Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Nhung quan nhac chất quynh Saigon Nguyen VNCH thuoc Chung chẳng Trung ngắn phải nguyet quang ngam bich quốc chuyen sáng không linh hoang trong truyện
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ

Go down 
Tác giảThông điệp
MHMai
Khách viếng thăm




Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Empty
Bài gửiTiêu đề: Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ   Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Icon_minitimeWed May 30, 2012 2:02 am


ÁO DÀI VIỆT NAM


Trần Thị Lai Hồng

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Nusinh10


Ngược dòng thời gian tìm về nguồn cội, chiếc áo dài Việt Nam đã được tiền nhân ghi khắc trên các cổ vật trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Hòa Bình... Từ trên ba ngàn năm trước với hai tà áo thướt tha bay lượn.
Áo dài Việt Nam quả đã có một quá trình đi sát với lịch sử dân tộc lắm phen khóc cười theo vận nước nổi trôi. Trải qua cả mười thế kỷ bị Trung Hoa đô hộ, rồi ngót một thế kỷ dưới ách thống trị của Pháp, quốc gia đứng đầu về thời trang quốc tế, tà áo dài Việt Nam vẫn uyển chuyển tung bay, biểu dương tinh thần bất khuất, đặc tính thích nghi với hoàn cảnh, và khiếu thẩm mỹ của người Việt Nam.
Trong thời kỳ Bắc Thuộc dân ta đã bao phen bị người Tàu ra lệnh đồng hóa phải để răng trắng chớ không được nhuộm, đàn ông phải dóc tóc thắt bím đuôi sam chớ không được búi, đàn bà phải cắt tóc ngắn, phải mặc quần thay vì váy... Nhưng hình ảnh người Việt thời đó vẫn là tóc búi, răng đen, áo dài tứ thân mặc với váy. Chỉ có những nàng Mỵ nương hoặc Tân thời tại Sài Gòn vào năm 1943 trong chuyện dài bằng thơ: “LỜI TÂM SỰ” của Thuần Phong đăng trên tạp chí Cùng Bạn, cũng có một bài thơ diễu nhẹ về các cô tân thời:

Một yêu mặt trắng má tròn,
Hai yêu môi mọng thoa son điểm hồng,
Ba yêu mắt sáng mày cong,
Bốn yêu mái tóc nực nồng nước hoa,
Năm yêu mảnh áo ngắn tà,
Sáu yêu quần trắng là đà gót sen,
Bảy yêu nóc liễu dịu mềm,
Tám yêu giọng nói vừa hiền vừa ngoan,
Chín yêu học thức hơn người,
Mười yêu, yêu cả đức tài hình dung.

Áo dài Lemur áo dài khi ra đời nhưng bốn năm sau, năm 1934, đã được họa sỹ Lê Phổ cải tiến và được hoan nghênh trong hội chợ Nữ Công Đà Nẵng với gian hàng phụ nữ có các bà, các cô đoan trang hiền thục mặc áo dài tân thời dung hòa giữa Lemur và áo ngũ thân, không nối vai nối tay, cổ kín, cài nút bên phải, thân ôm sát người, Áo may bằng hàng màu, mặc với quần trắng, tóc búi lỏng hay trần hoặc vấn khăn nhung.

Áo dài tới đây thường được nhân dáng chính xác. Vẫn gói trọn nhân sinh quan nhưng dung hòa thích nghi với bản chất đơn giản mỹ thuật của người Việt.

Suốt cả ba thập niên đó, áo dài không có nhiều thay đổi ngoài chiếc cổ, khi cao lúc thấp, khi vuông lúc tròn, khi kín lúc hở, chiều dài áo cũng lên xuống vô chừng, gấu áo và gấu quần lúc to lúc nhỏ, có khi rộng lúc thắt nhỏ bằng một sợi dây luồn bên trong, ý hẵn muốn nói:

Những người thắt đáy lưng ong,
Vừa khéo chìu chồng lại khéo nuôi con.

Chiếc quần cũng thay đổi từ kiểu cẳng què qua đáy giữa, dùng giải rút đổi sang dây thun rồi gài nút và sau cùng là khóa kéo, trong khi ống quần cũng khi rộng lúc túm theo thời.

Cho đến thập niên 50 áo dài Việt Nam theo dòng lịch sử thay đổi từ chế độ quân chủ sang chế độ cộng hòa với một nhân vật là nữ: Bà Ngô Đình Nhu nhũ danh Trần Lệ Xuân phu nhân bào đệ cố tổng thồng Ngô Đình Diệm. Ngày 6 tháng 12 năm 1958 trong dịp khai mạc triển lãm nữ công tại Cô Nhi Viện Nữ Vương Hòa Bình ở Sài Gòn, bà Nhu xuất hiện với kiểu áo cổ truyền tay ngắn, mang bao tay trắng, tóc bới cao. Một số các bà trong hội Phụ Nữ Liên Đới vội vàng a dua theo mốt cổ hở, cổ vuông, cổ tròn, cổ trái tim...

Áo dài cổ cao ba ngấn, và sau đó áo dài bà Nhu cũng theo bà Nhu qua Tây và theo thời gian mai một.

Đầu thập niên 60, nhà may Dung Đakao ở Saigon tung ra một kiểu áo mới: áo dài tay raglan mặc với quần xéo. Kiểu áo cập nhật này giúp xóa bớt những đường nhăn hai bên nách và vai vì được giáp tay kiểu xéo vai, nên thân hình người nữ trông gọn ghẽ một cách đầy thẩm mỹ. Thủa đó, giới nữ sinh thích mặc ngắn ngang đầu gối, trong khi các bà thích mặc maxi-raglan nhu mì hơn. Chiếc quần xéo may bằng hàng mềm xấp xéo góc khi cắt hông ôm sát người nhưng hai ống lòa xòa mà mỗi bước đi thấp thoáng thấy mũi giày ẩn hiện dưới sóng lụa. Nhiều bà còn cầu kỳ hơn, may quần xéo bằng hai lớp hàng mỏng trông thật yểu điệu. Sau đó, nhiều nhà may tung kiểu áo dài ba tà gồm thân sau nguyên một vạt, nhưng thân trước xẻ làm hai, cổ cao, gài nút từ cổ xuống eo rồi buông thả, mặc với quần tây kiểu chân voi. Kiểu ba tà chân voi cũng bị đào thải vì không thích hợp với bản chất ôn nhu của người Việt Nam.

Cuối thập niên 60, nhiều bà cũng đưa một “Mốt” hay là mặc nguyên một bộ áo dài màu phấn tiên may bằng hàng tơ nội hóa trông rất khả ái. Về sau này có một số ca sĩ lên sân khấu mặc nguyên bộ áo dài như thế nhưng may bằng mầu sẫm sặc sỡ lại viền thêm kim tuyến, không mấy được hưởng ứng ca ngợi.

Về hàng hóa và màu sắc, người nữ yêu chuộng hàng tơ nội hóa, gấm và lụa Hong Kong, hàng Jersey, hàng tơ Ấn Độ, hoặc Thái Lan, và hàng Mouseline. Một số còn chuộng loại hàng ren may nguyên hoặc biến chế dùng may hai tay rắp vào cho thêm mát mẽ.

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Ao20da10

Đa số học sinh thường chỉ “áo trắng học trò” hoặc đồng phục: Nữ sinh áo tím Hà Nội, áo trắng Đồng Khánh Huế, áo xanh da trời Trưng Vương, áo hồng Gia Long... Những mầu áo thơ mộng một thời lên hương qua thơ nhạc:

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát,
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng,
Thơ của anh vẫn còn nguyên màu lụa trắng.
(Nguyên Sa, Ngô Thụy Miên. Áo Lụa Hà Đông) hoặc:

Áo nàng vàng em về yêu hoa cúc,
Áo nàng xanh anh mến lá sân trường,
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu thương,
Anh thay mực cho vừa màu áo tím.
(Nguyên Sa, Ngô Thụy Miên. Tuổi Mười Ba) hay:

Anh nằm gối cỏ chờ hoa
Áo em bạc hạc hồ thái hư,
(Phạm thiên thư. Động hoa vàng) và:

Áo bay mở khép niềm tâm sự,
họ hẹn lâu rồ, em nói đi,
(Đinh Hùng, Phạm Đình Chương, Mộng Dưới Hoa)

Cũng nên nhắc thêm là, cuối thập niên 60 sang đầu thập niên 70, và mấy năm sau của thập niên 80 sau di tản người nữ còn thích một loạt hàng mới là hàng thêu và vẽ tay do một số họa sĩ cộng tác cùng nhà may Thanh Khánh ở Đakao, nay mở tại Paris, Pháp tiệm Saigon Souvenirs khu thương xá Tax, nhà may Dung Dakao và nhà may Thiết Lập Pasteur nay mở tại đường Brookhurst, Garden Grove, Cali.

Trong số những nhà sáng chế kiểu áo, phải kể đến Thành Lễ Hoàng Đình Tuyên ở Paris với những kiểu hoàn toàn mới lạ và táo bạo: áo dài hở cổ, không có tay hoặc chỉ có... một tay, áo dài dài 5 lớp hàng mouseline, áo dài kiểu lính thú. Đặc biệt là các kiểu áo mới này đều mặc với quần... mầu đồng hoặc ngược màu. Rất may là đa số các kiểu mới và bạo này đều còn giữ nguyên hai tà áo thướt tha bay lượn, nét đặc biệt của áo dài Việt Nam.

Hiện nay phong trào áo vẽ các thiếu nữ con quan mới ăn mặc theo kiểu tầu, còn dân chúng vẫn giữ bộ áo tứ thân được gọi là áo giao lãnh vì vạt trước hai thân may rời khi mặc để giao vào nhau phủ trên yếm và váy còn gọi là mấn hay xuống tới thắt lưng mầu phất phới theo bước chân.

Vẻ yêu kiều, nét duyên dáng, nết đoan trang của người nữ thời đoan trang của người nữ thời áo tứ thân còn rõ rệt hơn qua bài ca dao:

Mười thương,

Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên,
Ba thương má lúm đồng tiền,
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua,
Năm thương cổ yếm đeo bùa,
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng,
Bảy thương nết ở khôn ngoan,
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh,
Chín thương cô ở một mình,
Mười thương con mắt hữu tình với ai.

Tới đây tưởng cũng nên mở một dấu ngoặc lớn nói riêng về chiếc quần và cuộc cách mạng thời trang từ váy sang quần.

Theo Pierre Huard và Maurice Durand trong tập Connaissane du Việt Nam viết bằng tiếng Pháp xuất bản tại Hà Nội 1954, quần xuất hiện bên trời âu thời Gaulois và cổ Ba Tư, du nhập sang Ngoại Mông và qua Trung Hoa từ thế kỷ thứ ba, nhưng không thể hạ nổi bộ xiêm y truyền thống.

Tại Việt Nam, theo sách Lê Triều chiếu lệnh Thiên Chính, trang 307 có chép là năm Ất Tỵ thứ ba niên hiệu Cảnh Trị, vua Lê Huyền Tông mùa xuân tháng ba năm 1665 có lệnh cấm đàn bà không được mặt áo thắt lưng và quần có ống chân mà phải mặc váy.

Trong khi đó bên Trung Hoa, Mãn Châu tiến chiếm nước tàu lập nên nhà Mãn Thanh, và năm 1774 vua Võ Vương đưa kiểu áo dài xườn xám dài không có quần, thân bó chẽn, tay ngắn tận nách, vạt áo tuy dài nhưng cất thật hẹp và hai bên đùi xẽ tuốt tận mông, nếu bước đi hơi dài là hầu hết những đường cong nét lượn đều phô bày lộ liễu trắng trợn, rõ ràng là đã hạ phẩm giá họ, biến họ thành một món dùng mãn nhãn thiên hạ.

Thời trang Việt Nam cũng thay đổi, nhưng người Việt đã chơi trội lần nữa, không những tôn vinh giá trị cao quý của người nữ khi đưa ra bộ áo dài ngũ thân kín đáo, mà từng phần cấu tạo chiếc áo đã gói ghém ý nghĩa nhân sinh quan của dân tộc Việt.

Chiếc áo dài ngũ thân che kín thân mình không để hở áo lót mình, gồm có hai vạt cả trước lẫn sau, mỗi vạt có hai thân nối sống tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và một thân thứ năm là vạt con tượng trưng cho người mặc áo, nằm dưới hai chân trước. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bấu đệm bên dưới, và năm chiếc khuy tượng trưng cho đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

Áo dài ngũ thân không nói lên dân tộc tính Việt Nam bất khuất mà còn tỏ rõ nhân sinh quan Việt Nam, con người nhờ cha mẹ sinh mẹ dưỡng, khi thành thân có cha mẹ người phối ngẫu che chở bảo bọc, luôn luôn tôn trọng đạo làm người là giữ lòng nhân ái, biết nhân nghĩa kẻ trên người dưới, nơi trọng chỗ khinh, biết suy luận tính toán và biết giữ lòng tin nơi người.

Một kiểu thời trang mới đưa ra bao giờ cũng chỉ được dân thành thị theo trước và phải mất cả chục năm sau nếu không bị đào thải mới phổ biến sâu rộng về thôn quê. Do đó, có thể nói rằng bộ áo dài ngũ thân biến thể từ bộ tứ thân xuất hiện vào đời vua Gia Long (1802-1819) nhà Nguyễn Phúc, thủ đô đóng ở Huế thuộc miền Trung. Sỡ dĩ có sự ước đoán này vì hễ mặc áo dài thì phải mặc quần chớ không mặc váy, trong khi dân quê đã quen mặc váy với áo tứ thân nên không thích áo dài.

163 năm sau khi vua Lê Huyền Tông bắt đàn bà phải mặc váy thì thời trang lại thay đổi vào năm Minh Mạng thứ 9 tức là năm 1828. Vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy mà phải mặc quần. Hồi ấy dân gian đã có câu than vãn:

Chiếu vua mồng sáu tháng ba,
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng,
Không đi thì chợ không đông,
Đi thì phải mượn quần chồng không đang,

Có quần, đứng nép đầu làng trông quan!

Trước sự than vãn và chống đối của giới nữ, phe đàn ông con trai đã an ủi:

Trúc xinh trúc mọc ngoài sân,
Em xinh thì váy hay quần cũng xinh!

Tuy nhiên, quá trình chiếc áo dài chưa chịu ngưng ở kiểu bộ áo dài ngũ thân. “Nhật tân, hựu nhật tân”. Nhất là trang phục.

Sau đông phương áo dài Việt Nam một lần nữa chịu ảnh hưởng Tây Phương, bởi vì thời trang cũng đi liền với lịch sử. Việt Nam thoát ách đô hộ của người Tàu thì không bao lâu lại bị người Pháp thuộc. Khi văn hóa Langsa tràn vào nước ta thì chữ quốc ngữ đã thay cho chữ Nôm và chữ Hán, cách ăn lối ở của chúng ta cũng lần lần thay đổi và cố nhiên áo quần cũng từ từ đổi mới.

Một nhân vật có tên là Cát Tường không rõ xuất thân từ đâu (có người nói đó là họa sĩ) đã tung ra mốt áo Le Mur (Lemur viết trại theo danh từ tiếng Pháp Lemur có nghĩa là cái tường viết trại tên Cát Tường). Áo Lemur ra đời từ năm 1930 được nhóm tự lực văn đoàn cổ động tại các đô thị, nhất là tại Hà Nội nơi được mệnh danh là đất ngàn năm văn vật. Bởi áo dài Lemur may cắt hoàn toàn theo kiểu Tây Phương nối vai ráp tay phồng, cổ bồng, cổ lá sen cài nút trên vai, tóc rẽ lệch, vấn trần. Hồi đó ngay tại thủ đô Huế nơi có triều đình An Nam và tòa khâm sứ Pháp, một số các cô tân thời a dua mốt đầm Lemur. Và dân Huế đã có hai vè chế diễu như sau:

Ve vẻ vè ve,
Nghe vè mốt mới,
Bận áo Lemur
Đi giầy cao gót,
Sách bóp tầm phơi,
Đi chơi cu ngáo,
Ăn cháo không tiền,
Cởi liền áo ra,
Trong khi đó, ở Hà Nội. Tú Mỡ, một cây bút châm biếm thòi đại đã có bài hát:

Mười thương,
Một thương tóc lệch đường ngôi,
Hai thương quần trắng, áo mùi, khăn san
Ba thương hôm sớm điểm trang,
Bốn thương răng mọc hai hàng trắng phau,
Năm thương lược Huế cài đầu,
Sáu thương ô lụa ngã màu thanh niên,
Bảy thương lắm bạc nhiều tiền,
Tám thương động tý “nữ quyền” rở ra.
Chín thương cô vẫn ở nhà,
Mười thương thôi để mình ta thương mình.

Và nhuộm hai mầu đang được thịnh hành đồng thời với sự tái xuất giang hồ của áo Lemur tay phồng nối vai. Nhiều họa sĩ nổi danh tung ra nhiều mẫu vẽ trên áo: Thành Lễ Hoàng đình Tuyên, Thanh Khánh, Thúy Uyển ở Paris, Tiểu Linh ở Cali, Kim Liễu ở New York... với hoa lá cành, tre, trúc, chim nuông, bản đồ Việt Nam, trăng sao, đường nét tân kỳ, có khi op-art, lập thể, hoặc táo bạo.

Nhưng đều có màu sắc đậm chói hay dịu mát, ngay bằng hàng vải thô sơ hay tơ gấm lụa là, vạt áo có ngắn cũn hay dài thượt, thân áo nhỏ hẹp hay rộng rải, cổ áo có cao kín hay để hở, bộ áo dài Việt Nam vẫn là sự kết hợp của chân thiện mỹ, không những nói lên nhân sinh quan Việt Nam, mà còn gói kín tinh thần Việt Nam: dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng chỉ tiếp nhận tinh hoa mà gạn lọc cặn bã, tô bồi thêm nét đẹp mà vẫn giữ cá tính độc lập.

Áo dài Việt Nam là niềm kiêu hãnh của người Việt Nam. Chính vì vậy mà người Việt vẫn yêu quý tà áo Việt, nhất là thế hệ trẻ lưu vong trong sứ mạng gìn vàng giữ ngọc.

Ngày áo dài hồi hương hẳn không xa.


Trần Thị Lai Hồng

Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ   Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Icon_minitimeMon Nov 24, 2014 6:24 pm

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Images?q=tbn:ANd9GcQDqquWSORNT-xFaCNBJ4Bw9uKLZvrG-XuFi6q9USPplLmowR4rYaYHwR0N


Áo Dài - nét son trong văn hoá Việt

Áo Dài không chỉ là một trang phục, mà còn là một nét son trong văn hóa Việt, chuyên chở nhân sinh quan Việt Nam, một biểu hiện của bản sắc và tinh thần Việt Nam.


Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, dân tộc Việt Nam gần như phải luôn chống nạn ngoại xâm để trường tồn và bảo vệ những giá trị truyền thống về văn hóa, kỷ cương gia đình. Chiếc Áo Dài là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của dân tộc. Ngoài vẻ đẹp trang nhã, thanh lịch, cách cấu trúc còn ẩn tàng ý nghĩa dạy dỗ về "đạo làm người" của tiền nhân. Chiếc Áo Dài còn là thành quả biểu hiện của bản sắc và tinh thần Việt Nam.

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Aodai5
Trang phục Áo dài - Biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt (Nguồn ảnh: Tri thức trẻ)

Hơn một ngàn năm Bắc thuộc, gần trăm năm bị Pháp đô hộ, chiếc Áo Dài đã tiếp xúc cả hai luồng văn hóa mạnh mẽ của nhân loại, Đông phương và Tây phương. Chiếc Áo Dài đã vượt qua mọi thử thách để trở thành một thứ "quốc phục", một biểu tượng của phụ nữ, niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam. Hay có thể nói, trang phục Áo dài chính là "Quốc hồn" của phụ nữ Việt Nam.

Áo Dài - trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông, vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáonhưng vẫn biểu lộ đường nét của một người thiếu nữ. "Ở đâu có phụ nữ Việt - ở đó có Áo dài Việt".

Không đơn thuần là trang phục truyền thống, mà Áo dài còn là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần Việt. Nói cách khác, đó chính là "quốc hồn" của phụ nữ Việt Nam .

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Ao-dainet-son-trong-van-hoa-Viet_2
Không chỉ xuất hiện trong các cuộc thi trang phục dân tộc, các cuộc thi hoa hậu… Áo dài Việt Nam đã xuất hiện trên khắp thể giới.

Vào cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, để thích ứng với thời trang váy ngắn, quần loe của thanh niên theo lối hippy, Áo Dài mini đã xuất hiện và ngay lập tức trở thành mốt thời thượng.

Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng ra và không chiết eo, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể; cổ áo may thấp 3 cm; vai áo bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn; quần khi đó được may rất dài, gấu rộng đến 60 cm. Sau thời kỳ này trở về đến năm 1990, Áo dài không thay đổi nhiều lắm so với truyền thống, thỉnh thoảng cũng có vài mẫu đổi mới, chẳng hạn như quần và áo đồng màu, nhưng không phổ biến…

Ở Việt Nam, Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi. Nó đã trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt hoặc trang trọng những ngày lễ quốc gia, lễ cưới, ngày tết, lễ tốt nghiệp hoặc trong những cuộc thi quan trọng. Khi tham dự một sự kiện đặc biệt nào đó hoặc xuất hiện trên truyền hình, Áo dài luôn là trang phục được phụ nữ Việt Nam ưu tiên lựa chọn vì nó góp phần tôn lên vẻ đẹp của họ. Có thể nói rằng Áo dài đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khắp nơi trên thế giới.

Không chỉ xuất hiện trong các cuộc thi trang phục dân tộc, các cuộc thi hoa hậu… Áo dài Việt Nam đã xuất hiện trên khắp thể giới. Vào tháng 06/2001, lần đầu tiên Áo dài Việt Nam được giới thiệu tại thành phố Tour, Pháp với sự tham dự của khoảng 300 người hâm mộ văn hóa Việt, chiếc Áo Dài được xem là di sản văn hóa phi vật thể của nước Việt.

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Images?q=tbn:ANd9GcRodkaILpjQSPX6Uz3_An3fDtEVadx1oLEoHju6gB8a5UBmb8bX

Trong những sự kiện quốc tế diễn ra tại Việt Nam, Áo dài đã được chọn làm bộ trang phục cho các nguyên thủ mặc khi đến dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 tại Hà Nội. Năm 2007, Hoa hậu Trái đất đến từ các nước đã bị hấp dẫn bởi trang phục dân tộc đặc sắc này và các Hoa hậu đã có dịp rạng rỡ khoe sắc với tà áo dài và nón lá tại TP.HCM, hay trong cuộc thi Hoa hậu Quý bà 2009…

Áo dài hiện đại được thiết kế thon gọn và ôm sát người hơn. Nó bao hai tà trước và sau kéo dài từ cổ xuống đến mắt cá chân và trùm lên chiếc quần ống rộng có gấu chạm đất. Để có một chiếc Áo dài thật đẹp, vừa vặn, người may cần nắm rõ số đo cơ thể của từng người. Áo dài phải được may thủ công từng cái một ở cửa hàng. Chất liệu may Áo dài cũng phong phú và đa dạng, được kết hợp từ những tấm vải mẫu và thường trang trí bằng những đường nét thủ công hoặc thêu hoa văn.

Những năm gần đây, Áo Dài được thời trang hóa với nhiều sự cách tân, kết hợp nét văn hóa dân tộc với yếu tố thời trang hiện đại, tạo nên nét riêng độc đáo của tà Áo dân tộc trong các buổi trình diễn tuần lễ thời trang quốc tế và trong các cuộc thi hoa hậu trong và ngoài nước, các festival trang trọng và bề thế. Nhiều nhà thiết kế Áo Dài Việt Nam đã được biết đến trên thị trường quốc tế như Minh Hạnh, Sỹ Hoàng, Võ Việt Chung, La Hằng… Tất cả đều góp phần làm rạng danh tên tuổi trang phục Áo dài - Biểu tượng văn hóa của quốc gia hình chữ S thân yêu.

Theo VHDT/Tri thức trẻ

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Images?q=tbn:ANd9GcQ46I95Gixk0UNF7S39vdWjwvTA7xr8_mIDBGfrtlovR9FHZPKZFFxKsUe5

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Images?q=tbn:ANd9GcTbSDNdK3fXLDo807XsUW_-PvO8bIDNt0A2HlgvpWx_w-N1p_Dcsr4GaSnj

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Images?q=tbn:ANd9GcS_Bg8rBKqIvgRNbIYZbosJ6aTPFdXqYr8b-R0yIcwyhItwJLwn_dQzK2Bc

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 9k=

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Images?q=tbn:ANd9GcSVWeHK_AOF9Tty4vc3SZr3hPAnzpV-hGdY0FIhVE-iHna8o9xd

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Images?q=tbn:ANd9GcTcrhrWFcoqxc1R4r5a15MRFwcQmqtshCMb9UpKpdEs4X937rRQ
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ   Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Icon_minitimeFri Nov 28, 2014 10:15 am


Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ


Thùy Mai và Dung Nguyen   

Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy, trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người Việt.

Áo dài Việt Nam – những chặng đường lịch sử


Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng và hiện vật Đông Sơn cách ngày nay hằng nghìn năm (2879.BC-258.BC):

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 845029281_564e8fddca_o

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 535349554_f54c277eb6_o

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2993930225_bd9488c833_o

Trang phục Việt cổ thể hiện trên kiếm đồng Đông Sơn.

Truyền thuyết kể lại rằng khi cưỡi voi xông trận, Hai Bà Trưng (40-43.AD) đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt xưa tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân.


Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2993953767_a1b5f8108c_o

Theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, trang phục cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt Nam.

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2993938139_e891b9ed6f

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2993930229_49e2cc0b2f_o

Áo dài tứ thân.

Trong sách “Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine”, xuất bản tại Lille năm 1631, giáo sĩ Borri đã tả rõ về cách ăn mặc của người Việt ở đầu thế kỷ 17: “Người ta mặc năm sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu… Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt…”

Có lẽ giáo sĩ Borri đã hiểu lầm về số lớp áo được người Việt xưa mặc mỗi khi ra ngoài. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoài ngắn dần. Bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Bắc Ninh, là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các giải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sĩ Borri đã mục diện từ bốn thế kỷ trước đây.

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2993930239_b4a466ef17_o

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2993930241_5f174ba597_o

Tượng Ngọc Nữ (thế kỷ 17)

Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống như giáo sĩ Borri đã thấy ở Thuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen và áo may sát người dài đến mắt cá chân.

Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 – 3cm.

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2993930249_1d938cc0c3_o

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2994779174_1f4b8aa802_o

Riêng ở miền Bắc khoảng năm 1910 – 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để diện chuỗi hột trang sức nhiều vòng.

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2993939337_c4be58aa29_o

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2993940801_ed437a010a_o

Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp. Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm.

Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen.

Những cách tân đầu tiên


Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội. Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được ông Âu hóa. Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943.

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2994782450_73e7711aab_o
Thiếu nữ Hà Nội xưa với áo dài Lemur

Đến khoảng năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may có eo. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong được cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ thấp xuống.

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2994783426_529dd9c795_o

Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60, áo dài bắt đầu được may chít eo, eo áo cắt cao lên. Gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn. Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo được nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi được lót hai ba lớp. Đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè Quốc Tế nghĩ tới như là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

(Doremon360 tổng hợp từ bài viết của tác giả Thùy Mai và Dung Nguyen design, bổ sung thêm tư liệu và hình ảnh sưu tầm)

Phụ lục: Một số hình ảnh áo dài Việt Nam xưa và nay:


Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2994784592_2014ef1a82_o

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2993953165_25faeeda20_o

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2994785692_5e76e96c56_o

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2994786626_2f0622a2db_o

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2994787804_c14e5e8327_o

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2994793622_38b0385b45_o

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2994792230_1771d19979

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2993948157_74b6d162f4

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2994789926_896ba4e338

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2993949995_b98f6b205b

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ 2994792004_a3d39cab36

Nguồn: http://doremon360.blogspot.com/2009/07/bai-22-ao-dai-viet-nam-qua-cac-thoi-ky.html
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ   Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Icon_minitimeSun Nov 30, 2014 1:16 pm


Lịch sử chiếc áo dài Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử


Chúng ta sẽ gặp nhà thiết kế Sĩ Hoàng và tìm hiểu lịch sử của chiếc áo dài Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử.



Áo dài - Trang phục truyền thống Việt Nam

Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ   Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Icon_minitimeWed Dec 03, 2014 9:28 am


Áo Dài Việt Nam


Lịch Sử Áo Dài Việt Nam - Phần 1- 2



.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ   Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ
» Hình ảnh mẹ già Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa
» Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”
» Quê Hương và Chủ Nghĩa Xã Hội !
» NUDE ĐỂ THIỀN – Sư sãi thời thổ tả việt cộng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Xã Hội, Đời Sống-
Chuyển đến