Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
phải quốc quynh chuyen trong nhac bich ngắn truyện quan Saigon thuoc nguyet linh hoang Trung chẳng Chung VNCH Nhung quang sáng chất Nguyen ngam không
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Phim: VIET NAM! VIET NAM. Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Phim: VIET NAM! VIET NAM. Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Phim: VIET NAM! VIET NAM. Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Phim: VIET NAM! VIET NAM. Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Phim: VIET NAM! VIET NAM. Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Phim: VIET NAM! VIET NAM. Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Phim: VIET NAM! VIET NAM. Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Phim: VIET NAM! VIET NAM. Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Phim: VIET NAM! VIET NAM. Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Phim: VIET NAM! VIET NAM.

Go down 
Tác giảThông điệp
HungNg
Khách viếng thăm




Phim: VIET NAM! VIET NAM. Empty
Bài gửiTiêu đề: Phim: VIET NAM! VIET NAM.   Phim: VIET NAM! VIET NAM. Icon_minitimeFri Sep 14, 2012 12:20 am

Phim: VIET NAM! VIET NAM.

Phim: VIET NAM! VIET NAM. 3cd976bd37104b778b5b3b413350d319

Phim đang phổ biến trên mạng Internet tên "Vietnam! Vietnam" được cho là cuốn phim cuối cùng của nhà đạo diễn gạo cội hàng đầu của Hoa Kỳ John Ford (1894-1973).
Ông đoạt tất cả 4 giải Oscars vào năm 1973, ông nhận giải AFI Life Achievement Award cùng năm. Ford was awarded the Presidential Medal of Freedom by President Richard Nixon.

Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971.

Vào lúc đó luật pháp liên bang của Hoa Kỳ ngăn cấm chuyện trình chiếu bất cứ một phim ảnh nào do Cơ quan Truyền Thông Hoa Kỳ (United States Information Agency), trong đó có phim "Việt Nam! Việt Nam!" Cho nên phim tài liệu cuối cùng của ông John Ford đã được khóa kín trong két sắt 37 năm trời cho đến khi luật pháp được thay đổi cho phép phim được chiếu cho công chúng xem.

Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ.
- Nó cho thấy lý do mà Hoa Kỳ đổ quân vào VN vì thấy rõ ý đồ của Hà Nội là muốn xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực với sự giúp đỡ của Trung cộng.
- Nó cho thấy hình ảnh gian ác của cộng sản VN bằng lời kể của viên phi công Mỹ ở buổi họp báo khi được trả tự do là ông bị đành đập và tra tần khi bị bắt và bị buộc phải nói láo là được Hà nội đối xữ tử tế.
- Họ cho thấy hình ảnh nhân đạo của người lính Việt nam Cộng Hòa khi chăm sóc vết thương của các tù binh Việt cộng, mà nói xin lổi, mặt mày coi rất hung ác và ngu dốt, không có vẻ vì là người có văn hóa hết so với hình ảnh của người lính miền Nam.
- Rồi họ còn cho thấy cả một làng bị Việt cộng tàn sát, xác đàn bà trẻ con nằm ngổn ngang.
- Rồi trong cảnh đám biểu tình chống chiến tranh ở Sài gòn do bọn phản chiến Mỹ và Việt cộng nằm vùng tổ chức, thì có một người Hung Ga Ry nhào lại đám phóng viên truyền hình chưởi vào mặt bọn phản chiến như sau: ''Tụi bây là đồ ngu dốt mới làm chuyện này, bởi vì tụi bây không biết gì về Cộng sản hết. Mọi người dân miền Nam VN đáng được hưởng một huy chương vì đang đấu tranh chống bọn Cộng sản, và cả mọi ngừơi Mỹ đang chiến đấu nữa''. Bọn biểu tình đứng chung quanh im ru không dám nói một lời.

Phần 2 là nói về sự tranh luận của quốc hội HK và dư luận về có nên tiếp tục viện trợ cho miền Nam VN hay không? Thì có người nói chiến tranh VN là một cuộc chiến tranh không thể thắng được vì Mỹ không hiểu được người VN và nếu có thắng được HN thì liệu TC có để yên?

Tôi thích nhất lời nói nhân đạo của TT Regan là ''Liệu chúng ta có thể vẽ một lằn ranh giữa sinh mạng con người? Một sinh mạng là một sinh mạng, không thể nói 1 sinh mạng người Mỹ có thể thay thế 1000 sinh mạng người Việt'', khi ông muốn nói việc Mỹ muốn rút lui để tự quân đội miền Nam chống cộng sản.

Phần kết luận là câu hỏi của lương tâm người Mỹ là ''Liệu miền Nam VN có thể chiến đấu để bảo vệ tự do sau khi HK rút quân khi mà những họng súng của CS trong miền Nam không bao giờ ngừng nổ''.

Nên nhớ cuốn phim này được thực hiện vào lúc Hoa Kỳ đang rút quân khỏi VN, vì vậy đã bị bộ thông tin của Mỹ cấm chiếu vì không muốn dân Mỹ thấy đây là một cuộc chiến thật sự chống chế độ cộng sản giữa HK và nhân dân miền Nam VN và cộng sản Bắc Việt, vì đã lỡ nói xa lầy rồi... Vì vậy không thể nói đây là phim tuyên truyền láo khoét giống như những phim của các chế độ cs.

Đoạn phim này bị cấm vào thời đó vì nó nói lên sự thật phũ phàng dân Mỹ bị một quả lừa của Cộng sản và luận điệu nhút nhát chủ bại của một số chính khách.
Trong các lời tuyên bố đó, đáng chú ý nhất là lời của Thượng nghị sĩ Ronald Reagan " .... Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of peace could be a thousand years of darkness for generation's Viet Nam borned ."
Tạm dịch : ".... Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau."

Lời tiên đoán này, nay đã thành sự thật. !!!

Tài Liệu
(14.02.09) cuốn phim VietNam! VietNam! gồm 8 tập của Đạo Diễn John Ford (1894 -1973) . "Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971." Vì một lý do thầm kín nào đó mà Phim này nay mới được xem trên mạng internet youtube.

Thân gửi đến quý anh chị,và xin quý anh chị hãy phố biến đến quý người Việt đồng hương tỵ nạn cộng sản trên toàn thế giới.
Đinh công Đức



Vietnam! Vietnam! Tập 1 :



Vietnam! Vietnam! Tập 2 :



Vietnam! Vietnam! Tập 3 :



Vietnam! Vietnam! Tập 4 :



Vietnam! Vietnam! Tập 5 :



Vietnam! Vietnam! Tập 6 :



Vietnam! Vietnam! Tập 7 :



Vietnam! Vietnam!Tập 8 :




Bài hát VietNam VietNam, đã đuợc gần 1 triệu 3 trăm ngàn lần nghe .



Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin



Posts : 164
Join date : 20/10/2011

Phim: VIET NAM! VIET NAM. Empty
Bài gửiTiêu đề: Ba Hồn Ma Dưới Bức Tường Đá Đen   Phim: VIET NAM! VIET NAM. Icon_minitimeFri Sep 14, 2012 2:37 am

Ba Hồn Ma Dưới Bức Tường Đá Đen
Trương Tấn Thành
* * *

Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về nữ điêu khắc gia ngươì Mỹ gốc Hoa tên Maya Lin, tác giả của Bức Tường Đá Đen ở thủ đô Hoa Thịng Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong cuôc chiến tranh Việt Nam.

Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô là một sinh viên hai mươi ba tuổi ở năm cuối Đại Học Yale, cô đã đệ trình một đồ án để xây Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Mỹ chết ở Việt Nam sẽ được dựng lên tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và sau đó được trúng giải trong cuộc thi cấp quốc gia. Cô được đào tạo như là một nghệ sĩ và một kiến trúc sư. Là một người Mỹ gốc Hoa xuất thân từ một gia đình có văn hóa cao và nghệ sĩ tính. Chao của cô là trưởng khoa mỹ nghệ tại Đại Học đường Ohio. Mẹ của cô là giáo sư văn chương tại cùng đại học. Lin đưa ra lời nhận xét là:” Là con cái của người di dân, bạn có được cái cảm thức về nguồn gốc của mình từ đâu đến. Quê hương của mình là ở đâu? Và cố gắng để tạo cho mình một quê hương [mới].” Cô lấy nguồn cảm hứng cho các tác phẩm điêu khắc và kiến trúc của mình từ các nguồn văn hóa đa dạng, bao gồm từ lối tạo hình theo lối cây kiểng Nhật bản đến các kiến trúc của dân Da Đỏ Hopewell cho đến các tác phẩm tạo nên từ chất liệu bằng đất của các mỹ thuật gia của các thập niên 1960 và 1970.

Công trình nổi tiếng nhất của Lin là Bức Tường Tưởng Niệm Chiến Sĩ tử trận ở Viet Nam khắc ghi danh tính của những tử sĩ để tự bức tường nói lên ý nghĩa của cuộc chiến. Bức tường nối kết một thảm trạng xãy ra ở một vùng đất xa lạ với miền đất tại thủ đô xứ Mỹ, nơi bức tường gắn chặt xuống đất. Đồ án của cô được chọn trong số 1.400 đồ án đệ nạp, trong số đó các đề án của các kiến trúc sư nổi tiếng trên thế giới. Sự lựa chọn này lập tức làm nổi lên nhiều tranh luận không những vì đây là một đồ án được phát họa không bị gò bó theo qui thức cổ điển mà còn vì tác giả là một phụ nữ và là một người Mỹ gốc Trung Hoa. Có nhiêù người đưa ra lời phê bình chế diễu là “[ chỉ là] một tấm mộ bia khổng lồ”. Bức tường tưởng niệm naỳ được Lin giải thích là “một vết rạn nức trên trái đất”, gồm hai bức tường bằng dá hoa cương, mỗi tấm dài 246 feet, nằm ở góc nghiên 125 độ. Một bức hướng về phía Đền Kỷ Niệm TT Lincoln. bức kia hướng về phía Đền Tưởng Niệm TT Washington. Mỗi bức gồm có 70 tấm bia khắc tên hơn 58 ngàn người lính Mỹ tử trận. Tên của họ được liệt ra theo thứ tự thới gian từ 1959 đến 1975.

Công trình xây dựng này giống như một vết cắt đã thành sẹo trên khung cảnh của thủ đô nước Mỹ, được cắt không nương tay vào Khôn Viên Washington nhưng lại hiện ra một cách đầy uy nghi ở cách nó rạch ra một không gian để tr2inh bày cho công chúng niềm thống thiết và đau thương. Tập chú vào cá nhân của từng nam và nữ quân nhân đã hy sinh trong trận chiến, đài tưởng niệm còn đáp lại đúng cảm xúc của từng cá nhân du khách. Không có caí nhìn “đúng , sai” khi người ta đến với Bức Tường Tử Sĩ vì nó không muốn hô hào về chính trị hay cho những lý tưởng cuả Mỹ. Điều nó muốn nói lên duy nhất là là cái giá của chiến tranh là mạng sống của con người. Bây giờ xin được vào câu chuyện.

Nhân vật: Sam: hồn ma Hoa Thịnh Đốn, Bắc: hồn ma Hànội, và Nam: hồn ma Sàigòn. Cả ba đều là tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Không gian: dưới Bức Tường Tử Sĩ ở Hoa thạnh đốn.
Thời gian: nữa đêm khuya về sang Ngày Kỷ Niệm Chiến Sĩ Trận Vong của Hoa Kỳ.


Sam: Chào hai anh. Hôm nay được gặp hia anh ở nơi tương đài này qủa thật là đặc biệt.
Bắc: Đúng vậy. Đối với tôi đây là một dịp hiếm có.

Nam: Tôi cũng xin đồng ý với hia anh đây là dịp để chúng ta có cơ hội để lắng nghe suy nghĩ của nhau về cuộc chiến mà mình đã hy sinh.

Sam: Đối với riêng tôi, tượng đài này đã làm được việc đem lãi sự an ủi lớn lao cho các bạn đồng ngủ của tôi và cho gia đình của họ. Sau cùng, chúng tôi đã không bị quên lãng.

Bắc: Đúng như vậy. Tuy về phần chúng tôi cũng được “Tổ Quốc Ghi Công” nhưng không có được ý nghĩa lớn lao như việc được tưởng niệm này của các anh.

Nam: Vế phần tôi tuy Nghĩa Trang Quân Đội của chúng tôi không được lớn lao như xứ anh nhưng toàn cỏi miền Nam ai ai cũng đều thương tiếc những người chiến sĩ đã hy sinh cho Quốc Gia.

Sam: Nói cho cùng thì dù dưới danh hiệu nào thì chúng ta cũng đã hy sinh vì đất nước của mình. Chúng tôi là công dân của một xứ tự do, chúng tôi có thể chấp nhận hay thậm chí có kẻ làm cả chuyện từ chối việc chiến đấu nữa! Riêng tôi, tôi chấp nhận chiến đấu cho lý tưởng Tự Do và thấy việc hy sinh của mình không là vô nghĩa. Tôi chỉ buồn là vì chíng quyền không làm được việc gỉai thích cặn kẻ mục tiêu của cuộc chiến với đồng bào tôi, vì vậy đã đem lại sự bạc đải đới với những đồng đội của tôi còn sống sót và và những anh em của chúng tôi đã hy sinh trong cuộc chiến là cuộc chiến không phải là “vô nghĩa “ như đã bị thành phần phản chiến miệt thị đăt tên.

Bắc: Trong môi trưiờng bị gò rập theo khôn khổ, tôi sống ra và lớn lên trong cuộc “chiến tranh cứu nước” không có lối thaót và không có đường nào khác để sống còn. Tôi chỉ biết lên đường để “gỉai phóng miền Nam đang bị áp bức và xâm lăng”.

Nam: Còn thế hệ của chúng tôi may mắn hơn các anh được sống dưới chế độ Tự Do. Chúng tôi được bày tỏ thái độ về cuộc chiến. Cũng chính vì vậy mà một số người đã không thấy được cái tai hại khi đưa ra mặt tiêu cực của cuộc chiến làm nản lòng dân chúng và làm thiệt hại đến tinh thần chiến đấu của anh em chúng tôi.

Sam: Anh Nam à, đó cũng là sự nguy hại đưa đến sự chia rẽ ơ lớp thanh niên thế hệ tôi làm rạn nức nội bộ, chia rẽ trong dân chúng và làm suy yếu tiềnm năng chiến đấu rồi cuối cùng đưa đến sự thất bại chua cay.

Bắc: Này anh Sam, tôi xin có nhận xét là nếu các ngưòi lảnh đạo thời đó của anh có sự đánh giá chính xác về mục đích chiến đấu của mình và về tiềm năng và thực lực của phe chúng tôi thì các anh đã thắng từ lâu, tránh được sự chết choc của chúng ta.
Sam: Anh nói có lý. Baì học này cho tôi thấy rằng dù là một nước lớn, mạnh đến đâu nhưng không có một nhận thức rõ ràng về đường lối chiến đấu, không chuẩn bị tâm lý dân ở xứ mình và thu phục nhân tâm của dân ở xứ người, không nhất quán về đường lối chiến đấu từ đầu thì không htể nào đánh thắng được kẻ địch dù đó là một nước kém hơn vế mặt tài lưc đến bội phần.

Nam: Anh Sam, tôi đồng ý với thái độ quân tử mã thượng của các anh trong cuộc chiến Nam Bắc trong lịc sữ nưóc Mỹ khi xưa. Không có sự nghi kỵ và đày ải người an hem của mình khi họ đã bị thất trận. Từ đó đã đem lại được sự đoàn kết để mọi người được sống trong hoà hợp, thanh bình và ấm no. Tôi cảm thấy đua buồn và thất vọng vì caí nhình đầy thừ hằnvà thiếu tinh thần mã thượng , tình đòng bào của kẻ đã “thắng” từ người cùng giồng giống của mình!

Bắc: Giờ đây ở cỏi thế giới vô hình này không còn ai là quan, ai là lính, không còn phe naỳ hay chủ nghĩa nọ, tôi nhận thấy nhận xét đó của anh Nam thật là chí tình, chí lý. Nam: Chắc các anh cũng có nghe là thay vì một tượng đài được dựng lên để tưởng niệm các chiến sĩ không phân biệt phe , miền thì tương và mộ bia của tử sĩ mi2ên Nam chúng tôi đã bị phá huỷ trong khi đó chiêu bài “Đại đoàn kết dân tộc” lại được rầm rộ hô hào.

Sam (nhìn Bắc): Vậy sao!? Điều này làm tôi thật kinh ngạc và khó hiểu! ( trong khi đó thì Bắc đưa mắt sang hưóng khác để tránh cái nhìn đầy thắc mắc của Sam.)

Sam: Thêm một thắc mắc của tôi nữa là người ta chiến đấu để thay cái cũ, cái đở, cái xâu bằng cái mới tốt đẹp hơn nhung tôi thấy hiện trạng ở xứ các anh thì hình như lại trái hẵn, Các anh có nhận thấy vậy không?

Bắc: Theo tôi thì nước tôi bây giờ đã có nhiêu tiến bộ. Các đô thị nổi lên như nấm và khang trang tân kỳ. Đời song của dân thành thị văn minh không khác gì với các nước tân tiến trong vùng. Sự đi lại và báo chí cũng được tự do hơn…

Nam: Có lẽ anh nói đúng đó. Nhà cữa ở các đô thị thì đầy vẻ lộng lẩy khác hẵn với đời sống vẫn còn cơ cực, lạc hậu ở nơi nông thôn hẻo lánh xa xôi. Giai cấp tư bản mới của chế độ lên xe xuống ngựa, hưởng thụ tất cả những tiện nghi của thế kỷ được tập trung nơi các đô thị. Người Việt ở xứ ngoài được thoải mái về thăm, ăn chơi, đưọc khuyến khích đầu tư miễn là đừng đá động, chỉ trích gì đến chính quyền! Những điều này đều rất đúng!

Sam: Tôi thắc mắc không biết tại sao đã mấy chục năm từ khi có sư thay đổi thể chế mà nước các anh vẫn còn là một trong những nước nghèo và lạc hậu nhất thế giới và tình trạng vi phạm nhân quyền, không tự do còn bị xem là đáng quan ngại vậy? Nếu như nước nhgèo thì mọi người đều nghèo, tại sao tôi lại thấy trong khi đa số phải vật lộn để kiếm ăn hằng ngày, trẻ con, người già phải đi bán vé số trong khi có một số người “không phải là dân” lại đi xe hơi mới, nhà lầu có hai ba cái, đất đai trong tay cả chục chục mẫu, tiền trong tay cả chục triệu đô la là sao vậy?

Bắc : im lặng không trả lời.

Nam: Trước kia ở chế độ tôi cũng có tham nhũng và hối lộ và có lẽ đây là một trong những nguyên nhân làm chúng tôi bị sụp đổ. Chế độ mới với mục đích thay đổi cái dở cái xấu cũ nhưng tại sao tôi thấy hiện nay sự tham nhũng và hối lộ còn gấp trăm lần khi xưa. Đó là một trong những điều mà tôi không thể nào hiểu được. Anh Bắc có ý kiến gì không?
Bắc: im lặng không trả lời.

Nam: Hiện nay nhiều phụ nữ Việt vì nghèo túng phải chịu lấy chồng xứ ngoài và bị hành hạ, bóc lột như là kẻ nô lệ, chịu trăm bề nhục nhả. Có người bị bán rao trên internet như đồ vật hay bị trưng bày trong tủ kiến như một món hàng thật là nhục cho cả nuớc mà không thấy kẻ có trách nhiệm lên tiếng bênh vực gì cả! Anh Bắc thấy thế nào?

Bắc: (cuối đầu buồn bả) Thật ra tôi cũng rất lấy làm nhục nhả , xấu hổ và đau buồn cho thân phận của phụ nữ xứ mình đó anh à.

Nam: Có điều tôi thực sự vô cùnh kinh hoàng khi các tượng bia tưởng niệm người chết vì vượt biển được dựng lên ở các đảo tỵ nạn bị yêu cầu phá huỷ vì nó là chứng tích cho cuộc ra đi tìm Tự Do vĩ đại nhất của dân Việt . Cho dù những bia đó có bị phá hủy thì người đời vẫn xác nhận là “ Trăm năm bia đá có mòn nhưng ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” phải không anh Bắc?

Bắc im lìm không trả lời.

Nam (quay sang Sam): Anh Sam, trong cuôc chiến khi xưa, một bên là do sự lèo lái của Liên Xô, Tàu, một bên do sự cầm cương của các người lảnh đạo của xứanh. Cuối cùng vì quyền lợi của xứ anh, chúng tôi là đồng minh lại bị bỏ rơi sau khi hai bên đã âm thầm lém lút dàn xếp với nhau để người bạn của mình phải chết một cách tức tưởi làm phí đi không biết bao nhiêu là mạng thương dân và lính chiến như chúng ta là sao vậy anh?

Sam cúi đầu buồn bả lặng thinh.

Nam: Nói cho cùng, chỉ có thân phận bọn tôi là chịu nhiều thiệt thòi và cay đắng nhất. Thua trong một trận chiến gần như là không có sự được hổ trợ tương xứng do sự trở mặt của bạn và sự thiếu thống nhất và sáng suốt trong việc chỉ huy của lảnh đạo phe mình, chúng tôi đã bị thành kẻ chiến bại. Mồ mã không được yên, luôn bị kẻ thắng xem như kẻ dịc thù. Không có được một tượng bia tưởng niệm nơi quê hương của mình phải sống dật dờ nơi xứ người. Còn có nổi buồn nào lớn hơn không mấy anh? Nhìn lại thì ra ba chúng ta đều có nổi buồn riêng của phần mình.

Sam: Riêng tôi dù đã hy sinh cho nước mình nhưng tôi vẫn cản thấy buồn vì đã bị phủ nhận sự hy sinh chiến đấu ccho nước mình mãi đến ngày Bức Tường này được dựng lên để tỏ lòng tri ơn và tưởng niệm các chiến sĩ xấu số của thế hệ tôi.
Bắc: Còn tôi, trước sự thật phủ phàng đi ngược lại với những gì được hô hào khi còn chiến đấu, tôi cảm thấy buồn cho thế hệ chúng tôi và cho sự bị áp chế và nổi cơ cực của đồng bào vẫn còn dai dẳng kéo dài.

Nam: Nổi buồn của tôi có khác với hai anh. Tôi buồn vì sự hy sinh của chúng tôi đã bị phản bội bởi sư thất tín vá ich kỷ của bạn bè và sự thù hằn nhỏ nhen hiểm độc của chính kẻ cùng màu da, tiếng nói với mình.


Trời bắt đầu rạng sáng. Ba hồn ma gục đầu , nước mắt chảy dài trên má rồi từ từ tan đi theo làn sương khói.

Buổi sáng hôm đó người viếng Bức Tường đầu tiên là bà mẹ của Sam. Khi bà đặt bó hoa dưới tên con mình, bổng bà chợt thấy sương phủ trên mặt đá hoa cương lạnh đen bóng tụ thành nước chảy ràn rụa như nước mắt xuống ngang qua tên con mình được khắc: Sam America. Dòng nước rớt xuống đọng ở ba chỗ. Bà còn nhận thấy một điều rất kạ là chỗ nằm ở hướng Nam thì nước lại đọng nhiều hơn ở hai chỗ kia.

- viết lại tháng Ba , 2010





Về Đầu Trang Go down
https://thntsaigon.forumvi.com
 
Phim: VIET NAM! VIET NAM.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phim Việt Nam - Lệ Phí Tình Yêu 2012
» Bụi Đời Chợ Lớn - Phim của Việt kiều Mỹ bị cấm chiếu ở VN
» Điện Ảnh Việt Nam Trước 1975 - Phim Người Cô Đơn (1972)
» Vượt Sóng - phim về 2 triệu người Việt chết trên biển
» Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Chính Trị-
Chuyển đến