Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
VNCH quynh bich sáng nhac nguyet quan quốc thuoc quang ngắn Saigon Trung chẳng hoang Chung Nguyen truyện chất trong linh Nhung không phải chuyen ngam
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản!! Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản!! Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản!! Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản!! Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản!! Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản!! Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản!! Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản!! Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản!! Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản!!

Go down 
Tác giảThông điệp
BocuDad
Khách viếng thăm




Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản!!   Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản!! Icon_minitimeMon Nov 05, 2012 6:25 pm

Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản!!
ĐÀN EM LÝ QUÍ CHUNG TIẾT LỘ THÊM VỀ TỔNG THỐNG HAI NGÀY DƯƠNG VĂN MINH

Lâm Lễ Trinh, JD , Ph.D
“Trong chính trường cũng như chiến tranh,
hảy cẩn trọng khi ca tụng đức hạnh
của những người thắng cuộc”
William Niskanen

Đầu năm 2005, Đài BBC loan báo Lý Quí Chung, 65 tuổi, qua đời tại Saigon vì bịnh ung thư. Chung là cựu dân biểu ba khoá (1966-1975) thời Đệ nhị Cộng hoà thuộc cánh trung lập chủ bại, cựu Tổng trưởng thông tin hai ngày trong Nội các Dương Văn Minh. Gần đây, nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, cho phổ biến quyển “Hồi ký không tên, HKKT” của Chung, dày 486 trang, do trùm CS Trần Bạch Đằng đề tựa, tiết lộ nhiều tài liệu liên hệ đến giai đọan hấp hối của chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
Bài này tóm lược một số điểm giúp hiểu thêm những hoạt động phản trắc, đâm sau lưng quốc gia, của tổ chức thường được dư luận biết dưới tên “nhóm Dương Văn Minh” mà Chung là một thành phần tích cực.

1 – Chính khứa Lý Quí Chung lần hồi chuyển hướng

Ngay từ những trang đầu của hồi ký, Lý Quí Chung (LQC) không chối (mà còn khoe) y là một thanh niên trốn quân dịch, ra đời trong gia đình trung lưu tại Mỹ Tho, sinh viên Quốc gia Hành chánh bỏ học, tìm các sinh sống trong nghề báo từ 1960, lúc đầu phụ trách săn tin thể thao. Trong thế giới tứ chiến giang hồ này, Chung trôi nổi từ báo Bình Minh, Điện Tín qua Tiếng Nói Dân tộc, Tin Sáng... Nghề viết lách lần hồi đưa y một cách bất ngờ vào chính trường hỗn loạn của Miền Nam thập niên 70. Khi Nguyễn Cao Kỳ nắm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Hành Pháp, bộ trưởng Thanh niên Võ Long Triều tuyển dụng Chung làm phó giám đốc Nha Thể thao và sau đó, giám đốc Nha Tác động Tâm Lý. Người giới thiệu gởi gấm Chung là đại tá Lê Quang Hiền, một thành viên trong Uỷ ban hỗn hợp bốn bên Tân Sơn Nhứt từng móc nối với phiá Hànội và anh ruột của “liệt sĩ CS” Lê Quang Lộc.

Chung kể lại nơi trang 78- 79: Trước khi nhận lời, tôi có hỏi ý kiến cha tôi (Lý Quí Phát). Không quay lại nhìn tôi, tiếp tục đọc báo, ông nói: “Có thằng điên mới mời mày làm giám đốc!” Với ông, đó là một chuyện khó tin, vì trong con mắt của ông, tôi còn là một thanh niên hư hỏng.
Nhờ Võ Long Triều can thiệp với đại tá Nguyễn Đình Vinh, đổng lý Bộ Quốc Phòng, Chung được hoãn dịch một khoá. Chung viết: “Võ Long Triều là thầy dùi, một trong những đầu mối tập hợp quân cho tướng Kỳ. Người tài trợ cho các ứng cử viên dân biểu được ông Triều tập hợp là tướng Kỳ chứ không ai khác. Rất có thể ông Kỳ đã lấy tiền từ quỹ đen, caisse noire, dành cho Thủ tướng để chi. Trong số người được ông Triều đưa vào danh sách ứng cử có tôi... Ông Triều lúc đó vừa là người đứng đầu một tập hợp chính trị có tên là Phong trào Phục Hưng Miền Nam, PTPHMN. Với sự hổ trợ tích cực phiá sau của thủ tướng Kỳ, ông Triều và những người bạn thân thiết của ông như Hồ Văn Minh, Hồ Ngọc Nhuận, Hoàng Ngọc Tuệ, Đỗ Ngọc Yến, Trần Văn Ngô còn thành lập một phong trào hoạt động xã hội có tên là Phong trào phát triển Quận 8. Phong trào này nhằm hô hào chính quyền và dân chúng góp tay biến các khu ổ chuột thành những khu dân cư khang trang” (trang 80-83).

Nhờ sự sắp xếp nói trên, LQC, 26 tuổi, một trong bẩy ứng cử viên chỉ định của PTPHMN, được lọt năm 1966 vào Quốc hội lập hiến ( gồm có 117 dân biểu) của một chế độ mà y gọi là “bát nháo, tham nhũng, mất định hướng, mỗi lúc một suy tàn.” Chung thú nhận: “Tôi bước vào sân khấu chính trị không do chính tôi chủ động mà do định mệnh (sic) chọn lựa”. Rõ ràng chuột sa hũ nếp! Cũng nhờ khéo chạy chọt, Chung được bầu trưởng khối Dân tộc đối lập với Nguyễn Văn Thiệu, gồm có các dân biểu PTPHMN, Phật giáo và độc lập. Chung củng cố chức vị với vai trò chủ tịch Ủy ban điều tra vụ ám sát dân biểu Trần Văn Văn và chủ tịch Ủy ban cứu xét các vụ án chính trị dưới chế độ Diệm. Vài tháng sau, Chung thoát vòng kềm tỏa của Võ long Triều và tách ra khỏi PTPHMN. Từ Quốc hội lập pháp kỳ 1 (Hạ nghị viện 1967-1971) - vì thấy phe Nguyên Cao Kỳ hết ăn khách, Chung chuyển dịch vào giữa, được công khai hoá với những bài xã luận trên báo Tiếng Nói Dân Tộc (do y làm chủ nhiệm) nói về những “người Việt đứng giữa”. Áp phích tranh cử của Chung mang khẩu hiệu xu thời “Một Miền Nam Trung lập trong một Đông Dương trung lập.” Vì khuynh hướng của y không có mấy que gia nhập, LQC tự gán cho mình danh hiệu “người Việt cô đơn”, không đứng về phiá chế độ Sàigòn, cũng chưa (công khai) nghiêng theo kháng chiến. Mặt khác, Chung nói dối khi tuyên bố “không biết gì về cộng sản” và không bị “phiá bên kia” móc nối. Thật vậy, y giao du thân mật với trùm gián điệp Phạm Xuân Ẩn, sinh viên phản chiến Huỳnh Tấn Mẫm, tuyển tên cán bộ đỏ Triệu Công Minh làm tổng thơ ký trong Tiếng Nói Dân Tộc, trọng dụng Huỳnh Bá Thành tức họa sĩ Ớt (trung tá CS chỉ huy Công an tại đô thành Sàigon sau tháng tư 1975) và chứa dấu trong nhà sinh viên Nguyễn Hữu Thái (bị Toà án quốc gia truy nã về tội mưu sát Viện trưởng Nguyễn Văn Bông theo lời kể lại của bà goá phụ N.V. Bông trong quyển hồi ký Mây Mùa Thu).

Trong cuộc bầu cử Hạ Nghị Viện nhiệm kỳ hai vào tháng 8.1971, LQC tuyên bố trên đài truyền hình sẽ từ nhiệm nếu đắc cử và nếu sau đó, Nguyễn Văn Thiệu cũng đắc cử tổng thống trong một cuộc bầu cử độc diễn, để phản đối cuộc bầu cử thiếu dân chủ của Thiệu. Chung trúng cử dân biểu ngày 29.6.1971, Thiệu đắc cử tổng thống ngày 3.10.1971. Vì lỡ hứa với cử tri, Chung phải giữ lời. Báo Tiếng Nói Dân Tộc bị rút giấy phép. Chung phải thuê manchette tờ Bút Thần sau khi tờ Điện Tín (do Chung làm chủ bút) bị đưa ra Toà. Chung như cua gãy càng, lâm cảnh thất nghiệp, vì tính toán hố. Chung nhìn nhận “lập trường đứng giữa là ngây ngô chính trị” (HKKT, trang 146). Trong canh xì phé sắp tàn, Chung xoay tìm một lá bài khác. Lá bài Dương Văn Minh, có vẻ ăn khách hơn.

2 – Gia nhập nhóm Dương Văn Minh

Lý Quí Chung gặp Dương Văn Minh lần đầu tiên vào tháng 6.1967 khi liên danh ứng cử Tổng thống Trần Văn Hương-Mai Thọ Truyền yêu cầu y qua Bangkok, nơi Minh bị Nguyễn Khánh lưu đày, để xin Minh lên tiếng ủng hộ liên danh này. Lúc đó, Ủy ban lãnh đạo quốc gia chống lại ý định hồi hương của Minh. Chung và Tôn Thất Thiện phụ trách báo chí cho liên danh Hương-Truyền. Rốt cuộc, liên danh Thiệu-Kỳ về nhứt với 35% phiếu trong tổng số 10 liên danh ứng cử.
Năm 1971, Chung làm phát ngôn viên báo chí cho liên danh ứng cử Tổng thống Dương Văn Minh- Hồ Văn Minh (chủ trương thoả hiệp với cộng sản). Hai liên danh đối thủ (khuynh hướng chống cộng) là Thiệu-Hương và Kỳ- (Trương Vĩnh) Lễ. Luật bầu cử ngày 3.6.1971 của Quốc Hội thân chính quyền - do phụ tá Nguyễn Văn Ngân giật dây - buộc mỗi liên danh phải được 40 dân biểu, nghị sĩ hoặc 100 nghị viên Hội đồng tỉnh ký tên giới thiệu.

Gần hết hạn nộp đơn, Kỳ thu được 101 chữ ký của các nghị viên nhưng vẫn bị Tối Cao Pháp Viện bác ngày 6-8 vì trong số 101 này có đến 39 chữ ký nằm trong danh sách ủng hộ Thiệu. Trong danh sách niêm yết lần thứ nhứt, bới thế, chỉ có hai liên danh Thiệu và Minh. Ngày 20.8.1971, ông Minh bất thần tuyên bố rút tên với lý do Thiệu đã bố trí guồng máy gian lận bầu cử. Theo Chung, tướng Minh có trao tài liệu xác thực cho Đại sứ Bunker. Trong quyển “Vietnam: A History”, Stanley Karnow ghi rằng Minh từ chối số bạc đút lót một triệu đô-la của Bunker để ra tranh cử. Minh cũng đã xác nhận điểm này với phóng viên Ben Bradley của tờ Washington Post, trước mặt Chung và qua sự phiên dịch của Phạm Xuân Ẩn. Chung cho rằng Nguyễn Tiến Hưng xuyên tạc khi Hưng quả quyết trong quyển sách Hồ Sơ Dinh Độc Lập rằng Dương Văn Minh có bỏ túi số tiền vừa nói.
Trong buổi họp báo đầu tiên ra mắt ký giả quốc tế, đã xuất hiện đầy đủ ê-kíp thầy dùi của Dương Văn Minh gồm có Vũ Văn Mẫu, Lý Chánh Trung, Hồ Văn Minh, Trần Ngọc Liễng, Hồng Sơn Đông, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Nguyễn Hữu Chung và Lý Quí Chung.

Quyết định rút lui của Minh gây bối rối cho Nguyễn Văn Thiệu nên, để tránh tình trạng độc diễn, « quân sư » Nguyễn Văn Ngân vận động trả lại 39 chữ ký trên đây cho Kỳ và xin Tối Cao Pháp Viện, bằng một phán quyết “ảo thuật” ngày 21.8.1971, chấp nhận cho liên danh Kỳ-Lễ được niêm yết trên danh sách lần thứ hai với liên danh Thiệu-Hương. Ngày 28.8, Kỳ cũng tuyên bố rút lui và đề nghị cả Thiệu lẫn Kỳ đều từ chức để cho chủ tịch Thượng viện Nguyễn Văn Huyền tạm điều khiển chính phủ và tổ chức cuộc bầu cử tổng thống khác trong vòng ba tháng. Thiệu bác bỏ. Ngày 1 tháng 9, Tối cao Pháp viện chấp thuận cho Kỳ-Lễ rút tên (HKKT, trang 218). Trong hồi ký Buddha’s Child, trang 318, Kỳ khoe Bunker đã dụ dỗ y: “Nếu ông cần tiền, chúng tôi có thể giúp hai triệu đô. Chúng tôi sẽ chuyển qua trung gian của tướng (Nguyễn Ngọc) Loan.” Như thế, Kỳ đã tự đánh giá cao hơn Minh, một triệu!

Liên danh Thiệu-Hương – không còn đối thủ - đắc cử ngày 3.10.1971 với 94,3% số phiếu bầu. Một chiến thắng không vinh quang! Trong giai đọan đàm phán tại Paris, nhiều tổ chức phản chiến không ngưng xuống đường. Nhiều hình thức đấu tranh được áp dụng.
Dương Văn Minh phớt lờ trước cách đánh giá thấp và khinh miệt của dư luận Mỹ đối với ông. Trong hồi ký Ending The Vietnam War, Kissinger đề cao Thiệu nhưng mạt sát Minh như sau: “Minh là con người yếu mềm nhứt trong các bộ mặt chính trị. Nếu Hà nội chấp nhận ông – điều này cũng không rõ ràng – thì chỉ vì ông là người dễ dàng lật đổ nhất.”

Với tư cách đại diện báo chí cho liên danh Dương Văn Minh, Chung đến chùa Ấn Quang, Saigon, gặp Thượng toạ Trí Quang, qua sự giới thiệu của dân biểu Huế Trần Ngọc Giao. Để chắc ăn, Chung gia nhập vào Lực lượng Hoà Giải Dân tộc của Vũ Văn Mẫu, con gà cồ của Ấn Quang. Vũ Đình Cường và Bùi Tường Huân cũng nằm trong tổ chức này... Khi Chung ngỏ lời xin Trí Quang ủng hộ D-V-Minh, Trí Quang nhận định: “Bây giờ cần một người cầm cờ, ông ấy (DVMinh) có thể làm được chuyện đó trong lúc này... Tướng Minh không phải là người làm chính trị có bản lĩnh”. Sau đó, Trí Quang gởi Chung đến gặp Tăng thống Thích Tịnh Khiết tại chùa Bảo Quốc, Huế, và Thích Huyền Quang tại chùa Từ Đàm.

Theo Chung, nhóm mệnh danh Dương Văn Minh chỉ chánh thức hình thành vào đầu 1970, một năm sau khi tướng Minh ở Bangkok về Saigon. Mỗi tuần vào ngày thứ tư, họ gặp nhau tại Dinh Hoa Lan, trên tầng lầu của dãy nhà cạnh ngôi nhà chính, ở số 3 đường Trần Quý Cáp, nay là Võ Văn Tần, Saigon. Nhóm gồm có 4 thành phần: a) cảm tình viên như Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Hữu Phi (người bạn tennis), Mai Hữu Xuân, Võ Văn Hải (cựu chánh văn phòng của TT Diệm), Tôn Thất Thiện, Bùi Chánh Thời.. b) ôn hoà: Vũ Văn Mẫu, Hồ Văn Minh, Nguyễn Hữu Chung, Lý Quí Chung.. c) khuynh tả: Trần Ngọc Liễng, Lý Chánh Trung, Ngô Công Đức (sau đào thoát qua Thuỵ Điển), Dương Văn Ba… c) cực tả: Nguyễn Ngọc Lan, Hồ Ngọc Nhuận... Trong nhà, tướng Minh cho “tị nạn chính trị” một số người bị chính phủ truy lùng như db Phan Xuân Huy, db Dương Văn Ba, Nguyễn Văn Cước (hoạt động công đoàn).. Nơi trang 270-271, HKKT, Lý Quí Chung ghi: “Xét về gốc tích thành phần của nhóm ông Minh lộ ra sau 1975, chúng ta sẽ không ngạc nhiên về sự chuyển dịch lập trường của nhóm từ “ở giữa” sang tả, rồi hướng đến sự sẵn sàng liên kết với MTGPMN và Hà nội”. Gần phân nửa thành viên trong nhóm có quan hệ với MTGPMN như các ông Cước, H N Nhuận, Lý Chánh Trung, linh mục N N Lan, T N Liểng… Với Linh mục Lan, thẩm phán Triệu Quốc Mạnh, nhà văn Thế Nguyên, Nguyễn Văn Cước.., Ls Liễng thành lập Tổ chức đòi thi hành Hiệp định Paris..”
Người Mỹ duy nhất mà tướng Minh tiếp là cựu trung tướng Charles Timmes, một nhân viên CIA (được William Colby thuê để thay thế Lou Conein, cố vấn nhóm tướng đảo chính TT Diệm năm 1963). Để gây cảm tình (và đồng thời dò la tin tức, nhân tiện theo dõi hành động), Timmes thường đến tặng Minh vài chậu hoa lan hiếm có hay cá quý mỗi khi có dịp xuất ngoại. Timmes cũng luôn lui tới với Kỳ, không ngoài mục tiêu kiểm soát hành tung. Chính Timmes đã sắp đặt với Frank Snepp sự ra đi của TT Thiệu và Trần Thiện Khiêm tối 29.4.1975.
Điểm đáng lưu ý: Chung xác nhận, suốt sáu năm cộng tác với D V Minh, Chung “không thấy giữa Minh và toà đại sứ Pháp có một quan hệ nào trừ những ngày cuối tháng 4.1975.” (HKKT , trang 266)

3 – Thời khắc lịch sử ô nhục: đầu hàng

Hiệp định Paris được ký ngày 27.1.1973. Nhân danh “thành phần thứ ba”, LQC tổ chức với Lực lượng Hoà giải Dân tộc của Vũ Văn Mẫu và Nhóm Đòi Thi Hành Hiệp định Paris của Trần Ngọc Liễng một buổi Hội thảo tại chùa Ấn Quang, có báo giới và truyền hình nước ngoài tham dự, để ủng hộ Hiêp định này và đòi TT Thiệu từ chức. Tiếp theo là những cuộc xuống đường rầm rộ và những chiến dịch vận động quần chúng ở Huế, Đà Nẵng..v..v.. Năm 1974, Tướng Minh chính thức đến viếng Trí Quang và tiếp Trí Quang tại Dinh Hoa Lan, CBS thu hình và hai bên có ra thông cáo. Chính quyền Thiệu suy sụp mau chóng vì Mỹ rút quân và cúp viện trợ, kinh tế lẫn quân sự.

Sáng mùng một Tết Ất Mão, D V Minh đích thân đến thăm các dân biểu và nghị sĩ đối lập tổ chức “đêm không ngủ” và tuyệt thực tại tiền đình Hạ viện. Phước Long thất thủ. Tướng Nguyễn Khắc Bình, tổng giám đốc cảnh sát- công an, cho bắt giam một số đối lập: Hà Huy Hà, Tô Nguyệt Đình, Quốc Phượng, Sơn Nam, Nguyễn Ngọc Lan, Châu Tâm Luân... Hồ Ngọc Nhuận nghi Huỳnh Bá Thành (không bị bắt) là tay trong của Trung ương Tình báo nên đề nghị với tướng Minh không cho vào Dinh Hoa Lan nữa. Sau 30.4.1975, vài bài báo cho rằng chính Huỳnh Bá Thành đã trực tiếp khuyên tướng Minh đầu hàng.

Vào tháng 3.1975, sự tháo chạy khỏi Kontum, Pleiku về hướng Nha Trang quả thật kinh hoàng. Ngày 20.3.1975, TT Thiệu ra lệnh cho Ngô Quang Trưởng tử thủ ở Huế nhưng trước đó hai ngày, Huế đã bắt đầu di tản. Có tin đồn việc rút khỏi Cao Nguyên và Quảng Trị là do sự thỏa thuận ngầm giữa Mỹ và Bắc Việt. Ngày 30.3.1975, đến phiên Đà nẳng rớt vào tay địch. Đầu tháng 4.1975, nhóm D V Minh họp báo tại Đường Sơn Quán (do Mai Hữu Xuân làm chủ), gần xa lộ Đại Hàn, tuyên bố với giới thông tin ngoại quốc quyết định của tướng Minh thay thế Thiệu...
L Q Chung kể lại: Ngày 17.4.1975, đại sứ Pháp Jean Marie Mérillon cùng cố vấn Pierre Brochard đến Dinh Hoa Lan hội kiến với ông Minh, trước sự hiện diện của Chung. Họ hứa ủng hộ giải pháp D V Minh. Cũng trong lúc đó, Nguyễn Cao Kỳ thăm dò ý kiến của hai tướng Cao Văn Viên (tổng tham mưu trưởng) và Trần Thiện Khiêm (thủ tướng về hưu được 6 tháng) để đảo chính Thiệu. Trùm CIA Thomas Polgar ra lệnh cho tướng Timmes chận đứng ý đồ. Sự kiện này được Hoàng Đức Nhã xác nhận sau 1975 với Larry Berman, tác giả của No Peace, No Honor. Đại sứ Graham Martin cùng đi với tướng Timmes đến gặp Kỳ tại nhà để khuyên Kỳ kiên nhẫn. Từ lâu, Kỳ không có cảm tình với lớp tướng già như Minh, Đôn, Khánh...

Thật ra, chính giới Mỹ cũng không ưa gì Kỳ. William Bundy, thứ trưởng ngoại giao thời Lyndon Johnson, phê bình: “Kỳ là cái đáy thùng, sự chọn lựa cuối cùng và tệ hại nhất của một quân đội tuyệt vọng!”. Stanley Karnow, trong Vietnam- A history, mô tả Kỳ “giống như một tay thổi kèn saxo trong một hộp đêm hạng hai.” Nhà văn Frances Fitzgerald, tác giả của Fire on the Lake, cho rằng Kỳ là “một kẻ lừa bịp,... một tướng lãnh làm mất tin tưởng, không có khả năng nắm quyền bính.”

Ngày 23.4.1975, để chận trước đảo chính, Thiệu từ chức, theo đề nghị của Hoàng Đức Nhã bằng một công điện mật mã gời từ Singapore. Thiệu đọc một bài diễn văn nảy lửa trên truyền hình, tố cáo Mỹ bội hưá và vô nhân đạo. Thiệu trao quyền cho phó tổng thống Trần Văn Hương, như Hiến pháp quy định. Hai đại sứ Martin (Hoa kỳ) và Mérillon (Pháp) thuyết phục Hương nhường quyền cho Minh. Ngày 25.4.1975, Martin giúp vợ chồng TT Thiệu và Trần Thiện Khiêm bí mật rời Sàigòn đi Đài Loan. Graham Martin lì hơn Thiệu, không bỏ chạy, dù có chỉ thị rút ra nhanh của Washington.
Ngày 26.4.1975, lưỡng viện Quốc hội (với 136 dân biểu, nghị sĩ trong tổng số 219) nhóm để nghe các tướng Trần Văn Đôn, Cao Văn Viên, Nguyễn Khắc Bình và Nguyễn Văn Minh phúc trình về tình hình an ninh. Với mục đích trấn an khối dân cử “gia nô”, nắm đa số, Lý Quí Chung – với tư cách đại diện của D V Minh - đề nghị biểu quyết a) Sẽ không có sự trả thù vì ủng hộ Thiệu hoặc chống đối lập b) Chính quyền mới sẽ cấp hộ chiếu (visas) ra đi chính thức cho những ai muốn rời VN. Kết quả: Lúc 20 giờ 54 tối, vói số phiếu 147/151, dưới sự điều khiển của chủ tịch Trần Văn Lắm, Quốc hội thuận truất phế Hương và trao quyền cho Minh bằng một quyết nghị do Ls Trần Văn Tuyên giúp thảo ra.

Tại sao đến ngày 28.4.1975 mới cử hành lễ tấn phong D V Minh và ngày 30.4.1975 mới trình diện tân nội các ? Chung tiết lộ: chính “thầy bói nghiệp dư” Hồ Văn Minh, ứng cử viên phó tổng thống trong liên danh D V Minh năm 1971 –đã đề nghị hai ngày “tốt” này. Dương Văn Minh chọn Ls Nguyễn Văn Huyền, trí thức công giáo, nguyên chủ tịch Thượng viện, làm phó tổng thống, và nghị sĩ Vũ Văn Mẫu, phật giáo, từng cạo đầu để phản đối TT Diệm, làm thủ tướng. Thành phần Nội các gồm có Hồ Văn Minh (phó thủ tướng), Nguyễn Văn Trường (Giáo dục), Bùi Tường Huân (Quốc phòng), Lý Quí Chung (Thông tin)…...Vào giờ chót, Hồ Ngọc Nhuận tránh mặt , không nhận Bộ nào và cũng không đồng ý cho ông Minh lãnh chức Tổng thống.

Trong 48 giờ ngắn ngủi tại chức, LQC, thừa lệnh tân tổng thống, vận động Pháp công nhận Chính phủ D V Minh. Mọi việc không đi đến đâu. Chung lên Đài truyền hình , với Huỳnh Tấn Mẫm kè bên cạnh, kêu gọi đồng bào ở lại, trong cảnh hỗn loạn tột cùng. Sau ngày Ban Mê Thuột thất thủ, D V Minh đã không chấp nhận kế hoạch của Kỳ lập vùng kháng chiến ở Miền Tây, lấy Cần Thơ làm thủ đô. Minh miễn cưỡng dự lễ bàn giao với Trần Văn Hương ngày 28.4.1975 lúc 16 giờ 45 vì Minh từ chối “trở thành người kế tục TT Thiệu theo Hiến pháp của Đệ nhị Cộng hoà mà ông hoàn toàn phủ nhận giá trị “. Quyền Tổng thống Hương bắt tay ông Minh: “Nhiệm vụ của Đại tướng rất nặng nề!”. Không có sự bàn giao giữa hai thủ tướng Vũ Văn Mẫu và Nguyễn Bá Cẩn vì Minh cho đây là điều vô ích. Hơn nữa, lúc đó, Cẩn đã đào thoát khỏi VN (HKKT,trang 383).
Chung ghi: Từ khi Quốc hội biểu quyết cử Minh thay thế Hương, lực lượng không quân ở Tân Sơn Nhứt đã đóng cổng, chối từ nhận lệnh điều động của TT Minh. Khi ông Minh và đoàn tùy tùng vừa từ Dinh Độc lập trở về Dinh Hoa Lan thì các loại súng ở Dinh Độc Lập và Hải quân ở bến Bạch Đằng bắn lên như điên nhưng chẳng biết bắn vào mục tiêu cụ thể nào. Mọi người đều chui xuống bàn.

Chung kể thêm, nơi trang 386: Tối 28.4.1975, Đô đốc Chung Tấn Cang, tư lệnh Hải quân, vào Dinh Hoa Lan gặp ông Minh, có lẽ nói về quyết định ra đi. Sau đó, có tin ông Minh chấp nhận cho con rể là Đại tá Đài đưa con gái và hai cháu ngoại của ông lên tàu di tản với Đô đốc Cang. Bà Minh ở lại. Vào lúc này, có thể ông Minh đã biết không có hy vọng thương thuyết với quân giải phóng. Trong quyển sách Cruel Avril, Olivier Todd cho biết: cùng đi với Chung Tấn Cang vào gặp Minh, có hai sứ giả của cựu thủ tướng Trần Văn Hữu, thời Bảo Đại, là Lê Quốc Tuý và Mai Văn Hạnh (năm 1984, hai người này liên hệ với vụ CS xử tử Trần Văn Bá). Họ đề nghị ông Minh mời Hữu về làm thủ tướng vì “Hànội và Chính phủ Cách mạng lâm thời tán đồng vai trò của ông Hữu.” Cũng trong ngày 28.4.1975, từ Paris về đến Bangkok, cựu dân biểu Ngô Công Đức điện đàm với ông Minh cho biết không có cách nào kết thúc chiến tranh bằng chính trị.

Sáng 29.4.1975, Sàigòn hoảng lọan hoàn toàn. Tướng Nguyễn Khắc Bình đã bỏ chạy, chỉ còn phó tổng giám đốc cảnh sát Phạm Kim Quy. Quy cho biết y chỉ có thể điều động được một sư đoàn cảnh sát dã chiến và sẽ cố gắng thi hành chỉ thị của tổng thống (Minh) giữ trật tự trong đô thành. Lý Quí Chung đề nghị nên tuyên bố ”Sàigòn bỏ ngõ” và “để quân giải phóng kiểm soát, bảo vệ an ninh.” Ông Minh giao cho db Hồ Văn Minh soạn thảo bản tuyên bố. Chiều tối, tướng Vĩnh Lộc, tổng tham mưu trưởng, cùng chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (từ lâu theo MTGPMN) đến thuyết trình với ông Minh rằng tình thế tuyệt vọng. Chung liền đề nghị với ông Minh nên vào Dinh Độc lập ngủ đêm nay. Minh phản đối vì ông đã từng tuyên bố trước đó với bạn bè, nếu thành Tổng thống, ông không bao giờ xử dụng Dinh Độc Lập, “Mình sẽ vào đó đánh quân vợt mà thôi!” Rốt cuộc, vào lối 9 giờ tối, ông Minh và gia đình đồng ý vào Dinh Độc Lập vì nơi đây có hầm chống pháo kích kiên cố. Cùng đi, có hai cặp vợ chồng LQC và Nguyễn Hữu Chung.

Tám giờ sáng ngày 30.4.1975, TT Minh tuyên bố với Nội các: Vì Chính phủ không có khả năng giữ an ninh nên ông quyết định trao quyền cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam. Phòng họp yên lặng, không ai phản đối. Lối 15 phút sau, kỹ thuật viên đài truyền thanh đến Dinh để thu âm bài tuyên bố giao quyền, lần thứ ba mới thu hoàn chỉnh. Tướng Nguyễn Hữu Hạnh dành đích thân mang băng ghi âm đến Đài “cho chắc ăn.” Y cũng cho biết sẽ thảo ra và cho phát thanh – với tư cách quyền Tổng tham mưu trưởng- một nhật lênh chỉ thị cho quân đội buông súng. Tướng Vĩnh Lộc sáng hôm đó, đã chạy khỏi Sàigon bằng tàu hải quân với tướng Trần Văn Trung. Nguyễn Cao Kỳ và Ngô Quang Trưởng cũng đã rời Sàigòn trên một chiếc trực thăng riêng. (HKKT, trang 400).

Trong lúc chờ đợi quân cách mạng xuất hiện, tướng Minh cho nhân viên Nội các biết họ có quyền chọn ra đi hay ở lại. Ông thông báo luôn cả số bến và số cổng để lên tàu VN Thương Tín còn đậu ở hải cảng Sàigòn. Chỉ có Nguyễn Hữu Chung điện thoại cho hay y quyết định ra đi cùng gia đình. Bùi Tường Huân kẹt lại giờ chót.

Khoảng 11 giờ 30 sáng, chiếc xe tăng CS đầu tiên loại T-54 tiến trên đại lộ Thống Nhất về phía Dinh Độc lập, ủi sập cổng, sau khi bắn hai phát đại bác long trời lở đất. Tiếng chân chạy ồn ào trong đại sảnh, có tiếng đạn lên nòng, một khẩu lệnh vang dội: “Mọi người đi ra khỏi phòng ngay!” D V Minh là người bước ra đầu tiên, thiếu tá tùy viên Hoa Hải Đường đi bên cạnh, phiá sau là Vũ Văn Mẫu, Lý Quí Chung… .. Nhiều bộ đội ở đầu kia đại sảnh hét to: “Mọi người giơ hai tay lên!”. Minh, Mẫu và tuỳ tùng nhất loạt tuân lệnh. Gần bên bộ đội võ trang, lố nhố những gương mặt quen thuộc: Nguyễn Vạn Hồng (Cung Văn), Nguyễn Hữu Thái, Huỳnh Bá Thành, Huỳnh Văn Tòng, Huỳnh Tấn Mẫm... Tất cả mang thường phục. Chúng la to: Mình thắng rồi! Mình thắng rồi ! Viên đại úy chỉ huy xe tăng ký hiệu 843 (về sau, đuợc biết tên là Bùi Quang Thận) nói với tướng Minh: Anh chỉ cho tôi đường đi hạ cờ ngụy. Minh quay qua Chung: “Toa dẫn người này đi.” Chung dùng thang máy đưa viên sĩ quan lên sân thượng của Dinh, kéo cờ vàng ba sọc đỏ xuống, thay bằng cờ MTGPMN.

Trở lại phòng họp, bên cánh phải Dinh, Chung nghe một người bộ đội (có lẽ chính trị viên; tên được biết về sau là Bùi Văn Tùng) hất hàm bảo ông Minh: Anh hãy viết ngay một tuyên cáo đầu hàng. Tướng Minh trả lời rằng sáng này, ông đã có một tuyên bố trao quyền rồi. Viên chỉ huy nói: “Anh chẳng có gì để trao. Anh chỉ có thể tuyên bố đầu hàng! “
Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu và LQC được đưa đến Đài phát thanh trong hai xe jeeps để thu băng. Bản tuyên bố đầu hàng do Bùi Văn Tùng soạn thảo. Sau khi đọc vào lúc 13 giờ 30, Minh và Mẫu được đưa trở lại Dinh Độc Lập. Từ ngày 30.4.1975 cho đến 2.5.1975, các ông Minh, Mẫu, Nguyễn Văn Huyền. và một số nghị sĩ, dân biểu vẫn còn được phép ở trong Dinh để gặp Trần Văn Trà, Cao Đăng Chiếm, Mai Chí Thọ... đại diện Ủy ban Quân quản, xong họ tự do ra về.

[/b]4- Sau ngày 30.4.1975[b]

LQC bị bịnh ung thư nặng nên phải ngưng một thời gian khá dài mới viết được phần hai của quyển hồi ký. Phần đầu gồm có 24 chương liên hệ đến 13 năm hoạt náo chính trị của y tại Miền Nam VN. Cuối tháng chạp 2002, sức khoẻ phục hồi phần nào, Chung viết thêm hai chương chót, dài 62 trang, về cuộc sống… lăn lóc 30 năm trong địa ngục cộng sản. Chung qua đời đầu năm 2005. Chương “Sau ngày 30.4.1975”, 34 trang, tuy ngắn nhưng phản chiếu khá đủ những nỗi thất vọng của y về “thiên đường” xã hội chủ nghĩa.

Vì giỏi chạy chọt nên Chung nhận được chiều 12.6.1975 thơ của Cao Đăng Chiếm , Phó chủ tịch Ủy ban Quân quản Saigon, hoãn cho y “học tập tập trung”. Nhóm dân biểu phản chiến Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Phan Xuân Huy, Đinh Xuân Dũng, Nguyễn Phúc Liên Bảo... cũng hưởng được ân huệ này: phần thưởng của sự phản bội! Tuy nhiên, Chung cũng phải trả một giá rất đắt: toàn thể tài sản bị tịch thâu, cha Chung bị liệt nửa thân mình vì uất ức mất hết của cải; gia dình Chung ly tán, 6 em gái và một em trai bỏ nước ra đi; Chung phải gỡ bán từng cánh cửa trong nhà để mua thực phẩm. Hai “công tử cưng” của Chung phải đi mài bản kẻm trong một nhà in và làm bồi bàn khách sạn.

Năm 1975, bốn tháng sau ngày “giải phóng”, Võ Văn Kiệt, bí thơ thành ủy TP-HCM, cho phép Ngô Công Đức, chủ nhiệm, tái xuất bản tờ Tin Sáng, có Dương Văn Ba, Nguyễn Hữu An, Nguyễn Văn Binh, Hồ Ngọc Nhuận... cộng tác. LQC đảm trách vai trò phó biên tập. Mục tiêu của Kiệt là tập trung nhóm dân biểu phản động này lại vào chung một giỏ để tiện việc kiểm soát, đồng thời ra chỉ thị cho họ rình rập lẫn nhau để dâng công và viết lách tuyên truyền cho Đảng. LQC cho biết: Ngay từ lúc đầu, có những “mâu thuẫn nội bộ” về vấn đề quản lý, tiền bạc; “ các gắn bó với nhau từ thời cũ lại không suông sẻ”. Tin Sáng tuyên bố “hoàn thành nhiệm vụ” (sic) sau 5 năm. Từ đó để độ nhựt, “nguyên tổng trưởng Thông tin, nguyên dân biểu đối lập ngụy quyền LQC” – tước danh thời vàng son mà Chung thường nhắc để tự an ủi – đành cam phận đi nhặt tin ... bóng đá, bán cho các báo. Cho đến ngày qua đời, LQC phụng sự tất cả là bảy tờ tạp chí và nhật báo CS. Chung than thở chán nản: “Tôi là một quả chanh đã hết nước rồi!” (HKKT, trang 434)

Lối năm 1988, bất chấp mọi đàm tiếu, LQC viết một bức thơ cho Võ Văn Kiệt, lúc đó Phó chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng, bày tỏ nguyện vọng “ngày nào đó trở thàng đảng viên Đảng CSVN”. Kiệt không màng phúc đáp. Trong cảnh chim lồng cá chậu, Chung ê chề nhận thức trước khi qua đời: Sau 30 năm, tôi vẫn phải gánh trên lưng mình cái lý lịch “viên chức cao cấp chế độ cũ” như một cục bướu..., tôi chưa bao giờ là một thành viên trọn vẹn của chế độ mới. Tôi vẫn hiểu được rằng thật khó cho người cộng sản tin dùng trọn vẹn một người không phải của mình... Một trong những câu nói đầu tiên sau thời gian cha tôi bị tắt tiếng là nói với tôi một cách giận dữ: “Tao không muốn gặp mày nữa. Gia đình mày như thế này, cha mày như thế này, mà mày còn viết báo cho cộng sản. Tao từ mày.” (HKKT, trang 426). Sự trở mặt của LQC đối với phía quốc gia không được CS bồi đáp đúng mức.

Sau vài hôm - cùng với Trần Văn Hương, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền - bị Mai Chí Thọ và Tạ Bá Tòng nhồi sọ về đường lối cách mạng và chủ thuyết Mác Lê, ông DV Minh ngoan ngoãn trở về đời sống dân giả và tuyên bố hãnh diện được đi bầu. Năm 1982, ông Minh nhờ một bạn học cũ là bà Bùi Thị Mè (được CS vinh danh “Bà mẹ chiến sĩ”) năn nỉ với Võ Văn Kiệt, bí thơ thành ủy TP. HCM, cho phép xuất ngoại sang Pháp. Lúc đến chào từ biệt, ông Minh cho Kiệt biết Toà Tổng lãnh sự Pháp có ngỏ ý, theo chỉ thị từ Paris, lo cho ông bà Minh mọi phương tiện, kể cả vé máy bay nhưng ông Minh đã từ chối: “Mọi việc đã có chính phủ tôi lo rồi!”. Mặt khác, ông Minh hứa khi sống ở nước ngoài ông sẽ “không có một lời tuyên bố nào bất lợi cho nước nhà.”(HKKT, trang 445). Ông bà DV Minh được mang theo hành lý với số cân không hạn chế và không bị kiểm tra, theo lệnh của Kiệt. Năm 1984, với tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Kiệt đi dự Quốc khánh của Cộng hoà Dân chủ Đức. Trên đường về, Kiệt ghé Paris thăm Phạm Ngọc Thuần, Phạm Hoàng Hộ và Dương Văn Minh. Một trong những câu nói đầu tiên của ông Minh khi gặp Kiệt tại nhà bác sĩ Danh là: « Anh đã biết đó, tôi luôn giữ lời hứa khi rời khỏi Sàigòn. Sang đây, tôi không tiếp xúc báo chí và cũng không có một lời tuyên bố nào bất lợi cho ở nhà » Có hai lần ông Minh chuẩn bị hồi hương nhưng không hiểu vi sao dời lại. Cuối cùng, ông Minh qua California sống vơi người con gái và quá vãng tại đây.

Nơi trang 447 của HKKT, LQC viết: Khi ông DV Minh và vợ đi khỏi Sàigòn rồi, tôi có dịp gặp Thượng tọa Trí Quang, ông nói: “Thật rất tiếc. Đáng lý ông Minh nên ở lại đất nước bởi chính ông là người từng kêu gọi dân chúng không nên bỏ quê hương ra đi. Nhiều người vì nghe ông ở lại. Thế mà bây giờ ông lại ra đi...”

Tác giả bài này được cựu đại tá Nguyễn Linh Chiêu, hiện sống ở Huntington Beach, California, cho biết: Năm 1983, ông Chiêu có tổ chức một bữa cơm tại Paris để gặp lại hai bạn cũ Dương Văn Minh và Trần Văn Đôn. Trả lời câu hỏi của ông Chiêu tại sao thủ tướng Vũ Văn Mẫu đòi trên Đài phát thanh Sàigòn sáng ngày 30.4.1975 Quân đội Mỹ phải rút khỏi VN trong 24 tiếng đồng hồ? Tướng Minh cho biết chính đại sứ Hoa kỳ Graham Martin đã yêu cầu Tổng thống Minh có quyết định ấy để tạo lý do cho Mỹ chuồn gấp.
Lý Quí Chung kết thúc quyển Hồi Ký Không Tên với câu hỏi: Ông Dương Văn Minh là người của Pháp, Mỹ hay Cộng sản? Và Chung liền tự trả lời: “Tôi nghĩ ông Minh chỉ là người yêu nước!”.

Ba thập niên sau ngày Miền Nam bị bức tử, lịch sử có sẵn sàng xác nhận như thế hay không?

LÂM LỄ TRINH





Về Đầu Trang Go down
BocuDad
Khách viếng thăm




Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuồng si thật hay toan lấy vải thưa che mắt thánh   Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản!! Icon_minitimeTue Nov 06, 2012 3:11 am

Cuồng si thật
hay
Toan lấy vải thưa che mắt thánh


Có người dị ứng với tên Lý Quý Chung (C), nghĩ cũng phải, nói về một kẻ bất xứng thì chỉ uổng lời (Bất khả dử ngôn nhi dử chi ngôn, thất ngôn), nhưng thiển nghĩ coi nhân vật đó như tiêu biểu cho một bộ phận xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhiểu nhương mà hệ lụy vẫn còn, việc tìm hiểu không phải là điều vô bổ, cốt để nhận rõ mặt thật của họ hầu rút kinh nghiệm, chẳng những để đương đầu hữu hiệu với kẻ thù mà kể cả với thành phần giả danh cùng chung chiến tuyến, ngoài ra biết đâu còn góp phần soi rọi nhiều uẩn khúc, nhứt là giúp cho thế hệ hậu chiến nhận ra những thông tin lừa mị.
Theo cuốn "hồi ký không tên", C sinh ngày 1-9-1940 trong một gia đình trưởng giả, cha là một công chức cao cấp từ thời Pháp thuộc, chức vụ sau cùng là Phó đô trưởng Sài Gòn, mẹ dân pháp, được học trong những trường tây từ tiểu học ở tỉnh Biên Hòa cho đến các trường Chasseloup Laubat Sài Gòn (trường trung tiểu học Pháp lớn nhất toàn Đông Dương lúc đó chỉ dành cho con em người Pháp hoặc "quan lớn người Việt" (Ch1)) và Yersin Đà Lạt (trong lớp đa số là Tây con (Ch12)), "cuối cùng, để tránh bị gọi đi quân dịch, tôi thi tuyển vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh" (khóa 10 năm 1963) (Ch1), nhưng bỏ ngang vì nhận thấy không thích hợp.
Học hành dang dở, sớm gia nhập làng báo và tự mô tả là khá thành công trong nghề này, thời cuộc đưa đẩy C vào đường chính trị, làm dân biểu suốt thời đệ nhị Cộng hòa, 3 nhiệm kỳ liền từ 1966 đến khi cùng với ông Dương Văn Minh, ... đưa tay đầu hàng tại dinh Độc lập ngày 30-4-75. Từ đó cho đến ngày mất (3-3-2005), C trở lại nghề làm báo thuần túy, chuyên về thể thao cho nhiều tờ báo dưới chế độ cộng sản, coi đó như một ưu đãi.
Về chuyện gia đình, C trải qua ba đời vợ, lập gia đình rất sớm, lúc mới 21 tuổi, ly dị sau mấy chục năm chung sống (1984), sáu tháng sau, kết nghĩa với một người khác nhỏ tuổi hơn mình nhiều (cách 18 tuổi), lúc đó đang sống với một người chồng hờ, chẳng may người này lại mất sớm (1997), mấy tháng sau lại tục huyền với một vũ nữ trẻ 21 tuổi, nhỏ tuổi hơn một số con của mình.
Mê nhảy đầm từ nhỏ, "cô vũ nữ đoán biết người khách của cô một cậu thiếu niên 17 -18 tuổi mới đi nhảy ở dancing lần đầu. Tôi thầm cảm ơn cô vũ nữ mà tuổi nhất định lớn hơn tôi, nhưng vẫn gọi tôi ngọt xớt bằng anh." (Ch1), mê đến độ lơ là việc học (Cái môn khiêu vũ mà tôi say mê ở trên Đà Lạt suýt nữa làm hỏng năm cuối cùng của tôi tại Jean Jacques Rousseau. (Ch1))

Mặc cảm tội tổ tông
"Khi cha tôi còn là một thư ký quèn ở Biên Hòa, mẹ tôi quyết tâm đưa tôi vào học trường Pháp ở tỉnh nơi chỉ dành cho con Tây và con công chức cao cấp trong tỉnh." (Ch1)
Thử hỏi ai tin dưới thời Pháp thuộc, "một công chức có trình độ (cha tôi học Collège Mỹ Tho, đậu Diplôme và rất giỏi tiếng Pháp)." (Ch1) là một thư ký quèn? Gia đình một thư ký quèn liệu có đủ sức cho con học một trường pháp chỉ dành cho con Tây và con công chức cao cấp không?
Sống trong một gia đình, người cha "đã từng làm quận trưởng, phó tỉnh trưởng hành chánh ở nhiều tỉnh, quận (Thủ Đức, Long Thành thuộc tỉnh Biên Hòa, Tiểu Cần thuộc tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Củ Chi, Tân Uyên...) và sau cùng làm phó đô trưởng hành chánh Sài Gòn (1970-1972)" (Ch1), sau ngày 30-4-75, sở hữu một số vàng và hột xoàn bị niêm phong, ngôi nhà lầu 3 tầng bị "cách mạng" xếp vào loại cung điện, C thì đang tỏ ra "hồ hỡi, phấn khởi" chào đón "cách mạng", nhưng dường như luôn mang mặc cảm mắc tội tổ tông, C không ngừng mô tả cuộc sống khó khăn của mình, "Trong các học sinh nội trú ở trường Yersin Đà Lạt, tôi là đứa có ít tiền nhất khi ra phố. ... Có những hôm ra phố, trong túi chỉ có mấy đồng, vừa đủ mua vài trái bắp nướng." (Ch1), "đứa con thứ nhì bị bệnh không có tiền đưa đi bác sĩ" (Ch5), "Thời điểm này (1965) tôi rất khó khăn về tiền bạc. Có hôm, tiền đi xe ô-tô-buýt cũng không có" (Ch4), "Trong nhà tôi không có lúc nào dư dả. Làm báo thì sống bằng lương và nhuận bút. Báo bị đóng cửa thì gặp khó khăn ngay. Làm dân biểu 3 nhiệm kỳ suốt mười năm thì sống bằng phụ cấp của quốc hội, thoải mái hơn nhưng cũng không thật dư dả." (Ch25), "Những tháng cuối cùng trước 30-4-1975, tôi gặp khó khăn thật sự. Tiền điện không đóng đúng kỳ hạn thường bị Nhà Đèn đến cắt." (Ch20)...
Trong một tình trạng túng thiếu triền miên như vậy, tiền đâu C thường lui tới vũ trường, Xẹt tây (Club sportif saigonnais- nơi ăn chơi của giới thừa tiền lắm của), tạo xe hơi loại sang DS21, nhà lầu 3 tầng hàng chục cửa sổ, trong nhà có lúc có tới 2 chiếc đàn dương cầm, các con đều học đàn được cô giáo Trường quốc gia âm nhạc hướng dẫn (Ch26)?

Lắm trò tiểu xảo
Từ nhỏ đã biết "thuê thằng bạn ngồi cạnh dạy cho tôi một câu tiếng Tây học thuộc lòng. Có khi trả cho nó bằng tiền, có khi trả bằng phần ăn tráng miệng." (Ch2), thường trốn học, "sao trong lớp ông (giáo sư) lại có một học sinh lạ hoắc, ông không hề biết mặt. Lý do đơn giản tôi thường "cúp cua" các tiết học hoặc có mặt trong lớp thì lén nằm ngủ đâu đó ở cuối lớp vì tối qua đi chơi quá khuya!" (Ch1), vào thời loạn, "để tránh bị gọi quân địch, tôi thi tuyển vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh" (Ch2) , để có tiền chiêu đãi đào, "trước mỗi tối đi chơi và mời nàng ăn nhà hàng, tôi đều lén lấy trong tủ rượu của cha tôi một chai rượu ngoại rồi đem bán ở Chợ Cũ." (Ch4), lúc là dân biểu thì giở trò lá phải lá trái cho được việc mình, "Giáp Văn Thập, chủ trường dạy lái xe ở Tân Định, đắc cử dân biểu ở đơn vị 1 Sài Gòn nhờ những phát biểu ồn ào và mị dân. Dân chủ theo kiểu tư sản, một thứ tự do vô tổ chức, thường sản sinh những phần tử cá biệt như ông Thập. Nhưng vẫn cần ông để có đủ số dân biểu thành lập khối. .. vận động mãi ông mới chịu hạ yêu sách xuống còn phó trưởng khối." (Ch6), đến giờ chót còn lừa mị đồng bào, "...Trở lại ngày 29-4-1975, sau phiên họp tại văn phòng bộ, tôi đến đài truyền hình cố gắng thuyết phục đồng bào không tiếp tục di tản ồ ạt. ... "Bà con hãy ở lại. Mồ mả ông bà của ta ở đây, quê hương của ta ở đây". Những lời kêu gọi này, tôi nói gần như trong nước mắt." (Ch24) trong khi ngày hôm trước, C đã biết rõ ông Minh chủ trương đầu hàng và đã bật đèn xanh cho một số người thuộc "phe ta" rời khỏi đất nước. (Ch25)

Mê gái
Ngoài 3 đời vợ chính thức, C còn lắm mối tình lăng nhăng khác, đó là nguyên nhân ly dị với người vợ đầu, "nếu tôi là một người đàn ông nghiêm túc, không yếu lòng với phụ nữ, không tái đi tái lại "tội lỗi" đối với vợ, ... Lấy vợ lúc còn quá trẻ, sự tò mò về phụ nữ còn đầy ắp khát khao, cho nên dù rất yêu vợ, tôi vẫn không thể giữa được sự thủy chung đúng nghĩa với vợ mình. ... Đó chỉ là những cuộc tình lãng mạn, những dan díu ngắn ngủi .." (Ch4)
Thực tế cuộc sống phản bác lời biện bạch này, mấy tháng sau khi keo rả hồ tan, C tỏ tình với một người đàn bà đang sống với một người chồng hờ (chuyện em và người đó vẫn chưa rõ ràng, em không muốn người ta suy nghĩ không đúng về em và cả về anh. Ngày mai em sẽ gặp anh ấy và nói cho anh ấy biết dứt khoát suy nghĩ và quyết định của em. (Ch27)), hai người lấy nhau chính thức bất chấp tiếng đồn "Ông Chung lả lướt, dan díu với rất nhiều phụ nữ" và cả lời đe của bạn bè "mầy lấy ông ấy sẽ khổ..." (Ch27), người vợ thứ hai chẳng may mất sớm, cũng chỉ mấy tháng sau, vào lứa tuổi gần lục tuần, C tục huyền với một vũ nữ 21 tuổi với lời giải thích "tôi là người không thể sống một mình. Cuộc sống thiếu một gia đình đúng nghĩa luôn làm tôi thấy chênh vênh sao đó. Nhất là vào buổi tối, tôi chịu đựng không nổi sự trơ trọi." (Ch27)

Nhiều chuyện khoác lác, trái khoáy
- Vua và hoàng hậu Thái Lan phải chờ vợ chồng C đến dự tiếp tân: "chuyện xảy ra trong chuyến tham dự Hội liên hiệp các đại biểu dân cử châu Á (APU) năm 1967 tổ chức tại Bangkok. ... Nhà Vua Thái Lan và Hoàng hậu mời dự tiếp tân tại Hoàng cung. Các đoàn đều xuất phát từ khách sạn đúng giờ, duy chỉ có vợ tôi chậm trễ ... xe cảnh sát Thái dẫn đường phải chạy trên tuyến ngược chiều để hạn chế sự trễ nải. Khi chúng tôi vào Hoàng cung thì thành viên các đoàn đã đứng xếp hàng đâu đó ngay ngắn nhưng nhà vua và hoàng hậu vẫn chưa xuất hiện vì ban nghi lễ còn chờ chúng tôi!" (Ch4)
- Tuy chống Mỹ nhưng thường xuyên giao du với Mỹ như bạn bè: "giới ngoại giao Mỹ thường mời tôi dự tiệc tùng mỗi khi họ đón tiếp một nhân vật quan trọng từ Washington sang. Đặc biệt vào mỗi cuối tuần (Week-end), John Negroponte và David Lambertson thường tổ chức các buổi ăn trưa và bơi lội tại biệt thự riêng của cố vấn chính trị tòa đại sứ Mỹ Philip Habib tại số 6 đường Tú Xương. ... tôi còn nhớ trong một trận đấu bóng nước tại hồ bơi của ông Habib, tôi đã bị John Negroponte đè sâu dưới nước suýt nữa ngoi lên không được khi đôi bên tranh bóng quyết liệt. Negroponte to lớn gấp đôi tôi. Tôi không biết ông ta có cố tình "dằn mặt" tôi không." (Ch8)
- Lọt cặp mắt xanh của Hà Nội: "Đầu năm 1968, một tổ chức tôn giáo của người Mỹ có tên Quaker, hoạt động cho hòa bình tại Việt Nam đã mời tôi tham dự một cuộc hội thảo "Hòa bình ở Châu Á" tổ chức tại Xiêm Rệp Campuchia. ..., tất cả những người tham dự được mời chụp chung một bức ảnh kỷ niệm trước cổng vào đền Angkor Watt. ... người đàn ông phương Tây đứng cạnh tôi nói bằng một giọng rất thấp vừa đủ cho tôi nghe với một thứ tiếng Việt rất chuẩn, giọng Bắc: "Ông là dân biểu Lý Quý Chung phải không? Tôi làm việc ở sứ quán Xô Viết ở Hà Nội. Tôi được biết lập trường của ông về trung lập hóa miền Nam. Ông nên biết Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chủ trương trung lập hóa miền Nam". ... Tôi không ngờ hoạt động của mình đã được theo dõi sát như thế từ Hà Nội." (Ch8)

Đối phó với công an
- Sử dụng công an biệt phái như gia nhân, muốn cho đi theo hay bắt ở nhà tùy ý, còn thuê làm việc riêng nữa, C kể vào thời điểm quốc hội lập hiến (1966-1967) "nhận hai cảnh sát thuộc "phòng bảo vệ yếu nhân" do Tổng nha cảnh sát của Nguyễn Ngọc Loan gửi đến. ... Hai cảnh sát chìm này: Phan Xuân Trường (25 tuổi) và Nguyễn Văn Bé (20 tuổi) làm cận vệ cho tôi suốt 10 năm, từ Quốc hội lập hiến (1996) cho đến ngày 30 -4-1975! ... Anh Bé được vợ tôi cho tiền học thêm nghề lái xe để lái chiếc xe riêng của tôi, khi tôi xuất bản tờ báo Tiếng nói Dân tộc. Còn anh Trường làm thêm công việc liên lạc, thu tiền quảng cáo cho báo. Như thế cả hai đều có thêm một đầu lương phụ giúp gia đình họ. ... Khi tôi mở cuộc họp báo chống chính phủ hoặc "xuống đường" biểu tình, tôi bảo họ ở lại nhà để tránh cho họ khỏi lúng túng trước những tình huống khó xử: không biết phải can thiệp thế nào trước sự đàn áp của các đồng nghiệp cảnh sát nhắm vào người mà mình có trách nhiệm bảo vệ." (Ch6), "hai cận vệ của tôi ... cũng mù tịt tôi đã đi đâu và làm gì (thường khi hoạt động chống chính quyền tôi luôn để hai anh cận vệ ở lại nhà) ". (Ch17)
* "Cắt đuôi" công an dễ ợt: "Tôi đi đâu họ đi đó. Họ có trách nhiệm báo cáo trong ngày tôi đi đâu gặp ai và nếu phát hiện tôi sắp tổ chức họp báo hay xuống đường thì họ gọi ngay về Tổng nha kịp thời đối phó. Biết rõ như thế nên khi sắp sửa có một hoạt động chống chính quyền, trước tiên tôi phải "cắt đuôi". Cách làm khá đơn giản: tôi bảo tài xế lái ô tô đến chợ Bến thành, cho xe đậu lại, thí dụ ở cửa Tây, tôi đi vào lòng vòng trong chợ một lúc rồi đi ra cửa … Bắc lên xe tại đến chỗ hẹn. Các anh "bạn dân" chờ mút mùa không thấy tôi ra mặc dù chiếc ô tô của tôi vẫn nằm yên chỗ cũ! Sau nhiều lần bị lừa, Tổng nha bố trí bốn cảnh sát theo tôi trên hai xe. Khi tôi bước ra khỏi ô tô đi bộ, thì một anh cảnh sát cũng nhảy xuống đi bộ theo. Tôi vào chợ, anh ta cũng vào chợ. Với thời gian, dần dần việc canh giữ bớt căng thẳng. Cảnh sát theo dõi tôi tìm cách làm quen với hai anh cảnh sát cũng được Tổng nha đặc cách đi bảo vệ cho tôi. Hai anh cảnh sát cận vệ của tôi thuộc một bộ phận khác: Phòng bảo vệ yếu nhân. Một hôm anh Trường, cảnh sát cận vệ, nói với tôi "Thưa ông, mấy đứa theo dõi ông đến yêu cầu em nếu hôm nào ông không có đi đâu cho tụi nó biết để tụi nó chuồn về nghỉ sớm. Theo ông từ sáng sớm đến khuya, tụi nó than chịu không xiết". ... Hôm nào tôi làm việc tại nhà, không đi đâu, tôi nói anh Trường ra bảo họ về nghỉ sớm, trong báo cáo cứ viết: Hôm nay ông Chung ở nhà suốt ngày. Những hôm tôi đánh quần vợt trong Xẹc Tây cả ngày tôi cũng cho cận vệ báo với họ để họ yên tâm đi... chơi hoặc về với vợ. Kể khi thỉnh thoảng đi nhảy ở vũ trường để bớt căng thẳng, tôi cũng báo cho họ về sớm. Những lần không báo, đi khiêu vũ ra gặp họ vẫn... đứng chờ tôi thấy bứt rứt làm sao." (Ch17)
Mãi nói ba hoa, C quên mình đã nói lắm điều trái ngược nhau, "Có hôm ở nhà, từ tầng hai, vợ tôi nhìn qua bên kia đường Nguyễn Tri phương thấy bốn anh cảnh sát ngồi canh tôi giữa cái nắng chang chang, động lòng vợ tôi cho chị giúp việc mang nước mang ly sang mời các anh giải khát. Nhưng các anh cảnh sát dứt khoát từ chối, có anh còn hăm dọa ngược lại: "Chị định đùa với bọn tôi à? Mang nước về nhà ngay"." (Ch17),
Càng khôi hài hơn nữa là chuyện 12 xe máy của công an chìm theo dõi nhóm của C: "Buổi thuyết trình tại chùa ấn Quang diễn tiến đúng như dự kiến. Sau buổi thuyết trình, linh mục Lan mời tôi đi ăn phở Tương Lai trên đường Nguyễn Tri Phương, cách chùa Ấn Quang không xa. Cùng đi ăn phở còn có, dân biểu Kiều Mộng Thu. Bình thường đi đâu tôi cũng bị bốn anh cảnh sát chìm trang bị máy bộ đàm đi theo. Chị Thu cũng có bốn anh theo dõi và cha Lan cũng thế. Do đó khi ba chúng tôi cùng nhau đi ăn phở, phía sau chúng tôi có cái đuôi khá dài: 12 chiếc xe máy của cảnh sát chìm rú lên inh ỏi! Cảnh tượng cũng vui mắt nhưng điều áy náy là mình ngồi ăn trong khi mấy anh cảnh sát vẫn phải đứng xa canh chừng." (Ch17)
- Nhiều màn hù dọa:
* Ở Sài Gòn, "Khi đoàn biểu tình sắp sửa đến ngã tư Lê Lợi Công Lý thì lực lượng cảnh sát mới can thiệp quyết liệt. Bọn cảnh sát chìm cũng được tung vào. .. bỗng linh cảm có chuyện bất thường ở sau lưng. Tôi vội nhìn lại thì đúng lúc một tên cảnh sát chìm cầm gậy định tấn công tôi. Tôi trừng mắt nhìn anh ta "Anh định đánh lén tôi à? Tôi và anh có thù oán gì với nhau đâu?". Dùng những lời lẽ như thế với một cảnh sát chìm rõ ràng là không phù hợp nhưng nó lại có tác dụng làm hắn ta phải khựng lại." (Ch15),
* Ở Mỹ Tho, "chuyến đi làm "báo nói" ở Mỹ Tho ... Tôi nói về những tin tức trong nước và thế giới ..., kêu gọi đồng bào cùng tham gia đấu tranh cho hòa bình, ... Cảnh sát Mỹ Tho quá bất ngờ không kịp phản ứng ngay. Chúng tôi "phát thanh" được hơn 10 phút thì cảnh sát mới rầm rộ kéo đến. Hôm đó là một sáng chủ nhật, trưởng ty cảnh sát Mỹ Tho là trung tá Đỗ Kiến Nâu (ông này chưa hề làm việc ở Mỹ Tho) (em của đại tá Đỗ Kiến Nhiễu, đô trưởng Sài Gòn) về Sài Gòn thăm gia đình nên cảnh sát Mỹ Tho như rắn không đầu (Vô lý ! Trưởng ty cảnh sát đi vắng, VC muốn làm loạn cũng được à!), chẳng biết phải đối phó ra sao với nhóm "báo nói" ... họ cũng lúng túng tới sự hiện diện của một nhân vật không biết là "ta hay địch": ông ta đứng tách ra khỏi nhóm đang "phát thanh" và phát truyền đơn, thỉnh thoảng quay lại phía cảnh sát (đang vây thành vòng tròn chung quanh chiếc xe) đưa tay ra hiệu như chỉ đạo họ: "Anh em cứ đứng yên xem sao". Người đó chính là biện lý Triệu Quốc Mạnh (lúc đó đang là chánh biện lý tòa án Gia Định của chế độ Sài Gòn), người có thẩm quyền đích thực chỉ đạo cảnh sát,... Mãi sau này khi cuộc chiến hạ màn, người ta mới biết ông Chánh biện lý tòa Gia Định đó là một đảng viên cộng sản!" (Ch14)
Nghe thật chối tai, cảnh sát làm sao có thể tuân lịnh bất kỳ một tên bá vơ nào đó, kỳ thật ngay vị Biện lý ở trong tỉnh cũng không mấy cảnh sát viên biết mặt, ngoại trừ nhân viên nào có liên hệ trực tiếp với tòa án như cảnh sát viên tư pháp chẳng hạn.
- Ngoài công an nổi, công an chìm, C còn bị cả nhân viên tình báo rình mò nữa, "Anh Lưu Trường Khương cùng học một khoá ở Học viện quốc gia hành chánh với tôi. ... bị Trung ương tình báo trưng dụng ... thỉnh thoảng Khương đến thăm tôi và tiết lộ cho tôi biết anh bị cấp trên giao nhiệm vụ theo dõi tôi. Anh nói: "Có lúc tôi đứng hàng giờ bên kia đường nhà ông. Tôi cảm thấy hết sức nhục nhã..."." (Ch24)
Ai có thể tin một nhân viên tình báo lại bị trưng dụng, điệp viên đó lại tiết lộ tin tức nghiệp vụ, càng khó tin hơn nữa là một cán bộ tình báo lại làm công việc của một anh công an chìm.

Như diễn viên điện ảnh
- Né tránh phi tiển của cảnh sát dã chiến (đóng cặp với Ngô Công Đức) trước tiền đình Hạ viện: "Các quả phi tiễn được bắn thẳng về phía đám biểu tình, xé toạc các biểu ngữ và làm vỡ kính cửa chính của tòa nhà Hạ nghị viện. ... Đúng lúc đó một quả phi tiễn bay thẳng đến tôi. Tôi chỉ kịp nghiêng người để không phải lãnh trọn quả đạn. ... Trong khi tôi đã vào sân bên trong Continental ... thì anh Ngô Công Đức vẫn còn ở bên ngoài. Anh nhặt các quả phi tiễn còn xì hơi cay, ném lại về phía cảnh sát. Anh chạy díc dắc trên đường Tự Do, len vào khu Passage Eden (Thương xá Eden), vừa chạy vừa "chọc giận" bọn cảnh sát dã chiến để chúng bắn theo" (Ch14)
- Màn nhào lộn ở chùa Ấn Quang: "... Cuộc hội thảo này do các vị lãnh đạo Phật giáo Ấn Quang chủ trì nhằm ủng hộ Hiệp định Paris đồng thời kêu gọi tổng thống Thiệu từ chức. ... ngay từ đầu đã được cảnh sát rằn ri dàn quân rất kỹ. ... cổng chùa cũng bị cảnh sát dã chiến bế chặt. .. lệnh tấn công từ ngoài được phát động. Hàng trăm phi tiễn hơi cay, lựu đạn gây ói được bắn như mưa vào chùa. Cảnh hỗn loạn xảy ra. ... Mọi người tìm cách lên tầng một của chùa để ... lánh nạn. ... Khi đám đông đẩy tôi lên tận trên đó, tôi không có cách nào lùi lại, cuối cùng bị hất từ tầng một xuống sân chùa. Tôi chuẩn bị cú... rơi tự do ấy như một vận động viên nhảy dù tập tiếp cận với đất từ trên cao, hai chân nhún xuống khi vừa chạm đất. ... Phải cố gắng đứng dậy và bằng mọi giá thoát ra khỏi chùa, ... Tôi thử đi ra hướng sau chùa, tấm vách tường ngăn cách chùa với khu xóm lao động cao không gần ba mét. Bên trên lại có những cây sắt nhọn chĩa lên. Lúc đó tôi không biết mình lấy sức lực ở đâu mà có thể nhảy lên dùng hai tay chụp lấy hai cây sắt trên đầu tường rồi đu lên và nhảy xuống sân của một nhà bên cạnh chùa. ... Thật may có một phụ nữ bước ra dìu tôi vào nhà và cho tôi một khăn ướt để lau mắt. Cùng lúc có một anh thương binh xuất hiện với hai cây nạng gỗ. Anh chia cho tôi... một cây, nhờ thế tôi cà nhắc ra khỏi khu Ấn Quang, đón taxi về nhà. ... Ngày hôm sau Hạ viện họp phiên khoáng đại. Có tin các dân biểu đối lập lại tổ chức biểu tình nên cả khu trung tâm thành phố bị cô lập. Chiếc ô tô chở tôi đi họp bị chận lại trên đường Tự Do, ở ngã tư Lê Thánh Tôn. Tôi không thèm đôi co với toán cảnh sát chốt ở ngã tư này, tôi bước xuống xe với hai cây nạng kẹp hai bên người (vợ tôi đã mua cho tôi cặp nạng này) (Mua nạng ở đâu nhanh thế!), đi bộ đến Hạ viện. Đây cũng là một cách tố giác cảnh sát Thiệu đàn áp cuộc hội thảo hôm qua tại chùa Ấn Quang. Dĩ nhiên truyền hình nước ngoài đã không bỏ lỡ dịp ghi hình một dân biểu đi họp với hai cây nạng... " (Ch17)

Nói ngược nói xuôi
- "Có lẽ do tôi không có một quan hệ chính thức nào với người cộng sản nên chính quyền Thiệu không coi tôi là một phần tử chính trị nguy hiểm. ... Cuối cùng có lẽ họ đã kết luận cái anh chàng này hoạt động hoàn toàn... đơn độc. Thực tế thì những trí thức kiểu... "vô hại" như thế này lại góp phần cô lập Nguyễn Văn Thiệu và đường lối chiến tranh của ông khiến ông đã nổi điên." (Ch17).
Chỉ cách mấy dòng thôi mà ý trước đá ý sau, đã đánh giá là không nguy hiểm, thuộc loại hoạt động đơn độc thì hà tất phải nổi điên?
- Vụ Mỹ Lai, hai lời tường thuật trái ngược nhau, khi thì do nhà báo Mỹ khám phá trước, lúc lại do nhà báo VN: "Chính Henry Kamn đã kể lại cho tôi nghe diễn tiến việc ông thực hiện bài phóng sự điều tra vụ thảm sát Sơn Mỹ (vào lúc đó báo chí quốc tế gọi là vụ thảm sát Mỹ Lai) ... ngày mai cả nước Mỹ và thế giới sẽ biết chuyện gì đã xảy ra tại cái làng hẻo lánh này". (Ch10)
Đoạn khác thì hoàn toàn ngược lại, "Anh Trần Trọng Thức là nhà báo Việt Nam đã phát hiện và đưa lên mặt báo Điện Tín vụ lính Mỹ thảm sát dân thường ở Sơn Mỹ, là sự tố cáo đầu tiên tội ác chiến tranh này trên báo chí Sài Gòn. Sau đó một hãng tin Mỹ trích đăng lại, góp phần làm nổ bùng thông tin về vụ tàn sát này tại Mỹ." (Ch12)
- Đại lộ Thống nhất ngày 30-4-75 vắng tanh người: "Khoảng 10 giờ (30-4), tổng thống Minh lên ô tô đi đến Dinh Độc Lập. ... Đoàn xe tổng thống đi ngang qua tòa đại sứ Mỹ trên đại lộ Thống Nhất, ông Minh nhìn thấy trước mắt cảnh tòa đại sứ Mỹ đang bị dân chúng ùa vào "làm thịt": từng đoàn người từ trong sứ quán hối hả đi ra, khuân vác nào là máy đánh chữ, ti vi, ghế, tủ, bàn v.v... Đoàn xe của tổng thống Minh đi trên đại lộ Thống Nhất vắng tanh người - ngoại trừ đoạn đường trước sứ quán Mỹ." (Ch25)
Chỉ trong một đoạn ngắn mà ý nọ nghịch ý kia, chẳng lẽ sau khi chôm của xong, mọi người khuân vác đồ đạc chỉ đi loanh quanh tòa đại sứ? Ai sống qua thời điểm kinh hoàng này tất chứng kiến cảnh náo loạn của Sài Gòn, kẻ ngược người xuôi đổ ra đường khắp nơi.

Ai đúng ai sai?
- Việc bàn giao nội các, C kể : " Ông Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng của nội các Nguyễn Bá Cẩn, nội các cuối cùng của chính phủ Thiệu, có mặt ở phòng họp chính. Theo chương trình đã định trước thì phó thủ tướng Hảo sẽ đại diện cho nội các cũ thực hiện cuộc bàn giao cho nội các mới của ông Dương Văn Minh. Nhưng cuộc bàn giao giữa hai nội các cũ và mới đã không xảy ra." (Ch25)
Thật sự cuộc bàn giao đã diễn ra ở phủ Thủ tướng giữa 2 ông Trần Văn Đôn (Phó thủ tướng) và Vũ Văn Mẫu vào lúc 11.30 ngày 29-4-75, chi tiết được chính ông Đôn tường thuật trong cuốn Việt Nam nhân chứng tr 476: "Tôi đến Phủ Thủ tướng cùng với sĩ quan tùy viên, nơi đây một số Tổng trưởng nội các mới đã có mặt. Nội các cũ thì có Phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo, Dương Kích Nhưỡng, Tổng trưởng giáo dục ... Một lúc sau ông Châu, Bộ trưởng Phủ thủ tướng cho biết ông Vũ Văn Mẫu muốn điện đàm với tôi. Ông Mẫu xin lỗi đến trễ một giờ vì phải qua đài phát thanh đọc lời tuyên bố quan trọng;
11.30 giờ ông Châu cho biết ông Thủ tướng đến, tôi ra cầu thang đón. Ông Mẫu đến đúng nghi lễ, đi bằng xe Mercedes dành cho Thủ tướng, có xe máy dầu hộ tống.
Tôi mời ông Mẫu vào văn phòng Thủ tướng và bắt đầu cuộc lễ. Ông Mẫu ngồi bên tay mặt tôi. Ông Châu đưa biên bản bàn giao để ký. Tôi ký xong giao cho ông Mẫu ký, ..."
- Việc treo cờ VC trên nóc dinh Độc lập, C hãnh diện kể: "Một người bộ đội (tôi không rõ quân hàm) nói với tổng thống Minh: "Anh chỉ cho tôi đường đi lên để hạ cờ ngụy quyền". Ông Minh quay sang tôi đang đứng bên cạnh: "Chung, toa hướng dẫn cho người này lên sân thượng". ...Sau khi nhận chỉ thị của ông Minh, tôi đưa người bộ đội trẻ tuổi đến thang máy để lên sân thượng. Đến trước thang máy, tôi bấm nút cho cửa mở. Khi cửa mở rồi người bộ đội trẻ vẫn chưa chịu bước vào. Tôi đoán trong đời anh chưa bao giờ đặt chân vào một thang máy. Tôi nói với người bộ đội trẻ: "Anh vào đi. Không có gì lo. Tôi cùng vào với anh". Nói xong, tôi vào trước. Sau ít giây do dự, anh bước vào, trên tay là khẩu súng và lá cờ Giải phóng. Tôi không thể tưởng tượng được có một ngày như hôm nay: đi thang máy chung với một người bộ đội." (Ch25)
Diễn tiến này hoàn toàn trái ngược với lời kể trên đài BBC ngày 30-4-2005 (theo cuốn Những điều chưa nói hết về 30-475) của Nguyễn Hữu Thái ("sinh viên kiến trúc, bị cảnh sát Sài Gòn săn lùng, anh đã trốn ở tầng 3 trong nhà tôi (lợi dụng đặc quyền bất khả xâm phạm của dân biểu) cả năm (từ 1974-1975)." (Ch6)): "Không ai rành bố cục bên trong dinh và cũng chưa biết dùng thang máy nào để lên nóc dinh. Có một người mặc thường phục đi qua (sau này biết là đại tá Nguyễn Văn Chiêm của lực lượng phòng vệ phủ tổng thống), Thái yêu cầu Chiêm dẫn họ đến thang máy phụ. Thái giúp Thận bẻ gập chiếc cần ăng ten, mới vào lọt được bên trong chiếc thang máy loại nhỏ này.
Đến nóc, họ còn phải leo thêm chiếc thang gỗ mới đến được chân cột cờ. Phải hạ lá cờ Sài Gòn xuống, cờ quá lớn lại cột giây ny lông. Phải mất cả mấy phút mới giật nỗi nó xuống và kéo lá cờ Giải phóng lên trong tiếng reo hò lẫn tiếng súng chỉ thiên chào mừng vang trời. Thật ngẫu nhiên, vào thời điểm lịch sử ấy trên nóc dinh Độc Lập, trước kia là dinh Toàn quyền Pháp, có 3 chàng trai của 3 miền đất nước : anh bộ đội Thận từ đồng bằng sông Hồng, chàng giáo sư Tòng quê Tây Ninh và sinh viên Thái gốc ở một thành phố cảng miền Trung."
Thật chẳng khác gì truyện Lục súc tranh công?

Mấy chuyện phịa có cầu chứng
- Tuổi tác người vợ trẻ, "Khi tôi tái hôn với người vợ thứ ba (vào năm 1998), nàng mới 21 tuổi" (Ch27) tức sinh năm 1977, điều này đã được C nêu rõ: "Có vợ nhỏ hơn mình 37 tuổi kể ra cũng không dễ dàng. Thanh Thủy sinh một ngày với Quỳnh Nga (người vợ đầu), cũng ngày 10-3 và cũng tuổi Tỵ" (Ch27) đúng là năm 1977, vậy mà C kể cà kê dê ngổng về lai lịch về cô này: "Cô quá nhỏ để biết người đàn ông thương mình là ai. Khi tôi... đầu hàng ở Dinh Độc Lập thì cô mới hai tuổi (tức sinh năm 1973?!), cô được mẹ mình kể lại vào thời điểm đó ba cô - một người tham gia cách mạng cũng mới ra khỏi tù không biết là lần thứ mấy." (Ch27)
- Chuyện "suýt choảng nhau" giữa người cha đang nằm liệt giường với bác sĩ Nguyễn Phước Đại ".. tại Xẹc Tây, ... ông đi xem cháu nội của ông, tức con trai lớn của tôi Lý Quí Hùng thi đấu với anh Võ Văn Bảy ở giải toàn thành, hình như lúc đó là năm 1979. ... Người ngồi kế bên cha tôi lần này là bác sĩ Nguyễn Phước Đại, ... Ông Đại bình luận mấy bàn thắng của Lý Quí Hùng là do..." cha nó (tức là tôi) mua chuộc anh Bảy"! Cha tôi ngồi kế bên liền lên tiếng: "Xin lỗi ông, cha của thằng Hùng không bao giờ làm chuyện đó". Bác sĩ Đại đáp trả lại: "Làm sao ông biết cha thằng Hùng bằng tôi". Cha tôi bình tĩnh nói lại: "Chắc chắn tôi phải biết cha của thằng Hùng hơn ông, đơn giản tôi là cha của cha thằng Hùng". Lúc này hai người suýt choảng nhau. May mà có một người quen biết cả hai cản ngăn kịp." (Ch1)
Chuyện tưởng tượng thật thứ tự lớp lang, say mê đến độ quên khoảng thời gian đó cha mình đang nằm liệt ở nhà, "...Trở lại cuộc sống của riêng tôi và gia đình tôi sau tháng 4-1975 phải nói là may mắn hơn nhiều người nhưng không phải đều thuận lợi dễ dàng. Thậm chí còn có những bi kịch. ... Tôi hay tin nhà cha mẹ tôi bị "đóng chốt" và bị kiểm kê vào một buổi sáng ... Tiếng loa từ phường bên nhà cha tôi vang sang tận nhà tôi (cách khoảng 400 mét đường chim bay). Tôi nghe rõ mồn một: "Mời bà con vào mà thăm quan cung điện của Lý Quí Phát...". ... Những sự kiện căng thẳng dồn dập xảy đến khiến cha tôi bị lên huyết áp và đột quị tưởng đâu không qua khỏi. Ông bị liệt nửa thân mình, méo miệng, không nói được. Bác sĩ quen ở bệnh viện Triều Châu (sau đổi tên An Bình), ... đã giúp cha nói lại được nhưng phải di chuyển bằng xe lăn. Một trong những câu nói đầu tiên sau thời gian ông bị bặt tiếng nói là nói với tôi - khi tôi đứng bên giường chăm sóc ông. Giọng ông giận dữ: "Tao không muốn gặp mày nữa. Gia đình mày đã ra thế này, cha mày đã ra thế này, mà mày còn viết báo cho cộng sản. Cha mày từ mày"." (Ch26)

Toan lấy vải thưa che mắt thánh
Đối với Cộng sản, dầu thuộc thành phần chống Mỹ -Thiệu, C nhiều lần thố lộ là không hiểu gì về CS, như lúc ra tranh cử dân biểu pháp nhiệm hai năm 1967: "Sự mù tịt về "Việt cộng" và sự thiếu hiểu biết sâu sắc về mục tiêu lý tưởng đấu tranh của "những người ở bên kia nửa phần Tổ quốc"" (Ch8), hay "Sự hiểu biết của tôi về "chế độ cộng sản" nói chung và về Đông Âu nói riêng, lúc đo (1969) còn lờ mờ lắm." (Ch11) nhưng lại nhớ rõ là mê cộng từ lúc năm ba tuổi, "Lá cờ đỏ sao vàng in một dấu ấn đậm nét trong ký ức tuổi thơ của tôi mặc dù tôi không hiểu ý nghĩa chính trị của nó vào thời điểm ấy." (Ch1), trong suốt cuốn hồi ký, C không bỏ lỡ dịp nào nhắc lại sự si mê này:
- "Không phải là một đảng viên cộng sản nhưng tôi tin vào những lý tưởng xã hội tốt đẹp ... Tôi vẫn giữ niềm tin đó ngay cả sau khi chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ." (Ch26)
- "Nếu tôi không chia sẻ lý tưởng xã hội, tôi không bao giờ tiếp tục viết báo và làm báo sau 4-1975." (Ch26) ... " bởi làm sao tin được rằng một cựu bộ trưởng thông tin của "ngụy quyền Sài Gòn" lại được tự do viết báo trong chế độ cộng sản?" (Ch26)
- "Đúng là Đảng Cộng sản Việt Nam chinh phục tôi trước hết bởi lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh cho độc lập dân tộc nhưng mặt khác tôi cũng tìm thấy ở chủ nghĩa Mác theo cách tiếp thu của tôi - những nguyên lý định hướng cho cuộc sống và thái độ chính trị của mình." (Ch26)
Tưởng cũng cần nhắc lại là C sinh hoạt trong một môi trường dày đặc những phần tử khuynh tả và VC nằm vùng, "Sau ngày 30-4-1975, tôi phát hiện xung quanh mình, trong tờ báo, trong nhóm, trong bạn bè và ngay tại nhà mình, đâu đâu cũng có "Việt cộng"." (Ch17), "Xét về "gốc tích" thành phần của nhóm ông Minh... lộ ra sau 1975, ... Gần phân nửa thành viên trong nhóm có quan hệ với MTDTGPMN như ông Cước, anh Nhuận, giáo sư Trung, linh mục Lan, luật sư Liễng..." (Ch16), kể cả sự hiện diện của họ ở dinh Độc lập: " … có nhiều bộ đội cầm súng và hô to: "Mọi người giơ tay lên!". Ông Minh, ông Mẫu và tôi cùng mọi người đi phía sau đều nhất loạt giơ tay. Ra đến đại sảnh, tôi thấy có nhiều người mặc thường phục cũng có mặt lẫn với bộ đội. Tôi nhận ra một số gương mặt quen thuộc, đã từng hoạt động báo chí hoặc trong các phong trào đấu tranh học sinh sinh viên. Tôi nhớ hình như có các anh Nguyễn Vạn Hồng (tức Cung Văn), Triệu Bình, Nguyễn Hữu Thái, Huỳnh Bá Thành, Huỳnh Văn Tòng v.v..." (Ch25).
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, "Có một sự việc mà trước nay tôi chưa bao giờ nói ra: năm 1987 hay năm 1988, tôi không nhớ rõ, tôi có viết một thư riêng cho ông Kiệt lúc đó là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ... tôi có bày tỏ với ông nguyện vọng ngày nào đó trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam." (Ch26), nguyện vọng này không được ai ngó ngàng tới.

Sinh ra, được dưỡng dục và trưởng thành trong một môi trường trưởng giả, giỏi các trò tiểu xảo, hay khoa trương, lại gặp nhiều vận may, tự xếp mình thuộc loại "ái cộng" bẩm sinh, tích cực góp phần đạp đổ chế độ miền Nam, công trạng được kiểm chứng, sau ngày 30-4-75, luôn tỏ ra cúc cung tận tụy phục vụ chủ trương của cộng sản, tỏ ra "bảo hoàng hơn vua", thế mà nguyện vọng tha thiết trở thành một đảng viên cộng sản của C lại bị làm ngơ? Quả là VC không có mắt chăng?

Duyệt qua thành tích trên, chắc khó có ai dám tính chuyện "làm ăn" lâu dài với C, ngoại trừ kiểu "dụng nhân như dụng mộc", quả thật VC đã sử dụng C và thành phần thứ ba như một loại củi chụm để đốt cháy chế độ VN cộng hòa, C xác nhận: "Mục tiêu số 1: Lật đổ cái cũ" (Ch19), "Những người như tôi thuộc loại được ưu đãi ở xã hội miền Nam bấy giờ vậy cớ gì chống chế độ, đòi hỏi một kết thúc chiến tranh mà không đoán được nó sẽ ra sao đối với số phận chính trị của mình? ... Vấn đề ưu thế chính trị thuộc về ai trở thành thứ yếu." (Ch12)
Một khi củi đốt thành tro rồi thì còn ích lợi gì ngoài việc bón phân, chính VC đã không úp mở gì về việc này, "Sau khi đất nước hòa bình, tôi có hỏi nhà báo Huỳnh Bá Thành, một trong những người gần gũi với tôi trước năm 1975, vì sao anh không "móc nối" tôi vào Mặt Trận, anh cười cười nói "Các hoạt động của anh như thế trong lòng địch đã đáp ứng yêu cầu của cách mạng đối với một trí thức tiến bộ. Đưa anh vào tổ chức cũng thế thôi, nhưng có nguy cơ anh bị bắt và chịu không nổi tra tấn sẽ đổ bể tùm lum...". Câu nói nửa chơi nửa thật của Huỳnh Bá Thành chứa đựng phần nào sự thật trong đó. Tôi vẫn nghĩ mình sẽ không chịu đựng nổi các đòn tra tấn của cảnh sát." (Ch17)
Tuy nói toạt móng heo như thế mà C vẫn chưa hiểu thân phận mình, lại còn cố chạy chọt, "Tôi có nói với ông Kiệt việc nêu nguyện vọng ấy là một thái độ chính trị trung thực với chính mình ... Anh Tống Văn Công nghe tôi kể lại chuyện này có nói: "Thế thì anh mới đi theo ngọn cờ dân tộc của Đảng Cộng sản, còn ngọn cờ chủ nghĩa xã hội thì sao?" (Rõ ràng là có ai tin C đâu?) ... Chị Kim Hạnh, lúc đó là tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, cũng biết chuyện này ... nói thêm việc tôi có vào Đảng hay không do các đoàn thể ở báo Tuổi Trẻ quyết định. Lúc đó có thể chị Kim Hạnh hiểu lầm chăng tôi có ý định vận động với ông Kiệt để được vào Đảng?" (Ch26)
Thật rõ ngây thơ, chẳng hiểu gì VC cả, chính Kiệt cũng không thể đơn phương đặc cách cho C vào đảng, việc thông báo cho cơ sở C thuộc quyền là phải, sao lại cho là hiểu lầm?

Trường hợp của C là một kinh nghiệm đắng cay đối với thành phần thứ ba, đây cũng là bài học đáng suy gẫm cho những ai còn mơ mộng sống chung hòa bình với CS, lập luận là VC đã cởi trói, đổi mới, khác hẳn mấy thập niên trước để biện minh cho lập trường của mình. Liệu có đúng thế không?
Vẫn với giọng sặc mùi "đấu tranh giai cấp", trong bài giới thiệu cuốn hồi ký, tên VC lão thành thuộc hàng có trình độ nhứt của chế độ, Trần Bạch Đằng nói rõ: "Lý Quí Chung không thuộc một gia đình truyền thống cách mạng, hay có chân trong đội ngũ quần chúng trỗi dậy từ Cách mạng Tháng Tám, hay nằm trong tầng lớp bị áp bức bóc lột thậm tệ, càng không phải là... "một Việt Cộng nằm vùng".", có lẽ sợ có kẻ chậm hiểu, Đằng không ngại ngùng nói trắng ra: "giới lớp trí thức Sài Gòn như Lý Quí Chung, "phơi phới sống với chế độ mới" là chuyện không thể có, tức không thể đòi hỏi."

Tóm lại, C là tiêu biểu cho thành phần "ăn cơm quốc gia thờ ma CS", họ cố đánh bóng và tôn phò ông Dương Văn Minh làm lãnh tụ, xét kỹ lại thì việc chọn lựa này thật là miễn cưỡng, thậm chí có người xem thường, người hậu thuẫn mạnh mẽ ở hậu trường nhận xét, "Khi tôi đề cập với thượng tọa (Trí Quang) về giải pháp Dương Văn Minh, thượng tọa không hào hứng lắm nhưng cũng không bác bỏ. Thượng tọa đưa ra nhận định: "Bây giờ cần một người cầm cờ, ông ấy có thể làm được chuyện đó trong lúc này". Sau đó thượng tọa gián tiếp bình luận: tướng Dương Văn Minh không phải là người làm chính trị có bản lĩnh." (Ch13) "Khi ông Minh cùng vợ đi khỏi Sài Gòn rồi, tôi lại có dịp gặp thượng tọa Trí Quang. Lúc này ông nói: "Thật rất tiếc. Đáng lý ông Minh nên ở lại đất nước bởi chính ông là người từng kêu gọi dân chúng không nên bỏ quê hương ra đi. Nhiều người vì nghe ông ở lại. Thế mà bây giờ ông lại ra đi..." (Ch26)
Cũng cần nhắc lại: ngay trước ngày chính thức ngăn cản đồng bào tìm cách trốn chạy ra nước ngoài, "ông Minh đã chấp nhận cho con rể của mình là đại tá Đài đưa con gái và hai cháu ngoại của ông lên tàu hải quân cùng đi di tản với Đô đốc Chung Tấn Cang." (Ch24), ngay tối 29-4, ông Minh "cho phép anh em (tức các quân nhân phục dịch trong Phủ Tổng thống) ai muốn đi cứ sử dụng cả hai chiếc trực thăng (thuộc Phủ TT)" (Ch24), sang sáng ngày 30-4 "Trước khi phiên họp kết thúc, ông Minh nói: "Bắt đầu từ giờ phút này sự ràng buộc giữa anh em chúng ta không còn nữa. Mỗi người hoàn toàn tự do quyết định sự lựa chọn của mình: Đi hay ở lại. Tôi xin thông báo cho anh em nào muốn đi: hiện chiếc tàu Việt Nam Thương Tín (VNTT) vẫn còn đậu ở cảng...". Ông Minh thông báo rõ cổng số mấy, bến số mấy để lên tàu VNTT, ... Trước đó khoảng một tiếng đồng hồ, dân biểu Nguyễn Hữu Chung điện thoại cho ông Minh nói rõ tàu VNTT đang chờ ở đâu để những thành viên nào trong chính phủ muốn ra đi thì đến đó." (Ch25).

Biết những chuyện này chắc không ai còn ngạc nhiên việc ông bà Minh đã "bỏ xứ" một cách chính thức, theo con cháu, bỏ lại bà mẹ già, trong buổi tiệc tiễn đưa có Võ Văn Kiệt tham dự, "Khi chào từ biệt ông Kiệt, ông Minh có hứa khi sống ở nước ngoài ông sẽ không có một lời tuyên bố nào bất lợi cho nước nhà." (Ch26), đó là lý do khi sống lưu vong, ông Minh im hơi lặng tiếng, tránh mọi cuộc tiếp xúc với giới truyền thông.

Chừng ấy sự kiện cũng đủ đánh giá một con người, dầu sao một số nhận định khác càng giúp thêm sự xác tín:
Ông Nguyễn Bá Cẩn trong cuốn Đất nước tôi, tr 433: ".. dưới thời đệ nhất Cộng hòa, ai cũng biết tướng Minh là một người tốt, "bon papa" như người ta thường nói. Nhưng tướng Minh không có bản lãnh và mưu lược lãnh đạo. Bằng cớ là đã hai lần làm Quốc trưởng sau cuộc đảo chánh năm 1963 mà đã để cho đàn em chỉnh lý rồi cùng đứng trong tam đầu chế với tướng Khánh và Khiêm để lãnh đạo đất nước nhưng rồi cũng để nội bộ bị phân hóa."
Ông Đỗ Mậu trong cuốn VN máu lửa quê hương tôi, tr 988 : "Về phần tôi vốn đã có thời theo dõi tư cách và hoạt động của tướng Dương Văn Minh, đã phục vụ dưới quyền ông, đã bao phen cùng ông chia xẻ vui buồn trong những bước thăng trầm của đất nước, lại có chút tâm tư theo dõi để tìm hiểu thêm tinh hình đất nước nên không dám và cũng không muốn phê phán mà chỉ xin có mấy lời riêng tư chia xẻ tâm sự với bậc đàn anh, người đã mang số mạng may ít rủi nhiều và đã bao lần bỏ lỡ những cơ hội cứu nước cứu dân.
Hành động đầu hàng của Dương Văn Minh cũng giống như hành động dâng ba tỉnh Nam Kỳ cho Pháp hơn 100 năm trước đó của vị quan già Phan Thanh Giản ... Tuy nhiên cụ Phan Thanh Giản sau khi đầu hàng thì uống độc dược mà quyên sinh hầu đem tấm lòng sắt son báo đền ơn nước; còn tướng Dương Văn Minh sau khi đầu hàng lại vẫn chơi quần vợt và chơi hoa lan, lại vẫn tham dự các cuộc bầu bán, bỏ phiếu gian lận của Cộng sản để bị nhân dân chê trách."
Nghĩ cho cùng, triều đại nào rồi cũng đến lúc suy tàn, thế sự có đảo điên mới có cảnh đổi đời, xã hội hiện nay đang bước vào giai đoạn đảo điên cùng cực, cảnh đổi đời tất đến, hay nói theo ông Hồ Tấn Vinh : "Vận nước đã đến lúc cần có một cuộc bể dâu khủng khiếp -như việc mất miền Nam - để dân tộc bừng tỉnh" (bài Mê hồn trận quốc cộng đăng trong báo Tiếng nói người Việt quốc gia số 38, tháng 9 & 10-2005).

Lê Văn Tư
(11-2005)

Ghi chú:
- Hồi ký này rút trên mạng Talawas, nên không thể ghi số trang dẫn chứng đúng theo sách in, thay vào đó là số chươ
ng
- Các chữ nghiêng là nguyên văn của tác giả, đôi khi có các chữ đứng trong ngoặc xen vào giữa cốt để rõ nghĩa thêm
Về Đầu Trang Go down
 
Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản!!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐẾ QUỐC TRUNG CỘNG Lê Tất Điều
» Nếu Hitler sống lại, chắc sẽ mỉm cười!
» Đình công chống Trung Quốc lan rộng trên quy mô cả nước
» Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam
» Móng vuốt Trung Quốc - Nguyễn Hưng Quốc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Xã Hội, Đời Sống-
Chuyển đến