Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
hoang phải Saigon ngam nguyet Nguyen quang Nhung chuyen linh không VNCH Chung sáng chẳng thuoc quốc chất ngắn bich trong Trung quynh quan nhac truyện
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn   quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeSun Aug 26, 2012 1:46 am


Đôi Mắt Người Sơn Tây của nhà thơ Quang Dũng
- Nàng là ai?


Bài thơ “Đôi Mắt Người Sơn Tây” của Quang Dũng, được người yêu thơ thuộc nằm lòng. Quang Dũng là nhà thơ thời tiền chiến có nhiều bài thơ hay, trữ tình như: Tây Tiến, Đôi bờ… nhưng Đôi mắt người Sơn Tây là một bài thơ được nhiều người ái mộ. Bài thơ như nói lên cuộc gặp gỡ đượm màu chia ly giữa nhà thơ với người con gái trong thời loạn lạc, một thoáng quen nhau và chia tay giã biệt – một cuộc tình buồn ngắn ngủi:

Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến mới ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

Như vậy người con gái nầy chắc hẳn ở Sơn Tây, và đã gặp nhà thơ? Nhưng nàng là ai, tên gì, làm gì, ở đâu? Nhiều giai thoại cho rằng Quang Dũng quen người con gái Pháp (vì có câu “Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương”?) nhưng Tây Phương cũng là địa danh của tỉnh Sơn Tây ngày ấy (nay là tỉnh Hà Tây) với ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng (bài thơ Mười hai vị La Hán ở chùa Tây Phương của Huy Cận).

quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Image004
Quang Dũng (1921-1988)

Trong lịch sử thi ca đã có nhiều thiếu nữ làm ngẩn ngơ bao người thưởng ngoạn, luôn cả các văn nhân thi sĩ như chuyện của nàng T.T.Kh tác giả bài “Hai sắc hoa Tigôn”, hay hình ảnh người con gái trong “Tống biệt hành” của Thâm Tâm (…Em nhỏ thơ ngây đôi mắt biếc- gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay…) đã làm các nhà phê bình tốn bao nhiêu giấy mực. Thời kháng chiến ngoài những bài thơ trữ tình kể trên, Quang Dũng còn có những bài thơ khác cũng hay như bài Những Làng đi qua:

Những làng trung đoàn ta đi qua
Tiếng quát dân quân đầu vọng gác
Vàng vọt trăng non đêm tháng chạp
Nùn rơm khói thuốc bạch đầu quân

Quang Dũng là người đa tài, có thời gian nhà thơ sống bằng nghề vẽ tranh, làm nhạc công cho gánh hát… Trong kháng chiến, có lần Quang Dũng tham dự cuộc triển lãm hội họa với bức tranh tựa đề: Gốc Bàng. Ông còn soạn cả nhạc nữa, bài “Ba Vì mờ sương” được nhiều người hát trong thời kháng chiến:

Ba Vì mờ cao
Làn sương chiều xa buông
Gió về hương ngát thơm
Đưa hồn về đâu…?

Trở lại chuyện Người con gái Sơn Tây, theo nhạc sĩ Phạm Duy (bạn học của Quang Dũng ở trường Thăng Long Hà Nội - Quang Dũng ngồi sau Phạm Duy hai hàng ghế, người to con nhưng rất hiền) kể lại, lúc Quang Dũng còn là đại đội trưởng trung đoàn Tây Tiến đóng quân ở Hoà Bình. Vừa được nghỉ phép, về thăm gia đình ở Phùng thuộc tỉnh Sơn Tây, anh tạt qua nơi có tên là kinh Đào ở gần chợ Đại, thăm người tình cũ tên là Nhật. Người tình nầy, còn có một mỹ danh nữa là Akimi, nàng có hàng cà phê trong vùng cách mạng mà ông thường hay ghé uống. Nàng chính là người đẹp Sơn Tây, nguồn cảm hứng dạt dào cho Quang Dũng viết bài Đôi mắt người Sơn Tây, ông đã tặng nàng bài thơ có câu:

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương

Akimi Nhật sống cùng mẹ, trong cái quán nước đơn sơ nầy, nhà thơ thường hay lui tới, có lần Quang Dũng sáng tác ngay một bài thơ ca ngợi nàng và dán lên vách nứa:

Tóc như mây cuốn, mắt như thuyền
Khuấy nước kênh đào sóng nổi lên
Ý nhị mẹ cười sau nếp áo
Non sông cùng đắm giấc mơ tiên…
(Đây là bài thơ mới phát hiện sau nầy do chính bà Nhật – định cư ở Hoa Kỳ cung cấp).



Qua thơ, người thưởng thức vẫn thấy một bóng hình đẹp, lãng mạn của người con gái, tuy rằng không thấy mặt…?  Có lần Phạm Duy cùng Quang Dũng đi xe đạp về chợ Neo, hai người chạy song song trên đường làng. Thi sĩ kể về mối tình của mình với người đẹp Akimi và đọc lên bài thơ tặng nàng:

Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai
Sông kia từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi gió heo về một sớm mai
(Đôi bờ)

Sau nầy, chiến tranh lan rộng, Akimi theo mẹ về thành bỏ lại người xưa… tan vỡ một mối tình…
Tới 1954, nàng di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn, một thời là kiều nữ của nhà hàng Tự Do, đến 1975 sang Mỹ định cư. Nàng đi để lại cho Quang Dũng một nỗi nhớ ơ hờ chỉ biết:

Bên nầy đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào…

Bài thơ càng nổi tiếng như cồn ở Miền Nam, khi cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc qua cung thứ rất hay. (Bài hát nầy chỉ qua giọng truyền cảm của nam danh ca Duy Trác mới thể hiện nổi). Có người ngạc nhiên khi thấy ông phổ một lượt tới hai bài thơ trong đó: đoạn đầu ad lib lại lấy Đôi Bờ, phần sau là phần chính, phổ từ bài Đôi mắt người Sơn Tây, rất độc đáo, rất hiếm trong âm nhạc.



Chính người đẹp Akimi, là nguồn cảm hứng dạt dào cho những bài thơ bất tử của Quang Dũng và Phạm Đình Chương là người có công đã chấp cánh tiếp cho thơ Quang Dũng bay cao, bay xa mãi trong lòng người…

Hai bài thơ của Quang Dũng:

Đôi Bờ

Thương nhớ ơ hờ , thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lơp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm heo về một sớm mai
Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự
Bên này em có nhớ bên kia
Giăng giăng mưa bụi qua phòng tuyến
Quạnh vắng chiều sông lạnh bến tề
Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa
Ðêm đêm sông Ðáy lạnh đôi bờ
Thoáng hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ
Xa quá rồi em người mỗi ngả
Bên này đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?

Đôi Mắt người Sơn Tây

Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?
Mẹ tôi, em có gặp đâu không
Bao xác già nua ngập cánh đồng
Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông!
Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn!
Đất đá ong khô nhiều suối lệ
Em đã bao ngày lệ chứa chan?
Đôi mắt người Sơn Tây
U ẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây
Tôi gửi niềm nhớ thương
Em mang giùm tôi nhé
Ngày trở lại quê hương
Khúc hoàn ca rớm lệ
Bao giờ trở lại làng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta?

Nguyễn Duyên
(Nguồn: phongdiep.com)
.
Về Đầu Trang Go down
vnguyen
Khách viếng thăm




quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn   quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeWed Dec 24, 2014 2:10 pm




Sơn Tây & Văn hóa xứ Đoài của Quang Dũng

PHẠM VŨ


Bốn vùng văn hóa: bốn xứ Đông-Đoài-Nam-Bắc


Giữa lòng miền đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của nền văn minh sông Hồng, nền văn hóa Việt cổ , có vùng văn hóa Thăng Long-Hà Nội , và chung quanh bốn phương tám hướng có bốn vùng văn hóa Đông Đoài Nam Bắc  đã làm nên đại vùng văn hóa Bắc Bộ Việt Nam ngàn năm.

Người Thăng Long xưa tự hào mình là người Kẻ Chợ  và gọi những kẻ từ khắp nơi khắp chốn đến với kinh đô, là dân tứ xứ  ( Đông Đoài Nam Bắc  ) hay dân tứ trấn (Hải Đông, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc) hay dân tứ chiếng (chữ "chiếng" đọc trại từ chữ trấn  mà ra) với sắc thái xem thường (nhiều hay ít) : "trai tứ chiếng, gái giang hồ".

Rời Thăng Long, đi theo hướng tây-đông rồi nam-bắc, chúng ta sẽ lần lượt làm quen với bốn vùng văn hóa gọi theo người xưa là : xứ Đông, vùng đất của các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, lên một chút là Hải Phòng, xuống một chút là Thái Bình ; xứ Nam là vùng đất của Hà Nam, Nam Định, xuống một chút là Ninh Bình ; và xứ Bắc, vùng đất của Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay. Và

Văn hóa xứ Đoài, từ trung du đến đồng bằng Bắc Bộ

ĐOÀI là tên một quẻ trong Bát quái, thường chỉ hướng Tây. Vì thế Xứ Đoài (xứ Tây) có Phú Thọ, Vĩnh Phúc ở phía bắc, Hà Đông - Sơn Tây ở phía nam, tiếp giáp Thăng Long - Hà Nội. Phú Thọ - Vĩnh Phúc là đất trung du, nơi gặp gỡ của ba dòng sông lớn: Hồng, Lô, Đà, nơi có kinh đô Phong Châu của vua tổ Hùng Vương, nơi người Việt cổ tổ tiên ta, con cháu rồng Lạc tiên Âu, đã dựng nước Văn Lang rồi Âu Lạc, đã sáng tạo nên những trống đồng, thạp đồng to đẹp, tượng trưng cho một văn hóa Đông Sơn hay văn hóa Lạc Việt, hay văn minh sông Hồng cách nay trên dưới ba ngàn năm.

Từ lâu dân ta vẫn luôn tâm niệm:

"Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba".


quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Nuibavi

SƠN TÂY

Là một thị xã trực thuộc thủ đô Hà Nội. Do địa bàn sinh tụ nên địa danh này luôn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của khu vực phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội.

- Theo thư tịch cổ thì tên Sơn Tây xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1469, đó là trấn sở Sơn Tây đóng ở xã La Phẩm, huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai (nay thuộc, Tản Hồng, Ba Vì, Hà Nội), thời đó gọi là Sơn Tây Thừa Tuyên. Đến thời Lê Cảnh Hưng do bị ngập lụt, nước làm lở thành, trấn sở được dời về xã Mông Phụ, huyện Phúc Lộc, phủ Quảng Oai (nay thuộc xã Đường Lâm).

Theo Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu thì: "Năm Minh Mệnh thứ 12 (1832), chia hạt gọi là tỉnh Sơn Tây. (Đặt chức Sơn Hưng Tuyên Tổng đốc, cai trị các hạt Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang; tỉnh lỵ trước ở xã Cam Giá (làng Mía) huyện Phúc Thọ, năm Minh Mệnh thứ 3 dời đến xã Thuần Nghệ, huyện Minh Nghĩa (nay (tức năm 1890) là huyện Tòng Thiện))."

- Năm 1831, Minh Mạng cải cách hành chính, giải thể Bắc Thành, đổi các trấn thành tỉnh, trấn Sơn Tây đổi thành tỉnh Sơn Tây. Thành trấn Sơn Tây cũ trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Sơn Tây.
...

- Ngày 1 tháng 7 năm 1965 tỉnh Sơn Tây nhập với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây. Thị xã Sơn Tây mất vị trí tỉnh lỵ vào tay thị xã Hà Đông và nhiều lần sát nhập vào Hà Sơn Bình (1975-1978), Hà Nội (1978-1991), Hà Tây (từ 1991).

- Thị xã Sơn Tây được công nhận là đô thị loại III ngày 30 tháng 5 năm 2006 và đã được thủ tướng chính phủ ký quyết định nâng cấp lên thành phố Sơn Tây trực thuộc tỉnh Hà Tây ngày 2 tháng 8 năm 2007.

- Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Sơn Tây được nhập về thủ đô Hà Nội. Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ ra nghị quyết chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây trực thuộc Hà Nội.

Danh Thắng Sơn Tây

. Chùa Mía

Chùa Mía là danh lam nổi tiếng xứ đoài, có hiệu là “Sùng nghiêm tự” cách thủ đô Hà Nội chừng 45km về phía Tây. Chùa được xây dựng trên một quả đồi nằm giữa làng Đông Sàng, ...

. Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam

Là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc gia, nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam Địa chỉ: Đồng Mô, thị xã Sơn Tây.

. Tuyệt đẹp giếng cổ đá ong Đường Lâm

Hiếm có ngôi làng nào ở xứ Đoài lại nhiều giếng như Đường Lâm

. Về làng cổ Đường Lâm

Trải qua bao thăng trầm, Đường Lâm vẫn lưu giữ hình ảnh của một ngôi làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, giếng nước, ao sen...

. Sơn Tây - vùng đất 'địa linh, nhân kiệt'

Nằm ở phía tây Hà Nội, Sơn Tây được biết đến như trung tâm của một vùng văn hoá có núi Tản, sông Đà, là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”.

. Sơn Tây làng cổ, thành cổ

Là vùng đất cổ của người Việt, Sơn Tây quê hương của Phùng Hưng và Ngô Quyền, có nhiều di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng. Khi mà tốc độ đô thị hóa đang tàn phá gần hết những nét văn hóa ...

quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Aqd

. Nhà thơ Quang Dũng (1921 – 1989)

Tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Năm 1947, đại đôi trưởng đòan quân Tây tiến.

Hoạt đông văn nghệ ở Liên Khu III thời kháng chiến. Sau 1954, sống như một kẻ vô danh tại miền Bắc. Mất ngày 13.10.1988 tại Hà Nội.

Ông là người rất hiền từ, chan chứa tình người như đã thể hiện qua những bài thơ của ông. Quang Dũng vừa cầm bút, vừa cầm súng, ông từng là đại đội trưởng của Trung Đoàn Thủ Đô trong công cuộc kháng chiến chống Pháp. Những tác phẩm nổi tiếng của ông trong thời kỳ này là Đôi Mắt Người Sơn Tây (Hoa Thanh Bình), Đôi Bờ, Tây Tiến, Những Làng Đi Qua... Trong kháng chiến, ông cũng tham dự một cuộc triển lãm hội hoạ với một bức tranh tựa đề Gốc Bàng. Ông cũng soạn nhạc, bài hát Ba Vì được dân chúng trong vùng kháng chiến hát trong nhiều năm. 

.
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn   quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeMon Jan 26, 2015 11:05 am


Em mãi là hai mươi tuổi - Quang Dũng


NMC: Khi Ta hai mươi bạn ơi... Cái tuổi thật đẹp... Nhưng đối với nhà thơ Quang Dũng, nàng bao giờ cũng ở tuổi hai mươi, yêu anh hào hiệp. Một bài thơ khó quên cho những người nay không còn là tuổi hai muơi. Em mãi là hai mươi tuổi, Ta mãi là mùa xanh xưa, Giữ trọn tình người cho đẹp...





Em mãi là hai mươi tuổi
Thơ: Quang Dũng
Nhạc: Phạm Trọng Cầu

(bài thơ "Không đề")

Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Những cây ổi thơm ngày ấy
Và vầng hoa ngâu mưa thu
Tóc anh đã thành mây trắng
Mắt em dáng thời gian qua

Ngày nay ngày nay
Chuyện đẹp qua đi
Thời gian gấp ruổi
Còn lại chúng ta
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Giữ trọn tình người cho đẹp

Ơi! Con đường xưa
Những mùa trút lá
Cành bàng mồ côi
Cổng cũ rêu phong
Ý đợi người

Ơi! Con đường xưa
Men vườn ổi thơm
Em tuổi hai mươi
Yêu anh hào hiệp

Bỏ em anh đi
Đường hai mươi năm
Dài bao chia ly
Có những vợ chồng

Không là trăm năm
Mà tình thương yêu
.....

Sông ơi! Dài sao
Rộng ơi! Biển cả
Thôi em nước mắt
Đừng rơi lã chã!

Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Giữ trọn tình người cho đẹp

Quang Dũng


quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Ngau4
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn   quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeMon Jan 26, 2015 4:10 pm


Các giai thoại về nhà thơ Quang Dũng

Thy Nga, phóng viên đài RFA


Đêm nay, Thy Nga mời quý vị nghe chương trình thơ nhạc về Quang Dũng nhân giỗ thứ 19 của thi sĩ. Ông từ trần vào ngày 14 tháng 10, 1988 tại Hà Nội.

quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Nhathoquandungtre150b 
Nhà thơ Quang Dũng lúc 32 tuổi.
Hình do Nhạc sĩ Trịnh Hưng cung cấp.

Thơ Quang Dũng không nhiều nhưng có các bài được coi là tuyệt tác trong thi đàn Việt Nam như “Tây tiến”, “Đôi bờ”, “Đôi mắt người Sơn Tây”. Các bài thơ này chiếm được sự mến mộ của rất nhiều người, và được các nhạc sĩ danh tiếng lựa chọn để phổ.

Nhà thơ tên thật là Bùi Đình Dậu, tức Bùi Đình Diệm, chào đời năm 1921 tại huyện Đan Phượng ở ven sông Đáy.

“Đường ấy, dừa trăng như cổ tích đường vào những truyện thuở ngày xanh đường qua bến lội ngang người cát biển thuỷ triều dâng mặn nước lành …”
( trích bài thơ “Đường trăng” )

Thân phụ ông được dân trong vùng gọi là Cụ Tổng, và trong ngôi nhà của gia đình, Quang Dũng có căn buồng mà từ khung cửa sổ, nhìn ra núi Ba Vì xa xa. Sông núi và vùng trời ấy, người đọc thơ Quang Dũng thấy hình ảnh và sắc màu giàn trải trong rất nhiều bài thơ của ông.

Bắt đầu làm thơ vào năm 16 tuổi với bài “Chiêu Quân”. Các bài thơ tình kế tiếp là “Cố quận”, “Suối tóc”, “Buồn êm ấm” … Nhưng rồi, cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ! Như hầu hết thanh niên thời đó, nhà thơ này đáp lời non sông, lên đường chiến đấu. Một người thân thiết với ông thời kháng chiến là nhạc sĩ Trịnh Hưng, kể lại:
“Văn thơ giỏi này, nhạc giỏi này, đàn cổ nhạc giỏi lắm. Quân sự cũng giỏi. Là một thanh niên yêu nước ghê gớm lắm! Sang Tàu học, đỗ trường Hoàng Phố ra. Việt Minh khởi nghĩa mới nhận anh ấy vào làm Đại Đội trưởng.

Anh ấy quân sự giỏi mà cầm kỳ thi họa đủ hết. Tài ba nhiều thứ lắm, mà người cao lớn, đẹp trai. Thời kháng chiến, người ta nhìn anh ấy là một thần tượng vì vẻ đẹp nam nhi hùng tráng, có nhiều tài mà nói chuyện có duyên nữa. Được mọi người coi là thần tượng nhưng anh ấy là người đứng đắn, tử tế.”


Thy Nga : Về cái tên Quang Dũng do đâu mà có, nhạc sĩ Trịnh Hưng cho biết:

Trịnh Hưng : Lúc bấy giờ, anh ấy mới hai mươi tuổi, đi hoạt động đảng phái chống Tây. Khi đó, mấy ông Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Khái Hưng, Hoàng Đạo vào đảng Đại Việt hết để chống Tây.

Ông Quang Dũng lên Việt Bắc giúp con một người công chức đặc trách tỉnh đó, là cô Loan. Là gái mới, lại thấy ông này đẹp trai, học giỏi thành ra cô ấy yêu ông này ghê gớm lắm. Nhưng Quang Dũng lại không dám chuyện tình cảm vì sợ đang hoạt động trong đảng, hai nữa là thấy việc chống Tây chưa thành công, nên từ giã cô ấy, sang tỉnh khác hoạt động thì bị Mật thám Tây bắt, vì thế đảng mới đưa ông qua Tàu. Sang Tàu, ông ấy học trường Hoàng Phố.

Ông ấy vào đảng Đại Việt là để đánh Tây chứ ông ấy chẳng có chủ nghĩa gì cả. Sang Tàu thì gặp Hoàng Sâm sau về làm tường mới nâng đỡ Quang Dũng chứ ông ấy thuộc đảng khác mà về thì đảng Cộng sản đâu có dùng!

Trong lúc Quang Dũng ở bên Tàu thì tại Việt Nam, Nhất Linh viết lại mối tình cô Loan yêu ông ấy nhưng nói tên ra thì sợ không được, thành ra mới đổi tên là Dũng. In cuốn sách ra, Nhất Linh gửi cho ông ấy bên Tàu. Thấy đề tên là Dũng, ông ấy thích quá, mới bảo “Anh Tường Tam đặt cho mình cái tên Dũng hay lắm, bây giờ phải tìm một cái họ mà phải là họ nào anh hùng, hạp với tên Dũng cơ.”

Thì mẹ ông ấy họ Trần, ông ấy cũng thấy cụ Trần Hưng Đạo là người anh hùng, nên lấy họ Trần. Bây giờ phải thêm tên đệm, ông ấy nghĩ mãi ra cái tên “Quang” nên lấy tên là “Trần Quang Dũng”. Có tên Quang Dũng từ khi ông ấy ở bên Tàu.

Từ bên Tàu về qua Yên Bái, ông ấy gặp cô Bùi thị Thạch thì lấy làm vợ. Quang Dũng làm Đại đội trưởng nhưng Đảng Cộng sản họ ghét đảng khác lắm thành ra ông bị thất sủng. May mà còn sống chứ như mấy người đảng khác là chết đấy, bị thủ tiêu luôn. Khái Hưng bị Cộng sản giết.


Thy Nga : Thế mà lúc trước lại không dám gắn bó, y như Dũng trong truyện “Đoạn tuyệt” của Nhất Linh. Rồi sau, Quang Dũng có gặp lại Loan không anh?

Trịnh Hưng : Loan có chồng con nhưng hằng năm, vẫn đến thăm ông ấy, thổi cơm cho ông ấy ăn. Khi người ta hỏi, Quang Dũng bảo là “Đây người tình cũ, nàng ấy cho ăn cá kho lá gừng.

Thế rồi, mùa lạnh, Loan thấy ông ấy rét quá, đắp cái chăn, kín đầu thì hở chân, mà kín được chân thì hở đầu. Thì cô ấy có cái áo khoác đẹp mới tinh, tặng Quang Dũng mặc cho đỡ lạnh. Áo khoác này là nhất đấy, ngoài Bắc không ai có cả.

Rồi ông ấy đi tàu hỏa thế nào mà bị ăn cắp mất. Ông ấy bảo tiếc quá, không vì cái áo mà tiếc vì cái tình. Sau, ông ấy làm bài thơ “Không đề” đó.


Thy Nga : Bài thơ này viết vào năm 1970 khi Quang Dũng lâm vào cảnh khốn khó đã 16 năm trời. Nhớ lại kỷ niệm đưa Loan đi chơi vườn ổi, Quang Dũng muốn níu giữ mãi cái tuổi thanh xuân ấy

“… Em tuổi hai mươi yêu anh hào hiệp

Bỏ em, anh đi Đường hai mươi năm dài bao chia ly Có những vợ chồng không là trăm năm mà tình thương yêu Sông ơi, dài sao rộng ơi, Biển cả Thôi em nước mắt đừng rơi lã chã” ( trích bài thơ “Không đề” ) Trong cảnh máu lửa, tâm hồn lãng mạn của chàng trai trẻ vẫn thể hiện qua các câu thơ. Như trong bài “Tây tiến” viết năm 1948, giữa những câu thơ hào hùng, lại có các câu man mác như “Trôi dòng nước lũ, hoa đong đưa” và bi tráng pha chất lãng mạn như

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Đây chính là câu thơ gây khốn khổ cho ông sau này …

Rong ruổi chinh chiến, một buổi trưa nắng gắt, ông dừng chân, ghé vào cái quán xiêu vẹo bên đường. Quán này do cô Atimi đi tản cư, mở ra để sống qua ngày. Cô là người Việt và sở dĩ có cái tên Nhật là vì trước đó ở Hà Nội, cô là gái nhảy trong một nơi ăn chơi của sĩ quan Nhật. Thương cho hoàn cảnh sa sút của cô gái nổi tiếng thời trước, Quang Dũng đề bài thơ “Quán bên đường”.


Đến năm 1948, Quang Dũng viết bài “Đôi bờ”, bài thơ mà đã gắn liền với tên tuổi của ông:

“Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai? Sông xa từng lớp lớp mưa dài Mắt kia em có sầu cô quạnh Khi chớm heo về một sớm mai

Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự Bên này em có nhớ bên kia Giăng giăng mưa bụi qua phòng tuyến Quạnh vắng chiều sông lạnh bến tề

Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa Đêm đêm sông Đáy lạnhđôi bờ Thoáng hiện em về trong đáy cốc Nói cười như chuyện một đêm mơ

Xa quá rồi em, người mỗi ngả Bên này đất nước nhớ thương nhau Em đi áo mỏng buông hờn tủi Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?”

Qua năm sau là năm 49, Quang Dũng viết về hoàn cảnh ly loạn nơi quê nhà, qua bài “Đôi mắt người Sơn Tây”. Đôi mắt này, rất nhiều người cho là của cô nào đó mà Quang Dũng yêu; nhưng thật ra, ông viết cho cô em ruột, là người có đôi mắt rất đẹp.

Một nhạc sĩ danh tiếng, có quê ngoại ở Sơn Tây, là Phạm Đình Chương đã phổ ý bài thơ ấy. Mời quý vị thưởng thức bài “Đôi mắt người Sơn Tây” do chính nhạc sĩ Phạm Đình Chương trình bày

“Đôi mắt người Sơn Tây”…

Có một điều Thy Nga được nghe thuật lại, là sau này … vào thời điểm khác nhưng tình cảnh ly tan chẳng mấy khác. Sau biến cố tháng Tư 1975, nhiều người Việt phải rời quê hương, đi lánh nạn. Những ngày chân ướt chân ráo trên xứ lạ, họ đã nghe đi nghe lại bài “Đôi mắt người Sơn Tây” tới nhão cả cuốn cassette truyền tay nhau.

Đến đây, Thy Nga xin tạm dừng câu chuyện về nhà thơ Quang Dũng. Mời quý vị đón nghe phần tiếp theo, vào chương trình kỳ tới.

2007 Radio Free Asia
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn   quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeSun Dec 18, 2016 12:04 am

quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Nho-tet-xua-voi-nha-tho-quang-dung-1

Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn

Trần Thảo (Danlambao) - Tôi không nhớ mình đến với thơ của nhà thơ Quang Dũng từ khi nào, nhưng tôi nhớ rõ đó là bài thơ Đôi Mắt Người Sơn Tây của ông, và bài thơ gây ấn tượng mạnh trong tôi ở những câu:

Vừng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn tây phương
Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương.

Trước đó, Lưu Trọng Lư với bài thơ Một Mùa Đông, diễn tả "Đôi mắt em lặng buồn, nhìn thôi mà chẳng nói", và sau này với Nguyên Sa "Đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình, để anh giận sao chả là nước biển", tôi đã rất thích lối diễn tả đó rồi, nhưng khi chạm với "Mắt em dìu dịu buồn tây phương" thì tôi mới thực sự sửng sốt, bởi vì tôi chưa thấy ai diễn tả đôi mắt một cách tình tứ và linh động như thế. Có lẽ bị ám bởi câu thơ này của nhà thơ Quang Dũng mà trong đời tôi, tôi đặc biệt có cảm tình với những người con gái có màu mắt nâu, lai tây phương. Điều thú vị là rất nhiều người đã nghĩ rằng cái nhân vật "em", người có đôi mắt đẹp tây phương trong bài thơ ĐMNST, hẳn là một bạn gái tri kỷ nào đó của Quang Dũng, nhưng tất cả đã lầm, bởi chính nhà thơ có lần tiết lộ, đó là hình ảnh của một người em gái rất đẹp trong gia đình của ông.

Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Dậu, sau này vì thiếu tuổi đi học, phải mượn tên của người anh họ là Bùi Đình Diệm. Ông sinh năm 1921 ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây. Hà Tây là hai chữ ghép của Hà Đông và Sơn Tây. Hà Đông và Sơn Tây cách nhau bởi con Sông Đáy, chính là địa danh hay xuất hiện trong thơ của ông.

Quang Dũng là người rất cao lớn, đẹp trai. Nhà văn Xuân Vũ đã diễn tả sự bự con của Quang Dũng bằng một ví von rất vui. Ông Xuân Vũ so sánh "Nếu tôi đứng sắp hàng sau lưng Quang Dũng trong cửa hàng mậu dịch thì chắc chắn cô nàng mậu dịch viên sẽ không thể nào thấy tôi."

Nhạc sĩ Trịnh Hưng, tác giả của Lối Về Xóm Nhỏ, bạn thiếu thời của Quang Dũng, cho biết Quang Dũng là người đa tài. Thơ nhạc hoạ gì ông cũng giỏi, lại thêm tính tình phóng khoáng, nên bạn bè rất thương mến ông. Trong đời Quang Dũng có hai niềm đam mê, có khi còn hơn cả ham thích thơ nhạc hoạ, đó là thích đi đó đi đây và kết bạn. Điều này giải thích cho việc năm 1941, ông mới 20 tuổi, đã nổi máu giang hồ vặt, nhảy tàu lửa đi tuốt qua bên Quảng Châu, Vân Nam. Không rõ trong một dịp nào mà trong chuyến đi này ông đã gặp những nhân vật đầu não của Đảng Đại Việt như Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Hoàng Đạo, Nguyễn Hải Thần v.v... ở Liễu Châu, tỉnh Vân Nam. Với tính cách của Quang Dũng, chúng ta có thể hiểu được trong đầu óc của chàng thanh niên hai mươi ấy chắc chắn có những suy tư về tình trạng nô lệ của nước nhà dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Chàng tuổi trẻ hào kiệt ấy đâu có biết gì về đảng phái chính trị, nhưng bầu máu nóng ấy nếu có người khơi gợi, chắc chắn sẽ đáp ứng tức thì. Theo lời nhà văn Tô Hoài thì thời gian ấy Quang Dũng bị thu hút bởi tài năng của Nhất Linh, nhưng sau đó ông thấy Nhất Linh và Nguyễn Hải Thần chả làm được gì nên Quang Dũng không quan hệ với nhóm Đại Việt nữa. Và cũng trong thời gian ở Quảng Châu, ông đã theo học và tốt nghiệp trường quân sự Hoàng Phố, nơi đã từng đào tạo khá nhiều sĩ quan quân sự cho Việt Minh, sau lên cấp tướng như Nguyễn Sơn, Hoàng Sâm v.v...

Trước khi viết về những hoạt động chính trong đời của Quang Dũng, thiết tưởng cũng nên cùng các bạn tìm hiểu xem cái tên Quang Dũng của nhà thơ từ đâu mà có. Nhiều giai thoại về cái tên Quang Dũng, tôi quả tình không biết sự thật ở đâu, xin được ghi hết ra để mọi người có thể am tường.

Giai thoại thứ nhất do nhạc sĩ Trịnh Hưng kể lại. Rằng ông Nhất Linh rất mến Quang Dũng, khi Quang Dũng còn ở bên Trung Quốc, thì ông Nhất Linh ở Việt Nam đã viết hai cuốn tiểu thuyết Đôi Bạn và Đoạn Tuyệt, và nhân vật Dũng và Loan chính là lấy hình ảnh của anh chàng to con Bùi Đình Diệm và cô Loan, một cô gái có thật, con gái của một công chức ở vùng Việt Bắc, đã từng yêu say đắm nhà thơ, nhưng nhà thơ vì chí tại muôn phương nên chưa đáp lại. Ông Nhất Linh đã gửi hai tác phẩm này qua Tàu để tặng cho Bùi Đình Diệm. Khi nhận được, nhà thơ trẻ này đã thích thú vì cho rằng Nhất Linh đã chọn cho mình cái tên Dũng hay quá, rồi ông nghĩ phải chọn cho mình một cái họ mới có tính cách anh hùng. Vì họ ngoại của ông là họ Trần, và ông cũng ái mộ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, nên thêm vào chữ lót Quang nữa, từ đó ông có tên là Trần Quang Dũng.

Giai thoại thứ hai, do bà Đào Thị Nhung cung cấp, cho rằng Bùi Đình Diệm khi ở vùng Tây Bắc trong trung đoàn Tây Tiến vì nhớ con trai nên đã lấy tên của con là Quang Dũng làm bút hiệu khi làm thơ. Sau này khi con trai tới tuổi đi học phải đổi tên khác là Bùi Quang Vĩnh.

Dù giai thoại nào đúng với sự thật thì cũng chả có gì quan trọng, nhưng những giai thoại này cũng tạo thêm nét huyền hoặc, mờ mờ ảo ảo vốn đã dàn trải trong thơ của ông.

Quang Dũng trở về Việt Nam. Vào thời điểm Việt Minh lợi dụng cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim của công chức Hà Nội, biến thành cuộc nổi dậy cướp chính quyền, và đã thành công tạo nên cuộc Cách Mạng Tháng Tám 1945 với cờ sao rực đỏ phố phường. Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, mong mỏi quê hương thoát vòng nô lệ của thực dân, phát xít, Quang Dũng và cả một thế hệ trẻ Việt Nam đã lăn xả vào công cuộc cứu nước chung, nào có ý thức gì về những âm mưu được giấu kín sau những nụ cười khích lệ, những lời cổ võ của những tên cai thầu chính trị cộng sản. Như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện viết:

Nhưng rồi một sớm mùa Thu mùa Thu trở lại
Tuổi hai mươi mắt nhìn đời trẻ dại
Ngỡ cờ sao rực rỡ
Tô thắm màu xứ sở yêu thương
Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường
Hung bạo phá bờ kim cổ
Tiếng mối rường rung đổ chuyển non sông
Mặt trời sự sống
Thổ ra từng vũng máu hồng...

Năm 1945 là năm Quang Dũng tốt nghiệp Ban Trung Học của trường Thăng Long và đi dạy tư ở Sơn Tây kiếm sống, nhưng vào ngày 19 tháng 8 năm 1945, ông đã bỏ tất cả để gia nhập quân đội. Vai trò đầu tiên của ông là phóng viên tiền phương của báo Chiến Đấu. Đến năm 1947, ông được gửi đi học ở trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khóa học, ông được bổ về làm đại đội trưởng trong tiểu đoàn 212, thuộc trung đoàn 54 Tây Tiến. Ông đã tham dự chiến dịch Tây Tiến đợt hai, chiến dịch này ngoài công tác phối hợp chiến đấu với quân Lào để đánh Pháp, mở rộng tầm hoạt động ở vùng Tây Bắc, còn có công tác dân vận để lấy sự ủng hộ của dân chúng khu vực này, mà trong mắt của đảng là chưa được giác ngộ cách mạng.

Chính trong chiến dịch Tây Tiến này, Quang Dũng và những người con yêu của đất nước, đủ thành phần, hầu hết là người Hà Nội, đã trải qua những tháng ngày cực kỳ gian khổ, và cũng tràn đầy tính cách hào hùng, bi tráng, quyết liệt.

Mời các bạn đọc bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng để có thể cực cảm được tính cách bi tráng của cuộc chiến đấu hào hùng của những con người không kể đến hy sinh bản thân mình, chỉ mong góp xương máu cho nền độc lập của nước nhà.

Tây Tiến

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa, chẳng về xuôi.

Theo nhà thơ Quang Dũng cho biết thì ông viết bài thơ này khi về dự đại hội toàn quân khu III ở làng Phù Lưu Chanh, thuộc Hà Nam. Có nghĩa là bài thơ là một hồi ức về chiến trường . Lúc đầu ông lấy tên bài thơ là Nhớ Tây Tiến, nhưng sau ông cho rằng khi đọc lên là đã nhớ rồi, nên chữ nhớ không còn cần thiết, vì thế bài thơ chỉ còn là Tây Tiến. Viết đến đây, có một ý nghĩ vừa hiện đến trong tôi. Nếu bài thơ Tây Tiến được viết ngay trên dặm trường hành quân, ngay bên chiến trường còn vương khói, thay vì được viết khi nhà thơ về dự đại hội toàn quân ở Phù Lưu Chanh, thì bài thơ sẽ như thế nào nhỉ? Cũng chỉ là một ý nghĩ mà thôi.

Trong bài thơ Tây Tiến, có một câu thơ rất đặc biệt, từng một thời gây cho nhà thơ xất bất xang bang khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bùng phát. Cai thầu văn nghệ Tố Hữu, vì ganh tài, vì muốn đạp người khác xuống để ngồi vào ngai vị độc tôn, nhất là Quang Dũng còn vướng chút tai tiếng đã từng có liên hệ với nhóm Đại Việt. Thế là Tố Hữu ra lịnh cho đàn em đem Quang Dũng ra phê bình sát rạt ở câu thơ:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Mấy ông quan văn nghệ Hà Nội thi nhau biểu diễn lập trường, cho rằng Quang Dũng luôn mang trong người ý thức tiểu tư sản, thân ở chiến trường mà còn mê gái, thái độ đó không xứng với tư cách của người chiến sĩ nhân dân, chỉ làm xao nhãng lòng quân v.v... Đại khái như thế, họ đã cố tình thì làm gì không bới bèo ra bọ, tìm đủ cách để dìm Quang Dũng xuống. Ở một chế độ toàn trị như miền bắc
VN, một người cán bộ văn nghệ, khi lãnh lương, vì thèm ăn một tô phở, đi ăn một mình, rồi sau đó cứ ăn năn mãi vì cảm thấy tội lỗi với gia đình, từ đó có thể hiểu được tại sao những cán bộ văn nghệ, ngoài một số ít còn giữ tư cách, phần lớn đều muốn được đảng ghé mắt tới với những ưu đãi, nên đành muối mặt ném bùn vào nhà thơ Quang Dũng.

Liên hệ tới câu thơ "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm", có một giai thoại, tôi ghi lại ở đây để các bạn đọc cho vui, chứ tính chính xác tới cỡ nào thì tôi cũng chịu thua.

Tài liệu kể rằng Quang Dũng có một người bạn tên là Nguyễn Ngọc Chương. Anh chàng này để ý tới một người đẹp tên là Kiều Dinh, nhà ở số 68 Phố Hàng Bông. Kiều Dinh có ba chị em khác là Kiều Vinh, Kiều Hinh và Kiều Hương. Cả bốn cô Kiều đều đẹp, và Nguyễn Ngọc Chương muốn giới thiệu một trong các cô này cho Quang Dũng. Thế nên người ta lập luận rằng "dáng kiều thơm" trong Tây Tiến là Quang Dũng nhớ về mấy nàng Kiều này. Tôi thấy điều này chỉ là giai thoại cho vui, chứ nếu đúng như thế thì chữ kiều phải được viết hoa thành Kiều. Và dẫu có được viết hoa, thì ý nghĩa của câu thơ cũng trở nên quá dung tục, eo hẹp, không mở ra cho người đọc hiểu được tâm tình của một chàng trai Hà Nội nhớ về một khung trời rộng lớn của thành đô quê mình.

Sau khi bị gửi đi chỉnh huấn vì cái gọi là "ý thức chính trị", mặc dù Quang Dũng chả có liên quan gì tới phong trào Nhân văn Giai Phẩm, ông được điều về làm Biên Tập Viên của Báo Văn Nghệ, rồi sau đó về công tác ở Nhà Xuất Bản Văn Học. Dù vẫn được làm việc, nhưng đảng luôn để mắt tới ông, lưỡi dao treo lơ lững trên đầu khiến cho người nghệ sĩ đa tài đó muốn làm gì cũng phải ngó trước trông sau.

Nói thế để chúng ta có thể hiểu được hoàn cảnh sống của nhà thơ Quang Dũng vào thời điểm ấy, nhưng theo miêu tả của nhà văn Xuân Vũ, cùng công tác với Quang Dũng ở Báo Văn Nghệ, thì nhà thơ luôn có tư tưởng lạc quan, yêu đời. Ông Xuân Vũ kể lại hoạt cảnh trong phòng làm việc của Báo Văn Nghệ, khi Quang Dũng đi công tác ở đâu đó vừa ghé qua, trên tay luôn là những món quà nhỏ cho mấy bạn cùng phòng, có khi là quả táo, có khi là cái khăn, cái quạt xếp, và ta nghe tiếng cười dòn tan của nhà thơ nữ Xuân Quỳnh... (lúc đó còn là cô bé, chưa lấy kịch tác gia Lưu Quang Vũ) cứ theo đuôi bác Quang Dũng nhờ chỉ dạy về cách làm thơ.

Khi đã sống và làm việc dưới cặp mắt lom lom của đảng, mọi ưu đãi đều không có, đời sống gia đình của nhà thơ Quang Dũng dĩ nhiên là vô cùng chật vật. Có khi ông và vợ phải đi quét lá, gom về làm củi đốt. Được cái là vợ của ông, bà Bùi Thị Thạch, là một người phụ nữ điển hình của nữ giới Việt Nam, với tất cả tình cảm thương chồng thương con, chịu thương chịu khó. Bà luôn thay chồng quán xuyến mọi việc trong gia đình. Bù lại, nhà thơ cũng là người chồng, người cha mẫu mực. Có những sáng tinh mơ, ông dậy thật sớm, quang đôi gánh, nhẹ nhàng bước chân để không làm thức tỉnh vợ con, đi ra cách đó cả cây số để gánh nước trong về cho cả nhà dùng. Về cách dạy dỗ các con, ông là người cha tuyệt vời khi không dùng đòn roi, mà chỉ dùng tâm lý, khuyên răn, đối thoại, dạy cho con điều hay lẽ phải. Các con của ông như nhạc sĩ Bùi Quang Vĩnh, hay cô giáo Bùi Phương Thảo đều luôn nhớ về người cha lúc nào cũng đầy tinh tế và yêu thương của mình.

Về cuối đời, nhà thơ Quang Dũng lâm bệnh nặng, phải nằm ở nhà thương Thanh Nhàn, Hà Nội. Những bạn hữu và đồng sự của ông tại Báo Văn Nghệ, Nhà Xuất Bản Văn Học đồng lòng yêu cầu ông trùm Nguyễn Đình Thi đưa ông vào bệnh viện Việt Xô để đủ phương tiện chạy chữa. Hai ngày sau, ông Nguyễn Đình Thi cho biết phía trên không đồng ý. Phía trên là ai? Dĩ nhiên là ông nhà thơ lộn giống, ca ngợi trùm độc tài Stalin trong những câu:

Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương ông thương mười

và....
Thờ Mao chủ tịch, thờ Stalin bất diệt.

Nhà thơ Quang Dũng sức khỏe yếu dần, và ông đã thực sự xa lìa chúng ta vào ngày 14 tháng 10 năm 1988.

Tôi thật sự chỉ muốn chửi thề một tiếng cho cái thói bạc bẻo của nhà sản nói chung và lũ cai thầu văn nghệ miền bắc Việt Nam lúc đó nói riêng. Chúng chỉ là lũ đầu trâu mặt ngựa, hình dáng con người, nhưng tâm đen như quỷ. Chúng chỉ biết lợi dụng người ta cho đến tàn hơi thở, như một miếng chanh đã hết nước, chúng chả có chút tiếc thương, ném miếng chanh cạn kiệt kia vào sọt rác. Nhưng thói đời vay trả nhãn tiền. Ngày xưa, nhờ đạp người ta dưới gót chân, ra sức nâng bi, tô hồng cho đảng để hưởng vinh hoa phú quý. Ngày tết trước cửa xe khách dập dìu, người ta tới để bái lễ, để dọng vô họng thằng nịnh tặc tiền bạc đô la, nhưng rồi vào tết nguyên đán năm Canh Ngọ 1990, khi Phùng Quán đưa vợ tới để lễ tết ông cậu (Tố Hữu là anh em cô cậu với mẹ của Phùng Quán) thì thấy cái cảnh eo sèo của buổi chợ chiều, đường xá trước cửa vắng tanh. Khi ra về, Phùng Quán đi trước, Tố Hữu ra sau cùng với bà Bội Trâm, vợ của Phùng Quán, Tố Hữu thở dài nói với bà Bội Trâm: "Thằng Quán nó dại, mà cậu cũng dại". Câu nói bỏ lửng ở đó, nhưng người đọc thấy thấm thía vô cùng. Người ta không hiểu đến phút cuối của cuộc đời, trước khi nhắm mắt, Tố Hữu có nhớ đến những nạn nhân mà ông đã vùi dập một cách dã man?

Tôi lại đi lạc đề rồi. Hơi đâu mà nhắc tới nhà thơ lộn giống đó cho thêm bẩn hương linh của Quang Dũng, một nhà thơ đã khiến cho nhiều thế hệ trẻ Việt Nam yêu mến và kính trọng.

Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, chẳng những ông có một thế đứng rất riêng trên thi đàn Việt Nam với những bài thơ mang nặng hồn dân tộc trong cách dùng ngôn ngữ và hình ảnh thật mới lạ, ông còn là nhà văn viết truyện ký hấp dẫn, một họa sĩ xuất sắc từng tham gia triển lãm.

Kể từ năm 16 tuổi, với bài thơ đầu tay Chiêu Quân, đến nay Quang Dũng đã có hơn sáu mươi bài thơ. Tính ra cũng không nhiều lắm so với những nhà thơ mới khác, nhưng di sản của ông lại được quần chúng đón nhận và yêu quý. Ngày nay, đọc những câu thơ như:

Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa
Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ
Thoáng hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ. (Đôi Bờ)

hay

Đây Nhạn Môn Quan đường ải vắng
Trường Thành xa lắm Hán Vương ơi
Chiêu Quân che khép mền chiên bạch
Gió bấc trời Phiên thấm lạnh rồi. (Chiêu Quân)

hay

Ngõ trúc quanh quanh sầu bóng lá
Trăng vàng rơi rắc nẻo nào xưa
Ngõ cũ không mong người trở lại
Mà mùi hoa mộc vẫn thơm đưa. (Cố Quận)

Chúng ta không khỏi nhớ tới một hình ảnh phong trần "tóc bời lộng gió bốn phương" của một người nghệ sĩ đa tài lãng mạn, một chiến sĩ can trường, khí phách. Năm 2001, Quang Dũng được nhà nước "nghĩ lại" trao cho một Giải Văn Học Nghệ Thuật, nhưng cái thứ bội bạc, nhổ ra rồi liếm lại đó có quý báu gì. Nhân cách lớn của ông, thi ca sắc nét của ông đã có chổ đứng vĩnh cửu trong lòng người thưởng ngoạn. Cái phần thưởng tinh thần đó, dù ai kia có đem hết quyền lực, tiền bạc để mua nó về cho mình cũng không được. Đây là điều an ủi lớn nhất cho hương linh của nhà thơ lớn miền Sông Đáy.

17.12.2016

Trần Thảo
danlambaovn.blogspot.com



Được sửa bởi NTcalman ngày Sun Sep 09, 2018 12:04 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn   quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeSun Mar 11, 2018 9:56 pm

.

Đọc Tây Tiến (Quang Dũng) & Biên Cương Hành (Phạm Ngọc Lư)


quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Zquang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Z               
quang dũng, phạm ngọc lư

Trong lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam cận đại, có một thời khi lòng yêu nước của người dân chưa bị ô nhiễm vì tham vọng chính trị của những kẻ thời cơ, hậu duệ chúng ta quả đã sống rất hào hùng truyền thống Diên Hồng của tiền nhân. Những dấu ấn rõ nét nhất còn lưu lại cho đời nay và muôn đời sau nằm trong dòng chảy thi ca và âm nhạc Việt Nam thập niên 40 thế kỷ trước, khi cái gọi là Cách Mạng Mùa Thu nổ ra trên toàn đất nước và phong trào Việt Minh lợi dụng thời cơ cướp công của toàn dân trong việc đánh Pháp, đuổi Nhật, giành chính quyền. Hàng hàng lớp lớp thanh niên Việt Nam nung chí chống ngoại xâm đã hăm hở hy sinh sự nghiệp cá nhân lao vào kháng chiến “Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu, xếp bút nghiên coi thường công danh như phù vân, sơn hà nguy biến tiến ta tiến, một lòng vì dân ta liều thân…” Và “Ngày bao hùng binh tiến lên, bờ cõi vang lừng câu quyết chiến, bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành, đi là đi đem hồn non nước xây thành, đi là đi chiến đấu ta cùng đi chiến thắng đi là mang mối thù thiên thu…”
Gần một thế kỷ trôi qua nhưng những bản quân hành ngày xa xưa ấy khắc ghi trong trí nhớ của lũ trẻ lên năm, lên 7, ở từng góc phố, từng con đường làng, giờ đây, trong tuổi già nghe lại vẫn thấy lòng thổn thức với những ca từ đầy nghĩa khí “Mờ trong bóng chiều một đoàn quân thấp thoáng núi cây rừng lắng tiếng nghe hình dáng của người anh hùng lạnh lùng theo trống dồn trên khu đồi nương im trong chiều buông, ra biên khu trong một chiều sương âm u, bao oan khiên đang về đây hú với gió là hồn người Nam nhớ thù…”

Đầu thập niên 50, bước vào trung học, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng làm mê hồn đám nữ sinh trường Đồng Khánh trước đó chỉ biết chép lên giấy mỏng và chuyền tay nhau những bài thơ tình của TTKH, của Thâm Tâm, của Xuân Diệu, của Hoàng Anh Tuấn. Thuở đất nước bình minh ấy, Việt Minh chưa để lộ cái đuôi chồn Cộng Sản nên trong trí tưởng của lũ học trò con gái nhiều mơ mộng, hình ảnh người chiến binh xa nhà đi chinh chiến giành độc lập cho quê hương ở đâu cũng phủ lên họ hào quang của huyền thoại chống ngoại xâm thật hào hùng và lãng mạn.


Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.



quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn 9k=



Con đường đi vào chiến tranh ở tuổi 20 thời Quang Dũng còn là hoa thơm, cỏ mềm dưới gót chinh nhân, còn là mái lá ấm hơi người yêu dưới cơn mưa, thương tích chưa sâu, người chiến binh ngày ấy không “chết như mơ, chết thật tình cờ” như ca từ một bài hát nào tôi nghe qua và cất kỹ vào trí nhớ để mãi ngẩn ngơ, tê tái, mà chỉ chồn chân “không bước nữa, gục lên súng mũ bỏ quên đời!” nằm lại cùng đất từ nay dãi dầu mưa nắng dưới trăng sao.
Những địa danh xa xôi, những buôn làng heo hút miền cao hiển hiện đẹp như tranh vẽ qua bút giấy nhà thơ, giấu hạnh phúc vào ba lô trên lưng làm lương thực cho cuộc hành trình chưa biết sẽ kết thúc ở nơi nào.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chan xây hồn thơ.

Những câu thơ âm vận rất mới, ngùn ngụt sức sống của đoàn người ra đi không hẹn ngày về, tạm gác một bên tình yêu và gia đình, những cái chết lẫm liệt làm nao lòng người đọc.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Ở một cường độ cảm xúc nào đó, người và thơ tan vào nhau làm một, không còn biên giới, thậm chí không còn tên gọi, không cả hình hài xương thịt quần áo mà chỉ còn tiếng thơ lồng lộng và hương thơ ngào ngạt trong bao la trời đất.

Phải mãi tới mùa Hè đỏ lửa năm 1972, người yêu thơ mới được đọc trên tạp chí Văn ở Saigon bài Biên Cương Hành của tác giả Phạm Ngọc Lư. Tôi không biết sau tiếng kêu trầm thống xé tim gan người đọc này, nhà thơ còn viết về chiến tranh nữa hay không nhưng với tôi, tên ông và thời khoảng lịch sử nhiều đau thương mà ông là chứng nhân, đã xương cốt thuộc về nhau không rời.

Biên cương biên cương chào biên cương
Máu đã nuôi rừng xanh xanh ngắt
Núi chập chùng như dãy mồ chôn
Gớm, gió Lào tanh mùi đất chết
Thổi lấp rừng già, bạt núi non
Chiến trường ném binh như vãi đậu
Đoàn quân ma bay khắp bốn phương.

Năm 1948, đóng quân hay đi qua Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết Tây Tiến.

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Binh đoàn Tây Tiến thời ấy trần thân thi gan cùng tuế nguyệt. Họ không có được cái thế mạnh vũ bão của đoàn quân miền Nam đi đánh trận hạ Lào hơn hai mươi năm sau nếu không nói là họ không có đủ sức khỏe và đói ăn ngay từ thuở ban đầu (nên mãi nhớ nồi cơm khói tỏa và mùi thơm của xôi nếp mới Mai Châu). Những nàng Thơ hậu phương thời ấy vẫn mãi là những “dáng kiều thơm” giữa Hà Nội hoa lệ lộng lẫy trong ánh đèn đêm để các Kinh Kha mơ ước nhớ về. Chiến tranh chưa đủ khốc liệt và giai nhân chưa kịp làm vợ để trở thành những phiến đá vọng phu như trong Biên Cương Hành.

Núi mang cao điểm ngút oan hờn
Đá mang dáng dấp hình chinh phụ
Chơ vơ chóp núi đứng bồng con
Khu chiến ngày tràn lan lửa dậy
Đá vọng phu mọc khắp biên cương.

Tình yêu thời Quang Dũng đậm hương vị học trò của những ngày rời xa trường chưa lâu hay tác giả không dám bày tỏ hết mình vì sợ bị quân luật kiểm điểm nên chỉ thấy tình cảnh tội nghiệp của những… “Em đi áo mỏng buông hờn tủi, dòng lệ thơ ngây có rạt rào…” Liều lắm, mạnh bạo lắm cũng chỉ đến mức như trong Tây Tiến “Mắt trừng gởi mộng qua biên giới, đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm,” rất khác với tình yêu của Phạm Ngọc Lư trong Biên Cương Hành, “cháy bỏng thịt da, rã rời thân xác.”

Trông núi có khi lầm bóng vợ
Ôm đá mà mơ chuyện yêu đương
Cô hồn một lũ nơi đất trích
Vỗ đá mà ca ngông hát cuồng
Chém cây cho đỡ thèm giết chóc
Đỡ thèm môi mắt gái buôn hương.

Chiến tranh kề cận nỗi chết gọi những giấc mơ tình yêu ngọt ngào và cũng bày ra những sự thật trần truồng, thô ráp. Khác biệt giữa Quang Dũng của Bắc vĩ tuyến 17 sau 1954 và Phạm Ngọc Lư ở miền Nam chan hòa nắng gió tự do là những giây phút đối diện với chính mình, sống tràn đầy, sống thật không một chút ngụy trang che đậy. Điểm chung là họ mãi giống nhau ở sự cô đơn nằm trong thân phận người.
Đây biên cương, ghê thay biên cương!

Tử khí bốc lên dày như sương
Đá chảy mồ hôi, rừng ứa máu
Rừng núi ơi ta đến chia buồn
Buồn quá giả làm con vượn hú
Nào ngờ ta con thú bị thương
Chiều hôm bắc tay làm loa gọi
Gọi ai nơi viễn xứ tha phương?
Gọi ai giữa sơn cùng thủy tận?
Ai người thiên cổ tiếc máu xương?

Rất nhiều Quang Dũng, rất nhiều Phạm Ngọc Lư, sống còn hay thân đền nợ nước, người chiến binh lên đường không hẹn ngày về nhưng nếu có về, họ để tâm hồn và trái tim ở lại nơi bạn bè và phần đời đáng ghi nhớ nhất của họ ở lại.

Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy,
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi (QD)

Nơi nơi lạnh trăm dòng sông Dịch
Kinh Kha đời nay cả vạn muôn
Thôi em, còn chi ta mà đợi
Ngày về thân cạn máu khô xương
Ngày về hôn lễ hay tang lễ
Hề chi! Buổi chinh chiến tang thương
Hề chi kiếp cây rừng đá núi
Nghìn năm hồn quanh quẩn biên cương (PNL)

Ai đó đã nói “Người lính già không chết, họ chỉ lui vào lãng quên.” Quang Dũng và Phạm Ngọc Lư không chết, cũng không vào lãng quên. Tây Tiến & Biên Cương Hành là những hạt lệ như mưa không bao giờ khô cạn; là những hồi chuông thiên cổ vang dội núi non, gõ lên trái tim nhân loại đớn đau mãi mãi kêu đòi quyền sống hòa bình và an lạc trên quê hương tiền nhân mỗi giống giòng để lại; là những tấm phù điêu ngoại sử khắc họa con người Việt Nam một thời đã sống, đã chết, đã yêu thương, đã mòn mỏi và đã cùng đường khi chưa hết thanh xuân như thế.

Thơ là tình yêu. Thơ là sự thật. Từ cổ chí kim, cuộc chiến dẫu tàn bạo và gian dối trong nhiều cảnh ngộ, đã nhờ Thơ mà hiển lộ vẻ đẹp và giải oan cho mọi biển dâu.

Bùi Bích Hà
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn   quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeTue Aug 28, 2018 10:25 am

quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Th?id=OIP.GVW676tBRApK5D3yt_3KXQHaJB&pid=15

Một Phút Thoáng Qua
- Quang Dũng


Thời chín năm, Quang Dũng thường qua lại vùng Thanh Hóa, lúc đó là vùng tự do có một số đông đúc người tản cư, đủ các giới từ Hà Nội ra, từ khu 3 vào... Một lần Quang Dũng ghé thăm một người bạn thân và được anh ta kể chuyện cho nghe về một cô giáo dạy trường phổ thông trung học thị xã, tên và người đều đẹp. Nhà thơ si tình, tuy chưa gặp mặt người đẹp nhưng đã thấy lòng thổn thức. Và thế là một mình đi xuống bến sông, đùi kê cuốn sổ nhỏ, một bài thơ ra đời:

Chưa gặp sao đành thương nhớ nhau?
Đôi phen số mệnh cũng cơ cầu
Người đi mang nửa hồn đơn lẻ
Tôi về hoài vọng một đôi câu

Khói thuốc chiều sông hỡi dáng người!
Phương nào đôi mắt ngó xa xôi
Nào ai biết được niềm u ẩn
Từng lắng nhiều trong những mảnh đời

Tôi viết chiều nay chiều tưởng vọng
Làm thơ mình lại tặng riêng mình
Sông trôi luống gợi dòng vô hạn
Biền biệt ngày xanh xa ngày xanh

Thời đại bao lần khô nước mắt
Hoa đèn riêng gửi chút tâm tư
Ngắn dài đã học người thiên cổ
Vạn đại sầu lên chẳng bến bờ

Chiều ấy em về thương nhớ ai?
Tôi chắc đường đi đã rất dài
Tim tím chiều hôm lên bóng núi
Dọc đường mờ những cánh hoa phai

Một chút linh hồn nhỏ
Đi về chân núi xanh
Màu tím chiều chầm chậm
Hoàng hôn nghe một mình

Giáo đường chuông rời rạc
Tan vỡ nhiều âm thanh
Một chút linh hồn nhỏ
Đi về chân núi xanh


Sau một vài lần không được gặp, cô giáo cùng em nhỏ đi về miền núi Nưa vùng Cổ Ðịnh ít lâu, Quang Dũng đã có dịp được trực tiếp chuyện trò với cô giáo ấy. Và một bài thơ văn xuôi khác ra đời:

“Tôi gặp em một chiều ấy nhiều mây nặng. Sao rất ít. Lưa thưa Bắc Ðẩu xa mờ. Tôi áo quần vừa độ bạc mầu năm tháng. Ðời nghèo với ý thơ.
Vầng trán em cao, sáng ngời linh hồn. Ôi đẹp và say đôi mắt. Mái tóc lung linh, áo trắng hiện về hư ảo. Người ơi! Vườn xưa nhớ chuyện Liêu Trai. Ðêm vắng qua phố hoang tàn. Gió chạy dài heo hút.

Tôi nhớ chuyện đời em xưa. Ðời em bao nhiêu hy sinh, bao nhiêu dòng lệ ...

Em vui cười thật không? Rượu say đôi má đỏ hồng... đau đớn. Ta thương NGƯỜI một sáng hôm nào - giường trắng tinh, gió mát thổi hương cau – gió mát từ ao, qua khung cửa sắt.
Giường trắng êm êm, dáng nằm ngoa ngoắt. Ôi không phải của mình - Chiếc rèm buông màn tím - Tường mát dịu màu xanh...

Chiều về đường quạnh vắng
Em đi
Tôi bâng khuâng thất vọng
Vẽ em trên dọc đường về

Em có yêu ta không? Ta có yêu NGƯỜI chăng? Ngoài ba mươi tuổi đều dang dở.

Trên đường đời phẳng phiu
Chúng ta là hai kẻ
Rất lang thang

Mấy phút gần đây tái ngộ
Nhìn em thấu rõ lối tâm tư
Ôi mái tóc – đôi mắt thẳm xưa
Tất cả mắt em là nghệ thuật
Nhớ em dòng tóc dài đôi mắt...

Ðể em lại về suốt buổi trời mưa
Mưa cũng khắp cả ngày tôi hôm ấy
Em ơi! Tình ngây thơ đã dậy
lại trở về
Mặc dầu tóc không còn xanh nữa
Và đôi chút râu ria...

Nhớ người ba hôm nay
Ðời thấy càng đáng sống
Sống để mà say
Say suối tóc ngày xưa bây giờ bắt gặp
Phải chăng nguồn thông cảm là đây
Phút chốc em thành thần nữ
Ngự trị hồn ta
Một tình thương yêu liều lĩnh...
Bạn càng kể đời em
Lại càng như rượu mạnh
Rượu mà Tiểu Nhiên và Mỵ Cơ
Ðã cùng uống trộm
Trong thiên truyện tình bất tử ngày xưa

Trưa nay ngồi bóng nhà thờ. Linh hồn mệt mỏi – chuông hồi vang “angélus” - Nhớ bức tranh cầu nguyện của Millet*
Viết những dòng thơ – không lề luật – mà chẳng tặng ai – Vì biết không bao giờ gửi, không bao giờ gửi, không bao giờ gửi.

Em! Chúng ta đã quá nhiều đau thương, những tâm tư, những tình sử chan hòa nước mắt thay niềm vui, tiếng cười rồ dại... Rất là mệt mỏi!
Lòng hào kiệt cổ xưa chợt dậy. Bực dọc... Muốn đập tan mọi thứ - Nếu không là tất cả. Em! Mái tóc với đời Em.

Vườnh chanh sau dòng Mến Thánh Giá
Ðúng giờ chuông ban trưa

Quang Dũng làm thơ kèm theo tranh vẽ. Mỗi bài kèm một tranh.

Một chút thoáng qua trong đời anh!

Nguyễn Lê Huy
(Viết theo tài liệu của L.H.T)

***

Cố Quận
Quang Dũng


Trăng sáng vẫn vờn đôi bóng cau
Ngồi đây mà gửi nhớ phương nào
Gió mát lung linh vầng Bắc Đẩu
Tiếng hè ếch nhái rộn bờ ao.

Ngồi đây năm năm miền ly hương
Quê người đôi gót mải tha phương
Có những chiều chiều trăng đỉnh núi
Nhà ai chày gạo giã đêm sương

Tịch mịch sầu vơi bèo râm ran
Côn trùng im ỉm lối trăng tàn
Người ơi quê cũ đèn hoe ngọn
Tóc bạc trông chừng cảnh héo hon

Ngõ trúc quanh quanh sầu bóng lá
Trăng vàng rơi rắc nẻo nào xưa
Ngõ cũ không mong người trở lại
Mà mùi hoa mộc vẫn thơm đưa

Đốt khói lên rồi hương viễn vông
Dòng xanh thoáng biến cảnh hư không
U hiển liễu trai về quá khứ
Chuối vườn rũ lá đóm bay vòng

Em ơi, em ơi đêm dần vơi
Trông về phương ấy ngóng trông người
Trăng có soi qua vầng tóc bạc
Nẻo về cố quận nhớ thương ôi!
.
 
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn   quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeMon Sep 03, 2018 11:35 am

.

"Mây" Trong Thơ Quang Dũng
Quang Anh


Mây là biểu tượng cưu mang cái vô hạn của không gian và thời gian. Mây nổi nên nhẹ nhàng đối lập với kiếp nhân sinh hệ lụy, đối lập với sự ngắn ngủi của đời người. Mây là hơi nước bốc lên trời đọng lại thành từng đám. Bản chất của mây là di chuyển và biến hình. Nó đối lập với trạng thái đứng yên, tĩnh tại, hằng định. Không gian tồn tại của nó có thể là khoảng trống bao la của vũ trụ vô biên được thấy ở bầu trời, hay là những chu kỳ lịch sử – xã hội hữu hạn thể hiện ở đất nước. Nhưng khi đi vào cõi thơ ca, mây còn mang thêm biết bao tầng ý nghĩa. Quang Dũng là một trong những nhà thơ góp phần tạo nghĩa cho hình ảnh mây.

quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn QDtoinhoxudoaimaytranglam 
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm...

Trong văn học Trung Hoa, ‘áng mây’ đã xuất hiện từ rất sớm trong ‘Lương Châu từ’ của Vương Chi Hoán:

Hoàng Hà viễn thượng bạch vân gian
Nhất phiến cô thành vạn nhận sơn.

Đến cả Thi tiên Lý Bạch cũng có áng mây sà vào trong ‘Độc tọa kính đình sơn’:

Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn.

Hay như Thi thánh Đỗ Phủ dằng dặc nỗi đau đời trong ‘Thu hứng’:

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

Mây trắng, mây Hàng được hiểu là cha mẹ, quê nhà. Ðịch Nhân Kiệt làm quan ở Tinh Châu, một hôm lên núi Thái Hàng du ngoạn, ngắm nhìn làn mây trắng ở xa, nói với người đi theo rằng, Nhà cha mẹ ta ở dưới đám mây trắng đó!

Trong văn học Việt Nam, hình ảnh ‘mây’ cũng xuất hiện với nhiều trạng thái, sắc màu khác nhau… Từ lâu, ông bà ta đã gửi gắm tín hiệu tình yêu:

Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng…

Đến thời Lý – Trần, đọc thơ Trần Nhân Tông ta sẽ gặp một “chòm mây nhàn tản” trong bài ‘Lượng châu vãn cảnh’:

Thủy minh, sơn tĩnh, bạch âu quá
Phong định, vân nhàn, hồng thụ sơ.

Như vậy, có thể kết luận rằng: viết về mây trong văn học cổ điển phương Đông không thiếu và Quang Dũng là người đã kế thừa, nâng hình tượng “áng mây” lên một tầm cao mới: áng mây của cuộc đời mình

quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn TranhQD

Quang Dũng đã có một thái độ sống thật phóng khoáng. Ông cứ làm một áng mây trắng xứ Đoài hồn nhiên lang thang từ làng ra phố, hết phố lên rừng rồi lại từ rừng về phố. Sau này, ông hóa thân thành đám ‘mây đầu ô’, luôn cảm thấy: Ôi! Chật làm sao góc phố phường và ông luôn khát đi – như lời bà vợ: “Cứ sểnh ra là ông ấy đi!”. Nói cách khác, mây, hay chính là hồn thơ Quang Dũng trong dáng hình của mây, đã lang thang, lãng đãng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Quang Dũng nói nhiều đến mây, đặc biệt là mây trời Sơn Tây. Mây là biểu tượng của tự do, của lãng du. Mây trắng là xứ sở của tiêu dao trường cửu. Chất mây lãng tử ở Quang Dũng, một phần do thổ ngơi xứ Đoài. Đó là áng mây trắng tình yêu che mát cho hai tâm hồn cách trở. Trong đời, mấy ai có được mối tình thơ như Quang Dũng… Đọc thơ Quang Dũng, ta thấy ngồn ngộn trước mắt những áng mây cứ vương vấn, quanh quẩn bên đời một con người. Áng mây ấy trĩu nặng tình yêu với quê hương xứ Đoài… Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm (Đôi mắt người Sơn Tây). Ba Vì – một vùng quê hẳn là chất chứa không ít kỷ niệm thời thơ trẻ của Quang Dũng, đã được tái hiện sau một “làn sương chiều xa buông”. Làn sương của thời tiết mà cũng là áng sương xanh của kỷ niệm – bao giờ cũng mang tâm sự như một “cánh chim bâng khuâng” rõi về một ‘miền mây’ nào xa vời vợi… Quang Dũng là con người của chủ nghĩa ‘xê dịch’, phảng phất hình ảnh của một Tản Đà buổi giao thời đầu thế kỷ, bởi vậy khi ông đi tới đâu thì lập tức ‘áng mây’ ở nơi ấy lại ùa vào, tràn ngập trang thơ… Đến đèo Pha Đin với đường mây chất ngất, ớn ngợp:

Hùng vĩ Pha Đin gì sánh được
Giang sơn gấm vóc một miền Tây
Mới thấy yêu sao là Đất Nước
Pha Đin ngàn chóp nổi hồ mây”

Hồn thơ Quang Dũng tập trung thể hiện hình ảnh ‘mây’ với ý nghĩa biểu tượng cho quê hương đất nước và cá nhân nhà thơ với những tâm sự về đời. Và khi Quang Dũng ví phận mình như mây trắng đầu ô với nhiều khao khát được lang thang thì ông đã bứt ra khỏi từ trường hấp dẫn của truyền thống để trở thành một sáng tạo độc đáo. Áng mây đồng thời là sự hóa thân của khát vọng vươn cao, vươn xa của Quang Dũng. Và trong 44 bài thơ thì hình ảnh ‘mây’ đã xuất hiện trong 17 bài đủ cho ta thấy áng mây thực sự đã quyện chặt vào con người Quang Dũng.

quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Nho-tet-xua-voi-nha-tho-quang-dung-1

Đọc những trang thơ viết về người phụ nữ của Quang Dũng mới thấy ông có tài làm sống lại cả một thời bình yên xưa cũ, ghi lại vang bóng một kiểu thiếu nữ Việt Nam đã lùi vào quá vãng. Mắt người Sơn Tây chưa một lần nguôi vơi nỗi nhớ, nhất là vào khoảnh khắc “chiều xanh không thấy bóng Ba Vì”. Đây là cái long lanh của hạt sương trên đầu ngọn cỏ của buổi sáng đẹp trời, tiếng tu hú mỗi mùa vải chín. Nhà thơ không khỏi bâng khuâng, nhớ ai và ai nhớ:

Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?

Quang Dũng, điều ấy thể hiện thật sống động qua những sáng tác của ông. Có thể là một mảnh tình câm, một sự cảm thông không bình thường trên đường gió bụi thể hiện qua khổ kết bài ‘Quán bên đường’:

Tiền nước trả em rồi. Nắng gắt
Đường xa xa mờ núi và mây
Hồn lính vương qua vài sợi tóc
Tôi thương mà em đâu có hay.

Bên cạnh đó Quang Dũng còn góp thêm một bài thơ về tình bạn cố giao cho nền thơ Việt Nam:

Hai mươi năm đi rồi
Trông về mây Quốc Oai
Núi Thầy nhắc bạn cũ
Mà xa những xa hoài.

Đối với Quang Dũng, khi viết về bản thân, tự nhiên ‘mây’ cũng quẩn vào, trĩu nặng tâm tình:

Tóc anh đã thành mây trắng
Mắt em dáng thời gian qua.

Còn trong bài ‘Mây đầu ô’ tuy không nổi bật về giá trị nhưng về mặt tâm thế thì cái tên đó thật tiêu biểu cho Quang Dũng. Đây là tập thơ riêng duy nhất của ông ra đời, lại đúng vào lúc nhà thơ ngã bệnh (1986). Quang Dũng cứ làm một áng mây trắng xứ Ðoài, hồn nhiên lang thang từ làng ra phố, để một hôm, mới ngộ ra, phận mình y như một áng mây lang thang. Ông bị hoàn cảnh bó buộc đành phải ‘giang hồ vặt’, thơ thẩn ở công viên, dạo bộ trên đường ngang ngõ hẻm:

Mây ở đầu ô mây lang thang
Ôi! Chật làm sao góc phố phường.

Đã thế, ông không chỉ kêu chật chội một lần:

Mây trắng lang thang
Gió đuổi bời bời phố chật.

Nhưng khi Quang Dũng ví phận mình như mây trắng đầu ô với nhiều khao khát được lang thang, ông đã bứt ra để trở thành một sáng tạo độc đáo. Và nhờ thế, hình ảnh mây khi bay vào chân trời biểu tượng: mây, hay chính là hồn thơ Quang Dũng trong hình dáng của mây, đã lang thang phiêu du một chặng đường dài.

Khi phác họa về áng mây, ngòi bút của Quang Dũng đã vẽ nên những hình ảnh thơ thật đa dạng, biến hóa. Đầu tiên, đó là sự kết hợp tài tình giữa yếu tố cổ điển, truyền thống với yếu tố mới mẻ, hiện đại. Trong bài ‘Thu’ đặc điểm đó được thể hiện rõ nét, bên cạnh những hình ảnh mang ý vị cổ điển:

Nắng nửa sông xa mờ khí núi
Cánh hồng nhạt nhạt mây phiêu lưu.

Hay:

Vào thu khói biếc đã xây thành.

Là những nét vẽ vừa dân dã quen thuộc, vừa rất thời sự:

Cữ này bưởi đào đang chín cây (…)
Quạnh quẽ sắn nương rờn nắng a.

Không chỉ có thế, thơ Quang Dũng còn có những hình ảnh gân guốc, gồ ghề như vách núi dựng đứng trong ‘Tây Tiến’:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

Ðó là những con người yêu nước lứa tuổi mười tám đôi mươi nhuốm chất Kinh Kha sang Tần thích khách thuở nào. Trong cái nhìn của nhà thơ, họ là những đám mây mang hình tráng sĩ phiêu bồng vào trận mạc. Áng mây Quang Dũng hòa lẫn trong đội hình ấy. Thơ của Quang Dũng có sự đan xen, hòa lẫn của nhiều nhịp thơ. Ở ‘Gửi Sơn Tây’ và ‘Tây Tiến’, ta bắt gặp một nhịp thơ đứt gãy, gấp khúc với nhiều câu thơ bị ngắt gọn, bẻ gập, kiểu như: Cao vút Trường Sơn/Mây trắng/Mưa rừng/Chớp lửa. Một trong những bài thơ đầu tiên, được coi thành công nhất là bài “Tây Tiến”, viết năm 1948, đã thấy có một cồn mây sừng sững hướng lên trời.


quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Quang-dung-mat-nguoi-son-tay 

Quang Dũng vẫn còn có những câu thơ với nhịp điệu chậm rãi, buông thả, dềnh dàng như một cung gam thứ, quyện mãi trong lòng người đọc, ví như:

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?

Và rồi: Tóc anh đã thành mây trắng/Mắt em dáng thời gian qua. Cùng với núi là mây, Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm. Cũng có thể xứ Đoài mây trắng thật: Ba Vì tảng trán xanh/ Thức với mây Đoài trắng xóa (Bất Bạt đêm giao quân). Mây với Quang Dũng tự do, là lãng du, là lang thang (Mây ở đầu ô, mây lang thang); trắng là màu của vĩnh cửu. Thế Lữ ngày xưa giữ thái độ không thể nhập thế: Tôi bước đi bên cạnh cuộc đời, Trăm năm theo dõi đám mây trôi. Quang Dũng ngày nay nhập cuộc, lang thang khắp cuộc kháng chiến cùng với những đám mây để nhớ về một cõi mây trắng: xứ Đoài.

Ai rồi cũng đến lúc phiêu du như mây trời mà phải lìa cõi sống. Ðám mây trắng xứ Ðoài nằm trong bệnh viện, nhưng hồn thi nhân đã thành áng mây trắng lan tỏa bàng bạc giữa hư không. Có thể nói, trong nền thi ca Việt Nam hiện đại, ít có người nghệ sĩ viết về mây hay đến thế. Giờ này, áng mây trắng xứ Ðoài Quang Dũng vẫn lãng đãng ngang trời, phủ một bóng mát lớn xuống nền thơ Việt Nam hiện đại.

Quang Anh
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn   quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitimeSun Sep 09, 2018 8:05 pm

.
https://www.youtube.com/watch?v=ZYRr711885k
Đ
ÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY - Thơ Quang Dũng - Hồng Vân diễn ngâm

https://www.youtube.com/watch?v=5ye9AwbFy_w
Đôi Mắt Người Sơn Tây (Phạm Đình Chương) - Hoài Bắc

https://www.youtube.com/watch?v=EQanb-HDjXw
Đôi Bờ & Đôi Mắt Người Sơn Tây - Thơ: Quang Dũng
Nhạc: Phạm Đình Chương - Giọng ca: Thái Thanh


Quang Dũng, nhà thơ bất đắc chí
Thy Nga, phóng viên đài RFA


Nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã gom ý hai bài thơ tuyệt tác của Quang Dũng là “Đôi bờ” và “Đôi mắt người Sơn Tây” để phổ. Quý vị đang nghe tác giả Phạm Đình Chương, tức ca sĩ Hoài Bắc trình bày nhạc bản “Đôi mắt người Sơn Tây” và Hồng Vân diễn ngâm bài thơ ấy …

quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn NhathoQuangDungOld150
Nhà thơ Quang Dũng trước khi mất 6 tháng, tuổi cao, bệnh tật mà vẫn còn quắc thước của chàng trai đất Việt. Hình do Nhạc sĩ Trịnh Hưng cung cấp.

Trên đường hành quân trong đoàn Tây Tiến, Quang Dũng lo âu không biết mẹ già và vợ con tản cư ra sao? Ông tình cờ gặp lại Atimi, cô gái nổi tiếng của Hà Thành nhưng nay phải mở quán nước để sống qua ngày.

“… Hàng của em, chai lọ xác xơ nghèo Tôi nhìn lại, mảnh quần xưa đã vá Tôi chợt nhớ, chúng ta không nhà cửa Em tản cư, tôi là lính tiền phương Xa Hà Nội cùng nhau từ một thuở Lòng dưng dưng thương nhau qua dọc đường.”
(trích bài thơ “Quán bên đường”) Hồng Vân ngâm …

Cũng chan chứa tình người, là bài thơ “Đêm Việt Trì” viết về hoàn cảnh một cô hát ngoài bến sông; “Chabbi Chabbi” cho người lính Tây mà ông thấy tên ghi trên mộ tại một nghĩa trang, trên đường về Hà Nội sau khi hết chinh chiến năm 1954. Chẳng quen biết tuy nhiên, Quang Dũng cảm thông tâm trạng chàng trai trẻ phải lên đường chiến đấu và bỏ xác tại xứ người.

Nhưng điều mà ông khó thể ngờ là về mình: đi chiến đấu về, sau khi đem hết nhiệt tình và lý tưởng ra đóng góp cho quê hương, thì lại bị chính người mình đày đọa! Nhạc sĩ Trịnh Hưng kể tiếp:

“Năm 2000, chuyến trở lại Việt Nam đầu tiên, tôi tìm gặp các nhà thơ Quang Dũng và Hữu Loan là hai người anh nuôi tôi trong thời kỳ kháng chiến, thì anh Quang Dũng đã chết.

Tôi đến thăm gia đình thì gặp vợ anh ấy. Thấy nhà chỉ có mỗi cái giường, khổ lắm! Hỏi thăm về anh thì chị ấy nói rằng từ ngày thắng Tây, anh về là bị Cộng sản mấy ông ấy trù.

Tố Hữu hay là Nguyễn Đình Thi ganh tài. Quang Dũng trội quá, thành ra họ ghét.”

Thy Nga: Làm thơ hay mà Quang Dũng còn có tài vẽ và viết nhạc - bài “Ba Vì” phải không anh?

Trịnh Hưng: Ba Vì là quê ông ấy. Quang Dũng làm xong bản nhạc thì đem đến Văn công, tập cho Kim Ngọc hát đầu tiên. Về sau, Kim Ngọc cứ hát bài đó mà nổi tiếng. Cô này hát ở Điện Biên Phủ cho các chiến sĩ bị mổ mà không cần thuốc tê! Cô ấy đứng hát không à.

Nhân vụ Nhân Văn Giai Phẩm, ông Quang Dũng dây vào đấy, Cộng sản mới lục bài thơ “Tây tiến” ra. Bài này, ai cũng thích, mà ở ngoài khen lắm, báo chí Quân đội khen lắm. Nó mới đem bài ấy ra mổ xẻ, nói rằng có câu

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Nó kết ông ấy cái tội là trong thời kỳ kháng chiến mà ông ấy làm thơ tiểu tư sản, làm nhụt nhuệ khí đánh Tây. Nó giáng chức ông ấy, và cấm đăng bài thơ đó.

Ông ấy bị truất khỏi Hội Nhà Văn. Không có công ăn việc làm, thành ra đói khổ lắm. Từ ngày trở về Hà Nội tới khi chết, Quang Dũng chưa được bữa cơm nào ăn no. Một tay chị ấy nuôi 5 đứa con. Mỗi bữa, chị ấy chỉ ăn một củ khoai thôi, để dành cho chồng ăn. Rồi Quang Dũng lâm bệnh, xin nằm nhà thương mà không được.

Trong một cuốn băng, nghệ sĩ Kim Ngọc nói: “Khi tôi được tin là anh Quang Dũng ốm nặng quá (hai năm trời, anh ấy không nói được, cứ nằm một chỗ thôi) thì tôi và chồng tôi đến thăm anh ấy. Khi đến thì thấy anh không nói được gì mà chỉ nhìn và khóc thôi.

Chị Quang Dũng mới nói là Kim Ngọc hát cái bài của anh là bài “Ba Vì” cho anh ấy thoải mái một tí. Thì tôi cũng hát ngay.”

“Ba Vì” …

Vợ ông vốn cũng yêu văn thơ, từng làm bài thơ kết thúc với câu “Đã theo chồng, chấp cả!”. Đúng vậy, bà đã chấp mọi khổ cực. Chồng bị cấm làm việc thì bà lo toan cho gia đình.

Nhạc sĩ Trịnh Hưng kể tiếp về chuyến vào năm 2000, trở lại quê hương, ông tìm đến thăm gia đình nhà thơ Quang Dũng:

“Hoàn cảnh chị ấy khổ quá. 84 tuổi rồi, vẫn còn đi may thuê vá mướn. Mỗi tháng, Nhà nước cho được 30 ngàn đồng tiền tử tuất, tức là khoảng 2 đô-la chứ bao nhiêu, làm sao mà sống? Thấy thế, buồn quá, tôi mới biếu chị được ít tiền. Chị ấy cầm, khóc, nói rằng Từ ngày về Hà Nội đến giờ, chưa bao giờ được cầm món tiền lớn như vậy, hơn một triệu là lớn quá, anh em ngoài này cũng nghèo cả.

Về Pháp, tôi mới vận động thì tại Lyon, có hai người gửi giúp cho chị ấy. Lúc bấy giờ, chị ấy đau bệnh mà không có tiền nằm nhà thương. Vừa sao thì nhận được số tiền 2 triệu, chị ấy mừng quá, vào bệnh viện được.”

Cuối tháng 11 năm 2001, Nhà nước suy xét sao đó, làm lễ trao giải thưởng Văn học Nghệ thuật cho thi sĩ Quang Dũng. Rốt cuộc, thi tài của ông, không ai có thể phủ nhận, kể cả những người quyền thế.

Từ nước ngoài thì ngưỡng phục tài năng Quang Dũng, chính phủ Thụy Điển tặng 25 triệu đồng để đúc tượng đồng cho ông, như lời nhạc sĩ Trịnh Hưng cho biết tiếp:

“Tượng đồng được đặt ngay tại trường học, chỗ nhà anh ấy. Các quan Nhà nước làm một cuộc vinh danh ghê gớm lắm để khánh thành. Mà lúc ông ấy sống thì trù ếm đó.”

Bài thơ “Tây tiến”

Sông Mã xa rồi, Tây tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ, bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu, anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Phù Lưu Chanh, 1948

Và điều thú vị nữa về bài thơ “Tây tiến” từng gây khổ cho tác giả của nó

Trịnh Hưng: Cái bài thơ đó, sau này. các nghĩa trang liệt sĩ đều khắc vào bia đá toàn bài, tức là cả các câu mà hồi trước, nó trù ếm ông ấy.

Bây giờ thì nó khắc đủ trên bia đá, như tôi đã tới xem các nghĩa trang liệt sĩ tại Hòa Bình, Sơn La. Trước thì nó trù, bây giờ nó lại đăng luôn cả bài thơ đó, cũng hay ghê này!! Thơ Quang Dũng còn các bài khác viết trong thời kháng chiến, một số thơ tình, và khá nhiều bài về vùng quê quán của ông. Bài thơ “Kẻ ở” (hay còn được gọi là bài “Mai chị về”) người ta thấy để trong túi áo của ông nhưng tới giờ, chưa xác định được là có phải thơ Quang Dũng hay không.

Nhạc sĩ Cung Tiến phổ bài thơ này, mời quý vị nghe qua giọng hát Lệ Thu

“Kẻ ở” …

Nhà thơ Viên Linh, Chủ nhiệm, Chủ bút Nguyệt san Khởi Hành, nhận định:

“Chúng tôi nghĩ rằng trong 9 năm (từ 1945 đến 1954), nền văn học kháng chiến là nền văn học dân tộc. Hữu Loan, Quang Dũng, Hoàng Cầm, … là những người làm thơ kháng chiến, và kháng chiến dân tộc.

Những người cầm bút trong giai đoạn ấy không phải là theo một chủ thuyết cộng sản nào vì lúc ấy (1945-48) chưa có chủ thuyết Cộng sản nào đưa ra trong văn nghệ cả.”

Về tâm trạng giới văn nghệ sĩ thời đó, nhạc sĩ Tô Vũ nói: “Vì hoàn cảnh ờ nước mình, nhiều khi cũng rất tiếc. Tiếc không làm được cái này, không làm được cái khác. Đó là nỗi đau của rất nhiều văn nghệ sĩ. Cái ý nguyện của mình, cái khát vọng của mình thì phải nói là chưa đạt … thì đành chấp nhận như là số phận vậy.”

Câu này, Thy Nga xin mượn để kết thúc chương trình thơ nhạc về Quang Dũng. Chào tạm biệt quý thính giả.

“Đôi bờ” Trần Lãng Minh diễn ngâm…

(Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/QuangDungPoetryWithSbsFromSongwriterTrinhHungP2_TNga-20071028.html)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn   quang - Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Quang Dũng - một dòng thơ bi tráng và lãng mạn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thơ Hoàng Sa - Tri ân Chiến sĩ Hải Quân VNCH
» Chuyện khó nói của thiếu nữ bán bao cao su
» Người đẹp, chiếc ghế và “nhóm lợi ích”
» Nhạc và Thơ: Một Thời Để Yêu…
» Giả dối lên ngôi, đạo đức suy đồi - Thanh Quang, RFA

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Thơ-
Chuyển đến