Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quốc linh hoang Saigon không Nhung nguyet VNCH bich ngam ngắn quang truyện chuyen thuoc chẳng trong Chung Nguyen quynh phải quan nhac Trung chất sáng
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào?

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào?   Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeSat Jul 27, 2013 9:14 am


Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào?


Hầu như ai đã đến Nhật Bản đều không thể không ngạc nhiên rằng một quốc gia như Nhật Bản có nền công nghiệp hiện đại nhất nhì trên thế giới với tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh (nhất là trong 2 thập kỷ 60-70) thường xuyên “quốc tế hoá” mọi quan hệ để mở rộng giao lưu về mọi mặt với bên ngoài vẫn còn giữ được những hình ảnh phong phú với nét gây ấn tượng về một đất nước có nền văn hoá lâu đời, đặc sắc khó tìm thấy ở nước Châu Á khác. Nét cổ kính ở con người xứ Phù tang ấy vẫn không bị phai mờ, để lại cho du khách đến thăm một sự quyến luyến và khâm phục.

 

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Van-hoa-nhat-ban

Tại sao làn sóng hiện đại hóa và công nghiệp hoá ở Nhật Bản xảy ra dồn dập trong suốt 50 năm qua vẫn không làm mất đi những truyền thống trong sinh hoạt, tập quán lẫn văn hóa của con người đất nước mặt trời mọc ? Đâu phải ở Nhật Bản không có nhạc Jazz, Rap, Rock’n Roll hay những dàn nhạc giao hưởng cổ điển phương Tây tầm cở, phát triển khá cao trong khi đó nền âm nhạc dân tộc vẫn tồn tại song song không hề bị lấn át, đủ sức thu hút những người vốn yêu thích. Trong những nghệ nhân hoạt động bảo tồn loại tuồng cổ Kabuki hay “Nô” một loại hình ca múa cung đình ở Nhật Bản cũng đã có người được phong là “Hạt ngọc sống của Quốc Gia” (Nigen Kokuhô) được xã hội tôn kính không thua một nhà bác học. Lãnh vực ăn uống cũng thế, bên cạnh những Restaurant kiểu cách lịch sự theo bếp Tây là những cửa hàng ăn cổ kính không kém phần sang trọng, trang nhã kiểu Nhật Bản với khe suối róc rách, bình rượu sake ấm cúng và thức ăn trong một lối bày biện thật hài hòa giữa màu sắc và hình dáng, giữa thiên nhiên và kiểu cách khó tìm thấy.

 Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Vanhoanhatban

Một bình hoa trang trí theo lối Hoa Đạo, lối uống trà từ tốn để tịnh tâm của Trà Đạo và những nét chữ Hán viết bằng Thư Đạo đã làm cho du khách (nhất là khách phương Tây) ngẩn ngơ, thích thú, cảm thấy buổi ăn là một dịp tận hưởng đầy tính văn hóa và nghệ thuật. Đó là chưa nói đến những cô gái phục vụ trong bộ kimono rực rỡ với giọng nói ngọt ngào làm tôn lên cái bầu không khí rất ư Đông Phương ấy. Nói khác đi, khi cần ứng xử hay bố trí hiện đại theo Tây phương thì người Nhật cố gắng làm rất “Tây”, đúng “qui lát” mà văn hóa đó đòi hỏi, nhưng khi trở lại với phong cách truyền thống thì họ càng trau chuốt đưa nền văn hóa với bản sắc của mình nổi bật không thua sút. Phải chăng nền văn hóa dân tộc làm cho họ tự hào, hãnh diện, không hề mặc cảm tự ti. Điều đó chứng minh tại sao chúng ta ít thấy hiện tượng lai căng hay mất gốc trong xã hội Nhật Bản, trừ một vài trường hợp cá biệt trong lứa tuổi mới lớn.
 
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Vanhoanhatban1 
(itsukushima-jinja ở Hiroshima)

Khi bước vào một căn nhà của người Nhật khá giả, bạn sẽ gặp ngay vườn cây kiểng với hồ sơn thủy có cá vàng, cá đỏ tung tăng, với các cây hoa anh đào hay bon sai xinh xắn. Vào nhà, chắc chắn bạn sẽ được mời cởi giày để bước lên chiếu (tatami) đưa vào phòng khách với những cánh cửa ô vuông nho nhỏ xinh xinh bằng gỗ dán giấy bồi trắng tinh (washi). Nhà càng sang bao nhiêu thì sự chưng bày lại gọn gàng và thanh lịch bấy nhiêu, một bát sứ cổ để ở góc, tấm liển viết một chữ Hán thật đẹp theo lối Thư Đạo trên tường thật trang trọng, một chiếc bàn đơn sơ nhưng là loại gỗ quí, hai ba cái gối để khách và chủ cùng ngồi xuống chiếu uống trà đàm luận thư thả khác với cảnh tất bật, vội vã chạy theo cuộc sống, làm việc công nghiệp mà bạn thường thấy trên màn ảnh. Tất nhiên vẫn có người thích bày biện và sinh hoạt theo lối Tây phương (xa lông, đèn chùm) nhưng số đông càng lớn tuổi và càng có chức vị thì lại muốn trở về với cội nguồn hơn, đó là sự thanh tịnh và tao nhã như truyền thống từ nghìn xưa.
 
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Vanhoanhatban2

Thỉnh thoảng trên TV chúng tôi thường thấy Nhật Hoàng tiếp các vị lãnh tụ các nước đến thăm thì ấn tượng ban đầu đập vào mắt là nét đơn sơ của bày biện trong phòng khách, không rộn ràng ức chế, thể hiện tâm hồn và tính nghệ thuật của dân tộc Nhật Bản khác hẳn với phòng tiếp khách của cung điện Elysée (Pháp) hay Birmingham (Anh) nguy nga tráng lệ và sang trọng. Nét uy nghiêm mang tính Nhật Bản là sự điềm đạm, tao nhã và thanh thoát hơn là kèn trống, ngựa xe huyên náo mặc dù mỗi nước đều có đặc tính riêng, khó có thể so sánh hơn thua. Nguồn gốc về đạo lý cương thường của dân tộc Nhật Bản cũng bắt đầu từ Khổng, Nho Giáo của Trung Hoa và tác động của Đạo Phật nhưng đã được Nhật hóa trong tiến trình phát triển của lịch sử, điều kiện địa lý đặc thù và mang tính đặc sắc của xã hội làng xã nông nghiệp rất khác với những nước chịu cùng ảnh hưởng (của triết lý Trung Hoa). Mặc dù đạo Phật đã phát triển hưng thịnh tại Nhật Bản trong nhiều thế kỷ (từ thế kỷ thứ 5) và có lúc ảnh hưởng đến quyền bính chính trị khá mạnh nhưng Thần Đạo (Shinto) vẫn là dòng chủ lưu tuy rằng cũng có lúc suy lúc nhược. Điều đó có thể thấy được rõ nét khi mỗi xóm làng nông thôn ngày trước đều có ít nhất là một ngôi Đền (Jinja – Thần Xã) riêng, có cấu trúc và nội dung khác hẳn với chùa chiền nguy nga gấp bội lần, rất đơn sơ nhưng đấy là nơi tập hợp các vị thanh niên, bô lão trong làng qua hình thức lễ hội (Matsuri) sau những ngày mùa gặt hái hay cuối năm. Ở Kyoto vẫn còn những kinh đô cũ với những con đường nhỏ hẹp, ngoằn nghèo, bên cạnh những chùa vàng (Kinkakuji), chùa Bạc (Ginkakuji) chùa Thanh Thủy (Kyomizu dera) nổi tiếng và rực rỡ thì cũng có những ngôi đền Shinto tuy không nhỏ nhưng hoàn toàn ngược lại. Chỉ có một chính điện trống trãi và hai cột đền sừng sửng (Torii) trang nghiêm.  Đặc biệt, hàng năm vào mùa rằm tháng 8 (Obon-Vu Lan) hay ngày đầu năm các vị Thủ tướng, Bộ trưởng thành tự nguyện đến cúng vái ở đền Yasukuni (Shinto) để tỏ lòng tưởng nhớ đến tổ tiên, những người đã hi sinh trong chiến tranh(vì thế thường bị TQ, Triều tiên hay các nước bị Nhật bản xâm lược trước đây phản đối) thể hiện sự trung thành đối với Thiên Hoàng. Tuy nhiên bản sắc độc đáo đó của người Nhật có lúc đã dẫn đến hiện tượng cực đoan, bài xích và độc tôn thể hiện trong thế chiến thứ 2 khi quân đội Nhật chiếm đóng ở các nước, đặc biệt là các chính sách đồng hoá ở Mãn Châu Quốc hay Triều Tiên trước đây để thống trị theo kiểu Phát xít.

Đã 50 năm trôi qua, môi trường hòa bình ỗn định để phát triển đã đưa xã hội Nhật Bản lên hàng đầu thế giới, không bị tha hóa, những giá trị và tài sản văn hóa đã được tôn tạo không ngừng đánh dấu một thời kỳ phát triển rực rỡ. Bên cạnh đó nước Nhật ngày nay vẫn còn đứng trước ngưỡng của những thử thách mới, một vài dấu hiệu đáng lo ngại, làm cho mọi người điên đảo như vụ án đạo giáo Aum cuồng tín và thô bạo của đám thanh niên trí thức bất mãn, nạn trẻ em đua nhau “tự tử” hay bỏ học vì chán ngấy bạn bè, nhà trường hay nạn tiếp đãi ăn nhậu giữa quan chức với nhau (kankan settai) trong cơ chế quản lý hành chính là những câu hỏi chưa có giải đáp.

Du học Nhật Bản
Sưu Tầm

Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản   Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeMon Jul 29, 2013 12:05 pm


Văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản

Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù du và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới và mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa “ohanami” (flower viewing party).
 
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Anhdao7
Hoa anh đào

Mỗi khi mùa xuân đến, hoa đào như phủ khắp đất nước Nhật Bản. Cả một màu hồng phấn ôm trọn lấy núi đồi, lan tỏa khắp phố phường tượng trưng cho một mùa lãng mạn và đẹp nhất: mùa hoa anh đào.

Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp. Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên…

Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:

Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.


Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Vanhoanhat

   
Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
   
Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.
    

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Vanhoanhat2


Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa…, hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
   
Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.
   
Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”. Bất kỳ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Vì người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp. Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười.



Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Vanhoanhat3
  
Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng, nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc.

Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ. Dù người Nhật rất khoan dung với người nước ngoài về khoản này, nhưng sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu không dùng ngôn ngữ lễ phép và kính ngữ khi dùng tiếng Nhật để nói chuyện với người có địa vị cao hơn. Kính ngữ “san” có thể dùng khi bạn nói tiếng Anh nhưng đừng dùng nó để gọi chính mình. Tên người Nhật có họ để phía trước nhưng họ cũng thường để ngược lại vì lợi ích của người Tây phương trong giao tiếp.

Du học Nhật Bản


Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 9k=
.
Về Đầu Trang Go down
levu
Khách viếng thăm




Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Văn Hóa Đặc Trưng Của Người Nhật Bản [YouTube]   Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeWed Jul 31, 2013 10:45 pm


Văn Hóa Đặc Trưng Của Người Nhật Bản




Văn hóa ẩm thực Nhật Bản




Ẩm thực truyền thống Nhật Bản


.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Tinh thần Nhật Bản: 40 hành khách đẩy toa tàu cứu người mắc kẹt   Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeSat Aug 03, 2013 1:36 am


Tinh thần Nhật Bản: 40 hành khách đẩy toa tàu cứu người mắc kẹt


"Tinh thần Nhật Bản" lại tỏa sáng khi hàng chục hành khách tại nhà ga JR Minami-Urawa, Nhật Bản đã cùng hợp sức đẩy chiếc tàu nặng 32 tấn để kéo 1 người phụ nữ bị kẹt giữa toa tàu và sân ga.


Vào giờ cao điểm ngày 22/7/2013 khi bước chân lên tàu thì 1 người phụ nữ đã bị trượt chân và mắc kẹt phần trống rộng 20m giữa toa tàu và sân ga. Rất nhanh chóng, khoảng 40 hành khách tại ga tàu đã chung tay, hợp sức đẩy nghiêng toa tàu, nhằm giải thóat cho người phụ nữ kia. Nhờ có một hệ thống đặc biệt mà toa tàu đã có thể nghiêng sang một bên mà không ảnh hưởng đến vấn đề an toàn.

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Buc-anh-cam-dong-40-hanh-khach-day-toa-tau-32-tan-cuu-nguoi-phu-nu-mac-ket
Hơn 40 hành khách đã nhanh chóng hợp sức đẩy toa tàu cứu sống người phụ nữ mắc kẹt.
 
Bởi vậy, người phụ nữ gặp nạn đã được cứu mà không bị xây xát gì. Chỉ sau 8 phút chậm trễ, chuyến tàu đã tiếp tục hành trình của mình.
 
Hành động dũng cảm và tốt bụng của những hành khách hôm đó đã được một phóng viên chụp lại và đăng tải trên tờ nhật báo lớn nhất của Nhật, Yomiuri. Ngoài ra, trên các trang xã hội, diễn đàn, bức hình này cũng được chia sẻ rất nhiều, thu hút sự chú ý đặc biệt của cư dân mạng trong và ngoài nước.

 
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Buc-anh-cam-dong-40-hanh-khach-day-toa-tau-32-tan-cuu-nguoi-phu-nu-mac-ket
Bức ảnh nhận được sự chia sẻ lớn từ cộng đồng mạng.

Bức ảnh này khiến nhiều người dân trên thế giới một lần nữa phải thán phục trước "tinh thần Nhật Bản". Trước đó, trong đợt thảm họa kép tấn công Nhật Bản hồi tháng 3/2011, "tinh thần Nhật Bản" cũng khiến người dân thế giới phải ngưỡng mộ, cảm phục.
 
Dù trong hoàn cảnh vô cùng tang thương, cấp bách thế nhưng những hành động nhỏ nhất cũng cho ta thấy tinh thần kiên cường, trách nhiệm, sự đồng lòng của toàn bộ người dân Nhật Bản: Dù hoảng loạn nhưng không hề có cảnh la lối, tranh giành, mọi người đều bình tĩnh, trật tự. Trước và sau khi động đất xảy ra, người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt lên xe buýt (lúc thảm họa xảy ra, xe buýt là phương tiện công cộng duy nhất còn có thể hoạt động), hay kiên nhẫn xếp hàng chờ gọi điện thoại công cộng (vì hệ thống thông tin di động bị tắc nghẽn hoàn toàn)...
 
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Buc-anh-cam-dong-40-hanh-khach-day-toa-tau-32-tan-cuu-nguoi-phu-nu-mac-ket
Ba bức ảnh chụp tại cây cầu trong thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi, nơi bị sóng thần tàn phá vào những ngày 15/3/2011, 13/1/2012 và 22/2/2013. Sự khôi phục lại thành phố dần được hoàn thành.
 
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Buc-anh-cam-dong-40-hanh-khach-day-toa-tau-32-tan-cuu-nguoi-phu-nu-mac-ket
Đường phố ở Ofunato, tỉnh Iwate, bị nhấn chìm sau trận sóng thần năm 2011 và vẫn còn ngổn ngang vào năm 2012 và bây giờ trở thành công xưởng với một con tàu hiện đại đậu ở bến cảng.

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Buc-anh-cam-dong-40-hanh-khach-day-toa-tau-32-tan-cuu-nguoi-phu-nu-mac-ket
Người dân với nỗ lực phi thường đang dần khắc phục được những hậu quả từ thảm họa kép năm nào.

.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Khai sáng (enlightenment), suy ngẫm từ một điển hình Nhật Bản   Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeTue Aug 06, 2013 6:12 pm


Khai sáng, suy ngẫm từ một điển hình Nhật Bản


Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Caring


Lịch sử loài người đã trải qua hàng ngàn năm, khi con người sinh ra từ thuở sơ khai hoang dã, sau nhiều bước chuyển về thể chất lẫn tinh thần, đã bước dần từ nơi u tối đến ánh sáng văn minh.
 

Lịch sử loài người đã trải qua hàng ngàn năm, với những cuộc đấu tranh để sinh tồn, hay những cuộc đấu tranh khởi nguồn từ sự khác biệt về sắc tộc hay tôn giáo...
 
Lịch sử loài người cũng đã trải qua hàng ngàn năm, để đúc kết ra được những chân lý, hay những giá trị phổ quát hiện hữu như những chân giá trị mà nhờ đó, loài người đã tiến bộ như ngày hôm nay.
 
Trong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19.
 
Phương châm của khai sáng
 
“Cao trào khai sáng (enlightenment) ở Âu châu tuy đã bắt đầu từ cuối thế kỷ 17, nhưng phải chừng một thế kỷ sau, khi tác phẩm “Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì?” (1784) của Immanuel Kant ra đời, danh từ này mới trở thành một thuật ngữ có chỗ đứng hẳn hoi trong ngôn ngữ triết học và lịch sử tư tưởng.” (1)
 
“Khai sáng”, theo định nghĩa của Kant, “là sự thoát ra của con người khỏi tình trạng chưa trưởng thành (nonage) do chính con người tự gây nên. Chưa trưởng thành vì không có khả năng sử dụng lý trí của mình mà không cần đến sự dẫn dắt của kẻ khác. Sự chưa trưởng thành này, nếu chính nguyên nhân không nằm ở sự thiếu lý trí mà ở sự thiếu quyết định và thiếu can đảm trong việc tự sử dụng lý tính của chính mình mà không cần sự dẫn dắt của kẻ khác, thì chính là lỗi do chính mình gây nên. Bởi vậy, ‘Hãy dám biết và hãy can đảm sử dụng lý trí của chính mình' là phương châm của khai sáng”. (2)
 
Tuy đã diễn ra từ cách nay ba thế kỷ, nhưng phong trào khai sáng với những luận điểm của nó về căn bản vẫn còn giá trị cho đến hiện tại. Và ở những nơi nào đó trên thế giới, nó “vẫn tiếp tục lan tỏa nhằm đánh đổ thần quyền và chủ nghĩa phong kiến mông muội”... (3) Ba trong số tám luận điểm chính của khai sáng là những luận điểm cơ bản, được chân nhận, mà hầu như không cần phải bàn cãi:


1.    “Lý trí chính là khả năng trung tâm của con người, nó không những giúp cho con người có khả năng suy nghĩ sáng suốt mà còn cả hành động một cách đúng đắn.”
2.    “Niềm tin phải được đón nhận bằng lý trí, không dựa trên quyền uy và chức sắc, tôn giáo, kinh nghiệm hay truyền thống.”
3.    “Tất cả mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm, tuyệt đối cá nhân, hoàn toàn bình đẳng xét về khía cạnh lý lẽ (so với các cá nhân khác hay nhà nước) và do đó phải được tạo cho sự bình đẳng trước luật pháp và quyền tự do cá nhân.”(4)


Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 1334567021-Shibuya_Tokyo_Japan

Phong trào khái sáng tại Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia Á Đông có một chính thể dân chủ từ khá sớm so với các nước Á Đông khác, và mau chóng đạt được sự giàu mạnh, một phần lớn là nhờ tư tưởng khai sáng có từ thời Minh Trị Duy tân, thời kỳ diễn ra những biến đổi lớn trong xã hội Nhật Bản, có vai trò như bước ngoặt cho sự biến chuyển đầy ngoạn mục.
 
Thời Minh Trị Duy tân bắt đầu từ năm 1868. Trước đó, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến với nền nông nghiệp lạc hậu. Trong bối cảnh bị dồn ép phải mở cửa bởi các quốc gia Tây phương, thay vì bế quan tỏa cảng, Nhật Bản đã chọn con đường cải cách để bắt kịp với các quốc gia tiên tiến. Điều này đã khiến Nhật Bản tránh được nguy cơ trở thành một nước thuộc địa như nhiều quốc gia phong kiến khác.
 
Chính phủ thời Minh Trị Duy tân lúc đó đã đưa ra các khẩu hiệu “Phú quốc cường binh” “Quyết theo kịp phương Tây”, đã góp phần khiến người Nhật trở nên tích cực và nhiệt tâm với “văn minh khai hóa”. Và, với cách thức thâu dụng người tài, chính phủ Minh Trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho những tinh hoa của đất nước được khai mở những nguồn sáng của văn minh.
 
Những học giả trong trào khai sáng tại Nhật Bản đã được tạo cơ hội đến các quốc gia Tây phương để học hỏi các kiến thức về kinh tế, thống kê, luật pháp, chính trị học, khoa học – kỹ thuật,... để sau đó, Nhật Bản tiến hành nhiều cuộc cải cách quan trọng trong nhiều lĩnh vực, khiến nước Nhật mau chóng trở thành một quốc gia hùng mạnh!
 
Phong trào Duy tân có sự đóng góp lớn của những trí thức trong chính quyền cũ (chính quyền Tokugawa trước thời Minh Trị) và hội trí thức Merokusha (Minh lục xã) – một hội trí thức với các tên tuổi lẫy lừng như Nishimura Shigeki, Nishi Amane, Fuzukawa Yukichi (5), đã góp phần to lớn vào sự chuyển biến tư tưởng của người dân Nhật Bản trong thời kỳ khai sáng.
 
Điểm qua một số thành quả mà Minh lục xã đã gây dựng là hàng loạt các tác phẩm, các cuốn tự truyện, các bài xã luận về hầu mọi chủ đề như kinh tế, chính trị, pháp luật, triết học, khoa học, tôn giáo, v.v... cùng với Minh lục tạp chí được sáng lập bởi Minh lục xã, đã tạo nên sự mới mẻ và sôi động cho các luận đàn tri thức ở Nhật Bản thời đó.
 
Các tác phẩm điển hình cần kể đến: như cuốn “Khuyến học” của Fukuzawa (6), ngay lần in đầu tiên đã có số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu; tác phẩm dịch thuật “Bàn về tự do” của John Stuart Mill (7), được xuất bản lần đầu ở Anh năm 1859, đến năm 1868, đã được dịch ở Nhật Bản với 2 triệu bản phát hành, trong khi dân số Nhật Bản lúc đó khoảng 35 triệu người. Nhìn vào các con số ấy, có thể thấy tầm ảnh hưởng của các tác phẩm đó đối với người dân Nhật Bản thật rộng lớn!
 
Coi trọng vai trò của dịch thuật là một điểm quan trọng của văn minh khai sáng. Nhiều tác phẩm dịch thuật ra đời lúc đó (“Bàn về tự do” là một ví dụ kể trên) đã góp phần không nhỏ giúp nâng cao tầm thức của người Nhật, và có vai trò to lớn trong việc đem lại những thành quả rực rỡ của Duy tân. Cuộc cách mạng Duy tân, sau chừng 30 năm, đã góp phần khiến Nhật Bản trỗi dậy ngang hàng với các quốc gia Âu, Mỹ!
 
Trong số luận điểm của các học giả, có thể thấy nổi bật lên những tư tưởng tiến bộ của Nishi, khi đề nghị dùng mẫu tự La Tinh để biểu thị tiếng Nhật, của Tsuda khi chủ trương phải có tự do xuất bản, của Fukuzawa khi cho rằng chính phủ phải chia sẻ “quốc quyền” với dân chúng, hay như ý tưởng thành lập “dân tuyển nghị viện”, tức quốc hội ngày nay, của Itagaki. Nhiều luận điểm khi ấy đã được tranh luận sôi nổi trên Minh lục tạp chí.
 
Tuy các thành viên của Minh lục xã có nhiều ý kiến khác nhau về các vấn đề quan trọng được bàn thảo, song, “chính sự khác biệt cùng những cuộc thảo luận thẳng thắn trên Minh lục tạp chí đã đóng góp cho nguyên tắc tương đối trong việc hình thành tính đa dạng của tư duy.” (8 ) Ví dụ như: “Cuộc bàn cãi về vai trò của người trí thức đối với chính quyền giữa Fukuzawa, một học giả ở ngoài chính phủ, và Katô, đại diện cho những trí thức phục vụ trong chính quyền, đã đưa đến hai trào lưu học thuật ở nước Nhật cận và hiện đại. Với tư cách là người sáng lập trường Khánh Ứng Nghĩa thục (Keiô Gijuku), Fukuzawa được xem là người mở đầu cho truyền thống học thuật và trường ốc độc lập với chính phủ (shigaku, tư-học), tức private academy. Ngược lại, Katô, sau đó trở thành hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Đông kinh (1877), là cha đẻ của truyền thống học thuật và trường ốc do nhà nước thiết lập và nâng đỡ (kangaku, quan-học), tức official academy. Những thành quả này có thể xem là một đóng góp quan trọng của hội Meirokusha, bởi lẽ trước đó vì không có truyền thống tự do thảo luận nên người ta thường chụp mũ, đơn giản dán nhãn hiệu tà thuyết (kyotan bôsetsu, hư-đản vọng-thuyết) cho những ý kiến đối lập.” (9)
 
Phong trào khai sáng đã để lại những di sản vô giá của những trí tuệ biết bắt kịp thời đại, để Nhật Bản ngày nay được thừa hưởng và tiếp tục phát huy tinh thần của những trí tuệ ấy. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu với những thành trì cũ mòn trong tư duy, nhờ được dẫn dắt bởi những người mang sứ mạng khai sáng, quốc gia châu Á này đã vươn lên mạnh mẽ để sánh ngang tầm với các nước Tây phương!
 

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? News_65phanchautrinh


Phong trào khai sáng tại Việt Nam
 
Ngọn gió khai sáng từ Nhật Bản thổi qua Trung Hoa, khiến cho các nhà cách mạng tân tiến tại nước này tạo nên một loạt các tác phẩm triết học trong bộ Tân thư, với những phản ánh về hiện thực đất nước và những phương án giải quyết các vấn nạn để đưa Trung Hoa đến con đường cải cách. Tiếp thu tinh thần khai sáng qua các Tân thư cùng các trước tác của Montesquieu, Rousseau, Voltaire,... Phan Châu Trinh đã nhìn thấy được những nhược điểm cơ bản về văn hoá xã hội của Việt Nam so với phương Tây, những lạc hậu và hủ hóa trong bộ máy cầm quyền phong kiến đã bám rễ từ lâu, là nguyên nhân khiến đất nước phải chịu thân phận thuộc địa. Nhận thức được điều đó, ông đã có sự chuyển biến về tư tưởng có ý nghĩa cách mạng trong công cuộc tìm đường cứu nước.
 
Từ đó, Phan Châu Trinh sáng lập phong trào Duy tân với ba điểm chính: “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, trong đó, “dân trí” đóng vai trò quan trọng như chìa khóa để mở ra một thời đại mới, với những con người có tri thức mới, để từ đó, đất nước có khả năng giành được độc lập và trở nên cường thịnh.
 
“Tri thức mới” trong quan niệm của ông, “đó là hiểu biết về dân quyền (ngày nay ta gọi là dân chủ), người dân biết rằng mình có quyền, biết rõ các quyền của mình trong xã hội, trong cuộc sống, trên đất nước, trước thế giới. Theo cách nói ngày nay, có thể ông cho rằng điều cơ bản để tạo nên sức mạnh lay trời chuyển đất là dân chủ về thông tin (“dân biết”), trao thông tin về những quyền của nhân dân cho chính nhân dân.” (10)
 
“Thậm chí ông còn cho rằng nếu có thoát khỏi tay ngoại bang, giành được độc lập, mà không có dân quyền, không có dân chủ, dân trí thấp, người dân không giác ngộ về quyền dân chủ của mình và sử dụng có hiệu quả quyền đó để làm chủ đất nước, xã hội, thì cũng là vô nghĩa, nhân dân không thể có hạnh phúc, đất nước không thể phát triển, và như vậy nền độc lập dân tộc cũng không thể vững chắc” (11)
 

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Images784050_TQC_1

Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng

Trong phong trào Duy tân, Phan Châu Trinh cùng Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đã lập nên một “bộ ba Quảng Nam”, đi đến nhiều miền đất nước, mở nhiều trường dạy học những tri thức mới. Vào năm 1908, hai năm sau khi được phát động, phong trào Duy tân đã lan rộng khắp cả nước, tạo nên sự kiện “Trung Kỳ dân biến”, mà sau đó, tiếc thay, đã bị thực dân Pháp và tay sai dập tắt.
 
Phong trào Duy tân, theo nhà văn Nguyên Ngọc “chủ yếu nhằm vào một cuộc cải cách giáo dục sâu rộng, với tư tưởng cơ bản là thực học, đối với chúng ta ngày nay dường như bỗng trở nên thời sự một cách lạ thường” (12). Quả là vậy, khi thành quả của giáo dục hiện tại là thấp so với những đòi hỏi bức thiết mà thời đại đặt ra, khi hiện tại Việt Nam vẫn đang lạc hậu hàng thế kỷ so với thế giới!
 
Việt Nam và một phong trào khai sáng mới?!
 
Việt Nam đến nay đã trải qua hơn 60 năm sau khi miền Bắc giành được độc lập, và hơn 30 năm sau khi đất nước thống nhất. Nhưng sau ngần ấy năm, tại sao Việt Nam vẫn là một nước nghèo và lạc hậu, dân trí vẫn chưa cao, với khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông? Có quá nhiều lý giải viện dẫn hoàn cảnh lịch sử hay những tổn hại do chiến tranh, mà nếu cứ chấp nhận những lý giải ấy một cách hiển nhiên mãi, đó sẽ tiếp tục là trở lực cho chúng ta hàng nhiều thập kỷ nữa!
 
Và nếu chấp nhận lý giải ấy cho Việt Nam, hẳn sẽ ngạc nhiên đến mức phải thán phục về một thần kỳ Nhật Bản! Sau thế chiến II, do bị tàn phá nặng nề và nền kinh tế bị kiệt quệ, từ một nước giàu có với những thành quả đạt được sau Duy tân, Nhật Bản rơi vào nhóm các nước đang phát triển. Tuy vậy, chỉ sau không đầy 30 năm (1945 – 1973), Nhật Bản đã mau chóng phục hồi, để một lần nữa, vươn lên sánh vai cùng các liệt cường! Qua đó, hãy tự hỏi, Việt Nam có thể có một thần kỳ hay không?
 
Nếu như cách đây 100 năm, phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh có thể nhận thức được tầm vóc của “khai dân trí” và đã được triển khai một cách sâu rộng, thì ngày nay đất nước Việt Nam cần làm thế nào để tạo ra được một phong trào xứng tầm hoặc cao hơn, để trí tuệ Việt Nam có thể tiến nhanh, ngang hàng với trí tuệ thời đại, để người Việt Nam có thể ngẩng cao đầu trước những vị khách đến từ Nhật Bản hay các nước Tây phương?
 
Thiết nghĩ, không dám bứt phá và không dám nghĩ khác, chấp nhận sự bảo hộ tư tưởng theo các chiều thông tin hạn định, cái tôi và con người cá nhân bị đồng hóa, ngại phải đối mặt với những khác biệt về tư tưởng trong một xã hội thiếu tranh luận tự do, chủ quan lo sợ về những đổi khác do những thành trì kiên cố của thói quen hay tập quán, v.v... là một phần lớn nguyên nhân khiến chúng ta vẫn chậm tiến trên con đường hòa nhập với thế giới!
 
Việt Nam cần phải thay đổi! Bạn muốn thay đổi? Tôi muốn thay đổi! Nhiều người, rất nhiều người khác nữa muốn thay đổi?! Chúng ta làm gì để thay đổi? Hãy cùng tìm những giải pháp khả thi và hiệu quả, có thể khai phóng tiềm năng trí tuệ của người Việt, để từ đó tạo lực đẩy mạnh mẽ đưa đất nước đi lên!
 
Những giải pháp ấy, từ lịch sử, có thể nhìn thấy ngay từ nhà cách mạng Phan Châu Trinh, khi cho rằng phải có dân chủ về thông tin để khai mở dân trí, và tiếp đến, người dân phải được trao cho đầy đủ “dân quyền”, phải có cơ hội có được hiểu biết để ý thức rõ các quyền của mình và thực thi nó với tất cả trách nhiệm mà không trao lại cho chính phủ như một sự ủy thác. Dân trí vẫn có thể phát triển, nhưng với một tốc độ chậm chạp, chừng nào người dân chưa đủ “can đảm trong việc sử dụng lý trí của chính mình”.
 
Những giải pháp ấy, từ lịch sử, cũng có thể rút ra từ phong trào khai sáng tại Nhật Bản, ở đó có sự tự do tranh luận để đạt tới sự đa dạng và sự phát triển năng lực của tư duy. Và thông qua tranh luận, các lý lẽ hợp lý đã được chắt lọc và trở thành những phương hướng cho việc hoạch định các chính sách đổi mới. Một điểm quan trọng khác, đó là những người mang sứ mạng khai sáng đã thực hiện sứ mạng của mình với tất cả trách nhiệm và tinh thần dám dấn thân vì đại cuộc!
 
Những giải pháp ấy, ngay từ trong hiện tại, có thể nhìn từ chính chúng ta, khi mỗi người là một cá thể chủ động và tích cực trong việc thay đổi thói quen và lối mòn của tư duy, bước qua những hàng rào cản trở việc tiếp cận những tri thức mới, phá vỡ những thành trì ngăn cấm việc tìm đến thế giới thông tin tự do vô vàn kỳ thú với những nguồn tri thức mênh mông...
 
Và những giải pháp khác, mà mỗi cá nhân có thể dùng “lý trí và lòng can đảm” của chính mình, theo như phương châm của khai sáng, để tìm ra phương cách thích hợp cho bản thân, cho gia đình, và cho xã hội...
 
Dân tộc Việt Nam vốn là dân tộc quả cảm với những con người quả cảm, với tinh thần tự hào dân tộc cao và không quản ngại khó khăn? Vậy thì, những người quả cảm và có tinh thần trách nhiệm, khi nhận thức được tính cấp thiết của việc mở mang dân trí, hãy là những người đi tiên phong cho một phong trào khai sáng mới, để dẫn dân tộc Việt Nam đi đến một thần kỳ – một thần kỳ Việt Nam!
 
Nguyễn Trang Nhung

----------------------
Chú thích:
(1, 2, 8, 9) “Hội trí thức Meirokusha và tư tưởng khai sáng ở Nhật Bản” – Vĩnh Sính
http://vietsciences.free.fr/lichsu/lichsucacnuoc/Meirokusha.htm
(3, 4) Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì? – Bùi Quang Minh
http://www.chungta.net/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-ngam/Tu_tuong_phong_trao_Khai_Sang_la_gi
(5) Nishimura Shigeki: giảng viên Hán học và về sau là trưởng phòng biên tập của bộ Giáo dục. Nishi Amane: một quan viên của hai chính quyền Tokugawa và Meiji và về sau là thứ trưởng bộ quốc phòng. Fukuzawa Yukichi: nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại.
(6, 7) Các cuốn sách hiện đã được dịch và được phát hành tại Việt Nam năm 2004
(10, 11, 12) Tính cập nhật kỳ lạ của một tư tưởng lớn – Nguyên Ngọc:
http://www.chungta.net/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Giao-Duc/Tinh_cap_nhat_ky_la_cua_mot_tu_tuong_lon
----------------
Tham khảo thêm:
Nhật Bản khác ta những gì – Nguyễn Lân Dũng:
http://vietsciences.free.fr/lichsu/lichsucacnuoc/nhatban-vietnamkhacnhau.htm
Một sự nghiệp lớn và cấp thiết – Nguyên Ngọc:
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8973&rb=0306

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Enlightenment
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhật Bản 68 năm sau chiến tranh chấm dứt   Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeSat Aug 17, 2013 7:49 pm


Nhật Bản 68 năm sau chiến tranh chấm dứt

Thursday, August 15, 2013
HÀ TƯỜNG CÁT (NV) Tổng Hơp

TOKYO, Nhật Bản -  68 năm trước, ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Hoàng Hirohito tuyên bố trên đài phát thanh qua một lời ghi âm trong đĩa, loan báo Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện, chấm dứt cuộc Chiến Tranh Thế Giới thứ Hai.

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 171299-TS-130815-Japan-400
Cựu quân nhân mặc quân phục và mang vũ khí thời chiến tranh đế quốc xâm lược, tại đền tử sĩ Yasukuni  ở Tokyo, trong ngày lễ kỷ niệm Nhật Bản đầu hàng chấm dứt Thế Chiến II. (Hình: AP/Shizuo Kambayashi)

Hai tuần lễ sau, quân đội Đồng Minh bắt đầu việc chiếm đóng trên đất Nhật và ngày 2 tháng 9 bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Mamoru Shigemitsu lên chiến hạm USS Missouri ngoài khơi Tokyo chính thức ký văn bản đầu hàng.

Diễn tiến lịch sử qua ¼ thế kỷ sau đó đã chuyển hóa Nhật Bản từ một đế quốc quân thiệt thành một quốc gia dân chủ và cường quốc kinh tế trên thế giới xóa bỏ hoàn toàn những hình ảnh đổ nát hoang tàn của chiến tranh. Thế hệ những quân nhân đem sức mạnh của Nhật áp đặt quyền lực trên một đế quốc rộng lớn trong khu vực Châu  Á – Thái Bình Dương, trong đó hàng triệu binh sĩ đã hy sinh vì mục tiêu bành trướng ấy, phần lớn cũng không còn tồn tại đến nay nữa.

Nhưng trong tâm lý của nhiều dân tộc kể cả người Nhật, nhiều ký ức đau thương vẫn còn ám ảnh và hàng năm cứ đến tháng 8 dù muốn dù không lại được gợi lên bằng những sự kiện hay tình huống phức tạp.

Ngôi đền tử sĩ Yasukuni ở Tokyo, luôn luôn là trung tâm gây ra tranh luận. Với dân Nhật đây là nơi tôn kính thờ phụng 2.5 triệu tử sĩ chiến tranh, những người bằng tinh thần ái quốc đã một thời xây dựng nên niềm hãnh diện của đế quốc Nhật Bản oai hùng trên thế giới. Dân chúng và nhiều chính trị gia vào dịp kỷ niệm sự kết thúc của một giai đoạn huy hoàng đối với họ, vẫn hàng năm đến viếng ngôi đền này.

Còn đối với nhiều dân tộc, từ Trung Quốc đến Triều Tiên và cả Australia, đền Yasukuni là biểu tượng cay đắng về đế quốc xâm lược, của những tội ác chiến tranh mà binh sĩ Nhật đã gây nên trong nửa đầu thế kỷ 20. Họ cho rằng đền Yasukuni thờ cả những phạm nhân chiến tranh như Hideki Tojo, Thủ Tướng thời chiến tranh bị tòa án quốc tế kết án tử hình và hành quyết năm 1948.

Nhật Bản đã nhiều lần chính thức lên tiếng tạ lỗi các nước về những hành động trong chiến tranh, tuy nhiên không thỏa mãn nhiều yêu sách bồi thường, và không bao giờ có sự lùi bước trong vấn đề ngôi đền Yasukuni được mặc nhiên coi là thiêng liêng đối với dân tộc họ.

Nhiều lần những năm trước đây, mỗi khi có một giới chức cao cấp chính phủ Nhật Bản đến thăm viếng ngôi đền, đều đưa tới những sự phản đối và rắc rối ngoại giao với Trung Quốc, Nam Hàn và Bắc Hàn.

Thủ Tướng Shinzo Abe mới đây có nói rằng ông lấy làm tiếc là trước đây ở nhiệm kỳ đầu tiên chỉ trong một năm,  2006-2007, ông đã không đến viếng đền Yasukuni vào ngày lễ kỷ niệm. Nhưng khi được các phóng viên hỏi rằng bây giờ ông có ý định làm việc ấy không, Thủ Tướng Abe đáp: “Kể từ khi vấn đề này mang tính cách chính trị và ngoại giao, tôi không thể nói nữa”.

Những thăm dò dư luận  cho biết đa số dân  Nhật tán thành việc các nhà lãnh đạo đến viếng đền Yasukuni, mặc dầu đây chưa hẳn là ngôi đền có đông đảo dân chúng đến lễ so với nhiều đền Thần Đạo (Shinto) khác.

Đền Yasukuni thành lập năm 1869 để thờ 3,588 võ sĩ trung thành với các lãnh chúa chết trong cuộc chiến tranh với quân đội của Thiên Hoàng Minh Trị. Hoàng gia Nhật ít khi đến viếng thăm đền và  thái tử Akihito chỉ đến đây một lần duy nhất năm 1975 trước khi lên ngôi năm 1989.

Thủ Tướng Abe hôm Thứ Năm đặt vòng hoa tại nghĩa trang quốc gia, nơi an táng 352,000 nạn nhân chiến tranh vô danh. Ông cũng tới đứng nghiêng mình rất lâu ở buổi lễ tưởng niệm tổ chức trong vận động trường có mái che Nippon Budokan, có sự hiện diện của Nhật Hoàng Akihito và Hoàng Hậu Michiko.

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 171299-TS-130815-Japan-2-400
Dân Nhật xếp hàng vào đền Yasukuni. (Hình: Tomohiro Uhsumi/Bloomberg via Getty Images)

Thủ Tướng Abe quyết định không đến viếng đền Yasukuni và cử một phụ tá tới mang theo lễ vật mua với tiền riêng của ông. Tuy vậy, hai bộ trưởng trong nội các Nhật cùng hàng chục nghị sĩ quốc hội đã đến viếng đền và ngay lập tức thứ trưởng bộ ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmin triệu vời đại sứ Nhật Bản ở Bắc Kinh Masato Kitera tới để nhận lời phản kháng.

Phát ngôn viên Hồng Lỗi bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Chúng tôi kêu gọi phía Nhật Bản tôn trọng lời cam kết nhìn nhận và suy ngẫm về lịch sử xâm lược của họ, cư xử thận trọng trong những vấn đề hữu quan và bằng hành động cụ thể tạo được sự tin tưởng của dân chúng những quốc gia Á Châu nạn nhân và cộng đồng quốc tế”.

Tại Seoul, các phụ nữ từng bị bắt làm nô lệ tình dục phục vụ trong các nhà chứa của quân đội Nhật khi Triều Tiên là thuộc địa của Nhật từ đầu thế kỷ 19, cùng một số người ủng hộ hôm Thứ Năm biểu tình trước tòa đại sứ Nhật đòi được sự xin lỗi và bồi thường.
Trong khi đó, 4 dân biểu Nam Hàn qua Nhật Bản, định đến đền Yasukuni nhưng bị cảnh sát ngăn chặn vì sợ gặp rắc rối và họ đã bày tỏ sự phản đối tại một góc đường cách xa mấy dãy phố.

Một phần do những tranh chấp chủ quyền các hải đảo giữa Nhật với Trung Quốc, Nga, Nam Hàn, khuynh hướng dân tộc đang có ưu thế trong sinh hoạt chính trị Nhật Bản. Thủ Tướng Abe là người ủng hộ chủ trương sửa đổi bản hiến pháp hòa bình hậu chiến theo đó điều 9 quy định là quân đội Nhật Bản chỉ có vai trò tự vệ, không được tham dự vào chiến tranh ở nước ngoài.

Ngày 6 tháng 8,  Nhật Bản vừa đưa vào sử dụng chiến hạm lớn nhất được đóng kể từ Thế Chiến II. Chiếc Izumo (DDH-183) được gọi là khu trục hạm nhưng lớn hơn rất nhiều so với các khu trục hạm thông thường và thật ra là một tàu xung kích mang trực thăng, có lượng dãn nước tối đa 29,000 tấn, chiều dài 248 mét, rộng 39 mét, sân bay phẳng chở được 14 trực thăng với 5 trực thang có thể bay lên hay đáp xuống cùng lúc.

Gần ¾ thế kỷ sau chiến tranh, Nhật Bản đang là cường quốc kinh tế đứng hàng thứ ba trên thế giới và giữ vai trò quốc tế quan trọng đồng thời cũng dần dần phục hồi sức mạnh quân sự nhưng với hy vọng chỉ nhắm mục tiêu bảo vệ hòa bình không còn mang ý đồ bành trướng như ở cuối thiên kỷ trước.  

(HC)




Vài điều để suy nghĩ: ... 68 năm sau!


Mọi người nói là phóng xạ tồn tại cả nghìn năm?

HIROSHIMA 1945

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 110-220x300

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 21

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 31


HIROSHIMA – 68 YEARS LATER

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 41-300x225

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 51-300x225

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 61-300x225

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 81-300x225

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 91-300x225

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 101-300x225

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 111-300x225

.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Vài nét độc đáo về văn hoá Nhật    Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeThu Aug 29, 2013 9:09 pm


Vài nét độc đáo về văn hoá Nhật


Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Images?q=tbn:ANd9GcTuim3Sq2P35VmNtRWQGhRJrGAfMgBmmSe3W5D75DJtdA-xn0LM

Nền văn hoá Nhật Bản là một vốn quý dân tộc trong lịch sử hào hùng của nước Nhật. Nhờ nó mà dân tộc Nhật đã vượt qua được những thử thách lớn lao tưởng chừng bất khả kháng, để vươn dậy và làm nên nhiều kỳ tích, khiến thế giới phải trọng nể và kính phục. Sự đứng dậy của nước Nhật sau những đổ nát từ 2 quả bom nguyên tử trước đây và sau cơn đại hồng thuỷ tiếp theo trận động đất nặng nề gần đây đã minh chứng rõ nhất về điều đó.

VĂN HOÁ NHẬT không chỉ thâm nhập sâu vào quốc kế dân sinh, nó còn toả sáng trên mọi lĩnh vực đời thường : giao tiếp, ứng xử, tiếp thị, kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật công nghệ… mà xuyên suốt tất cả là văn hoá trong ý thức cá nhân và trong ý chí cộng đồng trước mọi tình huống cam go. Bởi thế, trong nền văn minh của loài người, VĂN HOÁ NHẬT đang là một điểm son chói lọi có sức lan toả tuyệt vời, góp phần tôn thêm ánh hào quang của ĐẤT NƯỚC MẶT TRỜI MỌC.

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Ch%C3%A0o-nh%E1%BA%ADt
Cái nghiêng mình quen thuộc khi người Nhật chào khách

Không riêng gì Thủ Tướng Shinzo Abe, mà bất kỳ vị tiền nhiệm nào của nước Nhật, họ đến bất kỳ đâu và gặp bất kỳ ai, từ vị nguyên thủ đến người dân thường, họ đều mỉm cười, vừa tỏ thái độ khiêm nhu, vừa cúi nghiêng người để chào kính cẩn.

Cúi, nhưng không gập người quá thấp.

Không riêng vị Thủ Tướng, mà người Nhật nói chung đều có thói quen cúi đầu như thế chào khách, cả khi gặp mặt cũng như khi chia tay.

Đặc biệt, ở các đơn vị doanh nghiệp, mỗi khi có ai đến thăm một công ty và khi ra về thì từ ông chủ tịch, tổng giám đốc của tập đoàn thực phẩm lớn như Acecook (Oaska) cho đến cô bé bán kem ở Lake Hill Farm (Jozankei) đều nhiệt thành ra tận xe, vẫy chào tạm biệt khách, vui cười nhìn khách cho đến khi xe đi khuất hẳn.

Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng người cúi chào như vậy đã thể hiện khái quát về cái gốc văn hoá của người Nhật Bản : Cúi đầu, nhưng không hạ mình; khiêm nhu, nhưng không hèn yếu. Một thái độ văn hoá tôn nghiêm và lịch sự như thế càng làm tăng thêm sự nể trọng nơi người đối diện.

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Vanhoanhat2
Tiếp viên hàng không Nhật trên máy bay.

Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười hiền hoà luôn nở trên môi các tiếp viên. Kèm theo nụ cười là những động thái cần thiết. Chẳng hạn, họ sẵn sàng ngồi sụp, chính xác là "quỳ xuống", giúp hành khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi vì ngồi lâu. Họ luôn niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của mọi hành khách khó tính nhất. Không phải chất lượng của máy bay khiến hành khách hài lòng, mà cái chính là thái độ và cung cách phục vụ của tiếp viên, khiến mọi người nghĩ tốt về người Nhật, nước Nhật. Chỉ vài phút khởi hành trễ, ngay sau đó, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công… tất cả dàn thành hàng ngang, cúi thấp người xin lỗi khách.

Nhờ vậy, họ thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và có tấm lòng trọng thị, với nghệ thuật giao tiếp và ứng xử tuyệt vời.

Dưới đây là những nét độc đáo khác:

* Tôn trọng sự TRUNG THỰC -


Đến Nhật Bản, bạn rất khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các tài xế taxi sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm gần nhất, rồi mời khách lên tàu điện, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ, đỡ tốn kém”.

Họ không làm tiền khách bằng những thói gian dối, lừa lọc…

Sự trung thực của người Nhật còn in đậm nét ở những "mini shop không người bán” (xem hình).

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Vanhoanhat3
Một “mini shop có đầy hàng nhưng không người bán” tại Osaka

Nhiều vùng ở Nhật có trồng trọt nhưng không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở (là viên chức hay công nhân). Ngoài giờ làm, họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá bán và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản, không ai lừa dối ai.

Tại các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải lo gửi giỏ/túi xách. Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Họ tự giác trả tiền mặt vào thùng hoặc gửi ngân phiếu vào máy thu tiền. Đã từ rất lâu, người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển tiếng Nhật.

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Stn
Hệ thống tự tính tiền tại siêu thị Nhật, người mua tự phục vụ, tự scan mã vạch, tự trả tiền.

Thêm một điều đặc biệt trong chi trả: Nếu biết bạn là khách nước ngoài đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng ở Nhật sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% mọi phí tổn.

* Tôn trọng sự YÊN TĨNH -


Đến đâu tại xứ Nhật, bạn cũng nghe hoặc thấy lời khuyên nơi công cộng  “No noise!” – Không ồn!

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Vanhoanhat5
Phi trường quốc tế Kansai được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo, cách xa khu dân cư

Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả hight ways đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Chính quyền thành phố Osaka đã bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm phi trường rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”. Đúng là Dân làm chủ, chính quyền thực sự sợ Dân.

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Vanhoanhat4 

 
Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa quảng cáo, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút khách thì cách duy nhất là thuê nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách một, chỉ người đó nghe thôi.

* Tôn trọng tính NHÂN BẢN -


Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Vanhoanhat6
Một khoảnh trồng trọt có sản phẩm nhưng không thu hoạch.

Nếu đến vùng trồng trọt ở bất kỳ đâu trên xứ mặt trời mọc, bạn cũng sẽ thấy tại bất cứ một cánh đồng nào cũng còn chừa một góc nguyên, không thu hoạch. Vì sao vậy? Người dân Nhật rất yêu quý thiên nhiên và mọi sinh vật quanh mình, nên khi trồng bất kỳ một sản phẩm nào, họ cũng nghĩ tới sự sống còn của chúng. Do vậy, không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản, mà họ luôn "để phần" 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

Cũng vì tôn trọng tính nhân bản, nên chính phủ Nhật nghiêm cấm và phạt rất nặng những tội phạm làm hàng giả, hàng gian, hàng dối, nhất là những món hàng độc hại. Họ coi những sản phẩm độc hại là thứ vũ khí man rợ của kẻ diệt chủng. Bởi vậy, đã từ rất lâu, trên thị trường Nhật không thấy có sản phẩm xấu hoặc độc hại. Các sản phẩm từ nước ngoài đưa vào phải qua sự kiểm dịch rất khắt khe mới cho nhập.

Cũng từ lâu, chính phủ Nhật đã tránh không cho dùng phân hoá học và thuốc trừ sâu bừa bãi. Họ dùng các phương pháp sinh học (chứ không phải hoá học) để khống chế sâu bọ phá hoại mùa màng. Bên cạnh việc phòng chống sâu bọ có hại, họ rất quan tâm chăm sóc và bảo vệ những giống sâu bọ có ích.

* Tôn trọng sự BÌNH ĐẲNG -

Mọi đứa trẻ Nhật từ lúc có ý thức, đều được cha mẹ, thầy giáo và xã hội dạy về sự bình đẳng giữa người với người, người với vật.

Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường, trừ trẻ khuết tật về chân. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.


Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Vanhoanhat7

“Bình đẳng” là bài đầu tiên mà các em học được ở trường

Việc mặc đồng phục vest đen từ mọi học sinh, người quét đường đến tất cả nhân viên, công chức… cho thấy một nước Nhật không có khoảng cách giàu nghèo. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động, biểu thị một sức mạnh hiệp thông.

Một nét khác của sự bình đẳng: Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên nào. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày nào đó, bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình lại chính là vị Thủ Tướng hay Bộ Trưởng.

Sự bình đẳng còn thể hiện ở việc tôn trọng lao động gia đình. Ở Nhật, nội trợ là một nghề, coi đó là một dạng lao động năng nhọc và khả kính. Hàng tháng, chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, người vợ vẫn được hưởng đầy đủ lương hưu.



Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Vanhoanhat8

Nghề nội trợ làm những việc có tên và rất nhiều việc không tên, không kể giờ giấc, thường là vất vả suốt ngày!

Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty lớn đã áp dụng chính sách “trực chuyển”: lương của chồng sẽ được gửi thẳng vào tài khoản của vợ, cho vợ quản lý. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được coi trọng, tôn vinh. Và cũng từ đó, tệ nạn bạo hành trong gia đình ở Nhật rất hiếm, mà nếu có thì bị xử tù rất nghiêm.

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Noi-tro
Nội trợ là một nghề và vẫn được hưởng lương hưu

* * *

Trên đây mới chỉ là phác qua vài nét độc đáo trong VĂN HOÁ NHẬT.

Chỉ ngần ấy thôi cũng đủ cho thế giới thấy một nước Nhật rất dễ thương và mềm mỏng trong tình người, nhưng cũng hết sức cứng rắn và vững vàng trong hoạn nạn.

Bởi thế mà người Nhật và nước Nhật rất được thế giới thương yêu, hàng hoá của họ rất đuợc ưa chuộng. Họ thật xứng đáng được vinh danh là “Đất Nước Mặt Trời Vẫn Cứ Mọc” sau hiểm hoạ thế chiến cũng như sau đại hoạ thiên tai như đã từng.

(Trích từ VĂN HÓA THẾ GIỚI).

.
Về Đầu Trang Go down
tnguyen
Khách viếng thăm




Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ TÍNH CÁCH NGƯỜI NHẬT   Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeSat Sep 21, 2013 4:06 pm


VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ TÍNH CÁCH NGƯỜI NHẬT

Lê Thị Quỳnh Hảo
 
Văn học dân gian nói chung, truyện cổ tích của mỗi dân tộc nói riêng là một bức tranh phản ánh chân thực tính cách, tâm hồn của dân tộc đó. Truyện cổ tích Nhật Bản cũng vậy, nội dung phản ánh thật sự đã hội tụ những nét tính cách đáng tự hào của dân tộc Nhật Bản: sự trọng tín nghĩa, trọng sự thông thái, trọng danh dự... và tâm hồn ấy, tính cách ấy cũng thật mạnh mẽ, dũng cảm khi cần thiết...


Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Chuyen-dan-gian-nhat-ban

Nhật Bản là một đất nước có điều kiện địa lý khá đặc biệt so với nhiều nước trên thế giới, toàn bộ đất đai gồm gần 4.000 hòn đảo lớn nhỏ ngoài khơi Thái Bình Dương. Nhật Bản xa đất liền, từ đó đến đại lục, nơi gần nhất là Hàn Quốc, cũng cách hàng trăm km. Điều kiện địa lý tự nhiên này chi phối rất lớn đến quá trình hình thành tâm lý và tính cách dân tộc Nhật, đồng thời có ảnh hưởng sâu sắc tới loại hình văn hóa nghệ thuật của đất nước này.

Trước hết, qua truyện cổ tích, có thể thấy rằng người Nhật rất đề cao chữ tín. Trong hầu hết mọi trường hợp, họ luôn cố gắng để giữ được lòng tin của người khác đối với mình và luôn luôn cố gắng thể hiện những điều họ cho là đúng. Đó chính là vì dân tộc Nhật rất có ý thức về chữ tín, mọi người đều ý thức gìn giữ chữ tín của mình.

Trong hầu hết các truyện cổ tích Nhật mà chúng tôi khảo sát, nếu nhân vật đã hứa, mà không thực hiện lời hứa, không thực hiện bổn phận của mình thì kết cục khó có thể tốt đẹp được (Giấc mơ, Xứ mộng của Jinnai, Hiko Boski và Ôri Himê, Urashima Taro…). Điều đó cho thấy rằng, đối với người Nhật, việc chữ tín bị đánh mất chẳng khác nào điềm báo của hậu quả xấu. Có thể nói, đây cũng là tính cách cơ bản của họ. Mọi người Nhật đều cố gắng rất lớn để thực hiện lời hứa của mình, họ chỉ hứa khi họ có thể làm được. Tính cách này có lẽ được hình thành từ thưở bình minh của dân tộc, đem lại cho họ tính kỷ luật cao trong cuộc sống và công việc. Thậm chí, tính trọng kỷ luật đã trở thành văn hóa, nếp sống, tính cách.

Nó lý giải cho hiện tượng trong trận động đất - sóng thần và sự đe dọa từ những cơn dư chấn liên miên vừa qua, người Nhật vẫn có thể bình tĩnh đến như thế. Hình ảnh thật xúc động khi người Nhật vẫn trật tự xếp hàng lần lượt nhận cứu trợ, mọi người hành xử rất có trật tự, dù sợ hãi nhưng không tranh giành, giẫm đạp, cướp bóc hay bạo lực. Họ biết vượt qua cảm giác sợ sệt để đối phó với hoàn cảnh và cách ứng xử đó đã được ngợi ca trên khắp thế giới. Sự bình tĩnh đó là mặt tích cực của tinh thần võ sĩ đạo, là lòng tự trọng được hình thành từ bề dày văn hóa, làm nên tính cách tốt đẹp của người Nhật.


Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Chuyen-dan-gian-nhat-ban1

Tinh thần đề cao ân nghĩa cũng rất phổ biến trong truyện cổ tích Nhật, các nhân vật trong truyện thường trực tiếp đứng ra đền ơn trả oán. Để đền ơn cho mảnh đất quê hương, các vị thần ở những ngôi đền trong một vùng hẻo lánh của Nhật Bản đã hóa thân thành các đô vật, về kinh đô đọ sức với những võ sĩ của các lãnh chúa hùng mạnh để mang lại chiến thắng cho quê hương và cũng là để giúp cho lãnh chúa của họ (Những vị thần không thể khuất phục).

Để trả ơn cho ông chủ cửa hàng bánh kẹo đã giúp đỡ mình, con ma của đền Kogenji đã giúp cho vùng đất ông sống không còn tình trạng thiếu nước vào mùa hè (Con ma của đền Kogenji). Trong truyện cổ tích Nhật Bản, nhân vật mang ơn đã phải cố gắng rất nhiều và trải qua những thử thách cam go, có khi hy sinh cả mạng sống của mình để trả ơn (Cái khăn thần kỳ, Con cáo trắng Hachisuke, Con cáo và ông lão, Sự đền ơn của con Hạc…). 


Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Chuyen-dan-gian-nhat-ban2

Con cáo trắng một lần được lãnh chúa tốt bụng cứu thoát khỏi tay bọn đàn ông hung dữ, ông còn đưa cáo về nhà chăm sóc, cho ăn, chữa khỏi vết thương và thả cáo về núi. Đến khi lãnh chúa gặp khó khăn lớn tưởng như không thể giải quyết nổi thì một chàng thanh niên tự xưng là Hachisuke xuất hiện và đề nghị giúp đỡ. Chàng nhiều lần hoàn thành nhiệm vụ mà không hề yêu cầu điều gì. Cho đến một lần, chàng trai (con cáo trắng hóa thân) bị bọn chó hoang bao vây cắn chết, và lúc chết (đã hiện nguyên hình hài con cáo) vẫn nằm lên trên bảo vệ tài sản của lãnh chúa thì ông này mới biết đó là con vật ân nghĩa đến giúp mình. Sự hy sinh thầm lặng vì ân nghĩa ấy đã mang đến niềm xúc động đối với người đọc. Tuy kết thúc câu chuyện không mang lại sự vui vẻ, nhẹ nhõm như kết thúc có hậu của những truyện cổ tích khác, nhưng nó mang đến cho con người lòng tin và hy vọng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống (Con cáo trắng Hachisuke).

Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng kiểu nhân vật tiêu biểu, phổ biến trong truyện cổ tích Nhật rất bình dị mà dũng cảm, mạnh mẽ. Trong truyện Kintaro, một lần vào rừng sâu gặp gấu dữ tợn, khi tất cả con vật đều run lên sợ hãi thì Kintaro đã bình tĩnh giao chiến, bằng sức mạnh kỳ lạ, đã nâng con gấu khổng lồ lên quá đầu, gấu vô vọng đầu hàng và trở thành bạn tốt của Kintaro...

Mặc dù chỉ nhỉnh hơn ngón tay út, nhưng Issum Boshi tí hon là một chàng trai có nhiều hoài bão và dũng cảm, có ước mơ lớn lao. Khát vọng của chàng càng lớn hơn mỗi khi vượt qua một nguy hiểm mới, trái tim chàng luôn hướng về mục đích trở thành một samurai vĩ đại. Tuy đã nghe nhiều tin đồn về một lũ quỷ ghê gớm thường đến vào ban đêm và bắt cóc những cô gái trẻ, nhưng Issum Boshi cũng tình nguyện cùng bảy người khỏe nhất đi theo bảo vệ tiểu thư Naru khi nàng đi thăm đền Kiyomizu. Và khi đối diện trước con quỷ đỏ khổng lồ, gớm ghiếc với cái sừng gồ ghề, những cái vuốt dài và răng nanh nhọn hoắt, trong lúc mọi người đều hoảng hốt bỏ chạy, Issum Boshi đã ở lại và bảo vệ an toàn mạng sống cho tiểu thư Naru. Nhờ chiếc búa mà con quỷ đỏ bỏ lại, chàng trai tý hon đã trở nên cao lớn, khỏe mạnh. Sự dũng cảm ấy được đền đáp bằng một lễ cưới linh đình và một cuộc sống hạnh phúc với tiểu thư Naru (Issum Boshi - anh chàng samurai tí hon).

Với lòng can đảm hơn người, chú bé Momotaro đã quyết tâm lên đường diệt bọn yêu tinh độc ác ở đảo yêu tinh, quấy phá, hoành hành, làm đảo lộn cuộc sống của con người nhưng không ai làm gì được chúng. Trên đường đi, bằng sự dũng cảm, mạnh mẽ, tự tin, chú bé đã thu phục được một con chó hoang, một con khỉ và một con đại bàng cùng nhập cuộc. Họ đã hợp sức đánh bại lũ quỷ (Chú bé trái đào Momotaro).

Ngoài ra, kiểu nhân vật dũng cảm còn được ca ngợi ở các truyện Thuốc mỡ của quỷ nước, Sự mạo hiểm của người thợ săn Gembei, Ba chàng trai ngựa… Là những con người bình dị nhưng ở họ đều chứa đựng những khát khao lớn lao và có những đóng góp to lớn cho cộng đồng. Đó cũng là ước mơ chinh phục những điều lớn lao được tác giả dân gian gửi gắm qua truyện cổ tích.

Những con người can đảm, dũng cảm, mạnh mẽ không chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích. Trong thực tế cuộc sống, khi trải qua thảm họa, ở Nhật Bản vẫn có rất nhiều những tấm gương về lòng can đảm, về đức hy sinh đáng để người đời noi theo. Giữa cảnh hoang tàn, bất chấp nguy hiểm rình rập, những binh sĩ và người tình nguyện Nhật Bản vẫn đi tìm kiếm những người sống sót, vẫn có những con người tình nguyện dấn thân cảm tử để giải quyết hậu quả từ các nhà máy điện hạt nhân… Đây rõ ràng là những tấm gương dũng cảm, có tinh thần xả thân vì cộng đồng.

Nhờ tính kỷ luật cao, coi trọng lời hứa nên người Nhật rất kiên trì, quyết liệt trong công việc. Trong ứng xử, người Nhật tỏ ra khéo léo. Trong giao tiếp, phương châm của họ là hiếu chiến không bằng hiếu hòa, đối đầu không bằng đối thoại. Người Nhật trọng nguyên tắc, nhiều lúc đến độ cứng rắn, nhưng mặt khác họ cũng dễ xúc động trước nhân tình thế thái. Điều này thể hiện khá rõ qua truyện cổ tích. Để thu phục lũ quỷ phá phách và tinh quái, nhà sư đã khéo léo dùng tình cảm chân thành của mình để cảm hóa chúng. Sự giản dị và thân ái rất tự nhiên của nhà sư đã thay đổi được lũ quỷ, đây là điều mà nhiều nhà sư trước đó đã không làm được, câu chuyện còn muốn khẳng định rằng muốn tồn tại được trong hoàn cảnh nào thì bản thân phải tự tìm cách để có thể thích nghi với hoàn cảnh đó (Những con Tanuki ở chùa Shojoji). Bằng cách giấu gươm trong người giả làm phụ nữ, chàng trai Jutaro đã chặt đứt cánh tay của quỷ nước Kappa - kẻ chuyên đi bắt phụ nữ và trẻ em để hãm hại - sự khéo léo và mềm dẻo của chàng đã hoàn toàn quy phục được quỷ nước. Trước những lời cầu xin được tha thứ rất chân thật của nó, Jutaro đã chấp nhận tha thứ, được quỷ hứa sẽ không tiếp tục hại người và tặng thứ thuốc mỡ thần kỳ có thể chữa lành mọi vết thương (Thuốc mỡ của quỷ nước).

Truyện cổ tích Nhật Bản giáo dục con người sống có đạo đức, hiền lành, nhân hậu, thật thà, có tình thương yêu đối với đồng loại… Những truyện Núi của những người già, Những chiếc nón lá của Jizo, Con chim sẻ bị cắt lưỡi, Ông lão hoa anh đào, Công chúa Kaguya, Con ma của đền Kogenji… mang chủ đề chung quen thuộc đó. Tính thiện và ước mong làm việc thiện là điều mà toàn nhân loại mong muốn và luôn hướng đến; triết lý ở hiền luôn có sức sống, mãi tồn tại, bền vững không chỉ trong các truyện cổ tích.

Đạo đức là cái cốt lõi của con người. Trong truyện cổ tích Nhật, dù là người hay là ma, thần tiên hay tinh, quỷ… tất cả đều có thể đôn hậu, vị tha và sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình vì người khác. Và qua thực tế thảm họa một năm trước, chúng ta thấy rằng không ai bảo ai, bất chấp mọi gian khổ, người Nhật vẫn kiên cường đối phó một cách bình tĩnh, kỷ luật và đầy tình yêu thương. Kiên nhẫn xếp hàng để chờ đến lượt lên xe buýt đi sơ tán hay để nhận chút lương thực, nước uống miễn phí nhưng khi được phân phát, họ sẽ cảm thấy xấu hổ nếu chỉ biết lấy những thứ đó cho riêng mình, hàng loạt siêu thị đã tự động giảm giá và người đến mua cũng chỉ mua để đủ dùng chứ không vì mục đích đầu cơ tích trữ… Những hành động vì cộng đồng đó đã tiếp tục để lại ấn tượng sâu sắc đối với nhân dân toàn thế giới. Tính tập thể, tính cộng đồng mà người Nhật Bản dày công xây dựng luôn được duy trì, giữ gìn bằng tính kỷ luật, văn minh và hành động vì người khác.

Người Nhật rất coi trọng sự thông minh, thông thái, vì thế môtip ca ngợi sự thông thái xuất hiện nhiều trong truyện cổ tích Nhật Bản. Hai anh em là một truyện cổ tích điển hình đề cao giá trị của sự thông thái. Gia tài kếch xù của người cha cuối cùng không thuộc về người em mải mê buôn bán kiếm lời, mà thuộc về người anh, vì người anh sau khi lang thang tới nhiều vùng miền của đất nước, tiêu hết số tiền mà người cha cho, đã tiếp xúc với nhiều người và học được nhiều điều hay. Anh trở thành một người khác trước với hiểu biết phong phú, sự từng trải, khả năng làm điều tốt và tránh khỏi điều xấu. Anh đã chứng minh được cho người cha thấy kiến thức của anh là vô giá. Và người cha đã tin tưởng, ký thác toàn bộ sản nghiệp cho anh.

Sự thông thái còn được ca ngợi trong truyện Núi của những người già. Một bà lão với sự thông minh, dày dạn kinh nghiệm sống đã giúp đất nước 3 lần thoát khỏi chiến tranh, khẳng định cho lãnh chúa biết thế nào là sự cần thiết trong học hỏi kinh nghiệm của người già, và không phải cứ người già là vô dụng. Lãnh chúa đã thức tỉnh, quyết định hủy bỏ điều luật tàn ác đối với người già áp dụng trước đó (người đến tuổi sáu mươi sẽ bị mang vào núi và ở đó cho đến chết).

Tương tự, Một cuộc thi tài cũng là câu chuyện đề cao trí tuệ. Truyện khẳng định một nhà nghệ sĩ tài năng thường dùng nhiều thời gian để ngẫm nghĩ hơn là làm những công việc chân tay tầm thường. Sau cuộc thách đố để so tài cao thấp, anh thợ Seishichi, sau khi đã tiêu tốn hết thời gian vào rượu chè say sưa, đã dùng một mẹo nhỏ để chiến thắng anh thợ Heishiro - người ngày đêm dành hết thời gian và công sức của mình để hy vọng tạo ra được một kiệt tác nghệ thuật vĩ đại nhất, hòng chiến thắng trong cuộc thi. Cũng xu hướng đề cao tri thức, người thày lang thông minh trong truyện Chữa bệnh tắt mắt tỏ ra xuất sắc hơn người, khi chỉ bằng một mẹo nhỏ, đã chế biến thành công thuốc chữa thói hay ăn trộm của đứa con trai một bà lão. Câu chuyện như muốn khẳng định có tri thức thì làm được tất cả, người có trí tuệ sẽ thành công trong cuộc sống, sẽ giải quyết được mọi vấn đề cho dù có khó đến đâu đi chăng nữa.

Văn học dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng tuy không thể phản ánh mọi khía cạnh đời sống một dân tộc như nó vốn có, nhưng có thể nói truyện cổ tích Nhật Bản là bức phác họa tính cách của dân tộc Nhật. Bằng cách của mình, các tác giả dân gian đã chắt lọc, lựa chọn và đưa vào truyện cổ tích những nét tính cách tiêu biểu, nổi bật và đáng tự hào nhất của dân tộc mình: dũng cảm, thông minh, mạnh mẽ, trọng tín nghĩa, trọng danh dự… Tất nhiên đây chưa phải là toàn bộ tính cách người Nhật, mà chỉ là những nét chính được thể hiện qua truyện cổ tích. Một lần nữa những nét tính cách tuyệt vời đáng ngưỡng mộ ấy của người Nhật được thể hiện rõ nét khi thảm họa xảy ra đối với cuộc sống hiện tại của họ. Chúng ta có cơ sở để tin rằng, với những tính cách đó, người Nhật Bản sẽ vượt qua mọi hiểm nguy, gian khổ và sớm làm hồi sinh lại những gì bị thiên nhiên tàn phá.

Nguồn: Tạp chí VHNT số 339


Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 9k=
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào?   Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeMon Dec 01, 2014 9:20 am

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 9k=

Giáo Dục Nhật Bản: “Đạo Đức” là Cốt Lõi

Ngành giáo dục Nhật Bản có vị thế tốp đầu thế giới như hiện nay vốn được xây dựng trên triết lý “con người = đạo đức”, đề cao tuyệt đối tính kỷ luật và tinh thần tự lập.

Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định giáo dục Nhật Bản thời kỳ cận-hiện đại được bắt đầu từ thời Minh Trị (1868-1912). Tuy nhiên, các văn bản pháp luật, các quy định giáo dục thời Minh Trị chưa nhắc đến “triết lý giáo dục”. Mãi sau Thế chiến thứ II, các nhà nghiên cứu giáo dục người Nhật cho rằng giáo dục Nhật Bản ngay từ trước 1945 vận hành theo triết lý “mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức” - được thể hiện trong Sắc chỉ giáo dục (hay còn được biết đến là “thánh chỉ” của Thiên hoàng Minh Trị ban bố vào năm 1879). Triết lý “đạo đức” trong thánh chỉ của Minh Trị chứa thông điệp giáo dục đạo đức mang màu sắc Nho giáo – hết lòng vì vua, trung quân mới là ái quốc.

Từ “thầy công bằng” đến “trò cống hiến”

Thời Minh Trị, từ triết lý “đạo đức”, không phân biệt hoàn cảnh, sắc tộc, tôn giáo, giai tầng của bất cứ thanh niên nào, hễ có tiềm năng và phát huy được tố chất, mong mỏi và khát vọng phát triển quốc gia, chính phủ Nhật liền đưa sang các nước phương Tây để tiếp thu các giá trị khoa học kỹ thuật, công nghệ mới rồi quay về phục vụ “vua”.

Triết lý “đào tạo người phục vụ cho đất nước” dựa trên nguyên tắc công bằng nhanh chóng mang về hiệu quả khi nhân tài từ phương Tây trở về phục vụ Nhật Bản. Giáo dục Nhật nhờ đó mà học hỏi tinh túy từ hệ thống giáo dục nước ngoài: Hệ thống hành chính giáo dục chặt chẽ và trật tự của Pháp; hệ thống đại học “người dẫn đầu”, tập trung phát triển giáo dục đại học theo mô hình các trường đại học ưu tú của Đức; mô hình trường học công lập dựa trên đạo đức và sự công bằng cho mọi người từ Anh; cùng với phương châm “Trường học phải đảm bảo sự phát triển cho tất cả trẻ em” đến từ John Dewey, một nhà triết học và nhà cải cách giáo dục Mỹ. Nhờ việc dạy cho trẻ triết lý “ái quốc”, một lực lượng đông đảo trí thức Nhật tiếp thu Tây học nhanh chóng quay về, đưa Nhật Bản theo kịp quá trình hiện đại hóa quốc gia với nhiều nước phương Tây.

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 2014-OCT-23-GD.NB_.300

Giáo dục Nhật Bản tạo ra những con người biết cống hiến cho đất nước trên nền tảng “kỷ luật thép” và sự chia sẻ gánh nặng với mọi người xung quanh. Ảnh minh họa: jaccc.org

Hiện nay các lớp học ở Nhật không tổ chức theo kiểu “gom học sinh có điểm số cao lại với nhau”. Nhà trường cũng không chủ trương “khoe” kết quả học tập của các em đến mọi người, vì cho rằng điểm số không phản ánh được khả năng thực sự của trẻ, mọi học sinh đều có cơ hội học tập trong môi trường bình đẳng.

Cho đến vài năm gần đây Nhật Bản mới chủ trương thí điểm kỳ thi cho các em lớp 6 và lớp 9 nhằm giám sát hiệu suất của hệ thống giáo dục chứ không phải đánh giá năng lực học sinh. Kỳ thi chính thức duy nhất chỉ được tổ chức để các em học sinh vào học trường trung học và đại học. Gánh nặng thi cử được chia sẻ lên vai của thầy cô, cha mẹ, bạn bè cùng lớp của các em học sinh. Thầy cô dạy cho trẻ nghĩa vụ giúp bạn vượt khó vì đó là giá trị “đạo đức” – yếu tố truyền thống của người Nhật, đồng thời cũng là cơ hội để cả học sinh yếu tiến bộ, còn học sinh giỏi trải nghiệm và rút kinh nghiệm được nhiều điều từ người bạn của mình.

Trách nhiệm của thầy cô với trẻ rất cao, được thể hiện thông qua môi trường học tập thầy cô xây dựng cho trẻ trải nghiệm; mối quan hệ tương trợ của thầy cô với trẻ em ngoài giờ học; sự kết hợp giữa thầy cô với phụ huynh để giúp trẻ vượt khó khăn và phát triển toàn diện. Năng lực của giáo viên được đánh giá thông qua những thành quả hiện hữu, những sáng kiến đột phá, mức độ đóng góp vì cộng đồng… của các em học sinh mà họ giảng dạy (chứ không phải điểm số). Bên cạnh đó, hiệu trưởng và giáo viên của các trường học được phân bố theo các quận và luân chuyển thường xuyên để đảm bảo rằng không có bất kỳ sự độc tài nào tồn tại.

Chưa kể việc phân bổ tài chính, y tế, khuyến học… từ chính phủ cũng rất công bằng, nhằm hình thành tư duy công bằng trong suy nghĩ trẻ. Từ triết lý “đạo đức”, môi trường giáo dục công bằng qua nhiều thế hệ tạo ra một nước Nhật rất minh bạch, với tỉ lệ tiêu cực và tham nhũng rất thấp. Theo số liệu mới nhất, Nhật Bản đứng thứ 17/178 nước trên thế giới về minh bạch.

Ý thức “tuân thủ kỷ luật” tuyệt đối

Chuyên gia giáo dục Bassey Ubong (Nigeria) trong bài viết “Triết lý giáo dục và những ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của quốc gia” đã dẫn lời nhà nghiên cứu giáo dục F. N. Kerlinger (1951) nhận định giáo dục Nhật Bản sau thời Minh Trị, rõ nhất là từ giữa thế kỷ 20 cho đến tận nay, vẫn vận hành theo triết lý “shữshin”. Hiểu nôm na, “shữshin” được gói gọn trong từ “đạo đức” – trung tâm của giáo dục kiến thức, đời sống, sinh hoạt, kỹ năng làm việc của người Nhật.

Nhà giáo Nguyễn Quốc Vương, ĐH Sư phạm Hà Nội, trong bản dịch Luật giáo dục cơ bản (được Quốc hội Nhật Bản ban hành lần đầu năm 1947 và sửa đổi năm 2006) đã chỉ ra triết lý “đạo đức làm nền tảng trong giáo dục” của người Nhật được mô tả: “Cần phải nhắm tới thực hiện xã hội ở đó từng quốc dân có thể mài giũa nhân cách bản thân…”.

Tuy nhiên, triết lý giáo dục “đạo đức” không còn là đào tạo người trung quân ái quốc. Chuyên gia giáo dục Bassey Ubong còn cắt nghĩa “đạo đức” trong triết lý giáo dục người Nhật ngày nay chính là tính kỷ luật trong đời sống, sinh hoạt và làm việc. Bassey Ubong mô tả “Đạo đức còn có nghĩa là ý thức tuân thủ kỷ luật cao độ được phản ánh thông qua quan niệm xem giáo dục là một con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ đó thanh niên tích cực học tập, tuân theo các chuẩn mực về tôn trọng mọi người xung quanh và tham gia đóng góp nhằm giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp, ai nấy đều tốt nghiệp và có việc làm”.

Người Nhật luôn tin tưởng rằng nếu giáo dục tính kỷ luật hiệu quả cho một thế hệ trẻ em hôm nay thì trong tương lai gần Nhật Bản sẽ nhận được một thế hệ nhân tài trưởng thành “kỷ luật thép”, có khả năng đóng góp to lớn cho tổ quốc. Các nguyên tắc kỷ luật: Quản lý thời gian; tuân thủ quy trình làm việc, nguyên tắc hợp tác và phối hợp, tự phê bình bản thân, dám chịu trách nhiệm, không đổ lỗi hoàn cảnh, … được người Nhật hiểu và vận dụng thuần thục. Lý thuyết ngành kinh tế học đã chứng minh được rằng người Nhật đã đúng khi tích lũy tính kỷ luật cho từng thế hệ trẻ em. Qua nhiều thập niên, các thế hệ người trưởng thành cộng hưởng các giá trị kỷ luật, tạo thành một dân tộc làm việc khoa học, bài bản, hiệu quả tối đa.

Giáo dục tư duy “tự lập” để học tập suốt đời

Trên nền tảng triết lý giáo dục đạo đức, trẻ em Nhật còn được định hướng “đạo đức = tự lực cánh sinh”. Mỗi bản thân cố gắng học tập, làm việc tự chủ, không ỷ lại để có thể hòa nhập môi trường hội nhập đầy biến động các giá trị văn hóa và tri thức. Việc tự lập còn giúp học sinh có cuộc đời phong phú, có thể học tập ở mọi nơi, mọi lúc trong suốt cuộc đời mình và có thể vận dụng thích hợp những thành quả đó. Để thực hiện triết lý này, nội dung và phương pháp giáo dục môn nghiên cứu xã hội được nhấn mạnh “học sinh làm trung tâm” và nhấn mạnh giá trị trải nghiệm từ các bài học hơn là nhồi nhét kiến thức.

Nhật thay đổi hệ thống sách quốc định thành kiểm định – nhiều loại sách với các chuẩn đầu ra khác nhau để tăng cường khả năng phản biện cho học sinh, kích thích việc tìm tòi, phát huy sức sáng tạo. Chưa dừng tại đó, trong các lớp học, học sinh phổ thông sớm được giáo viên dạy rằng “không có chân lý đúng vĩnh viễn”. Thế nên các bài học thầy cô đưa ra đều được “trích nguồn”, cổ vũ các em tìm thêm nguồn thông tin, góc nhìn, phát hiện vấn đề mới. Đó là một trong những lý do cốt yếu giúp người Nhật nằm trong tốp đầu các quốc gia có lượng bằng sáng chế “khủng” nhất thế giới với vô số thương hiệu tồn tại xuyên thế kỷ. Thầy cô thường xuyên trao đổi, tư vấn cho bậc cha mẹ chủ động dạy cho con họ tính tự lập, ngay trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Học gì từ triết lý giáo dục của người Nhật?

Thực tế mỗi quốc gia, trong đó có Nhật Bản, xây dựng và phát triển triết lý giáo dục dựa trên điều kiện nguồn lực và hoàn cảnh cụ thể của quốc gia. Điều quan trọng mà chúng ta có thể học từ triết lý của người Nhật chính là “học sinh làm trung tâm” của các hoạt động giàu tính trải nghiệm, chia sẻ, trách nhiệm. Việc giữ học sinh ngồi ù lì trong lớp sẽ tạo nên nền giáo dục nghèo nàn.

Đại Thắng


Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Enlightenment
Về Đầu Trang Go down
hoangvu
Khách viếng thăm




Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào?   Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitimeThu Mar 05, 2015 1:14 pm

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Japan


Tinh thần cầu học: Sự khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản    
 
Tâm tính và tinh thần cầu học của quốc gia sẽ đưa lại những ngã rẽ khác nhau, hoặc phú cường hoặc tụt hậu.

Cả Việt Nam và Nhật Bản đều chung không gian văn hóa Đông Bắc Á, đều có hàng ngàn năm coi Trung Hoa như trung tâm văn minh thế giới. Nhưng sự khác biệt về tinh thần cầu học đã đem lại số phận khác nhau cho hai quốc gia, hai dân tộc.

Góc quay lịch sử bắt đầu từ thời cận đại khi gió Tây thổi bạt Đông (1).

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Samurai

Bản tính dân tộc

Người Nhật là một dân tộc kiêu ngạo, quật cường và hãnh tiến. Bốn hòn đảo lớn (Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu) mà họ sinh sống giàu có đủ tính biệt lập, bão biển, động đất, … Yếu tố tự nhiên như thế hun đúc nên bản tính người Nhật “vừa nghiêm khắc vừa mơ mộng”, tuân thủ kỷ luật xã hội và bảo vệ đến cùng các giá trị Nhật Bản.

Là quốc gia trơ trọi giữa biển khơi nên người Nhật thực dụng và ham mạo hiểm. Họ học hỏi rất nhiều từ Trung Hoa nhưng không chịu ràng buộc và không biết “sợ” Trung Hoa.

Vua Trung Hoa xưng Thiên tử, Vua Nhật xưng Thiên hoàng. Khi hùng mạnh lên, người Nhật sẵn sàng viễn chinh thẳng đến Trung Hoa lục địa, tướng Toyotomi Hideyoshi từng xâm lược Triều Tiên (cuộc chiến 1592 -1598) công khai nhắm tới nhà Minh, Lữ Chân (tiền thân của nhà Thanh sau này), Ấn Độ. Năm 1895, Minh Trị Thiên Hoàng cử quân đánh bại Bắc Dương quân cùng hạm đội Bắc Dương hùng mạnh của nhà Thanh (2), sáp nhập Đài Loan; Nhật Bản xâm lược Trung Hoa trong những năm 1937 – 1945; tranh bá Thái Bình Dương với Hoa Kỳ. Bại trận trong Thế chiến II, những samurai cúi đầu đưa thanh gươm vào bao để mấy thập kỷ sau Nhật Bản thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới.

Tất cả đã thể hiện phần nào đặc tính Nhật Bản quyết liệt và ham chinh phục.

Trong khi đó người Việt sở hữu vùng châu thổ và trung du Bắc Bộ, mở mang lãnh thổ xuống phương Nam. Được thiên nhiên ưu đãi, người Việt chỉ cần cày cấy, làm lụng thì ăn mặc không phải lo lâu dần hình thành tâm tính an phận thủ thường, “dĩ thực vi thiên” (3), óc khám phá, ham chinh phục ngày một suy yếu (xem thêm Trần Trọng Kim: Việt Nam Sử Lược).

Người Việt nhìn chung cần cù, chuộng hòa bình thích thanh nhàn, không có tham vọng lớn, không có lòng chinh phục và óc mạo hiểm. Còn người Nhật thì dám vượt lên áp lực của quá khứ, cầu học để phát triển quốc gia thịnh vượng.


Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Thay%20do%20v%C3%A0%20hoc%20tro

Câu chuyện trăm năm

Vì tâm tính như vậy nên người Nhật cầu học, vượt sóng gió, mạo hiểm sinh mạng để tìm lấy những giá trị văn hóa văn minh vun trồng thêm cho cốt cách của dân nước “mặt trời mọc”. Còn người Việt chỉ biết ngồi nhà chờ người ta mang tới.

Từ cải cách TaiKa năm 646 đến thời Nara (710 – 794), người Nhật tới Trung Hoa du học. Phố Đường được hình thành ở Nhật Bản, kinh thành Naran được xây dựng theo lối Trường An (kinh đô Đế quốc Đường). Các du học sinh Nhật Bản học và làm quan cho Nhà Đường mấy chục năm đưa về tổ quốc các kiến thức về văn hóa (bao gồm cả tôn giáo) học thuật, kỹ nghệ Trung Hoa.

Bước vào khúc quanh của lịch sử của thời cận đại, để bảo vệ và xây dựng quốc gia hùng cường người Nhật lại vượt trùng dương đến Tây Âu, Hoa Kỳ học hỏi kỹ nghệ, triết học, chính trị, tổ chức và trang bị quân đội… Điều gì cần cho quốc gia phú cường thì họ đều học lấy và đem về ứng dụng.

Bên cạnh những nhà chính trị và ngoại giao xuất chúng, họ có nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi (1835 – 1901). Ông không hoạt động chính trị, xây dựng Keio nghĩa thục (sau là đại học Keio nổi tiếng), cổ vũ cho tư tưởng "thoát Á", nói rằng người Nhật muốn hùng mạnh phải thoát ra khỏi cái không gian bí bách "cổ lai hi" Á châu. Fukuzawa Yukichi kêu gọi người Nhật chung số mệnh với nền văn minh phương Tây, hãy "cùng nhau bơi nổi trên biển văn minh ấy, cùng nhau tạo ra một làn sóng văn minh ấy, cùng nhau nỗ lực xây dựng và hưởng lạc những thành quả của nền văn minh ấy?". Quyến luyến với những gì xưa cũ, chung vai sát cánh với Trung hoa - Triều Tiên (khi đó) đồng nghĩa với việc bị phương Tây khinh rẻ và tạo nên một "đại bất hạnh với người Nhật Bản".

Từ thoát Á, dứt khoát đoạn tuyệt cái cũ kỹ mà chưa đầy 30 năm sau khi Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi, Nhật Bản đã sánh vai với các cường quốc phương Tây.

Còn Việt Nam ta thì khác hẳn. Theo guồng quay lịch sử cứ cái gì người Việt cần thì rồi sẽ tới, không theo chân các đoàn quân xâm lược thì cũng theo những đoàn thuyền buôn, nhà truyền giáo. Người Việt ngồi nhà đợi người ta đem đến rồi tiếp nhận tất thẩy theo lối cưỡng bách, thụ động.

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? 10461344_873659792646893_4892228966840811974_n

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Axoqshinzoabe_1

Tâm lý trông chờ, thụ động khiến cho nền triết học của người Việt không có được tư tưởng đặc sắc, Đông – Tây mỗi thứ đều có chút ít, không chịu học đến nơi đến chốn. Thời cận đại trong khi người Nhật đạp sóng gió cầu học khắp phương Tây thì Đại Nam (quốc hiệu Việt Nam từ thời Minh Mạng) coi Tây Dương là thứ rợ bạch quỷ, di mọi.

Khi đó với Đại Nam với sự cai trị của Nguyễn Triều những giáo điều cũ kỹ hằn sâu trong tư duy mỗi cá nhân rồi gông cùm tư duy xã hội bằng những mỹ từ đạo đức của Nho gia; cái đẹp giả lỗi thời bao phủ lên một nội hàm già cỗi và không còn sức sáng tạo, sức làm mới. Những nhà canh tân như Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch… đã không biết cách để có thể dấy lên một tinh thần cầu học, cổ vũ giới trí thức "cùng bơi trên biển văn minh" phương Tây, quanh đi quẩn lại chỉ biết kiến nghị, kiến nghị và kiến nghị.

Không đủ cơ tầng về giai cấp, về động lực xã hội cuối cùng đành "Nhất thất túc thành thiên cổ hận/Tái hồi đầu thị bách niên cơ" (4). Vèn vẹn 30 năm (kể từ 1858), Đại Nam mất nước, chung số phận với những quốc gia không thể "thoát Á".

Cho đến ngày Phan Chu Trinh xướng “khai dân trí”, “chấn dân khí”, “hậu dân sinh”; Phan Bội Châu lãnh đạo Đông du thì cũng chỉ là cầu học đánh trả lại những ông thầy, học để thoát khỏi kiếp người dân thuộc địa.

Nói đến Nhật Bản là nói đến sự khác biệt hẳn về tinh thần cầu học. Người Nhật thì cầu học, chủ động học; người Việt thì sẵn có, bị buộc phải học theo. Người Nhật học là vì tự cường quốc gia, người Việt học là để đánh trả lại “những ông thầy”. Người Nhật học là để trở thành cường quốc, người Việt học là để thoát khỏi kiếp bị trị hay những nghèo hèn cá nhân. Người Nhật xuất dương là để du học, để chinh phục (thời trước 1945 là bằng võ lực, giờ là để làm giàu), người Việt xuất dương là để kiếm việc làm thuê, thoát khổ cho riêng mình.

Cho tới tận sau năm 1945 tinh thần cầu học, vượt lên những áp lực lịch sử lại một lần nữa đưa đến những kết quả khác nhau cho cả hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản. Người Nhật thất bại để rồi thức tỉnh, còn người Việt? Tương lai thịnh vượng sẽ đến với mảnh đất chữ S này nếu chúng ta dấy lên và vun trồng một khát vọng cầu học vì thịnh vượng quốc gia!

----------------------------

Chú thích:

1. Gió Tây thổi bạt gió Đông: Vào thời Cận Đại văn minh phương Tây đã lấn át văn minh phương Đông, Tư Bản phương Tây xâm lược và biến các quốc gia phương Đông thành thuộc địa.

2. Hạm Đội Bắc Dương là thành quả của phong trào Dương Vụ, trước thời điểm 1895 đây là Hạm đội mạnh nhất Á Châu và đứng hàng thứ 8 thế giới.

3. "Dân dĩ thực vi thiên": Dân coi cái ăn như trời.

4. "Nhất thất túc thành thiên cổ hận
    Tái hồi đầu thị bách niên cơ"

    nghĩa là:
    "Một bước lỡ, thành mối hận ngàn thu
     Ngoảnh đầu nhìn lại cơ đồ trăm năm"

Hai câu thơ tuyệt mệnh của Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách bậc nhất Việt Nam thời cận đại.

Theo Văn Hóa Doanh Nhân


Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Images?q=tbn:ANd9GcQiDEU1BjNc1CijbK2UL9hBA9eEizYduimQdSoRpuilTfzirdEW
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Tri-thuc-vn2
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Images?q=tbn:ANd9GcSjlhuzpYFNMKhKbbD-4peucWPDSj-ArTkAoLkY8nIWvocy-ZPv
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Images?q=tbn:ANd9GcRmsvyIASNK73UJtZWAfIrnEGIn731MDt_Ihi61Sf_efKu6B7nc7A
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Mao-H%E1%BB%8D-c%E1%BB%A5c%2Bph%C3%A2n

ĐMCS (Địt Mẹ Cộng sản / Fuck Communism) - Nah
https://www.youtube.com/watch?v=xnWxFIH4_dE

.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào?   Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào? Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật
» [MV] Người có lỗi - Nhất Minh
» Người Nhật và những phẩm chất quý hơn cả Trời cho
» Người lưu giữ bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa lớn nhất Hải Ngoại
» Tập Truyện Ngắn nhà văn Nhật: Danh dự của người võ sĩ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Người và Việc :: Người tốt, việc tốt-
Chuyển đến