Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Nguyen chuyen quang ngắn VNCH linh quan bich nhac Nhung ngam nguyet luong quynh thuoc Chung hoang không truyện trong phải Saigon sáng chất Trung quốc
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất

Go down 
Tác giảThông điệp
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất   Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeWed Sep 10, 2014 5:39 pm


CCRĐ - Thành tích vĩ đại của Con Rắn Biết "Khóc"

Vũ Đông Hà (Danlambao)


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Hochiminh-303-snake-danlambao

Rao giảng mãi: ta là chân lý
Con rắn hiền từ: siết cổ chúng sinh

"... Nước mắt bác đã rơi xuống khi nói đến những tổn thất đau thương do sai lầm gây ra..."

Đó là những giọt nước mắt khô rốc của con rắn đầu đảng sau khi đã hoàn tất cuộc giết người - người Việt giết người Việt - tàn khốc nhất trong lịch sử Việt Nam.



"Sau tháng 9 CCRD, được mở rộng, tiếc thay vì giáo điều đã phạm sai lầm nặng nề. Báo cáo trước Quốc Hội, Hồ Chủ tịch đã nhận trách nhiệm và tự phê bình mình trước toàn dân..."

Đoạn video trên vừa được thuyết minh vừa lồng vào ảnh chụp "Hồ Chủ Tịch tự phê bình":

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Hochiminh-tuphebinh

Ảnh chụp mờ ảo này đã làm bao nhiêu người, trong đó có những đảng viên "lão thành cách mạng" tin tưởng rằng con rắn chúa đã biết ăn năn hối cải sau khi đã hạ lệnh tàn sát hơn 170 ngàn người và từ đó tiếp tục khoác áo cà sa cho con rắn độc này.

Nhưng, thực sự con rắn "hiền từ và đầy đạo đức" này đã tự phê bình vào lúc nào và tự phê bình chuyện gì?

Ảnh trên đã được chụp lại từ Báo Cứu Quốc Số 153, 28 Tháng Một 1946 - nhiều năm trước khi cuộc cách mạng giết, giết nữa, bàn tay không phút nghĩ mang tên cải cách được phát động.

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Hochiminh-tuphebinh-baocuuquoc1


Nội dung của bài Tự phê bình của năm 1946 là kiểm điểm những thành tích và khuyết điểm của bộ máy Nhà nước do con rắn họ Hồ làm thủ lãnh đã được mờ ảo gắn chung vào tấm khăn mùi soa và cảnh mùi mẫn của rắn cho vở kịch rơi lệ hậu CCRĐ. Toàn bộ nội dung như sau:

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Hochiminh-tuphebinh-baocuuquoc-toanvan-danlambao

Đương nhiên, không có những tự phê bình cho bữa tiệc máu CCRĐ. Dĩ nhiên, không thể nào con rắn tự phê "sai lầm" của gần 9 năm sau.

9 năm sau, vào ngày 8-2-1955, con rắn có lên tiếng phê bình cuộc giết người vĩ đại do chính hắn xuất lệnh phất cờ. Nhưng không phải tự phê bình chính hắn mà là lên tiếng dạy dỗ nhằm đỗ thừa đám rắn đàn em: "Bác sẽ nói kỹ về những khuyết điểm, để giúp các cô các chú sửa chữa."

Các cô các chú đã phạm phải những khuyết điểm gì theo huấn từ của bác rắn?:

"Trong đợt 2, một số cán bộ còn phạm khuyết điểm dùng nhục hình. Nhục hình là lối dã man, là cách của đế quốc tư bản phong kiến, nó dùng để trị quần chúng, trị cách mạng. Chúng ta có chính sách đúng, có lý lẽ đúng, có lực lượng mạnh, sao còn dùng cách dã man? Dùng nhục hình là chưa tẩy sạch tư tưởng dã man, đầu óc phong kiến đế quốc. Dùng nhục hình là vì không chịu khó phát động quần chúng. Đợt này tuyệt đối không được dùng nhục hình, nếu dùng nhục hình là trái chính sách của Đảng, của Chính phủ, trái tác phong của cách mạng." (1)

Nhờ con rắn chúa chui ra từ hang Pắc Pó, hành động giết người, cuốc xẻng bổ vào người, cày nát đầu người, có một định nghĩa mới: "Nhục hình" .


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Diachuacghe-2

Nhưng cũng chính con rắn này, hơn một năm trước cái ngày phê bình khuyết điểm của các cô các chú, ngày 21 tháng 7, 1953 đã nhập cơn đồng cốt viết bản án kết tội một người phụ nữ đã từng hỗ trợ kháng chiến:

Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng. Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!

Đây, chân dung của tên "địa chủ ác ghê" đã giết ngót 260 đồng bào theo bài viết lên đồng của con rắn mang tên C.B. - Của Bác - Hồ Chí Minh:

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Cathanhlong5


Bà Nguyễn Thị Năm - Cát Hanh Long, "thủ phạm giết ngót 260 đồng bào" đã được rắn chúa đem ra khai trương cho buổi tiệc người đầy máu và nước mắt tại xã mang tên Dân Chủ, thuộc tỉnh Thái Nguyên.

Đích thân con rắn cụ đã bịt râu đến dự một buổi đấu tố, chứng kiến tận mắt những cảnh "nhục hình" ngay từ giây phút đầu của buổi tiệc người. (2)

Và con rắn hiền từ siết cổ chúng sanh đã kết thúc bài viết "Địa chủ ác ghê" bằng lời phê chuẩn tán thành cho cái chết của bà Cát Hanh Long: "Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân."

Cú ra quân đầu tiên ấy của chúa rắn đã được truyền lại cho đời sau với bài tập đọc dạy cho các cháu ngoan của bác rắn: Ấn cổ bọn nó xuống!

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Ancobonnoxuong


Ngày hôm nay, con cháu, đàn em lại lôi chiến tích của rắn chúa ra để tiếp tục bài học của rắn: "Có một số cán bộ nghĩ rằng công tác phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất không vẻ vang, thế là sai lầm to. Vì sai lầm ấy mà sợ khổ sợ khó, không thực hiện được ba cùng." (1)

Tất cả đều phải vẻ vang với con rắn cha già của đảng bò sát.

Tất cả những gì tốt đẹp, cao thượng phải thuộc về chúa rắn như những con rắn cận thần đã phun nọc độc bào chữa cho rắn chúa:
“Bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long là một địa chủ có tinh thần yêu nước, trong kháng chiến đã từng giúp đỡ bộ đội. Bản thân tôi và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có lúc đã ở lại nhà bà. Trong những buổi họp sửa sai, chính Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh và đồng chí Lê Văn Lương đều cho rằng xử trí bà Nguyễn Thị Năm là một sai lầm”. (Võ Nguyên Giáp).

“Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đã can thiệp, Bác nói đại ý “Chẳng lẽ Cải cách Ruộng đất không tìm được một tên địa chủ cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao?” Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố vấn Trung quốc và được trả lời “Hổ đực hay hổ cái đều ăn thịt người cả !” Thế là đem hành hình Nguyễn Thị Năm”. Hồi Ký Đoàn Duy Thành ủy viên Trung ương đảng.

Nhờ vào những rao giảng đồng lõa này mà ngày nay vẫn còn nhiều "trí thức", "lão thành cách mạng" tiếp tục cho rắn chúa mặc áo cà sa.

Rao giảng mãi: ta là chân lý
Con rắn hiền từ: xiết cổ chúng sinh
Xó chợ loe ngoe gian hàng xương cốt
Đứa bán oan hồn, đứa ngậm miệng mua.

Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com
_______________________________________

(1) http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=&id=BT150327463

(2) Trần Đĩnh, Đèn cù, Chương 5.

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Images?q=tbn:ANd9GcTXLaCX59of5_BWGzcUQaxkpXcK_hZwazviT4DE_6ReozJLWtAU
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất   Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeThu Sep 11, 2014 8:20 pm


Xem phim: Chúng Tôi Muốn Sống
https://thntsaigon.forumvi.com/t1521-bo-phim-chung-toi-muon-song

Tội ác Cộng sản Việt Nam
- Cải Cách Ruộng Đất





Cháu Khu Gởi Bác


Ác chi ác quá ác vô cùng
Tôi bác bàn nhau chốn hậu cung
Bác giết nhà giàu hòng bợ bạc
Tôi đem xương trắng lấp sông Hồng
Bác khóc trăm nhà bằng sấu lệ
Tôi mừng triệu mạng bón xanh đồng
Bác có khôn thiêng rên một tiếng
Cho tôi chạy tội dễ thành công

(ghi theo lời ông Trường Chinh)


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất 2Q==
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất   Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeFri Sep 12, 2014 9:02 am


Hồ Chí Minh và Cải cách ruộng đất


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Hochiminh-ccrd3s-danlambao


Đại Nghĩa (Danlambao) - Cộng sản Việt Nam tổ chức triển lãm “Cải cách ruộng đất”, khơi lại đống tro tàn nhằm mục đích chạy tội ác mà trời không dung, đất cũng không tha. Nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên chiến dịch diệt chủng của người Cộng sản Việt Nam cách đây hơn nửa thế kỷ mà khi nhắc lại tưởng chừng như mới hôm nào. Chắc chắn trong lòng người dân Việt, nhất là người Việt ở miền Bắc đã phải gánh chịu cái tai ách ấy suốt trong ba năm trời vẫn còn bàng hoàng khi nhắc đến CCRĐ. Ngày nay đảng Cộng sản còn đây thì tất cả những hành động diệt chủng của họ còn được che đậy, nhưng mai kia khi đảng Cộng sản bị tiêu diệt rồi thì mọi người sẽ thắp nhang, lập đàn tràng giải oan cho bao nhiêu vong hồn uổng tử đã bị giết oan và bắt những kẻ gây án phải đền tội dù họ còn sống hay đã chết.

1 - Cải cách ruộng đất

Ông Hoàng Tùng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân (1954-1982) kể lại trong chuyện “Bí mật HCM” cho chúng ta thấy được sự nô lệ của ông Hồ và đảng Lao Động Việt Nam (tiền thân của đảng CSVN) như thế nào.

“Mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi bác sang, nhất định bắt phải thực hiện CCRĐ. Sau thấy không thể từ chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ…

“Mùa hè năm 1952, sau khi đi Trung Quốc và Liên xô về, bác chuẩn bị cho hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định CCRĐ. Đoàn cố vấn CCRĐ do Kiều Hiếu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây. Họ muốn qua CCRĐ để chỉnh đốn lại đảng ta. Thời gian từ lúc tiến hành CCRĐ đến lúc dừng là 3 năm”. (Đàn chim Việt online ngày 4-7-2010)

Ông Nguyễn Minh Cần, người được thành ủy Hà Nội giao cho trách nhiệm sửa sai trong việc CCRĐ ở ngoại thành Hà Nội đã kể lại trong loạt bài “Xin đừng quên bài học CCRĐ nửa thế kỷ truớc”, ông viết như sau:

“Ngày 4-12-1953, Quốc hội nhất trí thông qua luật CCRĐ. Sau đó, chủ tịch HCM đã ra sắc lệnh ban hành luật CCRĐ. Từ đó, bắt đầu các đợt CCRĐ, mà đợt đầu tiến hành ở 47 xã tỉnh Thái Nguyên và 6 xã tỉnh Thanh Hoá, sau đó tràn lan trên khắp miền Bắc, trừ các vùng miền núi…

“Do sự phẩn nộ của quần chúng đã bùng lên dữ dội, nhiều cuộc nổi dậy ở Bùi Chu, Phát Diệm, nên về sau, trung ương đảng Lao Động VN chỉ tiến hành cái gọi là “Cải cách Dân chủ” ở miền núi, nghĩa là dẹp bỏ phong kiến địa phương mà không dùng bạo lực quá mạnh vì sợ dân chúng chạy sang Trung Quốc, Lào…

“Cái tỷ lệ quái gở 5% đó kèm thêm những “kết luận” quái đản khác… Cái phương châm “thà sai hơn bỏ sót”, cộng thêm với việc “thi đua lập thành tích đánh phong kiến”…

“Tóm lại, những con số về người thiệt mạng trong CCRĐ vẫn chưa xác nhận được. Dù thế nào chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây là một tội ác tày trời. Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại”. (Người Việt ngày 4 đến ngày 11-2-2006)

Trong chiến dịch CCRĐ giết người có chỉ tiêu rõ ràng, cái chỉ tiêu ác độc ấy phải giết địa chủ ở mỗi xã cho đủ 5% dân số hoặc nhiều hơn càng tốt, càng được khen thưởng. Theo nhà văn Tô Hoài kể lại trong hồi ký “Ba người khác” như sau:

“Thế mà vượt hết, thắng lợi lớn, toàn đoàn truy được hơn năm trăm địa chủ lọt lưới, đến bước ba đưa tỷ lệ 5% lên 7, 24% đánh đổ hoàn toàn giai cấp địa chủ về chính trị cũng như về kinh tế”. (BNK- trang 206)

Nhà văn Trần Mạnh Hảo, rất bức xúc với cái tỷ lệ giết người trong chiến dịch CCRĐ ở làng của ông cao hơn các nơi khác:

“Làng tôi là làng công giáo Bùi Chu Phát Diệm, là làng tề, làng bị gọi là ác ôn, nên chỉ tiêu địa chủ trên giao nặng nhất: phải bắt cho được 15% địa chủ là Bình Hải Đoài. Nghĩa là cứ 100 người dân thì phải nộp cho bác và đảng 15 tên địa chủ”. (Thời Luận ngày 1-4-2006)

Chính vì các đội cải cách thi đua lập thành tích, nống thành tích cho nên con số người dân vô tội đã bị giết một cách dã man lên đến hàng trăm ngàn:

“Ông Bùi Tín, một người bất đồng quan điểm với chính phủ Việt Nam cũng nêu lên con số nạn nhân là 500.000 người do Michel Tauriac, nhà văn người Pháp đưa ra. Bùi Tín cho rằng con số nầy cũng hợp lý nếu kể cả người bị giết, bị chết trong tù, bị chết sau khi thả ra và tự tử”. (Wikipedia tiếng Việt online ngày 19-5-2006)

“Một ý kiến cực đoan là của Hoàng văn Chí, người tin rằng 5% dân số miền Bắc (675.000 người đã chết). Cuốn sách From Colonialism to Communism của ông nầy đã có tác động mạnh đến cuộc tranh luận về vấn đề con số” (BBC online ngày 28-12-2006)

Trong bài “Cuộc CCRĐ 50 năm trước đây” của phóng viên Nguyễn Văn An, đài RFA thì:

“Thống kê của nhà nước được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế tập 2 cho biết đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, là những người bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ”, nghĩa là không bị bắn tại chỗ thì cũng bị án tù rồi chết trong nhà giam. Con số nầy có thể không chính xác, nhưng số nạn nhân không thể thấp hơn thế được…

“ Bản thống kê chính thức cho biết là trong 172.008 người bị quy là địa chủ và phú nông trong CCRĐ thì 123.266 người bị quy sai, tức là bị oan. Tính theo tỷ lệ là 76, 66%. Có lẻ chưa bao giờ và ở đâu tỷ lệ giữa số bị oan và nạn nhân lại cao đến như thế”. (RFA online ngày 15-5-2006)

Chiến dịch CCRĐ đã tàn sát người dân vô tội, máu đã chảy tràn lan khắp nơi, tiếng oán than ngút trời, lúc bấy giờ ông HCM mới chịu cho dừng tay bắn giết và ông Nguyễn Minh Cần, người được thành ủy Hà Nội đề cử làm nhiệm vụ sửa sai tại Hà Nội kể lại rằng:

“Trung ương đảng buộc phải thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ và chủ trương sửa sai. Tại hội nghị, Trung ương đã thi hành kỷ luật như sau: Trường Chinh, mất chức Tổng bí thư, chỉ còn làm Ủy viên BCT, còn Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương mất chức Ủy viên BCT, Hồ Viết Thắng, bị đưa ra khỏi TƯ/ đảng LĐVN…

“Hồi đó chúng tôi được giải thích: “Bác đến không tiện”, nhưng chúng tôi đều hiểu là ông Hồ muốn đưa ông Giáp ra “chịu trận” thay mình, nên không hề có việc ông Hồ khóc trước dân chúng”. (Người Việt ngày 4-2-2006)

2 – Hành động diệt chủng

Trong khi thi hành CCRĐ đảng Lao Động Việt Nam đã đưa ra một phương châm hành động thật là sắt máu, họ chỉ có biết giết và giết được ông Nguyễn Minh Cần kể lại:

“Cái phương châm “Thà sai hơn bỏ sót”, cộng thêm với việc “Thi đua lập thành tích chống phong kiến” đã gây tình trạng “kích thành phần”, “nống thành tích”, cố tìm ra nhiều địa chủ, phản động, xử tử nhiều ác bá… để có được bằng khen, huân chương, để ngoi lên địa vị cao hơn…

“Các đội CCRĐ không từ một cách nào hết để “tìm ra địa chủ”,“tìm ra phản động”, “tìm ra của chìm”, ép buộc con cái “đấu tố” cha mẹ, con dâu “đấu tố” bố mẹ chồng, con rể “đấu tố” bố mẹ vợ, vợ “đấu tố chồng”, anh em “đấu tố” lẫn nhau, trò “đấu tố” thầy, kẻ hàm ơn “đấu tố” kẻ ban ơn, láng giềng hàng xóm “đấu tố” lẫn nhau (cũng có trường hợp cha mẹ bấm bụng khuyên con cái “đấu tố” mình để mong cứu mạng cho con cái)…

“Những người bị quy là địa chủ ngay lập tức bị tước mọi quyền làm người, bị hạ nhục, bị chà đạp, ngay lập tức phải thay đổi cách xưng hô trước nông dân, phải cúi đầu lễ phép “thưa các ông, các bà nông dân”, phải xưng “con” trước mặt nông dân, dù đó chỉ là một đứa trẻ con…

“Còn khi hành quyết người bị án tử hình thì những người thân thích, ruột thịt của người ấy, từ già cả cho đến trẻ con, đều bắt buộc phải có mặt để chứng kiến tận mắt cảnh tượng đó! Đúng là sự khủng bố tinh thần cực kỳ vô nhân đạo”. (Người Việt ngày 4 đến 11-2-2006)

Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, trả lời báo Quê Mẹ khi ông du lịch sang Pháp sau năm 1975, ông nói:

“Trong lịch sử Việt Nam từ hồi lập quốc đến nay chưa có một cuộc thanh trừng giết dân nào khủng khiếp tàn bạo như cuộc CCRĐ. Hầu như mọi cuộc đấu tố đều có sự nhúng tay của cố vấn Trung cộng. Điều đó cho thấy chính quyền HCM lệ thuộc ngoại bang như thế nào”. (Người Việt ngày 7-9-2004)

Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Tăng thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa đạo GHPGVNTN trong cuốn “Nhận định về những sai lầm tai hại của đảng CSVN đối với Dân tộc và Phật giáo Việt Nam”, đoạn nói về CCRĐ, Ngài viết như sau:

“Những kẻ thù bên trong ấy là ai. Đó là “Trí, Phú, Địa, Hào, Tôn giáo, Lưu manh” và phải “đào tận gốc trốc tận rễ”có nghĩa là phải tiêu diệt cho bằng hết. Và cuộc căm thù đấu tranh giai cấp ấy đã diễn ra năm 1956, dưới hình thức CCRĐ và “ôn nghèo giợi khổ” kéo dài suốt sáu tháng trời…

“Khẩu hiệu của đội cải cách là “Nhất đội nhì trời”. Cũng như trong miền Nam năm 1975, Cộng sản đang trong khí thế “thừa thắng xông lên”, tại các công trường làm thuỷ lợi, Cộng sản trương khẩu hiệu “thằng trời đứng qua một bên, để cho thuỷ lợi đứng lên thay trời” và “vắt đất ra nước thay trời làm mưa”, còn gì ngông cuồng hơn…

“Có nhiều trường hợp con tố cha, vợ tố chồng, trò tố thầy, anh em họ hàng tố lẫn nhau vì những nguyên nhân bất hòa trong gia đình trước kia. Tố xong, tòa án nhân dân luận tội và kết án tử hình, tất cả đám đông ở dưới phải hô to ba lần “tử hình; tử hình; tử hình” vừa hô vừa đấm lên hư không ba cái. Thế rồi khổ chủ bị bịt mắt lại đưa đến trói vào cây cột đã được dựng sẳn và đội hành quyết gồm 5 người đứng nhắm bắn, khổ chủ gục đầu xuống và kết liểu một cuộc đời”. (Đối Thoại online ngày 21-9-2007)

Để cổ vỏ cho phong trào diệt chủng, hai nhà “đại thi nô” miền Bắc lúc bấy giờ thi nhau làm thơ cổ động chiến dịch một cách hiếu sát như sau:

Tố Hữu:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghĩ
Cho ruộng đồng mau tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Stalin… bất diệt”

(Trăm hoa đua nở trên đất Bắc- trang 37)

Xuân Diệu:

“Anh em ơi! quyết chung lòng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tư thù
Địa hào đối lập ra tro
Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi”.

(Trăm hoa đua nở trên đất Bắc- trang 38)

3 - Những vụ án thời CCRĐ


Vụ án đầu tiên trong chiến dịch CCRĐ là thí điểm ở đồng bằng và chọn đồn điền bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Thành Long được ông Hoàng Tùng viết trong “Bí mật Hồ Chí Minh” như sau:

“Nguyễn Thị Năm tức Cát Thành Long có một người con làm Trung đoàn trưởng ở cục chính trị của Văn Tiến Dũng. Gia đình bà trong dịp Tuần lễ Vàng có hiến 100 lượng vàng. Bà còn tham gia công tác của Hội Phụ nữ từ năm 1945 đến 1953. Tôi chưa đến đó lần nào, các anh Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ thường hay ăn cơm ở nhà bà. Gia đình Nguyễn Thị Năm cũng giống như các gia đình Đỗ Đình Thiện, Trịnh Văn Bô giúp đỡ nhiều cho cách mạng. Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc. Họp bộ chính trị bác nói: “Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng. Người Pháp nói không nên đánh đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa”. Sau cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba đề nghị mãi, bác nói: “Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải”. (*) Và họ cứ thế làm. Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ mà tổ chức lại một số tổ chức khác của đảng, họ phủ nhận hết các tổ chức khác như chính quyền, các đoàn thể. Ai lãnh đạo cách mạng tháng 8 thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1953. Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó mấy ngàn người bị xử tử. Mục đích của họ không phải là CCRĐ mà là đánh vào đảng ta. May mà đến năm 1956 ta kịp thời dừng lại…

“Đánh thuế công thương nghiệp, cải tạo tư sản cũng là do Trung Quốc đề ra. Hậu quả là hơn một triệu người di cư vào Nam. Ta đổ tội cho Pháp, Mỹ, điều đó chỉ đúng một phần nào, còn là do ta làm vội, làm ẩu, đánh tràn hết. Không phải địa chủ mà phú nông, thậm chí trung nông cũng đánh. Đảng viên nhiều người tốt cũng bị đánh. Kết quả của những chính sách, cải cách lúc đó là như thế”. (Đàn Chim Việt online ngày 4-7-2010)

Nhà văn Vũ Thư Hiên, con của cụ Vũ Đình Huỳnh, bí thư của ông HCM. Cả hai cha con ông Vũ Thư Hiên đã từng ở tù về tội “Xét lại chống đảng”. Trong quyễn “Đêm giữa ban ngày” ông Hiên viết về CCRĐ như sau:

“Từ tinh mơ đoàn người rầm rập trên các nẻo đường làng còn tối đất, khản tiếng hô vang những khẩu hiệu có mùi máu. Dân chúng ùn ùn đổ về những sân đình, những bãi rộng, nơi sẽ diễn ra những cuộc đấu tố bọn địa chủ cường hào gian ác…

“Đấu tố diễn ra liên miên, ngày một khốc liệt. Người dân cày dung dị hôm trước, được đảng phóng tay phát động, vụt trở thành hung tợn, mặt bừng bừng khoái trá trong niềm vui hành hạ đồng loại. Tôi kinh hoàng nhìn cảnh tượng không hiểu nổi: nườm nượp lướt qua mắt tôi từng bày đàn người bị kích thích bởi mùi máu, hăm hở đi dưới lá cờ đỏ sao vàng không biết để chiến đấu với quân xâm lược mà với chính đồng bào mình…

“Chúng tôi nghe tiếng kêu khóc chạy tới thì thấy mấy anh du kích quen đang xềnh xệch kéo bà đi. Hai tay bị trói giơ lên trời, bà xiêu vẹo bước sau họ, kêu gào thảm thiết: “Ơi cụ Hồ ơi, cụ trông xuống mà xem người ta đối xử với con dân cụ thế này đây!”…

“Ở một xã khác, một người đàn bà bị trói vào hai cây nứa bắt chéo, bên dưới là một đống lửa. Con mẹ ni là phú nông phản động, ngoan cố lắm, những người bâu quanh nhao nhao nói thế. Người đàn bà quằn quại mãi, tới khi ngất đi mới được người ta hạ xuống.

“Cha bạn tôi, hoạt động cách mạng từ trước năm 1945, bị tống giam vì bị vu là đảng viên Quốc Dân Đảng, thắt cổ tự tử, để lại bức thư tuyệt mệnh:“Oan cho tôi lắm, cụ Hồ ơi. Tôi trung thành với cụ, với đảng. Tôi không phản bội. HCM muôn năm!”…

“Người ta lấy gai bưởi cắm vào đầu ngón tay một cô gái, có trời biết cô ta tội gì, có thể cô ta là con địa chủ, cứ mỗi câu hỏi lại nhấn những cái gai sâu thêm một chút làm cho cô gái rú lên vì đau, quằn quại trong dây trói”. (ĐGBN- trang 30-31)

Ông Nguyễn Văn Thủ, quê ở tỉnh Hưng Yên khi trả lời phỏng vấn của đài RFA là lúc đang ở Hà Nội kể lại chuyện gia đình ông bị đấu tố hồi CCRĐ như sau:

“Gia đình tôi, cụ (ông nội) công tác tốt, đến lúc ấy tự nhiên quy cho cụ tôi là thành phần đối kháng, bắt cụ đi đấu tố, gia sản bị tịch thu hết. Tôi bị coi là con nhà địa chủ, khổ lắm, đi ra ngoài đường là phải chào ông bà nông dân. Dù nó là con là cháu mình, cũng phải gọi nó là “Ông” là “Bà”… của cải mất hết, chả còn gì cả…

“Lúc ấy, tự nhiên nó như ma quỉ cám dỗ, người ta nhìn thấy nhà tôi, người ta như muốn ăn thịt luôn, họ muốn làm gì thì làm. Lúc ấy, người nào càng hăng hái, càng tốt, càng đấu tố, càng đánh đập, thì càng tốt. Có những người bị tử hình, ông cụ tôi bị kết án tử hình, bắn chết ngay, bắn ngay trước mặt mọi người, con cháu”. (RFA online ngày 19-5-2006)

Nhạc sĩ Trịnh Hưng, hiện đang ở bên Pháp, là người bạn thân vừa về thăm thi sĩ Hữu Loan và kể lại câu chuyện có liên quan đến tác giả bài thơ nổi tiếng Màu tím hoa sim như sau:

“Ông ấy kể tôi nghe là: Lúc ấy, ông ấy là trưởng Ban Tuyên huấn của Đoàn 304, do tướng Nguyễn Sơn phụ trách, quân đội thì đói khổ lắm, chỉ có ăn khoai, ăn sắn, không có gạo mà ăn… Ông địa chủ đó thì giàu, tháng nào cũng đem gạo đến, để nuôi quân… Chính tướng Nguyễn Sơn tháng nào cũng làm lễ vinh danh cho ông ta, ban thưởng huân chương.

“Năm 1953, bị đấu tố, lan đến Thanh Hoá, ông bà địa chủ ấy bị giết chết. Nhà thì chỉ có một cô con gái thôi. Nó cấm tất cả mọi người, con trai, hay con gái, không được kết hôn với con nhà địa chủ, không được nuôi con nhà địa chủ.

“Ông ấy (nhà thơ Hữu Loan) thấy bực quá, mới bỏ về làng, đi qua làng ấy, ông ghé vào thăm, ông biết rằng ông bà cụ bị giết rồi, cô con gái không ai nuôi cả, cô ấy phải đi mót sắn, mót khoai ở ngoài đồng, ăn sống, để sống thôi, quần áo rách rưới bẩn thỉu lắm, ngủ ở đường, ở đình làng, ông thấy thế, thương hại và đem về nhà nuôi… và bây giờ là vợ ông ấy!” (RFA online ngày 19-5-2006)

Nhà văn Trần Mạnh Hảo, người bị đuổi ra khỏi đảng CSVN năm 1989 và đuổi khỏi biên chế nhà nước viết cuốn “Ly thân” có bài “Độc quyền chân lý là thủ tiêu chân lý” và đoạn ông viết về CCRĐ như sau:

“Ông đội (tên gọi cán bộ CCRĐ từ trung ương phái về) từ trên bàn xử án xông tới sát ông Luân bị trói, bị chôn chân tới đầu gối trong chiếc “hố đấu tố”, đoạn hét:“mày có hô CCRĐ muôn năm không?” Ông Luân trợn mắt, đôi mắt sưng tấy, lòi cả con ngươi ra…

“Sau đó, ông đội lên bàn xử án, tuyên bố thay mặt đảng và bác vĩ đại, tuyên án xử tử hình gián điệp Quốc Dân Đảng Luân, lệnh du kích xã lên đạn rốp rốp thị uy; đoạn trói nghiến ông Luân vào cọc bắn trên ruộng cạn mùa đông đang rét…

“Ông Luân bị bắn bằng bốn cây súng trường. Bốn phát đạn cùng lúc đều trúng vào ngực ông Luân phụt máu, khiến ông gục xuống liền, cái giẻ nhét miệng ông bị máu trào ra, rơi bịch xuống như một cục máu đông, hay một mảnh phổi vở tràn ra ngoài”. (Thời Luận ngày 1-4-2006)

Dưới đây là chuyện của cựu trung tá QĐND Trần Anh Kim, nguyên bí thư tỉnh đội Thái Bình, hiện đang ngồi tù 5 năm rưởi về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đã trả lời phỏng vấn của Việt Hùng, phóng viên đài RFA kể về hoàn cảnh của gia đình ông bị xử một cách dã man trong chiến dịch CCRĐ như sau:

“Đến CCRĐ, sau năm 1954 giải phóng, sau đó giảm tô, đến CCRĐ thì người ta quy cho ông tôi là địa chủ, và quy cho bố tôi là Quốc Dân Đảng. Bố tôi là Phó bí thư QDĐ và bác tôi là Bí thư QDĐ. Bác tôi bị bắn luôn, ông ấy nhận thì bị bắn luôn. Còn bố tôi thì kiên quyết không nhận. Không nhận thì người ta tra tấn, người ta thắt hai dây thừng vào hai ngón chân cái rồi người ta kéo lên sàn nhà, bố tôi đau quá, kêu khóc xin thả xuống. Kêu khóc quá to thì người ta, lấy rơm, lấy rạ nhét vào mồm…

“Địa chủ ngày đó là địa chủ “phân” anh ạ. Thí dụ mỗi thôn là mấy địa chủ thì cứ thế mà người ta đưa lên thôi. Cuối cùng cũng bị tù không án hai năm. Mà khốn nạn hơn thời tôi đi tù nhiều. Tức là tay thì trói cánh khuỷu ra đàng sau, chân thì cùm, quần áo thì chẳng có mặc, cứ nằm như thế ở dưới sàn chuồng trâu thôi”. (RFA online ngày 19-5-2006)

Trần Đĩnh, người viết tiểu sử HCM, trong quyễn “Đèn cù” do nhật báo Người Việt ở Nam Califonia vừa xuất bản, có đoạn viết để “triển lãm” nhắc lại một bi kịch điên loạn chỉ có trong thời Cộng sản:

“Về CCRĐ, Kỳ Vân kể một chuyện làm tôi bàng hoàng. Đúng hơn, kinh hoàng. Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy CCRĐ Nghệ Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng: -Tao với mi không mẹ con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà nhất định mi sẽ chống lại… Bà mẹ cắn lưỡi không chết. Ít lâu sau, nhảy giếng tự tử... Chu Văn Biên ký lệnh xử tử bất kỳ ở đâu. Chính hắn sai trói gô bố đẻ của Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Tài, lùa ông cụ vào đòn ống khiêng lên trại tù rồi sau cụ chết mất xác”. (Đèn cù - trang 111)

4 – Dư luận nhận định về CCRĐ


Học giả Hoàng Xuân Hãn nói lên cái nhận định của mình về chiến dịch CCRĐ khi trả lời phỏng vấn của Thuỵ Khuê trên đài RFA:

“Cái mất mát lớn bởi sai lầm trong CCRĐ là nó phá vỡ mất cái nông thôn Việt Nam và phá vỡ mất lòng tin. Cái nguy hại của CCRĐ là ở chỗ nó phá vỡ một tế bào quan trọng vào bậc nhất của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là làng quê”. (Người Việt ngày 7-9-2004)

Cố thủ tướng CSVN Võ Văn Kiệt, người có nhiều trăn trở trong việc làm của mình đã qua, ông cũng nói lên quan điểm của mình về chiến dịch CCRĐ sau khi đã không còn chức vụ gì trong chính phủ:

“Năm 2005, ông Võ Văn Kiệt, nguyên thủ tướngViệt Nam, nhìn nhận “Trong các chiến dịch CCRĐ và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế” nhằm khẳng định đại đoàn kết dân tộc là cội nguồn sức mạnh của đất nước”. (Wikipedia tiếng Việt online ngày 19-5-2006)

Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân, trả lời phỏng vấn của BBC, ông nói còn nhiều vấn đề trong lịch sử Việt Nam nửa thế kỷ trước tiếp tục là kiêng kị, chưa được bàn thảo sòng phẳng:

“Trong xã hội Việt Nam lâu nay, xung quanh đề tài CCRĐ, dư luận buộc phải im lặng. Sự kiện CCRĐ, khi xảy ra, đã làm đảo lộn đời sống nông thôn miền Bắc; nó đi vào lịch sử như một vết thương. Có thể nói đó là vết đen lớn đầu tiên mà phong trào của những người cộng sản khi lên cầm quyền đã để lại trong xã hội Việt Nam”. (BBC online ngày 14-1- 2007)

Ông Đoàn Duy Thành, nguyên phó thủ tướng chính phủ, người đã từng kể về mật lệnh Z 30 tịch thu nhà hai tầng trở lên hồi sau năm 1975 viết về CCRĐ trong cuốn “Lý luận HCM” ông nói lên nhận định của mình về cái chiến dịch này:

“Những sai lầm của CCRĐ đã để lại hậu quả lâu dài cho dân tộc, cho đất nước, là sự hận thù, sự lừa dối, xảo trá, vu khống như: tố điêu, ép cung, bịa chuyện… gây tai họa cho bao gia đình, làm mất đi những truyền thống tốt đẹp về gia đình, họ hàng, làng xóm, mà cha ông ta đã dày công xây dựng hàng nghìn năm…

“Những sai lầm trong việc đấu tố không chỉ có trong CCRĐ, mà cũng phổ biến trong cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, nhưng cải tạo công thương chỉ làm ở một số thành phố và tiến hành sau CCRĐ nên phần nào giảm bớt sai lầm, khuyết điểm, tác hại của nó cũng chỉ thu hẹp trong một số thành phố”. (Bauxite Việt Nam online ngày 16-11-2010)

Cụ Nguyễn Văn Trấn, một lão thành cách mạng nổi tiếng của miền Nam trong quyển “Viết cho Mẹ và Quốc hội” cho chúng ta thấy được rõ ràng sự nô lệ của chính phủ Hồ Chí Minh trước đế quốc Trung cộng là như thế nào. Họ ngữa tay nhận viện trợ của Trung cộng để đánh Pháp, Mỹ giải phóng dân tộc (?), nhưng lại tròng vào cổ dân tộc một ách thống trị nguy hiểm hơn, tàn bạo hơn và lâu dài hơn.

“Ác hết sức là cố vấn Trung Quốc hiến cho cái kế Phóng tay. Phóng tay! Nói nôm na (theo Nam bộ) là “cứ việc làm mạnh thả cửa”. Và họ dẫn lời vàng ngọc nguỵ biện, “à la” Mao Trạch Đông.

“Kiểu uông tất tu quá chỉnh”. Có nghĩa là: muốn uốn khúc cây cong, ắt phải kéo nó quá chiều.

“Trời ơi! đảng của tôi đã nghe lời người ngoài, kéo khúc cây cong quá trớn. Nó trở lại giết chết bao vạn sanh linh…

“Có lần anh chị em Nam bộ “Đại biểu tôi đến gặp ông già Tôn mà hỏi, tại sao ổng để cho CCRĐ giết người như vậy?”

“Bác Tôn đang ngồi, nghe tôi hỏi, liền đứng dậy bước ra khỏi ghế, vừa đi và nói: “Đ. mẹ, tao cũng sợ nó, mầy biểu tao còn dám nói cái gì?

“Quả thật, lúc CCRĐ còn nghe theo Chệc mà phóng tay phát động ai mà có ý kiến với nó thì sẽ bị quy là có tư tưởng địa chủ”. (VCMVQH- trang 266-267)

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một nhà trí thức trẻ lớp hậu sinh góp lời nhận định về công cuộc CCRĐ của HCM khi trả lời phỏng vấn của Duy Ái đài VOA như sau:

“Theo tôi cột mốc rõ nhất cho sự phi dân chủ hóa để trở thành độc tài toàn trị của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một cái tên rất dân chủ, là việc đảng Lao Động VN phát động CCRĐ, được cụ Hồ gọi là “cách mạng long trời lỡ đất”, vào năm 1953. Bao trùm toàn bộ “cách mạng” này là sự tuỳ tiện của chính phủ cụ Hồ trong việc bắt giữ, hành hạ, bắn giết, tịch thu gia sản đối với hàng trăm nghìn người Việt Nam. Các thủ tục tư pháp thông thường đã có từ thời thực dân Pháp hay các quy định phải tôn trọng pháp luật và quyền con người được ghi trong Hiến pháp 1946 đều không được đếm xỉa trong CCRĐ”. (VOA online ngày 15-9-2010)

Để kết luận bài viết này, tôi xin mượn lời của cố giáo sư Nguyễn Mạnh Tường trích trong bài diễn văn “Qua những sai lầm trong CCRĐ” đọc trong phiên họp của MTTQ tại Hà Nội ngày 30-10-1956 với tư cách là một thành viên của MTTQ. Cũng chính vì bài diễn văn này mà ông đã bị tước hết chức vụ và danh vị nghề nghiệp và sống một cuộc đời bị bạc đải cho đến chết.

“...tôi nhớ lại kết quả tai hại của các sai lầm đã phạm trong công cuộc CCRĐ. Tôi xin phép các vị được kính cẩn nghiêng mình trước kỷ niệm những người vô tội bị chết oan, không phải vì bàn tay của kẻ địch mà chính của ta…

“Trong CCRĐ chúng ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng mà cả trong nhiều khu vực khác nữa. Trong các khu vực này, sai lầm cũng đã đưa một số người trong quần chúng đến cái chết một cách thê thảm”. (Người Việt ngày 9-5-2005)

Đại Nghĩa
danlambaovn.blogspot.com
___________________________________

Chú thích:

(*) Lời chú thích của Trần Đỉnh trong Đèn cù trang 85:

“Để phát pháo mở đầu cuộc CCRĐ, Trường Chinh chỉ thị báo Nhân Dân tường thuật vụ đấu Nguyễn Thị Năm – Cát Hanh Long. Tôi nhận nhiệm vụ”... (trang 84)

“Có lẽ để phối hợp với bài báo của tôi, CB (của Bác = Bác Hồ) gửi đến bài “Địa chủ ác ghê”... Đây là một thí dụ:

“Mụ địa chủ Cát Hanh Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã kể các tội cụ thể và con số cụ thể”.

(Trong hồi ký nói về mười nỗi buồn của bác Hồ, viết bác không tán thành đấu Nguyễn Thị Năm nhưng phải nghe cố vấn Trung Quốc, Hoàng Tùng vô tình hay cố ý quên bài báo bác gây căm thù cao độ này. Đâm ra lại đổ cho bác cái lỗi không kiên định - nghe cả đều sai vốn trái với ý mình)”. (Đèn cù - trang 85)


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Images?q=tbn:ANd9GcSbMhwchOZGXM7swprzPXxOcI64l04ehusCP2omLAkXmRCy-A64
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất   Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeFri Sep 12, 2014 2:01 pm


Cải cách ruộng đất, bất nhân và sai lầm


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất CCRD-Hochiminh-0393-danlambao

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Hiện tình đất nước Việt Nam đang gặp khó khăn chồng chất, giặc Bắc luôn rình rập lấn chiếm đất đai biển đảo, đồng bào trong nước thì băn khoăn bởi đời sống cơ cực nhục nhằn do độc đảng độc tài gây ra. Do đó, tội ác CSVN thảm sát đồng bào Huế vào tết Mậu Thân và giết hại đày đọa đồng bào khi cải cách ruộng đất (CCRĐ) vào thập niên 1950, tạm thời không nhắc đến. Cớ sao, vào ngày 8-9-2014, cộng sản lại lừa lọc rồi cho triển lãm hình ảnh và tài liệu về CCRĐ?! Trong bài viết này, tôi không bình luận hành động dã man về CCRĐ, mà xin được trình bày diễn tiến về CCRĐ, để bà con thấy rõ ràng hơn về hành động bất nhân và sai lầm của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản.

I- Vì sao xảy ra hiện tượng CCRĐ?!


Vì cái “Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (VNDCCH), muốn rập theo mô hình cải cách ruộng đất của Tàu cộng đã làm tại nước Tàu vào các năm 1946-1949. Ngoài ra còn tuân thủ: Bản Tuyên ngôn (Manifesto) của Đảng Cộng sản Quốc tế, mà Karl Marx đã tuyên bố: “cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc”. Cải cách ruộng đất ở miền Bắc còn mục đích là đấu tranh giai cấp triệt để. Hồ Chí Minh (HCM) luôn chủ trương rập theo khuôn Tàu cộng về mọi mặt, như: Giáo dục, sản xuất, kinh tế, kỹ nghệ. Đặc biệt CCRĐ có sự chỉ đạo trực tiếp bởi các cán bộ Tàu.

Họ Hồ còn viết cuốn “Những kinh nghiệm quí báu Trung Quốc nên học”, dưới bút hiệu Trần Lực, do nhà xuất bản Sự Thật, Hà nội, xuất bản năm 1950, để cán bộ dùng làm tài liệu học tập. Việc “Cải cách ruộng đất” này, có khoảng 172.000 người, bị quy chụp là thành phần địa chủ và phú nông, họ bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” bị hạ sát tại chỗ hoặc bị án tù để chết dần trong ngục. Trong số người bị đấu tố này, có cả những đảng viên Cộng sản trung kiên, thế mà oái oăm thay trước khi đảng viên bị giết, phải hô to khẩu hiệu, “đảng Cộng sản muôn năm”. Nếu người bị đấu tố là người của Quốc Dân Đảng hay đảng phái Quốc gia thì có thể bị bắn tại chỗ.

Ngày 4-12-1953, cái gọi là quốc hội lại nhất trí thông qua luật CCRĐ ở miền Bắc, chính Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước đã ký sắc lệnh ban hành luật; từ đó bắt đầu thi hành các đợt cải cách ruộng đất.

II- Thành lập Ủy Ban Cải cách ruộng đất


Trường Chinh tức Đặng Xuân Khu là Tổng bí thư đảng Lao Động làm chủ tịch, với 3 người phụ tá, 1 người uỷ viên Trung ương đảng là Hồ Viết Thắng; 2 người kia uỷ viên Bộ chính Trị, là: Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương. Hồ Viết Thắng đã từng đi học bên Tàu, nên Trường Chinh giao nhiệm vụ mở “Trung tâm đào tạo cán bộ cải cách ruộng đất” tại chiến khu Cao Bằng, Lạng Sơn. Hồ Viết Thắng giữ chức giám đốc, trực tiếp điều hành cuộc cải cách ruộng đất, theo mệnh lệnh của Trường Chinh.

Cộng sản thiết lập “tòa án nhân dân” để xét xử những người bị gọi là tội phạm trong cuộc CCRĐ. Chánh án là một đội viên trong đội CCRĐ, biện lý tức công tố là nông dân hay bần nông mà trước kia họ là tá điền, đã từng làm việc trong nhà của bị cáo, nên biết rõ lý lịch khổ chủ. Các quan tòa nầy là những kẻ dốt nát, nay bỗng chốc được cho lên địa vị quan tòa, nên có dịp hạch sách trả thù. Moi móc, bịa đặt mọi thứ gọi là thói hư tật xấu của khổ chủ. Cái gọi là “tòa án nhân dân”, không có người đóng vai trò luật sư biện hộ, và cũng chẳng có ai dám biện hộ cho bị cáo. Công an bảo vệ tòa án và những người tham dự phiên tòa gian dối của cộng sản là những người do họ sắp đặt trước, hò hét la ó đóng vai “công tố”, bằng cách chửi rủa hoặc bịa đặt tố cáo bừa bãi thêm những “tội ác” của các nạn nhân để buộc tội.

III- Thành phần nào bị đem ra đấu tố?!


Đường lối đấu tranh CCRĐ là khuyến khích bần cố nông, lôi kéo thành phần trung nông, cô lập phú nông, và tập trung mũi nhọn vào địa chủ. Theo sắc lệnh của VNDCCH vào năm 1953, đã ấn định các thành phần về nông nghiệp ở nông thôn được chia ra:

a- Địa chủ: Thuộc thành phần có nhiều ruộng đất, mà họ không trực tiếp canh tác. Cộng sản chia địa chủ ra làm 3 hạng: Địa chủ thường, là người có dưới 5 mẫu ta, đủ ăn, “không phạm tội ác ôn” dưới thời Pháp thuộc. Địa chủ cường hào ác bá là những người bị quy tội hiếp đáp ngược đãi bần nông và bần cố nông. Địa chủ phản động là loại quan lại phong kiến, Việt Quốc, Đại Việt, hay thân Pháp.

b- Phú nông: Thuộc thành phần có 3 mẫu ta đất, có một con trâu, tự canh tác và thuê nông dân giúp trong việc canh tác.

c- Trung nông: Thuộc thành phần có dưới 3 mẫu ta, trực tiếp canh tác, đủ sống. Trung nông chia thành 2 loại: Trung nông cấp cao là người có 3 mẫu ta ruộng và có một con trâu hay bò. Trung nông cấp thấp là người có dưới 1 mẫu ta ruộng.

d- Bần nông: Có ít sào đất, không đủ sống, phải đi làm thuê cho địa chủ hay thuê đất của địa chủ rồi trả địa tô; địa tô còn gọi là tô, tức là nông dân (tá điền) trả tiền hay hoa màu (lúa), cho điền chủ (chủ đất).

e- Bần cố nông: Hoàn toàn không có đất, không có gia súc, không có nông cụ, làm thuê đủ thứ nghề để sống.

IV- Việc thảm sát bà Nguyễn Thị Năm


Bà Nguyễn Thị Năm còn gọi là bà Cát Thanh Long; bà là người mà trước cái gọi là “cách mạng” của Việt Minh còn trong trứng nước, đã từng che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các cán bộ cộng sản cao cấp như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt... Trong thời kỳ gọi là “Tuần lễ vàng”, của cái chính phủ VNDCCH, gia đình bà đã dâng nộp 100 lượng vàng. Bà có hai người con trai là Nguyễn Công làm chính uỷ trung đoàn và Nguyễn Hanh là đại đội phó bộ đội thông tin, theo Việt Minh từ trước 1945. Thế mà, cộng sản đã quy tội bà là địa chủ, cường hào gian ác và bị đoàn cải cách ruộng đất xử án tử hình. Ủy ban cải cách ruộng đất trung ương do Trường Chinh cầm đầu đã xét duyệt và bộ chính trị trong đó có Hồ Chí Minh đã lạnh lùng chuẩn y án tử hình này. Phát súng đầu tiên về “cải cách ruộng đất” đã nổ vào đầu một người phụ nữ, bà đã lầm giúp đỡ những người cộng sản vong ơn, khát máu! Phát súng đó báo hiệu tâm địa của những lãnh tụ Cộng sản, sẽ là một tai họa khủng khiếp cho toàn dân ở miền Bắc lúc bấy giờ.

V- Cách tính “thuế nông nghiệp” của CSVN

Giả sử nông dân thu được 1.000 kg lúa. Thuế nông nghiệp sẽ lấy 45% là 450 kg. Lúa còn lại là 550 kg, nông dân bị trừ 15% thuế phụ thu là 82,5 kg nữa. Như vậy, khi nông dân thu hoạch được 1.000 kg lúa, phải nộp thuế là 532, 5 kg (450+82,5). Nếu chủ ruộng không trực tiếp canh tác, còn phải nộp thêm 25% phụ thu nữa!. Thế mà Tố Hữu, kẻ làm thơ theo ý đảng, còn cổ vũ chiến dịch CCRĐ thật ác độc, hắn được thưởng huy chương Sao vàng Hồ Chí Minh:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”?!.

VI- Chiến dịch phản phong của CSVN

Song song việc thu thuế nông nghiệp, trong giai đoạn từ năm 1950-1956, đảng CSVN còn có chiến dịch phản phong, nghĩa là triệt hạ và tịch thu toàn bộ tài sản của địa chủ, đem chia cho bần cố nông. Sau phản phong là bài trừ tư sản, mục tiêu quét sạch tư bản Tây phương. Đến năm 1959, Hồ Chí Minh hô hào bài trừ tiểu tư sản, mọi hình thức sản xuất cá thể đều dẹp bỏ, đưa vào hợp tác xã một cách triệt để. Bần cố nông vừa nhận ruộng đất do CCRĐ cấp phát, nay lại phải đem nộp cho Hợp tác xã. Cộng sản còn đặt ra “Đấu tranh chính trị” nhằm thủ tiêu tất cả phần tử bị họ xem là “phản động”, nếu ai còn chống lại cộng sản thì bị giết, hoặc phải trốn nơi khác mới mong sống sót. Thành phần lưng chừng, cũng bị ghép vào phản động. Nhân dân bị đày đoạ và bị hãm hại. Thế đấy, mà Xuân Diệu còn tàn nhẫn với những câu thơ độc địa:

“Địa hào, đối lập ra tro
Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường,
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quì gục xuống, đọa đày chết thôi”

VII- Cải cách ruộng đất sai lầm trầm trọng


Sau khi ký Hiệp định Genève năm 1954, dân chúng bỏ chạy vào Nam, Hồ Chí Minh bắt đầu hoảng hốt, đến năm 1956, ông ta và đảng Lao động mới nhận thấy “Cải cách ruộng đất là sai lầm”. Khi xét lại để sửa sai, thì có tới 71,66% tức là 123.266 người bị chụp mũ là địa chủ và phú nông, mà thực tế họ chỉ là trung nông hay bị vu khống, đã bị Hồ Chí Minh và đàn em sát hại tại chỗ hay giam cầm chết lần chết mòn!. Việc CCRĐ gây nên thảm cảnh hãi hùng, Hồ Chí Minh hoảng hốt lo ngại nhân dân bất mãn, nên dùng nước mắt cá sấu để an ủi gia đình nạn nhân một cách muộn màng!

Để kết luận việc CCRĐ sai lầm gây nên trọng tội khó tha thứ, người viết xin mượn lời phát biểu của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã đọc diễn văn vào ngày 30 tháng 10 năm 1956, trước cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc tại Hà Nội về việc CCRĐ, rất thành khẩn và ray rức, như sau:

“Qua cuộc Cải cách Ruộng đất ta thấy bao nhiêu các chiến sĩ cách mạng thành tích lừng lẫy, có người ngực gắn tới hai huy chương kháng chiến, mà bị kết án là phản động, cường hào gian ác và sau khi nhận tội, bị tống giam hay bị hành hình... Trong cuộc kháng chiến anh dũng của ta, những đồng bào đã hy sinh, có thể nói được chết với trong lòng chan chứa nỗi vui sướng vì chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi nanh vuốt của địch. Họ chết vì địch, cho ta, đó là cái chết tích cực, cái chết vẻ vang, cái chết oanh liệt mà Tổ quốc ghi nhớ muôn thuở. Trái lại, các người chết oan vì các sai lầm trong cuộc CCRĐ này, lúc tắt thở cay đắng đau xót vì chết với một ô danh. Chúng ta đã xoá bỏ cái ô danh đó, nhưng con cháu của các nạn nhân tài nào mà không ngậm ngùi? Đau đớn hơn, bây giờ ta làm thế nào mà biến cái khổ cực của người tắt thở thành một niềm an ủi cho họ được?!”.

Ngày 12 tháng 9 năm 2014
Nguyễn Lộc Yên
danlambaovn.blogspot.com


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Tc3b2a-c491e1baa5u-te1bb91
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất   Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeSat Sep 13, 2014 11:52 am


Cải cách hay đấu tố?


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Treeofdeath-danlambao


Bảo Giang (Danlambao) - "...Sau 60 năm tạm yên nghỉ, nay những hình ảnh cuộc đấu tố năm xưa lại được nhà nước đem ra trưng bày, triển lãm. Chẳng ai tin đó là hảo ý, trái lại nó còn là một cuộc phỉ báng thô bỉ đến vong linh những người đã chết. Phía dân sự cho là thế. Tuy nhiên, phần nhà nước họ cũng có 'lý lẽ' của họ. Tuy họ không mang cái văn bản "Địa chủ ác ghê" ra trưng bày, nhưng mọi đoàn đảng viên đã được đảng và nhà nước CS nhắc nhở một cách kín đáo và tích cực rằng: CS chỉ có một con đường duy nhất để tồn tại là gian dối và tạo ra gian dối theo đúng tinh thần của bản văn mà HCM đã vạch ra. Đi ngược lại đường lối này là tự sát, là tự hủy diệt..."

*

Thật khó để tìm ra chủ đích của nhà nước CSVN khi họ đem những hình ảnh, tài liệu về cuộc đấu tố, gọi là cải cách ruộng đất 53-56 ra triển lãm vào ngày 8-9-2114. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy, cuộc triển làm này không có chữ lương thiện.

Nó không có lương thiện không phải là vì nhà nước muốn đem những oan hồn các nạn nhân của cuộc cải cách ấy ra đấu tố thêm một lần nữa cho hả dạ, hoặc gây thêm lòng thù hận của dân chúng đối với thành phần này. Bởi vì, nếu có làm như thế, nhà nước cũng không thể tạo ra lòng căm thù của dân chúng đối với những nạn nhân đã chết. Trái lại, sự phẫn uất nếu có, sẽ đổ ngập lên đầu đảng và nhà nước CS. Lý do, xét trên cả hai diện. Sự giàu có của những người này gồm ít mẫu ruộng, mấy dàn trâu cày, nhà có người ăn kẻ ở thì đó cũng chỉ là những tài sản được vun đắp, tích lũy do nhiều đời để lại. Nó chẳng là gì nếu đem so sánh với cái giàu có, cực nhanh chóng của cán cộng. Chỉ trong vòng vài, ba chục năm làm cán, dù là một viên cán cấp thấp nhất ở phường, ở xã, thôn thì họ đã vơ vét được số tài sản, bao gồm đất đai nhà cửa, cơ sở kinh doanh đáng giá gấp cả trăm lần những viên phú hộ bị khép vào tội chết kia. Như thế, công bằng mà nói, những nhà phú hộ kia xem ra chưa đáng tội chết. Tội chết phải dành cho những kẻ khác. Kế đến, họ có độc ác, đánh đập gia nhân thì cũng chả thấm gì nếu đem so với cái tội độc ác và man rợ của Hồ Chí Minh và các tầng lớp cán cộng hiện nay. Bởi vì khi người dân bị bắt vào đồn công an cộng sản thì còn khỏe mạnh. Nhưng sau vài ngày hỏi cung, người thì được báo là tự tử trong đồn. Lại có người khác được thân nhân đón về và đưa thẳng ra nghĩa địa!

Nó cũng thiếu lương thiện và đầy bất công. Bởi vì, khi nhà nước đem mái tranh vách đất của người bần cố nông ra so sánh với nhà cao cửa rộng, làm bằng gỗ lim lợp ngói của phú hộ cho mọi người xem, coi đó như là bằng chứng của sự bóc lột dã man sức lao động của bần nông do thành phần địa chủ thực hiện. Nhưng nhà nước lại không đem hình ảnh cái mái che nom thấy cả giời, cả trăng sao của người dân oan, của người nông phu, của em bé, cụ già quanh năm sống nhờ vào đống rác thải bên đường để so sánh với hình ảnh của những ngôi biệt thự, dinh thự của các cấp quận ủy, huyện ủy viên trên toàn quốc cho nhân dân chiêm ngưỡng, đánh giá xem sự bóc lột, trộm cướp của những quan cán này đã lên đến mức “vinh quang” tột đỉnh hay chưa? Ở đây, tôi chỉ đơn cử đến cấp quận, huyện trở xuống thôi, chứ không muốn đề nghị nhà nước đem hình ảnh những ngôi biệt thự, sơ đồ đất cát, rừng cao su, cơ sở kinh doanh của các quan cán từ cấp tỉnh ủy viên trở lên đến trung ương, hay BCT ra mà so sánh nữa. Bởi vì sợ rằng, khi nhân dân nom thấy những dinh thự, của cải của ác quan cán thì họ hoảng loạn, vỡ mật, ngã lăn ra mà chết!

Rồi cuộc triển lãm cũng thiếu lương thiện đối với người dân (vì chỉ đánh nhân dân) và rất bất công với bác! Bất công vì bác đã lao nhọc, ròng rã không biết bao nhiêu đêm ngày, bao nhiêu tháng năm, quên ăn, quên… lấy vợ, mới viết ra được hai văn kiện làm nền cho cuộc đấu tố, gây ra cái chết cho 200 ngàn nhân mạng, tạo nên một chiến thắng long trời lở đất, mà nhà nước dấu nhẹm nó đi. Không hề đem nó ra cho dân chúng chiêm ngưỡng, để người dân có cơ hội thực tế đánh giá xem nó nhân đạo, nó tàn bạo, nó bất lương và vô đạo đến mức độ nào? Chẳng lẽ nhà nước lại không biết hai văn kiện này ư? Chẳng lẽ họ không biết, nếu không có hai văn kiện này thì làm gì có mùa đấu tố ở đây, làm gì có hàng quan cán như hôm nay? Hai văn kiện đó là:

1. Văn kiện thứ nhất. Đề án gởi Stalin xin tổ chức đấu tố và cải cách ruộng đất tại Việt Nam.

Sau tuần lễ vàng, lừa đảo lòng yêu nước của người dân, HCM vơ vét được 20 triệu đồng (tiền Đông Dương) và 370 ký lô Vàng. Sau đó một thời gian ngắn, HCM đã phải tháo chạy rời Hà Nội, trở lại vùng biên giới Trung Việt. Tại đây, do hồn thiêng Trung quốc thúc giục, HCM đã làm ra đề án này. HCM viết: "Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San.

Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn. Gửi lời chào cộng sản. Hồ Chí Minh, 31/10/1952”

2. Văn kiện thứ hai:
Bản cáo trạng đã được tuyên đọc vào ngày khai mạc mùa đấu tố ở Đồng Bẩm, nhân vụ xét xử bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên, là lao tâm, khổ trí của Hồ Chí Minh tạo ra. Nguyên bản như sau:

“Địa chủ ác ghê


Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khóa - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:

Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:

- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.

Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-Hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!

Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:

- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
- Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.

Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:

Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!

(21-7-1953)
C.B...” (Của Bác = Hồ chí Minh)

Nhìn chung, hai văn kiện này mang 2 đặc tính khác nhau. Cái thứ nhất: Là tư tưởng thành kế hoạch khủng bố giết người của một tên nô lệ máu lạnh, thủ ác và đầy lòng thù hận, Y viết gởi cho một chủ quan độc ác, xin duyệt, phê chuẩn. Xem ra, tư tưởng và hành vi cũng như kế hoạch của Y không có bất cứ một lý do nào, dù nhỏ, để bào chữa, chạy tội. Bởi lẽ, phàm là người thì phải biết quý trọng sinh mệnh của con người. Không thể vịn, viện ra bất cứ một lý do gì để viết thư xin phép một kẻ ngoại nhân giết hại đồng bào của mình. Trừ ra một trường hợp duy nhất, kẻ làm ra cái đề án ấy không phải là người Việt Nam.

Cái văn bản thứ hai.
Sự tích tụ của dòng máu lạnh và ác độc trong văn kiện thứ nhất, nay đã đến lúc nở hoa. Hoa của nó là bản cáo trạng đẫm máu vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Hoa của nó là sự kết tinh là sự tổng hợp của tất cả những gian dối, bịa đặt và vu khống cộng lại. Nó đáng bị lên án. Bất hạnh thay, nó lại triển nở rực rỡ trong lòng đảng cộng sản. Nó trở thành kim chỉ nam, trở thành người hướng dẫn đầy sáng tạo để cho các đoàn đảng viên nhuần nhiễn và thi hành. Nó trở thành khung, sườn cho mọi cuộc đâu tố. Dù ở bất cứ làng nào, xã thôn nào, huyện nào, tỉnh nào, mọi cuộc đấu đều phải rập khuôn theo đúng nội dung trong “địa chủ ác ghê” do Hồ Chí Minh đề ra. Nó rập khuôn gian dối, bịa đặt, vu khống đến nỗi, tất cả đều như một. Theo đó, Nó không chỉ là một bản cáo trạng khởi đầu mùa đấu tố, đọc trước mặt nạn nhân Nguyễn Thị Năm, nhưng còn là một văn kiện khai mở ra nền tảng luân lý và đạo đức của chế độ cộng sản. Một chế độ phi nhân, sống dựa vào gian dối và tạo ra gian dối.

A- Về hình thức

Đây là một bản cáo trạng, tuy ngắn, nhưng xem ra đã trình bày rõ ràng tất cả những tội của địa chủ Nguyễn Thị Năm. Tuy nhiên, khi đọc, không một người nào mà không rùng mình rợn tóc gáy vì cái ác độc lang sói trong lòng người viết ra nó. Xin nhắc qua, bà Nguyễn Thị Năm còn được gọi là Cát Hanh Long, có thể không được coi là một người phụ nữ yêu nước dưới mắt những người CS. Nhưng đã từng bỏ của, bỏ sức ra bao che, nuôi ăn nhiều cán bộ Việt Minh và cộng sản như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Duy Trinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt… Chỉ riêng Tuần Lễ Vàng, bà đã bỏ ra hơn 100 lạng vàng để giúp cho quỹ kháng chiến. Nếu bà ác độc như bản cáo trạng nêu ra thì liệu mạng sống của những người tôi vừa kể ra ở trên có còn đến ngày bà bị đấu tố hay không?

Khi viết về cuộc đấu tố và văn bản này, Trần Đình, một tên tuổi mà tôi cho rằng, ông là người đã đứng vững trên đôi chân nhân bản của mình đúng như lời người mẹ yêu quý của ông từng nhắc nhở. Ông đã sống, đã làm việc giữa những hạng mục voi giấy, ngựa giấy, khéo mà có cả chó giấy nữa chạy vòng quanh. Nhưng ông không bị lớp voi giấy, ngựa giấy và chó giấy này làm cho quay quất, tít mù theo chúng. Trái lại, vẫn chững chạc làm người nhân bản, thể hiện một nhân cách, một tầm nhìn chững chạc. Trong Đèn Cù, ông đã ghi lại cái ngày khởi đầu ấy như sau:

“Cải cách ruộng đất chính thức nổ pháo hiệu đầu tiên ở xã Dân Chủ, Đồng Bẩm, Thái Nguyên. Đối tượng Nguyễn thị Năm, tức Cát Hanh Long, nhân sĩ tên tuổi trong Hội Liên Hiệp Phụ Nữ cũng như Trung Ương mặt trận Liên Việt, người cùng thường họp long trọng với Hồ chí Minh, Tôn đức Thắng, Hoàng quốc Việt. Nay bà trở thành địa chủ phản động, cường hào ác gian lợi dung tiếng thân Sĩ để phá hoại cách mang..., có nhiều nợ máu với bần cố nông…” trang 82). Trần Đình tiếp: “Để có phát phát mở đầu cuộc cải cách ruộng đất, Trường Chinh chỉ thị báo nhân dân tường thuật vụ đấu Nguyễn thị Năm. Tôi nhận nhiệm vụ (viết tường thuật) vì Trường Chinh phân công” Trần Đình không tham dự, nên Chinh bảo "Chi tiết thì khai thác Văn, người anh nuôi, cấp dưỡng đi theo Trường Chinh, còn tội ác thì cứ theo tài liệu” … … "Sở dĩ báo chí không tham dự vì ngại Đồng Bẩm cách Hà Nội có vài chục cây số, Pháp có thể nhảy dù xuống đó. Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt" Đèn Cù 82)

Như thế là cả hai nhân vật này đã đến dự cuộc đấu. Đây là câu chuyện kể khác biệt với những bài viết của nhiều tác giả đã viết đến chuyện này trước đây. Tuy khác, nhưng tôi cho rằng bài viết của ông đủ khả tín. Khả tín vì lòng nhân bản và sự mực thước của ông hơn là việc ông là người đã viết phóng sự gần như tận mắt về ngày hôm ấy. Riêng về việc hậu sự, tống tiễn bà Nguyễn Thị Năm, Trần Đình kể:

“Dăm bữa sau bài "phóng sự nghe kể lại" tôi xuống Đồng Bẩm, tình cờ gặp Tiêu Lang báo Cứu Quốc, trong đội cải cách về đây còn ở lại lo hậu sự. Tôi hỏi chuyện hắn, anh lè lưỡi lắc đầu mãi rồi mới kể lại: " "Sợ lắm, tội lắm, đừng có nói với ai, chết tớ. Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta cảm thấy có gì nên cứ van lạy" Các anh làm gì thì còn bảo em trước để em còn tụng kinh "… Mình được đội phân công ra Chùa Hang để mua áo quan, chỉ thị mua áo tồi nhất… Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vữa giẫm vừa hô: “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?”. Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy… cuối cùng bà ta cũng lọt vào nằm vẹo vọ…”! (Đèn Cù trang 84)

Thê là quá đủ, Trần Đình đã kể lại chân tướng và hành tung của Hồ Chí Minh và Trường Chinh trong vụ đấu tố này. Tuy nhiên, khi đến dự, kẻ phải dấu râu che mặt, người phải đeo kính râm! Sự hiện diện của Hồ Quang ở đấu trường cho thấy chính Y nắm vai trò chủ chốt trong cuộc đấu tố này. Hoặc ít nhất là một động lực lớn để kích động những kẻ bát nháo điên cuồng kia, vì sự có mặt của Hồ chủ tịch nên phải đấu cho long trời lở đất. Đấu cho đến khi địa chủ phải nhận tội chết mới thôi! Đấy, tư cách Hồ Chí Minh là thế đấy. Đủ man rợ chưa nào? Nay thì câu chuyện đã rõ trắng đen rồi nhỉ? Chính Hồ Quang viết bản cáo trạng ngậm máu phun người, rồi đích thân Hồ Chí Minh che mặt đến tham dự cuộc đấu. Trường Chinh cũng đến dự đấu người làm ơn cho mình. Hỏi còn có ai bảo Hồ Chí Minh không muốn giết bà Năm nữa hay không?

Từ câu chuyện này, tôi nghĩ, những ai còn mơ tưởng về nhân vật máu lạnh này, đừng bao giờ gian dối quanh co lừa dối chính mình và bào chữa cho Y nữa. Thay vào đó là một cách nhìn trực diện vấn đề mà viết. Hơn thế, nay thì cái thân phận, cái lý lịch gốc Tàu của Hồ Quang đã dần ra ánh sáng. Tôi nghĩ, những người này, dù là lớn hay nhỏ, hãy tỉnh ngộ, quay về với đồng bào và đất nước của mình mà vạch trần ra cái tội ác của một kẻ mang dòng máu Hán, Nguyên, Minh, Thanh,… đã lợi dụng thời cuộc, ẩn mình vào trong tập thể cộng sản dưới danh nghĩa Việt Nam để tận diệt cuộc sống yên lành của dân ta. Hơn là tiếp tục, dù ở trong hay ngoài, làm những ống đu đủ bu quanh cái cái xác vô hồn này để rước họa cho dân tộc mình.

B- Về nội dung


Tuy nhà nước gọi là “cải cách ruộng đất”, trong thực tế lại khác. Theo nghĩa, cải cách là có thay đổi. Có thể là thay đổi lớn nhưng không bao hàm ý nghĩa có sự chết. Trong khi đó, cáo trạng, đấu tố lại là một âm mưu đưa đến việc giết người, mà có thể là một số lượng lớn.

Với “địa chủ ác ghê” chắc chắn từ người viết cho đến người đọc, tất cả đều nhận ra rằng đây toàn là những lời gian trá, tự nặn ra để vu không cho một người đàn bà. Rồi ai cũng thấy, nếu bài viết này không phải là của Hồ Chí Minh thì nó đã bị vất vào thùng phân lâu rồi. Nó không có cơ hội để “xuất chiêu” tàn ác như thế. Nhưng nó là của Hồ Chí Minh nên đã không bị vất vào thùng phân. Trái lại nó nở hoa. Thành tài sản trân quý của nhà nước. Nó không chỉ nhắm vào một mình bà Nguyễn Thị Năm, nhưng là sách lược chung cho mùa đấu tố với chủ đích là triệt tiêu nền luân lý đạo hạnh của Việt Nam. Rồi thay vào đó là một nền luân lý đạo tặc của Cộng sản đặt căn bản trên dối trá và bạo tàn do Hồ Chí Minh chủ xướng.

Thật vậy, nếu không có bài viết này, không có HCM chủ trương, không ai dám đưa cái tên của bà Nguyễn Thị Năm vào bảng phong thần địa chủ ác gian rồi đem ra đấu tố. Bởi vì theo Trần Đình “bà Nguyễn Thị Năm, tức Cát Hanh Long, nhân sĩ tên tuổi trong Trung ương Hội Liên Hiệp Phụ Nữ cũng như Trung ương Mặt trận Liên Việt, người thường cùng họp long trọng với Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Hoàng Quốc Việt...” (trang 82). Hỏi, ngoài bài viết này ra, ai dám đụng đến bà? Như thế, nếu bảo bài viết này đã trở thành khuôn mẫu. Trở thành kim chỉ nam trong mọi tư tưởng, sinh hoạt và cuộc sống của người cộng sản không có gì là quá đáng. Trái lại, phải xác định, nó là lịch sử, trở thành lẽ sống của cộng sản mà từ đó, mọi đoàn đảng viên phải nhuần nhiễn và thực hành.

Rồi ở một khía cạnh nào khác, bản cáo trạng này cũng chỉ ra rằng: Bất cứ một người nào, thành phần nào, một khi đã bị cán cộng vu khống, bị vu oan là cường hào, là ác bá, là phản động thì đều không thoát cái án như bà Nguyễn Thị Năm, Có lẽ chính ở cái điểm lớn nhất này mà chỉ trong vòng có 3 năm, 1953-1956, Hồ Chí Minh đã chặt đầu, xử tử, chôn sống đến 200 ngàn người Việt Nam? Sự gian dối và tàn bạo này đã bao phủ lên trên hầu hết mọi phần đất ở miền Bắc. Để ở đó chỉ còn lại là một sự sợ hãi. Ở đó, con người biến thành những cái máy vô tri, tuyệt đối tuân thủ những mệnh lệnh của cái mã tấu. Ở đó, những nhân phẩm dần dần bị triệt hạ và được thay thế bằng những hình nộm. Con đấu cha, vợ đấu chồng, anh chị em, họ hàng, làng xóm đấu lẫn nhau theo lệnh đảng. Đấu cho tuyệt tình người. Đấu cho tuyệt nghĩa đồng bào.

“Đội dạy: “Đấu tranh với địch chủ thì phải có khí thế, chưa quen thì phải tập, chưa có ai xuất hiện để mà đấu thì phải chỉ vào cái cột nhà thay thế. Giơ tay, xỉa xói vào cái cột nhà: "Mày đã cướp của tao, mày đã đốt nhà tao, mày đã đánh đập tao thật tàn bạo…”. Tất cả phải được học tập nhuần nhuyễn để khi gặp “người thật” thì không lúng túng…”. Học đến nỗi, một người phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha già chị chăm sóc hàng ngày. Chị hỏi ông: “ông có biết tôi là ai không”. Người cha ngậm ngùi trước nhìn đứa con dứt ruột của mình và nói "Thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ!” (Chứng từ của một Giám Mục) Hỡi ôi, chế độ gì đây? Chế độ CS đấy. “Đạo đức” Hồ Chí Minh là thế đấy.

C- Về thành quả


Kết quả của cái cách ruộng đất sau bài phát động: "địa chủ ác ghê" của Hồ Chí Minh là có khoảng 200 trăm ngàn người bị giết. Họ bị giết chết bằng đủ mọi cách khác nhau. Người bị chặt đầu, người bị bắn, người bị chôn sống, bị treo ngược lên sàn nhà và chết khô. Và có khoảng trên 2 triệu người là thân thích của của các nạn nhân đã bị giết, bị đày lên rừng thiêng nước độc. Họ bị rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Tài sản bị tịch thu và cá nhân họ bị đẩy ra bên ngoài cuộc sống của xã hội. Giai cấp bị đấu tố là thế. Giai cấp được đôn lên hàng lãnh đạo của đất nước thì thế nào?

Từ năm 1953-1957, có khoảng 810,000 hecta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã bị lấy lại và chia cho hơn hai triệu nông dân canh tác, làm chủ (Wikipedia). Tuy nhiên, niềm vui của họ không tầy gang. Quyền tư hữu sớm rời tay họ. Năm 1958, Ủy ban Trung Ương Đảng CS quyết định tập thể hóa các mục tiêu phát triển nông thôn. Hiến pháp VNDCCH năm 1959 hợp thức hóa chính sách đó. Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất tư nhân và thay vào đó là quyền sở hữu tập thể. Đất đai tập trung vào tay Nhà Nước qua việc thành lập những hợp tác xã do nhà nước quản lý. Người dân dị dồn ép gia nhập hợp tác xã. Thế là lại tay trắng. Bần cố nông lại trở về bần cố nông. Lúc trước, bần nông đi cày thuê cuốc mướn, làm canh điền, tá điền cho phú hộ thì còn có miếng cơm manh áo mà ăn mà mặc. Lúc no có, lúc đói có, nhưng niềm vui sau một ngày đồng áng thì không bao giờ thiếu. Họ có được một giấc ngủ thật ngon sau một ngày làm vất vả,

Nay họ được khoác mĩ từ làm chủ đất nước, nhưng thực phận thì không bằng một tên nô lệ. Cuộc sống của họ chỉ trông cậy vào công điểm được tính là lao động chính hay lao động phụ của nhà nước. Nhìn trước nhìn sau, người nông dân vẫn còng lưng trên cánh đồng cạn với đôi mắt trắng. Ở đó. Người làm “chủ đất nước” thì kéo cày thay cho trâu bò. Phận cán bộ, đảng viên được định nghĩa là những đầy tờ của nhân dân thì tay cầm cái roi dài quất mạnh trên lưng, trên xác của những “con bò chủ” đã kiệt sức không thể bước đi theo những luống cày. Cơm ăn bữa đói nhiều hơn bữa no. Quần áo mặc để cả bác ra ngoài cho nó mát. Đã thế, mỗi buổi tối phải đến những địa điểm tập trung để học tập. Khi bước vào học tập thì chả lúc nào mà cán bộ không nhắc nhở phương cách rình rập và vu khống lẫn nhau...“Bà con nông dân phải đề cao cảnh giác đấy, vì thằng địch nó ngồi ngay ở sau lưng ta." Nghe thế chẳng ai không quay lại nhìn xem người ngồi đằng sau mình là ai, lại có tiếng nhắc nhở thêm: “Bà con nhớ cảnh giác, địch nó ngồi ngay trước mặt ta đấy” Chưa hết run, thì cán lại bảo “Bà con để ý nhá, nó ngồi ngay bên cạnh ta đấy” (CTCMGM)!. Thế là trước sau, tả hữu đều là thằng địch. Nghe xong khi đêm xuống, chỉ còn mỗi đôi mắt trắng nhìn lên trần nhà. Khéo mà bà vợ, hay ông chồng của mình cũng là thằng địch nốt!

Tóm lại, sau 60 năm tạm yên nghỉ, nay những hình ảnh cuộc đấu tố năm xưa lại được nhà nước đem ra trưng bày, triển lãm. Chẳng ai tin đó là hảo ý, trái lại nó còn là một cuộc phỉ báng thô bỉ đến vong linh những người đã chết. Phía dân sự cho là thế. Tuy nhiên, phần nhà nước họ cũng có 'lý lẽ' của họ. Tuy họ không mang cái văn bản "Địa chủ ác ghê" ra trưng bày, nhưng mọi đoàn đảng viên đã được đảng và nhà nước CS nhắc nhở một cách kín đáo và tích cực rằng: CS chỉ có một con đường duy nhất để tồn tại là gian dối và tạo ra gian dối theo đúng tinh thần của bản văn mà HCM đã vạch ra. Đi ngược lại đường lối này là tự sát, là tự hủy diệt.

Liệu CS có thể thành công với tư duy gian dối và tạo ra gian dối trong thời đại thông tin đại chúng này hay không? Tôi không tin sự bịp bợm, bưng bít ấy rồi sẽ lại tạo ra một chiến thắng long trời lở đất khác cho họ. Trái lại cha ông ta đã từng dạy "đường đi muôn lối, nói dối có cùng". Và nay cái cùng ấy đã đến chỗ tận cùng của cộng sản. Bởi người Việt Nam vì quê hương, đồng bào của mình hôm nay đã thoát ra khỏi cái áo choàng sợ hãi. Họ đã và đang xây dựng lại niềm tin cho nhau. Rồi cùng nhau đi tìm Công Lý cho xã hội, đi tìm sự Thật cho đất nước. Đường dẫu dài, triệu bàn chân vẫn bước, không ai có thể cản trở được sức sống của dân tộc trong ngày mai. Không ai có thể cản trở được điều người dân muốn biết. Họ sẽ đập cho tan những tảng đá cản trên đường mà đi. Tuy thế, dân tộc Việt Nam không bao giờ khép kín vòng tay khi những đứa con hoang trở về. Trái lại, nếu họ tự đắm chìm trong gian dối thì cũng sẽ chết trong sự dối trá!

9-2014
Bảo Giang
danlambaovn.blogspot.com


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Images?q=tbn:ANd9GcTWAGp23Syt5OnWk35nmDwrwt72HJX-7gfaPqI6uD5dgu_58v1j

Xem thêm:

Hai bức thư Hồ Chí Minh gởi Stalin xin Chỉ thị để giết dân Việt Nam

https://thntsaigon.forumvi.com/t895-hai-buc-thu-ho-chi-minh-goi-stalin-xin-chi-thi-e-giet-dan-viet-nam

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất ThuHCMgoiStalin1

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất ThuHCM2_1
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất   Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeSun Sep 14, 2014 9:18 am


Cải Cách Ruộng Đất - RFA
Video 1 - 9




... ... ...


Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất   Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeMon Sep 15, 2014 7:40 am

Cải cách ruộng đất (CCRĐ) hay trò chơi với xác người?


Những sự thật không thể chối bỏ (phần 5) - Nỗi đau Cải Cách


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Hochiminh-ccrd3s-danlambao

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Tôi xin được trình bày ở bài viết này sự thật về cái gọi là “Cải cách ruộng đất” man rợ ở Miền Bắc. Nó không mới lạ với đa số bạn đọc. Nhưng lâu nay, người cộng sản hoặc bênh vực cho cộng sản đổ tội cho ông Trường Chinh, Lê Văn Lương... Điều này không sai nhưng chưa đủ. Vai trò và trách nhiệm của ông Hồ Chí Minh trong chiến dịch dẫn đến cái chết của gần 200,000 người dân vô tội cần được vạch rõ.

A. Cải cách ruộng đất (CCRĐ) hay trò chơi với xác người?

1. Bối cảnh lịch sử và vấn đề cải cách nông nghiệp tại miền Bắc:


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất CCRD-15


Đảng cộng sản dưới sự chỉ đạo của ông Hồ Chí Minh đã thực hiện CCRĐ trong tính toán của minh và theo tinh thần của “đàn anh” Trung cộng làm trong “Cải cách văn hóa”. Đây cũng là một trong những điều chứng tỏ ông Hồ và đảng cộng sản luôn luôn đưa mình vào vị thế làm chư hầu cho Trung cộng (đã trình bày ở phần 4).

Điều này cũng không có gì quá ngạc nhiên vì trong các chế độ Cộng sản, bản chất của Cải cách Ruộng đất là đảo lộn toàn bộ tổ chức xã hội bằng cách phế bỏ quyền tư hữu đối với tất cả ruộng, đất, vườn, ao, hoa màu, trâu bò và dụng cụ sản xuất như cày, bừa, cuốc, xẻng v.v... …

Thực chất vấn đề là nó biến cuộc nổi dậy theo cách gọi của Việt Minh thành một cuộc trả thù đẫm máu. Nó không khác gì một cuộc diệt chủng áp dụng lên chính đồng bào của mình.

Chiến dịch CCRĐ xảy ra vào giai đoạn mà đảng Cộng sản Việt Nam đã củng cố được địa vị lãnh đạo và quyền lực. Sau khi cướp được chính quyền vào năm 1945, đảng cộng sản đã tiêu diệt các lực lượng và đảng phái quốc gia cũng như dân tộc khác từ năm 1946. Trong giai đoạn từ 1946 đến 1950, đảng cộng sản Việt Nam bị tách biệt với phong trào cộng sản Quốc tế, không thể nhận sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc và vì còn yếu nên còn cần sự hợp tác của các thành phần không Cộng sản trong hàng ngũ Việt Minh. Khi đảng cộng sản Trung Quốc chiếm được chính quyền tại Trung Quốc tháng 10-1949, biên giới Việt Nam–Trung Hoa thông thương được. Cộng sản Việt Nam được Trung cộng viện trợ vũ khí, cán bộ huấn luyện. Lúc đó đảng cộng sản cũng đã nắm vững tình hình trong nước nên có thể thi hành biện pháp có tính cách Cộng sản mà trước đây đảng cộng sản chưa thể làm vì chưa đủ sức chống đỡ với sự phản đối của quần chúng và các tổ chức không theo cộng sản.

Chiến dịch Cải cách Ruộng đất và một số các chiến dịch thuộc vào giai đoạn hai trong sách lược cách mạng vô sản của đảng Cộng sản: giai đoạn đầu là Cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân, giai đoạn hai là giai đoạn Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa. Chỉ từ giai đoạn hai trở đi thì các đặc tính của cộng sản mới lộ ra. Đây là chiêu lừa đảo rất tinh vi của cộng sản. Họ lợi dụng cách mạng dân tộc để lừa bịp nhân dân chiến đấu, đóng góp cho chế độ độc tài kéo dài đến ngày hôm nay.

Tại văn kiện đại hội đảng để thực hiện việc cải cách ruộng đất (Nhà xuất bản chính trị đảng cộng sản việt nam- trang 5) có đánh giá: “…Việc đấu tranh giai cấp giữa địa chủ và nông dân đã được đặt ra ngay từ khi thành lập Đảng. Đây là vấn đề bức thiết cần phải thực hiện trong thời gian tới đây. Chúng ta nhận thấy rằng từ có từ 90% đến 95% dân chúng Việt Nam là nông dân, và trong số này thì chỉ có khoảng 5% là địa chủ phú nông, còn đa số đều là người làm thuê, làm mướn, tá canh, tá điền. Do đó, chúng ta muốn làm cách mạng xã hội phải lôi cuốn được khối đa số đó, phải thỏa mãn khối đa số đó bằng quyền lợi để tiến hành cách mạng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội...".

Như vậy, qua đây có thể thấy đảng cộng sản chỉ muốn lợi dụng số đông nông dân có dân trí kém để thúc đẩy một cuộc cướp bóc, trả thù đẫm máu với giai cấp trí thức hơn. Họ nhằm hai mục tiêu: (1) Đạt được ý nguyện cướp bóc, trả thù và (2) lợi dụng đó làm bàn đạp cho chế độ đảng trị khi trói buộc lợi ích của nông dân vào thòng lọng giăng sẵn.

2. Các bước thực hiện cải cách ruộng đất:

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Ccrd-images

Giai đoạn khởi động: Vào giữa năm 1949, khi sửa soạn chuyển qua giai đoạn phản công quân sự, Việt Minh đã vững mạnh ở vùng nông thôn và nhất là rừng núi Việt Bắc. Lúc đầu, Việt Minh thực hiện cuộc CCRĐ thử nghiệm, chỉ kiếm cách tăng gia sản lượng nông nghiệp nhắm cung ứng nhu cầu đội quân càng ngày càng gia tăng. Để khuyến khích nông dân ra sức cày bừa, chính phủ Việt Minh đã ra sắc lệnh số 78/SL ngày 14-7-1949 thành lập "Hội đồng giảm tô", ấn định các chủ đất (Việt Minh gọi là địa chủ) phải giảm thiểu đồng bộ tiền thuê đất (địa tô) cho tá điền là 25%, có nơi có thể giảm tối đa 35% trong trường hợp tá điền quá nghèo khổ. Sau đó, thông tư liên bộ số 33/NVI ngày 21-8-1949 đưa ra những nguyên tắc chủ yếu về việc phân chia tạm thời cho nông dân ruộng đất tịch thu của các điền chủ người Pháp và những điền chủ "Việt gian", tức là những người bị Việt Minh kết tội thân Pháp, hoặc không cộng tác với Việt Minh.

Giai đoạn hai: Trong năm 1950, một loạt sắc lệnh nông nghiệp ra đời có tính cách mỵ dân, nhắm đẩy mạnh sản xuất, phục vụ công cuộc kháng chiến của Việt Minh, bắt đầu bằng sắc lệnh số 20/SL ngày 12-2-1950 ra lệnh tổng động viên toàn bộ "nguồn nhân lực, vật lực (gia súc, công cụ) và tài lực (tiền bạc) cho tổ quốc".

Sau đó, ngày 22-5-1950, xuất hiện cùng một lúc hai sắc lệnh. Sắc lệnh số 89/SL quyết định xóa bỏ tất cả những hợp đồng vay nợ giữa tá điền với điền chủ ký kết trước năm 1945, và xóa bỏ cả những hợp đồng ký kết sau năm 1945 nếu con nợ đã trả đủ 100% số tiền đã vay, hoặc con nợ đã từ trần vì sự nghiệp của Việt Minh thì gia đình khỏi trả nợ.

Sắc lệnh thứ hai do chính phủ VM ban hành cùng ngày 22-5-1950 mang số 90/SL, quốc hữu hóa tất cả những đất đai đã bỏ hoang trong 5 năm liên tục kể từ ngày ra sắc lệnh.

Giai đoạn ba: Giai đoạn thứ ba bắt đầu bằng sắc lệnh ngày 20-4-1953, đăng trên Công báo Việt Minh ngày 20-5-1953. Sắc lệnh nầy không có gì mới lạ, chỉ củng cố những "thành quả" của cuộc Cải cách trước. Lần nầy, giá thuê đất được hạ thêm 25% để "làm thế nào cho tiền thuê đất không thể vượt quá 1/3 lợi tức mùa gặt." Luật mới quy định các chủ đất không được buộc tá điền phải đóng thêm tiền cho các phí tổn khác, như tiền thuê dụng cụ hay trâu bò cày bừa (điều 6), cũng như cấm các chủ đất hủy bỏ những hợp đồng cũ để ký kết những hợp đồng tương tự khác (điều 14, 16). Sắc luật nầy nhắc lại việc hủy bỏ hoàn toàn tiền nông dân vay nợ trước tháng 8-1945 (điều 17), và hoãn lại những món nợ của các thành phần ưu đãi của Việt Minh (binh sĩ Việt Minh, người nghèo...) trong trường hợp những chủ nợ đang sống trong vùng do chính quyền Quốc gia kiểm soát (điều 18). Đối với những chủ nợ sống tại vùng Việt Minh, các con nợ vay sau 1945 cũng được giảm từ 18 đến 20% (điều 21). Sắc lệnh nầy quyết định tịch thu tất cả những tài sản của "đế quốc" Pháp, "Việt gian" và "địa chủ ác ôn" để phân phối lại cho những người không có đất đai nhà cửa, và ưu tiên cho những thành phần nòng cốt của Việt Minh (điều 25 đến 30). Cuối cùng, sắc luật nầy thành lập "Ủy ban nông nghiệp" các cấp. Ở trung ương, Ủy ban nông nghiệp do thủ tướng đứng đầu, gồm bộ trưởng Canh nông, bộ trưởng Nội vụ, đại diện Mặt trận Liên Việt, và hai đại diện của Ủy ban Liên lạc Nông dân. Ở mỗi cấp hành chính, cho đến cấp xã đều có những "Ủy ban nông nghiệp" gồm những nhân vật tương tự ở mỗi cấp (điều 35, 36).

Giai đoạn thứ tư:
Vào cuối tháng 11 đầu tháng 12-1953, Việt Minh triệu tập Đại hội Đại biểu đảng Lao động, và Đại hội Trung ương đảng tại vùng chiến khu Việt Bắc. Đề tài thảo luận chính của khóa họp đảng Lao động lần này là câu khẩu hiệu "Ruộng đất cho người cày". Sau gần một tháng hội họp, kết quả thảo luận của Trung ương đảng được đưa cho quốc hội Việt Minh thông qua để có hình thức dân chủ, trong kỳ họp ngay sau đó. Quốc hội nầy thành lập từ năm 1946 gồm 444 người, nay chỉ có 171 đại biểu dự họp. Đảng Lao động quyết định thực hiện dần dần cuộc CCRĐ theo một kế hoạch được soạn thảo kỹ lưỡng.

Sắc lệnh CCRĐ lần này hơi khác với đường lối cải cách của Liên Xô. Tại Liên Xô, đảng Cộng sản Liên Xô xóa bỏ hẳn sự tư hữu đất đai, và nông dân chỉ có "quyền lao động". Việt Minh theo đường lối cải cách của Trung Cộng và Bắc Triều Tiên, trên lý thuyết không xóa bỏ hẳn quyền sở hữu đất đai của nông dân mà cho phép dân cày có quyền có đất. Việc này thực sự chỉ có trên lý thuyết, chứ trong thực tế, nhà nước Cộng sản quản lý toàn bộ đất đai.

Mở đầu, Sắc lệnh ngày 4-12-1953 nêu lên ý nghĩa và mục đích của cuộc CCRĐ lần nầy là "bãi bỏ toàn diện quyền sở hữu đất đai của "Thực dân Pháp" và của tất cả những "đế quốc" khác, đồng thời thiết lập quy chế sở hữu đất đai của nông dân" (điều 1). Toàn bộ đất đai của "Thực dân Pháp", "Việt gian", "địa chủ phản động", và những "phú hộ ác ôn" đều bị tịch thu (điều 1). Đất đai của những thành phần dân chủ tiến bộ, kháng chiến và hợp tác với Việt Minh sẽ được trưng dụng. Nhà nước sẽ bồi thường hằng năm khoảng 1,5% tài sản (điều 4). Đối với những điền chủ lẩn tránh chính sách bằng cách sang, bán, chuyển nhượng đất đai sau cuộc CCRĐ lần thứ ba (20-4-1953), nhà nước xem đó là những hành động bất chính, sẽ trưng dụng đất đai và bồi thường bằng tín phiếu ngân hàng (điều 5). Cuối cùng, sắc lệnh nầy cấm đoán mọi sự phản kháng cuộc CCRĐ (điều 35), và quy định việc thiết lập tòa án nhân dân đặc biệt để xét xử những thành phần chống lại cuộc CCRĐ của Việt Minh (điều 36).

Giai đoạn thứ năm: Vào giữa năm 1954, nước Việt Nam bị chia hai bằng Hiệp định Genève ký kết ngày 20-7-1954, theo đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tức Việt Minh Cộng sản cai trị ở phía bắc vĩ tuyến 17, Quốc gia Việt Nam ở phía Nam. Nói cách khác, Cộng sản không còn ở rải rác trong các chiến khu khắp Bắc, Trung và Nam Việt Nam, mà tập trung tại vùng phía bắc vĩ tuyến 17 đến biên giới Trung cộng. Hồ Chí Minh và đảng Lao động muốn áp đặt một chính quyền độc tài theo chủ thuyết Mác-Lê trên lãnh thổ miền Bắc. Muốn thế, họ nhắm ngay đến thành phần rộng rãi chiếm đại đa số xã hội Việt Nam, đó là nông dân ở thôn quê. Nắm được nông thôn, kho lương thực của dân chúng, thì Cộng sản sẽ nắm được thành thị không mấy khó khăn.

Tình hình ruộng đất ở Bắc Việt thay đổi lớn lao sau hiệp định Genève, vì khoảng 1,000,000 người bỏ đất Bắc di cư vào Nam, để lại toàn bộ điền sản tại quê nhà. Sau khi tái tổ chức chính quyền, tạm ổn định tình hình, Hồ Chí Minh ký sắc luật về CCRĐ ngày 14-6-1955. Sắc luật nầy dựa căn bản trên hai sắc lệnh tháng 4 và tháng 12 năm 1953, theo đó nhà nước tịch thu toàn bộ tài sản (đất đai, nhà cửa, gia súc, nông cụ…) của những người "Thực dân", địa chủ gian ác, cường hào ác bá, "Việt gian" phản động; trưng thu không bồi thường và thu mua đất đai, nông cụ, gia súc thuộc các nhân vật "tiến bộ", các địa chủ đã tham gia kháng chiến, các địa chủ thuộc thành phần thương gia hay kỹ nghệ gia; truất hữu đất đai của các tổ chức tôn giáo như Công giáo, Phật giáo (chương 2).

Chú ý: Tất cả các văn bản, công văn có số ở phần trên có trong cuốn: Tập hợp văn kiện văn bản của đảng trước 1975 (Nhà xuất bản văn hóa- của đảng cộng sản) và một số lưu tại thư viện quốc gia Việt Nam. Đây là các tài liệu củ đảng cộng sản, được đảng cộng sản công khai. Bạn đọc có thể kiểm chứng. Hoặc có thể truy cập vào:
http://thuvienphapluat. vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Sac-lenh-89-SL-an-dinh-the-le-giam-tuc/36584/noi-dung.aspx
sẽ có đầy đủ các văn bản tại phần trên (Website này là thư viện pháp luật của bộ tư pháp Việt Nam).

3. Tiến hành:

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất CCRD-Rusiareporter1

Từ 1949 đến 1956, Việt Minh Cộng sản mở năm đợt Cải cách Ruộng đất (CCRĐ). Sau mỗi đợt, Việt Minh tổ chức hội nghị rút ưu khuyết điểm, để rồi tiến hành tiếp đợt khác. Trong hai đợt đầu (1949 và 1950), Việt Minh thực hiện cải CCRĐ nhẹ nhàng để phục vụ nhu cầu lương thực, nuôi quân trong hoàn cảnh chiến tranh.

Năm 1949, Mao Trạch Đông và đảng Cộng sản chiếm được lục địa Trung Hoa, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trung cộng thừa nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Hồ Chí Minh ngày 18-1-1950. Tiếp theo, Liên Xô thừa nhận ngày 30-1-1950. Tháng 2-1950, Hồ Chí Minh qua Bắc Kinh và Moscow xin viện trợ. Khi gặp Hồ Chí Minh, Stalin ra lệnh cho Hồ Chí Minh phải thực hiện ngay hai việc: thứ nhất tái công khai đảng Cộng sản và thứ hai đẩy mạnh CCRĐ theo đường lối Cộng sản. Stalin chỉ đạo cho Hồ Chí Minh phải cử người sang Trung cộng học tập phương pháp CCRĐ triệt để, vì lúc đó mối liên lạc Xô-Trung còn bình thường và vì Việt Nam nằm sát biên giới Trung cộng. (Links : http://tennguoidepnhat.net/2012/04/06/về-chuyến-tham-bi-mật-lien-xo-va-trung-quốc-nam-1950/). Đây là trang web của ban tuyên giáo Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.

Sau khi về nước, Hồ Chí Minh liền triệu tập Đại hội lần 2 đảng Cộng sản Đông Dương tại chiến khu rừng núi Tuyên Quang, tái công khai đảng Cộng sản dưới danh xưng mới là đảng Lao động ngày 19-2-1951, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Trường Chinh làm tổng bí thư. Trong Đại hội nầy, Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Về lý luận, đảng Lao động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin… lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam… Tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác-Lênin”. (Trích Hồ Chí Minh toàn tập-Sách của đảng cộng sản Việt Nam). Chẳng những thế, cũng trong Đại hội này, Hồ Chí Minh còn nhiều lần tuyên bố: “Ai có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được”. (Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào Cộng sản quốc tế, 2001, tr. 63.)

Để tiến hành CCRĐ, sau Đại hội 2, Việt Minh cử người sang Trung cộng tham dự khóa học tập về chủ nghĩa Mác-Lênin tổ chức tại Bắc Kinh cho các đảng Cộng sản các nước Á Châu như Indonesia, Mã Lai, Thái Lan, Pakistan, Philipin, Nhật Bản, chính là để học phương thức CCRĐ theo đường lối Trung cộng. Phái đoàn nầy trở về liền được đảng LĐ gởi tổ chức thí điểm CCRĐ, bắt đầu phát động "giảm tô, giảm tức" ở vài tỉnh Việt Bắc và ở Thanh Hóa.

Các thành phần theo quy định của Việt Minh cộng sản Đối với các thành phần nông nghiệp, VM ra sắc lệnh vào tháng 3-1953 ấn định các thành phần xã hội ở nông thôn như sau (Bernard Fall, sđd. tr. 283):

Địa chủ: là những người có nhiều ruộng đất mà không trực tiếp canh tác. Địa chủ được chia thành ba hạng: địa chủ thường (có khoảng dưới 5 mẫu ta, đủ ăn, không phạm tội ác ôn dưới thời Pháp thuộc), địa chủ cường hào ác bá (những người hiếp đáp, ngược đãi bần nông và bần cố nông), địa chủ phản động (quan lại phong kiến, Việt Quốc, Đại Việt, hay thân Pháp).

Phú nông: có khoảng 3 mẫu ta đất, có một con trâu, tự đứng ra canh tác và thuê nông dân trong việc canh tác.

Trung nông: có dưới 3 mẫu ta, trực canh, đủ sống. Trung nông chia thành 2 loại: trung nông cấp cao (có dưới 3 mẫu ta, có một con trâu hay bò), và trung nông cấp thấp (có dưới 1 mẫu ta ruộng).

Bần nông: có ít sào đất, không đủ sống, phải đi làm thuê cho địa chủ hay thuê đất của địa chủ rồi trả địa tô.

Bần cố nông: hoàn toàn không có đất, không có gia súc, không có nông cụ, làm thuê đủ thứ nghề để sống. (Lâm Thanh Liêm, bđd. sđd. tt. 187-188).

Đường lối đấu tranh CCRĐ là: dựa vào bần cố nông, lôi kéo (tranh thủ) trung nông, cô lập phú nông, và tập trung mũi nhọn vào địa chủ. (Trích trong hồ sơ của hội đồng CCRĐ- thư viện pháp luật Việt Nam).

Khích động khát máu
- "Thà chết mười người oan còn hơn để sót một địch": Để khích động nông dân hưởng ứng cuộc CCRĐ, ban cải cách phải theo đúng ba giai đoạn đề ra do sắc lệnh ngày 12-4-1953 như sau:

Thứ nhất: kích động tâm lý quần chúng chống lại các địa chủ bằng cách đưa cán bộ về thực hiện "tam cùng" hay "tam đồng" với bần nông, để "thăm nghèo hỏi khổ" và sau đó "bắt rễ, xâu chuỗi".

Thứ hai: Sau khi len lỏi "bắt rễ xâu chuỗi", và nhờ thông tin của rễ chuỗi nầy, nắm vững tình hình các gia đình trong địa bàn hoạt động, cán bộ bắt đầu đánh giá và xác định lại các thành phần xã hội đã được Ủy ban hành chánh địa phương sắp xếp theo Sắc lệnh tháng 3-1953 nêu trên. Từ đó, đội công tác mới quyết định các đối tượng sẽ bị đấu tố. Đây là cơ hội giải quyết những ân oán đã có từ trước ở trong làng, ví dụ rút địa chủ xuống hàng phú nông cho nhẹ tội, hay ngược lại đưa phú nông lên hàng địa chủ cho nặng tội.

Thứ ba: Thiết lập tòa án nhân dân để xét xử những kẻ có tội với nhân dân. Để việc xét xử đạt kết quả đúng yêu cầu của đảng LĐ, các bần nông được tổ chức chặt chẽ và sửa soạn kỹ càng để họ chủ động đấu tố.

Trong năm 1953, mọi việc đã chuẩn bị đầy đủ để tiến hành CCRĐ, nhưng vào đầu năm 1954, chiến tranh đến hồi khốc liệt và sắp kết thúc, chính phủ VM bận giải quyết chiến trường, vận động ngoại giao, rồi ký kết Hiệp định Genève nên cuộc CCRĐ tạm đình hoãn vì sợ tiếng vang lan truyền khắp nơi, khiến dân chúng lo sợ bỏ di cư vào Nam. Việt Minh chỉ đình hoãn chứ không bãi bỏ.

Sau Hiệp định Genève ngày 20-7-1954, đảng Lao Động cai trị phía bắc vĩ tuyến 17 (bắc sông Bến Hải, Quảng Trị). Ổn định xong tình hình, đảng Lao động mở lại cuộc CCRĐ giai đoạn 5. Lần này việc tổ chức có quy củ rõ ràng, do Ủy ban CCRĐ đứng đầu.

Ủy ban cải cách: gồm hai cấp trung ương và địa phương.

Cấp trung ương: do tổng bí thư đảng Lao động là Trường Chinh - Đặng Xuân Khu làm chủ tịch, có ba người phụ tá là Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương (đều là ủy viên Bộ chính trị) và Hồ Viết Thắng (ủy viên Trung ương đảng). Hồ Viết Thắng giữ chức giám đốc, trực tiếp điều hành cuộc Cải cách theo mệnh lệnh của Trường Chinh. Hồ Viết Thắng đã từng đi học ở Trung cộng, được Trường Chinh giao nhiệm vụ mở "Trung tâm đào tạo cán bộ Cải cách Ruộng đất" tại chiến khu Cao Bắc Lạng.

Cấp tỉnh: Hồ Viết Thắng bổ nhiệm những người đã được đào tạo về các tỉnh tổ chức các đoàn CCRĐ. Trung bình mỗi tỉnh có 10 đoàn, mỗi đoàn có khoảng 100 cán bộ do một đoàn trưởng đứng đầu, quyền hạn tương đương với một bí thư đảng cấp tỉnh, nhận lệnh trực tiếp từ Ban cải cách trung ương, không qua trung gian hệ thống đảng hay chính quyền địa phương. Mỗi đoàn gồm nhiều đội, mỗi đội có khoảng 6 hay 7 cán bộ. Đội trưởng được chọn trong số bần nông hay bần cố nông, nhất là những người đã từng có kinh nghiệm tham gia các CCRĐ trước đây. Các đội có quyền hạn tuyệt đối, nhận lệnh thẳng từ Ủy ban CCRĐ, đúng như câu tục ngữ lúc đó "nhất đội nhì trời", được quân đội bảo vệ để thi hành công tác, và được nhà cầm quyền địa phương cung cấp đầy đủ tài liệu theo chính sách của đảng và nhà nước. (Lâm Thanh Liêm, sđd., bđd. tt. 184-185).

Nguyên tắc hành động căn bản của các Ủy ban CCRĐ là câu khẩu hiệu: "Thà chết mười người oan còn hơn để sót một địch" (Trích trong hồ sơ của hội đồng CCRĐ- thư viện pháp luật Việt Nam). Chính câu khẩu hiệu nầy đã đưa đến việc giết hại tràn lan biết bao nhiêu lương dân vô tội.

Câu khẩu hiệu này xuất hiện trong bài diễn văn của luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Theo bài diễn văn luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc tại cuộc họp Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội ngày 30 tháng Mười 1956, cuộc cải cách ruộng đất được thực hiện với phương châm "thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch". Phương châm này đi ngược lại với quy tắc cơ bản của pháp luật, trong trường hợp này là "thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan". Cụ thể các quy tắc pháp lý đã bị xâm phạm là:

Không xử phạt các tội đã phạm quá lâu đến hiện tại mới điều tra ra. Trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ một mình phạm nhân chịu, không quy kết cho vợ con, gia đình. Muốn kết án một người phải có bằng chứng xác đáng. Thủ tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của bị can. Bị can có quyền nhờ luật sư bào chữa. Phải tôn trọng bị can trong quá trình truy tố và xét xử; khi bị can ra trước tòa không được xiềng xích và không được dùng nhục hình.

Đoàn và đội công tác phóng tay phát động quần chúng đấu tranh CCRĐ hoạt động theo kiểu khủng bố: Bí mật đến một địa phương nào đó, bí mật hành động... và gieo rắc tai ương khủng khiếp cho địa phương. Không những chỉ địa chủ, phú nông sợ hãi mà toàn thể dân chúng và cả các cấp chính quyền cũng như quân đội địa phương đều sợ hãi, vì bất cứ ai cũng có thể bị dính tên vào sổ đấu tố mà không ai có thể đoán lường trước hậu quả.

Tòa án nhân dân: Sắc lệnh năm 1953 cũng như Sắc lệnh năm 1955 đều thiết lập tòa án nhân dân để xét xử những tội phạm trong CCRĐ. Tòa án nầy được tổ chức ở những vùng có cải cách, chánh án là một đội viên trong đội cải cách, biện lý (công tố) là một nông dân hay bần nông đã từng làm việc (gia nhân, tá điền…) trong nhà của bị cáo, biết rõ lý lịch khổ chủ. Các quan tòa nầy chỉ là những kẻ dốt nát, lâu nay thấp kém, bỗng chốc được cất nhắc lên địa vị quan trọng, nên hạch sách trả thù, moi ra hay bịa đặt mọi thứ gọi là thói hư tật xấu của khổ chủ, đặc biệt là tội dâm ô, để đấu tố. Đặc biệt trong tòa án nhân dân không có người đóng vai trò luật sư biện hộ, và cũng chẳng ai dám biện hộ cho bị cáo cả. Quân đội bảo vệ tòa án và những người tham dự đều là những người do Cộng sản sắp đặt trước, hò hét khuyến khích người đóng vai "công tố", bằng cách chửi rủa hoặc tố cáo thêm những “tội ác”.

(Còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất   Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeMon Sep 15, 2014 7:42 am

Cải cách ruộng đất (CCRĐ) hay trò chơi với xác người?


Những sự thật không thể chối bỏ (phần 5) - Nỗi đau Cải Cách


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Hochiminh-ccrd3s-danlambao

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Tôi xin được trình bày ở bài viết này sự thật về cái gọi là “Cải cách ruộng đất” man rợ ở Miền Bắc. Nó không mới lạ với đa số bạn đọc. Nhưng lâu nay, người cộng sản hoặc bênh vực cho cộng sản đổ tội cho ông Trường Chinh, Lê Văn Lương... Điều này không sai nhưng chưa đủ. Vai trò và trách nhiệm của ông Hồ Chí Minh trong chiến dịch dẫn đến cái chết của gần 200,000 người dân vô tội cần được vạch rõ.

A. Cải cách ruộng đất (CCRĐ) hay trò chơi với xác người?

1. Bối cảnh lịch sử và vấn đề cải cách nông nghiệp tại miền Bắc:


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất CCRD-15


Đảng cộng sản dưới sự chỉ đạo của ông Hồ Chí Minh đã thực hiện CCRĐ trong tính toán của minh và theo tinh thần của “đàn anh” Trung cộng làm trong “Cải cách văn hóa”. Đây cũng là một trong những điều chứng tỏ ông Hồ và đảng cộng sản luôn luôn đưa mình vào vị thế làm chư hầu cho Trung cộng (đã trình bày ở phần 4).

Điều này cũng không có gì quá ngạc nhiên vì trong các chế độ Cộng sản, bản chất của Cải cách Ruộng đất là đảo lộn toàn bộ tổ chức xã hội bằng cách phế bỏ quyền tư hữu đối với tất cả ruộng, đất, vườn, ao, hoa màu, trâu bò và dụng cụ sản xuất như cày, bừa, cuốc, xẻng v.v... …

Thực chất vấn đề là nó biến cuộc nổi dậy theo cách gọi của Việt Minh thành một cuộc trả thù đẫm máu. Nó không khác gì một cuộc diệt chủng áp dụng lên chính đồng bào của mình.

Chiến dịch CCRĐ xảy ra vào giai đoạn mà đảng Cộng sản Việt Nam đã củng cố được địa vị lãnh đạo và quyền lực. Sau khi cướp được chính quyền vào năm 1945, đảng cộng sản đã tiêu diệt các lực lượng và đảng phái quốc gia cũng như dân tộc khác từ năm 1946. Trong giai đoạn từ 1946 đến 1950, đảng cộng sản Việt Nam bị tách biệt với phong trào cộng sản Quốc tế, không thể nhận sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc và vì còn yếu nên còn cần sự hợp tác của các thành phần không Cộng sản trong hàng ngũ Việt Minh. Khi đảng cộng sản Trung Quốc chiếm được chính quyền tại Trung Quốc tháng 10-1949, biên giới Việt Nam–Trung Hoa thông thương được. Cộng sản Việt Nam được Trung cộng viện trợ vũ khí, cán bộ huấn luyện. Lúc đó đảng cộng sản cũng đã nắm vững tình hình trong nước nên có thể thi hành biện pháp có tính cách Cộng sản mà trước đây đảng cộng sản chưa thể làm vì chưa đủ sức chống đỡ với sự phản đối của quần chúng và các tổ chức không theo cộng sản.

Chiến dịch Cải cách Ruộng đất và một số các chiến dịch thuộc vào giai đoạn hai trong sách lược cách mạng vô sản của đảng Cộng sản: giai đoạn đầu là Cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân, giai đoạn hai là giai đoạn Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa. Chỉ từ giai đoạn hai trở đi thì các đặc tính của cộng sản mới lộ ra. Đây là chiêu lừa đảo rất tinh vi của cộng sản. Họ lợi dụng cách mạng dân tộc để lừa bịp nhân dân chiến đấu, đóng góp cho chế độ độc tài kéo dài đến ngày hôm nay.

Tại văn kiện đại hội đảng để thực hiện việc cải cách ruộng đất (Nhà xuất bản chính trị đảng cộng sản việt nam- trang 5) có đánh giá: “…Việc đấu tranh giai cấp giữa địa chủ và nông dân đã được đặt ra ngay từ khi thành lập Đảng. Đây là vấn đề bức thiết cần phải thực hiện trong thời gian tới đây. Chúng ta nhận thấy rằng từ có từ 90% đến 95% dân chúng Việt Nam là nông dân, và trong số này thì chỉ có khoảng 5% là địa chủ phú nông, còn đa số đều là người làm thuê, làm mướn, tá canh, tá điền. Do đó, chúng ta muốn làm cách mạng xã hội phải lôi cuốn được khối đa số đó, phải thỏa mãn khối đa số đó bằng quyền lợi để tiến hành cách mạng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội...".

Như vậy, qua đây có thể thấy đảng cộng sản chỉ muốn lợi dụng số đông nông dân có dân trí kém để thúc đẩy một cuộc cướp bóc, trả thù đẫm máu với giai cấp trí thức hơn. Họ nhằm hai mục tiêu: (1) Đạt được ý nguyện cướp bóc, trả thù và (2) lợi dụng đó làm bàn đạp cho chế độ đảng trị khi trói buộc lợi ích của nông dân vào thòng lọng giăng sẵn.

2. Các bước thực hiện cải cách ruộng đất:

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Ccrd-images

Giai đoạn khởi động: Vào giữa năm 1949, khi sửa soạn chuyển qua giai đoạn phản công quân sự, Việt Minh đã vững mạnh ở vùng nông thôn và nhất là rừng núi Việt Bắc. Lúc đầu, Việt Minh thực hiện cuộc CCRĐ thử nghiệm, chỉ kiếm cách tăng gia sản lượng nông nghiệp nhắm cung ứng nhu cầu đội quân càng ngày càng gia tăng. Để khuyến khích nông dân ra sức cày bừa, chính phủ Việt Minh đã ra sắc lệnh số 78/SL ngày 14-7-1949 thành lập "Hội đồng giảm tô", ấn định các chủ đất (Việt Minh gọi là địa chủ) phải giảm thiểu đồng bộ tiền thuê đất (địa tô) cho tá điền là 25%, có nơi có thể giảm tối đa 35% trong trường hợp tá điền quá nghèo khổ. Sau đó, thông tư liên bộ số 33/NVI ngày 21-8-1949 đưa ra những nguyên tắc chủ yếu về việc phân chia tạm thời cho nông dân ruộng đất tịch thu của các điền chủ người Pháp và những điền chủ "Việt gian", tức là những người bị Việt Minh kết tội thân Pháp, hoặc không cộng tác với Việt Minh.

Giai đoạn hai: Trong năm 1950, một loạt sắc lệnh nông nghiệp ra đời có tính cách mỵ dân, nhắm đẩy mạnh sản xuất, phục vụ công cuộc kháng chiến của Việt Minh, bắt đầu bằng sắc lệnh số 20/SL ngày 12-2-1950 ra lệnh tổng động viên toàn bộ "nguồn nhân lực, vật lực (gia súc, công cụ) và tài lực (tiền bạc) cho tổ quốc".

Sau đó, ngày 22-5-1950, xuất hiện cùng một lúc hai sắc lệnh. Sắc lệnh số 89/SL quyết định xóa bỏ tất cả những hợp đồng vay nợ giữa tá điền với điền chủ ký kết trước năm 1945, và xóa bỏ cả những hợp đồng ký kết sau năm 1945 nếu con nợ đã trả đủ 100% số tiền đã vay, hoặc con nợ đã từ trần vì sự nghiệp của Việt Minh thì gia đình khỏi trả nợ.

Sắc lệnh thứ hai do chính phủ VM ban hành cùng ngày 22-5-1950 mang số 90/SL, quốc hữu hóa tất cả những đất đai đã bỏ hoang trong 5 năm liên tục kể từ ngày ra sắc lệnh.

Giai đoạn ba: Giai đoạn thứ ba bắt đầu bằng sắc lệnh ngày 20-4-1953, đăng trên Công báo Việt Minh ngày 20-5-1953. Sắc lệnh nầy không có gì mới lạ, chỉ củng cố những "thành quả" của cuộc Cải cách trước. Lần nầy, giá thuê đất được hạ thêm 25% để "làm thế nào cho tiền thuê đất không thể vượt quá 1/3 lợi tức mùa gặt." Luật mới quy định các chủ đất không được buộc tá điền phải đóng thêm tiền cho các phí tổn khác, như tiền thuê dụng cụ hay trâu bò cày bừa (điều 6), cũng như cấm các chủ đất hủy bỏ những hợp đồng cũ để ký kết những hợp đồng tương tự khác (điều 14, 16). Sắc luật nầy nhắc lại việc hủy bỏ hoàn toàn tiền nông dân vay nợ trước tháng 8-1945 (điều 17), và hoãn lại những món nợ của các thành phần ưu đãi của Việt Minh (binh sĩ Việt Minh, người nghèo...) trong trường hợp những chủ nợ đang sống trong vùng do chính quyền Quốc gia kiểm soát (điều 18). Đối với những chủ nợ sống tại vùng Việt Minh, các con nợ vay sau 1945 cũng được giảm từ 18 đến 20% (điều 21). Sắc lệnh nầy quyết định tịch thu tất cả những tài sản của "đế quốc" Pháp, "Việt gian" và "địa chủ ác ôn" để phân phối lại cho những người không có đất đai nhà cửa, và ưu tiên cho những thành phần nòng cốt của Việt Minh (điều 25 đến 30). Cuối cùng, sắc luật nầy thành lập "Ủy ban nông nghiệp" các cấp. Ở trung ương, Ủy ban nông nghiệp do thủ tướng đứng đầu, gồm bộ trưởng Canh nông, bộ trưởng Nội vụ, đại diện Mặt trận Liên Việt, và hai đại diện của Ủy ban Liên lạc Nông dân. Ở mỗi cấp hành chính, cho đến cấp xã đều có những "Ủy ban nông nghiệp" gồm những nhân vật tương tự ở mỗi cấp (điều 35, 36).

Giai đoạn thứ tư:
Vào cuối tháng 11 đầu tháng 12-1953, Việt Minh triệu tập Đại hội Đại biểu đảng Lao động, và Đại hội Trung ương đảng tại vùng chiến khu Việt Bắc. Đề tài thảo luận chính của khóa họp đảng Lao động lần này là câu khẩu hiệu "Ruộng đất cho người cày". Sau gần một tháng hội họp, kết quả thảo luận của Trung ương đảng được đưa cho quốc hội Việt Minh thông qua để có hình thức dân chủ, trong kỳ họp ngay sau đó. Quốc hội nầy thành lập từ năm 1946 gồm 444 người, nay chỉ có 171 đại biểu dự họp. Đảng Lao động quyết định thực hiện dần dần cuộc CCRĐ theo một kế hoạch được soạn thảo kỹ lưỡng.

Sắc lệnh CCRĐ lần này hơi khác với đường lối cải cách của Liên Xô. Tại Liên Xô, đảng Cộng sản Liên Xô xóa bỏ hẳn sự tư hữu đất đai, và nông dân chỉ có "quyền lao động". Việt Minh theo đường lối cải cách của Trung Cộng và Bắc Triều Tiên, trên lý thuyết không xóa bỏ hẳn quyền sở hữu đất đai của nông dân mà cho phép dân cày có quyền có đất. Việc này thực sự chỉ có trên lý thuyết, chứ trong thực tế, nhà nước Cộng sản quản lý toàn bộ đất đai.

Mở đầu, Sắc lệnh ngày 4-12-1953 nêu lên ý nghĩa và mục đích của cuộc CCRĐ lần nầy là "bãi bỏ toàn diện quyền sở hữu đất đai của "Thực dân Pháp" và của tất cả những "đế quốc" khác, đồng thời thiết lập quy chế sở hữu đất đai của nông dân" (điều 1). Toàn bộ đất đai của "Thực dân Pháp", "Việt gian", "địa chủ phản động", và những "phú hộ ác ôn" đều bị tịch thu (điều 1). Đất đai của những thành phần dân chủ tiến bộ, kháng chiến và hợp tác với Việt Minh sẽ được trưng dụng. Nhà nước sẽ bồi thường hằng năm khoảng 1,5% tài sản (điều 4). Đối với những điền chủ lẩn tránh chính sách bằng cách sang, bán, chuyển nhượng đất đai sau cuộc CCRĐ lần thứ ba (20-4-1953), nhà nước xem đó là những hành động bất chính, sẽ trưng dụng đất đai và bồi thường bằng tín phiếu ngân hàng (điều 5). Cuối cùng, sắc lệnh nầy cấm đoán mọi sự phản kháng cuộc CCRĐ (điều 35), và quy định việc thiết lập tòa án nhân dân đặc biệt để xét xử những thành phần chống lại cuộc CCRĐ của Việt Minh (điều 36).

Giai đoạn thứ năm: Vào giữa năm 1954, nước Việt Nam bị chia hai bằng Hiệp định Genève ký kết ngày 20-7-1954, theo đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tức Việt Minh Cộng sản cai trị ở phía bắc vĩ tuyến 17, Quốc gia Việt Nam ở phía Nam. Nói cách khác, Cộng sản không còn ở rải rác trong các chiến khu khắp Bắc, Trung và Nam Việt Nam, mà tập trung tại vùng phía bắc vĩ tuyến 17 đến biên giới Trung cộng. Hồ Chí Minh và đảng Lao động muốn áp đặt một chính quyền độc tài theo chủ thuyết Mác-Lê trên lãnh thổ miền Bắc. Muốn thế, họ nhắm ngay đến thành phần rộng rãi chiếm đại đa số xã hội Việt Nam, đó là nông dân ở thôn quê. Nắm được nông thôn, kho lương thực của dân chúng, thì Cộng sản sẽ nắm được thành thị không mấy khó khăn.

Tình hình ruộng đất ở Bắc Việt thay đổi lớn lao sau hiệp định Genève, vì khoảng 1,000,000 người bỏ đất Bắc di cư vào Nam, để lại toàn bộ điền sản tại quê nhà. Sau khi tái tổ chức chính quyền, tạm ổn định tình hình, Hồ Chí Minh ký sắc luật về CCRĐ ngày 14-6-1955. Sắc luật nầy dựa căn bản trên hai sắc lệnh tháng 4 và tháng 12 năm 1953, theo đó nhà nước tịch thu toàn bộ tài sản (đất đai, nhà cửa, gia súc, nông cụ…) của những người "Thực dân", địa chủ gian ác, cường hào ác bá, "Việt gian" phản động; trưng thu không bồi thường và thu mua đất đai, nông cụ, gia súc thuộc các nhân vật "tiến bộ", các địa chủ đã tham gia kháng chiến, các địa chủ thuộc thành phần thương gia hay kỹ nghệ gia; truất hữu đất đai của các tổ chức tôn giáo như Công giáo, Phật giáo (chương 2).

Chú ý: Tất cả các văn bản, công văn có số ở phần trên có trong cuốn: Tập hợp văn kiện văn bản của đảng trước 1975 (Nhà xuất bản văn hóa- của đảng cộng sản) và một số lưu tại thư viện quốc gia Việt Nam. Đây là các tài liệu củ đảng cộng sản, được đảng cộng sản công khai. Bạn đọc có thể kiểm chứng. Hoặc có thể truy cập vào:
http://thuvienphapluat. vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Sac-lenh-89-SL-an-dinh-the-le-giam-tuc/36584/noi-dung.aspx
sẽ có đầy đủ các văn bản tại phần trên (Website này là thư viện pháp luật của bộ tư pháp Việt Nam).

3. Tiến hành:

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất CCRD-Rusiareporter1

Từ 1949 đến 1956, Việt Minh Cộng sản mở năm đợt Cải cách Ruộng đất (CCRĐ). Sau mỗi đợt, Việt Minh tổ chức hội nghị rút ưu khuyết điểm, để rồi tiến hành tiếp đợt khác. Trong hai đợt đầu (1949 và 1950), Việt Minh thực hiện cải CCRĐ nhẹ nhàng để phục vụ nhu cầu lương thực, nuôi quân trong hoàn cảnh chiến tranh.

Năm 1949, Mao Trạch Đông và đảng Cộng sản chiếm được lục địa Trung Hoa, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trung cộng thừa nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Hồ Chí Minh ngày 18-1-1950. Tiếp theo, Liên Xô thừa nhận ngày 30-1-1950. Tháng 2-1950, Hồ Chí Minh qua Bắc Kinh và Moscow xin viện trợ. Khi gặp Hồ Chí Minh, Stalin ra lệnh cho Hồ Chí Minh phải thực hiện ngay hai việc: thứ nhất tái công khai đảng Cộng sản và thứ hai đẩy mạnh CCRĐ theo đường lối Cộng sản. Stalin chỉ đạo cho Hồ Chí Minh phải cử người sang Trung cộng học tập phương pháp CCRĐ triệt để, vì lúc đó mối liên lạc Xô-Trung còn bình thường và vì Việt Nam nằm sát biên giới Trung cộng. (Links : http://tennguoidepnhat.net/2012/04/06/về-chuyến-tham-bi-mật-lien-xo-va-trung-quốc-nam-1950/). Đây là trang web của ban tuyên giáo Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.

Sau khi về nước, Hồ Chí Minh liền triệu tập Đại hội lần 2 đảng Cộng sản Đông Dương tại chiến khu rừng núi Tuyên Quang, tái công khai đảng Cộng sản dưới danh xưng mới là đảng Lao động ngày 19-2-1951, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Trường Chinh làm tổng bí thư. Trong Đại hội nầy, Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Về lý luận, đảng Lao động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin… lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam… Tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác-Lênin”. (Trích Hồ Chí Minh toàn tập-Sách của đảng cộng sản Việt Nam). Chẳng những thế, cũng trong Đại hội này, Hồ Chí Minh còn nhiều lần tuyên bố: “Ai có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được”. (Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào Cộng sản quốc tế, 2001, tr. 63.)

Để tiến hành CCRĐ, sau Đại hội 2, Việt Minh cử người sang Trung cộng tham dự khóa học tập về chủ nghĩa Mác-Lênin tổ chức tại Bắc Kinh cho các đảng Cộng sản các nước Á Châu như Indonesia, Mã Lai, Thái Lan, Pakistan, Philipin, Nhật Bản, chính là để học phương thức CCRĐ theo đường lối Trung cộng. Phái đoàn nầy trở về liền được đảng LĐ gởi tổ chức thí điểm CCRĐ, bắt đầu phát động "giảm tô, giảm tức" ở vài tỉnh Việt Bắc và ở Thanh Hóa.

Các thành phần theo quy định của Việt Minh cộng sản Đối với các thành phần nông nghiệp, VM ra sắc lệnh vào tháng 3-1953 ấn định các thành phần xã hội ở nông thôn như sau (Bernard Fall, sđd. tr. 283):

Địa chủ: là những người có nhiều ruộng đất mà không trực tiếp canh tác. Địa chủ được chia thành ba hạng: địa chủ thường (có khoảng dưới 5 mẫu ta, đủ ăn, không phạm tội ác ôn dưới thời Pháp thuộc), địa chủ cường hào ác bá (những người hiếp đáp, ngược đãi bần nông và bần cố nông), địa chủ phản động (quan lại phong kiến, Việt Quốc, Đại Việt, hay thân Pháp).

Phú nông: có khoảng 3 mẫu ta đất, có một con trâu, tự đứng ra canh tác và thuê nông dân trong việc canh tác.

Trung nông: có dưới 3 mẫu ta, trực canh, đủ sống. Trung nông chia thành 2 loại: trung nông cấp cao (có dưới 3 mẫu ta, có một con trâu hay bò), và trung nông cấp thấp (có dưới 1 mẫu ta ruộng).

Bần nông: có ít sào đất, không đủ sống, phải đi làm thuê cho địa chủ hay thuê đất của địa chủ rồi trả địa tô.

Bần cố nông: hoàn toàn không có đất, không có gia súc, không có nông cụ, làm thuê đủ thứ nghề để sống. (Lâm Thanh Liêm, bđd. sđd. tt. 187-188).

Đường lối đấu tranh CCRĐ là: dựa vào bần cố nông, lôi kéo (tranh thủ) trung nông, cô lập phú nông, và tập trung mũi nhọn vào địa chủ. (Trích trong hồ sơ của hội đồng CCRĐ- thư viện pháp luật Việt Nam).

Khích động khát máu
- "Thà chết mười người oan còn hơn để sót một địch": Để khích động nông dân hưởng ứng cuộc CCRĐ, ban cải cách phải theo đúng ba giai đoạn đề ra do sắc lệnh ngày 12-4-1953 như sau:

Thứ nhất: kích động tâm lý quần chúng chống lại các địa chủ bằng cách đưa cán bộ về thực hiện "tam cùng" hay "tam đồng" với bần nông, để "thăm nghèo hỏi khổ" và sau đó "bắt rễ, xâu chuỗi".

Thứ hai: Sau khi len lỏi "bắt rễ xâu chuỗi", và nhờ thông tin của rễ chuỗi nầy, nắm vững tình hình các gia đình trong địa bàn hoạt động, cán bộ bắt đầu đánh giá và xác định lại các thành phần xã hội đã được Ủy ban hành chánh địa phương sắp xếp theo Sắc lệnh tháng 3-1953 nêu trên. Từ đó, đội công tác mới quyết định các đối tượng sẽ bị đấu tố. Đây là cơ hội giải quyết những ân oán đã có từ trước ở trong làng, ví dụ rút địa chủ xuống hàng phú nông cho nhẹ tội, hay ngược lại đưa phú nông lên hàng địa chủ cho nặng tội.

Thứ ba: Thiết lập tòa án nhân dân để xét xử những kẻ có tội với nhân dân. Để việc xét xử đạt kết quả đúng yêu cầu của đảng LĐ, các bần nông được tổ chức chặt chẽ và sửa soạn kỹ càng để họ chủ động đấu tố.

Trong năm 1953, mọi việc đã chuẩn bị đầy đủ để tiến hành CCRĐ, nhưng vào đầu năm 1954, chiến tranh đến hồi khốc liệt và sắp kết thúc, chính phủ VM bận giải quyết chiến trường, vận động ngoại giao, rồi ký kết Hiệp định Genève nên cuộc CCRĐ tạm đình hoãn vì sợ tiếng vang lan truyền khắp nơi, khiến dân chúng lo sợ bỏ di cư vào Nam. Việt Minh chỉ đình hoãn chứ không bãi bỏ.

Sau Hiệp định Genève ngày 20-7-1954, đảng Lao Động cai trị phía bắc vĩ tuyến 17 (bắc sông Bến Hải, Quảng Trị). Ổn định xong tình hình, đảng Lao động mở lại cuộc CCRĐ giai đoạn 5. Lần này việc tổ chức có quy củ rõ ràng, do Ủy ban CCRĐ đứng đầu.

Ủy ban cải cách: gồm hai cấp trung ương và địa phương.

Cấp trung ương: do tổng bí thư đảng Lao động là Trường Chinh - Đặng Xuân Khu làm chủ tịch, có ba người phụ tá là Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương (đều là ủy viên Bộ chính trị) và Hồ Viết Thắng (ủy viên Trung ương đảng). Hồ Viết Thắng giữ chức giám đốc, trực tiếp điều hành cuộc Cải cách theo mệnh lệnh của Trường Chinh. Hồ Viết Thắng đã từng đi học ở Trung cộng, được Trường Chinh giao nhiệm vụ mở "Trung tâm đào tạo cán bộ Cải cách Ruộng đất" tại chiến khu Cao Bắc Lạng.

Cấp tỉnh: Hồ Viết Thắng bổ nhiệm những người đã được đào tạo về các tỉnh tổ chức các đoàn CCRĐ. Trung bình mỗi tỉnh có 10 đoàn, mỗi đoàn có khoảng 100 cán bộ do một đoàn trưởng đứng đầu, quyền hạn tương đương với một bí thư đảng cấp tỉnh, nhận lệnh trực tiếp từ Ban cải cách trung ương, không qua trung gian hệ thống đảng hay chính quyền địa phương. Mỗi đoàn gồm nhiều đội, mỗi đội có khoảng 6 hay 7 cán bộ. Đội trưởng được chọn trong số bần nông hay bần cố nông, nhất là những người đã từng có kinh nghiệm tham gia các CCRĐ trước đây. Các đội có quyền hạn tuyệt đối, nhận lệnh thẳng từ Ủy ban CCRĐ, đúng như câu tục ngữ lúc đó "nhất đội nhì trời", được quân đội bảo vệ để thi hành công tác, và được nhà cầm quyền địa phương cung cấp đầy đủ tài liệu theo chính sách của đảng và nhà nước. (Lâm Thanh Liêm, sđd., bđd. tt. 184-185).

Nguyên tắc hành động căn bản của các Ủy ban CCRĐ là câu khẩu hiệu: "Thà chết mười người oan còn hơn để sót một địch" (Trích trong hồ sơ của hội đồng CCRĐ- thư viện pháp luật Việt Nam). Chính câu khẩu hiệu nầy đã đưa đến việc giết hại tràn lan biết bao nhiêu lương dân vô tội.

Câu khẩu hiệu này xuất hiện trong bài diễn văn của luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Theo bài diễn văn luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc tại cuộc họp Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội ngày 30 tháng Mười 1956, cuộc cải cách ruộng đất được thực hiện với phương châm "thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch". Phương châm này đi ngược lại với quy tắc cơ bản của pháp luật, trong trường hợp này là "thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan". Cụ thể các quy tắc pháp lý đã bị xâm phạm là:

Không xử phạt các tội đã phạm quá lâu đến hiện tại mới điều tra ra. Trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ một mình phạm nhân chịu, không quy kết cho vợ con, gia đình. Muốn kết án một người phải có bằng chứng xác đáng. Thủ tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của bị can. Bị can có quyền nhờ luật sư bào chữa. Phải tôn trọng bị can trong quá trình truy tố và xét xử; khi bị can ra trước tòa không được xiềng xích và không được dùng nhục hình.

Đoàn và đội công tác phóng tay phát động quần chúng đấu tranh CCRĐ hoạt động theo kiểu khủng bố: Bí mật đến một địa phương nào đó, bí mật hành động... và gieo rắc tai ương khủng khiếp cho địa phương. Không những chỉ địa chủ, phú nông sợ hãi mà toàn thể dân chúng và cả các cấp chính quyền cũng như quân đội địa phương đều sợ hãi, vì bất cứ ai cũng có thể bị dính tên vào sổ đấu tố mà không ai có thể đoán lường trước hậu quả.

Tòa án nhân dân: Sắc lệnh năm 1953 cũng như Sắc lệnh năm 1955 đều thiết lập tòa án nhân dân để xét xử những tội phạm trong CCRĐ. Tòa án nầy được tổ chức ở những vùng có cải cách, chánh án là một đội viên trong đội cải cách, biện lý (công tố) là một nông dân hay bần nông đã từng làm việc (gia nhân, tá điền…) trong nhà của bị cáo, biết rõ lý lịch khổ chủ. Các quan tòa nầy chỉ là những kẻ dốt nát, lâu nay thấp kém, bỗng chốc được cất nhắc lên địa vị quan trọng, nên hạch sách trả thù, moi ra hay bịa đặt mọi thứ gọi là thói hư tật xấu của khổ chủ, đặc biệt là tội dâm ô, để đấu tố. Đặc biệt trong tòa án nhân dân không có người đóng vai trò luật sư biện hộ, và cũng chẳng ai dám biện hộ cho bị cáo cả. Quân đội bảo vệ tòa án và những người tham dự đều là những người do Cộng sản sắp đặt trước, hò hét khuyến khích người đóng vai "công tố", bằng cách chửi rủa hoặc tố cáo thêm những “tội ác”.

(Còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất   Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeMon Sep 15, 2014 8:04 am

Cải cách ruộng đất (CCRĐ) hay trò chơi với xác người?

(Tiếp theo - hết)

4- Hậu quả của cải cách ruộng đất:

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất CCRD-Rusiareporter2

Cộng sản độc quyền đất đai: Theo nguồn tin từ phía Liên Xô, cuộc Cải cách Ruộng đất đã tịch thu 702,000 mẫu tây ruộng đất, 1,846,000 nông cụ, 107,000 trâu bò, 22,000 tấn thực phẩm. Tất cả những thứ đó đã được chia lại cho 1,500,000 gia đình nông dân và bần nông. Như thế mỗi gia đình nhận được 0,46 mẫu tây, một nông cụ, và những gia đình 13 người mới nhận được một con trâu hay bò. Theo tác giả Bernard Fall, một gia đình nông dân bốn người cần có ít nhất 1,5 mẫu tây để bảo đảm đời sống, đó là chưa kể đến thuế nông nghiệp phải đóng hằng năm. (Bernard Fall, sđd. tt. 271, 282).

Hoặc tài liệu của đảng cộng sản trích trong cuốn: (Những điều cần nhìn lại sau CCRĐ- NXB Văn hóa- của ĐCSVN): Cải cách Ruộng đất đã tịch thu của bọn địa chủ và cường hào 760,000 mẫu ruộng đất canh tác, 112,000 con trâu bò và gia súc, 26,000 tấn thực phẩm, lương thực….

Sự phân chia đất đai theo đơn vị gia đình, dựa trên số thành viên thực sự lao động và không dựa trên giới tính.

Tuy chia đất cho nông dân, nhưng sau cuộc CCRĐ, Cộng sản tổ chức những hợp tác xã nông nghiệp, và ép nông dân phải gia nhập hợp tác xã nông nghiệp. Quá khiếp sợ trước cảnh tra tấn trong CCRĐ, không một nông dân nào dám phản đối. Thế là tất cả nông dân phía bắc vĩ tuyến 17 đều phải gia nhập hợp tác xã nông nghiệp. Khi vào hợp tác xã, ruộng đất riêng tư của nông dân đều phải nạp cho hợp tác xã, và trở thành ruộng đất tập thể của hợp tác xã. Thế là chẳng những số đất đã được chia, mà cả đất đai do cha ông để lại, cũng đều bị lọt vào tay hợp tác xã, tức vào tay nhà cầm quyền Cộng sản. Toàn thể nông dân nay trở thành vô sản, và nhà cầm quyền Cộng sản trở thành chủ nhân ông độc quyền của tất cả ruộng đồng nông thôn. Thật là một tiến trình cướp đất rất hoàn hảo, mà không một nông dân nào dám lên tiếng tố cáo.

Số lượng người bị giết:
Những địa chủ “Việt gian” hay địa chủ “cường hào ác bá” đều bị tử hình. Trong trường hợp họ đã qua đời trước đó lâu ngày, vợ con họ bị đem ra xét xử và kết quả không khác. Những địa chủ Việt Nam Quốc Dân đảng (Việt Quốc) hay Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội (Việt Cách), dầu đã theo Việt Minh tham gia kháng chiến cũng bị tử hình. Những địa chủ các đảng bù nhìn của chế độ Hà Nội như đảng Dân chủ, đảng Xã hội cũng chịu y số phận.

Khi bị tử hình, bản án tử hình được thi hành ngay tại chỗ bằng nhiều cách: bị bắn, bị trấn nước chết, bị phơi nắng (không được ăn uống), hoặc bị đánh đập cho đến chết. Nhiều khi nạn nhân qua đời, thân nhân không được cho phép chôn cất, xác bị để phơi nắng mưa. Gia đình quá đau lòng, phải hối lộ các chức việc, rồi ban đêm đến ăn cắp xác đem đi chôn.

Dựa vào tài liệu các nước ngoài, giáo sư Lâm Thanh Liêm, cho rằng số người bị giết trong cuộc CCRĐ năm 1955-1956 ở Bắc Việt có thể lên đến từ 120,000 đến 200,000 người. (Lâm Thanh Liêm, bđd., sđd. tt. 203-204).

Theo sách Lịch sử Kinh tế Việt Nam 1945-2000 tập 2, viết về giai đoạn 1955-1975, xuất bản tại Hà Nội năm 2004
(tài liệu mới của nhà nước cộng sản Việt Nam) cho biết cuộc CCRĐ đợt 5 (1955-1956) được thực hiện ở 3,563 xã, có khoảng 10 triệu dân, và tổng số người bị sát hại trong CCRĐ đợt nầy lên đến 172,008 người, trong đó có 123,266 người (71,66%) sau này được xác nhận đã bị giết oan

Nền nông nghiệp bị suy sụp:
Thông thường, nhà cầm quyền tổ chức CCRĐ nhắm giải quyết những sai lầm của nền nông nghiệp cũ, giúp nông gia tăng gia sản lượng nông nghiệp, thăng tiến đời sống dân chúng. Nhưng cuộc CCRĐ của Cộng sản chấm dứt năm 1956 lại đi đến kết quả ngược lại: đời sống nông dân tụt hậu, sản lượng giảm xuống rõ rệt. Lý do vì trong các giai đoạn đầu của cuộc Cải cách, đất đai bị chia thành nhiều mảnh nhỏ. Nông dân mới nhận đất chưa có kinh nghiệm tổ chức sản xuất, thiếu tài chánh để mua trâu bò dụng cụ, phân bón để cày cấy. Sau đó, vào cuối giai đoạn 5, việc suy sụp kéo dài nhiều năm vì nhà nước Cộng sản đưa ra kế hoạch hợp tác lao động, tổ chức hợp tác xã nông nghiệp và những nông trường quốc doanh tập thể từ khoảng năm 1957, 1958. (Bernard Fall, sđd. tt. 284-287).

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất X0tug6

Đảo lộn luân lý xã hội, tiêu diệt tình người: Chiến dịch CCRĐ của Cộng sản đã khủng bố tinh thần dân chúng, làm cho mọi người sợ hãi khép mình vào kỷ luật cai trị Cộng sản, và nhất là đánh tan nề nếp xã hội cũ, làm sụp đổ nền tảng luân lý cổ truyền của dân tộc, tiêu diệt tận gốc rễ tình cảm giữa người với người. Trong khi quyết tâm thực hiện phương châm “trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận ngọn” (nghĩa là tiêu diệt từ trên xuống dưới bốn thành phần trí thức, phú thương, địa chủ, cường hào), Cộng sản đã khuyến khích, ép buộc, đe dọa mọi người tố cáo, đấu tố lẫn nhau, dù đó là cha mẹ, vợ chồng, con cái. Do đó, chẳng những đã xảy ra cảnh đấu tố giữa người với người ngoài xã hội, mà trong gia đình cũng xảy ra cảnh đấu tố với nhau giữa cha mẹ, con cái, vợ chồng, và anh chị em.

Dư luận lúc đó ở Hà Nội còn cho rằng, một nhà lãnh đạo khác của đảng Lao động, tổng bí thư Trường Chinh Đặng Xuân Khu, đã đấu tố cả cha mẹ của ông ta. Vì vậy, ở Hà Nội lưu truyền một câu đối hết sức bất hủ: “Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác-Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng/ Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu.”

B. Kẻ chủ mưu thực sự là ai?

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất HoChiMinhTime2-danlambao

Trên thực tế cuộc cải cách ruộng đất đã thất bại và là một tội ác của cộng sản. Tuy nhiên từ trước tới nay chúng ta thường biết đến Trường Chinh và các thuộc cấp của ông ta là thủ phạm. Vì lúc đó ông Trường Chinh đang là Tổng bí thư đảng Lao động. Nhưng những dẫn chứng sau đây sẽ làm sáng tỏ ai là kẻ chủ mưu thực sự.

1. Người viết ra cương lĩnh hành động làm tiền đề cho CCRĐ:

Ông Hồ Chí Minh đã hiểu rất rõ nguyện vọng "người cày có ruộng" của nông dân Việt Nam. Khi còn ở Pháp ông có viết một số bài lên án việc chiếm hữu đất đai của thực dân Pháp và của nhà thờ Công giáo. Trong thời gian hoạt động tại Trung Hoa, ông ta tiếp nhận và để tâm nghiên cứu cách mạng thổ địa tại đây. Nó vừa là một phương tiện đấu tranh giai cấp, vừa để xây dựng chuyên chế vô sản. Trong một lá thư gởi các lãnh đạo Quốc tế Nông dân đề ngày 08/02/1928, ông viết: "Tôi tranh thủ thời gian viết 'những ký ức của tôi' về phong trào nông dân, chủ yếu là phong trào Hải Lục Phong, nơi có các xô-viết nông dân. Người 'anh hùng' trong 'những ký ức của tôi' chính là đồng chí Bành Bái, cựu Dân ủy nông nghiệp của Xô-viết Quảng Châu và hiện là lãnh tụ của nông dân cách mạng". (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 265). Năm 1953 tại Hội nghị nông hội và dân vận toàn quốc, ông lại nhắc đến : "... đồng chí Bành Bái ở Trung quốc, gia đình đồng chí là đại địa chủ, đại phong kiến, nhưng đồng chí ấy đã tổ chức và lãnh đạo nông dân đấu tranh rất quyết liệt chống địa chủ phong kiến" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 357).

Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam) được thành lập. Cương lĩnh của đảng này là lấy việc chống đế quốc, chống phong kiến và địa chủ, giành ruộng đất về cho nông dân làm sách lược hàng đầu. Sách lược thứ hai của Đảng cộng sản ghi rõ: "Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo, phải hết sức lãnh đạo cho dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 297). Chương trình hành động thì hướng đến việc: "Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 299). Chúng ta nên nhớ Các văn kiện thành lập ĐCS Đông Dương đều do Hồ Chí Minh, đại diện Quốc tế Cộng sản, soạn ra.

Ít tháng sau, ĐCS đã lãnh đạo nông dân nổi dậy ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Khẩu hiệu "trí - phú - địa - hào, đào tận gốc, trốc tận rễ" được dùng làm tiêu đề cho cuộc đấu tranh mới - đấu tranh triệt tiêu giai cấp địa chủ và phong kiến.

Kết luận: Ông Hồ Chí Minh là người chỉ ra đường lối của CCRĐ đẫm máu. Ông ta là người phát biểu và người viết các cương lĩnh hoạt động cho đảng cộng sản. Vậy tội của ông ta có thể xem là chủ mưu. Tuy nhiên để rõ ràng hơn xin bạn đọc chú ý các ý sau đây.

2. Những hành động cụ thể:


Ngày 25/01/1953, tại Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động, Hồ Chí Minh chủ tọa, đọc báo cáo đề ra nhiệm vụ phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức, đấu tranh chống giai cấp địa chủ phong kiến, tiến đến CCRĐ.

Ngày 12/04/1953 Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 150 /SL về Cải Cách Ruộng Đất, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và địa chủ phản động chia lại cho nông dân nghèo.

Ngày 14/11/1953, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương và Hội nghị toàn quốc của Đảng Lao động đã quyết định tiến hành CCRĐ.

Trong báo cáo trước Quốc hội khóa I kỳ họp lần thứ ba, ông Hồ đã phát biểu "Phương châm của Cải Cách Ruộng Đất là: phóng tay phát động quần chúng nông dân" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 509). Hành động kêu gọi “ phóng tay” chính là sự cổ vũ giết người của Hồ Chí Minh.

Cũng trong báo cáo trước Quốc hội này, Hồ Chí Minh đã ra chỉ tiêu: "Giai cấp địa chủ phong kiến không đầy 5 phần trăm dân số, mà chúng và thực dân chiếm hết 7 phần 10 ruộng đất ..". (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 509). Chính chỉ tiêu này đã giết hại không biết bao con người vô tội.

Vụ Việc bà Nguyễn Thị Năm:

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất NguyenThiNam-Caicachruongdat

Trong thời gian tiến hành giảm tô tiến đến CCRĐ, sáu xã tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã được chọn làm thí điểm. Người đầu tiên bị mang ra xử bắn là bà Nguyễn Thị Năm. Bà còn được gọi là bà Cát Hanh Long. Bà là người đã che giấu và nuôi dưỡng các lãnh đạo cộng sản như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản... trong thời gian Đảng cộng sản còn hoạt động bí mật. Hai con trai bà, ông Nguyễn Công và ông Nguyễn Hanh đều theo Việt Minh từ trước 1945. Khi CCRĐ được phát động, ông Nguyễn Công đang làm chính ủy trung đoàn và ông Nguyễn Hanh là đại đội phó bộ đội thông tin.

Trong Hồi ký “Làm người rất khó, làm người xã hội chủ nghĩa khó hơn”, nguyên Phó thủ tướng CHXHCN Việt Nam, ông Đoàn Duy Thành cho biết việc bà Năm bị bắn đã làm xôn xao dư luận. Ông cho rằng việc làm này có 3 điều làm sai chính sách là:

(1) Địa chủ kháng chiến được chiếu cố;
(2) Địa chủ kiêm công thương được chiếu cố;
(3) Địa chủ hiến ruộng được chiếu cố. Và một điều sai đạo lý là "... bắn một địa chủ là nữ, không phải là cường hào gian ác sẽ trái đạo lý thông thường của người Việt Nam".

Ông viết tiếp: "Sau này khi sửa sai CCRĐ xong, tôi được nghe nhiều cán bộ cao cấp nói lại: 'Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đã can thiệp và nói đại ý: ‘ Chẳng lẽ CCRĐ không tìm được một tên địa chủ, cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao?’ Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố vấn Trường Chinh và được trả lời là: 'Hổ đực hay hổ cái, đều ăn thịt người cả!'. Và thế là cái chết đã đến với bà Năm.

Trong hồi ký “Những kỷ niệm về Bác Hồ”, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân, ông Hoàng Tùng cho biết: "Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trường Chinh. Họp Bộ Chính trị Bác nói: 'Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào một người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng, người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ là đánh bằng một cành hoa.' Sau cố vấn Trường Trinh là Lê Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói: 'Tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải.' Và họ cứ thế làm".

Trước hết ông Hồ Chí Minh có lỗi lớn. Thà rằng không biết gì về chuyện này, và dù không biết, là chủ tịch nước, chủ tịch Đảng ông cũng phải chịu phần trách nhiệm. Huống hồ ông đã biết rõ cụ thể, ông nhận định là bà Năm bị xử trí oan, thế mà ông giữ im lặng, ông không can thiệp. Đây là thái độ vô trách nhiệm.

Bài thơ “Địa chủ ác ghê”:


Trong tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất của tác giả C. B. do báo Nhân Dân xuất bản năm 1955, trang 27 và 28, có bài "Địa chủ ác ghê". Bài viết này đã được đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 và phổ biến lại trong tập liệu này. Đúng như nhà báo Thành Tín (ông Bùi Tín) cho biết, "các phóng viên báo chí các nhà văn hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Năm rồi". Nhân tiện người viết xin được đăng toàn bài để bạn đọc có thể cùng suy ngẫm.

Địa chủ ác ghê


Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khóa - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:

Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-1945, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.

Như chúng ta đã biết Báo Nhân Dân là cơ quan tuyên truyền của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, bài báo phải được duyệt xét kỹ của Trung ương Đảng trước khi cho phổ biến. Khi đọc bài báo này, người viết cảm nhận một điều là bố cục, hình thức và văn phong của bài viết rất tương tự với bản "Tuyên ngôn Độc lập" do Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 02/09/1945, phần lên án thực dân Pháp.

Tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất ghi rõ tên tác giả các bài viết trong đó là C. B. - đây là một trong những bút hiệu của Hồ Chí Minh. Chỉ riêng trong tập 6 (từ 01/1951 đến 07/1954) của bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập do nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội in năm 1989, người viết đã đếm được tất cả 15 bài viết của Hồ Chí Minh ký tên là C. B.

Mặc dù bài viết này không được nhắc đến trong bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập. Tuy nhiên trong Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử tập 5 trang 418 (Sách của nhà xuất bản Sự thật- ĐCS VN) ghi rõ: "Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Địa chủ phản động ác ghê, ký bút danh Đ. X. đăng trên báo Cứu Quốc, số 2459 (ngày 02/11/1953), tố cáo tội ác của một số địa chủ phản động đã cấu kết với thực dân và bù nhìn để phản dân, phản nước, mưu phá hoại chính sách ruộng đất của Chính phủ. Chúng là bọn ‘mặt người dạ thú’ và tội ác của chúng là ‘tuyệt vô nhân đạo’". Như vậy Có thể kết luân bài viết của ông Hồ trên báo Nhân Dân đã được đăng lại trên báo Cứu Quốc.

Ông Hồ Chí Minh gọi cuộc tắm máu nhân dân là “Chiến thắng”:

Trong hội nghị “Tổng kết thành tích Cải cách nông nghiệp đợt 5”, Hồ Chí Minh đã gởi văn thư đề ngày 1-7-1956 cho đoàn cán bộ CCRĐ, trong đó có đoạn viết: “Bác thay mặt Đảng và chính phủ gởi lời an ủi gia đình những cán bộ đã hy sinh vì nhiệm vụ, đợt 5 Cải cách Ruộng đất rất gay go, phức tạp. Song nhờ chính sách đúng đắn của Đảng và chính phủ, nhờ nông dân hăng hái đấu tranh nên chính sách Cải cách Ruộng đất đã thu được thắng lợi to lớn… Giai cấp địa chủ đã bị đánh đổ, các tổ chức ở xã đã được trong sạch hơn v. v… và bản thân cán bộ được thử thách, rèn luyện…"

Trong một lá thư, đề ngày 18/08/1956, gởi đến "đồng bào nông thôn" nhân dịp CCRĐ căn bản đã hoàn thành, Hồ Chí Minh xác định CCRĐ là "một thắng lợi vô cùng to lớn" và "có thắng lợi này là nhờ Đảng và Chính phủ ta có chính sách đúng đắn". Ông viết tiếp: "Cải Cách Ruộng Đất là một cuộc đấu tranh giai cấp chống phong kiến, một cuộc cách mạng long trời lở đất, quyết liệt gay go. Lại vì kẻ địch phá hoại điên cuồng; vì một số cán bộ ta chưa nắm vững chính sách, chưa thực đi đúng đường lối quần chúng; vì sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ có chỗ thiếu cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc, cho nên khi CCRĐ đã xảy ra những khuyết điểm sai lầm" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, trang 507). Riêng việc "kẻ địch phá hoại điên cuồng" đã được ông giải thích như sau: "Như con giun không biết nhảy, khi ta giẫm lên nó, nó cũng giãy trước khi chết. Giai cấp địa chủ cũng thế". (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, trang 358).

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất CCRD-hochiminh-khoc

Vài năm sau, nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ĐCSVN, 06/01/1960, Hồ Chí Minh lại gắn liền cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc CCRĐ, ông tuyên bố: "Buổi đầu kháng chiến, Đảng vẫn tiếp tục thực hiện chính sách giảm tô, giảm tức. Nhưng đến lúc kháng chiến đã phát triển mạnh, cần phải bồi dưỡng hơn nữa lực lượng nhân dân, chủ yếu là nông dân thì Đảng đã cương quyết phát động quần chúng Cải Cách Ruộng Đất hoàn thành thực hiện người cày có ruộng. Nhờ chính sách đúng đắn này, lực lượng kháng chiến ngày càng mạnh thêm và đã liên tục thu được nhiều thắng lợi" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8, trang 596).

Kết luận: Trong quá trình thực hiện thể hiện bằng bài thơ, vụ án bà Năm hay các tuyên bố về CCRĐ coi là “thắng lợi” sau này, bài thơ “Địa chủ ác ghê” đã chứng tỏ ông Hồ Chí Minh coi CCRĐ là một chuyện bình thường chứ không ân hận về sai lầm như báo chí cộng sản. Bản chất của CCRĐ là màn kịch đẫm máu ông Hồ học ở Trung cộng về và những giọt nước mắt ông ta khóc sau này chỉ là “nước mắt cá sấu”.

3. Điểm vô lý:


Về mặt hành chính, ngày 2-11-1956, báo Nhân Dân đăng thông báo của Hội đồng Chính phủ, theo đó:

- Ủy ban CCRĐ không có quyền chỉ đạo nữa, mọi việc sẽ thuộc chính phủ trung ương.
- Hủy bỏ Tòa án Nhân dân đặc biệt (tức tòa án chuyên đấu tố).
- Hồ Viết Thắng thôi chức Phó chủ nhiệm và Ủy viên thường trực Ủy ban CCRĐ Trung ương, cũng như Thứ trưởng Nông lâm.
- Lê Văn Lương thôi chức Thứ trưởng bộ Nội vụ và Chủ nhiệm phòng Nội chính Chính phủ. (Chính Đạo, I-C, sđd. tr. 106.)

Tuy thế, chẳng bao lâu sau, Trường Chinh được cử làm Phó thủ tướng (29-4-1958), rồi Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội (7-7-1960). Hoàng Quốc Việt lẫn Lê Văn Lương về sau vẫn tiếp tục giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy cầm quyền Hà Nội, còn Hồ Viết Thắng sau đổi tên là Hồ Thắng, làm thứ trưởng bộ Nông nghiệp.

Những điều đó chứng tỏ các người này chỉ là những kẻ thừa hành chủ trương chính sách của đảng Lao động lúc đó. Khi chủ trương đó bị dân phản đối, họ bị làm vật hy sinh để chống đỡ và cứu nguy cho đảng, tạm thời bị huyền chức một thời gian, rồi được trọng dụng trở lại. Nếu các kẻ này mà tự ý làm sai trái chủ trương của đảng Lao động, nếu không bị thủ tiêu hoặc tù tội, thì cũng bị loại luôn, mà không bao giờ trở lại được chính trường, như trường hợp Dương Bạch Mai... trong vụ án mà cộng sản gọi là “Vụ án Tổ chức chống Đảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài”.

Kết luận: Ông Hồ Chí Minh đã dùng những “kẻ thế thân” để trốn tránh tội ác của mình. Thực ra ông ta là kẻ chủ mưu và chạy tội khi bị nhân dân lên án.

Nhận xét chung:


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Hochiminh-maotrachdong

Cải cách ruộng đất là một cuộc hành quyết đẫm máu nhân dân vô tội. Nó không những ảnh hưởng đến đời sống nhân dân mà còn ảnh hường lâu dài đến kinh tế cũng như nền tảng đạo đức.

Sự thực tôi đã chứng minh ở 3 luận điểm: Ông Hồ là người vạch ra cương lĩnh của đảng, của CCRĐ. Sự việc cụ thể khi ông xử án bà Năm, bài báo “Địa chủ ác ghê” và những tuyên bố sau CCRĐ, sự vô lý trong việc “xử lý” những người được cho là có tội trong CCRĐ chứng tỏ một điều: Nếu thực sự ông ta “ân hận” như đã nói thì chắc chắn ông ta không tuyên bố “CCRĐ là thắng lợi” và những vị như Trường Chinh… không bao giờ có thể ngóc đầu dậy sau biến cố đó được.

Khẳng định: CCRĐ là do ông Hồ chủ trương và điều hành. Ông là thủ phạm đứng đầu trong một chiến dịch bắt chước toàn bộ theo mô hình lẫn cố vấn tại chỗ của đảng cộng sản Trung Quốc, dẫn đến cái chết của gần 200,000 người dân vô tội và phá hủy toàn bộ những giá trị đạo đức, quan hệ giữ người và người mà hệ quả đã kéo dài cho mãi đến ngày hôm nay.

Chỉnh sửa và hoàn thiện: 18/06/2012

Đặng Chí Hùng
danlambaovn.blogspot.com


Về Đầu Trang Go down
VNguyen
Khách viếng thăm




Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất   Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeTue Sep 16, 2014 11:41 am


TỘI ÁC CỦA HCM VÀ CSVN TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT



.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất   Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeFri Sep 19, 2014 2:10 pm


Về khẩu hiệu phi nhân, phạm tội ác chống nhân loại của CCRĐ: “Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ”


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Ccrd-30399-danlambao

Trần Mạnh Hảo (Danlambao) - Các nhà tuyên huấn của đảng cộng sản Việt Nam mở cuộc triển lãm về cải cách ruộng đất này hòng tiếp tục lừa bịp nhân dân bằng cách toan minh oan cho cải cách ruộng đất là tuy có sai lầm nhưng đầy nhân văn và chính nghĩa. Nhưng thưa các ông, khẩu hiệu rất ác ôn của cuộc cải cách ruộng đất viết đầy trên các bức tường làng tôi năm 1956-1957: TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO ĐÀO TẬN GỐC TRỐC TẬN RỄ đã tố cáo cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu của các ông đã phạm tội ác chống nhân loại.

Loài người sở dĩ thành người như hôm nay là do tích lũy được tri thức, là do có giai tầng trí thức (kẻ có học) hướng dẫn. Tiêu diệt trí thức, căm thù trí thức, giết hết người giàu có là hành vi dã man nhất, mọi rợ nhất của những kẻ mang mặt người dạ thú nhằm xóa sổ loài người.

Người ta đã nhầm khi nói Tần Thủy Hoàng nhà Tần thống nhất Trung Hoa là kẻ diệt trí thức đốt sách chôn học trò. Không, việc đốt sách chôn học trò của Tần Thủy Hoàng nằm trong âm mưu thống nhất văn hóa Trung Hoa. Sau khi thống nhất lục quốc, Tần Thủy hoàng quy định toàn cõi Trung Hoa phải lấy văn hóa Tần làm gốc, lấy văn tự Tần, lối sống lối ăn mặc, các chuẩn mực cân đong đo đếm tính toán của nhà Tần làm tiêu chuẩn. Nhưng giới trí thức lục quốc không nghe, vẫn dùng văn tự nước mình và các chuẩn mực văn hóa nước mình mà quyết không thống nhất với văn hóa Tần, nên mới bị chôn sống cùng các sách vở riêng rẽ của nước cũ đã bị sát nhập vào Tần. Chỉ có Mao Trạch Đông mới đi theo tinh thần diệt trí thức của chủ nghĩa duy ác Mác-Lê.


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Images?q=tbn:ANd9GcT51bdryhiRtPIf-JT1tXtx0mLYpLqfrH5rdYgqcFfsTtkJZsa4Jw

Lịch sử Trung Hoa đã có một tên phạm tội ác chống nhân loại đã giết trí thức, sát hại gần một trăm triệu người Trung Hoa là ác bá Mao Trạch Đông. Lúc đầu người ta tưởng câu “danh ngôn”: “TRÍ THỨC CHỈ LÀ CỤC PHÂN” là của Mao Trạch Đông. Sau này ta mới biết câu “BỌN TRÍ THỨ KHÔNG BẰNG CỤC CỨT” là của Lê Nin viết trong bức thư gửi nhà văn Mác Xim Gooc Ki, mà tên phạm tội ác chống nhân loại Mao Trạch Đông chỉ nhắc lại lời dạy của thầy mình mà thôi.

Đảng cộng sản Đông Dương được thành lập năm 1930 với khẩu hiệu TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO ĐÀO TẬN GỐC TRỐC TẬN RỄ đã lấy mục đích xuyên suốt của đảng này sinh ra nhằm để diệt kẻ có học, để vô học hóa xã hội, để giết hết người giàu và người biết làm giàu.

Than ôi, nhân loại trưởng thành được là do hai thành phần: thành phần có học và thành phần biết cách làm giàu. Thế mà người cộng sản quyết tâm tiêu diệt hết trí thức và người giàu thì khác nào mục đích của họ là tiêu diệt chính loài người?

Đảng cộng sản ở Việt Nam từ năm 1930 đến nay chưa một lần thẳng thắn tuyên bố khẩu hiệu TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO ĐÀO TẬN GỐC TRỐC TẬN RỂ của họ là một sai lầm khủng khiếp; do đó tính chất chống nhân loại của khẩu hiệu ác ôn này mãi vẫn còn là mục tiêu của họ vậy! Với tinh thần diệt hết trí thức, diệt cho bằng hết người giàu thì làm sao chế độ cộng sản có một nền giáo dục đúng nghĩa được, càng không bao giờ có một xã hội như khẩu hiệu cứu tinh của họ mới đây rằng: xây dựng xã hội DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH XÃ HỘI CÔNG BẰNG DÂN CHỦ VĂN MINH cho được?

Sài Gòn trưa ngày 12-9-2014
Trần Mạnh Hảo
danlambaovn.blogspot.com


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Images?q=tbn:ANd9GcR9uaSE_fBKKBFXMIDfn1fqYjkfIMbqDfN3GHt3WcbVbRX2EbnTSw
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất   Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeWed Sep 24, 2014 2:24 pm


CCRĐ: Trường Chinh giết bố mẹ



Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất TruongChinh-0494-danlambao

Bùi Lộc (Danlambao) - Ông Trần Đĩnh kể là Bác Hồ bịt râu và Trường Chinh đeo kính râm đến tham dự buổi đấu tố bà Nguyễn Thị Năm. (Đèn Cù, trang 82). Trước khi đưa bà Năm ra pháp trường, chính ông Hồ đã viết bài kể tội bà (Địa chủ ác ghê) đăng trên Báo Nhân Dân với bút hiệu CB.

Để đạt cuộc cách mạng long trời lở đất, tri phủ, địa chủ đào tận gốc, trốc tận rễ, ông Hồ đã chỉ thị cho Trường Chính phải có những bài cổ động sự tham gia tích cực của nông dân, khơi dậy lòng căm thù của giai cấp bần cố. Mặt khác hài tội các địa chủ trên Báo Nhân dân. Chính ông Hồ đã giấu mặt đi tham dự buổi đấu tố đấu nạn nhân đầu tiên là bà Nguyễn Thị Năm, một ân nhân lớn của cách mạng để đánh giá thành quả những bước đầu của chiến dịch. Cái nham hiểm của Ông là kéo Trường Chinh đi theo.

Ông Trường Chinh đã phải đeo kính râm trong suốt buổi đấu. Trong lòng chắc nổi lên trăm mối tơ vò. Vì những cán bộ nòng cốt Việt Minh khởi đầu đã nằm giầm giề, ăn những chén cơm do chính tay bà hầu hạ, không kể những lượng vàng gia đình bà đã đóng góp trong tuần lễ vàng.

Với cặp kiếng đen, Trường Chinh hy vọng có thể giấu bớt đi phần nào những phản ứng cảm xúc trên gương mắt. Nhưng liệu chúng có qua được cặp mắt ông Hồ không. Không cần nhìn thẳng mặt, ông Hồ chỉ hỏi dăm ba câu bâng quơ cũng thừa biết ông đang nghĩ gì. Trường Chinh có bố mẹ là địa chủ.

Qua chi tiết nhỏ này, Trần Đĩnh cho thấy được lòng nham hiểm của ông Hồ. Ông giương cung bắn ra một mũi tên trúng ba con chim: Bà Năm và cha mẹ của Trường Chinh.

Những thái độ và ánh mắt trao đổi giữa ông và Trường Chinh ngầm nói lên cho Trường Chinh biết là: "Chú mày thấy đấy con mẹ Năm như thế mà tao còn không tha, nên chú mày làm sao cho coi được với thằng bố và con mẹ địa chủ của chú mày."

Bước ra quân đầu tiên: Một đại ân nhân của Việt Minh và bố mẹ ruột của một nhân vật nòng cốt trong đảng, hỏi có anh nào còn giám ho he gì nữa không. Muốn an thân, muốn thăng quan tiến chức, hãy hét lên những tiếng đấu tố điêu ngoa cho thật lớn, cho chúng bay thật cao, thật xa để những con vật bé nhỏ hiền lành đang nấp sâu trong hang cũng phải run lên vì sợ; và tiếp sau đó từ cán bộ cấp cao cho tới người cùng đinh thi nhau tố giác lẫn nhau và tạo nên một bầu không khí sắt máu hận thù khắp nơi.

Cho tới khi tiếng rên xiết thấu trời xanh. Ông lau nước mắt giữa ban ngày để chụp hình và xin lỗi những nạn nhân đã nằm yên dưới lòng đất sâu; đồng thời gọi là có kỷ luật với những người đã thi hành sai chính sách. Truyện xưa kể, mỗi khi một Hoàng đế Trung Hoa chết. Người ta dùng nhiều thợ tài giỏi để xây lăng. Khi mọi việc hoàn tất, xác vua đã nằm yên trong lăng, thì những người thợ tài giỏi này cũng bị thủ tiêu để bảo mật. Vậy bao nhiêu cán bộ bị xử vì được cho là đã thi hành sai chính sách của đảng để bịt miệng.

Sau năm 75, tôi dò hỏi có phải người ta đã thế cha mẹ Trường Chinh bằng những tội nhân khác, nhưng chẳng ai xác nhận được và cứ theo như những tài liệu và những nhân chứng kể lại khi đấu tố thì không thể thay thế nạn nhân được. Vì những người đấu tố là những người ngay trong gia đình, những người hàng xóm, cùng làng nước, và đặc biệt là những người làm công sống lâu năm trong gia đình. Câu chuyện ông Trường Chinh giết bố mẹ trong chiến dịch này đã được nhiều người nói đến từ lâu. Ngày nay qua những dòng tường thuật rất ngắn của Trần Đĩnh đã soi rọi vào góc khuất này gián tiếp cho mọi người thấy.

Ông Hồ luôn chủ trương dùng những tay chân canh chừng lẫn nhau. Đó chính là chính sách “tam tam chế” trong các đơn vị hành chánh, công an và quân đội. Nếu một thuộc cấp của ông là trí thức, ông đã có những tay đầu đường xó chợ được ông ban ơn sẵn sàng tuyệt đối trung thành với ông để ông sử dụng trong những mưu đồ riêng của mình. Trần Quốc Hoàn thanh toán Nông Thị Xuân hay như tướng phòng không Phùng Thế Tài mà ở đất Bắc ai cũng biết rõ lý lịch. Ông dùng trí thức kiểm soát dân ngu, và dùng dân ngu thanh toán trí thức khi cần.

Những ai đã lỡ sa vào tổ chức của ông đều phải thi hành những gì ông muốn. Một khi thấy được những hành động của mình quá tội lỗi, muốn vũng vẫy thoát ra cũng không thể. Đọc “Nhật ký của một thằng hèn” của Tô Hải đã nói lên điều này. Một người rất thân cận với ông Hồ là Nguyễn Hữu Đang sau khi nhận ra mặt trái của ông Hồ, đã tìm đường trốn vào Nam, nhưng xui cho ông lại bị bắt lại và phải ngồi bóc lịch cho mãi những năm sau 75. Nguyễn Tuân nói: "Tao còn sống vì tao biết sợ," và Tôn đức Thắng đã từng là chủ tịch nước cũng không ngoại lệ: “Đ.M. Tao đây còn phải sợ”

Bùi Lộc
danlambaovn.blogspot.com


Trường Chinh sát hại cha mẹ và thân nhân

(trích "Những sự thật cần phải biết (phần 14) - Trường Chính - Kẻ vong bản")

Bản chất vong bản của Trường Chinh còn thể hiện ở việc ông ta đấu tố để bức hại cha mẹ cũng như thân nhân của mình. Xin theo dõi một số dẫn chứng sau đây để thấy rõ điều này.

Thứ nhất, Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu có liên hệ về gia tộc với Bác sĩ Đặng Vũ Lạc làng Hành Thiện, phủ Xuân Trường, Nam Định. Bác sĩ Đặng Vũ Lạc là một vị bác sĩ kỳ cựu của Đông Dương, tốt nghiệp ở Pháp, đã điều hành dưỡng đường Henry Copin ở Hà Nội là nhà thương tư lớn nhất vào thuở ấy. Bác sĩ Đặng Vũ Lạc cũng là người đề xướng thành lập Hội Bác sĩ Đông Dương. Nhà thương Henry Copin ở phố Hàng Cỏ, Hà Nội là nơi tụ hội của hàng ngũ đảng viên Đại Việt. Người em ruột của Bác sĩ Đặng Vũ Lạc là Đặng Thị Khiêm, có chồng là Ông cả Nguyễn Tư Tề, nên thường được gọi là Bà cả Tề. Bà là Đảng viên điều hành Xứ bộ Bắc Việt của đảng. Khi Trường Chinh bị đuổi học về nhà đi lang thang, Bà Cả thương tình con cháu đem về chăm sóc và lo việc vợ con và thăm nuôi những lần Trường Chinh bị Pháp bắt giam ở Hỏa Lò.

Tác giả Quang Minh trong quyển sử Đại Việt Quốc dân đảng đã viết rằng hệ phái bên Bác sĩ Đặng Vũ Lạc học hành và làm ăn phát đạt nên được dân trong làng Hành Thiện và cả phủ Xuân Trường vị nể, nhưng (trang 19 sđd): “Trái lại, Trường Chinh thì học hành không ra gì còn bị sa sút... cho nên có sự ganh tị ở địa phương đã lâu. Đến khi Cộng sản chiếm được chánh quyền, Trường Chinh ra lệnh thủ tiêu một lần bảy (07) người thanh niên trí thức của họ Đặng Vũ đã theo Đại Việt: 1- Đặng Vũ Căn, 2- Đặng Vũ Toại, 3- Đặng Vũ Lệ, 4- Đặng Vũ Kha, 5- Đặng Vũ Tân, 6- Đặng Vũ Định, 7- Đặng Vũ Úy.”

Thứ hai, lúc khởi đầu chiến dịch CCRĐ năm 1952, chính Trường Chinh - Đặng Xuân Khu đã đấu tố cả cha mẹ của mình khiến ngoài dân gian có câu vè truyền tụng (trích bài của Ban biên tập Báo Nguyệt San Tự do Ngôn luận, số 40, ngày 1-12-2007): “Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng. Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu”.

Khu ở đây chính là Đặng Xuân Khu - Trường Chinh!.

Thứ ba, tác giả Minh Võ tên thật là Vũ Đức Minh, sinh năm 1931 tại Nam Định (đồng hương với Trường Chinh) và hiện đang sinh sống tại San Diego, California. Ông nguyên là Tổng thư ký Nguyệt san Tinh Thần, và cũng là dịch giả nhiều cuốn sách từ Anh và Pháp ngữ sang tiếng Việt về các vấn đề tôn giáo, chính trị, văn học, lịch sử, tâm lý giáo dục. Tác giả đã giữ nhiều trách nhiệm quan trọng trong ngành truyền thông trước 1975. Sau năm 1975, tác giả bị cộng sản giam tù 10 năm. Một số tác phẩm: Sách lược xâm lăng của cộng sản, Sài Gòn, 1963, Ngô Đình Diệm lời khen tiếng chê, Thông Vũ, 1968, 1998, 2002... Trong bài viết của ông có tựa đề “Con tố cha, vợ tố chồng” có đoạn viết: “Trong lịch sử dân tộc VN, chưa bao giờ đạo lý làm người bị đảo điên cách quái đản như trong thời kỳ CCRD. Con cái phải bịa chuyện gian dối đấu tố cha mẹ (mà Trường Chinh đã đấu tố cha ruột đến chết để làm gương).” (2)

Thứ tư, trong cuốn sách “Quê hương niềm đau và nỗi nhớ” của tác giả Huy Vũ (nguyên quán làng Bản Nguyên, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Theo gia đình di cư vào Nam 1955. Đậu Tú Tài I và II ban Toán năm 1957 và 1958. Là Thí nghiệm viên của Chương Trình Diệt Trừ Sốt Rét từ năm 1959 tới 1963. Đậu Cử Nhân Luật năm 1964). Trong chương 8 của cuốn sách có tên là - Chiến Dịch Đấu Tố Địa Chủ ở Làng Tôi có viết: “Đặc biệt họ cũng nêu ra một tấm gương sáng chói để tôi noi theo là ông Trường Chinh, tuy là con trai của một đại địa chủ, song vẫn được tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí Thư đảng Lao Động Việt Nam. Rất tiếc là chiến dịch PT/PĐQC/ĐTCĐC ở làng tôi đã xảy ra trước làng Hành Thiện của cụ thân sinh ra ông Trường Chinh Đặng Xuân Khu. Nếu sau, chắc chắn chúng còn cho tôi biết thêm ông Trường Chinh đã tố khổ bố ông ta như thế nào.”

Và để kể về sự kiện Trường Chinh đấu tố cha mẹ cũng như một trường hợp tương tự ở ngoại thành Hà Nội thì nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã viết một bài thơ khá não lòng:

“Được nghe bà kể khổ
  Con thấy đời con thật đáng chết
  Con đã đi bóc lột để nuôi bà
  Con bây giờ không dám nhận là cha
  Dù bà là do con đẻ ra
  Con, thành phần địa chủ thối tha
  Trước nhân dân, trước Đảng, trước bà
  Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội”.


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Images?q=tbn:ANd9GcTWAGp23Syt5OnWk35nmDwrwt72HJX-7gfaPqI6uD5dgu_58v1j
Về Đầu Trang Go down
vnguyen
Khách viếng thăm




Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất   Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeWed Nov 19, 2014 1:04 am

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất 1518


Trường Chinh có đem cha mình ra đấu tố không?

Đã từ lâu, thời chế độ Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam thì có một số bài báo viết là trong chiến dịch cải cách ruộng đất ở miền Bắc vào năm 1955 – 56, ông Trường Chinh đưa cả người cha đẻ của mình ra mà đấu tố. Thông tin này được phổ biến sâu rộng khắp nơi tại miền Nam – đến nỗi mà nhiều người ngay mới đây ở hải ngọai vẫn còn lặp lại cái chuyện “động trời” đó. Sự thực có phải đúng như vậy không? Tôi xin trình bày câu chuyện như sau, dựa theo những điều mà chính bản thân mình đã được biết một cách chính xác.

1 – Làng quê tôi là xã Cát Xuyên chỉ cách làng Hành Thiện quê của các ông Nguyễn Thế Truyền và Trường Chinh Đặng Xuân Khu có chừng 4 cây số thôi. Hồi năm 1950 – 51, lúc đã ở tuổi 16, thì hàng ngày tôi thường cắp sách đến học tại nhà thầy Đặng Vũ Tiển ở làng Hành Thiện. Do đó mà tôi quen biết gần gũi với rất nhiều bạn học là người Hành Thiện và chúng tôi vẫn thường gặp nhau trước đây ở Hà nội, ở Sài gòn và cả ở nước Mỹ bây giờ nữa.

2 – Sau năm 1975, nhiều bà con của tôi từ miền Bắc vào Sài gòn, thì tôi có hỏi họ rằng : “Cái hồi cải cách ruộng đất năm 1955 – 56 đó, thì ở quê ta, có vụ đấu tố ông bố của ông Trường Chinh để làm gương không?” Tất cả bà con này đều trả lời y hệt nhau rằng : “Làm gì có chuyện đó, bởi lẽ ông bà cụ bố mẹ của ông đó đã được đưa ra sinh sống ở Hà nội từ lâu rồi, nên không hề có cái vụ đấu tố như thế đâu…”

3 – Mới đây vào năm 2008, một người bạn là dược sĩ ở California về thăm bà con ở làng Hành Thiện, thì thấy cái nhà xưa của gia đình ông Trường Chinh được sửa sang đẹp đẽ và có người coi sóc giữ gìn đàng hòang. Chị bèn hỏi bà con trong làng : “Liệu hồi trước có vụ đấu tố ông bố của Trường Chinh không?” Thì cũng được trả lời là : “Ông bà ta được đưa đi khỏi làng từ lâu, trước khi phát động cuộc đấu tố kinh hòang thời đó”. Chị bạn này họ Nguyễn là bà con với nhà ái quốc Nguyễn Thế Truyền.

4 – Và mới đây, tôi cũng viết email hỏi anh bạn Trần Đĩnh tác giả cuốn sách “Đèn Cù”, xin anh cho biết về tin ông Trường Chinh đem bố đẻ của mình ra đấu tố để làm gương, có phải thật như vậy không? Thì anh Trần Đĩnh đã trả lời cho tôi nguyên văn thế này :” Còn chuyện ông TC đấu bố, thì không có đâu.” Tôi tin là anh Đĩnh đã nói sự thật, y hệt như những bà con thân thiết cùng miền quê đã nói với tôi ở trên.

** Tóm lại, không hề có chuyện ông Trường Chinh đem bố mình ra đấu tố ngay tại làng quê Hành Thiện của mình – như hiện vẫn có người ở hải ngọai tin như vậy.

Tôi viết điều này không hề nhằm chạy tội cho ông Trường Chinh. Vì ông ta là một trong những lãnh tụ hàng đầu của đảng cộng sản và phải chịu trách nhiệm nặng nề trước lịch sử dân tộc Việt nam chúng ta : “Trường Chinh, Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng cũng như Hồ Chí Minh đều là những kẻ đã đang tâm du nhập vào nước ta cái chủ thuyết bạo tàn ác nhân ác đức của Liên Xô, Trung cộng – để mà gieo rắc bao nhiêu tai họa đau thương khốn khổ cho hàng chục triệu đồng bào chúng ta trong suốt bảy chục năm qua”.

Tội của Trường Chinh đối với dân tộc rõ ràng là quá nặng nề, điều đó không một ai có thể chối cãi hay biện minh cho được. Nhưng cũng phải công tâm mà ghi lại rằng : “Không hề có chuyện Trường Chinh đem bố của mình ra đấu tố trong chiến dịch cải cách ruộng đất ở miền Bắc 60 năm trước – như đã có người từng đưa thông tin sai lạc như vậy.”/


Đoàn Thanh Liêm
Costa Mesa California, tháng 10 năm 2014.


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Ecb238475c414c39929b6529212c6e71
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất   Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeSat Nov 22, 2014 9:28 pm

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất HQPD_1389479007

Cuộc nổi dậy của nông dân Quỳnh Lưu, Nghệ An, 1956

    Năm 1956, cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là một cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo csVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị đảng csVN bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó. Trong khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn hơn, được loan tin vào miền Nam VN thời bấy giờ, với những tư liệu lịch sử rất giá trị. Nhưng không vì thế mà cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chôn vùi với nỗi oan khiên của những nạn nhân đã chết. Một số nhân chứng hiếm hoi đã kể lại, viết lại để các thế hệ tiếp nối hiểu được những gì xảy ra dưới chế độ XHCN.
    Tội ác của lãnh đạo csVN không thể đếm bằng số người dân đã chết. Mục đích của tội ác đã đi ra khỏi giới hạn suy nghĩ của loài người.

    1- Chính sách Cải Cách Ruộng Ðất

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất 9k=   
Cuộc xử án một người địa chủ

    Lãnh đạo csVN đã bắt đầu cuộc cải tạo nông nghiệp tại miền Bắc khi thực dân Pháp vẫn còn xâm chiếm nước ta. Hồ chí minh (HCM) đã ký 2 sắc luật Giảm Tô (tức giảm số thóc gạo mà nông dân phải trả cho người chủ đất) số 78/SL ngày 14/7/1949, và Sắc Luật 42/SL ngày 1/7/1951 về chính sách nông nghiệp của chính quyền kháng chiến, năm trong toàn bộ chính sách thuế khóa, gồm cả thuế công thương nghiệp, sát sinh, lâm thổ sản, xuất nhập cảng… Chính sách thuế nông nghiệp đã khởi đầu cho các chiến dịch phân mảnh định hàng các loại ruộng, bình sản lượng, bình diện tích mỗi mảng đất để làm căn bản tính thuế, sau đó tiến hành chiến dịch chống phản động, đấu tranh giảm tô kéo dài đến năm 1954, và chỉ tạm ngưng khi chiến trường Ðiện Biên Phủ bắt đầu nghiêm trọng và sau đó đưa đến Hiệp Ðịnh Geneva ký vào tháng 7/1954.

    Kế đến, lãnh đạo csVN lại tạm ngưng chiến dịch cải cách ruộng đất tới cuối năm 1955, đầu 1956, vì (1) csVN bận lo đón tiếp hơn 50,000 bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, (2) Phải đối phó với phong trào di cư và cuộc biểu tình đòi di cư của người dân vùng Ba Làng (Thanh Hóa), (3) Phải che dấu phần nào thủ đoạn tàn bạo để trấn an lòng dân, che mắt các quan sát viên quốc tế của Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến và ổn định tình hình nội bộ. Giai đoạn thứ hai của cải cách ruộng đất bắt đầu từ cuối năm 1955, lãnh đạo csVN tiếp tục phát động phong trào quần chúng qua nhiều đợt đấu tranh cải cách ruộng đất.

    Trong giai đoạn này, hình thức đấu tranh cải cách ruộng đất cũng giống như đấu tranh giảm tô, nhưng khác ở mức độ tàn bào cao hơn gấp bội và số nạn nhân cũng gia tăng do sự càn đi, quét lại và kích tỷ lệ. Ở một số nơi, như các vùng vừa tiếp thu và đồng băng bên bờ sông Nhị Hà chẳng hạn, csVN tiến hành song song 2 chiến dịch đấu tranh giảm tô và cải cách ruộng đất một lượt. Ðiều cần nhấn mạnh là csVN đã bắt chước y hệt chính sách cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, nên đã cho các cán bộ học tập kinh nghiệm nguyên văn cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở Hồ Nam, quê hương của Mao trạch đông.

    Ở Trung Hoa, ngoài ruộng đồng bao la bát ngát, một địa chủ điển hình còn có lâu đài, dinh cơ và quân lính riêng để bảo vệ sản nghiệp, cũng như để đàn áp và bóc lột nông dân. Trong khi ở miền Bắc VN, cái mà csVN gọi là địa chủ đại gian đại ác thường chỉ có mấy mẫu ruộng, nhưng thuộc thành phần có uy tín ở nông thôn (thường giúp đỡ người nghèo) và có thể trở thành đối tượng chống đối đảng và nhà nước.

    Trung ương đảng csVN đã trao cuộc đấu tranh cải cách ruộng đất cho Trường chinh lãnh đạo và Hồ viết thắng, Ủy viên Trung ương đảng phụ trách điều hành. Dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất cho mỗi tỉnh và dưới cấp đoàn có các đội cải cách ruộng đất cho từng xã. Các đoàn và đội đều nhận lệnh trực tiếp từ trung ương mà không cần qua Ủy ban hành chánh địa phương. Thành phần trong các đoàn, đội đều được tuyển lựa là thành phần cốt cán, bần cố nông, là đảng viên trung kiên đã chiến đấu trong quân đội.

    Càng về sau, chính sách cải cách ruộng đất càng khốc liệt bởi phần đông đội viên toàn là những người trẻ tuổi, cuồng tín, được bồi dưỡng tư tưởng đấu tranh giai cấp, căm thù thật sự. Vì thế, trong năm 1956, riêng đợt cải cách ruộng đất Ðiện Biên Phủ đã đưa số nạn nhân bị tàn sát lên đến 10.000 người.

    Ðội cải cách ruộng đất đã trở thành công cụ giết người ghê rợn của chế độ. Sự tàn sát lên cao vì chính sách kích tỷ lệ (nâng tỷ lệ) của csVN. Thí dụ: cứ mỗi xã có 100 gia đình thì dù đủ hay không, có hay không có, đội cải cách ruộng đất của xã đó phải tìm cho ra ít nhất là 5 gia đình địa chủ (tỷ lệ 5%), nếu hơn thì càng tốt. Trong 5 gia đình này phải quy cho được 2 gia đình là cường hào ác bá để xử tử. Nếu đội không làm đủ tiêu chuẩn sẽ bị phê bình là thiếu ý thức đấu tranh giai cấp, công tác kém cỏi. Nghe một đoạn thơ tuyên truyền của thi nô Tố Hữu, ta sẽ thấy sự dã man ra sao:

    Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
    Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
    Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
    Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.

    Mục tiêu cuộc cải cách ruộng đất còn là cơ hội để đảng csVN mở cuộc thanh trừng quy mô những đảng viên trong nội bộ hoặc trong hàng ngũ kháng chiến cần bị đào thải vì không thuộc thành phần vô sản, những người có thể trở thành nguy hiểm cho đảng vì đã trau dồi những kinh nghiệm đấu tranh, đã có khả năng lãnh đạo, có uy tín, nắm vững tình hình đảng, quy tụ được thế lực mạnh, và có thể phản đảng.

    Chính csVN đã thú nhận khi có chính sách sửa sai, trong cuộc thanh trừng này có đến 23.000 đảng viên trung kiên bị chết oan, còn hàng ngàn đảng viên không trung kiên bị chết một cách đích đáng thì chưa thấy tài liệu nào của đảng công bố cả. Rất nhiều cán bộ cao cấp có công với kháng chiến cũng bị kết tội cường hào ác bá, hoặc tham gia trong các tổ chức phản động như VN Quốc Dân Ðảng chẳng hạn. Theo hồi chánh viên Nguyễn văn Thân, kỹ sư thuộc Bộ Thủy Lợi miền Bắc, trước kia đã từng tham gia nhiều vụ cải cách ruộng đất, cho biết một cuộc đấu tố chụp mũ như sau:

    … Cuộc đấu tố điển hình nhất mà tôi được dự là lần đấu tố ông Nguyễn Văn Ðô, Bí thư huyện ủy tại Ô Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nộị… Nạn nhân Nguyễn văn Ðô là Bí thư Huyện ủy, rất có công với kháng chiến nhưng lại bị kết tội là cường hào ác bá và có chân trong tổ chức Quốc Dân Ðảng. Chủ tịch đoàn nói rằng ông lợi dụng chức vụ của Ðảng để hoạt dộng cho Quốc Dân Ðảng. Người đứng kể tội là một nông dân trước kia đi chăn ngựa cho ông Ðô một cụ già khác lên tố về việc cướp đất ruộng nương và cô con cái của ông lên đấu tố là đã bị ông cưỡng hiếp tất cả 177 lần. Ðến khi ông Ðô được phép lên phát biểu ý kiến nhận tội, ông đã cứng cỏi trả lời: “Ông không phải là Quốc Dân Ðảng, ông chỉ làm việc cho Bác, cho kháng chiến mà thôi”. Ông trả lời cô con gái là: “Thưa bà, bà còn quên đấy, tôi đã hiếp cả mẹ bà để đẻ ra bà nữa”. Câu trả lời này làm mọi người phải bật cười và làm đấu trường mất vẻ tôn nghiêm. Chủ tịch đoàn vội vàng hô khẩu hiệu “Ðả đảo tên Ðô ngoan cố” để đàn áp và che lấp tiếng nói của ông. Sau đó họ không cho ông nói tiếp. Họ nghị án và quyết định xử tử ông ngay tại chỗ. Cuộc đấu tố này kéo dài từ 5g sáng tới 13g trưa mới xong.

    Rất nhiều người thuộc thành phần trung nông (trung nông cấp thấp: vài sào (acre) đất, trung nông cấp cao: 1-3 sào và một con trâu), tiểu thương cũng bị kích lên thành địa chủ (địa chủ thường: 3-5 sào hay có khi hơn một chút, không giàu, cho mướn ruộng lấy địa tô, không có tội với nhân dân; địa chủ cường hào ác bá: 3-5 sào, có tội với nhân dân; địa chủ phản động: đảng viên VN Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt, v.v…).

    Với dân số miền Bắc vào năm 1956 là khoảng 20 triệu người, có khoảng 4 triệu gia đình nông dân. Nếu chỉ có 2% gia đình nông dân bị liệt vào giai cấp cường hào địa chủ, thì số người bị giết ít nhất là 80,000 người. Chưa kể số người chết tăng lên qua chính sách kích tỷ lệ theo đúng chỉ tiêu do đảng CSVN đề ra. Sự oán hận của người dân ngày càng dâng cao ở khắp nơi.

    Nhiều vụ phục kích giết cán bộ đấu tố và những vụ chém giết giữa bần cố nông và thân nhân của người bị đấu tố đã xảy ra thường xuyên. Ngay lúc đó, nhiều biến cố chính trị đã xảy ra tại các nước CS, như Liên Xô, Trung Hoa, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Liên Xô yêu cầu Hồ chí minh thực hiện việc xét lại. Hồ chí minh chuẩn bị kế hoạch ngừng chiến dịch đấu tố vào tháng 3/1956, nhưng chính thức ra lịnh đình chỉ mọi vụ hành quyết địa chủ vào tháng 10/1956.

    Trong hội nghị thứ 10 Trung ương đảng, Võ nguyên giáp đã thay mặt đảng đọc một bản thú nhận sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất. Hồ chí minh khóc lóc và đổ cho cấp dưới thi hành chính sách quá đà, cách chức Thứ trưởng phụ trách cải cách ruộng đất của Hồ Viết Thắng để xoa dịu lòng dân. Ðảng csVN cũng thả 12.000 đảng viên còn sống sót trong tù vì bị kết tội địa chủ, trong số này nhiều người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành. Tuy nhiên oán thù của người dân không vì thế mà nguôi ngoai. Nhiều vụ nổi dậy, bạo động lớn nhỏ đã xảy ra sau đó, như Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hải Phòng, Lạng Sơn… Trong thời gian này cũng có những vụ bạo động khác như những vụ thanh niên và công nhân Nam Bộ tập kết đập phá bót cảnh sát ở bờ hồ Hà Nội (cạnh ga tàu điện, đầu phố Cầu Gỗ).

    2. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu

    Sau cái gọi là nghị quyết sửa sai của đảng csVN về những đợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên cs trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang mang, lo sợ tột độ. Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau.

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Camninh-1-11
    Quỳnh Lưu

    Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe lời đảng tố điêu nay bị sợ rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuệá Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng CSVN rất lo sợ. Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở một đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ vc thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân.

    Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau:

    - Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm.
    - Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêu.
    - Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công.
    - Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.

    Cán bộ vc rất căm tức những lời kết án của dân chúng, lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị. Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi: Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Ðức Khâm Sứ Dooley), Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến, Hồ chí minh và gởi đến chính quyền Quốc Gia miền Nam. Phía csVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến.

    Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của csVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Geneva.

    Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9/11/1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số một chờ đợị vá Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thựá Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận xe lại 6 thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần.

    Sau đó, ngày 10/11/1956, khoảng 10,000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảỵ Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, csVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và một đại đội công an võ trang huyện Diên Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trời. Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất 00camninh-1-2
    Quỳnh Lưu nổi dậy 1956

    Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữa. Ðêm hôm dó, cs đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10,000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở một trận địa giữa 10,000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội.

    Tờ mờ sáng này 11/11/56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30.000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của cs, trở thành một vòng bao vây thứ tự Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Hồ chí minh rất căm hận biến cố này vì Nghê An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ chí minh chưa biêt cách giải quyết thế nào để gỡ thể diện cho mình và đảng. cs cũng tìm cách liên lạc với Giám Mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời: Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là một nhà tu hành. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có một số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ đội. Chưa bao giờ một cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên cs.

    Ðêm 11 rạng ngay 12/11/1956, một số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châụ Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, một Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.

    Rạng ngày 13/11/1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục:

    Anh đi giết giặc lập công
    Con thơ em gửi mẹ bồng
    Ðể theo anh ra tiền tuyến
    Tiêu diệt đảng cờ Hồng
    Ngày mai giải phóng
    Tha hồ ta bế ta bồng con ta

    Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Nghệ An, hô thật to những khẩu hiệu: "Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân, Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu, Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt…". Công an tỉnh lẫn trốn từ lâu trước khí thế nàỵ, dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ cs quốc tế.

    Trước tình hình này, Hồ chí minh ra lệnh cho Văn tiến dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ chí minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính này.

    Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC. Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứụ vá vòng đai chiến trạn đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13/11/1956, hơn 20,000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực tính kế trường kỳ đấu tranh.


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất 31f490771dcd4db08a2a4a0e7e504e2c
   
Ngày 14/11/1956, Văn tiến dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưụ vá khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ chí minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có một không 2 trong lịch sử đấu tranh chống vc. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quan được truyền đi: "Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc". Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâụ. Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội vc đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng này.

    Không bắt được ai, vc đành thả bà con ra về, nhưng Hồ chí minh tính kế bắt đi Linh Mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói: “Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân”, nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.

    cs bắt 2 vị Linh Mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không băng lòng. cs đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2 vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản động này. Họ mang hình ảnh Linh Mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt. Cuối cùng, 2 vị phải tuyên bố ngược lại sự thật.

    Dù nhà cầm quyền cs vẫn cố tình che dấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay; dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết và đày ải hơn 6,000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự do. Người cs rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trời. Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng.

    Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một cái tội. Dùng bạo lực để áp đặt cho cho một tội danh là gieo nỗi oan khuất cho cả một dân tộc. Nỗi oan khuất đó đã chồng chất đến trời xanh. Nói về những nỗi oan sống dưới chế độ CS thì không biết bao nhiêu mà kể. Với những nỗi oan của những người đã chết, oan khiên đeo nặng những người còn sống, đảng csVN đã giải quyết ra saỏ? Chỉ là sự im lặng.

    Thời gian cũng đủ chứng minh csVN không thể trả lời. Nhưng người dân VN có thể sẽ tự trả lời khi cao trào thèm khát cuộc sống tự do – dân chủ tới hồi chín mùi. Tiếng trống bi hùng của đồng bào Quỳnh Lưu 41 năm về trước vẫn còn vọng về thúc dục người có lòng ái quốc, thương nòi trong chúng ta. Bài hát vang trong bầu trời Quỳnh Lưu như nhắn nhủ gọi người can trường đi tìm chân lý của cuộc sống: con người sinh ra phải được tự do.

    Tài liệu tham khảo:

    - Trăm Hoa Ðua Nở Trên Ðất Bắc của Hoàng Văn Chí.
    - Cuộc Cải Cách Nông Ngiệp tại Miền Bắc của Võ Trường Sơn.
    - Việt Nam Giáo Sử của Phan Phát Huồn.
    - Cuộc Phiêu Lưu của một Gia Ðình Nông Dân của Thập Lang.

    Người sưu tầm: JB Nguyễn Văn Định

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất 89115c730b5344a9a50a8b1d0c8108d6
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất   Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeMon Dec 08, 2014 5:22 pm


Bài thơ về cải cách ruộng đất của Văn Cao


(Không có trong trong triển lãm CCRĐ)

Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Vancao1993

Nguyễn Trọng Tạo: Bảo tàng lịch sử quốc gia VN vừa trưng bày triển lãm về “Cải cách ruộng đất 1946-1956″, để chứng minh là cuộc cải cách đúng đắn vì “dân cày có ruộng”. Bây giờ hàng triệu dân cày đâu còn ruộng nữa, thì sao? Thật trớ trêu cho câu chuyện đang cố vùi đi, lại bới lên như một niềm tự hào?

Tôi đã được Nhà thơ - Nhạc sĩ Văn Cao cho công bố bài thơ về Cải cách ruộng đất của ông, “Đồng chí của tôi”, như một bi kịch mà ông giữ mãi trong sổ tay cho đến khi từ biệt cõi đời…

Giữa quá nhiều bất trắc cuộc đời, tiếng thơ Văn Cao chẳng bao giờ đổi giọng. Chữ nghĩa của ông như được viết ra từ ngòi bút kim cương chứ không phải bút lông bút sắt. Và khi tiến hành chọn bản thảo tập thơ Lá, Văn Cao rất vui lòng ủy thác cho Nguyễn Thụy Kha, Thanh Thảo và tôi tuyển chọn. Hầu như ông hoàn toàn yên tâm về việc đó. Ông nói: “Ba thằng mày bảo được là được!”. Dù là trong thời kì “đổi mới” rất mạnh mẽ, chúng tôi vẫn thấy ông có một bài thơ mà nhà xuất bản khó lòng chấp nhận, đấy là bài Đồng chí của tôi viết năm cải cách ruộng đất (1956). Bài thơ tràn đầy lòng tin vào chủ nghĩa xã hội mà cảnh tỉnh những sai lầm của hiện tại, nó là tiếng lòng thống thiết của người cộng sản bị xử bắn oan gửi tới các đồng chí của mình. Không trung thực với Đảng, không có lòng can đảm của một đảng viên, không chan chứa một trái tim nhân đạo… không thể viết được một bài thơ rớm máu như thế. Nhưng 30 năm và hơn thế nữa, nó vẫn chỉ là bài thơ của riêng ông. Chúng tôi biết điều đó, và đề nghị ông “để lại”, ông đồng ý ngay. Đầu năm 1995, tôi nhắc lại với ông bài thơ ấy, và thấy đã đến “thời” bài thơ có thể in được rồi, nhưng ông nói sau khi nhấp một ngụm rượu: “Thôi, cứ để sau khi mình chết rồi in cũng chưa muộn”. Ngày ông qua đời, tôi bỗng mở sổ tay xem lại bài thơ ấy, và tôi đã khóc.

ĐỒNG CHÍ CỦA TÔI

Người ta các đồng chí của tôi
Treo tôi lên một cái cây
Đợi một loạt đạn nổ
Tôi sẽ dẫy như một con nai con
Ở đầu sợi dây
Giống như một nữ đồng chí
Một anh hùng của Hà Tĩnh
Tôi sẽ phải kêu lên
Như mọi chiến sĩ bị địch bắn
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Vẫn còn là một đảng viên
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Máu của tôi vẫn còn là máu của Việt Nam

Ở dưới gốc cây có các cụ già các bà mẹ
đã nuôi cách mạng
Các em nhỏ từ ba tuổi đứng nhìn tôi
dẫy chết
Có mẹ tôi
Ba lần mang cơm đến nhà tù
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi

Tôi sợ các cụ già không sống được
Bao năm nữa
Để nhìn thấy xã hội chủ nghĩa
Của chúng ta.
Chết đi mang theo hình đứa con
Bị bắn

Tôi sợ các em còn nhỏ quá
Sẽ nhớ đến bao giờ
Đến bao giờ các em hết nhớ
Hình ảnh tôi bị treo trên cây
Bị bắn

Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi…

Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Đảng Lao động…

(1956)


Nguồn: Blog Nguyễn Trọng Tạo


Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Ccrd-30399-danlambao
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất   Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitimeWed Dec 31, 2014 9:29 am


Người Cày Có Ruộng & Cải Cách Ruộng Đất



- Chính sách người cày có ruộng ở miền Nam do cố TT Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo,người dân được tự do ấm no hạnh phúc.

- Còn chính sách cải cách ruộng đất ở miền Bắc do Hồ Chí Minh lãnh đạo, người dân nghèo khổ chết chóc mất hết quyền tự do.

.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất   Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tội ác Cộng sản VN - Cải Cách Ruộng Đất
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Lịch Sử, Tài Liệu-
Chuyển đến