Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
luong Chung trong Trung Saigon truyện chuyen ngắn quynh linh Nhung hoang quang bich VNCH thuoc không ngam nguyet phải nhac quan chất sáng Nguyen quốc
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm?

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Empty
Bài gửiTiêu đề: 2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm?   2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Icon_minitimeSat Jun 23, 2012 12:54 pm

2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? 405

Phân tích về Tiền của người Việt hải ngoại chuyển về Việt Nam


(dudoankinhte)


Kiều hối là gì

(Một sự phân tích khá chính xác về những khoản tiền giúp đỡ gia đình, chỉ có 2 tỷ, số còn lại 7 tỷ là rửa tiền nuôi CS).

Về cơ bản, kiều hối là tiền của người Việt lao động tại nước ngoài gửi về Việt Nam. Cụ thể hơn theo định nghĩa của IMF thì có thể chia kiều hối làm 3 loại sau: (i) tiền do người Việt Nam xuất khẩu lao động gửi về gia đình, họ hàng trong nước (ii) khoản tiền bồi thường cho người lao động hoặc lương thưởng dưới dạng tiền hoặc tương đương trả cho cá nhân làm việc ở nước ngoài; và (iii) tiền do Việt Kiều sinh sống tại các quốc gia họ tị nạn gửi về.

Tiếp theo tôi xin giới thiệu biểu đồ thống kê số liệu tiền kiều hối gửi về Việt Nam:

2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? 9k=


Qua biểu đồ, chúng ta có thể thấy lượng kiều hối đổ về Việt Nam trong những năm gần đây tăng rất mạnh. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới thì năm 2011 lượng kiều hối đồ về Việt Nam đạt mức 9 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay (VnExpress, 2/12/2011). Hơn thế nữa, Việt Nam còn nằm trong top 20 nước nhận tiền kiều hối nhiều nhất thế giới (World Bank, 2011).

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM thì kiều hối gửi về Sài Gòn đạt mức 5 tỉ USD trên tổng số 9 tỉ USD toàn quốc (Sài Gòn Đầu tư, 22/11/2011). Sài Gòn không phải là thành phố xuất khẩu lao động đi quốc tế vậy nên có thể người Việt gốc Mỹ là nhóm gửi tiền kiều hối về lớn nhất trong các nhóm gửi tiền kiều hối về Việt Nam.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ rõ ra rằng lượng tiền kiều hối về Việt Nam chủ yếu xuất phát từ Mỹ chứ không phải quốc gia nào khác (Giang & Pfau, 2010).

Còn tờ USA Today dẫn số liệu được cung cấp bởi ngân hàng Wells Fargo chuyên cung cấp dịch vụ chuyển tiền kiều về các nước châu Á và Mỹ Latin cho biết mức tiền trung bình Việt Kiều gửi về Việt Nam là $1369, cao thứ 2 chỉ sau Ấn Độ (USA Today, 17/08/2010).

Tác giả nhận xét thêm là số tiền hàng tỷ USD này được đầu tư vào bất động sản, kinh doanh kiếm lời và trợ giúp thân nhân.

Vậy chúng ta có thể kết luận rằng kiều hối chủ yếu được gửi bởi người Mỹ gốc Việt, lượng kiều hối này chiếm trên 50% tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam.

Vai trò của kiều hối

Kiều hối đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Với 9 tỷ USD trong năm 2011, lượng kiều hối đã tương đương 7,4% tổng sản lượng nội địa (GDP) của Việt Nam. Ngoài ra, kiều hối còn lớn hơn nhiều so với vốn FDI và ODA được đầu tư vào Việt Nam.

Nhờ kiều hối, chính phủ Việt Nam có thêm một nguồn thu ngoại tệ ổn định, tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia, giảm thâm hụt ngân sách cũng như thâm hụt thương mại với nước ngoài.

Kiều hối giúp tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Việt Nam do Việt Kiều trở về Việt Nam đầu tư nhiều kèm theo các nhu cầu ăn chơi, giải trí.

Nói qua, chúng ta đã thấy rõ kiều hối giúp sức cho nền kinh tế CSVN như thế nào. Cuối mục này, tôi xin phép trích dẫn ra nhận định về kiều hối của Đại sứ quán CSVN tại Hoa Kỳ: “Kiều hối là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả. Bởi vì, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu tuy rất quý nhưng xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng, chi phí vận chuyển mang ra nước ngoài, lại còn phải chịu thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu kiện bán phá giá, chi phí tiếp thị, quảng cáo…” (Vietnam Embassy in U.S, 13/10/2004).

Hiểu được tầm quan trọng của kiều hối, người Việt hải ngoại có thể nghĩ ra các biện pháp hạn chế, ngăn cản dòng kiếu hối này về Việt Nam, tiếp tục tiếp sức cho chính quyền CSVN đàn áp nhân dân trong nước. Tại sao tôi đề xuất chặn kiều hối? Bởi vì đó là vũ khí kinh tế duy nhất hiệu quả mà người Việt hải ngoại hiện có để gây áp lực lên chính quyền CSVN. Chúng ta hoàn toàn không phải phụ thuộc vào chính phủ Mỹ trợ giúp hay bất cứ thế lực ngoại bang nào giúp sức.

2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Images?q=tbn:ANd9GcSdFOSEQAp__XWsB2gNv8h9c5gdOhWq-uEXLQva01iLF_FVWYcp

Chặn kiều hối là vô nhân đạo?


Tôi không nói việc chặn kiều hối gởi về nuôi gia đình, số này cần thiết và nhìn tổng quan là không đáng kể.

Trong số 1,5 triệu kiều bào tị nạn tại Mỹ, người gởi tiền về VN cao lắm cũng chỉ khoảng 1 triệu người (trừ ra trẻ em, người già, v.v…, chỉ tính người đem tiền ra gởi về).

Mỗi người cho là gởi trung bình 2000 USD/ năm thì cũng chỉ 2 tỉ USD.

Số tiền này đa số không vào tay CSVN.

Tôi nói đây là số người đem tiền về chơi bời, mua nhà, mua đất, đầu tư. Số tiền này ngoài số nuôi gia đình, do đó không cần thiết, mà chỉ vì mục đích sinh lợi, mua dâm, v.v…

Số này rất lớn, có người chủ tiệm nail gởi về hàng tháng 5000 – 7000 USD để chơi CK, mua đất, v.v… vì là tiền trốn thuế, tại Mỹ không thể bỏ ngân hàng, và giữ tiền mặt thì sợ bị cướp.

Hàng năm, cả 400 – 500 ngàn người về VN, trong đó số về thăm gia đình chỉ là số nhỏ, còn lại là chơi bời, mua dâm, làm ăn, du lịch, là chính và do đó không cần thiết.

Nói tóm, chỉ khoảng khoảng 2 tỉ USD gởi, đem vào VN là cần thiết hàng năm, số này tôi KHÔNG phản đối.

Tôi phản đối số 5-7 tỉ USD trên số này, và đây mới chính là số tiền giúp CSVN tồn tại.

Ai muốn giúp CSVN thì là việc của họ, tôi KHÔNG thèm kêu gọi ai hết, họ làm như vậy thì càng làm hại dân chủ, tự do VN, và hại chính họ.


Thiếu gì chủ tiệm nail bị thua sạch tiền trong CK VN. Hoặc bị dụ dỗ mua đất khu không điện, nước, ống cống, ngâm vốn 20 năm sau bán cũng không lấy vốn.

Một số về mang bệnh Hep B, C, HIV, xã hội, v.v…

Một số khác bị tai nạn chết, bị cưa tay cưa chân; bị lưu manh đánh trọng thương như ông nào đó từ Hòa lan về bị đánh xém chết.

Tương lai Việt Nam còn mịt mờ nếu vẫn còn số người Việt Kiều tiếp sức cho CSVN hoạt động bằng cách về Việt Nam làm ăn, chơi bời, mua dâm này.

Cách thức chặn kiều hối

Nếu chúng ta xác định được kiều hối là vũ khí của chúng ta thì bước tiếp theo phải xác định đâu là mục tiêu đánh chặn việc chuyển kiều hối về Việt Nam. Đó chính là các cơ sở chuyển tiền về Việt Nam có mạng lưới rộng khắp trên toàn nước Mỹ.

Truớc hết phải nhận định đúng: HỌ LÀ KẺ THÙ CỦA VIỆT NAM TỰ DO, VÀ LÀ ĐỒNG CHÍ TỐT NHẤT CỦA CSVN.

Một khi coi họ là đồng chí của CSVN, thì có rất nhiều cách chống họ.

1. Lập bảng đen “Các nhân vật kinh tài giúp CSVN tại hải ngoại”.

2. Quay phim, chụp hình các người chủ tiệm, cùng tên tuổi họ, đặt vào Bảng đen này. Cùng làm như vậy cho các người làm việc tại đó.

3. Đặt lên internet.

4. Họ tên người chủ tiệm cũng có thể tìm thấy tại các văn phòng doanh nghiệp địa phương – các tin tức này là public. Chụp hình người chủ tiệm, người làm việc tại đó cũng là hợp pháp, miễn là không vào tận bên trong văn phòng. Truớc cửa văn phòng là nơi công cộng, chụp hình họ thì không khác các phóng viên chụp hình ca sĩ, chính trị gia.

5. Danh sách này chỉ dùng các tin tức CÔNG KHAI, CÔNG CỘNG, do đó hoàn toàn hợp pháp.

Trên đây là các ý của tôi về vấn đề kiều hối, hy vọng thu hút được sự chú ý của cộng đồng. Cám ơn các bạn đã đọc bài.

—————————————————-

Hermandez-Coss, Raul (2005, “The Canada-Vietnam Remittance corridor: Lessons on shifting fro Informal to formal Transfer Systems”, WB

IMF (2003), “Statistical Appendix: Vietnam”, Country Report 3/382, International Monetary Fund, Washington D.C

IMF (2007), “Statistical Appendix: Vietnam”, Country Report 7/386, International Monetary Fund, Washington D.C

World Bank, Migration and Remittances Factbook 2011 2nd edition, 2011, http://siteresources.worldbank.org/INTLAC/Resources/Factbook2011-Ebook.pdf

VnExpress, WB: Việt Nam nhận được 9 tỷ USD kiều hối, 2/12/2011, http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-tai-chinh/tien-te/2011/12/wb-viet-nam-nhan-duoc-9-ty-usd-kieu-hoi-3679/

Sài Gòn Đầu tư, Khơi thông dòng vốn kiều hối, 22/11/2011, http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20111222/Khoi-thong-dong-von-kieu-hoi.aspx

Pfau Wade Donald & Giang Long Thanh, The Growing Role of International Remittances in the Vietnamese Economy: Evidence from the Vietnam (Household) Living Standard Surveys, 2010, http://ideas.repec.org/p/pra/mprapa/24945.html

USA Today, More Vietnamese abroad sends money back to their homeland, 17/08/2010, http://www.usatoday.com/money/world/2010-08-18-vietnamremittances18_ST_N.htm

Sứ quán Việt Nam, Kiều hối, 13/10/2004, http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20041013173232

Từ tị nạn chính trị... đến "bò sữa Vịt kìu"...

2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Z

2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? 20668970

2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Vietkieuvevietnam
Về Đầu Trang Go down
levu
Khách viếng thăm




2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm?   2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Icon_minitimeFri Dec 19, 2014 3:48 pm

2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Images?q=tbn:ANd9GcRLZQoQ8wE1uTQzxh4OfWhMWp-L4Tc1tSPEFZ1DU8QSP7_IKG6q


Tiền Việt kiều gửi về ‘là phao cứu sinh’

BBC
18 tháng 12 2014


Một kinh tế gia ở Việt Nam nói kiều hối có tác động rất tích cực đến vĩ mô ở Việt Nam.

Bình luận được tiến sĩ Võ Trí Thành từ Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra nhân sự kiện hãng dịch vụ chuyển tiền Western Union kỷ niệm 20 năm hoạt động tại Việt Nam vào tuần này.

Western Union hiện có hơn 9000 điểm giao dịch và đại lý ở 63 tỉnh thành tại Việt Nam.

“Trong giai đoạn 1991-2013, lượng kiều hối chính thức vào Việt Nam hàng năm đã tăng trưởng trung bình 38,6%/năm, với tổng giá trị kiều hối là 80,4 tỉ đô la Mỹ, chưa tính lượng kiều hối năm nay 2014, dự kiến vào khoảng 11-12 tỉ đô la Mỹ.

“Trong giai đoạn 2007-2013, tổng kiều hối là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt Nam (sau vốn FDI), và lớn hơn cả vốn ODA đã giải ngân”, ông Thành được Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lời.

2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? 9k=

'Rất quan trọng'

Một khảo sát của CIEM tiến hành với hàng trăm người ở bảy tỉnh, thành phố ở Việt Nam cho thấy "khoảng 16% người tham gia khảo sát cho biết dòng tiền kiều hối chảy vào lĩnh vực kinh doanh và sản xuất;

"Khoảng 17% số người tham gia cho biết tiền kiều hối chiếm đến 80% tổng thu nhập gia đình họ. Có đến 40% số người tham gia khảo sát cho biết, tiền kiều hối đóng vai trò “quan trọng” và “rất quan trọng” đối với đời sống gia đình họ.

“Kiều hối đóng vai trò phao cứu sinh cho các nhà đầu tư không thể vay vốn ngân hàng do các quy định nghiêm ngặt về vay vốn,” ông Thành được báo này dẫn lời.

Vào năm ngoái Việt Nam nằm trong 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới với tổng giá trị kiều hối là 11 tỉ đô la Mỹ năm 2013, chiếm đến hơn 8% GDP.

Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho biết có khoảng 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc, và học tập tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ngày 25/11 vừa qua, Quốc hội Việt Nam biểu quyết thông qua Luật Nhà ở với đa số phiếu cho phép các tổ chức và công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng như cá nhân “được phép nhập cảnh vào Việt Nam” được mua nhà và căn hộ.

Tuy nhiên luật này phải tới tháng 7 năm 2015 mới có hiệu lực và giới quan sát tỏ ra lạc quan ở mức dè dặt đối với cái gọi là "các văn bản hướng dẫn" hiện chưa có.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC vào cuối tháng trước, ông Nguyễn Ngọc Thịnh, Việt kiều Mỹ định cư và làm việc ở Việt Nam lâu năm, nhận định “khối người nước ngoài mở công ty, kinh doanh ở Việt Nam có xu hướng thuê nhà nhiều hơn mua” và “nhu cầu có một căn nhà để về ở khoảng sáu tháng cho tới một năm của một số Việt kiều là có”.

“Những Việt Kiều chúng tôi nói chuyện và khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác vẫn chờ đợi một văn bản cởi mở hơn, rõ ràng hơn được đi vào thực tiễn”, ông Thịnh nói thêm.

Ngay cả khi mua nhà cho người nước ngoài trong đó có Việt Kiều được đơn giản, ông Thịnh nói cần có một thủ tục rõ ràng để bán lại bất động sản đã mua nhằm “tránh rủi ro”.

Kiều hối 2010-2012

Hoa Kỳ 57%
Úc 9%
Canada 8,4%
Đức 6%
Campuchia 4%
Pháp 4%


2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Images?q=tbn:ANd9GcSNC-KcXM_W2mHtp_c8j8Eh7_KsQZyT2RkJbkOZORns2Q2j7G4o1A

2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Images?q=tbn:ANd9GcR5wEn6H7t1rGZNTYwppYTYYuIc6b1RjhPaDgof-55b9tDZiRNXVA

2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Cau-vuot

2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Bannuoc-danlambao-01
.
Về Đầu Trang Go down
levu
Khách viếng thăm




2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm?   2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Icon_minitimeWed Feb 18, 2015 8:10 pm


(Việt kiều &) Cá hồi đỏ


2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Vuotbien-cahoi-danlambao

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - ... Số người Việt may mắn hơn, hiện đang phiêu bạt tứ tán khắp bốn phương trời, có thể được coi như là cá hồi Ðại Tây Dương - giống cá có khả năng đi đi về về nhiều lần từ sông ra biển và ngược lại. Những kẻ này vẫn tiếp tục kiếp sống tha phương cầu thực, chăm chỉ cặm cụi kiếm và để dành tiền, rồi hàng năm làm đơn “xin phép” được hồi hương. Mỗi Việt Kiều về thăm quê nhà chắc chắn đều chi trải một số tiền không phải chỉ là sáu trăm Mỹ Kim mà có thể là đến sáu ngàn Ðô La, hay nhiều hơn nữa...

*

"Năm 2014 Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong 10 nước nhận được kiều hối nhiều nhất trên thế giới."
- Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN, chi nhánh TP HCM

Trang Câu Lạc Bộ Kỹ Thuật Việt Kiều đăng tải một bài viết “Cuộc Di Cư Lớn Nhất Của Cá Hồi Đỏ Trong 100 Năm” khá thú vị. Xin ghi lại toàn văn:

2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Tmp-danlambao%2Bcopy
Nguồn ảnh: ovsclub.com.vn

Khoảng 15.000 người đã đổ về tỉnh British Columbia của Canada để chứng kiến một trong những hiện tượng bí ẩn của tự nhiên: cuộc di cư khổng lồ của cá hồi đỏ, được cho là lớn nhất trong 1 thế kỷ trở lại đây.

Dự kiến, khoảng từ 6-8 triệu con cá hồi đỏ sẽ di cư tới sông Adams thuộc khu vực Shuswap của tỉnh British Columbia trong năm nay và đây được xem là cuộc di cư lớn nhất của cá hồi đỏ kể từ năm 1913.

Cá hồi đỏ là một trong các loại cá sống ở nước mặn và sinh sản ở nước ngọt. Cá hồi đỏ thường đẻ trứng trong vùng nước nông trên sông Adams vào tháng 10 hàng năm. Sau khi phát triển trong vùng nước ngọt khoảng 1 năm, những con cá nhỏ nở ra từ trứng sẽ di cư ra biển và sống ở đó khoảng 3 năm rồi quay trở lại chính nơi chúng được sinh ra.

Loài cá hồi khi di chuyển định hướng bằng mùi. Mỗi con cá nhớ đều nhớ mùi của dòng sông nơi nó sinh ra. Khi di chuyển qua đại dương trở về con sông sinh sản, con cá sẽ tìm thấy đường của nó một cách hoàn toàn bản năng vì mùi vị thân quen càng gần càng trở nên rõ rệt.

Khi vào lại vùng nước ngọt, cá hồi sẽ không ăn và chuyển sang màu đỏ sáng.

Cá hồi có khả năng bơi ngược sông, vượt qua các dòng nước chảy xiết trong hành trình dài gần 500km từ biển tới sông Adams. Sau khi đã trở về nhà, chúng đẻ trứng rồi cuối cùng kiệt sức và chết. Trứng sau đó nở ra con non và con non lại hành trình ra biển.

Hiện tượng di cư bí ẩn của cá hồi luôn thu hút sự quan tâm của du khách đến với sông Adams. Tại công viên Roderick Haig-Brown cạnh sông Adams - địa điểm quan sát cá hồi đẻ trứng tốt nhất, bầu không khí tại khu vực vốn yên tĩnh này đã trở nên nhộn nhịp giống lễ hội đường phố.

Brian Riddell, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Quỹ cá hồi Thái Bình Dương, gọi cuộc di cư khổng lồ lần này là “điều bất ngờ thú vị” khi số cá hồi đỏ di cư nhiều gấp đôi so với dự đoán trước đó.

Cá hồi Dại Tây Dương (Atlantic salmon) thì khác. Chúng có thể đi đi về về từ sông ra biển và ngược lại nhiều lần mà không hề do dự hay nao núng, dù khoảng cách phải vượt qua có thể dài đến hàng ngàn dặm, với vô số khó khăn và chướng ngại.

Bản năng về nguồn của cá hồi, tất nhiên, đã được loài người ghi nhận và khai thác từ lâu. Riêng người Nhật, dân tộc đứng thứ nhì về kỹ nghệ cá hồi, vẫn đều đặn sản xuất ra thị trường mỗi năm cỡ một trăm ba mươi ngàn tấn.

Xét về số lượng, mức sản xuất của người Nhật không hơn người Nga bao nhiêu và thua xa người Mỹ. Tuy nhiên, cách thức mà dân Nhật bắt cá hồi mới là điều cần cần phải được lưu tâm và học hỏi.

Họ thiết lập nhà máy đóng hộp cá hồi ngay ở ven sông. Cũng chính nơi đây cá được nuôi nấng, đẻ trứng, thụ tinh để mỗi cặp sẽ cho từ hai đến mười ngàn chú cá hồi con ra đời. Sau đó, chúng sẽ được cho phiêu lưu vào đại dương, để bắt đầu cuộc đời “tha phương cầu thực.”

Tùy theo từng loại, cá hồi sẽ sống ở biển từ sáu tháng đến năm năm. Nhờ vào khả năng “cảm” đuợc từ trường của lòng đất và sự chuyển động của hải lưu, nó sẽ tìm được về chốn cũ. Khi vào gần đến bờ, giác quan đặc biệt của loài cá này giúp chúng nhớ được đúng hương vị quê nhà - tức sông xưa bến cũ - và cứ theo đó mà lần về nguồn cội, đến tận nơi sinh nở.

Người ta đặt sẵn nhiều dụng cụ từ cửa sông để giúp cho cá hồi dễ dàng và mau chóng vào đến nhà máy. Tại đây, họ sẽ tạo ra một loại chướng ngại vật giả khiến chúng phải phóng lên cao và khi rơi xuống thì rớt ngay vào một mạng lưới di động. Màng luới này chuyển động không ngừng, qua nhiều khâu chế biến, để đưa cá từ sông vào... hộp!

Nói tóm lại là người Nhật thả cá hồi con ra biển, theo kiểu “đem con bỏ chợ,” để biển cả nuôi nấng. Rồi khi chúng theo bản năng trở về, họ dụ cho cá vào nhà máy để đóng hộp, và mang bán.

Cách họ kiếm tiền ngó bộ dễ và (chắc) là nhiều. Bởi vậy, có kẻ bắt chiếc. Chính phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (tên kêu gọn thường dùng là Việt cộng) cũng học theo cách làm ăn không vốn gần như vậy. Chỉ khác có chút xíu xiu là họ dùng người để kinh doanh, thay cá.

2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Tmp-danlambao
Ảnh: wikipedia

Từ năm 1978 cho đế năm 1990, bằng hình thức này hay hình thức khác, Việt Cộng đã “thả” ít nhất là vài triệu người dân ra biển. Người ta ước tính rằng trên bước đường lưu lạc cứ ba con cá hồi rời bến sông ra đi thì ít nhất cũng có một con bỏ mạng. Nó trở thành mồi săn cho loài người, cho loài chim, hoặc những loài cá khác. Tương tự, trong số mấy triệu người Việt phiêu lưu vào biển cả - tối thiểu - cũng phải một phần ba đã vong mạng.

Họ chết vì bão tố, vì hải tặc, hay vì bị xô đuổi một cách lạnh lùng tàn nhẫn tại bến bờ của những quốc gia lân cận. Nơi đây thuyền bè của họ thường bị lôi kéo trở ngược ra khơi. Họ sẽ lênh đênh giữa trời nước bao la cho đến chết vì không còn tìm được nơi để đến, và cũng không còn đủ lương thực (cũng như nhiên liệu) để tiếp tục đi.

Những kẻ may mắn thoát nạn đều sẽ biến thành cá hồi (theo tinh thần của Nghị Quyết 36) của nhà đương cuộc Hà Nội. Đám dân “trôi sông lạc chợ” này sẽ bị tận tình khai thác, và khai thác dài dài, cho đến khi tắt thở, bằng nhiều cách.

Nếu cá hồi Thái Bình Dương chỉ hồi hương một lần rồi chết thì những thuyền nhân rời khỏi Việt Nam sau ngày 19 tháng 6 năm 1988 - đã có thời gian dài sống tạm trú ở những quốc gia Ðông Nam Á - cũng mang số phận y như vậy. Họ bị cưỡng bách hồi hương và không bao giờ còn có dịp ra đi nữa. Riêng với những thuyền nhân ở Hồng Kông - khi phần đất này còn thuộc Anh - Anh Quốc đã thoả thuận trả sáu trăm hai chục Mỹ Kim mỗi đầu nguời để Hà Nội chịu nhận họ trở về, cùng với lời hứa hẹn là họ sẽ không bị hành hạ hay ngược đãi!

Số người Việt may mắn hơn, hiện đang phiêu bạt tứ tán khắp bốn phương trời, có thể được coi như là cá hồi Ðại Tây Dương - giống cá có khả năng đi đi về về nhiều lần từ sông ra biển và ngược lại. Những kẻ này vẫn tiếp tục kiếp sống tha phương cầu thực, chăm chỉ cặm cụi kiếm và để dành tiền, rồi hàng năm làm đơn “xin phép” được hồi hương. Mỗi Việt Kiều về thăm quê nhà chắc chắn đều chi trải một số tiền không phải chỉ là sáu trăm Mỹ Kim mà có thể là đến sáu ngàn Ðô La, hay nhiều hơn nữa.

“Lượng kiều hối nhiều khả năng đạt 12 tỷ USD năm 2014,” theo như tin loan của Đài Tiếng Nói Việt Nam - nghe được vào hôm 30 tháng 11 năm 2014. Cùng thời điểm này, Nguyễn Hoàng Minh, (Phó Giám đốc NHNN - chi nhánh TP HCM) cho biết: “Năm 2014 Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong 10 nước nhận được kiều hối nhiều nhất trên thế giới.” Hà Nội có lý do để hãnh diện về thành quả này - thành quả kinh tế duy nhất (thực sự) vượt chỉ tiêu - về kỹ nghệ xuất và nhập cảng người, sau hơn nửa thế kỷ mà họ đã nắm được quyền bính ở Việt Nam. Họ đẩy ra khỏi nuớc những con nguời cùng quẫn và sôi xục bất mãn, rồi “thu về” những Việt kiều yêu nuớc và giàu sang.

Thiệt khoẻ!

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến
danlambaovn.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm?   2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Icon_minitimeSat Dec 03, 2016 7:18 pm

2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Battayvoiquy4-danlambao

Tiền từ "khúc ruột dư ngàn dặm" và sự sống còn của chế độ CSVN

Trường Sa (Danlambao) - ... Mỗi năm, người Việt nước ngoài gửi về 9,4 tỉ đô giúp cho sự sống còn của chế độ và 600 triệu đô để giúp người thân. Như vậy, Cộng đồng người Việt hải ngoại có thực sự còn là một cộng đồng tị nạn chính trị và một cộng đồng chống lại chế độ độc tài, đảng trị CSVN?...

Báo Thanh Niên lề đảng đăng bài chạy tít "Hơn 70% kiều hối chảy vào sản xuất" đã đánh tan luận cứ "tiền của người Việt nước ngoài gửi về Việt Nam là chỉ vì tình thương, hỗ trợ thân nhân gia đình".

Theo bài báo này, mỗi năm những người Việt tị nạn cộng sản, vốn từng được các nước Tây phương chấp nhận định cư với lý do tị nạn chính trị, đã gửi về nước hơn 10 tỉ đô la. Con số này gia tăng mỗi năm 10%. Trong vòng 25 năm qua, cộng đồng hải ngoại đã tiếp tế cho nước CHXHCNVN khoảng 120 tỉ đô.

Trong số 120 tỉ đô này, phần lớn đến từ cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.

Theo quan chức cộng sản Nguyễn Hoàng Minh, hiện là Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành Hồ, trong 10 tỉ đô là mỗi năm thì trong tổng số tiền gửi về:

- 72% chảy vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
- 22% là kinh doanh bất động sản,
- Chỉ có 6% là được dùng cho việc hỗ trợ người thân.

Trong nhiều năm qua, để sống còn, đảng CSVN đã bán tháo tài nguyên, nhượng đất nhượng biển cho ngoại bang và vay nợ đời này đời sau trả. Một trong những nguồn nợ lớn là ODA nhưng nguồn vay này luôn có nhiều điều kiện đi kèm. Ngược lại, nguồn vốn của người Việt hải ngoại gửi về thì hoàn toàn không có một điều kiện gì cả. Tất cả đã gián tiếp hay trực tiếp giúp cho sự sống còn của chế độ độc tài.

Với tổng cộng 94% (72% sản xuất kinh doanh + 22% là kinh doanh bất động sản) tức là khoản 9,4 tỉ đô được người Việt nước ngoài tuôn về trong nước mỗi năm để làm ăn đã "giúp nhiều doanh nghiệp giải quyết bức bối về vốn", theo lời của báo Thanh Niên.

Mỗi năm, người Việt nước ngoài gửi về 9,4 tỉ đô giúp cho sự sống còn của chế độ và 600 triệu đô để giúp người thân. Vậy thì cộng đồng người Việt hải ngoại có thực sự còn là một cộng đồng tị nạn chính trị và một cộng đồng chống chế độ độc tài, đảng trị CSVN?

04.12.2016
Trường Sa
danlambaovn.blogspot.co


2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Tmp-danlambao
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm?   2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Icon_minitimeTue Jan 10, 2017 12:35 am


2016: Vì sao tiền "kiều bào ta" gửi về Việt Nam giảm?

Phạm Chí Dũng
Người Việt

http://www.ijavn.org/2017/01/vntb-2016-vi-sao-tien-kieu-bao-ta-gui.html


2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? 49_17_1335584712_93_9dc20120428FNM950

Chủ nghĩa lạc quan kiều hối của giới quan chức kim tiền Việt Nam đã bị giáng một đòn đau điếng khi lượng kiều hối thực về Việt Nam năm 2016 lao dốc hiếm thấy.

Âm 25

Sài Gòn – nơi vẫn được “trung ương” xem là “điểm sáng” về kiều vận đồng bạc xanh chủ yếu từ khối “kiều bào” ở Mỹ – chỉ nhận được $4.3 tỷ tính đến hết Tháng Mười Một, 2016, thấp hơn dự kiến đến 10%.
Với cái tên cũ là Sài Gòn và là địa chỉ đã được ước tính có đến vài triệu người có thân nhân ở nước ngoài, thành phố này thường tập trung đến 50% lượng kiều hối chuyển về Việt Nam. Nếu lượng kiều hối về Sài Gòn giảm thì kiều hối chảy vào Viẹt Nam tất yếu giảm theo. Theo đó, lượng kiều hối “tất cả cho chủ nghĩa xã hội” chỉ vào khoảng $9 tỷ trong năm 2016, thấp hơn tới 25% so với dự báo là khoảng $12 tỷ.
Cú lao dốc hiếm thấy trên sẽ càng có ý nghĩa nếu đối chiếu trong hơn 23 năm qua, dòng kiều hối về Việt Nam đã tăng khoảng gần 100 lần, từ mức $140 triệu năm 1993 lên $10 tỷ năm 2012; $11 tỷ năm 2013; $12 tỷ năm 2014, và hơn $13.2 tỷ năm 2015, đưa Việt Nam đứng thứ ba tại Châu Á và đứng thứ 11 trên thế giới về thu hút kiều hối. Những con số thống kê đầy lạc quan của chính quyền cho biết trong giai đoạn 2002-2015, kiều hối chiếm khoảng 6% GDP, trong khi vốn FDI và ODA vào Việt Nam lần lượt là 7.7% và 3% GDP. Mức tăng trung bình liên tục của lượng kiều hối những năm gần đây là 10 đến 15%/năm.
Nhưng sau hơn hai chục năm duy trì xu hướng tăng liên tục, hiện tượng rất đáng chú ý là vào năm 2016, lần đầu tiên dòng kiều hối bị khựng lại, suy giảm rất mạnh và báo hiệu về dòng kiều hối này có thể đảo chiều trong những năm tới.
Câu hỏi đặt ra là cú sụt giảm của lượng kiều hối sẽ gây ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?

Kiều hối bước vào chu kỳ giảm?

Nếu vào thời hoàng kim của kinh tế Việt Nam vào những năm 2006-2007, kiều hối có giảm cũng khó có tác động tiêu cực đến nền kinh tế này. Nhưng khi kinh tế Việt Nam đã trải qua tám năm suy thoái liên tiếp tính từ năm 2008, bất cứ một sự giảm sút nào về luồng tài chính ngoại vận cũng khiến nền kinh tế phải chịu thêm áp lực khủng hoảng.
Với $3 tỷ bị sụt giảm từ lượng kiều hối, GDP danh nghĩa của Việt Nam sẽ bị giảm khoảng 1.5% trong năm 2016. Đây cũng là bối cảnh mà $3 tỷ sụt giảm từ kiều hối năm 2016 lại đúng bằng con số $3 tỷ mà vào cuối năm 2015, chính phủ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng hào hứng thông báo trước công luận về kế hoạch phát hành “trái phiếu quốc tế.” Tuy nhiên, cho đến giữa năm 2016, toàn bộ kế hoạch phát hành này đã coi như bị phá sản, với lý do đơn giản là& không có người mua.
Trong khi đó, từ Tháng Bảy, 2017 trở đi, Việt Nam sẽ phải vay ODA với lãi suất không còn ưu đãi như vài chục năm trước, mà ngang giá với thị trường quốc tế, cùng thời gian vay không còn ân hạn như trước đây.
Thậm chí, cho tới nay, tiến độ giải ngân các dự án đã ký kết vay ODA vẫn “chậm như rùa,” trong đó có một nguyên nhân chính là ngân sách Việt Nam không đủ tiền để cung ứng vốn đối ứng – thường chiếm khảng 15-20% tổng vốn vay – theo điều kiện của hợp đồng vay vốn ODA.
Việc kiều hối năm 2016 bị “đảo chiều” còn có thể báo hiệu trước một thời kỳ suy giảm liên tiếp kiều hối chảy về Việt Nam, càng khiến nền kinh tế nước này thiếu hẳn sức sống.

Vì sao giảm?


Một nguyên nhân chính làm giảm kiều hối được các cơ quan Việt Nam nêu ra là động thái tăng lãi suất của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED) trong Tháng Mười Hai, 2016 và việc bỏ ngỏ khả năng sẽ tăng liên tiếp lãi suất USD ba lần tới trong năm 2017 đã, đang và sẽ tạo động lực giữ chân đồng đô la kiều hối từ Mỹ chuyển về Việt Nam.
Nguồn cung kiều hối từ thị trường Mỹ lại chiếm khoảng 60% tổng kiều hối từ hơn 4 triệu người Việt Nam sinh sống và làm việc tại 187 quốc gia trên thế giới, khi kiều hối từ thị trường này giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng lượng kiều hối về Việt Nam.
Nhưng có phải động thái tăng lãi suất của FED mới là nguyên nhân chính yếu khiến giảm kiều hối về Việt Nam? Nếu đây là nguyên nhân chính thì tại sao vào cuối năm 2015, FED cũng đã tăng lãi suất thêm .25% nhưng lượng kiều hối về Việt Nam vẫn đạt mức kỷ lục hơn $13 tỷ? Hoặc nếu đây là nguyên nhân chính thì tại sao kiều hối đã giảm từ đầu năm 2016, trong khi FED chỉ thực hiện tăng lãi suất vào cuối năm 2016?
Trong khi đó, trước và sau hành động tăng lãi suất của FED, khá nhiều chuyên gia nhà nước đã công khai trấn an rằng động thái này chẳng mấy ảnh hưởng đến cơ chế ổn định tỷ giá và tình hình kinh tế Việt Nam. Theo cách nói đó, lý do đổ cho kiều hối giảm do FED tăng lãi suất là thuyết phục.

Vấn đề còn lại chỉ là mục đích kiều hối.


Những năm gần đây, thống kê của Ngân Hàng Nhà Nước và một số bộ ngành cho biết tỷ lệ kiều hối chảy vào sản xuất, kinh doanh chiếm 70.6% tổng kiều hối chuyển về Việt Nam; tỷ lệ kiều hối chuyển vào bất động sản chiếm khoảng 20.7%.
Trước đó, vào năm 2011, bất động sản chính là lĩnh vực “hút” kiều hối nhiều nhất với $4.7 tỷ, chiếm 52% tổng doanh số kiều hối năm đó.

Một trong những lý do giải thích lượng kiều hối năm 2015 tăng mạnh là do tác động tích cực từ chính sách cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam kể từ ngày 1 Tháng Bảy, 2015 theo Luật Nhà Ở.
Tuy nhiên, đến năm 2016, chính sách này dường như đã bão hòa. Thông tin từ những tờ báo chuyên viết về thị trường địa ốc cho biết nhu cầu và thực tế người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam không tăng đáng kể.

Khác hẳn giai đoạn 2006 – 2007 là thời hoàng kim của hai thị trường chứng khoán và bất động sản, cũng khác với các dự báo liên tục qua những năm gần đây của giới chuyên gia nhà nước và công ty nhà đất về “thị trường bất động sản đang ấm lên,” trên toàn quốc vẫn còn tồn ít nhất 30,000 căn hộ cao cấp quá khó bán và sẽ phải chịu “xả lũ” bởi một nguồn cung với con số tương đương như thế trong vài năm tới. Trong lúc đó, tâm lý chung của người dân có tiền nhàn rỗi vẫn là mua đất. Thị trường bất động sản cũng bởi thế chưa cải thiện được bao nhiêu.
Gần như chấm dứt mọi hy vọng sau chuỗi năm bê bết, hầu hết các thị trường đầu cơ ở Việt Nam như chứng khoán, vàng, ngoại tệ đều chìm nghỉm hoặc có tỷ suất sinh lời quá thấp.
Năm 2016 cũng là bối cảnh u ám của nhiều ngành sản xuất, từ dệt may, đến thủy sản và cả nông nghiệp. Số doanh nghiệp phá sản tiếp tục “nâng lên một tầm cao mới” so với năm 2015. Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, trong lúc thị trường xuất cảng chính của Việt Nam vào Mỹ dần bị co hẹp.
Ngay cả ngân hàng – ngành có tỷ suất lợi nhuận cao cách đây năm năm – giờ đây đang rơi vào cơn suy trầm. Một nửa số ngân hàng thương mại có thể phải bị “tái cơ cấu” và do dó sẽ không còn tồn tại. Ngày càng nhiều vụ lãnh đạo ngân hàng bị bắt giam vì gây thất thoát và tham nhũng. Lượng cho vay từ ngân hàng ra thị trường sản xuất và kinh doanh vẫn giậm chân tại chỗ. Trong khung cảnh lãi suất cho vay vẫn treo cao nhưng lại quá thiếu thốn đầu ra, nhiều doanh nghiệp vẫn cố thủ trong tâm thế bế tắc “Vay ngân hàng để mà tự sát à!”

Sẽ không ngạc nhiên nếu từ năm 2016 trở đi, bắt đầu một chu kỳ suy giảm đáng kể của dòng kiều hối của “kiều bào ta” về miền đất đã chìm trong cơn suy thoái kinh tế năm thứ chín liên tiếp, tràn ngập bất ổn xã hội và bất ổn chính trị, và nhiều nguy cơ sắp rơi vào cuộc khủng hoảng không lối thoát.
.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm?   2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm? Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
2016: Vì sao tiền "kiều bào" gửi về Việt Nam giảm?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Kinh Tế-
Chuyển đến