Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
không ngắn sáng Saigon chẳng hoang phải ngam Nguyen quan truyện chuyen nhac VNCH Chung nguyet Nhung thuoc quốc quang bich quynh chất Trung linh trong
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Những người đi theo lương tâm mình

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeFri Dec 12, 2014 12:24 am

luong - Những người đi theo lương tâm mình  2Q==

Những người đi theo lương tâm mình


luong - Những người đi theo lương tâm mình  Nguyenhoangvi-MLBVN-3-danlambao

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Họ là những blogger Việt Nam. Họ đã và đang khẳng định những quyền tự do phổ quát của mình và từ đấy mở ra con đường mới, độc đáo, hiện đại, và chứa chan hy vọng để đấu tranh cho những quyền tự do cho bản thân và cho tất cả những công dân khác trong xã hội.

Trước họ, nhiều người nói về các quyền tự do phổ quát và căn bản mà toàn thế giới khẳng định qua Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Nhưng đa số nói để mà nói với nhau hay nói qua những kiến nghị đến chính quyền. Những kiến nghị này nhanh chóng rơi không một tiếng vang vào lỗ đen quyền lực.

Hai mục tiêu đầu tiên của họ là truyền bá Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và lên tiếng đòi bãi bỏ điều 258 mà phản lại quyền tự do tư tưởng và biểu đạt đã ghi trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Hai mục tiêu này đều thành công lớn ở điểm nhờ nỗ lực và dấn thân của họ phong trào đấu tranh cho tự do và tôn trọng pháp luật đã vượt qua bước đầu tiên quan trọng nhất - khởi động phong trào hình thành xã hội dân sự ngoài vòng cương tỏa của chính quyền.

Họ là ai? Đa số họ là những người trẻ. Họ không bước ra từ bóng đè của quá khứ. Họ không bước ra từ tầng lớp dân oan. Họ không bước ra từ hàng ngũ ngày càng thưa dần của những người đối lập trung thành. Họ không bước ra từ phong trào đấu tranh giải thể chế độ. Họ bước ra từ chính lương tâm mình.

Cụ thể hơn, họ làm tất cả những gì luật pháp không cấm. Họ làm những gì đã được tuyên bố trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Từ bàn phím máy tính họ xuống đường trên không gian ảo để đòi quyền lợi của mình, và từ trên không gian ảo họ xuống phố phân phát Bản Tuyên Bố Quốc Tế Nhân Quyền. Giá trị biểu tượng của nỗ lực tập thể của họ rất lớn vì hành động của họ khẳng định công khai hai điều: các công dân đã vượt qua sự sợ hãi để tìm về nương trợ tinh thần với nhau và truyền hơi ấm và nhiệt tình cho nhau, và quan trọng hơn, cùng nhau thảo ra những tuyên bố chung, và vạch ra những chiến thuật để đạt mục tiêu chung. Và từ Việt Nam họ mang thông điệp tự do truyền ra khắp thế giới. Và một thế giới của những tâm hồn tự do mở lòng ra đón nhận họ và truyền tiếp cho họ sinh lực tinh thần mới cho chặng đường kế tiếp. Họ thành công!

Khác với những thế hệ trước, họ không nuôi ảo vọng về một chế độ toàn trị có thể tự thay đổi. Họ tin chỉ có sức mạnh của mỗi công dân và mọi công dân kết hợp lại mới tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Khác với những thế hệ trước, họ không muốn tiếp tục sống trong dối trá, giả vờ tham dự vào trò chơi chính trị dối trá kéo dài qua nhiều thế hệ mà từ đấy tạo ra chế độ này với hy vọng mình và gia đình được sống yên thân và tiến thân. Cho nên họ coi những chữ ký của chính quyền vào các văn kiện quốc tế về nhân quyền là những chữ ký thực. Từ đấy họ chỉ muốn làm những gì mà chính quyền đã cam kết. Không hơn không kém. Với những blogger bạn họ nói hãy cùng nhau tạo ra tương lai tốt đẹp cho tất cả. Với chính quyền dựng lên trên nền tảng bạo lực và dối trá, họ tuyên bố: game over!

Game over! là tiếng kèn lên đường của những thế hệ trẻ tiến bước vào tương lai.

Tương lai khởi đi từ đây và từ họ - những người dựng tương lai cho mọi người.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Mlb-thanhlap-saigon1

Thành lập MLBVN 10.12.2013

luong - Những người đi theo lương tâm mình  MLBVN-CTMB-6LSQ-11-2014

Tiếp xúc với đại diện 6 Đại sứ quán Hoa Kỳ, Thụy Điển,
Úc, Phần Lan, Na Uy, Đức tại Đại sứ quán Thụy Điển
để tiếp tục thúc đẩy chiến dịch “Chúng tôi muốn biết”
và vận động xóa bỏ Điều luật 258. (03.12.2014)

luong - Những người đi theo lương tâm mình  MN-DSHoalan

Trao đổi với ông Kees van Baar - đại sứ Nhân quyền của Hà Lan và bà Nienke Trooster - tân đại sứ Hà Lan (20/11/2014)

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Phothutuongducimage3

Cùng với đại diện các tổ chức XHDS gặp ông Sigmar Gabriel, Phó thủ tướng Đức – Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Năng lượng - Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) (21/11/2014)

luong - Những người đi theo lương tâm mình  MLBVN-CTMB-LSQ-Hoaky1

Gặp gỡ với đại diện LSQ Mỹ ông Charles Sellers - trưởng phòng chính trị, ông Garrett Harkins, bà Betsy Allens để tiếp tục chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết (We Want To Know) (21.11.2014)

luong - Những người đi theo lương tâm mình  PHO-CTMB-2-danlambao

Phát động chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết - Lời kêu gọi thực thi Quyền Được Biết của người dân: Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô

luong - Những người đi theo lương tâm mình  IMG_1285s
Tham gia hội thảo “Tiến trình kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR): Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế” do Liên minh Châu Âu, ĐSQ Hoa Kỳ, Úc và Canada tổ chức tại Hà Nội (20/05/2014).

luong - Những người đi theo lương tâm mình  HN%2B-%2BBT12-%2BFB%2BThanh%2BHoang

Khởi xướng Lời kêu gọi Biểu Tình Yêu Nước của 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập về việc biểu tình ôn hòa ngày Chủ Nhật 18/5/2014. 

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Cafe%2BNhan%2BQuyen%2B1

Càfe Nhân Quyền -  Chủ đề ''Quyền tự do đi lại của công dân'' (1/3/2014)

luong - Những người đi theo lương tâm mình  MLBVN-Nhatrang01

Phổ biến tại liệu Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

luong - Những người đi theo lương tâm mình  DSCF2027


luong - Những người đi theo lương tâm mình  MLB-sg5

luong - Những người đi theo lương tâm mình  P1010606

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Khongbannuoc-MN-danlambao7a

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Phamthanhnghien-khongbannuoc1

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Phamthanhnghien-tratasongnui2

Trần Quốc Việt
danlambaovn.blogspot.com
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeFri Dec 12, 2014 10:21 am

luong - Những người đi theo lương tâm mình  9k=


Những người đi theo lương tâm mình
- Bùi Thị Minh Hằng


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Nếu sau này lịch sử viết lại những chặng đường tranh đấu chống độc tài của người dân Việt đầu thế kỷ 21, hình ảnh nổi bật sẽ là những người phụ nữ. Trong số những người phụ nữ kiên cường ấy có khuôn mặt tiêu biểu, dáng vóc của một người dân bình thường đứng lên đối đầu với cả một hệ thống cường quyền. Đó là Bùi Thị Minh Hằng.

Nếu sau này đọc lại những hào hùng giữa bao gian truân của thập niên đầu thế kỷ, người ta tìm thấy hình ảnh bất khuất của những tù nhân khi ra khỏi tù vẫn xem thường những ngày tháng khắc nghiệt của tù đày, vẫn chấp nhận có thể sẽ bị trở lại địa ngục cộng sản để tiếp tục đấu tranh. Trong đó có những người phụ nữ. Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Lê Thị Kim Thu. Người thứ tư là Bùi Thị Minh Hằng.

Bùi Thị Minh Hằng.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  1336017398.9373

Chị không phải là một chiến lược gia để có những lý thuyết đấu tranh, những kế hoạch quy củ hay những tính toán chính trị. Chị là tiêu biểu cho tầng lớp bị trị: tôi bị áp bức thì tôi đứng lên đấu tranh.

Chị không mang cho mình một nhãn hiệu riêng - blogger, nhà dân chủ, chiến sĩ nhân quyền. Với hàng chữ xâm đè nặng trên vai "Nợ Nước Thù Nhà", với bước chân đi của chính mình, chị là một người tranh đấu. Một người dân Việt tranh đấu.

Tranh đấu ở mọi mặt, ở mọi vấn đề cần phải tranh đấu. Trung cộng xâm lược - chị có mặt ở mọi tuyến đầu. Sài Gòn. Hà Nội. Tiếng hô vang của chị đã trở thành âm thanh của đoàn người yêu nước. Cán bộ cướp đất của dân - chị đồng hành cùng dân oan đứng lên đòi lại những gì thuộc về dân. Anh chị em bị bắt vào đồn, chị có mặt đòi thả người yêu nước. Đấu tranh cho tự do tôn giáo, chị tham gia. Tố cáo những sai trái của chế độ, công an, chị - một người ban đầu gõ bàn phím bằng một ngón tay - đã mở blog, mở FB. Vũng Tàu đêm trước, côn đồ ném mắm thối vào nhà chị, rạng sáng cả thế giới đã được chiêm ngưỡng kỳ công đạo đức bác Hồ của đám con cháu côn an. Sài Gòn đêm sau, tàu khựa hăm he biển đông chị đã cùng các em giương cao biểu ngữ "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh."

Đánh từ trên mạng đánh xuống đường phố là Bùi Thị Minh Hằng. Đánh vừa bằng ngòi bút, vừa bằng tiếng hô, vừa bằng đôi chân tiến bước, vừa bằng dáng người đứng thẳng là Bùi Thị Minh Hằng.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  1bh

Mỗi người chọn cho mình một cách "đánh". Có người "đánh" công an bằng những bài viết vạch trần những hành động côn đồ của họ. Có người "đánh" công an bằng thái độ nhã nhặn lấy chí nhân thay cường bạo. Chị "đánh" côn an bằng thái độ thẳng thừng của một con người không chấp nhận sai trái. "Đánh" ngay giữa đường phố bằng những lời kết án đanh thép. "Đánh" ngay trước đám đông bằng những lý luận nhắm đến côn an nhưng để người dân nghe là chính. Ở xã hội vẫn còn bao trùm bóng mây sợ hãi, vẫn còn rất hiếm để người dân chứng kiến tận mặt những con người không biết sợ.

Có người phiền trách thái độ và hành động của chị sẽ tạo nên hình ảnh "xấu" cho phong trào dân chủ. Điều đó cũng bình thường vì đó là sự quan tâm cho công cuộc chung. Đôi khi nó cũng là "sứ mạng" của những lý thuyết gia, chiến lược gia hay của những người nghĩ mình sẽ là lãnh đạo quần chúng tương lai. Nhưng sẽ là điều không tưởng khi muốn người dân bị trị phản ứng theo một "lề".

Hình ảnh sau cùng của một cuộc cách mạng tranh đấu giữa thiện và ác, giữa kẻ cai trị và người bị trị vẫn sẽ là hình ảnh của phẫn nộ. Đó là hình ảnh thật nhất mà lịch sử sẽ chứng kiến và đó cũng là hình ảnh của Bùi Thị Minh Hằng.

Hình ảnh sau cùng của cuộc cách mạng Việt Nam sẽ là những người phụ nữ tiên phong. Tiên phong trong ý nghĩa đi đầu và đi từ những giai đoạn khởi đầu của những năm tháng bình minh của cách mạng. Nó sẽ không là hình ảnh của những người đi đầu đoàn nhưng chỉ ló mặt vào buổi hoàng hôn của chế độ độc tài.

Lúc đó, cho dù Bùi Thị Minh Hằng vẫn còn ở trong khám tối thì hình ảnh của những người đi đầu sẽ phảng phất bóng dáng của chị: một người phụ nữ giơ cao tay, miệng hô lớn, chân vững tiến và thể hiện mọi cảm xúc rất thật của mình. Đó là hình ảnh của một người dân bình thường đứng lên tranh đấu. Hình ảnh của Bùi Thị Minh Hằng.

Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com


Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeFri Dec 12, 2014 7:00 pm




Nguyên Kha, Phương Uyên và huyền thoại Phù Đổng


VietTuSaiGon

Lịch sử sẽ ghi dấu tháng Năm này, tháng của những con người còn rất trẻ, những sinh viên, họ đã ung dung bước ra tòa và điềm nhiên nói lên tiếng nói của mình, một tiếng nói mang hơi thở và nhiệt huyết của thế hệ, của dân tộc, tiếng nói yêu nước, yêu tự do và tuyệt nhiên không vì bất kì một đảng phái hay chủ thuyết chính trị nào.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Image

Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, hai người bạn trẻ đã lãnh bản án tổng cộng 14 năm tù giam và sáu năm “thử thách” từ tòa án của nhà cầm quyền Việt Nam hiện tại. Một cái án mà theo dư luận từ nhân dân và theo nhận định của các nhà trí thức là nó quá dã man, nó thể hiện ý đồ răn đe, hù dọa nhưng bạn trẻ nhiều hơn là thực thi công lý.

Vì thực ra, không có bất kì vị thần công lý nào bước vào phiên tòa xử hai bạn trẻ ngoài những kẻ đại diện cho bạo quyền độc tài, những kẻ này tự bày trò pháp đình để trấn áp, bịp bợm giam hãm tự do người yêu nước. Một phiên tòa gợi cho con người cảm giác mình đang sống ở thời Trung Cổ hơn là hiện đại.

Có lẽ cũng không cần nhắc thêm về nguyên nhân và trình tự dẫn đến bản án vô lý này. Vấn đề cần nói ở đây là hành động, thái độ và tư thế của những nhà yêu nước trẻ mà có thể tạm gọi họ là những chí sĩ của thế kỷ 21. Nếu như trước đây, trong các phiên tòa xử những người đấu tranh dân chủ, nhân quyền, hoặc là người theo dõi nhìn thấy một cuộc khủng bố tinh thần trước đó được biểu hiện qua sự “thỏa hiệp” ít nhiều nhằm giảm tội, hoặc là người theo dõi bắt gặp cảm giác thất vọng, buồn và hụt hẫng, ít nhiều mất lửa đấu tranh trong chính mình bởi những nhà tiên phong khi đứng trước phiên tòa cũng trở nên yếu ớt, cầu an và thậm chí có người đầu hàng để được yên thân mà đợi ngày phục vị.

Nói chung, chưa bao giờ người theo dõi các phiên tòa yêu nước lại bắt gặp những hình ảnh chí sĩ yêu nước đầy đủ, phong độ và viên mãn như phiên tòa xử hai bạn trẻ Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên trong tháng Năm năm 2013 này!

Hình ảnh của hai bạn trẻ gợi nhắc về huyền thoại Thánh Gióng, một cậu bé sinh ra trong một gia đình thường dân, đến ba tuổi vẫn chưa biết nói cười, người mẹ cảm thấy lo âu, sợ rằng con mình bị một dị tật nào đó. Thế rồi giặc Ân đến phá xóm làng, đốt nhà, giết tróc từ trẻ con cho đến người lớn, đất nước xơ xác và tuyệt vọng vì chưa tìm ra hiền tài cứu quốc. Cậu bé bỗng dưng nói cười khác thường, bảo mẹ hãy báo cho sứ giả biết là cậu sẽ đứng ra đánh giặc.

Ban đầu, người mẹ không tin, nhưng rồi bà cũng bị con thuyết phục, đến báo sứ giả, sứ giả đến, nhìn thấy cậu bé, cũng ngỡ ngàng lúc đầu, sau đó, nghe cậu bé nói những yêu cầu của mình gồm bảy nong cơm, ba nong cà, ngựa sắt, giáp sắt và roi sắt để đánh giặc… Sứ giả lại về báo nhà vua, nhà vua thực hiện đúng yêu cầu cậu bé, đương nhiên là có sự tham gia của các bô lão, thợ đúc và nhiều người dân đã góp gạo, ăn nhín uống nhịn để nhường cơm cho cậu bé, vì trong thời giặc giã như thế, khó có ai thoát khỏi thiếu thốn và đói kém.

Kết quả, cậu bé làng Gióng đã ăn “bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hơi nước cạn đà khúc sông”, vươn mình đứng dậy, khoác áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt, thẳng tiến về phía quân giặc, đánh đuổi chúng khỏi bờ cõi nước Nam. Đánh xong, cậu cởi bỏ giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời (nhưng không “vui thú điền viên” như ông Nguyễn Minh Triết nói tại lễ hội làng Gióng nhân dịp Ngàn năm Thằng Long – Hà Nội!).

Câu chuyện là một huyền thoại mang triết lý về dân tộc tính của người Việt – một dân tộc biết hy sinh, giải trừ định kiến không đáng có và biết lắng nguyện vọng của nghe lớp trẻ, kể cả trẻ con. Biết cởi bỏ kiến chấp để vun vén, góp sức cho sự nghiệp chung. Và câu chuyện cũng là lời nhắn nhủ, nhắc khéo của tiền nhân gửi đến người sau về sự tỉnh thức, đừng bao giờ tự mãn, đừng bao giờ cố chấp và bảo thủ rằng mình đã làm nên lịch sử, mình phải độc tài…

Một dân tộc tiến bộ phải là một dân tộc phải biết lắng nghe nguyện vọng của người trẻ, phải biết hy sinh vì sự nghiệp của tương lai, vì chính lớp trẻ là chủ nhân của tương lai, lịch sử có mới mẽ hay không, có điểm đặc biệt và có tiến theo chiều hướng tiến bộ hay không, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào người trẻ.

Nếu đặt ngược vấn đề, lúc đó, người Việt không đủ tin tưởng nhau và ai cũng cố chấp bảo rằng một thằng bé ba năm chưa biết nói, mở miệng được thì đòi đi đánh giặc, bắt gà đã được chưa mà đòi bắt giặc, có giỏi lắm thì nó lừa được bà mẹ già của nó chứ, những người vai u, thịt bắp, đúc được cả ngựa sắt mà còn chưa ăn thua gì bởi thế giặc mạnh như vũ bão…

Và, nếu giữ kiến chấp như vậy, người Việt sẽ chẳng bao giờ thoát được vòng nô lệ, kẻ thù sẽ từ từ đồng hóa, tẩy não, xóa sổ dân tộc. Nhưng không, dân tộc Việt đã biết lắng nghe tiếng nói của cậu bé làng Gióng, đã hy sinh vì sự nghiệp chung để đánh đuổi quân thù. Dân tộc được độc lập, ít nhất là trong thời đại, trong thế hệ của ông bà ta lúc bấy giờ, đây là bước tiến bộ vượt bậc.

Trở lại thời hiện đại, hiện tượng cô bé sinh viên hai mươi tuổi tròn và chàng thanh niên chưa đầy ba mươi tuổi, xét về độ tuổi thì cả hai bạn trẻ này đều nằm gọn trong quá trình tẩy não của chủ nghĩa độc tài tại Việt Nam. Những người trẻ này đã đầy đủ ý thức về tự do, nhân quyền và độc lập dân tộc, quốc gia, họ đã đấu tranh vì điều này, và họ bị tù đày, bị nhà cầm quyền hành hạ, nhục mạ bằng nhiều cách, trong đó có cả đánh đập, răn đe. Trước phiên tòa, phần đông người theo dõi đoán rằng họ sẽ ra tòa với tư thế mệt mỏi, xanh xao, yếu ớt và lo sợ một bản án mang nhiều ẩn số xấu.

Nhưng không, hai bạn trẻ đã ung dung bước ra tòa, điềm nhiên trả lời trước tòa và ngạo nghễ khí phách tuổi đôi mươi nói lên tiếng nói yêu dân tộc, yêu hòa bình, yêu con người của mình. Hình ảnh, chân dung của họ đã khảm vào tâm thức người theo dõi/chứng kiến một dấu ấn khó phai về tinh thần quật khởi, trí tuệ bao dung và ý chí bất khuất của người Việt Nam. Họ như một huyền thoại giữa đời thường! Nhất là trong một đời thường thời độc tài ám đen đất nước!

Hình ảnh của họ cũng gợi ra câu hỏi: Đến bao giờ người Việt Nam trở lại được bản lai diện mục của mình – một bản lai diện mục mà ở đó, lòng bao dung, sự hy sinh và biết lắng nghe tuổi trẻ cũng như biết giải trừ kiến chấp để hòa mình vào công cuộc chung của đất nước, đưa đất nước đến độc lập, tự do và tiến bộ? Và bao giờ những Thánh Gióng thời hiện đại này được nhân dân mở lòng, tin yêu và mang cho giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt, ân cần nuôi lớn bằng “bảy nong cơm ba nong cà” để vươn mình lớn dậy, xua tan quân thù, xua tan bóng đêm độc tài?

Có lẽ, câu trả lời đã nằm sẵn trong mọi người, vấn đề là bao giờ và thực hiện như thế nào mà thôi!
 
VietTuSaiGon's blog

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Images?q=tbn:ANd9GcQHGr8oQIKdnaF5l6phHvOII5fNO_Zqy7UYPRBpns2ZJ7_fjvNfNA
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeTue Dec 16, 2014 10:36 am


Nữ ký giả nhiếp ảnh bị cầm tù đang tuyệt thực tại Việt Nam


Media Legal Defence Initiative (MLDI)
DienDanCTM
Ngày 11 tháng 12, 2014

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Image002

Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị bắt giữ cách đây hơn ba năm vì chụp hình một cuộc biểu tình và bị kết án chín năm tù với tội danh lật đổ nhà nước. Vào ngày 28 tháng 11, cô bắt đầu tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi trong tù.

Trường hợp của Minh Mẫn tiêu biểu cho hiện tình của Việt Nam, nơi mà nhà chức trách giới hạn một cách có hệ thống quyền tự do ngôn luận bằng cách bắt giam tùy tiện các ký giả, blogger và các nhà hoạt động nhân quyền.

Vào ngày 9 tháng Giêng năm 2013, tòa án nhân dân Nghệ An kết án Minh Mẫn cùng với 13 blogger và nhà hoạt động nhân quyền khác về tội danh âm mưu “lật đổ” nhà cầm quyền Việt Nam, mà giới thành thạo cho là “vụ án lật đổ lớn nhất trong những năm gần đây”.


Tuy học làm nghề thẩm mỹ, cô gái 26 tuổi này là người nhiệt huyết cổ võ cho công bằng xã hội và nhân quyền, thể hiện qua việc làm của một ký giả nhiếp ảnh. Thay vì bị trói buộc trong khuôn khổ truyền thông nhà nước, Minh Mẫn đăng tải hình ảnh của cô chụp trên mạng. Cô đến những nơi nào có bất ổn xã hội, có biểu tình công cộng để chụp hình và tạo chú ý cho các sự kiện này. Một trong những sự kiện đó là cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Tp.HCM vào ngày 5 tháng 6 năm 2011.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Image004
Vụ xử án Minh Mẫn

Minh Mẫn bị bắt giữ vào ngày 31 tháng 7 năm 2011 cùng với người mẹ và em trai. Nhà của gia đình bị công an lục soát và tịch thu máy ảnh của Minh Mẫn và vẫn chưa trả lại cho cô.

Gia đình bị xét xử


Vụ xử diễn ra tại tòa án nhân dân Nghệ An, nơi mà từ lâu có những quyết định không cần bằng và thiếu vắng thủ tục pháp lý. Mặc dầu có một số đông các bị cáo hầu tòa, phiên tòa diễn ra có hai ngày. Các bị cáo chỉ được có năm phút để trình bày với chánh án, và chỉ có thể trả lời “có” hay “không”. Nhiều ký giả độc lập và các quan sát viên quốc tế không được phép vào dự phiên xử. Phiên tòa kết án Minh Mẫn chín năm tù giam và ba tháng quản chế tại gia. Mẹ của cô bị kết án ba năm tù giam và nay đã mãn hạn tù. Em trai của cô bị ba năm tù treo.

Bản án nặng nề của Tòa Án Nhân Dân không chỉ tác động vào Minh Mẫn, mẹ và em trai của cô. Ba của cô đã nhiều lần bị ép buộc, bị áp lực phi pháp và bị theo dõi bởi nhà cầm quyền tiếp theo sau vụ bắt giữ cả gia đình của ông. Một nhân viên công an còn can ngăn ông không tìm luật sư bào chữa cho Minh Mẫn, và bị ra lệnh phải nói là vợ và con gái ông đã lên Sài Gòn làm việc nếu có ai hỏi về vụ bắt giữ.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Image005
Hình ảnh do cô Minh Mẫn chụp.

Minh Mẫn bị kết án theo điều luật 79(a) của bộ luật Hình Sự vì là một “thành viên tích cực” tham gia “những hoạt động phi pháp nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và vì thế mà nhận lãnh hình phạt nặng nề hơn những bị cáo khác. Cô hiện thời đang thụ án tù chín năm tù tại Trại Số 5, Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Điều kiện ở đó khắc nghiệt, và cô bị buộc phải lao động cực nhọc. Vào ngày 16 tháng 11 vừa qua, Minh Mẫn và ba tù nhân lương tâm khác gần như bị biệt giam vì lý do không rõ ràng. Vào ngày 28 tháng 11 năm 2014, Minh Mẫn tuyệt thực để phản đối cách đối xử bất công; cô bị nhốt trong một buồn giam với ba lớp bê tông cùng với một tù nhân khác.

Sinh viên luật thay mặt người ký giả đệ đơn lên Liên Hiệp Quốc

Cuộc tuyệt thực và sức khoẻ bấp bênh của Minh Mẫn đã làm tăng sự cấp bách tình trạng của cô và gây chú ý của giới hoạt động quốc tế. Trong tuần rồi, một văn phòng luật sinh viên ở Zagreb, Croatia đã đệ đơn lên Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) thay mặt cho người ký giả nhiếp ảnh bị giam cầm.

Được đào tạo về lãnh vực nhân quyền quốc tế bởi các giáo sư hàng đầu tại đại học Oxford và Zagreb, các sinh viên luật nghiên cứu, soạn thảo và đệ đơn thay mặt cho một số thân chủ. Ngoài Minh Mẫn ra, các đơn khác được thảo thay mặt cho blogger chính trị Việt Nam Điếu Cày, người được thả hồi 21 tháng 11 năm 2014 và một biên tập viên người Miến Điện Tin San. Tổ chức Bảo Vệ Luật Pháp cho Giới Truyền Thông (The Media Legal Defense Initiative – MLDI) cùng với Garden Court Chambers và đại học Zagreb lo việc giám sát luật pháp cho các sinh viên luật trong mọi khâu.

Mặc dầu có công nhận quyền tự do ngôn luận trong hiến pháp, Việt Nam thường xuyên nhận điểm xấu xếp hạng tự do báo chí. Thí dụ như Hiệp Hội Ký Giả Không Biên Giới (Reporters Without Borders) đã xếp có sáu quốc gia đứng dưới Việt Nam về tự do báo chí. Rất tiếc là trường hợp của cô Minh Mẫn lại là một thí dụ khác của việc nhà nước Việt Nam bóp nghẹt tự do ngôn luận và đối kháng bằng những cáo buộc ngụy tạo hay mơ hồ. Khi đệ đơn lên UNWGAD, văn phòng luật Zagreb hy vọng sẽ nâng cao nhận thức về tình trạng của Minh Mẫn và hy vọng sẽ đạt được kết quả tích cực như trong trường hợp của Điếu Cày.

Nani Jansen là Giám Đốc Luật Pháp của tổ chức Bảo Vệ Luật Pháp cho Giới Truyền Thông (Media Legal Defence Initiative - MLDI), một tổ chức hỗ trợ luật pháp toàn cầu nhằm giúp các ký giả, bloggers, các cơ quan truyền thông độc lập bảo vệ quyền hạn của họ qua việc cung cấp vừa hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kiện tụng thực sự.

Jonathan McCully học luật tại Trinity College, Dublin (LL.B), và vừa tốt nghiệp London School of Economics and Political Science (LL.M). Ông đóng góp thường xuyên cho Inforrm’s Blog, và hiện thời đang làm việc tự nguyện cho MLDI.


luong - Những người đi theo lương tâm mình  Images+(29)
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeWed Dec 17, 2014 2:44 pm

luong - Những người đi theo lương tâm mình  2Q==

Nghĩ gọn về Anh Ba Sàm


Phạm Hồng Sơn
16-12-2014

Theo một nguồn khả tín, Tướng Tô Lâm, một ngôi sao đang lên nhanh của Bộ Công an, đồng môn thuở C500 của Anh Ba Sàm, từng gặp trực tiếp Anh Ba Sàm để khuyên nhủ. Nhưng, Anh Ba Sàm, cho đến khi bị bắt, hẳn chưa một ngày rời Ba Sàm. Có lẽ chỉ có những người đã ấp ủ, trăn trở và rất tha thiết với Tự do hơn tất cả mọi thứ mới có ứng xử như Anh Ba Sàm đã thể hiện: tiếp tục tình bạn nhưng “anh đường anh tôi đường tôi” dù “anh” đã dốc bầu tâm giao và dù “anh” là một chỉ huy quyền uy của lực lượng chuyên chính hiện hành. Chắc chắn tâm giao đó, khuyên nhủ đó phải được hiểu theo hai mặt, là những cam kết, hứa hẹn, tưởng thưởng, viễn cảnh không nhỏ về vật chất và ở mặt kia là một đe dọa của thì tương lai gần cùng những tương lai xa hơn đầy tai ương, uy hiếp.

Chắc chắn nhiều người đã từng hoài nghi, nghi ngờ Anh Ba Sàm. Việc bắt Anh Ba Sàm đã làm chỉ số tín nhiệm và tin tưởng nơi anh tăng vọt, nhưng, tôi tin, sự thận trọng, nghi ngờ chưa hẳn đã hết. Song, tôi cũng tin những người khó tính nhất, thận trọng nhất phải thừa nhận bản kết toán về truyền thông do Anh Ba Sàm tạo ra có số dư dương rất lớn thuộc về khai trí giúp nhận chân lịch sử, xóa đi những ảo tưởng về lãnh tụ, xua đi những huyễn hoặc về chính trị nhằm “phá vòng nô lệ” cả Tàu và ta. Càng thấy giá trị và ấn tượng ghê gớm nếu ta lại đặt số dư đó ở giữa hai vật, một bên là tấm thẻ Đảng đỏ thẫm của một cố Ủy viên Trung ương, cựu đại sứ tại Liên Xô (cái nôi của toàn trị cộng sản) còn bên kia là bộ quân phục sĩ quan an ninh màu cỏ tối đã bạc. Nhưng hình ảnh này không còn thuộc riêng cá nhân và gia đình Anh Ba Sàm nữa, nó đã thành một biểu tượng chung cho đặc tính hấp dẫn, khơi gợi thiện tính trong con người của Dân chủ Tự do. Bất kỳ hốc tối, khoảng băng giá nào của xã hội cũng có thể sẽ bén hoặc bắt tia lửa Dân chủ.

Xem thế, những hoài nghi, nghi kị đã và đang tồn tại có điều gì đó thật nhẫn tâm. Nhưng tình trạng lòng người hoang mang, chao đảo như vậy không phải là điều mới hay là trường hợp đầu tiên. Cách đây chừng 15 năm, khi ấy các “nhà hoạt động” còn hiếm hơn “lá mùa thu”, bản thân tôi, người có ít kinh nghiệm, đã chứng kiến ít nhất một trường hợp tương tự. Tình trạng mù mờ, hoài nghi xót xa và không dễ chia sẻ, không thể lý giải được ngay một cách thấu đáo như thế vừa là hệ quả tất yếu vừa là một bi kịch không chỉ của đương sự, nghề nghiệp cá nhân, lịch sử gia đình mà còn là của lịch sử một dân tộc đã phải chịu nhiều tráo trở, là hệ lụy rất khó rời ngay được của một xã hội đã phải vượt thoát, sống còn bằng luồn lách với gần như mọi thủ đoạn trên nửa thế kỷ. Nhưng đó cũng là thách thức, là thử thách đối với tất cả những người muốn tiến bộ. Mọi sự nghi ngờ theo năm tháng dai dẳng đến đâu cuối cùng chỉ làm tăng thêm giá trị, niềm tin, ngưỡng phục, phẩm hạnh cho cái thật, dĩ nhiên chỉ khi cái thật đó không bải hoải, không bị giết chết bởi nghi ngờ.

Những chi tiết trình bày như thế không thể tránh được hệ quả gợi lên trong tâm trí nhiều người về nỗi cô đơn, lẻ loi của Anh Ba Sàm. Tuy nhiên, dù chúng ta không thích, đó vẫn là một thực tế hiển hiện của thân phận những người tranh đấu cho nhân quyền, tự do, dân chủ tại Việt Nam từ nhiều thập niên qua cho tới tận hôm nay, dù đã có những cải thiện. Đã có nhiều trăm người ký tên thật vào các thỉnh nguyện đòi trả tự do cho Anh Ba Sàm (và nhiều người khác) – một vượt bực so với chỉ 5 năm trước. Nhưng đã có bao nhiêu người có hành động mang tính rời xa thực sự cái Đảng, cái chính thể đang trấn áp Anh Ba Sàm (cùng nhiều người khác), như trả thẻ Đảng, bỏ ngành công an, tuyên bố rời những chức vị chẳng danh giá cho lắm, v.v., vì Anh Ba Sàm? Hiện thực này khiến tôi không thể không liên tưởng tới một hoạt cảnh múa đôi:

Bên này, nhà độc tài ngày càng phát ra những ngôn từ, những động tác, hình thái mới gần hơn với dân chủ nhưng quyết không để cái gì làm tổn hại tới các thiết chế độc tài, bên kia, người bị trị cũng ngày càng xướng ra những phát ngôn ủng hộ dân chủ, biểu tỏ phản đối trấn áp tự do nhưng cũng quyết không làm điều gì tổn hại tới danh vị, đặc quyền bản thân do độc tài ban phát.

Song, nói như thế không có nghĩa cố tình không biết đến những tấm lòng thơm thảo, những con tim đang trăn trở, nhức nhối, những chuyển động âm thầm trong lòng người. Nhưng nếu trung thực và mạnh dạn, chúng ta phải thấy rằng độc tài từ bao năm qua luôn đưa tay ghìm bớt tiếng cười khi liếc mắt nhìn những thỉnh nguyện có những lập luận rằng “người ấy” là “người yêu nước”, “không vi phạm pháp luật”, “không phải bất đồng chính kiến”, “không muốn làm anh hùng”, “đang đầy bệnh tật”, “rất ôn hòa”, “vì sự thật”, “đã có công với Đảng”, “thuộc gia đình cách mạng”, “chỉ vì lợi ích của Đảng” v.v.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ cái sự “một mình” (alone), chứ không phải “cô đơn” (lonely), luôn là một thuộc tính bất biến của mọi khai phá, sáng tạo.

Tôi đã từng có lần yếu đuối rất đáng trách thốt ra lời “Thương anh” với người vì tự do mà bị lao tù. Nhưng nghĩ thêm, đối với những người bị lâm nạn vì đã khát khao tự do thực sự, cái “tình thương” đó không phải là điều họ cần nhất.

(Bảy tháng và 11 ngày sau khi Anh Ba Sàm cùng đồng sự bị bắt. Cuối ngày thứ Mười – ngày đã hết lệnh tạm giữ – tối đa 09 ngày – phải chuyển sang lệnh tạm giam, tức có “khởi tố”- thủ tục tố tụng tối thiểu để giam giữ lâu dài và đưa đến các thủ tục khác: truy tố, xử án, kết án – sau khi nhà văn Nguyễn Quang Lập, chủ blog Quê Choa bị bắt).

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Images?q=tbn:ANd9GcT5kqG7BxiKvGSmvsUYQEM9CfhUJWepRrj5HIoYBbmkdkzWW5TTQw
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeThu Dec 18, 2014 9:16 pm


Những đòn trấn áp “thầm lặng” của chính quyền Việt Nam


Hòa Ái, phóng viên RFA
2014-12-18

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Ef5002d5-d471-42df-a576-7a8ad7f2c563



Khó khăn về chỗ ở ...

Các bạn trẻ ở VN tham gia các hoạt động dân chủ hiện đang gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống do phía chính quyền địa phương gây ra. Những khó khăn nào họ đang phải đối diện cũng như họ sẽ tiếp tục con đường đã chọn hay không?

“Hiện nay bọn em thuê hợp đồng với chủ nhà là 1 năm. Tuy nhiên, hợp đồng mới thực hiện được 3 tháng thì chủ nhà bị an ninh liên tục gọi điện. Đầu tháng 10 đã gọi điện cho chủ nhà và yêu cầu chủ nhà hủy hợp đồng với bọn em, đuổi bọn em ra khỏi nhà. Họ nói thẳng với bọn em là an ninh, công an phường người ta gọi điện liên tục, 1 ngày phải lên đến 3 lần để làm việc với an ninh. Đi đi, lại lại để làm việc như vậy khiến họ cảm thấy mệt mỏi. Tức là cơ quan công an, an ninh đã có hành vi tác động đến chủ nhà và đuổi bọn em ra khỏi nhà để không cho bọn em ra khỏi đây nữa”.

Vừa rồi là chia sẻ của bạn trẻ Lý Quang Sơn, người đã tham gia các hoạt động phổ biến thông tin về nhân quyền sau khi VN được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) hồi tháng 11 năm 2013. Là sinh viên trường Luật, Lý Quang Sơn tự thấy mình có trách nhiệm với xã hội là cần phải tìm hiểu cũng như phổ biến cho những người xung quanh có sự hiểu biết về các quyền căn bản của con người được quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Lý Quang Sơn chia sẻ thông tin nhân quyền với mọi người bằng các cẩm nang trong những buổi tham gia mặc áo có biểu tượng nhân quyền đi nhặt rác. Tuy nhiên, sinh viên Lý Quang Sơn không nhận được sự khuyến khích nào từ chính quyền địa phương trong sự phổ biến kiến thức nhân quyền cho người dân mà trái lại bản thân anh cùng 3 sinh viên khác không được tiếp tục thuê chổ ở dù không có biểu hiện nào vi phạm hợp đồng thuê nhà.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  CADanhDan4

Lên tiếng với đài ACTD, Đỗ Anh Tuấn, người tham gia hoạt động quảng bá cho quyền con người cho biết anh bị phạt 35 triệu đồng vì tàng trữ và phổ biến Tuyên ngôn Nhân quyền LHQ và Hiến pháp nước CHXHCNVN 1992. Anh Đỗ Anh Tuấn chia sẻ rằng nhân ngày Quốc tế Nhân quyền, hôm 8 tháng 12 năm ngoái, anh cùng những người bạn đến công viên Thống Nhất phân phát tờ rơi và tờ gấp Cẩm nang Thực thi Quyền làm người. Sau đó 3 ngày, Đỗ Anh Tuấn nhận thông báo quyết định xử phạt hành chính về xuất bản phẩm in sao lậu và anh Tuấn tiến hành kiện chính quyền địa phương. Anh Tuấn cho biết thêm:

“Lần đầu khi họ quyết định xử phạt thì em đã quyết định kiện đến Tòa án Nhân dân ở Quận Hai Bà Trưng nhưng cách diễn giải của họ thì rất lằng nhằng trong đối tượng bị kiện giữa là Chủ tịch UBND Quận Hai Bà Trưng hay là đích danh ông Nguyễn Văn Hiếu-Chủ tịch UBND Quận Hai Bà Trưng hay chỉ cái tên UBND Quận Hai Bà Trưng không thôi”.

...và việc làm

Vì thủ tục kiện tụng rắc rối như vậy nên anh Tuấn đã dừng lại. Đúng 1 năm sau, Đỗ Anh Tuấn nhận được thông báo bị cưỡng chế bằng hình thức trực tiếp trừ lương hàng tháng trong tài khoản ngân hàng.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Image
Ảnh minh họa.

Thế số phận của những người bày tỏ chính kiến, chia sẻ thông tin về dân chủ nhân quyền trên các trang mạng xã hội thì thế nào? Bạn Khúc Thừa Sơn cho biết:

“Mình không kiếm được việc làm bởi vì căn cứ theo giấy tờ để xin việc làm thì chính quyền địa phương chỗ Sơn cư trú không chứng giấy tờ cho Sơn. Nếu không có giấy tờ thì không có bất cứ công ty nào nhận hồ sơ cả và coi như mình không thể có việc làm”.

Blogger Nguyễn Thiện Nhân tham gia Hội Nhà báo Độc lập thì lại rơi vào hoàn cảnh bị chủ doanh nghiệp nơi anh làm việc cho thôi việc. Theo như lý do anh bị cho nghỉ việc vì chủ doanh nghiệp bị áp lực từ cơ quan chính quyền địa phương. Anh Nguyễn Thiện Nhân trình bày:

“Tại vì hiện nay ở VN, nhận thức chính trị của người dân cũng như của doanh nghiệp rất thấp do trong một thời gian dài họ phải sống trong một xã hội thông tin một chiều và áp đặt những lý luận của Đảng Cộng sản cho nên nhận thức chính trị của họ thấp. Tôi nghĩ nếu trong thời gian tới mà tôi xin được công việc toàn thời gian thì sau một thời gian ngắn, khoảng nửa năm thì công ty cũng sẽ biết những hoạt động của tôi trên mạng và họ sẽ lại lo lắng và sẽ đuổi tôi thôi. Cho nên tôi thấy đường mưu sinh của tôi bị ảnh hưởng bởi hoạt động vì dân chủ”.

Ở VN ngày càng có nhiều những người trẻ lên tiếng cũng như tham gia vào các hoạt động cổ võ cho tự do dân chủ. Họ không những phải đối mặt với nhiều hình thức sách nhiễu, trấn áp “thầm lặng” như các hoàn cảnh vừa nêu mà họ còn là nạn nhân của những vụ tấn công, hành hung được dàn cảnh do côn đồ nhưng thực chất là do những nhân viên trong ngành an ninh mặc thường phục. Các trường hợp mới nhất được ghi nhận là của Blogger Nguyễn Hoàng Vi, nhà báo Trương Minh Đức, Luật sư Nguyễn Bắc Truyển...Thậm chí nhiều người phải chịu cảnh tù đày như nhạc sĩ Việt Khang, bạn trẻ Đinh Nguyên Kha…

Mới đây, Tổ chức Các Nhà Báo Không Biên Giới vừa công bố bản phúc trình phản ánh tình trạng đàn áp blogger và cư dân mạng ở VN ngày một trở nên đáng lo ngại. Phúc trình cho thấy hiện có 34 blogger bị cầm tù. Trong khi đó, con số những người đang bị triệt tiêu con đường sống ngoài xã hội do dấn thân hoạt động đấu tranh dân chủ ôn hòa thì vẫn chưa được thống kê.

Thế nhưng, những người này tuyên bố vẫn kiên định theo con đường đã chọn vì họ cho rằng những việc họ làm rất bình thường mà còn bị đàn áp, bị mất nhân quyền thì họ càng phải cố gắng và càng quyết tâm hơn bởi vì xã hội đi lên là nhờ vào nhận thức của mỗi người dân từ những quyền cơ bản nhất, trong đó có quyền tự do ngôn luận và quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình. Họ phải tiếp tục với hy vọng không phải cho bản thân mà cho hơn 90 triệu người dân được hưởng một môi trường sống tự do dân chủ, không còn ai bị phạt chỉ vì phát Tuyên ngôn Nhân quyền của LHQ.

Hiện đang có 34 blogger bị giam cầm, và ngay chính trong bản phúc trình mới được Tổ chức Các Nhà Báo Không Biên Giới công bố hôm 16/12 vừa rồi có đoạn viết rằng Nhà nước VN vừa tìm cách ngăn chặn internet vừa bắt giữ những người sử dụng internet để bày tỏ quan điểm của họ, đòi hỏi Chính phủ phải đổi mới chính trị, lắng nghe tiếng nói của người dân. Mặc dù số người bị Nhà nước bắt giữ ngày một nhiều nhưng những nhà tranh đấu dân chủ cho VN vẫn đi sát với lời cam kết mà họ đưa ra từ những ngày đầu tiên là không bao giờ bỏ cuộc.


luong - Những người đi theo lương tâm mình  Ngaysinhtuonglai-danlambao
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeSat Dec 20, 2014 9:34 am

luong - Những người đi theo lương tâm mình  141211084736_1_640x360_facebook_nocredit

Những 'con cừu' lẻ loi dễ bị 'ăn thịt' hơn!

Phạm Chí Dũng


Tất nhiên tựa đề bài viết này không có ý ví giới trí thức phản biện xã hội Việt Nam và các blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh bị bắt trước đây và gần đây nhất là Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập, là “cừu.”

Nhưng hình ảnh xương máu dân gian muôn thuở mà các thế hệ đời sau phải mặc nhiên thừa nhận là khó có con cừu tách đàn hoặc lẻ loi nào có thể tránh được hàm răng nanh sắc máu của bầy sói.

Bị vồ lẻ


Một cách nào đó, lực lượng trí thức phản biện xã hội ở Việt Nam, với đặc tính tâm lý dễ dao động, chưa đầy đặn dũng khí và còn mong manh về kết nối, thường phải trả giá bởi hình ảnh bị vồ lẻ.

Trừ hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt trong bối cảnh chưa thực sự hình thành các tổ chức dân sự độc lập, những blogger bị bắt sau này đều phải chịu nạn khi không đứng chân trong một tổ chức dân sự nào.

Từ giữa năm 2013 khi giới chính khách bảo thủ Việt bắt buộc phải hướng sang Washington với chuyến công du “đối tác toàn diện” của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, một cơ hội cỡ trung bình đã bắt đầu mở ra cho thực thể xã hội dân sự ở Việt Nam. Khởi đầu là sự hình thành của mạng lưới blogger Việt Nam, sau đó là diễn đàn xã hội dân sự, tiếp theo đó là hàng loạt tổ chức dân sự độc lập khác như Phụ Nữ Nhân Quyền, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Văn Đoàn Độc Lập, Hội Nhà Báo Độc Lập... ra đời. Cho đến nay đã có gần 30 hội đoàn dân sự phi nhà nước như thế.

Kết nối mang lại sức mạnh, đặc biệt khi một tập thể biết phát huy tính đoàn kết và khai thác những ưu thế nội lực lẫn quốc tế của nó. Điều rất dễ hiểu là không phải tự nhiên những người cầm quyền ở Việt Nam chấp nhận thả đến 14 tù nhân lương tâm trong năm 2014, đông đảo nhất từ trước đến nay, trong đó đặc biệt là Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, trước sức ép liên tục của cộng đồng quốc tế và những chính phủ phương Tây. Nếu không có được ít nhất những kênh chuyển tin từ các tổ chức dân sự trong nước ra hải ngoại, cùng với hải ngoại vận động quốc tế, giới hoạt động và đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong nước vẫn chỉ là ốc đảo và có thể bị xóa sổ bất cứ lúc nào.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Btsg81-400x336

Đó cũng là lý do để cho rằng những trí thức có tính cách phản biện như các ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập có thể đã sai lầm khi chọn cho mình vị trí phần nào độc lập với các tổ chức dân sự, trong khi xã hội dân sự ở Việt Nam đang bắt đầu hình thành tính kết nối và bảo bọc lẫn nhau. Xa rời hoặc tách rời tập thể, tính rủi ro đối với người hoạt động độc lập sẽ cao hơn, thậm chí cao hơn hẳn. Một chứng minh rõ ràng cho quy luật này là kể từ giữa năm 2013 đến nay, chưa một trí thức phản biện có chân trong tổ chức hội đoàn dân sự nào bị bắt.

Nhưng tất nhiên, hội đoàn dân sự dù có tổ chức chặt chẽ vẫn không thể là lá chắn toàn vẹn. Trong trường hợp xấu, ngay cả những người đứng đầu các tổ chức dân sự có quy mô đều có thể bị chính quyền cho “nhập kho.”

Bởi thế, hội đoàn dân sự nằm trong xã hội dân sự không chỉ thực hiện mục tiêu phản biện xã hội, mà còn phải bảo vệ lẫn nhau. Trong bối cảnh nền chính trị còn độc đảng và cực đoan tư tưởng, rủi ro luôn chờ chực người bất đồng chính kiến, mục tiêu bảo vệ lẫn nhau nhiều khi còn đáng ưu tiên hơn mục tiêu khác. Nếu một thành viên của tổ chức dân sự bị bắt vì hoạt động liên quan đến tổ chức dân sự ấy, tổ chức này sẽ phải có trách nhiệm lên tiếng và thông tin cho quốc tế qua con đường ngoại giao và cộng đồng. Nếu tổ chức dân sự trong nước có được mối quan hệ và liên kết với những tổ chức phi chính phủ có uy tín trên thế giới, họ sẽ phát huy tác dụng quốc tế vận để thành viên của họ sớm được trả tự do, hoặc nếu phải chịu án tù thì cũng không quá nặng nề.


luong - Những người đi theo lương tâm mình  Bit-mieng


Tránh “xếp hàng chờ bị bắt”

Mối quan hệ giữa nhà cầm quyền và giới trí thức phản biện ở Việt Nam hiện thời đang xấu đi. Mọi việc đã chuyển xấu từ chuyến công du và đàm phán có vẻ không hiệu quả của trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách về dân chủ, nhân quyền và lao động, ông Tom Malinowski, vào cuối Tháng Mười. Nhân vật xuất hiện ngay sau ông Malinowski là ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc. Không khí “thân Trung” trở lại.

Tuy vậy và xem xét một cách khách quan các yếu tố, tinh thần phản kháng Trung Quốc có thể không phải là nguyên cớ chủ yếu dẫn đến việc hai blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập bị bắt gần đây, nếu so sánh liều lượng các bài đăng về Trung Quốc trên hai blog Người Lót Gạch và Quê Choa còn khiêm tốn hơn khá nhiều so với một số trang mạng lề dân khác ở Việt Nam.

Rất có thể, việc Blog Người Lót Gạch vô tình đăng lại một số bài về tình hình nội bộ trong đảng, đặc biệt về ngành công an cũng như liên quan đến một nhân vật công an cao cấp - với nguồn gốc rất có thể xuất phát từ những địa chỉ phe phái chính trị xung đột nhau - đã tạo ra một lý do để ông Hồng Lê Thọ bị bắt. Có dư luận đã so sánh vụ việc này với việc Blogger Cô Gái Đồ Long bị bắt hồi năm 2011 cũng vì viết về “gia đình” ngành công an.

Nhưng khác hẳn với Người Lót Gạch, blog Quê Choa hầu như không dính dáng gì đến các bài viết nội bộ, trong khi hàm lượng phản biện trên blog này được đánh giá chung là khá mềm mỏng. Vậy tại sao nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt?

Nguyentandung.org, một trang tin thiếu chính danh nhưng luôn trở nên nhạy bén với những nguồn tin từ ngành công an và đặc biệt liên quan đến các vụ “đấm đá” và bắt bớ nhân sĩ trí thức, đã “tường thuật” một tin tức (cũng có thể hiểu như một nhận định, hoặc khái quát hơn nữa là mang tính “báo cáo”): “Trong một thời gian dài, ông Nguyễn Quang Lập đã viết và đăng tải lên mạng rất nhiều bài gây chia rẽ nội bộ lãnh đạo đảng và nhà nước, như xúc phạm, bôi nhọ uy tín của đồng chí Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng lại đề cao vai trò của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang...”

Tin tức trên là rất đáng lưu tâm, lồng trong bối cảnh trước hội nghị trung ương cuối năm 2014 - được dư luận đánh giá là đặc biệt quan trọng về công tác nhân sự để chuẩn bị cho Đại Hội Đảng lần thứ 12 vào năm 2016.

Nếu giả thiết mang màu sắc “cá nhân” về trường hợp ông Hồng Lê Thọ và mang sắc tố “nội bộ” đối với nhà văn Nguyễn Quang Lập là đúng, có thể tạm kết luận là vụ bắt ông Lập là quan trọng và nghiêm trọng hơn vụ bắt ông Thọ. Cũng có nghĩa là loạt bắt bớ vừa qua không phải là một cú ra tay trực tiếp vào giới hoạt động dân chủ, mà chỉ có ý nghĩa răn đe gián tiếp. Và khả năng nhiều sẽ không xảy ra một đợt bắt bớ trên diện rộng.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần đầu bài viết này, dù giới bắt bớ nhắm vào mục tiêu gì thì những người bị bắt cũng có vẻ giống như những con cừu lẻ loi.

Muộn còn hơn không, đã đến lúc những con cừu lẻ loi cần hội tụ thành đàn theo đúng nghĩa tương hợp. Mỗi cá nhân tranh đấu cho dân chủ đều cần tìm đến một tổ chức dân sự độc lập phù hợp với mình.

Không thể có được xã hội dân sự hoàn thiện nếu chỉ lẻ tẻ một số tổ chức dân sự, hoặc tệ hơn là những cá nhân đơn lẻ “xếp hàng chờ bị bắt.”

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Original
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeSat May 02, 2015 11:16 am


Blogger Điếu Cày: Từ nhà tù đến Nhà Trắng



* Video phụ đề tiếng Việt phần phát biểu trước báo chí của tổng thống Obama sau cuộc gặp gỡ với blogger Điếu Cày

CTV Danlambao - Ngày 1/5/2015, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã có buổi gặp gỡ thân mật với blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải cùng hai nhà báo Fatima Tlisova, Lily Mengesha đến từ Nga và Ethiopia.

Buổi hội luận đánh dấu Ngày Tự Do Báo Chí Quốc Tế được diễn ra tại Phòng Roosevelt, trong khuôn viên Nhà Trắng.

Người sáng lập Câu lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đã trực tiếp trao tận tay cho tổng thống Obama bản danh sách các tù nhân lương tâm, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ ủng hộ cuộc đấu tranh đòi nhân quyền tại Việt Nam.

Sau khi kết thúc buổi gặp riêng với blogger Điếu Cày, tổng thống Obama đã có bài phát biểu quan trọng trước giới truyền thông nhân ngày Tự do Báo Chí Quốc Tế 3/5 sắp tới.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  The%2BPresident%2BCommemorates%2BWorld%2BPress%2BFreedom%2BDay%2B-%2BYouTube.Still001

Dưới đây là nội dung bài phát biểu được lược dịch sang tiếng Việt:

Obama: Như các bạn đã biết, chủ nhật tới sẽ là ngày Tự do Báo chí Thế giới. Đây là ngày mà chúng ta tái khẳng định về vai trò sống còn của tự do báo chí đóng góp cho nền dân chủ. Tự do báo chí cũng chiếu rọi ánh sáng trước những thách thức tàn ác, viết lên câu chuyện của hy vọng vẫn đang hiện hữu ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Các nhà báo đã giúp cho người dân chúng ta có cơ hội để biết sự thật về đất nước, về chính bản thân và về chính phủ của chúng ta. Điều đó giúp chúng ta tốt hơn và mạnh mẽ hơn.

Những nhà báo cũng đã cất tiếng nói cho những người không thể nói, họ tố cáo bất công và đồng thời cũng ảnh hưởng đến những lãnh đạo như tôi phải có trách nhiệm.

Tuy nhiên, ở rất nhiều nơi trên thế giới, tự do báo chí vẫn đang bị tấn công bởi những chính phủ trốn tránh sự thật hoặc nghi ngại thẩm quyền của công dân trong việc ra quyết định. Các nhà báo vẫn đang bị sách nhiễu, thậm chí bị giết hại. Truyền thông độc lập bị đóng cửa. Những tiếng nói bất đồng bị bịt miệng. Và tự do ngôn luận bị dập tắt.

Đó là lý do tại sao tôi thực sự cảm kích và trân trọng khi được cơ hội lắng nghe từ ba nhà báo ở đây, những người với lòng quả cảm đáng kinh ngạc trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn.

Cả ba nhà báo đến từ những quốc gia vẫn cấm đoán nghiêm ngặt tự do báo chí. Họ từng bị bỏ tù và sách nhiễu. Họ đang phải tị nạn ở Hoa Kỳ. Và chúng ta chào đón cả ba nhà báo đến đây để được tiếp tục những sứ mệnh quan trọng.

Một cách ngắn gọn, tôi xin được giới thiệu ba nhà báo của chúng ta. Đây là bà Fatima Tlisova đến từ Nga. Bà là người đã đưa tin về các hoạt động quân sự tại khu vực Bắc Caucasus, cũng như các vụ mất tích và tham nhũng. Bà từng bị tấn công, bắt cóc và tra tấn. Hiện nay, bà làm việc cho đài Tiếng nói Hoa Kỳ và dành phần lớn thời gian để đưa tin về phiên tòa liên quan đến vụ đánh bom ở Boston. Chúng tôi đánh giá cao sự có mặt của bà Fatima ở đây.

Chúng ta cũng đang có Điếu Cày – đây là bút danh của ông, đến từ Việt Nam. Blogger Điếu Cày chuyên viết về nhân quyền và tự do tôn giáo, là tiếng nói đi đầu nhằm thúc đẩy nền tự do báo chí ở Việt Nam. Ông đã bị bỏ tù 6 năm và vừa được phóng thích vào tháng 10 năm ngoái.

Sau cùng, chúng ta có cô Lily Mengesha đến từ Ethiopia. Cô đã thắp lên ánh sáng cho những trẻ em bị lạm dụng, bị ép buộc làm cô dâu. Sau khi lên tiếng cổ vũ tự do báo chí, cô bị sách nhiễu và giam cầm. Hiện nay, cô đang làm việc với NED – Tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân Chủ.

Tôi đã lắng nghe trực tiếp từ cả ba nhà báo, và tôi cho rằng tầm quan trọng của họ cũng là rất quan trọng với chúng ta, bao gồm chính phủ Hoa Kỳ. Họ đã lên tiếng nhân danh những giá trị của tự do ngôn luận.

Tôi cũng bày tỏ với cả ba nhà báo rằng, đây là những quốc gia mà chúng ta đã giao thiệp và đang thực hiện nhiều công việc. Chúng tôi cho rằng giao tiếp và ngoại giao là việc hoàn toàn hệ trọng đối với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.

Nhưng một điều cũng quan trọng là chúng ta sẽ cất tiếng thay mặt cho những giá trị đã được thừa nhận trong Hiến pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền Hoa Kỳ. Bởi lẽ chúng ta tin rằng đây không chỉ đơn giản là những giá trị của người Mỹ. Những giá trị cốt lõi vững chắc đã thừa nhận rằng việc bày tỏ quan điểm và lương tâm của bạn một cách ôn hòa là những quyền phổ quát của con người. Và sau cùng, điều này sẽ làm thế giới tốt đẹp và mạnh mẽ hơn khi lương tâm mỗi cá nhân cùng nền báo chí tự do được phá huy hết vai trò.

Đây cũng là thời gian để chúng ta tưởng niệm và tôn vinh những nhà báo đang bị đày đọa trong ngục tù, bị sách nhiễu và gặp nguy hiểm... Và dĩ nhiên, chúng ta cũng tôn vinh những nhà báo đã phải mất đi cuộc sống của chính họ, đó là Steven Sotloff, James Foley, Luke Somers của tạp chí Charlie Hebdo bị sát hại ở Paris.

Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực đòi trả tự do cho các nhà báo đang bi bỏ tù độc đoán, bao gồm Jason Rezaian của The Washington Post, người hiện đang bị giam cầm tại Iran.

Một lần nữa, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến ba nhà báo có mặt ở đây để chia sẻ một cách rành mạnh và quả quyết về những thử thách họ đang phải đối mặt. Tôi muốn mọi người hiểu rằng đây sẽ tiếp tục là ưu tiên đối với Hoa Kỳ trong các chính sách đối ngoại, không chỉ là việc đúng phải làm, mà vì chúng tôi tin rằng đó cũng chính là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.

Theo WhiteHouse.Gov
2/5/2015


luong - Những người đi theo lương tâm mình  ChungtalaTUDO-vdh01-DANLAMBAO
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeSat Sep 05, 2015 12:32 am

luong - Những người đi theo lương tâm mình  B49c3-btmh25e125ba25b1ng

Mỹ vinh danh 2 nữ tù nhân lương tâm Việt Nam

bởi Trà Mi-VOA

Hai nữ tù nhân lương tâm đang bị Việt Nam cầm tù được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh trong chiến dịch kêu gọi phóng thích 20 phụ nữ trên thế giới can đảm dấn thân vì nhân quyền.

Hai nhà hoạt động Tạ Phong Tần và Bùi Thị Minh Hằng có tên trong chiến dịch được phát động suốt tháng này. Qua đó, từ nay đến trước Hội nghị Bắc Kinh +20 ở New York vào hôm 27/9, mỗi ngày Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ lần lượt vinh danh từng người trong danh sách để đánh đi một thông điệp tới các chính phủ độc tài rằng nếu muốn tăng cường sức mạnh cho phụ nữ như những gì đã cam kết với quốc tế, hãy thôi giam cầm những phụ nữ đi đầu cho nhân quyền.

Trong lời tuyên bố phát động chiến dịch, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Samantha Power, nhấn mạnh:

“Mỗi ngày từ nay đến trước hội nghị Bắc Kinh +20, chúng tôi sẽ chia sẻ câu chuyện về từng người trong số 20 phụ nữ này với chi tiết đầy đủ. Chúng tôi sẽ nêu rõ tên tuổi, lai lịch, lý do họ bị bắt giam một cách bất công, cùng tên các chính phủ đã tước bỏ tự do của họ, các chính phủ cử đại biểu tới dự hội nghị Bắc Kinh +20 ở New York”.

Bà Tạ Phong Tần là người số 12 và bà Bùi Thị Minh Hằng số 19 trong danh sách bao gồm 20 nhà hoạt động nữ nổi bật của nhiều nước từ châu Á tới châu Phi.

Riêng tại Châu Á, ngoài Việt Nam, những nước có các nhà hoạt động nữ được vinh danh đến từ Miến Điện, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.


Mỗi ngày từ nay đến trước hội nghị Bắc Kinh +20, chúng tôi sẽ chia sẻ câu chuyện về từng người trong số 20 phụ nữ này với chi tiết đầy đủ. Chúng tôi sẽ nêu rõ tên tuổi, lai lịch, lý do họ bị bắt giam một cách bất công, cùng tên các chính phủ đã tước bỏ tự do của họ, các chính phủ cử đại biểu tới dự hội nghị Bắc Kinh +20 ở New York.
- Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power.

​​Nhà hoạt động Phong Tần, nguyên là một nữ công an, bị tuyên án 10 năm tù vào năm 2012 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Bà là một trong những sáng lập viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do vào năm 2007 cổ súy cho quyền tự do bày tỏ quan điểm. Bà được biết đến qua trang blog Công lý Sự thật, với các bài viết phơi bày bất công xã hội, phản ánh vi phạm nhân quyền và vấn đề chủ quyền dân tộc trước họa xâm lăng của Trung Quốc.


Bà Bùi Thị Minh Hằng là nhà hoạt động được nhiều người biết đến từ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa - Trường Sa. Kể từ đó, bà trở thành mục tiêu thường xuyên bị hành hung, bắt bớ và giam cầm. Năm 2014, bà bị Tòa án Nhân dân Đồng Tháp kết án 3 năm tù với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’ sau loạt các hoạt động của bà cổ súy cho tự do tôn giáo và nhân quyền trong nước.

Cô Quỳnh Anh, con gái bà Hằng, chia sẻ cảm nghĩ khi nghe tin mẹ mình được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh:

“Bọn em cảm thấy rất lớn lao, rất vinh dự khi mẹ em là một trong hai nữ tù nhân lương tâm được nhắc tới. Đối với gia đình em, như thế là đủ. Nhưng đối với đất nước Việt Nam, em nghĩ điều này còn cần nhiều hơn nữa vì hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều tù nhân lương tâm. Không chỉ mẹ em và cô Tạ Phong Tần là nữ tù nhân lương tâm, còn rất nhiều người nữa cũng cần được nhắc đến”.

Cô Tạ Minh Tú, em gái nhà hoạt động Tạ Phong Tần, cho biết tình trạng của bà Tần hiện nay:

“Hiện giờ chị Tần bị nhốt chung phòng với 2 tù nhân hình sự. Trong phòng rất kín, không có chỗ thông gió nên chị không ngủ được, cũng không được ra ngoài. Một tuần được mở cửa phòng ra 1 lần để ra trước sân thôi chứ không được ra ngoài lao động”.

Cả hai nhà hoạt động Phong Tần và Minh Hằng từng tuyệt thực nhiều lần trong trại giam để phản đối các điều kiện đối xử khắc nghiệt và ngược đãi.

Con gái bà Minh Hằng chia sẻ thêm về những khó khăn này:

“Đối với tù nhân lương tâm, rất khó khăn, nói chung khó khăn trong tất cả mọi điều. Tù nhân thường, người nhà họ có thể dùng tiền hay các mối quan hệ để lo lót để có thể có được những điều tốt nhất cho người thân của họ trong tù. Còn những tù nhân lương tâm, hoàn toàn không thể làm những điều đó. Họ khắt khe và tìm mọi cách o ép vì luật nằm trong tay họ. Có những điều luật rất mập mờ. Ví dụ về quy chế thăm nuôi, luật quy định được thăm gặp ‘đến 1 giờ’, có nghĩa là cũng có thể là 5, 10 phút hay 1 tiếng cũng là ‘đến một giờ’. Như gia đình em, thường chừng 15 - 20 phút là họ bắt em phải đi ra”.

Với tư cách con của một tù nhân lương tâm, em hy vọng duy nhất một điều là Việt Nam không còn tù nhân lương tâm nữa. Tù nhân lương tâm là những người xứng đáng được ghi nhớ, được biết ơn. Họ là những người đi đầu khởi xướng đòi tự do dân chủ cho đất nước.
Cô Quỳnh Anh - con gái bà Minh Hằng.

​​Khi được hỏi nguyện vọng của gia đình hiện nay, cô Quỳnh Anh cho biết:

“Với tư cách con của một tù nhân lương tâm, em hy vọng duy nhất một điều là Việt Nam không còn tù nhân lương tâm nữa. Tù nhân lương tâm là những người xứng đáng được ghi nhớ, được biết ơn. Họ là những người đi đầu khởi xướng đòi tự do dân chủ cho đất nước”.

Thân nhân của nhà hoạt động Tạ Phong Tần cho rằng kêu gọi ngoại giao không thôi chưa đủ, cần các áp lực mạnh mẽ hơn để buộc Việt Nam phải thực hiện cam kết về quyền con người.

Cô Tạ Minh Tú:

“Nguyện vọng của gia đình là chị Tần được ra ngoài để trị bệnh vì hiện giờ chị ấy bị 4 thứ bệnh. Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi tự do cho chị, nhà cầm quyền Việt Nam có nghe hay không thì không biết được. Còn phía Hoa Kỳ cần kêu gọi và xử trí thế nào vì Việt Nam đã ký với Liên Hiệp Quốc về Công ước nhân quyền, Hoa Kỳ phải có áp lực buộc họ phải thi hành”.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power cho biết vinh danh 20 nữ tù nhân này là một thông điệp mà Hoa Kỳ muốn gửi tới bản thân các nhà hoạt động và gia đình của họ rằng thế giới không quên những đóng góp hy sinh của họ thăng tiến cho quyền con người và rằng Mỹ sẽ tiếp tục áp lực các chính phủ phải phóng thích họ vô điều kiện.

Hà Nội phủ nhận có tù nhân lương tâm và gọi đó là những người phạm pháp bị xử lý theo pháp luật Việt Nam, khơi dậy những lời kêu gọi yêu cầu Việt Nam cải thiện luật nội địa phù hợp với các chuẩn mực nhân quyền căn bản chung của quốc tế.

.
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeSun Sep 20, 2015 12:24 pm

 
Blogger Tạ Phong Tần vừa đặt chân đến Mỹ



Những phát biểu đầu tiên của blogger Tạ Phong Tần ngay khi vừa đến đất nước tự do. Video: Ly Tri Anh.

CTV Danlambao - Sau khi bị chế độ cộng sản trục xuất khỏi Việt Nam, blogger Tạ Phong Tần đã đặt chân đến Mỹ vào lúc 20:50’, 19/9/2015 theo giờ Los Angeles – tức 11:50’ trưa ngày 20/9/2015 theo giờ Việt Nam.

Khá đông người Việt tại Nam Cali đã có mặt tại sân bay Los Angeles để chào đón thành viên Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do vừa thoát khỏi ngục tù cộng sản.

Trong đoạn video vừa được phổ biến trên facebook, bà Tần chia sẻ lại quãng đường bị áp giải từ trại giam số 5 Thanh Hóa đến sân bay Nội Bài như sau:

“Riêng tôi có khoảng 50 công an áp giải, ở trong nhà tù đi ra có 3 xe áp giải. Tới sân bay có hơn 20 công an mặc thường phục nữa. Mặt mày thì bàng quan như không có nhiệm vụ gì, nhưng mà cứ lẩn quẩn ở đấy và có khoảng chục người cầm camera quay tứ tung”

“Họ đưa tôi vào khu vực phía sau sân bay chỉ có tôi và công an thôi, không có ai cả. Đến khi máy bay sắp cất cánh, họ mới đưa tôi ra phía ngoài để lên máy bay, lúc đó tôi mới gặp nhân viên của đại sứ quán Hoa Kỳ đón tôi ở đó”.


luong - Những người đi theo lương tâm mình  Tpt1

“Không phải là trục xuất, tại vì phía Mỹ ép buộc họ trả tự do cho tôi và họ ra một cái quyết định là “tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù” chớ không phải là trục xuất”

Dưới đây là hình ảnh đón blogger Tạ Phong Tần tại phi trường Los Angeles do bạn đọc Danlambao vừa gửi đến:

luong - Những người đi theo lương tâm mình  %255EAB8486B88752C5F1178D8D9689C34BE50FCFE5604B06460B42%255Epimgpsh_fullsize_distr

Cộng đồng người Việt tại Nam Cali đón blogger Tạ Phong Tần

luong - Những người đi theo lương tâm mình  TTA4

Ảnh: Ly TriAnh

luong - Những người đi theo lương tâm mình  12023268_913167492106442_345432836_n

Áo do chính tay chị Tạ Phong Tần thêu

luong - Những người đi theo lương tâm mình  12042295_913167518773106_264545784_n

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeSat Feb 11, 2017 11:45 am

 


Bùi Thị Minh Hằng

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Nếu sau này lịch sử viết lại những chặng đường tranh đấu chống độc tài của người dân Việt đầu thế kỷ 21, hình ảnh nổi bật sẽ là những người phụ nữ. Trong số những người phụ nữ kiên cường ấy có khuôn mặt tiêu biểu, dáng vóc của một người dân bình thường đứng lên đối đầu với cả một hệ thống cường quyền. Đó là Bùi Thị Minh Hằng.

Nếu sau này đọc lại những hào hùng giữa bao gian truân của thập niên đầu thế kỷ, người ta tìm thấy hình ảnh bất khuất của những tù nhân khi ra khỏi tù vẫn xem thường những ngày tháng khắc nghiệt của tù đày, vẫn chấp nhận có thể sẽ bị trở lại địa ngục cộng sản để tiếp tục đấu tranh. Trong đó có những người phụ nữ. Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Lê Thị Kim Thu. Người thứ tư là Bùi Thị Minh Hằng.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  BuiThiMinhHang-039-danlambao

Bùi Thị Minh Hằng.

Chị không phải là một chiến lược gia để có những lý thuyết đấu tranh, những kế hoạch quy củ hay những tính toán chính trị. Chị là tiêu biểu cho tầng lớp bị trị: tôi bị áp bức thì tôi đứng lên đấu tranh.

Chị không mang cho mình một nhãn hiệu riêng - blogger, nhà dân chủ, chiến sĩ nhân quyền. Với hàng chữ xâm đè nặng trên vai "Nợ Nước Thù Nhà", với bước chân đi của chính mình, chị là một người tranh đấu. Một người dân Việt tranh đấu.

Tranh đấu ở mọi mặt, ở mọi vấn đề cần phải tranh đấu. Trung cộng xâm lược - chị có mặt ở mọi tuyến đầu. Sài Gòn. Hà Nội. Tiếng hô vang của chị đã trở thành âm thanh của đoàn người yêu nước. Cán bộ cướp đất của dân - chị đồng hành cùng dân oan đứng lên đòi lại những gì thuộc về dân. Anh chị em bị bắt vào đồn, chị có mặt đòi thả người yêu nước. Đấu tranh cho tự do tôn giáo, chị tham gia. Tố cáo những sai trái của chế độ, công an, chị - một người ban đầu gõ bàn phím bằng một ngón tay - đã mở blog, mở FB. Vũng Tàu đêm trước, côn đồ ném mắm thối vào nhà chị, rạng sáng cả thế giới đã được chiêm ngưỡng kỳ công đạo đức bác Hồ của đám con cháu côn an. Sài Gòn đêm sau, tàu khựa hăm he biển đông chị đã cùng các em giương cao biểu ngữ "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh."

Đánh từ trên mạng đánh xuống đường phố là Bùi Thị Minh Hằng. Đánh vừa bằng ngòi bút, vừa bằng tiếng hô, vừa bằng đôi chân tiến bước, vừa bằng dáng người đứng thẳng là Bùi Thị Minh Hằng.

Mỗi người chọn cho mình một cách "đánh". Có người "đánh" công an bằng những bài viết vạch trần những hành động côn đồ của họ. Có người "đánh" công an bằng thái độ nhã nhặn lấy chí nhân thay cường bạo. Chị "đánh" côn an bằng thái độ thẳng thừng của một con người không chấp nhận sai trái. "Đánh" ngay giữa đường phố bằng những lời kết án đanh thép. "Đánh" ngay trước đám đông bằng những lý luận nhắm đến côn an nhưng để người dân nghe là chính. Ở xã hội vẫn còn bao trùm bóng mây sợ hãi, vẫn còn rất hiếm để người dân chứng kiến tận mặt những con người không biết sợ.

Có người phiền trách thái độ và hành động của chị sẽ tạo nên hình ảnh "xấu" cho phong trào dân chủ. Điều đó cũng bình thường vì đó là sự quan tâm cho công cuộc chung. Đôi khi nó cũng là "sứ mạng" của những lý thuyết gia, chiến lược gia hay của những người nghĩ mình sẽ là lãnh đạo quần chúng tương lai. Nhưng sẽ là điều không tưởng khi muốn người dân bị trị phản ứng theo một "lề".

Hình ảnh sau cùng của một cuộc cách mạng tranh đấu giữa thiện và ác, giữa kẻ cai trị và người bị trị vẫn sẽ là hình ảnh của phẫn nộ. Đó là hình ảnh thật nhất mà lịch sử sẽ chứng kiến và đó cũng là hình ảnh của Bùi Thị Minh Hằng.

Hình ảnh sau cùng của cuộc cách mạng Việt Nam sẽ là những người phụ nữ tiên phong. Tiên phong trong ý nghĩa đi đầu và đi từ những giai đoạn khởi đầu của những năm tháng bình minh của cách mạng. Nó sẽ không là hình ảnh của những người đi đầu đoàn nhưng chỉ ló mặt vào buổi hoàng hôn của chế độ độc tài.

Lúc đó, cho dù Bùi Thị Minh Hằng đang ở đâu, lại tù đày hay miệt mài tranh đấu thì hình ảnh của những người đi đầu sẽ phảng phất bóng dáng của chị: một người phụ nữ giơ cao tay, miệng hô lớn, chân vững tiến và thể hiện mọi cảm xúc rất thật của mình. Đó là hình ảnh của một người dân bình thường đứng lên tranh đấu. Hình ảnh của Bùi Thị Minh Hằng.

Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeTue Feb 14, 2017 10:07 am


Ra tù, bà Bùi Hằng nói Việt Nam là ‘cường quốc dân oan’


12-2-2017

luong - Những người đi theo lương tâm mình  _94277451_16731537_1290318494385580_1227120562_o   
Bản quyền hình ảnh FB Hoang Dzung
Image caption Nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng (giữa) được đón tiếp khi đến Sài Gòn trong ngày ra tù hôm 11/2/2017 từ trại giam Gia Trung, ở Gia Lai.

Một nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Việt Nam vừa được trả tự do sau ba năm thi hành án tù giam nói với BBC rằng Việt Nam đã trở thành 'một cường quốc dân oan' và bà muốn nhà cầm quyền hãy thay đổi càng sớm càng tốt cách thức ứng xử với giới hoạt động bằng cách 'đối thoại' với họ ngay từ ban đầu.

    Trước năm 1975, đất nước này không có nhiều dân oan như bây giờ, nhưng bây giờ 63 tỉnh thành đều trở thành cường quốc dân oan. Điều đó có khiến cho những người lãnh đạo mà mỗi khi nói đến vấn đề cần lấy lại niềm tin trong nhân dân, cần lấy dân làm gốc, thì họ suy nghĩ gì không?
    Bà Bùi Thị Minh Hằng

Trả lời phỏng vấn của BBC một ngày sau khi ra tù, từ Sài Gòn hôm 12/2/2017, bà Bùi Thị Minh Hằng, blogger bị chính quyền kết án năm 2014 vì 'gây mất trật tự công cộng' theo Bộ Luật Hình sự của Việt Nam, nói:

"Trước năm 1975, đất nước này không có nhiều dân oan như bây giờ, nhưng bây giờ 63 tỉnh thành đều trở thành cường quốc dân oan. Điều đó có khiến cho những người lãnh đạo mà mỗi khi nói đến vấn đề cần lấy lại niềm tin trong nhân dân, cần lấy dân làm gốc, thì họ suy nghĩ gì không?'

"Họ học tập quan điểm này, quan điểm kia, đưa ra nhiều khẩu hiệu, nhưng trên thực tế, người dân chúng tôi không được đáp ứng thỏa đáng những quyền lợi chính đáng của mình."

Trước câu hỏi liệu bà có bị ngược đãi hay không trong thời gian ba năm bị tù giam, nhà hoạt động Bùi Hằng nói:

"Cái này tôi cho rằng không một tù nhân chính trị nào tránh khỏi và thậm chí là nó quá tàn ác so với những tù nhân bình thường. Tôi đã phải đặt câu hỏi đối với những cán bộ trong trại...

"Tôi có một thắc mắc, tôi đọc rất nhiều sách của họ viết về những sự 'hoàn lương', rồi những sự 'hướng thiện' cho những người tù, tù đó toàn những người tù nguy hiểm, có những bản án man rợ, thì họ phục thiện được.

    Có những vị lãnh đạo cũng phải thốt lên với chúng tôi một câu rằng 'họ rất lấy làm tiếc!'. Lấy làm tiếc rằng không có những đối thoại ngay từ ban đầu để mà hiểu nhau
    Bà Bùi Thị Minh Hằng

"Mà đối với những tù nhân chính trị như chúng tôi, thì họ luôn luôn hành xử bằng cách coi chúng tôi như một kẻ thù? Chúng tôi có phải là nhân dân không?

"Sau đó những vị cán bộ có trả lời rằng những câu hỏi của tôi khiến cho họ rất suy nghĩ.

"Tôi cũng nói rằng khi họ làm những điều tàn bạo đó, họ đẩy chúng tôi đến một giới hạn không thể chịu đựng được, lúc đó buộc chúng tôi phải có những phản ứng.

'Liệu họ có nghĩ rằng đối thoại với chúng tôi, nói chuyện với chúng tôi bằng luật pháp, bằng tình người thì nó có sẽ tốt hơn không?

"Thì có những vị lãnh đạo cũng phải thốt lên với chúng tôi một câu rằng 'Họ rất lấy làm tiếc!'. Lấy làm tiếc rằng không có những đối thoại ngay từ ban đầu để mà hiểu nhau," bà Bùi Hằng nói với BBC.

'Chưa có tiền lệ'

Tuy nhiên, nhà hoạt động vừa ra tù cũng chia sẻ với BBC một chi tiết mà bà gọi là 'chưa có tiền lệ' ngay trước khi bà ra tù, mà trong đó bà bày tỏ lời cảm ơn tới Trưởng Giám thị Trại giam Gia Trung, ở Gia Lai, khi bà được phép trở về cùng với toàn bộ thư từ, ghi chép, vật dụng tùy thân của bà.

Bà nói: "Tôi rất vui mừng, đây là một trường hợp tất cả anh chị em đấu tranh đều nói đây là điều chưa hề có trong tiền lệ.

"Để có điều này tôi cũng phải nói là tôi gửi lời cảm ơn vị Giám thị trưởng ở Trại Gia Trung, bởi vì trong những ngày cuối cùng, khoảng ba tháng cuối cùng, khi tôi được tiếp xúc với vị lãnh đạo này, trong hai năm tôi sống ở đấy, tôi làm rất nhiều đơn, mấy chục lá đơn, nhưng tôi chưa được tiếp xúc với vị này...

    Phải nói là tôi cảm ơn người Giám thị này, tôi là người đầu tiên trong số tù nhân chính trị, tù nhân oan sai của Việt Nam được ra về và mang đầy đủ những thứ, từ bút tích cho đến những tài sản cá nhân của tôi, mang được về nhà
    Bà Bùi Thị Minh Hằng

"Nhưng cho tới gần những ngày tôi về, thì tôi bắt đầu được tiếp xúc với vị này từ ngày 10/10/2016, cho tới lúc chúng tôi về, thì chúng tôi đã có rất nhiều những cuộc đối thoại và kèm một lá đơn nữa, tôi yêu cầu là hãy xử lý mọi việc đúng theo pháp luật.

"Vì trước đó những cuốn thơ mà tôi chép tặng gia đình cũng bị cán bộ ở Trung tâm đó lập biên bản. Và khi tôi hỏi họ lập biên bản tôi về những điều gì, thì họ không đưa được những lý do thích hợp. Mà trong khi đó, tôi đưa ra cho họ để họ biết rằng họ đã vi phạm điều 19 Công ước Quốc tế (...), họ vi phạm điều 24 (...) về pháp luật hiện hành của Việt Nam,

"Thế nhưng họ không chịu thừa nhận điều đó, thì mỗi đơn thư của tôi, hay mỗi ấn phẩm tôi viết, tôi đều ghi lại, trích dẫn lại quy định đó ở phía dưới. Sau khi tôi trình bày việc này với Giám thị Trưởng, tôi có đề nghị, yêu sách ông ấy phải chỉ đạo để làm đúng pháp luật.

"Thì phải nói là tôi cảm ơn người Giám thị này, tôi là người đầu tiên trong số tù nhân chính trị, tù nhân oan sai của Việt Nam được ra về và mang đầy đủ những thứ, từ bút tích cho đến những tài sản cá nhân của tôi, mang được về nhà.

"Trong đó bạn bè tôi đã đón nhận và đưa lên Facebook, mạng xã hội một vài bài thơ mà tôi cảm xúc viết ra trong thời gian ở tù, và toàn bộ nhật trình, nhật ký của tôi ghi lại tất cả những sự kiện xảy ra, từ ngày mà tôi đặt chân vào Trại," bà Bùi Hằng nói với Quốc Phương của BBC Việt ngữ từ Sài Gòn.


luong - Những người đi theo lương tâm mình  _94278097_16710323_1290351571048939_1265407034_o

Bản quyền hình ảnh FB Hoang Dzung
Bà Bùi Thị Minh Hằng (giơ tay) và những người đi đón bà trong ngày được trao trả tự do hôm 11/2/2017.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeThu Jun 29, 2017 11:43 am

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Me%25CC%25A3%2BNa%25CC%2582%25CC%2581m%2B-%2BTu%25CC%259B%25CC%25A3%2BDo%2Bva%25CC%2580%2BNgu%25CC%25A3c%2Btu%25CC%2580

Tuyên bố của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về bản án 10 năm tù đối với blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

1. Bản án 10 năm tù của chế độ áp đặt lên Nguyễn Ngọc Như Quỳnh một lần nữa khẳng định rằng những hoạt động ôn hòa để cải thiện tình trạng Nhân Quyền tồi tệ; bảo vệ môi trường bị hủy hoại và sức khỏe người dân bị đe dọa; chấm dứt tình trạng công dân bị tra tấn, đánh đập đến chết trong các đồn công an, nhà tù, các trụ sở công quyền do công an quản lý; bảo vệ chủ quyền quốc gia; xây dựng tự do dân chủ tại Việt Nam là đi ngược lại chủ trương và chính sách của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Bản án này cũng một lần nữa cho thấy nhà nước CSVN đã xem thường dư luận quốc tế, tiếp tục vi phạm những hiệp ước ký kết với quốc tế về nhân quyền.

2. Bản án nặng nề nhất đối với một người phụ nữ hoạt động nhân quyền và dân sinh, một người mẹ có hai con nhỏ đã thể hiện rõ rệt bản chất vô nhân của nhà cầm quyền. Dưới sự thống trị và chỉ đạo của đảng cộng sản, công an lẫn quan tòa vốn là những đảng viên cộng sản đã đứng trên luật pháp, lạm dụng quyền lực, sử dụng các định chế quốc gia để khủng bố, trả thù công dân bất đồng chính kiến.

3. Bản án 10 năm tù không chỉ là bản án riêng đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh mà còn là một thông điệp khủng bố, đe dọa tinh thần mà chế độ muốn răn đe những công dân yêu nước, những người hoạt động nhân quyền tại Việt Nam. Mọi hành động cải thiện xã hội, đời sống con người, môi trường sống đều bị cáo buộc là "lợi dụng" để tuyên truyền chống đối chế độ và bị tuyên án nặng nề.

4. Nạn nhân gánh chịu bản án 10 năm này với những hệ quả bi thảm về tinh thần, đời sống không chỉ là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vốn là người có ý chí sắt đá và nghị lực can trường. Những nạn nhân đó còn là con gái Nguyễn Bảo Nguyên (Nấm) 11 tuổi, con trai Nguyễn Nhật Minh (Gấu) 5 tuổi và người mẹ già Nguyễn Tuyết Lan của Quỳnh. Các thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam sẽ làm tất cả những gì cần làm để góp phần với gia đình Quỳnh chăm sóc nuôi Nấm và Gấu như vẫn đang làm trong suốt 8 tháng qua từ ngày Quỳnh bị bắt giam vô lối và như đã từng làm với tất cả các thành viên trong gia đình MLBVN.

5. Bạo lực, nhà tù và mọi bản án tù đày đều không thể giết chết được khát vọng tự do và hoài bão phục vụ tổ quốc của những công dân yêu nước. Nó đã không cầm tù được tinh thần và ý chí của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: "Tôi mong muốn xây dựng một xã hội và đất nước tốt đẹp. Một quốc gia chỉ tự cường khi nó luôn gắn liền với nền tảng một xã hội mà người dân có tự do và hạnh phúc. Người dân chỉ có tự do và hạnh phúc khi có tự do ngôn luận và quyền tự do biểu đạt những điều mình mong muốn. Tôi mong rằng mọi người sẽ lên tiếng và đấu tranh, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình để xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn"; và khẳng định của Quỳnh khi nói với Mẹ: "Con xin lỗi mẹ và 2 con vì những gì con làm đã làm khiến tình mẫu tử mẹ con bị chia cắt lâu dài, nhưng con không ân hận về những gì mình đã làm. Và nếu như phải lựa chọn lại, con sẽ vẫn làm như vậy."

Những thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam sẽ tiếp tục ngọn lửa sáng ngời và con đường của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - người đồng sáng lập Mạng Lưới và là người chị, người em, người bạn đồng hành có rất nhiều tình nghĩa và luôn luôn sống chết với anh chị em.

6. Mạng Lưới Blogger Việt Nam sẽ tiếp nối ý chí bất khuất và tinh thần dấn thân của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và kêu gọi mọi công dân Việt Nam hãy vượt qua nỗi sợ hãi để cùng nhau phấn đấu nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam sẽ không còn có một công dân nào phải gánh chịu những phiên tòa rừng rú và bản án oan nghiệt như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và những người bất đồng chính kiến khác. Bản án của chế độ áp đặt lên blogger Mẹ Nấm đã không giết chết được khát vọng và ý chí của chị. Nó cũng sẽ không bao giờ thủ tiêu được khát vọng và ý chí của chúng ta.

Ngày 29 tháng 6 năm 2017

Mạng Lưới Blogger Việt Nam

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Me%25CC%25A3%2BNa%25CC%2582%25CC%2581m%2B-%2BNguye%25CC%2582%25CC%2583n%2BNgo%25CC%25A3c%2BNhu%25CC%259B%2BQuy%25CC%2580nh-gia%2B%25C4%2591i%25CC%2580nh

luong - Những người đi theo lương tâm mình  FreeMeNam2-danlambao
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeSun Jul 16, 2017 11:07 am

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Images?q=tbn:ANd9GcRDFC9EULzYhrH6N0hmU3ryE_ntjeM0CnYJZtvl9jeEMyrq7HbRaw

 
Thế giới vinh danh Lưu Hiểu Ba


Vũ Ngọc Yên (Danlambao) - ...Cuộc đời và sự nghiệp của ông là gai trong da thịt của tập đoàn lãnh đạo cộng sản. Cộng đảng cũng biết là kẻ sĩ khổng giáo trong lịch sử là những người anh dũng hy sinh vì đại nghĩa, vì những giá trị tinh thần và là những người không khuất phục trước bạo lực của kẻ cầm quyền. Nhân dân Trung hoa thấm nhầm đạo giáo luôn tưởng nhớ dựng tượng những anh hùng như vậy trong các đền thờ. Hình ảnh nhà giáo Lưu Hiểu Ba, người quân tử hiện đại chắc chắn cũng sẽ được nhân dân Trung Hoa đưa vào nơi tưởng niệm để tỏ lòng biết ơn sự nghiệp của người anh hùng chống chế độ độc quyền chính trị...

*

Nhà phê bình chế độ Trung cộng nổi tiếng Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người mang giải Nobel Hòa bình đã chết vì ung thư gan trong bệnh viện thành phố Thẩm dương (Shenyang) vào ngày 13. 07. 2017 thọ 61 tuổi. Cái chết của ông là hậu quả của nhiều năm bị đày đọa trong lao tù cộng sản. Năm 2009 ông bị kết án 11 năm tù vì "kích động lật đổ chính quyền". Khoảng hai tuần trước ngày lâm chung ông được chuyển từ nhà giam đến bệnh viện để điều trị khẩn cấp. Các quốc gia Đức, Pháp, Mỹ kêu gọi Bắc kinh hãy cho phép ông ra nước ngoài điều trị, nhưng nhà cầm quyền cộng sản đã khước từ.

Lưu Hiểu Ba từng mơ ước sẽ thấy Trung cộng được dân chủ. Nay sự ra đi của ông đã kéo theo một phần hy vọng về một nước Trung hoa tự do. Dân tộc Trung hoa thương tiếc một người quân tử bất khuất và phong trào dân chủ thế giới mất đi một kẻ sĩ tranh đấu kiên cường cho Dân chủ, Công lý và Nhân quyền. Bà Berit Reiss-Andersen, chủ tịch ủy ban Nobel đã quy trách nhiệm về cái chết quá sớm của người mang giải Nobel hào bình Lưu Hiểu Ba. Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel vinh danh Lưu là "người bảo vệ quả cảm cho dân quyền". Chủ tịch đảng dân chủ xã hội Đức Martin Schulz phát biểu "Lưu là tấm gương lớn và với cái chết của Lưu thế giới mất đi một tiếng nói mạnh mẽ cho Tự do và dân chủ". Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đề cao Lưu Hiểu Ba là "người khởi xướng đấu tranh cho Tự do, bình đẳng và pháp trị dân chủ ở Trung hoa".

Thân thế và sự nghiệp

Lưu Hiểu Ba sinh ngày 28.12.1955 ở thành phố Trường xuân (Changchun), miền Đông bắc Trung Hoa trong một gia đình trí thức, học văn chương trong thập niên 80 và đậu tiến sĩ năm 1988 với luận án "Thẩm mỹ và Tự do của con người". Lưu từng là giảng viên Đại học sư phạm Bắc kinh, viết báo văn nghệ và là tác giả của 11 cuốn sách và hàng trăm bài luận. Trong năm 1988 ông được đại học Oslo (Na Uy) mời dậy 3 tháng, sau qua Mỹ thỉnh giảng ở đai học Hạ Uy Di và Columbia.

Lưu là nhà phê bình văn học có tiếng đồng thời cũng là nhà đối kháng tích cực chống sự độc quyền cai tri của đảng cộng sản. Năm 1989 phong trào dân chủ trong nước bùng phát Lưu từ Mỹ trở về dân thân cho cuộc đấu tranh vì một nước Trung hoa tự do, dân chủ và tuân hiến. Vì là một trong những người lãnh đạo cuộc biểu tình lớn nhất của sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn - Bắc kinh trong tháng 6. 1989 ông bị giam tù từ 1989 đến 1991, Lúc quân đội áp giải, ông dõng dạc tuyên bố "Dù ở trong tù hay được tự do tôi vẫn đấu tranh cho quyền tự do ý kiến và tự do báo chí".

Từ 1991-1995 Lưu sống ở Bắc kinh tiếp tục hoạt động cho phong trào dân chủ và điều hành tạp chí "Trung hoa dân chủ", rồi sau án tù 6 tháng trong năm 1995 ông bị đưa đi cải tạo lao động từ 1996 đến 1999.

Tháng 11 - 2003 Lưu Hiểu Ba được bầu làm chủ tịch Trung tâm văn bút Independent Chinese PEN Center (ICPC).

Vào ngày 8. 12. 2008 Lưu bi tạm giam vì soạn thảo Hiến chương 08 và ký tên chung với hơn 300 nhà trí thức Trung Hoa đòi Thực hiện bầu cử tự do, xây dựng nhà nước pháp trị dân chủ với tam quyền phân lập và cơ cấu cai trị liên bang.

Tháng 6. 2009 Lưu bị kết án 11 năm tù vì tội "xúi dục chống phá nhà nước" và bị đưa về nhà tù Cẩm Châu tỉnh Liêu Ninh.

Ngày 8-10. 2010, Ủy ban Nobel của Na Uy thông báo Giải Nobel Hòa bình 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba - nhà văn và nhà bất đồng chính kiến người Trung Hoa đang bị giam giữ “vì cuộc đấu tranh lâu dài và bất bạo động của ông cho các quyền con người cơ bản ở Trung hoa”. Thi sĩ Lưu Hà (Liu Xia) vợ ông được phép đến nhà tù thăm chồng và báo tin ông đã đoạt giải Nobel. Trở về Bắc kinh, Lưu Hà cho biết Lưu Hiểu Ba muốn công hiến giải này cho các nạn nhân trong vụ thảm sát Thiên An Môn. Từ sau lời tuyên bố đó đến nay, chính quyền Trung cộng vốn lên án mạnh mẽ giải thưởng dành cho Lưu Hiểu Ba - đã áp dụng chế độ quản thúc tại gia với Lưu Hà và tìm cách ngăn cản bà hay bất cứ họ hàng, bạn bè nào của ông Lưu rời Trung cộng để dự lễ trao giải ở Oslo, Na Uy.

Lưu Hiểu Ba là công dân đầu tiên của Trung hoa được trao giải thưởng Nobel khi vẫn còn sống ở trong nước. Ông cũng là người thứ 3 được trao giải thưởng này khi còn ở trong tù hay bị giam giữ sau Carl von Ossietzky (1935) của Đức và bà Aung San Suu Kyi (1991) của Miến Điện. Ông cũng là người thứ hai (người đầu tiên là Ossietzky) đã bị từ chối không cho người đại diện thay mặt đi nhận giải và chết trong trại giam.

Cuộc đấu tranh giữa quân tử và tiểu nhân

Nhà văn Lưu Hiểu Ba là người đối lập chính trị đã đấu tranh qua nhiều thập niên cho sự chuyển hóa Lý Khắc Cường (1955), Nhà văn Mạc Ngôn (1955), người Trung Hoa đầu tiên lãnh hòa bình và Nhân quyền ở Trung hoa. Lưu thuộc thế hệ những người sinh trong thập niên 50 và hiện đang tiêu biểu cho Trung Hoa. Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình (1953), Thủ Tướng giải Nobel văn chương 2012, Nghệ sĩ Ngải Vị Vị (1957). Trong thời niên thiếu tất cả đều đã trải qua cuộc cách mạng văn hóa kinh hoàng dưới triều đại Mao Trạch Đông. Nhưng mỗi người tự tìm cho mình một kết luận cho cuộc sống. Người quân tử là những người sống lương thiện và hy sinh vì đại nghĩa còn tiểu nhân chỉ chăm lo cho tư lợi-quyền thế.

Lưu Hiểu Ba hoạt động nhân quyền kêu gọi cuộc bầu cử dân chủ, ủng hộ các giá trị tự do, ủng hộ việc phân rõ quyền hạn. Từ năm 1989 đến ngày từ trần, ông đã bị kết án tù và lao động khổ sai bốn lần vì các hoạt động chính trị hòa bình của mình. Các nỗ lực của ông sẽ không hoài công. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là gai trong da thịt của tập đoàn lãnh đạo cộng sản. Cộng đảng cũng biết là kẻ sĩ khổng giáo trong lịch sử là những người anh dũng hy sinh vì đại nghĩa, vì những giá trị tinh thần và là những người không khuất phục trước bạo lực của kẻ cầm quyền. Nhân dân Trung hoa thấm nhầm đạo giáo luôn tưởng nhớ dựng tượng những anh hùng như vậy trong các đền thờ. Hình ảnh nhà giáo Lưu Hiểu Ba, người quân tử hiện đại chắc chắn cũng sẽ được nhân dân Trung Hoa đưa vào nơi tưởng niệm để tỏ lòng biết ơn sự nghiệp của người anh hùng chống chế độ độc quyền chính trị.

16.07.2017
Vũ Ngọc Yên
danlambaovn.blogspot.com


luong - Những người đi theo lương tâm mình  29B02465-80D0-4804-B91C-F156C939A058_w1023_r1_s
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeMon Jul 17, 2017 3:17 pm

luong - Những người đi theo lương tâm mình  2Q==


Cuộc khổ nạn của Lưu Hiểu Ba

Nguồn: Perry Link, “The Passion of Liu Xiaobo,”
The New York Review of Books, July 13, 2017.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng & Tram Nguyen


Cuối những năm 1960, Mao Trạch Đông, người cầm lái vĩ đại của Trung Quốc, đã khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên đấu tố thầy cô và bố mẹ mình, đả đảo “ngưu quỷ xà thần,” và “làm cách mạng.” Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc đóng cửa trường học ở Trung Quốc. Trong những thập niên sau đó, nhiều người đã lên án việc tước bỏ giáo dục của cả một thế hệ.

Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2010, người bị kết án 11 năm tù vì “kích động lật đổ” chính phủ Trung Quốc vừa qua đời hôm thứ Năm (13/07/2017), đã thể hiện một con đường khác. Ông Lưu, sinh năm 1955, mới 11 tuổi khi các trường học đóng cửa, nhưng ông vẫn tiếp tục đọc sách, ở bất cứ đâu ông tìm được. Không có giáo viên dạy ông về việc chính phủ muốn ông nghĩ về cái mình đọc như thế nào, ông bắt đầu tự mình suy nghĩ - và ông thích điều đó. Mao vô tình đã dạy cho ông một bài học đi ngược lại chính mục đích của Mao là biến trẻ em thành “hồng tiểu binh.”

Nhưng trải nghiệm này chỉ giải thích một phần tính độc lập kiên cường của ông Lưu. Nó có vẻ còn là một phẩm chất bẩm sinh. Nếu có gien nào quyết định tính thẳng thắn thì rất có thể ông Lưu đã mang gien ấy. Trong những năm 1980, khi đang học thạc sĩ ngành văn học Trung Quốc, ông đã có tiếng là một “con ngựa ô” vì bài bác gần như mọi nhà văn Trung Quốc đương thời: ngôi sao văn học Vương Mông thì ba phải chính trị; các nhà văn “tìm về nguồn cội” như Hàn Thiếu Công thì quá lãng mạn về giá trị của truyền thống Trung Hoa; ngay cả những anh hùng lên tiếng vì nhân dân như Lưu Tân Nhạn cũng vẫn sẵn lòng đặt niềm tin vào các nhà lãnh đạo Cộng sản “tự do” như Hồ Diệu Bang. Không có ai đủ độc lập. “Tôi có thể tóm gọn vấn đề của các nhà văn Trung Quốc trong một câu,” Lưu Hiểu Ba viết năm 1986. “Họ không thể tự mình sáng tác - đơn giản là họ không có khả năng - vì chính cuộc đời họ cũng không thuộc về họ.”

Ông mang tính thẳng thắn theo mình ra cả nước ngoài. Tại một cuộc hội thảo về điện ảnh Trung Quốc tại Đại học Oslo năm 1988, ông đã ngạc nhiên khi biết các nhà Hán học châu Âu không nói được tiếng Trung (mà chỉ đọc được) và còn quá ngây thơ khi chấp nhận ý nghĩa đãi bôi trong những tuyên bố của chính phủ Trung Quốc. “Chín mươi tám phần trăm [bọn họ] là vô dụng,” ông nhận xét (còn cuộc hội thảo thì “nhàm chán tột cùng.”) Từ Oslo ông đến New York, đến Đại học Columbia, nơi ông phát cáu khi nghe các nhà lý thuyết hậu thực dân dạy bảo ông về cảm giác của việc là “kẻ khác” nhược tiểu. Không phải ông mới là người nên nói cho họ biết sao?

Mùa xuân năm 1989, hai trải nghiệm, đầu tiên ở New York và sau đó ở Bắc Kinh, đã thay đổi sâu sắc dòng chảy tư duy và cuộc đời ông. Ông vừa viết xong cuốn Chính trị Trung Quốc đương đại và phần tử trí thức Trung Quốc, khám phá một số cách thức mà nền văn minh phương Tây có thể là “một công cụ để phê phán Trung Quốc.” Nhưng khi sang phương Tây, ông nhận ra mô hình ấy không rõ ràng đến thế. Các vấn đề như khủng hoảng năng lượng, bảo vệ môi trường, vũ khí hạt nhân, và cái mà ông gọi là “thói nghiện lạc thú và thương mại hóa” là các vấn đề của con người, không chỉ riêng phương Đông hay phương Tây. Hơn nữa, chuyến thăm Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan ở New York đã làm ông tỉnh ngộ: chưa ai giải quyết vấn đề tinh thần của “sự bất toàn của cá nhân.” Ngay cả nhà văn vĩ đại của Trung Quốc hiện đại là Lỗ Tấn, với các tác phẩm phơi bày rất rõ sự chai cứng tinh thần, đạo đức giả, mê tín dị đoan, và sự bạo tàn, cũng không thể, theo ông Lưu, đi bước tiếp theo và “đấu tranh với bóng tối.” Lỗ Tấn đã cố, trong những bài thơ văn xuôi của ông, nhưng cuối cùng phải chùn bước; ông “không thể đối đầu với nỗi sợ hãi đơn độc của nấm mộ” và “không tìm được giá trị siêu việt nào để giúp mình đi tiếp.”

Cuốn Chính trị Trung Quốc đã được gửi đến nhà xuất bản, nhưng ông Lưu vẫn quyết định viết thêm một “Lời bạt,” và, với sự trung thực đặc trưng, ông dùng nó để làm suy yếu chủ đề chính của cuốn sách. Để làm “một người chân thực,” ông viết, giờ đây ông sẽ phải “tiến hành đồng thời hai phê bình”: một phê bình về Trung Quốc, vẫn dùng phương Tây như một thước đo, và một phê bình về chính phương Tây, và ở đây ông sẽ phải bắt đầu lại, từ đầu, nghĩ lại mọi thứ. Ông hoàn thành tiểu luận này vào tháng 3 năm 1989 với lời kết, “lời bạt này đã làm tôi kiệt sức.”

Tháng 4, ông lên máy bay từ New York về Bắc Kinh, không phải vì kiệt sức mà vì ông đã đọc được tin tức về các cuộc biểu tình đòi dân chủ của sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn và cảm thấy có trách nhiệm phải hỗ trợ họ. “Tôi hy vọng,” ông viết, “mình không phải kiểu người làm tư thế anh hùng rồi bắt đầu chau mày do dự khi đứng trước cửa địa ngục.”

Ở Bắc Kinh, lý tưởng của các bạn sinh viên đã làm ông cảm động. Ông giúp lên kế hoạch một cuộc tuyệt thực và tự mình tham gia. Cách tiếp cận của ông là không đối đầu, gần giống Gandhi. Trong “Tuyên bố tuyệt thực ngày mùng 2 tháng 6” ông viết rằng “xã hội dân chủ không được xây dựng trên thù hận và đối địch, mà được xây dựng trên sự tham vấn, tranh luận, và bỏ phiếu… [và trên] sự tôn trọng lẫn nhau, khoan dung, và sẵn sàng thỏa hiệp.” Chưa đầy hai ngày sau ông Lưu đã có cơ hội đưa lời nói của mình vào thực tiễn. Khi xe tăng bắt đầu lăn bánh về Quảng trường Thiên An Môn và chắc chắn những người cản đường sẽ bị sát hại, ông Lưu cùng bạn là Chu Đà và Hầu Đức Kiện đã thương lượng với quân đội nhằm cho phép sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn rời khỏi đó một cách an toàn. Không thể biết có bao nhiêu mạng sống đã được cứu nhờ thỏa hiệp này, nhưng chắc chắn phải đến hàng chục và có lẽ hàng trăm người.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  P1513851a62557471-ss

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Tan%20Sat%20Thien%20An%20Mon_clip_image005

luong - Những người đi theo lương tâm mình  11-10-600x400

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Tan-Sat-Thien-An-Mon_clip_image029-300x206

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Thien_An_Mon_2
Cuộc thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989

Nhưng sau đó, ông Lưu làm một chuyện mà sau này ông coi là “sai lầm” làm ông ăn năn cả đời. Ông đã tìm kiếm nơi trú ẩn tạm thời ở nhà một nhà ngoại giao nước ngoài. Sau đó ông nghe nói những người khác — chủ yếu là dân thường — đã ở lại đường phố để giúp đỡ những người bị thương hoặc vẫn đang bị bắn. Họ đã mạo hiểm mạng sống để giúp đỡ, và khi chính phủ tuyên phạt những người tham gia “bạo loạn phản cách mạng,” những người dân thường ấy đã bị đối xử hà khắc hơn cả các sinh viên biểu tình. Nhiều người nhận án tù từ 18 đến 20 năm, một số bị tử hình. Bản thân ông Lưu bị đưa đến nhà tù Tần Thành, một cơ sở cao cấp giam giữ đối thủ chính trị của các nhà lãnh đạo cấp cao, và ở đó chỉ trong 19 tháng — “chán chết, nhưng chỉ thế thôi.”

Ông Lưu cảm thấy bị ám ảnh bởi những “hồn ma chưa siêu thoát” của Thiên An Môn, bóng ma phiền muộn của các sinh viên cũng như công nhân mà tuổi đời của họ mãi mãi dừng lại vào đêm họ ra đi. Ông viết rằng mình có thể nghe thấy tiếng khóc oán thán của họ — “yếu đuối, bất lực, đau lòng” — vọng lên từ lòng đất. Năm nào vào ngày kỷ niệm cuộc thảm sát ông cũng làm một bài thơ tưởng nhớ họ. “Lời sau cùng” của ông tại phiên tòa tháng 12 năm 2009 mở đầu: “Tháng 6 năm 1989 là bước ngoặt lớn trong cuộc đời tôi.” Tháng 10 năm 2010, khi bà Lưu Hà vợ ông báo tin ông được trao giải Nobel Hòa bình, ông nói, “Giải thường này là dành cho những bóng ma phiền muộn.”

Sau khi được thả khỏi nhà tù Tần Thành năm 1991, ông bị cấm xuất bản ở Trung Quốc và bị đuổi việc ở Đại học Sư phạm Bắc Kinh — dù sinh viên ở đó vẫn luôn yêu mến các bài giảng của ông. Ông bắt đầu kiếm sống bằng cách viết bài cho các tạp chí ở Hồng Kông, Đài Loan, và nước ngoài. Sự trỗi dậy của mạng Internet ở Trung Quốc đầu những năm 2000 đã làm gia tăng đáng kể lượt người đọc các tiểu luận của ông, không chỉ ở ngoài Trung Quốc mà còn ở trong nước, khi các người bạn nước ngoài tìm cách vượt qua “Phòng hỏa Trường thành” của chính phủ và đưa các bài viết trở về Trung Quốc. Trước năm 1989, tiểu luận của ông chủ yếu viết về văn chương Trung Quốc đương đại, nhưng giờ đây ông nói về các chủ đề trong lĩnh vực lịch sử, chính trị, và xã hội, cho thấy một nền tảng kiến thức phong phú. Ông còn bắt đầu làm thơ. Sự rộng lớn của các chủ đề trong thơ và tiểu luận của ông có thể gây sửng sốt: Khổng tử, Kant, Thánh Augustine, nông dân ở Giang Tô, vận động viên Olympic, sự hài hước ở Trung Quốc và Tiệp Khắc, khiêu dâm và chính trị, cuộc cách mạng Internet, việc Obama đắc cử, một con chó con bị giết, quan hệ quốc tế, Đức Dalai Lama, “phép lạ kinh tế” của Trung Quốc, và nhiều chủ đề khác nữa.

Nhất quán với triết lý “không có kẻ thù” mà ông theo đuổi sau năm 1989, giọng điệu mạnh mẽ trong các bài viết trước đây giờ đã dịu xuống. Nhưng sự thẳng thắn tuyệt đối — khả năng không thẳng thắn không được của ông — vẫn không thay đổi. Đến giữa những năm 2000, Lưu Hiểu Ba thường được xem là nhà bất đồng chính kiến hàng đầu của Trung Quốc. Mùa xuân năm 2008, một số người bạn của ông bắt đầu ấp ủ ý tưởng soạn thảo một bản tuyên ngôn công dân, kêu gọi bầu cử tự do và chính phủ hợp hiến ở Trung Quốc. Họ gọi nó là “Hiến chương 08,” nhằm ca ngợi “Hiến chương 77” của Václav Havel và Tiệp Khắc. Ban đầu Lưu Hiểu Ba không tham gia, nhưng đến mùa thu, khi bản dự thảo đang được tiến hành và động lực đang lên, ông đã góp sức mình vào dự án. Ông biên tập bản thảo và cố gắng loại bỏ những từ ngữ khiêu khích không cần thiết mà có thể khiến người ta từ chối ký. Sau đó ông đã nỗ lực xin chữ ký — không chỉ từ các nhà bất đồng có tiếng mà từ cả giới công nhân, nông dân, quan chức nhà nước, và những người khác sẵn sàng tập hợp dưới một mái nhà chung để đòi hỏi một xã hội cởi mở và tự do hơn. Bản Hiến chương dùng ngôn ngữ ôn hòa. Phần lớn nó đã xuất hiện trong các văn kiện của Trung Quốc và Liên H
iệp Quốc. Nhưng một số dòng, như “chúng ta phải bãi bỏ đặc quyền độc quyền hóa quyền lực của một đảng,” rõ ràng đã vượt quá những gì mà các nhà cai trị Trung Quốc có thể tiêu hóa.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Images?q=tbn:ANd9GcS0EfwS-Xz2pB_ReCwnTqhtFhwN3YWCMxR0r91zPwHwe9fpt2e4

Rõ ràng công sức của ông Lưu trong bản Hiến chương 08 đã dẫn đến bản án 11 năm tù của ông vào năm sau, và giải Nobel Hòa bình vào năm sau nữa. Trong buổi tiệc Nobel tháng 12 năm 2010, một thành viên của ủy ban Nobel nói với tôi rằng ủy ban của bà nhiều năm nay đã muốn tìm một người Trung Quốc nhận giải và những sự kiện trong năm ngoái “cuối cùng đã khiến đây trở thành thời điểm thích hợp.” Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Bộ Chính trị của ông rất có thể sẽ phải khó chịu khi nhận ra giam ông Lưu là giúp mở đường cho giải thưởng này.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Methode2Ftimes2Fprodmigration2Fweb2Fbin2F5cfa0733-5a30-3887-889b-8d603e77ec2c
Ủy Ban Nobel Nauy đứng cạnh chiếc ghế trống đại diện cho ông Lưu Hiểu Ba tại Lễ trao giải Nobel tại Oslo ngày 10-12-2010. Ảnh: Reuters.

Có vẻ khó hiểu khi một người chủ trương “không có kẻ thù” đã thực sự bỏ công làm mềm ngôn ngữ trong bản Hiến chương lại bị chọn ra để chịu hình phạt trong cuộc đàn áp của chính phủ. Một số đồng nghiệp của ông Lưu đã bị câu lưu và thẩm vấn, và bị tịch thu máy tính, nhưng chỉ có ông Lưu bị đưa vào tù. Dù “giết gà dọa khỉ” là phương thức thường thấy trong kỹ thuật chính trị của Trung Quốc cộng sản, vẫn còn câu hỏi là vì sao họ lại chọn một con gà yêu hòa bình.

Câu trả lời có lẽ là phong trào Hiến chương bị xem là một “tổ chức” trái phép mà ông Lưu là người lãnh đạo. Những người cai trị Trung Quốc trong thời gian gần đây đã cho thấy họ có thể dung thứ những chỉ trích bằng lời nói từ quần chúng miễn là nó đến từ những cá nhân bị cô lập. Một tổ chức trái phép, dù ôn hòa đi chăng nữa, thì phải bị nghiền nát. Năm 2005 Hồ Cẩm Đào ban hành một báo cáo mật tên là “Chiến đấu một cuộc chiến không khói: Giữ các cuộc ‘cách mạng màu’ nằm ngoài Trung Quốc.” Bản báo cáo nói những người như Nelson Mandela, Lech Wałęsa, và Aung San Suu Kyi là những người nguy hiểm. Nếu các phong trào tương tự xuất hiện ở Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào chỉ đạo, thì bắt “cá lớn” mà tha “cá bé.” Năm 2008, khi cảnh sát Trung Quốc biết người ta đang ký bản Hiến chương 08, nó chính thức bị xem là một nỗ lực nhằm kích động một cuộc “cách mạng màu.” Điều đó biến Lưu Hiểu Ba thành con “cá lớn” cần phải loại trừ. Có những dấu hiệu cho thấy ông Lưu hiểu rõ cơ chế này. Khi tham gia vào nỗ lực Hiến chương ông đã nói với các bạn mình rằng, ngoài biên tập và thu thập chữ ký, ông sẽ “chịu trách nhiệm” cho bản Hiến chương — về cơ bản là chấp nhận nguy cơ là con “cá lớn.”

Vì sao Hồ Cẩm Đào và người của ông lại quyết định đưa ra một bản án 11 năm - mà không phải là 10, 12, hay một con số khác - là một bí ẩn lúc đó và đến nay vẫn vậy. Trong nhiều phỏng đoán được đưa ra thì có một phỏng đoán là 11 năm tương đương với 4.018 ngày và có 4.024 chữ Hán trong bản Hiến chương 08. Do đó: mỗi chữ ông viết là một ngày tù, ông Lưu, và chúng tôi sẽ bỏ qua sáu chữ cuối cùng. (Đây chỉ là phỏng đoán, nhưng không phải trò đùa. Kiểu suy nghĩ nhỏ nhen và rất cá nhân này vẫn luôn phổ biến trong nền chính trị chóp bu của Trung Quốc.)

Hiến chương 08 và giải Nobel sau đó kết hợp lại dường như trong một thời gian đã mở ra một hướng đi mới cho Trung Quốc. Người Trung Quốc từ lâu đã quen với những thay đổi định kỳ giữa các khuynh hướng “tự do hơn” và “bảo thủ hơn” trong chế độ cộng sản, và thường đặt niềm tin vào quan chức cao cấp này hay quan chức cao cấp khác, nhưng bản Hiến chương 08 dường như đã nói có thể có một con đường khác để làm người Trung Quốc hiện đại.

Một khi người ta đã đọc thì khó mà tìm được người nào không đồng ý với bản Hiến chương, và chính tiềm năng lây lan này là cái làm các nhà lãnh đạo của chế độ lo lắng nhất. Đó là lý do (không phải lý do họ đưa ra nhưng là lý do thực sự) khiến họ bác bỏ bản Hiến chương, cầm tù Lưu Hiểu Ba, và lên án giải Nobel Hòa bình được trao cho ông. Nỗ lực của họ đã có hiệu quả: hầu hết người trẻ Trung Quốc ngày nay đều không biết Lưu Hiểu Ba là ai, còn những người lớn tuổi hơn biết đến ông thì lại hiểu rất rõ cái giá của việc nhắc đến ông trước công chúng.

Các biện pháp kiểm soát xã hội Trung Quốc đã được thắt chặt trong những năm gần đây, dưới sự cai trị của Tập Cận Bình — hướng đi ngược lại với những gì mà Hiến chương 08 kêu gọi. Điều này làm dấy lên câu hỏi, “Có phải bản Hiến chương đã chết? Nỗ lực ấy hóa ra công cốc sao?” Rất khó, nhưng câu trả lời của tôi là không. Tổ chức đã bị nghiền nát nhưng những tư tưởng của nó thì vẫn còn. Những nỗ lực liên tục của chính phủ — tốn công tốn sức, ăn sâu, rộng khắp đất nước, và rất tốn kém — nhằm đàn áp bất cứ thứ gì giống như những tư tưởng của Hiến chương 08 là đủ để thấy những người cai trị nhận thức khá rõ về sức mạnh liên tục của bản Hiến chương.

Nếu được nghe đích thân Lưu Hiểu Ba trả lời câu hỏi này thì thật tuyệt vời. Thế giới đã không được nghe một lời nào từ ông sau “Lời sau cùng” của ông trong phiên tòa năm 2009. Tháng 6 năm nay, ông được đưa đến một khu giam giữ ở bệnh viện Thẩm Dương với căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối trong mình. Ông đã đề nghị cho ông, vợ, và em trai vợ được sang Đức hoặc Hoa Kỳ để điều trị. Chính phủ Trung Quốc từ chối, nói ông Lưu đã nhận được sự chăm sóc y tế tốt nhất có thể và ông quá yếu để di chuyển. Ông qua đời hôm 13 tháng 7.

Không rõ vì sao, trong những tuần cuối đời, ông Lưu đã đồng ý từ bỏ mong muốn ở lại Trung Quốc mặc dù ông vẫn luôn không ngừng từ chối cuộc đời bên lề mà việc lưu vong tất yếu sẽ mang lại; có lẽ ông muốn dùng sức lực cuối cùng để giúp người vợ phải chịu khổ từ lâu là bà Lưu Hà và em trai bà, ông Lưu Huy, ra khỏi Trung Quốc. Nhưng suy nghĩ của những kẻ bắt giam ông thì không thể rõ ràng hơn: nó chẳng hề liên quan đến việc chăm sóc y tế mà là ngăn Lưu Hiểu Ba nói lên suy nghĩ của mình một lần cuối. Ông suy nghĩ gì trong tám năm tù? Ông đã thấy trước điều gì cho một thế giới mà nền độc tài cộng sản của Trung Quốc vẫn tiếp tục lớn mạnh?

Lưu Hiểu Ba đã được so sánh với Nelson Mandela, Václav Havel, và Aung San Suu Kyi, mỗi người trong số họ đều chấp nhận nhà tù như cái giá để theo đuổi một nền quản trị nhân đạo hơn cho tổ quốc mình. Nhưng Mandela, Havel, và Suu Kyi đều được sống để chứng kiến mình thoát khỏi các chế độ dã man đã đàn áp họ, còn Lưu Hiểu Ba thì không. Có phải điều này có nghĩa là vị thế của ông trong lịch sử sẽ không bằng của họ? Thành công của một phong trào có phải là điều cần thiết để nhà lãnh đạo của nó được xem là anh hùng?

Có lẽ. Nhưng so sánh Lưu Hiểu Ba với Tập Cận Bình có lẽ cũng sẽ hữu ích. Hai người chỉ chênh nhau hai tuổi. Trong Cách mạng Văn hóa của Mao cả hai đều không được đi học và bị đưa đến những vùng xa xôi. Ông Tập dùng thời gian để bắt đầu xây dựng một bản lý lịch sẽ cho phép ông, dựa hơi người cha cộng sản ưu tú của mình, một ngày giành lấy đỉnh cao quyền lực; ông Lưu dùng thời gian để tự đọc sách và học cách tự mình suy nghĩ. Một người thành thạo những mánh khóe và xu nịnh cần thiết để leo cao trong một bộ máy quan liêu khép kín; người còn lại học cách thách thức mọi kiểu nhận thức thông thường, chỉ giữ lại bên mình những tư tưởng có thể vượt qua phép thử của việc suy xét độc lập nghiêm ngặt. Với một người, giá trị được đo bằng quyền lực và vị thế; với người còn lại, bằng giá trị đạo đức. Trong cuộc đối đầu cuối cùng của họ, một người “thắng,” một người “thua.” Nhưng hai trăm năm nữa, ai còn nhớ tên của những kẻ bạo chúa đã giam Mandela, Havel, và Suu Kyi vào tù? Ánh sáng trong trí tuệ sắc bén của Lưu Hiểu Ba sẽ được nhớ đến, hay là sự tầm thường nông cạn trong đầu óc của Tập?

Perry Link là giáo sư ngành văn học so sánh tại Đại học California, Riverside, và giáo sư hưu trí ngành nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Princeton. Cuốn sách gần đây nhất của ông là An Anatomy of Chinese: Rhythm, Metaphor, Politics (Harvard University Press, 2013).

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Luuhieuba8-324x160
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeTue Jul 25, 2017 9:36 am



Giới hoạt động phẫn nộ trước bản án nặng của nhà hoạt động Trần Thị Nga (Thúy Nga)


luong - Những người đi theo lương tâm mình  Tra%25CC%2582%25CC%2580n%2BThi%25CC%25A3%2BNga%2B%2528tranh%2BTua%25CC%2582%25CC%2581n%2BKhanh%2529
Trần Thị Nga - tranh Tuấn Khanh

Dương Đại Triều Lâm (MLBVN) - 9 năm tù giam, 5 năm quản chế là bản án mà tòa án tỉnh Hà Nam đã tuyên phạt đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga trong phiên tòa sơ thẩm kết thúc vào chiều 25/7.

Thông tin về bản án tù nặng nề và phi nhân đối với nhà hoạt động có 2 con nhỏ này đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội. Nhiều nhà hoạt động xã hội, vận động dân chủ tại Việt Nam đã bày tỏ thái độ phẫn nộ và lên án nhà cầm quyền.

Cựu TNLT Trần Minh Nhật (Nghệ An): "Bản án dành cho chị Thúy Nga thể hiện rõ sự phi nhân tính của chế độ với một bà mẹ đang nuôi hai con nhỏ và sự lo sợ của nhà cầm quyền trước sức mạnh của những người bình thường vùng lên đấu tranh. Bản án là một sự tính toán nhằm bịt miệng một người phụ nữ can đảm. Nhưng tôi nghĩ chính sự im lặng trong lao tù lại là một lời nói vang vọng có sức thuyết phục cao hơn".

Nhà báo Sương Quỳnh (Sài Gòn): "9 năm tù của Thúy Nga, 10 năm tù của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Đó là sự bất nhân khi trả thù lên những người mẹ, những người phụ nữ dám dấn thân nói lên sự thật, nói lên hiện trạng thối nát của Đất nước. Nhà cầm quyền tưởng rằng kết án bất nhân như vậy thì làm nhụt chí những người đấu tranh cho sự phát triển đất nước cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ. Họ nhầm vì họ chỉ càng ngày càng phơi bày sự bất chính của họ. Và sau vụ Trung cộng xâm hại, giết ngư dân và dọa dẫm bắt nhà cầm quyền Việt Nam ngừng khoan, khai thác tại khu vực thuộc chủ quyền của mình thì họ càng lộ rỏ bản chất: "hèn với giặc, ác với dân."

Kỹ sư Trần Bang (Sài Gòn): "Tôi phản đối bản án oan nghiệt 9 năm tù, 5 năm quản chế với người phụ nữ dũng cảm, có công giúp đỡ người yếu thế và yêu nước như Trần Thị Nga. Phản đối phiên tòa bất công, bản án bỏ túi vi phạm nhân quyền! Khi còn điều luật mù mờ dễ áp đặt, quy chụp những người thực thi và hoạt động Nhân quyền, những người bất đồng chính kiến như Điều 258, 88, 79 BLHS thì nhiều người đáng được xã hội ghi công lại bị tù tội như chị Trần Thị Nga."

Cựu TNLT Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải (Hoa Kỳ): "Thúy Nga đã không khai, không ký bất cứ biên bản làm việc nào, đã chọn cách đối phó quyết liệt ngay từ đầu. Những người như thế thì nhà cầm quyền CS luôn tuyên án thật nặng để răn đe những người khác. Tôi nghĩ Nga đã chọn đối đầu với bản án và chiến đấu chứ không khuất phục."

Blogger Nguyễn Hoàng Vi (Sài Gòn): "Tôi nghĩ về tương lai của những đứa con chị Nga và chị Quỳnh. Tôi thấy sự tàn độc của chế độ đối với các chị và những đứa trẻ. Bản án của chế độ dành cho các chị có thể làm cho một số ít người dân bình thường sợ hãi nhưng sẽ thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vốn đã cháy âm ĩ trong những con người yêu sự tự do - công bình - bác ái. Tôi tin sau bản án mà chế độ dành cho chị Nga, chị Quỳnh, sẽ có thêm nhiều người nữa trong đó có tôi sẽ mạnh mẽ bước tiếp con đường các chị đã đi vì tương lai của thế hệ con cháu chúng tôi. Cảm ơn các chị đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho tôi."

Luật gia Nguyễn Đình Hà (Hà Nội): "Bản án này giống như mọi bản án chính trị khác, là bất công và chà đạp lên nhân quyền."

Cựu TNLT Trương Minh Tam (Hà Nam): "Không khác biệt so với bản án blogger Mẹ Nấm và nhà cầm quyền coi đây như 2 món hàng để trao đổi, thu hút sự quan tâm của quốc tế. Bản án cũng như một chỉ dấu cho giai đoạn cuối tàn khốc của băng đảng CS".

Anh Nguyễn Mạnh Hiền (Nghệ An): "Bản án cho chị Thúy Nga là một hành động leo thang khủng bố tinh thần những người yêu nước của một chế độ phi nhân và hèn mạc. Điều này cũng chứng tỏ nhà cầm quyền không coi tiếng nói phản biện, nguyện vọng xây dựng xã hội người dân ra gì cả".

Ông Lương Dân Lý - chồng chị Thúy Nga (Hà Nội): "Nga vô tội, kêu án 1 năm cũng là chà đạp lên Hiến pháp. Hôm nay, Nga ra tòa để "nhận án" bởi tòa án này họ có xử xét gì đâu.

Nhà cầm quyền tuyên án 9 năm hay bao nhiêu cũng chỉ là việc của họ. Bao nhiêu năm cũng không khuất phục được ai, không khủng bố được những người yêu nước. Mà ngược lại chỉ chứng tỏ họ đang ở thế đường cùng, không xử bắn được thì tuyên án thật nặng để tách người tù tách ra khỏi cuộc sống cộng đồng, đồng thời khủng bố tinh thần những người yếu bóng vía mà thôi".

Anh Lê Trung Hiếu (Đà Nẵng): "Chúng ta có thể thấy đây là một bản án được định sẵn mà ai cũng biết. Nó cho thấy một chủ ý của nhà cầm quyền Hà Nội nhằm 2 mục tiêu:
- Răn đe tinh thần giới đấu tranh trong nước;
- Đầu cơ các tù nhân chính trị như một nhà (nước) buôn.

Nhưng cả 2 mong muốn trên của họ hầu như không tác dụng với giới đấu tranh trong nước cũng như các nước khác trên thế giới.

Bên cạnh bản án phi nhân trên, hành động đánh đập người tham dự phiên toà của lực lượng công an thường phục đã thể hiện bản chất man rợ của nền hành pháp toàn trị của nhà nước cộng sản hiện nay."

25.07.2017
Dương Lâm, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam ghi nhận.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Tra%25CC%2582%25CC%2580n%2BThi%25CC%25A3%2BNga-%2BCo%25CC%2582ng%2Bly%25CC%2581%2Bco%25CC%25A3%25CC%2582ng%2Bsa%25CC%2589n-danlambao
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeThu Jul 27, 2017 11:00 am

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Get?url=http%3A%2F%2Fimgur.com%2FKZOIMc2

Trăm đau đổ đầu Hồ

Cu Tèo (Danlambao) - Trăm dâu đổ đầu tằm, nghĩ mà thương con tằm bao nhiêu thì Cu Tèo thương “bác” bấy nhiêu: Dân Việt hôm nay đang trăm đau đổ đầu Hồ.

Nói là “trăm dâu”, nhưng dâu chỉ có một thứ; còn “trăm đau” của Dân Việt thì đau đủ cách, và không chỉ đau ở cấp số hàng trăm như con tằm “bị” ăn, mà hàng trăm nghìn, hàng triệu nỗi đau Dân Việt phải chịu.

Bàn về những nỗi đau đổ đầu bác thì sao cho xuể; có vô công rồi nghề, ngồi lê mách lẻo hàng tỷ năm cũng kể không hết “công” của “bác” từ sau ngày “bác” ăn cướp được chính quyền trên tay chính phủ Trần Trọng Kim cho đến hôm nay, tuy “Người” đã khuất nhưng vẫn được các cháu của “bác” tiếp tục sự nghiệp theo phương châm “sống, học tập và lao động theo gương bác Hồ”, xá chi một bài viết chẳng được trả lấy một xu teng tiền Hồ chứ đừng nói là U Sờ Xen (US Dollar Cent) này.

Chỉ xin kể “sự nghiệp” mới nhất là hai bản án cho hai người mẹ đang nuôi con nhỏ về “tội” chống Anh Hai xâm lấn biển đảo Việt Nam và “tội” đòi hỏi nhân quyền tức là quyền được sống cho ra cái giống người, chứ không phải con đười ươi định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đó là bản án 10 năm tù giam cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bút danh Mẹ Nấm

luong - Những người đi theo lương tâm mình  NNNQ


và 9 năm tù giam chị Trần Thị Nga

luong - Những người đi theo lương tâm mình  NTN

Trước hai bản án đảng ta “dành” cho Mẹ Nấm và Trần Thị Nga, bọn phản động chọc phá tổ bìm bịp trong lẫn ngoài nước và cả loài người không cần văn minh tiến bộ cũng đều lên tiếng phản đối, đòi hủy bỏ và trả tự do ngay cho hai người mẹ đang nuôi con nhỏ.

Đòi hỏi như thế là chống lại sự nghiệp bác Hồ vĩ đại sống mãi trong quần chúng ta đàn ông lẫn đàn bà.

Sự nghiệp ấy là “bác” ra đi tìm đường cứu đói không thành để rồi biến thành bác ra đi tìm đường bán nước. Nếu nước đã không bị “bác” bán cho Tàu, thì hà cớ gì hễ ai đụng đến Tàu là nhừ đòn với các cháu Cờ Chấm Bờ (C.B) tức của bác luôn làm theo lời bác dạy, như bản án ra cho hai người phụ nữ yêu nước là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga?

Trăm dâu đổ đầu tằm, tằm có thể bị oan. Nhưng hàng trăm nghìn tội, từ tội thủ tiêu các nhà cách mạng chống thực dân không đi theo CS, tội đấu tố giết oan hàng trăm nghìn địa chủ, tội lường gạt xua thanh niên Miền Bắc đi giết hại người anh em bên kia vĩ tuyến 17, trá danh “Giải phóng Miền Nam” khiến quân Mỹ phải nhảy vào để các “nước anh em giúp đỡ nhiều” góp phần làm tan hoang thêm đất nước, và biết bao hệ quả sau ngày “như có bác Hồ trong ngày vui vào vơ vét về ” trút lên đầu bác Hồ không oan chút nào cả.

Làm theo lời bác Hồ dạy và bắt chước bác cả Lú nói, Cu tèo kết luận: Trăm đau đổ đầu "bác"; sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng rõ ràng là như thế chứ còn gì nữa.

27/7/2017
Cu Tèo - Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Nguye%25CC%2582%25CC%2583n%2BPhu%25CC%2581%2BTro%25CC%25A3ng-henvoigiacacvoidan-danlambao
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeTue Aug 01, 2017 7:00 pm

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Nhu%25CC%259B%25CC%2583ng%2Bke%25CC%2589%2Bda%25CC%2582%25CC%2583n%2B%25C4%2591u%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%2580ng-danlambao 

Những kẻ mở đường

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - "Tôi biết là các anh Trội, Đài, Truyển, Đức, Tôn, em Hà và nhiều anh chị em cựu tù khác đều đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận tù đày thêm lần nữa. Bởi đó là con đường để đi đến tự do." - Phạm Thanh Nghiên

Tôi nghe nhà văn Phạm Thị Hoài luận về cách ăn mặc, và ăn nói, của quý vị lãnh đạo chính phủ hiện hành mà không khỏi sinh lòng ái ngại:

“Song vấn đề của phần lớn các quan chức trong một chính quyền kiểu Việt Nam là họ không có một diện mạo riêng nào hết. Họ nhuộm tóc và rẽ ngôi giống nhau, phụ nữ thì đều uốn tóc.

Thân hình họ phát triển mạnh ở những an toàn khu như nhau. Họ đoàn kết trong những chiếc áo sơ mi trắng giắt trong quần màu đen và cả trong những chiếc quần tắm nhiều màu trên bãi biển, phụ nữ thì trong những chiếc áo dài râm ran hoa và kim tuyến...

Họ đọc những bài diễn văn trùng nhau và ra những chỉ đạo giống hệt nhau, cả tốc độ nói và cách ngắt câu của họ cũng y chang nhau.”

Nghe (thử) chơi thì quả nhiên là hoàn toàn không trật:

- Nguyễn Minh Triết: “Ngày nay, chúng ta ngẩng cao đầu, sánh vai cùng cường quốc...”
- Trương Tấn Sang: “Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới mà nhân dân ta đạt được khiến chúng ta hãnh diện và tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ.”
- Nguyễn Thị Kim Ngân: “Đất nước này được như thế này, ngẩng mặt lên nhìn với bạn bè năm châu bốn biển như thế này, vai trò vị thế như thế này đó là do chúng ta duy trì được sự ổn định chính trị và trật tự an toàn trong cả nước.”

Sau lời của bà Ngân, blogger Kỳ Lâm liền góp ý: “Hãy nhớ một điều, những người lãnh đạo mang danh Cộng sản bây giờ thường hay kể về những điều không có thực, hoặc mang tính trái ngược với thực tế xã hội...!”

Thế “thực tế xã hội” ra sao?

Blogger Hải Nguyễn tường thuật: “Chưa đầy một tháng, kể từ ngày 29/6/2017, là ngày mà tòa án bất nhân Khánh hòa đã xử Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù, giờ lại đến Trần Thị Nga ở Phủ Lý - Hà Nam cũng bất nhân tương tự với mức án 9 năm mà tòa đã tuyên vào ngày 25/7/2017.”

Cũng vào ngày này, báo Giao Thông cho biết: “Công an tỉnh Nghệ An đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Lê Đình Lượng (SN 1965, trú tại xã Hợp Thành, huyện Yên Thành) về hành vi Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”

Năm ngày sau, BBC loan tin: “Hôm 30/7, Bộ Công An Việt Nam loan báo việc bắt tạm giam thêm bốn người trong vụ án ‘Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

Trong số những người bị bắt có ba người trong ban điều hành của Hội Anh Em Dân Chủ: mục sư Nguyễn Trung Tôn, các ông Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức. Ngoài ra là ông Nguyễn Bắc Truyển tại TP. Hồ Chí Minh.”

Ban biên tập Bauxite Việt Nam bèn có lời bàn: “Nếu đúng người, đúng tội thì ‘tiên trách kỷ hậu trách nhân’, ‘chính quyền nhân dân’ cần tìm hiểu tại sao có lắm nhân dân muốn lật đổ mình đến thế.”

Chả “cần tìm hiểu” lâu la (hay sâu xa) gì ráo “vì không dấu đi đâu được,” theo như cách nói của T.S Nguyễn Đình Cống: “Khi nhìn xã hội hiện tại nhiều người thấy rõ (vì không giấu đi đâu được) những tội ác như hủy hoại môi trường, nạn bạo hành, dân oan, hàng giả, hàng lậu, thực phẩm bẩn v.v..., những quốc nạn như tham nhũng, lãng phí, mua quan bán tước, giáo dục xuống cấp v.v... Đó chỉ là những thể hiện bề ngoài.

Tôi cho rằng tội ác lớn nhất nằm ở bên trong, phần nào bị che giấu, mang sắc thái vô hình. Đó là sự phá nát truyền thống đạo lý và văn hóa của dân tộc, là để cho việc gian dối trở thành phương châm xử thế từ quan đến dân, là sự hủy hoại thành phần tinh hoa của dân tộc để phải chấp nhận những kẻ vừa thiếu trí tuệ vừa kém đạo đức giữ những cương vị lãnh đạo và quản lý đất nước.”

Nếu thực sự đúng là “Nguyễn Văn Đài và cùng đồng bọn” có “âm mưu hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” chăng nữa thì đây là việc rất thuận lòng người và hợp ý trời. Chứ không lẽ dân tộc Việt cứ cúi đầu “chấp nhận những kẻ vừa thiếu trí tuệ vừa kém đạo đức giữ những cương vị lãnh đạo và quản lý đất nước” mãi sao?

02.08.2017
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeThu Aug 03, 2017 10:45 am


luong - Những người đi theo lương tâm mình  2Q==
Đấu tranh là chấp nhận tù đày...


Thăm gia đình Phạm Văn Trội


NGUYỄN TƯỜNG THỤY


luong - Những người đi theo lương tâm mình  20431696_1260268534082390_2968558115798984802_n

Ngày chủ nhật căng thẳng

Ngày Chủ nhật, 30/7/2017, một ngày vô cùng căng thẳng trong giới đấu tranh nói riêng và những người quan tâm nói chung. Không khí từng giờ, từng phút nóng dần.

Vào lúc 11 giờ, được tin anh Nguyễn Bắc Truyển bị bắt cóc tại cổng Nhà thờ Dòng Chúa cứu thế Sài Gòn (38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3). Vẫn cứ nghĩ là chuyện an ninh bắt cóc để thẩm vấn về việc gì đó rồi thả như thường xuyên xảy ra.

12 giờ 17 phút, tôi nhận được điện thoại từ cô Huyền Trang, vợ Cựu TNLT Phạm Văn Trội. Cô vừa khóc vừa nói, công an đến nhà khám xét từ lúc 10 giờ 30 phút, đọc lệnh bắt anh Trội và vừa đưa đi rồi.

Một giờ sau lại có tin Nguyễn Trung Tôn bị bắt ở Thanh Hóa và Trương Minh Đức bị bắt ở Sài Gòn. Hy vọng Nguyễn Bắc Truyển chỉ bị bắt vặt cũng tiêu tan.

Thông tin về 4 người bị bắt và đều bị truy tố theo điều 79 diễn ra chỉ trong vòng vài giờ. Tất cả đều là Cựu Tù nhân Lương tâm, từng nếm trải nhiều năm đắng cay trong nhà tù cộng sản. Công an triển khai bắt các anh cùng một lúc trên các địa bàn nơi các anh sinh sống. Nhà cầm quyền gọi đây là vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Như vậy, trong vụ án này, có 6 người đã bị bắt (trước đó Ls Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà bị bắt ngày 16/12/2015).

Có rất nhiều điều khó hiểu trong vụ án này. Tính đến ngày 30/7, ngày bắt thêm 4 người thì Ls Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà đã bị bắt 19,5 tháng, quá qui định cho phép gia hạn điều tra ở mức tối đa tới 3 tháng 14 ngày. Tuy nhiên ở đất nước không thượng tôn pháp luật, quen hành xử theo luật rừng thì việc này cũng chẳng ảnh hưởng gì đến họ, có ảnh hưởng chăng nữa thì chỉ theo hướng tốt lên cho những người vi phạm như lên lon, lên chức.

Cũng không hiểu được, 6 người trên có liên quan gì với nhau trong 1 vụ án và cái gọi là vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền có thật không, họ hoạt động lật đổ như thế nào? Tại sao cùng một vụ án mà tới 19,5 tháng sau lại bắt một loạt 4 người nữa? Tôi không tin 6 người này, hoặc ai đó trong số ấy hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Nó nằm ở một lý do và mục đích khác.

Gánh nặng đè lên vai những người phụ nữ

Ngay sáng hôm sau, một đoàn anh chị em ở Hà Nội gồm 8 người đến nhà Phạm Văn Trội thăm hỏi và động viên, chia sẻ với gia đình. Chúng tôi chọn thăm nhà anh đầu tiên vì tiện hơn cả. Trội từng bị bắt ngày 11/9/2008 ngẫu nhiên trùng vào ngày nước Mỹ bị tấn công năm 2001. Vụ án này có Phạm Văn Trội, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Ngô Quỳnh, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Túc và Nguyễn Kim Nhàn, Phạm Thanh Nghiên, Vũ Hùng.

Phạm Văn Trội bị kết án 4 năm tù và 4 năm quản chế. Sau khi ra tù, anh bị theo dõi rất đặc biệt. Không được đi ra khỏi địa phương đã đành mà những nhóm đến thăm anh cũng bị sách nhiễu, cưỡng bức về đồn để “làm việc”. Có người bị đánh phải nhập viện như anh Huỳnh Ngọc Tuấn. Những ai đến thăm Trội phải chấp nhận hiểm nguy. Đã có 3 đoàn bị áp giải về đồn như thế. Tôi trong đoàn 7 người bị triệu về đồn ngày 20/1/2014, hôm ấy có cả an ninh thành phố và Bộ về làm việc. Và bây giờ, sau 5 năm ra tù và hết quản chế chưa được 1 năm thì anh bị bắt lại.

Phạm Văn Trội là người chân thành, nhiệt tình với bè bạn, vì vậy, anh được nhiều người quí mến. Trội quan tâm một cách chu đáo đến những gia đình TNLT. Trước khi bị bắt 11 ngày, anh còn cùng chúng tôi đến thăm mẹ Ls Nguyễn Văn Đài. Vợ chồng tôi coi Trội như người trong gia đình. Buổi trưa nghe tin Trội bị bắt, vợ tôi khóc suốt bữa ăn. Cô ấy thương Trội, thương Huyền Trang và hai đứa cháu.

Tối hôm trước, Trội có nói chuyện với tôi qua mạng Internet. Anh nói nhà anh bị bao vây bởi khoảng 10 an ninh từ sáng. Anh dự đoán họ canh không cho anh đi đâu trong khi chờ lệnh, có thể bắt anh đi để thẩm vấn như hôm 17/6, cũng có thể bắt bởi lệnh của Viện kiểm sát. Và trưa hôm sau, tình huống thứ hai đã xảy ra. Trong câu chuyện, Trội có nói vợ anh bị sốt xuất huyết vừa đi bệnh viện 1 tuần về. Tôi bảo sao không cho anh em biết, anh nói sợ phiền đến mọi người. Anh định thứ 2 đưa vợ đi khám lại thì chủ nhật anh bị bắt.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  20431526_1260268007415776_2730444637165227371_n

Trong ngôi nhà vắng lặng vì thiếu bóng đàn ông, Huyền Trang và hai cháu bé mắt đang đỏ hoe. Một ngày sau khi chồng bị bắt, ba mẹ con cô chưa hết bàng hoàng, bối rối. Cô khóc ròng, nói họ gán cho anh ấy tội 79, lần này anh ấy đi, chắc đường dài lắm. Nhiều người cũng không cầm nổi nước mắt. Chỉ có những người thương yêu nhau thực sự thì mới có những giọt nước mắt như thế. Tôi run run khi bấm máy ghi lại những cảnh ấy.

Trang cho kể, trước khi bị áp giải đi, Trội dặn cô ở nhà nuôi mẹ và lo cho các con. Gánh nặng ấy quả là quá sức so với thân hình mảnh mai của cô. Một mẹ chồng già, hai đứa con học lớp 6 và lớp 10. Cô làm thợ thêu cho một công ty tại Minh Khai, đi về mất 50 cây số mỗi ngày với lương tháng 5 triệu đồng. Có lần Trội kể với tôi tiền nợ làm nhà còn mấy trăm triệu đồng chưa biết làm thế nào để trả.

Mảnh vườn nhà Trội khá rộng. Mấy năm trước, anh trồng hoa hòe. Khi bắt đầu có thu hoạch, anh thường biếu mỗi người một ít. Vừa qua, vườn bị ngập lụt, hoa hòe chết hết. Trang bảo anh ấy đang có kế hoạch cải tạo lại vườn, trồng những cây cho hiệu quả kinh tế. Bây giờ anh ấy bị bắt, em làm sao được, có lẽ phải cho thuê. Tôi nghĩ liệu có ai thuê cho không và nếu có thì thu được mấy đồng. Nhiều ruộng đất của nông dân còn bỏ hoang vì làm nông nghiệp không có hiệu quả.

Mọi người hỏi chuyện Trang, tính đến chuyện nuôi mẹ chồng, nuôi hai con ăn học và ngổn ngang những việc trước mắt nhưng vẫn có những bế tắc về giải pháp. Không biết rồi cô xoay sở ra sao. Cô đã phải xa chồng 4 năm, một mình nuôi mẹ chồng và 2 con nhỏ dại. Mà gần đây, án chính trị thường nặng hơn rất nhiều so với trước, với Trội lần này lại là án 79. Cô sẽ phải chịu đựng bao lâu nữa. Cả hai án nó sẽ chiếm bao nhiêu phần tuổi xuân của cả hai vợ chồng cô? Nghĩ đến đây, lòng tôi thắt lại.

Không chỉ với Huyền Trang, những người vợ khác như chị Thanh, vợ anh Trương Minh Đức, chị Lành, vợ Mục sư Nguyễn Trung Tôn, chị Phượng, vợ anh Nguyễn Bắc Truyển đều có hoàn cảnh khốn khó riêng, những thiệt thòi về vật chất và tinh thần riêng. Người vợ là người chịu đựng nhiều nhất những nỗi oan nghiệt vì sự hy sinh cao cả của người chồng.

Hãy buồn vì sao chúng ta chưa bị bắt

Một năm trở lại đây, nhà cầm quyền tăng cường bắt bớ và kết án nặng nề hơn trước. Theo thống kê của Hoàng Dũng, chỉ riêng 7 tháng đầu năm nay đã có 19 người bị bắt, bị truy nã hay bị trục xuất ra khỏi đất nước. Liệu đây có phải là sự trả đũa của nhà cầm quyền đối với giới đấu tranh dân chủ khi thái độ của chính phủ Mỹ về nhân quyền ở các nước khác có thay đổi?

7 tháng đầu năm nay đã có 19 người bị bắt, bị truy nã hay bị trục xuất ra khỏi đất nước.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  20430004_825442070955680_6432871993136329304_n

Có một điều không lạ mà dễ hiểu, qua vụ bắt một lúc 4 cựu TNLT, qua mạng và qua chuyến thăm gia đình Phạm Văn Trội sau đó, tôi nhận thấy rất rõ rằng không phải bắt bớ nhiều mà răn đe được những người sống vì lẽ phải (ở đây, tôi không muốn nói đến những điều to tát như dân chủ, nhân quyền). Trong giới đấu tranh, tôi chưa nhìn thấy ở đâu có biểu hiện lo âu, sợ hãi. Ngược lại, mọi người thương yêu nhau nhiều hơn, muốn chia sẻ, hy sinh cho nhau nhiều hơn, hơn cả anh em ruột thịt và số sẵn sàng chấp nhận đến lượt mình đông hơn. Xin lấy một status của Facebooker Huynh Ngoc Chenh để kết thúc bài viết: “Đừng buồn vì bạn bè bị bắt. Đấu tranh là chấp nhận tù đày. Hãy buồn vì sao chúng ta chưa bị bắt”.

1/8/2012
http://ntuongthuy.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeMon Aug 14, 2017 12:02 am



Nguyễn Thị Lành: Một vai gánh vác giang san


Nguyễn Tường Thụy

Một vai gánh vác giang san
Một vai nữa gánh muôn vàn nhớ thương

Giang san trong hai câu thơ này của Nguyễn Bính không phải là đất nước mà là giang san nhà chồng. Câu thơ nói đến thân phận người con gái khi đi lấy chồng. Bước chân về đến nhà chồng là thuộc về gia đình chồng, trở thành công cụ thuộc sở hữu của nhà chồng. Không chỉ riêng chồng mà còn phải phục vụ, nhường nhịn, chăm lo bố mẹ chồng, anh em nhà chồng. Có người còn phải lo trả nợ cho nhà chồng.

Câu thơ nói về thân phận người phụ nữ xưa nhưng bây giờ vẫn còn đúng với nhiều người. Chị Nguyễn Thị Lành, vợ Mục sư Nguyễn Trung Tôn đang vác trên vai mình gánh nặng như thế.

5 ngày sau vụ công an bắt một lúc 4 người bất đồng chính kiến hôm Chủ nhật 30/7/2017, gia đình tiếp theo chúng tôi đến thăm là gia đình Mục sư Nguyễn Trung Tôn. Ngày 5/8, tôi dậy sớm từ 5 giờ đợi. Tới 5h30’, gọi cho Thanh Hà xem đi đến đâu rồi thì Hà đang ngủ. Anh ngớ ra không biết là đi đâu. Thì ra tôi dặn mọi người về giờ giấc, điểm đón rất kỹ nhưng riêng lái xe thì quên. Hà bảo vậy đợi em tí. Anh vội mang xe đón tôi, qua đón vợ chồng Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Thúy Hạnh. Đón người cuối cùng là Trương Dũng xong thì nhằm hướng Nam thẳng tiến. Lỗi đãng trí của tôi làm chuyến đi khởi hành chậm 40 phút. Quãng đường từ Hà Nội về thôn Yên Cổ xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa là 173 km, có thể đi về trong ngày. Đến đầu làng Yên Cổ là 11 giờ 14 phút, tôi gọi cho Lành ra đón.

luong - Những người đi theo lương tâm mình  IMG_2533
Từ trái sang: Cháu Nguyễn Trung Khải Hoàn 9 tuổi, Cháu Nguyễn Thị Thanh Thủy 19 tuổi và mẹ các cháu chị Nguyễn Thị Lành.

Vào đến sân, Lành bảo tôi: các anh xuống chào bà nội (mẹ Mục sư Nguyễn Trung Tôn). Bà năm nay 88 tuổi, bị mù vừa đi mổ chân bị ung thư về. Trong căn phòng thiếu ánh sáng, bà nằm đấy, không thể ngồi dậy, rên rỉ khóc. Chúng tôi chỉ biết nói mấy lời chia sẻ, an ủi bà. Tôi hỏi bà sinh được mấy người con, anh Tôn thứ mấy… Khó khăn lắm, tôi mới hiểu được bà sinh được 4 người con. Anh cả đã hy sinh, người chị thứ hai đã qua đời. Tôn vào tù giờ chỉ còn người con gái út lấy chồng cách nhà 2 km. Cụ ông mất, đến giờ vừa đoạn tang (3 năm). Nhưng hình như càng hỏi chuyện càng làm bà đau khổ hơn nên cuối cùng chúng tôi chỉ biết lặng nhìn. Hạnh ghi mấy tấm hình rồi quay mặt ra hướng khác. Hình như chị muốn giấu đi cái gì như là nước mắt.

Tôi nhìn quanh nhà một lượt và dừng lại tấm bằng Tổ quốc ghi công treo trên tường. Tấm bằng ghi tên liệt sĩ Nguyễn Trung Tiến. Đây là người anh cả của Mục sư Tôn, hy sinh ở mặt trận phía Nam cho đến nay vẫn chưa tìm thấy mộ. Như vậy, đây là gia đình liệt sĩ, đang thờ liệt sĩ nhưng vẫn có người được nhà cầm quyền coi là phản động và lần này nữa là lần đi tù thứ 2. Hỏi chuyện thêm thì Lành cho biết bên nhà chồng còn nhiều liệt sĩ nữa.


luong - Những người đi theo lương tâm mình  IMG_2549

luong - Những người đi theo lương tâm mình  IMG_2547

Ngoài mẹ chồng già yếu, bệnh tật phải phụng dưỡng, Lành còn phải nuôi 2 con, một gái một trai. Cháu Nguyễn Thị Thanh Thủy, sinh năm 1998, bị bệnh não không có khả năng phát triển về chiều cao, thể lực và sinh lý. Cháu hay mệt nhọc, ốm đau. Vì thế, học hết lớp 9, cháu không thể tiếp tục đi học được nữa. 19 tuổi, cháu chỉ nặng 21 kg, trông như một đứa trẻ mới đi học. Như vậy đã nhìn trước được cháu không có tương lai, gia đình phải nuôi cháu cả đời. Cháu trai Nguyễn Trung Khải Hoàn 9 tuổi, đang học lớp 4. Chúng tôi gặp ở đây bà ngoại các cháu - mẹ chị Lành. Bà đến đã được mấy hôm. Hẳn là bà muốn bên cạnh con gái trong những ngày đầu khủng hoảng tinh thần do Nguyễn Trung Tôn bị bắt và cho căn nhà bớt hoang vắng.

Một gia cảnh như thế, bây giờ đè hết lên vai người phụ nữ đau khổ là Nguyễn Thị Lành. Chị kiếm sống nuôi gia đình bằng việc buôn bán vặt ở chợ Lăng, xã Quảng Yên nhưng thường xuyên bị sách nhiễu.  Thế lực hắc ám thường cho côn đồ đến quầy hàng của chị đập phá, đổ mắm tôm trộn dầu nhớt vào hàng hóa của chị. Chúng tuyên bố gia đình Mục sư Tôn sẽ không thể buôn bán làm ăn, sinh sống trên mảnh đất Thanh Hóa này được.

Cũng may cho Nguyễn Trung Tôn có được Lành. Chị tần tảo đảm đang, luôn biết động viên và cả đồng hành với chồng. Mặc dù ít tiếp xúc nhưng tôi đã nhiều lần thấy chị đi cùng chồng trong những chuyến ra Hà Nội, vào Quảng Bình. Lần đầu tôi biết Lành là lần Phạm Văn Trội mang Lành đến nhà tôi “gửi”, vào cuổi năm 2015 thì phải. Nói chuyện với chúng tôi, Lành không hề than thân trách phận, ngược lại, cô luôn tin tưởng vào con đường chồng mình đã chọn và tự hào về anh.

*

Chuyện về Mục sư Nguyễn Trung Tôn thì tôi và nhiều người đã viết về anh. Năm 2011, anh đã bị kết án 2 năm tù giam và 2 năm quản chế với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước, cùng vụ án với Hồ Thị Bích Khương. Anh trong số những người bị theo dõi, sách nhiễu canh giữ và bị đánh đập nhiều nhất. Số này ngoài Nguyễn Trung Tôn có thể kể đến Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Đài, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, cũng là những người bị bắt đợt vừa rồi. Nhà cầm quyền coi các anh là thành phần nguy hiểm. Ngày 27/2/2017,  anh và một người bạn bị nhóm lạ mặt bắt cóc ở Ba Đồn (Quảng Bình) đưa lên xe 7 chỗ mai phục sẵn, tra tấn, đánh đập hết sức dã man. Chúng lột sạch tài sản, tiền vàng của các anh rồi đem trở ra vứt ở một khu rừng thuộc địa phận xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình phải vào tìm để đưa anh về.

Những chuyện này đều đã có thông tin trên mạng. Vì ở xa, tôi không gần gũi Nguyễn Trung Tôn như với những anh em ở Hà Nội. Nhưng mỗi lần gặp nhau, anh thường để lại cho tôi những ấn tượng khó quên. Không hiểu sao nhà cầm quyền căm ghét anh như thế chứ tôi chỉ thấy anh là người hiền lành, tốt bụng, sống thẳng thắn và chân thành với mọi người. Hồi cuối tháng 10 năm ngoái, chúng tôi vào Cồn Sẻ (Quảng Bình) cứu trợ đồng bào bị lũ lụt. Do xe từ Hà Nội đã bố trí đủ chỗ nên vợ chồng anh phải thuê  một chuyến taxi hết 2 triệu 800 nghìn đồng mang tiền và gạo vào với bà con Quảng Bình. Đây là số gạo xay ra từ mấy tạ thóc mà vợ chồng anh dành sẵn cho bà con vùng lũ. Để có được 1 tạ gạo và 500 nghìn đồng tới vùng lũ, thường thì người ta không phải nhọc công và tốn kém như thế khi hoàn toàn có thể mua tại chỗ.  Điều quý hóa ở đây là anh đến với đồng bào bị lũ lụt bằng tất cả tấm lòng của mình. Tinh thần Nguyễn Trung Tôn là như vậy, nhiệt huyết và chân thành. Có những buổi họp mặt tại Hà Nội, anh vẫn lặn lội từ Thanh Hóa ra, xong việc, lại vội ra xe về mà đường đi đâu phải là ngắn và thuận lợi.

Nguyễn Trung Tôn tham gia Hội Nhà báo Độc lập ngay từ khi thành lập. Tháng 9 năm 2016, Ban Điều hành Hội có chủ trương xóa tên một số hội viên không tham gia viết bài hay sinh hoạt, trong đó có Nguyễn Trung Tôn. Anh là người duy nhất phản hồi về việc này:

Kính chào Ban Điều hành Hội NBĐL và các hội viên.

Tôi thành thật xin lỗi vì có thể làm quý vị thất vọng về tôi với tư cách của một hội viên. Tuy nhiên ngay từ đầu tôi có trao đổi với anh PBH rằng: Tôi chỉ tham gia như một ủng hộ viên của Hội.

...

Rất cám ơn BĐH đã gửi thông báo này. Cầu chúc cho HNBĐL luôn phát triển vững mạnh và đóng góp được nhiều hơn nữa cho quê hương đất nước trên lĩnh vực truyền thông.

Kính thư: Nguyễn Trung Tôn

Mấy dòng thư đầy thân ái và thiện chí với công việc chung, không có một lời trách cứ mà chúng tôi chờ sẵn.Tôi đọc thư phản hồi của anh mà thấy mát lòng và nể trọng anh hơn.

Lành có hỏi tôi về việc chị định làm đơn yêu cầu trả tự do cho chồng nhưng lại nói em sợ anh Tôn về sẽ mắng em. Chị lo ngại vì Tôn là người rất tự trọng và khảng khái, không quen xin xỏ. Tôi bảo những gì Lành làm xuất phát từ tấm lòng người vợ thì cứ làm. Nếu có trái ý anh thì chắc anh cũng phải hiểu và bỏ qua chứ nỡ nào.

*

Chúng tôi vào thăm gia đình Mục sư Nguyễn Trung Tôn ngoài việc động viên tinh thần gia đình còn có ý tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của anh. Trong những lần gặp gỡ ngắn ngủi, tôi không có điều kiện hỏi sâu mà anh cũng không bao giờ kể. Khi hiểu thêm rồi, lòng chúng tôi nặng trĩu nỗi buồn. Hoàn cảnh của anh thật éo le. Biết thêm anh là gia đình liệt sĩ, biết thêm mẹ già mù lòa bệnh tật và đau xót nhất là đứa con gái không có tương lai của anh. Một số người biết chúng tôi đi cũng gửi quà vào thăm. Hôm nay nói chuyện với tôi qua điện thoại, Lành nhờ tôi gửi lời cám ơn tới các hội nhóm: Hội Bầu bí Tương thân, Hội Nhà báo Độc lập, Hội Chống hiểm họa Trung Quốc, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, cá nhân các anh chị My Phan (Canada), Tưởng Năng Tiến, bạn PP (Sài Gòn), anh chị Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Thúy Hạnh.

Thời gian chúng tôi ở thăm gia đình chưa được 1 giờ. Trước khi về, chúng tôi vào chào mẹ mục sư Nguyễn Trung Tôn lần nữa. Bà có hai con trai, đã nộp cho nhà nước một, nắm xương tàn không biết gửi nơi nao, còn lại một thì nhà nước đang bắt tù đày.  Nhìn bà nằm hờ con trên giường, lòng tôi thắt lại. Tôi chợt nhớ đến một khổ thơ của Nguyễn Bính:

Có lần tôi thấy vợ chồng ai
Thèn thẹn đưa nhau, bóng chạy dài
Chị mở khăn trầu, anh thắt lại
Mình về nuôi lấy mẹ mình ơi.

Hai câu sau gần đúng với trường hợp Nguyễn Trung Tôn. Khác nhau ở chỗ người chồng trong khổ thơ có lẽ là chia tay vợ để đi làm ăn xa. Còn Mục sư Nguyễn Trung Tôn để mẹ già, con dại cho người vợ chẳng phải vì mưu sinh mà đi tìm tương lai cho Đất nước, cho Dân tộc. "Ngày mai tươi sáng sẽ trở về. Ánh vàng, hạnh phúc và chân lý sẽ lại ngời trên Đất nước ta".

10/8/2017
nguyentuongthuy's blog
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeSat Nov 11, 2017 8:06 pm

luong - Những người đi theo lương tâm mình  FreeMeNam2-danlambao

Nước mắt Nguyễn Bảo Nguyên không chảy qua sông Potomac

Trần Trung Ðạo
Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Hôm 26 tháng 10, 2017, từ Nha Trang, cháu Bảo Nguyên, con gái của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh viết lá thư gởi bà Melania Trump, trong đó những đoạn đầy cảm động:

“Con có đọc trên mạng và biết gia đình Bà sẽ tới thăm Việt Nam để dự đại hội APEC. Chỉ còn vài ngày nữa là đã tới ngày sinh nhật con và em con là Gấu, thế là một lần sinh nhật nữa mà không có mẹ bên cạnh chúng con. Chúng con yêu mẹ nhiều lắm và chỉ mong muốn mẹ về với chúng con. Xin Bà hãy giúp gia đình con được đoàn tụ vì con biết mẹ con chẳng làm gì sai cả và vì chính Bà cũng đã trao tặng giải thưởng “Phụ nữ can đảm” cho mẹ con, con và gia đình con xin thay mẹ cảm ơn Bà lần nữa…”

Báo chí và các hãng tin lớn thế giới như Reuters sau đó đã loan tin. Tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam cũng ghi nhận lá thư, nhưng tuyệt nhiên không có đáp ứng chính thức nào từ Washington DC.

Trước ngày TT Trump công du Á Châu, không ít người Việt tin tưởng bà Melania Trump sẽ yêu cầu CSVN thả Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Chẳng những thế, có vài nguồn tin còn cho rằng bà Melania Trump sẽ vào tận nhà tù CS để thăm em.

Nước Mỹ xây dựng trên nền tảng dân chủ và luôn cổ võ cho các giá trị nhân quyền, dân chủ. Vâng, nhưng những giá trị đó luôn đứng sau quyền lợi của nước Mỹ. Chính sách đối ngoại của TT Trump gần một năm qua cho thấy ông là một nhà giao thương chuyên nghiệp (dealmaker) với mục đích tối hậu là quyền lợi của nước Mỹ (America First).

Trong tác phẩm The America We Deserve, Donald Trump chủ trương các biện pháp đối ngoại mềm dẻo với Nga và cứng rắn với Trung Cộng.

Sau khi đắc cử, ngày 3 tháng 12, 2016, TT Trump đã nhận điện thoại của TT Đài Loan Thái Anh Văn và điều đó mặc nhiên cho rằng chính sách của Hoa Kỳ từ năm 1979 nhìn nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc không còn giá trị. Chẳng những thế ông còn hứa trả đũa Trung Cộng về chính sách vận dụng tiền tệ có lợi quá nhiều cho Trung Cộng trước đây.

Những điều đó hôm nay đã thay đổi. Ưu tiên của TT Donald Trump là ổn định Bắc Hàn và làm ăn với Trung Cộng. Thương vụ 250 tỉ đô la vừa qua đã nói lên điều đó. Do đó, đừng ngạc nhiên khi Mỹ chấp nhận trò ngoại giao “đu dây” của CSVN đến khi nào trò “đu dây” còn phục vụ cho quyền lợi của Mỹ.

Giải Phụ Nữ Quốc Tế Can Đảm không phải do TT Trump lập ra mà được thành lập từ năm 2007 và đã trở thành truyền thống. Số phụ nữ được giải mỗi năm mỗi khác và do các nhân viên phụ trách giải đệ trình. Năm 2017, con số lên đến mười ba vị. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là phụ nữ Việt Nam thứ hai được vinh danh.

Giống như các tuyên ngôn, tuyên cáo, áp lực quốc tế, lá thư của Nguyễn Bảo Nguyên là một việc nên làm, không phải vì gởi cho bà Melania Trump mà là để gióng lên tiếng động về thực tế tù ngục tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng Mỹ sẽ đặt vấn đề nhân quyền như một điều kiện trên bàn hội nghị với CSVN là một điều không đúng với thực tế chính trị dưới thời Donald Trump, đừng nói chi là vào tận nhà tù thăm em.  Không có bà Melania Trump lần này hay bà Hillary Clinton, bà Laura Bush  nào trước đây vào nhà tù để thăm một tù nhân dưới chế độ CSVN.

Nguyễn Ngọc Già, Cấn Thị Thêu, Trần Thị Nga,  Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài v.v... là người Việt Nam, và chỉ người Việt mới biết đau từ vết thương của đồng bào mình đang rỉ máu trong nhà tù CS.

Nước mắt của Nguyễn Bảo Nguyên chỉ chảy trong Sông Cái ở Nha Trang chứ không chảy qua sông Potomac ở Washington DC xa lạ.

Trần Trung Đạo



luong - Những người đi theo lương tâm mình  Me%25CC%25A3%2BNa%25CC%2582%25CC%2581m%2B-%2BNguye%25CC%2582%25CC%2583n%2BNgo%25CC%25A3c%2BNhu%25CC%259B%2BQuy%25CC%2580nh-gia%2B%25C4%2591i%25CC%2580nh

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Image

luong - Những người đi theo lương tâm mình  9da42c59-3406-4c4e-9a43-5f72e327399a
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeFri Nov 17, 2017 12:21 am

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Hoa%2BQuy%25CC%2580nh%2Btrong%2Bngu%25CC%25A3c%2Bto%25CC%2582%25CC%2581i-danlambao

Sau APEC, Cộng sản đem Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra phiên tòa phúc thẩm

CTV Danlambao - Tập đoàn cai trị sẽ đưa blogger Mẹ Nấm ra xử phúc thẩm vào ngày 30/11/2017. Mẹ Nấm bị bắt giam vào ngày 10 tháng 10 năm 2016 vì đã có những hoạt động dân sự, biểu tình chống Tàu cộng xâm lược, phản đối Formosa, làm phóng sự và viết blog trình bày những tắc trách và gian dối của nhà cầm quyền trong việc giải quyết vấn nạn cá chết tại miền Trung...

Vì những hoạt động vì nước vì dân này, chị đã bị nhà cầm quyền quy chụp "tội tuyên truyền chống phá nhà nước" và tuyên án bỏ tù chị 10 năm trong phiên tòa sơ thẩm vào ngày 29/06/2017.

Trong phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã dũng cảm tuyên bố: "Con xin cảm ơn mẹ và các con, các luật sư đã cố gắng bảo vệ cho tôi. Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng dù được làm lại con vẫn sẽ làm như vậy và con tin mẹ và các con sẽ không bao giờ phải hối hận mà sẽ tự hào vì con. Tôi mong muốn xây dựng một xã hội và đất nước tốt đẹp. Một quốc gia chỉ tự cường khi nó luôn gắn liền với nền tảng một xã hội mà người dân có tự do và hạnh phúc. Người dân chỉ có tự do và hạnh phúc khi có tự do ngôn luận và quyền tự do biểu đạt những điều mình mong muốn. Tôi mong rằng mọi người sẽ lên tiếng và đấu tranh, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình để xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn."

Trong nhà tù, ngày 3/7/2017, Mẹ Nấm đã kháng cáo, phủ nhận toàn bộ bản án sơ thẩm và những quy kết của nhà cầm quyền đối với cô. Khi được gặp mẹ và con, chị vẫn kiên cường và nhắn gửi người thân cùng bạn bè: "Mẹ ơi, con ý thức được việc làm của con. Mẹ đừng lo lắng quá cho con. Con rất nhớ mọi người, con gửi lời thăm tất cả bạn bè thân yêu."

Các cai tù đã trả thù bằng cách cấm không cho chị nhận thuốc từ gia đình khi chị bị bệnh và những ngón tay bị co quắp.

Việc đưa blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra xử xảy ra sau khi APEC chấm dứt với những thương thảo Việt - Tàu và sự kiện bà Melania Trump tẩy chay không có mặt tại nước chủ nhà Việt Nam trong thời gian APEC diễn ra.

Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những sáng lập viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam và là một trong những điều hợp viên cho những chiến dịch nhân quyền như Dã ngoại Nhân quyền, Lời kêu gọi Công dân Tự do, Chúng tôi muốn biết, We Are One của MLBVN.

Chị được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải Hellman Hammett năm 2010, một giải thưởng dành cho những blogger bảo vệ tự do ngôn luận. Năm 2015, tổ chức Civil Rights Defenders của Thụy Điển trao Giải thưởng cao quý Người của Năm 2015 cho Mẹ Nấm. Năm 2016, Mạng Lưới Blogger Việt Nam do Mẹ Nấm là người điều hợp và thành viên chủ chốt đã nhận giải thưởng Nhân quyền Việt Nam do Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao tặng vì các thành tích tranh đấu cho nhân quyền. Vào tháng Ba năm 2017 chị được Bộ Ngoại giao và Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ - bà Melania Trump trao giải thưởng Những Người Phụ nữ Quốc tế Can đảm. Mới đây nhất, vào đầu tuần tháng 11, chị cũng là một trong những người được nhận giải nhân quyền từ Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam của năm 2017.

Những luật sư bào chữa cho Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong phiên toà phúc thẩm gồm có Ls Nguyễn Hà Luân, Ls Lê văn Luân, Ls Hà Huy Sơn, Ls Võ An Đôn và Ls Nguyễn Khả Thành. Đây là một phiên toà được cho là xử công khai nhưng xác suất cao là thân nhân và người dân sẽ bị cấm đoán, đàn áp nếu tìm cách tham dự như đã xảy ra trong phiên toà sơ thẩm.

15.11.2017
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeWed Nov 22, 2017 8:13 pm

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Ngu+ng%E1%BB%91c

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Chiakhoathaydoi2-danlambao 

Chìa khóa lương tâm

Armando Valladares * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Khi tôi 23 tuổi tôi đã làm một chuyện rất tầm thường. Tôi từ chối nói mấy từ, "Tôi ủng hộ Fidel." Đầu tiên tôi từ chối đặt tấm bảng ghi câu như thế trên bàn giấy tôi, và sau nhiều năm bị tra tấn hành hạ và chứng kiến rất nhiều chiến hữu hoặc chết về thể xác hay chết về tinh thần, tôi càng khăng khăng một mực từ chối nói mấy từ chế độ đòi hỏi ở tôi ấy.

Câu chuyện của tôi là minh chứng rằng một hành động thách thức tưởng như nhỏ nhặt có thể có nghĩa là điều quan trọng nhất đối với những kẻ thù của tự do. Họ không giam cầm tôi trong tù suốt 22 năm trời chỉ vì tôi từ chối nói ra bốn từ vô nghĩa ấy. Họ giam cầm tôi trong tù lâu đến như vậy chỉ vì đối với họ nó có nghĩa là điều quan trọng nhất.

Đối với tôi nói ra mấy từ ấy chẳng khác gì tự sát tinh thần. Và mặc dù thân thể tôi bị hành hạ trong lao tù, nhưng tâm hồn tôi tự do và mạnh mẽ. Cai tù cướp của tôi tất cả mọi thứ nhưng họ không thể nào cướp đoạt lương tâm tôi.

Ngay cả khi chúng ta không có gì, mỗi người và chỉ người ấy thôi vẫn còn giữ chìa khóa lương tâm mình, lâu đài bất khả xâm phạm của mình. Về điểm này, mỗi người trong chúng ta, tuy chúng ta không có lâu đài trần thế hay thậm chí một mái nhà, nhưng mỗi người trong chúng ta vẫn giàu hơn cả vua chúa.

Đối với nhiều người trong các bạn, đặc biệt những người trẻ, chắc các bạn tưởng như tôi từ một nơi xa xăm và từ một thời đại nào khác đến đây. Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể không bị gí súng vào người bắt đi như tôi vì vẫn trung thành với lương tâm mình, nhưng có nhiều cách để bắt bạn đi và để cầm tù thân xác và tâm hồn bạn. Có rất nhiều cách có thể bắt bạn phải im lặng.

Tôi báo cho các bạn biết trước: Giống như khoảng cách ngắn giữa Mỹ và Cuba, có khoảng cách rất ngắn giữa dân chủ và độc tài nơi chế độ có cơ hội quyết định những điều chúng ta tin và những điều chúng ta làm. Và đôi khi họ thực hiện điều này không phải dưới họng súng mà ngược lại lúc thì bằng một mẩu giấy, lúc thì bằng một luật lệ tưởng như vô nghĩa, lúc thì buộc im lặng. Các bạn trẻ hãy đề phòng. Không bao giờ thỏa hiệp. Không bao giờ cho phép chính quyền hay bất kỳ ai khác bảo cho các bạn biết những gì các bạn có thể tin hay không thể tin hay những gì bạn có thể nói hay không thể nói hay những gì lương tâm bạn bảo bạn phải làm.

Armando Valladares

Armando Valladares là nhà thơ và là nhà hoạt động nhân quyền và cựu tù chính trị người Cuba. Ông từng bị cầm tù trong suốt 22 năm ở Cuba. Hồi ký của ông "Against All Hope" được dịch ra 18 thứ tiếng và nằm trong danh sách bán chạy nhất của tờ báo The New York Times.

Nguồn:

Trích dịch từ bài diễn văn của Armando Valladares nhân dịp nhận Huy chương Canterbury, giải thưởng tự do tôn giáo danh dự nhất của Quỹ Becker vào ngày 12 tháng Năm, 2016. Tựa đề tiếng Việt của người dịch.

https://www.wsj.com/articles/notable-quotable-armando-valladares-1464045519

*

Từ xe lăn

Armando Valladares - Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch

Hành lang dài,
xám,
Bốn mươi cánh cửa khủng bố của nó,
hàn với những thanh ngang bằng thép
và những ống khóa Nga rất lớn.
Bên trong, đêm dài cộng sản vô tận,
hai mét dài đau khổ
và một mét rộng tra tấn.

Nguồn: Tạp chí Encounter số tháng Sáu, 1983, trang 89. Nguyên tác tiếng Tây Ban Nha. Bản dịch sang tiếng Anh tựa đề "From My Wheelchair".

Dịch:
Trần Quốc Việt
danlambaovn.blogspot.com

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Tdlbao
luong - Những người đi theo lương tâm mình  Daa59f67d2d54e2ea22802b39455670e
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeThu Mar 29, 2018 9:00 am

.

Tại sao cần lươn lẹo về lý do bắt Nguyễn Bắc Truyển?


Luật gia Nguyễn Bắc Truyển bị bắt ngày 30/07/2017 với cáo buộc "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân", cùng với một số thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ.


luong - Những người đi theo lương tâm mình  Ba%25CC%2580i%2B1.%2Ba%25CC%2589nh%2B1


Tại sao Nguyễn Bắc Truyển không bị bắt vì những hoạt động thật của ông như:
- Là một là một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và là người ra sức bảo vệ cho quyền tự do tôn giáo của tín đồ PGHH từ năm 2010, giúp đỡ cho nhiều tín đồ PGHH trong thời gian bị giam giữ cùng với họ, giúp đỡ cho thân nhân của các tù nhân, hỗ trợ khi họ gặp hoạn nạn hay khi họ đau ốm.
- Cộng tác với các hoạt động xã hội và từ thiện của Văn phòng Công lý - Hòa Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế? Là nhân viên chính thức của văn phòng, Nguyễn Bắc Truyển phụ trách điều hợp chương trình giúp đỡ cho khoảng 3.000 thương phế binh, khám bệnh, đưa đi làm chân tay giả, hay phát xe lăn.
- Hay là người điều hành Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, với tôn chỉ và mục đích thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cho mọi tù nhân Chính trị, Lương tâm, và Tôn giáo đã từng bị giam cầm, giúp có công ăn việc làm để các cựu tù nhân ổn định đời sống, trợ giúp thuốc men và y tế, quan tâm đến đời sống,  bệnh tật, già yếu, quá vãng của họ, và còn trợ giúp ăn học cho con cái tù nhân chính trị đã chết trong tù hay sau khi ra tù.

Nhà cầm quyền VN sợ cái gì?

Là một cử nhân luật, Nguyễn Bắc Truyển khi gặp những trường hợp bất công trong xã hội đã tư vấn cho những người nghèo khổ, thấp cổ bé miệng, về các vấn đề pháp lý, kể cả những Dân oan, những người mất cả môi trường sống.

Lẽ dĩ nhiên trong một xã hội đầy đố kỵ, chia rẽ, thì dễ cho nhà cầm quyền nắm tất cả trong tay, và một người như Nguyễn Bắc Truyển, luôn sẵn sàng chống mọi tham nhũng, bất công xã hội, và có một số lượng quen biết qúa rộng lớn, là một cái gai. Nhưng làm thế nào để đổ tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền"cho một cựu tù nhân đã trắng tay sau khi ra tù như Nguyễn Bắc Truyển (lại bị nhà cầm quyền trục xuất, cấm không cho cư trú trong căn nhà của vợ ông), với vài ngàn hay vài chục ngàn những "bạn" của ông là những người tàn tật và yếu thế, nghèo khổ nhất trong xã hội?

Có phải "sống niềm tin tôn giáo bằng con tim và đôi bàn tay" là điều nhà cầm quyền CSVN sợ nhất?

Không thể vu khống một tín đồ Phật giáo Hoà Hảo là theo một tôn giáo ngoại nhập rồi chịu ảnh hưởng của thế lực này nọ, nhưng có lẽ chính cách sống ý thức tự do trong tôn giáo của Nguyễn Bắc Truyển là niềm lo sợ của nhà cầm quyền VN: thể hiện được tự do tôn giáo căn bản nhất là sống và hành động hàng ngày theo lương tâm và niềm tin tôn giáo của mình, không cục bộ, không sợ hãi, không trừu tượng, mà thực hiện từng chuyện nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày, trong liên hệ giữa người với người, giữa người với vạn vật chung quanh.

Những việc thường ngày của Nguyễn Bắc Truyển không có ranh giới xã hội hay ranh giới tôn giáo:  bế một người thương phế binh không còn chân đi khám bệnh, giúp thuê xe cho gia đình một đồng đạo Hoà Hảo đi đón người thân mới ra tù, ngừng tay viết đơn khiếu nại hộ một người Dân oan để lắng tâm nghe bài thánh ca thanh thoát, suy nghĩ so sánh về những câu giảng của Đức Hùynh Phú Sổ với những câu trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền... Con cá Nguyễn Bắc Truyển đang tung tăng như vậy, không bị ràng buộc bởi bất cứ biên giới chật hẹp nào, thì bị một âm mưu bắt bỏ lên thớt.

Và nằm sẵn trên cái thớt là LS Nguyễn Văn Đài


luong - Những người đi theo lương tâm mình  Ba%25CC%2580i%2B1.%2Ba%25CC%2589nh%2B2


LS Nguyễn văn Đài bị bắt từ tháng 12 năm 2015 với cáo buộc vi phạm điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước” nhưng không thể đem ra toà xét xử vì không chứng cớ, phải chờ tới khi mưu kế thành hình với cuộc truy bắt các bạn ông trong Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC) vào tháng 7/2017 (Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, và Trương Minh Đức) thì đã đủ vẽ vời để gom thành cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Một dịp thuận tiện để bắt Nguyễn Bắc Truyển mà có thể né tránh vấn đề tôn giáo và tạo hình dáng "Âm mưu lật đổ chính quyền" cho càng vững chắc. Mặc kệ cho gia đình của Nguyễn Bắc Truyển, những đồng đạo PGHH, văn phòng Công lý Hoà bình, lên tiếng đòi người, và chính HAEDC cũng công nhận Nguyễn Bắc Truyển không phải là thành viên của hội và chẳng hoạt động gì chung, ngoại trừ có tình thân anh em quen biết lâu ngày.

Tóm lại, với Nguyễn văn Đài thì bắt trước, rồi hí hoáy vẽ tội sau.
Còn với Nguyễn Bắc Truyển thì tô vẽ xong bình phong rồi mới bắt.
Gom lại một khối để bắt lại càng không phải thú nhận sự đa diện của các hội Xã hội Dân sự hiện nay tại VN, mà còn có thể liên lẹo mô tả tất cả chỉ là tụ họp của vài kẻ phản động.

Quốc tế đang quan sát

Những tổ chức Nhân quyền hải ngoại đã làm công việc của họ:
Tin luật sư Nguyễn văn Đài cùng các anh em HAEDC và luật gia Nguyễn Bắc Truyển sẽ xuất hiện cùng ngày 5/4/2018 trước toà án sơ thẩm Hà Nội, đang gây một làn sóng chú ý tối đa từ các toà đại sứ quốc tế, các tổ chức Nhân quyền quốc tế, các tổ chức Xã hội Dân sự quốc tế, các dân biểu Mỹ và Đức cũng như văn phòng của ông Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự do Tôn Giáo, Tín ngưỡng.

Ngày đó cũng có thể là cơ hội để mọi người Việt khắp nơi tại Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội, dùng một dấu hiệu chứng tỏ cho quốc tế biết là dân Việt rất lưu tâm đến các quyền dân sự và chính trị như đã ghi rõ trong bản Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights, ICCPR)  do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các quốc gia thành viên thông qua ngày 16 háng 12 năm 1966 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 03 năm 1976,

Thí dụ, hãy vẽ hay buộc lên tay bạn một dải ruy băng vàng.
Thành phố của bạn sẽ lên màu và mất đi nét vô cảm
.

Thục-Quyên
Tác giả gửi BVN

https://boxitvn.blogspot.de/
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitimeSat Mar 31, 2018 9:24 am

luong - Những người đi theo lương tâm mình  89
 
Ngày 5/4/2018: Hãy buộc một dải ruy băng vàng…

Hãy cài lên áo, lên tóc, buộc quanh tay một dải ruy băng vàng.
Thành phố của bạn sẽ lên màu và mất đi nét vô cảm.


Một dải ruy băng vàng là biểu tượng của sự chờ đợi một người yêu mến đang ở xa, là sự nhớ thương, và cũng là quyết tâm sẽ xum họp trong tự do, ấm êm, hạnh phúc.

Biểu tượng ruy băng vàng hình như đã theo chân người Anh di dân qua Mỹ từ mấy trăm năm trước, và rồi từ đó lan ra trên thế giới như một cách biểu hiện tâm tình của những con người còn sống, với một con tim còn biết đập nhịp cùng với người khác, một trí óc trong sáng còn hiểu biết giá trị của cuộc sống chính là CON NGƯỜI.

Ngày lại ngày, bao năm qua, những người khao khát sống ngửng đầu như những CON NGƯỜI tại Việt Nam, lại bị đẩy lần lượt vào tù ngục.
169 tù nhân lương tâm chỉ là con số tối thiểu được ghi nhận.
Trong khi họ đang mỏi mòn thì…
Bao nhiêu cái tên còn đọng lại trong trí nhớ của chúng ta ngày hôm nay?
Và những hy sinh của họ, gia đình họ, mẹ già con dại?

Bao nhiêu phiên toà “bỏ túi” đập nát cuộc sống gia đình của họ mà chẳng hề gây chút xôn xao nơi các ông bà thẩm phán, luật sư,

Vì đằng sau lưng họ không có những đống Mỹ kim trăm, ngàn tỷ.
Mà nói cho thực, thì ngay chúng ta cũng bận đi học, đi làm, đi chợ…
The show must go on.

Không thấy, không nghe, không biết, đó là một nét tàn nhẫn trong cuộc sống, nhưng mãi mãi nó sẽ là sự thực trong đa số thầm lặng chúng ta. Nếu chúng ta không thức tỉnh.

Ngày 5/4 tới lại sắp có một phiên toà với nhiều dấu hiệu thuộc loại “bỏ túi” kiểu đó, vì các luật sư chỉ được xem cáo trạng và gặp thân chủ vọn vẹn có khoảng mười ngày trước phiên toà. Đó là phiên tòa sơ thẩm tại Hà Nội xử luật sư Nguyễn Văn Đài cùng các anh em Hội Anh Em Dân Chủ, và luật gia Nguyễn Bắc Truyển.

Nhưng lần này, sự xuất hiện cùng lúc trước toà của hai nhà bảo vệ Nhân quyền quá quen thuộc Nguyễn văn Đài và Nguyễn Bắc Truyển đang gây một làn sóng chú ý tối đa từ các toà đại sứ quốc tế, các tổ chức Nhân quyền Quốc tế, các tổ chức Xã hội Dân sự quốc tế, các dân biểu Mỹ và Đức cũng như văn phòng của ông Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự do Tôn Giáo, Tín ngưỡng.
Quốc tế được yêu cầu tỏ thái độ.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tỏ thái độ khi gặp Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.

Có lẽ quốc tế cũng đang chờ xem thái độ của chính những người Việt Nam.
Đây có thể là cơ hội lớn để mọi người Việt khắp nơi, tại Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội, dùng một dấu hiệu chứng tỏ cho quốc tế biết là dân Việt biết và rất lưu tâm đến các quyền dân sự và chính trị như đã ghi rõ trong bản Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights, ICCPR) của Liên Hiệp Quốc.

Không, không cần phải ngưng đi học, đi làm, đi chợ…
Không cần phải tụ tập hay biểu tình hoan hô đả đảo ai,
Chúng ta chỉ cài lên áo, buộc quanh tay một dải ruy băng vàng
Để nhắc nhở chính mình: con người Việt là những CON NGƯỜI
Có tim có óc và có QUYỀN LÀM NGƯỜI
Hãy cài lên áo, lên tóc, buộc quanh tay một dải ruy băng vàng.
Thành phố của bạn sẽ lên màu và mất đi nét vô cảm.

Những dải ruy băng vàng sẽ nhẹ rung theo nhịp tim của chúng ta để vẫy chào những người bạn trong tù ngục, hẹn quyết chí xum họp với nhau trong Tự Do, Hạnh Phúc. Chúng ta sẽ nhớ! Và chúng ta sẽ làm!

Thục-Quyên
Tác giả gửi BVN.
https://boxitvn.blogspot.de/2018/03/ngay-542018-hay-buoc-mot-dai-ruy-bang.html
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





luong - Những người đi theo lương tâm mình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những người đi theo lương tâm mình    luong - Những người đi theo lương tâm mình  Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Những người đi theo lương tâm mình
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN
» 50 Cách để biết mình là người gốc Mít.
» LƯƠNG TÂM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LÀM BÁO (Vụ Thỉnh Nguyện Thư) - Tuyết Mai
» Chuyện về người thầy giáo không lương - Quỳnh Chi, RFA
» Xem Phim Xưa Hay: Người Tù Khổ Sai, Bố Già, Bs Zhivago, Cuốn Theo Chiều Gió ...

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Xã Hội, Đời Sống-
Chuyển đến