Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quang nhac sáng Nhung Trung hoang chất Chung Nguyen VNCH linh Saigon bich ngắn nguyet truyện quan trong ngam không chẳng chuyen thuoc quốc phải quynh
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Bi hài sừng tê và những người đàn bà! Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Bi hài sừng tê và những người đàn bà! Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Bi hài sừng tê và những người đàn bà! Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Bi hài sừng tê và những người đàn bà! Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Bi hài sừng tê và những người đàn bà! Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Bi hài sừng tê và những người đàn bà! Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Bi hài sừng tê và những người đàn bà! Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Bi hài sừng tê và những người đàn bà! Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Bi hài sừng tê và những người đàn bà! Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Bi hài sừng tê và những người đàn bà!

Go down 
Tác giảThông điệp
mphan
Khách viếng thăm




Bi hài sừng tê và những người đàn bà! Empty
Bài gửiTiêu đề: Bi hài sừng tê và những người đàn bà!   Bi hài sừng tê và những người đàn bà! Icon_minitimeMon Oct 15, 2012 6:46 pm

Bi hài sừng tê và những người đàn bà!

Kỳ Duyên


Tình dục, và tiền bạc luôn là thú vui, là tham vọng lớn của không ít người. Nhưng nó cũng sẽ luôn mang đến bi hài kịch cho xã hội. Mà câu chuyện chiếc sừng tê giác và những người đàn bà thôn quê kia, chỉ là những nhân chứng, vật chứng xót xa.

Đại gia vốn là một trong những tầng lớp có sức hút thiên hạ kiểu "nam châm". Thế nên mọi vụ việc xảy ra xung quanh họ bao giờ cũng dễ dàng gây sốc. Sốc và cũng bi hài, như câu chuyện ông Trầm Bê, một trong những đại gia giàu có nhất nhì thiên hạ, vừa bị mất cái sừng tê giác tại tư gia của ông thuộc huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Nếu có thật, rồng cũng phải khóc...

Khỏi nói, xưa nay, không biết thực hư đến độ nào, nhưng người Việt, nhất là giới đàn ông, mê sừng tê giác như điếu đổ. Họ tin, đó là thần dược trong chuyện chăn gối, trong chữa bệnh nan y...

Người viết bài ngẫu nhiên chứng kiến và từng được mời nhấm nháp "món này", được mài ra pha với nước trắng, của một vị chức sắc trong cuộc rượu với bạn bè của ông.

Vị bột sừng tê giác, thì "vô vi", nhưng dư vị cuộc rượu thì hoan hỉ, ầm ĩ, háo hức bởi những câu chuyện tiếu lâm đàn ông đàn bà, với đủ kiểu hài hước thêu dệt, từ sức mạnh của chiếc sừng. Tê giác thì mất hai sừng, còn các vị tu mi nam tử trong thiên hạ thì hào sảng tặng nhau...

Thần dược của sừng tê giác linh nghiệm đến đâu, không biết. Chỉ biết, nó đã mang đến bi kịch một cách thê thảm cho loài động vật được liệt vào Sách Đỏ của thế giới. Cho dù, Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) luôn cảnh báo và kêu gọi các quốc gia bảo vệ loài động vật quý hiếm này.

Tê giác sống bị giết đã đành. Đến tê giác đã bị "nhồi bông" như con tê giác của đại gia Trầm Bê, một lần nữa lại bị "giết", để lấy sừng.

Cái chết lần hai của con tê giác, khiến câu chuyện rơi vào trạng thái bi hài. Báo chí ồn ào đặt câu hỏi. Lúc thì sừng tê giác trị giá 4 tỉ. Lúc thì chỉ là thú "nhồi bông"... Còn Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (Wildlife Conservation Society) lập tức vào cuộc, muốn có lời giải đáp xung quanh vụ mất trộm này.

Ông Trầm Bê đã buộc phải trình ra nguồn gốc của con tê giác - nguyên là quà tặng của người bạn, ông N. T. N, vào năm 2007, nhập khẩu hợp pháp từ Nam Phi, năm 2006.

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Quang Tùng, Phó GĐ Phụ trách Cites VN (Cơ quan Quản lý thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp), con tê giác tại nhà ông Trầm Bê, có khớp hay không với giấy tờ nhập khẩu, thì chưa thể khẳng định. Vì con tê giác đi kèm với sừng. Muốn xác định phải rà chíp, trong khi chip gắn trên sừng, đã bị mất trộm, thì không thể kiểm tra được.
 
Bi hài sừng tê và những người đàn bà! 1a_1350038833
Đến tê giác đã bị "nhồi bông" như con tê giác của đại gia Trầm Bê, một lần nữa lại bị "giết", để lấy sừng

Câu chuyện có vẻ không dừng ở đó. Mới đây, ngày 06/10, báo Đất Việt có bài viết với đầu đề, cũng là một câu hỏi: Ông Trầm Bê có hai con tê giác?

Bây giờ thì quan trọng không phải là tê giác còn sừng, hay mất sừng, sừng "xịn" hay sừng dởm. Mà quan trọng là thời gian. Ông Huỳnh Tiền Phong mượn cách đây đã gần 10 năm, trong khi con tê giác ông Trầm Bê được tặng cách đây 5 năm. Vậy ông Trầm Bê sở hữu một hay hai con tê giác?

Vụ việc vẫn chưa rõ ràng


Chỉ rõ ràng nhất, là có những thú vui của người Việt, của không ít đại gia mới nổi, không thể được coi là thú vui văn minh trong thế giới hiện đại này. Một thế giới mà sự khẳng định "đẳng cấp quý tộc" lẫn phong độ ăn chơi của con người, lại trở thành sự tàn bạo, độc ác và man rợ đối với thế giới loài vật quý hiếm không chút khả năng tự bảo vệ.

Điều đó, hổ thẹn thay, nó đối lập với những gì văn minh nhiều quốc gia đang hướng tới. Dù họ sống ở lâu dài, biệt thự, đi xe bạc tỉ, dùng hàng hiệu, có tất cả những điều kiện mà các tỷ phú thế giới có...

Đó là sự đối lập về tư duy văn hóa, và cả nhân cách người văn minh nữa. Vì ở đó sự sang giàu, văn minh đã bị đánh tráo khái niệm, mà chỉ có thể gọi đích danh là trưởng giả học làm sang.

Để phục vụ cho cái nhu cầu hưởng lạc, ăn chơi một cách trọc phú, mà hiện VN đã trở thành thị trường lớn tiêu thụ sừng tê giác lậu, trong con mắt của báo The Guardian tại Luân Đôn, với nhận xét tại VN, người ta nhậu với sừng tê giác.


Chỉ rõ ràng nhất, là VN cũng là một trong số 23 quốc gia được WWF đưa vào danh sách "điểm đến mạnh nhất của sừng tê". Nghe cứ như quảng cáo tự tin và hoành tráng của ngành du lịch. Và còn là một trong những quốc gia thất bại trong các mặt cơ bản về tuân thủ và áp dụng quy định, nhằm ngăn nạn buôn sừng tê giác.

Một thông tin mới nhất được đưa ra trên TP online, ngày 10/10 mới đây khiến không ít người sốc: Đó là Nam Phi đang đề xuất cho phép hợp pháp hóa việc mua bán sừng tê giác để chống lại tình trạng săn trộm tê giác nhức nhối hiện nay. Quốc gia này hy vọng với sự hợp pháp hóa, họ sẽ có thể kiểm soát được tốt hơn để bảo vệ được loài vật này đang có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2025.

Cũng bài báo cho biết, lâu nay, mỗi năm Nam Phi cho phép một số người ở quốc gia khác săn bắn, với mục đích trưng bầy. Nhưng từ tháng 4 năm nay, họ "nói không" với người có quốc tịch VN.

Cái niềm tin thần dược cho chăn gối, cho chữa bệnh nan y nó... bạo liệt đến mức, theo bài báo, kết quả phân tích của ĐH Pretoria (Nam Phi) thực hiện trên 20 mẫu sừng tê giác mua ở thị trường VN và Lào, chỉ có ba mẫu thật, còn lại là sừng trâu, cừu và linh dương được làm giả.

Không biết các quý ông người Việt nào đã sài "sừng tê giác", nghe tin này, có thấy mình đủ tự tin nữa không?

Nhưng sốc nhất, là thông tin: Mới đây, Bộ NN & PTNT có Thông tư 47, cho phép khai thác 160 loài thú rừng phục vụ thương mại (có hiệu lực bắt đầu từ ngày 09/11 tới).

Ngay lập tức, ý kiến của rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học lên tiếng, lo ngại thông tư này rất dễ bị lợi dụng. Bởi cái cung cách quản lý lỏng lẻo, thả nổi trong lĩnh vực bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên hiện nay. Hoàn toàn đúng.

Cứ đọc trên các báo thì rõ. Ngay những gốc sưa cổ thụ khổng lồ, với giá trị tiền tỷ còn bị cưa, đốn, ngang nhiên không thương tiếc, với sự tiếp tay của một số kiểm lâm. Nữa là những con vật tội nghiệp, thuộc giống loài hoang dã, quý hiếm trong Sách Đỏ cần bảo vệ, nhưng lại là những món khoái khẩu của người Việt.

Bỗng lo quá. Vì cái khoảng cách giữa giống loài được khai thác theo quy định của Thông tư, với giống loài cần được bảo vệ, chỉ mỏng manh như sợi chỉ. Mà công tác quản lý, kiểm soát, thanh tra, giám sát hiện nay ra sao? Lớn như một số vụ Vina..., còn... lọt lưới nữa là những con vật khốn khổ, dù có là "qúy hiếm" đi nữa. Có khi càng quý hiếm, mới càng cần săn bắt!

Rất có thể, sau thông tư này, các loài động vật quý hiếm, ở cả các loại vườn quốc gia, sẽ... sạch sành sanh!

Có câu nói của một lão nông mà người viết bài nhớ mãi: Ở VN, nếu rồng là con vật có thật, thì chắc chắn cũng sẽ là mồi nhậu!

Đúng vây. Nếu rồng là con vật có thật, và dù nhiều người coi là biểu tượng của nước Việt thì rồng cũng phải khóc!


Hạnh phúc giả, bi kịch thật


Có một thông tin, dù chỉ vài phút, nhưng nó đã để lại vị đắng tình yêu cho nhiều người tình cờ được xem, trên bản tin VTV1 mới đây.

Đó câu chuyện của 174 người phụ nữ tại một xã của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã phải (vờ) ly dị chồng để ra nước ngoài lao động, thông qua hình thức kết hôn với người nước sở tại. Hình thức này đang trở nên phổ biến, bởi nếu so với việc xuất khẩu lao động hợp pháp, thì nó rẻ hơn nhiều về đầu tư tiền bạc.

Không biết vở kịch kết hôn giả, mà đạo diễn là kẻ môi giới lừa đảo nào đó, còn "diễn viên" tồi  là những người đàn bà chân quê xã Tam Dị, có hiệu quả thế nào về kinh tế? Nhưng bi kịch thật, thì không phải chỉ là họ, là chồng họ, là gia đình họ, mà chính là những đứa trẻ thơ cuối cùng phải gánh chịu.

Hàng trăm đứa trẻ thơ ở xã này tự nhiên bị "mất mẹ" và chưa thể có giấy khai sinh, vì mẹ các em đã làm "vợ xứ người".

Cay đắng hơn, 40 gia đình trong số này đã tan vỡ hoặc đe dọa đổ vỡ. Dù những ngôi nhà cũ kỹ của họ được thay bằng những ngôi nhà cao tầng kiên cố có thể chống lại giông bão. Tiếc thay, giông bão lại đến từ lòng người, từ những vần vũ, những đổi thay của lòng người. Khiến một người chồng đã thốt lên, chua xót: Khi xưa, nghèo thì có nhau. Giờ giàu có thì...mất hết!

 
Bi hài sừng tê và những người đàn bà! 1b_1350038841
Những ngôi nhà cao tầng kiên cố ở Tam Dị. Ảnh: Anh Tuấn/ Báo Bắc Giang

Được nhà mới, và mất "nhà tôi", là hai câu chuyện bi hài, đau xót luôn đặt cạnh nhau, và cười ra nước mắt của những người dân chân quê. Làng xã giờ đây, đường xá phong quang, nhiều ô tô, xe máy hơn trước. Nhưng sự phong lưu của vật chất và sự nghèo nàn về hiểu biết, sự băng hoại của đạo lý, rút cục như một tấn trò đời cay đắng, đặt đối xứng sau lũy tre làng.

Xin bạn đọc cũng đừng nghĩ chỉ thôn quê mới xảy ra hạnh phúc giả, bi kịch thật. Người viết vừa chứng kiến một chuyện đau đớn hơn thế, ngay tại Hà Nội: Bà mẹ vợ đang sinh sống, buôn bán ở nước ngoài, gợi í con gái mình "vờ" ly dị chồng để kết hôn với một anh chàng tây. Đó là điều kiện đầu tiên để có thể định cư ở nước đó.
Quá sốc trước toan tính của mẹ vợ, và có lẽ bị chấn thương tâm lý nặng, người con rể phát bệnh và cuối cùng, trở thành bệnh nhân "mãn tính" của bệnh viện tâm thần. Tiền bạc, tiền tệ quả là...bạc bẽo, là tàn tệ với những toan tính nông cạn, nông nổi, với cả người thôn quê và người thành phố.

Nhưng thông điệp của tấn trò đời này cần được chuyển tới những nhà quản lý văn hóa, những chuyên gia nghiên cứu văn hóa nông thôn.
Khi mà trong vụ việc "kết hôn giả, hạnh phúc giả, ly dị thật" không chỉ được sự thỏa thuận của người vợ, người chồng, mà ngay cả gia đình hai phía của họ cũng chấp nhận như một chuyện đương nhiên. Điều gì đang xảy ra trong gia phong mỗi ngôi nhà ở làng quê hiện nay, vốn coi trọng chữ nghĩa, chữ tình.

Hay giữa hai người, vợ và chồng, chỉ là Đồng tiền bạc bẽo và đầy ma lực?

Không phải kinh tế, không phải giáo dục, mà chính là văn hóa làng quê mới là vấn đề đáng lo ngại nhất. Cho dù còn nhiều chuyện bất ổn, nhưng nếu so với nhiều năm trước đây, kinh tế, giáo dục rõ ràng đều có nhiều phần đi lên, nhưng văn hóa làng quê VN dường như đang... đi xuống.

Bởi VN là văn minh lúa nước, nên mỗi tác động tiêu cực của xã hội, thì dường như làng quê sẽ là nơi phải hứng chịu lâu dài. Mà xét cho cùng, cuối cùng, những đứa trẻ làng quê vô tội, sẽ phải gánh đủ bi kịch của người lớn.

Chúng sẽ lớn lên ra sao với sự trống rỗng về niềm tin ở con người?
Tình dục, và tiền bạc luôn là thú vui, là tham vọng lớn của  không ít người. Nhưng nó cũng sẽ luôn mang đến bi hài kịch cho xã hội. Mà câu chuyện chiếc sừng tê giác và những người đàn bà thôn quê kia, chỉ là những nhân chứng, vật chứng xót xa.

Nếu xã hội không có tư duy quản lý đúng tầm.

Về Đầu Trang Go down
dinhvu
Khách viếng thăm




Bi hài sừng tê và những người đàn bà! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bi hài sừng tê và những người đàn bà!   Bi hài sừng tê và những người đàn bà! Icon_minitimeFri Oct 19, 2012 3:40 pm

Đời sống ở VN bây giờ toàn chuyện khôi hài cho dân nhà giầu và bi kịch thê thảm cho dân nghèo.

.

Tê giác nhồi bông mất Sừng - Trầm Bê chơi ngông mất... Trí!


1- Đây là cách viết thiệp tặng quà của các Đại gia sao? Ghi rõ tên họ người nhận và cả tên món quà tặng???!!!??? Có bao nhiêu % người Việt Nam tặng quà viết như thế này? (như kiểu mừng đám cưới: Chúc mừng trăm năm hạnh phúc - Quà 500 nghìn!?!)

“Chúc mừng tân gia gia đình anh chị Trầm Bê. Em tặng gia đình anh chị một con tê giác trắng. Mong rằng món quà này đem lại may mắn cho gia đình anh chị. Ngày 1/3/2007”.

Bi hài sừng tê và những người đàn bà! Tegiac-7e905

Nó còn đặc biệt hơn vì nội dung đề ngày 01 - 03 - 2007 được ghi trên mẫu Thiệp mừng xuất bản năm... 2012 (Cơ quan điều tra có kiểm tra được yếu tố này không, dễ thấy và đối chiếu lắm mà!)

2- Đại gia Trầm Bê mà chơi không cần xác định đồ thật hay đồ giả?!? (nói câu này nghe như bị mất...trí): "Con tê giác thật này được một người bạn của tôi tặng, dài khoảng 4 m, được trưng bày tại nhà riêng ở Trà Vinh từ năm 2008 đến nay. Con tê giác có giấy tờ hợp pháp nên tôi mới trưng bày. Chiếc sừng gắn liền với con tê giác chứ không phải là chiếc sừng rời, còn chiếc sừng là thật hay không bây giờ đã bị bọn trộm lấy cắp thì làm sao kiểm chứng được nếu cơ quan chức năng có yêu cầu."

3- Còn đây là bức ảnh và nguyên văn ghi chú trên:

Bi hài sừng tê và những người đàn bà! Te-giac
Con tê giác của ông Trầm Bê bị trộm lấy mất sừng - Ảnh: Anh Sự

Quý vị nhìn có thấy gì lạ không?!?
- Con tê giác đặt ở vị trí nào trong nhà và ở cái thế phong thủy nào vậy??? (nhìn cảnh phía sau).
- Cái nền nhà (như kiểu được lát bằng gạch giả Granit 30 x 30 cm) và cánh cửa (như cửa nhôm kính) đó là nội thất của tòa biệt thự dưới đây sao?!? Có ai tin không?

Bi hài sừng tê và những người đàn bà! 02-10ong-tram-be-mat-trom-sung-te-giac-tri-gia-hon-4-ty-dong_1
Ngôi dinh thự ở huyện Trà Cú, nơi bị mất sừng tê giác

Công an huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đang truy tìm kẻ trộm sừng tê giác tại khu đất gia đình của ông Trầm Bê (thuộc xã Hàm Giang, huyện Trà Cú).

Ngày xưa cha ông nói: Nói láo cũng phải có sách. Còn bây giờ thì... Đúng là đẳng cấp dối trá đến mức ngu xuẩn và trơ trẽn! Mà có lẽ cũng chỉ nói dối được với chính quyền... thời 3D (nói với người bình thường có lẽ không còn... răng)!

Chính quyền Việt Nam cũng phải dối trá theo thôi, băng nhóm chơi ngông cuồng với nhau bây giờ biết làm sao? chẳng lẽ để mất thể diện quốc gia và
đệ tử đi tù?!

***

Xót xa những 'hòn vọng thê' miền Tây xứ Nghệ


Nghe theo lời dụ dỗ của những kẻ buôn người, không ít phụ nữ ở các bản làng vùng cao đã từ bỏ nương rẫy, dứt bỏ mái ấm gia đình để chạy theo tiếng gọi của đồng tiền ở “miền đất hứa”. Gia đình bỗng chốc tan nát, con cái nheo nhóc, bơ vơ, người chồng bỗng chốc trở thành những “hòn vọng thê” bất đắc dĩ...


Khi tình vàng hóa bạc


Cặp vợ chồng Lương Văn Vân (sinh 1980 ở bản Cặp Chạng, Yên Tĩnh, Tương Dương) và Lương Thị Hằng (sinh 1983, Châu Thôn, Quế Phong) gặp và yêu nhau khi cùng đi đãi vàng ở đầu nguồn khe Chà Hạ. Họ kết hôn khi anh tròn tuổi 20, chị bước sang tuổi 17. Tình yêu của họ sớm đơm hoa kết trái khi một bé trai kháu khỉnh chào đời và tên gọi được ghép bằng tên của hai vùng quê: Lương Tĩnh Thôn (Yên Tĩnh - quê bố và Châu Thôn - quê mẹ). 2 năm sau, thêm một bé gái xinh đẹp chào đời, được đặt tên là Lương Phi Nhung - tên nữ ca sỹ cả hai vợ chồng mến mộ.

Tình yêu của anh Vân - chị Hằng xuất phát từ bãi vàng nhưng lại kết thúc bằng sự bạc bẽo dù trong thời gian sống chung không bao giờ người ta nghe thấy họ to tiếng với nhau. Cách đây vài tháng, chị Hằng quyết dứt bỏ người chồng đầu gối tay ấp hơn 10 năm và hai đứa con nhỏ để ra đi.

Hôm ấy, anh ra bãi đãi vàng, còn chị lên rẫy làm cỏ. Đến tối mịt không thấy vợ về, anh tất tả lên rẫy gọi khản tiếng cũng không nghe chị trả lời. Những ngày sau, anh nhờ người thân, hàng xóm đi tìm khắp nơi nhưng người vợ vẫn bặt vô âm tín. Lúc này, mọi người khẳng định chắc chắn chị Hằng đã bỏ nhà đi Trung Quốc. Sự việc được xác minh khi anh gọi điện cho một vài phụ nữ cùng bản đang sinh sống ở Trung Quốc và họ cho biết đã gặp vợ anh ở bên đó.

Bi hài sừng tê và những người đàn bà! C144028_CDV15.10-vongthe3
Anh Lương Văn Vân buồn bã kể lại chuyện vợ bỏ nhà ra đi

Giờ đây, Tĩnh Thôn đang học lớp 6, Phi Nhung lên lớp 4, anh Vân phải gửi hai cháu cho ông bà nội để hàng ngày tìm kế mưu sinh. “Nó đi, sướng khổ thế nào không rõ, nhưng không biết có khi nào nó nghĩ tới cảnh côi cút, lấm lem của hai đứa nhỏ hay không?”- bà Lương Thị Đét, mẹ anh Vân than thở. Chúng tôi hỏi anh Vân: “Bây giờ chị Hằng trở về, anh có chấp nhận không?”, qua một thoáng suy nghĩ, anh trả lời: “Về lý thì mình không thể chấp nhận. Nhưng các con còn nhỏ, chúng cần sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ nên mình cũng mong nó sớm trở về”.

Bi hài sừng tê và những người đàn bà! 20121011155151_anhem
Không biết ở “miền đất hứa”, chị Hằng có lúc nào thương nhớ đến 2 con nhỏ đang thiếu vắng sự chăm sóc của người mẹ?

Những ngày cuối thu, cái lạnh đã bắt đầu “gõ cửa” từng căn nhà ở vùng núi cao biên giới, trong đó có những căn nhà nằm chênh vênh trên dãy Pu Nhạ Thầu của huyện Kỳ Sơn. Tại đây, có căn nhà nhỏ xập xệ càng nhếch nhác, bề bộn khi hơn một năm nay thiếu vắng bàn tay và hơi ấm của người vợ, người mẹ. Chủ nhân ngôi nhà ấy là anh Moong Văn Hồng (bản Na Lượng, xã Hữu Kiệm, Kỳ Sơn), người lâu nay sống trong cảnh “gà trống nuôi con”.

Khuôn mặt đen xạm, gầy gò cùng ánh mắt vô hồn, anh Hồng nhớ lại: “Bữa đó, tôi đi rẫy mấy ngày, trở về thì không thấy vợ (chị Lữ Thị Nguyệt - PV) và con gái đầu (Moong Thị Hằng, sinh 1996 - PV) đâu nữa. Lúc đầu tưởng hai mẹ con đi chơi thăm họ hàng nhưng gọi điện hỏi tìm khắp nơi không ai hay biết. Gần tết Nguyên đán vừa rồi, cháu Hằng có gọi điện về bảo rằng nó đã bị mẹ và một số người khác lừa bán sang Trung Quốc, giờ không thể về nhà được nữa. Từ đó đến nay nó cũng không còn được gặp mẹ nữa”.

Bi hài sừng tê và những người đàn bà! C144028_CDV15.10-vongthe2
Anh Moong Văn Hồng bên các con gái nhỏ

Từ ngày vợ bỏ đi, anh Hồng phải nai lưng cuốc rẫy, làm thuê để nuôi 4 đứa con nhỏ. Thiếu vắng sự quan tâm chăm sóc của người mẹ, những đứa trẻ ấy lâm vào cảnh bữa đói, bữa no, học hành bữa được bữa mất. Riêng em Moong Văn Bún (15 tuổi, em kề Hằng) đã phải nghỉ học để theo người lớn vào Quảng Nam làm phu đãi vàng. Anh Hồng cũng đã từng vào đó làm một thời gian nhưng vì công việc nặng nhọc, thu nhập không đáng là bao, lại không đành lòng để 3 đứa con gái nhỏ sống lăn lóc, vất vưởng ở nhà nên anh lại trở về quê với các con.
...

Thay cho lời kết của phóng sự này, chúng tôi xin phép được trích mấy câu thơ trong bài “Nỗi lòng đức lang quân” (Gửi tặng những người chồng có vợ bỏ đi nước ngoài) của ông Vi Khăm Mun, nhà giáo về hưu ở bản Xiềng Líp, xã Yên Hòa (Tương Dương):

“Em đi - vợ mất, nhà tan
Thân anh “gà trống” nuôi đàn con thơ
Thương con nheo nhóc, bơ phờ
Đứa khóc thét, đứa ngồi chờ chín cơm
Đứa thì dơ bẩn tay chân
Đứa cau đôi mắt, đứa hờn lông bông
Mình anh lưng bế, tay bồng
Đứa ôm cổ, đứa níu hông “Mẹ về?”
Em đi vào cõi “bến mê”
Biến anh thành ngọn “vọng thê” giữa đời...”.



Sad Mad
Về Đầu Trang Go down
 
Bi hài sừng tê và những người đàn bà!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hát trên những xác người! Hét trên những con người!!!
» Vùng cấm và những loại “bẫy người” (RFA)
» Những con số gây choáng về người Việt
» Khi nào nên về hưu ? Những người làm việc cho đến chết!
» Thông Điệp của những người Anh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Xã Hội, Đời Sống-
Chuyển đến