Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
chất Nguyen thuoc nhac ngam ngắn quan Saigon nguyet sáng hoang chẳng bich chuyen linh Chung truyện quynh Trung Nhung VNCH phải không quốc trong quang
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Thơ của các nhà thơ nữ

Go down 
Tác giảThông điệp
MHMai
Khách viếng thăm




Thơ của các nhà thơ nữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Thơ của các nhà thơ nữ   Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeTue Aug 13, 2013 3:34 pm


Thơ của các nhà thơ nữ


Thơ của các nhà thơ nữ Images?q=tbn:ANd9GcT9g2sNZVcfgOGfewr7fgrSLidBylOSuwVqfh_Y1BlutTo73R6A


Thơ của họ là tiếng nói của thế giới yên bình và tình yêu. Tâm hồn thi ca của họ đa cảm, tinh tế, luôn rung lên những nhịp cảm xúc nóng bỏng, chân thực và đầy liều lĩnh...


Thơ của các nhà thơ nữ 9k=

BUỔI SÁNG, ANH VÀ CÀ PHÊ
- Trần Mộng Tú

Hình như ngày bắt đầu bằng nỗi nhớ
như bình minh nhớ những giọt cà phê
những giọt cà phê bỗng nhớ cái ly
cái ly nhớ đi tìm môi chưa ngọt
cả buổi sáng và em cùng tiếng chim đang hót
rót nỗi nhớ đầy vào lồng ngực không gian
Ôi, một ngày đã bắt đầu như thế đó
cà phê đen, bình minh hồng tiếng chim hót
và những câu thơ
nỗi nhớ chỉ là cái cớ cho một bài thơ
và anh là cái cớ cho câu thơ sai vận
trái tim em là chiếc ly thủy tinh rất nhỏ         
rót sao cho vừa buổi sáng nhớ vào trong
tiếng chim hót, cà phê đen đã đầy hơn một nửa
rót thêm anh vào chỗ có còn không?

TẠI SAO MÌNH GẶP NHAU
- Phạm Thị Ngọc Liên

Nếu em đừng gặp anh
Đêm sẽ không thao thức
Hơi thở đầy lồng ngực
Khỏi rộn ràng nôn nao
Thế mà cứ gặp nhau
Mừng như cành gặp lá
Một chút gì keo sơn
Giữ đời ta ở đó
Một chút gì như lụa
Buộc đời ta vào nhau
Ngày ấy anh ở đâu
Ngày em còn mắt biếc
Hồn em còn đầy sao
Môi ngọt lời hò hẹn
Tình yêu như tiếng sét
Nếu như mình gặp nhau
Nếu như mình gặp nhau
Thơ sẽ thành thuyền nhỏ
Hồn anh về đậu đó
Yên tĩnh suốt mùa yêu
Nếu như mình gặp nhau
Anh sẽ đầy thắc mắc
Sao có loài sen trắng
Nở đầy kênh rạch anh
Sao có chùm nho xanh
Lửng lơ vờn miệng cáo
Sao có em bên mình
Nhỏ như là túi áo
Lớn như là bà tiên...
Muốn quên mà không quên
Ngỡ hồn mình quá chật...
Ngày ấy anh ở đâu?
Em thôi là thiếu nữ
Sao mình còn gặp nhau.
Thơ của các nhà thơ nữ Images?q=tbn:ANd9GcTnqpYBqNIUJLEV-i9wSqviIQROEudtshh5iBTMG_aBR9kG_h6RhA

GHÉ MÔI SẦU
- Nhã Ca

Đêm chìm xuống khi tình yêu thức dậy
Trăng mờ hơn cho sao biếc trao tình
Em cũng sầu hơn vì quá xa anh
Dù tiếng nói trong hồn ta đã sát
Và đôi mắt uống hình nhau đã chật
Tay nâng tay thương nhớ nuốt trong lời
Đêm buồn sương làm mắt ướt xa xôi
Và giá lạnh bao nhiêu lời tình tự
Nghe ánh sáng dưới chân mình cách trở
Với trăng sương mờ ngó bước chung đôi
Bước khẽ nghe anh, bóng lấp ta rồi
Cây gió lạ cúi đầu nâng tiếng gọi
Anh cũng nâng em lên bằng cái nhìn gạch ngói
Bằng hơi thở mềm còn quấn quít bên nhau
Anh mời em nào ghé lại môi sâu
Đêm chìm đắm và tình yêu trở giấc...

NUÔI DƯỠNG
- Nguyệt Phạm

Em trở lại với những âm thanh ầm ì quen thuộc
Chẳng bao giờ cao điểm
Bởi có bao giờ không cao điểm.
Ngã tư từng làm em mất ngủ
Ngã tư chỉ muốn bỏ chạy ngay từ phút giây khệ nệ hành lý
Ngã tư không băng qua đường
Em chói gắt với lòng tham bất chợt
Chậm rãi buồn nôn với mớ yêu đương tưởng nhớ vẫn lưu giữ ngày ngày.
Vẫn nuôi dưỡng những khung hình đẹp
Để mỗi ngày nhìn màu sắc thêm xanh
Để rộn rã hôn lên những niềm vui tưởng tượng
Lung linh và ngát thơm.
Thơ của các nhà thơ nữ Buoi-sang-dau-tien-cua-cap-tinh-nhan

SAY NHỚ CỐ NHÂN
- Hoàng Hương Trang

Chén này say nhớ anh xa
Chén này để gọi nhau là cố nhân
Chén đầy soi mặt tần ngần
Chén vơi thăm thẳm mộ phần đấy ư?
Rượu nào cho ấm đêm thu?
Rượu nào cho xác thân nhừ đắng cay?
Rượu xưa môi ấm tình say
Bây giờ môi đắng rượu này xót xa.
Chén vơi gõ nhịp cuồng ca
Say quên để gọi nhau là cố nhân.
 
BUỔI SÁNG
- Phan Ngọc Thường Đoan

Những gương mặt người
Quen và không quen
Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh
Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
Em ngồi một mình
Khuấy loãng thời gian
Buổi sáng muốn gọi anh
Nắng nói lời mê ngủ
Buổi sáng muốn gọi anh
Gió se lạnh chối từ
Quàng nỗi nhớ chạy quanh chiếc bàn nhỏ
Bản giao hưởng đêm qua còn phảng phất trên phím dương cầm
Người đã vội quên cung bậc cuối
Nụ hôn nửa vời
Trái tim không cửa
Ai hờ hững xéo lên lá cỏ
Buổi sáng ngồi một mình
Không quen những nụ cười lạ
Em đậm đặc với nắng thu mưa hạ
Tan cùng tàn đông
Lòng bàng hoàng luyến tiếc níu vạt áo xuân
Đã chậm mất nửa mùa cuối cùng
Khói thuốc cay và cà phê đắng
Cơn đau màu men ngà
Buổi sáng ngồi một mình
Uống cạn kiệt
Lạ
Quen!


Nguồn: Yahoovanhoaviet
Thơ của các nhà thơ nữ Images?q=tbn:ANd9GcTQgI4PywqN_agnVKTvoPgFmCWEaglvFDFuVvQwOedR90LWVp_S
.
Về Đầu Trang Go down
nguyen
Khách viếng thăm




Thơ của các nhà thơ nữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ của các nhà thơ nữ   Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeMon Aug 04, 2014 7:54 am


Nghe Tiếng Nước Cười

Thơ của các nhà thơ nữ NgheTiengNuocCuoi


Thơ của các nhà thơ nữ HOALUA

Trần Mộng Tú


Về Đầu Trang Go down
nguyen
Khách viếng thăm




Thơ của các nhà thơ nữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ của các nhà thơ nữ   Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeMon Aug 04, 2014 1:29 pm

Thơ của các nhà thơ nữ Images?q=tbn:ANd9GcSV8FV_psHFihYpQHyfj5gV6BDUK62IQDvnBFZZwbvMnaf5F1WT


Quên


Tôi mở tim ra tìm nỗi nhớ
Ôi lạ lùng sao chẳng nhớ gì
Bao nhiêu kỷ niệm, người năm cũ
Lặng lẽ tan vào trong giấc mơ
 
Tôi lật hình ra tìm bóng cũ
Lạ lẫm nhìn nhau chẳng thấy quen
Ngày tháng đong đưa đời đã cạn
Tình chỉ dài thêm những lãng quên
 
Tôi thấy trùng trùng cơn sóng vỗ
Biển vẫn trầm trầm khóc tỉ tê
Thuyền ngút  ngàn xa, bờ bãi vắng
Đàn chim xoải cánh rủ nhau về
 
Tôi gọi tôi về với gió thơm
Về với niềm vui, với nỗi buồn
Gió thổi luồn qua hồn trống rỗng
Kỷ niệm khoanh tròn con số không
 
Tôi hỏi bóng mình in đáy nước
Hồn ma bóng quế lạc đâu về?
Gợn sóng phù du tan biến cả
Cuộc đời ảo ảnh tựa cơn mê

Nguyên Nhung


Thơ của các nhà thơ nữ Images?q=tbn:ANd9GcQTnW_wsG1aWSeT3oW_LPbneal7AyxTBuStdmxs84GD4GTcVXjc
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Thơ của các nhà thơ nữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ của các nhà thơ nữ   Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeTue Sep 02, 2014 8:19 am

Thơ của các nhà thơ nữ Images?q=tbn:ANd9GcTa5Z6n09iMS4wXFrMj3R8N6c9YLiOmTqfxui7_ic5y-iddfDbs

LÍNH MÀ EM! - Thơ Lý Thụy Ý


Những Bài Thơ Viết Trước 1975

Mang ý tưởng về những người lính chiến
Từng đêm buồn gác bên súng vào Thơ
Phương trời xa - theo ánh hỏa châu mờ
Nghe chiến trận về gần miền đô thị

1968

***
 
Lính Mà Em!

Mình trách anh hay hồi âm thư trễ
- Em đợi hoài! Em sẽ giận cho xem
Thư anh viết: - Bao giờ anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ - Lính mà Em!

Anh gởi về em mấy cành hoa dại:
- Để làm quà không về được Noel
Không đi lễ nửa đêm cùng em gái
Thôi đừng buồn anh nhé - Lính mà em!

Đêm biên giới kê đầu lên báng súng
Trăng tiền đồn không đủ viết thư đêm
Nên thư cho em nét mờ, chữ vụng
- Hãy hiểu dùm anh nhé - Lính mà Em!
 
Qua hành lang Eden ghi kỹ niệm
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
- Anh quen rồi, không lạnh- Lính mà em

Ngày về phép anh hẹn mình dạo phố
Tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm
Mình xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh cười buồn khẽ nói:- Lính mà em!

Ghét anh ghê! Chỉ được tài biện hộ
Làm  “người ta” càng thương mến nhiều thêm
Nên xa lánh những cuộc vui thành phố
Để nhớ một người hay nói LÍNH MÀ EM!

KL 20-1967

Thơ của các nhà thơ nữ 2Q==

Bông Hồng Mùa Xuân


* Chuyện tình đẹp nhất trong những chuyện tình

- Bán tôi một bông hồng đi, cô bé
Đóa nào tươi, còn búp nụ mịn màng
Tôi ngước lên: - Xin ông chờ tôi lựa
Một bông hồng… vừa ý nghĩa, vừa sang

Khách mỉm cười: - Cô thật tài… quảng cáo
Thế… hoa hồng mang ý nghĩa sao, cô?
Tôi bối rối: - Hình  như người ta bảo
Nó tượng trưng tình nồng thắm vô bờ

- Cám ơn cô. Giá bao nhiêu đấy nhỉ?
Tôi lắc đầu: - Thôi, xin biếu không ông
Một đóa hoa không bao nhiêu ông ạ
Rất mong ông “làm người đẹp vừa lòng”

Khách bỗng nhìn tôi, mắt như xoáy lốc
- Cô bé lầm. Tôi không tặng người yêu
Thằng bạn thân tuần qua vừa ngã gục
Một bông hồng… cho nó bớt quạnh hiu

Nhưng… cô phải nhận tiền tôi đi chứ
Hoa cho không… rồi mẹ mắng làm sao?
Tôi cúi mặt: - Xin gởi người xấu số
Chuyện của ông… làm tôi bỗng nghẹn ngào!

Khách quay đi - Áo hoa rừng đã bạc
Dáng cao gầy khuất hẳn bóng chiều nghiêng
Tôi bất chợt đưa tay làm dấu Thánh
(Mẹ… giữ gìn cho “người ấy” bình yên)

***

Trời đầu xuân còn vương vương sắc lạnh
Nắng vàng mơ má con gái thêm hồng
Tôi bâng khuâng nhớ đến người khách lạ
(Mình nhớ Người - Người có nhớ mình không?)

***

Chiều hăm chín phố phường sao tấp nập
Người ta vui từng cặp đẹp bên nhau
Mắt tôi lạc… rồi bỗng dưng bừng sáng…
… Phải Anh không? Người khách của hôm nào?

Tim đập mạnh sau áo hàng lụa mỏng
Anh đến gần… lời nói cũng reo vui
- Sao cô bé… Hàng hôm nay đắt chứ?
Cô nhớ tôi… hay cô đã quên rồi?

Hành quân xong, tôi vừa về hậu cứ
Ghé ngang đây xin cô một bông hồng
Và… mong cô cho tôi xin lời chúc
“Rất mong ông làm người đẹp vừa lòng”

Tôi bỗng nghe như tim mình thắt lại
Gượng tìm hoa rồi trao tận tay người
Khách nhìn tôi, mắt bỗng dưng dịu xuống
Đầy đăm chiêu và nghiêm lại nụ cười:

- Xin lỗi cô, nếu lời tôi đường đột
Nhưng… thật tình tôi không thể nào quên
Người con gái trong một lần gặp gỡ
…Nhớ thật nhiều… dù chưa được biết tên

Một bông hồng… như hôm nào cô nói…
…Là tượng trưng tình nồng thắm vô bờ
…Tôi run tay nhận hoa hồng Người tặng
Sự thật rồi… mà cứ ngỡ đang mơ…

VNTP Xuân 1973

Thơ của các nhà thơ nữ Images?q=tbn:ANd9GcRqC7AjMddV1V_fuuQMQ8hCdGBTUfSLjZxiQVknuB7foS9rzXhF

Vì…

Viết trong mùa hè đỏ lửa


Vì tất cả những người trong cuộc chiến
Đều mỉm cười chấp nhận chuyện chia ly
Vì chúng mình là người trong cuộc chiến
Em không buồn khi tiễn bước anh đi

Vì hai tiếng Việt Nam trìu mến quá
Nên hàng hàng lớp lớp tiếp chân nhau
Vì mãnh đất quê hương kiều diễm quá
Nên hoa ngụy trang áo chiến chóng phai màu!

Vì Trường Sơn còn kiêu hùng ngạo nghễ
Nên từng đoàn chim sắt lướt tung mây
Vì Cửu Long còn từng cơn sóng vỗ
Nên tàu đi những chuyến hải trình dài

Vì thương người bên kia bờ vĩ tuyến
Nên vạn bàn tay chung sức đắp con đường
Còn ngăn cách bởi dòng sông Bến Hải
Và nhịp cầu mang hai chữ Hiền Lương!

Vì dưới bóng quân kỳ bay phất phới
Còn những người lính trẻ đứng hiên ngang
Nên như ngày xưa tiễn Người ra quan ải
Em hai tay nâng rượu tiển đưa Chàng…

1972

Thơ của các nhà thơ nữ Images?q=tbn:ANd9GcTqw68DqpEkIA20y6m4zvnCiufWuqrR9z-3fB97xn6IVh4OELN9
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Thơ của các nhà thơ nữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ của các nhà thơ nữ   Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeSun Sep 28, 2014 11:55 am


NỮ SĨ ANH THƠ

(1921 - 2005)


Thơ của các nhà thơ nữ Anhthotre
Chân dung cố nữ sĩ Anh Thơ khi còn trẻ

Ý Nhi


Mặc dầu bây giờ người ta không còn gọi các nhà thơ nữ là Nữ sĩ nữa, tôi vẫn muốn gọi bà là nữ sĩ Anh Thơ.
   
Cách gọi trang trọng như vậy xứng hợp với tuổi tác của bà, với tài năng của bà, với thời điểm mà bà đã xuất hiện.
   
Cách đây hơn 50 năm, nhóm Tự lực văn đoàn đã trao giải thưởng cho một nữ sĩ vùng quê – người chưa một lần đến chốn kinh kỳ, chưa một lần gặp mặt các văn nhân, thi sĩ đương thời – người đó là nữ sĩ Anh Thơ, tác giả Bức tranh quê.
   
Cùng với Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính; Anh Thơ đã tạo nên trong thi ca Việt Nam một dòng thơ độc đáo, tựa như một thứ thôn ca.
   
Thực ra, các nhà thơ Việt Nam, dù ở chốn thị thành, dù quen với nếp sống đô hội, vẫn có trong máu thịt mình cái hồn quê. Đó là tiếng ru con của người mẹ, là những câu ca dao, là lũy tre làng, là chiếc cổng đình, là con đường vàng rơm mùa gặt… Nhưng một hồn quê thấm đẫm trong thi ca như Nguyễn Bính thì thật hiếm. Về mặt này, với Bức tranh quê, Anh Thơ đứng kề bên Nguyễn Bính.
   
Anh Thơ có thể khiến cho người đọc sửng sốt trước những câu thơ tả cảnh quê vừa chân thực vừa đẹp lạ lung của bà. Chỉ riêng cành xuân thôi, đã có bao dáng vẻ, bao âm điệu. Khi là một chiều xuân với:
   
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa .
   
Khi là một đêm xuân:

Tàu chuối láng tre mặt trăng xấu hổ
Khóm tre già đội gió đứng bên ao
   
Khi là một cành trăng xuân:
   
Đồng lặng lẽ sương mù buông bát ngát 
Ao âm thầm mây tối ngập miên man.
   
Rồi Sáng hè, Trưa hè, Chiều hè, Đêm hè. Rồi tết mồng năm, Chợ chiều… Rồi Sang thu, Đêm thu, Rằm tháng bảy, Rằm tháng tám… Anh Thơ đã tạo nên một khung cảnh làng quê sinh động, đầy sức cuốn hút. Anh Thơ không dùng cảnh quê để làm nền cho tình cảm của mình như một số thi sĩ thị thành. Bà sống trong cảnh, chan hòa trong cảnh. Cảnh quê của bà không chỉ có vẻ đẹp thơ mộng, nó còn là những cơn nắng hạ gay gắt:
   
Vườn chuối rũ héo dần trong im lặng
Những rau bèo chết cạn cả lòng ao

Còn là những ngày bão lụt:
  
Khắp làng xóm nhà xiêu tốc mái   
Mưa như tên vút bắn tung hoành   
Từng hồi ốc rú dài tronmg sợ hãi   
trong gió gầm rin rít lũy tre xanh.   
Nhưng dưới nước lững lờ theo tiếng quạ   
Bao thây người vơ vẩn giữa dòng khơi .
   
Còn là những thân phận con người cơ cực, đơn chiếc, bơ vơ:
   
Một ông lão ăn mày dò dẫm lối 
Bước gầy lần thăn quán ngủ bơ bơ…
   
Với Bức tranh quê, Anh Thơ đã góp vào thơ Việt một giọng thơ độc đáo, một hồn thơ chân thực.
   
Về thơ bà, ta còn có thể nói thêm rất nhiều về các tập thơ khác như Theo cánh chim câu (1945-1950), Đảo Ngọc (1964), Hoa dứa trắng (1967), Mùa xuân màu xanh (1973) , Quê chồng (1979) và các bài thơ khác. Nhưng trong bài viết nhỏ này, tôi muốn dành một phần cho tập hồi ký Từ bến sông Thương của bà.
   
Sinh trưởng trong một gia đình phong kiến nhưng Anh Thơ đã can đảm vượt qua những ràng buộc, cấm kỵ để đến với thơ. Đọc những đoạn tả cảnh nhà gieo neo, bà một mình nuôi mẹ ốm, một mình nuôi bầy em nhỏ, xuôi ngược buôn bán, chèo chống. Rồi phải nhờ anh em canh gác, trốn bố làm thơ; khi có được một ít nhuận bút đầu tiên lại dành cho bố chạy kiện… ta thật thương xót, quý trọng bà.
   
Với Từ bến sông Thương, Anh Thơ đã đem đến cho người đọc một bức tranh khác, rộng lớn hơn của xã hội Việt Nam, của các hoạt động Văn học Nghệ thuật Việt Nam những năm 1930-1944. Hình ảnh những nhà hoạt động văn nghệ như Thế Lữ, Song Kim, Bàng Bá Lân, Vân Đài, Nhất Linh, Quỳnh Giao, Nguyễn Bính, Tú Mỡ… đem lại nhiều hứng thú cho người đọc. Hồi ký cũng thể hiện khả năng quan sát và trí nhớ tuyệt vời của bà.

Cuối cùng, cũng nên nói thêm rằng, Anh Thơ là một trong số rất ít phụ nữ Việt Nam đầu tiên tham gia làm báo, làm xuất bản.
   
Văn chương là nghiệp của bà. Bà đã sống trọn vẹn với nó và đã đem lại cho văn học Việt Nam hiện đại một giá trị riêng biệt. Anh Thơ vẫn đang viết và chúng ta còn chờ đợi những tác phẩm tiếp theo của bà.*

* bài viết cho báo Phụ nữ 1988 (Tác giả chú thích).
(Newvietart.com)
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Thơ của các nhà thơ nữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ của các nhà thơ nữ   Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeSun Sep 28, 2014 5:16 pm


CHIỀU XUÂN - BỨC TRANH QUÊ của Nữ sĩ Anh Thơ: Bức tranh Thủy mạc bằng lời!


Lê Xuân Quang

Khi phong trào Thơ Mới (1) do các nhà thơ trẻ khởi xướng, trong khung cảnh phôi thai hồi những năm ba mươi đầu thế kỷ 20 - đã vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của phái Thơ Cũ - gồm những cây bút cựu trào có uy tín trên văn đàn Việt Nam...

Nhưng, sự ra đời của Thơ Mới phù hợp quy luật tất yếu lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam đương đại. Thơ Mới đã nhanh chóng được thế hệ trẻ và người đương thời đón nhận nồng nhiệt. Ngoài ’’Nguyên soái Tao Đàn’’ - Thế Lữ và những ‘’Công thần, Nguyên Lão’’ của ‘‘Thi Đàn - Thơ Mới‘‘, Nữ sỹ Anh Thơ (2) – Cô gái trẻ, tuổi 18 - nặng lòng với thi ca Việt Nam thời đó – bât chấp sự ngăn cấm của gia đình, hưởng ứng nhiệt thành. Vương Kiều Nữ của thì đàn Việt nam say mê thơ đến độ dấu diếm, trốn Cha làm thơ - điều mà các Kiều nữ  danh gia vọng tộc thời xưa bị gia đình ngăn cấm. Cũng  vì sự say mê làm thơ, Vương Kiều Ân bỏ học... khi mẹ mất, nàng Vương mới 14 tuổi. Một năm sau nhân một lần đi tảo mộ mẹ... ngay ở  nghĩa trang, trên cánh đồng huyện Tiền Hải – (nơi cha đang làm quan) - nàng thơ của thi đàn Việt nam đã bộc lộ thiên phú bằng bài thơ nhớ mẹ. Người đọc nhận ra tài năng của người con gái mà 5 năm sau, ’’cô’’ Vương Kiều Ân cùng bút danh Anh Thơ trở thành ’’Người thư kí thời đại đã lưu giữ được hồn quê Việt Nam’’ trong thơ của mình. Người đọc đương thời sớm nhận ra một tài năng đang ẩn mình nơi thôn dã qua những đoạn thơ nồng nàn tình yêu thương đồng quê:
...
Buổi chiều thu gió yên mây tạnh
Em vẩn vơ ngắm cảnh đồng không
Chân Trời phớt nhuộm mầu hồng
Lúa xanh lá biếc như lồng bóng mây
Bức tranh chiều khen thay tạo hóa
Lúa xanh xanh sáng tỏ đôi mầu
Mảng vui cảnh đẹp quên sầu
Chim hôm thoắt đã trên đầu kêu sương
Đìu hiu nhẹ gió vương sương tóc
Cảnh thắm tươi mờ xóa phôi pha
Ngậm ngùi em trở lại nhà

Thơ lên điệu thảm, đàn ra giọng sầu

Đây là những vần thơ của cô gái 15 tuổi, mất mẹ, đi viếng mộ mẹ ở tha ma, nằm trên cánh đồng Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vào một buổi chiều thu năm 1934. 5 năm sau, người con gái đó đã lừng lững trên thi đàn Việt nam bằng tập thơ Bức Tranh Quê khiến thi đàn Việt Nam ngỡ ngàng, xửng sốt…

Nhà phê bình cự phách Hoài thanh đã viết trong Thi Nhân Việt Nam về Anh Thơ như sau:’’Anh Thơ từ lâu chỉ chuyên lối tả cảnh mà lại tả những cảnh rất tầm thường; Một phiên chợ, một đứa bé quyét sân, một mụ đàn bà ngồi bắt chấy… có kẻ sẽ cho Anh Thơ là người vô tình. Nhưng có thiếu nữs nào 20 tuổi lại vô tình?... Hẳn người đã tập luyện nhiều lắm mới có thể đi đến cái thản nhiên, cái dửng dưng mà độc giả Bức Tranh Quê ắt phải lấy làm la…’’.

Khi Thơ mới chiếm lĩnh vũ đài, Anh Thơ hăng hái, cổ vũ nhiệt thành. Bà không viết luận chiến hay phát biểu ồn ào, mà bằng ngay những sáng tác tuyệt vời của mình bỏ phiếu cho Thơ Mới. Tập thơ Bức Tranh Quê ra đời được tổ chức văn bút có uy tìn thời đó – Tự Lực Văn Đoàn - tặng giải khuyến khích.

Bức Tranh Quê chỉ có 48 bài, mổi bài - phần lớn 3 khổ - viết theo thể thơ thất ngôn và thơ tự do - tám chữ. (Vì nằm ngoài nguyên tắc của những thể thơ truyền thống nên thơ 8 chữ được thời đó cho là thơ Mới). Cả tập thơ là một bản trường ca về thôn quê Việt Nam trong 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Mở đầu là bài Chiều Xuân - được Hoài Thanh tuyển vào Thi Nhân Việrt Nam năm 1941. Bằng 4 câu miêu tả, hiên ra khung cảnh buổi chiều mùa Xuân trên một bến đò ở thôn quê vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, miền Bắc Việt Nam - năm xưa:

Mưa đổ bụi êm đềm trên bến vắng.
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Qúan tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm soan, hoa tím rụng tơi bời.

Ở miền Bắc, mùa xuân ẩm ướt, thường có mưa bụi dân gian gọi là Mưa xuân. Khí trời ấm lại sau hơn 3 tháng mùa Đông hanh khô, rét ngọt. Mưa nhe khiến cây cỏ, hoa lá, đồng lúa tươi xanh mơn mởn.

Bến đò này nằm trên bờ con sông không qúa lớn nối từ 2 sông Cái (sông mẹ) vào. Mưa xuân kéo dài triền miên nhiều ngày khiến đường lầy lội, người đi lại thưa vắng. Con đò được neo giữ, như kẻ ’’biếng lười’’ nằm mặc nước sông trôi khiến thân đung đưa, vật vã mà chẳng thèm cưỡng lại. Mưa xuân, Trên đường không có người đi lại. Mấy quán hàng mái tranh, trên bến đò - đứng im lìm đón khách.

Trên bờ sông có con đê nhỏ.

Dưới chân đê lưa thưa vài mái tranh nghèo nép bên dưới rặng soan. Trên cành soan, đây đó buộc những chiếc tổ sáo do các cậu bé lây phên rổ (rổ bị hỏng, rách) - quân lại, dụ sáo vào đẻ, bắt sáo non về nuôi, dậy sáo nói. Hoa Soan nở... những chùm hoa Soan tím thơm hắc... ’’rụng tơi bời’’ xung quanh gốc, vương vải khắn nơi khiến cả một vùng hương thơm ngào ngạt.

Từ bến đò, hướng nhìn lên trên mặt đê, về phia xa xa:

Ngoài bờ đê cỏ non tràn cỏ biếc
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mãy cánh bướm rập rờn trôi trước gío
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

Trên bề mặt đê, hai bên lối đi, ''cỏ non tràn cỏ biếc''.

Cỏ non mới nở. Cỏ biêc đã nở được nhiều ngày. Trong vạt cỏ, côn trùng các loại cùng nhau sinh sống. Những con Sáo có đôi mắt tinh tường, có thói quen nhận biết từ cuộc sống của mình nên tìm đến bãi cỏ kiếm mồi về nuôi đàn con đang há mỏ đứng  trong miệng những cái tổ - đặt trên các cây soan gần đó – thò cổ, réo gọi bố mẹ. Nhìn lũ sáo mổ chổ này, chô kia… tưởng chúng mổ ''vu vơ'' nhưng thực ra chúng mổ rất trúng con mồi, mắt thường của con người không nhìn thấy.

Thỉnh thoảng cơn gió đông ào tới, những con bướm đang bay bi gió thổi, không chịu được sức đẩy, chúng phải gượng chống... Khi làn gió tan, cánh bướm lại trở về vị trí cũ. Trông cứ như cánh bướm đang nắm trên mặt nước bị sóng xô khiên hình ảnh trở nên ''rập rờn''. Lát sau làn gió cũ tan, gió mới tới, những con bướm đã di chuyển tới vị trí khác và cảnh cũ lặp lại.

Sau vụ cấy, những con trâu kéo cầy kéo bừa mất sức, gầy đi. Giờ đã cấy xong, thư rỗi, người chủ có thời gian rảnh chăm bẵm cho trâu lấy lại sức chuẩn bị cho vụ tới. Chúng được dắt ra bờ đê cho ăn cỏ tươi. Đối với trâu, bò, cỏ non tươi của mùa xuân chính là bữa tiệc. Trời cư mưa, trâu cừ lăng lẽ liếm vạt cỏ trên đường. Chiêc lưỡi và hai hàm  của nó lia liếm, cắt, nhai cỏ, phát ra tiếng sột soạt. Đứng từ xa nhìn hạt mưa loang loáng rơi bao trùm cậu bé ngồi trên lưng Trâu, trùm kín trong chiến nón và áo tơi lá xòa che cả  lưng trâu(3) - cứ tưởng trâu đang ''ăn mưa''.

Đưa mắt nhìn xuống chân đê : Đồng lúa xanh tươi. Gio đông thổi lúc nhẹ lúc mạnh. Đây đó,  thỉnh thoảng thấy bóng người mặc áo tơi nón lá, cặm cụi làm việc trên cánh đồng:

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con, chốc chốc vụt bay ra
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào, cỏ ruộng sắp ra hoa.

Lúa non. Lá cây được mưa xuân tưới đẵm như kích thích sinh trưởng.

Mới tháng đầu của mùa xuân, lúa đang chớm Thì con gái. Gío nhẹ, đồng lúa như tấm thảm lụa Xanh, được gió đông thổi khiến thảm lúa xanh rờn như làn sóng lúa.

Để giúp lúa có đà lớn ra hoa kết hạt đúng thời vụ, nông dân phải làm cỏ ở dười gốc. Nếu để cỏ phát triển sẽ hút hết chât mầu của đất làm lúa chậm lớn, ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Công việc này đòi hỏi sự nương nhẹ, khéo tay, bền bỉ - vì cây lúa rất mảnh dẻ nếu đụng mạnh vào gốc, đứt rễ, cây bị thương tích chột đi, ảnh hưởng tới làm đòng - tạo ra hạt lúa mẩy sau này. Công việc làm cỏ dưới gốc lúa đang phát triển - đòi hỏi đức tính kiên trì, tỉ mẩn, cần bàn tay khéo léo, nhe nhàng… cho nên việc cào cỏ chỉ giành cho các mẹ, các chị.

Cũng trong khung cảnh, thời gian lúa đang con gái, lũ chim cò, chim cút thường lẩn dưới gốc lúa tìm mồi. Khi ''cô nàng yếm thắm'' đưa chiêc cào cỏ tới gần, lũ chim sợ, vụt bay lên. Cánh chim quạt gio đập phải lá lúa kêu đánh ''soạt'': Người và chim đều giật mình!

Với 3 khổ thơ, 12 giòng, 96 chữ, Nữ sỹ Anh Thơ đã miêu tả - vẽ Bức Tranh Quê Việt Nam như bức tranh Thủy mạc diệu kỳ. Người đọc Việt Nam ở bất cứ đâu, của bất cứ thời đại nào - cũng đầy cảm xúc vê Mùa Xuân Quê Hương!

Berlin - Mùa Xuân 2007

(1)Thơ cũ thường quy tụ ở các thể: 7 chữ, 8 câu (Thất ngôn, Bát cú - Đường Luật). Sáu Tám (Lục bát). 5 chữ (Ngũ ngôn), 7 chữ (Thất ngôn) hoặc hai câu 7 chữ, tiếp theo 1 câu sáu, 1 câu tám (Song thất lục bát). Thơ cổ còn dùng một thể khác chỉ có 6 chữ (thơ Vua Lê Thánh Tông) - Hiện nay các nhà thơ ít dùng thể loại này.

(2) Bà tên thật là Vương Kiều Ân, but danh Anh Thơ. Bà vừa mất năm 2005 thọ 85 tuổi.

(3) Loại áo tơi này làm bằng lá gồi lợp nhà. Hình lăng trụ. Choàng vào y hệt chiếc váy đầm của phụ nữ.  Loại áo tơi này chống nóng, nắng, mưa, rét - rất hữu hiệu, tuy cống kềnh và nặng.


Thơ của các nhà thơ nữ 20390382_images513906_
Nữ sĩ Anh Thơ chăm sóc hoa tại nhà riêng

Mời các bạn thưởng thức chùm thơ nhỏ của nữ sĩ Anh Thơ:


Chiều xuân

Mưa đổ bụi êm đềm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi...
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ.
Mấy cánh buồm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc chợt bay ra.
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.


Đại hạn

Nắng, nắng suốt trời vàng dãi nắng:
Gió theo mây không biết trốn phương nào?
Vườn chuối héo rũ dần trong im lặng,
Những rau bèo chết cạn cả lòng ao.
Ngoài đồng ruộng lúa vàng khô cháy xác,
Nắng chang chang không một bóng râm chừa.
Chó điên dại chạy nhông tìm gió mát,
Trâu buồn rầu nằm đợi vũng tràn mưa.
Rồi chiều đến khi mặt trời lặn đỏ,
Mây phương Đoài sáng rực một bên sông.
Các cô gái đưa nhau thăm ruộng nỏ,
Cuộn dây gầu chán nản tát đồng không.


Chớp mắt

Có những ngày buồn chả ước mơ
Bỏ ăn, quên ngủ, biếng làm thơ.
Cứ ngồi ngơ ngẩn bên song cửa
Nhìn liễu rơi vàng lá báo thu.
Thương thay cây liễu sống cùng ta
Đã sáu năm rồi bóng thướt tha.
Chiều mát, vợ chồng ngồi dưới gốc,
Nhìn liễu mền đưa tơ lướt la...
Thấy cả mùa hè biếc, mát tươi
Bóng anh đăm đắm dõi chân trời
"Sương như búa bổ mòn gốc liễu
Anh sợ thu về lá lại rơi..."
Lá rơi rồi lá lại xanh!
Nhưng thương thân liễu dứt tơ mành!
Ai hay tiền định lời tiên đoán
Mùa lá rơi vàng em mất anh!
Giờ một mình em ngắm liễu đây!
Thu chưa se sắt đã thân gầy.
Anh đi buổi mới mù mây nước
Chớp mắt hai mùa sương trắng bay!

Thu 1996.
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Thơ của các nhà thơ nữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ của các nhà thơ nữ   Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeWed Oct 08, 2014 5:02 pm


Thi phẩm Hoài Niệm của Hồng Vũ Lan Nhi


Thơ của các nhà thơ nữ Lannhi2

Tôi biết chị Hồng Vũ Lan Nhi (HVLN) qua sự giới thiệu của chị Bích Huyền, rồi được biết cả hai chị đều là bạn tri kỷ từ ngôi trường Trưng Vương với chị Cao Mỵ Nhân, người tôi hằng ái mộ những dòng thơ dạt dào trong kho tàng thi ca vô tận của người Việt chúng ta.

Tôi nhận được cuốn thi tập "Hoài Niệm" hôm nay, sách dầy độ 300 trang với 239 bài thơ. Tên tác giả và tựa đề nằm bên trên với nét chữ xanh lá mạ, màu của niềm tin, của sức sống. Tác giả có tên thật là Lê Hồng Diệp, bút hiệu là Hồng Vũ Lan Nhi, hiện cư ngụ tại Orange county, vùng Nam Cali. Bìa sách màu vàng nhạt của sự nhớ mong, phía trước có vẽ hình chiếc ghe như chở người đọc về kỷ niệm, bìa sau lại thêm một chiếc ghe khác như ghe hoài niệm chở HVLN về với dĩ vãng đã qua với bốn câu thơ bất hủ:

"Chỉ trong phút giây hoài niệm,
Dĩ vãng theo nhau lũ lượt về,
Kỷ niệm như dấu chân trên cát,
Lún xuống đời những vết đau tê"

HVLN mở đầu sách với bài thơ theo thể tự do nhắc tác giả nhiều kỷ niệm của tuổi mới lớn mực tím nhiều xao xuyến, nhiều mộng mị khi bước vào tình yêu. Bài "Nụ Hôn Đầu" hình như đã phản ảnh đặc tính dễ thương của tình yêu trai gái Việt Nam, sở dĩ tôi nói vậy vì nụ hôn của người Việt được biểu tượng cho sự cao quý và sự trói buộc đời nhau, ta hãy nghe HVLN diễn tả tâm sự của tác giả:

"Nhớ hôm nào, bầu trời đầy sao,
Nụ hôn đầu e ấp trao nhau,
Ngỡ ngàng làm sao là lúc ấy...
Ôm nhau mà tưởng mộng chiêm bao!"

Hai câu sau cho thấy mối tình Việt Nam dễ thương sao ấy... Tình cảm của buổi ban đầu vẫn là sự ngỡ ngàng, rụt rè, e thẹn, nó đẹp và nhắc đến mối tình đầu của chính tôi, khi nắm tay em mà ngỡ giấc mơ chiêm bao, con tim của tôi dường như đập loạn nhịp, chả bù khi sang Mỹ đi hẹn hò date với một cô bạn Mỹ, chúng tôi nếu có nắm tay nhau hay hôn nhau là sự đương nhiên của cái tình cảm "bạo phát bạo tàn".
Tôi nhắc chừng lòng phải ngợi ca bài thơ này thêm nữa vì có thể nó nhắc nhỡ tôi cũng như muôn độc giả, bạn bè khác về cái tuổi mực tím "khi đã yêu thì mơ mộng nhiều", dù ngày nay đa số bạn bè đã "quá lứa" của sự mộng mơ, có chăng là tâm hồn chúng ta quay về dĩ vãng để làm mềm con tim bị đời vùi dập giấc mơ xưa. HVLN sáng tác bài tình thơ này ngày 8 tháng 5, năm 1960. Vượt bao thời gian qua cái giá trị về tình yêu theo quan niệm cổ điển vẫn đong đầy nỗi nhớ, vẫn lưu luyến một thời biết yêu, một thời nhớ mãi "nụ hôn đầu" khi trao nhau mộng tình ngày xanh.

"Nụ hôn đầu, ôi, sao đắm say,
Em úp mặt vào đôi bàn tay,
Chẳng biết vì sao Em lại khóc,
Cho môi hồng thấm lệ tràn đầy,"

Thấy chưa? Nội chỉ hai câu sau cũng đủ "nhức nhối" bao con tim thổn thức, đây chính là vần thơ "đáng đồng tiền bát gạo" nhất theo thiển ý VH. VH nhìn đồng hồ mà mồm lẩm bẩm: "Chết chửa, nếu còn sớm tí nữa, VH nhấc phone bàn với chị HVLN bài điểm sách này chỉ cô đọng quanh bài thơ này mà thôi thì VH có thể viết thành thi ca tiểu luận rồi, còn lại 238 bài thơ khác nên dành cho chuyến sau vậy. Theo ý riêng của VH từ thuở sáng tác thơ thì VH yêu mến nhất thể thơ lục bát và trân trọng diễn tả nụ hôn khi người ta yêu nhau. VH đã viết trong một bài bài thơ Anh ngữ nào đó là:

"If you are in love,
You must kiss.
If you don’t kiss,
Just forget your love."

Phải chăng trong cùng ý thơ Việt ngữ là:
"Yêu nhau hãy trao nụ hôn,
Nụ hôn thiếu vắng sao hồn bảo yêu" ...???

Thi sĩ HVLN hội đủ cả hai khía cạnh này trong thi tập "Hoài Niệm", thơ lục bát của chị bàng bạc, lai láng rất nhiều trong 300 trang giấy, “thơ nụ hôn” của chị sáng tác rất nhẹ nhàng, rất e ấp, rất dễ thương và rất tình tự làm người đọc xao xuyến con tim, đam mê của thuở hẹn hò. HVLN lại tiếp:

"Em đã âm thầm biết nhớ ai,
Biết bâng khuâng trong những đêm đài,
Anh ơi nếu mộng đời không thắm,
Tình mình Em quyết chẳng hề phai."

Lại hai câu cuối "đáng đồng tiền bát gạo" nữa. Đối tượng của chị HVLN năm đó là người sung sướng nhất trần gian khi được vần thơ mực tím yêu thương, khi người con gái trịnh trọng nắn nót từng câu, từng chữ vung đầy tình nghĩa yêu đương như thế này. Ông thầy bói trong Lăng Ông Bà Chiểu năm xưa bói tôi duyên số đào hoa, nhưng thú thật dù tôi có tu chín kiếp chả có ai trao tôi bài thơ mực tím này cả.

Tôi đọc bài lục bát "Nỗi Lòng Người thủy Thủ" mà tôi nhớ hôm nói chuyện trong phone, chị HVLN nói về mối tình với người thương áo trắng thủy thủ ngày nao trong cái tình tự của cơn mê hoa biển như:

"Đêm khua nghe sóng vỗ bờ,
Tưởng như tiếng của người xưa gọi về,
Bao giờ mới tỉnh cơn mê?
Bao giờ quên được nỗi tê dại này?"

Sài Gòn xưa có sáng nắng chiều mưa như hồn vất vưởng nhơ’ nhung, của những hẹn hò, những đưa đón, những gặp gỡ mối tình hải quân áo trắng, thơ HVLN vẫn nối tiếp nhiều câu mà tôi chỉ tóm tắt ẩn ý. Lại tiếp...

"Khi yêu nào có ai ngờ,
Mới tri âm đó bây giờ... cố nhân,
Dòng đời xuôi ngược bao lần,
Mà hình bóng cũ vẫn hằn vết sâu"

Trong tình yêu nếu không duyên nợ thì có thể là tình yêu không ràng buộc hoặc không trọn vẹn để rồi khi nàng ghé thăm cảnh biển chạnh lòng nhớ người yêu xưa. Người tình cũ đã neo sang bến khác trong cuộc đời đầy phong ba của kiếp sống hải hồ, rồi một ngày nao người tình áo trắng nhìn lại sóng biển, hình bóng người bạn gái cũ hiện về trong nước biển xanh của nghìn trùng đại dương mà khi xưa chàng đã không quên gửi tặng loài hoa biển trong các chuyến hải hành...

"Nhớ chùm hoa biển trắng phau,
Nhớ khi tàu đã nhổ neo, tách bờ,
Thả hồn trở lại bến xưa,
Lòng người thủy thủ vẫn mơ, vẫn buồn?"

Trùng dương dâng sóng cuộc đời khóc lệ chia ly khi tàu tách bến, rời cảng để cuộc đời không đến với nhau như ước hẹn, lời chia ly đó đã lắn sâu vào lòng đại dương.
Trong bài "Lẻ Loi" HVLN kể về chuyện tình đôi đũa so le được ví von:

"Người ta như đũa có đôi
Tôi như chiếc đũa lẻ loi bên lề,
Một mình lặng lẽ sầu khuya,
Một mình trong những chiều lê thê buồn"

Nỗi cô đơn, u hoài trong đêm thanh vắng như dòng sông không bến đổ, như muà đông có con nắng lạnh lùng cho tâm tư đơn côi và như loài chim biển hải âu tung cách vỗ trên ngàn khơi mênh mông:

"Một mình ôm nỗi cô đơn,
Như dòng sông chảy tìm về cõi xa,
Như mùa đông, nắng nhạt nhòa,
Như cánh chim biển la đà ngoài khơi."

Trong bài "U Mê" cho thấy sự tương phản là đối tượng của HVLN mang con tim đơn côi bên dòng sông Tương:

"Biết rằng Em chẳng yêu tôi,
Nhưng tôi không thể xa rời bóng Em,
Long lanh mắt sáng sao chìm,
Thanh tơ manh chỉ, dáng mềm liễu thưa"

Tương khúc được diễn tả tiếp:

"Tình tôi dâng trọn Em rồi,
Em là nữa mản hồn tôi kiếm tìm,
Yêu Em bằng cả con tim,
U mê không biết phận mình ra sao!"

Trong bài "Tình Chờ" HVLN lại cho nụ hôn lên ngôi tình ái:

"Nhìn em tươi mát nụ cười,
Lòng anh chao đảo đứng ngồi không yên,
Thèm hôn vào cánh môi hiền,
Thèm được ôm bờ vai mềm nhung tơ,"

Đối tượng của HVLN vẫn lãng đãng trong giấc mộng, nàng đến với chàng khi là thiếu nữ hồn nhiên, trong trắng, chàng trông ngóng mòn mỏi tâm tư, chàng thèm được ôm vai người tình, thèm được hôn môi người cho thõa lấp nỗi tình nhớ miệt mài đợi mong:

"Môi em chưa một lần hôn,
Bờ vai chưa một người ôm... dập dìu,
Mắt chưa in vết dấu sầu,
Tim chưa ghi khắc tình đầu bóng ai"

Lại nụ hôn ngọt ngào bên nỗi nhớ được ca ngợi trong bài "Thủ Thỉ Với Bóng":

"Có nụ hôn nồng rất thiết tha
Có vòng tay ôm ấp rất đậm đà
Rồi những chiều bên nhau thủ thỉ
Cùng ngắm mây trôi cõi xa."

Nụ hôn vẫn chất chứa, ẩn hiện trong thi tập "Hoài Niệm", nhưng VH xin tạm gác qua đề mục này, dù rằng nó đã khuấy động tâm tư thuở mực tím của VH nhiều lắm, vì đi xa hơn nữa bài viết sẽ biến dạng sang tiểu luận “Nụ hôn” trong thi ca HVLN mất!

Song song với khía cạnh tình nồng nhung lụa yêu đương được khéo léo khai thác qua thi ca, người ta còn thấy khía cạnh nhân bản của HVLN qua nhiều bài ca ngợi thiên nhiên trong cuộc sống, tình yêu quê hương đất nước cu~ng như tình cảm thuộc về luân lý, đạo đức của HVLN khi nhắc về gia đình, song thân, anh em, con cháu, bà con, bạn bè thân thiết,...
Trong bài "Tiếng Khóc Đầu Đời" những tâm tình của HVLN trang trải qua bài thơ dài hai trang giấy mô tả về cái hạnh phúc gia đình gắn bó tiêu biểu của người Việt:

"Được tin vui trong họ
Một bé gái chào đời
Biết bao lời chúc tụng
Đến từ khắp muôn nơi...

Chúc mừng ông bà Nội
Niềm vui sướng nào bằng
Gái trai thêm dâu rể
Cháu chắt sẽ đầy đàn..."

Ngày lễ Hiền Mẫu, HVLN dâng hoa đến Mẹ qua bài "Bông Hồng Dâng Mẹ":

"Nhìn lên trời cao,
Mà sao không thấy
Mẹ hiền đâu vậy
Mẹ thấy con không?
Ra vườn hái một bông hồng
Đem vào dâng Mẹ tỏ lòng kính yêu."

Bài "Nhớ Bố" đề cập về gia đình của tác giả:

"Chúng con nhớ Bố thật nhiều,
Quyết tâm ghi tạc những điều Bố khuyên,
Sống sao xứng đáng Thánh Hiền,
Dâu hiền, rể thảo, cháu Tiên, con Rồng,
Thủy chung đạo đức vợ chồng,
Con yêu, cháu quí, một lòng không nguôi...
Thương yêu đùm bọc lẫn nhau,
Các con hạnh phúc một màu thắm tươi..."

Trên cao hơn hết thi ca HVLN có vô số bài nói về tôn giáo, nói về Chúa, nói về Phật , tôi thấy một sự bình an trong thi ca của chị HVLN. Có thể vì sự lựa chọn tôn giáo đã ru chị trong cái ý thức tâm linh cho chính mình, nhất là một chổ nương tựa sự thư thái của tâm hồn. Vì đấng tối cao của tôn giáo nào cũng đưa chúng ta về nguyên thủy của sự chân, thiện, mỹ trong cuộc sống này.
Bài "Lời Nguyện Cầu" tác giả kể câu chuyện chàng trai đến dự lễ nhà thờ và gặp cô láng giềng hiền thục:

"Sáng Chủ Nhật đến nhà thờ,
Gặp cô hàng xóm cũng vừa tới nơi,
Nhìn nhau đều nhoẻn miệng cười,
Vô tình hai đứa lại ngồi cạnh nhau,"

Chúa Ngôi Hai đã chứng giám cho mối tình hàng xóm với ước mơ thầm kín bền duyên vợ chồng:

"Con nào dám ước mơ Tiên,
Để hồn bay bổng tới miền Bồng Lai,
Chỉ cầu xin Chúa Ngôi Hai,
Cho chúng con được mãi hoài... bên nhau."

Bài "Tâm Tình Với Chúa" HVLN tỏ bày ý mình cùng Chúa như sau:

"Con quì hàng ghế cuối
Trong thinh lặng mênh mông
Lòng ngổn ngang trăm mối
Con buồn, Chúc biết không?"

Rồi một đoạn khác lại tâm tình thành khẩn:

"Giờ, con lạc lõng quá
Như chiếc lá giữa dòng
Không tìm được bến đậu
Giữa đất trời mênh mông"

Đấng tối cao luôn luôn trả lời nghịch cảnh của kẻ yếu đuối về tâm linh:

"Trong lúc bơ vơ nhất
Tiếng Chúa gọi – Không ngờ
Con như bừng giấc mộng
Trầm luân đến bao giờ"

Thi ca HVLN đề cập nhiều về kiếp phù du, vô thường của con ngừơi trầm luân trong cái thế giới Ta Bà nhiều bể khổ như triết lý nhà Phật diễn giảng. Hãy lắng nghe bài "Trần Gian Cõi Tạm":

"Cuộc sống vô thường
Chợt có, chợt không
Phù du một kiếp
Trở về tay không."

Khi nói về lòng ham muốn, sự tham lam vô biên của nhân thế HVLN viết bài "Niệm Phật Cầu An":

"Mùi hương trầm tỏa bên hàng xóm
Chắc có người niệm Phật cầu an
Phật ơi ở chốn nhân gian
Chúng sinh đau khổ vì ham muốn nhiều..."

Những lời thật lòng của HVLN như sự công kích thói đời vốn thiên nhiều về tham, sân, si, vốn hưởng thụ, vốn bon chen, tranh giành tư lợi, bắt chẹt chèn ép lẫn nhau, vốn tham lam, đố kỵ, ganh ghét hãm hại nhau, rồi tác giả đưa vào bốn câu kết:

"Phật đã hiểu rỏ tình nhân thế
Đâu cần kể lể dông dài
Hỉ, nộ, ái, ố... trần ai
Phật thương cứu độ đoái hoài chúng sinh."

Trong bài "Hư Vô" HVLN viết lại những lời kinh nhật tụng tránh cõi trầm kha tục lụy, đừng gieo oán hờn, đừng mãi đè nhau, tranh hơn thua thiệt:

"... Rời khỏi cõi Ta Bà
Hết tranh đua hơn, thiệt
Coi mình là vô ngã
Cuộc sống là vô thường
Nên chẳng còn xa la.
... Kiếp này đừng gieo hận...
Sẽ thoát khỏi trầm luân"

Bài thơ vô cùng cảm động vì gần gủi với những ý nghỉ của tôi khi con người cận kề cái chết, một thoáng buồn u uẩn khi tôi đọc từng câu văn chị HVLN viết, chị nói về lần đi thăm người tình trong cơn "thập tử nhất sinh" trong bài "Thăm Anh Trong Phòng Hồi Sinh":

"Giờ này chỉ có riêng em
Lang thang dưới ánh đèn đêm một mình
Hỏi trăng, trăng vẫn vô tình
Hỏi sao sao vẫn lặng thinh hững hờ “

HVLN hỏi thiên nhiên, hỏi người yêu và lại hỏi chính mình trong nỗi ngậm ngùi, thương nhớ và rất cô đơn:

"Hỏi mây, mây cũng làm ngơ
Chỉ nghe tiếng gió thẫn thờ lướt trôi
Hỏi anh, anh cũng im lời
Hỏi mình, chỉ thấy một đời cô đơn"

Lệ rơi trên má buồn, trăn trở như kiếp người rong ruổi trong mảnh tình sầu bi ai:

"Lệ rơi trên má, lệ buồn
Hồn nghe trống vắng giữa trời quạnh hiu
Đời chia đôi ngả tình sầu
Một vành tang liệm nỗi đau lắng chìm"

Trong cơn hôn mê của người tình tác giả thẫn thờ tình em, khi lòng quặng đau như cắt khi nhìn máy điện tâm đồ thay đổi theo làn hơi, nhịp thở của người thương, tác giả cảm thấy yếu đuối, bất lực đứng trước con bệnh. Tôi rất cảm thông với nỗi lòng của chị HVLN, tôi cho đây là một tuyệt tác nói về đời sống tình cảm, về tình yêu vốn nhân bản:

"Phòng hồi sinh, Anh im lìm
Lòng đau như cắt, đứng nhìn Anh thôi
Nhịp tim lên xuống từng hồi
Trong cơn mê, có nhớ người Anh yêu?"

Tác giả thầm trách móc sự bất công của Tạo Hoá khi chia duyên rẻ thúy và sự bất công như vậy đã miên viễn đến với nàng:

"Long đong lận đận đã nhiều
Mà sao trời vẫn còn đầy đọa Em?
Không cho hạnh phúc bền Duyên
Còn đem bão tố, mây đen kéo về"

Cuối cùng cho một tình yêu là sự chia tay vĩnh viễn. Kiếp nhân sinh vốn lắm trầm luân, bể khổ. Khi tìm hạnh phúc, ôi hạnh phúc vốn tạm bợ và rồi một cõi đi về chốn hư vô là sự chia ly trong nỗi buồn sầu thế nhân:

"Trời như còn muốn chia lìa
Mỗi người một nẽo não nề chưa, Anh?"

Như đã nói thi sĩ Hồng Vũ Lan Nhi là con người sống nặng về tình cảm, đa đoan với đủ thứ tình cảm từ tình gia đình, tình gia tộc, tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thiên nhiên, tình mực tím,..., và tình bằng hữu. Tôi bắt gặp bài thơ "rất Trưng Vương" dành cho người bạn cố tri đồng lớp, thi sĩ Cao Mỵ Nhân qua bài "Viết Cho Mỵ":

"Cao Mỵ Nhân, Cao Mỵ Nhân,
Đọc thơ Mỵ, chợt buồn thấm nhanh,
Lao xao gió nhẹ lay cành,
Đong đưa, từng ngọn lá mềm đong đưa,"

Thuở mực tím Trưng Vương năm nao lại hiện về trong hoài niệm cố tri về người bạn có máu yêu văn học, một Cao Mỵ Nhân thiên tài sáng tác thi ca từ cái thuở 13 của thi ca Nguyên Sa ca tụng lứa tuổi tuyệt vời trong văn học, khi mưa rơi nhìn những chùm bong bóng vỡ trên tay. Chị Cao Mỵ Nhân bước tập tểnh vào làng thi ca khi vào tuổi mộng mơ mực tím tại Hà Nội. VH rất trân quý bậc đàn anh, đàn chị trong lảnh vực văn thơ, mà trong đó có chị Bích Huyền, chị Cao Mỵ Nhân và chị Hồng Vũ Lan Nhi và nhiều nưã,... Riêng ba chị vừa nêu tên đều xuất thân từ trường trung học Trưng Vương, rất gần nhà Việt Hải có Sở Ba Son, có Thảo Cầm Viên Sở Thú. Các chị lên trung học khi VH còn tu sữa Guigoz, các chị bước vô lảnh vực thi ca khi VH còn chạy rong ngoài đường tắm mưa, nhất là khi Sài Gòn bị mưa lũ lầy lội những cơn mưa rào nặng hạt. Để rồi ngày hôm nay chính cả ba chị đã thành danh cho phép VH viết nhận định sách văn học của các chị và lại do "thằng bé Guigoz tắm mưa năm xưa" viết về nét bút đặc thù của quý chị góp phần phong phú hóa nền văn học Việt Nam tại hải ngoai.

Bài "Viết Cho Mỵ" được tiếp tục:

"Rồi nhìn nắng gắt ban trưa
Thấy lunhg linh cả thời xưa... học trò
Của ngày chập chững làm thơ
Của ngày đã biết mộng mơ, biết buồn!..."

HVLN kể về tình bạn thuở học trò khắng khít trong 16 câu kế. Đoạn kết là bốn câu nhận định về mối thâm tình của tình bằng hữu cố tri:

"Viết cho Mỵ lá thơ này
Gói tròn ý nghĩ, giải bày tâm tư
Trưa nay nắng đẹp như mơ
Ướp vào thư, gửi bạn xưa... làm quà."

Tôi thích tính chất thi ca của thi sĩ HVLN vì có những bài khôi hài, vui nhộn, bỡn cợt như thơ của Vị Xuyên Trần Tú Xương, như thơ của Mậu Binh Hà Huyền Chi mà tôi vốn ái mộ trong cái thi ca tinh nghịch, cà rỡn. Hãy nghe bài "Hão Huyền":

"Tôi mơ mộng thật hão huyền
Rằng tôi có thật nhiều tiền để tiêu
Mua một miếng đất phì nhiêu
Xây trên đó một túp lều tình yêu
Qua bao nắng sớm mưa chiều
Túp liều lý tưởng tan theo bọt bèo..."

Sau những án thơ sầu bi ai thi sĩ Hàn Mặc Tử trăn trở về Mộng Cầm hay Đỗ Lể thổn thức vơ’i bài "Sang Ngang", HVLN cũng tự than trong bài "Cô Đơn" như sau:

"Tôi cô đơn nhất trên đời
Trần gian chẳng có người thứ hai
...
Phương nào cũng chỉ lang thang một mình
Trời đầy sóng gió điêu linh
Chỉ vì thiếu vắng Người Tình trăm năm."

Nhại theo bài thơ “Trăng Vàng Trăng Ngọc” của thi sĩ Hàn Mặc Tử:

“Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò...
Bao giờ đậu trạng vinh qui đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ.

Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hòn Trăng.
Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng
Tôi nói thiệt, là anh dại quá:
Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang.

Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi
Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi
Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi
Trăng mới là trăng của Rạng Ngời”
(Hàn Mặc Tử)

HVLN sáng tác bài thơ "Bán Sầu", tảc giả chế nhạo người tình và chính mình như sau:

"Ai mua, tôi bán sầu cho
Sầu này ấp ủ đúng vừa độ men
...
Thế rồi sầu chàng ai mua
Món hàng rao bán chẳng vừa lòng ai."

Tác giả công nhận nỗi sầu của mình và tìm người chia sẻ theo lối quảng cáo thương mại, nếu mua sầu người mua sẽ được tặng thêm sầu...:

"Ai mua, tôi bán sầu cho
Sầu này ủ đúng vừa độ men
Mua rồi, tôi sẽ tặng thêm
Chút cô đơn, chút muộn phiền, đủ chưa?"

Từ lúc kỷ thuật điện tử liên mạng internet xuất hiện, vô số những cặp tình nhân quen qua duyên nợ email, HVLN sáng tác bài thơ bỡn cợt "Tình Email":

"Làm quen nhau trên... "net"
Nào ai biết ai đâu?
Trong mail đều kể hết
Để hiểu rõ về nhau
...
Đọc thơ cười khúc khích
Bên này bỗng dưng vui...
Rồi bên kia mơ mộng...
Lòng không còn trống rỗng..."

Thói quen trao đổi, nhận email khi thành thông lệ mà bên kia vì lý do nào đó tự động ngưng gửi email, thì bên này lòng sẽ héo úa chết khô theo "Tình Email":

"Bên kia E-mail đều...
Tim bên này xôn xao
Ngày càng thêm khắng khít
Càng thắm thiết, đậm sâu
Đêm nay sao trằn trọc
Nằm nghe chó sủa ma
Chả lẽ buồn phát khóc
Khi vắng lá thư xa?"

Từ những thập niên 80's và 90's khi con người đương đầu thần chết do các căn bệnh tim mạch vì cung cách ăn uống bừa bãi, ít vận động thể dục, nên giới y khoa rầm rộ khuyến khích người dân năng tập thể dục, vận động cơ thể. Giới con buôn không bỏ lỡ dịp may mở ra những trung tâm thể dục như Jack LaLane, Bally’s, vô số và vô số... Phong trào đến tập thể dục tại các nơi này trở thành mode thời thượng, nghiễm nhiên thành thông lệ, truyền thống, và đến đó rồi người ta kết bạn, quen nhau,...:

"Sáng nay đến tập Bally’s
Trên đường đi, đã thấy gì, nhớ không?
...
Gặp cô Em má hây hồng,
Hỏi thăm, Em đã có chồng hay chưa?"

Mối tình Jack LaLane hay mối tình Bally’s lên ngôi tình ái theo tháng ngày quen nhau, khi người nam biết người thiếu nữ hiện sống độc thân gối chiếc:

"Em là Tiên nữ cô Dâu,
Vương miện Em đội trên đầu ngàn sao,
Anh mang hia mão, vương bào,
Rể Vua xin cúi đầu chào Tiên Nương,..."

Cuối cùng cho một chuyện tình Bally’s ngày nào đã trôi theo dòng nứơc mưa của dĩ vãng hoài niệm, của một chuyện tình mộng mị đã qua. Rồi con tim quên ngủ ngày xưa đã không còn đắm say tình nồng và ngày nay con tim đã đổi khác:

"Hôm nay trời vẫn còn Đông,
Gió vẫn lạnh vẫn trong, vẫn buồn,
Tim xưa mê lắm tình buồn,
Tim giờ đã khác Tim nồng năm nao."

Xuyên những án thơ vui nhộn, mang tính chất khôi hài của thi sĩ HVLN, điều tôi kết luận HVLN là con người can đảm dám nói những điều u uẩn của mình đong đầy những trang giấy. HVLN không màu mè, không dấu diếm, không ngại ngùng khi tự trêu mình, đó là phong thái của trường phái Vị Xuyên mà tôi rất đam mê thi ca Trần Tú Xương của cái thuở trung học xa xưa.

Để tóm tắt bài viết về thi tập "Hoài Niệm" của thi sĩ Hồng Vũ Lan Nhi, tôi sẽ ghi nhận nét thi ca rất lãng mạn của chị một lần nữa. Chúng ta hãy lắng nghe bài lục bát "Đôi Mắt", những vần thơ thật dễ thương:

"Tình cờ, bốn mắt nhìn nhau,
Thẹn thùng dấu vội mây sầu trên vai,
Cúi đầu tránh né mắt ai,
Mà sao Tim đập mãi hoài không thôi,..."

Bài lục bát "Ngày Cưới Em", HVLN mô tả tâm trạng người nam chia ly với người tình khi nàng quyết định lên xe hoa:

"... Trời thì giông gió mưa bay,
Rượu nồng uống mãi cho say khướt đời,
Cho quên đôi mắt biết cười,
Đôi môi nồng ấm, dáng người thanh tơ"

Bài lục bát "Tim Hồng Thao Thức" diễn tả đôi tình nhân đang say men tình ái:

"Đêm nay trăng sáng ngập trời,
Mơ màng, hình bóng của Người phủ vây,
...
Tình yêu như rượu nồng cay,
Hỏi rằng say rượu hay say men tình?"

Bài lục bát "Ru Tình" đầy tính chất quyến luyến yêu thương:

"À ơi, Tình hãy ngủ yên,
Ngủ say đi nhé cho quên sầu đời,
Đừng thao thức nữa, Tình ơi,
Đừng mơ ánh mắt nụ cười đắm say..."

Bài lục bát "Mùa Đông Đan Áo", còn gì nhớ nhung hơn khi người ra đi khoác lên chiếc áo len cho ấm tâm tư do người tình ở lại đã đan cho mình?:

"Người đi có nhớ gì nhau,
Để người ở lại buồn đau phận mình,
Áo đan gửi gấm bao tình,
Từng sợi nhớ, lấp bóng hình xa xôi..."

Bài "Sao Đành Giận Em", tác giả bộc lộ nỗi lòng trăn trở của mình với người tình, lời văn khá táo bạo:

"Em vẫn nhớ, mắt Anh tình tứ lắm,
Và đôi môi ngọt lịm mật ong ngon,
Vòng tay ôm, như rắn quấn trọn hồn,
Em ngất ngây với tình Anh cuồng nhiệt."

Lại thêm một bài thơ tình táo bạo yêu đương, nào hãy nghe bài "Tặng Anh Nỗi Nhớ":

"Tặng Anh nỗi nhớ nhung này,
Từ trong Tim, nhớ trào ngoài xác thân,
...
Nhớ từ gáy đến... lưng chừng,
Vòng sau ra trước, ngập ngừng... gọi Anh."

Trong bài "Biết Không Anh", nhưng lời tình tự nồng nàn yêu thương, những giờ hàn huyên ngọt ngào vì lý do nào đó bổng chấm dứt, người con gái chợt bơ vơ, lạc lõng trong tâm hồn:

"Dù không nói yêu Anh,
Sao lại buồn vô kể,
Khi vắng giọng thân quen,
Chả lẽ yêu là thế?"

Trong bài thơ "Tình Muộn", tác giả diễn tả mối tình chắp nối của nhân duyên muộn màng:

"Trong nỗi nhớ muộn màng,
Em dành cho Anh đó,
Những xao xuyến rộn ràng,
Ngất ngây Tình chớm nở"

Và rồi nếu duyên nợ không thành trong kiếp này thì đành hẹn kiếp sau. Bài thơ lục bát cuối cùng "Lời Thề Kiếp Sau" hứa hẹn cho trọn cuộc tình:

"Trăm năm một cõi đi về,
Ngàn năm vẫn giữ lời thề kiếp sau,
Kiếp này đã chẳng cùng nhau,
Kiếp sau nguyện sẻ sầu chia vui..."

Rất tiếc trong khuôn khổ giới hạn của bài viết ngắn không cho phép tôi đi qua trọn đầy đủ 239 án thơ của thi sĩ Hồng Vũ Lan Nhi, những dòng phớt nhẹ trên thi ca của chị đã được trình bày như lời giới thiệu chân tình của Việt Hải Los Angeles để trân trọng giới thiệu thi tập đầu tay của chi. VHLA bảo với chị với số tuổi đời của chị và bao năm hiện diện trong giới văn học, báo chí từ thuở trước năm 75 khi chị vừa làm giáo sư dạy trung hoc, kiêm ký giả viết cho một số báo tại Sài Gòn, thi tập này đánh dấu một khúc quanh muộn màng nhưng rất vững chãi và chín chắn khi cô đọng cuộc đời mình qua tuyệt tác thi ca "Hoài Niệm" này.

Một lần nữa VHLA xin chia vui cùng chị HVLN đón chào đứa con tinh thần của chi ra mắt giới mộ điệu thi ca vào ngày 20 tháng 7, 2003 tại Westminster, Little Saigon.

Việt Hải, Los Angeles.
27/06/2003

 Thơ của các nhà thơ nữ Images?q=tbn:ANd9GcRi6VL7Vc30fq1OUPnDZGOQfZM6O3Ugrz9Tu32XUsCCmgmva4Ot
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Thơ của các nhà thơ nữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ của các nhà thơ nữ   Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeFri Oct 10, 2014 1:36 am

Thu qua ngõ nhỏ



Đọc thơ Cao Mỵ Nhân

Hà Bỉnh Trung

Thơ của các nhà thơ nữ 9k=

Được biết tác giả Thơ Mỵ là một hội viên trong thi-đoàn Quỳnh Dao, một hội thơ Phụ Nữ danh tiếng trong hậu bán Thế Kỷ XX, với các nữ sĩ Cao Ngọc Anh, Đào Vân Khanh, Mộng Tuyết, Vân Nương, Tôn Nữ Hỷ Khương, Quỳ Hương, Uyển Hương, Tuệ Mai, Tuệ Nga v.v., tôi đặc biệt chú ý đến những bài thơ Đường Luật của Cao Mỵ Nhân, vì thể thơ này đòi hỏi người viết phải có một kỹ thuật cao, thông suốt đường luật cận thể, như bố cục bài thơ với các bộ phận: Đề, Thực, Luận, Kết mà ngày nay ít người còn thích và còn biết làm. Cao Mỵ Nhân đã làm hơn 10 bài Đường Luật, hầu hết đều nghiêm chỉnh và hay. Tôi xin trích dẫn một bài sau đây:

Trên Đường Tị Nạn

Bến cũ bờ xưa khách đợi thuyền
Người đi năm tháng đã an nhiên
Quê hương vẫn muộn sầu bao nỗi
Đất nước còn sông núi mấy triền
Tị nạn nhớ hoài tên Lạc Việt
Di dân quên bẵng chuyện Rồng Tiên
Tha phương càng thẹn đời chinh chiến
Bạn có cùng ta gánh tủi phiền

Về thể thơ Lục Bát, Cao Mỵ Nhân viết nhiều bài hay, gieo vần chỉnh, tiết điệu nhịp nhàng làm tăng nhạc tính, dễ gây cảm xúc. Nhà thơ cũng biết sở trường của mình, nên đã viết đến 36 bài lục bát, tức là hơn một phần ba tổng số bài thơ lục bát để chứng minh nhận xét đó; trích trong bài Dấu Chân Cát Lở (trang 118):

Bến chiều bát ngát trời không
Hoang liêu quá chợt mênh mông nỗi niềm
Sông im lặng, thoáng ưu phiền
Bờ xa cát lở chân mềm phiêu-du
Độc hành viễn phố đêm thu
Cành cao quạ đậu mờ lu trăng tà
Giữa đường vẫn chỉ riêng ta
Bâng khuâng mây nổi nẻo xa mịt mù.

Tôi vừa nói đến phần kỹ thuật, tức là cái tài làm thơ của Cao Mỵ Nhân. Nhưng nói về tài làm thơ thôi, thì thực không đủ. Bởi vì, tôi nhớ có một nhà văn Pháp đã nói: Nghệ-thuật chỉ làm được thơ mà thôi. Riêng tâm-hồn mới là thi sĩ. (L’art ne fait que de la poésie. L’âme seule est poète.)
Nói như thế, tức là muốn hỏi Cao Mỵ Nhân đã biết làm thơ rồi, nhưng thơ của họ Cao có hay không chứ?

Ông George Pompidou, một giáo sư tiến sĩ pháp sau trở thành Tổng Thống, có nói: Khi một bài thơ, hoặc chỉ một câu thơ mà gây được cho người đọc một cái gì xúc động, kéo họ ra khỏi con người họ, đưa họ vào cõi mộng, hay làm cho họ tự hạ thấp tới mức phải so sánh mình với con người và định mệnh, được như thế thì thơ mới thành công. (Lorsqu’un poeme, ou simplement un vers provoque chez le lecteur une sorte de choc, le tire hors de lui-même, le jetant dans le rêve, ou au contraire le contrait à descendre en lui plus profondément jusqu’à le confronter avec l’être et le destin, à ces signes se reconnait la réussite poétique.)

Qua những ý kiến nêu trên, mà tôi hoàn toàn tán đồng, tôi nghĩ khi một người làm thơ mà có cảm xúc thực sự ở trong lòng, thì viết nên được những bài thơ, hay những lời thơ làm người đọc cũng xúc động. Nghĩa là có được những bài thơ có hồn.

Đọc thơ Cao Mỵ Nhân, tôi nhận thấy có hai trạng thái tâm hồn trong người họ Cao. Khi thì là một nữ nhi mềm yếu, một người tình yêu nồng nàn say đắm, trìu mến, dịu dàng, lãng mạn. Khi trở thành một con người cương nghị, một chiến sĩ hào hùng, theo một lý tưởng cao đẹp mà nhà thơ thường ấp ủ, đối với quê hương đất nước. Trong bài Bịn Rịn, Cao Mỵ Nhân viết:

Anh về có gặp mưa không
Hồn thơ ướt át phải hong mấy ngày
Tại sao chẳng ở lại đây
Để em khép chặt vòng tay nuông chiều
Hay là anh sợ em yêu
Si mê, say đắm những điều gần xa
Bởi vì chỉ có đôi ta
Giữa trời mưa gió ngợi ca tình buồn.

Trong bài Phận Mình (trang 78), nhà thơ than thở:

Ta nằm đo cánh thời gian
Thấy như ngày tháng miên man, bồng bềnh.
Ta tìm riêng một cõi mình
Thấy bao nhiêu nỗi u tình, ngẩn ngơ
Người ta đang phá bỏ lầu thơ
Ta che ngọn gió thổi lùa tứ bay
Tưởng rằng đã lỏng vòng tay
Hóa ra vẫn xiết chặt cây vào lòng.

Trong thơ Cao Mỵ Nhân, có những phút vui tình tự rất thơ mộng:

Chiều tắt nắng cỏ cây chìm cõi mộng
Chúng ta về tổ ấm đợi trăng lên
Giờ tự tình sao cứ hẹn khi đêm
Như muốn đấu người yêu vào bóng tối.

Bước xuân đi lang thang trong cỏ nội
Khép mi chờ, nghe ngóng tiếng chân xa
Bỗng tim mình chung nhịp đập hoan ca
Anh nói nhỏ: “Đúng rồi tình yêu đấy!”

Hai người tình gặp nhau, cùng vui hưởng hạnh phúc bên nhau, nhưng vẫn nghĩ đến giờ chia tay vì phận sự, vì công việc, vì nhiệm vụ, nên dù vui mà vẫn nhỏ lệ:

Im lặng nhé, bởi vì anh vừa thấy
Lời thơ em đọng lại giữa môi anh
Và thời gian dừng lại rất mong manh
Nên gìn giữ nâng niu từng chốc lát

Anh biết chắc, mai đây em sẽ khóc
Dù chúng mình hạnh phúc vẫn trong tay
Tháng năm dài hò hẹn chẳng đơn sai
Mà vẫn khiến lệ vui tràn khóe mắt
(Giờ Tự Tình – trang 71)

Thơ tình của Cao Mỵ Nhân, khi vui, khi buồn, khi say đắm thật, nhưng tương đối ít gây cảm xúc lâu dài. Nó chỉ thoáng qua như một cơn mưa trong một ngày buồn. Nó bị lấn át ngay vì những bài thơ khác đầy hồ nghi, chán chường. Từ những câu như:

Bên nhau đã biết bao lần
Mà không tránh được một lần chia xa.

Đến những câu hồ nghi:

Lạ chưa mình vẫn là mình
Sao thiên hạ bảo là tình đơn sai?

Và tiếc nuối:

Chị ơi tóc bạc màu thêm
Mà tình yêu cứ nõn mềm như tơ
Vòng tay ấp ủ mộng mơ
Từ hoa niên đến bây giờ cho ai
Vẫn trong tha thiết u hoài
Vẫn yêu thương đến tuyệt vời phải không.
Và đi đến chán chường:
Nửa đường rong ruổi lênh đênh
Rừng xa biển rộng nỗi mình đã quen.
.........
Ô hay, đã gọi ước ao
Thì xuân cùng với chiêm bao khác gì
Nước non ai hẹn trở về
Để ta trông đợi, ai thề với ai.

Thế rồi, con người chiến sĩ, cương nghị, tự tín, tự thắng, đôi khi trở lại, chế ngự con tim nhi nữ, với những lời thơ hào sảng:

Chiến mã một lần qua “Dịch Thủy”
Bâng khuâng thương nhớ bạn đồng song
Hình xưa, kiếm khách vờn tâm trí
Vô nghĩa muôn năm bóng ngựa hồng.
Phế cuộc, hay là non ý thép
Lửa tàn, ma lực giục hồi quân
Bỗng tan cờ xí trên đường chiến
Xa, mã cuồng quay... hận kỷ nhân.
(Dõi Cuối Trời Xa – trang 109)

Nhà thơ đã bỏ qua một dĩ vãng xa xưa và cố quên thiên tình sử cũ:

Thuở làm thơ đã xa xưa
Bây giờ bàng bạc như chưa biết vần
Rời trường trong nỗi phân vân
Một tay cầm súng, tay cầm bút hoa
Đốt thiên tình sử vừa qua
Hôm nay em viết bài ca anh hùng.
Chợt nhìn ra chốn mênh mông
Thấy hiu quạnh cả non sông, tâm hồn.
(Vời Vợi – trang 65)

Bây giờ hình như nhà thơ chỉ yêu về quê hương đất nước, Cao Mỵ Nhân viết:

Hỏi em: ngày tháng thong dong
Có buồn khi vắng anh không đến tìm

Và trả lời:

Em cười: Tổ quốc trong tim
Buồn không chia sẻ nỗi niềm với ai

Và tiếp:

Người đi đánh thức bình minh
Ta đang ôm khối u tình nước non
Gọi ta nhốt nắng trên cồn
Cho ta sưởi ấm mảnh hồn thương đau.

Tất cả tâm tư, buồn tuổi, chán ngán tình đời, và thời thế hình như đã được Cao Mỵ Nhân biểu lộ trong bài Chính Khách Thi Sĩ và Tượng Đá.
(Tượng người chiến sĩ ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa).

Hình như chính khách làm thi sĩ
Cũng dễ như đang ở chính trường
Thi sĩ một thời mê chiến sử
Đã từng lập quốc dựng ngôi vương.

Thuở nay ai giúp người thiên hạ
Xây mộng công hầu giữa nhiễu nhương
Chính khách trầm ngâm xem tượng đá
Ra đi hay đứng lại bên đường.

Tượng đá suy tư, buồn nhỏ lệ
Giọt sầu tan nát cả hoa thơ
Người ơi, thà chẳng là chi cả
Đỡ phải băn khoăn với đợi chờ.

Qua những bài thơ trích dẫn trên, người đọc cũng thấy bùi ngùi, xúc động, muốn chia sẻ những nỗi buồn đau, chán chường với tác giả. Thơ mà gây được xúc cảm là thơ có hồn, vì tác giả thành thực với lòng mình và có cảm xúc lúc làm thơ. Dĩ nhiên, không phải bài thơ nào của Cao Mỵ Nhân cũng đều đạt cả. Nhưng tôi nghĩ một thi tập 100 bài thơ mà có được vài chục bài được độc giả yêu thích, thì cũng có thể nói là tác giả đã thành công.

Tôi kết luận là tác giả Cao Mỵ Nhân có tâm hồn thơ. Và, thơ của chị có hồn, có gây cảm xúc cho người đọc.

Xin trân trọng giới thiệu cùng quí vị nhà thơ Cao Mỵ Nhân và tác phẩm THƠ MỴ.


Về Đầu Trang Go down
Ng. Nhung
Khách viếng thăm




Thơ của các nhà thơ nữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ của các nhà thơ nữ   Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeThu Nov 06, 2014 10:15 pm


Thơ Nguyên Nhung

Thơ của các nhà thơ nữ Nguyen_Nhung-tho


Dòng Sông, Thời Gian Và Cuộc Đời

 
Mai về,
Ngắm lại dòng sông cũ
Vài chiếc thuyền con cũng rã rời
Gió khuya
Phả xuống bờ sông lạnh
Một vầng trăng úa
Vỡ làm đôi
Mỗi một ngày
Bóc một tờ lịch mới
Thời gian đi, đi mãi như dòng sông
Không thấy bao giờ
Thời gian quay trở lại
Chỉ thấy cuộc đời
Xanh như màu rêu
Có đôi khi
Đời tưởng rất dễ yêu
Sao vẫn thấy
Có nhiều điều dễ ghét
Nếu có lúc
Đắm hồn trong mộng ảo
Sẽ có khi
Bừng tỉnh một cơn mơ
Ta gặp nhau
Chẳng phải chuyện tình cờ
Ăt phải có
Chút duyên từ kiếp trước
Bao nhánh sông
Cùng tuôn ra cửa biển
Bao con thuyền
Phải vượt sóng lao đao
Đời trôi đi
Như một giấc mộng dài
Sông cứ chảy
Về biển xa khắc khoải
Hôm qua
Hôm nay
Và ngày mai, mãi mãi . . .

Nguyên Nhung, 2006
 
Thơ của các nhà thơ nữ Say2


SAY

 
Trăng với gió, gió lay trăng mãi
Rượu thơm nồng ướp lẫn hương hoa
Ỡm ờ mời ả hằng nga
Cùng say với bóng, và ta đêm này
 
Trăng nghiêng xuống, bóng chừng nghiêng xuống
Ta quay cuồng hỏi bóng ta đâu
Rượu đây mình uống với nhau
Kẻo mai trăng lặn biết đâu mà tìm
 
Trăng lơi lả, còn ta nghiêng ngả
Bóng cùng Ta, múa hát như điên
Đêm Xuân trăng rớt bên thềm
Chúng mình, Ta, Bóng,Trăng mềm lả lơi
 
Rượu đã hết, trăng tàn bóng ngả
Ta nằm co nhìn ánh sao trời
Thoảng hương hoa cỏ bồi hồi
Đưa Ta vào mộng cuộc chơi đã tàn.
 
Nguyên Nhung, 2006 

 
 
Đa Nghi
 
Chưa già đã sợ nhăn da
Chưa xa đã sợ người ta quên mình
Chưa yêu đã sợ phụ tình
Chưa gần đã sợ bóng hình phôi pha
Sợ mai nhân ảnh nhạt nhòa
Sợ người như bóng trăng qua đêm dài
Sợ rằng thương ải, thương ai ...
Sợ con tim ấy dấu hoài niềm riêng
Thôi thì cứ một mình ên
Đời rồi cũng sẽ qua miền phù du


.
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Thơ của các nhà thơ nữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ của các nhà thơ nữ   Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitimeSat Nov 29, 2014 5:56 pm






Đừng Bỏ Em Một Mình


Minh Đức Hoài Trinh


Đừng bỏ em một mình
Khi trăng về lạnh lẽo
Khi chuông chùa u minh
Chậm rãi tiếng cầu kinh

Đừng bỏ em một mình
Khi mưa chiều rào rạt
Lũ chim buồn xơ xác
Tìm nhau gục vào mình

Đừng bỏ em một mình
Trời đất đang làm kinh
Rừng xa quằn quại gió
Thu buốt vết hồ tinh

Đừng bỏ em một mình
Đừng bắt em làm thinh
Cho em gào nức nở
Hòa đại dương mông mênh

Đừng bỏ em một mình
Biển đêm vời vợi quá
Bước chân đời nghiêng ngả
Vũ trụ vàng thênh thênh

Đừng bỏ em một mình
Môi vệ thần không linh
Tiếng thời gian rền rĩ
Đường nghĩa trang gập ghềnh

Đừng bỏ em một mình
Bắt em nghe tiếng búa
Tiếng búa nện vào đinh
Hòa trong tiếng u minh

Đừng bỏ em một mình
Bóng thuyền ma lênh đênh
Vòng hoa tang héo úa
Yêu quái vẫn vô tình

Đừng bỏ em một mình
Cho côn trùng rúc rỉa
Cỏ dại phủ mộ trinh
Cho bão tố bấp bênh

Đừng bỏ em một mình
Mấy ngàn năm sau nữa
Ai mái tóc còn xinh
Đừng bỏ em một mình


Thơ của các nhà thơ nữ Minhduc2-ok

Đừng Bỏ Em Một Mình, thơ Minh Đức Hoài Trinh
trong tập THƠ TÌNH NAM 1975
do gio-o.com tuyển chọn và giới thiệu.

.

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Thơ của các nhà thơ nữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ của các nhà thơ nữ   Thơ của các nhà thơ nữ Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Thơ của các nhà thơ nữ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Thơ-
Chuyển đến