Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
hoang sáng Nhung VNCH linh trong Nguyen Chung quang Trung không truyện nhac bich chất ngam Saigon nguyet thuoc ngắn phải quốc chẳng quynh quan chuyen
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
leminh
Khách viếng thăm




Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeWed May 28, 2014 9:08 am


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Truyen1

Từ dấu mốc đáng nhớ năm 1993, sau 11 năm chuyển từ cầm phấn sang cầm bút, từ gõ đầu trẻ sang gõ đầu mình, từ bán cháo phổi sang bán tim óc, từ ăn cơm rau vật nhau với trẻ sang…tự mình ăn thịt mình (thức đêm thức hôm để viết ra những điều giả dối, đổi nhan sắc mình cho nhan sắc của những câu chữ v.v),  tôi luôn được ban văn hóa tư tưởng trung ương dạy dỗ vào mỗi sáng  thứ 2 hàng tuần: “Làm nhà văn hay nhà báo trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì phải vui vẻ, lạc quan, phải đề cao tính đảng, tính nhân dân cũng như tính tập thể tính v.v. Có như thế thì bài viết mới phong phú sinh động được. Nếu không có những phẩm chất “đáng quý” đó thì văn chương còn đâu sức sống, nói gì đến sự hòa đồng, xây dựng”?

Có lẽ vì văn chương hai miền Nam Bắc trong thời kỳ qúa độ (1955-2013) qúa thiếu những đặc trưng đó mà chủ nghĩa xã hội mãi không xây dựng xong. Chính xác hơn nó chỉ là một ngôi nhà ma quái, trong đó ác quỷ và người vô tội sống lẫn lộn, như nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã nói: “Mảnh đất lắm người, nhiều ma”. Lẽ ra theo quy luật thông thường, quỷ ma phải sợ người, sợ tiếng gà gáy sáng. Tiếc rằng trên dải đất hình chữ S, nơi tăm tối cuối cùng của thế giới, luôn là “đêm giữa ban ngày” nên quỷ ma luôn dọa người, ăn tươi nuốt sống con người nếu không chịu phục tùng những mệnh lệnh dốt nát, quái gở của nó. Sự sợ hãi đã trở thành tâm thức nô lệ. Những đứa trẻ sinh ra trong mảnh đất nghèo nàn, u tối này, mang trong mình sự sợ hãi từ đôi bầu vú mẹ, đơn giản vì ngoài hương vị thơm tho , ngọt ngào của tình mẫu tử còn thêm cả vị sợ haĩ quỷ ma và quỷ vương lộng hành do mẹ truyền qua đôi dòng sữa. Từ đó gần 90 triệu người Việt trong nước đã dần dần biến tên dân tộc kinh của mình thành dân tộc… sợ.

May mắn thay, văn chương là nghiệp chướng của những kẻ tài hoa có trong đầu kiến thức của hàng nghìn năm văn hiến, hiểu biết tinh thông về mọi lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, công nghệ v.v nên thay vì viết bài phê phán chế độ trên hệ thống truyền thông như mọi thể chế dân chủ  khác, họ đành phải truyền tai nhau những câu hài, bài hát, tếu táo nghịch ngợm nhằm chế giễu mọi thói hư tật xấu của  đảng , đặc biệt là 14 tên quỷ vương. Tiếc rằng … vạt áo của một nhà văn đối kháng như tôi, dù dài rộng đến đâu cũng không thể nào đựng hết được, chỉ mạo muội trình bạn đọc vài chục câu trong cả biển ca dao, thơ ca, hò vè của quần chúng nhân dân hoặc thơ ca bình dân của những người cầm bút chân chính, “muốn bay không nhấc nổi mình mà bay” vì sự ám ảnh của vành móng ngựa cùng chiếc còng số 8, dưới cây gậy chỉ huy của đảng… Hy vọng sự “vô hại” của những câu ca này sẽ trở thành… hại vô cùng đối với thể chế  độc tài Việt Nam

Chính phủ chỉ là tà phủ  thôi
Tự do hạnh phúc ở… giữa đùi*
Sợ quân Trung Quốc nên luồn cúi
Giàu tặc rước bọn giặc tàu vô

Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra nữa là hành động đi đêm của  các “vua đồng chí” giữa hai lãnh đạo Việt –Trung. Cho nên… ranh ngôn thời nay viết :

Quân tử vùng lên là quân tử dại.
Quân tử giấu mặt là  quân tử khôn.
Cho nên Dũng, Trọng luồn chôn
Theo hầu Trung Quốc bán luôn cõi bờ

Trong khi lãnh đạo Việt Nam tự vỗ ngực, ca tụng mình là vĩ đại, quang vinh, đỉnh cao trí tuệ v.v…thì ca dao thời đại viết :

Lãnh đạo ngày nay bậy qúa trời
Nghìn thằng lãnh đạo, nghìn thằng hư
Triệu thằng cướp bóc, trăm chộp giật
Còn những thằng kia… cũng chẳng từ

Càng ra sức che đậy sự lừa mị dối trá bằng những ngôn từ tốt đẹp , thì người dân càng dùng thơ ca để lột truồng đảng ra cho 90 triệu người Việt Nam cùng biết bản chất gian manh, xảo quyệt, lèo lá của đảng

Lãnh đạo  như cáo như lươn
Caó thì lừa dối, lươn thì tuột trơn
Trung ương đã hết thằng khôn
Nhà tù, nhà đá nó dồn dân ta

Trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm, chưa thời đại nào sự vỗ ngực, ca tụng mình lại nhiều như triều đại cộng sản. Nào là “đạo đức, văn minh, nào thống nhất, độc lập, nào hoà bình, ấm no”, công ơn đảng thật là to** v.v… thì nhân dân mượn ca dao của ông bà bình… lọan:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Đất  đai tổ quốc đảng  nhường Trung Hoa
Quy thành vàng khối, đô la
Trăm dân khốn khổ, lệ nhòa… tương lai

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Bannuoc-danlambao-01

Dựa vào các dữ kiện trong lịch sử hai đảng từ trước đến nay: Núi lấn núi, sông giành sông, răng cắn bập vào môi hết lần này, lần khác, các nhà thơ bất đắc dĩ phải mượn lời cha ông để khẳng định mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Hoa chẳng qua chỉ là một lũ tim la, hắc lào, ghẻ lở ,ba que và đểu giả:

Việt Nam, Trung Quốc bao đời
Toàn dân đói khổ, chung nòi cộng nô
Con điên cùng lũ cháu rồ
Nhờ ơn hai đảng ban cho mỗi ngày

Ca dao xưa cũng góp phần vào việc cổ xúy hành động của dân trong thời điểm hiện tại để nhắc nhở người dân hiểu rõ tận cùng nỗi khổ đau cơ hàn của  mình đến từ đâu:

Con ơi nhớ lấy đừng nhầm
Cướp xa Trung Quốc, cướp gần… trung ương
Con đừng lấy đó làm gương
Từ ngày có đảng tang thương, cơ hàn

“Núi liền núi, sông liền sông”, “môi hở, răng lạnh”, hoặc “Bốn tốt”, 16 chữ vàngv.v…Tất cả chỉ là những tấm bình phong giả tạo, để lãnh đạo âm thầm bán nước buôn dân. Cụ thể, ca dao thời đại viết:

Đồng chí đồng tình
Biển đông… khoắng sạch
Hàng xóm họ Bành
Tài nguyên khô kiệt,
Đảng  ta “ưu việt”
Dân thành… dân oan

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Images+(1)

Cũng vì sự hy sinh… to béo của đảng mà ca dao hò vè trong thời đại đồ đểu xã hội chủ nghĩa mới mang nặng những nét đặc trưng như vậy, đơn giản vì người làm thơ dù trong hay ngoài giới cầm bút đã sống thực với cuộc đời, với bao biến cố, sự kiện nảy sinh trong đời, nên đã  âm thầm tích lũy, rồi nhập tâm và viết lại đúng như thực tế nghiệt ngã, sinh động vẫn xảy ra hàng ngày

Thật thà ăn cháo
Láo nháo ăn cơm
Côn đồ làm cớm***
Lừa đảo làm quan

Tình cảm hồn nhiên là sản phẩm của ngẫu hứng và tự do, từ đó đã  bắc cầu qua câu chữ để giải thích những điều mắt thấy, tai nghe, dù bị cấm bị bắt, nhưng vẫn âm thầm kết kén trong lòng người đọc, người nghe và người viết:

Cứ nhìn cộng sản mà xem
Mẹ cha cũng cướp, anh em chẳng từ
Chỉ thương dân chúng đui mù
Bao nhiêu năm vẫn… mịt mù tương lai

Biết bao triết lý nhân sinh đã nảy sinh từ cuộc sống, như những bông hoa đậm đà chiều sâu triết học nảy ra từ bãi rác xã hội chủ nghĩa:

Con người càng lúc càng đông
Thạch Sanh thì ít , Lý Thông thì nhiều
Thạch Sanh khốn khó đủ điều
Lý Thông thì lại trăm chiều sa hoa

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 1150937_186408914874212_764572738

Dân tình khốn khổ, nhà nhà tang thương cũng vì sự ngu dốt trong đường lối lãnh đạo của đảng. Chính sách kém, đối sách tồi, quan chức tệ, lãnh đạo ngu …Quanh năm suốt tháng chỉ vác mặt đi họp để ngồi lì, ngủ gật lấy phong bì tiêu chuẩn, nên vận nước mỗi ngày lại rơi vào hố thẳm đường cùng:

Bắt đầu họp giữa tháng ba
Đến khi họp hết là vừa một năm
Tự hào văn hiến bao năm
Vào tay giặc đảng nát bằm như tương

Quy luật giá trị, đồng tiền chi phối tất cả mọi mối quan hệ đồng chí, đồng bào, anh em ruột thịt trong gia đình, bạn bè thân tín ngoài xã hội, đến mức thơ ca hiện đại viết :

Anh em như thể dao phay
Không chi tiền  đẹp cũng bay cái đầu
Người dưng mà khéo chi màu
Xa xôi cách biệt xin bầu… ủy viên

Người trị kẻ ác, trời trị mưu gian, có một thứ mệnh trời mà người dân âm thầm khao khát cho đảng cộng sản của mình, mệnh đó càng ngày càng rõ nét,  không cưỡng được, ca dao cải biên khẳng định:

Cá không ăn muối cá ươn,
Đảng theo trung quốc trăm đường  hại dân
Con giun xéo mãi cũng quằn
Dân mà đứng dạy, dân dần tả tơi

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Images?q=tbn:ANd9GcRKOas-1I6RFZPCDk3l3j3mRi-oQ2p3YNBIxKbIka3h6lPClUcr

Thực tế tiếng súng Đoàn Văn Vươn (Hải phòng), Đặng Ngọc Viết (Thái Bình), mìn tự tạo bằng chai xăng phát nổ nơi nọ, nơi kia nơi đã và đang là điềm cảnh báo cho bộ chính trị và trung ương đảng cộng sản Việt Nam trong nay mai:

Chế độ của dân,
Do dân vì dân
Bị đảng  cướp sạch,
Dân dần không tha

493 đại biểu quốc hội, 493 con khỉ đít đỏ, quanh đi quẩn lại chỉ vài tên tuổi: Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông, Nguyễn Lân Dũng…dám bày tỏ thái độ trong các cuộc họp quốc hội, còn lại gần 490 đại biểu khác đều là nghị gật, theo kiểu: “Im lặng là vàng”, “Im lặng là đồng ý”. Mặc vận nước gian nan, dân tình chết ngẹn, bao nhiêu con người tài chí uất hận… miễn bổng lộc vẫn còn và khẩu phần dạ dày của họ không bị vơi như  hàng triệu “dân ngu cu đen” là được. Vì thế thơ ca cũng nức nở tuôn trào theo vận nước suy vong:

Tấm gương lãnh đạo ra sao
Đại biểu nom cũng hao hao thôi mà
Quan  tham nổi tiếng gian tà
Dân tình ắt nổi… can qua  một ngày

Công cuộc tìm kiếm chân lý vẫn đang còn tiếp tục, càng đến gần ánh sáng của tự do và công lý thì sự hy sinh, những đớn đau, vất vả càng nhiều …Đường gai góc sẽ nở đầy hoa thắm. Hy vọng 90 triệu người dân Việt Nam sẽ nhất loạt vùng lên lật đổ đảng đê hèn để những đóa hoa đời được mọc lên trên mảnh đất tràn ngập hương thơm và ánh sáng chứ không còn âm thầm trong bóng đêm mịt mù tăm tối nữa. Mong lắm thay…

Sacramento 30-9- 2013
Trần Khải Thanh Thủy
Đàn Chim Việt

——————————————————-

* Câu nói nổi tiếng của tên Trung tá côn đồ công an Vũ văn Hiển trong ngày xử ba bloger : Điếu cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải : “Tự do cái con…”

**Thơ Hồ Chí Minh ca ngợi đảng cộng sản Việt Nam ngày 5, tháng 1, năm 1960)

***Cớm: Từ lóng  trong xã hội , chỉ công an Việt Nam


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 1185699_336245436521070_634523260_n
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeSat May 31, 2014 3:14 pm


XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ TÂM TRẠNG NGƯỜI DÂN QUA CA DAO


Nguyễn Ngọc Bảo
(Báo Ngày Nay số Xuân Ất Dậu 2005)



Việt nam có một ông già
Râu dài, tóc bạc tên là Chí Minh
Ông hay uống rượu một mình
Khi buồn lại rủ Trường Chinh uống cùng
Say sưa ông nói lung tung:
Việt Nam mình sẽ sánh cùng năm châu
- Này ông, chuyện ấy còn lâu!!!

Câu ca dao nêu trên có lẽ được sáng tác và lưu hành tại miền Bắc từ ngày ông Hồ Chí Minh còn có thể ngồi lai rai uống rượu và ăn nói lung tung, tức là trước cái ngày ông được nhân dân ca tụng bằng hai câu ca dao khác cũng chẳng kém mùi “phản động”: “bác Hồ ta thật vẻ vang, đang từ khỏe mạnh chuyển sang… từ trần”.

Phải công nhận tác giả câu ca dao tả bác uống rượu, và cả những người góp phần khẩu truyền câu ca dao, quả là trông xa thấy rộng. Ngay từ bốn, năm thập niên trước, khi đảng cộng sản Việt Nam nói riêng và cộng sản quốc tế nói chung đang làm mưa làm gió trên quả địa cầu, những người dân ấy đã đủ sáng suốt để vỗ vai bác, dù là vỗ vai bằng chữ nghĩa, mà bảo bác rằng “Này ông, chuyện ấy còn lâu!”.

Quả thật, cho đến hôm nay, dưới sự lãnh đạo của cộng sản, chuyện Việt Nam có thể sánh vai cùng cộng đồng nhân loại vẫn còn lâu, lâu lắm. Trong suốt hơn nửa thế kỷ kể từ ngày cai trị miền Bắc và ba thập niên từ lúc cưỡng chiếm miền Nam, cộng sản Việt Nam đã gieo rắc muôn vàn tang thương cho dân tộc. Biết bao tiếng kêu đau đớn và phẫn uất của nhân dân đã vang lên trong suốt chiều dài lịch sử này. Trong số ấy, nhiều tiếng kêu đã cô đọng thành những câu ca dao thật độc đáo.

Tự ngàn xưa, cổ nhân đã nhận định là muốn tìm hiểu bản chất một chế độ thì chỉ cần xét tinh thần của người dân sống trong chế độ. Tuy nhiên, làm thế nào để biết được tinh thần người dân? Để trả lời câu hỏi, các cụ dậy rằng “dễ lắm, tinh thần người dân luôn luôn được phản ảnh qua thơ và nhạc lưu truyền trong dân gian”. Cũng vì vậy mà cụ Khổng đã bảo “thanh âm chí đạo dữ chính thông hỹ”, tức là “đạo thanh âm tương thông với chính trị”, và cụ nói rõ rằng “thơ nhạc gốc ở tình cảm, mà tình cảm gốc ở chính trị”. Từ quan niệm này, cụ đã san định Kinh Thi, gồm hơn ba trăm bài thơ mà đa số là những bài thơ “quốc phong”, tức thơ của dân gian, về đời vua Văn nhà Chu (1186 đến 1135 trước Tây Lịch) để mô tả xu hướng chính trị và luân lý của xã hội thời bấy giờ.

Hôm nay, 30 năm sau ngày miền Nam đổi chủ, bắt chước cổ nhân, người viết xin dùng những câu ca dao được lưu truyền tại Việt Nam kể từ biến cố tháng tư năm 75 để minh họa bức tranh xã hội chủ nghĩa và tâm trạng người dân trong suốt 30 năm qua. Trong số những câu ca dao này, có những câu ta thán đầy thê lương ảo não, có những câu trào phúng “bề ngoài cười nụ, bề trong khóc thầm”, có những câu châm biếm chua cay, và có cả những tiếng mắng chửi vô cùng hằn học. Có thể nói tất cả những câu ca dao ấy là một hình thức phản kháng, một thứ vũ khí đấu tranh của người dân thấp cổ bé miệng trước sự áp bức của bạo quyền.

Cũng xin nói thêm, người viết rời quê hương trong ngày cuối cùng của cuộc chiến và cho đến hôm nay, sau 30 năm tỵ nạn nơi đất khách, vẫn chưa về thăm lại quê nhà để đi “thực tế” (mượn tạm ngôn từ của cộng sản) một chuyến. Vì vậy, những câu ca dao trích dẫn trong bài là những câu hoặc đã sưu tầm được trên sách báo và trên mạng lưới điện toán, hoặc do những người đã từng sống nhiều năm với cộng sản kể lại khi đến định cư tại xứ người, hoặc do các thân hữu về thăm Việt Nam mang sang làm “quà lưu niệm”.

Đến hôm nay, có lẽ những người di tản đợt đầu tiên từ gần 30 năm trước vẫn còn nhớ đôi câu thơ phát xuất tại miền Nam sau ngày Sài Gòn đổi chủ. Vâng, chúng ta đã nghe nhắc đến đôi câu ấy trong những năm tháng đầu xa quê hương. Nghe mà dạ bùi ngùi. Nghe mà lòng chua xót:

Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do

Câu thơ đánh dấu sư kiện, tại Sài Gòn, nhà cầm quyền cộng sản đổi tên đường Công Lý thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Tự Do thành Đồng Khởi. Ở một ý nghĩa khác, công lý đã chết tức tưởi và tự do thì đã vội vã ra đi.

Và đôi câu khác cũng được phổ biến khá rộng rãi trên mọi miền đất nước, từ sông Bến Hải đến tận mũi Cà Mau:

Dép râu dẫm nát đời son trẻ
Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai

Đau đớn thay:
Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội
Việt Cộng về thành làm tội dân ta

Ba mươi năm bị làm tội làm tình, quãng thời gian dài gấp đôi đoạn đường luân lạc của Thúy Kiều thuở trước. Từ ngày ấy đến hôm nay, bao nhiêu hàng nước mắt đã lăn dài trên gò má người dân cùng khổ.


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Biemhoa2

Đổi tiền và học tập cải tạo


Một thời gian ngắn sau khi tống giam hàng trăm ngàn quân nhân công chức chế độ Việt Nam Cộng Hòa vào cái gọi là trại cải tạo, nhà cầm quyền đã ban lệnh đổi tiền để tước đoạt tài sản người dân miền Nam. Có lẽ những người dân miền Nam từng sống dưới chế độ cộng sản còn nhớ là chỉ trong vòng 10 năm kể từ ngày chiếm miền Nam, cộng sản đã ba lần đổi tiền. Lần thứ nhất vào ngày 2 tháng 9 năm 1975 theo tỷ giá quy định là 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa đổi lấy một đồng Giải Phóng, có nghĩa là năm đồng tiền cũ đổi lấy một xu tiền mới. Thêm nữa, mỗi hộ, tức mỗi gia đình, chỉ được đổi tối đa 200 đồng tiền mới, tức 100.000 đồng tiền cũ bất kể hộ có bao nhiêu nhân khẩu. Có nhiều người, ngay sau khi đổi tiền, cầm những tờ giấy bạc mới đứng khóc nức nở, khóc mùi mẫn nơi vệ đường.

Vì vậy, người dân có câu ca dao:

Năm đồng đổi lấy một xu
Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thày

“Đi học” ở đây tức là bị học tập cải tạo còn “thày” tức cán bộ cộng sản phụ trách giảng dậy tại các trại cải tạo.

Cả nước thiếu ăn


Sau khi chiếm miền Nam, cộng sản xóa bỏ quyền tư hữu, áp đặt chế độ bao cấp như tại miền Bắc và phát tem phiếu để người dân xếp hàng mua nhu yếu phẩm tại mậu dịch, mà nhu yếu phẩm thì lúc có lúc không. Lúc bấy giờ dân miền Nam mới thấm thía hai câu nhại Kiều của người miền Bắc từ đầu thập niên 60:

Bắt phanh trần phải phanh trần
Cho may ô mới được phần may ô
(nguyên văn: “bắt phong trần phải phong trần,
cho thanh cao mới được phần thanh cao“).

 và
Từ khi ta có Bác Hồ
Nhân dân chẳng được ăn no ngày nào

Vài tháng sau, vật giá gia tăng một mức khủng khiếp. Rau muống là thức ăn chính của người dân. Có câu ca dao chơi chữ khá độc đáo mô tả tình trạng này:

Lương chồng, lương vợ, lương con
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm
Lương tâm đem chặt ra hầm
Với rau muống luộc khen thầm là ngon

Vài tháng sau nữa, lạm phát trở thành “siêu phi mã”. Lương tháng trung bình một công nhân viên khoảng 60 đồng tiền mới, chỉ mua được 30 bó rau muống. Người dân bèn réo tên ba lãnh tụ cao cấp nhất của đảng:

Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh
Ba anh có biết dân tình cho không?
Rau muống nửa bó một đồng
Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân

Rồi dân không còn đủ gạo để ăn với rau muống vì nhà cầm quyền thu gom gạo để trả nợ chiến tranh. Ngoại trừ những cán bộ trung cấp và cao cấp trong đảng, gần như cả nước đã phải nhai sắn thay cơm:

Ai sinh ra cái củ mì?
Hỏi: Để làm gì? Đáp: Để mà ăn!
Nước nhà mãi mãi khó khăn
Dân mình mãi mãi phải ăn củ mì

Ăn sắn, ăn mì, và đi dự các buổi học tập tại địa phương để hoan hô đảng và đả đảo Mỹ Ngụy là thời biểu bó buộc của người dân miền Nam lúc ấy:

Dân đói mà đảng thì no
Sức đâu ủng hộ, hoan hô suốt ngày
Đảng béo mà dân thì gầy
Độn bắp, độn sắn biết ngày nào thôi?

Chỉ đôi ba năm sau, ngô sắn cũng dần cạn, nhà cầm quyền cầu viện các đàn anh Đông Âu và được đàn anh viện trợ hữu nghị cho một món thực phẩm họ thường dùng cho ngựa ăn. Đó là bo bo, thứ thực phẩm được nhà nước cường điệu gọi là "cao lương". Trong suốt một thời gian dài cả nước vêu mồm ra mà thi nhau nhai thứ cao lương này. Dù có ninh kỹ và nhai kỹ đến đâu thì bo bo vẫn là thứ hạt bao tử con người không thể tiêu hóa nổi, ăn thế nào thì ra thế nấy. Bởi vậy người dân có ca dao rằng:

Hoan hô độc lập tự do
Để cho tớ nhá bo bo sái hàm

và:
Nhân dân thì chẳng cần lo
Nhà nước lo sẵn bo bo mỗi ngày
Hãy chăm tay cấy tay cầy
Nhịn ăn nhịn mặc chờ ngày vinh quang

Khi truyền miệng câu ca dao nêu trên, người dân miền Nam hóm hỉnh đọc trại chữ "l" thành "n" để chế nhạo các cán bộ miền Bắc phát âm sai hai chữ này. Vì vậy câu ca dao bỗng dưng mang một ý nghĩa khá khôi hài:

Nhân dân thì chẳng cần "no"
Nhà nước "no" sẵn bo bo mỗi ngày

Mùa hè năm 1980, nhằm mục đích tuyên truyền, cộng sản Việt Nam đã khẩn cầu Liên Xô cho Phạm Tuân làm “lơ” phi thuyền, tháp tùng phi hành gia Victor Gorbatco trong chuyến bay vào vũ trụ trên con tầu Liên Hợp. Lúc bấy giờ đang đói vêu vì thiếu ăn, nhân dân bèn có câu:

Một thằng lên vũ trụ
Trăm thằng đi Mút Cu (Moscow)
Nghìn thằng chè chén lu bù
Để dân bảy mươi triệu đói thò cu ra ngoài
 
Có người tức quá nên hoạnh họe:
Nhân dân thiếu gạo thiếu mì
Mày vào vũ trụ làm gì hở Tuân???

Và người khác thực tế hơn:
Ai lên vũ trụ thì lên
Còn tôi ở lại ghi tên mua mì

Thiếu mặc

Tình hình miền Nam trong những năm đầu tiên bị chiếm đóng thật thê thảm. Người dân đã không đủ ăn thì làm sao đủ mặc. Mỗi năm, một người chỉ được mua vài thước vải xấu theo giá chính thức từ mậu dịch. Bởi vậy, dân gian có câu ca dao cười ra nước mắt:

Một năm hai thước vải thô
Nếu đem may áo cụ Hồ ló ra
May áo thì hở lá đa
Chị em thiếu vải hóa ra lõa lồ
Vội đem cất ảnh bác Hồ
Sợ rằng bác thấy tô hô bác thèm
 
và:
Có áo mà chẳng có quần
Lấy gì hạnh phúc hỡi dân cụ Hồ?
Có đói mà chẳng có no
Lấy gì độc lập, tự do hỡi người?

Thiếu đủ thứ

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không những người dân thiếu ăn thiếu mặc mà là thiếu đủ thứ, từ các nhu yếu phẩm cho đến tự do và hạnh phúc:

Ở với Hồ Chí Minh
Cây đinh phải đăng ký
Trái bí cũng sắp hàng
Khoai lang cần tem phiếu
Thuốc điếu phải mua bông
Lấy chồng nên cai đẻ
Bán lẻ chạy công an
Lang thang đi cải tạo
Hết gạo ăn bo bo
Học trò không có tập
Độc Lập với Tự Do
Nằm co mà Hạnh Phúc!

Tuy đã biến cả nước thành một nhà tù khổng lồ, đảng vẫn hạn chế sự đi lại của người dân. Muốn đi từ tỉnh này sang tỉnh khác, người dân phải xin giấy phép của chính quyền địa phương:

Mang danh Dân Chủ Cộng Hòa
Đi ra khỏi tỉnh phải qua cửa quyền
Xuất trình giấy phép liên miên
Chứng từ thị thực ở miền nào qua

Tình trạng này đã phát sinh một bài ca dao trào phúng, được phổ biến trên khắp các miền đất nước:

Trăm năm trong cõi người ta
Ở đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như xứ Bồ Đào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Đen đủi như Ăng Gô La
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chậm tiến như ở nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Images?q=tbn:ANd9GcTjw63HDmu-PDfKOLl3kmWUAXLikGZ1dm0wbnSXHCJALdNGpLhJrg

Trong những nạn nhân của chế độ, có cả những cựu cán binh cộng sản đã hưu trí, đặc biệt là những cán bộ tập kết miền Nam. Đó là những múi chanh đã bị đảng vắt hết nước. Vì vậy, văn học dân gian có câu:

Đầu đường đại tá vá xe
Cuối đường trung tá bán chè đậu đen
Giữa đường thiếu tá rao kem

Có những người còn ở trong hoàn cảnh nghiệt ngã hơn:

Ngày xưa chống Mỹ chống Tây
Ngày nay chống gậy ăn mày áo cơm

Kinh tế mới và thanh niên xung phong

Với sự hiểu biết thiển cận về kinh tế cộng thêm một ý thức hệ bệnh hoạn, năm 1976, các lãnh tụ của đảng cho thành lập những khu kinh tế mới tại những vùng rừng thiêng nước độc. Chỉ nội trong một năm, nhà cầm quyền đã đày khoảng 1,4 triệu người dân miền Nam đến sinh sống tại những khu hoang vu này, trong số đó có 700.000 dân Sài Gòn, hầu hết thuộc gia đình quân nhân, công chức chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Bài ca dao dưới đây thuật lại hoàn cảnh đau lòng của những người bị lưu đày lúc bấy giờ:

Đuổi dân ra khỏi cửa nhà
Bắt đi kinh tế thật là xót xa
Không sao sống được cho qua
Nên đành lại phải trở ra Sài Gòn
Chẳng ai giúp đỡ chăm nom
Cùng nhau vất vưởng, lom khom vỉa hè
Màn sương chiếu đất phủ che
Sinh ra bệnh tật khò khè ốm đau
Nhưng mà có sống được đâu
Bộ đội kéo đến hàng xâu xúc liền
Chúng đem bỏ tại Tam Biên
Rừng sâu núi thẳm oan khiên buộc vào
Sáu ngàn nhân mạng năm nào
Thảy đều chết đói, biết bao nhục hình

Tháng 3 năm 1976, nhà cầm quyền phát động phong trào thanh niên xung phong để cưỡng ép sinh viên học sinh về miền quê công tác, chủ yếu là đào kinh. Có một câu ca dao khá ngộ nghĩnh, được truyền bá trong các đoàn thanh niên xung phong miền Nam lúc bấy giờ. Câu ca dao tuy mắng mỏ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhưng gói ghém sự tiếc nuối những ngày tháng cũ:

Mồ cha thằng Thiệu rời dinh
Để tao ở lại đào kinh mỗi ngày

Chuyện dài Hợp Tác Xã

Với chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa, cộng sản đã truất quyền tư hữu đất đai và các phương tiện sản xuất khỏi tay nông dân qua hình thức hợp tác xã tập thể. Qua hình thức này, nhà nước kiểm soát việc phân phối thực phẩm bằng cách thu mua và ấn định thuế khóa.

Câu chuyện nêu sau biểu lộ sự vô trách nhiệm của giới lãnh đạo đảng:

Vào thập niên 1990, nhà nước thúc dục người dân, nhất là dân miền Trung, bỏ trồng lúa để trồng mía làm đường. Tuy nhiên, sau khi ông Fidel Castro đến thăm Việt Nam, các nhà lãnh đạo đảng hứa giúp Cuba bằng cách nhập khẩu đường mía nước này vào thị trường Việt Nam. Sau đó, nhà nước thực hiện lời hứa, nhập khẩu đường Cuba suốt mấy năm liền. Hậu quả là nông dân trồng mía bị sạt nghiệp vì số mía thu hoạch phải bán tống bán tháo hoặc vứt bỏ. Vì vậy, người dân phẫn uất truyền miệng bài ca dao sau:

Bắt trồng mà chẳng thu mua
Tại sao đảng nỡ dối lừa nhân dân?
Tiền cầy, tiền giống, tiền phân
Một trăm thứ thuế đổ thân gầy gò
Dân đói mà đảng thì no
Kêu trời, kêu đất, kêu Hồ chí Minh!

Không những chỉ bị lỗ nặng vì trồng mía, người nông dân còn bị lao đao nhiều lần khác vì phải nghe lời nhà nước:

Trồng mía, trồng ớt, trồng hành
Vì nghe lời đảng mà thành bể niêu
Trồng tiêu rồi lại trồng điều
Vì nghe lời đảng mà niêu tan tành

Năm 1992, trong một bài viết tố cáo những sai lầm của cộng sản Việt Nam, thượng tọa Thích Quảng Độ thuật lại một câu chuyện thú vị ngài đã chứng kiến trong thời gian 10 năm bị quản thúc tại xã Vũ Đoài, tỉnh Thái Bình, từ 1982 đến 1992. Lúc bấy giờ, các cụ già tại địa phương này bị xung vào đội trồng cây của hợp tác xã để trồng cây lấy điểm, cứ trồng năm cây thì được một điểm, đủ để đổi lấy một lạng thóc. Khổ nỗi các cụ tuổi cao, sức kém, đã trồng không kỹ lại thiếu chăm sóc vì “cha chung không ai khóc”, nên cây trồng chỉ vài tuần sau là úa héo. Các em bé chăn trâu cho hợp tác xã mới làm vè trêu các cụ:

Hoan hô các cụ trồng cây
Mười cây chết chín, một cây gật gù

Nghe các cháu trêu, các cụ bèn phản pháo lại:
Các cháu có mắt như mù
Mười cây chết tiệt, gật gù ở đâu?

Chỉ một thời gian ngắn sau, hai câu đối đáp hài hước nêu trên đã trở thành ca dao thời đại mới.

Ấy thế mà cứ vài ba tháng, đảng lại phát động chiến dịch thi đua cho các hợp tác xã và thúc dục người dân làm việc bằng hai bằng ba theo lời khuyên của ông Hồ từ những ngày còn chiến tranh. Người dân bực quá nên có câu:

Thi đua làm việc bằng hai
Để cho cán bộ mua đài mua xe
Thi đua làm việc bằng ba
Để cho cán bộ xây nhà lát sân

Có người còn nhạo báng:
Thi đua ta quyết tiến lên
Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu... rồi... tiến... về... đâu?

Nhiều phụ nữ đã từng trải qua lắm gian nan, khổ cực với hợp tác xã mà chẳng “ăn cái giải rút gì”, tức quá bèn văng tục:

Đi làm hợp tác hợp te
Không đủ miếng giẻ mà che cái l..

Xã hội bất công


Điều nghịch lý là trong xã hội chủ nghĩa, một mặt đảng tuyên bố đấu tranh cho công bằng xã hội thì mặt khác, các nhà lãnh đạo lại tự cho mình hưởng những quyền lợi đặc biệt. Tại Hà Nội, người dân chua chát truyền khẩu những câu ca dao sau:

Tôn Đản là chợ vua, quan
Vân Hồ là chợ những gian, nịnh thần
Đồng Xuân là chợ thương nhân
Vỉa hè là chợ "nhân dân anh hùng"

Lãnh đạo giả dối

Có thể nói, trong hơn 50 năm qua, cộng sản Việt Nam cai trị đất nước bằng các thủ đoạn lừa bịp và dối trá. Trong một bài viết với nhan đề Nhật Ký Rồng Rắn được phổ biến ra hải ngoại đầu năm 2001, ông Trần Độ, cựu trung tướng quân đội Nhân Dân của cộng sản, đã tố cáo thủ đoạn này qua những lời lẽ sau:

“Nói thì ‘dân chủ, vì dân’ mà làm thì chuyên chính phát xít. Cái đặc điểm đó cũng có nghĩa là nói dối, nói láo, lừa bịp, trò hề, ‘nói vậy mà không phải vậy’.

Suốt ngày đóng trò, cả năm đóng trò. Ở đâu cũng thấy các vai hề, ở đâu cũng thấy các trò lừa bịp. Suốt ngày đêm, suốt năm tháng cũng lúc nào cũng chỉ nghe thấy những lời nói dối, nói lừa.

Chế độ này bắt mọi người phải đóng trò, bắt tất cả trẻ con phải đóng trò, bắt nhiều người già phải đóng trò
Đặc điểm này đã góp phần quyết định vào việc tạo ra và hình thành một xã hội dối lừa: lãnh đạo dối lừa, đảng dối lừa”. 

Tại Việt Nam, một trong những cơ quan mang tiếng nhất về chuyện có nói thành không, không nói ra có là nha khí tượng:

Bảo nắng mà trời lại mưa
Mấy thằng khí tượng đoán bừa hại tao
Trời làm một trận mưa rào
Mấy thằng khí tượng làm tao ướt rồi

Ấy thế mà theo người dân, nghệ thuật nói khoác của nha khí tượng còn kém xa những lãnh tụ cộng sản. Dưới triều đại Lê Duẩn, người có bí danh “Anh Ba”, thì kẻ đoạt quán quân về nói khoác lại chính là đồng chí tổng bí thư. Vì vậy, dân gian phát sinh ra câu ví von:

Thứ nhất anh Ba, nhì Nha Khí Tượng

Câu ca dao thời đại sau đây đã nói lên bản chất dối trá và hợm hĩnh của đảng:

Mất mùa là bởi thiên tai
Được mùa là bởi thiên tài đảng ta

Bỏ nước ra đi

Có thể nói người Việt Nam là người vô cùng quyến luyến với quê cha đất tổ. Tuy nhiên, khi miền Nam bị đặt dưới sự cai trị của cộng sản, hàng triệu người dân đã buộc lòng phải bỏ nước ra đi. Chồng lìa vợ, con xa mẹ xa cha. Trong những năm tháng ấy, kể sao cho xiết những đau đớn của sinh ly, của “lệ rơi thấm đá”.

Thuở trước, kho tàng ca dao của dân tộc có câu:

Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng mang qua
Có con mà gả chồng xa
Một là mất giỗ, hai là mất con

Khi phong trào vượt biên bùng nổ vào cuối thập niên 1970, dân miền Nam đã cải biên bài ca dao nêu trên thành những câu thật dí dỏm:

Có con mà gả chồng gần
Nửa đêm xe đạp mang phần cho cha
Có con mà gả chồng xa
Tháng tháng nó gửi đô la kìn kìn

Lúc bấy giờ, người dân bảo nhau câu “cái cột đèn nếu nó biết đi, nó cũng vượt biên, chứ đừng nói con người”. Đâu đâu, người ta cũng bàn về chuyện vượt biên. Ngay cả những cặp tình nhân, hôm nay còn gặp nhau, nhưng ngày mai có thể sẽ ngàn trùng cách biệt. Có một câu ca dao khá văn chương diễn tả tâm trạng của những kẻ yêu nhau thuở ấy:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Canh khuya thao thức mạn thuyền
Biết người quân tử vượt biên chốn nào?

Đất nước tang thương, kẻ ở người đi, lòng người ly tán, tất cả tội lỗi dĩ nhiên phát xuất từ bác Hồ, như câu ca dao thời đại:

Bác Hồ chết phải giờ trùng
Nên bầy con cháu dở khùng dở điên
Thằng tỉnh thì đã vượt biên
Những đứa ở lại chẳng điên cũng khùng

(còn tiếp)
.
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeMon Jun 02, 2014 12:28 am


XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ TÂM TRẠNG NGƯỜI DÂN QUA CA DAO


Nguyễn Ngọc Bảo
(Báo Ngày Nay số Xuân Ất Dậu 2005)

(tiếp theo - hết)


Đổi mới

Trước cảnh suy thoái trầm trọng sau nhiều năm rập khuôn một cách máy móc mô hình xã hội chủ nghĩa theo Liên Xô; nên để sống còn, đại hội VI của đảng năm 1986 phải đưa ra chính sách đổi mới, bãi bỏ chế độ bao cấp, và chấp nhận một nền kinh tế nhiều thành phần. Kinh tế thì hô hào đổi mới nhưng chính trị thì dĩ nhiên vẫn là chuyện độc quyền của đảng. Cụm từ “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” bỗng một sớm một chiều được phát sinh.

Lúc bấy giờ Đỗ Mười là tổng bí thư đảng, Lê Đức Anh là chủ tịch nước, còn Võ Văn Kiệt là thủ tướng. Vì vậy, người dân kháo nhau rằng:

Ông Anh, ông Kiệt, ông Mười
Dở khóc, dở cười biết chọn ông nao?
Ông nào, ông nảo, ông nao
Một đồng một cốt làm sao bây giờ?
"Cửa mở", phải có giấy tờ
"Đổi mới" nhìn lại vẫn thờ mấy ông
Đèn cù cứ chạy lòng vòng
Dân chủ cái còng, độc lập đói ăn
Hạnh phúc chú cuội cung trăng!

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN HatKa-Danlambao-3D+cho%CC%82%CC%81ng+Tham+nhu%CC%83ng

Tham nhũng

Trong lịch sử nhân loại, độc tài về chính trị bao giờ cũng sinh ra tham nhũng. Trước kia niềm mơ ước của một công dân xã hội chủ nghĩa là làm thế nào để đạt được 4Đ, tức là được vào “đảng”, để có thể ký cóp những khoản hối lộ cỏn con mà tậu một chiếc xe “đạp”, một cái “đài” (radio), và một ”đồng hồ” đeo tay (đảng, đạp, đài, đồng). Tuy nhiên, chỉ vài năm sau đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dẫn đến sự tham nhũng công khai khiến các đảng viên đang nắm quyền trở thành giới tư bản đỏ với tài sản lên đến hàng triệu mỹ kim. Vì vậy, dân mình có những câu ca dao:

Công nhân, vợ ốm con côi
Lãnh đạo nhà gác, xe hơi bộn bề
Bao giờ cho hết trò hề?

và:
Nhà ai giàu bằng nhà cán bộ?
Hộ nào sang bằng hộ đảng viên?
Dân tình thất đảo bát điên
Đảng viên mặc sức vung tiền vui chơi

Tuy sở hữu những tài sản kếch sù trong lúc quần chúng còn thiếu cơm thiếu áo, các đảng viên cầm quyền vẫn tiếp tục lải nhải điệp khúc “nhân dân là chủ, đảng là đầy tớ”. Nghe câu ví con này, các “ông chủ” bèn sôi máu lên mà sáng tác bốn câu ca dao sau:

Ai về qua tỉnh Nam Hà
Xem lũ đầy tớ xây nhà bê tông.
Tớ ơi, mày có biết không?
Chúng ông làm chủ mà không bằng mày!

Trước đổi mới, các “ngài đầy tớ” thường chỉ nhận một “thù lao” (hối lộ) khá khiêm nhượng từ những “ông chủ” (rất nghèo). Chẳng hạn như đối với các cán bộ điện lực, điều kiện để các ông mắc điện cho các gia đình ở nông thôn nhiều khi chỉ là một buổi tiệc nhậu có thịt gà thịt lợn:

Muốn cho điện sáng về nhà
Ruột lợn ruột gà phải nối đến nơi

Tuy nhiên, sau đổi mới, các đảng viên cầm quyền khôn ra, chỉ nhận hối lộ bằng các phong bì nhè nhẹ. Bởi vậy dân gian có ca dao rằng:

Phong lan, phong chức, phong bì
Trong ba thứ ấy, thứ gì quý hơn?
Phong lan ngắm mãi cũng buồn
Phong chức thì phải cúi luồn vào ra
Chỉ còn cái phong thứ ba
Mở ra thơm nức, cả nhà cùng vui

Đối với các ông thanh tra của đảng, mỗi khi đến làm việc ở cơ quan hoặc địa phương nào mà được trao tay một chiếc phong bì thì các ông sẽ biến mọi thứ tiêu cực thành tích cực ngay. Chứng kiến tệ trạng này, người dân bèn sáng tác hai câu ca dao với cách chơi chữ cả Việt lẫn Anh đầy nghệ thuật:

Thanh “cha”, thanh mẹ, thanh gì?
Hễ có phong bì thì nó “thanh kiu” (thank you)



Năm 1996, một tờ báo phát hành tại Đà Nẵng đã “in chui” được hai câu ca dao sau đây để nói lên bản chất đảng cộng sản trong thời kỳ đổi mới:

Đảng ta là đảng thần tiên
Đa lô thì được, đa nguyên thì đừng.

Khi nói lái, “thần tiên” là “thân tiền” và “đa lô” thành “đô la”. Quả là hai câu độc đáo.

Hiện nay, nấc thang giá trị trong xã hội Việt Nam được định đoạt bởi đồng tiền như bài vè được lưu truyền trong dân gian từ nhiều năm qua:

Tiền là Tiên là Phật
Là sức bật con ngưòi
Là nụ cười tuổi trẻ
Là sức khỏe ngưới già
Là cái đà danh vọng
Là cái lọng che thân
Là cán cân công lý
Đồng tiền là… hết ý!

Một chuyện khá khôi hài nói lên tính tráo trở của người cộng sản là trước kia, nhà cầm quyền kết án người vượt biên là Việt gian, là phản bội tổ quốc. Dân vượt biên bị bắt là bị tống vào nhà giam, hoặc bị đầy vào trại cải tạo. Thậm chí, có người còn bị công an xử bắn ngay tại nơi bị bắt. Tuy nhiên, sau đổi mới, đảng đã tha thiết mời gọi Việt kiều về du lịch và bỏ vốn đầu tư tại Việt Nam. Không những thế, đảng còn ví von đồng bào hải ngoại là khúc ruột ngoài ngàn dặm của tổ quốc. Trước sự đổi trắng thay đen này, dân gian bèn có câu:

Ngày đi, đảng gọi “Việt gian”
Ngày về thì đảng chuyển sang “Việt kiều”
Chưa đi: phản động trăm chiều
Đi rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng


Song song với việc chiêu dụ Việt kiều, đảng ngày càng tỏ thái đô lấy lòng Hoa Kỳ để được hưởng lợi lộc kinh tế. Tháng 11 năm 2000, khi nhà nước đang tất bật “lo ngày không đủ tranh thủ lo đêm” để “chiêu đãi” tổng thống Clinton và phái đoàn Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm Việt Nam thì người dân rỉ tai nhau rằng:

Ngày xưa chửi Mỹ hơn người
Ngày nay nịnh Mỹ chẳng ai bằng mình

Xã hội xuống cấp

Có thể nói sách lược kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã soi mòn truyền thống đạo đức của dân tộc một cách trầm trọng. Năm 1996, bà Nguyễn Thị Hằng, thứ trưởng bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội cho biết cả nước có ít nhất 76.900 gái mại dâm. Tuy nhiên, cũng trong năm ấy, theo lời một viên chức cao cấp trong đảng tiết lộ với báo chí ngoại quốc thì chỉ riêng tại Sài Gòn đã có khoảng 300.000 phụ nữ hành nghề không vốn này, vượt xa số thống kê chính thức của giới cầm quyền. Đến nay, đã gần 9 năm trôi qua, số gái mại dâm tại Việt Nam có lẽ còn tăng cao nhiều hơn nữa?

Trong những năm qua, ca dao tân thời của xã hội chủ nghĩa không hiếm những câu tương tự như câu tả cảnh bến Ninh Kiều ở Cần Thơ như sau:

Chiều chiều trên bến Ninh Kiều
Dưới chân tượng bác, đĩ nhiều hơn dân

Nếu trước năm 1975 tại miền Nam chỉ có một loại dịch vụ “ôm” là bia ôm xuất hiện lác đác một cách bất hợp pháp tại một vài thành phố lớn, thì hiện nay nhan nhản trên khắp các nẻo đường đất nước, ngoài bia ôm, người dân có thể thưởng thức đủ thứ dịch vụ “ôm” hợp với túi tiền từng người như cà phê ôm, chè ôm, cháo ôm, phở ôm, sổ xố ôm, hớt tóc ôm, tắm ôm, xem video ôm, ngủ ôm, câu cá ôm, v.v. Thậm chí có nhiều tiệm may còn tặng thêm món hàng đo quần áo ôm cho các đấng mày râu.

Tuy nhiên, bia ôm vẫn là dịch vụ phổ biến nhất, như câu ca dao nêu sau, nghe đồn được phát xuất từ một quán bia ôm gần Văn Miếu ở Hà Nội, nơi đặt những tấm bia đá khắc tên các ông nghè, tức tiến sĩ thuở xưa:

Trăm năm bia đá cũng mòn
Bia chai cũng vỡ, chỉ còn bia ôm

Nền giáo dục thì xuống cấp một cách thê thảm. Đây là điều hiển nhiên vì nhà giáo là những người bị hất hủi đến cùng cực trong cái gọi là xã hội chủ nghĩa:

Thày giáo lãnh lương ba đồng
Làm sao sống nổi mà không đi thồ
Nhiều thày phải đạp xích lô
Làm sao xây dựng tiền đồ học sinh

và thê thảm hơn:

Cô giáo phải bán bia ôm
Ôm phải học trò, ăn nói sao đây?

Điều đau xót và tủi nhục nhất của dân tộc trong những năm gần đây là dưới sự cai trị của những bộ óc “ưu việt, đỉnh cao trí tuệ”, nhiều phụ nữ miền Nam phải chấp thuận lấy người ngoại quốc, hầu hết là người Đài Loan và Nam Hàn, để có thể thoát cảnh đói nghèo. Tại xứ người, đa số bị đối xử như những nô lệ tình dục. Chứng kiến cảnh đau lòng này, các chàng trai đất Việt đành bùi ngùi than thở:

Tiếc thay cây quế còn soan
Để cho đám mọi Đài Loan nó trèo

và:
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển Bắc, anh tìm biển Đông
Tìm chi cho phải mất công
Đài Loan, Hàn Quốc em dông mất rồi



Châm biếm và chỉ trích lãnh tụ

Là nạn nhân của sự cai trị bạo tàn, người dân, nhất là dân miền Nam, đã phải cậy đến một thứ khí giới đặc biệt để chống lại kẻ mạnh là thi ca trào phúng. Trong suốt 30 năm, nhiều lãnh tụ cộng sản đã trở thành đối tượng để nhân dân “xả xú bắp” bằng ca dao châm biếm. Trong những ông này, ngoại trừ ông Hồ, ba ông bị nhắc đến nhiều nhất là tổng bí thư Lê Duẩn, chủ tịch quốc hội Trường Chinh, và thủ tướng Phạm Văn Đồng, tức những người lãnh đạo cao nhất của đảng trong 10 năm đầu tiên kể từ khi miền Nam thất thủ, thời kỳ bị xem là đen tối nhất của lịch sử dân tộc cận đại.

Với ông Hồ, có khi ca dao là một bài châm biếm về khả năng lãnh đạo:
Trách ai sinh thứ họ Hồ
Để cho cả nước như đồ vất đi

Có khi là một bài mỉa mai về tư cách và đạo đức, như chuyện bác “ăn ốc” xong rồi bắt đàn em “đổ vỏ”:

Bác Hồ đại trí, đại hiền
Chơi Minh Khai chán, gá liền Hồng Phong
Minh Khai phận gái chữ tòng
Bác Hồ sái nhất, Hồng Phong sái nhì

Còn về ba ông Đồng, Duẩn, Chinh thì thoạt đầu là những lời tố cáo như:
Ông Đồng, ông Duẩn, ông Chinh
Vì ba ông ấy, dân mình lầm than

Rồi đến sự căm phẫn:
Trường Chinh, Lê Duẩn, Văn Đồng
Cả ba đồng lòng giết chết con tôi

Cuối cùng là niềm mơ ước:
Trường Chinh, Lê Duẩn, Văn Đồng
Ba thằng cùng béo, vặt lông thằng nào?
- Vặt lông cả đám cho tao!

Có một chuyện khá khôi hài xẩy ra trong nội bộ đảng cộng sản vào năm 1983. Lúc bấy giờ đại tướng Võ Nguyên Giáp bị phe Lê Duẩn và Lê Đức Thọ làm nhục, tước hết binh quyền và giao nhiệm vụ phụ trách “sinh đẻ có kế hoạch”. Trước hoàn cảnh dở khóc dở cười của đại tướng, người dân có câu ca dao chế diễu:

Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngay nay đại tướng cầm quần chị em

Còn những chị em… vui tính hơn thì khúc khích rỉ tai nhau mà bảo rằng:

Khi xưa trấn thủ lưu đồn
Bây giờ đại tướng bịt l.. chúng em

Cuối tháng 6 năm 1991, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của đảng bầu ông Đỗ Mười làm tổng bí thư và cử ra một ban chấp hành trung ương đảng gồm 146 ủy viên. Sau đại hội, có mấy ông công dân rỗi việc, mò mẫm sưu tra lý lịch của 146 ngài đỉnh cao trí tuệ này thì cả nước mới hay chỉ 10 phần trăm đạt được thành tích vẻ vang là đã hoàn tất bậc trung học. Đặc biệt, đồng chí tổng bí thư thì hoặc tự bỏ học hoặc bị đuổi học từ năm lớp ba. Bởi vậy, dân gian có câu ca dao khen đồng chí rằng:

Giỏi a đồng chí Đỗ Mười
Lớp ba chưa đỗ đã ngồi bí thư

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Image

Một trong những thành tích đáng tủi hổ của cộng sản Việt là ồ ạt xuất khẩu nhân công sang làm lao động tại xứ người vì không tạo nổi công ăn việc làm cho người dân. Chỉ trong năm 2004, nhà cầm quyền đã đưa gần 70.000 người dân đi làm thuê tại các nước ngoài, hầu hết đến Đài Loan, Nam Hàn, và Mã Lai là những nước có nền kinh tế còn kém Việt Nam thời chưa bị họa cộng sản ở nửa thế kỷ trước. Tại những xí nghiệp thuộc những nước này, người nhân công Việt Nam bị đối xử như những nô lệ của thời đại mới. Dân gian bèn có câu châm biếm:

Vẻ vang thay lãnh tụ ta
Đem dân xuất khẩu bán ra nước ngoài

So sánh với thực dân Pháp thuở xưa, đảng cộng sản Việt Nam hôm nay tệ hại hơn nhiều về thành tích bóc lột nhân dân và chiếm đoạt tài nguyên đất nước:

Ngày xưa giặc Pháp mộ phu
Ngày nay đảng bán dân ngu lấy tiền
Đảng ta là đảng cầm quyền
Đảng bán ruộng đất lấy tiền đảng tiêu

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Q-d

Không những thế, để bảo đảm chiếc ghế lãnh đạo, những ông lớn của đảng còn đang tâm nhượng một phần lãnh thổ quốc gia cho Trung Quốc. Điển hình là các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cùng một giải đất rộng lớn bao gồm ải Nam Quan và thác Bản Giốc ở cực Bắc nước ta. Các câu ca dao nêu sau nói lên lòng phẫn uất của nhân dân trước sự kiện này:

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Cúi đầu dâng đảo Trường Sa cho Tầu

và:
Tiên sư cộng sản Việt Nam
Cuối đời bán cả giang san nước nhà

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Images?q=tbn:ANd9GcRZRjzmXAFw_m-kEHNVWV6GdpctGyPlmKmk64GAG3-vsy_2Sfn-

Tương lai về đâu?


Nhiều người Việt ở hải ngoại từng về thăm quê hương trong những năm gần đây cho rằng Việt Nam đã tiến một bước khá dài kể từ đổi mới, và ánh sáng ngày một sáng hơn ở cuối đường hầm. Tuy nhiên, đây chỉ là một nhận định phiến diện căn cứ trên sự phát triển tại các thành phố lớn. Đồng ý là trong gần hai thập niên qua, sau khi cộng sản trả lại phần nào quyền tư hữu cho người dân và chấp nhận tự do kinh doanh có giới hạn, nền kinh tế đã tăng trưởng khoảng bẩy, tám phần trăm mỗi năm. Con số này quả là to lớn với những nước đã phát triển nhưng không thể gọi là đáng khích lệ đối với những nước đang cố vươn lên từ nền kinh tế lạc hậu và đang sở hữu một khối lượng nhân công quá rẻ so với những quốc gia khác. Ngoài ra, phần lớn sự phát triển hiện nay bắt nguồn từ khoản “viện trợ” của “khúc ruột ngoài ngàn dặm”, tức số tiền các Việt kiều gửi về cho thân nhân và đầu tư ở Việt Nam, cũng như tiêu pha trong các chuyến về thăm quê hương. Con số này đã lên đến hơn ba tỉ mỹ kim trong năm 2004.

Thêm nữa, điều đáng nói là tại Việt Nam, tài sản quốc gia không được phân chia đồng đều vì hầu hết ở trong tay các cán bộ cao cấp và giới tư bản đỏ liên minh kinh tế với họ. Đại đa số nhân dân, nhất là những người ở nông thôn, còn thiếu ăn thiếu mặc một cách trầm trọng. Nước ta bị sa vào vòng luẩn quẩn không lối thoát. Có quyền thì có tiền và khi có tiền thì giữ được quyền. Điều nghịch lý là vài thập niên sau khi vỗ ngực huênh hoang là đã tiêu diệt được chế độ phong kiến, thì ngày hôm nay, cộng sản đã biến xã hội Việt Nam trở nên phong kiến hơn bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử. Đau đớn nhất là dưới sự cai trị của đảng, tham nhũng đã dần dần trở thành một giá trị tiêu cực của nền văn hóa dân tộc, một tệ trạng không phải một sớm một chiều có thể diệt trừ, kể cả khi chế độ cộng sản đã cáo chung.

Dưới ngọn cờ chỉ đạo xã hội chủ nghĩa, Việt Nam sẽ đi về đâu? Người dân sẽ ấm no hơn chăng, sẽ hạnh phúc hơn chăng? Bốn, năm thập niên về trước, dân gian đã vỗ vai ông Hồ mà bảo “này ông, chuyện ấy còn lâu”. Câu nói ấy vẫn chính xác và sẽ còn chính xác cho đến ngày nào Việt Nam còn bị đặt dưới sự cai trị của cộng sản. Chẳng tin, cứ hỏi ông Lê Nin thì biết.

Ơ hay, sao lại có chuyện Lê Nin ở đây? Ông ấy đã “đang từ khỏe mạnh chuyển sang từ trần” từ hơn tám thập niên rồi cơ mà!

Câu chuyện như sau:

Năm 1985, cộng sản Việt Nam cho xây tượng đài Lê Nin cao đến 5,2 thước trong công viên Chi Lăng, gần quảng trường Ba Đình, tại Hà Nội. Ngay sau khi tượng được khánh thành, người dân Hà Nội có bài ca dao nhại theo lời một bài vè ca tụng Lê Nin của thi nô Tố Hữu. Bài ca dao của nhân dân như sau:

Ông Lê Nin ở nước Nga
Sao ông lại đến vườn hoa nước này?
Ông ưỡn ngực, ông chỉ tay
Ông xem như thể nước này của ông

Ít lâu sau, cộng sản Liên Xô sụp đổ, người dân bèn “hồ hởi” đọc cho nhau nghe bản hiệu đính của bài ca dao trên. Mỗi lần đọc xong lại cùng cười hô hố một cách cực kỳ… phản động:

Lê Nin quê ở nước Nga
Cớ sao lại đứng vườn hoa nước này?
Ông vênh mặt, ông chỉ tay:
- Tự do, hạnh phúc lũ mày còn xa
Kìa xem gương của nước Nga
Bẩy mươi năm lẻ có ra đếch gì!


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 8fe79655ecad4f6b8a90306d90de93a5

Đấy, ông Lê Nin nói đấy: “tự do, hạnh phúc lũ mày còn xa”. Quả là hơn sáu thập niên sau khi chết, đến ngày cộng sản Liên Xô tan rã, ông Lê Nin mới sáng mắt ra.

Ngày hôm nay, gần hết tháng giêng năm 2005, tin tức từ bên nhà cho biết dịch cúm gà đã tái bùng nổ tại 23 tỉnh. Đúng một năm trước, bệnh dịch này đã hoành hành trên khắp đất nước khiến nhiều người thiệt mạng. Ngay sau khi dịch gà lắng đọng thì dịch heo lại bộc phát tại miền Nam gây biết bao thiệt hại cho dân nghèo. Trước sự kiện này, người dân đã khẩu truyền cho nhau một câu ca dao thật đặc sắc:

Dịch heo nối tiếp dịch gà
Bao giờ dịch đảng cho bà con vui

Bao giờ thì bà con mới được vui? Căn cứ vào một câu ca dao thuộc loại sấm truyền được lưu hành trong dân gian từ vài thập niên trước thì ngày ấy không còn xa lắm đâu:

Bao giờ Hồ cạn, Đồng khô
Chinh rơi, Giáp rách, cơ đồ mới yên

Xét về khía cạnh nghệ thuật, câu sấm truyền quả là đắt giá vì “hồ”, “đồng”, “chinh”, và “giáp” hiểu theo nghĩa đen là “ao hồ”, “đồng ruộng”, “cái chiêng” và “áo giáp”. Theo nghĩa bóng thì bao giờ các ông Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, và Võ Nguyên Giáp về chầu ông tổ Mác thì bà con cả nước mới có thể an vui. Đến nay, trong số này chỉ còn ông Giáp, nhưng đại tướng nhà ta đã 94 tuổi, như ngọn đèn dầu leo lét trước gió, có muốn “cầm quần chị em” như thuở trước thì cũng chẳng còn đủ sức mà cầm. Cái ngày “Giáp rách” chắc chắn sẽ xẩy đến chỉ trong nay mai.




Trong kho tàng văn chương truyền khẩu Việt Nam, đa số những câu ca dao được truyền đến hôm nay là những câu hoặc gói ghém tình cảm con người, nhất là tình yêu nam nữ, hoặc ca ngợi hình ảnh đất nước. Rất ít câu ta thán về sự bạo ngược của chế độ cũng như chỉ trích và châm biếm giới cầm quyền như những câu ca dao thời xã hội chủ nghĩa. Điều này chứng tỏ cộng sản là chế độ gây nhiều tang thương nhất cho dân tộc chúng ta kể từ ngày lập quốc.

Tuy nhiên, khi lật bất cứ tác phẩm sưu tầm ca dao nào được xuất bản tại Việt Nam trong 30 năm qua, chúng ta không bao giờ bắt gặp những câu mang nội dung tương tự những câu trích dẫn trong bài này. Những câu ca dao thời hiện đại được đăng trong những tác phẩm ấy là những câu ca tụng bác và đảng, ca tụng cuộc kháng chiến chống Pháp, và cuộc chiến chống Mỹ Ngụy. Dĩ nhiên, những câu này được sáng tác bởi lũ bồi bút của chế độ. Vì vậy, ngoài sự hiện diện trong tác phẩm, chúng không hề được lưu truyền trong dân gian. Đây là một lừa bịp trâng tráo của đảng và lũ bồi bút.

Một thí dụ điển hình là năm 1977, ông Vũ Ngọc Phan hoàn tất việc sưu tập và trước tác quyển “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”, trong đó có bao gồm phần “Ca dao chống Mỹ cứu nước”, với nhiều câu vè ca ngợi bác và đảng, dài đến 40 trang sách. Tác phẩm này đã được nhà cầm quyền cho in đến 10 lần tính đến năm 1994. Tuy nhiên, với bản tính lương thiện hiếm thấy so với những người cầm bút khác đã và đang phục vụ chế độ, ông Vũ Ngọc Phan đã cẩn thận ghi tên tác giả của từng bài vè trong phần chống Mỹ cứu nước. Là một học giả thành danh từ đầu thập niên 40, dĩ nhiên ông thừa hiểu ca dao là một bài thơ ngắn (thường là lục bát) từ hai câu trở lên do một người làm ra, rồi qua miệng từng người, dần dần được sửa đổi (một cách ngẫu nhiên) cho đến khi được hoàn chỉnh, tức khi đã phản ảnh đích thực được tâm lý quần chúng. Như vậy, tác giả của ca dao chính là dân gian. Một bài thơ hay vè có ghi tên tác giả không thể là một bài ca dao. Có lẽ tuy hiểu như vậy, nhưng ông Vũ Ngọc Phan vẫn phải bao gồm những bài vè này trong phần ca dao chống Mỹ để thỏa mãn yêu cầu của những người lãnh đạo đảng.

Người viết hy vọng rằng ở một thời điểm không xa, sẽ có những vị thiết tha với văn hóa dân tộc bỏ công san định các câu ca dao đã lưu hành trong suốt thời gian Việt Nam bị đặt dưới ách cộng sản để ghi lại trong những tác phẩm xuất bản tại hải ngoại. Những câu ca dao “ngoài luồng” này mới thực sự có giá trị về cả hai phương diện văn học và lịch sử. Mai sau, khi đọc những tác phẩm ấy, những thế hệ tương lai có thể phần nào hiểu được nỗi khổ đau cha ông họ đã phải gánh chịu, để họ có cơ hội được làm người. Những tác phẩm ấy cũng sẽ khiến các nhà cầm quyền (không cộng sản) sau này phải đắn đo hơn khi cai trị đất nước, nếu không muốn trở thành “ngàn năm bia miệng” như những người cầm quyền trong năm thập niên qua.

Và, cuối cùng, người viết cũng hy vọng rằng những thế hệ tương lai ấy, họ sẽ không phải khổ sở đánh vật với miếng cơm manh áo như cha ông chúng bây giờ, họ cũng không phải đón nhận, không phải truyền đi những câu ca dao có những giọt lệ đau xót ẩn dấu trong tiếng cười, như những câu ca dao đăng trong bài viết.

Những thế hệ tương lai ấy, họ sẽ có thời giờ, nhiều thời giờ là khác, để đọc những câu ca dao thắm thiết tình cảm của dân tộc, họ sẽ rung động (đến xúc động) khi bắt gặp những câu như “Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn, Tào Khê nước chẩy vẫn còn trơ trơ”.

Và họ sẽ cảm thấy yêu dân tộc hơn, yêu quê huơng hơn: yêu nồng nàn và tha thiết.

Nguyễn Ngọc Bảo
24 tháng 1 năm 2005

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Chedocongsan-tudo4vn
Về Đầu Trang Go down
leminh
Khách viếng thăm




Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeSun Jun 08, 2014 11:05 am


Cộng sản Việt Nam qua văn thơ phản kháng và châm biếm


Lâm Văn Bé sao lục và chú thích

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 4c0109da7066467cab503060b86a114b

Sau 39 năm cai trị bằng độc tài và thối nát, đảng Cộng sản Việt Nam đã biến đất nước thành một mảnh đất tang thương, một xã hội băng hoại. Ngoài những phản kháng tích cực, người dân còn dùng những câu vè, câu ca dao, câu thơ để mô tả nỗi thống khổ, biểu lộ sự oán hờn và khinh bỉ đối với chế độ. Trong lịch sử, chưa bao giờ có loại văn chương bình dân châm biếm, nhục mạ chế độ cầm quyền một cách nặng nề như dưới thời Cộng Sản Việt Nam. Để trình bày phần nào diện mạo của xã hội VN và phản ứng của người dân, chúng tôi sao lục một số câu vè, câu ca dao, câu thơ đã và đang lưu hành trong dân gian với những chú thích cần thiết, sắp xếp theo mẫu tự của tiểu đề, và theo dòng diễn tiến của các biến cố để độc giả cùng chia sẻ nỗi đau của dân tộc và niềm hi vọng sớm thoát khỏi ách thống trị của bạo quyền CS. Bởi lẽ lối văn chương truyền khẩu nầy đa dạng và có nhiều dị bản, độc giả có thể tìm thấy những văn bản khác, nhiều khi có ý nghĩa và thú vị hơn.

30 tháng tư 1975: Cộng Sản chiếm Saigon

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Images?q=tbn:ANd9GcQKON9AVmKOAe-kTUQDSUHtucfNw8Fp0IcyismOFrovI7te3gewOQ

Khi những chiếc xe tăng đầu tiên của CS tràn vào Saigon, dân chúng hoảng hốt tìm mọi cách để trốn chạy

1.

Chạy, chạy
Tự do, độc lập nhất trên đời,
Thiên hạ sao mà chạy chết thôi !
Mới thấy bóng cờ sờn tóc gáy,
Vừa nhìn ảnh bác toát mồ hôi.

2.

Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội
Việt cộng về thành làm tội dân ta

Sau 30 tháng tư, các cán ngố lần lượt từ hầm hố chui ra, từ miền Bắc tràn vào Saigon để chiếm đóng nhà cửa của người dân, áp dụng ngay chính sách vơ vét tài sản của miền Nam. Họ ngơ ngác trước những tiến bộ kỹ thuật chưa từng thấy mà từ bao năm họ sống trong gọng kềm của tuyên truyền láo khoét là miền Nam nghèo đói lạc hậu. Họ chưa từng thấy cái tháng máy, nuôi heo trên cao ốc, ngồi chồm hổm trên xe hơi như người Mường người Mán vào thành phố.

3.

Tiến về Sài Gòn quan chiếm nhà mặt tiền
Tiến về Sài Gòn quan chiếm nhà thật to
Tiến về Sài Gòn, giải phóng đời quan

4.

Thiệu-Kỳ hai đứa đi đâu
Mà dinh Độc Lập âu sầu thế kia
Thiệu Kỳ đã tếch từ khuya
Để cho nón cối nó vào ở thay
Dép râu trong đó phơi đầy
Ngoài nầy sách quý ta bày bán «son»
Quê hương tím ngắt hoàng hôn
Bữa lưng bữa vực thêm cồn lòng ta

Giấc mơ của người cán bộ miền Bắc khi vào Nam sau 1975 là đem được về Bắc ba bảo vật là chiếc xe đạp, cái đồng hồ và cái radio (đạp, đồng, đài :3Đ).

5.

Cái đạp cái đồng cái đài
Có ba cái ấy đời ta huy hoàng
Đã thế lại còn vinh quang
Lại còn theo gót con đường Bác đi.


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN C45f71af40da4ed2a4f5dde1f0e92d6a

Cũng trong thời kỳ nầy, một số thân nhân của người miền Bắc vào Nam tìm gặp bà con đã di cư vào Nam hồi 1954 đồng thời xin hàng hóa đem về Bắc nên dân gian có câu Vào Nam nhìn họ, về Bắc nhận hàng. Nhưng sau đó, CS dở trò lưu manh cướp đoạt tài sản của dân miền Nam qua các chiến dịch đổi tiền, đánh tư sản để tải về miền Bắc đa số tài sản của miền Nam nên dân Miền Nam gọi bọn CS là dân 4V (Vào Vơ Vét Về). Bài hát Tình Bắc duyên Nam (Khúc hát ân tình) của Xuân Tiên đã cải biên thành bài hát «Vào Vơ Vét Về» có thể nghe trên Youtube rất dí dỏm. Đến thời kỳ đổi mới sau 1990, cán bộ trở nên giàu có hơn nhờ tham nhũng thì lúc nầy họ đã cởi lớp quay ra mơ có 3VL (vàng lá, vi-la, vợ lẽ). Trong khi dân miền Bắc (VNDCCH) muốn có 3VL thì dân miền Nam (VNCH) có nhãn hiệu là dân 4Đ : đói, đi (mong đi vượt biên), đồ (mong nhận hàng hóa từ ngoại quốc gởi về), đợi (đợi đi theo chương trình HO)

6.

Đường phố Saigon-Chợ Lớn bị đổi thành những tên mới xa lạ, kỳ quặc, bị nhân dân châm biếm

Nam-Kỳ Khởi-Nghĩa tiêu Công-Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự-Do

Cách-Mạng Tháng Tám chiếm Lăng Ông
Lý Tự Trọng tiếm vua Gia Long

7.

Đường Sàigòn vừa dài vừa đẹp
Gái Saigòn cũng đẹp như tiên
Cho nên cộng-sản đổi tên
Để muôn năm bác được ghiền gái tơ
Chị em chỉ mặt bác Hồ
Về ngay quê Nghệ cái đồ không cơm
Trả lại tên cũ đã chôm
Bỏ ngay tên mới lôm côm giả cầy
Chí Minh nay đã đến ngày
Ly tinh lốt cáo hiện ngay đuôi chồn

Dưới mắt Cộng Sản, miền Nam là vùng đất của trụy lạc, cần trừng trị cải huấn

8.

Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Các anh đến
Nhìn Saigon như thủ-đô của rác
Của xì-ke ma-túy cao-bồi, của tình-dục ăn chơi
Các anh bảo con trai Saigon không lưu-manh cũng lính ngụy
Con gái Saigon không tiểu-thư khuê-các, cũng đĩ-điếm giang-hồ
Các anh bảo Saigon là trang sách «hư-vô»
Văn-hóa lai-căng không cội-nguồn dân-tộc….

CS bắt dân cắt tóc ngắn, sửa quấn áo «lai căng» (ống loe) và ngay như Trần Bạch Đằng là người gốc miền Nam cũng cấm dân-ca vọng cổ. Những câu-ca dao châm-biếm CS đầu tiên xuất-hiện:

9.

Các-Mác (Karl Marx) mà đến Việt Nam
Râu dài tóc rậm công an bắt liền
Các-Mác cầu cứu Ăng-ghen (Angel)
Ăng-ghen cũng phải đóng tiền cắt râu
Truyền cho bốn biển năm châu
Râu Mao chủ-tịch, tóc đầu Lê-Nin
(Mao không có râu còn Lê-Nin không có tóc)

Sau khi lùa các thị dân về vùng kinh-tế mới, nhốt quân nhân công chức «Ngụy » vào các trại cải-tạo, CS đưa các cán bộ từ miền Bắc vào để thay thế guồng máy công quyền VNCH. Ngu-dốt và tàn-bạo thống-nhất cả đất nước. Chẳng bao lâu, người xâm chiếm đổi lốt:

10.

Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến
tái xanh
Khi có ai nói bây giờ trở về Bắc …
Các anh đang ngồi giữa Saigon nhịp chân,
đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh, tivi, cassette, radio…
Rượu bia và gái…

---(Tạ lỗi Trường Sơn/Đỗ Trung Quân)

Cải tạo

Một tuần sau ngày chiếm Saigon, Ủy-Ban Quân Quản Saigon (gồm chủ-tịch là Tướng Trần văn Trà và các phó chủ tịch là Võ văn Kiệt, Mai chí Thọ, tướng Hoàng Cầm, tướng Trần văn Danh và Cao Đăng Chiếm) ra lịnh cho các quân nhân công chức của «ngụy quyền» phải trình diện học-tập cải-tạo. Một trang sử bi đát của miền Nam bắt đầu.

Phân loại tù cải-tạo:

11.

Nhất phi, nhì pháo, tam báo, tứ an
(phi-công, pháo-binh, tình-báo, cảnh-sát)

Con Tôm, Con Tép đi đầu
An-ninh tình-báo theo sau đắp mồ
Lính thủy Đánh bộ Nhảy dù
Có tha tội chết cũng tù chung-thân
(Con Tôm Con Tép: CTCT : chiến-tranh chánh-trị, kể cả các Cha Thầy tuyên-úy)

Trại cải-tạo khắp nơi

12.

Nước ta không có nhà tù
Chỉ toàn trường học tít mù rừng sâu
Học cho trắng xóa mái đầu
Thân làm phân bón tưới màu cỏ hoa
Học cho tan nát cửa nhà
Biến thành dã thú thì ra khỏi trường

13.

Một phân vàng mất trăm ngàn
Chắt chiu gom góp nuôi chàng biệt giam
Quản giáo nó thật tham lam
Thăm nuôi nó bắt đưa vàng mới cho

Nữ công chức, quân nhân cũng bị đi tù

14.

Ở tù lâu quá đi thôi
L** em teo tóp hết rồi Đảng ơi!

Nếu may mắn không chết trong các traị tù, trong rừng sâu núi thẩm, thì sau khi ra tù:

15.

Đầu đường đại-tá vá xe
Cuối đường trung-tá bán chè đậu đen
Giữa đường đại-tá rao kem
Bên đường thiếu-tá lấm lem tát đìa


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 24e2d7933b5940eb9492c883b43431ce

Những câu nói lái chua xót của nhân-dân :

16.

Kỹ-sư đôi lúc làm cư-sĩ
Thầy giáo lắm phen cũng tháo giày
Giáo-chức giờ đây đành dứt cháo
Khoái ăn sang nên… sáng ăn khoai

Tức khí, người dân chửi đổng

17.

Khôn hồn thả cải-tạo ra
Kẻo Ngụy trở lại chết cha Đỗ Mười

Chửi «Bác Hồ»

Đại họa đất nước là do đảng Cộng Sản gây ra mà Hồ Chí Minh là kẻ thù số một của dân miền Nam. Trong 24 năm cai trị (1945-1969), HCM đã làm chết 1,7 triệu người VN. Đó là lý do khiến dân VN oán hận, nguyền rủa, chế nhạo «Bác Hồ» bằng nhiều câu vè, câu ca dao thô bạo.

Cháu ngoan Bác Hồ

Máy phóng thanh công cộng ra rả suốt ngày những bài hát «Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây», «Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng», trẻ con sửa lại là:


18.


Em thấy Bác Hồ trong nhà thương Chợ Quán
Vừa bước ra thì xe cán bể đầu

hay là:

Như có Bác Hồ trong cầu tiêu đậy nắp
Vừa ló ra mà sao thấy thúi rình

19

Cô giáo thầy giáo bắt học sinh phải học hát bài:

Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ,
Râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ
Em âu-yếm hôn lên má Bác
Em vui sướng là em múa hát

Bọn trẻ con cải biên lại là :

Đêm qua em mơ thấy Bác Hồ
Chân Bác dài, Bác đạp xích-lô
Em thấy Bác, em kêu xe khác
Bác chửi thề «Mút chỉ nghe con!»

20.

CS thần thoại hóa «Bác Hồ» là ăn uống kham khổ, ở độc thân để tranh đấu cho nước, cho dân, nhưng thực sự Bác Hồ là người có nhiều vợ. Có ít nhứt bảy người đàn bà đã sống chung với HCM được biết tên là Marie Brière, đảng viên Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Thị Minh Khai, Tăng Tuyết Minh (Zeng Xueming), Lý Huệ Khanh, Li Sam, lúc Hồ Chí Minh mang tên Lý Thụy ở Quảng Châu và Hong Kong. Lúc HCM về Pắc Pó (Cao Bằng) thì sống chung với Đỗ Thị Lạc, và lúc ở Hà Nội thì có Nông thị Xuân (do Trần Quốc Hoàn, Bộ Trưởng Công An dâng cho Bác, và sau đó Hoàn hãm hiếp vợ của Bác rồi giết để ém nhẹm). Không phải chỉ có Bác có cái biệt tài nhiều vợ mà các đồng chí của Bác cũng đều đa dâm, đa thê không kể những chuyện vợ chồng chồng chéo với nhau, con rơi con rớt như tin đồn Nguyễn Tấn Dũng là con của tướng Nguyễn Chí Thanh lúc Thanh vào công tác trong Nam). Khi đi Trường Sơn, có cả một đoàn phụ nữ hộ lý đi theo để phục vụ sinh lý cho các cán bộ cao cấp.

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 1152

Bác Hồ đại trí, đại hiền
Chơi Minh Khai chán, gá liền Hồng Phong
Minh Khai phận gái chữ tòng
Bác Hồ sái nhất, Hồng Phong sái nhì.
Nếu Minh Khai chẳng chết đi
Sái ba, sái bốn ắt thì Kiệt Tôn (Võ Văn Kiệt)
Bây giờ khai hóa bảo tồn
Bác còn nhớ mãi cái l** Minh Khai

(Nguyễn thị Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong, nhưng đã «qua tay» Bác trước lúc Bác ở Hong Kong)

Bác Hồ trơ cái mặt già
Đi đâu dê đó đàn bà ớn luôn
Hồ rằng tu ở trong hang
Đêm đêm tìm hóc là chàng bợ ngay
Kể sơ tên tuổi mấy người :
Tuyết Minh, Thị Lạc, ả này Lim Sam,
Vợ Nga vợ Pháp tùm-lum,
Vạch ra cách-mệnh um-tùm lá đa
Than ôi, Bác của đảng ta
“Thần đồ nó ám”, Bác ca đại-đồng

Tên nào hay lừa đàn bà,
Là “Bác” của Đảng, Hồ gìà chứ ai.
Tên nào miệng nói khơi khơi ,
Vì dân, vì nước cả đời độc-thân,
Độc-thân thấy gái thì lần
Con rơi, vợ rớt thấp phần tóe-loe.
Bác già nhưng vẫn còn le
“Ủng-hộ” một tí, Bác đè cháu ngoan.
Bác Hồ sống rất thanh-đàm
Heo gà dâng đến bác làm sạch trơn!

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Thoaihoa-0393-danlambao
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeThu Jun 12, 2014 9:08 am


Chuyện "cán ngố" vào Nam

    
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 1e724c8fb9204c46ba87092b689d01c8    
    Mại dzô… Mại dzô… Đồng hồ mười hai trụ đèn, không người lái, hai cửa sổ… Xem thử đi các đồng chí… Cái đồng hồ này đáng giá cả một gia tài, nhưng bây giờ chỉ bán với giá ủng hộ…
    
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 185c2232b15e45c38554e0379520a07c    
    Chụp ảnh lấy liền chỉ mất 30 giây bằng máy Polaroid tối tân của Mỹ… Chụp đầy đủ cả bộ Đạp-Đổng-Đài để làm kỷ niệm… Chỉ còn một ít giấy ảnh, chụp ngay kẻo hết... Giá chỉ một ngàn đồng Ngụy một tấm…
    
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Ee38b935872c4fcbb9524e04de2c2c6a   
    Vài chú bộ đội tần ngần dừng chân đứng lại, một chú thắc mắc:
    - Chụp 30 giây "nà thế lào"?
- Chỉ sau 30 giây là đồng chí có một tấm ảnh bên cạnh xe đạp, đồng hồ đeo trên tay và radio đeo bên nách… Chụp đi đồng chí rồi gửi về Bắc làm kỷ niệm, chỉ mất có 1 đồng tiền mới, không có tiền mới thì trả tiền Ngụy cũng được!
    
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Bdc21b338c8b434f984c3c803c5e11e4    
    ‘Đạo cụ’ của anh thợ chụp hình gồm chiếc xe đạp, cái vỏ radio bằng da và nếu người chụp không có đồng hồ anh ta sẵn sàng cho mượn để thực hiện một bộ sưu tập Đạp-Đồng-Đài như quảng cáo.
   
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 66b98480ce5e4394900aa759bf4b731b    
    Mặt hàng ăn khách nhất ở chợ trời là “3Đ” (Đạp, Đổng, Đài) được đánh giá là ‘đỉnh cao’ của sự sung túc theo tiêu chuẩn người miền Bắc. Đồng hồ họ thích loại có nhiều cửa sổ’, một cửa sổ thì có ngày, hai cửa sổ thì có cả ngày lẫn thứ nhưng không biết họ có hiểu những chữ Mon, Tue, Wed... hay không?
    
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 852be73a6fc24270bb203e0b36d47fe3    
    Radio thì ở miền Nam hầu như gia đình nào cũng có, nào là Sony, National, Zenith... có đủ cả AM lẫn FM.
       
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Dbd67ba882b64fcf91a49ded66f32a03    
    Tình thế đã thay đổi nên nhu cầu nghe radio không còn cần thiết, cách tốt nhất là đem ra chợ trời bán lấy tiền mua gạo.
    
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Ee775aaec4d54d8a9ce39eb8400c1368   
    Xe đạp thì Sài Gòn cũng không hiếm và chạy đầy đường, kiểu cách thì đa dạng không như xe Phượng Hoàng của Trung Quốc vốn lâu nay làm chúa đường phố Hà Nội.
    
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 2617bdc6078c4c94a11f59bd7a086ece    
    Chú bộ đội ngồi hóng chuyện dân chợ trời
    
    Chợ trời là ‘nền kinh tế mới nổi’ trong thời kỳ Sài Gòn vừa đổi chủ. Chợ trời, ve chai, lạc soong nở rộ khắp hang cùng ngõ hẻm. Bụng đói nên mọi người phải ra đường kiếm kế mưu sinh. Trong hàng ngũ dân chợ trời, những người chân chính kiếm sống gồm đủ thành phần.
         
    Người ta đồn ca sĩ Thái Thanh đi bán xôi ở khu vườn hoa Công lý, nhạc sĩ Hoài Bắc (Phạm Đình Chương) ra chợ trời Sài Gòn. Thế là gần như ban Thăng Long xuống đường hợp ca bản… chợ trời!
    
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Db1c3c714ba341bd863c39a178ecc1cc   
    Danh ca Thái Thanh và hai cố nhạc sĩ Hoài Trung & Hoài Bắc
    
    Nhà văn Nguyễn Thụy Long với tác phẩm nổi tiếng Loan Mắt Nhung vốn hiền lành là thế nhưng cũng phải chạy chợ trời để nuôi con khi bị vợ bỏ. Nguyễn Thụy Long tâm sự: “Ra chợ trời có nhiều mánh kiếm ăn nhưng tôi chẳng được ‘quý phái’ như nhiều tay chợ trời khác. Như ký giả Hồng Dương buôn bán vàng ở chợ Lê Thánh Tôn, vải vóc, quần áo cũ hay sách báo lậu, môi giới ăn hoa hồng. Tôi cũng là dân chợ trời nhưng mua đi bán lại vài ba cái bù loong rỉ nên rất là đói rách…”
    
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Db75add13c6f451185c457dbe54a79a5       
    Nhà giáo vì ‘mất dạy’, ‘vô lương’ nên phải đứng chợ trời. Công chức mất sở làm phải ra chợ trời còn sĩ quan ‘ngụy’ bận đi cải tạo... Từ xưa, trong mắt số đông người miền Nam, chợ trời đồng nghĩa với sự lừa đảo, dối trá, ma lanh, láu cá. ‘Dân chợ trời’ là một cụm từ miệt thị chỉ những tay mua bán theo cơ hội, thời cơ nhưng trong thời điêu linh, Sài Gòn biến thành một chợ trời khổng lồ, trong đó đủ các thành phần xã hội, thượng vàng hạ cám. Tất cả chỉ vì miếng ăn, có cái tọng vào họng là được, bất kể sang hèn.
    
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 95fba770906f4475acd97fbf7fb02fd2    
    Chợ trời là một hiện tượng nở rộ tại Sài Gòn trong thời điêu linh, kể từ sau 30/4/1975. Về mặt kinh tế, những nơi nào có nhu cầu mua-bán thì ở đó có chợ trời. Tuy nhiên, xét cho cùng, chợ trời thời điêu linh là một hình thức tự phát khi nhu cầu của người miền Nam cần bán những mặt hàng được coi là không còn cần thiết trong tình hình mới gặp nhu cầu của người mua là những người đến từ phương Bắc, họ săn nhặt những mặt hàng lạ còn sót lại từ thế giới tư bản niền Nam.
     
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 86412d723bce415cbdd678b720d9da36    
    Bước vào khu vục chợ trời, bạn sẽ được chào đón bằng câu: ‘Có gì bán không anh?’. Nhiều người tỏ vẻ bất bình trước câu hỏi sỗ sàng đó, có người lại trả đũa một cách khó chịu: ‘Tôi bán tôi, anh có mua không?’. Sau này, không ngờ câu hỏi cay cú đó lại được sử dụng ở các chợ người, hay còn gọi là ‘chợ lao động’.
    
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN D1e2de6430824645aa448e0f2e3992a6   
    Cán ngố bên những chiếc xe đạp thồ trước dinh Độc Lập
    
    Ở gần khu vực tôi sinh sống có chợ trời Lăng Cha Cả. Chợ buôn bán đủ các loại mặt hàng, từ ‘thượng vàng’ đến ‘hạ cám’. Tại đây, tôi đã từng đem bán cái nhẫn tốt nghiệp United States Defense Language Institute và chiếc quần jeans có cái nhãn Levi’s gắn bên cạnh túi. Bán được 2 món đồ thấy nhẹ hẳn người vì không còn ‘tàn dư Mỹ Ngụy’ trên người mà lại có tiền cho vợ con đong gạo ‘bông cỏ’, mua khoai lang sùng, khoai mì chạy chỉ và cả ‘cao lương’ tức hột bo bo cứng như đá để độn cơm. Thật đúng là thời ‘cao lương mỹ vị’ đến độ ‘cao lương’ trở thành món tầm thường mà ai cũng ngán. Phải nói là ngán ngẩm mới đúng.
    
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN C45f71af40da4ed2a4f5dde1f0e92d6a   
    
    Nhà văn Hoàng Hải Thủy vốn là người rất ít khi làm thơ nhưng chợ trời đã khiến ông ‘tức cảnh’ với những dòng dưới đây:

    Xem đồ ta, ngắm đồ người cho vui
    Tìm vui chỉ thấy ngậm ngùi
    Vỉa hè này những khóc cười bầy ra
    Lạc loài áo gấm, quần hoa
    Này trong khuê các, sao mà đến đây?
    Chợ bầy những đọa cùng đầy
    Vàng phơi nắng quái, ngọc vầy mưa sa
    Bán đồ toàn những người ta
    Mua đồ thì rặt những Ma cùng Mường
    Chợ Trời hay Chợ Đoạn Trường
    Đầu âm phủ, cuối thiên đường là đây!
    
    Ở chợ trời, người bán nhiều hơn người mua, dĩ nhiên đa số người mua là những ‘Ma’ cùng ‘Mường’, họ là những từ phương xa đổ vào thành phố. Họ là những chiến binh chất phác, chân quê, ‘xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước’ và khi được đặt chân lên Hòn Ngọc Viễn Đông họ ngỡ ngàng như trong mơ, hàng hóa phong phú như ở các nước… Đông Âu! Bên cạnh những chiến binh chân chất là những anh bộ đội có tính ‘sĩ diện hão’. Hỏi anh ngoài Bắc có ‘ti vi’ không, anh trả lời như một cái máy ghi âm Akai: “Thứ đó chạy đầy đường”. Hình như, theo sự hiểu biết của anh, TV là một loại xe Honda nên nói liều là… chạy đầy đường!
    
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 10dc11d983ea44d1b446ac69f1955c14   
    Quà từ Sài Gòn mới giải phóng
    
    Đến khi thân nhân ở nước ngoài gửi quà về Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất và bưu điện đường Hai Bà Trưng lại phát sinh một nghề mới, nghề chợ trời mua thu gom đồ. Họ bám lấy người đi lãnh đồ như ruồi, không tiền đóng thuế cho hải quan, họ tình nguyện đóng thuế giùm, miễn là bán lại đồ cho họ.
     
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Af260b7293cb497e965e715e50dceabc    
    Tôi đã chứng kiến nhiều cảnh cười ra nước mắt ở chỗ lãnh đồ gửi từ Mỹ về. Trong thùng đồ gửi về có một cây thuốc lá Pall Mall. Cây thuốc thơm tho đã nằm trên bàn kiểm hàng, thủ tục thuế má cũng đã đóng đủ cả chỉ còn việc người lãnh đồ chờ nhận. Tuy nhiên, nhân viên Hải quan (quan thuế) cho biết rằng thân nhân bên Mỹ đã gửi đồ một cách… phạm pháp. Người lãnh đồ thắc mắc, hồi hộp hỏi:
   
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN C8b431906962419db8477d2d73b222db
    - Thưa… trong những gói thuốc này có… héroin hay sao? - Không, nhưng nhà nước xử nhẹ thôi, sẽ mua lại với giá chính thức, và cho lại anh một gói hút lấy thảo gọi là tình nghĩa với bà con. Người lãnh đồ sống trong tâm trạng của kẻ đi xin và được cho những gì… nhà nước không cấm. Thuốc Pall Mall vẫn bầy bán trên lề đường Đồng Khởi, hồi xưa gọi là Tự Do. Người ta mới hiểu ra, thuốc lá tịch thu ở chỗ lãnh đồ có chân chạy ra đường Đồng Khởi.
    
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 3edefc58607d491f86e9210e2cc99eb1    
    Hàng từ ngoại quốc gửi về, nằm trong kho, người nhận quà được giấy báo, đôi khi hỡi ơi, chỉ còn thùng bị rút ruột hoặc bị đánh tráo. Vải từ bên Mỹ gửi về cho thân nhân ở quê nhà toàn dệt ở Việt Nam, nhà máy dệt Nam Định chẳng hạn. Gặp những chuyện đó chỉ có nước cắn răng chịu trận. Thân phận con kiến sao kiện được củ khoai. Chuyện đó xảy ra hàng ngày nên không còn là chuyện lạ. Người ta nói rằng có nhân viên hải quan làm việc một năm trời, đồng lương ba cọc ba đồng mà xây nổi nhà cao tầng giữa thành phố. Rồi giai cấp mới làm kinh doanh qua việc nuôi chó bẹc giê kiếm lời. Một giai cấp nhà giầu mới ra đời, người ta chăm sóc chó, cho chó ăn cả ký lô chả quế, ăn phở tái nạm gầu. Lời đồn đại về lối sống của giai cấp mới này nhiều vô số kể, nhưng tôi không thể tin hết nếu chưa kiểm chứng. Trong hồi ức này những điều tôi viết ra đều đã được kiểm chứng và đúng là sự thật. Tôi không “bắt” ai phải tin hay nghĩ gì khác.
   
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 59da98e29eda4b2ba00318d761a1d7bb    
    Cái cột đèn trong thành phố nó bị trồng cứng xuống lề đường nên đành đứng nguyên một chỗ, còn đồ Mỹ có chân, nó chạy ra chợ trời! Nồi cơm điện, bàn ủi, hay đổng-đài nó có thể chạy ra đến chợ trời Huỳnh Thúc Kháng, Tôn Thất Đạm. Nơi đây người ta bán chúng với bất cứ giá nào, dân chợ trời mua tùy theo túi tiền có sẵn và người mua về bao giờ cũng vui vì có được món hàng mà mình ao ước!
   
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 46d0d8851991491da8cffb9df2e97841
    Chợ trời thuốc tây lớn nhất Sài Gòn trải dài suốt một con đường bên hông chợ Tân Định. Người ta có thể tìm mua đủ các loại tân dược tại đây, từ những viên thuốc cảm, sổ mũi, nhức đầu cho đến thuốc ‘đặc trị’ huyết áp, tiểu đường, thấp khớp – cái thì còn ‘đát’ nhưng có cái hết ‘đát’ từ mấy năm về trước. Nguồn hàng có xuất xứ đa dạng: thuốc từ các viện bào chế trước 1975, thuốc từ các nước ‘xã hội chủ nghĩa anh em’ và sau này còn có cả thuốc từ các nước tư bản do thân nhân từ nước ngoài gửi về.
       
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 35b61872b98b441e8962a4988bb2eb97    
    Nguồn thuốc gửi về có đến 90% tìm đường ra chợ trời vì người nhận thuốc không phải để uống mà để bán đi lấy tiền lo cơm áo hàng ngày. Người ta quan niệm, chống đói quan trọng hơn chống bệnh tật gấp nghìn lần. Thân nhân ở nước ngoài được báo là cứ gửi thuốc về, mặt hàng này có giá rất cao nếu so với quần áo, vải vóc, mỹ phẩn, kẹo bánh. Hơn nữa, trọng lượng lại rất nhẹ cân nếu so với các ‘hàng viện trợ’ khác, đỡ tốn cước phí đối với người gửi. Từ Mỹ, từ Pháp cũng xuất hiện những công ty của người Việt chuyên gửi thuốc tây về Việt Nam với danh sách các loại thuốc ‘hot’ nhất, có nghĩa là bán được nhiều tiền nhất trên thị trường chợ trời. Tại Sài Gòn có cả một hệ thống thu mua mặt hàng thuốc tây, họ là dân chợ trời nhưng đến tận nhà. Hệ thống chân rết này bắt đầu từ những tay ‘cò’, có mặt tại khu lãnh hàng trên phi trường Tân Sơn Nhất hay bưu điện, thấy ai lãnh thuốc là xin địa chỉ đến tận nhà để mua, vừa kín đáo lại vừa an toàn, không sợ công an ‘vồ’.  Dân chợ trời thuốc tây cũng xuất thân đủ mọi ngành nghề: từ ông dược sĩ chính hiệu bị mất sở làm đến anh "sĩ quan ngụy" vừa tốt nghiệp cải tạo, từ tên chuyên nghiệp mánh mung đầu đường xó chợ đến kẻ trong túi không có tiền uống cà phê cũng ra chợ trời buôn nước bọt. Họ đứng ra làm trung gian, dẫn mối.
    
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 24e2d7933b5940eb9492c883b43431ce    
    Bạn cải tạo của tôi ra chợ trời kiếm ăn cũng không ít. ‘Tổng hành dinh’ của đám chợ trời chúng tôi là nhà Nam ‘đầu bạc’ ở đường Hai Bà Trưng, ngay chân Cầu Kiệu, nên rất gần với chợ trời thuốc tây trên đường Nguyễn Hữu Cầu, bên hông chợ Tân Định. Nam vốn là bác sĩ quân y, khi đi học tập về sống chung với ca sĩ Phương Hồng Quế và mở phòng mạch trên đường Triệu Quang Phục trong quận 5, Chợ Lớn. Căn nhà mặt tiền đường Hai Bà Trưng vốn là của gia đình Quế nên được đám bạn chọn là nơi ra vào từ chợ trời.
      
 Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN A04d7fb5c32e47f59ae3b30bcc1250f7   
    Thuốc tây thu gom ở chợ Nguyễn Hữu Cầu được gửi tạm tại đây trước khi sang tay, mua đi bán lại. Mỗi khi bác sĩ Nam cần thuốc cho phòng mạch cũng đều nhờ anh em chợ trời săn lùng, anh em không ra chợ trời Nam cũng sẵn sàng mua ủng hộ mỗi khi có thuốc tây từ nước ngoài gửi về làm quà. Phần tôi thỉnh thoảng cũng có chút quà nên nhờ Nam mua giúp. Tôi hiểu, những lọ vitamin nếu đem ra chợ trời bán sẽ bị chê ỏng chê eo nên hễ có là tôi nhờ Nam mua… ủng hộ!
   
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 4c0109da7066467cab503060b86a114b    
    Nhóm chợ trời thuốc tây chúng tôi gồm đủ thành phần đã tốt nghiệp ‘đại học cải tạo’: Huệ (sĩ quan Hải quân… mắc cạn), Cường ‘điếc’ (pháo binh Thủy quân Lục chiến nên tai bị nghễnh ngãng vì tiếng súng), chú Định (dân Quốc gia Hành chính, đã từng là phó quận), Quyền (Giảng viên trường Sinh ngữ Quân đội bị… ‘mất dậy’)…
      
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN B1f70ead280540c0b919c9b247f8ecfa    
    Riêng tôi được miễn ‘công tác ra chợ trời thuốc tây kiếm sống’, thay vào đó là chân ‘gia sư’ kèm Anh Văn cho Phương Hồng Quế, Phương Dung, Thu Hiền và một số bạn bè của Quế cũng như con cái của các bạn cải tạo. Ông thầy ngày một đông học trò nên cuộc sống cũng có phần dễ thở trong suốt thời điêu linh. Tan chợ, anh em thường tụ họp tại Hai Bà Trưng, thỉnh thoảng vào cuối tuần lại chung tiền tổ chức ‘giải lao’ sau những ngày ‘hành sự’ tại chợ Nguyễn Hữu Cầu. Tết Trung Thu Quế lại còn tổ chức cho con cái ‘cái bang’ về Hai Bà Trưng đốt lồng đèn, ăn bánh Trung thu…
    
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 21ff0c59dad2482dae72752e0b128cfc   
    Tết Trung Thu 1983 tại đường Hai Bà Trưng
         
    Đây là một câu chuyện có thật (?!) được nghe kể lại:

    Trong những thùng quà mang từ Nam ra Bắc của một chính trị viên Tiểu đoàn về phép, có một đồng hồ quả lắc loại dựng đứng trên sàn nhà chứ không phải treo tường .Lúc mới mang về Bắc, cả nhà cán ngố CTV sướng ra mặt, ai ai cũng ngóng cho nó mau đến đầu giờ để được nghe nó đánh "beng beng". Có khi nhà đang nói chuyện oang oang, bỗng có người nhìn lên đồng hồ nhắc nhở: " Nó sắp chuông rồi đấy ". Thế là mọi người im ắng chờ đợi! Cả xóm người ta thay nhau từ sáng đến tối nghe tiếng chạy qua xem trầm trồ xít xoa thèm muốn! Vài hôm sau, ngày mà nhà cán ngố chính trị viên có đồng hồ quả lắc, vào một đêm khuya khoắt im lặng, bỗng có tiếng khò khè sát vách nhà tập thể 4 hộ ở bên cạnh:
-"Này! nó mới kêu beng... dậy đi cho tôi nhờ một cái?
    Tiếng người đàn bà: "Rõ khổ! ngày lao động mệt bỏ mẹ tối lại còn phải nhờ mới vả! Này beng thì beng nhanh lên để tôi còn phải ngủ...!
    Lát sau có tiếng thở và tiếng bước ra khỏi giường... tiếng người đàn ông:" Tí nữa nó lại kêu beng beng nữa bây giờ "
    -Ối giời ôi! chết... (tiếng la toáng lên của người đàn bà).

    Vệ Sinh Cá Nhân

    Tôi xin thề với đất trời không thêm bớt câu chuyện có thật nầy, xin kể lại các bạn diễn đàn nghe chơi. Lúc mới vào miền Nam, có một đám lính miền Bắc nhờ tôi lấy xuồng (loại ghe nhỏ), chở chúng qua sông Saigon, cho chúng đi dạo chợ. Thời đó đường bụi bặm nên các cô thiếu nữ đi xe đều có mang khẩu trang. Tên các ngố thấy vậy hỏi tôi, thế bọn nó làm gì bịt cả mõm vậy bác kia. Tôi bảo a người ta sống theo lối văn minh đó, đi đường sợ bụi bặm sinh bệnh nên họ bịt miệng cho có vệ sinh đấy. Chúng không trả lời lại mà bước hết lên bờ, bảo tôi ở đó chờ chúng. Đến hơn hai tiếng dạo phố, khi trở về thì trên mũi tên nào cũng có miếng băng vệ sinh hiệu Bạch Tuyết cuả chị em dùng trong ngày kinh nguyệt, và chúng nhao len đấu láo với nhau, bọn miền Nam láo thật có thế mà làm như vỡ trời ấy, chỉ vài đồng là ông có khối cái vệ sinh tha hồ mà bịt mõm. Tôi nhìn thấy ối trời cao đất rộng còn có hạng người nào như thế không nhỉ?  Tôi cố nín cười mà chèo về. Cả xóm nhìn bọn chúng như là đám quái vật nhưng không ai thèm nói cứ để cho bọn nó mang cả ngày hôm đó... thật là vui.. Đến mấy hôm sau, chúng mới biết là hố nặng, cả bọn chửu nhau: bố mẹ cái đám miền Nam xài đồ lẩn quẩn, tớ cứ tưởng cái ấy mà không phải…

(Ngon Tran)


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Imgres?imgurl=http%3A%2F%2Fcccong.com%2FcanNgo_63main.jpg&imgrefurl=http%3A%2F%2FcccongThơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Images?q=tbn:ANd9GcSXBR6Z0JKxdb0doM8pVZXjgDnIQ_oX7ocvI-vba7tWe7pqhegi
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeTue Jun 17, 2014 3:13 am


Nhạc chế Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê

Thiên đường CHXHCN Việt Nam


Sau hơn ba mươi năm nhìn lại (sau 1975 -- nay)

Ba mươi năm rồi, quân giặc Hồ vô Nam, giặc Hồ vô Nam cho dân mình đau khổ ngút ngàn, đời sống dân lành thêm hoang tàn, thêm nát tan. Trời ơi, dân ăn khoai mì, ăn bo bo hoài, nên dân kiếm đường vượt biên, đi kiếm tương lai.

Dân ra đi vì, đi vì tìm tự do, vì tìm tự do cho con người có được nhân quyền, giặc nô tên Hồ gieo hoang tàn trên đất Nam. hỏi ai, ai không căm thù, ai không căm hờn, căm oán hận cộng nô, hút máu nhân dân.

ĐK: Anh ơi, anh ơi, người đời ai cũng hiễu, thằng cộng nô nó đểu, làm cho người dân đói nghèo. Ba mươi năm qua, non nước điêu tàn, sông núi căm hờn, căm ghét thằng cộng nô, căm ghét Minh râu.

Ba mươi năm trường, dân Việt còn lầm than, mẹ hiền Việt Nam luôn mong chờ các con trở về, đập cho tan tành, cho tơi bời quân ác nô. Ngày mai, trên quê hương mình, quê hương thanh bình không có thằng giặc nô, ta sẽ mừng vui.

ĐK: Anh ơi, anh ơi, người đời ai cũng hiễu, thằng cộng nô nó đểu, làm cho người dân đói nghèo. Ba mươi năm qua, non nước điêu tàn, sông núi căm hờn, căm ghét thằng cộng nô, căm ghét Minh râu.

Ba mươi năm trường, dân Việt còn lầm than, mẹ hiền Việt Nam luôn mong chờ các con trở về, đập cho tan tành, cho tơi bời quân ác nô. Ngày mai, trên quê hương mình, quê hương thanh bình không có thằng giặc nô, ta sẽ mừng vui.

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN C45f71af40da4ed2a4f5dde1f0e92d6a

Nhạc chế: quốc ca CHXHCN Việt Nam

Đoàn quân cộng nô kia như một lũ chó.
Chúng bây từ đâu mang điêu tàn vào Nam.
Từ ngoài Bắc suốt kiếp chúng bây nghèo đói.
Lết vào Nam vơ vét không ngừng tay.
Vì đô la nên bán quê nhà.
Ải Nam Quan, Hoàng Sa bây bán luôn.
Lòng người dân căm phẫn vô cùng quyết phanh thây giặc Hồ.
Mày chết đi! Mày chết đi!
Lũ quân cộng nô gian ác hung tàn…


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 4c0109da7066467cab503060b86a114b

Sống Kiếp Làm Thuê
Giọng hát nơi Xứ Người...


Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeMon Jun 23, 2014 10:26 am


Ca dao thời đại Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 500_thumb
Bảo tàng XHCN. Nguồn: Truong duy nhat.

(Phiếm) Có lẽ chưa thời kỳ nào mà ca dao dân ca nở rộ như thời kỳ xã hội chủ nghĩa (xấu hết chỗ nói) này, đơn giản vì văn chương bao giờ cũng thuộc về những tiếng kêu của con người để đòi lại những gì còn thiếu: Thiếu cơm áo, gạo tiền, thiếu tự do, thiếu công bằng, hạnh phúc… Đời là bể khổ, những khao khát về tinh thần của con người là vô cùng nên mới cần có văn chương và nghệ thuật để bù lại, nhưng trong xã hội cộng sản ‘thằng giỏi bị giết thằng ngu làm thầy’ nên không phải ai cũng có thể sáng tác văn chương nghệ thuật – vốn là sản phẩm của một sự đào tạo chu đáo và năng khiếu bẩm sinh, vì thế ca dao là một vũ khí chống lại bạo lực cường quyền của tầng lớp bình dân. Họ tự nói và viết ra những điều trong tầm nhìn, tầm nghĩ, và cũng là trong chiều kích hữu hạn mà họ có thể làm được. Tuy không phải là bác học thiên tài cao xa gì nhưng những sản phẩm thuộc về trí tuệ của họ đôi khi lại trở thành bất tử, cho dù đó chỉ là những điều vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày mà mỗi người Việt Nam chúng ta đều đã được chứng kiến trong suốt mấy chục năm dưới sự độc đảng trị.

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 1325342216.1501

1. Dân ơi ta bảo dân này
Dân ra ngoài ruộng,
Dân cày mình dân.
Cấy cày bổn phận con dân,
Quốc hội bận họp bán dần nước non.

2. Lạy thượng đế bao giờ con hết khổ?
Tổ cha mày còn khổ mãi nghe không
Ai bảo quyết chí chung lòng
Đi theo cộng sản vót chông diệt thù?
Bây giờ mới biết rằng ngu
Tỉnh ra thì cũng đã gù cả lưng

3. Vũ trường là chốn ăn chơi,
Chí Hoà là chỗ nghỉ ngơi giang hồ.
Lăng kia là của giặc Hồ
Cho nên dân Việt cơ đồ nát tan

4. Trăm năm Kìêu vẫn là Kìều
Muốn đậu tốt nghiệp phải liều…
Lãnh đạo cũng thế còn gì
Học hành ôn luyện làm gì cực thân?
Thật thà nên chẳng có phần
U mê dốt nát nên thần, nên quan

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 1325342216.9437
Đại biểu quốc gật Việt Nam

5. Có tiền nuôi chó, nuôi mèo
Đừng nuôi cán bộ nó trèo đầu dân
Ăn no nó lại làm càn
Vàng bạc, châu báu tranh phần chia nhau

6. Bộ đội buông súng thì tha
Công an thì phải chặt ba khúc liền
Chúng là công cụ kiếm tiền
Làm cho xã hội đảo điên, quay cuồng

7. Ngày xưa chống Mỹ chống Tây
Ngày nay chống gậy ăn mày áo cơm!
Ngày xưa mỹ thối, đảng thơm
Ngày nay cộng sản thối om cõi bờ

8. Tuổi thơ cháu giỏi đánh hôi
Đánh cho Mỹ, “Ngụy”, đầu rơi, máu trào
Lớn lên độc lập tràn vào
“Cháu ngoan” cả nước ào ào…ăn xin

9. Hỡi anh bộ đội, thương binh
Chắc anh đã thấy dân mình ra sao
Công lao xương máu năm nào
Bây giờ lãnh đạo mang trao cho Tàu
Nam Quan, Bản Giốc còn đâu
Hoàng Sa biển rộng cúi đầu cống dâng
Đời anh sống chết bao lần
Vì lòng yêu nước góp phần dựng xây
Bây giờ chính đảng một bầy
Cướp đêm rồi lại cướp ngày không tha
Trong tay còn khẩu AK
Mong anh diệt lũ gian tà lưu manh*…

10. Nhà ai giầu bằng nhà cán bộ?
Hộ nào sang bằng hộ đảng viên?
Dân tình thất bát đảo điên
Công an mặc sức vung tiền chơi ngông

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 1325342217.1065

11. Đảng cử là dân không cử, cứ bầu
Đảng vì dân là đảng cướp của dân
Đảng yêu dân là dân mất mạng
Đảng yêu nước, đảng bán nước cho Tàu.

12. Ngày xưa đại tướng anh hùng
Ngày nay đại tướng ngập ngừng phân vân
Cầm quân rồi lại cầm quần
Đẻ vô kế hoạch, anh Văn… mất nhờ 

(Anh Văn – tức Võ Nguyên Giáp)

13. Việt Nam dân chủ cộng hòa
Đồ đạc bán trước, cửa nhà bán sau
Ăn cơm chỉ có mắm, rau
Chớ ăn thịt cá mà đau dạ dày

14. Việt Minh, Việt Cộng, Việt Kiều,
Trong ba Việt ấy, Đảng yêu Việt nào?
Việt Minh thì tuổi đã cao!
Việt Cộng ốm yếu, xanh xao gầy còm!
Việt Kiều thì vẫn còn son.
Đảng yêu, đảng quý như con trong nhà!
Chỉ cần một ít Đô La,
Việt Gian phản quốc hóa ra Việt Kiều!

15. Da em thơm như mùi cơm mậu dịch
Má em hồng như vỏ củ khoai lang
Mặt em trắng như sắn vừa lột vỏ
Tình em đượm như rau muống chấm tương

16. Tôi đây chiến đấu ở vùng tề
Trái bom của Mỹ nổ gần kề
Cắt phăng cái cần… tăng dân số
Xin đảng cho tôi được phép về
Học tư tưởng bác không học được
Theo gương người càng khó khăn hơn
Một con còn khó làm sao có
Cả triệu cháu con khắp cõi bờ?**

17. Nếu hết sữa, ấy thì cho bú
Hết vú này đến vú bên kia
Sữa nhiều ta phải phân chia
Hôm nay vú nọ, hôm kia vú này

18. Làm ngày nắng,
Cố gắng ngày mưa,
Không chừa chủ nhật
Sự thật…nghĩa trang

19. Lời nói đâu phải đùa chơi
Lựa lời mà nói cho lòi tiền ra
Đời ông cho chí đời cha
Mỗi lời đảng nói dân ta…xuống mồ

20. Ngày xưa dân giúp đảng
Quân- dân như cá, nước
Nay phản bội ước mơ
Quân-dân thành cá, thớt

21. Mất đất là tại…Trung Hoa
Nghèo nàn là bởi mù lòa đảng ta
Con ơi nhớ lấy lời cha
Chớ nghe lời đảng mà ra…ăn mày

22. Ăn mày là ai, ăn mày là ta
Bị đảng cướp đất hóa ra ăn mày
Đeo còng số tám trên tay
Dân oan cả nước ngồi đầy nhà…pha

23. Ngày xưa đảng nói đảng hay
Nhờ đảng dân ngửa hai tay xin tiền
Nước ngoài trông thấy thật phiền
Phục hồi nhân phẩm nhận liền… đỡ cơm

24. Tiến về Sài Gòn quan chiếm nhà mặt tiền
Tiến về Sài Gòn quan chiếm nhà thật to
Nước lộn tùng phèo, trộm cướp được thì dùng
Tiến về Sài Gòn, giải phóng đời quan

25. Hoan hô công an đảng ta
Đánh giặc thì dốt, đánh ta rõ tài
Xe kia quay cổ chạy dài
Công an quăng lưới chụp hoài…không tha

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 1325342217.4805
Hình ảnh đẹp nhất từ khi thành lập ngành (19-8-1946)

36 năm đời dân có đảng cũng là 36 năm đời dân… đáng cỏ. Dân chúng đối mặt với chính quyền, và tìm mọi cách xả nỗi bất bình của họ bằng cách sáng tạo ra nhiều chuyện tiếu lâm chính trị, ca dao, hò vè. Trong cả nước không đâu có nhiều chuyện tiếu lâm, thơ ca bằng Hà Nội, Sài Gòn vì đó là thủ đô hành chính (Hà Nội) và trung tâm kinh tế (Sài Gòn), mọi chuyện tồi tệ xấu xa của cung đình tràn ngập các quán cóc vỉa hè hoặc quán cà phê mỗi ngày. Tưởng như vô hại mà hại vô kể. Vì nó sẽ thành dư luận mở rộng mãi ra, bao trùm mọi việc, mọi người, trở thành mặt bằng mới để đề ra các tiêu chuẩn sống cho một thời, một đời, vừa thấm đẫm tính cá nhân vừa thấm đẫm tính thời đại để ngấm ngầm trả thù, sả stress, để bù lại những giá trị bị vô cớ tước đoạt. Thôi thì:
Thừa chữ làm chi chẳng viết chơi
Lang thang góp nhặt một đôi lời
Mua vui cũng được dăm ba tối
Để lại cho đời những phút giây…

Sacramento 13/12/2011
Trần Khải Thanh Thủy

*Phần 9 là tác giả sửa thơ của Nguyễn Quốc Việt Hùng, còn lại là của một số tác giả khuyết danh hoặc của chính tác giả.
**: Thơ Tố Hữu ca ngợi Hồ Chí Minh: người không con mà có những triệu con

(vietinfo.eu)

Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeThu Jul 17, 2014 4:05 pm


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN An+may+va+cong+ly-danlambao

Thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa

Đây thiên đường… chủ nghĩa!
Nên cuộc sống lầm than,
Nên người người cơ cực.
Cay đắng lệ chứa chan.

Đây thiên đường… chủ nghĩa!
Nên mẹ già ăn xin,
Nên trẻ thơ thiếu sữa,
Nên em trai móc túi,
Nên em gái làm tiền.
Ngày lê la phố phường,
Đêm vỉa hè co quắp.
Bệnh chẳng biết nhà thương.

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Images?q=tbn:ANd9GcSu3ITLp5tfTDFRnnzOIiCorOC27xmX0iIOjgl9CPq9HuSfD6g0mg

Đây thiên đường… chủ nghĩa!
Của bọn người cuồng si,
Ôm giáo điều ấu trĩ
Bắt dân lành thực thi.

Đây thiên đường… chủ nghĩa!
Hỡi những người vô tri!
Mở to cặp mắt ngủ,
Thức tỉnh dậy mau đi.

ChuPao (Danlambao)

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Images?q=tbn:ANd9GcR7x-VfCkKJNAFcol9gf7i_ad14G2OyTSSoJFiVFQV64fWte-NIZw


Việt Nam tôi đâu?

Việt Nam có một giấc mơ
Biển Đông có một mong chờ bao năm
Việt Nam mơ hết hờn căm!
Biển Đông mong mỏi dân mình ra khơi
Việt Nam mơ hết tối tăm!
Biển Đông mong đợi dân ta thái hoà
Việt Nam nước mắt nhạt nhoà
Chén cơm chẳng có, dân oan tội tình!
Nhìn kia, những bóng, những hình
Thây ma, xác chết, hình người biết đi?
Nhìn kia, những cảnh dị kỳ
Thế kỷ hai mốt, dân ra đường nằm!
Nhìn bao trẻ nhỏ nhục nhằn!
Mẹ già xơ xác, mẹ ơi tội gì?
Còn bao thiếu nữ xuân thì
Nhà đâu không thấy, bụi bờ lầm than!
Quê hương tan nát, điêu tàn!
Việt Nam thống khổ, dân oan đầy đường!

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Images+(1)

Ngày nay ta đã tỏ tường
Thiên đường chủ nghĩa, hỡi ôi kinh hoàng!
Lòng người tan nát, ly tan
Dân vô cảm sống, dửng dưng, lạnh lùng!
Quê hương trong cảnh bão bùng
Người tranh nhau sống, kẻ kia đua đòi
Đồ ăn nhung nhúc những giòi !
Thịt kia phân rữa, thuốc vô thành tiền
Thanh niên chìm đắm triền miên
Trong bia độc hại, rượu kia tàn đời!
Ngày này giết chóc như chơi
Kẻ kia nhìn đểu, dao thời vung lên
Thời này chẳng biết gọi tên
Việt Nam ta đó, bốn ngàn năm đâu?
Thời này rặt những bầy sâu!
Phá tan đất nước, phá tan quê nhà
Thời này quỷ quái tinh ma
Kẻ gian sung sướng, người ngay trong tù
Thời này quân tử chân tu
Một câu nói thẳng, ngục tù, nhà giam
Thời này, thời của lòng tham!
Của quân bán nước Việt gian, giặc Hồ
Việt Nam tan nát cơ đồ!
Chỉ vào cờ máu gọi tên: là Mày!
Từ ngày có Đảng về đây
Quê hương tan nát, đoạ đầy trần gian!

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Bannuoc-danlambao-01

Muốn quê hương hết điêu tàn!
Đứng lên, đoàn kết nơi nơi một lòng
Đập tan cái đảng nạ dòng
Thờ ma, thờ quỷ, thờ luôn giặc Tàu
Thù này ghi nhớ khắc sâu
Biển Đông cũng hận, sóng kia tràn bờ
Biển Đông cũng đợi, mong chờ
Việt Nam cũng đợi, đứng lên làm người
Biển Đông còn mãi xanh tươi
Việt Nam còn mãi là người nước Nam
Dẹp ngay cái Đảng tham tản!
Dẹp ngay cái đám vô thần, vong nô!
Cùng nhau dựng lại cơ đồ!
Nước Nam rạng rỡ, biển Đông thái hoà
Ôi, ngày nước mắt nhạt nhoà!
Quê hương sống lại, Biển Đông thanh bình!

Hoàng Hạc

Về Đầu Trang Go down
hoangmai
Khách viếng thăm




Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeSat Jul 19, 2014 4:48 pm


CHÙM THƠ MỚI CỦA MINH ĐAN


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Minhdan
Nhà thơ Minh Đan


BẤT LỰC

Xã hội đầy những máy photocopy, máy ghi âm
ra rả đêm ngày, vẹt còn ganh ghét
những thiên thần khoe nanh bốc phét
đời đã đêm
lòng chật ứ nỗi buồn

Xã hội đầy những diêm vương
loài quỷ dữ thay nhau rỉa thịt
ăn tạp và cướp bóc
tình người mơ kiếp đầu thai

Xã hội đầy những lưu manh
đường đang thẳng, lòng người cong mềm mại
chuyến xe chủ quyền chở dòng đời oan trái
anh em trở mặt tương tàn

Con đường ngay thẳng nào mà nét chữ không thể đi ngang?
tôi đã hỏi và học cách trả lời bằng im lặng
những cơn bão hung hăng bước về phía nắng
cũng vỡ òa thất vọng
về thôi.

saigon, 18/5/2014


IM LẶNG & NGHE

Có ai hiểu mình đang làm gì?
khi Tổ quốc khản lời thúc giục
đâu đó vỉa hè nụ cười hóa bụt
đâu đó chửi thề văng tục lên gân

chúng ta sống hay tồn tại bản năng?
im lặng hay cất cao tiếng nói?
những con chim trong lồng son múa rối
để mặc bầu trời cô đơn

dẫu ngày mai bị vứt xuống đường
ngọc ngà bầm dập trước dùi cui họng súng
ngẩng cao đầu khẳng định chủ quyền
“Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” kiên dũng

muốn viết nhiều cho ứ nghẹn chuyển rung
muốn thốt lên ngàn lời tức tưởi
mặt trời đỏ giá như đốt được những thân sâu khoét
bén đường gươm chặt đứt những tham tàn

ôi quê hương sắp mất tuổi xuân
bụi trần thế bủa vây tròng mắt
phía sau tôi giấc mơ nào im bặt
còn giấc mơ nào người đã giấu ven sông?

chữ của tôi băng qua những cánh đồng
xếp dọc ngang gánh nỗi đau cây lúa
xếp thấp cao gánh vết bầm thân mía
tìm giọt mưa tưới tắm bước chân trần

biển đảo ơi, dòng máu lạc hồng
bốn ngàn năm còn đỏ tươi ngực mẹ
bóng quân thù ngoài khơi xa, mặc kệ
phù sa tôi gọi mẹ buốt se lời.

saigon, 10/5/ 2014

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Uyen-Kha-lichsu-03-danlambao

KHI NGƯỜI TA YÊU

Tin nhắn có thể xóa
email có thể bỏ
lời nói gió bay
nhưng nỗi đau thành sẹo khó lành
chẳng thần dược nào “thẩm mỹ”
tại sao đánh phí niềm tin?
báng bổ giọt nước mắt vô tội
hạnh phúc không mở cửa tình nhân gian dối
vị đắng đầu môi
sợi tóc kiêu hùng đi qua chiến tranh
những thác ghềnh lòng người đen trắng
thu đã sang?
ngày vàng khoảng lặng
bùa mê kia vinh nhục nẻo về
tin yêu chết rồi
nhặt gió
gió xoay
xước bàn tay lạnh
nhặt nắng
nắng xua
rát đôi mắt ướt
thôi, nhặt lòng mình những mảnh hư vô.

saigon, 26/04/2014


ANH HÙNG CHÂN ĐẤT

Vòi rồng lịch sử
phun ngược vào Tiên Lãng
bế thốc những bá kiến hung hăng
xuyên thủng tầng ô zôn thế hệ @

Hoa cải văn vươn trổ bông
hương hút mật những con ong vô lại
đánh đuổi bầy sâu đục hại
sự thật trên môi chí phèo

Cái bụng có thể đói meo
cái đầu không hàng nghịch tặc
tổ tiên văn lang ai có quyền bứng gốc?
hãy nói thử nghe!

Ruộng muối, đầm tôm: tài sản của dân
cọng rau, đọt mía: nuôi trí khôn dân
ai có quyền khảo tra?
ai dã tâm tước đoạt?
giọt mồ hôi giết chết bầy sói
những con thú bất kham biết sủa tiếng người

Trả lại đồng khô giọt nước phù sa
trả lại nhà nông bát cơm khét nắng
đánh thức đức tin cong đuôi lẩn trốn
người thật người hơn sau mặt nạ chiều.

saigon, 2/4/2013
MINH ĐAN


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN DSC01995
Về Đầu Trang Go down
leminh
Khách viếng thăm




Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeWed Jul 23, 2014 6:51 am


Thề không qùi gối


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Tran-thi%CC%A3-ha%CC%80i-bieutinh-001


Tôi chẳng hiểu những đảng viên cộng sản
Ăn thứ chi?
Mà biến dạng thành hèn!
Vẫn biết rằng bởi bị nhồi sọ riết thành quen
Nhưng ít ra cũng phải biết phân biệt đâu là đen, đâu là đỏ.

Xưa đánh Mỹ, đảng thường tự hào rằng Việt Nam, anh hùng đầy ngõ
Nay Tầu xâm lăng thì tại sao lại lắp ló thụt thò?
Nay tại sao lại có quá nhiều những cái bản mặt mo?
Dày hơn tấm thớt và giở quá nhiều trò bỉ ổi?!.

Đảng là tai ương
Là kinh hoàng xã hội
Cơ chế toàn trị là nguyên nhân dẫn lối đến độc tài
Hoang đường mụ mị… thì làm gì có được tương lai?
Mù mờ mò mẩm, miệt mài trong tăm tối.

Thể chế độc đảng là nguồn gốc của tội lỗi
Không Tam Quyền Phân Lập, không ai phê phán ai nên cứ tiếp nối sa lầy
Người dân?
Chỉ được quyền ngậm đắng nuốt cay…!
Bức xúc… lên tiếng thì tù đày chực đợi.

Tầng lớp cai trị sẽ quyết tâm ngăn cản những kêu gào đổi mới...
Dẫu phải trả giá bằng hướng tới vong nô
Dẫu phải phá tan hết cả cơ đồ
Bởi mục đích bán nước mà rợ Hồ đã định.

Ai cũng biết ở Việt Nam làm gì có: Công Minh Liêm Chính?
Và hiểu rằng đó chỉ là những chiêu dụ của sự toan tính mị dân
Mưu đồ thâm sâu…biển đảo trao dần
Chiêu bài lấn chiếm của tân chiến lược.

Chúng ta phải cảnh tỉnh ngay, đảng cộng sản là tập đoàn bán nước
Chúng chính là những tên mời rước ngoại bang
Chúng là đoàn quân chưa chiến đã hàng!
Và nói thẳng là dã thú, là sài lang phản bội.

Không
Triệu lần không
Con Hồng cháu Lạc thề không quì gối
Từng đoàn quân hãy tiếp nối đứng lên
Dầy công tiền nhân… ơn nghĩa phải đáp đền
Và cương quyết không quên nòi giống

Tất cả hãy vùng lên
Hành động
Hành động
Và hành động.



Nguyên Thạch
danlambaovn.blogspot.com


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Viet+nam+que+huong+toi
Về Đầu Trang Go down
leminh
Khách viếng thăm




Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeThu Sep 18, 2014 1:36 pm


Ca Dao Thời Ðại cháu con họ Hồ
Giọng đọc: Cát Bụi
Tác giả: Trần Khải Thanh Thủy


.
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeTue Nov 25, 2014 12:48 am

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Images?q=tbn:ANd9GcQITePCyDB-kfaSwOQhTNNf-0tt_vrAw2A1vSMdIN54xE1faYGCyQ

Sau HCM, “Võ Tượng Đái” cũng được “chiếu cố” tận tình:

Bác khen chú Giáp có tài
Ban một ca-pốt với hai cái vòng...

Khổ thân cụ Giáp mò l(..)
Bây giờ tắt thở theo chồn về hang
Dư luận viên chít khăn tang
Đáy quần đẩm lệ đăng đàn tiếc thương
Chết rồi để lại tấm gương
Soi bao nhiêu xác trên đường Trường Sơn
Cả đời toan tính thiệt hơn
Đẹp cầu vai áo, căm hờn muôn niên
Nhân dân nhớ trận Điện Biên
Mừng vui tiễn cụ về miền....cu...ba

***

Giáp đi ai tiễn Giáp đi
Hồn oan tập thể hỏi gì Giáp đâu
Mà sao Giáp cứ cắm đầu
Mấy tầng địa ngục vạc dầu sục sôi
Tội giết người đó Giáp ơi
Thế gian nguyền rủa mấy đời chẳng tha

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Images?q=tbn:ANd9GcQFm9UWSblOn7tbF200pwSKtRrwdyb5I_iRXPfG_SXdOczemc0C

Hoan hô đồng chí Võ Nguyên
Giáp nướng bộ đội Điện Biên hãi hùng!
Chiến thuật "tiền pháo hậu xung"
Lính chết như rạ lạnh lùng... kệ cha!
Thế nhưng Hồ bác mừng la
Chết nhiêu cũng được miễn là sống tao
Phong mày đại tướng bốn sao
Tao tổng tư lệnh cũng cao hơn mày
Tội trạng ngày sau phơi bày
Tao lệnh mày giết thế này chia đôi?

***

Nói Với “Võ Tượng Đái”…


Ông sống trăm năm quá đủ rồi
Sống làm chi nữa, nhục thêm thôi
Để nhìn con cháu toàn ăn hại
Mọt nước sâu dân phản giống nòi.
Ông đã làm gì cho nước non?
Theo bầy Cộng sản huậy non sông
Phò tên Hồ tặc làm xung kích
Mở đường vô sản ấn tiên phong.
Ông nổi danh nhờ trận Điện Biên
Mạng người xả láng, thí liên miên
Địch thua vì súng không còn đạn
Thế giới cười ông, đại tướng điên.
Nhưng ông nào biết, tưởng mình oai
Khoe khoang khoác lác nói trên đài
Huy chương nợ máu đeo đầy ngực
Dân chúng cười ông, kẻ tấu hài.
Rồi ông thất sủng, hết cầm quân
Được đảng giao cho việc cởi quần
Cởi quần phụ nữ tra vòng xoắn
Kế hoạch gia đình giảm bớt dân.
Từ đó đời ông cứ nổi trôi
Ngồi chơi xơi nước ngắm trăng soi
Đảng cần ông để làm quảng cáo
Chủ nghĩa anh khùng, có thế thôi.
Cuối đời hình như ông ăn năn
Muốn lìa ác đảng đến cùng dân
Nhưng rồi sợ hãi, ông không dám
Thiên hạ cười ông, đại tướng hèn.
Nhưng ông cũng khá hơn một chút
Những tên Cộng sản cùng thời ông
Nếu thật ông quả còn yêu nước
Vật chết giùm dân đảng cháo lòng.

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Images?q=tbn:ANd9GcR-pD1tDvNieR0Z-FLR_RYKLEOqFp-NUINW53pbfWaYvH_TuYJsgw

Văn Tế “Võ Tượng Đái”


Hởi ơi:
Bào tố nổi đùng đùng, bổng dưng trong sáng lại
Đồng bào đang quạu quọ, phúc chốc đã nhẹ lòng
Khi mấy năm trời ông nằm liệt chiếu
Hắt một hơi dài ông đã đi tong

Nhớ ông xưa:
Vốn xuất thân làm thầy dạy sử
Chớp thời cơ theo kẻ nô vong
Theo Tàu khựa học đòi bố trận
Nương Liên Xô tập tểnh bày binh
Lớn giọng rêu rao kháng chiến
Rộng mồm đánh đuổi thực dân
Bám đuôi già Hồ tự nhuộm đỏ mình cho giống bầy Cộng Sản
Nâng khẩu AK quên hết giống nòi để tàn hại quân binh
Làm “tiêu thổ” cho nước nghèo, dân đói
Đánh “biển người” nên đỏ máu, trắng xương
Thoắt cái trở thành đại tướng
Bổng dưng nên kẻ tài năng!?)

Chẳng qua:
Lấy súng quân “Tàu xâm lăng” đuổi quân “Tây xâm lược”
Xúi bẫy anh em một nước đánh giết anh em một nhà
Đỉnh danh vọng hèn hạ đã lên cao tột đỉnh
Trò đấu đá bẩn nhơ chợt hạ xuống cầm quần
Cứ lay lắt thân tàn cho thiệt dai, thiệt dài, cho thiệt nhục
Nay vất vưởng cô hồn ở nơi này, nơi nọ, biết nơi đâu

Chúng tôi:
Những người vì ông mà gia đình tan nát
Những kẻ vì ông mà thất thổ vong gia
Hôm nay:
Ông chết đi cũng nhớ câu “nghĩa tử là nghĩa tận”
Ông không còn cũng chúc ông “về tới Cộng thiên đàng”

Thôi thì:
Xương lính của ông một lóng
Máu lính của ông một chung
Hồn có linh thiêng hãy về đây mà…
Thượng hưởng.

Tú Địa


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Vonguyengiap-99-danlambao
Về Đầu Trang Go down
KuTí SG
Khách viếng thăm




Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeWed Nov 26, 2014 9:06 am


Truyện, Thơ và Vè Tiếu lâm ở Việt Nam sau 1975


Nguyễn Hưng Quốc


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN VTT11-T%E1%BA%BEU

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất về phương diện văn học cũng như văn hoá xã hội tại Việt Nam sau năm 1975 là sự nở rộ của loại thơ, truyện và vè (cũng như các lời hát nhại) có tính chất tiếu lâm và mang ý nghĩa phản kháng về chính trị.  Thơ, truyện và vè đều thuộc phạm trù văn-học dân-gian.

Xin lưu ý, văn học nước nào cũng bao gồm hai bộ phận chính : văn học dân gian và văn học thành văn. Chúng khác nhau, trước hết, ở phương thức phổ biến : trong khi văn học thành văn tồn tại dưới hình thức văn bản cố định, gắn liền với văn hoá ký tự, đặc biệt văn hoá in ấn, văn-học dân-gian chủ yếu được truyền miệng từ người này qua người khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Từ những phương thức phổ biến khác nhau ấy, hai nền văn học này cũng khác nhau trong quan hệ với tác giả và độc giả: điều có vẻ như là yếu tính của văn học viết, tác giả và tác quyền, không hề tồn tại trong văn học dân gian. Thiếu tác giả, vai trò của độc giả, vốn là một phát hiện khá mới trong lý thuyết về văn học viết, đã là một sự thực hiển nhiên từ lâu trong văn học dân gian: ở đó, độc giả, với những mức độ khác nhau, tham gia vào quá trình lưu truyền, hơn nữa, sáng tạo tác phẩm. Khi vai trò độc giả nổi bật, có khi độc tôn như vậy, một đặc điểm mỹ học vốn gắn liền với văn học viết cũng bị biến mất : phong cách cá nhân. Nếu văn học viết gắn liền với ưu thế của phong cách cá nhân, trong văn-học dân-gian, may lắm, chỉ có phong cách thể loại, và một phần, nhạt hơn, phong cách địa phương. Mang phong cách thể loại và phong cách địa phương, văn-học dân-gian thể hiện rõ hơn văn học viết, tâm thế chung của xã hội và thời đại: đó thực sự là những tiếng nói của đám đông, của quần chúng vô danh và thầm lặng.

Ở đâu cũng có văn-học dân-gian. Nhưng, để ý mà xem, ở các nước phát triển, ý niệm văn học dân gian hầu như biến mất. Ở Úc, Mỹ, Pháp hay bất cứ quốc gia Tây phương nào khác, không ai nói đến sự tồn tại của cái gọi là văn-học dân-gian đương đại cả. Chỉ có văn-hoá dân-gian đương đại (contemporary folklore). Đã đành trong văn hoá dân gian cũng có một phần văn học, chủ yếu qua các giai thoại, câu đố, truyện cười và các truyền thuyết thị thành (urban legend), nhưng phần ấy chỉ là thứ yếu.

Mà cũng phải chứ. Ở xã hội Tây phương hiện nay, ai cần làm gì đến phương thức truyền khẩu. Viết được cái gì ưng ý, từ một bài thơ đến một truyện ngắn, từ một truyện tiếu lâm đến một bài bình luận, người ta có thể dễ dàng gửi ngay đến một tờ báo nào đó. Mà báo thì ở Tây phương thiếu gì. Bí nữa, người ta có thể tự đưa bài mình lên blog hay facebook. Khi đã được công bố kiểu như thế, tác phẩm và tác giả thuộc hẳn vào nền văn học viết. Hay hay dở, không cần biết; đã công bố, chúng tồn tại. Đã tồn tại, tên tác giả vẫn còn mãi đó. Tác giả còn, văn bản hoặc trên giấy in hoăc trên mạng còn: cái gọi là văn học dân gian không thể tồn tại được.

Có thể nói, văn-học dân-gian tồn tại, trước hết, dựa trên một số yếu tố: hoặc chưa có chữ viết, hoặc, nếu có, chữ viết ấy chưa được phổ cập; hoặc chữ viết đã được phổ cập, nhưng người ta lại không có điều kiện để in ấn. Không có điều kiện vì một trong những lý do chính: kỹ nghệ in ấn còn kém; nếu không kém, sinh hoạt xuất bản hoặc phát hành chưa thực sự vững mạnh. Khi những điều kiện căn bản của văn học viết này chưa có hoặc chưa đủ, văn học dân gian còn có cơ hội sinh sôi nảy nở. Đó là lý do tại sao, ngày xưa, trước khi kỹ nghệ in và ngành xuất bản cũng như báo chí chưa được thương mại hoá, ở đâu văn học dân gian cũng đóng vai trò quan trọng, thậm chí, ở những nơi nạn mù chữ thật cao, nó còn đóng vai trò chủ đạo.

Ở Việt Nam, do sự yếu kém của giáo dục cũng như kỹ thuật kéo dài cả hàng ngàn năm, văn học dân gian lúc nào cũng tồn tại song song với văn học viết ít nhất cho đến đầu thế kỷ 20.

Tuy nhiên, tại sao sau năm 1975, văn-học dân-gian lại nở rộ như vậy ?

Lý do, thật ra, rất dễ hiểu. Hầu như ai cũng biết. Đó là nạn độc-tài. Chữ, người dân biết. Biết giỏi hơn hẳn các thời kỳ trước nữa là khác. Kỹ thuật in ấn cũng phát triển cao. Hiện nay, để in một cuốn sách hay một tờ báo với độ dày vừa phải, người ta chỉ cần mấy tiếng đồng hồ. Điều kiện kỹ thuật hiện đại cũng có sẵn. Muốn blog, có blog. Muốn facebook, có facebook. Muốn website, có website. Chỉ có điều là không phải ai và lúc nào người ta cũng lọt qua được các cửa kiểm duyệt của các phương tiện truyền thông ấy. Sách báo thì đều nằm hết trong tay nhà nước. Kiểm duyệt thì tầng tầng lớp lớp, vô cùng chặt chẽ, thậm chí khắc nghiệt. Ngay trên mạng cũng có công-an lúc nào cũng rình rập, xoi mói. Trong những điều kiện như thế, để bày tỏ quan điểm và thái độ của mình, người ta không còn cách nào khác ngoài phương thức xưa cũ đã có từ hàng ngàn năm trước: truyền miệng.

Như vậy, nếu nạn mù chữ hoặc sự yếu kém về kỹ thuật in ấn, từ đó, của ngành báo chí và xuất bản là những điều kiện dẫn đến sự ra đời và thịnh phát của văn-học dân-gian, thì điều kiện để văn-học dân-gian còn tiếp tục tồn tại mãi đến tận ngày nay, thời được gọi là hậu kỹ nghệ, hậu hiện đại với các cuộc cách mạng tưng bừng của các phương tiện truyền thông đại chúng, chính là tình trạng thiếu dân chủ, đặc biệt, thiếu quyền tự do ngôn luận.

Bởi vậy, chưa cần biết nội dung của dòng văn-học dân-gian ấy ra sao; chỉ riêng về sự tồn tại của nó không đã đủ để tố giác tính chất độc-tài, toàn-trị nghiệt ngã của chế độ. Nếu thừa nhận nhận định này, chúng ta bắt buộc phải thừa nhận một nhận định khác : trong bối cảnh thiếu vắng tự do ngôn luận như vậy, chính những tiếng nói thầm lén và vô danh qua những bài thơ, bài vè và truyện tiếu lâm rải rác trong dân chúng mới là những tiếng nói trung thực và đáng tin cậy nhất.

Mai sau, nghiên cứu về xã hội Việt Nam sau năm 1975, tôi tin sẽ là một thiếu sót lớn, cực lớn, nếu người ta quên không khai thác vốn văn-học dân-gian phong phú này.

Nói thế cũng là nói : một trong những công việc có ý nghĩa nhất hiện nay mà nhiều người có thể làm được là sưu tầm các bài thơ, bài vè, lời hát nhại và các truyện tiếu lâm có nội dung chính trị ấy. Không bắt đầu sớm, chắc chắn chúng sẽ dần dần mai một đi. Càng muộn càng khó.

May, một số người đã khởi sự. Đến nay, đã có một số công trình nhất định. Cách đây mấy năm, ở Úc, Nguyễn Ngọc Phách có xuất bản cuốn “Việt sử đương đại qua 200 câu vè bất hủ” (2007), trên Talawas.org có loại bài “Tiếu lâm chính trị (Việt Nam, năm 1980)” của Trần Khốt; và mới đây, tạp chí Truyền Thông tại Canada ra số đặc biệt về chuyên đề “Nụ cười”, trong đó, có một số bài về đề tài truyện cười xã hội chủ nghĩa (số 36).

Tất cả đều chỉ là những bước dò dẫm. Công việc sưu tập chắc chắn cần được đẩy mạnh hơn nữa, cập nhật hơn nữa. Và công việc phân tích các tác phẩm ấy cũng cần thiết không kém.

Một số truyện tiếu lâm tiêu biểu :

Xin giới thiệu một số truyện do Trần Khốt sưu tầm và kể lại trong loạt bài “Tiếu lâm chính trị (Việt Nam, năm 1980)”www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10782&rb=08  để bạn đọc thưởng thức với hy vọng các bạn sẽ có hứng thú tiếp tục công việc Trần Khốt và một số người khác đã khởi sự. (Những chữ trong ngoặc [...] là do tôi thêm vào.)

NHQ


Nhất thế giới


Để dư luận thế giới chú ý đến nạn đói đang hoành hành ở nhiều nước thuộc thế giới thứ ba, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hiệp Quốc quyết định mở cuộc thi vẽ lớn với đề tài: cảnh đói khát khủng khiếp nhất.

Nhiều hoạ sĩ nổi tiếng thuộc các nước nghèo sôi nổi tham gia cuộc thi. Họ cố mô tả thật sắc nét tình trạng đói khát cùng cực ở đất nước mình, đặng tranh thủ sự trợ giúp của các nước giàu. Tuy nhiên, lọt vào vòng chung kết chỉ có tranh của hoạ sĩ ba nước: Ấn Độ, Campuchia và Việt Nam. Ba bức tranh này được đưa ra xét kỹ tại một hội đồng giám khảo quy tụ nhiều hoạ sĩ bậc thầy.

Tranh Ấn Độ được xét đầu tiên. Mọi người trầm trồ tán thưởng bức tranh vẽ hai người Ấn gầy giơ xương đang tranh nhau một miếng thịt bò. Chủ tịch Hội đồng Giám khảo nhận xét: “Người Ấn tôn thờ bò. Vậy mà giờ đây, họ chẳng những mổ bò làm thịt, mà còn tranh nhau từng miếng thịt nhỏ. Qua đó đủ biết ở Ấn Độ, tình trạng đói khát ghê gớm đến mực nào!” Bức tranh được toàn thể Hội đồng Giám khảo nhất trí tặng giải ba.

Đến lượt bức tranh Campuchia đưa ra, mọi người rùng mình khi thấy một người Khmer, nom hệt bộ xương, đang ngồi trên đống xương khô (nạn nhân thời Pol Pot), hai tay cầm đầu ống xương cho vào mồm, má hóp lại để cố mút chút tuỷ may ra còn sót lại. Sau một hồi bàn cãi, các vị giám khảo biểu quyết bức tranh thê thảm ấy được giải hai.

Còn bức tranh của Việt Nam ta? Cả phòng ồ lên sửng sốt khi người ta giới thiệu bức tranh. Và không hề bàn cãi một lời, toàn thể Hội đồng Giám khảo nhất trí tặng nó giải nhất. Có ý kiến còn cho rằng nó xứng đáng được trao giải đặc biệt…

Bức tranh Việt Nam ta hết sức giản dị: cái lỗ đít bị mạng nhện chăng đầy.


Nhất trí 100 %

Một hôm, sau ngày làm việc cực nhọc ngoài đồng, Trâu ta vừa nằm nhai cỏ, vừa ngẫm nghĩ sự đời. Trâu thấy mình làm lụng chăm chỉ quanh năm suốt tháng, lại không hề kêu ca, đòi hỏi lấy nửa lời, rất xứng đáng với danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Nghe nói Đảng đang cần kết nạp những người “Lao động tiên tiến” để tăng cường đội ngũ công nông, Trâu ta bèn quyết định nộp đơn xin vào Đảng.

Đơn của Trâu liền được đưa ra Chi bộ xem xét. Chi bộ nhận thấy đồng chí Trâu tuy làm việc rất đáng được trao danh hiệu “Lao động tiên tiến”, nhưng lại kém thông minh, nên đơn bị bác.

Ngựa thấy Trâu làm đơn xin vào Đảng, liền bắt chước. Trong đơn, Ngựa viết: “So với đồng chí Trâu, tôi chẳng những lao động không thua kém, mà lại thông minh hơn nhiều. Ngoài ra, tôi còn có thể làm vật cưỡi cho các đồng chí lãnh đạo cấp cao dạo chơi…”

Chi bộ cũng xem xét ngay đơn xin vào Đảng của Ngựa. Mấy ưu điểm mà đồng chí Ngựa nêu trong đơn đều được Chi bộ ghi nhận. Nhưng cuối cùng, đơn của Ngựa cũng bị bác với lý do chắc nịch: đồng chí Ngựa có cú đá hậu rất độc, ảnh hưởng nặng nề đến đoàn kết nội bộ.

Thấy đơn của Trâu và Ngựa đều bị Chi bộ bác, Rệp và Muỗi liền làm đơn xin vào Đảng. Đơn của hai đồng chí chuyên hút máu này viết hệt như nhau: “Tôi tuy chẳng phải là Lao động tiên tiến như đồng chí Trâu và đồng chí Ngựa, nhưng bù lại, tôi có cái cơ bản mà hai đồng chí đó không thể có: trong huyết quản của tôi từ bao đời nay đều có dòng máu công nông. Tôi cảm thấy mình hoàn toàn xứng đáng được đứng trong hàng ngũ Đảng của giai cấp công nông…”

Đơn của đồng chí Rệp và đồng chí Muỗi được Chi bộ chấp nhận với sự nhất trí 100%.


Toà nhà không hố xí


Tại Hà Nội, một toà nhà bốn tầng mới xây thu hút nhiều người đến tham quan, vì nó được thiết kế khá đẹp. Chỉ có điều rất lạ là suốt cả bốn tầng đều không hề có một hố xí nào. Mọi người xúm lại hỏi ông kiến trúc sư và được ông giải thích như sau :

“Tầng một [5] dành cho nhà trẻ, các cháu đi ị vào bô. Tầng hai dành cho cán bộ cấp thấp, mọi người đi ị ở cơ quan. Tầng ba dành cho cánh văn nghệ sĩ thì ị được bãi nào, họ nhét vào mồm nhau bãi ấy. Còn tầng bốn dành cán bộ cấp cao, mấy vị ấy chỉ quen ị lên đầu thiên hạ. Bởi thế, chúng tôi xây hố xí làm gì cho nó lãng phí ?”


Lý lịch vào Khối SEV [Hội đồng Tương trợ Kinh tế thuộc khối xã hội chủ nghĩa]

Họ và tên: Việt Nam

Tuổi: 4.000

Họ và tên cha: Liên Xô

Họ và tên mẹ: Trung Quốc

(Ghi chú: Cha mẹ đã ly dị từ nhiều năm, nay sống dựa vào cha sau khi bị mẹ “uýnh đau” hồi đầu năm 1979.)

Tôn giáo: Đa thần giáo Mác-Lê-Mao, có pha trộn cả Khổng giáo, Nho giáo và đôi chút Phật giáo

Nghề thành thạo nhất: Đánh nhau

Quan hệ bạn bè: Không chơi với ai và nếu có chơi cũng không lâu dài.


XHCN Xếp Hàng Cả Ngày


Một đám người già trẻ lớn bé đang xếp hàng rồng rắn trước cửa hàng lương thực phố Đặng Dung, Hà Nội. Đứng cuối hàng là người đàn bà có vẻ mặt cau có. Mãi một lúc lâu, hàng người rồng rắn mới nhích được một chút. Thấy vậy, bà nọ ca cẩm: “Cứ điệu này thì đến tận tối cũng chửa chắc đã mua được gạo. Dân Sài Gòn giễu bốn chữ viết tắt “chủ nghĩa xã hội” (CNXH) là ‘cả ngày xếp hàng’, cũng chẳng oan đâu. Tiên sư nhà chúng nó!”

Một ông lão đứng cạnh nghe vậy, bèn bàn góp: “Bà đứng đây chửi thì chỉ có bà và đám dân quèn này nghe thôi. Bà có gan, đến trước cửa nhà anh Ba [tức Lê Duẩn] mà chửi thì mới hả”.

Bà nọ hí hửng: “Cụ dạy chí phải. Nhờ cụ giữ chỗ hộ cháu, cháu chạy ù ra trước nhà anh Ba chửi một trận cho đã tức. Nhà anh Ba ở ngay đây thôi mà!”

Nói rồi, bà ta te tái đi.

Mươi phút sau, đã thấy bà hầm hầm quay lại. Ông lão bèn hỏi: “Sao chửi nhanh thế ?” Bà nọ hậm hực nói: “Nào đã được chửi! Ở trước nhà anh Ba, muốn đứng chửi cũng phải… xếp hàng. Mà hàng ở đấy lại dài hơn ở đây nhiều lắm, đứng đến mai chửa chắc đã tới lượt mình. Cháu gửi chỗ đằng ấy rồi, giờ thì xếp hàng mua gạo cái đã. Tiên sư nhà chúng nó!”


Mong sống lâu


Một hôm, toán bảo vệ tóm được kẻ ném trộm vào nhà anh Ba một gói giấy. Mở gói ra, thấy hai củ nhân sâm, ai cũng sửng sốt. Sợ nhân sâm tẩm thuốc độc, bèn gửi đi xét nghiệm cấp tốc. Kết quả: sâm Cao Ly 100%.

Toán bảo vệ quá ngạc nhiên, liền xúm vào tra hỏi kẻ ném gói nhân sâm nọ. Cuối cùng, hắn khai: “Một nhân viên CIA thuê tôi hằng tuần ném vào nhà ông Ba hai củ nhân sâm để ông tẩm bổ”. Nghe nói vậy, một viên bảo vệ đập bàn, quát: “Mày nói láo! Bọn CIA chỉ rắp tâm ám sát anh Ba, sao chúng lại tính chuyện tẩm bổ? Mày muốn sống thì khai thật đi!”

Tên bị bắt run lẩy bẩy, nói : “Dạ, tôi không dám nói sai nửa lời. Gã CIA nọ bảo cứ tẩm bổ cho anh Ba sống lâu thì Mỹ chẳng cần đánh phá gì, Việt Nam vẫn cứ kiệt quệ…”


Không có ba cây…


Một hôm khác, các nhân viên bảo vệ Lăng bỗng chẳng thấy thi hài Bác đâu cả. Công an Hà Nội và các tỉnh được lệnh tức tốc đi tìm.

Cuối cùng, người ta thấy Bác khoác ba lô đứng thẫn thờ ở Bến Nhà Rồng (Tp. Hồ Chí Minh), nơi Bác từng ra đi tìm đường cứu nước 69 năm trước. Bác giải thích với nhóm công an vừa kéo đến: “Bác buồn cho dân tình, lại lo cho tương lai nước nhà. Bác tính ra đi tìm đường cứu nước lần nữa. Nhưng, hỡi ơi, vì không có ba cây [3 lượng vàng, dùng để vượt biên] nên đám công an ở đây nhất định không cho Bác lên tàu!”

Nguyễn Hưng Quốc
Về Đầu Trang Go down
nguySG
Khách viếng thăm




Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeSat Aug 15, 2015 2:05 pm


Đêm nghe tiếng Ráp Nah Sơn 


Tác giả xin bắt chước tên một chuyện dài nổi tiếng trước 1975 của nhà văn Nhã Ca, Đêm Nghe Tiếng Đại Bác, để đặt tựa bài Đêm Nghe Tiếng Ráp Nah Sơn.

Thú thật, ngày xưa người dân Miền Nam sợ tiếng đại bác “giải phóng” bao nhiêu, thì ngày nay Chổi này cũng “nổi da gà” với tiếng nhạc Ráp bấy nhiêu, mặc dầu loại nhạc được gọi là “nhạc của hè phố” này không gây nên cảnh máu đổ thịt rơi khắp nơi, từ nhà ở đến sân trường và gây nên đủ thứ tang thương; nói chung là nhạc Ráp không làm hại gì ai. Lý do “sợ” nhạc Ráp của bỉ nhân rất đơn giản: chỉ vì không hợp “nhĩ vị”, chứ chẳng hề do suy nghĩ ý tứ, dám oánh giá nọ kia một loại nhạc được không ít người hâm mộ.



Nhưng đêm qua nghe Nah Sơn ráp “ĐMCS”, bỗng dưng tôi tự nhiên “dừng chổi lắng nghe” (chữ của Trịnh Công Sơn).

Tôi nghe Nah Sơn ráp, không phải vì ghét, hận CS để khi nghe thiên hạ chửi “ĐMCS” là “khoái cái lỗ tai”; vốn đã “dị ứng” với nhạc Rap, nay lại bị đụng thêm hai tiếng “Đỗ Mười” là thứ “phản cảm” cực kỳ, nên thoạt nghe, tôi đã phải vùng dậy khỏi giường để “tắt đài” ngay (bài Rap “ĐMCS”), nhưng chưa kịp, thì tiếp sau bốn “tiếng thô bỉ” ấy đã lọt vào tai những lời lẽ làm tôi “cảm khái cách gì” (chữ của Hoàng Hải Thủy”), và tất nhiên tôi nghe đi nghe lại mấy lần sau đó.

Tôi không trích ra đây lời bài Ráp “ĐMCS”, vì “Tiên sư Anh Tẹc Nét” chưa gì đã phổ biến đầy dẫy loại tin tức không “chính thống” này, mà ngài “tưởng thú “Ba Ếch mới đây tự thú “không thể ngăn cấm được”, mà ai cũng đã nghe. Tôi chỉ ghi lại cảm tưởng sau khi nghe bài hát.

Khi đó tôi chưa biết Nah Sơn là ai. Dựa theo từ ngữ và câu cú, vần điệu của bài hát, tôi có cảm nghĩ đây là “sản phẩm” không phải của một người, mà của nhiều “tay tổ phản động”; họ không những rành rọt tội ác CS, mà còn thuộc vào hạng “thượng thừa chữ nghĩa”.

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN D52135619ee24c97be1f9942123f42b9


Sau khi được biết tác giả của bài nhạc Rap ĐMCS, Nah Sơn, không ai khác hơn là một sinh viên VN mới từ trong nước sang Mỹ du học, tôi càng cảm phục và ngưỡng mộ tài ba, trình độ hiểu biết, lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cho quê hương dân tộc của người tuổi trẻ VN này, nên để ý đến những bài liên quan đến anh. Trong “Thư gửi người Việt Nam”, Nah Sơn có lời xin lỗi công chúng thính giả về “ĐMCS”, như sau:

“Trước tiên, tôi xin lỗi công chúng vì những lời bài hát và nội dung bài hát phàm phu tục tử. Tuy nhiên tôi mong mọi người hiểu rằng đó là cách chúng tôi thu hút sự chú ý của giới trẻ, để rồi sau đó nói lên sự thật cho họ nghe. Tiếng chửi thề cũng là một phần trong đời sống của nhiều người, và rap là một dạng văn học hiện thực. Đừng đánh giá sự việc chỉ qua bề nổi của nó.”

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 09aeea4badfa460cbb98bb9506745d68


Cám ơn Nah Sơn về những lời xin lỗi trên, nhưng theo tôi, có nghe hết bài hát với nội dung bàng bạc... tội ác do CS gây nên được diễn tả bằng từ ngữ chính xác ý nghĩa, khớp đồng điệu âm, “thể nhạc lề đường” mà lời ý trí thức, mới thấy mấy tiếng “chửi tục” ĐMCS chỉ là tiếng thở dài thiếu hơi trước cảnh quê hương dân tộc VN đang phải đứng giữa, đối diện với nghìn trùng ngao ngán do “Bác và Đảng” CS dựng nên sau 85 năm nối giáo cho giặc phá nát gia cang Nước Việt.

Một người mù hai mắt phải chịu cảnh “Đêm dài một đời”(tên một tác phẩm trước 1975 của Nhà văn Lê Tất Điều); Việt Nam 90 triệu người mắt sáng nhưng đang phải lần mò trong đêm tối CS phủ xuống suốt trên tổ quốc Tiên Rồng “minh châu trời đông” đã ngót trăm năm. Biết đến bao giờ được như Nah Sơn có được can đảm để tự thoát ra khỏi bóng đêm ma quái có tên CS.

Nguyễn Bá Chổi




Chương trình THE KIM NHUNG SHOW kỳ này có dịp cùng một người bạn trẻ được coi là hiện tượng trong phong trào đấu tranh dành dân chủ cho Việt Nam - Rapper Nah Nguyễn Vũ Sơn. Nah là một rapper nổi tiếng trong nước, hiện đang là một du học sinh tại Hoa Kỳ, gần đây được biết đến nhiều hơn qua một bản nhạc rap do anh sáng tác và hát có tên ĐMCS - nói lên hiện trạng đau lòng tại Việt Nam. Quý khán thính giả sẽ được nghe anh chia sẻ về cuộc sống, những hoạt động từ lúc còn ở trong nước cho đến hiện tại với những bài viết đăng trên blog của anh đang được giới trẻ quan tâm. Mời quý vị cùng theo dõi.

Để xem trọn các chương trình của SBTN, xin hãy liên lạc với DirectTV hoặc các hãng cable địa phương của quý vị.
To watch the full programs of SBTN, please contact Direct TV or your local cable providers.

Saigon Broadcasting Television Network (SBTN): http://sbtn.net
© Youtube: https://www.youtube.com/SBTNOfficial

Address: 10517 Garden Grove Blvd. Garden Grove, CA 92843
Email: sbtn@sbtn.tv
Về Đầu Trang Go down
minhle
Khách viếng thăm




Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeMon Aug 17, 2015 7:07 pm

.

Thời Đại Hồ Chí Minh


Thời đại Hồ Chí Minh
Thời của phường đạo tặc
Chủ trương trò cướp cạn
Trên dải đất Rồng Tiên.

Nào đỉnh cao trí tuệ
Của bầy vượn tinh tinh
Xây đại đồng chủ nghĩa
Bằng xương máu sinh linh.

Nào thủ đô nhân phẩm
Của Hà Nội “anh hùng”
Con người thay trâu ngựa
Phân bắc quí vô cùng.

Nào lương tri thời đại
Của cái đảng “quang vinh”
Buôn dân và bán nước
Vô địch cõi hành tinh.

Này lãnh tụ thiên tài
Gian ác một không hai
Đi khách cùng Xô Viết
Ỉa rớt đảng quái thai.

Này tổng ma Lê Duẩn
Rao bán máu nhân dân
Cùng đệ tam quốc tế
Đổi về đại cục phân.

Này tổng hèn Văn Linh
Xem chủ nghĩa quang vinh
Hơn sơn hà xã tắc
Sang Thành Đô nạp mình.

Này tổng dê Khả Phiêu
Dâm đảng với nữ yêu
Bị quan thầy nắm chóp
Đành bán nước làm liều.

Này tổng heo Mười hoạn
Cầm dao thiến trị dân
Qua mấy lần vung cắt
Cằn kiệt cả giang san

Này tổng ngu Đức Mạnh
Có biết cái gì đâu
Ngoài ngai vàng rồng lộn
Và Huyền Tâm lổ sâu.

Này tổng lú ăn phân
Dám lấy Hồ dã nhân
Thay cho tên Tổ Quốc
Ê chề với nước dân.

Thời đại Hồ Chí minh
Nước non chìm vận mạt
Dân tộc đắm điêu linh
Nghĩa tình người tan nát.

Thơ Phan Huy MPH
http://fdfvn.wordpress.com



CON XIN PHÉP BÁC

Tiên sư cha bố đứa nào
Đem hơn nghìn tỷ đổ vào túi tham
Xây trường, xây lớp không làm
Xây cầu đắp đập làm đàng dân đi

Xây đài tưởng niệm làm chi
Xây thêm bệnh viện dân thì an sinh
Đổ tiền cho một công trình
Sao không nghĩ cảnh dân mình lầm than

Không đem tiền đó để làm
Điện, đường trường trạm về làng cho dân
Tôi tin bác cũng chẳng cần
Bác mà sống dậy ngàn lần không cho

Dân thì chưa có bữa no
Chăn không đủ ấm co ro ngoài đường
Bao em không đưọc tới trường
Ốm đau chẳng có nhà thương để vào

Bây giờ xây thế khác nào
Chính tay Bác hại đồng bào nhân dân
Chẳng qua là lũ bất nhân
Lấy danh bác để tiện phần tham ô

Làm ra cái chuyện điên rồ
Để gom tiền bạc đổ vô túi mình
Bác ơi Bác có anh linh
Bác cho nó hủy công trình đó đi

Ơn người dân chúng khắc ghi
Đâu cần xây nó làm gì, khổ dân
Bác ơi con muốn một lần
Cho con thay bác đích thân chửi đời
……….
Tiên sư cái bọn mặt …. trời
Sao không còn chút tính người vậy sao?

Tác giả: Nguyễn Minh Hoàng


Ngày Đầy Tháng Bác

Chuyện kể rằng: Khi còn sống bác hồ luôn để ý tới chị em phụ nữ, nhất là từ thắt lưng quần trở xuống, nên mỗi lần gặp chị em phụ nữ bác đều hỏi: "cháu kinh nguyệt có đều không?" Các chị em phụ nữ đều cảm động đến ứa nước mắt.

Sau khi Bác chết, các chị em phụ nữ đều nhớ tới Bác và lấy ngày ấy mỗi tháng để tưởng nhớ Bác. Từ đó, ngày ấy mỗi tháng của chị em phụ nữ còn được gọi là "Ngày Đầy Tháng Bác".
Về Đầu Trang Go down
vantran
Khách viếng thăm




Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeMon Aug 24, 2015 5:20 pm

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN TuongHo-embe-Danlambao
 
Bài ca tượng đài Hồ Chí Minh

Phạm Ngọc Thái (Danlambao)



Tôi lại viết bài thơ đất nước
Đất nước mạt và buồn
Nhìn lên bầy quan tham
Quốc gia thì băng hoại
Trông xuống oan khuất chốn dân tình
                ngập trong bao kiếp đời khổ ải.

Ông Hồ Chí Minh ơi! Ông khóc hay ông cười?
Chúng đang đua nhau lấy trăm nghìn tỷ
                dựng tượng đài ông
Đấy là tiền thuế, máu của nhân dân
Con cháu đang bám vào cái xác của ông
Để đầu cơ chính trị. Tàn phá nước non.

Ông có nghe tiếng dân bao miền oán than
Bao làng quê vẫn vô cùng nghèo khổ
Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc
Trẻ thơ chưa đủ trường để học
Người ốm đau bệnh tật thiếu bệnh xá, thuốc men
Mà chúng còn định dùng 1.400 tỷ
                để dựng tượng đài ông
Máu và nước mắt dân đen ngập tràn trong đó...
Làm sao nuốt nổi, ông ơi!?

Ông khóc hay ông cười?
Bọn tham nhũng đang bám vào tượng đài ông mà phá nước
Đẩy nền kinh tế xã hội tới kiệt cùng
Nợ vay nước ngoài ngày càng chồng chất
Có ai nghĩ: Theo chủ nghĩa Marx - Lenin lại sai đường, lạc bước? (*)
Có ai nghĩ: Chính chủ nghĩa tư bản
                mới là con đường đưa dân tộc đi lên!?
Giá khi đó ông đừng thân Tàu.
                Thân Mỹ có hơn không?

Hôm nay chúng định dùng 1.400 tỷ dựng tượng đài ông
Giáo sư Ngô Bảo Châu thì bảo:
- Nếu không thần kinh cũng là đồ khốn nạn.
Mà không phải chỉ một thằng khốn nạn
Trong chính phủ, trung ương liệu đếm có hết tên?

Ông có thấy không? Những bọn cẩu quan...
Tàn hại giống nòi
Nên khóc hay nên cười?
Chủ nghĩa Mác-xít Lê-nin-nít
                đang hoàn toàn sụp đổ, ông ơi! (*)
1.400 tỷ để dựng tượng đài
Liệu ông có nuốt trôi?

Mà ông cũng chỉ được một phần
Ai nói chúng sẽ không chia nhau, lại quả?
Hậu duệ giờ quá nhiều "phường mèo mả..."
Ông Hồ Chí Minh ơi!


Hà Nội. Tháng 8 - 2015

Phạm Ngọc Thái
danlambaovn.blogspot.com

____________________________________

(*) Chính TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đã nói: đến cuối thế kỉ XXI này, không biết có còn CNXH không?


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Chuy%25E1%25BB%2587n%2Bx%25C6%25B0a%2Bt%25C3%25ADch%2Bc%25E1%25BB%25A7%2Bnh%25C3%25A2n%2Bng%25C3%25A0y%2B2%2Bth%25C3%25A1ng%2B9%2B
Về Đầu Trang Go down
hadinh
Khách viếng thăm




Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeSun Sep 27, 2015 6:30 pm

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN B7320778914b4c70af1f056108e96260


Đèo Ngang - Đèo Nghếch - Đèo Đứng

Chuyến công tác vào miền Nam, Bộ Chính Trị đi bằng xe, khi ngang qua Đèo Ngang, Tổng Bí Thư "Trọng Nú" nhìn xuống xóm làng, hai bên đèo sao mà nghèo xác xơ, ông than thở như vậy.

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 1-9b9f2

Một cán bộ cao cấp nói: Tại cái tên đèo làm nghèo chớ sao! Đoàn cán bộ và TBT ngạc nhiên, hỏi cái tên đèo sao làm nghèo được?

Cán bộ kia trả lời: Còn gì nữa, Đèo Ngang là đang nghèo không đúng sao, cả đoàn ồ lên. Đúng rồi nguyên nhân cái nghèo đã tìm ra.

TBT gợi ý: Thế ta tìm cái tên gì đổi cho nó hết nghèo xem.

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 7810d325023a41f288e0b92e6dfcbb26

Ông Bộ Trưởng Giáo Dục, người có học vấn cao hơn đề nghị đổi thành Đèo Nghếch:

... Đếch nghèo, tràng pháo tay tán thưởng nhiệt liệt, từ đó Đèo Ngang có tên mới: Đèo Nghếch.

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Images1013596_anh_3_deo_ca

Mấy năm sau cũng đoàn cán bộ cao cấp ấy trở vào Nam, thấy hai bên Đèo Nghếch, dân làng có đỡ hơn xưa, nhưng dân số tăng qúa mức, TBT hỏi sao mà họ đẻ hăng thế, làm cách nào ngăn chận đây?

Một cán bộ lên tiếng: Cũng tại tên đèo nó thế, TBT bảo giải thích, ông ta nói, khi người ta hết nghèo, khá lên thì “no cơm ấm cật, sinh ra dậm dật. ”Bây giờ đổi tên đèo tiếp.

TBT hỏi: Đã đổi thành Đèo Nghếch, chúng nó khá lên, bây giờ đẻ tràn lan, ta biết đổi tên gì cho chúng bớt đẻ?

Ông cán bộ nói: Tôi mà đổi thì đảm bảo chúng hết đẻ luôn, hơn cả triệt sản!

Tên gì mà hiệu nghiệm guớm thế? TBT hỏi, cán bộ ấy đáp: Đổi thành tên: Đèo Đứng!

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN B1171ae46e2d427bb1f778f21b177ac6

Từ ngày Nguyễn Phú Trọng lên TBT, ông cũng làm được vài việc, vui tai vui mắt thiên hạ, không kém cái Đèo Đứng.


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN 082403_cuoi16
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeSun Apr 29, 2018 9:20 pm

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Gfsgfsdgsdf

Tiểu phẩm: CHUYỆN VUI 30/4

Tù nhân (TN): Thưa cán bộ, hôm nay là ngày gì ạ?
Quản giáo (QG): Hôm nay 30/4 là ngày giải phóng miền Nam, có thế mà không nhớ hả?

TN: Nhưng giải phóng khỏi cái gì ạ?
QG: Giải phóng khỏi sự xâm lược của đế quốc Mỹ chớ sao.

TN: Nhưng đế quốc Mỹ rút hết quân sau hiệp định Pa ri rồi cơ mà, chỉ còn người Việt Nam với nhau.
QG: Thì giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách kìm kẹp của chế độ ngụy.

TN: Nhân dân miền Nam bị kìm kẹp thế nào ạ?
QG: Chế độ ngụy thực hiện chính sách ngu dân. Dân ngu, phải 12 năm mới học xong chương trình phổ thông, còn chế độ ta chỉ cần 10 năm. Không có tem phiếu để mua nhu yếu phẩm, không có đảng soi đường chỉ lối, không có lãnh tụ để tôn thờ…. Nghĩa là sống một cuộc đời rất tăm tối.

Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Cuộc đời đau suốt trăm năm
Chim kêu trên tổ, cá nằm dưới ao.

TN: Chim kêu ríu rít trên tổ, cá lội tung tăng dưới nước thì hạnh phúc quá chứ còn gì nữa ạ?
QG: Í nhầm, là “chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao”. Nói chung đồng bào miền Nam khi chưa được giải phóng thì rất nghèo khổ.

TN: Nhưng em thấy “giải phóng” xong, ta toàn vào miền Nam khuân của về, nghĩa là ta nghèo so với họ, họ có nhiều thứ ta không có?
QG: Họ giàu có là phồn vinh giả tạo, còn ta tuy nghèo đói nhưng mà là nghèo đói thật. Hiểu chưa?

TN: Phồn vinh giả tạo nhưng đầy đủ, so với cái nghèo đói thật thì cái nào hơn ạ?
QG: Không được hỏi khó cán bộ. Mai xuống khu biệt giam. Nghe chửa?

Nguyễn Tường Thụy/RFA


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Biemhoa2


Tâm Sự kụ Hồ

"Bác Hồ" chễm chệ ngai son,
 Hỏi đám cháu gái: "mất, còn cái trinh"?
 Suốt ngày hết kệ lại kinh,
 Lệ rơi tiếc thuở "dập dình" thâu đêm.
 Nhớ "Vú sữa" cứng, nhưng mềm,
 Môi son ríu rít êm đềm lời hoa.
 Lão nào hám Phật, Sư, Cha
 Địt mẹ lũ nịnh đưa ta vào chùa.

Khi nào Kụ muốn


Chết rồi lộng kiêng khống chôn
Ngẫm ra ông Kụ mình khôn thấy mồ

Đêm đêm nằm nhớ Kụ Hồ
Em đem dâng Kụ "bộ đồ" của em

Đồ nầy em mới "độ lên"
Khi nào Kụ muốn tòm tem thì tòm.

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN C236d91046b5f93eb061b1b4328a634b1a430c474290710362643fc037e0d3f0

Thơ đố vui Lăng bác Hồ

Chuyện thơ kụ Hồ đã cũ mà nói mãi cũng chưa dứt. Âu cũng tại cái di hại do ông ta đem lại cho dân ta sâu nặng quá. Thôi để thay đổi không khí, Caubay kỳ này mang câu đố cũ đố bà con chơi. Nó như vầy:

ĐỐ LÀ CÁI GÌ

Bốn góc mà trông chỉ thấy ba
Lún phún hai bên mấy cụm hoa
Cửa chính thập thò khi đóng mở
Khi trồi khi thụt cái mống già
Khi không ai viếng bèn che lại
Khi có khách thăm mở hoát ra
Hai thằng lính gác hai bên góc
Giữa chú khăn quàng đỏ hoét ca
Nhấp tới nhấp lui trông hồ hởi
Ai mà trông thấy tởn tới già


Ho Hui… đoán đại dù không ăn... cái "giải" gì:

Lăng bác bốn góc chỉ thấy ba
rậm rì trước "cửa" một bồn... hoa
"Kinh Kỳ" đỏ loét hàng cờ hàng cờ đảng
Thấp thoáng bên trên ảnh..."cha già"
Bác lên nằm ngửa khi "khách" đến.
"Người" xuống "rửa mình" lúc "khách"... ra.
Tao nhân, mặc khách còn yêu mãi
Văn chương, thì phú hết lời... ca
Thế gian đâu dễ ai bì được.
Lăng bác xây trong khắp mọi nhà...


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Original
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeSat May 05, 2018 12:01 am


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Bo%25CC%25A3%25CC%2582%2B%25C4%2591o%25CC%25A3%25CC%2582i-bu%25CC%2581p%2Bbe%25CC%2582


Con búp bê

Nguyễn Xuân Nghĩa (Danlambao)



Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975
Người lính từ Bắc vào giờ đi về Bắc.
Con búp bê sau lưng
Đôi dép râu dưới đất.

Cán bộ từ Bắc vào Nam xe hơi biệt thự
bộ đội từ Nam về Bắc một con búp bê.

Con búp bê chiến lợi phẩm
xé nát một cơ đồ
20 năm xây cất
Giết hại hàng triệu người
Rừng hoang và biển sâu.

Con búp bê vô tư
43 năm,
xé nát cả tuổi thơ miền Bắc.

30/4/2018
Nguyễn Xuân Nghĩa
danlambaovn.blogspot.com


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Biemhoa2


BỘ ĐỘI GIẢI PHÓNG


Bộ đội ta ba lần thắng đế quốc
Ngày ba mươi thống nhất được giang san
Ngẩng mặt kiêu hãnh giải phóng miền nam
Ta vào đấy Sài Gòn đầy hoa lệ

Đây là đâu quê mình sao đẹp thế
Đồng bào ta đâu dễ Mỹ kẹp cùm
Từ nông thôn vườn cây trái xanh um
Về phố thị từng chùm tòa cao ốc

Là phồn vinh giả tạo trong phút chốc
Hay là ta kẻ ngu ngốc bị lừa
Ngày đi B bao lý tưởng say sưa
Lưng túi gạo cố đeo chừa vào đó

Đồng bào Nam bao năm rồi khốn khó
Bị Mỹ Ngụy kìm kẹp quá đau thương
Sống đói rách khổ cực rất thê lương
Nếu vào gặp mời bát cơm hạnh phúc

Bao mơ tưởng bỗng dưng giờ hiện thực
Đồng bao Nam còn dư sức nuôi ta
Họ sung túc ăn mặc rất sa hoa
Cơm gạo trắng với canh gà cá gỏi

Ta nhanh tay túi gạo hẩm giấu vội
Ai đã bày nói dối thật chảy trôi
Dân miền Bắc cuộc sống rất an vui
Ăn không hết cà rem phơi sân gạch

Chiếc Tivi có luôn cái tủ lạnh
Chúng thi nhau chạy rất mạnh ngoài đường
Nhờ bác đảng nào trường học nhà thương
Cả chùa chiền đã mọc lên như nấm

Ngày về Bắc không tiền để mua sắm
Ta rầu rầu xin ẵm con búp bê
Của bé gái chơi chán ta mang về
Chiến lợi phẩm tái tê đời trai trẻ

Giải phóng ai sao ê chề đến thế
Cán bộ vào ăn cướp để phì gia
Bọn bộ đội lưng cõng búp bê già
Vượt Trường Sơn dép râu đà vẹt gót

Ký Gàn
.

Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitimeWed May 09, 2018 4:08 pm

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Bo%25CC%25A3%25CC%2582%2B%25C4%2591o%25CC%25A3%25CC%2582i-bu%25CC%2581p%2Bbe%25CC%2582 

Chết không nhắm mắt


Mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm - Nguyễn Duy

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Tôi tình cờ “nhặt” trên FB một tác phẩm khá độc đáo của Marc Riboud. Ông “chớp” được cảnh một anh bộ đội (với con búp bê nằm dưới nắp ba lô, và cái sắc cầm tay) đang trên đường trở về quê cũ.

Cùng với bức ảnh là lời bình, cũng độc đáo không kém, của face booker Nguyễn Hoàng: “Thằng này coi vậy mà hiền, chỉ lấy con búp bê cho con và cái bóp đầm cho vợ mà thôi.” 



Thằng chả hiền thiệt chớ. Cái ba lô xẹp lép hà. Ngó thấy mà thương. Là kẻ cầm súng, thuộc phe thắng trận, đương sự có thể thu góp được chiến lợi phẩm nhiều hơn thế.

Bên thua cuộc, rõ ràng, không mất mát chi nhiều mà Bắc/Nam đã được “nối vòng tay lớn” – theo như cách nói của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Rồi ra, tác giả còn dự tưởng, sẽ có những đoàn tầu thống nhất “toả khói trắng hai bên đường”, những đám “trẻ thơ đi hát đồng dao” khắp ngõ, và “mọi người ra phố mời rao nụ cười.”

Họ Trịnh, có lẽ, thực lòng tin tưởng như thế. Niềm tin của ông cũng được không ít người đồng thời chia sẻ. Sự thực, tiếc thay, khác thế. Sau ngày “Nam/Bắc hoà lời ca” thì nụ cười gần như biến mất trên môi của mọi người dân Việt.

Dù thuộc bên thắng cuộc, những bộ đội phục viên cũng không hề được hân hoan cười đón khi họ trở về:

“Tôi đã được chứng kiến cảnh hẫng hụt của nhiều người khi họ ... ngơ ngác tìm kế sinh nhai, đã không ít người đòi đảng, chính quyền cơ sở phải chia ruộng đất cho họ, và tất nhiên đảng, chính quyền không thể moi đâu ra ruộng đất để cho họ cày, cực chẳng đã, nhiều người đã trực tiếp đòi ruộng cha ông mà ngày trước họ đã góp vào hợp tác xã, không ít người đã tự ý đi cày ruộng cha ông của mình, thế là ... họ được quy là công thần, gây rối, chống lại đường lối của đảng, nhà nước, kết cục có người bị đuổi ra khỏi đảng, có người bị bị bắt lên xã, lên huyện tạm giam để xử lý vì đã ngang nhiên lấn chiếm đất đai của nhà nước đã giao cho người khác.” (Vi Đức Hồi – Đối Mặt, Chương II).

Đoạn hồi ký thượng dẫn giúp cho độc giả hiểu tại sao vỉa hè Hà Nội lại đông đảo những người làm nghề cửu vạn. Họ sống ra sao?

“Mỗi tối thuê cái chiếu nằm gầm cầu, có tiền bạc của nả thì gối đầu, giắt lên ngực. Bốn bên lủng củng người nằm, nói anh bỏ lỗi, nó đéo nhau huỳnh huỵch rồi lại chửi nhau, quát nhau to tiếng hơn ô tô chạy ngoài đường.” (Tô Hoài. Chiều Chiều. Phương Nam, Hà Nội: 2014).

Giữa Thủ Đô Của Lương Tâm Nhân Loại mà trải chiếu “đéo nhau huỳnh huỵch” thì (ngó) cũng hơi khó coi. Tuy thế – và được thế – vẫn hơn hẳn nhiều bạn đồng đội (không may) khác, đang khua “nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng.” 


Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Temp-danlambao

Ảnh: Hà Nội Mới

Hạnh phúc hay đau khổ (nghĩ cho cùng) chỉ là sự so chiếu, và mọi so chiếu đều tương đối cả. Nói chi đến những người lính vô danh, ngay cả một nhân vật tiếng tăm cỡ như thi sĩ Tế Hanh (“từng là ủy viên ban chấp hành hoặc thường vụ Hội Nhà Văn VN, từng mười năm liền phụ trách đối ngoại của hội, từng có chân trong ban phụ trách nhà xuất bản Văn học”) đến cuối đời cũng đành chép miệng: “Trải qua hai cuộc chiến tranh mình còn được sống, được làm thơ, còn may mắn hơn khối người khác, thế là được rồi.” (Vương Trí Nhàn. Cây Bút Đời Người. Phương Nam, Hà Nội: 2002).

Vâng, đúng thế. Còn sống là “may mắn hơn khối người” rồi!

Theo thống kê (chắc không khả xác) của Tổng Cục Chính Trị thì đến năm 2012, toàn quốc chỉ có 1.146.250 liệt sĩ và khoảng 600.000 thương binh, trong đó có 849.018 liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Wikipedia tiếng Việt cho biết thêm:
“Từ tháng 12 năm 1994 đến hết năm 2001, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý cho 44.253 Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng.”

Có bà bị lọt sổ vì không đủ “kiên trinh” nên đã (lỡ) đi thêm bước nữa – theo như tường trình của Tuổi Trẻ Online:
“Chúng tôi đến khi bà Trần Thị M. đang ăn tối ngay trên giường. Bà đã ở trên giường như vậy gần ba năm rồi, kể từ khi đôi chân không còn tự đứng lên được nữa. Ấy thế nhưng khi hỏi đến chuyện xưa, đôi mắt bà sáng lên.

Bà say sưa kể về những ngày hoạt động cách mạng, những ngày tù ngục đòn roi tra tấn, thương tích tới 75% (thương binh hạng 2/4)…

“Vượt qua được hết, chỉ không chịu nổi mỗi lúc nghe tin chồng, tin con thôi” – bà chợt trầm giọng. Ba lần ‘không chịu nổi’ ấy là vào năm 1962, ông Võ Mười, chồng bà, hi sinh khi bà mới 30 tuổi; năm 1964, con trai út Võ Danh của bà bị bắn chết khi vừa 6 tuổi, đang được giao việc cảnh giới cho các chú cán bộ họp; năm 1971, con trai lớn Võ Thái làm giao liên cho ban binh vận Khu ủy Khu V hi sinh ở tuổi 16.

Còn lại một mình giữa đạn bom, hai lần bị bắt, giam cầm tra khảo ở nhà lao Quảng Ngãi, năm 1974 bà gá nghĩa với một người đồng đội, ông Thái Văn Thới.

“Chiến tranh vẫn ác liệt, đâu biết mai này sống chết thế nào. Thương nhau, thông cảm hoàn cảnh của nhau thì về với nhau thôi” – bà kể. Ngày 21-2-2014, UBND P.12, Q.Bình Thạnh đã tổ chức cuộc họp để xét duyệt và đề nghị Nhà nước tặng danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng cho bà. Phường đã có tờ trình về trường hợp của bà gửi Phòng Lao động – thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) Q.Bình Thạnh, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM. Tuy nhiên, sau đó gia đình bà nhận được thông báo bà chưa được lập hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng do đã… tái giá.”

Phải chi cái hồi giao “công tác cách mạng” cho hai đứa nhỏ (6 tuổi và 16 tuổi) mà Nhà Nước cũng xét (nét) kỹ càng như vậy thì đỡ cho mẹ Trần Thị M. biết mấy. Dù sao, vẫn còn có điều an ủi là nhờ đang sống ở thành phố mang tên Bác nên tờ trình về trường hợp của bà cũng đã được gửi tới Sở LĐ-TB&XH TP.HCM và đã được cứu xét (rồi) từ chối!

Có mẹ không nhận được danh hiệu anh hùng chỉ vì lỡ “chui rúc” ở những nơi hoang vu quá. Bên Kia Đèo Bá Thở là một nơi như thế:
“Trên bản đồ quân sự cũng như bản đồ của nha Ðịa Dư không bao giờ có địa danh ‘Ðèo Bá Thở’. Bởi vì đặt cái tên cho ngọn đèo này chính là tôi và một vài người bạn... Ngọn đồi nằm không xa trại giam chúng tôi trong tỉnh Yên Bái. Ngày ngày đội chúng tôi có mười anh em phải băng qua bên kia cái đèo khốn nạn này, tới một khu rừng toàn thị là tre, nưá, giang...”

“Mấy ngày đầu chúng tôi không chú ý tới cuối dốc bên kia có một cái nhà tranh đã sập. Người chủ căn nhà lấy vài thân tre to, chống cái mái lên, nên mái nhà chạm đất. Tất nhiên trong tình trạng đó nó không có cửa. Chúng tôi đã vài lần đi về ngang đó và tưởng nó đã bỏ hoang, bởi vì trông nó còn thua một cái chòi chăn vịt ở miền Nam.”

“Một hôm cả bọn chúng tôi thấy trời còn sớm, nên nghỉ lại bên kia dốc một lát trước khi ‘bá thở’. Chúng tôi nghe lục đục trong cái chòi bỏ hoang, và phát giác đuợc một cụ già thật già. Nét mặt bà cụ nhăn nheo hệt như những vết nẻ của ruộng bị hạn hán nhiều ngày. Bà già có một cặp mắt nâu đục, lờ đờ và đầy rỉ mắt. Bà già mặc một cái áo bông vá chằng vá đụp. Phải gọi đây là cái áo vá trên những miếng vá. Nó nặng dễ chừng đến năm ký chứ không chơi. Chúng tôi gạ chuyện, song tất nhiên bà già biết chúng tôi là tù ‘Ngụy’ nên không hé răng một nửa lời”.

“Hôm sau trong lúc đốn tre chúng tôi hội ý. Chúng tôi lấy dư ra mỗi ngày vài cây về dấu ở gần căn lều của bà cụ. Ðược vài ngày đủ tre để dựng lại căn lều, chúng tôi để hai người lại sửa còn tám người vào rừng đốn tre cho đủ số lượng của mười người. Chúng tôi cũng cắt tranh về để dậm lại những chỗ quá mục nát. Căn nhà sửa xong, có cửa để chui ra chui vào. Bà già khi đó tự động nói chuyện với tụi tôi:
- Lão có ba đứa con, một đứa đã có giấy tử sĩ, hai đưa kia thì hoà bình lâu rồi, nhưng lão không hề nhận được một chữ của chúng từ ngày chúng đi. Lão mới có giấy mẹ liệt sĩ, mỗi tháng có tiền nhưng chả vào đâu.” (Hoàng Khởi Phong. “Bên Kia Ðèo Bá Thở.” (Cây Tùng Trước Bão. Thời Văn, Hoa Kỳ: 2001).

Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Temp-danlambao
Ảnh: Marc Riboud

Bà lão hẳn đã qua đời từ lâu. Những người lính thắng trận trên đường về quê (với con búp bê cầm tay) hơn 40 năm trước e cũng không còn mấy ai sống sót. Đám mẹ ngụy và lũ con thua cuộc cũng thế, cũng đều đã lần lượt đi vào lòng đất.

Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác: khi họ chết không ai nhắm mắt!

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
danlambaovn.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN   Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ
» Quê Hương và Chủ Nghĩa Xã Hội !
» Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”
» Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y
» Tập Truyện Ngắn Chọn Lọc - Vang Bóng Một Thời

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Văn-
Chuyển đến