Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
ngắn không hoang chất Saigon quang nhac quốc nguyet VNCH chuyen chẳng sáng Chung phải Trung thuoc quynh bich quan trong linh truyện Nhung ngam Nguyen
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Những người vô hình trên sông Hồng - Quỳnh Chi, RFA Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Những người vô hình trên sông Hồng - Quỳnh Chi, RFA Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Những người vô hình trên sông Hồng - Quỳnh Chi, RFA Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Những người vô hình trên sông Hồng - Quỳnh Chi, RFA Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Những người vô hình trên sông Hồng - Quỳnh Chi, RFA Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Những người vô hình trên sông Hồng - Quỳnh Chi, RFA Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Những người vô hình trên sông Hồng - Quỳnh Chi, RFA Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Những người vô hình trên sông Hồng - Quỳnh Chi, RFA Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Những người vô hình trên sông Hồng - Quỳnh Chi, RFA Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Những người vô hình trên sông Hồng - Quỳnh Chi, RFA

Go down 
Tác giảThông điệp
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Những người vô hình trên sông Hồng - Quỳnh Chi, RFA Empty
Bài gửiTiêu đề: Những người vô hình trên sông Hồng - Quỳnh Chi, RFA   Những người vô hình trên sông Hồng - Quỳnh Chi, RFA Icon_minitimeFri May 04, 2012 7:39 pm

Những người vô hình trên sông Hồng



Quỳnh Chi, phóng viên RFA

Có những xóm nghèo tồn tại như một bóng đen, có những ngõ vắng tồn tại như một góc khuất, và có những con người tồn tại như kẻ vô hình. Đó là câu chuyện của người dân tại Xóm Thuyền Bãi Giữa.

Những người vô hình trên sông Hồng - Quỳnh Chi, RFA Xom-chai_thuyen-vietnao.vn-305
Photo courtesy of vietbao.vn Những ngôi nhà nổi, di chuyển bằng bè tự chế tại Xóm Thuyền Bãi Giữa.


Những "ngôi nhà" nổi



Đêm, nhưng Hà Nội còn chưa ngủ. Hai bên sông Hồng, huyện Gia Lâm và khu Trung tâm đèn hoa sáng rực. Những ngôi nhà cao tầng tại đây hắt từng khối bóng lớn xuống dòng sông Hồng, như làm Bãi Giữa hút sâu trong bóng đêm tăm tối. Bãi Giữa lọt thỏm giữa Gia Lâm và Trung tâm Hà Nội, nơi mà tìm mãi cũng chẳng thấy ni dấu hiệu của sự văn minh, mặc dù nó chỉ nằm cách khu đô thị vài bước chân. Bãi Giữa như một góc khuất thủ đô và Xóm Thuyền là cái góc khuất nhất. Đêm càng tĩnh mịch, tiếng chó tru trong xóm càng rợn người, Xóm Thuyền càng nhỏ bé và thõm sâu. Nơi đó, trên những vũng nước trũng có những con người vẫn đang làm cái việc gọi là “sống”.


Nhìn từ cầu Long Biên, xóm Thuyền không khác gì một đống phế liệu. Xóm Thuyền tồn tại đã hơn 20 năm nay, với những ngôi nhà phao nổi lên trên mặt nước bằng cách khó ai ngờ. Ông Nguyễn Văn Trọng, 68 tuổi, một trong những người đến ở tại Xóm Thuyền đầu tiên cho biết:


"Nhà nổi lên nhờ các thùng phuy ráp lại. Mỗi cái nhà nổi lên cần ít nhất 20 cái thùng phuy”.


Mỗi căn nhà phao như thế thường rộng 5 mét vuông và cần khoảng 20 chiếc thùng phuy kết lại làm nền, dâng lên và hạ xuống theo con nước.
Năm 2008, khi trận lũ lịch sữ quét qua sông Hồng, Xóm Thuyền càng oằn mình xơ xác. Vách của các ngôi nhà này cũng chỉ là những thân tre còi cọc, những tấm xốp hay những tấm bạt ni lon mục rã, tưởng như có thể bung ra khi có ai đó chạm tay vào. Những tấm cac-t
ông, những tờ giấy quảng cáo khổ lớn… tất cả những thứ nhặt nhạnh được từ bãi rác, đều có thể trở thành vách tường của các ngôi nhà này. Để ngôi nhà không bị trôi đi trên bãi nước trũng này, người ta dùng hai sợi dây thừng cột ngôi nhà vào hai cọc trên bờ, như cách bất cứ một ông lái đò nào neo thuyền của mình.

Nhớp nháp, rệu rã và tạm bợ… là tất cả những gì người người ta có thể nói khi nhìn thấy Xóm Thuyền lần đầu tiên. Vậy mà đã hơn 2 thập kỷ, các ngôi nhà này nép vào nhau, gượng tồn tại trên con sông Hồng lịch sử.
Hiện tại, xóm Thuyền có 23 hộ, với gần 200 con người. Họ tồn tại và thực hiện cái gọi là “sống” trên những ngôi nhà này mà không hề có những điều kiện tối thiểu. Ông Trọng nói tiếp “Ở đây không có điện, chỉ thắp đèn dầu. Có gì dùng nấy, chứ cuộc sống như thế thì còn biết làm sao?”


Thứ ánh sáng trắng mát dịu từ các ngọn đèn với công suất cao trên các con đường thủ đô chỉ có thể dát bạc Hà Nội về đêm, nhưng chưa bao giờ thay thế cho thứ ánh sáng vàng vọt leo loét từ ngọn đèn dầu Xóm Thuyền.
Dân Xóm Thuyền có lẽ sống theo cách tự nhiên nhất. Khi những ngọn gió đông về tím tái thịt da, những bếp than tổ ong trong các thau nhôm nhỏ hoặc hơi ấm bốc lên từ dòng nước đen ngòm là cách sưởi ấm duy nhất.



Văn minh là hàng xa xỉ



Tại đây, sự văn minh có lẽ là một thứ hàng hóa xa xỉ khi các sinh hoạt cá nhân cũng được thực hiện theo cách tự nhiên. Bà Sinh, vợ ông Trọng cho biết “Khi cần đi ngoài, chúng tôi cầm cuốc đào lỗ rồi lấp đi. Còn đi giải thì vẫn đi trên sông.”

Những người vô hình trên sông Hồng - Quỳnh Chi, RFA Phiatruoc.info-250
Nhà nổi ở Xóm thuyền, Bãi Giữa. Photo courtesy of phiatruoc.info

Vợ chồng bà Sinh cùng ông Trọng đã về đây sinh sống từ năm 1980. Khi ấy, Xóm thuyền còn là khúc sông hoang vắng với 2-3 ngôi lều phao lác đác. Họ đến từ khắp nơi, trở thành hàng xóm và đều có hoàn cảnh riêng. Ông Trọng là cựu chiến binh tham gia bộ đội ở chiến trường Quảng Ngãi. Ngày xuất ngũ, trở lại quê Thái Nguyên, ông chẳng còn gì ngoài một cơ thể nguyên vẹn. Tất cả giấy tờ tùy thân cùng đất đai cũng mất, đẩy ông vào cuộc đời lưu lạc.

Một trong những hàng xóm lâu đời của vợ chồng ông Trọng là vợ chồng chị Oanh, khi họ dắt díu nhau ra Hà Nội kiếm sống để chạy trốn cái đói ở Nghệ An vào 20 năm trước.


Vợ chồng anh Huân – chị Hoa, tìm đến Xóm Thuyền xây dựng cuộc sống gia đình khi cha mẹ hai bên không tác hợp. Anh Huân nói về lý do đến đây sinh sống:


“Gia đình khó khăn quá. Lúc ấy tôi làm nghề cửu vạn, gia đình không có chỗ ở lại không đủ tiền thuê nhà. Tôi đành ra Bãi Giữa ở.”


Mỗi người một cảnh, những câu chuyện của họ chẳng ai giống ai, chỉ biết họ đều nghèo, đều là dân lưu lạc và đều không còn một nơi nào nữa để đi. Tài sản quý nhất trong những ngôi nhà phao này có lẽ là đôi gánh và bộ xong nồi. Tìm đỏ mắt cả Xóm Thuyền, không ai thấy nổi một ngôi nhà phao không chắp vá. Những bao phế liệu vương vãi trên bờ, những cụ già khô khốc không còn đủ sức lao động ngồi tựa cửa chờ con, những đứa trẻ lang thang trần trụi trên bờ bên những ụ rác… là những cảnh đời mà tưởng như có thể chết đi bất cứ lúc nào nếu tách rời tội lỗi và tệ nạn.


Thế nhưng, những tội ác, những tệ nạn, những bất ổn chỉ là những là những gì người ta tưởng tượng về Xóm Thuyền. Ông Trọng cho biết:


“Tại đây không có tệ nạn, an ninh rất tốt. Dân ở đây chỉ đi làm ăn thôi, không trộm cắp hay nghiện ngập gì cả.”


Trong lúc những khu nhà ổ chuột có thể bị đuổi bất cứ lúc nào để giữ vẻ mỹ quan cho Thủ đô, duy trì ổn định có lẽ là thứ vũ khí duy nhất để giúp Xóm Thuyền tồn tại. Tuy nhiên, mặc dù cố gắng, cái nghèo vẫn gắn liền với số phận những người trôi nổi này, khi thu nhập chỉ ở mức 30-40 ngàn một ngày. Anh Huân cho biết:

“Nói chung bà con ở đây thì ai cũng như ai, người đi nhặt giấy, kẻ đi làm thuê… đều như nhau và không ai hơn ai cả. Người nào kiếm được tiền thì mừng cho họ thôi vì đó là từ sức lao động của họ. Ở đây không ai giàu có cả vì nếu có được chút tiền thì chắc họ cũng không ở đây”.


Đa phần dân Xóm Thuyền làm nghề nhặt rác, làm cửu vạn ban ngày và bán nước vào ban đêm. Tất cả 23 hộ ở đây, đã có đến 20 hộ làm nghề bán nước trên cầu Long Biên. Trên cây cầu hơn 100 năm lịch sử này, về đêm, dân Xóm Thuyền men theo con đường mòn trên Bãi, quảy những đôi gánh nhỏ với vài cây kẹo, vài quả lê, vài chai nước… bán cho các đôi tình nhân đi hóng mát trên cầu Long Biên. Những ngày cuối tháng 9, tiết trời Hà Nội đang trở gió thu, các đôi tình nhân cũng ít đến ra cầu này hơn, chị Oanh, một người sống tại Xóm Thuyền than thở:


“Chán lắm, tôi đang ngồi đuổi ruồi đây, mùa lạnh ít người mua nước lắm.”


Không giấy tờ tùy thân



Những ngôi nhà bấp bênh, những mảnh đời cửu vạn… dường như cũng chưa phỉ cái kiếp tăm tối của những dân Xóm Thuyền. Họ sống, sinh con đẻ cái trên cái bãi nước cạn này, nhưng sự tồn tại của họ chưa bao giờ được công nhận. Vì là dân trôi dạt, hầu hết dân cư của cái xóm nhỏ này không có hộ khẩu, hoặc thuộc dạng hộ khẩu treo (người một nơi, hộ khẩu một nơi).

Bản thân chị Oanh, anh Huân và vợ cũng không có nổi một tờ hộ khẩu dù là ở quê cũ. Xóm Thuyền chỉ là một tên gọi có ý nghĩa đối với gần 200 con người ngụp lặn nơi đây, nhưng nó chỉ là một chấm nhỏ biểu hiện cho bãi đất hoang trên bản đồ thành phố Hà Nội. Anh Huân cho biết:

"Khó khăn nhất là giấy tờ. Nói chung ba mẹ các cháu lấy nhau cũng không đăng ký kết hôn, khi làm khai sinh cho các cháu cũng khó khăn lắm. Trẻ em ở đây toàn học lớp học Tình thương chứ có ai đi học trường chính đâu.”

Những người vô hình trên sông Hồng - Quỳnh Chi, RFA Nhathen-vietbao.vn-200
Nước sông cạn, người dân nhặt hến. Photo courtesy of vietbao.vn

Tất cả trẻ em trong Xóm Thuyền đều học trường Tình thương 19 tháng 5. Họ phải học trường Tình thương vì nghèo và vì không được vào trường chính khi không có giấy khai sinh. Trong gần 30 em hằng ngày lội bộ 4 cây số đến trường ấy, gần 1 phần 3 em không có bất cứ một giấy tờ gì chứng minh sự hữu hình của mình trên trái đất. Chị Oanh nói về đứa con út năm nay 11 tuổi nhưng chưa có được cái giấy khai sinh:


“Khi đẻ bé ra thì tôi đẻ rơi trên nhà phao. Sau này đến tuổi đi học, tôi làm giấy khai sinh cho bé thì người ta cần giáy chứng sinh. Tôi đẻ rơi thì làm sao có ai chứng sinh cho mình?”

Con út chị Oanh tên Hương, con út anh Huân tên Hiền. Nhưng đó có lẽ chỉ là cách họ gọi con mình, bởi chưa có một thứ giấy tờ nào công nhận những đứa bé này được sinh ra cả. Và còn nhiều cái tên ở Xóm Thuyền cũng chỉ là một cách gọi như thế đến nỗi người ta quên mặc cả cho sự tồn tại của mình. Bé Hiền, con gái 14 tuổi của anh Huân nói:


“Dù có giấy khai sinh hay không thì cũng thế, bởi từ lúc nhỏ em đã không có giấy khai sinh rồi, bây giờ không có cũng vậy thôi ạ. Cho nên
em cũng thấy bình thường…”



Những ám ảnh về trận lũ lịch sử, những cuộc đẻ rơi, những cái chết được hỏa táng vội vàng, những “bàn thờ” lập tạm và những trận chiến với số phận để sinh tồn… chưa thể kể hết những câu chuyện về Xóm Thuyền. Ẩn sau giọng nói khàn đục của ông Trọng, sau giọng nói tha thiết của anh Huân và sau tiếng thở dài của bé Hiền… người ta vẫn có cảm giác dân Xóm Thuyền có một ước mơ gì chung lắm. Có thể lắm ước mơ ấy chính là một xóm nhỏ mà chắc chắn người dân không cần phải sống trên “thuyền”; hoặc đó cũng có thể là cái ước mơ của những đứa trẻ được gọi bằng “tên” theo đúng nghĩa của nó.



Về Đầu Trang Go down
 
Những người vô hình trên sông Hồng - Quỳnh Chi, RFA
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột?
» Chuyện về người thầy giáo không lương - Quỳnh Chi, RFA
» Lục bình trên bến sông xa - Trang Ðài Glassey-Trầnguyễn
» Vượt Sóng - phim về 2 triệu người Việt chết trên biển
» Hát trên những xác người! Hét trên những con người!!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Văn-
Chuyển đến