Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
VNCH ngắn quang Nhung quynh trong sáng Chung luong Saigon thuoc hoang chuyen quan chất Trung phải ngam Nguyen bich truyện nguyet nhac quốc không linh
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI) Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI) Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI) Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI) Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI) Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI) Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI) Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI) Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI) Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI)

Go down 
Tác giảThông điệp
LHSon
Khách viếng thăm




Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI) Empty
Bài gửiTiêu đề: Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI)   Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI) Icon_minitimeTue Dec 31, 2013 4:08 pm


Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI)

Nguyễn Minh Cần, Tú Anh

Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI) 2013-03-05T093224Z_685889756_GM1E9351CMS01_RTRMADP_3_RUSSIA-STALIN
Xếp hàng để đặt hoa lên mộ Stalin tại Quảng trường Đỏ Matxcơva,
nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của nhà độc tài, ngày 05/03/2013.
REUTERS/Sergei Karpukhin

Thủ phạm gây ra cái chết oan khiên cho hàng chục triệu người hay anh hùng chiến thắng Đức quốc xã?

Sáu mươi năm sau ngày Stalin qua đời, ngày 05/03/1953, và hơn 20 năm sau ngày chế độ cộng sản Xô Viết sụp đổ, người dân Nga có vẻ mơ hồ về công, tội của nhân vật bị giới sử gia gọi tên là « đồ tể ». Chính sách trấn áp của Stalin vẫn còn được vài chế độ độc tài ở châu Á cố gắng bám víu, bất chấp những vết xe đổ.

Hơn hai mươi năm cầm quyền của Stalin từ 1930 đến 1953 được đánh dấu bằng những đợt khủng bố quy mô có hệ thống mà nạn nhân đầu tiên là các sắc dân thiểu số, rồi đến nông dân, tư sản trí thức và thành phần quân đội bị nghi ngờ « chống đảng ». Vào cuối thập niên 1980 nhờ chính sách perestroika của Mikhail Gorbachev và sự tan rã của Liên Xô, tội ác của Stalin được tố cáo một cách mạnh mẽ.

Trong tập tài liệu Les crimes de masse sous Staline (1930-1953) - Những tội ác tập thể của Stalin, công bố năm 2008,chuyên gia Nicolas Werth của trường Đại học Chính trị Pháp thống kê được 10 đợt khủng bố chính trị trong và ngoài nước, nhân danh lòng ái quốc.

Tháng 10/2007, lần đầu tiên Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự buổi lễ truy điệu từ 20 triệu đến 40 triệu nạn nhân của kẻ được mệnh danh là tay đồ tể. Đứng bên cạnh một « mồ chôn tập thể » ở thao trường quân sự Butovo, ngoại ô Maxcơva, nơi mà mật vụ Liên Xô đã xử bắn hàng chục ngàn người, Tổng thống Nga kêu gọi dân Nga « đoàn kết » đừng để tái diễn « quá khứ đau thương này ». Cựu trung tá KGB lên án điều mà ông gọi là « ý thức hệ hoang tưởng » nhưng bề ngoài được ngụy trang bằng những « giá trị cơ bản, nhân sinh, tự do dân chủ ».

70 năm trước, trong đợt « đại khủng bố » từ tháng 8/1937 đến tháng 11/1938, hơn 1,5 triệu người bị bắt và 800.000 bị xử bắn mà phần lớn… là đảng viên đảng cộng sản.

Tuy nhiên đến năm 2013 này, nhân ngày giỗ 60 của Stalin thì tình hình tại Nga có vẻ đổi khác.Theo nhà xã hội học Nga Lev Gudkov, chính quyền Putin công khai vinh danh Stalin. Trong một quyển sách giáo khoa được Bộ Giáo dục công nhận, ông Stalin được mô tả là một nhà « lãnh đạo hiệu quả ». Không ít người Nga mơ tưởng một Stalin « thứ hai » để phục hồi chế độ mà họ cho là « vàng son ».

Trong một cuộc thăm dò ý kiến năm 2012, có đến 47% người Nga tin rằng nhờ Stalin « sáng suốt » mà « Liên Xô được hùng mạnh phú cường » quốc tế kiêng nể. Tỷ lệ ý kiến ngược lại chỉ có 37%.
Nhà nghiên cứu chính trị Nga Maria Lipman, quy trách nhiệm cho cặp lãnh đạo Putin-Medvedev . Tuy hai nhân vật này tố cáo tội ác Stalin nhưng lại tránh phân tích sâu xa chủ nghĩa Stalin, vì chế độ hiện nay cũng xây dựng quyền lực « dựa vào mật vụ trấn áp dân chúng » bất chấp vết xe đổ. Tại Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Việt Nam « trại cải tạo lao động » vẫn tồn tại với nhiều hình thức.

Stalin là bạo chúa khát máu hay là một nhà lãnh đạo sáng suốt ? RFI đặt câu hỏi với nhà báo Nguyễn Minh Cần từ Maxcơva.

Đề tài về Stalin lại nổi lên


Trong tháng Ba năm nay, đề tài Stalin lại nổi lên trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày ông qua đời. Điều này chẳng có gì lạ cả. Vì Iosif (Joseph) Stalin là vị chúa tể độc tài đã từng cai trị Liên bang Xô Viết bằng bàn tay sắt trong suốt 30 năm trời(1922-1953). Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, là Đại nguyên soái, Tổng tư lệnh tối cao các Lực lượng vũ trang Liên Xô, được suy tôn là “Người cha của các dân tộc”.

Do sự tuyên truyền, nhồi sọ người dân trong hàng chục năm trời, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô đã làm cho người dân Liên Xô một thời gian dài trên nửa thế kỷ sùng bái Stalin, coi ông không khác gì một vị thánh sống, một đấng cứu tinh của toàn nhân loại. Đến nỗi một nhà thơ Việt Nam, xứ sở cách xa Liên Xô hàng chục vạn cây số, mà cũng đã thốt lên: “Yêu biết mấy nghe con tập nói/Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!” (Bài thơ Đời đời nhớ Ông, của Tố Hữu, tháng 3/1953).

Một ít sự thật về Stalin


Thế nhưng, kể từ sau khi bản báo cáo mật của Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô, Khroutchev tại đại hội 20, Đảng Cộng sản Liên Xô (25-2-1956) về “Tệ sùng bái cá nhân Stalin” được tiết lộ ra ngoài thì nhiều người mới tá hỏa là nhà độc tài “đỏ” này đã gây ra quá nhiều tội ác, trước hết là tội diệt chủng đối với nhân dân đất nước mà ông ta thống trị.

Tội ác của Stalin có nhiều mặt, ở đây chỉ xin nói vài điều thôi.

1/ Bằng chính sách tập thể hóa nông thôn trong nửa đầu thập niên 30, ông đã tiêu diệt không thương tiếc tầng lớp năng nổ, tích cực, sáng tạo nhất ở nông thôn mà ông gọi là tầng lớp cu-lắc. Chính sách này bị nông dân phản đối, thì tại hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản năm 1934, Stalin tuyên bố: “Phải tạo ra một tình thế mà các hộ cá thể, sau khi thu hoạch trên mảnh đất canh tác của họ, phải sống tồi hơn để họ có khả năng kém hơn các nông trang viên. Phải tăng thêm gánh nặng thuế má cho họ.”

Ở nhiều vùng, nông dân nổi dậy, Stalin đưa quân tàn sát rất dã man. Ở Ukraina, nơi được coi là vựa lúa của Liên Xô, cả một vùng lớn, nông dân không nổi dậy nhưng cũng không chịu vào nông trang tập thể, thế là Stalin dùng cái chính sách, tiếng Nga gọi là “golodomor”, dịch ra tiếng Việt là “làm cho chết đói”, nghĩa là cho quân bao vây cả vùng, không cho dân được xuất, không cho lương thực được nhập, đồng thời cho các đội (tựa như đội cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam hồi 1953) xuống từng làng lùng sục, tịch thu tất cả lương thực để cho dân chết đói. Trong trận “golodomor” này có từ 20 đến 25 triệu người chết vì đói.

Nhà văn nổi tiếng Liên Xô Vasili Grosman đã mô tả trận giam đói nông dân ghê rợn này trong cuốn sách tựa đề “Mọi sự trôi qua”. Một điều chúng tôi nói thêm mà rất nhiều người Việt Nam không hề biết và không thể tưởng tượng nổi, là ở Liên Xô mãi cho đến năm 1956, nông dân vẫn sống như dưới thời nông nô (mặc dù chế độ nông nô đã được Nga hoàng xóa bỏ từ năm 1861), vì nông dân không được ra khỏi nông thôn. Một cách giản đơn nhất để làm chuyện đó là chính quyền Xô Viết không cấp giấy thông hành (passport) cho họ. Chỉ sau đại hội XX Đảng Cộng sản Liên Xô, tội ác của Stalin bị vạch trần, từ đó ở Liên Xô người ta mới có chế độ cấp passport cho dân nông thôn như dân thành phố!

2/ Stalin là một con người rất đa nghi và rất sợ mất quyền lực. Cho nên ngay cả những người cùng hàng ngũ của ông ta, nếu lộ ra hoặc bị nghi là bất đồng tư tưởng với ông ta là ông tìm cách thanh toán không chút thương tiếc. Một ví dụ rất điển hình là tại đại hội XVII Đảng Cộng sản Liên Xô (năm 1934), phần đông đại biểu muốn bầu Kirov làm Tổng bí thư. Thế là sau đại hội, Stalin trả thù: 98 người trong tổng số 139 ủy viên trung ương chính thức và dự khuyết do đại hội XVII bầu ra, tức là 70%, đã bị bắt và bị xử bắn (phần lớn vào những năm 1937-38).

Không những các ủy viên trung ương mà đa số đại biểu dự đại hội XVII của Đảng cũng chịu chung số phận: trong số 1.956 đại biểu chính thức và dự khuyết thì 1.108 người bị bắt và ghép tội phản cách mạng. Như vậy, Stalin đã đánh ngay vào cái Đảng Cộng sản Liên Xô mà chính ông ta làm Tổng bí thư.

Sau đây là một vài con số chính thức về cuộc đại khủng bố (1937-1938): Đã có trên 1.440.000 người bị kết án, trong số đó trên 725.000 người bị bắn, trong số bị bắn có nhiều ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên trung ương, người đứng đầu chính phủ, Bộ trưởng v.v... Kể cả một ủy viên Bộ Chính trị là Chủ tịch đầu tiên của Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản là Zinoviev; một ủy viên Bộ Chính trị, người đứng thứ ba sau Lênin (người đứng thứ hai là Trostski thì đã bị Stalin diệt rồi) là Kamenev, một ủy viên Bộ Chính trị được coi là người con yêu của đảng là Bukharin cũng bị bắn. Một số cán bộ người nước ngoài của Quốc tế Cộng sản cũng bị giết.

Trong hàng ngũ quân đội, thì có đến trên 41.000 sĩ quan và binh lính bị xử tử, kể cả nhiều nguyên soái, các tướng lĩnh cho đến binh nhì. Đó là chưa nói đến hàng trăm nghìn người thuộc các dân tộc không phải Nga bị cưỡng bức di dân đến các vùng khác phải bỏ mình trên đường đi hay ở nơi mới đến. Cho nên có nhà sử học đã kêu lên: Stalin đúng là một tên diệt chủng đối với nhân dân nước mình!
Còn đối với người nước ngoài thì dã man nhất là Stalin đã ra lệnh giết 20.000 sĩ quan Ba Lan hồi tháng 2 năm 1940 ở rừng Katyn, gần Smolensk, rồi vu khống cho phát xít Đức giết. Các lãnh đạo khác sau này của Liên Xô cứ mập mờ, ấp úng không chịu công bố sự thật, mãi gần đây các lãnh đạo Nga mới chịu công bố. Xin nói rõ thêm: các sĩ quan Ba Lan này đã đánh nhau với phát xít Đức khi bọn này tấn công Ba Lan, họ bị thua nên chạy sang Liên Xô lánh nạn và bị giết.

Còn nhiều chuyện nữa, nhưng xin dừng tại đây.

Ảnh hưởng của chủ nghĩa Stalin đối với Việt Nam

Như nhiều người biết, ảnh hưởng đó cho đến nay vẫn còn rất nặng nề. Nó biểu hiện rất rõ ở vài điểm sau đây:

1/ Cho đến bây giờ, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn giương cao chủ nghĩa Mác Lênin trong điều lệ, trong đường lối, chính sách của đảng. Cái gọi là chủ nghĩa Mác Lênin mà Đảng Cộng sản Việt Nam nói đến, thực chất là chủ nghĩa Stalin. Từ thời bí mật cho đến ngày nay, các cán bộ cao và trung cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam học về chủ nghĩa Lênin chủ yếu từ cuốn “Nguyên lý chủ nghĩa Lênin” được biên soạn dưới sự hướng dẫn của Stalin, theo cách nhìn của Stalin. Đó là một thứ chủ nghĩa Lênin đã biến dạng.

Và ngay cả ông Hồ Chí Minh đến Liên Xô sau khi Lênin đã qua đời, ông đã sống và học tập dưới thời của Stalin, ông tiếp nhận cả lý luận cũng như toàn bộ thực tiễn của thời đó (như sự kềm kẹp, đàn áp người dân, tiêu diệt các tôn giáo, thanh trừng nội bộ...) nên cái chủ nghĩa, cũng như cái cung cách cai trị mà ông du nhập vào Việt Nam thực tế cũng là chủ nghĩa Stalin. Nói rằng lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam theo chủ nghĩa Stalin thì người ta giẫy nẩy chối đây đẩy, vì người ta biết rằng Stalin là một tên sát nhân bị thế giới phỉ nhổ. Nhưng, khi nhìn vào lời nói và hành động của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam thì không thể nào nói khác được!

2/ Chuyện trước mắt hiện nay ở Việt Nam đang tranh cãi là điều 4 Hiến pháp. Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam thì khăng khăng cho rằng phải giữ và ghi rõ quyền lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng sản vào Hiến pháp, trái hẳn với ý kiến và nguyện vọng của các nhân sĩ, trí thức tiến bộ, các công dân tự do, các vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo và người dân có hiểu biết. Khi nghe lập luận hồ đồ của các lãnh đạo cao nhất của đảng, cũng như lũ tôi tớ viết thuê, nói thuê của họ, ta thấy họ lặp lại gần như nguyên văn những lời nói có tính áp đặt chẳng cần lý lẽ gì của Stalin hồi năm 1936.

Xin trích vài câu: “Tôi phải thừa nhận rằng, trong dự thảo Hiến pháp, thực tế đã để nguyên hiệu lực của chế độ chuyên chính của giai cấp công nhân cũng như giữ nguyên không thay đổi điều nói về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô (vỗ tay nhiệt liệt)... Ở Liên Xô không có mảnh đất cho sự tồn tại của các đảng khác, nghĩa là không có tự do cho các đảng ấy. Chính vì thế tôi nghĩ rằng Hiến pháp Liên Xô là Hiến pháp duy nhất trên thế giới có tính dân chủ triệt để.” (sách: “Về dự thảo Hiến pháp Liên Xô”, NXB Partizdat, 1937 - người viết dịch từ nguyên bản tiếng Nga). Bằng chứng rõ rành rành là ngày nay lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đang theo chủ nghĩa Stalin.

3/ Chính là dựa trên cái nền “dân chủ triệt để” đó của Liên Xô mà từ tháng 9 năm 1929, Stalin đã lập ra các trại lao động cải tạo (mỹ danh chỉ nhà tù Cộng sản) và phát triển ngày càng nhiều đến mức nhà văn nổi tiếng Soljenitsyn gọi cả hệ thống các trại lao động cải tạo đó là Quần đảo ngục tù (goulag) để nhốt hàng nhiều triệu “kẻ thù của nhân dân”.

Stalin thường cười bọn Nga hoàng ngốc lắm, giam tù lỏng lẻo, mà còn cho tù ngồi đọc sách, viết sách, cho vợ con tù đến ở gần hàng tuần và người đi đày thì được đi săn, đi câu, nên ông ra lệnh siết rất chặt chế độ nhà tù xô-viết. Từ năm 1937, ông còn cho phép lập “nhóm ba người” trong Bộ Nội vụ có quyền quyết định mức án đối với tù nhân mà không cần phải qua tòa án. Cái chế độ tù đày và hệ thống các trại lao động cải tạo ở Việt Nam cũng chính là sự thực hành chủ nghĩa Stalin trong thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vài lời kết


Trong thời đại ngày nay, mọi chế độ độc tài toàn trị, dù là độc tài Cộng sản hay không Cộng sản, độc tài cá nhân hay độc tài tập thể, trước sau gì cũng phải sụp đổ trước sức mạnh của đại chúng và sức ép của dư luận quốc tế. Cái gương những Honecker, Ceausescu, Hussein, Kadahfi, Mubarak... đã cho mọi người thấy rõ.

Ngày nay, trong nước ta một thế hệ trẻ đầy lòng yêu nước, yêu tự do có tinh thần dấn thân cao đã xuất hiện, báo hiệu tốt cho tiền đồ cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài toàn trị theo hình mẫu của chủ nghĩa Stalin.


Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI) Images?q=tbn:ANd9GcSFIvsH6wkBIX0qEEnGEGDaIm_IKR7avf9xU-1mpwvJJLFcADi6
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI) Empty
Bài gửiTiêu đề: Xét lại vai trò của Stalin   Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI) Icon_minitimeSat Jan 04, 2014 12:55 am


Xét lại vai trò của Stalin

Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI) Joseph-stalin-1949
Joseph Stalin, 1949

Tiếp theo bài Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga , nghiencuulichsu tiếp tục đăng tải các bài từ báo chí Phương Tây và Nga về vai trò lịch sử của Stalin của dịch giả Phạm Nguyên Trường

Khái niệm chủ nghĩa Stalin là một sự lầm lẫn


Phạm Nguyên Trường dịch
Fałszywe słowo “stalinizm”

Đại diện của chính quyền Nga mấy tháng gần đây đã bất ngờ khởi động – trong khuôn khổ chiến dịch hiện đại hóa – việc lên án “chế đội tội lỗi của Stalin”. Đề tài này đặc biệt được tăng cường trong thời gian thủ tướng Ba Lan, Donald Tusk, đến Katyn. Lúc đó ngay cả thủ tướng Vladimir Putin cũng tự cho phép mình nói một vài câu có tính cách phê phán đối với nhà độc tài Xô Viết. Nhưng hiện chiến dịch phê phán đang đạt đến cao trào. Duma quốc gia Nga lên án Katyn và coi đấy là tội ác của Stalin, còn các phương tiện truyền thông đại chúng và các chính khách Nga thì sử dụng từ “chủ nghĩa Stalin” dưới mọi hình thức có thể. Những tờ báo ra ở Moskva thì viết về cả một chiến dịch “phi Stalin hóa”, do chính tổng thống lãnh đạo, với mục đích là giải thích cho dân chúng biết rằng “chế độ của Stalin” là một chế đội tội lỗi.

Tất cả những chuyện này đã gây ra ở Ba Lan một sự cộng hưởng mạnh mẽ. Các quan chức, các chính khách, các nghệ sĩ và nhà báo của chúng ta, những người đại diện cho những xu hướng tư tưởng hoàn toàn khác nhau, cùng phấn khởi nói và viết về phong trào “phi Stalin hóa” này. Họ làm như sự đoạn tuyệt với di sản của “chế độ Stalin” và hoài niệm về nó là đơn thuốc duy nhất không chỉ đối với sự nồng ấm trong quan hệ Warsawa-Moskva, mà còn là đơn thuốc đối với cả quá trình dân chủ hóa và những thay đổi sâu sắc ở nước Nga vậy. 

Nhưng chỉ cần bình tĩnh một chút và tự đặt câu hỏi có tính nguyên tắc: làm sao có thể đoạn tuyệt với cái chưa từng hiện diện? Bởi vì “chủ nghĩa Stalin” huyền thoại là một thuật ngữ do bộ máy tuyên truyền Xô Viết bịa ra. Tất cả bắt đầu vào năm 1956, khi một trong những tên tội phạm lớn nhất trong những năm 30 và 40 của nhà nước Liên Xô là Nikita Khrushchev, kẻ đã cướp được chính quyền Liên Xô, đọc trong đại hội Đảng bản báo cáo mật nổi tiếng có tên là Về tệ sùng bái cá nhân và hậu quả của nó.

Medvedev đi theo bước chân của Khrushchev

Ý tưởng khá đơn giản: đổ tất cả tội lỗi cho Stalin, đặt chủ nghĩa cộng sản tốt đẹp đối lập với chủ nghĩa Stalin. Theo cách giải thích này thì Liên Xô vốn là thiên đường trên trái đất, cho đến khi bất ngờ xuất hiện một kẻ phản loạn với những tham vọng ngút trời, chẳng khác gì một con quỉ nhảy ra từ hộp đựng thuốc lá vậy. Vâng, Stalin thậm chí không phải là người cộng sản chân chính nữa, ông ta chỉ là một nhà độc tài quân phiệt (đúng là ông ta có mặc quân phục thật!),  ông ta kẻ đã xuyên tạc những tư tưởng tuyệt vời của Lenin.

Bước ngoặt vào năm 1956, xin gọi đấy là chiến dịch phi Stalin hóa thứ nhất, đã tạo ra ở phương Tây – lúc đó đang muốn tồn tại hòa bình với Liên Xô – một sự phấn khích chưa từng có. Cuối cùng thì tất cả đã rõ ràng: trại tập trung, khủng bố chính trị, những phát đạn bắn vào gáy đối thủ chính trị, thủ tiêu một loạt các dân tộc và những nhóm xã hội, bỏ đói hàng triệu người, xâm chiếm các nước láng giềng – tất cả đều là tội lỗi của Stalin, còn chính chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô thì vẫn hoàn toàn “OK”.

Thế thì tại sao bây giờ, tức là vào năm 2010, việc nước Nga độc lập lại sử dụng chiến thuật mà nhà nước Liên Xô toàn trị đã từng sử dụng cách đây 54 năm lại làm cho người ta phấn khích đến như thế? Thật khó hiểu. Khó mà có thể gọi đây là sự tiến bộ. Công nhận rằng Katyn là tội ác của NKVD (Bộ nội vụ Liên Xô -ND) chứ không phải của GESTAPO cũng không phải là điều gì mới mẻ. Thế mà ở Ba Lan người ta lại coi là bước ngoặt có tính thời đại. Thực ra ngay từ năm 1990, tức là một năm trước khi Liên Xô tan rã, Mikhail Gorbachev đã công nhận như thế rồi.

Chiến dịch “phi Stalin hóa” hiện nay, do bộ đôi Putin và Medvedev tiến hành, cũng có cùng mục đích như chiến dịch thứ nhất do Khrushchev thực hiện mà thôi: sơn phết lại Liên Xô, trong lần thăm dó dư luận gần 55% người Nga, tức là đa số cử tri, tỏ ra luyến tiếc Liên Xô. Còn chính Putin thì đã từng nổi tiếng với câu: việc tan rã khối Xô Viết là “thảm họa địa chính trị lớn nhất trong thế kỉ XX”. Tôi xin cam đoan là ông ta chưa thay đổi ý kiến của mình. Vấn đề không chỉ là khi nhắc lại lí thuyết của người Nga về “chế độ Stalin” (tôi đã đọc được ở đâu đó rằng năm 1939 Ba Lan đã bị “nước Đức phát xít và nước Liên Xô của Stalin chia nhau!”) là chúng ta đã tự đưa mình vào kịch bản tuyên truyền của điểm Cẩm Linh. Đây là điều không thể chấp nhận được, nhất là từ quan điểm đạo đức.

Nạn nhân tốt và nạn nhân xấu

Nếu chúng ta công nhận rằng trong lịch sử Liên Xô chỉ có giai đoạn cầm quyền của Stalin (1929-1953) là đáng bị lên án thì ta sẽ nói sao về các nạn nhân trong giai đoạn 1917-1929 và 1953-1991? Vì khủng bố ở Liên Xô không bắt đầu từ khi Stalin nắm được chính quyền và không kết thúc ngay sau cái chết của ông ta. Những người bị giết trong những căn phòng của Ủy ban khẩn cấp vào năm 1919 không đáng thương bằng nạn nhân của Bộ nội vụ trong năm 1937 hay sao?

Tại sao người sĩ quan Ba Lan, tên là Pasternacki, rơi vào tay những người Bolshevik ở Śniadowo, trước khi bị giết đã bị cắt lưỡi, cắt tai và mũi lại không đáng được tôn trọng và tưởng nhớ hơn là người sĩ quan bị giết vào năm 1940? Chỉ vì rằng anh ta đã chết quá sớm, và không có cơ hội trở thành nạn nhân của “chủ nghĩa Stalin”?

Trong bản báo cáo của mình, chính Khrushchev đã chia nạn nhân thành tốt và xấu rồi: “Sự khủng bố này trên thực tế không nhằm chống lại tàn dư của các giai cấp bóc lột [những người này có thể giết được – tác giả], mà là chống lại những cán bộ trung thành của Đảng và nhà nước Liên Xô, họ đã bị kết tội bằng những bản án bịa đặt, bôi nhọ, vô nghĩa. (…) Do sự nghi ngờ của Stalin (…) mà rất nhiều cán bộ chỉ huy quân đội và cán bộ chính trị đã bị thủ tiêu”, ông ta viết như thế.

Dĩ nhiên là trong thời Stalin cầm quyền đã có hàng triệu người vô tội bị giết hại, thí dụ như những nạn nhân của việc tập thể hóa và công nghiệp hóa. Nhưng ta phải nhớ rằng đối với những nhà trí thức phương Tây và đối với rất nhiều người Nga hiện nay thì chủ nghĩa Stalin là tổ chức đàn áp trước hết là những cán bộ cộng sản. Trong quan niệm của họ thì tội lỗi lớn nhất của ông ta chính là hiện thực hóa luận điểm về cách mạng ăn thịt chính những đứa con của mình.

Xin hãy hiểu tôi. Tôi đánh giá cao nền văn chương, trong đó người ta đã phân tích cơ chế của cuộc Đại khủng bố, tức là giai đoạn khi mà những người cộng sản tự tiêu diệt lẫn nhau dưới trào Stalin. Các tác phẩm của Aleksander Weissberg-Cybulski, của Arthur Koestler, của Viktor Kravtrenko, của Aleksander Sozhenitsyn (rất may là sau này ông đã chuyển từ quan điểm “bài Stalin” sang bài Xô) là những tác phẩm rất hấp dẫn và đáng đọc.

Nhưng những người cộng sản cuồng tín, những kẻ đã bóp cổ “kẻ thù của nhân dân” để rồi ngày hôm sau hấp hối trong bốn bức tường nhà giam của Bộ nội vụ và thuyết phục các nhân viên điều tra rằng mình trung thành với Đảng, tôi lại không thấy đáng thương lắm. Xin nhắc lại rằng Nikolai Yezhov và hàng nghìn đảng viên cộng sản tội phạm khác cũng đã trở thành nạn nhân của các vụ thanh trừng. Nhưng chắc chắn là tôi cảm thấy không thương họ bằng thương hàng triệu người Nga yêu nước vô tội, những người đã bị cộng sản giết hại trong giai đoạn cách mạng và những năm sau cách mạng. Tất cả “những tên phản cách mạng đó”: các nhà trí thức, các nhà quí tộc, các sĩ quan, những người làm nghề tự do và thành viên gia đình họ đã bị giết trong thời gian khi mà chưa ai tưởng tượng được là Stalin sẽ trở thành lãnh tụ Liên Xô chứ chưa nói tới chủ nghĩa Stalin.

Ai đã tạo ra Stalin?


Xin quay lại thời của chúng ta. Các nhà bình luận đã đúng khi nói rằng nếu Nga không chia tay với lịch sử kinh hoàng trong thế kỉ XX của mình thì nó sẽ không thể trở thành một đất nước bình thường được. Phần lớn bệnh tật của đất nước này, kể cả trong cơ cấu quyền lực lẫn trong tâm trí người dân bình thường, đều có xuất xứ từ ảnh hưởng của thời đại vừa qua. Không chỉ dân Nga mà dân chúng các quốc gia láng giềng cũng cảm nhận được một cách rõ ràng những căn bệnh đó.

Việc thanh toán một cách có lựa chọn với lịch sử mà Medvedev và Putin đang tiến hành – đáng tiếc là đã được người Ba Lan chấp nhận một cách thiếu phê phán như thế – sẽ chẳng làm thay đổi được gì. Nước Nga không cần một chiến dịch phi Stalin hóa nào hết, nước Nga cần tiến hành một chiến dịch phi Xô Viết hóa một cách nghiêm túc và triệt để. Cần phải đoạn tuyệt không phải là với truyền thống do Stalin tạo ra – chưa đến một phần trăm dân chúng hiện nay còn nhớ truyền thống này – mà phải đoạn tuyệt với truyền thống của nhà nước Liên Xô.

Vì không phải Stalin tạo ra chế độ toàn trị khát máu này mà chính chế độ đã tạo ra ông ta.

***

Phi cộng sản hóa chứ không phải là phi Stalin hóa!


Nguồn Russ.ru
Phạm Nguyên Trường dịch

Lời tòa sọan tạp chí Nga (Russ.ru): Ngày 12 tháng 10 Tổng thống Dmitry Medvedev kí sắc lệnh bổ nhiệm Mikhail Fedotov làm cố vấn của Tổng thống Liên bang Nga, cũng như sắc lệnh bổ nhiệm ông này làm chủ tịch Ủy ban trực thuộc Tổng thống chuyên trách vấn đề phát triển các định chế của xã hội công dân và quyền con người. Hôm nay Phòng báo chí của Điện Cẩm Linh đã thông báo như thế. Người lãnh đạo mới của Ủy ban tuyên bố rằng “nhiệm vụ đầu tiên của Ủy ban trực thuộc Tổng thống về quyền con người sẽ là phi Stalin hóa nhận thức xã hội cũng như cải cách tòa án và cảnh sát”. Việc bổ nhiệm Mikhail Fedotov lại làm rúng động đề tài Stalin và chủ nghĩa Stalin, một đề tài tưởng như đã chẳng còn làm mấy ai bận tâm nữa. Phải chăng Iojef Vissarionovich [Stalin] đã chết từ lâu và bây giờ chỉ còn trong những cuốn sách giáo khoa lịch sử chứ không còn là vấn đề chính trị và văn hóa chính trị mà người Nga đang thảo luận nữa? Nếu đúng thế thì cần gì phải đấu tranh với nó? … Bài viết của nhà sử học Andrey Zubov sẽ trả lời những câu hỏi này

Phi Stalin hóa nhận thức xã hội đúng là vấn đề cấp bách của nước Nga ngày nay. Tất cả các cuộc thăm dò ý kiến đều cho thấy khỏang một nửa dân chúng Nga có thái độ khoan dung với ông ta, khỏang một phần tư, đôi khi đến một phần ba, còn đánh giá ông ta một cách tích cực nữa. Thế mà rõ ràng là Stalin là một nhân vật khủng khiếp, một bạo chúa, chẳng khác gì Hitler, đấy là nói về mức độ dã man và số máu người đã đổ, số tội ác và những vụ bạo hành đầy bất công dưới thời cai trị của ông ta, đương nhiên là phi Stalin hóa là công việc cần làm, không làm thì xã hội sẽ không thể lành mạnh được.

Nhưng chúng ta cần nói về hai vấn đề cực kì quan trọng khác, thiếu chúng thì quá trình phi Stalin hóa không thể nào xảy ra được. Vấn đề thứ nhất và cũng quan trọng nhất: đúng ra là phải thực hiện quá trình phi cộng sản hóa nhận thức xã hội, tương tự như quá trình phi phát xít hóa ở nước Đức thời hậu chiến vậy. Phi Stalin hóa là một thành tố của quá trình phi cộng sản hóa. Nghĩa là chúng ta phải đào tận gốc trốc tận rễ không chỉ những tình cảm tích cực đối với Stalin mà cả thí dụ như đối với Lenin và bộ hạ của ông ta. Đấy không chỉ là vấn đề của xã hội mà còn là vấn đề của nhà nước nữa. Vì vậy mà trong suốt gần hai mươi năm qua, sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, ở Nga vẫn còn nguyên những biểu tượng của quá khứ thời Lenin, thế mà chính Lenin mới là người thành lập chế độ cộng sản và không phải vô tình mà trong lúc Stalin cầm quyền người ta đã viết: Stalin là Lenin của ngày hôm nay.

Lenin vẫn còn là biểu tượng dân tộc chính diện của chúng ta. Thành phố nào, khu dân cư nào, thậm chí làng nào cũng có tượng của ông ta. Trên thực tế, trong tất cả các tòa công sở cũ đều có thể tìm thấy hình của ông ta. Hôm qua tôi vừa tới Trụ sở hội nhà báo: một bức tượng bán thân Lenin to đùng bằng đá hoa cương đứng ngay chân cầu thang. Mấy đường phố ở Moskva mang tên Lenin, đại lộ Lenin, đường quốc lộ mang tên Leningrad, quảng trường Ilich. Ở ngọai ô Moskva có nhà ga mang tên Di huấn của Lenin. Thế mà Lenin là nhà độc tài khát máu, là bạo chúa kinh hòang, và theo một số nghĩa nào đó thì còn là người phản quốc hơn cả Stalin. Vì Lenin đã kí hòa ước Brest, Lenin đã tiêu diệt nước Nga lịch sử. Chính Lenin đã phát động cuộc khủng bố đỏ vào tháng 9 năm 1918, với hàng chục ngàn nếu không nói là hàng trăm ngàn nạn nhân, trong đó có phụ nữ, trẻ em, nhà tu hành, đã bị giết và cũng chính Lenin đã kí nghị định về khủng bố đỏ. Lenin viết: treo cổ, nhất định phải treo cổ càng nhiều kulak, nông dân, cha cố, người tu hành, càng tốt – hiện những tài liệu này đã được công bố rồi.

Vì vậy mà việc vi phạm quyền con người một cách tòan diện trong thế kỉ XX ở Nga không chỉ gắn với tên tuổi của Stalin mà còn gắn với tên tuổi của Lenin nữa. Thực ra, Stalin chỉ tiếp tục công việc của Lenin mà thôi. Và câu chuyện không chỉ về Lenin mà còn về tòan bộ nhóm đảng viên cộng sản đầu sỏ nữa. Ở thành phố nào cũng có những đường phố mang tên Quốc tế III, mang tên Volodarsky, mang tên Uritsky, mang tên Klara Setkin, mang tên Voikov, Sverdlov và Dzerzhisky. Ở Moskva có ga xe điện ngầm mang tên Voikovskaia, còn ở Peterburg thì có phố Dybenko ..v..v.. . Đến tận bây giờ mà một số chủ thể của liên bang vẫn còn mang tên những tên tội phạm và sat nhân đó như tỉnh Leningradskaia, tỉnh Svedlovkaia, tỉnh Ulianovskaia, tỉnh Kirovskaia. Ở đâu cũng có thể gặp tượng Kirov, thế mà đấy cũng là một tên lưu manh và tội phạm chẳng khác gì Lein và Stalin. Và mặc dù một tên tội phạm là Stalin đã giết một tên tội phạm khác là Kirov, nhưng chẳng có tên nào tốt hơn tên nào. Tất cả những điều này chính là biểu tượng của đời sống của chúng ta, tất cả cùng góp phần hình thành nhận thức cộng sản trong đầu óc người dân, kể cả việc củng cố chủ nghĩa Stalin và là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa Stalin mới.

Một người trung bình sẽ coi những hình ảnh này là có ý nghĩa tích cực vì không một đất nước bình thường nào lại dùng tên những kẻ tội phạm và sát nhân để đặt cho đường phố và không dựng tượng cho những kẻ như thế. Luzhkov, người vừa bị mất chức thị trưởng Moskva, nói rằng từ ngày ông ta nắm quyền vào năm 1994, chưa có một tên gọi công cộng nào bị thay đổi cả. Ông ta đã kịch liệt phản đối việc đổi tên ga xe điện ngầm Voikovskaia và ngõ Voikovskye, mặc dù đấy là quan điểm cực kì phi lí: Nhà thờ Nga đã phong thánh cho hòang đế Nokolai II, còn Voikov là kẻ lãnh đạo tổ chức đã hành quyết Nikolai II, nhưng không có ga nào mang tên Nikolai II cả, trong khi lại có ga mang tên Voikovskaia.

Dễ hiểu là nhà nước đang đứng cùng ai, chính quyền đang đứng cùng ai – nó tìm hiểu tên của ai, nó chữa tượng của ai thì là nó yêu người ấy. Xã hội bị giày vò và đau khổ vì chuyện đó, đôi khi có thể là vô thức và dĩ nhiên là mất phương hướng nữa. Thanh niên cho rằng cần phải bắt chước những người được dựng tượng trong ga xe điện ngầm, bắt chước những người mà những con đường và thành phố của chúng ta mang tên. Phi Stalin hóa nhận thức xã hội trong tình hình như thế là việc làm bất khả thi. Cần phải bắt đầu bằng việc phi cộng sản hóa, mà trước hết là phi cộng sản hóa nhận thức của chính quyền. Phi cộng sản hóa phải là phi cộng sản hóa bộ máy quyền lực, cả trên bình diện quốc gia, khu vực và công ty. Việc chính quyền tiếp tục kỉ niệm những ngày lễ của Ủy ban đặc biệt tòan Nga (UBĐB), Cơ quan bảo vệ chính trị quốc gia, Dân ủy nội vụ (DUNV) [Đây là những cơ quan chuyên chính thời Liên Xô – ND] và Cơ quan an ninh Liên bang (CQANLB) như một tổng thể là không thể chấp nhận được. Dường như chính quyền sẽ có lợi khi nhấn mạnh rằng Cơ quan an ninh Liên bang hiện nay không có liên quan gì với những tổ chức tội phạm như Ủy ban an ninh nhà nước (UBANNN), Dân ủy nội vụ và Ủy ban đặc biệt tòan nga. Nhưng trên thực tế mọi việc hòan tòan ngược lại – cứ có dịp là người ta lại đúc những huy hiệu mới “80 năm UBĐB – DUNV – UBANNN – CQANLB”, “90 năm UBĐB – DUNV – UBANNN – CQANLB”. Và nhiều quan chức cấp cao tầm cỡ quốc gia, nhiều chính khách hàng đầu lấy làm tự hào khi đeo những chiếc huy hiệu đó. Thế mà ở Nga không có cơ quan nào phạm nhiều tội lỗi và khát máu hơn là cảnh sát chính trị. Vì vậy mà phi cộng sản hóa là một quá trình cực kì nghiêm túc và sâu sắc.

Trong xã hội cũng có một lọat vấn đề rất quan trọng. Không có một đất nước lịch sự và tự trọng nào lại có những cuộc bầu cử như ở nước ta. Ứng viên phải được chính quyền hành pháp đồng ý thì mới được đưa vào danh sách. Những cuộc bầu cử mà sử dụng nguồn lực của nhà nước thì sẽ bị chính quyền làm giả. Thế mà xã hội vẫn yên lặng, xã hội đã quen với chuyện đó rồi. Vì sao? Vì trong thời Xô Viết đã từng diễn ta những cuộc bầu cử hệt như thế: chỉ có một ứng viên được giới thiệu, và bầu cử vẫn diễn ra – thật khôi hài, bây giờ thanh niên không thể nào hiểu được những cuộc bầu cử mà không có lựa chọn như thế. Thế mà đáng lẽ ra chính quyền phải để dân chúng làm quen với cách hành xử khác. Xuyên tạc những cuộc bầu cử lại có thể giáo dục được dân chúng lòng tự trọng hay sao? Mà không có lòng tự trọng thì xã hội sẽ không muốn chia tay với Stalin – sống với “cha già của dân tộc” thì thanh thản hơn, chẳng cần phải bận tâm đến bất cứ chuyện gì hết. Đấy chính là cội rễ của chủ nghĩa Stalin mới.

Ở nước ta người dân vẫn chưa quen với chế độ tự quản, mà cũng chưa có chế độ như thế nữa kia. Chưa quen với báo chí tự do, chưa quen với các phương tiện truyền thông đại chúng tự do, mà cũng không có những phương tiện như thế. Như mọi người đều biết, trên các kênh truyền hình chính, mọi thứ đều được quay từ trước, xem xét trước, rồi sau đó mới đưa lên sóng. Đấy là cách làm của thời Xô Viết, nền kiểm duyệt Xô Viết. Chuyện đó cũng đang diễn ra ở nước Trung Quốc cộng sản. Chả lẽ chúng ta lại coi mình ngang hàng với những chế độ như thế hay sao? Vì vậy mà phi Stalin hóa là một thành tố quan trọng, nhưng chỉ là một trong những thành tố của quá trình phi cộng sản hóa nước Nga mà thôi. Nếu không làm được chuyện đó thì chúng ta sẽ không có tương lai. Chúng ta sẽ mãi mãi là một đất nước dối trá. Ngay cả Liên Xô cũng không dối trá hơn vì nó tuyên bố rằng đấy là những nguyên tắc cộng sản và đưa nmhững nguyên tắc đó vào cuộc sống. Ai thích thì thích, ai không thích thì thôi. Còn chúng ta tự tuyên bố là đất nước dân chủ và tự do, trong Hiến Pháp của chúng ta có những nguyên tắc cao cả, có ai lẽ cũng sẵn sàng kí tên dưới những nguyên tắc đó, nhưng trên thực tế chúng ta vẫn có tượng Lenin, tượng Kirov, các phương tiện thông tin đại chúng và những cuộc bầu cử của chúng ta đều bị kiểm soát. Tất cả những chuyện này dĩ nhiên là đều có nguồn gốc từ thời kì Xô Viết.

Trước cách mạng chỉ những người có một số lượng tài sản nhất định mới được tham gia ứng cử và bầu cử, theo quan điểm hiện nay thì đấy rõ ràng là bất công rồi. Phụ nữ không được tham gia bầu cử. Nhưng đấy là luật và hệ thống họat động trong khuôn khổ của bộ luật đó. Nghĩa là không có chuyện luật nói một đằng nhưng trên thực tế người ta lại làm một nẻo. Nhưng đấy chính là điều đã diễn ra dưới thời Xô Viết. Hiến pháp Liên Xô năm 1936 có tất cả các quyền dân chủ, nhưng tất cả những người nghĩ đến tự do, dù chỉ trong thâm tâm, cũng đếu bị đưa vào Gulag hết. Đáng tiếc là hiện vẫn chưa thanh tóan hết được tính nước đôi, lá mặt lá trái, sự dối trá có từ thời Xô Viết. Vì vậy mà tôi nghĩ rằng sáng kiến của Mikhail Aleksandrovik Fedotov là hòan tòan đúng, nhưng tôi cho rằng phải mở rộng ra hơn nữa. Vì nếu chúng ta không thực hiện quá trình phi cộng sản hóa xã hội một cách rộng khắp, phi cộng sản hóa một cách tòan triệt, thì chúng ta sẽ không thể đánh bại được Stalin trong tâm trí người dân. Người nào tiến hành việc đó, chính quyền nào thực hiện được việc đó sẽ được các thế hệ tương lai – cho đến khi nước Nga còn tồn tại – cám ơn.

Tôi biết Mikhail Fedotov, tôi biết ông là người có tính nguyên tắc, một người chống cộng, một người có quan điểm dân chủ và tự do. Ông biết rõ Stalin là người thế nào, Lenin là người thế nào. Cho nên đương nhiên là ông tuyên bố như thế. Tôi nghĩ rằng chính việc nhà nước bổ nhiệm ông chứng tỏ rằng trong chính quyền hiện nay đang có một tinh thần phi cộng sản hóa nhất định. Tôi có cảm giác rằng trong chính quyền hiện nay đang có hai xu hướng đối địch với nhau: một nhóm trong đó muốn giữ nguyên và bảo tòan đất nước thời hậu Xô Viết, không muốn làm cho nó trở thành nước Nga thực sự; trong khi đó nhóm thứ hai lại muốn đọan tuyệt với di sản của Liên Xô, nhằm chí ít là cũng để lại thanh danh với thế hệ sau, để không mãi xấu hổ với thế giới và xấu hổ ngay với con cháu của mình, tức là xấu hổ với những người từ Thụy Sĩ hay Anh về nước trong những kì nghỉ hè, vì chế độ cộng sản đã sụp đổ hai mươi năm rồi mà vẫn còn giữ người thành lập ra nó – “Bác Lenin” – trong quan tài kính ngay ở trung tâm của nước Nga. Và có lẽ việc bổ nhiệm Mikhail Fedotov là chiến thắng nho nhỏ của nhóm thứ hai. Tôi rất muốn tin như thế.


Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI) Images?q=tbn:ANd9GcQQ5TCqo_VZv70YACE6LxtTTPzTlnWG_Tj_QA-9xd_hbzm-1nVA
Về Đầu Trang Go down
 
Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hai bức thư Hồ Chí Minh gởi Stalin xin Chỉ thị để giết dân Việt Nam
» Chưa Đi, Chưa Biết
» Bởi vì tôi khao khát tự do - Thơ Nguyễn Đắc Kiên
» Nelson Mandela: Tám Bài Học về Thuật Lãnh Đạo
» Chân dung nữ sát thủ máu lạnh ở Hải Phòng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Chính Trị-
Chuyển đến