Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
chẳng truyện quốc chất chuyen Saigon VNCH Nguyen nguyet quang Chung thuoc bich ngắn phải quan quynh không trong nhac linh Nhung Trung ngam hoang sáng
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: XHCN Việt nam: Chúng ta đang sống giữa những nghịch lý    Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeSun Jul 28, 2013 2:13 am


XHCN Việt nam: Chúng ta đang sống giữa những nghịch lý


Nhà văn Nguyễn Hiếu


Có lẽ trên thế giới, trong giai đoạn hiện nay ít có quốc gia nào đang tồn tại những nghịch lý lạ lùng như ở Việt nam ta. Hiện trạng của nghịch lý này lan rộng, phổ cập khắp nơi, trong mọi thời gian và mọi tầng lớp xã hội…

Hãy bắt đầu câu chuyện của chúng ta tại một ngã tư hay một ngã năm, ngã sáu nào đó ngay giữa thủ đô Hà Nội. Khi tín hiệu đèn đỏ bật lên thì những chiếc xe máy thản nhiên lao qua. Nhìn kĩ đa phần những chiếc xe vượt đèn đỏ lại là những chiếc xe máy vào loại đắt tiền cỡ SH, Spaisi… người điều khiển những chiếc xe đó là những cô, cậu thanh niên có hình thức bề ngòai lộ rõ là con nhà giầu đang sùng bái các loại mốt. Đầu trần, áo quần, giày dép, túi sách, kính mát... toàn thuộc loại hàng hiệu, tóc nhuộm xanh đỏ hay cắt theo kiểu tóc đang thịnh hành của cầu thủ Ý Batôlơri. Tôi để ý người vượt đèn đỏ không chỉ thanh niên mà ngay cả những ngưòi đứng tuổi cũng tỏ ra sành điệu bao nhiêu càng thích vượt đèn đỏ bấy nhiêu. Xe họ lao vun vút ngay dưới biểu ngữ ”mỗi ngưòi sống và là việc theo hiến pháp, pháp luật” căng trên phố. Tôi chợ nhớ khung cảnh Viên Chăn vào năm 1992 khi tôi qua công tác. Nước Lào còn kém ta nhiều mặt vậy mà khi đã quá 12 giờ đêm, đường Viên Chăn vắng teo vậy mà gặp tín hiệu đèn đỏ, một ngưòi đi xe đạp vẫn dừng lại trước hàng đinh. Nỗi khiếp sợ nhất của người nứơc ngòai đến Việt nam khi qua đường Hà nội chính vì sự hỗn tạp này.

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Images?q=tbn:ANd9GcSwJEagdH5q5fCBGVBH8cQKngWMxsozUIAb_RBFnOo_ClA7gDrN

Hà Nội thành phố được mệnh danh là thành phố ”hoà bình, xanh, sạch đẹp“ nhưng quanh bờ Hồ Gươm, trước toà thị chính người ta thoải mái vứt rác. Còn trong ngày lễ, hội thì rác ngập tràn trên đường, trên bãi cỏ. Quốc hoa Anh đào xứ Phù Tang vượt nghìn trùng đến Hà Nội khoe sắc cũng bị dân lao vào xâu xé, vặt nát. Đường Hoàng Hoa Thám kề bên Hồ Tây, từng tốp người xách những con chim gọi là xâm cầm (loài chim quí mang biểu trưng của Hồ tây một thủa) bị vặt trụi lông rao bán. Ngay ngã năm Cửa Nam một trong những nơi xầm uất của Hà Thành ngưòi ta ngang nhiên treo băng rôn ”lẩu chim rừng, vịt trời”.

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 2Q==

Không chì Thủ đô Hà Nội, thành phố Bắc Giang nổi tíeng hàng loạt nhà hàng với các món ăn chế biến từ chim trời mà ngay tại Chùa Hương, ngôi chùa nổi tiếng của đạo Phật với nguyên lý kinh điển ”cấm sát sinh” nhưng từ cửa Thiên Trù đến cửa Động Hương Tích nhan nhản hàng quán kinh doanh thịt thú rừng với những cảnh khủng khiếp của nai rừng, khỉ, voọc bạc má… Nhiều loài nằm trong sách đỏ bị phanh thây còn tươi màu máu. Tiếng hót của chim khuyên, chào mào, chim sáo, chim gáy… ngày càng vắng nơi núi, rừng, làng quê Việt nam vì mạng lưới bủa vây bắt, tận diệt để biến những con chim tội nghiệp thành món hàng cung cấp cho chợ chim mở ra hàng ngày ở đường Kim Ngưu, chợ Hàng da, chợ Đồng Xuân… Để rồi trong mỗi căn nhà ống, nhà tầng chung cư lại có vài ba lồng chim phủ vải điều thỉnh thoảng vang lên đôi ba tiếng hót đơn lẻ cho ông, bà chủ nhà hoài niệm về làng quê, về thời thơ ấu phóng khoáng. Nghịch lý thay! 

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Images?q=tbn:ANd9GcROFaDnQ0XIQIUvwN9ad6lvqlce_5ab5T2vvJMlur15aZ7ygfV_Lg

Khi bị tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Thế giới xếp hạng Việt nam là quốc gia kém nhất trong sự bảo vệ động vật hoang dã thì tổ chức cùng chức năng này của Việt nam lại lên tiếng phản đối. Song đáng buồn là năm 2011 Hội sinh vật quí hiếm nước ta buộc lòng phải ra tuyên bố cá thể tê giác cuối cùng ở vườn Cát Tiên đã chết. Voi rừng quốc gia Bản Đôn cũng mất dần những cá thể cuối cùng.

Lại cũng xin cung cấp thêm một tin thời sự để nói lên một nghịch lý xung quanh việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở nứớc ta. Ngày 29/5 vừa qua khi tiếp ông Anthony Lake - Giám đốc điều hành Quĩ nhi đồng Liên hiệp quốc, chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định luôn dành ưu tiên chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, quan tâm đầy đủ các các cam kết quốc tế. Vậy mà mỗi khi vào mùa khai giảng để con cháu được vào trường mẫu giáo công lập, ông bà, cha mẹ phải dậy từ 2-3 giờ sáng đi xếp hàng ghi tên cho con cháu mình. Qui định mỗi lớp 1, 2, 3... ở cấp phổ thông cơ sở chỉ có từ 40-45 học sinh… nhưng hiện nay đa phần các lớp này đều nhồi nhét từ 60-65. Cá biệt có lớp lên đến 70 em. Lý do của sự quá tải này vì thiếu trường, lớp. Chỗ vui chơi của trẻ em ngay tại thủ đô Hà Nội cũng không có. Hơn nửa thế kỉ nay, Cung văn hoá dành cho thiêu nhi duy nhất ở Hà Nội năm nào vào hè cũng lâm vào tình trạng quá tải đơn xin cho các cháu vào các lớp vui chơi hè. Tiếp quản Thủ đô, nhà nứơc dạo đó còn nghèo nhưng vẫn xây rạp chiếu bóng Kim Đồng dành cho trẻ. Nay rạp này bị phá để xây trung tâm văn hoá, thương mại để cho thuê hội họp và đám cưới. Vậy là điểm văn hoá cuối cùng dành cho trẻ em Hà nội đã mất. Trong khi riêng thành phố Bắc kinh, thành phố Tokyo mỗi thành phố có tới 7 rạp chiếu bóng dành cho thiếu nhi, nhi đồng. Việt nam ta với gần 90 triệu dân mà không có một nhà hát nào dành riêng cho thiếu nhi. Từ thành phố đến nông thôn, trẻ em bị mất dần chỗ vui chơi được tổ chức và quản lý. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân khiến mỗi dịp hè số trẻ em bị chết đuối ngày một tăng. Tệ ném đá đất lên tàu hoả hàng hơn nửa thế kỷ này chẳng có biện pháp nào giải quyết…


Trong tiêu dùng, cách sống của ngưòi xứ ta càng thấy nghịch lý. Nứơc ta đang khó khăn về kinh tế, bình quân thu nhập ngưòi dân vẫn thuộc hàng thấp so với mặt bằng của thế giới. Nhưng kì lạ thay bất kì một thứ hàng tiêu dùng nào mới nhất, hiện đại nhất cũng được ngưòi Việt nhanh chóng biết và khao khát bằng mọi giá để được sở hữu. Iphone 5 một loại điện thoại di động hiện đại nhất thế giới của hãng Apple vừa tung ra thị trường làm xôn xao thị trường nứơc Mỹ (chỉ trong vòng 24 giờ tung ra đã bán được 2 triệu cái, bình quân 1 phút bán được 1400 chiếc) với giá 700 USD nhưng sang Việt Nam giá mỗi chiếc lên đến từ 15 đến 20 triệu đồng một cái. Vậy mà các trai thanh, nữ tú tuổi teen kể cả các cô cậu đang ăn nhờ bố mẹ, những chàng thanh niên lương một tháng chưa đến 3 triệu đồng cũng đặt mục tiêu bằng mọi giá để được xử dụng sản phẩm của “quả táo cắn dở” kể cả bán thân, bán nội tạng của mình. Có Iphone 5 nhưng đa phần dân Việt ta chỉ sử dụng chưa đầy 20% tính năng của vật dụng đắt tiền này. Iphone 5 trong tay họ chỉ là vật để khoe mẽ, tỏ sự sành điệu hơn ngưòi…

Nghịch lý hơn về thuế của dân đóng. Ở các nứơc tiên tiến thuế chỉ để nuôi bộ máy chính quyền đảm bảo cho an sinh, phục vụ phúc lợi công cộng chủ yếu là giáo dục và y tế cộng đồng thì trớ trêu thay ở Viêt nam tiền thuế lại dồn vào Tổng công ty, những Tập đoàn kinh tế được xem là những quả đấm thép của nền kinh tế. Hàng núi tiền ngân sách mất hút trong toan tính tham nhũng để biến nứơc ta thành con nợ khổng lồ của thế giới. Nợ công lên đến xấp xỉ 90% GDP. Bình quân một người không kể cụ già gần kề miệng lỗ đến đứa trẻ vừa ra đời đều mang trên mình món nợ tính đến nay là 800 USD.

Cũng cần kể thêm một nghịch lý nữa. Nứơc ta là nước nông nghiệp mà ngưòi nông dân dần dần mất đất, thất nghiệp ngay trên mảnh ruộng của mình để nhìn những bờ xôi ruộng mật đang biến mất sau những dự án treo, sau những sân gôn, những khu công nghiệp làm ăn thất bát. Người nông dân trở thành kẻ làm thuê trên chính mảnh đất của mình. Thành món hàng lao động sống bất đắc dĩ trên hè đường các thành phố…


Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Images?q=tbn:ANd9GcQmNKQeZ2D_J4EVngx44mnBw7RDqpWBkqJe_Nmt8LrCSbIgiNEzAg

Trước khi khép lại bài viết nhỏ này tôi xin dẫn thêm một nghịch lý buồn trong việc ban hành và thi hành luật pháp ở xứ ta. Nghịch lý này luôn diễn ra hàng ngày trong cuộc sống chúng ta. Ngay dưới biển cấm đổ rác và đái bậy. Người ta vẫn thoải mái đổ rác và tiểu tiện. Nghị định cấm hút thuốc ở nơi công cộng có hiệu lực hơn một tháng rồi vậy mà cho đến nay ngay trong cuộc họp, nơi chờ mua vé xe lửa, vé xem văn nghệ và cả nơì chờ khám bệnh trong bệnh viện… Người hút thuốc vẫn thản nhiên thả khói và vứt mẫu thuốc xuống sàn nhà…

Phải chăng cuộc sống người Việt nam ngày càng căng thẳng với nhiều bức xúc. Độ stress của người dân ngày càng phổ biến và trở nên căn bệnh trầm kha bởi mạng lưới nghịch lý ngày càng nhiều, càng dầy và bủa vây chúng ta không lúc nào ngừng và ngày một gia tăng.

Nhà văn Nguyễn Hiếu


Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Images?q=tbn:ANd9GcSZ9ccWGZefsMnH73-N3FFu6U1XBg2qxUEgrXGEaeFmOwXV0i_3


Được sửa bởi NTcalman ngày Sat Apr 15, 2017 12:41 am; sửa lần 6.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Năm lần “phá” Chủ nghĩa xã hội để tồn tại    Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeThu Aug 01, 2013 3:16 am


Năm lần “phá” Chủ nghĩa xã hội để tồn tại

Nhà thơ Ngô Minh

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Images?q=tbn:ANd9GcRLY8ggWXegYwOsbSt4IC_BlmUMfwSZUVQcwSPa4eMoAIwACZzZFg

Không ai biết Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là một hình thái xã hội như thế nào. Nó có trong trí tưởng của ai đó hay có ở hành tinh khác. Chỉ nghe thầy giáo chính trị giảng đi giảng lại trong lớp học từ bé lớp một cho đến sinh viên đại học, rằng: Nước ta đang xây dựng CNXH, giai đoạn đầu của Chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa xã hội là sung sướng gấp vạn lần, dân chủ, tự do gấp vạn lần chủ nghĩa tư bản. Nhưng thực tế ở nước ta (và nhiều nước CNXH “anh em” khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba, các nước Đông Âu, Liên Xô (cũ) 80 năm qua, càng xây dựng CNXH thì cuộc sống càng đi xuống, bị kềm nén không có tự do báo chí, không có tự do lập hội, thiếu dân chủ, v.v. Chỉ đi xe chục tiếng sang Thái Lan, thấy đời sống nước họ, tự do dân chủ nước họ mà thèm. Đó là chưa nói đến Hà Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan Mạch… cuộc sống của họ là thiên đường thực sự.

Ở xứ ta, chỉ có giai cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền là ngày càng giàu sang và quyền lực.
Các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm một cuộc “cách mạng mềm” lật đổ CNXH để xây dựng cuộc sống mới. Bốn trăm triệu người ở Liên Xô và Đông Âu được giải phóng, vô cùng hoan hỷ. Nước ta từ năm 1954 ở miền Bắc và từ sau năm 1975 trên cả nước, ai cũng nhận thấy càng xây dựng CNXH thì dân càng đói kém, cuộc sống càng bị o ép khổ cực. Đến bây giờ nước ta vẫn được xếp hạng một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nhưng nhân dân ta đã có những cuộc vượt phá chiếc “vòng kim cô” “CNXH” để mưu sinh và tồn tại rất ngoạn mục.


Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Images?q=tbn:ANd9GcROcFkYqRgG792m59QvH1P6eOvQ8qua6PJJCNXykj6ONb0d0Y2N3A

1. Cuộc “lãn công” vĩ đại dưới thời Hợp tác xã


Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ở miền Bắc tiến hành Hợp tác hóa nông nghiệp và cải tạo tiểu thủ công nghiệp. Hợp tác xã là Chủ nghĩa xã hội. Lúc đầu bà con háo hức lắm. Nhưng rồi tham nhũng nảy nòi, được thể chế CNXH khuyến khích:

Một người làm việc bằng hai
Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe
Một người làm việc bằng ba
Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân…


Đưa ruộng cha ông để lại vào hợp tác rồi, người nông dân không còn ruộng đất canh tác nữa, phải đi làm đồng theo kẻng. Ruộng chung như cha chung không ai khóc, nắng lên khỏi ngọn sào mới lục tục ra đồng, chưa xong đường cày đã giải lao, chiều mặt trời còn con sào đã về. Nên cuối vụ chia công điểm, mỗi công được hai lạng thóc. Dại gì mà làm cho thằng khác ăn. Thế là đói. Cả xã hội nông thôn lãn công. Người gần rừng thì đi đào củ mài. Người không có rừng thì đào cua bắt ốc ra chợ đổi gạo. Nên cả miền Bắc nông dân lãn công.

Lãn công đến độ, bờ xôi ruộng mật cũng chẳng ai ngó ngàng đến. Thấy cảnh dân đói quá, các nhà quản lý buộc phải “phá lệ XHCN”, chia “Đất phần trăm” cho nông dân. Đất % là đất được xác định 5% quỹ đất của địa phương chia cho các hộ gia đình để sản xuất rau màu, cấy lúa.

Những người sinh từ 1962 trở về trước được chia 2 thước ta tức là 48 m2/người và được toàn quyền sử dụng. Trên mảnh đất phần trăm đó, các hộ nông dân đã trồng khoai cấy lúa nuôi sống gia đình mình, không cần đến thu nhập của HTX. Đất % tư nhân ấy là cú “phá CNXH” đầu tiên của nông dân Việt Nam.

2. Khoán hộ Kim Ngọc – cú đấm vào mặt CNXH


Có đất phần trăm rồi vẫn nhiều hộ đói, vẫn tiếc ngẩn ngơ hàng triệu hecta đất màu mỡ vào HTX không mang lại thu nhập, bà con ở Vĩnh Phú, theo anh Kim Ngọc nghĩ ra cách khoán hộ, để có người chịu trách nhiệm hiệu quả trên tầng thước đất. Khoán Kim Ngọc ra đời. Tổng Bí thư Đảng kêu lên: “Khoán hộ là phá CNXH”. Thế là Kim Ngọc bị kiểm điểm. Phá CNXH cũng không chết bằng đói. Thế là phong trào khoán hộ phát triển rầm rộ ở nhiều tỉnh như Hải Phòng, Hải Hưng… Cuối cùng thì Bộ Chính trị buộc phải “phá CNXH” ra nghị quyết “Khoán 10”. Khoán Kim Ngọc như một nắm đấm đấm vỡ mặt CNXH ảo tưởng.

3. CNXH: PHÂN NHƯ CỨT, CỨT GÌ CŨNG PHÂN


CNXH được định nghĩa là “nền kinh tế Kế hoạch hóa từ sản xuất đến tiêu dùng”. Nên kế hoạch sản xuất hàng hóa hàng năm giao cho các nhà máy, xí nghiệp. Sản xuất được bao nhiêu nộp cho nhà nước để nhà nước phân phối theo kế hoạch. Nhưng sản xuất không đủ cung cấp cho nhu cầu ngày càng cao. Nên tất cả các nước đều phải áp dụng chế độ tem phiếu một cách triệt để. Chỉ có lãnh đạo cao cấp là được mua theo nhu cầu, toàn hàng tốt ở của hàng Tông Đản, còn cán bộ, công nhân viên đều có đủ loại tem phiếu, từ mớ củi, bìa đậu phụ, bó rau… đến mét vải màn cho phụ nữ vệ sinh, đều có tem phiếu hoặc sổ mưa hàng.

Bắt cởi trần phải cởi trần
Cho may ô mới được phần may ô.

 
Cung cấp thành nếp sống. Lãnh đạo Đảng tuyên bố:

“Kế hoạch hóa tiêu dùng chính là bản chất của CNXH”.

Buổi sáng nọ, ở cổng Sở Thương mại tỉnh nọ có câu đối:

Phân thì như cứt.
Cứt gì cũng phân.


Nhưng đến khi Bộ trưởng Thương mại Trần Phương vạch kế hoạch bỏ tem phiếu, TBT kêu lên: “Làm thế thì phá CNXH còn gì?”. Nhưng dân tộc ta đã “phá CNXH”, từ bỏ được chế độ tem phiếu để tồn tại. Từ bỏ cảnh cung cấp bao năm trời làm đau khổ chị em:

Hôm nay mồng tám tháng Ba
Chị em phụ nữ đi ra đi vào
Hai tay hai củ su hào
Miệng luôn lẩm bẩm: Nên xào hay kho?


4. TỰ CHỦ TÀI CHÍNH – CUỘC PHÁ CNXH NGOẠN MỤC

Sau năm 1975, Bộ Chính trị Đảng chỉ đạo tức tốc “cải tạo công thương nghiệp miền Nam, đánh bại bọn tư bản, nếu không thì không thể xây dựng CNXH được”.

Thế là đua nhau đập phá, cải tạo. Các nhà máy, xí nghiệp hiện đại đang vận hành êm ru bỗng chốc tiêu điều. Nguyên liệu không có để sản xuất, công nhân không có việc làm, không lương. Nhiều giám đốc tư bản giãy chết bị thay bằng “giám đốc học Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ra”. Cái trường ấy cũng lạ, ai tốt nghiệp trường đó có thể ra làm bất cứ việc gì, từ bí thư, chủ tịch, đến giám đốc nhà máy dệt, giám đốc công ty điện tử êm ro. Không cần sản xuất hàng hóa nhiều, chỉ cần suốt ngày phê bình tự phê bình, đấu tranh giai cấp.

Thế là cả một nền kinh tế miền Nam khổng lồ chỉ vài năm sau thành kiệt quệ. Đói đầu gối phải bò. Anh em công nhân đề xuất chủ trương “tự hạch toán”, “tự chủ tài chính”, “kế hoạch ba”, “xuất khẩu để lấy ngoại tệ mua vật tư nguyên liệu”…

TBT Đảng hét: “Bọn bây phá chủ nghĩa xã hội à!”. Không phá thì chết đói cả nút. Thế là cuộc “phá” CNXH lần thư tư diễn ra không thể đảo ngược.

5. CNXH LÀ KHÔNG ĐƯỢC CÓ NHÀ 2 TẦNG TRỞ LÊN


Qua bốn lần “phá CNXH”, đời sống của nhân dân khá lên đôi chút. Có người buôn bán có tiền làm nhà lầu vài ba tầng.

Thế mà một lãnh đạo Đảng hét lên: “Giàu như rứa là trái với bản chất chủ nghĩa xã hội”.

Thế là khoảng tháng 3 năm 1983, Chỉ thị Z30 – một chỉ thị miệng – ra đời, nhằm tịch thu nhà, tài sản của những gia đình có nhà hai tầng trở lên tại các thành phố. Chỉ thị mật, không rõ của Ban Bí thư hay của Chính phủ ra lệnh, không có người ký, không có văn bản, không dựa trên bất kỳ một điều khoản pháp luật hiện hành, chỉ truyền miệng qua hệ thống Công an.

Thế mà ở Hà Nội đã tịch thu 105 nhà, không cần tòa án và cũng không có bất cứ một bằng chứng nào để có thể khẳng định đó là tài sản bất minh. Có một gia đình bị tịch thu, cả nhà đội khăn tang, bị đẩy lên xe, khóc sướt mướt.

May mà có một số người đã phá cái lệnh CNXH đó. Nguyễn Văn An – Bí thư Hà Nam Ninh đã đốt danh sách (khoảng 100 quyết định) do công an tỉnh lập để tiến hành tịch thu, đã được đóng dấu ngay trước đêm định thực hiện trong danh sách 200 gia đình xếp theo ABC. Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh cũng không tuân lệnh “bảo vệ CNXH” ấy.

Đó, CNXH là rứa đó, nhân dân ta đã bao nhiêu năm điêu đứng, lầm than vì nó, đã năm lần vùng lên “phá CNXH”, cố thoát ra khỏi cái ách đó, mà không thể thoát được. CNXH lại biến thành cái đuôi đằng sau cái khái niệm: Kinh tế thị trường định hướng XHCN, pháp chế XHCN, v.v. với kinh tế nhà nước là chủ đạo.

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 2Q==

Thế là tha hồ cho bọn tham lam hốt tiền ngân sách. Các tập đoàn nhà nước đã thất thoát hơn triệu tỷ đồng, bọn bán biệt thự Hà Nội trốn thuế 1.400 tỷ đồng, những Vinashin, Vinalines… mọc lên như nấm.

Bây giờ thì CNXH đã lộ nguyên hình là một hình thái xã hội tham nhũng, ăn cắp. Ăn đất, ăn biển, ăn rừng, ăn dự án, ăn chức, ăn quyền… ăn cả học vị và học hàm giáo sư, tiến sĩ.

ĂN CẮP CẢ XƯƠNG MÁU ĐỒNG ĐỘI ĐỂ CÓ DANH HIỆU ANH HÙNG. Đau đớn thay! Nhưng nhân dân Việt Nam vốn thông minh và dũng cảm, nhất định sẽ tìm cách để vứt bỏ chiếc vòng kim cô CNXH vô lý đang thít chặt quanh đầu mình…


N. M.
Nguồn: ngominh.vnweblogs.com

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 2Q==
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn   Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeFri Aug 02, 2013 1:44 am

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Images?q=tbn:ANd9GcSZ9ccWGZefsMnH73-N3FFu6U1XBg2qxUEgrXGEaeFmOwXV0i_3


Thiên đàng XHCN VN: Sống, ngày càng cơ cực?...
 
Mai Thanh Hải


Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Cocuc00

“…cách đây không lâu, 1 nhà nghiên cứu - giảng viên Đại học đàng hoàng, không có giờ dạy, đành giúp vợ việc đưa đón con đi học và trong lúc chờ con tan lớp, cũng tranh thủ làm xe ôm, thêm tiền rau cháo qua ngày, chờ "lúc nào con lớn, cuộc đời chúng nó sẽ khác"…”

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 9262358367_c42d2b9ea8

Cuộc sống ngày càng khó khăn, vất vả đến mức trở thành cơ cực?

Mỗi sáng, đầu ngõ nhà mình lại có thêm người bán hàng rong.

Mỗi ngày ra đường, lại thấy vỉa hè đông dần thêm người gánh hàng rong, buôn bán lặt vặt, bán lấy vỉa hè kiếm sống.

Mỗi chiều, lại thấy nhiều lượt xe của Công an - Trật tự Phường, Quận lang thang các phố, ngõ đẩy đuổi hàng rong, người bám vỉa hè kiếm sống.

Mỗi đêm, lại thấy thêm nhiều người nhặt rác lần mò từng hiên nhà, cột điện, góc phố kiếm từng chai nhựa, mảnh bìa cactông, ngơ ngẩn đến tận sáng bạch..

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 9265133992_60d921db98


Báo chí viết, mình không tin lắm: Có nhiều làng ở miền Trung, chỉ còn bóng phụ nữ, người già yếu không thể đi lại được, bởi những người đàn ông - người còn sức lao động phải bỏ quê vào Nam ra Bắc kiếm sống. Những người đàn ông hiếm hoi sót lại trong làng, hoặc bị thương tật, hoặc là... cán bộ xã - huyện, ăn lương nhà nước.

Thế nhưng hôm vừa rồi về 1 xã miền Trung ở mấy ngày, mình đã tin chuyện này khi chứng kiến những ngôi nhà của những làng trong cái xã miền cát trắng, 2 lần được phong Anh hùng, đóng cửa im ỉm, cỏ mọc lút sân, cổng tre đóng lâu mục ruỗng, chả cần khóa bởi chẳng có ai mà vào.
 
Ngồi với những đứa bạn thân - gắn bó từ hồi thiếu thời và rất tin nhau, đứa doanh nghiệp thì mếu máo kể chuyện báo nhà, bán xe, lấy tiền cầm cự nuôi công nhân qua ngày, đến 1 tập giấy in A4 cũng phải nâng lên đặt xuống, nghĩ nát óc nên mua hay không; đứa đồng nghiệp báo chí thì rầu rĩ chuyện Tòa soạn nợ lương - nhuận bút nửa năm trời chưa trả; đứa kỹ sư, bị "tái cơ cấu", chỉ qua 1 đêm là mất việc, ngày nào cũng vật vã với mục "Việc tìm người" trong mấy tờ báo, quẫn quá mang xe máy sang quận khác, nói dối là đi làm, nhưng kỳ thực đeo khẩu trang chực vỉa hè làm xe ôm...

Lại nhớ chuyện cách đây không lâu, 1 nhà nghiên cứu - giảng viên Đại học đàng hoàng, không có giờ dạy, đành giúp vợ việc đưa đón con đi học và trong lúc chờ con tan lớp, cũng tranh thủ làm xe ôm, thêm tiền rau cháo qua ngày, chờ "lúc nào con lớn, cuộc đời chúng nó sẽ khác"...

Cứ hô hào người dân tuân thủ luật lệ - quy định, nhưng cái bụng đói, manh áo rách thì liệu cái sự tuân thủ ấy có hơn được nhu cầu bức thiết "no cơm, ấm áo"?

Cứ bảo "dân giàu, nước mạnh". Nhưng những cảnh khổ ngày càng nhiều, tràn đầy ra đường phố - ngõ xóm thế này, liệu cái sự "mạnh" ấy, có thật trên đời thực lúc này không nhỉ?...


Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 9265134362_51ed5a322a

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 9262359983_421f116358

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 9265135236_7463c99297

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 9265135650_06009a0c89

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 9262361743_0e3860bb97

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 9262362387_59163e8e63

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 9265137530_b30105ca8a

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 9262363137_4f7f733b1e

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 9262363559_743715b1bd

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 9262364071_80a2151bbd


Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 9262364531_4d0ef82982          
Mai Thanh Hải
* Hình ảnh đã được đăng tải trên trang Xomnhiepanh.com

.
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Thiên đàng XHCN: Những mảnh đời lang bạt ở Bình Dương (RFA)   Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeSat Nov 02, 2013 8:30 pm


Thiên đàng XHCN: Những mảnh đời lang bạt ở Bình Dương (RFA)

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-11-01

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Image
Một người bán mía dạo ở Bình Dương, ảnh chụp trước đây. RFA PHOTO.
 
Họ là những người tứ xứ lang bạt về Bình Dương để kiếm sống. Có người làm thuê đủ các công việc để kiếm cơm độ nhật, có người đi buôn rau hành dạo, trái cậy dạo, cũng có người đạp con ngựa sắt cũ kĩ dong ruổi khắp thị thành, ngoại ô để mua ve chai, đồng nát… Cuộc sống của họ khó khăn, bấp bênh, không có ngày mai. Và họ cũng chẳng biết bám víu vào đâu ngoài chút sức tàn lực kiệt lúc tuổi già.

Lang bạt không mảnh đất cắm dùi


Ông Hoan, một người quê gốc Thái Bình, di cư vào miền Nam sau năm 1975 kể với chúng tôi rằng ông di cư không theo diện nào cả, chỉ đơn thuần lúc đó miền Bắc quê hương của ông nghèo khổ quá, quanh năm suốt tháng chẳng biết làm gì ngoài mấy đám ruộng nhỏ, vài bao lúa mỗi năm cộng với vài chục ký sắn mỗi năm, không tài nào sống nổi, ông khăn gói lên đường hành phương Nam với hy vọng đổi đời. Ban đầu ông vào thành phố Đà Nẵng để lập nghiệp. Nhưng rồi đất Đà Nẵng lúc bấy giờ cũng chẳng có gì ngoài việc đi bốc vác ở ga xe lửa hoặc đi đánh cá thuê. Sống vất vưởng, không nhà, ông tiếp tục lên đường vào phương Nam.

Vào đất Bình Dương hai chục năm nay, ông đạt được chút thành tựu là nuôi hai đứa con học lên tới đại học, còn lại, hầu như ông chẳng có gì, nhà cũng ở thuê, xe máy không có, bà con ruột thịt không có nốt ở xứ sở xa lạ này. Gần 80 tuổi, ông Hoan vẫn luôn đối diện với nguy cơ đói khổ, bị đuổi ra khỏi phòng trọ nếu như không kiếm đủ tiền trả thuê phòng.

Cuộc đời bôn ba của ông Hoan chỉ toàn buồn và buồn, đến bây giờ, nghĩa là suốt ba mươi mấy năm xa quê, chưa một lần ông về thăm quê bởi không có tiền. Ông nói thêm rằng sở dĩ ông vẫn nghèo mãi vì hai lý do, thứ nhất là ông không có đảng, không theo bác Hồ mà lại dám bôn ba theo diện Bắc sau 1975, chính vì không theo đảng, theo bác Hồ nên khi vào Nam, ông chẳng có thế lực, chẳng được ai giúp đỡ một tí mảy may nào để làm ăn. Thứ hai, ông không có vốn liếng để làm ăn và lo mãi mê làm thuê mỗi ngày nuôi con ăn học nên không còn thời gian để nghĩ đến chuyện chiếm một miếng đất hoang nào đó khai phá, trồng cao su, đợi đến khi đất lên giá như nhiều người từng làm.

Nhà nước không bảo vệ người nghèo


Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Image

Sửa điện dạo ở Bình Dương, ảnh chụp trước đây. RFA PHOTO.


Đồng số phận với ông Hoan, Bà Nga, trôi dạt từ Bến Tre lên thành phố Sài Gòn với nghề bán vé số, rửa chén bát thuê, làm việc phụ giúp ở các quán và giặt giũ thuê. Những công việc này chỉ đủ giúp bà mua gạo, muối, thức ăn cho gia đình hằng ngay. Một thân nuôi ba người con nhỏ, chồng bỏ đi. Uộc đời bà nghèo khổ, chật vật mãi chop đến khi con bà trưởng thành, đi làm công nhân, bà vẫn chưa hết khổ, vẫn phải đi bán vé số kiếm sống qua ngày.

Chính sách nhà nước không bảo vệ người nghèo Bà Nga nói với chúng tôi rằng sở dĩ bà khổ là một phần do nghèo, một phần do thất thế. Lẽ ra bây giờ bà đã có đất đai nhà cửa giống như mọi người. Cách đây mười năm, bà có dành dụm lên Bình Dương mua một mảnh đất để làm nhà, vì chưa đủ tiền, bà cất tạm bợ một ăn nhà lá để che mưa che nắng. Các con bà học hết lớp 12 thì xin vào làm công nhân ở khu công nghiệp, đứa don gái đầu lấy chồng làm công nhân cùng xí nghiệp. Những tưởng cuộc đời sẽ êm xuôi, không ngờ đất khu vực bà ở rơi vào diện tích qui hoạch. Lúc đó bà chẳng biết gì ngoài việc sợ mất nhà mặc dù bà cũng có bìa đỏ như ai. Khi qui hoạch, bà nhận được hai trăm triệu đồng đền bù và một suất tái định cư. Bà vui vẻ ký nhận, lặn lội lên các cơ quan hỏi mua suất tái định cư với giá 120 triệu đồng nhưng hỏi ra thì đã có người mua trước đó. Bà vác đơn đi kiện, kiện hoài, cuối cùng người ta giải quyết bán lại lô tái định cư đó cho bà nhưng với giá hiện tại là 700 triệu đồng. Nghe đến cái giá mới, bà muốn ngất xỉu.

Cuối cùng, đất đai không có, bệnh tim tái phát cộng với bệnh tai biến não cấp độ nhẹ đã đẩy bà Hoa từ một người đủ sức lực kiếm cơm trở thành người què quặt, đi phải chống gậy, lê chân khắp các con phố ở Thủ Dầu Một để bán vé số, bữa được bữa mất. Cộng thêm tình hình kinh tế gia đình suy sụp, đứa cháu ngoại bà Hoa bị bệnh liên miên, làm ăn không ra, anh con rể đổ bẩn rượu chè be bét, cuối cùng bị tai nạn xe rồi chết. Người con gái đầu lại ôm con về sống với mẹ và hai em ở một căn phòng trò chật hẹp, chưa đầy 20 mét vuông gồm cả toilet và bếp núc. Kể đến đây, bà Hoa khóc tức tưởi.

Ngoài bà Hoa và ông Hoan, còn rất nhiều người, nhiều mảnh đời trắc ẩn, bể khổ đang lang bạt khắp Bình Dương nói riêng và khắp các thành phố trên cả nước nói chung. Mặc dù họ vẫn rất siêng năng, chăm chỉ làm ăn, cố vượt thoát cái nghèo nhưng không tài nào thoát được bởi cơ chế nhà nước đã đẩy họ đi từ khốn khổ này sang khốn khổ khác.

Trường hợp anh Trần Văn Dưa, đi bán dưa ở Lái Thiêu, Bình Dương cũng là một điển hình cho nỗi khổ này. Anh Dưa kể rằng năm anh vào Bình Dương, vốn liếng của anh tương đối khá giả, anh mua một mảnh đất làm nhà, đi buôn dưa theo tuyến Bắc – Nam. Thế rồi con anh bị tai nạn xe trên đường đi học về, cháu bị một chiếc xe tải đâm chấn thương sọ não. Tuy lỗi hoàn toàn do tài xế nhưng họ đã bỏ trốn, cuối cùng, anh chị phải lo chạy vạy chữa trị cho cháu lành lặn, đến khi tìm ra kẻ gây tai nạn, anh vác đơn đi kiện. Kiện không tới đâu, vừa tốn tiền vừa mất thời gian mà công lý vẫn không thấy, cuối cùng, từ một gia đình làm ăn khá giả, anh lâm vào nợ nần, hơn nữa, do quá trình kiện tụng, nhà xe bắt đầu thù hận và hại anh bằng cách cho xã hội đen đến nhà quậy phá.

Cứ như thế, chuyến đi của chúng tôi gặp từ người nghèo này sang người khốn khổ khác, một hành trình dài toàn những mảnh đời lang bạt, không tấc đất cắm dùi và gặp nhiều tai bay vạ gió. Và tất cả câu chuyện của họ đầu có liên quan đến chính sách quản lý nhà nước từ nhà đất cho đến giải tỏa, đền bù cũng như thuế và chính sách trợ giúp người nghèo đầy tính bất minh.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.



Về Đầu Trang Go down
vantran
Khách viếng thăm




Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn   Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeSun Nov 30, 2014 12:56 am


Nhức nhối vì đạo đức trong đời sống văn hóa tại VN


Văn Quang – Viết từ Sài Gòn


Trong hai ngày 11 và 12/11 vừa qua, tại TP Sài Gòn diễn ra hội thảo khoa học mang tên "Vấn đề đạo đức xã hội trong văn học, nghệ thuật hiện nay".Nói là văn học nghệ thuật nhưng thật ra chỉ có vài mặt được các nhà “làm văn hóa” mang ra bàn cãi. Đó là những chuyện về ca nhạc, truyền hình, phim ảnh. Còn những vấn đề lớn hơn như báo chí, tác phẩm văn học, nghiên cứu, phê bình… không thấy bàn tới. Nếu mang tuốt luốt ra “hội thảo” chắc cả tháng chưa hết, có cả trăm cả ngàn chuyện phải bàn.

Chỉ cần môt thí dụ như chuyện 13 năm nay, cuốn “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh” của Vũ Chất, có logo của NXB Trẻ vẫn chễm chệ trên các kệ sách và ngay cả trong thư viện quốc gia và thư viện lớn nhỏ khắp nước, đến nay mới bị phát hiện ra là “thảm họa” về ngôn từ.

Thật khiếp đảm với những “khái niệm ẩu tả” được đặt ra từ cuốn từ điển mà chính nhà xuất bản Trẻ không nhận là do mình in ra này. Vậy nó ở đâu chui ra, qua mắt được các quan kiểm duyệt có tiếng là khắt khe, không ai biết? Tạm kể vài danh từ được dạy cho học sinh và cũng như “kim chỉ nam” cho người lớn, như bồ bịch là… bạn bè thân thích, đồn trưởng là… trưởng đồn, lâu đài là… lầu và đền đài, thơ ngây là… ngây thơ, cào cấu là… vừa cào vừa cấu, bế mạc là… chấm dứt buổi hát, bản sắc là… màu tự nhiên, bóng đèn là bóng làm bằng chai trong có tim đốt được bằng hơi điện, buồn cười là buồn mà cười...

Định nghĩa như thế thì quả là một  “thảm họa” và phá nát tiếng Việt của bao nhiêu thế hệ.Đấy là chưa nói đến những kiểu chữ nghĩa mới phát sinh đầy rẫy trên các trang báo, các trang sách dạy học và trong ngôn ngữ dùng lâu thành thói quen như đề xuất, kiến nghị, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân v.v...hoặc nói ngược lại với những từ ngữ ông cha ta dùng từ thời xưa như bảo đảm thành đảm bảo, hoặc nói tắt như cấp trên đã “quyết” rối có nghĩa là đã quyết định và chấp thuận rồi và còn nhiều thứ chữ nghĩa lai căng kiểu nửa ta nửa Mỹ nữa kể ra không hết. Chắc nhiều bạn ở nước ngoài lâu năm nghe muốn ù tai.

Còn báo chí cũng không được nhắc tới trong kỳ “hội thảo” này bởi ở VN hiện nay có tới 838 cơ quan báo chí, 67 đài phát thanh truyền hình với đội ngũ nhà báo lên tới 40.000 ngườinhưng tuyệt đối không có một tờ báo nào của tư nhân. Không hiểu sao các ông “làm văn hóa” không bàn đến vấn đế sống còn này của giới cầm bút. Vấn đề báo chí bị “bỏ quên” nên chưa biết đến bao giờ ở VN mới có một tờ báo của tư nhân được quyền nói tiếng nói của mính chứ không phải là của một cơ quan nào. Nhưng trên hết, dù là báo của ai, vẫn là vấn đề THÔNG TIN TRUNG THỰC TẤT CẢ MỌI LOẠI TIN TỨC. Còn bóp méo thông tin, còn bưng bít sự thật thì tờ báo đó sẽ bị đào thải. Trong thời đại internet phát triển rầm rộ hiện nay, không thể nào cấm cản nổi mọi người lên internet xem mọi nguồn tin từ trong đến ngoài nước. Dù có là luật hay quy định quyết định gì cũng thế thôi. Báo nào loan tin đúng nhất, nhanh nhất sẽ được độc giả đón đọc. Cho nên dù không có báo chí tư nhân trong nước thì họ tìm đến những trang báo ở nước ngoài. Đó chính là cách làm cho thông tin nước ngoài phát triển, dù có bưng bít hay loan tin kiểu bóp méo chỉ là mất công vô ích mà thôi. Còn về mặt sáng tác văn học hay một cuốn sách, cuốn truyện ngắn, truyện dài, bao lâu nay có tìm được tác phẩm nào đáng gọi là tiêu biểu đâu. Thứ văn học này coi như chìm lỉm mất tăm.

Thảo luận đến những vấn đề “nhạy cảm” như thế này có phần đụng chạm lung tung và bàn đến… Tết Congo cũng chưa hết nên bàn gọn lại cho được việc.

Trở lại với những vấn đề trong cuộc “hội thào” từ ngày 11-11 đế 12-11 tại Sài Gòn, có tới hàng trăm bản tham luận và hơn 200 người tham dự. Trước hết tôi phải thành thật nhận định là đã có một số ông có can đảm nói thẳng sự thật. Thứ sự thật mà lâu nay ai cũng biết nhưng chỉ không muốn hay không dám nói ra mà thôi.

Đống nhạc rác tại VN


Mới bạn nghe một câu hát trong bài ca khúc “Con thỏ chiên bánh” có câu hát rất.. chợ búa “Anh có một sở thích kỳ lạ là ăn thịt thỏ. Nhưng mà anh chưa có cơ hội bỏ em vào nồi”.  Hoặc công chúng phải căng tai ra nghe "Con trai bây giờ í hả, 100 đứa thì 99 đứa không đàng hoàng, còn một đứa không đàng hoàng là gay, a ha!"trong bài “Con gái thời nay”. Đấy là kiểu được gọi là “nhạc rác” trong cái đống rác ở VN

Thú thật với bạn đọc, một buổi tối chẳng có gì xem vô tình tôi bật ti vi lên xem đỡ, gặp một chương trình ca nhạc rất “hoành tráng”, các em chân dài tóc xanh tóc đỏ nhảy múa loạn xạ, chỉ vận một bộ bikini óng ánh để khoe hết cỡ các loại vòng 1-2-3 . Thoạt tiên tôi cứ ngỡ là ban nhạc Hàn Quốc đang trình diễn tại VN, nhưng nghe kỹ thấy loáng thoáng có tiếng Việt. Lúc đó mơi biết là ban nhạc “xịn” của mấy cô trong giới showbiz làm album mới. Tối cố gắng lắm mới nghe được mấy câu rỗng tuyếch như “anh xa em làm em buồn tỉ tê” cứ như cái triết lý “em không ăn thì em đói”. Và cứ những lời ca tương tự như thế kéo dài. Tôi đành bỏ cuộc bật sang đài khác và vẫn giữ vững ý đính chẳng bao giờ nghe loại ca nhạc “mới” này nữa cũng như chẳng bao giờ đụng đến các loại phim VN. Tôi cứ nghĩ soạn nhạc dễ như thế thì ai chẳng “sáng tác” được, chẳng trách ở VN đi đâu cũng gặp ca nhạc sĩ, loạn là đúng. Ca sĩ hát và khoe thân tìm một chỗ đứng hay một cánh tay hào phóng là chính.

Ca từ rác rưởi, ngôn từ vỉa hè sáo rỗng

TS Trần Luân Kim trong bài tham luận của ông, đề cập đến vấn đề đạo đức ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Theo ông, với sự ra đời non vội, thiếu suy tư nghiêm túc, lại rơi vào vòng xoáy của thị trường tự do, dòng nhạc mới mẻ này bị thương tổn nặng nề bởi hàng loạt ca từ rác rưởi, ngôn từ vỉa hè sáo rỗng, tùy tiện, lủng củng. Có khi tục tĩu gây sốc, có khi lại sướt mướt não nề, gào thét vô vọng.

Nhạc sĩ Nguyễn Thị Minh Châu cảnh báo lối "đào tạo tắt", hứa hẹn giải thưởng như một dạng chứng chỉ vào nghề ở nhiều chương trình đã làm dấy lên phong trào ăn xổi, chạy đua, nhái hàng (nhái nhạc, nhái giọng, nhái hình thức, nhái phong cách) và sính ngoại (hát và sáng tác bằng tiếng Anh, hoặc chơi món "xôi đỗ" cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt).

Ngay cả hội đồng lý luận, phê bình trung ương - đơn vị tổ chức sự kiện này - cùng đại biểu gặp nhau ở điểm chung khi cho rằng: Mọi lĩnh vực đời sống nghệ thuật, từ âm nhạc, sân khấu, văn học đến nhiếp ảnh, điện ảnh... đều đang tồn đọng yếu kém, phát triển về chiều rộng mà thiếu chiều sâu, "lỗi nhịp" trong việc định hình, mang đến chuẩn giá trị cần thiết để xây dựng nền tảng đạo đức, phát triển đời sống tinh thần của xã hội.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên nhận định một cách khái quát hơn: “Để có được một xã hội đạo đức thì phải có những con người đạo đức. Tương tự, để có những tác phẩm văn học, nghệ thuật đạo đức thì cũng phải có những người nghệ sĩ đạo đức”.

Có thể nói vấn đề đạo đức trong lãnh vực nghệ thuật đã được đưa lên hàng đầu trong cuộc “hội thảo” này. Khi mà đạo đức xã hội đang suy đồi thì làm sao có được những nghệ sĩ có thực tài, có tâm huyết với nghệ thuật. Khi mà văn hoá còn đang có “chiếc gậy chỉ huy” cầm chịch, phải đi theo đường này hay đường kia, khi mà những giới hạn được đặt ra như chiếc vòng kim cô thì nghệ thuật cũng chỉ như con kiến bò quanh miệng lỗ mà thôi. Thế nên với hàng trăm bản tham luận và những lời lẽ gay gắt chứa đựng một tâm trạng bất bình cao độ của giới “làm nghệ thuật”.

Không chỉ lĩnh vực âm nhạc, đời sống nhiếp ảnh, hội họa, văn học, sân khấu... cũng có nhan nhản những "tác phẩm" giả, hàng nhái, tác phẩm kém chất lượng.

Tác giả Văn Minh Hương, Lê Đỗ Quỳnh Hương bàn đến "Truyền hình thực tế âm nhạc và vấn đề đạo đức xã hội", phản ánh về một đời sống âm nhạc đang "ký sinh" trên các chương trình truyền hình thực tế.

Chương trình truyền hình thực tế về âm nhạc nở rộ với tên gọi na ná, cách thức chơi giống nhau, bài hát trùng lặp, gương mặt giám khảo cũ mòn, như: Giọng hát Việt, Ngôi sao Việt, Học viện Ngôi sao, Đố ai hát, Tôi dám hát, Ai dám hát, Ngôi nhà âm nhạc... Nhiều show, vì mục đích thương mại, đã tận dụng tối đa chiêu trò để câu kéo khán giả, khiến giá trị âm nhạc bị đẩy xuống thứ yếu.Đó là khái quát về âm nhạc và các chương trình truyền hình. Về phim ảnh cón bi đát hơn.

Điện ảnh VN dột từ nóc dột xuống


Đạo diễn Đặng Nhật Minh khẳng định, nếu nói tóm lược, điện ảnh trong nước có thể được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn không vì tiền và giai đoạn vì tiền. Ông nhận xét, ngay cả ở thời kỳ nước nhà thiếu thốn, khó khăn, phim làm ra không phải vì tiền vẫn là những tác phẩm tốt. Còn hiện tại, phim nhảm quá nhiều. "... Kể cả các phim đoạt giải Bông Sen Vàng cũng chẳng thấy yếu tố bản sắc dân tộc ở đâu, chỉ thấy lai căng, thương mại".

Tuy vậy, các ý kiến "đổ lỗi" cho đồng tiền và nền kinh tế thị trường cũng có những ý kiến trái chiều khác. Nhiều ôngcho rằng, vấn đề cốt lõi quyết định chất lượng của một tác phẩm không chỉ nằm ở tác động của đồng tiền mà còn ở: tài năng của tác giả, tầm nhìn chiến lược văn hóa của một quốc gia, phông văn hóa và tri thức của người thụ hưởng tác phẩm...

ÔngĐào Duy Quát, người chủ trì buổi thảo luận ở tiểu ban Nghệ thuật cho rằng, với diện mạo chung đang "DỘT TỪ NÓC DỘT XUỐNG", thì trách nhiệm cần được đặt từ các cấp quản lý ngành văn hóa đến bản thân giới văn nghệ sĩ...

Vì vậy, để đời sống văn hóa, nghệ thuật nước nhà phát triển tốt hơn, rất cần một thời giandài đòi hỏi nhiều nỗ lực, can đảm trong thay đổi hệ thống về tư duy, lý luận và nhận thức thẩm mỹ, từ đó, áp dụng chúng vào đời sống thực tiễn.

Phim càng nhảm nhí thì càng thu lắm tiền


Câu hỏi được đặt ra là tạo sao “phim càng nhảm nhí thì càng thu lắm tiền?” Điều này đã trở thành tiêu chí hàng đầu trong cách làm phim của các đạo diễn bây giờ? Trả lời cho câu hỏi, chính tác giả (Đạo diễn Đặng Nhật Minh)cũng đã khẳng định điều này là có và khiến ông phải suy nghĩ khá nhiều khi những nhận định ấy lại được phản hồi từ một số đạo diễn và người trong nghề. Có lẽ, yếu tố kinh doanh và lợi nhuận ngày càng lấn át hết giá trị văn hóa và nghệ thuật chân chính trong các bộ phim đương đại.

“Có người bảo, tuy những phim đó bị gọi là nhảm nhí nhưng đạo diễn của phim thì có tay nghề. Đây có phải là sự ngộ nhận? Thật ra, với con mắt của người trong nghề thì họ chẳng có tay nghề gì hết. Họ chỉ học được một vài thủ pháp, kỹ xảo của nước ngoài, mà nhiều kỹ xảo bây giờ có thể lấy từ trên mạng xuống một cách dễ dàng. Nếu gọi đó là nghề thì đó là nghề bắt chước”.

Lý giải cho những bộ phim “nhảm nhí” mà hầu hết là phản ánh những câu chuyện trong giới showbiz, giới đại gia, chân dài, ở nhà biệt thự, đi xe hơi này, Đạo diễn Đặng Nhật Minh nói: “Làm nghệ thuật là phản ánh thực tế mà mình đang sống. Môi trường sống của đội ngũ đạo diễn hiện nay lại chủ yếu là giới showbiz, là các ca sĩ, là các đại gia… Môi trường sống mà họ đã từng sống như vậy nên họ phản ánh cuộc sống trên phim như vậy là điểu dễ hiểu. Họ chẳng gắn bó gì với nông thôn thì làm sao để phản ánh được nông thôn trên phim…”

Còn những phim bỏ ra hàng chục tỉ nhưng không bán nổi một vé. Cụ thể như phim “Sống cùng lịch sử” của Hãng phim truyện Việt Nam chi phí 21 tỉ đồng nhưng chiếu ở rạpcó ngày không bán nổi 1 vé. Đây là điều không còn mới bởi “Sống cùng lịch sử” cũng như nhiều phim “cúng cụ”khác đều chịu cảnh bị khán giả ghẻ lạnh, lặng lẽ ra rạp rồi nhanh chóng đi thẳng về kho. Cả chục tỉ đồng được đốt vào một bộ phim, ngốn công sức của bao nhiêu người trong cả một thời gian dài cuối cùng không có người xem thật sự là 'thảm họa'.

Với những tiết lộ từ trong “ruột” làng đạo diễn VN như trên thì đừng hỏi tại sao người VN quay lưng với phim ảnh Việt Nam dù là xem miễn phí trên truyền hình có sẵn trong nhà. Vậy người VN xem phim gì?

Có thể nói ngày cả những người ở vùng quê bây giờ cũng chẳng ai xem phim VN nữa bởi cái sự cố “làm mới” phim ảnh nên trở thành lai căng vốn có của nó với các nữ diễn viên tay ngang, chân dài và các chàng công tử nửa mùa, bắt chước các chàng trai Hàn Quốc. Còn phim hài thì càng tệ, lại những khuôn mặt cũ rích với lối chọc cười dung tục, chỉ thấy quát nạt la lối om xòm, phùng mang trợn mắt, xỏ xiên không thể chấp nhận được. Những nhà ở thành thị như tiểu thương, trung lưu, nếu có con nhỏ, họ mở các đài chuyên về phim hoạt hình cho con cái. Còn người lớn hầu hết xem phim Hàn, hoặc phim Tàu Hồng Kông, Đài Loan, Philippines hoặc phim Mỹ phim Pháp.

Phim Hàn Quốc đang xuống dốc thê thảm

Vài năm trước đây, nhà nào cũng  xem phim Hàn Quốc, nhưng bây giờ phim Hàn Quốc trên các đài truyền hình VN khó mà tìm được một phim đáng xem. Phim Hàn đang xuống dốc thê thảm. Hầu hết là phim cũ được chiếu đi chiếu lại từ đài này qua đài khác. Có lẽ vì phim Hàn một thuở được xem là đắt hàng nhất đối với người Á châu ở nhiều nước trên thế giới chứ chẳng riêng gì ở VN. Ví thế nên họ cố sản xuất cho thật nhiều, nhiều đến nỗi phải vơ bèo gạt tép, nhặt nhạnh cả những tài tử xấu xí chỉ cho ăn diện đẹp làm quảng cáo cho thời trang của họ. Còn truyện phim cứ na ná giống nhau với “đặc điểm” là cảnh nào cũng có ăn nhậu, uống rựu và uống liên miên, già trẻ lớn bé gì cũng uống bất kể trong trường hợp nào. Lại chuyện ông giám đốc bà giám đốc với con chung con riêng, con đi lạc và những mối tình hợp rồi tan, tan rồi hợp, mất trí vào bệnh viện. Phim nào cũng cố kéo dài lê thê hàng trăm tập, cứ nhòa nhòa nhạt nhạt, nhắc đi nhắc lại phát sốt ruột.

Về tình tiết dẫn dắt truyện phim thì đầy rẫy những chuyện vô lý cũng cứ thản nhiên đưa vào phim miễn làm sao cho nó lâm ly bi đát, gay cấn là được. Khán giả không ngu gì mà thưởng thức mãi những chuyện phi lý như thế. Vừa xem phim vừa bục mình nên khán giả Việt bây giờ cũng bắt đầu quay lưng với phim Hàn Quốc. Họ tìm đến các phim các nước khác. Nhưng hầu hết các Đài TH VN cũng chỉ có một lô phim cũ, cũng mang ra xào đi nấu lại, rất ít khi có phim mới. Có thể nói  khán giả VN đang “đói phim ”. Nếu phim Hàn cứ cái đà xuống dốc này cũng sẽ rơi vào loại “thảm họa” trong một ngày không xa.

Một thứ “tệ nạn” nữa là các chương trình chiếu phim thường lợi dụng để quảng cáo đủ thứ hầm bà làng. Cứ 15 phút chiếu phim lại có khoảng từ 5 phút có khi đến 10 phút chiếu quảng cáo. Tính ra một buổi tối xem phim, phải xem đến vài chục lần quảng cáo như nhau, nhẵn mặt nọi nhân vật, khiến khán giả muốn… chửi thề. Một ông bạn tôi nói “Nếu cái ti vi biết đẻ thì đã có hàng tỉ tỉ chiếc ti vi con ra đời rồi”. Đúng là các đài này không biết ngượng với khán giả của mình, họ cứ trơ tráo kiếm tiền, còn thích hay không cũng mặc, bề nào anh cũng phải thuê một đài chứ chẳng lẽ ti vi để không.

Sách luật hay chuyện khôi hài

Chuyện “văn hóa khôi hài” mới nhất đang gây nhiều tiếng cười nhất lại là một cuốn sách hướng dẫn cho người dân cách thi hành luật. Đó là cuốn "Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014". Có thể hiểu đó là loại sách thuộc loại đứng đắn.

Tuy nhiên ảnh bìa của cuốn sách lại in hình chụp một người thật, hai tay cầm hai cán cân và đứng trên một quả cầu lửa, trên người chỉ mặc chiếc quần lót. Ảnh được cho là cắt ghép lấy khuôn mặt của diễn viên chuyện chọc cười Công Lý ghép vào thân hình nào vào đó.Cuốn sách nàydo Nhà xuất bản Lao động - Xã hội in 1.000 cuốnđược bày bán tại các tiệm sách trên toàn quốc. Cuốn sách đã được kiểm duyệt, in xong và nộp lưu chiểu cũng như phát hành ra thị trường vào tháng 7/2014 (cách đây 4 tháng).

Giám đốc NXB Lao động - Xã hội, cho biếtcuốn sách này do chi nhánh nhà xuất bản ở TP Sài Gònthực hiện. Trưởng đại diện Nhà xuất bản Lao động - Xã hội tại Sài Gòn  cho biết, cuốn sách đã có lệnh thu hồi, tính đến ngày 17/11 đã thu hồi được 270 cuốn. Hiện tại, nhà xuất bản tiếp tục cho người đi rà soát, nếu còn cuốn nào sót sẽ tiếp tục thu hồi và đã xin lỗi diễn viên hài Công Lý.

Có lẽ bìa sách xuất phát từ cách nói hài hước phổ biến trong dân chúng rằng “công lý chỉ là tên một diễn viên hài”. Dù nhìn theo cách nào thì đây đúng là một chuyện khôi hài thuộc loại đứng đầu thời đại. Tôi không thể hiểu nổi cái đầu của những nhà được gọi là trí thức của luật pháp ra sao nữa. Chẳng trách án oan ngày càng nhiều, dân càng khổ.

Thật buồn cho văn hóa và đạo đức Việt Nam. Còn nhiều chuyện để bàn về vấn đề này, tôi sẽ tường thuật tiếp vào số báo sau.

Văn Quang – 21-11-2014

Hình:


Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 01-HaibigraveasaacutechkhaacutecnhautuycugravengcoacutelogoNXBTr1EBB_zps644301ce

01- Hai bìa cuốn “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh”  khác nhau tuy cùng có logo NXB Trẻ chễm chệ nằm trong các thư viện từ 13 năm nay.

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 02-M1ED9tki1EC3utrangph1EE5ctrigravenhdi1EC5nc1EE7an1EEFcas1290H1B001A10ngTragravem_zpsb4a3a39e
02- Một kiểu trang phục trình diễn của nữ ca sĩ Hương Tràm

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 03-TinaTigravenhv1EEBakhoethacircnv1EEBakhoeti1EC1n_zps95a56ae8
03- Tina Tình vừa khoe thân vừa khoe tiền.

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 04-HoagravengThugraveyLinhl1030ntr1B001EDDnbograver1690r1B001EE3itrecircnsacircnkh1EA5u-1EA2nhCT_zpsd587a835
04- Hoàng Thùy Linh lăn, trườn bò rũ rượi trên sân khấu - Ảnh C.T

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 05Trongm1ED9tl1EA7nbi1EC3udi1EC5n1EDFv1690tr1B001EDDngn1EEFdanhcaMT1110atildeb1ECBl1ED9n1ED9iy_zpsaa5ada3d
05- Trong một lần biểu diễn ở vũ trường, vì quá “sung” nên nữ danh ca MT đã bị lộ nội y mà không biết.

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 06-C1EA3nhtrongphimS1ED1ngcugravengl1ECBchs1EED_zpseb52838e
06- Cảnh trong phim “Sống cùng lịch sử” tốn 21 tỉ mà có suất chiếu không bán nổi 1 vé.

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 07-BigraveasaacutechB1ED9lu1EADtdacircns1EF1vagravev1030nb1EA3nh1B001EDBngd1EABnthihagravenh2014inhigravenhquaacuteig1EDF_zpsca217962
07- Bìa sách “Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành” 2014 in hình quái gở của diễn viên hài Công Lý trên người chỉ mặc chiếc quần lót.

 
Về Đầu Trang Go down
vanle
Khách viếng thăm




Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn   Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeTue Dec 02, 2014 9:28 pm

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Khoe_opt_JQRY.jpeg

Chuyện Hồng Kông, chuyện Việt Nam
 và “Núm Ruột ngàn dặm” ở hải ngoại


Trần Phong Vũ
* Tác giả gửi bài trực tiếp cho VNTB
 
Từ chuyện Hồng Kông…

Sau ngày Anh quốc trao trả Hồng Kông cho Trung cộng, người ta thường xuyên nghe nói tới những cuộc xuống đường của người dân nơi đây. Với dân số chỉ vỏn vẹn hơn 7 triệu người, nhưng rất nhiều lần các cơ quan truyền thông quốc tế ghi nhận số người tham gia biểu tình tại đảo quốc này lên tới 5, 7 trăm ngàn thuộc đủ mọi giai cấp, thành phần xã hội, bất phân trẻ già, phái tính. Có nhiều căn do dẫn tới biểu tình, nhưng tựu trung đều quy vào cung cách hành sử của giới cầm quyền Hồng Kông do Trung Quốc chỉ định, bị coi là xâm hại tới quyền tự do, dân chủ của người dân nơi đây. Do sự ràng buộc bởi những văn kiện ký kết giữa Bắc Kinh và Luân Đôn từ nâm 1997, dù với quy chế dân chủ nửa vời, vô hình chung Hồng Kông đã trở thành nơi duy nhất đại diện cho tiếng nói lương tâm của 1 tỷ 300 triệu người dân ở Hoa Lục về mọi vấn đề, từ vấn đề thuần túy chính trị cho tới vấn đề dân chủ, tự do, trong đó có tự do tôn giáo.

Sự khác biệt nền tảng của cuộc xuống đường hiện nay là hàng trăm ngàn học sinh, sinh viên đã sắm vai trò chủ động, trong đó nổi bật lên một khuôn mặt trẻ còn ở tuổi vị thành niên là Joshua Wong, người được báo chí thế giới mệnh danh là đã tạo nên cơn địa chấn làm rung chuyển Hồng Kông, khiến giới hữu quyền Bắc Kinh phải lo ngại. Mục tiêu cuộc vận động lần này nhằm đòi hỏi một cuộc phổ thông đầu phiến chọn người cầm đầu đặc khu hành chánh Hồng Kông vào năm 2017 hoàn toàn tự do, dân chủ, thay vì ngụy trang theo kiểu “đảng cử dân bầu”. Để đạt mục tiêu này, những người tham gia biểu tình chủ trương:

1/ Tuyệt đối ôn hòa, bất bạo động.
2/ Tuyệt đối không xúc phạm nhân phẩm các cảnh sát viên vì họ chỉ là người thừa hành.
3/ Gìn giữ vệ sinh, trật tự công cộng tối đa ở những vị trí biểu tình.
4/ Mỗi người tham gia biểu tình tự giác nhận lấy trách nhiệm của mình và là sứ giả, là người phát ngôn cho toàn khối.

Báo giới quốc tế không khỏi ngạc nhiên và công khai bày tỏ lòng cảm phục trước những điều lạ tai, lạ mắt đang diễn ra trên đường phố Hồng Kông những ngày qua. Làm sao không ngạc nhiên và ngưỡng phục khi chứng kiến một nữ sinh ở vị trí người biểu tình đang cầm dù che mưa cho người cảnh sát với cương vị sẵn sàng theo lệnh trên áp dụng mọi biện pháp để ngăn cản hoặc giải tán những người biếu tình?! Bằng cách nào khách bàng quan giữ cho lòng mình khỏi xúc động khi thấy người cảnh sát đang dùng chai nước sạch rửa mắt cho một em trong đám biểu tình vừa bị xịt hơi cay? Chưa hết, trên những ngựa gỗ, những sợi giây kéo ngang các ngả đường dẫn vào khu tập trung biểu tình, người ta đọc được những tấm bảng ghi lời xin lỗi của học sinh, sinh viên về những bất tiện mà vì hoàn cảnh bất đắc dĩ họ đã gây ra. Cũng những nơi ấy, dù ban đêm hay ban ngày, kẻ qua người lại bắt gặp từng toán học sinh nam nữ đi lượm rác để giữ vệ sinh và mỹ quan trên đường phố…

Cả thế giới đang chăm chú bám sát những biến chuyển từng ngày ở Hồng Kông.

… Chuyện giới trẻ trong nước?


Bảo rằng những người trẻ Việt Nam trong nước hoàn toàn vô cảm trước cao trào học sinh, sinh viên Hồng Kông nô nức xuống đường đòi hỏi dân chủ tư do hiện nay là thiếu cơ sở. Và nói rằng vì tình trạng thiếu thông tin nên ra nông nỗi cũng không đúng. Bằng chứng là thượng tuần tháng 10 vừa qua, 22 tổ chức xã hội dân sự trong số có cả những tổ chức do giới trẻ điều hành, như Hội Phụ Nữ Nhân Quyền, đại diện là cô Huỳnh Thục Vy và tổ chức Lao Động Việt của cô Đỗ Thị Minh Hạnh… đã ra tuyên cáo ủng hộ các học sinh, sinh viên Hồng Kông biểu tình đòi dân chủ. Trong khi ấy, hơi khác với thời gian nổ ra cuộc cách mạng hoa nhài ở Bắc Phi mấy năm trước, lần này, ban Tuyên giáo Trung Ương tạm nhắm mắt cho một số báo chí trong nước đưa tin và hình ảnh về các cuộc biểu tình của giới trẻ Hồng Kông như tờ Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người Lao Động.

Thế thì tại sao, do nguyên nhân nào đã tạo nên tình trạng im hơi lặng tiếng của đám đông giới trẻ trong nước, nói chung, trước hiện tượng có một không hai ở Hồng Kông mấy tuần qua?

Có nhiều cách lý giải cho câu hỏi này.

Trước tiên người ta nói tới hàng ngàn, hàng vạn bàn tay bạch tuộc của đảng, đoàn thường xuyên chi phối giới trẻ, từ cấp mẫu giáo cho tới những năm cuối cùng ở đại học. Bằng những xảo thuật học đòi từ bên Tàu, bên Nga, Hà Nội nuôi tham vọng biến các thế hệ trẻ thành bầy đàn chỉ biết nhắm mắt, cúi đầu tuân theo sự sai khiến của đảng. Tham vọng này có luôn luôn thành công hay không lại là chuyện khác.

Xuyên qua những hành vi đàn áp không nương tay của cảnh sát để ngăn cản, cấm cách những cuộc biểu tình chống Trung cộng hồi tháng 5 vừa qua, người ta cũng chỉ ra những thủ đoạn tinh vi, tàn độc được áp dụng để theo dõi từng đường đi nước bước, từng lời nói hành vi khác thường của tập thể trẻ. Ngoài lực lượng hùng hậu công an đường phố, công an mạng, trong rất nhiều trường hợp họ còn mua chuộc cả những thành phần du đãng thuộc xã hội đen để cầm chân – thậm chí hành hung - những học sinh, sinh viên toan tính ‘xé rào’ chống lại nhà nước.

Xa hơn nữa, trong phạm vi sách lược, từ rất lâu, chính quyền đã nghiên cứu những phương thức tinh vi nhằm ru ngủ các thế hệ trẻ, khiến chúng trở thành vô cảm, không còn thiết tha gì tới chuyện quốc gia dân tộc. Họ buông thả -nếu không muốn nói là khuyến khích- giới trẻ lăn lưng vào những sinh hoạt ăn chơi, trụy lạc! Cho nên người ta không ngạc nhiên khi thấy những buổi trình diễn văn nghệ, nhất là có sự hiện diện của những minh tinh, tài tử Hồng Kông, Đại Hàn, đã dễ dàng thu hút được cả chục ngàn những người trẻ nô nức đua nhau tới tham dự[1]. Trong điều kiện như thế, còn mong gì họ nghĩ tới chuyện nước non?

Nhớ lại những thập niên 30, 40 thế kỷ trước, vì không muốn những người trẻ dấn thân đi làm cách mạng chống lại chúng, thực dân Pháp cũng chủ trương hướng thanh niên vào những đam mê khác, bằng cách tổ chức những cuộc đua xe đạp vòng quanh Đông Dương, khuyến khích việc thiết lập những sân đá banh, cổ võ việc thành lập những câu lạc bộ thể thao như bóng chuyền, quần vợt, bơi lội v.v…

… tới “khúc ruột ngàn dặm” hải ngoại

Từ thái độ miệt thị coi tập thể người Việt tị nạn ở hải ngoại như kẻ thù, như lớp người phản bội, với nghị quyết 36, suốt một thập niên qua, Hà Nội đã quay ngược 180 độ, uốn lưỡi biến lớp người này thành ‘khúc ruột ngàn dặm’ của quê hương, dân tộc! Ngoài mục tiêu bòn rút tài nguyên của đồng bào hải ngoại qua những chiêu bài khuyến khích du lịch, gửi tiền về giúp thân nhân, đầu tư vào các dự án kinh doanh, mua nhà, mua đất… , mà hàng năm họ khoe đã nhận được cả chục tỷ Mỹ Kim, bằng phương tiện văn hóa, giáo dục, bao gồm cả loại ca hát, văn nghệ rẻ tiền, đảng và nhà nước còn dốc toàn lực vào việc thâm nhập để gây ảnh hưởng và phá hoại các cộng đồng Việt Nam tị nạn.

Trong thời gian qua, công luận đã bàn tán khá nhiều về hiện tượng có những bàn tay dài đang âm thầm luồn lách vào các trung tâm giảng dạy Việt ngữ, kể cả sự có mặt ngày càng nhiều của những ca sĩ trong nước. Nó không chỉ tạo ảnh hưởng xấu về mặt chính trị mà một cách nào đó đang bào mòn cả những giá trị truyền thống về tinh thần, nhân cách và đạo đức mà tập thể người Việt ở hải ngoại hằng kiên trì gìn giữ.

Từ những nhận định trên, công luận nghĩ gì, thấy gì qua bài viết mới đây của Ngọc Lan với tựa đề ‘Sự nham nhở của ca sĩ Thu Minh’?

Với tư cách khán giả trong chương trình ca nhạc ‘Ánh Sáng Tân Kỳ’ tối Thứ Bảy 20-9-2014 ở Long Beach, Ngọc Lan kể lại những điều mắt thấy tai nghe sau đây:

“Điều đầu tiên nàng này làm tôi hơi ‘choáng’: nàng là một ca sĩ từ Việt Nam sang trình diễn cho khán giả Việt Nam coi, nhưng trong khi các ca sĩ ở hải ngoại thường xuất hiện trong các chương trình lớn… chỉ nói rặt tiếng Việt thì nàng ‘diva Việt Nam’ này cứ tiếng Mỹ mà tuôn không à, ‘Rìu lý?’ ‘Đu du hia mí?’ ‘Ai khan hia u!’ ‘Ai phiu hót. A du hót?’…”

Tác giả ghi tiếp: “Nhưng đó là chuyện nhỏ…” Thế thì đâu là chuyện… không nhỏ?

“… trong khi chờ người đệm đàn so dây lấy nốt, nàng ‘diva’ quyết định ngồi xuống ngay mé sân khấu, thòng 2 chân xuống…. Mà nàng đang mặc váy… bỗng nghe tiếng nàng vang trên micro, ‘Em không có chiếu tướng anh đâu mà lo!’

Định thần nhìn lại thì ra nàng đang vừa nhích mông qua lại chỉnh sửa tư thế vừa nói với ông khách nào đó ngồi ngay hàng ghế trước mặt nàng. Chưa kịp hiểu hết ý nghĩa câu nói ấy thì nàng ‘phang’ tiếp thêm câu, ‘Này, em còn vắt chéo chân thế này thì không thấy gì đâu!’…“

…‘Ừm, ông bà mình ngày xưa nói thấy… sẽ bị xui, đúng không? Nhưng bây giờ thì điều đó không đúng rồi. Thấy là hên đấy. Đúng không? Người ta bỏ ra bao nhiêu tiền cũng chỉ để muốn thấy đó thôi.’… Vẫn chưa hết, nàng bồi tiếp, ‘Nhưng hôm nay anh đi với chị, cho nên em không ‘be nice’ với anh được. Chịu thôi.’

… Tôi tự hỏi không hiểu người ta cười ồ lên là để gượng gạo cho qua đi sự ăn nói không chỉ nham nhở mà còn thô tục của cô ca sĩ này hay thực sự họ thấy cô ta đùa có duyên và đó là điều có thể chấp nhận trên một sân khấu ca nhạc?


Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Best_20120702-082846-1-1337129901-thu-minh

Riêng tôi, tôi nghĩ đó là một sự xúc phạm. Khán giả mua vé đến một rạp hát lớn như thế để xem ca nhạc, để thưởng thức nghệ thuật, chứ không phải để xem “cái” của Thu Minh. Và nếu tôi là những khán giả ngồi ngay vị trí của những người mà nàng ca sĩ đùa cợt, tôi sẽ kiện cô ta về tội xúc xiểm đó…”

Chắc chắn không chỉ Ngọc Lan mà tất cả những người Việt Nam có giáo dục, trọng liêm sỉ không thể không nghĩ đấy là một sự xúc phạm, -mà là một xúc phạm nặng-. Có điều ngoài sự xúc phạm nó còn ẩn giấu một mưu toan đê tiện: Rõ ràng là người muốn đưa những loại ca sĩ như Thu Minh ra hải ngoại trình diễn nhằm ‘cào bằng’ nhân cách, ‘cào bằng’ lòng tự trọng và khí lực của giời trẻ Việt ra đời, lớn lên bên ngoài đất nước xuống thấp như đã và đang làm cho mấy chục triệu mầm non ở quốc nội!


Nam California, trung tuần tháng 10-2014 - TPVũ

-------------------
[1] Người ta vẫn chưa quên cảnh tượng điếm nhục thuở nào: Sau một buổi trình diễn, khi cặp tài tử Hàn quốc vừa đứng dậy, cả một bày trai gái chen nhau nhào lên ôm hôn mặt ghế họ vửa ngồi!

Về Đầu Trang Go down
vanle
Khách viếng thăm




Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn   Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeSun Dec 28, 2014 12:10 am


Showbiz Việt và quảng cáo


Văn Quang– Viết từ Sài Gòn

                         
Từ ngày biết đọc báo tới nay, tôi chưa hề thấy một tờ báo nào của công chúng không có quảng cáo. Bởi đó là chuyện sống còn của bất cứ tờ báo nào. Tin mới, bài hay, phóng sự đặc biệt… phải đi kèm báo anh có quảng cáo hay không. Báo nào nhiều quảng cáo đồng nghĩa với việc báo đó “giàu hay nghèo”, nhiều hay ít độc giả. Báo ít quảng cáo, chắc chắn sẽ đi đến chỗ “khai trương rầm rộ, đóng cửa im lìm”. Vậy mà chưa chắc những tờ báo “chết yểu” đó thua kém về chất lượng bài vở so với những báo đang “sống hùng, sống khỏe”. Đó là chuyện rất đỗi bình thường trong nghề nghiệp.

Ở đây tôi không bàn về chuyện quảng cáo ở khắp các mặt báo từ trong nước đến ngoài nước. Tôi chỉ bàn về những kiểu quảng cáo ở VN và có ảnh hưởng tới người dân, nhất là trên các làn sóng truyền hình hiện nay. Bởi thật sự nó đang chứa chấp nhiều mối nguy hiểm cho mọi tầng lớp xã hội. Có một số nhà quảng cáo không ngần ngại tung ra sản phẩm của mình hoặc của ông bạn láng giềng Trung Quốc nhưng lại gán cho cái mác “hàng Mỹ hàng Nhật” chính hiệu con nai. Chẳng ai biết đâu mà lần. Ngay cả những bệnh viện, những nhà thuốc cũng có những kiểu quảng cáo hoa mỹ lòe người tiêu dùng. Chẳng có cơ quan nào kiểm tra hết được. Chỉ khi có người lăn đùng ra chết mới lại nháo nhào “kiểm điểm”, “rút kinh nghiệm”, cái điệp khúc cũ rích ấy cứ được nhắc đi nhắc lại như thứ “bửu bối” để “hòa cả làng”.

Thông tin hấp dẫn giết người


Một thí dụ cụ thể đang làm dư luận nổi sóng là vụ Thẩm Mỹ Viện Cát Tường khiến chị Lê Thị Thanh Huyền tử vong, bị ném xác xuống sông đến khi tôi viết bài này, đã hơn 1 tháng trôi qua vẫn chưa tìm thấy xác, cái chết cũng bắt nguồn từ quảng cáo. Những thông tin quá hấp dẫn được đăng tải trên website của thẩm mỹ viện Cát Tường và trên một số báo điện tử, trang mạng điện tử khiến một người phụ nữ có nhu cầu làm đẹp như chị Lê Thị Thanh Huyền nuôi nhiều hy vọng. Vì thế, chị đã đến thẩm mỹ viện này để phẫu thuật nâng ngực, dẫn đến cái chết oan uổng. Phiên chất vấn sáng 19/11 vừa qua, tại Quốc hội VN, bà Bộ Trưởng Bộ Y Tế Phạm Kim Tiến cũng đã nói rõ: Quảng cáo cũng là một nguyên nhân và cũng đã nhận Bộ Y Tế có “ít nhiều có trách nhiệm”! Trách nhiệm thế nào, bà không nói rõ.

Bài học đắt giá vụ Thẩm Mỹ Viện Cát Tường khiến nhiều bà nhiều cô chùn bước, nhưng… chắc chắn vẫn có những bà những cô bước qua lằn ranh của sự cảnh báo đó để làm đẹp. 

Các bà, các cô là phái đẹp, đương nhiên đặc biệt quan tâm tới nhan sắc, bởi Làm đẹp là một nhu cầu chính đáng của phụ nữ. Nhưng đó cũng là đối tượng dễ “sa lầy” vào các hàng hóa, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và tăng cường tiết tố nữ.

Đấy là chưa kể đến các cô trong giới showbiz VN, khó có cô nào thoát khỏi dao kéo ít nhất một hai lần. Những chuyện “cười ra nước mắt” này của giới showbiz VN, có kể đến cả năm cũng chưa hết, xin tạm kể một một vài cô “sửa toàn bộ” đến năm bảy lần.

Sợ xấu chứ không sợ chết


Đã mang danh là “sao”, dù sao sáng hay sao mờ đều cần phải đẹp hơn mọi cô gái bình thường khác. Và cái đẹp quan trọng đến nỗi nhiều “sao” ở VN quan niệm một cách chắc nịch rằng “chỉ sợ xấu chứ không sợ chết”. Theo báo Đời, những sao có tên tuổi như Phi Thanh Vân, Angela Phương Trinh, Hồ Quỳnh Hương, Lệ Quyên, Thủy Tiên, Kelly đều quan niệm “thà đẹp giả tạo còn hơn xấu tự nhiên”. Đó là quan niệm khác người thường, sao thì phải khác chứ! Lại được vài tờ báo bốc thơm là “nữ hoàng”, là “thiên thần”, là “thần tượng”…

Như Phi Thanh Vân được mệnh danh là “nữ hoàng dao kéo” và cô thừa nhận đã đến thẩm mỹ từ khi 19 tuổi. Ca phẫu thuật thẩm mỹ đầu tiên năm ấy của cô là nâng ngực. Tiếp đó, người đẹp quyết định làm lại răng. Cô nói: "Lần đầu là sửa 2 cái, sau 4 cái và phải trải qua thêm 2 lần sửa nữa tôi mới có được bộ răng ưng ý như hiện nay".
Sau khi sửa răng, một năm sau, Phi Thanh Vân tiếp tục cắt mí mắt, rồi nâng mũi và cấy chân mày. Theo người đẹp, việc cấy chân mày tưởng giản dị nhưng lại mất nhiều thời gian và chịu nhiều đau đớn nhất. Riêng chi phí cho đôi chân mày hoàn hảo của cô khoảng 29 triệu đồng.

Gần đây "người đẹp da nâu" này bỗng nhiên hóa thành người có làn da trắng nõn nà, khiến không ít người phải ngỡ ngàng. Phi Thanh Vân tiếp tục bật mí, cô đã nhờ tới "kỹ thuật" để làm da trở nên trắng hơn.

Sửa  đến nỗi không còn gì để sửa


Có một nghi vấn về người đẹp Phương Trinh đến nay chưa biết thật giả ra sao. Ngay sau khi Angella Phương Trinh thừa nhận có đi thẩm mỹ và khẳng định mình sẽ vẫn tiếp tục phẫu thuật nếu có chỗ không ưng ý trên cơ thể, một vị bác sĩ thẩm mỹ từng “dao kéo” cho cô tiết lộ rằng: Angela nghiện chuyện “dao kéo” đến nỗi đã từng sửa riêng chiếc mũi, đến 5 lần. Theo lời kể của vị bác sĩ này thì Angela Phương Trinh đã đến bệnh viện của ông sửa đến 4 lần, thế nhưng cô nàng vẫn nhất quyết đòi sửa thêm một lần nữa. Do bác sĩ này phải đi công tác nên lần sửa thứ 5, Angela đã tìm đến nơi khác và hậu quả là chiếc mũi của cô trở thành một sản phẩm phẫu thuật hỏng, không hợp với khuôn mặt như lần xuất hiện vào cuối năm 2012.

Theo vị bác sĩ này, gần như trên người Phương Trinh, không có chỗ nào sửa được mà cô không làm, “mông má”, từ ngực, mông, cằm…  Trong khi đó, Angela vẫn không có phản hồi gì với lời tiết lộ động trời này. Cô vẫn khẳng định mình chỉ phẫu thuật 1 lần duy nhất. Angela Phương Trinh còn là một trong những chân dài trong showbiz Việt bị nghi ngờ về tính chân thực của vòng 1 đồ sộ. Nhiều người đùa rằng, đôi gò bồng đảo của “bà mẹ nhí” như được bơm thuốc tăng trọng khiến nó phát triển nhanh hơn hẳn những bộ phận khác trên cơ thể

Kelly Nguyễn kể chuyện suýt “tiêu đời” vì phẫu thuật

Nếu các đàn chị thản nhiên lên báo xác nhận về việc thẩm mỹ của mình thì mới đây, người mẫu Kelly Nguyễn đã gây chấn động dư luận khi cô kể tường tận thời gian "Phẫu thuật cằm 5 lần và suýt phải cắt bỏ vì hoại tử" đầy kinh khủng.

Trong 2 năm trời, trải qua những ca phẫu thuật không được như ý muốn khiến cô phải gánh chịu những hậu quả như cằm bị biến dạng, phần thịt bị hoại tử. Cô kể: Lần đầu tiên tôi phẫu thuật là cách đây 2 năm. Thời gian tìm hiểu để quyết định “dao kéo” cũng chỉ khoảng nửa tháng. Nhưng tôi đã hỏi qua rất nhiều người, tôi cũng gặp những người đã từng phẫu thuật để họ chia sẻ kinh nghiệm và sau đó là đến gặp các bác sĩ để được tư vấn thêm. Nói chung tôi đã đi tìm hiểu rất nhiều nơi rồi mới đi phẫu thuật.

Đó là lần đầu tiên tôi phẫu thuật nên khi bị hư, cũng không biết là cằm mình bị hư, chỉ thấy cái mặt mình càng ngày càng bị biến dạng, muốn… tiêu đời luôn!

Bác sĩ lặn mất tăm


Cô kể tiếp: Tôi tới gặp bác sĩ để khám lại thì không thể gặp được mà chỉ có tiếp tân hoặc vợ bác sĩ tiếp. Họ nói tôi phải chờ vì thông thường sau khi phẫu thuật xong phải vài tháng thì cằm mới đẹp được.

Nhưng chiếc cằm mỗi lúc lại càng lệch rõ hơn, ai cũng có thể thấy, nhưng tôi tới tìm bác sĩ hoài mà vẫn không gặp được. Ngoài bị lệch cằm, mặt tôi còn bị sưng lên trông rất ghê, tôi đành đến bác sĩ phẫu thuật khác. Tôi đến đó để khám thì người ta nói cằm tôi bị nhiễm trùng, thối thịt ở bên trong!

Lời khuyên của hotgirl


Đúng là tôi có thể kiện bác sĩ vô trách nhiệm với mình nhưng tâm lý lúc đó của tôi chỉ lo mặt mình sẽ ra sao thôi. Hiện nay, sau đợt phẫu thuật thứ 5 đã "tạm ổn". Tôi cũng không còn muốn làm gì nữa, như thế đã là quá đủ.

Theo tôi thì một khi đã quyết định tìm đến thẩm mỹ thì mọi người cũng nên biết phẫu thuật luôn có hai mặt và nếu thực sự thấy cần phải làm hoặc xấu quá thì mới nên làm. Còn nếu không đến nỗi nào hay chỉ muốn chạy theo xu hướng thì không nên.

“Kinh nghiệm xương máu của tôi khi đến gặp bác sĩ để được tư vấn thì mình nên để ý đến cả tâm lý, biểu cảm của bác sĩ. Ví dụ như với trường hợp của tôi, khi tôi hỏi về làm đẹp cằm thì bác sĩ lại cứ trả lời kiểu nếu mà tôi làm mắt hoặc nhấn mí thì sẽ đẹp hơn mà không hề nói về vấn đề tôi phải làm cằm như thế nào cho phù hợp. Trong khi đó tôi đâu có ý định làm mắt vì mắt tôi hai mí rồi cho nên tôi không cần phải nhấn nữa”. Nói thẳng ra ông này cũng muốn “gạ gẫm” để người đẹp chi thêm tiền làm đẹp chỗ khác. Có lẽ đó là điều nhiều người đi sửa sắc đẹp thường gặp.

Nghệ thuật body painting du nhập vào VN


Vài ba năm gần đây, nghệ thuật body painting hay nói rõ hơn là các ông họa sĩ ở VN (chả biết họa sĩ thật hay giả), chuyên vẽ hình trên thân thể các cô gái khỏa thân. Có lẽ nó du nhập vào VN từ bên Tàu. Vì thỉnh thoảng đọc báo thấy các cô gái Tàu phơi mình nhễ nhại với những hình vẽ “sơn thủy, hoa lá cành” rất đẹp vào đủ mọi ngóc ngách trên cơ thể nõn nà.

Chỉ vài năm trước đây thôi, ở VN hiếm có người mẫu nào chịu cởi đồ 100% đứng cho họa sĩ vẽ lên người, đặc biệt đứng uốn éo trước đám đông hay trong các cuộc triển lãm thì càng là điều không tưởng. Tuy nhiên, một hai năm gần đây, việc tìm mẫu body painting không còn quá khó. Thậm chí nó còn trở thành mốt, thành trào lưu khi nhiều công ty, doanh nghiệp chuộng quảng bá theo hình thức này.

Những "hotgirl" nổi tiếng với nghệ thuật body painting


Hiện nay Thy Na, Nga Tây, Hani Nguyễn là những cái tên khá nổi trong giới mẫu body art. Những hotgirl này sẵn sàng “cởi đồ” để tạo nên những tác phẩm body painting đẹp.

Nguyễn Ngọc Thy Na (23 tuổi) đang làm một người mẫu tự do cho các tạp chí, diễn thời trang và môn nghệ thuật body painting. Với môn này, Thy Na được nhiều người trong nghề biết đến.

Hani Nguyễn tên thật là Nguyễn Thị Hiền Trang. Cô sinh năm 1992, ở TP Sài Gòn. Cô có một khuôn hình đẹp và ăn ảnh, hot girl thuộc loại 9x này được đánh giá là một model trẻ nhiều triển vọng. Hani Nguyễn hiện đang là người mẫu cho các shop thời trang, các nhãn hàng, triển lãm xe hơi... Ngoài ra, cô còn diễn xuất trong các MV ca nhạc.

Mặc dù loại hình nghệ thuật body painting này còn rất mới và không phải không có những nghệ sĩ chân chính, nhưng ranh giới giữa nghệ thuật và dung tục thực sự rất mong manh. Cần phải có một phóng sự khá dài mới diễn tả được hết những góc khuất của thứ nghề mới này.

Mới đây ở Brasil có cuộc thi tìm kiếm “bàn tọa” đẹp nhất năm 2013 của Brazil, gọi là hoa hậu “Miss Bum Bum” thường niên, đã kết thúc với chiến thắng thuộc về người mẫu Dai Macedo 25 tuổi với vòng 3 đạt 107 cm. Không biết ngày nào kiểu thi này du nhập vào VN và hoa hậu nào hy vọng sẽ chiếm giải nhất? Ban thử đoán xem.

Thượng vàng hạ cám đều có mặt trên truyền hình


Những câu chuyện trên đây chỉ là thứ “chuyện nhỏ” trong lãnh vực quảng cáo ở VN hiện nay. Trên thực tế, cũng không ít người đàn ông trở thành nạn nhân của quảng cáo “láo”. Thị trường nhan nhản những quảng cáo “thần dược” tăng tiết tố nam, đánh trúng vào tâm lý của những người đàn ông bước vào độ tuổi trung niên hoặc không “khỏe mạnh” lắm.

“Thượng vàng hạ cám” các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của con người đều xuất hiện quảng cáo. Trong những hệ quả mà quảng cáo mang lại, có đóng góp không nhỏ của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền hình – một phương tiện truyền thông được tin tưởng bậc nhất do ưu thế về hình ảnh và âm thanh. Từ những đồ dùng hàng ngày, những sản phẩm làm đẹp, những thứ gọi là “thực phẩm chức năng”, mọi loại đồ điện máy gia dụng, điện thoại của Tây của Tàu… cứ ào ào gáo thét liên miên trong đủ các chương trình.

Khán giả còn phải chịu đựng vô số những hình thức quảng cáo trá hình. Từ logo quảng bá thương hiệu ngự trị trên màn hình, chạy ở chân màn hình, cho đến logo xuất hiện khắp nơi trên bàn giám khảo, trên sân khấu chương trình. Chắc khán giả VN chưa quên "chiêu" quảng cáo lộ liễu cho một hãng mì gói, của các thí sinh chương trình “Cặp đôi hoàn hảo” khi lên sóng thời gian trước. Sự phủ khắp của quảng cáo mang tới cho khán giả sự bực bội, chịu đựng.

Ồ ạt sản xuất chương trình và phủ sóng, nhưng chất lượng của các chương trình không được chú trọng. Khán giả không còn được thưởng thức những bộ phim hay như xưa nữa. Bí truyện phim, bí đề tài, lại cần phục vụ cho nhu cầu gấp gáp nên làm phim “mì ăn liền”. Hầu hết là những truyện phim cũ rích, hết “Tân Hoàn Châu Cách Cách” đến “Tân dòng sông ly biệt”… một kiểu “nhai lại” truyện cũ như “Hậu Cô Gái Đồ Long”, cùng những phim tình cảm nhạt nhẽo, phim hài rẻ tiền như đống rác đổ vào màn hình Việt khiến khán giả vô cùng khó chịu. Nhưng khán giả kêu thì mặc họ, bởi bề nào họ cũng thuê bao rồi, không xem cũng phải xem, không nghe cũng phải nghe. Ai nói gì, mặc kệ, miễn là nhà đài thu tiền đầy túi. Như thế gọi là phục vụ khán giả đấy. Hai chữ “phục vụ” bị lợi dụng quá nhiều rồi, bóc lột cũng gọi là phục vụ như thành… thói quen, đó chính là một thứ văn hóa bịp đáng sợ của thời đại này!

Ở đây tạm thời bỏ qua những thứ quảng cáo khác, tôi chỉ bàn đến những loại thuốc dễ dàng đánh lừa cuộc sống gia đình hạnh phúc của người dân Việt.

Những loại thuốc “thần sầu”


Trong đó, loại sản phẩm giúp cải thiện đời sống vợ chồng kiểu “một người khỏe, hai người vui” nhan nhản trên các kênh truyền hình, trên các trang mạng...

Vì thế, các nhà thuốc, hãng dược phẩm đua nhau ra sức dùng đủ các chiêu thức chăm sóc tận tình để bán được các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng tới các quý ông, quý bà. Chiêu thức bác sĩ, dược sĩ, trình dược viên tư vấn, kê đơn ... cùng với quảng cáo hấp dẫn, khiến người có nhu cầu khó chối từ.

Có thể thấy, quảng cáo “thần dược” ra rả trên truyền hình “đều như cơm bữa”, bất kể “giờ vàng, giờ bạc”. Viên thuốc có tên rất “nổ” là Ngọc Đế Hoàn (Love Story) - được quảng cáo là Viên thuốc của tình yêu và sự thăng hoa diệu kỳ - xuất xứ từ Mỹ, là “vua của các loại thuốc đặc trị sinh lý”, làm tăng cường chức năng sinh lý của nam giới “một cách hiệu quả, an toàn và mau lẹ”, “là bí thuật của dân du mục sống ở vùng Trung Á (bao gồm các sắc dân Mông Cổ, Tây Tạng, Pakistan, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ) chế tác và bảo lưu trên 2000 năm qua...”. Đố ai kiểm chứng được lời quảng cáo trên mây này.

Hay như viên OLKAN - VIÊN HS dành cho nam giới có giá tới 1.854.000 đồng, được quảng cáo cực kỳ hấp dẫn như: “Tăng cường sinh lực đàn ông trung niên có sức khoẻ cơ thể yếu, trí nhớ suy giảm, chức năng sinh lý yếu, mất sự dẻo dai do hút thuốc, thường uống bia rượu, làm việc căng thẳng.

Với những thành phần thảo dược quý hiếm như: Hồng sâm 6 tuổi và các loại thảo dược chữa bệnh khác, fructose chiết xuất từ táo, quả mọng, thỏ ti tử, dâu rừng, quả schizandra,…lộc nhung, bột tỏi, sừng hươu, tinh chất octacosanol,…”.

Rồi vô số các loại thuốc sinh lý nam dạng viên, dạng keo xịt, có giá từ 380 ngàn đồng tới 1,3 triệu đồng/lọ, được hãng cam kết “sản phẩm chất lượng sử dụng tốt, giá rẻ, uy tín. Phương châm phục vụ khách hàng bằng tấm lòng, bằng sự chân thành và trái tim nhiệt huyết của mình”… Chẳng biết trái tim của những con buôn này to nhỏ ra sao.

Một người khỏe, hai người… liệt


Bác sĩ Nguyễn Thị Liên - chuyên gia nam học cảnh báo:

“Những loại thuốc “nhạy cảm” được bán trôi nổi trên thị trường luôn tiềm ẩn nguy cơ có thể gây vô sinh và liệt bộ phận sinh dục của nam giới. Một số loại gel bôi, gel xịt được khuyến cáo là nguy hiểm cho người bị tim mạch, huyết áp, tiểu đường... Tuy nhiên, chúng không có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động tình dục trên người khỏe mạnh như những lời quảng cáo, chưa kể là có các rủi ro khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng pha tạp. Nhưng hiện nay, người mắc các rối loạn tình dục thường ngại đi khám, trong khi đó, việc mua các thuốc này còn dễ dàng nên họ thường nghe, mách nhau và tự ý mua về dùng. Vì thế, đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra, nhẹ thì phải chạy chữa, nặng thì có thể hỏng chức năng sinh lý vĩnh viễn”.

Đó là cảnh một người vui, hai người “liệt”… được báo trước bằng hạnh phúc của nhà quảng cáo. Làm thế nào kiểm soát, ngăn chặn những loại quảng cáo chết người này là việc làm khó nhưng không phải là không thể.

Còn quảng cáo núp bóng các chương trình truyền hình thực tế và món lợi nhuận kếch sù của nhà quảng cáo truyền hình thực tế thu đến một triệu đô mỗi đêm và cách thức họ làm ăn ra sao, có quá nhiều vần đề rắc rối, dài dòng, tôi sẽ tường thuật vào một kỳ khác.

Hình:

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn DD-131127-VanQuang-Showbiz.a
01- - Angela Phương Trinh là một trong những chân dài trong showbiz Việt bị nghi ngờ về tính chân thực của vòng 1 đồ sộ.
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn DD-131127-VanQuang-Showbiz.b
02-- Phi Thanh Vân sau khi nâng ngực, sửa mũi, sửa răng, cấy chân mày và tắm trắng
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn DD-131127-VanQuang-Showbiz.bc
03- “Họa sĩ” đang chăm chú vẽ trên thân hình hotgirl.
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn DD-131127-VanQuang-Showbiz.d
04 - Bức ảnh mới nhất trong bộ body painting của Hani Nguyễn.
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn DD-131127-VanQuang-Showbiz.e
05- “Tân dòng sông ly biệt” một kiểu “nhai lại” truyện cũ đang chiếu trên màn ảnh truyền hình VN.
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn DD-131127-VanQuang-Showbiz.f
06- Quảng cáo cho những vị nam nhi, “một người khỏe hai người… liệt”!
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn DD-131127-VanQuang-Showbiz.g
07- Logo quảng cáo xuất hiện chễm chệ trên đầu Ban giám khảo một cuộc thi ăn khách trên truyền hình.

 
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn   Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeMon Jan 09, 2017 10:45 pm


Thời đại văn hóa đạo đức suy đồi nên mới có cảnh này

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
(VienDongDaily.Com)


Chuyện đại gia Cao Toàn Mỹ và hoa khôi Trương Hồ Phương Nga (sinh năm 1987 tại Hà Nội, Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hay “hợp đồng bán dâm” vừa bị đưa ra tòa chưa xử xong thì những chuyện về chuyện hoa khôi hoa hậu với đại gia lại nổ tùm lum qua cơn bão dư luận trong tuần này tại VN.

Nhưng lần này không phải đại gia xuông mà là quan chức nhà nước đứng đầu một tỉnh. Và gần đây nhất, ngay trong tuần này nạn gái bán dâm là sinh viên, là con nhà lành từ thành thị tới nông thôn bán dâm lu bù, càng lộ rõ thời đại này văn hóa Việt mất tích, đạo đức Việt đi hoang.

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 01

Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đang trần tình về việc không có bồ nhí.

Không cần suy nghĩ nhiều ai cũng biết các quan phụ mẫu chi dân đã hoang dâm vô độ thì “thượng bất chính hạ tắc loạn.” Loạn từ trong loạn ra, loạn từ ngoài loạn vào, loạn từ trên loạn xuống, cái thứ loạn của lương tâm thời đại mới thật là đáng sợ. Cả một thế hệ bị bệnh tật, di truyền cho đến bao nhiêu đời sau vẫn chưa hết hậu quả. Người dân VN tự hỏi con cháu mình rồi sau sẽ ra sao? Nếu không dẹp loạn này ngay thì VN sẽ đi về đâu?

Trước hết bạn hãy nhìn quan đầu tỉnh và bồ nhí làm ăn như thế nào, bạn sẽ thấy tại sao ngân sách và tài sản quốc gia ngày càng thâm thủng đến nỗi mỗi người dân đang gánh 29 triệu đồng nợ công ($1,275), mức cao nhất từ trước đến nay. Số nợ ấy bao giờ mới trả được? Làm bao nhiêu trả nợ đậy cho các quan hết.

Khởi nguồn từ việc Bí Thư Thanh Hóa bác bỏ thông tin có bồ nhí

Dư luận cho rằng nữ cán bộ “bồ nhí” này có nhiều xe hơi hạng sang cùng bất động sản ở Thanh Hóa và Hà Nội có giá trị ước tính lên tới hàng chục tỷ đồng.

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 04

Ngư dân Sầm Sơn phẫn nỗ tụ tập đòi bãi biển, bờ biển, bến thuyền là do ông bí thư hay ai gây ra.

Bí Thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến khẳng định thông tin trên mạng xã hội về "tài sản của bồ nhí Bí Thư Thanh Hóa" là bịa đặt.

Liên quan tới những thông tin đang lan trên mạng xã hội về khối tài sản kếch xù của người được cho là “bồ nhí” của ông Chiến và chuyện hai người có con riêng, Bí Thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đã thẳng thừng bác bỏ.

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 03

Căn nhà lô 9-10, khu liền kề 3, khu đô thị Đại Thanh của cô Trần Vũ Quỳnh Anh.

Trao đổi với phóng viên, ông cho rằng, thông tin "tài sản của bồ nhí Bí Thư Thanh Hóa" trên mạng xã hội nhắm đến nhiều người, chứ không chỉ riêng cá nhân ông.

"Đó toàn là thông tin bịa đặt, bôi nhọ cán bộ và tỉnh đã giao cơ quan chức năng vào cuộc. Tỉnh ủy cũng đã có chỉ đạo xử lý việc ấy.”

Ông Chiến cũng cho biết thêm, ngoài sự vào cuộc của công an tỉnh Thanh Hóa, ông đã đề nghị cả Bộ Công An vào cuộc.

Trước đó, trên nhiều trang mạng xã hội, blog lan truyền bài viết kèm hình ảnh nói về mối quan hệ "bồ nhí" giữa Trịnh Văn Chiến và một nữ trưởng phòng của Sở Xây Dựng.

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 02

Chân dung Hot girl Trần Quỳnh Anh – vợ bé của Bí thư tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến với cuộc sống xa hoa.

Tố cáo chi tiết về ông bí thư và cô bồ nhí

Lập tức trên báo nhà nước và báo mạng phản pháo với những bằng chứng xác thực về lời “thẳng thừng bác bỏ” của ông bí thư tỉnh ủy. Đáng chú ý là tờ báo Người Đưa Tin ra ngày thứ Hai, 19 tháng 9, 2016, là cơ quan thông tin của Hội Luật Gia VN có giấy phép hẳn hoi coi như báo “lề phải.” (Giấy phép số 38/GP-BTTTT của Bộ TT&TT cấp ngày 25/1/2016). Bài báo khá dài, tôi chỉ tóm tắt những nét chính.
Trả lời báo chí chiều tối hôm 18/9, ông Trịnh Văn Chiến nói về khối tài sản kếch xù của Trưởng phòng nhà và Bất động sản Sở Xây Dựng Trần Quỳnh Anh - người được cho là “bồ nhí” và chuyện hai người có con riêng mà ông đã bác bỏ thẳng thừng, cho đó là chuyện bịa đặt vô căn cứ. Vậy tại sao con trai cả của ông, hiện đang công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư lại … nổi loạn?

Vì sao con trai nổi loạn ?


Thưa ông Trịnh Văn Chiến. Việc ông và cô Trần Quỳnh Anh bồ bịch với nhau thì dư luận cán bộ, đảng viên trong tỉnh Thanh Hóa đã xì xào, bàn tán và biết “tỏng tong” từ vài năm nay chứ không phải bây giờ mới bịa đặt cho ông đâu nhé. Ông nói mình làm gì lại đi cặp bồ bịch với hotgirl Trần Quỳnh Anh, vậy tại sao con trai ông đang làm việc tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư lại “nổi loạn,” chán nản, có những lần uống rượu say đã tiết lộ ra hết những việc mà bố mình đã và đang đối xử tệ bạc, phản bội lại vợ con như vậy?
Hiện nay, ông nói đã chỉ đạo công an vào cuộc làm rõ về những thông tin mà báo chí, mạng xã hội đã đăng tải về đời tư của ông. Ông có làm được không ? Ông có dám đối diện với sự thật là mình và cháu bé trai – con của Trần Quỳnh Anh sẽ đi công khai lấy mẫu máu để xét nghiệm DNA để công bố cho thiên hạ biết là mình vô cùng trong sạch, tôn trọng chế độ một vợ, một chồng hay không ?...

Tiền đâu ông Chiến cho gái ?

Theo những tài liệu thu thập được, việc làm đầu tiên của ông Trịnh Văn Chiến sau khi bỏ ra số tiền 60 tỷ đồng ($2.6 triệu Mỹ kim) để chạy lên chức Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2010 là: “Ban hành các Văn bản để thu hồi lại toàn bộ quỹ đất đai đô thị trên địa bàn TP Thanh Hóa và các mỏ trên toàn tỉnh Thanh Hóa về UBND tỉnh quản lý.” Vì ông thừa biết, muốn làm giàu nhanh chóng thì chỉ có đất đai, mỏ... là siêu lợi nhuận để vơ vét.

Khi hàng chục ngàn hét ta đất đô thị, hàng nghìn mỏ đất đá, quặng sắt đã thu về tay mình, ông đã thực hiện các bước tiếp theo là quy hoạch lại thành các dự án bất động sản và cố tình chỉ định cho các Doanh nghiệp (DN) sân sau – không cần đấu giá để chia lô bán nền cho dân giá lên đến hàng chục triệu đồng/m2. Trong khi chỉ nộp thuế với cái giá “quá bèo” khiến cho ngân sách thất thu mỗi dự án hàng trăm tỷ đồng.

Dẫn chứng cụ thể là Dự Án Khu Thương Mại Dịch Vụ và Dân Cư B-TM1 thuộc khu đô thị mới Đông Hương; 34 Ngô Từ, TP. Thanh Hóa... Đây là những dự án đã có mặt bằng tương đối “sạch,” thay vì UBND tỉnh Thanh Hóa phải tổ chức đấu thầu giá đất để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, thu tiền sử dụng đất về tối đa cho ngân sách thì ông Chiến đã ủy quyền cho cấp dưới ký ban hành các Quyết định tự lựa chọn nhà đầu tư và ấn định một giá đất rất ưu ái vào năm 2013, khi đó ông là Chủ tịch UBND tỉnh.
Với dự án B-TM1 thuộc khu đô thị mới Đông Hương – khu đất vàng, diện tích hơn 29,000 mét vuông mà ngân sách nhà nước chỉ thu về 29 tỷ đồng ($1.28 triệu) tiền thuế. Trong khi DN mà ông chỉ định đã bán cho dân giá dao động từ 20-30 triệu đồng/m2. Như vậy ngân sách đã thất thu hàng trăm tỷ đồng từ dự án này là quá rõ.

Nói đến các DN sân sau, ông thao túng, ưu ái, ký cho Tổng Công Ty Anh Phát (DN dính dáng đến 62 tỷ đồng ($2.7 triệu) tiền của Công ty xây lắp dầu khí PVC Thanh Hóa mà công đang điều tra liên quan đến Trịnh Xuân Thanh) hàng nghìn héc ta đất mặt bằng, hàng chục mỏ đất đá trong KKT Nghi Sơn. Ông cũng trực tiếp thò tay vào can thiệp để ép buộc các nhà thầu nước ngoài thi công dự án Lọc hóa dầu thuê lại với giá cắt cổ.

Ông chỉ đạo cho Ban Quản lý KKT Nghi Sơn ban hành văn bản gửi đến các nhà thầu với nội dung: Trong KKT Nghi Sơn và Thanh Hóa, Nghệ An thì chỉ có DN Anh Phát mới có đủ năng lực về tài chính, phương tiện máy móc, mỏ đất đá, mặt bằng... để đáp ứng các điều kiện của nhà đầu tư. Việc làm này của ông đã gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền, độc đoán khiến cho dự án Lọc hóa dầu chậm tiến độ đến nay còn chưa thể đưa vào vận hành, thiệt hại về vật chất cho các bên liên quan lên đến hàng trăm triệu USD. Dân Sầm Sơn than ai, oán ai, thưa ông Chiến ?

Sự kiện hàng ngàn người dân, ngư dân Sầm Sơn tổ chức biểu tình để đòi lại bãi biển- bến thuyền neo đậu bám biển mưu sinh chắc ông là người hiểu hơn ai hết là tại sao dân lại khổ sở thế?

Tại sao tiền của nhà nước, thuế của dân mà FLC lại có thể đàng hoàng và ngang nhiên chiếm dụng và không cho dân đi lại, thu 80 nghìn đồng/xe ô tô qua lại, ông có lên tiếng bảo vệ cho dân, cho đất nước không. Riêng về tuyến đường tiền ngân sách đầu tư này FLC đã thối lại cho ông gần trăm tỷ ông biết không?...

Tại sao tiền của nhà nước, thuế của dân mà FLC lại có thể đàng hoàng và ngang nhiên chiếm dụng và không cho dân đi lại, thu 80 nghìn đồng/xe ô tô qua lại, ông có lên tiếng bảo vệ cho dân, cho đất nước không. Riêng về tuyến đường tiền ngân sách đầu tư này FLC đã thối lại cho ông gần trăm tỷ ông biết chứ?

- Tôi đã phải bỏ qua rất nhiều chi tiết khác mà báo náy tố cáo thẳng thừng. Chưa thấy ông bí thư tỉnh ủy này trả lời ra sao. Có lẽ “cây ngay chết đứng” thật rồi chăng? Thật ra người dân chẳng còn xa lạ gì với những thủ đoạn ngày càng tinh vi tàn độc của bọn quan tham ngày nay. Chẳng phải chỉ có một Trịnh Văn Chiến và Phạm Quỳnh Anh đâu mà còn hàng trăm hay hàng ngàn Trịnh Văn Chiến – Phạm Quỳnh Anh như thế chưa lộ mặt mo đấy thôi. Ôi thời đại gì mà toàn một lũ ăn cắp làm quan hay làm quan để ăn cắp?

Gái gọi hạng sang và các loại gái bán của trời cho

Đấy là về các quan trên, còn xã hội bình dân thì gái bán dâm ngày càng nhiều. Sau nhiều năm bị dẹp trừ, mại dâm bùng phát trở lại từ nội ô đến những vùng ven TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đặc biệt là “gái gọi của thí sinh thi hoa hậu,” mại dâm kiểu… đa cấp, má mì bán dâm cao cấp qua Zalo, nữ ca sĩ nghiệp dư ở Sài Gòn đi sextour giá 30 triệu đồng… thôi thì đủ kiểu, muốn kiểu nào cũng có. Đáng sợ hơn là một nam sinh trường Trung Học cơ sở Hà Nội rúc đầu vào ngực áo bạn gái rồi sờ soạng cơ thể bạn gái ngay tại hành lang trường học.

Thế nên nền tảng gia đình Việt ngày càng tan tác. Nhìn ra cửa người ta nhiều tiền quá, mình nghèo xác xơ có ai thương mình đâu, cứ có tiền là cái gì cũng làm cho bằng hay hơn người. Gần đây nhất, ngày 17/10/2016 Phòng Cảnh sát hình sự, công an TP.HCM cho biết, vừa cất lưới chuyên án, triệt phá một đường dây gái gọi cao cấp có nhiều người mẫu, diễn viên, sinh viên tham gia.

Công an tạm giữ hình sự bốn nghi can có vai trò cầm đầu đường dây để điều tra, xử lý về hành vi “môi giới mại dâm.” Bốn “tú bà” gồm: Nguyễn Thị Cẩm Giang (tự Thủy, 25 tuổi, quê Bạc Liêu), Mai Thiên Trang (25 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh), Nguyễn Hồng Nhung (22 tuổi, quê Đồng Nai) và Lưu Thị Trưởng Thành (24 tuổi, quê Cần Thơ).

Trong đó Nguyễn Thị Cẩm Giang từng là thí sinh của cuộc thi “solo cùng Bolero” năm 2016 do đài truyền hình tỉnh Vĩnh Long tổ chức mới đây. Còn Mai Thiên Trang từng là thí sinh tham dự và đoạt hai giải phụ của một cuộc thi Hoa hậu năm 2012.

Theo điều tra, bốn đối tượng kể trên có vai trò cầm đầu, dắt mối mại dâm cho nhiều người. Giang khai báo, đã tổ chức đường dây khoảng giữa năm 2015 đến nay.

Đường dây này quy tụ nhiều chân dài là nữ tiếp viên các nhà hàng, điểm karaoke, quán bar đóng tại các quận trung tâm Sài Gòn. Ngoài ra tham gia bán dâm còn có các người mẫu chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp, các diễn viên và cả sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng ngay tại Sài Gòn. Giá của chân dài bán dâm là 4 đến 10 triệu đồng ($175-$440) một lần.

Sự nhúng chàm, trượt dài của các chân dài, vốn từng tham gia các cuộc thi nhan sắc, tài năng có tiếng đã từng xảy ra nhiều năm trước, hình ảnh được đăng đầy trên các trang báo nhưng tệ nạn này vẫn không giảm, chẳng cô nào sợ tai tiếng nữa, vậy thời nay họ sợ cái gì?

Chẳng sợ gì ngoài sợ tiền. Danh tiết hay nhân phẩm là thứ bị lãng quên lâu rồi. Họ đáng khinh hay đáng thương? Có lẽ cả hai. Xã hội này không còn đất đứng cho tuần phong mỹ tục nữa rồi. Văn hóa và đạo đức đi chỗ khác chơi! Lỗi tại ai? Tại các quan khốn nạn hay tại lũ công thần chỉ biết xun xoe nịnh bợ thôi.

Văn Quang
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn   Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeMon Jan 16, 2017 9:55 am

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn P 

Hút vàng, hút máu dân không được thì hút xăng dầu!

Dân Đen (Danlambao) - Mới bước sang năm 2017 mà cộng sản đã cho toàn dân thấy sự tàn nhẫn khi đề xuất dự thảo luật hút máu, hút vàng của dân. Không hút được gì, chúng liền quay sang cướp bằng hình thức đánh thuế. Tác giả của trò dùng thuế để cướp là Bộ Tài chính. Cụ thể, Bộ này đề xuất lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường. Nghĩa là nếu thành công, cộng sản sẽ cướp thêm mỗi lít xăng từ 4000 đến 8000 đồng/lít, dầu diezel từ 2000 đến 4000 đồng/lít.

Thoạt đầu nhiều người chưa hiểu sẽ cho rằng việc thu thuế này để bảo vệ môi trường là việc tốt và cũng cần thiết. Nhưng nghĩ  lại chúng ta đang sống ở “thiên đường xã hội chủ nghĩa” do cộng sản cai trị thì làm gì có chuyện cộng sản bảo vệ môi trường. Môi trường Việt Nam trong những năm qua đặc biệt là năm 2016, cộng sản cấu kết với doanh nghiệp, với Trung cộng phá banh chành rồi thì còn gì đâu để bảo vệ. Miền Trung đang sống dở, chết dở vì thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Mãi tới giờ này người dân ăn cá biển vẫn còn bị ngộ độc. Cùng thời điểm xảy ra thảm họa biển miền Trung, trong tháng 04/2016, mức độ ô nhiễm ở Hà Nội khi đo được tại một số trạm quan trắc đã phát hiện có thủy ngân trong không khí... Vậy thử hỏi môi trường của Việt Nam được cộng sản bảo vệ như thế nào?

Việc tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, đồng nghĩa với việc xăng dầu lên giá. Đây là một trong các thành phần cấu thành giá bán ra sản phẩm này. Trong việc tính giá xăng dầu hiện tại mỗi lít xăng, dầu cõng rất nhiều loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt... Việc tăng giá thuế bảo vệ môi trường (nếu thông qua) của Bộ Tài chính sẽ khiến người  dân thêm phần khó khăn trong cuộc sống. Bởi một khi xăng dầu tăng giá thì tất cả những sản phẩm, dịch vụ khác cũng sẽ đồng loạt đội giá… lên trời.

Ngày 01/01/2012, Quốc hội cộng sản đã thông qua Luật thuế môi trường, qua đó giá xăng phải gánh thêm 1000 đồng/lít, dầu diezel gánh thêm 500 đồng/lít. Đến ngày 01/05/2015 nghĩa là chỉ hơn hai năm sau khi áp thuế xăng dầu, cộng sản tiếp tục tăng thuế bảo vệ môi trường lên gấp 3 lần. Cụ thể xăng tăng từ 1000 lên 3000 đồng /lít, dầu diezel từ 500 lên 1500 đồng/lít. Từ năm 2012-2014 Bộ Tài chính thu từ thuế bảo vệ môi trường hơn 11 nghìn tỷ đồng. Năm 2015, sau khi tăng giá thuế, số tiền thu được theo báo cáo của Bộ Tài chính là 27.020 tỳ đồng. Đặc biệt năm 2016 thu tăng mạnh lên 42.393 tỷ đồng. Tưởng chừng việc “hút” thuế từ xăng dầu thế là đủ, nhưng với sự tham lam vô giới hạn, nay cộng sản tiếp tục đòi tăng thuế.

Những quốc gia phát triển và văn minh, tiền thuế của dân được chính phủ sử dụng một cách rõ ràng và minh bạch. Có cơ chế để người dân kiểm soát tiền đóng thuế của họ được sử dụng ra sao. Giả sử (chỉ là giả sử thôi), quan chức tại các nước văn minh này mà sử dụng tiền thuế sai mục đích sẽ gặp phải sự phản đối, hay những đợt biểu tình do người dân tổ chức... Việt Nam là một nước độc đảng do cộng sản nắm quyền thì chuyện đòi hỏi minh bạch trong việc sử dụng đồng tiền thuế  là một điều hoang tưởng.

Việc nhà cầm quyền liên tiếp đưa ra những đề xuất, những dự thảo, dự án này nọ vô hình chung bộc lộ cho người dân thấy rằng ngân sách Nhà nước đã kiệt quệ, một dấu hiệu suy vong của chế độ. Ở đâu đó tôi đã từng nghe một phát biểu của vị Linh mục cho rằng “cộng sản sẽ sụp đổ vào năm 2018 mà không cần tốn một viện đạn”. Có lẽ câu nói ấy của vị Linh mục này cũng là mơ ước của hơn 90 triệu con dân đất Việt. Và giấc mơ ấy trong tôi mỗi ngày đang trở thành hiện thực.

Dân Đen
danlambaovn.blogspot.com

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 2Q==

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn CAdanap1
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn   Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeThu Apr 06, 2017 6:50 pm



"Hiếm có đất nước nào mà cha mẹ sẵn lòng bán con như Việt Nam, từ việc bán con cho các ông chồng Đài Loan, Hàn Quốc, chồng ngoại có đô la cho đến mặc nhiên để con làm gái gọi, để con làm hớt tóc thanh nữ, đi massage, đi làm những công việc tổn thương phẩm hạnh, miễn sao mang tiền về gia đình càng nhiều càng tốt..."

Từ Hương sát thủ, bàn về chuyện làm cha làm mẹ

Viết từ Sài Gòn

Trong cổ tích Việt Nam, có bà mẹ bồng con ra đứng chờ chồng đến hóa đá chứ không có bà mẹ nào chờ con đến hóa đá. Nói cho cùng, việc cho con mình phải chịu cảnh hóa đá theo mình là một việc hết sức ngớ ngẩn và dã man nếu xét trên khía cạnh tình mẹ con. Việt Nam hiện đại, có bà mẹ sẵn sàng ném chín đứa con vào khói lửa chiến tranh chỉ vì lòng thù hận, vì trả thù. Và chuyện mới xảy ra, có người cha, người mẹ suốt mười năm cho con đi học, con làm gì cũng không biết, thậm chí không nhớ nổi con về thăm nhà bao nhiêu lần trong mười năm đó, mọi thông tin của nắm ruột mình rứt ra nghe đầy vẻ nhạt loãng và hời hợt như chuyện sát thủ Đoàn Thị Hương. Lẽ nào bậc làm cha làm mẹ người Việt hỏng đến độ như vậy sao ?

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 32691101660_0e8d559d73
Đứa trẻ phương Tây từ nhỏ được giáo dục những bài học về lòng yêu thương, về đúng, sai, đạo đức làm người và ý nghĩa, giá trị của khoa học cũng như sự sáng tạo…

Câu trả lời là không, hoàn toàn không phải vậy, bản năng yêu thương của con người thì Tây cũng giống Ta, Nam cũng như Bắc, Đông cũng như Tây. Bởi đâu cũng máu đỏ và nước mắt mặn chát, thậm chí dân Á Đông nước mắt còn mặn và chảy nhiều hơn dân phương Tây. Nhưng, có một sự khác biệt rất rõ rệt là hệ tham chiếu cũng như định nghĩa về giá trị tình yêu gia đình hoàn toàn khác biệt giữa Tây và Đông (cụ thể là Tàu). Mà nghiệt nỗi, Việt Nam thì ảnh hưởng Tàu quá nặng nên mọi thứ trở nên đảo lộn trong cơn hổ lốn hầm bà lằng lịch sử.

Nếu như giáo dục phương Tây đề cao giá trị cá nhân, đề cao sự sáng tạo và mỗi đứa trẻ ra đời trong thế giới phương Tây cũng đồng nghĩa với một vũ trụ mới, một tinh cầu mới ẩn chứa cả sự bí ẩn sáng thế đang chào đời. Đứa trẻ được nuôi nấng, được dung dưỡng và được xem là trung tâm để người lớn cưu mang, thậm chí phục vụ. Ngược lại, phương Đông nói chung và Trung Quốc hay Việt Nam nói riêng, một đứa trẻ ra đời, nếu là bé gái, người ta sẽ theo tục lệ, gắp một cục than hồng ném qua cửa với hàm ý đứa bé lớn lên sẽ không phải là thành viên gia đình, không phải là huyết hệ. Và nếu sinh ra một bé trai thì bé trai nghiễm nhiên trở thành trung tâm gánh vác trách nhiệm gia đình, trách nhiệm dòng tộc, trách nhiệm duy trì giống đực để củng cố thế lực gia đình, dòng tộc…

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 32691099700_70369bd432
Phương Đông chỉ có khóa học làm con kéo dài cả đời người cho đến lúc chết.

Nếu như đứa trẻ phương Tây từ nhỏ được giáo dục những bài học về lòng yêu thương, về đúng, sai, đạo đức làm người và ý nghĩa, giá trị của khoa học cũng như sự sáng tạo… Thì đứa trẻ phương Đông được giáo dục về niềm tự hào dòng tộc, tự hào quốc gia, tôn thờ vua chúa, tôn thờ lãnh đạo quốc gia và tôn thờ dòng tộc, ông bà. Có một điều nữa là phương Tây có hẳn một khóa học làm cha làm mẹ, phương Đông chỉ có khóa học làm con kéo dài cả đời người cho đến lúc chết.

Và tư tưởng này không phải ngày một ngày hai mà có, tư tưởng Khổng Giáo đã ăn dằm trong huyết hệ người Việt. Từ việc tuân thủ các lễ nghi dòng tộc, gia đình cho đến tinh thần gia trưởng rồi tôn thờ cha mẹ một cách mù quáng (điều này khác xa với hiếu đạo) tỉ như cha có ăn trộm thì việc ăn trộm đó vẫn là đúng. Ngay trong hệ thống đạo đức Phật Giáo cũng dạy con người hiếu thảo nhưng chưa có bất kì một chương hay một câu nào dạy cách làm cha làm mẹ đúng mực. Giáo điều dạy con cái hiếu thảo một cách bất tận mà không dạy cách làm cha làm mẹ đúng mực là con dao hai lưỡi.

Nếu mặt tốt của nó có khả năng giúp cho con cái hiếu thuận bao nhiêu thì mặt xấu của nó là dung túng những đức tính không lành mạnh, thậm chí bệnh hoạn cũng như kiểu tư duy một chiều rằng "con cái phải theo cha mẹ chứ cha mẹ không theo con cái", điều này nhanh chóng đẩy đến chỗ đổ vỡ hình tượng, thất vọng về cha mẹ, và con cái phải cắn răng chịu đựng và có thể tuân phục một cách vô ý thức, dẫn đến xã hội nhiễu loạn.

Bằng chứng của thứ đạo đức một chiều và bệnh hoạn này là có vẻ như đức hi sinh của bậc làm cha làm mẹ phương Tây cao hơn rất nhiều đức hi sinh của bậc làm cha làm mẹ phương Đông. Và đáng sợ hơn là lòng hiếu đạo cũng như cung cách ứng xử đúng mực của con cái đối với cha mẹ, Phương Tây tốt hơn hẳn phương Đông. Vì sao ? Vì nói cho cùng thì chữ Hiếu của phương Đông chứa quá nhiều sự ẩn ức tâm lý, sự bất cân bằng về tính tự trọng và dân chủ so với chữ Hiếu của phương Tây không cần qua nhồi nhét giáo dục, không cần giáo điều nhưng lại được phát triển tự nhiên thông qua sự tương ái của cha mẹ và tương kính của con cái.

Và nói rộng ra một chút, hiếm có đất nước nào mà cha mẹ sẵn lòng bán con như Việt Nam, từ việc bán con cho các ông chồng Đài Loan, Hàn Quốc, chồng ngoại có đô la cho đến mặc nhiên để con làm gái gọi, để con làm hớt tóc thanh nữ, đi massage, đi làm những công việc tổn thương phẩm hạnh, miễn sao mang tiền về gia đình càng nhiều càng tốt. Và kinh tởm nhất là các ông cha, bà mẹ biết con mình làm những việc tổn thương đạo đức, phẩm hạnh, mất hết tương lai và nhân vị nhưng vẫn cứ ung dung cầm đồng tiền của con mình mang về mà tiêu xài, mua sắm và xem như đó là thứ phước báu nổi trội của gia đình so với xã hội chung quanh. Bởi con cái có hiếu, có phước mới có được con cái chấp nhận bán thân nuôi cha mẹ (!?).

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 32227685704_b06a256be5

Hiếm có đất nước nào mà cha mẹ sẵn lòng bán con như Việt Nam, từ việc bán con cho các ông chồng Đài Loan, Hàn Quốc, chồng ngoại có đô la cho đến mặc nhiên để con làm gái gọi…

Mà trong đó, truyện Kiều, một bản mẫu bán mình chuộc cha cũng ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi quan niệm, hệ qui tham chiếu đạo đức, chữ Hiếu của Việt Nam. Bởi, lúc còn trẻ, họ cũng sống trong tâm thức, trong hệ tham chiếu đạo đức nếu cần thiết thì bán mình chuộc cha, vì chữ hiếu, khi lập gia đình, sinh con đẻ cái, họ tiếp tục sống theo lối mòn này. Không thiếu những bậc làm cha làm mẹ lấy làm hãnh diện khi xây mộ cho gia tộc, cho cha mẹ của họ tiền tỉ này tỉ nọ mà đáng sợ là số tiền đó do con cái của họ buôn ma túy, bán dâm, lừa đảo, tham nhũng, bòn rút của công mang về. Họ vẫn tự hào vì "phước báu gia đình lớn".

Tôi từng tởm lợm khi nói chuyện với một ông bạn, ông này từng tuyên bố : "Có con gái mà cho nó ăn học thì uổng lắm, lựa chọn đó kém lắm. Cho nó đi bán bia ôm, nó mang tiền về cho mình xây nhà cho bề thế, tới khi nó có chồng, cho nó hai chỉ vàng là to đùng rồi !...". Chuyện này có thật 100%, và đây không phải là trường hợp cá biệt tại Việt Nam. Không phải tự dưng mà đùng một cái, ở các làng quê mọc lên đầy biệt thự của nông dân làm ruộng ba đồng ba cọc, không có nghề ngỗng, con gái họ thì đi làm xa một cách bất minh, bặt vô âm tín và số lượng gái mại dâm người Việt tại nước ngoài cũng như trong nước chiếm con số hết sức khủng khiếp. Tất cả đều do định nghĩa sai lệch và bệnh hoạn về chữ Hiếu. Điều này để lại hậu quả không nhỏ chút nào.

Đã đến lúc dân tộc Việt Nam phải xem lại, phải học cách làm cha làm mẹ trước khi con mình học chữ Hiếu, nếu không, dân tộc này sẽ tự hủy hoại bởi đạo đức gia đình băng hoại từ trứng nước. Tôi muốn khẳng định thêm một lần nữa, Việt Nam không thiếu những bậc làm cha làm mẹ biết hi sinh và thương yêu con mình. Nhưng Việt Nam cũng không thiếu những loại cha mẹ sẵn sàng bán con để lấy tiền. Chúng ta hãy thôi tự huyễn hoặc mình bằng một thứ giáo điều bệnh hoạn, bằng kiểu áp đặt ngớ ngẩn và thiếu nhân tính nếu như vẫn còn hi vọng vào một tương lai tốt đẹp !

Viết từ Sài Gòn
Nguồn: RFA, 22/02/2017 (VietTuSaiGon's blog)


“Sát thủ” Đoàn Thị Hương có thể đối mặt án tử hình?


Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 94872387_6ea0cb43-f7d4-4ffe-b281-652f4c0a4a35-450x252

Hai nữ nghi phạm trong vụ sát hại Kim Jong Nam sẽ ra tòa ngày mai ở Malaysia. Đó là Đoàn Thị Hương (Việt Nam) và Siti Aisyal (Indonesia). Theo công tố tối cao Malaysia, nếu bị tuyên là có tội họ sẽ phải đối mặt với án tử hình.

Phía Nam Hàn cho rằng, 4 người đàn ông có mặt tại sân bay cùng 2 cô gái này và đã trốn thoát ngay sau đó là tình báo của Bắc Hàn. Họ được cho là đã đào thoát thành công qua Nga rồi từ đó về Bình Nhưỡng.

Khai với nhà chức trách, nghi phạm Indonesia cho biết, cô được trả 1 số tiền tương đương 90 usd để làm một trò chơi khăm với Kim Jong Nam và chất mà cô sử dụng trông giống như ‘dầu em bé’. Hai người thuê cô trông giống như ‘người Nhật Bản hoặc Hàn Quốc”.

Trong khi đó, cô Hương cũng có lời khai tương tự. Những phát hiện tiếp theo cho thấy, cô có nhiều mối quan hệ bạn bè với người nước ngoài, với những cái tên có thể là Triều Tiên, Trung Quốc. Cơ quan điều tra cũng cho rằng, cô từng tới Hàn Quốc và có thể có mối quan hệ tình cảm với 1 người Triều Tiên. Việt Nam sau hơn 1 tuần im lặng đã xác nhận thân nhân của cô Hương.

Ông Kim Jong Nam được xác định đã tử vong trong đau đớn sau 20 phút bị trúng độc. Chất độc VX được tìm thấy trong mắt và da của ông là loại độc tố bị Liên Hiệp Quốc cấm sử dụng. Đó là chất cực độc, có thể dùng trong chiến tranh hóa học. Chỉ cần 1 lượng rất nhỏ cũng khiến nạn nhân tê liệt thần kinh.

Theo Công ước Vũ khí Hóa học năm 1993, các bên ký kết không được sản xuất và tàng trữ quá 100 gram VX mỗi năm. Ngoại lệ duy nhất là cho mục đích “nghiên cứu, y tế và dược” với số lượng tổng hợp “không vượt quá 10 kg mỗi năm mỗi cơ sở”.

The Star dẫn lời chuyên gia nghiên cứu chất độc Dzulkefly Ahmad thuộc Đại học Khoa học Malaysia cho rằng các nghi phạm chỉ cần không quá 10 đến 15 mg VX để đầu độc ông Kim Jong Nam tại sân bay hôm 13/2.

Hiện  Indonesia đã thuê luật sư bảo vệ cho nữ nghi phạm Siti Aisyal. Việt Nam đã có sự tiếp xúc lãnh sự với công dân Đoàn Thị Hương và bộ trưởng Tô Lâm trong một phát biểu trên BBC cho hay, Việt Nam có thể xin dẫn độ Đoàn thị Hương về trong nước xét xử.

Những kẻ được cho là chủ mưu hiện đang nằm ngoài vòng pháp luật. Malaysia đã phát lệnh truy nã 6 người, trong đó có 4 người đàn ông được nhìn thấy ở sân bay vào thời điểm Kim Jong Nam bị sát hại, bí thư đại sứ quán Bắc Hàn tại Malaysia và 1 nhân viên hàng không.

Đàn Chim Việt tổng hợp

.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn   Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeTue May 23, 2017 6:34 pm




Không còn gì để bán chỉ bán... thân

Trần Nhật Phong (Danlambao) - Thân xác của mẹ Việt Nam đang bị những kẻ cai trị xẻ ra bán từng phần và được nhân danh “phát triển” nhưng thực tế là bán để chia chác lợi nhuận của những kẻ cầm quyền. Nếu hôm nay các bạn tiếp tục "cam chịu" hay "không phải chuyện của tôi" thì liệu ngày mai sẽ đến ngôi nhà của các bạn, mảnh đất của các bạn sẽ được thu hồi vì đó là đất “được qui hoạch” hay đất thuộc “bộ quốc phòng”. Trong một xã hội, mà đất đai, tài sản có thể bị “cướp” bất cứ giờ phút nào thì các bạn liệu có “an toàn” hay “yên bình” hay không?

*

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã có một thời gian khá dài làm nghề lồng tiếng cho các phim bộ Hong Kong và Đài Loan, gần 19 năm làm nghề này, có thể nói tôi đã xem và học được khá nhiều điều hay từ những nhà viết kịch bản của Hong Kong hay Đài Loan, do cơ chế tự do, sức sáng tác của họ thật dồi dào và đôi khi mang đậm những triết lý nhân sinh của người gốc Á.

Tôi nhớ có một lần, phòng chuyển âm phim bộ nhận lồng tiếng cho một loạt 2, 3 vở kịch diễn sân khấu, được thu hình và phát hành, có một vở kịch mà tôi nghĩ thích hợp với câu chuyện hôm nay với các bạn, đặc biệt là các bạn đang sinh sống trong một xã hội đang có dấu hiệu bùng phát mãnh liệt có thể dẫn tới sự đổ máu vì những bất công.

Đại khái câu chuyện đó nói về một nhân vật được hư cấu, vốn là một nhà ngôn ngữ học kiêm một soạn giả nổi tiếng ở Thượng Hải, được xem là một thiên tài, về ngôn ngữ ông có khả năng nghe người đối diện nói chuyện qua âm điệu thì biết ngay là người sinh sống ở vùng nào, làng nào tại Trung Quốc.

Bên cạnh đó ông còn là một nhà soạn kịch nổi tiếng, trong một ngày làm việc của ông, ông có thể soạn một lúc 4, 5 vở kịch khác nhau, vừa có thể đọc đối thoại cho kịch bản này, vừa có thể tạo ngay bố cục cho kịch bản khác, sức sáng tác dồi dào của ông khiến cho các nhân viết viết tuồng chạy không kịp với các vở kịch được ông viết.

Được sự kính trọng của hầu hết giới thượng lưu của Thượng Hải, có nhiều bạn bè tốt, nhưng đến cuối đời ông lại trở thành một ông già khùng khùng, điên điên và chết trong sự cô độc trên đường phố ở Hong Kong ở thập niên 60, sau khi trải qua hàng loạt những biến cố theo sự thăng trầm của dòng lịch sử Trung Hoa.

Tôi thích câu chuyện này, vì nó mang đậm tính triết lý về cuộc sống, đặc biệt là thời hoàng kim của nhà soạn giả ở Thượng Hải, lúc đó ông tự tin là có thể làm bất cứ điều gì như một nhà phù thủy đa năng.

Trong một cuộc ăn nhậu với bạn bè, ông đánh cá với họ rằng, sẽ biến cô gái bán hoa bên ngoài nhà hàng sang trọng nơi ông ăn nhậu, rằng chỉ trong vòng 3 tháng, ông có thể biến cô trở thành một minh tinh siêu việt nổi tiếng khắp Thượng Hải.

Và ông làm thật, kết quả đúng như lời ông cam đoan, chỉ vài tháng dưới sự nhào nắn của ông, cô gái bán hoa đã trở thành một trong những người đẹp được tung hê, được chào đón vồn vã của giới thượng lưu ở Thượng Hải.

Đương nhiên câu chuyện tránh không khỏi những tình cảm nảy sinh ra giữa ông và cô gái bán hoa, và rồi thời cuộc, ghen tuông và cái tôi to lớn đã khiến hai người hợp rồi tan, tan rồi hợp trong bối cảnh nhiễu nhương của nước Trung Hoa thời cận đại.

Một trong những lần cãi nhau gay gắt dẫn đến chia tay, cả ông và cô gái bán hoa đã có những lời gây tổn thương nặng nề cho nhau nhưng mang đậm triết lý cuộc sống:
- Không có tôi, thì giờ này cô chỉ là cô gái bán hoa ở ngoài đường thôi, làm gì được như bây giờ, được săn đón nhiệt tình của các tài phiệt Thượng Hải.
- Đúng, không có ông tôi vẫn chỉ là cô gái bán hoa, nhưng ít ra ngày xưa tôi còn có hoa để bán, bây giờ tôi chả có gì để bán nửa ngoại trừ bán… thân.

Lời nói cay đắng của cô gái từ thân phận bán hoa biến thành một thứ gái điếm hạng sang ở Thượng Hải, khiến tôi liên tưởng đến hoàn cảnh của Việt Nam ngày hôm nay, nó không khác gì với câu đối thoại trên cả các bạn ạ.

Trước năm 1975, miền Nam Việt Nam tuy chưa là một cường quốc trong khu vực, nhưng ít ra được sự kính trọng của các quốc gia và vùng lãnh thổ lân bang, tương tự như cô gái bán hoa, có được sự kính trọng thương mến của những bạn bè xe kéo, bán hàng rong, những con người lam lũ chung xóm.

Và sau năm 1975, tuy mang danh là một quốc gia thống nhất, nhưng dưới sự cai trị của đảng cộng sản, con dân Việt Nam cầm passport CHXHCNVN đi đến đâu thì bị khinh khi đến đó, và khi không còn gì để bán thì chỉ còn “cướp” đất để bán, nó cũng không khác gì cô gái bán hoa, khi trở thành gái điếm hạng sang, không còn gì để bán chỉ có bán... trôn nuôi miệng, và bị bạn bè xa lánh.

Khi nợ công chất cao như núi, không còn gì để xuất cảng, thì những kẻ cai trị chỉ biết tăng thuế, cướp đất để bán, nghĩ đến chuyện..., lách nợ, mà không đủ khả năng để nghĩ ra giải pháp.

Hàng dệt may xuất cảng thì Indonsia, Malaysia và Trung Quốc đè đến ngợp thở, nếu có dịp ra nước ngoài đến những khu shopping lớn, người ta chỉ thấy các mặc hàng quần áo đều xuất phát từ những quốc gia này, hiếm hoi lắm mới nhìn thấy hàng chữ Made In Viet Nam.

Nông, thủy sản thì trước đây chỉ thua cho Thái Lan, nay thì thua luôn cho cả Lào, Cam Bốt và Miến Điện, khi các mặc hàng này liên tục bị trả về từ khắp nơi trên thế giới vì nhiễm độc thủy ngân, nhiễm độc kim loại.

Dầu thô thì liên tục lỗ lã, giá dầu trên thế giới sụt giảm, từ lổ tới lổ.

Rừng bị tàn phá, biển bị ô nhiễm, đồng bằng sông Cữu Long bị nước mặn xâm nhập, sông Hồng thì bị hút cát khau thác vô tội vạ. tài nguyên quốc gia không còn lấy một cái gì gọi là rừng vàng biển bạc.

Việt Nam hôm nay còn gì để bán ra nước ngoài? Không, không còn gì cả ngoại trừ … đất đai.

Và do đó càng lúc càng có nhiều vụ “cướp” đất diễn ra khắp nơi trên toàn cỏi Việt Nam, từ bắc chí nam, nơi nào cũng có quan chức địa phương, công an, quốc phòng “cướp” đất đai để bán quyền sử dụng cho nhà đầu tư “nước ngoài” mà thực chất hầu hết là nhà đầu tư “Trung Quốc”.

Hoàn cảnh này có khác gì cô gái bán hoa biến thành bán…trôn trong câu chuyện mà tôi kể ở trên đây các bạn?

Thân xác của mẹ Việt Nam đang bị những kẻ cai trị xẻ ra bán từng phần và được nhân danh “phát triển” nhưng thực tế là bán để chia chát lợi nhuận của những kẻ cầm quyền.

Nếu hôm nay các bạn tiếp tục "cam chịu" hay “không phải chuyện của tôi” thì liệu ngày mai sẽ đến ngôi nhà của các bạn, mảnh đất của các bạn sẽ được thu hồi vì đó là đất “được qui hoạch” hay đất thuộc “bộ quốc phòng”.

Trong một xã hội, mà đất đai, tài sản có thể bị “cướp” bất cứ giờ phút nào thì các bạn liệu có “an toàn” hay “yên bình” hay không?

Chạy!!!!

Cơ hội chạy của các bạn đã chậm rồi, vì con cái của những quan chức, kẻ cầm quyền đã chạy trước, chúng ôm tài sản chạy qua xứ “tư bản giãy chết” rồi các bạn ạ, nếu các bạn có may mắn chạy thoát, ra đến bên ngoài cũng chỉ đi làm công cho con cháu của chúng vì chúng có tiền hơn các bạn, nếu các bạn không có khả năng chuyên môn, không có khả năng ngôn ngữ ở xứ sở các bạn chạy đến, thì các bạn cũng sẽ tiếp tục làm “thân cu li” cho con cháu của những kẻ cầm quyền hiện nay mà thôi.

Giải pháp duy nhất cứu các bạn đã có từ lâu, vấn đề là các bạn có dám dùng giải pháp đó để thay đổi số mạng của các bạn hay không, thay đổi vận mệnh của mẹ Việt Nam hay không thì tùy các bạn nhé, chúng tôi bên ngoài đã cạn lời, không can đảm một lần chịu đau để đục bỏ khối ung thư, thì các bạn chỉ chờ ngày vào quan tài mà thôi.

23/5/2017
Trần Nhật Phong
danlambaovn.blogspot.com


Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Xkld-622

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 5_gai1429-1
Bar "Tiệm cà phê Việt Nam" tại giao lộ Jalan Ramlee -
Jalan Perak giữa trung tâm Kuala Lumpur và bên trong bar.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn   Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeFri May 26, 2017 10:30 am



Khu ‘siêu ổ chuột’ giữa quận giàu nhất Sài Gòn


10/04/2017

Sống chui rúc, chật chội “chỉ thở thôi cũng thấy mệt rồi” nhưng riết rồi cũng thành quen. Mà không quen thì cũng phải quen.

TP.HCM là đô thị đặc biệt, nơi từng được mệnh danh là Hòn ngọc viễn đông, với những công trình hoành tráng, hiện đại, tốc độ phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, đằng sau đó vẫn còn tồn tại những nghịch lý khó tin.

Nằm sát bên cạnh những tòa nhà tráng lệ, những công trình cao tầng của “khu đất vàng” tại trung tâm quận 1, ít ai biết lại là những căn nhà bé xíu như những chiếc hộp diêm, diện tích nhỏ không thể nhỏ hơn. Có những gia đình ngót nửa thế kỷ chưa một lần được quây quần cùng nhau bên mâm cơm chỉ vì nhà không đủ chỗ ngồi.


Những căn nhà không thấy mặt trời

Khu Mả Lạng nằm lọt thỏm trong các tuyến đường Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Trãi thuộc phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1. Đường vào khu Mả Lạng như một mê trận với hàng loạt con hẻm nhỏ chạy loằng ngoằng chỉ đủ để một chiếc xe máy đi qua. Nhìn bên ngoài, ít ai biết đằng sau những tuyến đường buôn bán sầm uất là hàng trăm căn nhà diện tích chỉ khoảng 5-7 m2, lụp xụp, rách nát. Trong đó có không ít nhà nhiều chục năm nay không nhìn thấy ánh sáng mặt trời.

Vậy nhưng đây đã trở thành nơi che chở cho hàng nghìn số phận, hàng nghìn mảnh đời nghèo khổ suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 1ochuot_BVXP
Khu nhà ổ chuột nằm giữa lòng trung tâm sầm uất nhất TP.HCM. Ảnh: Việt Hoa.

Ngoài 60 tuổi, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hiệp đã trải qua hơn 25 năm sống trong căn nhà có bề ngang 1,5 m, chiều sâu 5 m. Diện tích chỉ vẻn vẹn 7,5 m2  nhưng căn nhà này đã là tổ ấm của sáu người gồm vợ chồng ông, vợ chồng một người con và hai đứa cháu.

Ông Hiệp kể rằng đầu năm 1990 ông là dân tứ xứ trôi dạt về Sài Gòn kiếm sống rồi mua lại căn nhà này từ một người chủ cũ. Vốn dĩ ban đầu căn nhà có diện tích 15 m2 nhưng chủ cũng đã ngăn ra thành hai phần để bán.

Kể về những sinh hoạt của cả gia đình trong căn nhà bé xíu, ông Hiệp cho biết để có chỗ ngủ cho cả gia đình, ông đã cơi nới thêm một gác nhỏ khoảng 5 m2  để cho vợ chồng con, cháu ngủ. Hai vợ chồng ông ngủ ở dưới nền nhà. Đó cũng là nơi chứa tất cả đồ đạc, vật dụng trong gia đình, cũng là nơi nấu cơm, rửa chén, giặt đồ.

mấy chục năm qua, căn nhà không có chỗ để làm nhà vệ sinh nên chỗ rửa rau, nấu cơm ngay sát cửa ra vào, đồng thời cũng là nơi đi vệ sinh!

“Cả căn nhà của tôi có khi còn chưa bằng một cái nhà vệ sinh của người ta. Mỗi khi chúng tôi đi vệ sinh thì phải đóng cửa lại, ai ở trong nhà thì bịt mũi, còn không thì phải đi ra khỏi nhà”, ông Hiệp cho hay.

Ông Hiệp cho biết thêm ngày xưa, trong khu Mả Lạng có sáu nhà vệ sinh công cộng cho cả khu dùng chung, nhưng sau này người đến ở đông, nhà vệ sinh cũng trở thành nhà ở. Vì vậy, trong khu này cũng có nhiều gia đình không thể xây nhà vệ sinh vì diện tích quá nhỏ và đều phải “tự giải quyết” như kiểu của gia đình ông vẫn làm.


Giấc mơ được ngồi cùng nhau bên mâm cơm

Dãy nhà kế tiếp tôi đến cũng tối tăm không thấy ánh mặt trời. Những căn nhà bé như cái hộp diêm, không đủ chỗ sinh hoạt, xe cộ đa phần để ở bên ngoài nhà khiến những con hẻm vốn đã chật lại càng chật chội hơn.

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 8nhaochuot_wnmc
Bà Phạm Thị Tuyết Nga cùng người cha sống trong căn nhà có diện tích 5 m2 hàng chục năm nay. Cha bà Nga bị bệnh đường ruột nhưng không dám đi mổ vì sợ khi ngủ nhà quá chật, bà Nga sẽ đụng phải vết thương của cha mình. Ảnh: Việt Hoa.

Nhiều gia đình còn phải nấu cơm, rửa chén ở bên ngoài vì trong nhà không đủ chỗ.

7h tối, thời điểm tập trung đông đủ nhất của các gia đình. Tôi ghé thăm nhà ông Huỳnh Trung Nghĩa khi ông vừa trở về sau cuốc xe ôm cuối cùng trong ngày. Lúc này trong nhà đã có sẵn sáu người, một lúc sau thì có thêm hai vợ chồng bế một cháu nhỏ về nhà.

Tôi còn chưa hết ngạc nhiên thì ông Nghĩa nói tỉnh rụi: “Còn năm đứa nữa, đi làm chưa về!”.

Thật không thể tin rằng căn nhà 11 m2 của ông Nghĩa có thể chứa đến 14 người, gồm 10 người lớn và bốn đứa trẻ. Cũng như bao gia đình khác, ông Nghĩa phải cơi nới thêm một căn gác nhỏ, đủ để “lùa” hết một nửa vào ở. Nửa còn lại sẽ ngủ ở dưới nhà. Vậy mà trong sáu chiếc xe máy, ông Nghĩa vẫn cố gắng để thêm một chiếc trong nhà, năm chiếc còn lại phải để ở ngoài.

“Đường ở đây nhỏ lắm, kẻ trộm có lấy cũng không chạy nổi”, ông Nghĩa hài hước khi tôi hỏi ông để xe ở ngoài có sợ kẻ gian lấy mất không.

Đối với gia đình ông Nghĩa cũng như người dân trong khu Mả Lạng, giường ngủ có lẽ là một món đồ xa xỉ, không phải vì không đủ tiền mua giường mà vì nhà quá chật chội, không đủ chỗ để kê giường!

Ông Nghĩa tiết lộ “bí quyết” để sắp đủ chỗ ngủ cho cả nhà là “không có bí quyết gì cả, cứ xếp nhau lại như cá mòi, đầu người này giáp với chân người kia. Ở đây gia đình nào chả thế. Kệ. Ăn nhiều chứ ở thì hết bao nhiêu”, ông Nghĩa nói xuề xòa.

Kể về những bữa cơm gia đình, ông Nghĩa nói vợ ông cứ nấu sẵn cơm để đấy, ai về trước thì ăn trước, không thì mỗi người một tô bưng ra hẻm tìm chỗ ngồi ăn.

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn 8nhaochuot1_xjho
Mấy chục năm qua, chưa một lần gia đình ông Huỳnh Trung Nghĩa được ngồi cùng nhau bên mâm cơm vì nhà không đủ chỗ. Ảnh: Việt Hoa.

“Sống từ nhỏ trong căn nhà này đến nay cũng mấy chục năm, chưa một lần cả gia đình tôi sum vầy cùng nhau bên mâm cơm vì chỗ đâu mà ngồi”, ông nói..

Chuyện tắm giặt của cả gia đình 14 người chỉ với một nhà vệ sinh nhỏ xíu thì mỗi người đều phải tranh thủ. Trẻ con đi học về tắm trước, người lớn đi làm về phải luân phiên nhau tắm, từ chiều đến tối rồi ai cũng đến lượt!

Đối với người dân trong khu Mả Lạng, ngôi nhà căn bản là một chỗ để về ngủ buổi tối, sáng dậy lại tản đi mỗi người một hướng. Họ sống chui rúc, chật chội “chỉ thở thôi cũng thấy mệt rồi” nhưng riết rồi cũng thành quen. Mà không quen thì cũng phải quen “vì không ở thì biết đi đâu, trong khi tiền kiếm được sau mỗi ngày lao động chỉ đủ để lo cơm nước.

Gần 30 năm chờ chỉnh trang


Theo thống kê của UBND phường Nguyễn Cư Trinh, khu Mả Lạng khoảng 3 ha, hiện có khoảng 550 hộ dân với hơn 2.500 nhân khẩu. Đặc thù của khu vực này là hẻm nhỏ, nhà nhỏ, vật liệu xây dựng bán kiên cố. Mỗi gia đình có trung bình từ bốn nhân khẩu trở lên và có nhiều thế hệ cùng chung sống trong một gia đình.

UBND phường Nguyễn Cư Trinh cho biết trước năm 1975, khu dân cư này xen lẫn với nghĩa địa. Đến năm 1977, một số người dân khu vực này đi kinh tế mới theo chủ trương, nhưng sau đó quay trở về và tiếp tục dựng nhà trên khu đất bị cháy trước đây.

Cũng theo thông tin từ phường Nguyễn Cư Trinh, giai đoạn năm 1997 đến 2003, khu vực Mả Lạng trở thành một trong những khu chợ ma túy nổi tiếng của cả nước. Giờ đây, ám ảnh về những “cái chết trắng” đã trở thành dĩ vãng trong tiềm thức của người dân nơi đây. Tuy nhiên, cái nghèo thì vẫn đeo bám dai dẳng cho đến tận bây giờ.

Từ năm 2000, TP.HCM có chủ trương giải tỏa khu Mả Lạng và chỉnh trang khu vực này. Sau đó Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn được chấp thuận thực hiện, nhưng dự án kéo dài mà vẫn không triển khai được.

Từ năm 2007, TP.HCM tiếp tục chấp thuận cho Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư, biến khu vực này thành một phức hợp khách sạn, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại.

Đầu năm 2017, UBND TP.HCM có văn bản giao Sở TN&MT rà soát pháp lý, phối hợp với quận 1 tiến hành công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án. Đồng thời chỉ đạo quận 1 chủ trì, phối hợp với Bitexco và các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tổ chức điều tra khảo sát lập phương án tái định cư hoàn thành trong quý II.


.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn   Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitimeThu Jun 01, 2017 6:01 pm



Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn


Nhà gỗ mục nát, chật chội, rác thải bủa vây, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc... là cảnh sống của hàng chục nghìn hộ dân trên các kênh nước đen tại Sài Gòn.

 
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Xom-o-chuot-1-1479689949_680x0
Theo thống kê của Sở Xây dựng, toàn thành phố hiện có hơn 20.000 căn nhà ven và trên kênh, tập trung tại các quận 4, 7, 8, Bình Thạnh. Dọc theo dòng kênh Tẻ, quận 4 có hàng nghìn căn nhà chỉ che chắn tạm bợ bằng vật liệu như tôn, ván gỗ đã xuống cấp. Người dân sống chung với mùi hôi nồng nặc, nhất là vào mùa nắng nóng.
 
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Xom-o-chuot-14-1479975733_680x0 
Con hẻm 334 đường Tôn Thất Thuyết, phường 1, quận 4  nằm ven dòng kênh rộng hơn một mét. Theo người dân, hẻm chật hẹp nên nếu xảy ra hỏa hoạn, họ chỉ biết nhảy xuống kênh để thoát hiểm.
 
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Xom-o-chuot-8-1479689952_680x0 
Nhà nhỏ nhưng chứa nhiều đồ đạc và xuống cấp nên 4 đứa con của bà Tô Thủy Tuyết Mai đã thuê nơi khác ở, nhà chỉ còn lại mình bà. "Tôi ở đây đã gần nửa đời người. Căn nhà cũng đã dựng gần chục năm nay. Nhiều lúc muốn sửa sang lại nhưng không có tiền", bà Mai giãi bày.
 
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Xom-o-chuot-9-1479978254_680x0 
Căn nhà gỗ có diện tích khoảng 20 m2 của gia đình bà Nguyễn Thị Lệ nằm ven kênh Tẻ. Bà cho biết, nhà có 6 người, bao gồm các con, cháu trong gia đình. "Cách đây vài năm, tôi cũng có nghe chủ trương giải tỏa nhà cửa ven kênh nhưng chờ hoài chưa thấy. Tôi mong chính quyền sớm di dời bà con ở đây đến nơi ở mới khang trang hơn. Sống ở đây chật chội và ô nhiễm lắm", bà Lệ chia sẻ.
 
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Xom-o-chuot-7-1479978254_680x0 
Ông Nguyễn Văn Thành (70 tuổi), người làm công quả cho một ngôi chùa ở quận 4, cho biết sống trong cảnh tạm bợ ở cù lao Nguyễn Kiệu đã hơn 10 năm. "Ở đây, không khí ô nhiễm, nhà cửa xuống cấp nên ai cũng muốn chuyển đi nơi khác", cụ Thành nói.
 
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Xom-o-chuot-12-1479689955_680x0 
Với họ, nguồn nước sạch luôn thiếu thốn, đặc biệt là vào mùa khô. "Mỗi lần tắm rửa, chúng tôi đều phải tiết kiệm nguồn nước", một người dân sống ven dòng kênh Tẻ cho biết.
 
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Xom-o-chuot-12-1479975733_680x0 
Hẻm nhỏ hẹp lại nằm ven kênh nên những đứa trẻ chỉ được bố mẹ cho phép chơi đùa trong nhà để đảm bảo an toàn.
 
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Xom-o-chuot-9-1479689953_680x0 
Phần lớn căn nhà gỗ tạm bợ ven kênh Tẻ đều thiếu ánh sáng và dưỡng khí. Bà Huỳnh Thị Lệ Thanh cho biết đã ở đây từ nhỏ nên quen với cảnh sống chật chội, tạm bợ. "Nhà cửa xuống cấp trầm trọng, sống mà luôn nơm nớp lo sợ không biết lúc nào nó sập", bà Thanh nói. 
 
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Xom-o-chuot-9a-1479689954_680x0 
Nhà cửa ọp ẹp, người dân phải tận dụng nguồn sáng từ những ô cửa nhỏ.
 
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Xom-o-chuot-23-1479975734_680x0 
Ông Trần Minh Cảnh, một người dân sống trong con hẻm 334 cho biết, cứ mùa mưa tới, người dân không dám đi lại nhiều trên con đường gỗ mục nát vì lo sập bất cứ lúc nào.
 
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Xom-o-chuot-11-1479689955-1479978231_680x0 
Nhà vệ sinh của một gia đình sống ven kênh trên đường Trần Xuân Soạn, quận 7.
 
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Xom-o-chuot-21-1479975734_680x0 
Các chất thải sinh hoạt đều được người dân xả thẳng xuống kênh, khiến nguồn nước đen kịt, ô nhiễm trầm trọng.
 
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Xom-o-chuot-25-1479975734_680x0 
Cảnh đối lập giữa khu nhà ổ chuột ở quận 4, 8 với những dãy chung cư cao tầng.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, chính quyền thành phố sẽ di dời và tổ chức lại cuộc sống cho hơn 20.000 căn nhà ven kênh rạch nhằm chỉnh trang và phát triển đô thị.
 
Thành Nguyễn

.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn   Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột?
» Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học
» Cuộc sống không giới hạn: Vẫy vùng trong tuyệt vọng
» Ngựa Trong Đời Sống & Trong Văn Thơ
» Cuộc sống đầy tự tin của cô gái 2 đầu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Xã Hội, Đời Sống-
Chuyển đến