Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quang nhac quốc bich chất không VNCH trong Nguyen chuyen quynh Trung Saigon phải hoang quan ngắn nguyet sáng Chung Nhung chẳng truyện linh ngam thuoc
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…”  - Trần Ngọc Thêm  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…”  - Trần Ngọc Thêm  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…”  - Trần Ngọc Thêm  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…”  - Trần Ngọc Thêm  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…”  - Trần Ngọc Thêm  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…”  - Trần Ngọc Thêm  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…”  - Trần Ngọc Thêm  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…”  - Trần Ngọc Thêm  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…”  - Trần Ngọc Thêm  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…” - Trần Ngọc Thêm

Go down 
Tác giảThông điệp
tuetam
Khách viếng thăm




VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…”  - Trần Ngọc Thêm  Empty
Bài gửiTiêu đề: VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…” - Trần Ngọc Thêm    VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…”  - Trần Ngọc Thêm  Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 8:09 am

VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…”

Trần Ngọc Thêm


VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…”  - Trần Ngọc Thêm  710

Phim “Xuân, hạ, thu, đông, rồi lại xuân” của đạo diễn Kim Ki-Duk được dàn dựng và quay tại hồ Pusan là một hồ nhân tạo có trên 200 năm tuổi ở phía Bắc tỉnh Kyong-sang   (Khánh Thượng) ra đời năm 2004 là một bài thơ tuyệt tác, lập tức chiếm được cảm tình của khán giả mọi lứa tuổi. Nhân vật chính ở tuổi còn là chú tiểu do Kim Jong-Ho đóng, thiếu niên do Sae Jae-Kyung đóng, thanh niên do Kim Young-Min đóng, trung niên do chính đạo diễn Kim Ki-Duk đóng. Sư ông do Oh Young-Soo đóng. Cô gái mang bệnh trầm uất do Ha Yeo-Jin dóng.

Đây là nội dung chính của phim (viết lại theo bài của Nguyễn Văn Hóa đăng trên www.quangduc.com với một số sửa chữa nhỏ):

***

Một ngôi chùa nhỏ nổi lên giữa mặt hồ rộng, cổng chùa ở sát bờ hồ, hai bên cánh cửa có vẽ hai vị Hộ pháp. Chung quanh rừng cây thâm u. Mùa Xuân về, cây cối xanh tươi, mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Bầu trời trong, nắng nhẹ. Đêm xuống, những ngọn đèn cầy trong chùa thắp sáng, nhìn từ xa, chùa như một viên kim cương khổng lồ giữa đêm rừng u tịch.

Trong chùa có hai thầy trò, sáng tối cùng nhau kinh kệ. Có hôm cả hai cùng chèo thuyền nan lên rừng hái dược thảo về làm thuốc chữa bệnh cho chúng sinh. Trong những giây phút nhìn Sư chèo thuyền, lòng chú tiểu tràn ngập yêu thương…

Ngoài việc học tụng kinh, gõ mõ, tiểu còn học Sư cách chèo thuyền, cách nhận dạng các loại lá dược thảo.

 

Xuân...


 

  Ở lứa tuổi lên bảy, lên tám, tiểu bộc lộ bản năng của một đứa bé thích vui đùa, quậy nghịch. Tiểu đã vô tư làm những việc “ác” như bắt con cá rồi dùng sợi dây cột cục đá nhỏ quấn vào mình cá, xong thả xuống suối bắt cá lội; bắt con ếch, làm tương tự rồi thả xuống nước bắt ếch bơi; bắt con rắn, làm tương tự rồi bắt rắn bò. Nhìn những con vật khốn khổ này cố bơi, cố trườn mình, tiểu cười thỏa thích. Sư Ông bắt gặp, đứng nhìn rồi lắc đầu bỏ đi.

Tối đến, tiểu ngủ say. Sư Ông dùng dây cột một phiến đá và buộc vào mình chú. Sáng ra, tiểu thức giấc, xiêu vẹo lê bước ra sân, rồi ngã nhào xuống sàn.

Thấy vậy, Sư Ông hỏi chú tiểu :

“Con khổ sở vì cục đá quấn vào thân lắm phải không?”

“Dạ thưa Ông, có”  Chú tiểu đáp.

“Vậy con đã làm tương tự cho rắn, cá, và ếch phải không?”

“Thưa Ông, phải ạ”

“Con thử đứng dậy rồi bước đi xem sao!”

Với phiến đá đè nặng, tiểu đứng dậy loạng quạng vài bước rồi ngã nhào lần nữa.

“Con không thể đi được Sư Ông à”.  Chú tiểu nhăn nhó nói.

“Vậy thì những con vật mà con hành hạ, chúng chịu làm sao thấu hở con?” Sư Ông nói.

“Bẩm Ông, con đã làm việc sai trái”

“Vậy con phải đi tìm những con vật kia để tháo dây cho chúng, xong rồi ta sẽ tháo dây cho con. Nhưng nếu có con vật nào bị chết, con sẽ mang nặng cục đá vào TÂM con suốt đời”. Sư Ông truyền lệnh.

Chú tiểu vâng lời, với phiến đá cột sau lưng vất vả trở lại chỗ ngày hôm qua đã đùa nghịch. Tìm thấy cá, cá đã chết. Tìm thấy ếch, may thay ếch còn sống. Ếch được tháo gỡ dây, phóng mình vượt theo dòng suối. Nhưng con rắn không đủ sức trườn mình lên phía trước, bị dập dầu vào đá, đã nằm chết máu me lênh láng.  Thấy rắn chết, chú tiểu khóc nức nở trong cảm xúc ăn năn hối lỗi. Vậy là, Thiện-Ác là hai mặt đã đeo đẳng trong con người, từ lúc còn nhỏ.

 

Hạ...


VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…”  - Trần Ngọc Thêm  11_spr10

  Rồi bao mùa Xuân đi qua, mùa Hạ đến. Chú tiểu đã trở thành một thiếu niên. Ở vào lứa tuổi dậy thì, một hôm vào rừng hái thảo dược, tình cờ chứng kiến hai con rắn trong hốc đá đang quấn quít làm tình. Một phát hiện mới của tiểu ở cõi trần gian này: có đực thì có cái, có Âm Dương giao hòa.

Một sáng nọ, chú tiểu gặp một người mẹ dẫn theo con gái đến chùa nhờ Sư chữa trị cho chứng bệnh trầm uất. Đưa tay đỡ cô gái xuống thuyền, chú chợt bàng hoàng với lần đầu tiếp cận bất ngờ với da thịt con gái, một làn sóng điện truyền vào da thịt.

Giữa chốn cô liêu tĩnh mịch, âm và dương thu hút nhau như một quy luật tự nhiên của đất trời. Chiếc cầu thời gian nối hai miền cảm xúc; đưa chú tiểu và cô gái xích lại gần nhau. Một buổi kia, dưới trời mưa lất phất, cô gái ngồi tư lự nhìn xuống mặt hồ, thấy vậy chú tiểu mang nón ra che đầu cho cô khỏi ướt. Rồi có hôm vô tình mở cửa phòng, chú ngỡ ngàng nhìn cô gái đang thay áo với tấm lưng trần. Sững sờ trong vài giây, chú khẽ đóng vội cánh cửa lại.

Một buổi khác, sau khi lễ Phật nơi chánh điện, cô gái buồn ngủ, ngả mình xuống chiếu ngủ vô tư như nàng Bạch Tuyết nằm ngủ quên giữa rừng xanh. Chú tiểu bắt gặp, sợ cô gái nhiễm lạnh, bèn lấy chăn đắp lên người nàng. Cúi nhìn khuôn mặt khả ái, dịu hiền của cô, lòng chú tiểu rạo rực, bàn tay như trời xui đất bất giác khiến thò vào ngực, nơi bầu vú cô nhô lên phập phồng như mời gọi. Cô gái chợt thức giấc, theo bản năng giáng cho chú một cái tát nên thân. Chú hoảng lên, hồn xiêu phách tán, chạy vội lên chánh điện, chấp tay khấn vái ăn năn. Tĩnh trí lại, cô gái động lòng bèn đến gần, để nhẹ bàn tay lên vai chú như thầm tha thứ.

Ngày lại ngày, tình cảm giữa hai người trẻ tuổi nảy nở tự nhiên như chiếc nụ đến lúc nở hoa. Một hôm, chú mời cô gái cùng chèo thuyền trên hồ, lội xuống suối tung tăng bắt cá. Nước ướt đẫm thịt da mơn trớn… Và, cái gì phải đến đã đến. Giữa đất trời bao la, hai người đã quấn chặt vào nhau. Như hai con vịt kêu cạp cạp trên mặt hồ bên gốc cây Phong, như hai con rắn quấn quyện vào nhau bên hốc đá. Da thịt như muốn bốc hơi. Cảnh làm tình được đạo diễn quay từ xa, khác hẳn với cách thác kỹ thuật làm tình “cận ảnh” kiểu phim Tây phương, tạo nên một bài thơ đẹp làm xúc động lòng người, như một áng triết văn về “hiện tượng luận của da thịt”. 

Thế rồi, bệnh tình của cô gái thuyên giảm. Với thảo dược của Sư, với tác động giao hoà của âm dương, cô gái dần dần đã hoàn toàn bình phục.

Tình yêu của đôi trẻ ngày càng mạnh mẽ, họ quấn quýt bên nhau không rời.

Một sáng trời trong xanh, Sư Ông ngồi trước hiên chùa bốc từng hạt đậu cho con gà trống ăn. Bên cạnh, chú tiểu đùa nghịch bắt con châu chấu để trên vai cô gái, làm cô la hoảng. Hai trẻ đuổi bắt nhau quanh hòn non bộ. Nhìn đôi bạn trẻ đùa giỡn với nhau, Sư Ông nở nụ cười độ lượng.

Một đêm, hai trẻ nằm không ngủ được đã ra hiệu cho nhau lén ra khỏi chùa, lên chiếc thuyền nan, và giữa màn đêm của trời nước, đôi trẻ say sưa làm tình thêm lần nữa. Linh tính mách bảo, Sư Ông thức dậy bước ra và bắt gặp cảnh đôi trẻ trần truồng ôm nhau nằm ngủ say sưa sau cuộc mây mưa với chiếc áo đắp hờ lên người. 

Bằng một trừng phạt “đáng yêu”, Sư Ông tinh nghịch kéo dây cột cho thuyền vào sát chùa rồi rút cái nút lỗ mối cho nước tràn vào thuyền để đánh thức đôi trẻ.

Nước tràn vào thuyền thấm lưng ướt lạnh, chú tiểu và cô gái thức giấc, hoảng hốt… Chú vào chánh điện tìm Sư tạ lỗi.

“Con đã làm sai, xin Ông tha cho con.”  Quỳ xuống cạnh Sư, chú tiểu ngập ngừng van xin thầy tha thứ.

Sư đang điềm nhiên tọa thiền niệm chú, cất tiếng :

“Đó là chuyện bình thường trong nhiên giới”

Rồi quay qua cô gái, Sư hỏi:

“Con đã hết bệnh?”

Cô gái trả lời bằng cách cúi đầu, im lặng trong e thẹn.

“Thế là bệnh con đã trúng thuốc. Con có thể rời khỏi nơi đây được rồi.”

Sư Ông răn dạy chú tiểu:

“Ái dục đánh thức khát vọng chiếm hữu, nhưng nó cũng sẽ đồng thời khởi vọng đưa tới việc ác”.

Hôm sau, cô gái vâng lời Sư, đành từ biệt chùa, Sư Ông, và chú tiểu – nơi cô và chú đã có những giây phút nồng nàn say đắm bên nhau. Âm dương từ đây cách biệt.

Nhưng, chú tiểu ở lại trong nhớ nhung quay quắt. Quỳ lạy trước tượng Phật, nhưng tâm chú tiểu cứ vướng vất nghĩ đến người yêu. Chú nức nở khóc như ngày nào thấy con rắn nằm chết vì sự tinh nghịch của mình. Nhớ thương thôi thúc chú tiểu trốn thầy, bỏ chùa, gói pho tượng Phật đeo lên vai, nửa đêm cất bước lên đường đi theo tình yêu vẫy gọi.

Sư Ông thức giấc, biết việc đệ tử đang làm, nhưng thản nhiên không cản ngăn.

 

Thu...

VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…”  - Trần Ngọc Thêm  8

  Mấy mùa Hạ trôi qua, mùa Thu đến. Lá cây phong đỏ ối trên mặt hồ gợn sóng. Sư Ông nay bầu bạn cùng con mèo trắng, đi về có nhau.

Một hôm với chú mèo trắng từ rừng về, bụng đói Sư lấy vắt cơm gói trong tờ nhật trình cũ ra ăn. Vừa ăn, Sư vừa đọc những gì in trên mảnh báo. Vô tình Sư thấy một bản tin về một án mạng mới xảy ra: Một người đàn ông 30 tuổi giết vợ phụ tình rồi trốn thóat. Sư Ông bâng khuâng, đăm chiêu ngẩng mặt nhìn trời. Liệu có mối liên hệ nào chăng giữa người đệ tử của Sư với vụ án mạng này?

Thế rồi vào một ngày trời Thu, một thanh niên xuất hiện trước cổng chùa. Sư Ông chèo thuyền nan ra đón vào, mới nhận ra đó chính là người đệ tử năm xưa của mình. Giờ đây chàng là một đấng mày râu trong lứa tuổi ba mươi chững chạc.

Sư hỏi thăm sự tình của đệ tử trong thời gian qua có gì vui không, không dè động tới niềm khổ đau, uất hận vẫn còn đầy tràn trong tim anh ta.

“Xin thầy hãy để cho con yên, con đang đau khổ lắm, thầy biết không ? Tội lỗi của con là chỉ vì yêu. Con không muốn gì cả trên đời này, ngoài nàng. Nhưng nàng đã bỏ con đi theo người đàn ông khác, làm sao con chịu nổi chứ!”  Đệ tử nói, đầy phẫn nộ.

“Vậy là con không biết gì về giới đàn ông trong cõi ta-bà này sao? Những gì con yêu thương ham muốn, thì kẻ khác cũng có thể có lòng tương tự. Vì vậy, đôi khi, ta phải biết từ bỏ một điều gì đó..” Sư ôn tồn nói.

Nhưng nỗi uất hận cứ dính chặt vào người thanh niên, tuôn tràn ra lời nói.

Trong một phút giây lòng chợt dịu lại, người thanh niên mở tấm vải lấy tượng Phật ngày xưa, đặt trở lại vào vị trí cũ. Vậy mà cơn hận vẫn như hỏa diệm sơn phụt lửa. Màu đỏ vấy máu người yêu hằn trên con dao găm vẫn chưa phai.

Hận rồi thù, thù lại hận. Giết người yêu rồi nhưng nỗi hận vẫn chưa nguôi, bởi tình dâng cao trong tim, không chịu cạn.

Đêm về, đôi mắt cậu ráo hoảnh. Sáng dậy, cậu vật vã điên cuồng với suối sông. Cậu muốn tự hủy đời mình. Sư Ông biết được, dùng roi quất cho cậu một trận nên thân.

Cậu lại khóc, dằn vặt, khổ đau. Cầm con dao đã giết vợ, cậu tự cắt tóc mình, lòng nguyện một lần nữa nương tựa Phật.

Ngoài sân, Sư lấy bột con sò pha mực Tàu rồi cầm đuôi con mèo trắng chấm mực, viết lên sàn gỗ sân chùa bài kinh Bát Nhã Ba-la-mật. Viết xong, Sư bảo đệ tử:

“Con có thể giết người dễ dàng, nhưng tự giết con rất khó. Con hãy nghe ta, lấy dao khắc từng chữ cho hết bài kinh này, và hãy xả cơn giận theo từng chữ khắc xong.”

Cậu vâng lời Sư. Khi cậu khắc được một phần năm bài kinh, thì có hai cảnh sát hình sự lù lù tìm đến. Họ đi lùng bắt phạm nhân.

“Bỏ dao xuống, không chúng tôi sẽ bắn.” Chĩa súng vào cậu, cả hai cảnh sát cùng la lên.

Phạm nhân và cảnh sát gầm gừ nhau. Bên dao găm lăm le, bên hai mũi súng sẵn sàng nhả đạn.

“Con đang làm gì vậy? Hãy ngồi xuống tiếp tục khắc bài kinh đi.” Sư đưa mắt về phía đệ tử, lớn tiếng.

Trong vài giây chàng thanh niên trấn tĩnh, nghe lời Sư thầy, quỳ gối xuống sàn khắc tiếp.

Quay qua hai người cảnh sát, Sư giải thích:

“Đây là bài kinh Bát Nhã Ba-la-mật, giúp tái lập sự an bình trong tâm kẻ khổ đau.”

“Thế chừng nào mới xong ?” Cảnh sát hỏi.

“Sáng mai là xong.” Sư đáp.

Hai cảnh sát nhìn nhau rồi đồng lòng ngồi xuống chờ, để cho phạm nhân tiếp tục công việc.

Phạm nhân khắc đến tối khuya, đổ mồ hôi trán. Một cảnh sát thấy thế động tâm, ngồi bên cạnh cầm hộ cây đèn cầy soi cho phạm nhân. Cậu ta càng khắc càng say mê. Mệt nhoài, cậu nằm lăn ra ngủ. Người cảnh sát cũng ngủ thiếp đi, lát sau giật mình thức giấc nhìn phạm nhân ngủ thiếp dưới trời sương lạnh, bèn động lòng, cởi chiếc áo ấm của mình khóac lên người phạm nhân. Tình người thắm thiết quá, không còn phân biệt tốt - xấu, thường nhân - phạm nhân, không còn biên giới giữa hai bờ Thiện - Ác.

Sáng ra, thấy đệ tử đã khắc xong bài kinh, Sư lại lấy bột sò pha mực làm thành năm màu khác nhau. Hai cảnh sát tích cực tham gia giúp Sư sơn màu lên các chữ, biến thành bài kinh ngũ sắc.

Phạm nhân tỉnh giấc, thời khắc lên đường đã điểm. Cậu chắp tay bái tạ Sư thầy rồi cùng hai người cảnh sát lên đường đi thụ án.

Sư bâng khuâng đứng nhìn theo cho đến lúc ba người khuất bóng trong sương mờ.

Cảnh cửa chùa từ từ khép lại, khuất sau những chùm lá cây phong vàng đỏ.

Những mùa Thu kế nhau trôi qua…

Sức khỏe của Sư Ông cũng bắt đầu tàn tạ. Sư cảm nhận thấy ngày ra đi của mình đã gần kề. Ông chuẩn bị cho mình một lễ tự hỏa-thủy-táng trên hồ. Chất củi theo vòng tròn làm thành đống cao giữa thuyền, Sư viết chữ “Không” trên ba miếng giấy, rồi dùng những miếng giấy đó dán kín ngũ khiếu mắt, tai, mũi miệng. Xong việc, Sư bước lên ngồi trên đống củi, tháo lỗ mối cho nước từ từ tràn vào, và tự châm lửa đốt cho đống củi bùng cháy lên. Con thuyền chìm dần xuống lòng hồ, mang theo nhà Sư trở về với cái HƯ KHÔNG.

 

Đông...

 

  Mùa Đông đến, tuyết rơi phủ trắng ngôi chùa, rừng cây. Nước hồ đóng băng. Trời đất một màu trắng xóa. Một người trung niên xuất hiện, cất từng bước chân, mắt dõi về ngôi chùa nhỏ. Chú tiểu của thuở xa xưa, phạm nhân của hơn mười năm trước đã mãn hạn tù trở về.

Trông thấy chiếc thuyền nan ngày xưa phủ ngập tuyết, ông chấp tay vái lạy; xong dùng búa đập vỡ băng, khoét một lỗ tròn ngay chỗ Sư Ông ngồi hỏa táng, và tìm thấy mấy viên ngọc xá-lợi.

Mở cửa đi vào chánh điện, ông thấy y tràng, đôi dày của Sư Ông xếp gọn gàng trên nền nhà, một con rắn quấn tròn nằm yên trên đó. Trong phim, rắn đã xuất hiện nhiều lần, con rắn nhỏ bị chú tiểu vô tình làm hại, con rắn nằm trên bàn thờ Phật, nay nằm giữ di vật của nhà sư quá cố. Rắn na-ga trong các huyền thoại Ấn Độ giáo là một linh vật, biểu hiện sức mạnh và sự che chở. Ngày xưa, lúc Đức Phật ngồi thiền định cũng có chín con rắn hổ mang làm thành chiếc dù bảo vệ cho Ngài.

Trở thành chủ nhân của ngôi chùa, người đàn ông tìm lại cuốn sách dạy võ công đã úa màu thời gian của thầy xưa, ông ra đứng giữa trời tuyết mà luyện tập.

Giữa lúc băng tuyết đang bắt đầu tan, có một thiếu phụ quấn khăn kín đầu và bịt mặt, bế trên tay đứa con nhỏ mang đến chùa. Bà đến lễ Phật, rồi khóc nức nở và để đứa con lại chùa như nàng Thị Màu của Việt Nam. Và lặng lẽ ra đi…

Con ai đem bỏ chùa này,

Nam Mô Di Phật con thầy, thầy nuôi.

Như muốn trả lại nghiệp quả ngày xưa với con rắn, người đàn ông cột một tảng đá nặng vào thân, vác tượng Phật Quán Thế Âm (Avaloketeshvara) cố sức vượt mọi khó nhọc trèo lên đỉnh núi, rồi an tọa tượng Phật trên đỉnh cao nhìn xuống thế gian, xuống ngôi chùa nhỏ lênh đênh giữa mặt hồ…

 

Rồi lại xuân...


 

  Xuân lại đến, hoa đào nở rộ. Cảnh đẹp như một bài thơ. Giờ đây người đàn ông đã nghiễm nhiên trở thành một Sư Ông mới. Đứa con bỏ rơi cho chùa lớn lên làm chú tiểu. Xuân hạ thu đông nối theo nhau, tiếp diễn như một chu kỳ của vạn vật. Sư Ông và chú tiểu lại gánh vác một duyên nghiệp mới…

****

 “Springs, Summer…” là một cuốn phim xuất sắc trên cả hai bình diện: nghệ thuật và xiển dương Phật pháp. Về nghệ thuật, đây là bài thơ tuyệt tác với kỹ thuật diễn ý thay lời. Diễn viên diễn xuất nhiều hơn đối thoại. Về “pháp”, với năm phân đoạn nội dung, đạo diễn không đơn giản chỉ nói về sự cám dỗ, sa lầy của con người trong “ái dục” (như câu nói khiêm tốn của ông trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí), bộ phim còn thể hiện cái mênh mông và huyền diệu chất chứa trong bản kinh Bát Nhã Ba-la-mật (Prajanaparamita Sutra) đã khắc trên sân chùa. Nhưng việc thức nhận Phật Pháp qua một bộ phim như thế nào là tùy thuộc vào trí huệ, duyên ngộ của mỗi cá thể.

Về Đầu Trang Go down
 
VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…” - Trần Ngọc Thêm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Khoa học và Phật giáo: Trước ngã tư đường
» “HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH” và quan điểm của Phật giáo - Tâm Diệu
» Phật Giáo có phải là một tôn giáo không?
» Câu chuyện tị nạn của một giáo dân Cồn Dầu - Ngọc Lan/Người Việt
» Tập Truyện Ngắn Phật Giáo: Bờ bên kia

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tôn Giáo-
Chuyển đến