Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
chuyen chất trong Chung VNCH thuoc ngắn quốc Trung phải Nhung không nhac hoang luong sáng quan truyện nguyet bich quynh quang ngam linh Saigon Nguyen
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Kinh Tế VN: Nỗi lo sụt giảm kiều hối  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Kinh Tế VN: Nỗi lo sụt giảm kiều hối  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Kinh Tế VN: Nỗi lo sụt giảm kiều hối  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Kinh Tế VN: Nỗi lo sụt giảm kiều hối  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Kinh Tế VN: Nỗi lo sụt giảm kiều hối  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Kinh Tế VN: Nỗi lo sụt giảm kiều hối  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Kinh Tế VN: Nỗi lo sụt giảm kiều hối  Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Kinh Tế VN: Nỗi lo sụt giảm kiều hối  Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Kinh Tế VN: Nỗi lo sụt giảm kiều hối  Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Kinh Tế VN: Nỗi lo sụt giảm kiều hối

Go down 
Tác giảThông điệp
hatran
Khách viếng thăm




Kinh Tế VN: Nỗi lo sụt giảm kiều hối  Empty
Bài gửiTiêu đề: Kinh Tế VN: Nỗi lo sụt giảm kiều hối    Kinh Tế VN: Nỗi lo sụt giảm kiều hối  Icon_minitimeTue Jul 24, 2012 12:00 pm

Đến bao giờ người Việt hải ngoại mới ngừng "đút tiền" nuôi CS ??


Kinh Tế VN: Nỗi lo sụt giảm kiều hối


Sự biến động lượng kiều hối trong thời gian gần đây cùng với sự sút giảm hoạt động của các kênh tài chính ở Việt Nam đã dấy lên câu hỏi: Sự khô kiệt của “dòng sông vàng” chỉ là tức thời hay một báo hiệu xu hướng dài hạn đáng lo?


Kinh Tế VN: Nỗi lo sụt giảm kiều hối  ImageHandler
Theo thống kê của World Bank, lượng kiều hối "chảy về", Việt Nam xếp hạng 16 trên thế giới và hạng 9 trong số các quốc gia đang phát triển.

Từ năm 1999 trở lại đây, lượng kiều hối của Việt Nam tăng cả về lượng và chất, trở thành một trong nguồn lực quan trọng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, sự biến động lượng kiều hối trong thời gian gần đây cùng với sự sút giảm hoạt động của các kênh tài chính ở Việt Nam đã dấy lên câu hỏi: Sự khô kiệt của "dòng sông vàng" chỉ là tức thời hay một báo hiệu xu hướng dài hạn đáng lo?

Nguồn kiều hồi từ đâu?

Theo thống kê của World Bank, lượng kiều hối "chảy về", Việt Nam xếp hạng 16 trên thế giới và hạng 9 trong số các quốc gia đang phát triển (2010: 8,26 tỷ USD, 2011: 9 tỷ USD). Thông qua điều tra từ các kênh chuyển tiền chính thức, phần lớn kiều hối xuất phát từ Mỹ - quốc gia có cộng đồng kiều bào lớn nhất, và trung tâm nhận kiều hối nhiều nhất là TP. HCM (năm 2011 chiếm 55,6%). Theo thống kê của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia thì bất động sản là lĩnh vực "hút" kiều hối nhất, chiếm 52% lượng tiền năm vừa qua.

Nếu so với con số kiều hối khiêm tốn 1,75 tỷ USD năm 2001, để đạt được con số kỉ lục trong năm vừa qua, cho thấy sự tăng nhanh của nguồn tiền này. Bên cạnh đó, là sự cởi mở của nhà nước đối với nguồn lực này.

Bắt đầu từ tháng 8-2003, các ngân hàng thương mại cổ phần đã được phép thành lập công ty kiều hối. Đến tháng 9-2005, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần được nâng lên 49%. Bỏ các hình thức thu phí cho người nhận ngoại tệ, đơn giản hóa dịch vụ chuyển tiền, mở rộng mạng lưới ngân hàng, khuyến khích Việt kiều mua nhà, đất, cũng như sự gia tăng số lượng người Việt ở nước ngoài đã đem lại sự nhảy vọt của lượng kiều hối từ đầu năm 2006.

Nghiên cứu về tác động của kiều hối đến nền kinh tế Việt Nam, các chuyên gia từ Học viện Ngân hàng đã nhấn mạnh bốn đóng góp của "dòng sông vàng" này. Một là bổ sung một nguồn ngoại tệ ổn định cho Việt Nam trước sự bấp bênh của ODA và FDI. Cụ thể là trong năm 2011, kiều hối chỉ kém FDI giải ngân 2 tỷ USD. Hai là sự hỗ trợ cân bằng cán cân thanh toán quốc gia. Năm vừa qua, nhập siêu ở mức 9,8 tỷ USD thì kiều hối đã bù đắp được 92% thâm hụt cán cân thương mại. Kế đến, kiều hối đã góp phần thúc đẩy sự hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế, giúp ngân hàng Việt Nam cải tiến dịch vụ, thiết lập quan hệ với ngân hàng các nước. Cuối cùng, kiều hối đã góp phần cải thiện đời sống, phát triển đầu tư và giảm tỉ lệ thất nghiệp.

Suy giảm: Tạm thời hay dài hạn?

Theo thống kê của hai tác giả Pfau and Long năm 2006, người dân đa phần có xu hướng dùng ngoại tệ cho mục đích tiêu dùng (73%), lĩnh vực đầu tư chỉ chiếm 6,6% . Đến nay, "sức khỏe" của nền ngoại thương đã được đảm bảo từ chính sách kiểm soát lưu thông ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước, sự phát triển mạng lưới ngân hàng, kiểm soát chênh lệch của tỷ giá trao đổi ngoại tệ ở ngân hàng thương mại và thị trường tự do đã đem lại sự thay đổi mục đích sử dụng kiều hối từ tiêu dùng chuyển nhanh sang đầu tư.

Như đã nói, bất động sản là lĩnh vực "hút" kiều hối nhiều nhất với 4,7 tỷ USD (năm 2011) cho nên sự biến động của thị trường đầu tư này sẽ ảnh hưởng đến "dòng chảy" của kiều hối. Theo số liệu vừa công bố, kiều hối sáu tháng đầu năm của TP. HCM chỉ đạt 1,9 tỷ USD, giảm 23% so với cùng kì năm ngoái.

Bóc tách sự sụt giảm 500 triệu USD, có thế thấy, trước hết là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, mà điểm nóng là Eurozone. Đều này đã ảnh hưởng đáng kể đến lượng kiều hối từ cộng đồng châu Âu nói riêng và quốc tế nói chung. Sự thắt chặt dòng ngoại tệ và nguồn vốn tiền mặt ở các quốc gia phương Tây đi cùng với sự sút giảm mức sống người dân đã hạn chế lượng kiều hối chảy về Việt Nam.

Kế đến là sự bất ổn của nền kinh tế trong nước. Nhằm để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Trung ương đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt gây một áp lực lớn lên hệ thống các ngân hàng thương mại. Thiếu vốn thanh khoản, tăng trưởng tín dụng cao bất thường từ 32,4% trong năm 2010 (năm 2011 giảm còn 14,3%), lãi suất cho vay tăng. Trong quý I/2012, nợ xấu đã tăng 30 nghìn tỷ đồng và nợ xấu có khả năng mất vốn lại gia tăng. Sự thiếu kinh nghiệm đối phó rủi ro đã khiến 8,4% (31.425) doanh nghiệp giải thể trong tổng số 375.732 doanh nghiệp thực tế hoạt động. Theo số liệu của Cục thống kê thì Doanh nghiệp ngoài nhà nước là khu vực chứng kiến sự giải thể áp đảo với 95,7%. Đi kèm với chính sách tiền tệ là hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, quy định trần lãi suất huy động đồng Dollar, kiểm soát chặt chẽ mua bán ngoại tệ.

Chính sách thắt chặt tiền tệ và những hệ quả "đi kèm"ở trên đã kéo theo một năm đen tối trong thị trường bất động sản. Đặc biệt là sáu tháng cuối năm 2011, các "đại gia" đã khuyến mãi 15-20%, bán giá "shock" nhưng làn sóng "vỡ nợ" vẫn lan rộng từ Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... Giá cổ phiếu cũng "lao dốc" theo, với 62,2% tổng số mã rớt dưới 10.000VND và 26,7% rớt dưới mức 5.000VND. Sự đóng băng của hai thị trường trên chính là nguyên nhân thứ ba biến dòng kiều hối "cạn dần".

Cơn bão trì trệ còn lan sang thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam với sự từ chối của nhiều công ty Đài Loan, Hàn Quốc, yếu tố này đã góp phần kéo kiều hối "ròng" giảm không ít.

Nhưng nguyên nhân trên đã tác động đến thái độ của kiều bào Việt Nam và người Việt Nam hiện đang làm việc sinh sống ở nước ngoài. Dù đã có sự khởi sắc ở nhiều mặt trong tổng quan nền kinh tế 2012,những dư âm từ năm nguyên nhân trên đã dẫn đến đợt "hạn hán" nằm trong dự báo của kênh kiều hối sáu tháng đầu năm.

Khôi phục kiều hồi: Cách nào?

Để kết thúc đợt hạn hán không mong đợi này, những biện pháp thu hút kiều hối và giữ luồng ngoại tệ được luân chuyển trong hệ thống được cả các doanh nghiệp, ngân hàng và nhà nước cần nhanh chóng triển khai. Biện pháp siết chặt dòng ngoại tệ của Nhà Nước là một trong những cố gắng nhằm giúp các ngân hàng giữ cho dòng tiền không rơi vào thị trường tự do, đảm bảo bình ổn nguồn cung ngoại tệ cho các doanh nghiệp.

Thời gian vừa qua, tảng băng thị trường bất động sản đã được ít nhiều hỗ trợ từ gói kích cầu 29.000 tỷ từ nhà nước và việc giảm nhẹ lãi suất ngân hàng. Dù hệ quả của biện pháp này là lượng tiền gửi ngân hàng có xu hướng giảm theo, song nếu phục hồi được hoạt động bất động sản và sàn giao dịch chứng khoán, không những tăng lượng kiều hối mà còn cả những nguồn vốn nước ngoài khác, tác động kép tạo sức hút đầu tư nước ngoài cũng như tăng lượng kiều hối.

Bàn đến thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam gần đây, chất lượng lao động chính là vấn đề cốt lõi bởi kiều hối đóng góp từ bộ phận này là không nhỏ (năm 2011, 8 tỷ USD). Việc Nhà Nước phối hợp với các Bộ Ngành cùng với Doanh Nghiệp tham gia vào việc đảm bảo chất lượng nguồn lao động và kiểm soát lao động ngoại quốc cũng sẽ góp phần "bơm nước" vào kênh kiều hối.

Cuối cùng, xây dựng hình ảnh cho nền kinh tế Việt Nam là một biện pháp quan trọng để thu hút ngoại tệ. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đắn đo suy nghĩ khi đầu tư vào Việt Nam, một số không nhỏ quay lưng lại với Việt Nam vì sự thiếu minh bạch trong vấn đề giấy tờ, dẫn đến việc quan liêu, tham nhũng trong khi quyền lợi của nhà đầu tư không được đảm bảo. Xây dựng hình ảnh một Việt Nam năng động, an toàn và thân thiện chính là trọng tâm để phòng và chóng những đợt hạn hán của kênh kiều hối hiện tại và tương lai.

Theo Diễn đàn kinh tế VN

.
Về Đầu Trang Go down
 
Kinh Tế VN: Nỗi lo sụt giảm kiều hối
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm?
» Vận động thế nào để giảm mỡ máu
» Kim Vân Kiều phổ nhạc
» Bài học Tú Bà dạy cho Kiều
» TỰ LÀM GIẢM NHANH CƠN CAO HUYẾT ÁP

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Kinh Tế-
Chuyển đến