Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
thuoc quốc VNCH chuyen Trung Nhung nguyet sáng Nguyen truyện nhac quang trong ngam chẳng ngắn bich Chung linh quan Saigon không quynh chất phải hoang
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Cái “Tứng Tâu”  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Cái “Tứng Tâu”  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Cái “Tứng Tâu”  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Cái “Tứng Tâu”  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Cái “Tứng Tâu”  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Cái “Tứng Tâu”  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Cái “Tứng Tâu”  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Cái “Tứng Tâu”  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Cái “Tứng Tâu”  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Cái “Tứng Tâu”

Go down 
Tác giảThông điệp
NHViet
Khách viếng thăm




Cái “Tứng Tâu”  Empty
Bài gửiTiêu đề: Cái “Tứng Tâu”    Cái “Tứng Tâu”  Icon_minitimeMon Jul 09, 2012 11:25 am

Cái “Tứng Tâu”


Cái “Tứng Tâu”  Waterbuffalopastel


Dân Hà Nội trước đây có tiếng là thanh lịch, từ lời nói tới cách cư xử, thường được coi là mẫu mực tiêu biểu cho cả nước, kể cả dưới thời nhà Nguyễn, khi Kinh đô đã được thiên về Huế. Nhưng từ khi Cộng sản về thành năm 1954, Hà Nội không còn là Hà Nội ngày xưa. Một phần lớn dân Hà Nội đã vào miền Nam. Phần ở lại phải tự “nhà quê hóa”, cả về ngôn ngữ lẫn hành động, để hòa hợp với giai cấp mới, tránh bị liệt vào thành phần tư sản phản động. Kết quả là dân Hà Nội XHCN không còn nói và làm như dân Hà Nội ngày xưa. Ví dụ, Hà Nội xưa yêu hoa lắm, Hà Nội nay cũng thích hoa, nhưng theo cung cách khác.

Vào dịp Tết năm ngoái, Hà Nội có Hội hoa anh đào, có người Nhật tham dự. Nhưng hoa quý trưng bầy đã bị khách thưởng hoa vặt trụi. Dịp Tết năm nay, Hà Nội lại có “Lễ hội phố hoa”, trưng bầy “nghệ thuật sắp đặt hoa và các sản phẩm thủ công truyền thống của Hà Nội”. Nhưng theo báo VietnamNet, chỉ sau giờ khai mạc, hội phố hoa đã bị làm thịt tả tơi. Báo này viết: “Ngay sau khi ánh đèn sân khấu đêm khai mạc vụt tắt thì cảnh tượng kinh hoàng diễn ra, mạnh ai người nấy cướp hoa, khiến lực lượng bảo vệ vốn đã mỏng lại càng không kịp trở tay. Trước ánh mắt kinh ngạc của nhiều người nước ngoài tham gia lễ hội, nhiều người ngang nhiên bước ra khỏi phố hoa cùng chiến lợi phẩm trên tay”.

Cách nói của người Hà Hội bây giờ cũng khác xa. Nhất là Hà Nội bây giờ lớn gấp nhiều lần so với trước kia, nhiều vùng ngoại thành đã sát nhập với thủ đô, khiến giọng nói của người thành thị và nông thôn không còn dễ phân biệt như xưa. Đặc biệt người Hà Nội ngày nay nói tục quá sức. Theo lời kể của những người đi Việt Nam về, cũng như thỉnh thoảng được coi một cuốn video thu ở Hà Nội, cả những cô gái trẻ măng, trông rất ngây thơ cũng chửi thề tự nhiên, có khi còn tục tĩu hơn cả canh điền ngày trước.

Tôi vốn gốc nhà quê, đã nghe quen cách phát âm chữ “l” thành “n”. Ngoài ra, trong ngôn ngữ quê tôi, hầu như không có vần “tr”. Ví dụ con trâu, nói là con “tâu”, quả trứng gọi là “cái tứng”, làng Triệu Thông, gọi là “nàng Tiệu Thông”. Thêm nữa, chữ “d” còn được phát âm như chữ “r”, ví dụ, đi Mỹ theo “riện con nai”, là những người được chấp nhận cho sang Mỹ theo diện con lai. Hồi nhỏ, không hiểu từ bao giờ và do đâu, hình như tự nhiên thấm vào người, tôi đã thuộc lòng, và còn nhớ tới bây giờ, câu tiêu biểu sau đây:

Con tâu tắng buộc bờ te tụi, ăn no vo tòn như cái tống teo đình tung, quan viên Tứ Tùng nhắm rượu tứng tâu. “Dịch” ra tiếng Việt, câu này là: Con trâu trắng buộc bờ tre trụi, ăn no vo tròn như cái trống treo giữa đình, quan viên Tứ Trùng nhắm rượu trứng trâu.

Trâu không đẻ ra trứng. Vậy, các quan viên nhắm rượu với “trứng trâu”, là cái gì? Điều này tôi không biết chắc, chỉ suy diễn theo cách đoán mò, trúng sai không bảo đảm. Hồi trước ở Sài Gòn, một tiệm ăn Tầu khu Chợ Cũ, có món khá nổi tiếng là “Trứng dê chiên bơ”. Dê cũng như trâu, không đẻ ra trứng, tại sao có trứng trâu với trứng dê? Sau khi tìm hiểu, mới biết đây là cách nói “thanh tao hóa” của những dân tộc có văn hiến. Người ta không gọi sự vật bằng chính cái tên của nó, để tránh sự thô tục.  Trứng dê, thực ra, chỉ là hòn dái dê. Nếu bị chửi là đồ “ăn dái”, danh dự người bị chửi coi như bị xúc phạm nặng nề. Nhưng người ăn “trứng dê”, được coi thuộc loại sành sỏi, đáng kính nể.
Món trứng dê được nhiều quý ông ưa chuộng, vì nhiều người vẫn nghĩ rằng “ăn gì bổ nấy”. Loài dê đực có khả năng tính dục rất cao. Mỗi đàn dê cái, thường chỉ có một vài con dê đực. Buổi sáng, khi đàn dê rời chuồng, mỗi chú dê đực chặn một bên cửa, tận tình phục vụ mọi nàng lần lượt đi qua, không sót một ai. Kết quả là tuy sống chung một chuồng, chẳng hề thấy tranh dành, cãi cọ bao giờ. Quý ông tưởng rằng tẩm bổ bằng trứng dê, thì cũng được mạnh mẽ như dê. Ngoài ra, theo quý ông giầu kinh nghiệm, việc nhậu trứng dê còn một thuận tiện khác. Số là, quý bà rất ghét quý ông tụ họp nhậu nhẹt với nhau. Nhưng nếu rủ nhau đi nhậu trứng dê, thường không gặp trở ngại. Có khi còn được kín đáo dúi cho ít tiền lẻ, để phòng thân. Có điều, phải nhậu ở tiệm. Vì lí do phẩm hạnh, dù thuộc loại gia chánh thượng thừa, quý bà không bao giờ chịu nấu món này ở nhà.

Nếu trứng dê là dái dê, thì trứng trâu mà các quan viên nhắm rượu, chắc cũng là dái trâu. Nhưng trâu không có khả năng tính dục như dê. Hậu quả là nhiều quan viên nhắm quá nhiều trứng trâu, ăn gì bổ nấy, khi về già, trứng mình lớn hơn trứng trâu, đi lại rất khó khăn.

Thật ra, cũng có khi trứng trâu không phải là hòn dái trâu, mà là một thứ khắc hẳn. Đây là câu truyện thật đã xẩy ra vào thời Phục hưng ở Ý.

Từ mấy thế kỷ qua, hầu như ai cũng từng được nghe nói ít nhiều về cuộc đời nhà thiên văn học Galileo Galilei. Chỉ vì hoàn chỉnh và đề cao lý thuyết về thái dương hệ của tiền bối Nicolaus Copernicus, bác học Galilei đã bị Tòa thánh Vatican truy tố ra tòa dị giáo vào giữa năm 1633, về tội đã đi ngược lại những điều từng đề cập trong Thánh Kinh, là mặt trời chuyển động quanh trái đất. Cho đến nay, vẫn có nhiều người cho rằng ông Galilei đã bị kết án tử, và kết liễu cuộc đời trên dàn hỏa thiêu. Mới cuối năm 2005, tiến sĩ Lê Đăng Doanh của Việt Nam, còn khuyên đám sinh viên trong lễ mãn khóa nên noi gương Galilei, thà bị thiêu chứ không nói sai sự thật. Thời gian này, chính khách lão thành Lý Quang Diệu của Singapore, cũng tuyên bố với báo TIME là Galilei đã anh dũng thách thức Giáo Hoàng.
Thật ra, tại Tòa, cụ Galilei đâu có muốn làm anh hùng, đã thú nhận có phạm vào điều cấm kỵ của Tòa Thánh, hứa sẽ xin chừa, nên chỉ bị án tù. Rồi được ân giảm, cho quản thúc tại Đại sứ quán Tuscan ở Rome. Sau đó, lại được Tổng Giám Mục Piccolomini đón về quản thúc tại Tòa TGM ở Siena, trọng đãi như thượng khách. Trong thời gian này, có chuyện ngược đời, là thay vì gia đình tiếp tế cho người bị giam, thì tù nhân là cụ Galilei, từ nơi bị quản thúc, nhờ sự quảng đại của vị Tổng Giám Mục chủ nhà, lại thỉnh thoảng gửi quà tiếp tế cho con.

Galileo Galilei có một con trai, và hai con gái với người vợ không chính thức. Cả hai con gái đều tu tại Dòng nữ Thánh Mát Thêu ở Arcettri, gần Florence. Con gái lớn mất sớm. Vào thời ông bị ra tòa và bị quản thúc, con gái nhỏ là Sơ Maria Celeste, rất chăm chỉ trao đổi thư từ với Bố. Vào mùa Thu năm 1633, trong thư của Sơ Celeste gửi cho Bố Galilei, có đoạn như sau, nhắc tới trứng trâu:

“Thưa Bố vô vàn kính yêu, con phải báo cho Bố biết, con là một đứa ngu. Thật ra, là một đứa ngu đần nhất tại phần đất này của nuớcÝ, vì khi thấy Bố viết sẽ gửi cho con 7 “Trứng trâu”, con tin rằng đó là những cái trứng thật, và dự định sẽ chiên một cái ôm-mơ-lết khổng lồ; nghĩ rằng những cái trứng đó chắc phải lớn lắm; và vì thế, con đã giúp cho Sơ Luisa, người đã được một trận cười lớn tưởng như vô tận về cái sự ngu muội của con”.
Mấy cái “trứng trâu” nhà bác học gửi vào tu viện cho con gái, tất nhiên không phải loại “tứng tâu” mà các quan viên nhà ta ưa nhắm rượu. L
y Chúa tôi! Tội chết!!! Nó là loại phó-mát mozzarella làm bằng sữa trâu, có hình trái trứng. Do chuyện này, Sơ Celeste đã có biệt danh “Bufala”, vừa có nghĩa là ngu đần, vừa có nghĩa là con trâu cái.

Sau vụ bé cái lầm, Sơ Celeste viết cho Bố, như sau:

“Khi hay tin Ngài Tổng Giám Mục cũng biết được sự lầm lẫn của con về ‘trứng trâu”, con đã cảm thấy rất xấu hổ, nhưng đằng khác, con vui mừng vì đã khiến cho Bố có dịp để cười vui. Chính vì vậy mà con hay viết cho Bố về những sự điên khùng”. (1)

* * *

Muốn có “tứng tâu” để nhắm rượu, thì phải giết trâu. Những dịp đình đám, lễ tết, giết trâu hầu như là chuyện đương nhiên. Ngay cả những trại tù cải tạo sau năm 1975, tuy tù nhân bị ăn đói quanh năm, có khi cũng được một vài miếng thịt trâu vào ngày Tết.

Có truyện kể rằng, tại một trại cải tạo vào cái Tết đầu tiên sau biến cố 30 tháng 4, cán bộ dắt một con trâu vào trại để làm thịt. Tới cổng trại, trâu biết là nhà tù, nhất định không vào. Kéo mấy cũng không chịu đi. Tù cải tạo xúm lại đẩy, trâu vẫn đứng ì. Cuối cùng, một anh tù ghé tai trâu nói nhỏ điều gì đó, trâu vui vẻ đi thẳng tới chỗ người đồ tể đang đợi. Sau đó, anh tiết lộ, đã nói với trâu rằng: “Cách mạng thành công rồi! Còn do dự chi nữa? Coi tụi tao nè!”

Con trâu đối với dân làm ruộng nước, cũng có vai trò quan trọng như con bò đối với dân làm ruộng khô. Trước đây, tôi đã từng tưởng lầm là dân Ấn Độ không giết bò, vì họ thờ bò như thần thánh. Tìm hiểu mới biết dân Ấn không thờ bò, nhưng kính trọng bò, nên thà chết đói, không giết bò để ăn thịt. Họ kính trọng bò như mẹ hiền, vì bò giúp đỡ đủ thứ, làm mọi việc cực nhọc, mà không bao giờ đòi đền bù.

Con trâu Việt Nam cũng cần cù làm đủ việc, cũng đáng kính như con bò Ấn Độ:

Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cầy với ta.
Cấy cầy vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công…

Ai mà quản công? Khi mùa gặt hoàn thành, Tết đến, người xẻ thịt trâu để ăn mừng năm mới!

Con trâu mạnh làm vậy, mà bị hạ thật dễ dàng. Trước tiên, người ta đào một cái lỗ, rộng chừng 40 phân, sâu khoảng 50 phân, để vừa một cái thùng hứng tiết. Trâu được dắt tới gần lỗ. Hai người, mỗi người dùng đầu một sợi giây thừng buộc vào một chân trước, và một chân sau. Rồi giây thừng được vòng qua chân kia. Khi cả hai người cùng kéo. Chân bị túm lại, trong khi người thứ ba cầm đuôi ghì xuống, thế là trâu ngã. Bốn chân bị trói chặt, hai người dùng gậy đè cổ trâu xuống, thêm vài người đè sừng trâu. Khi trâu hết cựa quậy, một người được chỉ định thọc huyết. Thường là một thanh niên độc thân, hay vợ không mang bầu. Khi làm điều ác, người ta vẫn nghĩ tới âm đức. Cho nên, chùa chiền ở Việt Nam hiện nay, nghe nói, có rất đông các quan chức tới khấn vái, nhất là vào dịp đầu năm.

* * *

Tháng Năm 1975, tại đảo Guam, tôi gặp lại chú em họ sau mấy chục năm xa cách. Hỏi chú còn nhớ tôi không? Đáp: Nhớ chứ, vụ nổ đống phân trâu, quên sao được!

Chuyện xẩy ra khi tôi còn nhỏ lắm, không nhớ rõ năm nào. Cái thú của trẻ con ngày Tết, là được mặc quần áo mới, và xem đốt pháo. Thật ra, phải gọi thưởng thức đốt pháo, đúng hơn là xem đốt pháo. Vì vừa được xem pháo nổ tung, được nghe tiếng nổ, được ngửi mùi thuốc pháo, được cầm cái pháo và cảm thấy hồi hộp trước khi nó nổ. Người lớn đốt pháo tràng, trẻ con bận rộn nhặt những cái pháo lẻ rơi rụng trước khi nổ. Giống như đàn hải âu đảo quanh người kéo lưới bắt cá. Đứa nào nhặt được nhiều, coi như đạt thành tích cao hơn đứa khác.

Khi người lớn đốt pháo tràng xong, là đến lượt bọn trẻ con bắt đầu đì đẹt. Cứ xem cách đốt pháo, cũng thấy nhân cách mỗi đứa lộ qua hành động. Đứa nhát, để cái pháo xuống đất, rồi lóng ngóng châm lửa. Có khi ngòi chưa bắt lửa, đã sợ hãi bỏ chạy, khiến phải trở lui châm lại. Nhiều khi vài ba lần mới thành công. Đứa bạo hơn, một tay cầm pháo, một tay châm lửa; khi ngòi bắt đầu cháy, đã tung ra thật xa, cho an toàn. Đứa bạo hơn nữa, thuốc loại “chì”, đợi ngòi cháy gần hết, vừa tung là pháo nổ trên không; tiếng vừa lớn, xác vừa bung ra đẹp mắt. Đốt kiểu này, thường được đám khán giả con nít vỗ tay tán thưởng. Loại này lớn làm chính trị, chắc dễ thành công, nhờ biết trình diễn, và hành động đúng lúc. Có đứa ngu, vụng tính mà cũng muốn ra vẻ ta đây can đảm, để ngòi cháy hết, chưa kịp tung, pháo đã nổ trên tay, kêu trời như bọng. Bọn trẻ vừa thương hại, vừa buồn cười. Đáng thương hơn cả, là những đứa cũng hăm hở nhặt pháo, nhưng nhờ người khác đốt!

Tết năm ấy, tôi nhặt được khá, nhét đầy túi áo mới. Không theo cách đốt pháo thường lệ của mấy đứa khác; tôi muốn có cái gì đặc biệt, một chút “sáng tạo” trong dịp đầu năm. Ngay trước cổng nhà, có một đống phân trâu còn mới. Bây giờ nhớ lại, vẫn còn thấy nó giống hệt hình thù một cái bánh green cheese, nặn bằng phẩm vật thuộc loại organic, xanh mướt. Bèn cắm một cái pháo trên đó, giống hệt cây nến hồng trên cái bánh sinh nhật. Rồi đắc ý châm ngòi. Mấy đứa trẻ xúm lại coi một sáng kiến mới, đầy vẻ tò mò và hồi hộp. Nhưng khi ngòi pháo bắt đầu xịt ra những tia sáng óng ánh như sao sa, lũ trẻ nhát gan bỏ chạy như thường lệ, đứng từ một nơi xa chừng mươi thước nhìn lại, đầu hai ngón tay trỏ đút vào hai lỗ tai, trố mắt chờ đợi.

Tôi, đứa trẻ có sáng kiến đóng vai chủ động, không thể hèn nhát bỏ chạy như những đứa khác, đã anh dũng đứng tại chỗ, vững tâm quan sát chuyện gì sẽ xẩy ra. Khi pháo nổ tung, tôi cảm thấy như đứng dưới trời mưa. Những giọt ướt bao phủ từ đầu tới chân; bộ quần áo mới mầu nhạt biến thành lốm đốm mầu xanh. Toàn là phân trâu, lấm tấm như trăm ngàn hạt gạo dính đầy người, cả đầu tóc chân tay mặt mũi. Đám trẻ khác nhờ đứng từ xa, thoát nạn. Sau giây phút bàng hoàng, chúng cười ré, tay chân múa may, đầy vẻ chế diễu.

Tôi vào nhà, mọi người quần áo chỉnh tề ngày Tết đều cố tránh, để khỏi đụng vào đống phân biết đi. Nhờ sáng Mùng Một, không bị đòn. Trước khi cho đi tắm và thay quần áo mới, mẹ tôi hỏi, tránh lên giọng vì là ngày Tết, nhưng đầy vẻ chịu đựng: “Sao con ngu thế?”

Kết quả, bài học ngu đần này đã trở thành bài học quý giá nhất đời. Lớn lên làm nghề viết báo, mặc ai viết gì thì viết. Tôi đã có sẵn bài học của mình, giá trị như những điều răn đã khắc vào đá cứng, đó là: Nếu cho nổ một đống phân, mình là người đầu tiên bị dính phân. Và tiếng mẹ tôi còn văng vẳng đâu đây: “Sao con ngu thế?!”

Sức Mấy
 
_________________

(1)  Galileo’s Daughter, Dava Sorbel; Walker, 1999; pp: 318-319.
Về Đầu Trang Go down
 
Cái “Tứng Tâu”
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tuyệt Chiêu Tung Hứng
» Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại
» Thúy Khanh - Hồ Quang Hiếu tung ảnh bán nude đầy táo bạo
» Tập Thơ cho Tuổi Trẻ Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Văn-
Chuyển đến