Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Trung Chung VNCH hoang truyện chất trong quan ngắn không phải Nhung ngam linh bich sáng chuyen luong quốc Saigon nguyet Nguyen nhac thuoc quynh quang
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền

Go down 
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền   Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Icon_minitimeTue Sep 03, 2013 10:07 pm

.

Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền



Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Tinh-lang

Kể từ khi Zen ở Nhật phát triển khắp thế giới, bộ môn nhiếp ảnh thiền cũng ra đời trong thâm trầm, đạo vị. Zen là sự thăng bằng, chú trọng đến vật thể thực tại, đơn giản và tầm thường. Người thưởng ngoạn ảnh trong phút giây tĩnh lặng nào đó, sẽ có một lần chợt thấy mình bỡ ngỡ vì bức ảnh mới quá, lạ quá, đơn sơ quá cơ hồ như mới thấy lần đầu. Một chân lý vi diệu vừa được khám phá. Đó là khoảnh khắc của sự bừng tỉnh, như căn phòng kín tối tăm đã lâu nay được mở toang mọi cửa nẻo đón ánh sáng của một ngày mới, như ngọn đèn vừa thắp lên sau biết bao tháng năm bỏ quên lăn lóc trong bóng tối âm thầm.

Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Nhiep-anh-phong-cach-thien

Tư tưởng nhất nguyên (monism) trong thiền mang lại cho ảnh những sắc độ đậm nhạt tượng trưng cho từng mức độ hóa giải, và thể hiện một sự vật nào đó tưởng chừng vô nghĩa như gốc cây, cục đá, cành hoa, con chim trên cành, ngọn lau trĩu tuyết, một cành trúc trước gió, một hòn đá trơ trọi... nhưng lại chuyển tải được sự sống mà không cần giải thích. Một đoá huệ nở cô đơn hay một cánh sen lay trong gió là hình ảnh sống động của một tâm hồn thuần phác nguyên sơ trong cơn giông tố cuộc đời. Một chiếc thuyền câu bé nhỏ trên mặt nước mênh mông cho ta ấn tượng sâu sắc hình ảnh biển cả bao la và sự hiện hữu một tâm hồn sâu kín hòa nhập vào cuộc sống thiên nhiên. Nghệ sĩ Zen đã phản ảnh lại những khoảng khắc mà họ đã sống trong thế giới giác ngộ qua những hiện tượng trung gian: một cánh chim bay trong trời giông bão, chiếc lá trong sương thu, thác nước mơ hồ trong hoàng hôn hay bóng một con chim lẻ loi trong rừng sâu. Tất cả những kỳ diệu sâu kín này lại tựu thành trong sự dung dị và không cần nổ lực nào để đạt nó.

Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Nhiep-anh-phong-cach-thien_1

Cái ý tưởng giải phóng bản thân nhỏ hẹp từ cuộc sống hàng ngày thông qua trực giác của mình hoặc mình tự cảm thấy. Nhà thơ haiku Basho cảm thấy đó là một “trực giác đáng kể từ hiện thực” (a significant intuition into Reality). Bởi thế Basho nhìn sự vật như chính nó (the thing itself), là nó (isness), như thế đó (suchness). Ông là một người đã giác ngộ. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Edward Weston cũng một quan điểm như thế trong cách chụp ảnh “nhìn sự vật như chính nó”. Nhịp điệu cuộc sống không là gì cả để trở thành biểu tượng cho toàn thể. Chính sự sáng tạo của nhà nghệ sĩ mới thu nhận những nhịp điệu đó để làm cho phù hợp với con người (Newhall).
Nhiếp ảnh làm thay đổi cách nhìn với thế giới. Lĩnh vực hoạt động của nhiếp ảnh không hẹp hơn bất kỳ một ngành nghệ thuật nào khác trong các nghệ thuật tạo hình. Kỹ thuật điện tử đẩy nhiếp ảnh lên một bước tiến mới: mở rộng khoảng không sáng tạo, vĩnh cửu hóa tư liệu và nghệ thuật. Nhiếp ảnh và hội họa là hai nghệ thuật rất gần nhau. Cả hai nghệ thuật này đều đưa các vật thể từ không gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều và cũng đều chịu sự chi phối của những luật chung như luật phối cảnh, đường chân trời, điểm vô cực.v.v… Nhưng rõ ràng nội dung và hình thức của hai loại nghệ thuật tạo hình này hoàn toàn khác nhau.

Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Nhiep-anh-phong-cach-thien_2

Nội dung tác phẩm nghệ thuật không chỉ là đối tượng mô tả, hay là đề tài mà chính là cái đẹp có trong tác phẩm đó. Còn hình thức là sự thể hiện nội dung thực tế qua nguyên liệu chính của loại hình nghệ thuật đó. Nói cách khác hình thức của tác phẩm nghệ thuật là hệ thống tín hiệu khác nhau dùng để thu nhận, thể hiện và truyền đạt cho người xem (nếu là nghệ thuật tạo hình), người nghe, người đọc (văn học)... Nhiệm vụ của nhà nhiếp ảnh là phải xác định cho được nội dung của tác phẩm, để từ đó có hình thức thể hiện phù hợp. Đối với nhiếp ảnh thiền, trong nội dung hình tượng bao giờ cái khách quan cũng được đặt lên trên cái chủ quan. Nghĩa là đối tượng thể hiện bao nhiêu vẽ đẹp, thì nhà nhiếp ảnh chỉ có thể thể hiện bấy nhiêu vẽ đẹp. Nhiếp ảnh gia không cần tưởng tượng xem đối tượng của mình sẽ như thế nào, bối cảnh, môi trường sẽ ra sao… Vẫn biết rằng những yếu tố này góp phần biểu hiện tư tưởng, tình cảm, nội tâm của tác giả (ngoại trừ cảnh lắp ghép, xử dụng phần mềm photoshop). Nói cách khác, sự biểu hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh được tìm ngay trong cuộc sống, trong hiện thực khách quan: những hiện tượng, sự kiện, khoảnh khắc nào biểu hiện được tư tưởng, tình cảm và thái độ của nghệ sĩ đối với ngoại giới. Ý muốn sáng tác của nhà nhiếp ảnh không định trước, mà phụ thuộc vào đối tượng khi tìm thấy sự kiện, sự vật hấp dẫn đến mức độ nào, chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào trạng thái, tâm hồn mà nhà nghệ sĩ muốn biểu hiện lúc đó.

Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Nhiep-anh-phong-cach-thien_3

Điều này xảy ra ngay trong lúc nảy sinh ý xây dựng tấm ảnh thiền. Tức là lúc một hiện tượng cuộc sống nào đó ăn khớp với trực giác của nhà nhiếp ảnh và thôi thúc tác giả xây dựng tác phẩm. Nhà nghệ sĩ coi hiện tượng đó như hình thức có nội dung, một thứ có sức truyền cảm. Bởi trong hiện tượng này hàm ý có tư tưởng và cảm xúc. Ý nghĩa đó được khám phá qua cái vẻ bên ngoài của nó, mà nhà nghệ sĩ đã nhìn thấy.
Đối với ảnh thiền, lối bố cục có nhịp điệu mang tính độc đáo riêng, không phải bản thân ảnh tạo ra được nhịp điệu. Nhịp điệu đó sẵn có trong tự nhiên. Vấn đề quan trọng là nhà nhiếp ảnh phát hiện ra được và đánh giá được nhịp điệu đó. Chẳng hạn bức ảnh chụp những chú chim sâu đậu rải rác trên những sợi dây thép, tạo ra như những nốt nhạc, rất có nhịp điệu. Một bức ảnh dù đạt nghệ thuật cao, nhưng thoát ly thực tế, xa rời cuộc sống, thì giá trị bức ảnh đó không đáng giá, nó chỉ còn là một trò chơi ánh sáng. Đó cũng là lý do tại sao dòng thiền phải loại ra khỏi nghệ thuật ảnh thiền những cái gọi là tác phẩm, mưu toan dùng những kỹ xảo khác nhau để “giải phóng” ảnh nghệ thuật ra khỏi “xiềng xích” của sự chân thật .

Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Nhiep-anh-phong-cach-thien_4

Ảnh thiền phải có các tính chất sau :
- Bất đối xứng (Fukinsei): Hình ảnh gắn liền với một bất đối xứng nhẹ. Sự phá vỡ đối xứng không phải là một sự phá vỡ hoàn toàn đối xứng ban đầu để đi đến hỗn độn mà là một sự phá vỡ nhất định xảy ra trên nền đối xứng cơ sở ban đầu. Nếu thiên nhiên là hiện thân của sự sống, của cái đẹp thì sự vi phạm đối xứng phải là một dấu hiệu tất yếu của sự sống và cái đẹp. Sự đối xứng tuyệt đối chỉ là nguyên lý.
- Giản dị (Kanso): Hình ảnh đơn giản, loại bỏ những gì không cần thiết, tránh những cấu trúc rối mắt, màu sắc lòe lẹt.
- Chân phương (Koko): Giảm tất cả mọi chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại cái tinh tuý của ảnh chính.
- Tự nhiên (Shizen): Bản chất của Zen là thô kệch, vì thế ảnh không chỉnh sửa, để tự nhiên.
- Sâu kín (Yugen): Phải để ảnh lắng đọng trong sâu kín, huyền hoặc, và một khoảng bóng tối. Chẳng hạn một đường nét gợi ý sự mềm dịu của mặt trăng trên bầu trời.
- Tự do (Datsuzoku): Ảnh chụp không gò bó theo một nguyên tắc nào. Tự do lựa chọn đề tài, hình ảnh được ghi lại bất chợt, không có định kiến trước. Yếu tố bất ngờ và đặc tính ngạc nhiên là bí quyết của ảnh thiền.
- Im lặng (Seijaku): Hướng về nội tâm, vắng lặng và đơn độc. Toàn ảnh bao trùm trong yên lặng tuyệt đối giống như sự lặng thinh của những hạt bụi, buổi bình minh, thời gian cuối thu hay đầu xuân...

Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Nhiep-anh-phong-cach-thien_5Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Nhiep-anh-phong-cach-thien_6

Nghệ thuật của ảnh thiền là dùng kỹ thuật để ghi lại những hình ảnh và gợi lên sự giác ngộ. Nhiếp ảnh gia hay nhà thơ haiku đều cùng chung một nguồn. Nghệ sĩ người Pháp Henri Cartier Bresson cũng nói: "Khi tôi vẽ cùng lúc với tư duy, mọi thứ đều mất" (Berger). Sức mạnh của trực giác như là một kết nối giữa thiền và nhà nghệ sĩ. Hầu hết nghệ thuật là nhận thức từ trực quan, một nhận thức trực tiếp sâu sắc và không phải là một sản phẩm của sự phân tích. Tóm lại khi đang tìm kiếm ảnh để chụp là phải theo cảm xúc cho đến khi bạn có thể "nghe ánh sáng hát". Ðó là một hiện tượng trực quan và đó cũng là thời điểm để ghi lại trên ảnh.

Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Nhiep-anh-phong-cach-thien_7

Có nhiều con đường để đi đến giác ngộ. Ngộ cũng có thể thông qua bắn cung, thơ haiku, tranh thiền hoặc hiện đại hơn là ảnh thiền. Chẳng hạn khi Buber chụp một mảnh mi ca nằm trên đường vì chợt thấy ánh sáng phản chiếu từ vật vô tri đó khiến nhà nghệ sĩ chứng ngộ rằng giữa ta và người có mối quan hệ với tấm mi ca, đúng lúc ấy Buber quên hẳn chủ thể và đối tượng, ông tức khắc ghi hình ảnh đó vào máy. Bởi thế đám mây, vỏ cây, vỏ sò, đá sỏi... đều nằm trong toàn bộ ảnh , đó là cuộc sống và đáng để nhà nghệ sĩ ghi hình.
Bước vào cõi ảnh thiền là bước vào thế giới u mặc đầy gợi ý. Người nghệ sĩ ảnh thiền muốn gởi cho mọi người một thông điệp ẩn tàng qua những hình ảnh đơn sơ đời thường tưởng chừng vô nghĩa nhưng lại có tính cách giải thoát tâm linh. Trong chừng mực nào đó ảnh thiền có thể xem là một phương tiện chứng ngộ. Chức năng của ảnh thiền gắn với chức năng của công án thiền.

Lê Tấn Tài

Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền   Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Icon_minitimeTue Mar 13, 2018 11:07 pm

.

Dạo quanh vườn Thiền Nhật Bản

(PPUD) Trong quyển sách "Vườn Thiền Nhật Bản" của Yoko Kawaguchi, cô có cách nhìn sâu sắc về các loại vườn thiền trong các ngôi đền, từ vườn rêu đến những ý tưởng về thiên đường với phong cách trừu tượng và huyền bí, chẳng hạn như mô hình sỏi cào nổi tiếng Ryoan-ji và những viên đá được đặt 1 cách có quy luật.

Có thể tìm được những điều rất thú vị trong quyển sách, ví dụ như con cá đầu tiên được đưa vào ao trong khu vườn bởi ngư dân vì nghĩ rằng họ sẽ là biểu tượng thiêng liêng của sự sống.

Về Saiho-ji (vườn rêu), Yoko đã nói: “Giữa cảnh quan xung quanh, có thể tìm lại sự thanh thản của tâm trí và tinh thần. Đây là nơi lý tưởng để tìm kiếm sự giác ngộ mà thiền tông đã nói.”

Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Zen_gardens_clip_image024

Sẽ rất thú vị khi chúng ta được chiêm ngưỡng khu vườn phủ 1 màu xanh của rêu, mang lại vẻ đẹp dịu nhẹ ở mắt, đặc biệt là khi ở 1 số nơi, người ta tìm mọi cách để tiêu hủy nó như 1 loài cỏ dại.

Vườn Golden Pavillion (Kinkaku-ji), tất nhiên đây là nơi chúng ta không thể bỏ lỡ. Nếu đến đây trong lúc thời tiết tốt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh lộng lẫy của ngôi đền dát vàng soi bóng dưới hồ, với sự kiêu ngạo rực rỡ trong ánh mặt trời.

Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền 5032025858_7ee9444c00_b

Khu vườn có niên đại từ thế kỷ 14, được xem là 1 thiên đường hoàn hảo.

Vào năm 1950, nó bị thiêu rụi bởi 1 tu sĩ điên, nhưng được xây dựng lại 5 năm sau đó và được tái mạ vàng vào năm 1987 với hơn 200.000 lá vàng.

Nhưng trí tuệ nhất, trực quan, nghệ thuật và  nhất phải kể đến khu vườn nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo Ryoan-ji – vườn khô với phong cách Karesansui.

Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Ryoanji

Karesansui (枯山水), có nghĩa là vườn khô, còn được gọi là vườn đá hay khu vườn có dòng suối khô. Đây là khu vườn có sự kết hợp chặt chẽ với Phật giáo Thiền tông, là phong cách duy nhất chỉ có ở Nhật, nên cũng có nơi gọi là vườn Thiền. Trong lối thiết kế này, vẻ đẹp của thiên nhiên được miêu tả theo quan niệm trừu tượng bằng cách sử dụng đá, cát, sỏi và những mảnh rêu. Rất ít cây cỏ, thậm chí có nơi không hề có. Khu vườn được thiết kế trông như những hòn đảo hay ngọn núi nổi lên trên giữa mặt nước mênh mông trong khi không hề sử dụng một chút nước nào.

Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền Ryoan-ji-garden-japan-3

Nước ở đây chính là cát trắng được cào thành những vòng tròn gợn sóng xung quanh những hòn đá - tượng trưng cho những hòn đảo và núi non của Nhật Bản. Những viên sỏi hay phiến đá phẳng sẽ tượng trưng cho những cây cầu. Và một điều đặc biệt là, khu vườn luôn được thay đổi theo một thời gian nhất định. Những hòn đá, những làn sóng cát được sắp xếp lại theo chủ ý của chủ nhân khu vườn, nhưng những hòn sỏi hay phiến đá thì rất ít khi được sắp xếp lại, chúng chỉ được xếp lại theo một trật tự mới mỗi khi có sự can thiệp của thời tiết hoặc do sự vô tình của con người.

Chiều cao của các bức tường được giảm dần khi chúng hội tụ ở góc tây – nam để tạo ra ảo giác về chiều sâu hơn là khoảng cách.

Tham khảo từ Buddhistdoor, Wikipedia
Minh Minh tổng hợp

.
Về Đầu Trang Go down
 
Nhiếp ảnh theo phong cách Thiền
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TRẦN CAO LĨNH - NHIẾP ẢNH GIA TIÊN PHONG CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM
» Nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm
» Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh Mới: "CINEMATIC"
» Bài viết của anh Nguyễn Sơn: Sáng tạo về Nghệ Thuật nhiếp ảnh và Hội Họa.
» Đào thoát khỏi "thiên đường" - David Thiên Ngọc (Danlambao)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Nhiếp Ảnh-
Chuyển đến