nay như: Đỗ Trung Quân, Phan Thị Thanh Nhàn... Họ là những nhà thơ trong giai đoạn thơ văn hiện đại. Nhưng đã là người Việt Nam thì thật thiếu sót nếu ta không nhớ đến kho tàng văn chương truyền miệng của cha ông từ ngàn xưa để lại: Thơ ca dân gian.

Ta hãy quay về cội nguồn như tìm lại chính mình qua một khía cạnh của thơ ca dân gian: Ca dao Việt Nam. Chúng ta cùng nhìn lại những bài ca dao mang chủ đề về tình yêụ Đó là những vần thơ trữ tình, sâu sắc, đậm đà chất dân tộc và rất phổ biến trong dân gian mà có thể bạn đã từng nghe qua.
    
Ca dao là một dạng của thơ và ở thời đại nào nó cũng chinh phục được người đọc. Hơn nữa, những bài ca dao với nội dung về tình yêu không cứng nhắc với những niêm luật phức tạp như thơ cổ điển. Để hiểu rõ ràng hơn, đầu tiên ta thấy rằng tình yêu nam nữ trong ca dao được thể hiện rất trong sáng và lành mạnh:

Thuyền ai lơ lửng bên sông
Có lòng đợi khách hay không hỡi thuyền?

Ta thấy sự bài tỏ tình cảm tế nhị qua hình ảnh bến và thuyền:

Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
   
Trong bước đầu đi đến tình yêu, đâu có ai trong chúng ta dễ dàng bày tỏ được tình cảm của mình một cách 'xuôi chèo mát mái' đâu. Chỉ với hai câu ca dao ngắn gọn mà đã lột tả được sự ngập ngừng rất dễ thương đó:

Thò tay mà bứt cọng ngò
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ

Ta tìm thấy trong ca dao Việt nam những hình ảnh nói lên tình cảm chân thật, sâu đậm của người dân:

Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.
   
Lòng chung thuỷ của người Việt Nam là một trong những nội dung tất yếu thể hiện qua ca dao:

Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Dù có xa nhau đi nữa cũng ba vạn chín nghìn ngày mới xa.

Lòng chung thuỷ sắt son cũng được thể hiện thật tuyệt vời như:

Chừng nào cho sóng bỏ ghành
Cù lao bỏ biển anh mới đành bỏ em.
    
Đặc điểm của ca dao Việt Nam là ngắn gọn, súc tích. Nó được hình thành bằng những hình ảnh, ngôn từ hết sức giản dị và chân thật gần gũi với đời sống người dân. Do đó, chỉ cần đọc qua ta có thể nhớ được dễ dàng nhưng có đọc đi đọc lại ta mới thấy hết được cái hay, cái đẹp của ca dao Việt Nam trong cách thể hiện nội dung:

Thương anh vô giá quá chừng
Trèo truông quên mệt ngậm gừng quên cay
Nhác trông thấy bóng anh đây
Ăn chín lạng hạt ớt ngọt ngay như đường.
    
Ca dao Việt Nam không phải là những lời thơ bóng bẩy, nó gợi lên những hình ảnh thiên nhiên gần gũi nên dễ dàng đi vào lòng người:

Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
    
Bên cạnh đó, có những bài ca dao mà trong đó ta chỉ thấy niềm cảm thông và tình yêu cao thượng mà không thấy sự giận hờn hay trách móc:

Mình nói dối ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi xách nước rửa cho con mình.
    
Tất cả những mối tình không phải lúc nào cũng đi đến kết cục hạnh phúc. Trong một mối tình sẽ có nước mắt, hạnh phúc hay sự khổ đau khi chia xa và ca dao Việt Nam cũng không ngoài quy luật đó:

Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác xưa.

Hay là:

Chè non ai hái nửa nương
Cau non nửa chẽ người thương nửa chừng
Hai hàng nước mắt ngập ngừng
Thà rằng ngày trước ta đừng gặp nhau.
    
Như vậy đó, ca dao Việt Nam được hình thành và truyền từ đời này qua đời khác. Nó vẫn mang những nội dung không ngoài những quy luật của cuộc sống. Bằng những hình ảnh được nhân hoá, bằng phương pháp ẩn dụ khéo léo và tài tình, ca dao Việt Nam nói lên được những tâm tư tình cảm của người dân, những tình cảm mộc mạc, trong sáng và đậm đà tình nghĩa.
  
Trên đây chỉ là một số ít những câu ca dao nói về tình yêu trong thơ ca dân gian. Nếu có dịp, chúng ta sẽ nhắc đến những câu ca dao, tục ngữ nói về thiên nhiên, tình cảm gia đình hay về những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày.
    
Cho dù đi bất cư nơi đâu, ta vẫn cảm thấy tâm hồn thanh thản và ấm áp khi nghe lại những câu ca dao trong làng thơ ca dân gian Việt Nam.
   
Có dịp nhìn lại để chúng ta có dịp nhắc nhở nhau rằng thơ ca dân gian là một kho tàng vô giá của dân tộc Việt.

(Sưu Tầm)

Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Ca dao và Tình yêu  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ca dao và Tình yêu    Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeMon Nov 07, 2016 12:10 am

Ca dao và Tình yêu  Dan_ca_quan_ho_ven_nguyen_net_dep_vung_kinh_bac_13610(1)

Tình Yêu Nam Nữ Qua Ca Dao và Tục Ngữ

Trần Ngọc


Tình yêu là bản chất thiêng liêng và tự nhiên của con người cho nên dù ở thời đại nào, tình yêu bao giờ cũng là đề tài bất tận cho những áng văn chương.

Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa là một quốc gia nông nghiệp. Với hình thể chữ S mềm mại uốn cong ven bờ Thái Bình Dương, với cảnh vật thiên nhiên kỳ tú như cỏ cây hoa lá, như núi cả sông sâu, như lũy tre xanh, như đồng ruộng óng ả lúa vàng,... hòa với tâm tình và lịch sử của dân tộc, quê hương Việt Nam đã có một nền văn chương bình dân hay bác học hết sức phong phú đầy nét vẽ chân thành pha lẫn những điểm tế nhị và sâu sắc.

Trong cái tình cảm đa dạng đó của dân tộc, tình yêu nam nữ đã vươn lên như cánh hoa nở trong vườn đời, tạo nên biết bao câu ca giao tình tứ , bao vần thơ truyền khẩu lãng mạn.

I. Giai đoạn tỏ tình.

Tình yêu đã nảy nở trong những buổi rạng đông khi sương mai còn ướt đẫm cỏ cây, khi chim muông còn đang ngại ngùng trong giấc ngủ, hay trong những buổi chiều tà khi mặt trời đã gác non đoài, với những đoàn trai gái trong làng vác cày rửa hái để trở về mái nhà tranh sau một ngày làm việc. Những làn khói cơm chiều lan tỏa vươn trong giải mây tím hòa lẫn với tiếng hát của trẻ mục đồng đang dắt trâu trở về, đã phác họa cho chúng ta hình ảnh một miền quê êm ả thanh bình.

Trên trời dưới nước, thấp thoáng sau lũy tre xanh, quanh co bên bờ đê ấp yêu ruộng đồng, rì rào bên sóng lúa chín vàng, mênh mang trong tiếng sáo diều vi vu... tất cả những hình ảnh đẹp đó đã gợi nên những vần thơ trao hỏi ý tình giữa trai gái trong làng.

Hãy nghe chàng trai mở đầu, hỏi người thôn nữ bằng một câu hỏi ỡm ờ, gợi ý xa xôi:
Hôm qua tát nước đầu đình
Để quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà.

Người con trai thật sự chưa chắc đã để quên cái áo, nhưng chàng cố ý gài người thôn nữ vào thế phải trả lời khi tỏ ý ngờ rằng nàng đã giữ cái áo của mình để làm tin.

Cũng có khi chỉ là một câu hỏi bâng quơ nhưng diễn đạt bằng những câu thơ thật trữ tình của một đêm trăng sáng, chàng trai có nhiều hi vọng để được cô gái trả lời:
Hỡi cô tát nước đầu làng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

Nhiều khi chàng mạnh dạn hơn:
Cô kia cắt cỏ một mình
Cho tôi cắt với chung tình làm đôi
Cô còn cắt nữa hay thôi
Cho tôi cắt với làm đôi vợ chồng

Nhưng thường thì các chàng trai làng hỏi dọ ý một cách nhẹ nhàng hơn, không dùng hai chữ “vợ chồng” nghe có vẻ suồng sã, mà dùng hai chữ “kết duyên”, có vẻ thơ mộng hơn:
Hỏi xa anh lại hỏi gần
Hỏi em phỏng độ đương xuân thế nào
Thấy em là gái má đào
Lòng anh chỉ muốn ra vào kết duyên

Phía bên con gái, các thôn nữ không phải lúc nào cũng chỉ biết e lệ làm thinh, mà đôi khi cũng rất bạo dạn để ngỏ lời trước:
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại em than vài lời.

Các cô bạo dạn, nhưng bạo dạn trong hồn nhiên:
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu

Cử chỉ mời trầu đó không có tính cách lơi lả, mà chỉ chứng tỏ rằng người thôn nữ muốn sống thành thật với chính mình. Hai chữ “cau xanh” chỉ mối tình son trẻ, hai chữ “xơi trầu” có ý nghĩa trân trọng. Và bốn chữ ghép lại thành hai chữ “trầu cau” chỉ sự mong ước cho một mối duyên Tấn Tần. Người con trai chắc chắn không thể nào không nhận miếng trầu mời bởi người con gái trong cái cung cách lịch sự ấy.

Nhưng các cô thôn nữ nhiều khi sợ mình yêu mà chưa chắc đã được yêu, hay sợ tình yêu của mình đến chậm chăng, nên đôi lúc các cô cũng quanh co rào trước đón sau:
Anh đà có vợ con chưa
Mà anh ăn nói ngọt ngào có duyên
Mẹ già anh ở nơi nao
Để em tìm vào hầu hạ thay anh.

Những câu tỏ tình như đã kể trên thường chỉ là những câu mà trong lúc vắng vẻ, hai người đã hỏi ý cùng nhau. Tất cả đều là những câu mộc mạc chân tình, nhưng không kém vẻ lãng mạn trữ tình.

Trong những dịp hội hè có hát đối giữa hai nhóm trai gái của hai làng kế cận, những câu tỏ tình được gợi ra thật nhẹ nhàng bóng bẩy, như có chất thơ.

Bên con trai hỏi:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa

Bên con gái đáp:
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

Hay lãng mạn hơn:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ trước gió biết vào tay ai

Thật là những câu đối đáp hết sức thi vị, mượn ngoại cảnh để nói lên nỗi lòng. Bảo rằng văn chương bình dân, nhưng nhiều khi còn trữ tình và thơ mộng hơn văn chương bác học. Chẳng hạn như nói tới lứa tuổi đôi mươi của người thôn nữ, phong cảnh đồng nội hữu tình đã được lồng trong ước mộng vàng son của lứa đôi:
Ngọc còn ẩn bóng cây tùng
Thuyền quyên còn đợi anh hùng sánh vai.

Người con gái cũng như bông hoa còn đang giấu nhụy để chờ ngày khoe sắc với chàng bướm lang quân.

II. Giai đoạn tình yêu.

Sau giai đoạn tỏ tình là đến giai đoạn yêu đương và đây là thời gian thơ mộng nhất cũng như đầy thử thách nhất. Nào yêu thương, nào nhớ nhung, nào giận hờn, nào xa cách, nào đợi chờ...

Hãy nghe chàng và nàng thủ thỉ bên nhau những lời âu yếm:
Thương anh, em để ở đâu
Để trong cuốn sách để đầu trang thơ
Thương em, anh để ở đâu
Để trong tay áo lâu lâu lại dòm

Khi phải tạm xa nhau, chàng trai luyến tiếc những giây phút cận kề:
Còn đêm nay nữa mai đi
Lạng vàng không tiếc, tiếc khi ngồi kề.

Trời đã sáng, những gặp gỡ hàn huyên đêm qua giờ chỉ còn là kỷ niệm mong manh để làm hành trang cho cuộc đăng trình.

Còn nàng thôn nữ thì cũng nức nở trong ngấn lệ đầy vơi:
Có đêm thơ thẩn một mình
Ở đây thức cả năm canh rõ ràng
Có đêm tạc đá ghi vàng
Ngày nào em chả nhớ chàng, chàng ơi.

Đi đâu, làm gì, nàng đều cảm thấy nỗi nhớ đeo đẳng và vương dấu tích khắp nơi khiến xao lãng cả công việc thường ngày:
Chiều chiều mang giỏ hái dâu
Hái dâu chả hái, nhớ câu ân tình

Những nhớ nhung đó đã đong đầy thêm tình yêu, để khi gặp lại thì hai người vội vã ước hẹn cho những mộng ước mai sau:

Nàng thì:
Ước gì chung mẹ chung thầy
Để em giữ cái quạt này làm thân

Và tình tứ hơn nữa:
Chải đầu chung cái lược ngà
Soi gương chung cả cành hoa giắt đầu

Còn chàng thì cũng dùng cái quạt để xẻ chia hương nồng:
Quạt này anh để che đầu
Đêm đêm đi ngủ chung nhau quạt này

Hay vẽ ra những âu yếm trang trọng mà chàng sẽ dành cho nàng:
Ước gì ta lấy được nàng
Để ta mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân

Thật là cao sang, cầu kỳ và thơ mộng. Rồi thì cuối cùng cả hai cùng cầu nguyện cho một ngày vui mau pháo đỏ nhuộm đường:
Nấu chè van vái Nguyệt hà
Khiến cho sum hiệp một nhà phụng loan.

III. Giai đoạn tình nghĩa phu thê.

Rồi năm tháng qua, bánh xe tình yêu đã đưa đôi nam nữ đến bến bờ của yêu đương hạnh phúc. Bây giờ tình yêu không còn thuần túy là thương mây khóc gió hay vẩn vơ nhung nhớ nữa mà tình yêu đã đi chung với bổn phận và trách nhiệm.

Có những cuộc hôn nhân đem lại hạnh phúc và thủy chung, nhưng cũng có những cuộc hôn nhân chỉ đem đến đắng cay và chán chường.

1) Những cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Sau ngày cưới, có những cuộc sống chung vẫn luôn luôn tốt đẹp. Đó là nhờ sự cố gắng yêu thương và nhường nhịn của cả đôi bên, nhưng phần lớn là nhờ ở người vợ với những đức tính hiền hòa, nhu mì và biết lẽ thủy chung.

Hãy ngắm nhìn hình ảnh đẹp của một đôi vợ chồng nông dân trong công việc đồng áng tuy vất vả nhưng luôn luôn có nhau để tạo dựng cuộc sống:
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Hình ảnh đó đã phản ảnh lời cùng nhau hứa hẹn khi đang chuẩn bị cho cuộc hôn nhân:
Làm sao nên nghĩa phu thê
Đó chồng đây vợ ra về có đôi.

hoặc sự hòa thuận xẻ chia gánh nặng đường đời:
Thuận vợ thuận chồng
Tát bể đông cũng cạn.

Nhưng để đi đến hạnh phúc ấy, cả hai vợ chồng đều phải nương cậy và nhường nhịn lẫn nhau:
Tay bưng dĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau.

Nhất là người vợ, với ảnh hưởng của nền luân lý đạo Nho, đạo Khổng:
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

Chiều chồng và lo lắng món ăn thức uống cho chồng cũng là đức tính của người phụ nữ Đông phương. Họ cảm thấy đó là niềm vui, là bổn phận tự nguyện và xa hơn nữa, là hạnh phúc:
Đốt than nướng cá cho vàng
Đem tiền mua rượu cho chàng uống chơi.

Xem như thế, từ lúc gợi ý quen nhau đến lúc yêu thương và cuối cùng là cuộc sống chung lứa đôi, người dân Việt Nam đã hoàn toàn nêu gương tốt về sự yêu thương và chung thủy:
Dẫu cho đá nát vàng phai
Trăm năm duyên nợ chẳng phai chút nào.

2) Những cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

Có những cuộc hôn nhân không đem lại hạnh phúc, do việc ép gả của mẹ cha, nhiều khi chỉ vì “môn đăng hộ đối” mà quên đi sự lựa chọn cần thiết của chính con mình:
Mẹ em ham thúng xôi dền
Tham con lợn béo tham tiền Cảnh Hưng
Bây giờ kẻ thấp người cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.

Hay người chồng về sau bỗng sinh “mèo chuột” và bỏ bê vợ con trong nỗi cô đơn mong chờ:
Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ.

Cũng đôi khi do tại người chồng bỗng nhiên va phải những thói hư tật xấu như cờ bạc hay rượu chè khiến hạnh phúc gia đình chỉ còn là hình ảnh đã phôi pha:
Chồng em nó chẳng ra gì
Tổ tôm xốc đĩa nó thì chơi hoang.

Danh từ “nó” dùng để chỉ người chồng, chứng tỏ rằng người vợ không còn tìm thấy ở chồng mình những điểm để nàng thương yêu hay kính trọng. Tuy nhiên vì sợ hàng xóm chê cười nên nàng đành cam chịu số phận hẩm hiu:
Nói ra xấu thiếp hổ chàng
Nó giận nó phá tan hoang cửa nhà
Đắng cay ngậm quả bồ hòn
Con nhà gia thế chồng con kém người.

Về phần những người chồng hiền lành, nhiều khi cũng rất buồn vì người vợ đã thiếu mặn nồng trong tình yêu. Nguyên do cũng vì tục tảo hôn, được cha mẹ gả cho một người vợ không yêu mình vì nàng đã có trước một người yêu:
Lấy chồng chẳng biết mặt chồng
Đêm nằm tơ tưởng đến ông láng giềng.

Hay có những bà vợ, tưởng rằng đã lấy nhau rồi thì không còn gì mà phải giữ gìn sắc đẹp, chỉ cần lo nội trợ là đủ. Họ đâu nghĩ rằng nếu ăn mặc bê bối hoặc để nhan sắc tàn phai, sẽ làm người chồng chóng chán và hạnh phúc gia đình cũng vì thế mà nhạt phai:
Chửa chồng nón thúng quai thao
Chồng rồi nón rách quai nào thì quai
Chửa chồng yếm thắm đeo hoa
Chồng rồi hai vú bỏ ra tày giành

Và những lời thở than chung về những cuộc hôn nhân không đẹp mà hiện tại chỉ là một gánh nặng:
Gái có chồng như gông đeo cổ
Trai có vợ như nhợ buộc chân

Hay:
Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua lá cái nợ đời chi đây

IV. Phần kết luận.

Tình yêu và hôn nhân, cũng như mọi chuyện trên thế gian, đều có những bề mặt trái không tốt đẹp. Tuy nhiên những bề mặt trái đó chỉ là thiểu số và so với các quốc gia Tây phương, tình yêu và hôn nhân của người Việt Nam chúng ta có rất nhiều điểm đáng ngưỡng mộ.

Trước tiên, tình yêu của người Việt chúng ta nặng nhiều về mặt tình cảm và nhẹ nhiều hơn về mặt vật chất. Tình yêu của chúng ta lãng mạn hơn và trữ tình hơn. Nhục dục không phải là vấn đề trên trước. Cho nên đã có câu:
Thấy em đẹp nói đẹp cười
Đẹp người đẹp nết ra vào đoan trang
Vậy nên anh gửi thư sang
Dù sao anh quyết lấy nàng mà thôi.

Về mặt hôn nhân, những đức tính nhường nhịn, dĩ hòa vi quý và thủy chung vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong lề lối suy nghĩ và cư xử của chúng ta. Phải chăng nền luân lý thâm sâu của Nho giáo từ ngàn xưa trong lịch sử 4000 năm văn hiến vẫn chưa nhạt mờ trong tâm huyết:
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau

hay:
Trăm năm lòng gắn dạ ghi
Dẫu ai đem bạc đổi chì cũng không.

Người viết ước mong rằng bài soạn này sẽ là một đóng góp nhỏ bé trong phần sưu khảo và tìm hiểu về tình yêu nam nữ trong lãnh vực văn chương truyền khẩu Việt Nam mà các nhà phân tích văn học thường gọi là văn chương bình dân, để phân biệt với nền văn chương bác học mà những thi nhân hữu danh đã để lại bằng những văn bản cho đời sau.

Trần Ngọc
Thung Lũng Hoa Vàng
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Ca dao và Tình yêu  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ca dao và Tình yêu    Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeTue Nov 22, 2016 10:26 pm

Ca dao và Tình yêu  Tranh-hai

Phiếm về tình yêu qua ca dao tục ngữ Miền Nam

     

BS Phan Giang Sang

Đám trẻ con vui sướng chạy rông trên bờ đê, dưới ráng chiều êm ả, mặc cho tâm tư nó rông rủi theo cơn gió mát thổi trên cánh đồng bao la, thơm bát ngát mùi lúa chín vàng. Bổng dưng có đứa phát lên:

"Trời mưa lăm râm,
 Cây trâm có trái
 Con gái có chồng
 Đàn ông có vợ,
 Đàn bà có con"...

Thì ra có đứa trẻ ngây thơ ngắt lấy bông đuôi chồn, thắt hình con chó chơi, rồi hồn nhiên đưa tặng cho đứa con gái, đoạn bẻn lẻn bỏ chạy.
 
Đây là những mối cảm tình đơn sơ, thơ ngây và mộc mạc của đám trẻ thơ ở đồng quê Miền Nam. Từ đó với thời gian trưởng thành nó mới phát hiện nên những lời, những câu ca dao, câu hò, điệu hát vang lên ngoài đồng trong những lúc cấy cài, gặt lúa hay trên sông, trên đường về làng sau một ngày làm lụng mệt nhọc ngoài đồng. Từ đó mới thành vợ thành chồng, sanh con đẻ cái, là riềng mối gia đình, quốc gia dân tộc.

Tuy vậy tính chất lãng mạn trong tình yêu được thể hiện qua những câu ca dao chất phác, mộc mạc, trử tình, nhẹ nhàng của những thôn nữ và trai làng Miền Nam rất dễ thương. Tuy nhiên nó cũng không kém phần lãng mạn, phong phú và hóm hỉnh vui tươi.

Tình Yêu

Tình yêu tuy không sắc không hương, nhưng hể vướng vào nó, có ngày sẽ nếm đủ mùi vị đắng cay, ngot bùi, bạc bẻo. Hể lụy vào tình ái sẽ chịu lắm điều khổ đau, cho đôi bên nam nữ và những trẻ thơ, kết tinh của mối tình dang dở.

Tình yêu đã làm cho biết bao nhiều người vui sướng, khổ đau mà cũng làm không bao nhiêu người phải tự tử, vì không trọn được ước mơ lấy nhau, sống với nhau trọn đời trọn kiếp. Nó cũng gây biết bao nhiêu cuộc tình tan vở, trở nên điên dại vì kỳ thị tuổi tác, môn đăng hộ đối, tôn giáo và sắc tộc.

Tình yêu trở thành một thứ đề tài được diễn tả bằng những áng thơ văn tuyệt tác trên thế giới.

Việt Nam ta, kiệt tác Kim Vân Kiều của thi sĩ Nguyễn Du nổi tiếng nhứt vì nó tiêu biểu đủ hết những nét đẹp và sấu, niềm đau bể khổ mà kẻ đang yêu lặn hụp trong đó.

 Chuồn chuồn mắc phải tơ vương
 Nào ai quấn quýt thì thương nhau cùng.

Từ chốn thôn quê sàn dã cho đến thị thành, dân quê hay kẻ học thức uyên thâm, cũng không sao tránh được tình yêu. Mỗi người, mỗi nơi bày tỏ nổi lòng mình như nhau, chỉ khác ở lời tâm tình, hành động thân yêu dịu dàng hay thô lỗ mà thôi.

Tình yêu lại là bẩm tính của con người ở mọi nơi, mọi lứa tuổi, mọi thời đại và giai cấp trong xã hội. Nó tươi đẹp ở tuổi mộng mơ của người con gái. Họ lo lắng cho số phận, tương lai qua ca dao:

Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước biết gởi mình vào đâu?

Gái thuyền quyên mười hai bến nước
Trong nhờ đục chịu, biết về tay ai.

Qua sự gần nhau hằng ngày trong cuộc sống, nó âm thầm len lỏi, từ từ xâm nhập, ăn sâu vào thâm tâm từ lúc nào không biết. Nó bắt đầu bằng sự thân thương trong trắng, để rồi động lại trong tâm hồn mãi mãi suốt đời không sao quên được. Nó thật là lãng mạn.

Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

Có khi nó bồng bột, ầm ỉ, ào ào như sấm sét, cuồng phong tới tấp. Đó là tình yêu vội vã, không kêu, không mời nó cũng tới: tiếng sét ái tình.

Nó như cái duyên nợ mà người ta gọi là nhân duyên. Mà nhân duyên nó như sợi dây nó ràng buộc nhau truyền kiếp, mình mắc đâu từ đời nào để rồi bây giờ mình phải trả.

Thác ba năm thịt đã thành bùn,
Đầu thai con chim nhạn đậu nhánh tùng chờ em.

Thấy hông, chờ tới chết rồi hóa kiếp khác cũng không quên, chờ cho bằng được chớ phải chơi đâu.

Chẳng thà lăn xuống giếng cái chũm,
Chết ngủm rồi đời
Sống chi đây chịu chữ mồ côi
Loan xa phượng cách biết đứng ngồi với ai?

Khi một người trai hay gái mà chết thì người kia thà nhảy xuống sông, xuống giếng chết cho rồi chớ không chịu sống cô đơn.

Giống dòng Lạc Việt ta cũng có huyền thoại Mỵ Nương - Trọng Thuỷ trong sử trước Công Nguyên.

Nói về tình nghĩa phu thê keo sơn gắn bó, thật ra con người khác hơn loài cầm thú ở chỗ tượng trưng cái hình ảnh thanh cao bằng đám cưới, ngoài loan phượng còn có cặp uyên ương nữa: đôi thiên nga. Đây cũng là truyền thuyết vì khi một con thiên nga chết, tức thì con kia sẽ bay bổng lên thật cao rồi đâm đầu lao xuống tự thác. Ở loài cầm thú mà còn thuỷ chung huống gì con người có quá nhiều tình cảm, có nhiều sự ràng buộc.

Tình yêu tuổi trẻ thời xưa còn chịu nhiều ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa, đạo lý Phật giáo, Khổng và Lão giáo. Chính vì vậy thanh thiếu niên còn bị nhiều lệ thuộc vào lễ giáo, phong tục và tập quán gia đình từng vùng quê nữa.

Tỏ Tình

Việt Nam là nước nông nghiệp. Người dân quê, quanh năm suốt tháng, sống trên cánh đồng lúa xanh bao la bát ngát, trong vườn cây trái xanh tươi, nên việc tỏ tình của họ cũng lấy trời mưa, trời gió, ruộng vườn, cây trái, hoa quả, con chim con cá, bờ ao, con sông...

Họ ấp a ấp úm, úp úp mở mở,  chớ không dám đi thẳng vào đề. Họ ngâm ca dao hay hò hát trong lúc làm việc, hay nghỉ mát sau khi làm lụng mệt nhọc cho khuây khỏa, hay trên đường về làng, về mái nhà lá xiêu vẹo dưới bụi tre, tàng cây bên bờ sông... chèo ghe đi buôn.

Lời tỏ tình của người con trai có phần quê mùa, khờ khạo, nói đúng ra không biết cách dê. Mà trên đời nầy đâu có trường nào dạy "dê" đâu? Phải có thì hồi nhỏ tôi cũng đã ghi tên theo học!

Trời sanh bông trắng nhị huỳnh,
Đội  ơn bà nội đẻ má, má đẻ mình dễ thương.
                              
Hồi nào mặt mũi tèm lem,
Bây giờ em trổ mã, anh thèm anh ve.

Thật ra chàng thanh niên khờ khạo không biết mở lời làm sao, đành nói lanh quanh, vòng vo tam quốc mới vô đề được. Thật là tội nghiệp! Hồi nhỏ chúng tôi thường đưa võng ru em như vầy:

 Chợ Sai gòn xa, chợ Mỹ cũng xa,
 Anh viết thơ thăm hết nội nhà,
 Trước thăm phụ mẫu, sau đà thăm em...
(lại quỉ quái thêm: Thăm em ba chữ tèm lem túa lùa..)

Chăn kia nửa đắp nữa hờ,
Gối kia nửa đợi, nửa chờ duyên em.

Trúc xinh trúc mọc đầu đình,
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

Trúc xinh trúc mọc bờ ao,
Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh"

Lời tỏ tình của người con gái có phần khôn ngoan dịu hiền dễ thương, biết lựa lời ăn tiếng nói thắm thía hơn:

Phải chi cắt ruột đừng đau,
Để em cắt ruột em trao anh mang về.
                                              
Bướm vàng đậu đọt cau tơ,
Sao anh cứ ở lắc lơ vậy hoài.

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ, bây giờ nhớ ai?

Tìm người xứng đáng để trao thân gởi phận.

Không thể nào ngồi chờ duyên phận đưa đẩy, thanh niên nam nữ  cũng phải tìm nơi tốt, người tài đức mà trao thân gởi phận chớ. Thời đại nầy đâu còn cảnh cha mẹ đặt đâu ngồi đó nữa?

Lên non chọn đá thử vàng,
Thử cho đúng lượng mấy ngàn cũng mua.

Chim khôn đậu nóc nhà quan,
Trai khôn tìm vợ, gái khôn tìm chồng.
Trai khôn tìm vợ chợ đông,
Gái khôn tìm chồng ở (giữa) chốn ba quân.

Cũng không phải dễ dàng mà tán tỉnh các thiếu nữ gia phong, nghiêm nghị, kín cổng cao tường, khó lắm chớ phải chơi.

Thấy em như thấy mặt trời,
Thấy thời thấy vậy (mà) trao lời khó trao.

Xăm xăm bước tới cây chanh,
lăm le muốn hái, sợ nhành chông gai.

Tìm em như thể tìm chim,
Chim bay biển Bắc, đi tìm biển Đông.

Dầu có tìm được ý trung nhân đi nữa, cũng nên dò xem đức tánh, dịu hiền, hiếu thảo chớ đừng có a tằng phù nhào vô mà mắc lừa.
                              
Đến đây dầu đói giả no,
Dầu khôn giả dại đặng dò ý em.

Biết khó mà chài không được, chàng lên kẻ cả dạy đời, vừa khuyên mà cũng vừa lấy lòng hiếu thảo huy hiếp cho cô nàng thức tỉnh:

Con cá đối nằm trong cối đá,
Chim đa đa đậu nhánh đa đa.
Anh biểu em đừng lấy chồng xa,
Ở nhà cha yếu mẹ già,
Chén cơm đôi đũa, kỷ trà ai dâng.

Còn anh nầy si tình hết chỗ nói, thấy mà tội nghiệp. Cảnh nầy có phần hơi giống Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê: Đi một bước, lạy một cái.
              
Đi ngang nhà Má
Tay tôi xá, cẳng tôi quì.
Lòng thương con má, xá gì thân tôi.

Nhiều khi lại có đầu óc kỳ thị không thua bà Pauline Hanson:

Anh đứng làm trai, nam nhơn chi khí,
Em đứng làm gái, em chẳng biết suy,
Lấy Tây lấy Chệt làm gì?
So (Sao) bề nhơn nghĩa, sao bì An Nam.
 
Còn đây là những câu ca dao mộc mạc chất phác của trai gái Triều châu, tỏ tình cùng cô cậu Việt ở Bạc Liêu.

Chờ anh, em hết sức chờ,
Chờ cho ến xại, lên bờ khùi ui.

(Ở Việt Nam hay ở đây cũng vậy, người Triều Châu chuyên nghề trồng rẩy, nên cô em thơ ngây đây chờ anh nhân tình lâu quá, như chờ rau muống (ến Xại) bò lên bờ trổ bông (khùi ui vậy).

Chim kêu Ngồ ố, Láng Dài,
A hia xủa bố, a mùi ùm chai.
(Cô nàng trách sao anh đi cưới vợ mà không cho em hay)

Nào khi  ến thạo, hoan tùa,
Sùn hoang nghuệch lão, xuốt quà thăm em.
(Anh chàng ta hẹn hò, báo trước khi nào thấy gió xuôi, nước ngược anh chèo ghe ra thăm em nhé!)

Trời mưa ít dum hong tùa,
A hia phè chuối, xuốt quà thăm em.
(Trời mưa, trời tối, gió to anh chèo ghe ra thăm em). (4)

Cả ba câu trên cho ta thấy, anh Triều Châu phải chờ tối trời, mưa gió, lén lút trốn cha mẹ để đi thăm người yêu. Nổi gian truân là do ngoài khuôn khổ lễ giáo còn là việc duy trì nòi giống. Vì xa quê hương, người Trung Hoa muốn con cái lập gia đình với người cùng nước. Cũng vì vậy mà họ tập hợp lại ở một nơi, như Bạc Liêu, Chợ Lớn, cũng như ta ở Cabramatta (Úc), Bankstown, Bolsa, Little Saigon (USA).

Hể con cái lấy người ngoại quốc là cha mẹ buồn. Tại sao? Tại vì họ có ý chí phục quốc, phò Minh phản Thanh. Cũng vì vậy mà họ được gọi là Minh hương?)

Đã ba thập niên trôi qua, đồng hương chúng ta xa quê hương cũng còn mang theo cả bầu trời Việt Nam, mang cả phong tục và tập quán cổ truyền của bốn ngàn năm Văn Hiến, mang nặng cái quan niệm xưa nầy trong tâm khảm. Chính vì vậy mới gây cảnh chia ly của con cái:

Lửa nhen vừa mới bén trầm,
Trách lòng cha mẹ nỡ cầm duyên con.

Củi đậu nấu đậu ra dầu,
Lấy em không đặng anh cạo đầu đi tu!

Nếu mà không lấy đặng em,
Anh về đóng cửa cài rèm đi tu.

Chung tình như thế là quá đáng, lấy không đưọc người yêu là vào nương cửa Phật. Coi như chùa là chỗ dành cho kẻ thất tình!

Nhưng người con gái cũng không chịu thua. Chạy trời không khỏi nắng mà:

Tu đâu cho em tu cùng,
May ra thành Phật thờ chung một chùa.

(Còn tiếp)

Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Ca dao và Tình yêu  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ca dao và Tình yêu    Ca dao và Tình yêu  Icon_minitimeSat Nov 26, 2016 9:15 pm


Phiếm về tình yêu qua ca dao tục ngữ Miền Nam


(Tiếp theo - hết)

Nét đan thanh của người phụ nữ

Mặc dầu ai cũng biết "cái nết đánh chết cái đẹp", nhưng trên thực tế người ta vẫn lựa sắc đẹp, chớ không ai "a tằng phù" nhào vô vớ "Chung vô Diệm" (Chung vô Diệm là người phụ nữ rất ư là xấu) rước về nhà!
Như vậy ai cũng chọn sắc đẹp. Kỳ thực sắc đẹp lại đứng hạng bét trong sự sắp hạng sau đây mới lạ. Đây nhé:

1.      Nhứt dáng:
Dáng đi, tướng đứng thướt tha, đều đặn trang nhã, quí phái, khiến gợi lòng ham thích, muốn chiếm lấy.

Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương.

2.       Nhì bì:
Da dẻ min màng, tươi mát, thơm tho, trắng tinh như bông bưởi, ai mà không mê.

Ai xui má đỏ hồng hồng,
Để anh nhác thấy đem lòng thương yêu.

Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
(Dao cau là dao thật bén để bửa cau ăn trầu của các bà cụ xưa)

3.      Tam thanh:
Tiếng nói trong thanh, dịu dàng ngọt ngào, êm tai mùi mẫn, như là ca hát, tiếng cười dòn mê hồn như Bao Tự.

Người thanh tiếng nói cũng thanh,
Chuông kêu, sẽ đánh bên thành cũng kêu.

 4.      Tứ sắc:
Cái đẹp kiều diễm, mê hồn như Tây thi...
Cây oằn bởi tại hoa
Anh thương em vì nết, mê sa vì tình.
Thương em thương bóng thương dáng
Thương dạng thương hình
Thương từ lời ăn tiếng nói
Anh thương mình khéo tay.
              
Mắt

Người phụ nữ đẹp nhờ cặp mắt hiền từ dễ thương, long lanh, gợi tình. Chỉ cần liếc mắt cũng như đủ thu hút tâm hồn. Còn liếc thêm nữa như dao cắt đứt những trái tim si tình: Mắt đa tình.

Thấy em nhỏ thó lại có hường nhan
Chưn mày tầm, con mắt lộ
Nội xứ này không ai ngộ bằng em.

Cô nầy có đôi mắt đẹp nhờ nó lộ tròn xoe rất hấp dẫn. Cặp mắt tròn xoe trong sáng như đèn pha, nồng nàn dễ đốt cháy những trái tim đa tình. Thật ra chắc cô ta bị Basedow / Graves's disease?

Gió xuân thổi ngọn phù dung
Lòng anh như sắt, em nung cũng mềm!

 Thấy chưa, dầu anh có cứng rắn, oai phong anh hùng mã thượng như Từ Hải cũng chết vì hồng nhan mà, đã nói mà không tin!

Yêu nhau con mắt liếc qua
Kẻo chúng bạn biết, kẻo cha mẹ ngờ.
Cầm vàng ném xuống vực sâu,
Mất vàng không tiếc, tiếc đôi mắt bồ câu hữu tình.

 Tóc

Ông bà mình nói "cái răng cái tóc là gốc con người". Thật vậy, vì ngày nay người ta dùng DNA của tóc để tìm thủ phạm. Ngay cả việc truy tầm nguyên nhân gây ra chế chóc cũng vậy. Cái chết của Napoleon cũng phô bày ra ánh sáng sau mấy thế kỷ tranh luận. Năm rồi thử nghiệm của Mỹ công nhận, ông ta chết vì ngộ độc chất Arsenic, tìm thấy trong DNA của mấy sợ tóc .

Tóc em dài, em cài bông hoa lý
Miệng em cười có (để) ý anh thương.

Bới tóc cánh tiên, bỏ vòng lá liễu,
Thấy miệng em cười, trời biểu anh thương.

  Răng...

Ngày xưa phụ nữ chải chuốc, trang điểm má hồng nhưng không quên nhuộm  răng đen. Nhuộm răng rất công phu nhưng vì muốn đẹp nên họ không có màng.

Thấy em đẹp nói đẹp cười
Đẹp người đẹp nết lại tươi răng vàng
Vậy nên anh gởi thư sang
Tình cờ anh quyết lấy nàng mà thôi.

Đây cũng là một đặc tính MN, vì vào thời 50s-60s. Dầu răng không hư, không đau nhưng các cô gái quê lại ưa thích bịch răng vàng, để: "cười lên đi cho răng vàng sáng chói..."

Cái duyên dáng của người phụ nữ

Trời sanh ra người phụ nữ nào cũng có duyên dáng mặn mà, đặc biệt riêng tư mà người khác không có.

Người xấu duyên lặn vào trong,
Bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài.

Lễ giáo ngày xưa

Người Việt Nam lúc nào cũng noi theo Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo nên coi trọng hiếu thảo và đạo nghĩa ở đời. Chính vì vậy mà con cái phải tuân lời cha mẹ dạy bảo. Cha mẹ là quyền tối thượng, coi như lúc nào họ cũng đúng bởi họ có quá nhiều kinh nghiệm sống ở đời.  Hể họ phán ra, đặt đâu ngồi đó không được cải, vì áo mặc không qua khỏi đầu. Trong việc dựng vợ gả chồng, hể cha me ưng đâu là con cái phải nghe theo, không được cải. Thậm chí có khi trà dư, tửu hậu vui miệng vừa mới sinh con là gả hỏi cho con rồi.

Phụ mẫu sở sanh
Để cho phụ mẫu định,
Trong việc vợ chồng, chờ lịnh mẹ cha.

Con cái hiếu thảo, khi cha mẹ qua đời, phải để tang, thờ cúng hương khói ba năm sau, xả tang mới được ghép duyên chồng vợ.

Ba năm tang khó mãn rồi,
Vườn hoang cỏ rậm, bậu ngồi chờ ai.
Vì sông nên phải luỵ đò
Vì chiều tối, phải lụy cô bán hàng
Vì tình nên phải đa mang
Vì duyên thiếp biết chàng ở đâu.

Tuy nói vậy chớ nhiều khi yêu vội sống cuồng, bồng bột tuổi trẻ đôi khi cũng quên hết lễ nghĩa:

Quan cưới em bằng kiệu em cũng không thèm,
Anh cưới em bằng xuồng ba lá, em cũng nguyền theo không.

Nổi nhớ nhung xa cách người yêu

Đã không vướng thì thôi, mà hả vướng vào yêu đương thì cứ thơ thẩn, hửng hờ như kể mất hồn đâu đâu, đứng ngồi, làm gì cũng không xong. Tâm tư chỉ nghĩ tới người yêu, ngủ cũng còn mơ thấy người yêu...

 Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ,
 Chiêm bao thấy bậu dậy rờ chiếu không.           
 Em ôm bó mạ xuống đồng
 Miệng ca, tay cấy mà lòng nhớ ai.

Phù sa nước đục khó dòm,
Nhớ anh em khóc đỏ lòm con ngươi

Vắng cơm ba bửa còn no,
Vắng em một bửa giở giò không lên.

Tôi xa mình hổng chết cũng đau
Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền.

Ước gì có cánh như chim
Bay cao liệng thấp đi tìm người thương!

Phòng loan trải chiếu rộng thình,
Anh lăn qua dụng cái gối, tưởng bạn mình em ơi!

Ai đem em đến Sài Thành,
Phồn hoa ai khéo dỗ dành hở em?

Bông trang trước cửa, ai sửa bông trang vàng,
Ngày thời chuyện vãn nên tối mơ màng thấy em.
Nhớ anh như bút nhớ nghiên
Như mực nhớ giấy, như thuyền nhớ sông.

Chiều chiều ra đứng ngõ trông,
Ngõ thời thấy ngõ, người không thấy người.

Núi cao chi lắm núi ơi,
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.

Đèo treo ngọn ái
Nước xoáy ngọn ân
Em thương anh thì xích lại gần
Kẻo mai xa vắng, hai đứa thầm nhớ nhung.

Giả đò mua khế bán chanh,
Giả đi đòi nợ, thăm anh kẻo buồn.

 Đã xa vào lưới tình rồi thì trước sau vì cũng lụy vì tình. Trăm người như một, hể buồn tình thì làm nư, mượn hơi mem giải sầu. Mà càng giải sầu, sầu  lại càng sầu thêm:

Anh say rượu ngày mai sẽ tỉnh
Kẻ say tình, mãi không tỉnh đâu em.

Lòng thủy chung

Dầu cho có hòa họp, đầm ấm, khổ cực, gian truân đến đâu cũng cũng  có lúc gặp điều trác trở ráng mà nhịn nhục cho qua cơn sống gió. Có như vậy thì trên mới thảo thuận dưới hòa, sống bên nhau đời đời kiếp kiếp.
                              
Tay nâng chén muối đĩa gừng,
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau!

Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền!

Mặc cho cha đánh mẹ treo,
Đứt dây rớt xuống cũng theo chung tình.

Anh đừng tham cái bông quế, bỏ phế cái bông lài,
Mai sau quế rụng, bông lài còn thơm xa.
(Anh đừng ham bông quế mà bỏ phế bông lài. Mai sau quế rụng, bông lài còn thơm).

Bậu với qua gá nghĩa chung tình,
Dầu ăn cơm quán ngủ đình cũng cam.

 Ghen tương, hờn dổi
              
Hể thương nhau thì không thể nào chia xẻ tình yêu cho ai hết. Không thể nào có kẻ khác xen vào được. Vì vậy, có yêu thương tức có ghen ghét, đau khổ, thù hận, tàn sát, chết chóc vân vân và vân vân...

Anh ra về, em nắm vạt áo em la làng,
Duyên đây không kết, kiếm đàng đi đâu
(Anh về, em nắm vạt áo em la làng,
 Phải bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em)
                              
Đêm năm canh nghe con dế thốt
Ngày sáu khắc lần đốt ngón tay
Hởi ai, duyên cớ ai bài?
Duyên trăm năm lại bỏ, nghĩa một ngày lại theo?

Đũa mun bịt bạc anh chê,
Đũa tre lau canh anh mê nổi gì?
Cam sành chê đắng chê hôi,
Hồng rim anh chê lạt, cháo bồi anh khen ngon!

Có thương nhau tức có ghen tương, hờn dổi.

Bần gie đom đóm sáng ngời,
Lỡ duyên tại bậu trách trời sao đang.

Ở nhà quê, tối tới là đôm đốn bu đầy mấy cây bần. Muốn bắt cứ tới đó tha hồ mà bắt

 Lừa dối trá cùng cạm bẩy

Ở đời nếu nhẹ dạ, thiếu suy tính, dễ tin, không khôn dễ sa chân vào cạm bẩy thì ân hận suốt đời. Người con gái khôn nên nghe lời cha mẹ là người từng trải chỉ dẫn điều tốt lành. Chính trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư có câu:

 "Con ơi muốn nên con người,
  Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha...

Mà cũng không nên khờ dại nghe lời ngọt dịu dễ lầm đường lạc lối.

May không chút nữa em lầm
Khoai lang khô xắt lát em tưởng Cao ly sâm bên Tàu.

Khi chưa cầu lụy trăm đàng,
Được rồi thì lại phủ phàng làm ngơ.

Tìm bạn tìm kẻ nho gia,
Những người cờ bạc trăng hoa chớ gần.

Chớ nghe quân tử ỉ òn
Mà rồi có lúc ẳm con một mình.

Khôn ba năm, dại một giờ là vậy! Phải vửng tâm:

Dầu ai nói ngửa nói nghiên
Lòng ta đứng vửng như kiền ba chân!

 Trách móc

Khi cơm không lành canh không ngọt, gây gổ thậm chí có xa nhau, họ cũng hối tiếc...

Tưởng giếng sâu tôi nối sợ dây dài,
Dè đâu giếng cạn, tôi tiếc hoài sợi dây.

Anh đừng thấy đó bỏ đăng,
Thấy lê bỏ lựu, thấy trăng bỏ đèn.

Nắng lên cho héo lá lan,
Cho đáng kiếp chàng phụ rẫy tình xưa.
Nắng lên cho héo ngọn dừa,
Đánh chết chẳng chừa đổi thay.
               
Ở xa không biết nên lầm,
Bây giờ rõ lại vàng cầm cũng buông.
              
Cần Thơ là tỉnh
Cao Lãnh là quê
Anh đi lục tỉnh bốn bề
Mảng lo buôn bán không về thăm em.
                              
Chưa chi anh đã vội về!
Đã đi, đừng vội, vội về đừng đi.

 Trách người quân tử bạc tình,
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao!

Trai tơ ơi là trai tơ
Đi đâu mà vội mà vơ nạ dòng?
Nạ dòng vớ được trai tơ
Đêm nằm hí hửng như vơ được vàng.
Trai tơ vớ phải nạ dòng
Như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu.

Cách tán gái liều lĩnh, táo bạo

Tuy chất phác thật thà, nhưng ca dao cũng đượm mùi lãng mạn, hóm hỉnh quê mùa, mà nhiều khi cũng táo bạo, sổ sàng, ngang tàng không thua các chàng cowboy.
                              
Dao phai kề cổ, máu đổ không màng,
Chết thì chịu chết, buông nàng anh không buông.

Canh mướp nấu với mùng tơi,
Húp vô một miếng, chàng ơi em nè!
(Thấy hông, canh mướp với mùng tơ nó ếp phê ghê hông!)

Cô kia bới tóc đuôi gà,
Nắm đuôi cô lại hỏi nhà cô đâu?

Thôi thôi buông áo em ra,
Để em đi bán kẻo hoa em tàn. (chàng lại sổ sàng)

 Hoa tàn thì mặc hoa tàn,
Anh mới gặp nàng, nàng bảo anh buông.

Con ếch ngồi dựa gốc bưng
Nó kêu cái "quệt", biểu ưng cho rồi.

Anh thương em, thương quấn thương quít,
Bồng ra gốc mít, bồng xích gốc chanh,
Bồng lui sau lái, bồng bậy vô mui,
Bồng lủi sau lái, bồng ngoái trước mũi,
Bồng chúi vô mùng, thương lún thương lụn,
Thương lột da óc, thương trốc da đầu,
Ngủ quên thời nhớ, thức dậy thời thương.

Trống kia ai dám đánh thùng,
Bậu không chịu, ai dám vở mùng chung vô?

Mối tình câm
                              
Ban ngày dang nắng, tối lại dầm sương,
Công lao tôi khổ mình thương không mình.

Ngày xưa muốn cưới được vợ phải ở rể, kể như làm việc không công. Sau ba năm thử thách mới biết được nàng ưng hay không, hay ôm nốp (sleeping bag) về quê. Thiệt là quê!

Gá duyên chẳng đặng hội nầy
Tôi chèo ghe ra sông cái, nước lớn đầy... tôi chèo vô.

Buồn vì thất tình, nhưng muốn tự vận lại sợ chết.

Thương nàng đi xuống đi lên,
Nát bờ cỏ chỉ chưa nên vợ chồng.

Em như trái phật thủ khác gì,
Đẹp thì thấy đẹp, ăn thì khó ăn.

Đờn độc huyền nhỏ tiếng kêu thanh
Anh bỏ em đi cưới vợ sao đành
Em kêu trời một tiếng chim trên cành phải rơi.

Có yêu thì nói rằng yêu,
Chẳng yêu thì nói một điều cho xong.

Làm chi dở đục, dở trong,
Lờ lờ nước hến cho lòng tương tư!
Cổi cái thương cắt cái nhớ trả phắt cho rồi,
Bao nhiêu lời nói những hồi
Bỏ vô nồi nấu sôi rồi đổ đi. 

Còn rất nhiều câu ca dao nói về tình yêu, nhưng không thể đem hết ra đây, xin chỉ ghi lại những câu đặc biệt, tiêu biểu trên đây thôi.

Những câu ca dao đó rất là phong phú, hóm hỉnh vui tươi, lại chứa không những là tình yêu không thôi, mà còn chứa nhiều triết lý về nhân sinh, đạo nghĩa, lẽ sống trong tình trường. Tuy nó ngắn gọn lại hàm chứa đầy đủ những lời giáo huấn đáng học hỏi. Nó giúp ta hiểu biết cái hay, cái xấu, cái đẹp và lẽ phải trong tình trường mà theo.         
               
Đố ai quét sạch lá rừng
Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.
Rung cây, rung cột, rung cành
Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng.

Hay là:

Quạ kêu nam đáo nữ phòng,
Người dưng khác họ đem lòng nhớ thương.
Chỉ điều ai khéo vấn vương,
Mỗi người mỗi xứ mà thương nhau đời.

Hể tâm đầu ý hợp, đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn.
Mặc dầu vợ chồng sống mấy chục với bầy con, nhưng muốn ăn chắc, một hôm bà vợ muốn tìm hiểu lòng dạ chàng ra sao, nên hỏi thử coi trong ba điều, bên nghĩa, bên tình, quốc gia đại sự anh chọn coi điều nào mà đối với anh là trọng?
Xin anh hãy bình tĩnh suy nghĩ kỹ rồi thật thà mà trả lời cho em nghe:

Quân thần cang
Phụ mẫu cang
Phu thê cang
Thiếp với chàng
Thiếp với chàng vốn thiệt vô cang,
Đêm nằm hoài vọng mơ màn nghĩa chi?

-Ủa sao hôm nay em hỏi kỳ vậy, mấy chục năm nay em biết tánh tình anh mà.
-Thời buổi nầy khó tin mấy ông lắm. Bề ngoài coi chung tình, mà lòng thì nghĩ tới người khác. Biết đâu đùng một cái anh về Việt Nam đem cô nào về đây, chết đời em!

Thật là khó cho chàng trả lời, bởi vì làm con tất nhiên phải lấy hiếu đạo làm đầu, thờ cha kính mẹ là lẽ đương nhiên rồi. Mà làm người trung cang tất phải nghĩ tới đất nước, phải làm tròn nghĩa vụ với quốc gia dân tộc. Còn đạo vợ chồng là giềng mối gia đình, rất là quan trọng, mà không giữ nổi thì còn gì hạnh phúc gia đình con cái, rồi làm sao mang trọng trách quốc gia dân tộc?

Thật là khó xử quá! Lớ quớ là nguy hiễm, cho nên sau khi đắn đo, suy nghĩ kỹ, anh chồng bèn trả lời:

Làm trai giữ trọn ba giềng,
Thảo cha ngay chúa, vợ hiền chớ vong.

Ước mong những câu ca dao trên giúp quý vị học hỏi được tình đời, cách cư sử ở đời sao cho nó vuông tròn, thì không thể nào sức mẻ được.

Nếu có chi sơ xuất, xin quý vị chỉ cho để sửa lại. Rất cám ơn.

--------------------------

Sách đọc:
1. Đào Văn Hội: Phong Tục Miền Nam qua mấy vần Ca Dao, Đại Nam. Sai gon 27/9/1958.
2. Đoàn Thị Thu Vân: Chất hóm hỉnh trong Ca Dao: Tình Yêu Nam Bộ (www.thoangsaigon.com)
3. Mã Giang Lân: Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam, NXBGD,1998
4. Tinh Tuyến: Ca Dao dân ca Việt Nam..
5. Võ Thành Tân: 1001 câu ca dao về người phụ nữ Việt Nam, Nhà xuất bản thanh niên.
6. Vương kim Hùng ghi, cám ơn anh đã cho mấy câu "Tiều Châu" nầy rất hóm hỉnh.

BS Phan Giang Sang.

.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Ca dao và Tình yêu  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ca dao và Tình yêu    Ca dao và Tình yêu  Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Ca dao và Tình yêu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thơ & Nhạc: CUỐI CÙNG CHO MỘT TÌNH YÊU
» Tản mạn về Tình yêu & Phim Nhật ký Tình yêu
» Tình Đầy Tình Xa Nhau
» Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu
» Cài đặt tình yêu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tản Mạn-
Chuyển đến