Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Chung trong ngam VNCH luong linh bich quan Trung phải Nhung Nguyen thuoc sáng chuyen quang nguyet ngắn truyện quynh không Saigon hoang quốc chất nhac
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Có nên cầu nguyện hay không? Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Có nên cầu nguyện hay không? Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Có nên cầu nguyện hay không? Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Có nên cầu nguyện hay không? Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Có nên cầu nguyện hay không? Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Có nên cầu nguyện hay không? Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Có nên cầu nguyện hay không? Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Có nên cầu nguyện hay không? Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Có nên cầu nguyện hay không? Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Có nên cầu nguyện hay không?

Go down 
Tác giảThông điệp
huetim
Khách viếng thăm




Có nên cầu nguyện hay không? Empty
Bài gửiTiêu đề: Có nên cầu nguyện hay không?   Có nên cầu nguyện hay không? Icon_minitimeMon Jul 16, 2012 7:20 pm

Có nên cầu nguyện hay không?

Từ hiệu quả được chứng minh của việc cầu nguyện, đến... định nghĩa
Thượng Đế!


Có nên cầu nguyện hay không? 20080704063444Cau%20nguyen2


Nên cầu nguyện?


Bác sĩ Larry Dossey, một đồng nghiệp Hoa Kỳ, vừa công bố một khảo luận về sự công hiệu của cầu nguyện trong việc chữa trị một số bệnh tật. Đồng nghiệp này đã dựa trên khoảng 50 công trình nghiên cứu, thực hiện bởi các nhóm bác sĩ được coi là khả tín. Điều lạ lùng là một nghiên cứu bao gồm 400 trường hợp bệnh nhân, tất cả đều không biết có người cầu nguyện cho mình. Ngay cả các y sĩ và nhân viên điều trị khác của họ, cũng hoàn toàn không biết có người cầu nguyện cho những bệnh nhân ấy! (Quotidien du Médecin 6/1/1994).
Vì bác sĩ này không tin vào một tôn giáo nào, chỉ cho biết ông thường luyện tập thiền quán.

Không nên cầu nguyện?

Như vậy, có lẽ bạn sẽ nghĩ là “nên cầu nguyện”, phải không?
Thế nhưng, bạn cầu ai? Cầu Chúa? Cầu Phật? và cầu cái gì? Cầu lành bệnh? Cầu khỏi tai nạn? Cầu phát tài? Cầu thi đậu? Cầu gia đình hạnh phúc? Và có lúc nào bạn thử tự hỏi mình có xứng đáng để được hưởng những điều tốt đẹp ấy không? Giả sử bạn xứng đáng, thì bạn có cần phải cầu nguyện để được chúng hay không? Nếu nghĩ rằng Thiên Chúa “công bằng vô cùng” và Đức Phật cũng công bằng không kém, thì tại sao bạn phải sợ Chúa hay Phật quên mất không cho bạn những gì bạn xứng đáng nhận lãnh? Còn giả sử bạn không xứng đáng nhận lãnh những điều tốt đẹp ấy thì bạn có nghĩ được rằng Thiên Chúa “công bằng vô cùng”, hay Đức Phật, sẽ vì lời cầu khẩn của bạn với vài bông hoa, vài cây nến, nén nhang, mà thiên vị, ban phát cho bạn những gì bạn không xứng đáng? Chúa hay Phật dễ “hối lộ” vậy sao?

Thật ra, cũng có nhiều người cầu nguyện cho những lý tưởng cao quý. Chúng ta thường xuyên được thấy những buổi cầu nguyện rất xôm tụ cho hòa bình trở lại trên vùng đất này hay đất khác. Chúng ta cũng thường được nghe những lời cầu nguyện cho những người đói khổ, những người bị thiên tai, bão lụt, động đất, bệnh dịch … Thật cảm động. Nhưng, thử hỏi những kẻ cầu nguyện kia là ai mà dám “nhắc tuồng” Thiên Chúa, dám bảo Ngài phải nghe lời họ mà đem hòa bình, hạnh phúc đến cho người dân ở Bosnie, ở Việt Nam, hay nơi nào khác? Bộ Thiên Chúa ngu dốt đến độ không biết nổi là dân chúng ở những nơi đó cần thanh bình, cần no ấm hay sao? Lẽ nào Thiên Chúa “toàn tri” lại phải cần đến những người này chỉ cho Ngài biết những gì Ngài nên làm? Và chẳng lẽ Thiên Chúa “lòng lành vô cùng”, hay Đức Phật từ bi lại cần đến những kẻ này nhắc nhở các Ngài, để các Ngài giật mình tỉnh ngộ và động lòng thương xót những nạn nhân ấy hay sao? Mặt khác, nếu Thiên Chúa đã “toàn năng” thì tại sao Ngài lại cần tới năng lực cầu nguyện của các người thiện tâm kia để thực hiện ý muốn tốt lành của Ngài? Và như thế, những kẻ muốn “dạy khôn” cho Chúa, hay cho Phật, có mang tội kiêu ngạo hay không? Có khinh rẻ Chúa, Phật, thái quá hay không?

Ta chỉ thờ ta!

Thật ra, trong nhiều trường hợp, người ta đã lẫn lộn Chúa hay Phật với những ước vọng của mình. Thi đậu, lành bệnh, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, hòa bình, no ấm … đều là những ước vọng của chúng ta, nhiều khi được chúng ta phóng ra trước mặt, dựng lên thành thần tượng, để rồi quỳ xuống thờ phượng, lạy lục, cúng bái, gọi đó là Chúa hay là Phật, chẳng khác nào người Do Thái thờ con bò vàng thủa trước. Chúa hay Phật, được quan niệm như thế chẳng khác gì hơn là chính chúng ta, chính cái tâm đầy lo sợ, đầy ham muốn, đầy ước vọng của chúng ta. Ta chỉ thờ ta, chứ chẳng thờ Chúa, Phật nào cả!

Đừng lải nhải!

Có lúc Đức Khổng lâm bệnh nặng. Tử Lộ xin cầu đảo, viện dẫn lời người xưa. Khổng Tử cho rằng cứ sống đúng với lẽ Trời thì đã là cầu đảo rồi, chẳng cần ê a khấn vái làm chi cho phiền phức!

Tương tự như vậy, trong kinh cầu duy nhất mà Đức Ki Tô đã dạy cho hậu thế (kinh Lạy Cha), Ngài chỉ khuyên nên nguyện vừa đủ sống, nguyện làm những điều tốt lành, tha thứ cho mọi người, và nhất là nguyện cho Ý Chúa thể hiện nơi mọi sự vật, tức là: nguyện hòa mình trong Ý Chúa. Đức Ki Tô còn nói: “Đừng lải nhải như bọn vô đạo, bọn chúng tưởng rằng nhờ những lời nói mà chúng sẽ được toại ý” (Phúc Âm Thánh Mathieu).

Đức Phật cũng dạy trong kinh Kim Cương:
Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai
(Dùng hình sắc để tưởng tượng ra ta, dùng âm thanh để cầu ta, là tà đạo, không thể thấy Như Lai)

Ôi! Chuỗi nhân quả triền miên, chỉ có bậc chánh giác mới mong ra khỏi, nào phải chỉ với vài câu kinh lèm bèm, vài cây nhang, ngọn nến, mà mong hưởng được những cái mình không đáng hưởng, tránh được những điều mình phải chịu?

Cầu nguyện là… im lặng? 

Nếu “đừng lải nhải”, thì phải chăng “cầu nguyện là im lặng”? Nhưng có lẽ im lặng chưa phải là cầu nguyện. Trong sự im lặng ấy còn cần một Ý Thức nào đó. Người Ki Tô giáo ý thức “Chúa là Cha của mình”, tức là ý thức Thiên Chúa không phải là một thế lực vô tình, xa lạ, mà chính là Tình thương vô bờ bến, vô điều kiện, như tình thương của Cha Mẹ đối với con cái, lúc nào cũng bảo bọc nâng đỡ mình. Nho Giáo ý thức “Thiên Nhân hợp nhất”, hay “Vạn vật đồng nhất thể”, tức mọi sự vật cũng như chính mình, đều làm một trong cái Đạo của Trời Đất, như tình ruột thịt. Phật Giáo có nhiều trình độ ý thức, có lẽ đều hướng đến cái Tâm không phân biệt, làm một với Phật, với Như Lai, với tất cả.

Điều cần hiểu là khi ý thức “Chúa là Cha” trong truyền thống Ki Tô giáo, người ta không nhất thiết phải luôn luôn đối tượng hóa Thiên Chúa, coi Thiên Chúa như ở ngoài mình, mà ngược lại, thường hướng đến việc làm một với Thiên Chúa. Để thực hiện điều đó, người Ki Tô hữu dùng Đức Ki Tô như một trung gian, vì Ngài vừa là Thiên Chúa, vừa là con người. Sự hiện diện của Ngài nơi trần thế lại là biểu tượng của tình thương của Thiên Chúa với con người. Người Ki Tô hữu làm một với Đức Ki Tô, để qua Đức Ki Tô, họ làm một với Thiên Chúa. Có xa các quan điểm của Nho và Phật giáo lắm hay không?

Cầu nguyện là làm một với Chúa?

Một linh mục dòng Tên dạy tôi: “Cầu nguyện là làm một với Chúa”. Nếu thế thì khi cầu nguyện, người cầu nguyện chính là Thiên Chúa, là Đức Phật, nhìn cuộc đời với cặp mắt của Chúa, của Phật, phản ứng trước những biến cố xung quanh mình với tấm lòng của Chúa, của Phật, hòa mình trong ý Chúa, trong Tâm Phật. Không có sự phân biệt: đây là người cầu nguyện, đây là Chúa hay là Phật, một bên cầu khẩn van lơn, và bên kia đón nhận sự cầu khẩn ấy để rồi ban phát, hay từ chối ban phát những phúc lộc, theo những lý lẽ hoàn toàn bí ẩn. Người cầu nguyện phải đi tìm tấm lòng (hay cái Tính) của Chúa, của Phật, trong thâm tâm mình, để cư xử, phản ứng với tấm lòng ấy. Thái độ này đương nhiên là một sự hướng thiện triệt để, tránh được tính cách ích kỷ của việc dựng những ước vọng riêng tư của mình lên thành Chúa, thành Phật, để rồi xì xụp cúng bái, thờ phượng những ước vọng được thần thánh hóa ấy.

Công hiệu của việc cầu nguyện:

Một thắc mắc: Làm sao sự cầu nguyện có thể “công hiệu” như đồng nghiệp Dossey đã ghi nhận? Tôi nghĩ là khi tìm đến Chúa, Phật … có khi người ta đi được vào một lãnh vực thâm sâu nào đó của Tâm thức, bước sang Tiềm thức, Vô thức, và khi đạt đến một độ sâu nào đó, có thể khám phá ra những cánh cửa để bước sang một lãnh vực tạm gọi là Siêu thức, trong đó không còn giới hạn rõ rệt giữa lãnh vực “của tôi”, “của anh”, hay của “kẻ khác”. Ví như mỗi người chúng ta là một ngọn sóng. Ở trên ngọn sóng thì ta thấy ngọn sóng này và ngọn sóng kia khác biệt nhau, nhưng khi đi vào chiều sâu của sóng thì ta chỉ thấy một đại dương chung cho tất cả các ngọn sóng. Như thế, ta có thể theo con đường đi từ Ý Thức, vào tiềm thức của mình, rồi tới một độ sâu nào đó, vào Siêu Thức chung của mình và của một người nào khác, rồi tìm đường đi ngược trở lên Vô Thức, rồi Tiềm thức của người ấy, để đem lại nơi người này một số ảnh hưởng nào đó. Một phần những ảnh hưởng này, từ Vô thức và Tiềm thức của người kia, sẽ nổi lên tầng Ý thức của anh ta, làm cho anh ta cảm nhận một cách ý thức những thay đổi mong muốn, thí dụ như thuyên giảm bệnh tật chẳng hạn. Đây có lẽ cũng là cách “làm việc” của các thày phù thủy, thầy bùa, thầy pháp… với những con đường khác nhau để đi vào Tiềm thức của chính họ và từ đó di chuyển sang Tiềm thức của người khác.

Tâm thức và thuyết tiến hóa:

Làm sao biết được trong một phần nào đó của Tâm thức không có giới hạn rõ rệt giữa “ta” và “không ta” (giữa cái tôi của mình và cái tôi của kẻ khác)? Có nhiều cách giải thích. Một cách giải thích tương đối gọn gàng là sử dụng quan niệm tiến hóa của vật chất, từ nguyên thủy cho đến con người.

Nếu chấp nhận giả thuyết “big bang” thì khởi đầu của vật chất trong vũ trụ là một “điểm vật chất”. Mặt khác, có thể giả sử mỗi trình độ vật chất có một cái “Thức” riêng của nó. Trình độ khởi đầu của vật chất, tức một điểm cực nhỏ với tỉ trọng (densité) là vô cực (infini), cũng có cái “Thức” của nó. Từ điểm khởi đầu ấy, vật chất tiến hóa, cho ra các ngôi sao, vi khuẩn, súc vật, rồi con người, với những trình độ “Thức” đặc biệt cho mỗi giai đoạn. Tuy nhiên, trong mối giai đoạn tiến hóa, sự vật đều giữ lại những cái “Thức” của các giai đoạn trước, được lắng đọng trong một Siêu Thức nào đó. Điều này có thể được chứng minh nơi các loài động vật. Thí dụ những cái thức của các giai đoạn trước con người như loài cá, loài có vú bốn chân… không còn được “Ý thức” một cách rõ rệt nơi con người nữa, nhưng vẫn không bị xóa đi mà vẫn còn hiện diện trong Vô thức, Tiềm thức hay Bản năng của con người. Cái “Thức” của giai đoạn khởi đầu của vật chất (khi chỉ có một điểm vật chất trong vũ trụ) có thể cũng vẫn còn hiện diện nơi con người và nơi tất cả sự vật trong vũ trụ. Vì thế, đi vào đến một độ sau nào đó của Tâm Thức, người ta sẽ tìm thấy một Siêu thức chung cho toàn thể loài người, và đi sâu hơn nữa, người ta sẽ tìm thấy Siêu thức chung cho con người và các động vật, rồi chung cho con người, động và thực vật, cứ như thế, càng đi vào sâu thêm, thì cái Siêu thức ấy càng mở rộng để trở thành Siêu thức chung của toàn thể vạn vật.

Định nghĩa Thượng Đế

Thế nhưng, cái Thức của giai đoạn trước « big bang », trước khi có điểm vật chất nguyên thủy là gì? Trước khi có điểm vật chất nguyên thủy thì chưa có vật chất. Cái Thức của giai đoạn đó là “Thức” của một cái gì “phi vật chất”. Nói cách khác, đó là Ý Thức Thuần Túy, hoàn toàn tách khỏi vật chất và hoàn toàn không lệ thuộc vật chất. Đó phải chăng chính là định nghĩa của Thiên Chúa, hay của Như Lai: Một Ý Thức thuần túy, phi vật chất, quy định vật chất, quy định sự tiến hóa của vật chất, quy định toàn thể vũ trụ này và tiềm tàng nơi mọi sự vật?

Nếu thể thì sại sao sự cầu nguyện lại không “hiệu nghiệm”, nếu ta biết được con đường đi đến cái Ý thức ấy?

Orate, fratres…

Nguyễn Hoài Vân (1994)


.
Về Đầu Trang Go down
 
Có nên cầu nguyện hay không?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nguyễn Tấn Dũng không dễ bị hạ bệ
» Nên hay không nên xử dụng năng lượng nguyên tử
» Biểu tình chống ông Trương Tấn Sang ở Washington DC
» Yêu Không Hối Hận - Truyện Ngắn: Nguyễn Thế Duyên
» Mỹ thành công việc đáp máy bay không người lái xuống Hàng không mẫu hạm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tôn Giáo-
Chuyển đến