Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
chuyen quan bich Saigon Nguyen sáng VNCH linh nhac Trung Chung quốc trong ngam nguyet hoang quynh thuoc Nhung quang không truyện luong phải ngắn chất
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Người Việt và tình trạng chia rẽ

Go down 
Tác giảThông điệp
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Người Việt và tình trạng chia rẽ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Người Việt và tình trạng chia rẽ    Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitimeSat Jul 06, 2013 9:40 pm


Người Việt và tình trạng chia rẽ

Phạm Hy Sơn


Thấy miền Nam phân hoá, nhiều người tưởng những tín đồ tuyên xưng chủ nghĩa Đại Đồng Cộng Sản ở miền Bắc không có phe phái, chia rẽ. Thực ra không phải thế, qua những tác phẩm Viết Cho Mẹ và Quốc Hội của Nguyễn văn Trấn, Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên nội bộ Cộng sản đã có những phe phái thanh toán, hãm hại lẫn nhau.  Rõ ràng nhất, cả thế giới đều biết, là phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đàn áp phe Hoàng văn Hoan. Hoan trốn thoát sang Tàu, Tướng Chu văn Tấn bị giết, một số bị tù đày.


Sau khi miền Nam thất thủ, mấy triệu người khắp nước liều chết tìm đường tị nạn. Những người này may mắn thoát chết tới được các nước tự do tất nhiên căm thù chế độ cầm quyền trong nước.  Chính quyền cộng sản là mục tiêu đấu tranh, viên chức cộng sản từ to tới nhỏ đến nơi nào cũng bị biểu tình tố cáo tội ác nhưng lại không thống nhất được, có quá nhiều tổ chức chia rẽ nhau làm cho sức mạnh bị phân tán.  Ngay cả những đảng phái quốc gia từng có thành tích đấu tranh trong quá khứ cũng không tránh khỏi hiện tượng này.


Ở những nước có nền dân chủ ổn định, ít có hiện tượng quá nhiều phe phái, có thể có năm, bảy đảng như nước Pháp (Anh, Mỹ thực tế chỉ có 2 đảng) nhưng người ta đặt quyền lợi quốc gia và dân tộc trên hết, không bao giờ đặt quyền lợi của đảng trên quyền lợi quốc gia.

Khi đắc cử lên cầm quyền, người ta lo phục vụ quốc gia, lo làm những điều ích quốc lợi dân, tôn trọng quyền đối lập của các đảng phái khác, không đàn áp, thủ tiêu hay bắt bớ, tù đày như ở Việt Nam từ trước đến giờ.

Trong cuộc vận động bàu cử năm 2004 hai ông George W. Bush và John Kerry cũng đả kích, biếm nhẽ nhau nhưng khi ông Bush được đa số cử tri tín nhiện, ông Kerry gửi lời chúc mừng và tuyên bố rằng tuy khác nhau về lập trường chính trị nhưng dù Bush hay Kerry đắc cử thì cũng đều đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên hết. Cuộc chiến ở Việt Nam trải qua ba, bốn ông Tổng thống Mỹ, Dân Chủ có, Cộng Hoà có nhưng chính sách hầu như không thay đổi. Người ta biết đặt quyền lợi tối thượng của quốc gia lên trên quyền lợi cá nhân hay đảng phái. Ngay trong nội bộ đảng của họ (tổ chức rất lỏng lẻo) cũng có những khác biệt về lập trường – cánh tả, cực tả; cánh hữu, cực hữu; cánh trung dung – nhưng sau khi họp đại hội hay bỏ phiếu nội bộ, cánh nào chiếm ưu thế nắm quyền lãnh đạo thì tất cả mọi người trong đảng tự ý tuân theo, phe thiểu số không ly khai như chúng ta thường thấy trong sinh hoạt cộng đồng hay đảng phái Việt Nam. Tại sao người ta như thế, chúng ta lại khác?
 
Người Việt và tình trạng chia rẽ  LacLongQuan_AuCo
Tượng Lạc Long Quân tại Đền Hùng

Trong cuộc nồi da xáo thịt nấy chục năm vừa qua, có người cho rằng chúng ta có truyền thống chia rẽ. Ngay từ thời khai quốc chúng ta đã chia hai: 50 người theo cha xuống biển, 50 người theo mẹ lên núi. Lại có người xót xa cho rằng vì ông cha chúng ta lấy đất của người Chàm và người Thủy Chân Lạp nên con cháu bị quả báo. Nhưng đọc lịch sử Trung hoa chúng ta thấy luôn luôn có phân ly, nội chiến tàn khốc hơn chúng ta nhiều. Không những họ bị chia 2 mà còn chia bảy, chia ba như trong thời Tam quốc giữa Tào Tháo, Lưu Bị và Ngô Quyền.  Mới đây chiến tranh quốc, cộng giữa Tưởng giới Thạch và Mao trạch Đông tàn sát nhau khốc liệt bao nhiêu năm trời và hiện nay Trung Hoa vẫn còn chưa thống nhất hoàn toàn. Lục địa thỉnh thoảng lại đe dọa tiến chiến Đài Loan bằng võ lực, hiện bên nào cũng canh tân và tăng cường máy bay, tàu thủy, hỏa tiễn nhằm thanh toán nhau một mất một còn.

Như thế chứng tỏ sự chia rẽ  giữa người Việt do những nguyên nhân khác, không phải do truyền thống (Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ chỉ là truyền thuyết mang tính thần thoại, không hẳn đã có thực cũng như người Nhật cho mình là con cháu của Thái dương thần nữ, dân tộc Pháp cho mình là dòng giống  của con gà trống – gà trống đẻ ra con?), cũng không phải do qủa báo vì người Chàm, người Thủy Chân Lạp có lấy đất của ai đâu.

Người Việt cùng một nòi giống, cùng một tiếng nói, cùng một văn hóa, khởi thủy cùng một tín ngưỡng (thờ cúng tổ tiên).  Sau này đạo Phật, đạo Lão, đạo Nho, đạo Thiên Chúa xâm nhập nhưng người Việt  vẫn giữ tôn giáo gốc của mình là đạo thờ ông bà. Trong các gia đình, bên bàn thờ Phật, bàn thờ Chúa là bàn thở tổ tiên. Các tôn giáo không phải là nguyên nhân gây chia rẽ.  Người Việt ăn uống giống nhau, những món chính là cơm, canh, dưa muối, thịt, cá được khắp nước chế biến, nấu nướng tương tự. Quần áo cũng vậy, hơi khác một chút về màu sắc, miền Bắc xưa đa số mặc áo nâu, quần nâu (đàn ông), váy đen (đàn bà), miền Trung miền Nam mặc quần đen, áo đen  nhưng cả ba miền may cùng một kiểu cách. Lễ lạc, cưới xin thì nam, nữ mặc áo dài, nam thêm cái khăn đóng (khăn gõ). Phong tục tập quán như nhau: làng xã nào cũng có lũy tre xanh, có đình thờ thần hoàng, tự trị về tổ chức và tài chánh, có hương ước và tục lệ riêng. Chúng ta có cùng một tiếng nói, tiếng Việt. Tuy giọng nói hơi khác nhau chút ít tùy theo phong thổ nhưng từ Nam tới Bắc mọi người nghe nói đều hiểu, điều này khác với người Trung hoa có hàng trăm thứ tiếng nói: Bắc kinh, Tiều, Hẹ, Quảng… miền này không hiểu tiếng miền khác nên họ phải dùng chữ viết để nói chuyện với nhau gọi là bút đàm (nói chuyện bằng bút).

Vậy sao lại có sự chia rẽ có thể nói là nặng nề hiện nay?

Theo thiển ý, sự chia rẽ giữa người Việt với nhau do một số nguyên nhân xa và gần dưới đây:

- Đầu Óc Thiển Cận, Hẹp Hòi:  Như chúng ta đã biết, dân tộc Việt đã có chiều dày lịch sử (dù một phần là huyền thoại – có huyền thoại tức là đã có sự hiện diện của người Việt để tạo ra huyền thoại đó riêng cho mình), có một nền văn hoá trong đó tín ngưỡng (đạo thờ ông bà, tổ tiên, thành hoàng), đạo đức (đề cao nhân nghĩa , thật thà), luân lý (hiếu thảo, hòa thuận), phong tục (ăn trông nồi, ngồi trông hướng), tập quán (sểnh cha còn chú, sểnh mẹ bú dì)… được xây dựng thành những nguyên tắc sống vững vàng và truyền lại, không phải bằng chữ viết mà bằng một ngôn ngữ đặc biệt  thể hiện qua những bài hát, những câu tục ngữ, ca dao có vần điệu, êm tai, dễ nhớ.  Không người Việt Nam nào dù là thành thị hay thôn quê, có học hay không có học, không nhớ ít nhất vài chục câu tục ngữ, ca dao liên quan đến cuộc sống gần gũi hàng ngày.

Với nền văn hóa ấy, trong gia đình thì hiếu thảo hòa thuận, nơi xã hội thì thương yêu đoàn kết, đùm bọc nhau.

Vì thế khi người Tàu sang xâm chiếm, chúng ta đã được trang bị đầy đủ về vật chất và tinh thần (thơ, ca, chuyện cổ tích truyền miệng; nền tảng gia đình, xã hội đã dược tổ chức chặt chẽ) để chống lại những đợt đồng hóa dữ dội trong suốt hơn ngàn năm ngoại thuộc.

Người Tàu thu sách, đốt sách vô ích, chúng ta duy trì nền văn hóa bằng cách truyền miệng cho nhau qua ca dao, tục ngữ. Người Tàu bắt chúng ta ăn mặc theo phong tục của họ, chúng ta bảo nhau chống lại không bằng sách vở, bích chương mà bằng miệng:

Trèo lên trên núi mà coi,
Kìa kìa Ngô khách mọc đuôi  đằng đầu.
(Ca dao chống lại chính sách bắt người Việt kết tóc đuôi sam khi quân Thanh sang xâm lăng nước ta thế kỷ thứ 18 – thời Vua Quang Trung).

Mỗi gia đình là một thành trì chống ngoại xâm trong đó cha mẹ là người cầm đầu duy trì nền nếp của cha ông; mỗi thôn xóm là một phòng tuyến bảo vệ với những phong tục tập quán của tổ tiên để lại.

Chính trong giai đoạn ngoại xâm, ông cha chúng ta đã phải tăng cường những kỷ luật, chế tài mạnh mẽ đối với những người trong gia đình, trong thôn xóm bằng cách xét nét, miệt thị, chê trách, khinh bỉ, tẩy chay, cô lập những kẻ phá hoại thuần phong mỹ tục hay theo giặc, lấy giặc:

- Thằng Ngô, con đĩ.
- Tội gì mà ở chính chuyên,
- Một đêm là sám côn xìn (tám quan tiền) ai cho!
- Băm bầu, băm bí, băm chị thằng Ngô, băm cô cái ả.

Cũng chính trong giai đoạn đó, ông cha chúng ta bảo vệ nhau bằng bất cứ giá nào. Trong gia đình, dù phải dù trái đối với quân thù, vợ chồng cha con phải che chở lẫn nhau. Gia đình là trên hết; ngoài xã hội cũng vậy, dân làng phải giấu giếm cho nhau. Dân làng là trên hết. Cái nào của ta cũng hay, cái nào của giặc cũng dở.

Trong hơn một ngàn năm đối đầu với quân thù căng thẳng như thế, lối sống, lối suy nghĩ của chúng ta thành thói quen; người cha có uy quyền tuyệt đối để đối phó với bên ngoài làm chúng ta quen ham muốn quyền hành; chúng ta quen xét nét người khác, ít khoan dung hay chê trách, hay chửi bới, chỉ nghĩ đến bản thân, gia đình, thân thuộc. Do đó chúng ta có cái nhìn thiển cận, hẹp hòi, vụn vặt, quanh quẩn với quyền lợi riêng tư, tầm mắt không qua khỏi cái hàng rào của gia đình hay lũy tre xanh của thôn xóm. Vì vậy khi nắm quyền trong tay người ta lo vun vén cho bản thân, gia đình, thân thuộc. Đầu óc phe, đảng của các “lãnh tụ” cũng do từ lối sống hương đảng, xôi thịt ngấm vào xương tủy từ bao đời, tầm mắt chưa vươn tới tầm mức quốc gia do đó gây ra tình trạng chia rẽ.

Có thể bạn đọc cho lý luận trên không có bằng cớ.  Tôi xin lấy lịch sử dẫn chứng.  Đời vua Kiến Võ nhà Đông Hán (khoảng năm 24 sau tây lịch), Nhâm Diên được cử làm Thái thú quận Cửu Chân thấy dân chúng nhiều người bị nghèo đói không có tiền làm lễ cưới, ông ta “bắt những thuộc lại trong Quận lấy một phần lương bổng của mình mà giúp cho nhưng kẻ nghèo đói để lấy vợ lấy chồng.” (Trần trọng Kim, VN Sử Lược, Bộ Giáo Dục XB lần thứ I, 1971, QI, trang 38). Khi nghèo đói thì tâm lý chung là lo cho bản thân hay gia đình mình trước hết, lâu dần thành thói quen ích kỷ.  Trong hơn một ngàn năm ngoại thuộc nhân dân ta được bao nhiêu năm sống dưới quyền cai trị tử tế của Nhâm Diên?  Phần lớn quan lại Tàu sang vơ vét, bóc lột dân chúng đến cùng cực đến nỗi khi về nước đem không hết vàng bạc, châu báu phải tìm cách chôn giấu rồi cho con cháu sang lấy sau.

Người ta nói con người là sản phẩm của xã hội và học giả Lê văn Siêu trong cuốn Văn Minh VN nói con người là sản phẩm của lịch sử.  Điều đó chưa chắc đúng về phương diện cá nhân nhưng về số đông không hẳn là sai.

Lý do địa dư


Như chúng tôi vừa trình bày đầu óc thiển cận, cô lập là lối sống có từ lâu do ảnh hưởng của thời kỳ người Tàu đô hộ. Trong thời gian Bắc thuộc làng xã Việt Nam như những bạch bào co cụm để chống lại sự cai trị và đồng hoá. Thời gian ấy qúa dài nên chúng ta thành thói quen như con ốc nằm yên trong cái vỏ kiên cố của mình không muốn chui ra ngoài, yên chí như thế là hay nhất và lối sống (cách ăn nói, suy nghĩ, phong tục tập quán) của ta luôn luôn đúng, tuyệt đối đúng, không nơi đâu tốt hơn nên không có sự cởi mở, đón nhận, dung hòa những sự khác biệt!

Do đó đôi khi chỉ vì bông đùa nhái giọng nói (chửi cha không bằng pha tiếng) hay đem diễu cợt phong tục của nhau mà 2 làng vác gậy đánh lộn, lôi nhau tới cửa quan.

Điều kiện địa dư đáng nói là hình thể kéo dài của quốc gia với những dãy núi vây bọc hoặc chắn ngang làm cho vùng này cách biệt với vùng khác, tạo nên phong thổ khác nên giọng nói cũng khác.  Đặc biệt là từ Nghệ An tới Bình Thuận (Phan Thiết) núi non ngăn cách quá nhiều nên mỗi tỉnh có giọng nói khác nhau. Giọng Quảng Trị khác giọng Thừa Thiên (Huế), Quảng Nam khác Quảng Ngãi…


Khởi đầu dân tộc Việt Nam quây quần ở châu thổ sông Hồng và sông Cả, sông Mã phong tục không có gì khác biệt lắm.  Sau này dần dần đất nước được mở mang về phương Nam, qua nhiều giai đoạn và đồng hoá với nhiều sắc dân nên tuy vẫn giữ được bản sắc văn hoá gốc của mình nhưng những người Việt tiền phong  đã phải dung hoà hoặc thâu nhận lối sống, sản phẩm bản xứ. Về ca nhạc, miền Trung và Miền Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều của người Chàm.  Về tâm tình, người miền Nam  hồn nhiên và cởi mở hơn người miền Trung, miền Bắc. Về ăn uống, đặc biệt miền Nam có món canh cá chua của người Thái Lan và đường Thốt Nốt của người Cao Miên…

Tuy có những khác biệt đó nhưng người Việt có ý thức thiết tha về dân tộc và đất nước của mình, luôn luôn bảo vệ văn hóa, phong tục của ông cha truyền lại.  Từ Bắc tới Nam làng xã nơi đâu cũng được bao bọc kiên cố bởi lũy tre xanh, làng nào cũng có ngôi đình thờ thần hoàng, có những lễ hội. Người Nam, người Bắc luôn luôn coi nhau là đồng bào, là anh em ruột thịt của mình cho nên trải qua 80 năm bị Pháp đô hộ với chính sách “chia để trị” triệt để vậy mà năm 1945 ngoài Bắc bị nạn đói kém, toàn miền Nam hô hào quyên góp cứu trợ với tinh thần” máu chảy ruột mềm”.

Do đó về đại thể, điều kiện địa dư, giọng nói, lối ăn uống không thể gây ra sự chia rẽ người Việt, nhưng người Pháp  đã lợi dụng hình thể đất nước kéo dài  và những sự khác biệt ấy để chia nước ta ra làm 3 miền gần như 3 quốc gia với chế độ cai trị khác nhau, chính quyền khác nhau, thuế má khác nhau, nền giáo dục khác nhau, thâm hiểm nhất là cách ly 3 miền  bằng cách hạn chế đi lại: miền này tới miền khác phải có giấy phép như chúng ta xin phép đi ra ngoại quốc thời nay với mục đích làm cho 3 miền dần dần sẽ có những lối sống, ngôn ngữ khác nhau (phong tục, tập quán và cả ngôn ngữ thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh sinh sống) như  3 quốc gia riêng biệt.

Năm 1945, 1946 người Pháp muốn tách rời miền Nam để thành lập 1 quốc gia tự trị riêng thuộc Pháp nên đã kích động chia rẽ Nam – Bắc mạnh mẽ ở Saigòn với những cuộc biểu tình và kỳ thị thời ông Nguyễn văn Thinh làm Thủ Tướng. Điều đáng buồn là sau khi thu hồi độc lập  đến nay các chính quyền ở miền Nam cũng như miền Bắc vẫn duy trì sự phân chia này: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ hoặc Bắc Phần, Trung Phần, Nam Phần…

Yếu tố ngoại lai


Ai cũng biết Việt Nam chịu ảnh hưởng của người Tàu dù đoàn quân xâm lăng cuối cùng dưới triều Mãn Thanh đã bị vua Quang Trung đánh đuổi về nước nhưng ảnh hưởng của họ về văn hóa, chính trị ít nhiều vẫn còn tồn tại và trong đầu óc người Tàu không bao giờ muốn bỏ miếng mồi Việt Nam. Với những âm mưu sẵn có khi thì họ hành động riêng rẽ, khi phối hợp với nước khác nếu có dịp thuận tiện.

Trở lại với Pháp, người Pháp cai trị VN hơn 80 năm (1864-1945) triệt để khai thác những yếu tố địa dư, văn hóa để gây chia rẽ người Việt với người Việt.  Về địa dư lợi dụng hình thể họ chia nước ta ra làm 3 như 3 quốc tôi đã trình bày: Nam Kỳ là thuộc địa Pháp cai trị trực tiếp, Trung Kỳ tự trị do vua quan Việt Nam cai trị dưới sự giám sát của viên Khâm sứ Pháp đặt tại Huế, Bắc kỳ là đất bảo hộ do quan lại VN cai trị nhưng có quan Thống sứ Pháp và mỗi Tỉnh đặt dưới quyền một viên Công sứ (người Pháp). Từ đó họ tìm cách ngăn cách người Việt ở từng miền và tuyên truyền, kích động, gây mâu thuẫn giữa dân chúng ba Miền. Đối với đồng bào thiểu số và người kinh, hễ miền núi chống đối  thì Pháp cho lính người kinh đi đàn áp, ngược lại người kinh nổi lên Pháp đem binh lính  đồng bào thiểu số tới đánh dẹp.

Nước Pháp đi khai hoá thuôc đia với bốn chữ vàng: Liberté – Egalité – Fraternité - Humanité (Tự Do – Bình Đẳng – Huynh Đệ – Nhân Đạo) qua các hình ảnh thực tế sau đây:

Chém giết

 

Người Việt và tình trạng chia rẽ  Nguoi_viet_chia_re_PHS11

Những chiến sĩ cách mạng bị xử trảm trong các biến cố từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1908 tại Hà Nội và các tỉnh.

Gông cùm


Người Việt và tình trạng chia rẽ  Nguoi_viet_chia_re_PHS2 

Những phụ nữ bị đóng gông này đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp do Phụ Chính Đại Thần Tôn Thất Thuyết chủ xướng ngày 5 tháng 7 năm 1885 tại Huế vì Toàn quyền (tướng) De Courcy hống hách và muốn triều đình Huế hoàn toàn khuất phục Pháp. Những vị nữ anh hùng này bị bắt tại chiến lũy Ba Đình. Pháp kêu họ là những nữ tướng cướp (femmes de pirates)

Xiềng xích


Người Việt và tình trạng chia rẽ  Nguoi_viet_chia_re_PHS3 

Một nghĩa sĩ đang bị thẩm vấn (dịch: Thẩm vấn những tù nhân thuộc băng cướp của Đề Thám không phải là chuyện dễ và người thông ngôn trong vụ thẩm vấn bọn cướp này đương nhiên được tưởng thưởng hậu hĩ. Tấm thiệp này cho quý vị biết cách đối xử với bọn cướp nổi tiếng này (18 tháng 12 năm 1909). (Hình ảnh lấy trong cuốn Le Việt-Nam Autrefois của Michel Germain, năm 1989)

Nước Pháp có 4 chữ Vàng. Nay nước Tàu có 16 chữ Vàng đang áp dụng cho dân bản xứ Tây Tạng, Tân Cương  và đồng bào đánh cá Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa. (Các học giả và sử gia, nghiên cứu sử gia tương lai – 15, 20 thế kỷ tới – khi nghiên cứu sách sử của Pháp  xin đừng kêu tiền nhân của mình là giặc cướp như các  học-giả, sử-gia và nghiên-cứu-sử gia trước đây và hiện nay đọc sử sách của Tàu).

Năm 1954, sau khi giúp  đảng cộng sản Việt Nam về cố vấn, binh lính, vũ khí, lương thực để thắng trận Điên biên Phủ,  Mao trạch Đông đã gây áp lực buộc ông Hồ chí Minh ký hiệp định Genève chia đôi đất nước.

Chính ông Chu ân Lai, Thủ tướng Trung Cộng trong một buổi tiếp tân ở Genève lúc ấy đã đề nghị với ngoại trưởng Trần văn Đỗ lập toà đại diện Chính phủ miền Nam tại Bắc kinh song song với cơ sở ngoại giao của chính phủ Cộng sản Hà nội, ngầm ý công nhận 2 nước Việt Nam để chia rẽ, chi phối làm cho dân tộc Việt Nam suy yếu, lụn bại rồi tùy cơ xâm chiến như họ đã xâm chiếm Tây Tạng vào thập niên 1950.

Đến năm 1975, Pháp và Trung hoa một lần nữa dàn xếp với nhau thực hiện chính sách thực dân bằng cách duy trì 3 nước Việt Nam (chính quyền Bắc Việt, chính quyền Giải Phóng Miền Nam và chính quyền Saìgon).  Chính phủ Pháp cử tướng Vanuxem tới Sai gòn vận động với đề nghị đưa quân Trung Cộng vào miền Nam để ngăn chặn bộ đội miền Bắc. Tổng thống Trần văn Hương không chấp nhận giải pháp đó. Ông nghĩ rằng qua kinh nghiệm lịch sử, thà để miền Nam rơi vào tay cộng sản còn hơn là để Việt Nam rơi vào tay người Trung hoa.

Đầu óc lãnh tụ

Một nguyên nhân khác gây chia rẽ là đầu óc lãnh tụ. Ngày xưa người ta nói: “Mỗi người Việt Nam là một ông quan” thì ngày nay chúng ta có thể nói: “Mỗi người Việt Nam là một ông lãnh tụ”! Trong thời đại loạn của dân tộc, chúng ta thấy xuất hiện những người cầm quyền xuất thân từ đủ mọi thành phần: nông dân, thợ thủ công, binh lính, nhà buôn, có học hay không có học… nhỏ thì cũng Tướng, Tá lớn thì Tỉnh Trưởng (Chủ Tịch Tỉnh), Tổng, Bộ Trưởng, Tổng Thống, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước đầy lợi lộc, quyền uy. Vì có nhiều lợi lộc và quyền uy nên bất cứ ông nào đã leo tới đó thì bám lấy cho đến chết mới thôi. Lãnh tụ cộng sản Tôn đức Thắng, thay ông Hồ chí Minh quá cố, mỗi khi tấm thân già nua yếu ớt xuất hiện trước công chúng tay cầm ly nước đưa lên miệng run run làm nước muốn trào ra nhưng vẫn không muốn nhường chức vị cho người khác.

Phía quốc gia có những ông lãnh tụ sau mấy chục năm tại vị làm cho đảng của mình tan rã, rách bươm. Vậy mà dù tuổi già sức yếu vẫn không muốn rút lui, cố giữ cái chiếu chủ tịch cho đến hơi thở cuối cùng, nhưng không biết những vị ấy có biết cái chiếu mình đang ngồi hay đang tranh giành đã rách tả tơi trăm mảnh không?

Nhiều người muốn lập đảng cho riêng mình nếu chưa có đảng, hoặc đã có đảng thì phải làm sao củng cố một chỗ đứng riêng để xuất hiện như một lãnh tụ không lớn thì cũng nhỏ. Ít nhất có 2 người nhờ tôi viết giùm bản cương lĩnh để đứng ra lập đảng. Tất nhiên tôi từ chối vì một người không có khả năng viết bản cương lĩnh làm sao làm lãnh tụ được!

Quan niệm của tôi thì thế, nhưng trên thực tế chúng ta thấy thiếu gì những người đã từng lãnh đạo quốc gia không biết bản cương lĩnh là gì, mà nếu có họ cũng chẳng bao giờ áp dụng đúng bản cương lĩnh được họ đề ra. Nên trong giai đoạn vừa qua có câu  ngạn ngữ  được nhiều người biết: “Bé không học lớn làm lãnh tụ “, “Bé không học lớn làm quan”. Thật là một điều tai hại và do đó đất nước chúng ta cho đến giờ chưa ngóc đầu dậy được.

Khi một đảng hay một phe phái nắm được chính quyền thì họ coi quốc gia là của gia đình họ, của đảng, phe, phái họ. Họ lo chia chắc quyền lợi cho đảng, cho phe của họ để củng cố quyền hành và tiêu diệt phe khác, đảng khác bằng cách thủ tiêu hay bắt bớ, tù tội.  Ngay trong nội bộ các đảng phái, các hội đoàn, đoàn thể số người tham gia không hoàn toàn nhằm mục đích theo theo đuổi lý tưởng hay mục tiêu đề gia mà có một số khá đông vào với dụng ý cá nhân: lấy tiếng hay tiến thân, cách tiến thân hay nhất không dựa vào tài năng, đức độ mà dựa vào kết bè, kết đảng để đưa mình lên. Những ”lãnh tụ” kém đạo đức này dùng đủ mọi thủ đoạn lưu manh để lôi cuốn người khác theo mình bằng cách kích động đầu óc địa phương, tôn giáo, chính kiến, đoàn thể, nghề nghiệp…

Một số đảng phái cử người đi xứ bộ hoạt động, sau một thời gian đã củng cố xong địa vị có nhiều ông xứ bộ tự biến thành Sứ quân cát cứ lãnh địa của mình và hậu quả là một đảng nhưng có nhiều lãnh tụ, mỗi người hùng cứ một phương tranh chấp, mưu hại lẫn nhau không khác gì cái cảnh Thập Nhị Sứ Quân thời xưa.

Đầu óc lãnh tụ, phe, đảng không bao giờ nghĩ đến quyền lợi quốc gia, dân tộc của những người làm chính trị vô đạo đức là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chia rẽ, ly tán hiện nay.

Phạm Hy Sơn

Người Việt và tình trạng chia rẽ  Bay%20Lon%20VGCS(4)
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Người Việt và tình trạng chia rẽ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Chống độc tài hay chống lẫn nhau?   Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitimeMon Jul 08, 2013 6:50 pm


Chống độc tài hay chống lẫn nhau?


Người Việt Thầm Lặng

Người Việt và tình trạng chia rẽ  Conduongtuongla1i-danlambao

Trong cuộc đời, ai cũng phải đối diện với những lựa chọn. Có thể nói cuộc sống là một chuỗi những lựa chọn. Chẳng hạn khi lập gia đình, ta có nhiều người yêu nhưng trong đó ta chỉ được chọn một người duy nhất làm bạn trăm năm của mình. Khi đấu tranh cho tự do dân chủ, ta cũng phải lựa chọn một trong nhiều phương thức đấu tranh khác nhau, như bạo động hay ôn hòa? để lật đổ, để chuyển hóa hay để cải thiện chế độ? công khai, bán công khai hay bí mật? đấu tranh với ai? gia nhập tổ chức nào? v.v. Sự lựa chọn nào cũng đòi hỏi ta phải suy nghĩ nhiều ngày, có khi nhiều tháng và có thể nhiều năm.

Trước một vấn đề đòi hỏi lựa chọn thì mỗi người lựa chọn mỗi cách, tùy theo bản tính, hoàn cảnh, khả năng, quan điểm, cách nhìn vấn đề, và rất nhiều yếu tố riêng biệt khác của mỗi người. Người chọn bạn trăm năm theo tiêu chuẩn phải là người đẹp mã, có nghề nghiệp tốt hẳn nhiên có quan niệm, tính tình khác với người chọn theo tiêu chuẩn phải là người cao thượng, ôn hòa, điềm đạm. Trước những lựa chọn khác nhau như thế, không thể chỉ dựa vào đó để xác định người nào đúng người nào sai, người nào tốt người nào xấu.

Ai chọn cách nào, lựa đối tượng nào cũng đều có lý riêng của mình, hẳn nhiên lý đó nơi mỗi người mỗi khác và không hẳn ai cũng hiểu hay thông cảm được. Trong lãnh vực chính trị, người có tinh thần dân chủ thì dễ dàng chấp nhận những lựa chọn khác với mình đồng thời tôn trọng những lựa chọn ấy. Còn những người có tính độc tài độc đoán thì chỉ chấp nhận những lựa chọn nào giống mình, lựa chọn nào khác với mình thì tiên thiên là sai, dở, kém, thậm chí là xấu, đáng trách, đáng bài trừ…

Xin đan cử một trường hợp cụ thể vừa xảy ra vài tháng nay. Trước tham vọng xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam và trong tình trạng Việt Nam đang bị chế độ độc tài CSVN cai trị, có hai suy nghĩ trái ngược nhau:

– Phe A cho rằng trước hiểm họa chung cho dân tộc Việt Nam, nghĩa là cho cả người Việt quốc gia lẫn người Việt cộng sản, thì cả hai bên quốc gia lẫn cộng sản phải cùng hợp tác với nhau chống kẻ thù chung đang muốn chiếm lấy đất nước mình, nô lệ hóa dân mình. Hiểm họa bị Trung Quốc xâm chiếm lớn gấp bội hiểm họa bị chế độ CSVN cai trị, nên người Việt quốc gia phải tạm thời hợp tác với người Việt cộng sản để chống Trung Quốc Hán hóa dân tộc mình trước đã. Sau khi thoát khỏi hiểm họa đó thì chúng ta lại tiếp tục đấu tranh dẹp bỏ chế độ độc tài CSVN sau.

– Phe B cho rằng trước tiên phải tiêu diệt chế độ CSVN đã thì mới có thể chống Trung Quốc xâm lược hữu hiệu được, vì CSVN là tay sai của Trung Quốc, chúng đang âm thầm bán đứng Việt Nam cho Trung Quốc. Làm sao chúng ta có thể chống Trung Quốc được khi CSVN vẫn còn đó và sẵn sàng tiếp tay, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam? Nhất là làm sao có thể hợp tác với CSVN để cùng chống lại Trung Quốc khi CSVN luôn luôn lật lọng và sẵn sàng đâm sau lưng ta? Lịch sử cho thấy những tổ chức chính trị yêu nước hợp tác với cộng sản chống thực dân Pháp thì đều bị cộng sản lợi dụng để rồi cuối cùng bị chúng tiêu diệt.

Phe A phản bác lại rằng mình đấu tranh tiêu diệt CSVN đã mấy chục năm không thành công, mà chẳng biết đến bao giờ mới thành công. Trong khi đó, hiểm họa Trung Quốc biến Việt Nam thành một tỉnh của họ thì cận kề ngay trước mắt và lớn hơn rất nhiều so với hiểm họa bị CSVN cai trị. Nếu chờ tiêu diệt CSVN rồi mới chống Trung Quốc thì e rằng Trung Quốc đã chiếm được toàn lãnh thổ Việt Nam trước khi ta tiêu diệt được CSVN. Giữa việc đấu tranh thoát ách cai trị của Trung Quốc và việc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài CSVN thì việc nào quan trọng và cần thiết hơn? Vì thế sự khôn ngoan đòi hỏi phải chấp nhận tạm thời hợp tác với những thành phần chống Trung Quốc trong chế độ CSVN (hiện đang càng ngày càng đông lên) để ngăn chặn kịp thời hiểm họa mất nước, đồng thời cùng họ chống lại bọn thân Trung Quốc trong hàng ngũ CSVN.

Phe B cho rằng phe A quá ngây thơ, không hiểu được bản chất của cộng sản. Cộng tác với CSVN để chống Trung Quốc thì chẳng những không chống được Trung Quốc mà còn bị CSVN tiêu diệt nữa. Như vậy chẳng phải là ngu sao?

Quả thật, đó là hai cách lựa chọn khác nhau phát xuất từ những suy nghĩ, khuynh hướng khác nhau. Hai cách lựa chọn trên, cách nào cũng có lý và đều xuất phát từ lòng yêu nước và ý chí muốn cứu nước. Sở dĩ hai phe suy nghĩ và lựa chọn trái ngược nhau vì họ nhìn vấn đề từ những khía cạnh khác nhau.

Thế nhưng điều đáng buồn và hết sức đáng trách là hai phe cùng chiến tuyến lại chống nhau mạnh mẽ chỉ vì lựa chọn khác nhau. Tệ nhất là chụp mũ nhau là thân cộng, là tay sai cộng sản, là cộng sản nằm vùng bây giờ mới lộ mặt ra. Hai phe không phe nào vì bị phe kia chỉ trích hay chụp mũ mà thay đổi lập trường. Cuối cùng thì hai phe chống nhau còn mạnh hơn và nhiều hơn là chống Trung Quốc hay chống CSVN. Điều này gây nên tình trạng chia rẽ trầm trọng giữa người Việt quốc gia với nhau. Chính mình gây thiệt hại cho lực lượng của mình vốn đã yếu mà phía địch chẳng bị thiệt hại gì.

Mục đích của bài này không phải là phân tích xem phe nào có lý hay đúng hơn phe nào, mà chỉ muốn nêu lên một sự kiện thực tế là nhiều người đã coi chuyện nhỏ quan trọng hơn chuyện lớn! coi sự khác biệt giữa những người cùng chiến tuyến lớn hơn sự khác biệt giữa người quốc gia và cộng sản! coi sự bất lợi của tình trạng bất đồng ý kiến nội bộ lớn hơn cái hại của sự chia rẽ, mất đoàn kết!

Rất nhiều trường hợp, nếu không đủ tỉnh táo, ta chỉ thấy cái lợi hay cái hại nhỏ trước mắt mà không thấy cái lợi hay cái hại lớn đằng sau gắn liền với nó. Chẳng hạn khi ta diệt cỏ thì ta diệt luôn cả lúa; khi ta thoả mãn cơn đói bằng việc ăn một thực phẩm nào đó, ta đâm ra bị bệnh do món ăn đó không an toàn vệ sinh, v.v. Tương tự như vậy, có khi ta thấy lập trường của ai đó có hại cho đại cuộc, ta tố cáo, đánh phá người đó; ta không ngờ việc đánh phá đó gây bất hoà và mất đoàn kết trong cộng đồng. Có thể cái hại do người đó gây ra cho đại cuộc thì nhỏ, còn sự chia rẽ do ta tạo ra khi đánh phá người đó còn hại cho đại cuộc nhiều hơn cái hại kia gấp bội.

Nhiều người tuy chống cộng, chống độc tài và đấu tranh cho tự do dân chủ nhưng vẫn còn tâm thức độc tài độc đoán, không chấp nhận những ai có lập trường chống cộng, chống độc tài khác với mình. Thử hỏi nếu những người này lật đổ được chế độ độc tài hiện nay thì họ sẽ lập nên thể chế nào? độc tài hay dân chủ?

Khi phải giải quyết những vấn đề có nhiều ý kiến để lựa chọn khác nhau, hẳn nhiên dân tộc nào cũng chia thành nhiều phe nhiều nhóm do có những lựa chọn khác nhau. Điều đó rất tự nhiên vì “chín người mười ý”, luật đa dạng trong xã hội là như thế! Dân tộc nào chỉ nghĩ ra được một vài ý kiến để lựa chọn thôi, hẳn là dân tộc ấy kém suy nghĩ, ít người tài…

Trước nhiều ý kiến khác nhau để lựa chọn như thế, dân tộc nào biết tôn trọng sự lựa chọn khác biệt của nhau, tôn trọng cách suy nghĩ và lý lẽ của nhau, thì họ tìm cách đi đến một lập trường duy nhất bằng cách dựa theo ý kiến của đa số. Sau khi ý kiến của đa số trở thành quyết định chung, thì cả phần thiểu số cũng vui vẻ chấp nhận quyết định chung ấy là quyết định của mình.

Nhưng ngược lại, trước những lựa chọn khác biệt nhau như thế, có những dân tộc không thể thống nhất với nhau được một điều gì. Vì ai cũng cho rằng chỉ có lựa chọn của mình hay của phe mình là đúng, nên muốn ép buộc người khác, phe khác phải theo cách lựa chọn của mình. Ai suy nghĩ hay lựa chọn khác với mình hẳn nhiên là sai, phải triệt hạ, không cách này thì cách khác, không bịt miệng hay hạ bệ được thì chụp mũ, vu khống, v.v. Phe nào người nào cũng hành xử như thế thì ắt nhiên sẽ đánh phá lẫn nhau, hạ uy tín nhau, để rồi chẳng quyết định được điều gì chung. Thật đáng tiếc là dân tộc chúng ta nằm trong số này.

Địch thù muốn gây chia rẽ nội bộ những nhóm người có tâm thức như thế thật dễ dàng. Bọn nằm vùng chỉ cần nêu ra một vấn đề tế nhị nào đó có thể nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau, thì nội bộ những tổ chức ấy liền phát sinh nhiều phe phái tranh cãi nhau, đập nhau chí chóe tương tự như những ông thầy bói rờ voi trong dụ ngôn của Đức Phật (*).

Đứng ngoài nhìn vào, ta có thể đoán được vận mệnh của hai loại dân tộc ấy. Những dân tộc có tinh thần dân chủ biết tôn trọng sự khác biệt sẽ tạo được những thể chế dân chủ, sẽ phát sinh được những chính phủ biết tôn trọng nhân quyền. Còn những dân tộc có tâm thức độc tài không chấp nhận cho người khác được quan niệm và suy nghĩ khác với mình sẽ triền miên sống trong thể chế độc tài, vì “rau nào sâu nấy”, “cây nào trái nấy” hay “dân tộc nào thể chế nấy”. Thật vậy, một dân tộc có tâm thức độc tài tất yếu phải sinh ra những thể chế độc tài, không thể khác được! Những dân tộc ấy phải hy sinh biết bao xương máu mới dập tắt được chế độ độc tài hiện hành, nhưng chẳng bao lâu họ lại lập nên một chế độ độc tài khác như một điều tất yếu. Triền miên bị cai trị bởi những thể chế độc tài như thế, những dân tộc ấy không thể nào hưởng được tự do, hạnh phúc và tiến bộ như những dân tộc có thể chế dân chủ được.

Hiện nay, CSVN đang trong ở tình trạng rối beng với trăm chuyện khó khăn phải đối phó, thù trong giặc ngoài, chia rẽ nội bộ, kinh tế suy thoái, v.v. Bên ngoài thì Trung Quốc đang lăm le xâm chiếm, bên trong thì dân chúng căm hờn sẵn sàng nổi dậy… Chúng hết sức lúng túng, không biết xoay sở thế nào, chỉ biết đối phó. Nhiều việc chúng biết là hết sức bất lợi cho chính sự tồn tại của chúng, cho đất nước nhưng vẫn cứ phải muối mặt mà làm. Khả năng bị rã đám và bị lật đổ của bọn chúng rất cao.

Vì thế, bây giờ là thời điểm rất thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống cộng, chống độc tài để dứt điểm chế độ phi nhân bán nước này. Trong nước cũng như hải ngoại, cần tập trung lực lượng vào một mũi nhọn duy nhất thì mới đủ năng lực dứt điểm chế độ này được. Chúng ta đừng để cơ hội này vuột khỏi tầm tay của mình một lần nữa. Muốn thế, mỗi người chúng ta cần thay đổi tâm thức và cách hành xử của mình, nghĩa là tập sống tinh thần dân chủ đa nguyên, biết tôn trọng suy nghĩ và sự lựa chọn của nhau trong đời sống thường ngày, trong gia đình cũng như ngoài xã hội, nhất là giữa những người đấu tranh cho tự do dân chủ với nhau. Khi cùng mẫu số chung là chống độc tài, là đấu tranh cho tự do dân chủ, thì sự khác biệt đường lối đấu tranh chỉ là chuyện nhỏ, đoàn kết lại để tạo nên sức mạnh mới là chuyện lớn. Đừng vì chuyện nhỏ mà làm hỏng chuyện lớn.

Chuyện cụ thể nhất phải làm là những người cùng chiến tuyến chống độc tài cộng sản hãy quyết tâm không đánh phá nhau, không chỉ trích nhau nữa, dù không đồng ý với nhau, hay quan điểm ngược lại nhau… Có làm được chuyện nhỏ này thì mới mong bàn đến chuyện lớn hơn được. Bằng không thì… đành bó tay, tuyệt vọng!


Người Việt Thầm Lặng

----------------------
(*) Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn và trong Kinh Trường A Hàm của Phật Giáo, có chép dụ ngôn của Đức Phật đại lược như sau: Có một ông vua nọ muốn biết người mù nhìn sự vật ra làm sao. Vua bèn cho gọi năm anh mù đến, cho mấy anh sờ vào một con voi rồi tả cho vua nghe. Anh sờ trúng cái vòi thì nói con voi giống như vòi nước. Anh sờ trúng tai voi thì nói con voi giống như cái quạt. Anh sờ trúng bụng voi thì nói con voi giống như cái trống. Anh sờ trúng chân voi thì nói con voi giống như cột nhà. Anh sờ trúng đuôi voi thì nói con voi giống như cái chổi. Năm anh mù tả con voi theo kiểu của mình, không ai giống ai, người nào cũng cho mình đúng rồi cãi nhau um xùm làm vua vừa buồn cười vừa thương hại. Buồn cười vì anh nào cũng cho mình biết được con voi, thương hại vì các anh mù mà không biết mình mù, chỉ sờ thấy một phần nhỏ mà tưởng là mình đã thấy toàn thân con voi.

Một hình ảnh khác: hai con chó đang vui vẻ đùa giỡn với nhau, nhưng chỉ cần ai đó quăng cho chúng một cục xương, là hai con gây lộn với nhau để giành cục xương cho mình. Cục xương ở đây không chỉ là quyền lợi, mà chỉ là một vấn đề có thể gây tranh cãi, trong đó ai cũng muốn giành phần thắng về phía mình.

Người Việt và tình trạng chia rẽ  Babui_062013_10


Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Người Việt và tình trạng chia rẽ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Đừng mắc bẫy Cộng Sản   Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitimeThu Jul 11, 2013 2:40 am


Đừng mắc bẫy Cộng Sản


Người Việt và tình trạng chia rẽ  Image


Những người đang dấn thân đấu tranh cho tự do dân chủ thường do lòng yêu nước và lương tâm thúc đẩy mà dấn thân vào công cuộc đầy khó khăn và nguy hiểm này. Thông thường, họ chẳng hề được đào tạo hay chuẩn bị gì trước cho công cuộc này. Ngoại trừ thành viên của các đảng phái được tổ chức của họ đào luyện hẳn hoi, hầu hết các nhà đấu tranh chỉ học được cách đấu tranh, tránh được những lầm lỗi nhờ rút kinh nghiệm qua quá trình tranh đấu theo kiểu nghề dạy nghề.

Trái lại, phía đối thủ của họ thì công an và cán bộ cộng sản được đào tạo tương đối kỹ lưỡng, có căn bản để đối phó với lực lượng đấu tranh dân chủ thường thành hình một cách thiếu tổ chức, khá lỏng lẻo và dễ xâm nhập. Chúng được đào tạo một cách bài bản tại trường lớp về phương cách phá hoại, đàn áp, làm suy yếu, gây chia rẽ hàng ngũ đấu tranh, thậm chí bằng những trò hết sức bỉ ổi, gian trá, hạ tiện, tiểu nhân, vô đạo đức và tàn ác. Đối với việc phá hoại bằng những trò bẩn thỉu này, phải nói rằng chúng hết sức thông minh, ma mãnh, đầy mưu mô, thủ đoạn (mặc dù đối với việc xây dựng một xã hội lành mạnh, hạnh phúc, tiến bộ, chúng lại tỏ ra hết sức ngu xuẩn).

Để phá hoại hàng ngũ đấu tranh dân chủ, chúng được đào tạo một cách chuyên nghiệp hầu tác động và lái cuộc đấu tranh chống lại chúng theo chiều hướng ít hại nhất hoặc có lợi nhất cho chúng. Để làm được điều đó, chúng được huấn luyện khả năng nghiên cứu tâm lý, tìm hiểu khuynh hướng của từng người, đặc tính của từng tổ chức đấu tranh, và phương pháp tận dụng những đặc tính ấy theo hướng bất lợi nhất cho phía đấu tranh và có lợi nhất cho phía chúng.

Chúng đặc biệt quan tâm đến những người có những đặc tính sau đây, là những người chúng dễ dàng lợi dụng để lái theo hướng có lợi cho chúng:

– Những người ham danh, tự kiêu, tự phụ, thích được khen, thích nổ… Những người này rất dễ sa vào kế khích tướng. Chỉ cần bọn nằm vùng khen ngợi một vài câu là họ dễ dàng làm theo điều chúng khuyến khích. Những điều chúng khuyến khích này mới nghe có vẻ sẽ tạo thành tích cho họ trong cuộc đấu tranh, nhưng xét cho kỹ thì rất bất lợi cho đại cuộc.

– Những người hám lợi, ham tiền… Những người này rất dễ bị chúng mua chuộc bằng tiền bạc, lợi lộc…

– Những người ham gái, hiếu sắc, thích say sưa rượu chè… Những người này rất dễ sa vào bẫy “mỹ nhân kế” để rồi bị buộc phải làm theo chỉ thị của chúng, hoặc bị phục rượu cho say nên mất tự chủ, dễ dàng sa bẫy “mỹ nhân kế” hoặc sẵn sàng tiết lộ những điều bí mật mà bình thường dù có chết họ cũng không chịu nói…

– Những người hay nóng nảy, nóng tính, dễ bực bội, phản ứng vội vàng… Những người này là mồi ngon cho bọn chúng “đâm bị thóc, thọc bị gạo” bằng những tin đồn thất thiệt, để rồi họ đánh phá và thù hận những người cùng chiến tuyến với họ…

– Những người nhiều tham vọng, thích quyền lực, thích điều khiển, thích ép buộc người khác làm theo ý mình, có tinh thần bè phái, những người có tính thù vặt, hay nghi ngờ, những người hay ganh tị, không muốn ai hơn mình… Những người này chúng không cần can thiệp hay thúc đẩy, họ cũng tự động mạt sát, bêu xấu những người giỏi hơn họ, khác tư tưởng hay lập trường với họ, để rồi phát sinh chia rẽ trầm trọng trong cộng đồng hay tổ chức của họ.

Nói chung, đó là những người coi “cái tôi” của mình quá nặng. Họ bị cộng sản sai xử, họ làm theo sự điều khiển khôn khéo và kín đáo của chúng mà không biết: cứ tưởng mình chống cộng rất hữu hiệu, nào ngờ mình đang vô tình làm tay sai cho chúng, hay ít ra là tiếp tay làm những điều có lợi cho chúng.

Hiện nay, cộng sản lợi dụng tính tình của những người trên phối hợp với sự lợi hại của các phương tiện thông tin trên Internet để đánh phá hàng ngũ đấu tranh dân chủ tại quốc nội cũng như các cộng đồng Người Việt Quốc gia tại hải ngoại, gây chia rẽ, hạ uy tín những người hay những tổ chức đấu tranh đang thật sự gây bất lợi cho chúng.

Hiện nay, tại quốc nội, công nghệ Internet, với những website, facebook, email và các diễn đàn của các nhà đấu tranh dân chủ, của các blogger, đang làm cho CSVN khốn khổ. Vì với những phương tiện này, chúng không còn khả năng lường gạt người dân bằng những luận điệu tuyên truyền láo khoét, không còn bưng bít được những hành động phi nhân, tàn ác, cướp bóc, nhất là không ém nhẹm được những hành vi bán nước của chúng. Chúng đang bị người dân lột mặt nạ, đó là điều rất nguy hiểm cho sự tồn tại của chúng.

Tuy nhiên, tại hải ngoại, chính công nghệ Internet này, với sự lợi dụng gian xảo và thâm hiểm của bọn nằm vùng, cũng đang làm cho các Cộng đồng Người Việt Quốc gia tại hải ngoại bị bấn loạn, chia rẽ và suy yếu. Với phương pháp “đâm bị thóc, thọc bị gạo”, chúng làm cho Người Việt Quốc gia, với phương tiện Internet, tạo nghi ngờ lẫn nhau, thù hận nhau, đánh phá lẫn nhau.

Một khi nghi ngờ, bực bội, ghen tị nhau, thì với phương tiện Internet sẵn trong tay, người ta dễ dàng mạt sát, chửi bới nhau. Chỉ cần một cái “bấm chuột” là những lời hạ uy tín nhau ấy được tung ra khắp thế giới, đến với mọi người… Hai người mạt sát, tố cáo nhau, nhưng có hàng trăm người khác đọc, nghe… Trong đám người này, nhiều người lại tiếp tục chuyển những lời chửi bới ấy đến hàng trăm người khác. Thế là khuyết điểm của nhau, thường không thực hoặc được phóng đại lên bị phơi bày trước công luận, khiến cả hai đương sự đều bị mất uy tín và bị loại khỏi cuộc chiến. Nhiều người đấu tranh khác thấy tình trạng chia rẽ ấy liền chán nản, bèn âm thầm rút lui khỏi vòng chiến, phó mặc chuyện đấu tranh cho những người còn lại.

Thế là cộng đồng Người Việt cứ tự cắt tay chặt chân của mình bằng cách loại trừ khỏi vòng chiến những người cùng đấu tranh với mình, khiến lực lượng đấu tranh ngày càng ít người và suy yếu đi.

Chúng ta cứ chê bai cộng sản ngu xuẩn, thế còn chúng ta thì sao? Chúng ta có bao giờ tự xét mình không?

Chính “cái tôi” được đặt quá nặng nơi mỗi cá nhân, mỗi đoàn thể đã tiếp tay hữu hiệu giúp cộng sản nằm vùng tại hải ngoại thành công trong việc làm tan nát nhiều tổ chức, nhiều cộng đồng của Người Việt Quốc gia tại hải ngoại.


Người Việt và tình trạng chia rẽ  2Q==


Nhiều người chủ trương phải loại trừ được những tay sai trong hàng ngũ Người Việt Quốc gia để làm cho hàng ngũ Quốc gia trở nên trong sạch và nhờ đó mạnh lên. Chủ trương như vậy thì quả quá đúng về mặt lý luận, nhưng thực tế lại không được như lý luận. Điều này tương tự như nhà nông thấy cỏ mọc chung với lúa. Nếu cứ để cỏ tiếp tục mọc như thế, chúng sẽ lấn át lúa làm lúa mọc yếu và chỉ ra được những bông lúa lép. Chủ trương phải sớm nhổ cỏ xem ra là điều rất sáng suốt. Nhưng thực hiện điều ấy khi cây lúa còn non, nhà nông dễ dàng nhổ oan vô số cây lúa, vì việc phân biệt cây nào là lúa cây nào là cỏ quả rất khó. Cuối cùng, thì số lúa bị nhổ oan rất nhiều khiến vụ lúa bị thất thu không kém gì những thửa ruộng để cỏ mọc tự do. Những nhà nông có kinh nghiệm thì cứ để cỏ mọc chung với lúa cho đến khi lúa và cỏ có thể phân biệt được rõ ràng mới ra tay tận diệt cỏ.

Việc diệt trừ tay sai cộng sản tại hải ngoại có thể bị cộng sản lợi dụng. Chúng cứ giả danh những người chống cộng để chụp mũ, để vu oan giá họa cho người này người nọ. Chúng nhờ tay những người chống cộng để loại trừ những người đang gây bất lợi cho chúng theo kế “tá đao sát nhân”. Nếu chúng ta không chịu suy xét cho kỹ, sẵn sàng tin theo những tuyên truyền dai dẳng và thiếu chứng cứ từ những tên tay sai cộng sản qua email, trên các diễn đàn, đồng thời lại tiếp tục chuyển đến nhiều người khác những email mạt sát ấy, thì hóa ra chúng ta vô tình tiếp tay cho cộng sản. Và hậu quả cuối cùng là cộng đồng Người Việt Quốc gia tan nát vì chia rẽ thành nhiều phe: phe hiểu và bênh vực nạn nhân, phe chống nạn nhân, rồi hai phe ấy trở thành chống nhau, v.v.

Rất nhiều người hoặc tổ chức có thành tích đấu tranh lâu dài và làm được nhiều chuyện rất hữu ích. Những người này chỉ cần một lần bị hiểu lầm hoặc một lần sai lỗi do nhận định sai hoặc quá vội vã, thì cộng sản sẽ lợi dụng ngay sai lỗi này, thổi phồng nó lên, thêm mắm thêm muối cho thật ly kỳ. Thế là những người chống cộng cả tin hùa nhau đánh phá họ để loại họ ra khỏi “vòng chiến”. Lực lượng đấu tranh dân chủ vì thế mất đi một số người. Sự việc cứ tiếp tục như thế năm này sang năm khác, lực lượng đấu tranh dân chủ không còn bao người. Một cách đại thể, chống cộng kiểu đó thì hẳn nhiên không phải là khôn ngoan.

Do đó, thiết tưởng, muốn thắng được cộng sản như mọi người vẫn quyết tâm, hẳn nhiên phải thay đổi cách đấu tranh, chứ cứ đấu tranh kiểu sẵn sàng để mất người, sẵn sàng “chặt tay chặt chân mình” như thế thì quả là vô vọng!

Người Việt Thầm Lặng



"Muốn đấu tranh cho nhân quyền, chính bản thân mình cần tôn trọng nhân quyền trước đã".
"Muốn đấu tranh cho dân chủ, chính mình phải có tinh thần dân chủ trước đã".

Người Việt và tình trạng chia rẽ  9k=
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Người Việt và tình trạng chia rẽ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Về sự chia rẽ trong Cộng Đồng Người Việt   Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitimeThu Sep 26, 2013 10:05 am

Về sự chia rẽ trong Cộng Đồng Người Việt

Ý Kiến của Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh


Người Việt và tình trạng chia rẽ  1_LIEN-content

Trong những năm qua tôi có nhiều dịp tiếp súc với Cộng Đồng Người Việt và Hội Đoàn ở nhiều nơi và nhận thấy có sự than phiền là hay có sự chia rẽ trong nội bộ. Thường thì sau khi thành lập Hội thì một số người tỏ vẻ thờ ơ, lạnh nhạt, không tham gia sinh hoạt, đôi khi ra mặt chống đối, thậm chí có những nơi lại có một Hội mới ra đời. Hiện trạng có hai Hội Đồng Hương, hay hai Cộng Đồng Người Việt ở cùng một nơi đã xẩy ra và không hàn gắn lại được.

Hai nguyên nhân chính thường gây ra sự chia rẽ, hay tan vỡ một Hội Đoàn có thể là vì:

1/ Ban điều hành không được tín nhiệm vì nhiều lý do.
2/ Có bàn tay phá hoại, do tỵ hiềm cá nhân, hay do Việt cộng xâm nhập tìm mọi cách đánh xập một hội đoàn có chính nghĩa quốc gia.

Để giải toả vấn nạn thứ nhất, tôi thành khẩn xin qúy vị Trưởng Thượng, qúy vị Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo, qúy vị Niên Trưởng trong Quân Lực VNCH, ở các Miền nên đứng cùng nhau thành một Hội Đồng Bô Lão Quốc Gia để tìm cách hoà giải những sự tranh chấp quyền lợi, hay chia rẽ hội đoàn xẩy ra trong Vùng sinh hoạt của mình. Bình thường ra thì chỉ qua những lời khuyên giải hay cải tổ lại sinh hoạt và điều hành trong các Hội đoàn cũng đủ để đưa lại sự đoàn kết cần thiết.

Vấn nạn thứ hai, khi thực sự có bàn tay của Việt cộng nhúng vào, hay do những người thiếu lượng tâm bị chúng mua chuộc và chỉ đạo để phá hoại sự đoàn kết của người mình thì thật khó giải quyết. Tôi có chút kinh nghiệm, qua ngày 24 tháng 11 năm 2012, khi tôi được Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hoà Liên Bang Đức mời sang để thuyết trình về “Thế Liên Kết Đấu Tranh Chống Nghị Quyết 36 của Cộng Sản”. Buổi thuyết trình đã có hơn 300 người đồng hương đến từ nhiếu quốc gia ở Âu châu tham dự và bầy tó ý kiến. Tôi đã đúc kết lại và viết sơ lược ý chính dưới đây để làm tài liệu cho tập sách này.

Dù đang sống ở một quốc gia có luật pháp bảo vệ nhưng chúng ta phải tự giúp lấy mình, nếu hoá giải được âm mưu thâm độc của Nghị Quyết 36, là chặt gẫy được những bàn tay đang vươn dài ra hải ngoại của Việt cộng. Làm được điều này là có thể dẫn đến sự kiệt quệ mau chóng của cộng sản Việt Nam. Chúng ta có ba lợi khí tôi xin lần lượt trình bầy có thể giúp ta thắng được trận chiến này với Việt Cộng:

1. Làn Ranh Quốc Cộng:

Người đưa ra ý kiến đặt ra Làn Ranh Quốc Cộng là một người bạn đồng Khoá I Nam Định - Thủ Đức với tôi là cố Đại Tá Hoàng Đạo Thế Kiệt. Từ thuở còn núp dưới danh nghĩa Việt Minh để đánh phá những đảng phái quốc gia, đảng cộng sản đã nhiều lần thay hình đổi dạng, lúc thì lấy tên là Hội Nghỉên cứu chủ nghĩa Các Mác, lúc thì thành đảng Lao Động, lúc thành lập chính phủ thì gọi là Chính Phủ Liên Hiệp Quốc Gia và nay thì là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhưng thực chất thì vẫn là hai chữ Cộng sản, trong khi những người nhiệt tâm xây dựng một đất nước Tự Do Dân Chủ chống mọi ngoại xâm với mọi hình thức thì chúng ta vẫn coi Quốc Gia là trọng. Những đặc công cộng sản dư biết là không khi nào chúng nắm trọn vẹn được một đoàn thể, một thành phần hay một cá nhân nào nên hay dùng thủ đoạn mập mờ, đưa ra một chiêu bài chống đối một vấn đề chính trị, hay ủng hộ một chương trình nhân đạo nào đó rồi hướng dẫn nhưng ngừoi tin theo thực hiện sao cho có lợi cho cộng sản. Vì vậy Làn Ranh Quốc Cộng được đề ra khi bất kỳ làm một điều gì chúng ta có thể tự hỏi và trả lời là việc làm của chúng ta có lợi cho cộng sản hay không. Nói một cách khác, LRQC càng rõ nét, càng sâu đậm, thì chúng ta càng tránh được sự Đổi Trắng Thay Đen, hay Nửa Vàng Nửa Đỏ mà cộng sản luôn cố gắng đạt được nếu chúng không thành công khi trực diện với chúng ta. Cùng với lý thuyết LRQC, cố đại tá Hoàng Đạo Thế Kiệt đã thảo ra bản tuyên bố “Lập Trường Chung” có chữ ký của hơn 300 nhân sĩ hiểu biết về thời thế để minh định vị thế của những ngừoi quốc gia. Cho đến nay, gần mười năm đã qua, LRQC vẫn đứng vững vàng tuy rằng thỉnh thoảng vẫn có người đưa ra ý kiến là Làn Ranh đã bị xoá bỏ mỗi khi thấy một vài chính trị gia hay thương gia hay tu sĩ có tên tuổi bước qua làn ranh để mặc áo gấm về làng, được những ngừoi anh em đón tiếp. Để hiểu biết thêm về những cố gắng Việt Cộng đã làm để xóa bỏ LRQC mà không thành công, tôi xin trích dẫn bài viết mới đây của LS Lê Duy San, một người bạn đã nhiều lần cùng tôi tâm sự. Theo LS Lê Duy San, cũng là Hội trưởng Hội Ái Hửu cựu học sinh Bưởi - Chu Văn An Bắc Cali thì:

“Mặc dầu bọn VC đã thống trị được toàn thể lãnh thổ VN hơn 1/3 thế kỷ, nhưng bọn chúng vẫn không những không xóa bỏ được Làn Ranh Quốc Cộng mà trái lại làn ranh này vẫn mỗi ngày một rõ ràng thêm. Điều này đã làm cho bọn Cộng sản Hà Nội không những tức tối mà còn mất ăn, mất ngủ vì Làn Ranh Quốc Cộng nếu không xóa bỏ được, thì chắc chắn chế độ Cộng sản Việt Nam sẽ có ngày phải xụp đổ và đảng Cộng sản VN chắc chắn sẽ có ngày phải tan rã. Vì thế bọn Việt Cộng đã phải đề ra nghị quyết 36 không những để lôi cuốn những thành phần ham danh, hám lợi nhưng vẫn chưa dứt khoát tin tưởng ở chúng mà còn có những chiêu bài sau nhằm mục đích xóa bỏ làn ranh Quốc Cộng:

* Giao Lưu Văn Hoá * Xóa Bỏ Hận Thù. * Hoà Hợp Hòa Gỉải.

a/ Giao Lưu Văn Hoá.

Nhược điểm của người Việt Hải Ngoại tỵ nạn CS, tức những người xa quê hương. Càng xa lâu, càng nhớ nhiều. Lợi dụng nhược điểm này, chúng tung ra hải ngoại sách báo, băng nhạc và phim ảnh cùng các đoàn văn công đi trình diễn khắp nơi gọi là Giao Lưu Văn Hóa. Lúc đầu, chúng còn đưa ra những đoàn văn công, những phim ảnh có mục đích tuyên truyền. Nhưng sau chúng thấy bất lợi vì không những không được đồng bào Hải Ngoại hưởng ứng mà còn chống đối kịch liệt. Nên sau chúng chỉ đưa ra những ca sĩ đơn lẻ, những phim ảnh vô thưởng, vô phạt, không những hoàn tòan có tinh cách giải trí, mà nhiều khi còn cố ý chỉ trích chính quyền, nhưng chỉ về vấn đề tham nhũng hoặc tệ đoan xã hội, một vấn đề không thể dấu diếm được nhưng lại có lợi cho bọn chúng để tỏ ra ta đây (chính quyền Cộng Sản) cũng có tự do, dân chủ để lừa gạt những người Việt Hải Ngoại nhẹ dạ và thế giới dễ tin. Nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi. Chính nhờ nhưng phim ảnh này mà người Việt tỵ nạn Cộng Sản thấy rõ rằng bọn Cộng Sản VN ngày nay chỉ là một lũ buôn dân bán nước.

b/ Xóa Bỏ Hận Thù.

Bọn VGCS (1) nói rằng chiến tranh đã chấm dứt 36 năm rồi còn thù hận gì nữa. Có tên còn dám mở miệng nói: “ Nếu VNCH thắng, có khi còn đối xử với bộ đội và người dân miền Bắc tàn ác dã man hơn là chúng (Việt cộng) đã đối xử với quân dân miên Nam sau ngày 30/4/75.” Một số khác thì cho rằng Việt cộng đã cho phép những người Việt hài ngoại về thăm quê hương, Mỹ đã bỏ cấm vận đối với VN, ký bang giao với Cộng sản Việt Nam và làm ăn buôn bán với VC thì tại sao chúng ta, người Việt với nhau lại vẫn còn thù hận? Một lý luận thật nực cười. Ai đã gây nên hận thù? Ai đã giết chết cả trăm ngàn người dân vô tội trong chính sách Cải Cách Ruộng Đất hồi 1953, 1954? Ai là người đã giết chết cả ngàn người dân vô tội trong Biến Cố Quỳnh Lưu ở Nghệ An năm 1956? Ai là người đã chôn sống cả chục ngàn người dân vô tôi tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968? Ai là người đã bắt cả trăm ngàn quân nhân công chức của chế độ VNCH vào tù với danh nghĩa là cho đi học tập cải tạo? Ai là người đã đẩy cả triệu người vô tội lên rừng, xuống biển sau khi đã tìm đủ mọi cách để cướp sạch tài sản của họ? Chính bọn VC chứ còn ai nữa? Vậy mà bây giờ bọn chúng chưa xám hối tội lỗi thì chớ còn ức hiếp dân lành, cướp đất đai của dân nghèo, bỏ tù những người bất đồng chính kiến trong nước. Vậy mà bọn Việt gian Cộng sản ngu muội còn dám kêu gọi người Việt Hải Ngoại Tỵ Nạn Cộng sản chúng ta hãy xóa bỏ hận thù. Sao bọn VGCS này không về nước mà kêu gọi quan thày của chúng là bọn Bắc Bộ Phủ xóa bỏ hận thù?

Thực ra, người Việt tỵ nạn Cộng sản chúng ta chống Cộng cũng không hẳn vì thù hận mà vì chúng là kẻ buôn dân, bán nước, là tay sai của Tầu cộng, là tội đồ của dân tộc nên không những chúng ta chống bọn chúng mà dân cả nước cũng chống bọn chúng. Anh Lê Trung Thành, một sinh viên VN du học tại Đài Loan nói: “Còn Cờ Đỏ Sao Vàng Thi Không Bao Giờ Có Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc”.

c/ Hoà Hợp Hòa Giải.

Song song với chiêu bài Xoá Bỏ Hận Thù là chiêu bài Hoà Hợp Hoà Giải. Chiêu bài này đã được Việt Cộng xử dụng từ lâu và nhiều lần. Nhưng mục đích của chúng không phải là để hoà hợp hay hoà giải, mà chỉ là để hoá giải mỗi khi chúng gặp chuyện khó khăn hay có mục tiêu mới. Lần này, vì mục đích muốn xóa bỏ Làn Ranh Quốc Cộng, chúng đã mớm lời cho bọn VGCS trong đó cố ông giáo sư họ Lê và bà bác sĩ họ Nguyễn làm trung gian. Nhưng chúng cũng đã thất bại một cách thảm thương. Thực vậy, bất cứ tên nào, nhóm nào, mới ló cái đuôi Hoà Hợp Hoà Giải là bị người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại hải ngọai đập tơi bời bởi. Bởi vì chúng ta biết rõ mục đích của chúng không phải là Hòa Hợp Hoà Giải. Nếu chúng muốn Hoà Hợp Hòa Gỉải, sao chúng không Hoà Hợp Hoà Giải với người trong nước đi, đoàn kết với người dân trong nước đi để chống Tầu cộng mà phải Hoà Hợp Hoà Giải với người Việt hải ngoại để chống Tầu cộng? Nếu có đầu quân đi lính để đánh Tầu cộng thì người đầu quân là dân trong nước chứ đâu phải người Việt tỵ nạn Cộng sản đang sống tại hải ngoại?

Đó là những chiêu bài Việt cộng đưa ra để xoá bỏ Làn Ranh Quốc Cộng và đã thất bại trên mọi phương diện. Lợi khí thứ hai chúng ta có và dùng làm biểu tượng cho chính nghĩa quốc Gia là:

2. Quốc Kỳ, Quốc Ca VNCH.

Người Việt và tình trạng chia rẽ  Images?q=tbn:ANd9GcQVw9eMHD7x-FPN6vXx8jjJIyhNb31Ec9i0OA9Fx3w61_-VdC0H

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân không những là biểu tượng lý tưởng của người Việt tỵ nạn Cộng sản, không những là căn cước của người Việt tỵ nạn Cộng sàn, mà còn là biểu tượng để phân biệt rõ ràng làn ranh Quốc Gia và Cộng sản. Một buổi họp có tính công cộng mà không treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, không hát bài Tiếng Gọi Công Dân thật khó lòng biết rõ đó là buổi họp của người Việt quốc gia hay của bọn Cộng sản Việt Nam. Để xóa bỏ Làn Ranh Quốc Cộng, bọn Việt gian Cộng sản đã chủ trương không chào cờ VNCH, không hát quốc ca VNCH trong các sinh hoạt cộng đồng cũng như trong các sinh hoạt hội đoàn. Nhóm “Thụ Nhân” của trường Đại Học Chính Trị Kinh Doanh thuộc viện Đại Học Đà Lạt thời VNCH toan tính chuyện này trong Đại Hội Thụ Nhân năm 2012 tại Paris, Pháp quốc.

3. Giữ Truyền Thống của Quân Lực VNCH.

Người Việt và tình trạng chia rẽ  Images?q=tbn:ANd9GcSxaIHaDl5U5HtVKrB3CHV6_ySiVqN_5p5tY1Wo-Im33XPtKMkYoQ

Sau cách mang Bolshevik lật đổ Nga Hoàng năm 1917, chỉ vài tháng sau những vương tôn công tử lánh nạn ở Paris không còn thấy mặc những bộ quân phục lộng lẫy với huy chương mầu sắc đeo đầy ngực. Họ đã cởi áo bào, gác kiếm chịu thua với số phận. Nhưng với ngừoi dân Việt ở hải ngoại, chúng ta vẫn còn thấy người chiến binh, tuy nét mặt có già nua, tóc đã pha sương nhưng vẫn còn lẫm liệt trong những bộ quân phục thủy quân lục chiến, nhẩy dù, biệt động quân,… và thuộc đủ mọi quân chủng, Hải, Lục và Không quân. Đó là điều chứng tỏ rắng dù gẫy súng nhưng người lính VNCH vẫn chưa chịu đầu hàng. Mầu cờ đã đi cùng với sắc áo, và Việt cộng đã làm đủ mọi cách mà vẫn không xóa bỏ được đối với người Việt ở Hải Ngoại.

Đó là ba lợi khí đã giúp cho chúng ta đứng vững trong hàng ngũ chống cộng, để chờ ngày nhìn thấy cờ vàng bay tràn ngập trên quê hương. Tôi xin kết luận bài viết ngắn gọn với mấy giòng chữ.

Toàn Dân Đoàn Kết giữ vững Lằn Ranh Quốc Cộng.
Giương cao Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Giữ Mầu Cờ Sắc Áo.

Nguyễn Xuân Vinh


Người Việt và tình trạng chia rẽ  HQPD_1351584981
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Người Việt và tình trạng chia rẽ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Về sự xâm nhập phá hoại của Việt cộng   Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitimeThu Oct 03, 2013 8:46 pm


Về sự xâm nhập phá hoại của Việt cộng

Phạm Quang Trình
2013/07/17


Người Việt và tình trạng chia rẽ  Bualiem3

1.  Chuyện cũ trước 1975:

Năm 1968, tôi được dự một buổi nói chuyện về “Tình Báo của Việt cộng” do Cục An Ninh Quân Đội tổ chức tại Sài Gòn. Diễn giả là Năm Công, nhân vật thứ 8 của Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam) và Trung Úy Nguyễn Minh Châu, Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Năm Công nói rằng ông ta bị Sư đoàn 5 bắt tại Bình Dương chớ không phải đầu hàng hay là xin chiêu hồi. Ông cho biết vì được Cục An Ninh Quân Đội đối xử tử tế nên rất có thiện cảm và sẵn sàng đến trình bày với cử tọa về “Phương Châm Chiến Lược Ba Mũi Giáp Công” của Việt Cộng. Phương châm chiến luợc “Ba Mũi Giáp Công” là phương thức đấu tranh qua ba lãnh vực “Chính trị, Quân sự và Binh Vận”. Cuộc xâm lăng gọi là “Giải Phóng Miền Nam” của Cộng sản Hà Nội được đặt nền móng và khai triển trên ba lãnh vực đó. Chính trị bao gồm tổ chức, vận động, ngoại giao. Quân sự là xây dựng và đấu tranh bằng các lực lượng võ trang. Và Binh vận là công tác tình báo “xâm nhập và phá hoại” Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Năm Công đã trình bày tỉ mỉ bằng những dẫn chứng cụ thể về “sách lược đấu tranh” của Việt Cộng. Nói khác hơn, theo ông thì Việt Cộng đấu tranh có bài bản hẳn hoi. Cho nên muốn đối phó lại với âm mưu xâm lược của Việt cộng thì phía Việt Nam Cộng Hòa cũng phải có sách lược tương xứng.

Trung Úy Nguyễn Minh Châu nguyên là cán bộ Việt Cộng nằm vùng tại Miền Nam. Ông không tập kết ra Bắc, nhưng được bố trí ở lại Miền Nam và xin vô học Trường Sĩ Quan Thủ Đức khóa 5(?). Ông cho biết vợ ông cũng là cán bộ Việt Cộng hoạt động ở trong bưng. Học Trường Sĩ Quan Thủ đức, tốt nghiệp, hoạt động trong ngành Chiến Tranh Tâm Lý, leo lên đến Trung Úy mà Cục An Ninh Quân Đội vẫn chưa phát hiện thì quả là một “kỳ công” của anh cán bộ Việt Cộng. Nhưng lý do nào khiến cán bộ Việt cộng Nguyễn Minh Châu ra đầu thú mới là vấn đề.  Ông cho biết trong thời gian học tập và sau này ra trường phục vụ trong ngành Tâm Lý Chiến thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ông ta đã suy nghĩ rất nhiều. Nhờ được học tập, đọc các tài liệu và quan sát cuộc sống của dân chúng trong chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, ông thấy nó khác với những điều Việt cộng tuyên truyền, nhồi sọ. Dưới mắt ông, cuộc sống của dân chúng trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa sung túc, tự do. Cá nhân ông cảm thấy thoải mái khác hẳn những gì là gò bó trong vùng Việt cộng kiểm soát. Trong khi đó, theo dõi tin tức vào trong bưng thì vợ ông “theo lệnh Đảng” đã lấy một cán bộ khác. Sống trong sự dằn vặt về ý thức hệ và lý tưởng đấu tranh, ông luôn cảm thấy cô đơn và rất đau khổ mà không biết tỏ lộ cùng ai được. Cuối cùng, vì không chịu nổi cảnh cô đơn và dằn vặt đó, ông ra đầu thú với An Ninh Quân Đội. Nơi đây, họ cho ông biết là Cục An Ninh đã và đang theo dõi một “tên cán bộ Việt cộng nằm vùng, bí danh là X… mà chưa biết tên này nằm ở đâu”. Cán bộ nằm vùng bí danh X. đó chính là Trung Úy Nguyễn Minh Châu.

Mới đầu, ông tưởng là sẽ bị vô ngồi tù thời gian rồi cho giải ngũ. Nào ngờ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đối xử tử tế và vẫn duy trì ông ở vị trí hiện tại là Trung úy ngành Tâm Lý Chiến và dành cho ông nhiều công tác quan trọng hơn. Ông cám ơn Chính Phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và hứa sẽ phục vụ chính nghĩa Quốc Gia một cách tích cực chống lại chủ nghĩa Cộng sản độc hại.

Qua hơn một giờ nghe trình bày, cử tọa rất chăm chú và thầm phục Năm Công ăn nói lưu loát, mạch lạc. Phần cá nhân tôi, tôi chú ý đến những mánh khóe xâm nhập của Việt Cộng vào Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những mánh khóe đó không có gì mới lạ và có vẻ rất là bình thường đến độ tầm thường, nhưng lại có công hiệu.

Sau phần nói về cá nhân mình cùng những hoạt động đặc biệt, hai diễn giả Năm Công và Trung Úy Nguyễn Minh Châu nói về công tác Binh Vận, làm sao xâm nhập vào hàng ngũ Quân Đội Quốc Gia. Phương cách hay mánh khóe rất đơn giản và tầm thường từ xưa đến nay là Tiền và Gái. Ngoài ra, có thể dùng cách “bắt địa hay bắt bí”.

Dùng tiền để đánh vào lòng tham. Thường kẻ tham tiền sẽ dễ dàng bị mua chuộc, từ cái tầm thường, vô thưởng vô phạt để cho đối tượng đi sâu vào vòng kiểm soát của mình đến những cái khác cao hơn. Rồi cứ dần dần tăng lên, đi sâu và lún sâu vào cái thế không sao thoát ra được, buộc phải theo và hành động cho Việt Cộng. Dùng gái là “mỹ nhân kế”. Chuyện này thì mấy ai thoát khỏi, kể cả Tổng Thống, Thủ Tướng. Trong những đồn bót, Việt Cộng đã dùng rất nhiều cán bộ phụ nữ được huấn luyện, làm sao để những cán bộ nữ này lập được “quan hệ tình cảm” với binh lính Quốc gia, từ binh nhì đến các chức vụ cao hơn. Chuyện thanh niên nam nữ yêu nhau rồi lập gia đình là chuyện bình thường. Cho nên điều cần là nữ cán bộ làm sao lập được quan hệ yêu đương với lính, rồi lấy lính làm chồng, lọt vào trong hàng ngũ, ít ra là trong đồn bót để làm nội công.

Công tác xâm nhập “bình thường” này của Việt cộng đã có kết quả ít nhiều. Nhưng thực tế cho biết, thường đã có những phản ứng ngược lại, khi “quan hệ tình cảm yêu thương” lấn thắng “quan hệ Đảng và đồng chí”. Rất nhiều nữ cán bộ Việt Cộng khi đã có chồng là lính Quốc Gia, lại đem lòng yêu thương thật sự. Rồi khi có con, có cuộc sống thoải mái thì “thố lộ” cho chồng biết mọi chuyện, nhất là vai trò của mình và đồng ý “hợp tác” với An Ninh Quân Đội để “tiêu diệt” lại Việt cộng.

Trường hợp bị “bắt bí” thì cụ thể nhất là trường hợp một Trung Úy tùng sự tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Bến Bạch Đằng, Sài Gòn. Gia đình Trung Úy Hải Quân này sống ở vùng nông thôn Miền Tây. Khi còn là học sinh thì Trung Úy này lên tỉnh và Sài Gòn học. Sau khi đậu Tú Tài, thanh niên này thi vào Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, ra trường và được phái đi phục vụ nhiều nơi. Sau cùng được bổ về Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Bến Bạch Đằng. Cha mẹ ông Trung Úy này vẫn sống ở miền quê và vẫn bị Việt cộng địa phương theo dõi. Khi biết viên Trung Úy về Bộ Tư Lệnh Hải Quân và thỉnh thoảng cũng về thăm nhà thì cán bộ tình báo nằm vùng đến “điều đình” với cha mẹ của viên Trung Úy là nhờ mua giùm thuốc Tây. Chuyện xem ra dễ dàng và vô thưởng vô phạt nên Trung Úy đã nhận lời mua giúp. Rồi dần dần, Việt cộng nhờ mua nhiều hơn hoặc nhờ làm một vài việc khác xét ra cũng “vô thưởng vô phạt” như mua thuốc. Sau cùng, Việt Cộng yêu cầu Trung Úy vẽ giùm bản đồ Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Bến Bạch Đằng thì viên Trung Úy này cảm thấy sợ hãi vì đã lún sâu vào vòng kiểm soát của Việt cộng mất rồi. Làm theo chúng thì rất nguy hiểm, mà không làm thì cha mẹ sẽ bị Việt cộng bắt vô bưng. Quyết định cuối cùng là Trung Úy đó đã báo cho Cục An Ninh Quân Đội biết và một kế hoạch phản gián được giăng ra bắt trọn ổ Việt cộng nằm vùng ở vùng 4.

2.  Chuyện mới sau 1975

Sau năm 1975, Phong Trào Phục Quốc một thời bùng lên trong nước. Ngoài việc đàn áp bắt bớ, Việt cộng đã tung ra nhiều nhóm Phục Quốc giả để gài bẫy bắt những chiến sĩ phục quốc thật. Chuyện này xẩy ra nhiều lúc và nhiều nơi khắp trong lãnh thổ Miền Nam Việt Nam. Chính vì thế mà nhiều nhóm thật đã bị mắc bẫy và bị bắt giam. Sau khi chương trình đoàn tụ gia đình (ODP) được tiến hành và nhất là sau khi quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt cộng được thiết lập, Việt cộng lại tìm cách xâm nhập vào khối Người Việt Quốc Gia tại Hải Ngoại.

a). Khoảng năm 1991, một người tại Sài gòn đang làm giấy tờ qua Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình tức là theo chương trình ra đi có trật tự (Orderly Departure Program, viết tắt là ODP). Đang tiến hành giấy tờ thì ông được Sở Công An Thành Phố gọi lên. Nơi đây hỏi ông có muốn đi sớm không? Ông tưởng rằng chúng muốn làm tiền, nên trả lời là muốn nhưng phải hoàn tất “thủ tục đầu tiên” là bao nhiêu. Công An bảo không cần tiền. Họ cần ông hợp tác làm việc. Ông hỏi hợp tác như thế nào? Công An trả lời rất rõ ràng: “Ông qua Mỹ viết cho một tờ báo chống Cộng”. Ông giật mình, trả lời rằng không có khả năng viết lách rồi từ chối khéo để ra về.

b). Ông TDV trong Lực Lượng X về Việt Nam hoạt động bị Việt cộng bắt giam khá lâu. Chúng dụ giẫm bảo viết bản kiểm điểm cá nhân rồi sẽ được thả. Thời gian ở tù lâu quá, ông buồn chán và thất vọng, nên đã làm theo chúng, viết bản kiểm điểm rất thành khẩn đến độ nhận lỗi với mọi người từ “cha mẹ, vợ con, bạn bè, gia đình, xã hội…” Không tội lỗi gì mà ông không nhận. Vì nghĩ rằng nhờ đó, ông sẽ được chúng thả. Vả lại viết kiểm điểm chỉ là hồ sơ cá nhân, có liên hệ khác đâu mà lo. Sau khi viết bản kiểm điểm đạt đúng tiêu chỉ chúng đặt ra, thì ông được Công an dẫn ra ngoài ăn uống, chụp hình. Điều ông không ngờ là khi được thả thì các bản kiểm điểm ông viết đã được đăng trên báo Công An, báo Tuổi Trẻ cùng với hình ông đang ăn uống, ngồi bên mấy người đẹp mà Công an bố trí trong tấn tuồng do chúng đạo diễn. Kết luận: Ông là con cua đã bị bẻ gẫy hết càng, hết gọng!

c). Ông DHH trong Đảng Y
(có quốc tịch Hoa Kỳ) cũng về Việt Nam hoạt động bị Việt cộng bắt nhốt hơn một năm. Ông bị Công an dụ giẫm, tố cáo các đồng chí, viết bản kiểm điểm thành khẩn nhận tội và cam kết làm một số công tác cho Việt cộng tại hải ngoại sau khi được chúng thả ra. Ông B đã tham gia nhiều đoàn thể và đoàn thể nào có ông là y như có chia rẽ, nội bộ lủng củng.

d). Ông XVN trong Phong Trào Z về Việt Nam hoạt động bị Công an bắt. Chúng muốn thả với điều kiện nộp tiền chuộc mạng, viết lời cam kết và làm công tác báo chí tại hải ngoại. Trong trại giam, Công an chiếu Video cho ông coi sinh hoạt các Hội đoàn tại hải ngoại và nói: “Anh về hợp tác với chúng tôi. Anh được quyền tự do viết bài đả kích, chửi bới bất cứ ai, bất cứ cơ quan nào, ngoại trừ “Bác Hồ và Đồng chí Tổng Bí Thư”.

e). Sau 30 tháng 04 năm 1975, khi phong trào vượt biên vượt biển lên cao, Cộng sản Việt Nam đã tổ chức nhiều chuyến vượt biên để làm tiền đồng thời đã gài một số cán bộ trà trộn trong đám người đó để xin tị nạn hầu làm công tác tình báo, giao liên. Ngay trong số những người vượt biên do Việt cộng tổ chức, đã có những người phải cam kết làm một số công tác chỉ định khi định cư ở nước ngoài. Tất nhiên, Việt cộng đã dùng nhiều mánh khóe kềm kẹp những người này để họ phải làm công tác, dù rằng họ không phải là Cộng sản nhưng ở thế kẹt, bắt buộc phải làm.

f). Bà DTPH. cho biết: “Quán Cà phê” kia là của tụi nó đấy. Tụi nó nhờ người đứng tên mở ra để kinh tài, làm ăn. Tụi nó còn một căn nhà “Vãng Lai” ở đường Kird. Bất cứ ai cần đến tá túc đều đuợc tụi nó giúp đỡ. Nó bảo tôi cần xử dụng làm gì thì cứ cho biết, chỉ lấy lệ phí tượng trưng. Sao tụi nó lắm tiền thế?”

3.  Những suy tư và thắc mắc

Những câu chuyện có thật nêu trên đã làm người viết và nhiều người suy nghĩ. Chuyện tưởng như đùa mà thật sự đã xẩy ra. Có nhiều người không tin. Nhưng những người có con mắt tình báo thì đó là chuyện thường tình, dù họ không thấy trước mắt. Phần đông dư luận cho rằng chiến tranh Việt Nam đã kết thúc. Đây là cái nhìn về quân sự. Còn về những mặt khác (chính trị, kinh tế, văn hóa) thì trận chiến Quốc-Cộng thật sự chưa chấm dứt. Nó đã biến thể hoặc chuyển sang một hình thức khác, từ quân sự sang chiến tranh chính trị. Quan niệm đấu tranh thường trực của Mao Trạch Đông khai triển từ chủ nghĩa Mác khẳng định điều đó: “Chiến tranh là chính trị đổ máu. Chính trị là chiến tranh không đổ máu.” Còn quan niệm của Chính Phủ Trung Hoa Quốc Gia thì “Chiến tranh Chính trị là sự kết hợp của Lục Đại Chiến. Đó là: Mưu lược chiến, Tư tưởng chiến, Tổ chức chiến, Tâm lý chiến, Tình báo chiến và Quần chúng chiến”. Quan niệm này được du nhập vào Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa do Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị thuộc Bộ Tổng Tham Mưu phụ trách.

Trở lại cuộc chiến Quốc - Cộng tại Việt Nam, chúng ta thấy những điểm sau đây:

- Cuộc chiến Quốc Cộng vẫn còn tiếp diễn?
Cuộc chiến đó truớc đây xẩy ra là do âm mưu xâm lược của Cộng sản Hà Nội qua công cụ bù nhìn của chúng là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam. Cuộc chiến quân sự Quốc-Cộng đã thật sự chấm dứt ngày 30 tháng 04 năm 1975. Nhưng bây giờ cuộc chiến Quốc-Cộng đó tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức khác giữa bọn cầm quyền Cộng sản Hà Nội và Đại Khối Dân Tộc, cũng gọi là Khối Người Việt Quốc Gia. Nếu như Cộng sản Hà Nội nắm ưu thế trong nước thì Khối Nguời Việt Quốc Gia nắm ưu thế tại Hải Ngoại.

- Những hiện tượng không thể nghi ngờ: Cộng sản Việt Nam trước đây coi những người vượt biên tìm tự do tức Khối Người Việt Hải Ngoại là bọn phản quốc, phản động chạy trốn ra nước ngoài thì nay chúng coi là Khúc Ruột Ngàn Dặm, là Con Bò Sữa làm giàu cho Đất Nước bằng mọi cách phải tranh thủ. Chính vì thế, mà chúng tung ra Nghị Quyết 36 để thực hiện chủ trương xâm nhập và lèo lái. Với việc vận động lập được quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ từ hơn 10 năm nay, cộng thêm với việc du lịch về thăm Quê Hương của đồng bào hải ngoại, Cộng sản Việt Nam có bàn đạp pháp lý và có trớn để tìm cách xâm nhập Khối Người Việt Hải Ngoại. Cộng sản chóp bu đã tìm cách cho con em chúng du học, lập gia đình với Việt kiều, gửi tiền ra nước ngoài, xây dựng cơ sở làm ăn, buôn bán trong nhiều lãnh vực. Cộng sản gửi các đoàn nghệ sĩ ra hải ngoại trong chủ trương giao lưu văn hóa, mời phần tử hoạt đầu, đầu cơ, và các chính khách xa lông về thăm Quê Hương trong chủ trương hòa hợp hòa giải mà thực chất là củng cố chế độ và làm suy yếu tiềm năng đấu tranh của Khối Người Việt Quốc Gia.

- Những hiện tượng đáng nghi:
Việc ông bạn ở Sài Gòn được Công an mời lên đề nghị làm thủ tục cho đi sớm với điều kiện “viết cho một tờ báo chống Cộng” là chuyện có thực. Điều đáng nghi là “những tờ báo chống Cộng” nào là của Việt cộng. Có người nói cho biết “đã chứng kiến tận mắt thấy những tên làm trong Tòa Lãnh Sự Việt Cộng đậu xe ở khu X… rồi đến họp ở tòa soạn báo T… vào lúc 8 giờ tối…” Đáng nghi vì có những tờ báo viết bài chống Cộng đầy mình, nhưng đồng thời lại cũng đang những bài viết đánh phá, chụp mũ lung tung những nhân vật và những hội đoàn Quốc Gia. Theo lập luận của Công An nói cho ông C trong Phong Trào Z nói trên thì “Anh có thể đả kích, phê bình, chửi bới bất cứ ai, bất cứ cơ quan nào ngoại trừ “Bác Hồ và Đồng chí Tổng Bí Thư” có nghĩa là Việt cộng không quan tâm nhiều về những bài viết chống Cộng của báo chí hải ngoại. Chúng biết Khối Người Việt Hải Ngoại chống Cộng mạnh mẽ, cùng mình. Mà dù cho có viết thêm thì trong nước cũng chẳng mấy ai biết. Nhưng Cộng sản cũng biết sợ và chúng sợ cái gì? Cộng sản có hai cái sợ: sợ (1) Cộng Đồng Người Việt đoàn kết và (2) sợ thần tượng bị sụp đổ.

Cái sợ thứ nhất của chúng là Khối Người Việt Hải Ngoại ĐOÀN KẾT.  Cho nên chúng ra sức làm thế nào để cho Khối Người Việt Hải Ngoại CHIA RẼ và đánh nhau loạn xạ. Cách hay nhất là gây mâu thuẫn, chụp mũ, bới móc, bôi bẩn, đả kích, vân vân, nghĩa là làm thế nào trên những tờ báo chống Cộng do Cộng Sản làm chủ trực tiếp hay gián tiếp, xuất hiện những bài báo chống nhau, chống Cộng Đồng, chụp mũ những nhân vật Quốc Gia, các Hội đoàn, Đoàn thể. Việt Cộng dư biết một số nhân vật ở Hải Ngoại khi bị chửi, bị đả kích hay bị bôi bẩn là không dám tham gia hoạt động nữa, tìm cách rút lui. Cộng sản lợi dụng vào nhược điểm đó để cho tay sai viết bài bôi bẩn, chụp mũ đến độ phải rút lui để chúng nhào vô chiếm cứ. Điểm này thì Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trong bài nói chuyện tại các Giáo Xứ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã khuyên Giáo Dân phải bình tĩnh và dấn thân trong xã hội nhiễu nhương. Nếu mình không dấn thân thì các phần tử xấu sẽ thừa cơ nắm giữ và làm băng hoại xã hội.

Hiện nay, trên các Trang Mạng xuất hiện những Nick ma chuyên viết bài xuyên tạc lịch sử, chia rẽ Tôn giáo để các khôi tín đồ “uýnh nhau” nhằm phân tán lực lượng của Khối Người Việt Quốc Gia. Đó là vấn đề chúng ta cần phải quan tâm và ra sức bẽ gẫy âm mưu xâm nhập phá hoại của Việt cộng.

Cái sợ thứ hai là sợ thần tượng Hồ Chí Minh và kẻ kế vị bị sụp đổ. Vì như mọi người đều biết chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ trên toàn thế giới, ngay chính tại cái nôi sinh ra nó là Liên Sô. Cho nên để chống đỡ nguy cơ sụp đổ tại Việt Nam, Việt cộng phải bày ra cái gọi là Tư tưởng Hồ Chí Minh để làm điểm tựa cuối cùng. Chúng cố tình tô son điểm phấn cho thần tượng Hồ có một tầm vóc tư tưởng khả dĩ làm nền tảng thay cho chủ nghĩa Mác khi chủ nghĩa lỗi thời này bị quăng vào sọt rác của lịch sử. Tất nhiên kẻ kế vị Hồ Chí Minh là những tên Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản cũng cần được “thần tượng hóa” để làm điểm tựa giữ chế độ cho vững. Cho nên muốn đánh thắng Cộng sản Việt Nam thì trước hết phải đánh đổ thần tuợng Hồ Chí Minh, sau đó kẻ kế vị Hồ. Trong nước không ai dám công khai động đến Hồ Chí Minh thì hải ngoại tha hồ lột mặt nạ “thần tượng thúi tha này”.

Trở lại nhưng chuyện đánh phá chụp mũ, bôi bẩn ở hải ngoại thì trên thực tế, chúng ta chứng kiến một số tờ báo đã có hành vi y như lập luận của Công an Việt Cộng nghĩa là đăng những bài chống Cộng đồng thời không tiếc tay viết những bài đã kích thậm tệ bất cứ nhân vật quốc gia nào có vẻ “nổi” một chút. Hiện tượng tung tin giả, chụp mũ, bôi bẩn đầy rẫy trên báo chí. Bây giờ thì việc sử dụng Internet phổ biến khá mạnh. Ai có máy Computer đều có thể sử dụng dễ dàng. Có nhiều kẻ gian mang nhiều Nicks khác nhau xuất hiện trên các Diễn Đàn Internets, đánh phá lung tung. Cứ viết nhiều, viết bậy, nhắc đi nhắc lại nhiều lần là có kẻ tin. Điển hình trong hai năm qua, hồi ký chiến tranh Trở Lại Mật Khu Sình Lầy của ông Nguyễn Bửu Thoại là một bằng chứng về hành động phá hoại của kẻ gian. Ông Nguyễn Bửu Thoại chỉ nói đến hiện tượng tiêu cực về chuyện “lăng nhăng của” một anh lính dưới quyền với một cô thôn nữ mà cuối cùng anh lính đã cưới cô làm vợ. Vậy mà kẻ gian và cũng là kẻ thù của ông dựng đứng cho rằng ông Nguyễn Bửu Thoại mạ lỵ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chuyên hiếp dâm. Chuyện tung tin này rất dễ gây xúc động và nếu độc giả chưa từng đọc Trở Lại Mật Khu Sình Lầy thì dễ dàng tin rằng ông Nguyễn Bửu Thoại đã mạ lỵ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Trên thực tế, chúng ta cũng chứng kiến một số phần tử xem ra không làm một việc gì nổi, nhưng hễ những tên này tìm cách len lỏi vào bất cứ hội đoàn nào là y như hội đoàn đó có chuyện lôi thôi. Điển hình là Tổng Hội Thủ Đức và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại thì loạn từ hơn 10 năm nay vì những tranh chấp vô bổ. Nhưng nếu hiểu rõ chuyện ra thì không lấy gì làm lạ cả. Đây là tiếng nói duy nhất của Khối Nguời Việt Quốc Gia trên Diễn Đàn Văn Bút Quốc Tế mà Cộng sản Hà Nội và Hội Nhà Văn của chúng thì không được tham gia chỉ vì chúng không tôn trọng Nhân Quyền và quyền Tự Do Ngôn Luận của người cầm bút. Cho nên chúng phải tìm cách len lỏi, xâm nhập để phá hoại. Đó là Văn. Còn bên Võ, Tổng Hội Thủ Đức là hội quy tụ những cựu Sinh Viên Sĩ Quan của một Quân Trường có tiếng là đào tạo số lượng sĩ quan đông nhất cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong thời kỳ chiến tranh. Cho nên chúng ta cũng không lấy làm lạ khi thấy Tổng Hội đang đà đi lên thì lại có những tranh chấp phá hoại.

Quan sát những buổi lễ sinh hoạt của Cộng Đồng tại nhiều nơi, người ta thường chứng kiến một số người hình như không ở trong Ban Tổ Chức, nhưng lại làm nhiệm vụ quay phim, chụp ảnh. Câu hỏi cần đặt ra là những người này làm gì, cho ai? Cho nên trở lại chuyện ông C trong Phong Trào Z được Công An Việt Cộng cho coi Video về sinh hoạt Cộng Đồng Hải Ngoại thì ta có quyền nghĩ rằng Việt cộng đã bỏ tiền ra thuê bao một số người, có thể là bọn nằm vùng, gián điệp, những kẻ cần tiền sẵn sàng làm công tác đi chụp hình, quay Video cho chúng mọi sinh hoạt của Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại. Chỉ cần một số tiền nhỏ và dụng cụ quay phim là “kẻ làm công” có thể thực hiện dễ dàng công việc thuê mướn. Cách đây mấy năm, người viết được đọc một số báo của Việt cộng từ một ông bạn có người nhà về ViệtNam. Tờ báo đó đã viết bài với đầy đủ chi tiết đả kích một số nhân vật tên tuổi hoạt động tại San Jose là những tên “ăn trợ cấp của Mỹ”. Buồn cười là tác giả viết những bài báo này không biết gì sinh hoạt của xã hội Mỹ mà dám viết bừa viết bậy. Tất nhiên là những nhân vật bị báo Việt cộng đả kích đã có một số chất liệu do tay sai nằm vùng thâu thập và cung cấp.

Những điều không thấy nhưng vẫn phải nhận là có thực:
Người viết muốn nói đến chuyện tình báo, gián điệp. Bọn làm công tác gián điệp, tình báo luôn được huấn luyện kỹ càng về kỹ thuật công tác. Chúng xâm nhập rất hay, ngụy trang rất khéo, tổ chức rất giỏi, và phá hoại cũng rất kinh hồn. Bình thường chẳng mấy ai biết chúng. Nhưng các chính phủ nào cũng có cơ quan chuyên môn về tình báo để theo dõi, khám phá. Rồi khi khám phá ra kẻ phá hoại, những tên gián điệp được công bố tên tuổi thì lúc ấy chuyện đã đổ bể hay lộ tẩy thì quần chúng mới hay mới biết. Hãy nói về các nhân viên ngoại giao của bất cứ chính phủ nào thường đều là những nhân viên tình báo. Chuyện chẳng đâu xa, trường hợp Đinh Bá Thi đại diện của Cộng sản Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc và David Trương Đình Hùng (con trai LS. Trương Đình Dzu) bị chính quyền Mỹ bắt quả tang tội làm gián điệp hồi năm 1977. David Trương Đình Hùng bị tống giam còn Đinh Bá Thi bị trục xuất. Lúc ấy, người viết còn ở Việt Nam thấy dư luận xôn xao làm cho Việt cộng bẽ mặt. Cái tin Đinh Bá Thi bị trục xuất đã làm người trong nước nghĩ thầm rằng: “Tên này khôn thì tìm cách trốn đi hoặc đầu hàng Mỹ. Ngu thì cứ về Việt Nam.” Quả nhiên là đúng, sau khi về Việt Nam được mấy tháng, có tin Đinh Bá Thi bị xe đụng chết tại Tuyên Đức.

Công tác xâm nhập phá hoại Cộng đồng người Việt Hải Ngoại hiện nay do Tổng Cục Phản Gián/Cục Đối Ngoại của Hà Nội phụ trách với ngân khoản cả hàng trăm triệu Dollars mỗi năm. Tổng Cục Phản gián do tên tướng Nguyễn Chí Vịnh cầm đầu. Nguyễn Chí Vịnh là con tướng VC Nguyễn Chí Thanh (bị B-52 ném bom chết trong chiến trường miền Nam năm 1967). Khi thực hiện kế hoạch xâm nhập phá hoại, Việt cộng sẽ dùng đủ mọi phương tiện, mọi thủ đoạn: Tiền bạc (Dollars), gái đẹp, thân nhân… Điều này dễ hiểu như đã nói trên. Nhưng biết như vậy mà vẫn có thể mắc mưu.

Cũng cần phải nói thêm về ngành tình báo của Việt Nam Cộng Hòa trong thời chiến cũng đã tạo được biết bao thành tích. Nếu như Việt cộng đã cài được nhiều ổ gián điệp vào trong Chính Quyền và Quân Đội mà điển hình là trường Sĩ Quan Thủ Đức thì nguợc lại phía Việt Nam Cộng Hòa cũng cài ngược lại vào nội bộ của Việt cộng, thế nên bao nhiêu cơ sở gián điệp của Việt cộng bị tóm trọn ổ. Từ Phong Trào Tố Cộng đến Quốc Sách Ấp Chiến Lược, rồi đến Chiến Dịch Phượng Hoàng, bao nhiêu ổ Việt cộng bị phanh phui. Nhân đây cũng phải khen sư đoàn 5 Bộ Binh một lần vì đã bắt được Năm Công, nhân vật thứ 8 của Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam). Rồi Việt Nam Cộng Hòa còn bắt được vợ của Trần Bạch Đằng nhốt trong Tổng Nha Cảnh sát Quốc Gia. Sau biến cố Mậu Thân 1968, Mỹ mượn vợ Trần Bạch Đằng để khai thác, nhưng rồi đem đổi lấy tù binh Mỹ bị Việt cộng bắt. Sau ngày 30.04.1975, vợ Trần Bạch Đằng được chức Thứ Truởng Tư Pháp đặc trách Miền Nam, một chức vụ bù nhìn làm kiểng, chớ vợ Trần Bạch Đằng thì dốt đặc cán mai biết gì luật lệ với tư pháp. Chính Trần Bạch Đằng cũng thú nhận trong cuốn Kẻ Sĩ Gia Định rằng y chút nữa cũng bị thộp cổ. May mà y ngâm mình dưới nước trong một bụi cỏ trên sông mà thoát. Rồi đến Phạm Thị Yến, một dược sĩ là vợ của Trần Bửu Kiếm (Trung Ương Cục Miền Nam) cũng bị Việt Nam Cộng Hòa bắt nhốt ở Trung Tâm Cải Huấn Thủ Đức. Sau Mỹ lại mượn khai thác và trả cho Việt cộng. Nhưng có lẽ cũng vì thế mà sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trần Bửu Kiếm bị nghi ngờ và chìm luôn.

Trở lại Cộng đồng Người Việt tại Hoa Kỳ hiện nay là đối tượng quan trọng của Cộng sản Việt Nam. Đương nhiên là chúng phải tìm mọi cách len lỏi xâm nhập vào trong mọi lãnh vực, mọi hoạt động. Các đoàn thể ái hữu là dễ dàng nhất. Ngay đến các đoàn thể chính trị, chúng vẫn có thể xâm nhập dễ dàng. Lý do là vì tổ chức lỏng lẻo, kết nạp đoàn viên bừa bãi, chỉ cần số đông. Mặt khác, người ta có quyền nghi ngờ một số đoàn thể mà dư luận cho rằng “chống Cộng giả”. Những đoàn thể đó có thể do chính Việt cộng nằm vùng tổ chức, cũng có thể do người Việt quốc gia tổ chức rồi bọn cán bộ nằm vùng xâm nhập, lèo lái, rồi nhẩy lên nắm lấy vai trò lãnh đạo.

Một sự kiện nữa là trong buổi giao thời, bao giờ cũng xuất hiện bọn “đón gió trở cờ”, bọn hoạt đầu chính trị, bọn cơ hội chủ nghĩa, vân vân. Vì không có lập trường vững chắc, nhất là không có khả năng tổ chức mà chỉ ham lợi lộc, chức quyền, nên bọn người này rất dễ dàng tự nguyện làm tay sai cho giặc. Như tình hình hiện nay, bọn đón gió trở cờ đang âm thầm hoạt động để may ra Việt cộng “bố thí” cho chút cơm thừa canh cặn. Thật là ngu xuẩn khi bọn người này đi đêm với Cộng sản mà không biết rằng “không có thực lực mà xin nói chuyện với chúng thì chỉ có khả năng làm tay sai” mà thôi.

Câu hỏi đặt ra là tại sao những đoàn thể chính trị mon men về biên giới dễ dàng bị chúng tóm trọn ổ? Câu trả lời không khó vì cái tật ồn ào phô trương “lạy ông tôi ở bụi này” của một số đoàn thể đấu tranh. Ngoài ra, Thái Lan là đất chứa đầy thứ tình báo, trong đó dại gì mà Việt Cộng không có. Bây giờ chuyện đi lại giữa Hoa Kỳ- Việt Nam quá dễ dàng, những quan hệ hôn nhân, buôn bán, đổi tiền, vân vân là cửa ngõ để chúng xâm nhập. Tất nhiên là Mỹ dư biết và họ có đường lối xử sự riêng của họ. Còn khối Người Việt Quốc Gia thì chúng ta đối phó ra sao?

Tạm kết luận


Chuyện Việt cộng xâm nhập phá hoại là điều hiển nhiên. Nhưng muốn phát hiện sự xâm nhập của chúng thì phải có cái nhìn về tình báo và để tâm theo dõi. Ai lãnh nhiệm vụ này, tất nhiên là các đoàn thể đấu tranh phải đi tiên phong, sau đến mọi đoàn thể người Việt quốc gia ở hải ngoại. Kẻ thù thì làm việc 24 trên 24 và có nhiều phương tiện với ngân khoản cả hằng trăm triệu Dollars. Còn các đoàn thể mình thì đấu tranh theo kiểu cuối tuần (Weekend). Trận chiến tuy không đổ máu những cũng khốc liệt không kém. Phải làm sao đây? Tất nhiên ngoài công cuộc xây dựng, đoàn kết thì các đoàn thể đấu tranh phải tích cực hơn trong mọi lãnh vực. Ngay những hội đoàn ái hữu, nếu chịu dấn thân xa hơn mục tiêu ái hữu thì sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn. Và có lẽ đã đến lúc chúng ta nên làm một cuộc tổng kiểm kê lại mọi thành quả và thất bại của hơn 30 năm lưu vong để biết vị thế và tương quan Địch-Ta như thế nào. Nhìn đúng thực trạng, thấy rõ nhu cầu, mới có thể tìm ra phương pháp hay sách lược đấu tranh hữu hiệu.

* Nhân vật mà tác giả nói trên là Năm Cang (Nguyễn Văn Đông) Trưởng ban Binh Vận Cục R của Trung Ương Cục Miền Nam.

Phạm Quang Trình
http://www.congdongnguoiviet.fr


Người Việt và tình trạng chia rẽ  BT1408111DLB
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Người Việt và tình trạng chia rẽ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Người Việt và tình trạng chia rẽ    Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitimeFri Nov 28, 2014 6:44 pm


Vài suy nghĩ về hình thức chống Cộng (P1)


Người Việt và tình trạng chia rẽ  Tmp-danlambao


Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Cho đến bây giờ, có thể xác quyết chế độ độc đảng toàn trị tại VN không còn lý do nào để biện minh cho nó tồn tại thêm nữa. Bằng cớ từ lịch sử cho đến hiện tại đã phủ quyết tất cả những luận điệu của CSVN, chỉ nhằm phục vụ cho mưu đồ trường trị dưới sự bảo hộ của Trung Cộng với mưu toan dần dần thôn tính lãnh thổ và đồng hóa dân tộc Việt Nam trở thành một sắc dân thiểu số.

Phải loại bỏ CSVN, khi muốn giải phóng dân tộc và bảo toàn cương vực, biển đảo VN, bởi bản chất vong bản và vô Tổ Quốc của CSVN - chính họ cũng không cần che giấu với Hoàng Trung Hải bị tố cáo đích danh nhiều lần, với phát ngôn từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng v.v... ngày càng quá rõ sự đầu lụy để cốt hưởng vinh hoa phú quý, bỏ mặc Tổ Quốc lâm nguy, dân tình oán thán.

"Đoàn kết" hay "liên kết" là những khái niệm cần làm rõ trước tiên, trong tình hình hiện nay, vẫn còn nhiều cá nhân, nhóm bạn, hội đoàn, đảng phái chưa đồng thuận hai khái niệm này - ngỡ là một, nhưng thực tế nó khác hẳn nhau về bản chất.

Đoàn kết

Ý nghĩa quá quen thuộc và có thể nói là ngôn từ đang được sử dụng rất nhiều, không chỉ người CS mà ngay cả những người chống Cộng kêu gọi để tạo lực lượng đủ mạnh với tính "tích cực" (ngỡ) vốn là thuộc tính của nó, khi so sánh ngược lại tính "tiêu cực" với sự "chia rẽ" (?!).

Ở góc nhìn về chính trị hiện nay tại VN, "đoàn kết" - Unity - xuất phát từ việc làm sao cho các đơn vị (Unit) "sản phẩm" ban đầu riêng lẻ dần trở thành một "sản phẩm" mang "tính đồng nhất/tính duy nhất", sau quá trình hòa trộn (mix). Có thể gọi nó là "sản phẩm phái sinh"(derivative product). "Sản phẩm" này thường diễn ra sau quá trình tương nhượng (nếu có) để đạt đồng thuận, thỏa hiệp nhằm... "nhập lại làm một" - từ đây, tính đơn nguyên ra đời. Đó là điều tác giả xin phép nhấn mạnh & nhắc lại trong tư duy triết học.

Xin được gọi "sản phẩm phái sinh" bằng tên "Hậu Đoàn Kết" - với kết quả là một "hợp chất" đồng nhất, không còn mang đặc trưng riêng của những "sản phẩm" ban đầu - có nghĩa "tính đa nguyên" đã bị tiêu diệt dần trong quá trình "đoàn kết" (bằng mọi cách, có khi là ép mình hay quy phục, trà trộn và cả đấu tranh giả hiệu dân chủ v.v...). Có lẽ nhiều người nhận ra CSVN đang âm thầm tiến hành thực hiện điều này, trong tình thế nguy kịch hiện nay.

Hình tượng một chút:

Phong trào A x Hội đoàn B x Đảng phái C = Sản phẩm "Hậu Đoàn Kết" D.

D là một sản phẩm hoàn toàn khác biệt, nó mang thuộc tính của A,B,C do quá trình "pha chế", gia giảm từng "sản phẩm" nguyên thủy.

Có lúc tính chất của A trội hơn hay ngược lại bởi B và/hoặc C, cũng như thế, khi hoán đổi thứ tự A,B,C với nhau. Hoặc cũng có khi, A & B có hàm lượng tương đương nhau, hòa trộn/chi phối lẫn nhau và C chỉ chiếm một tác động nhỏ v.v... cùng nhiều trường hợp "pha chế" khác.

Tuy nhiên, có thể rút ra kết luận, sản phẩm "Hậu Đoàn Kết" D sẽ hoàn toàn là một "sản phẩm mới", không giống bất kỳ bản chất nào của sản phẩm nguyên thủy (A,B,C) ban đầu. Lúc đó, "bản chất mới" của sản phẩm D, do "người/nhóm người/phong trào/hội đoàn/đảng phái" nào có khả năng quyết định & chi phối bởi sức ảnh hưởng từ đấy.

Dễ hiểu tính "ép phê ngược" của "đoàn kết", bởi nó rất gần gũi với "quá trình thâu tóm và thôn tính" (tạm gọi là "Quy trình chế biến" Z). "Quy trình Z" luôn luôn phải hội đủ yếu tố: Những người nổi tiếng và có chỗ đứng trong dư luận xã hội, trong cộng đồng nhất định làm... "đầu mối". Nhưng tiếng tăm và vị trí xã hội/vị trí chính trị của họ không đủ căn cứ để làm người ta tin vào bản chất hay hành động đó là đúng thực chất, khi người quan sát đứng trước hiện trạng nhiễu nhương và đảo điên hiện nay.

Từ đó, tính đa nguyên dễ dàng bị triệt tiêu êm thấm - điều mà CSVN rất ưa thích và luôn cố gắng làm cho bằng được. Càng nhẹ nhàng càng hiệu quả. "Cái chết thầm lặng" của những hội đoàn/phong trào/đảng phái diễn ra mà đôi khi người ngoài không hay biết, thông qua hình thức vẫn có vẻ như "độc lập" còn đó, nhưng bị "đoàn kết" che khuất mất rồi.

Lịch sử đã chỉ ra, từ việc triệt tiêu tính đa nguyên một cách thâm độc như thế, nhiều đảng phái bị ĐCSVN sử dụng chiêu bài "đoàn kết" để lừa gạt trong tinh thần "anh em một nhà", "chín bỏ làm mười" hay "muôn người như một" v.v... rất kích thích "lòng ái quốc", để rồi cuối cùng cướp công toàn bộ về cho ĐCSVN và nhanh chóng "tiểu trừ" tất cả các đảng phái khác, cùng với sự đồng lõa từ chân rết mang tên MTDTGPMNVN trước 1975, như nhiều người từng chứng kiến. Bi kịch đó, đã được nhắc đến nhiều lần, nhưng chưa nhấn mạnh "quá trình thâu tóm và thôn tính" núp dưới sự cao cả mang tên... "đoàn kết" (!). Nguy hiểm và ngụy biện tinh quái của CSVN phát xuất từ chỗ đó.

Vậy, hiện nay rất cần cẩn thận trước tên gọi "đoàn kết" với "sản phẩm phái sinh" gọi là "Hậu Đoàn Kết" - như trình bày - từ manh nha đến trương phình dần, trong các nhóm "ký kiến nghị", nhóm "đòi xử nhà nước cướp biển Trung cộng" hoặc một số hội đoàn, phong trào, đảng phái cả trong và ngoài nước hiện nay.

Liên kết

Khác với "đoàn kết" vốn dễ dàng và hoàn toàn đứng trước nguy cơ bị triệt tiêu tính "đa nguyên", sự "liên kết" đảm bảo duy trì được tính chất đó, lại không làm hao hụt hay suy yếu, khi các hội đoàn/đảng phái/phong trào cần tạo một lực lượng đủ lớn-đủ mạnh, trong khi nó vẫn bảo toàn được "âm sắc" của từng hội đoàn, từng nhóm bạn cho đến từng đảng phái. Nói cách khác, "liên kết" không đứng trước nguy cơ bị triệt tiêu tính "đa nguyên" rồi dần dần nhu cầu "đa đảng" bị tiêu diệt nốt, trong quá trình đấu tranh cho một xã hội tự do - dân chủ. Bởi như thế dễ rơi vào bẫy của CS.

"Liên kết" - Combination - có nghĩa kết hợp (hoặc phối hợp) giữa những nhóm bạn/hội đoàn/đảng phái để cùng hành động vì mục tiêu chung mà tránh được việc can thiệp hay chỏ mũi, chi phối vào nội bộ các bên lẫn nhau.

It is the combination of wit and political analysis that makes his articles so readable. Các bài báo của anh ấy dễ đọc, nhờ kết hợp việc phân tách chánh trị cùng óc hóm hỉnh (tạm dịch).

Ví dụ trên cho thấy: bản chất "tư duy chánh trị" và bản chất "óc khôi hài" không triệt tiêu lẫn nhau, mà kết hợp làm cho bài báo hiệu quả hơn. Đây là minh chứng nhỏ cho tính hữu hiệu, vì bản chất riêng rẻ khi "liên kết" không bị "hòa tan" lúc cùng phối hợp.

Dẫn ví dụ trên cũng để thưa với độc giả rằng: Giữa cá nhân tôi và Ban Biên Tập DLB dễ dàng "liên kết" làm việc cùng nhau. Có những lần, DLB đề nghị cắt bớt ý này, bỏ bớt câu kia hoặc chỉnh sửa đoạn văn nọ, tôi xem xong và đồng ý, bởi đôi bên hiểu rằng: vì mục tiêu chung - đấu tranh tự do dân chủ cho Việt Nam. Đó chính là ý nghĩa của đồng thuận đôi bên. Trong quá trình "liên kết" giữa DLB & Tôi, nó không hề xảy ra tình trạng ép uổng, thúc hối, quy phục hay ra lịnh hoặc ban bố, cầu xin cho bên nào.

Nói cách khác, sự tôn trọng tuyệt đối của đôi bên (Tôi và DLB) hiện rõ. Đó cũng chính là tôn trọng Nhân Quyền và là mấu chốt đảm bảo tính "đa nguyên" vẫn giữ được, trong khi không cần phải "đoàn kết". Từ đấy, càng khẳng định tính bền vững và độ dẻo dai của "liên kết" càng được đẩy lên cao, khi mục tiêu là lợi ích chung cho công cuộc đấu tranh hiện nay.

Thêm vào đó, nhờ "liên kết" đúng đối tượng, đúng sự việc, nó dễ dàng đạt được lợi ích chung mà nhiều bên cùng quan tâm. Chính nhờ đó, quá trình "hợp tác" - cooperation - dễ dàng diễn ra trong đồng thuận. Điều này, không phải là "thỏa hiệp", bởi đôi bên (DLB & Tôi) không có lợi ích cá nhân/thể nhân nào khi viết & đăng bài. "Liên kết" cũng giúp tránh được những suy nghĩ cảm tính dễ dẫn đến hành động nông nổi hay nguy hại (ví dụ bảo mật thông tin cá nhân, khi bạn chưa sẵn sàng công khai).

Sự việc mâu thuẫn trong nội bộ Hội Nhà Báo Độc Lập VN gần đây là một ví dụ điển hình, để trình bày thêm về sự khác biệt quá nhiều giữa "đoàn kết" và "liên kết". Nếu đôi bên trong Hội NBĐLVN hiểu sâu sắc và đảm bảo tính khách quan khoa học các khái niệm này, trên tinh thần đa nguyên và tư tưởng triết học đa trường phái, ắt hẳn họ không bị mang tiếng và không giải tỏa được nghi ngờ từ nhiều phía. Đặc biệt, khi bất kỳ bên nào thích độc quyền về chân lý, lúc đó "đoàn kết" sẽ được kêu lên nhưng sâu bên trong, bản chất độc tài bắt đầu trỗi dậy và chi phối.

Đông đảo bạn đọc cũng thấy, dù còn nhiều mâu thuẫn lẫn bất đồng trên nhiều lĩnh vực, nhưng Mỹ - Châu Âu - Nhật v.v... vẫn sẵn sàng "liên kết" để đối phó với tập đoàn Putin hay tập đoàn Tập Cận Bình. Ngay cả nội bộ chính trị của Mỹ (chẳng hạn) họ vẫn đấu tranh quyết liệt, như biểu hiện về cuộc tranh cử vừa qua, với đảng Cộng Hòa vượt lên giành chiến thắng trước đảng Dân Chủ.

Cũng cần nhắc lại sự khác nhau giữa liên kết (combination) và câu kết (collusion) - cũng có nghĩa thông đồng, toa rập.

Tạm kết


"Đoàn kết" mang bóng dáng tự phát trước nhu cầu chẳng đặng đừng, trong khi "liên kết" mang đủ tinh thần tự giác trước nhu cầu tự do.

"Đoàn kết" mang bóng dáng "lợi ích tập thể" đặt lên trên hết mà "lợi ích cá nhân" bị buộc phải hy sinh, trong khi "liên kết" mang trong mình cả "lợi ích cá nhân", cho đến "lợi ích cộng đồng", nó thuyết phục quần chúng dễ dàng hơn rất nhiều.

"Đoàn kết" mang dáng dấp gò bó theo khuôn khổ, trong khi "liên kết" mang đủ tinh thần kỷ luật một cách tự nguyện.

"Đoàn kết" dễ mang tiếng lôi kéo, trong khi "liên kết" vẽ ra hình ảnh lôi cuốn & dễ tạo cảm hứng.

"Đoàn kết" mang bóng hình nặng nề của "đàn bò" lê thê và buồn tẻ, tuy ngay ngắn nhưng được điều khiển dưới tay kẻ chăn bò, trong khi "liên kết" vẽ ra hình ảnh "đàn ngựa chiến" dũng mãnh và khỏe khoắn cùng nhau lao về phía trước theo khả năng riêng và từ đó khích lệ, nâng đỡ, hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn.

Nhân tâm Việt Nam ly tán và mất lòng tin quá nhiều vào nhau, hậu quả này phải chỉ rõ do CSVN gây ra bởi quá trình "chia để trị" quá dài, nên hiện nay các nhóm bạn/hội đoàn/phong trào/đảng phái nên kêu gọi "liên kết" sẽ tốt hơn.

Từ đó, nó sẽ dần xóa bớt nghi kỵ, thông qua các chương trình hành động công khai và chung tay. Trong khi đó, nhóm bạn/hội đoàn/phong trào/đảng phái vẫn không phụ thuộc hay chõ mũi vào tổ chức khác, từ đó không dẫn đến tình trạng "thôn tính và thâu tóm" hay chi phối (dù vô tình hay hữu ý). Nó cũng sẽ làm cho các tổ chức và nhóm bạn bớt dần công kích lẫn nhau, bởi việc bên nào bên đó tự hành động. Chỉ cần bắt tay cho chủ trương hay phong trào chung mà mình thấy phù hợp, những gì không phù hợp thì không tham gia (tất nhiên không nên công kích hay đả phá nhau). Những gì bí mật của tổ chức mình, nhóm bạn mình thì vẫn giữ riêng. Không mích lòng bất cứ bên nào.

Cũng nên xem xét việc, một người tham gia cùng một lúc nhiều hội đoàn/phong trào/đảng phái. Bởi dễ nảy sinh và rò rỉ những việc riêng tư của "bên mình" khi chưa đến lúc hay chưa cần thiết và cũng chính từ đó dễ gây ra mâu thuẫn hoặc bị mang tiếng là "chim mồi", "hai mang", "nội gián", "đấu tranh bằng máu người khác" v.v...

Cả nước sau 1975, xã hội VN rơi vào tình trạng đơn nguyên, độc đảng với chế độ CS cai trị bằng thuộc tính toàn trị đơn điệu, lạc hậu, rập khuôn, đồng nhất, và ấu trĩ, khô cằn. Khi kêu gọi "đoàn kết" dễ phát sinh sự e ngại và cũng bởi chữ "đoàn kết" đã bị CSVN làm méo mó và lợi dụng, lạm dụng cho mưu đồ của họ suốt 70 năm qua.

(còn nữa)

Nguyễn Ngọc Già
danlambaovn.blogspot.com
_________________________________________

Thỏa hiệp là gì?

Từ điển Webster’s New World định nghĩa thỏa hiệp (compromise) là “một sự dàn xếp mà ở đó, mỗi bên từ bỏ một số yêu cầu của mình trong một cuộc tranh chấp để có thể đạt được một sự thỏa thuận, làm cả hai phía hài lòng trong một chừng mực nhất định nào đó”. Sau này người ta cũng có thể dùng thuật ngữ "win - win" để diễn đạt.

Tuy nhiên, không biết từ lúc nào, thỏa hiệp bỗng trở thành một thuật ngữ mang ý nghĩa xấu, một điều gì đó tương tự như sự phản bội, toa rập, thậm chí là sự đầu hàng trước cái ác, cái xấu.

Đồng thuận là gì?

Nó là sản phẩm tự thân của quá trình chọn lọc, sửa đổi, đào thải và đi đến thống nhất về tư tưởng, từ đó dẫn đến hành động cùng nhau trong một lĩnh vực nào đó.

Cũng gần như "thỏa hiệp" bị méo mó, "đồng thuận" đôi khi bị biến thành như phương tiện, để khỏa lấp và đi đến tương nhượng để từ bỏ những nguyên tắc cơ bản, mà lẽ ra cần phải giữ vững và xuyên suốt trong quá trình đàm phán về một vấn đề cần giải quyết.


***
Vài suy nghĩ về hình thức chống Cộng (P.2)

Người Việt và tình trạng chia rẽ  ChungtalaTUDO-vdh01-DANLAMBAO

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Để liền mạch chủ đề, xin nhắc lại hình ảnh "đàn bò" trong thủ đoạn kêu gọi "đoàn kết" mà CSVN luôn rêu rao. Người CS có bút hiệu Tương Lai - vào tháng 5/2014, khi Trung Cộng kéo giàn khoan HD981 vào biển Đông - từng nói [1]: "...Lúc này, mỗi một người Việt Nam yêu nước phải đứng đằng sau tuyên bố của nhà nước, đứng sau các chiến sĩ của chúng ta, chứ lúc này lại đưa các vấn đề khác ra để làm loãng mục tiêu đi, thì đó là một sai lầm về chính trị."

Ngoài các phép ngụy biện phổ quát ("lạm dụng chữ nghĩa" bằng từ "yêu nước" hay lợi dụng "quyền lực mềm" bằng "tên tuổi" của cá nhân ông ta v.v...) ông Nguyễn Phước Tương như khẳng định dân VN không khác "đàn bò" đang "đứng mơ mây ngàn" (!). Bò mơ về mây ngàn! Quá tốt cho người CS thoải mái... chăn dắt.

Không chỉ mượn hình ảnh "đàn bò đứng mơ mây ngàn" để thi vị hóa, người viết nài nỉ (thật sự) quý độc giả nhín 4 phút đồng hồ, xem clip [2] để kinh ngạc lẫn thán phục về "công tác thuần dưỡng" của ĐCSVN, mà Đỗ Hữu Ca từng khẳng định [3] : "...Từ sau hòa bình đến nay, dân ở đấy rất cách mạng, rất thuần..."

Vậy, xin đừng trách những người dân oan, nông dân, công nhân, tiểu thương, bởi ngoài việc kêu la và chửi bới, họ sẽ làm gì để thoát kiếp trâu ngựa, khi ngay cả những tướng tá, giáo sư, tiến sĩ, bộ trưởng v.v... được thuần dưỡng xong từ lâu?

Giải phóng dân tộc và tự do dân chủ


Đoạn video clip đó, có trở thành lời khuyên cho người VN dứt khoát đoạn tuyệt "bám theo đuôi" CSVN, dù muộn còn hơn không?

Dù hàng ngàn vòng hoa ngỡ là thành kính, nó không mang ý nghĩa nào khác, ngoài việc tố cáo tập đoàn CSVN năm xưa ăn cắp xương máu của dân Việt Nam, dưới tên gọi "chiến tranh bảo vệ biên giới 1979", để cho chúng và "đàn bê" cùng nhau hưởng lợi suốt 35 năm qua.

Một quốc gia được hình thành chỉ đầy đủ ý nghĩa với hai yếu tố không bao giờ tách rời:

1. Phạm vi địa lý được thế giới công nhận rộng rãi;

2. Con người sinh sống trên đó; duy trì, phát triển và truyền lại cho các thế hệ con cháu.

Không có yếu tố thứ hai, tất nhiên yếu tố thứ nhất hoàn toàn vô nghĩa. Khi dân tộc Việt Nam đã bị CSVN biến thành "đàn bò" - diễn giải mang "tính người" hơn: Nô Lệ - nghĩa là không còn Quốc gia Việt Nam. Hiện nay chỉ có tên gọi "nước CHXHCNVN" với:

- Một chế độ toàn trị và (xin nhấn mạnh chữ "và" với ý nghĩa không tách rời);

- Một "nhà nước" lệ thuộc vào Trung Cộng, trên mọi lãnh vực.

Nói cách khác, Việt Nam gần như mất nước với sự toa rập từ nội bộ ĐCSVN từ nhiều bằng chứng, mới nhất là vụ giao đất tại đèo Hải Vân cho Trung Cộng kinh doanh.

Do vậy, "Quốc Đề" tối quan trọng trong đấu tranh hiện nay: GIẢI PHÓNG DÂN TỘC x TỰ DO DÂN CHỦ [4], một lần nữa được đặt ra [5] cho tất cả nhóm bạn/hội đoàn/phong trào/đảng phái trong ngoài nước cùng suy ngẫm.

Phải khẳng định tuyệt đối: Việt Nam không bao giờ có tự do dân chủ, nếu không đặt vấn đề GIẢI PHÓNG DÂN TỘC song hành và gắn chặt cùng.

"Toán học hóa" quốc đề nói trên: Nếu "Tự do dân chủ" là một số khác zero và "Giải phóng dân tộc" bằng zero. Phép nhân đó cho kết quả bằng zero.

Trương Tấn Sang từng la hoảng [6]: "Đảng, Nhà nước ta không bao giờ bán nước cho các thế lực bên ngoài như những kẻ xấu vu cáo". Thử hỏi, nếu không bán nước tại sao không dám làm rõ mật nghị Thành Đô và hàng loạt các khuất tất khác, trong khi lại phát ngôn rất dở với tư cách Chủ tịch nước(?).

Các hành động cụ thể từ hội đoàn/nhóm bạn/phong trào/đảng phái trong ngoài nước, nhiều năm qua chú trọng đấu tranh cho "tự do dân chủ", hầu như rất ít nhấn mạnh tính chất "giải phóng dân tộc" với mối liên hệ không được phép tách rời.

Lợi ích lớn lao khi vấn đề GIẢI PHÓNG DÂN TỘC được nhấn mạnh:

- Thuyết phục và thu hút tất cả các tầng lớp, kể cả phần lớn những người CS, người nhận lợi ích từ CS và "thân Cộng", bởi tầng lớp này, đối với họ, nhu cầu "tự do dân chủ" không phải tiên quyết, thậm chí họ không cần. Đặc biệt, đối với tầng lớp thanh niên - sinh viên - học sinh, trong tình hình hiện nay, "tự do dân chủ" không được số rất đông quan tâm. Trong khi, nội dung "GIẢI PHÓNG DÂN TỘC" được phân tích & chứng minh rõ thông qua nhiều bằng chứng, sẽ dễ dàng thuyết phục lượng người đông đảo và rất quan trọng này, bởi đặc tính tuổi trẻ - tôn trọng và yêu thích sự thật. Thân phận nô lệ không chừa một ai, khi mất nước, đó là chân lý không cần bàn cãi.

- Càng thuyết phục đối với người Việt hải ngoại bằng lợi ích rõ ràng: quê hương thứ nhất - nơi họ buộc phải rứt ruột ra đi đang bị đe dọa nghiêm trọng với nguy cơ ngày thêm rõ rệt.

- Chứng tỏ chính nghĩa với nguy cơ hiển hiện dân tộc Việt Nam bị đồng hóa và dần diệt vong, nhằm để nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của các quốc gia dân chủ cho cuộc đấu tranh.

- Hội đoàn/nhóm bạn/phong trào/đảng phái trong và ngoài nước trở nên dễ dàng liên kết hành động vì mục tiêu lợi ích chung cho cả dân tộc Việt Nam, trong đó cũng chính là có lợi ích của từng tổ chức, từng nhóm bạn.

Không chỉ những lợi ích lớn lao nêu trên, một khi chưa đặt nặng vấn đề "GIẢI PHÓNG DÂN TỘC", mọi đồng thuận về bản chất cuộc đấu tranh không thể diễn ra giữa hàng chục quan điểm "chống Cộng" khác nhau. Hệ quả kéo theo nó, không thể liên kết. Đoàn kết lại càng quá xa xôi.

Nói hình tượng một chút: Các hội đoàn/nhóm bạn/phong trào/đảng phái như những vòng tròn không đồng tâm và giao nhau - phần giao nhau đó chính là "GIẢI PHÓNG DÂN TỘC".

Như vậy, cần xác định bản chất cuộc đấu tranh (nội dung) trước khi bàn luận các phương pháp đấu tranh (hình thức).

Bạo động và bất bạo động

Loại trừ một chế độ nào đó, có 3 hình thức:

- Bất bạo động (BBĐ).
- Bạo động (BĐ).
- Kết hợp hai hình thức trên (kết hợp - KH)

Một nghiên cứu [7] với độ dài hơn 60 năm của bà Erica Chenoweth, trong đó chỉ ra những kết quả sau nhiều năm tìm hiểu, phân tích và tổng kết cho thấy, đấu tranh BBĐ có khả năng thành công cao hơn nhiều và ít dẫn đến bất ổn xã hội hơn, so với đấu tranh BĐ. Điều đó không có nghĩa đấu tranh BĐ luôn thất bại, chỉ là mức độ thành công thấp hơn nhiều - theo thời gian nghiên cứu - so với đấu tranh BBĐ.

Ngay cả đấu tranh BBĐ, không có nghĩa "dĩ hòa vi quý", chỉ khác là trả giá ít về nhân mạng và ít hỗn loạn, bạo loạn hơn nhiều so với đấu tranh BĐ. Những cuộc cách mạng từ thập niên 90 thế kỷ trước kéo cho đến nay, cho thấy, dù chủ trương đấu tranh BBĐ, nhưng giai đoạn cuối, BĐ và đe dọa BĐ là phương án lựa chọn cuối cùng trước những tên độc tài ngoan cố.

Nói cách khác, dù chủ trương và mong muốn thành công từ đấu tranh BBĐ, BĐ luôn phải là phương án dự phòng thiết yếu với kế hoạch cụ thể ứng phó trong tình huống đương thời - đó là hình thức thứ ba - KH - như nói trên.

Trong nghiên cứu, Chenoweth rút ra kết luận, với 3,5% dân số một quốc gia nổi dậy bằng BBĐ đủ để làm một chế độ sụp đổ. Tuy nhiên, tình hình Việt Nam, với tính đặc thù rất riêng - như phân tích - gần như mất nước, công trình nghiên cứu của nhà khoa học chính trị đã không đề cập đến. Đó là một thiếu sót lớn của Chenoweth.

Đứng trên quan điểm tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, không thể vì ủng hộ quan điểm đấu tranh bằng hình thức này để đả phá, chê bai hình thức khác. Bởi, điều 19 khoản 1 trong "Công ước quốc tế về các quyền dân sự & chính trị" (ICCPR) nói rõ:

Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.

Xin nhấn mạnh, chữ "quan điểm" trong trích dẫn. Quan điểm là cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá, kết luận của ai đó đối với bất kỳ nội dung hay chủ đề nào. Trong đấu tranh chính trị, quan điểm dù là BBĐ hay BĐ vẫn dừng lại trong tư tưởng của người đó.

Từ quan điểm dẫn đến hành động là một khoảng cách quá xa, thậm chí hành động hoàn toàn có thể diễn ra ngược lại với quan điểm nội tại duy trì lâu nay, bởi tùy thời cuộc đổi thay và còn tùy tình huống diễn biến đang xảy ra. Đó là cách nhìn "vận động là tuyệt đối" trong tư duy triết học.

CSVN cố tình đồng nhất "quan điểm"


[*]với "hành động" bằng những chữ: xúi giục, kích động, lôi kéo v.v... như đông đảo người dân quá rõ. Cũng từ đó, CSVN mới "đẻ ra" những tội: 87 (Tội phá hoại chính sách đoàn kết), 88, 258 v.v... vốn dĩ những "tội này" không làm bất cứ một ai... chết hay thương tật (!). Đó cũng cho thấy sự khác biệt khái niệm học thuật "hình sự" của CSVN, nó tỏ ra quá lạc hậu và ấu trĩ so với các quốc gia dân chủ.

Dù lực lượng đảng viên (kể cả người ra khỏi đảng) và "thân cộng" cũng như nhận lợi ích lớn nhỏ (cả vật chất và tinh thần) từ ĐCSVN, bên ngoài tỏ ra ủng hộ và luôn chủ trương đấu tranh bằng BBĐ, nhưng một thực tế khó chối cãi: Khi những tai họa, bệnh tật, xúi quẩy, đấu đá nội bộ ác liệt mà "đồng chí của họ" gây ra lẫn nhau, tuyệt đại đa số những người và nhóm người đó - thông qua cả "báo nhà nước" cho đến núp dưới các trang web/blog "lề đảng" và "lề giữa" - lao vào khai thác triệt để, thậm chí còn dùng web/blog để tấn công nhau, bằng nhiều thủ đoạn đê hèn mang tính đấu tố hoặc là dạng biến thái của bọn Hồng Vệ Binh với nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ mới đây, giới cầm quyền tại Hà Nội kéo cả bầy đến nhà ông Nguyễn Trọng Vĩnh, bằng hình thức dùng đám đông lung lạc và khủng bố tinh thần. Đó không thể gọi là đấu tranh BBĐ.

Không những người CS bóp méo phương pháp đấu tranh BBĐ mà chính họ phạm luôn vào điều 88 hay 258 hoặc 245 (Tội gây rối trật tự công cộng) - thứ "luật" luôn chụp mũ & vu khống cho người vô tội. Người CS cũng nên nhớ, các trang web/blog mang tính chất công cộng, do đó "tội danh" 245 hoàn toàn có quyền gán cho những trang báo và cho cả những "người khuất mặt khuất mày" (chữ của LS. Lê Công Định) dùng "báo" để bôi nhọ người khác.

Bộ mặt đạo đức giả và ngụy quân tử thật dễ dàng nhận thấy, dù cố gắng che giấu sau những bài viết tỏ ra "trí thức" và nhuốm màu "lương thiện" như Nhân Dân, Petrotimes v.v... (!).

Những tên ngụy quân tử - tuyệt đại đa số là dân có "số má" trong ĐCSVN dù lãnh vực này hay khác, dù trong hay ngoài nước, thậm chí nghỉ hưu, nghỉ việc với chức vụ các loại trước đây - luôn đánh đồng đấu tranh BĐ ngang hàng với bạo loạn, thậm chí là khủng bố.

Những tên đạo đức giả không chỉ đánh đồng như thế mà sẵn sàng chụp mũ bất kỳ ai (vì nóng tánh hay chửi bới hoặc nguyền rủa) là "chống cộng cực đoan", trong khi chúng tự chối bỏ bản chất cực đoan, thể hiện ngay khi áp đặt người khác. Thử hỏi, bằng tư cách nào, thể nhân gì, đại diện cho những ai, khi chúng kết luận "người này là chống cộng cực đoan", "người kia là dân chủ tâm thần" v.v...? Thật ra, những tên ngụy quân tử đó cố tình đồng nhất "quan điểm" = hành động", nhằm để hù dọa và bịt miệng những ai không nắm rõ cái khái niệm chữ nghĩa.

Không phải vì người CS không biết các khái niệm nói trên hoàn toàn khác nhau mà vì họ sợ một khi các nhóm bạn/phong trào/hội đoàn/đảng phái đạt được đồng thuận và thuyết phục hàng triệu người dân cùng đứng lên với mục tiêu quá rõ: GIẢI PHÓNG DÂN TỘC.

Kết

Cần xác định bản chất cuộc đấu tranh để đi đến đồng thuận. Có đồng thuận mới dễ dàng liên kết. Từ liên kết thành công, hãy nghĩ xa hơn về việc tạo lực lượng và vận động mọi phương tiện. Từ đấy mới có thể lập kế hoạch đoàn kết với các điều kiện cần & đủ đã hình thành. Nói cách khác, "đoàn kết" là một chương trình khoa học cần hiện thực hóa ở giai đoạn cuộc cách mạng GIẢI PHÓNG DÂN TỘC và TỰ DO DÂN CHỦ tại Việt Nam, gần như chuẩn bị xong các điều kiện. Đoàn kết không phải là chuyện mua vui hay kêu "đại lên" để chứng tỏ bản thân.

Tháng 9/2014, một thỏa thuận thành lập "chính phủ đoàn kết dân tộc" ở Afghanistan đã được ông Ghani và ông Abdullah ký kết tại Kabul với trung gian là Hoa Kỳ, nhưng đến nay tình hình Afganistan vẫn chưa sáng sủa hơn cho lắm...

Huống chi dân tộc Việt Nam, với "đa trường phái" chống Cộng đan xen chằng chịt và nhân tâm ly tán mãnh liệt, cũng như đứng trước kiếp nạn lừng lững: Mất Nước, chỉ kêu gọi khơi khơi lấy đâu ra... "đoàn kết"?!

(Hết)

Nguyễn Ngọc Già
danlambaovn.blogspot.com
_______________________________________

Chú thích:

[1] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/05/140509_gs_tuonglai_interview.shtml
[2] https://www.youtube.com/watch?v=ZoDfppZkZn0
[3] http://vnmedia.vn/VN/phap-luat/phia-sau-toi-ac/436_267361/giam-doc-ca-hai-phong--quot-bat-ngo-voi-vu-no-sung-o-tien-lang-quot.html
[4] Ý nghĩa khi dùng "dấu nhân": Nhằm để chỉ ra tính chất hòa quyện keo sơn, nó mạnh hơn "dấu cộng" rất nhiều.
[5] http://www.danluan.org/tin-tuc/20120531/nguyen-ngoc-gia-viet-nam-nhat-dinh-co-cach-mang-som-neuphan-4. Vấn đề "GIẢI PHÓNG DÂN TỘC x TỰ DO DÂN CHỦ" được đặt ra gần 3 năm trước, nhưng không nhận được bàn luận nhiều, ngoài tiến sĩ Nguyễn Trung Chính (Irish Vinh Hayes) với 5 bài rất đáng suy nghĩ và bàn luận:
http://www.danluan.org/tin-tuc/20120608/iris-vinh-hayes-can-chang-mot-cuoc-cach-mang-giai-phong-dan-toc
http://www.danluan.org/tin-tuc/20120615/can-chang-mot-cuoc-cach-mang-giai-phong-dan-toc-tai-sao-dan-toc-can-duoc-giai-phong
http://www.danluan.org/tin-tuc/20120623/can-chang-mot-cuoc-cach-mang-giai-phong-dan-toc-tai-sao-phai-la-mot-cuoc-cach-mang
http://www.danluan.org/tin-tuc/20120629/hoa-can-lon-nhat-nhung-mac-dinh-cua-dcs-ve-ban-chat-con-nguoi-va-su-quy-chup-nhung
http://www.danluan.org/tin-tuc/20120710/iris-vinh-hayes-cung-chuyen-hoa-thanh-mot-toan-the-moi-manh-me-va-da-dang-bai-5
[6] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121214_sang_army.shtml
[7] https://www.danluan.org/tin-tuc/20140221/dau-tranh-bat-bao-dong-hieu-qua-hon-nhieu-lan-so-voi-bao-dong-de-lat-do-cac-che-do

[*]Nói thêm: Ví dụ một ai đó có ý định giết người, thậm chí là phác ra kế hoạch đi nữa, nhưng chưa hề mang ra hành động, thì người đó cũng không có tội. Tội phạm chỉ dựa trên hành vi đã thực hiện xong (dù thất bại hay thành công). Do đó, nhiều người rất ghét cái chữ mà người CS luôn luôn xài: "Xúi giục", "kích động", để vu khống người vô tội.
Nhắc lại người CS rằng: Những ai hành động chỉ vì nghe theo "xúi giục", "kích động", chứng tỏ người đó kém tri thức và đương nhiên họ phải tự chịu trách nhiệm việc mình gây ra. CS ơi! Các ông nên dẹp mẹ nó mấy cái chữ này đi, biết sao không? Vì như vậy là các ông tự tố cáo CS các công khinh dân bỏ mẹ!
Mời đọc thêm: Phản bác bài viết "Không được kích động bạo lực". 
http://danlambaovn.blogspot.com/2013/10/phan-bac-bai-viet-khong-uoc-kich-ong.html
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Người Việt và tình trạng chia rẽ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Người Việt và tình trạng chia rẽ    Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitimeMon Dec 22, 2014 1:36 pm


TẠI SAO NGƯỜI VIỆT HẢI NGỌAI CHIA RẼ?


Nguyễn Quang Duy

Chung mục đích mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam, nhưng 40 năm qua các cá nhân, các tổ chức chính trị ở hải ngọai vẫn sinh họat một cách rời rạc thiếu liên kết và người Việt nói chung không mấy quan tâm đến các sinh họat đấu tranh.

Câu hỏi được liên tục đặt ra: Tại sao người Việt hải ngọai lại chia rẽ? Có nhiều lý do, nhưng chính yếu hải ngọai là một môi trường sinh họat tự do và đa nguyên với nhiều cá nhân, nhiều tổ chức hướng đến các giải pháp cho Việt Nam một cách khác biệt.

Khuynh hướng đấu tranh bất bạo động


Sử dụng bất bạo động như một phương tiện để từng bước xói mòn khả năng kiểm soát của nhà cầm quyền Hà Nội. Bốn phương cách chính của đấu tranh bất bạo động bao gồm:
·       Thứ nhất, sử dụng các phương tiện truyền thông mang thông tin đến với người dân;
·       Vận động tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp, thực hiện quyền con người;
·       Tiến đến việc xây dựng các nhóm sinh họat dân chủ, xây dựng thế liên kết, phân công và phối hợp hành động; và
·       Cuối cùng là vận động người dân tạo sức ép lên chế độ buộc họ phải chấp nhận thay đổi hoặc sẽ bị đào thải để thay bằng một chính phủ dân chủ do chính người dân bầu lên.

Bước chuyển biến quan trọng nhất là năm 1996, Khối 8406 đã chuyển Phong Trào Dân Chủ từ đấu tranh bí mật sang thế đấu tranh công khai.
Cùng lúc một Phong Trào Yêu Nước bảo vệ biên giới biển đảo công khai họat động. Cao điểm là giữa năm 2011 đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình tại Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố khác.
Từ đó hình thành một số các Tổ Chức Dân Sự như hiện nay.
Mặc dù số người công khai đấu tranh đã và đang gia tăng nhưng để có thực lực nhằm chuyển đổi thể chế độ cộng sản sang dân chủ rõ ràng phải cần nhiều năm nữa.
Cần thời gian nên nếu tính đến cái giá mà người dân và người đấu tranh trong nước đang tiếp tục phải gánh chịu, cái giá của đất nước đang càng ngày càng lụn bại và cái giá của ảnh hưởng của ngoại bang càng ngày càng gia tăng.
Thì đấu tranh bất bạo động không chắc là giải pháp ít thiệt hại nhất cho đất nước.
Lại nữa, bất bạo động không chắc đã khả thi tại Việt Nam vì nó cần một số điều kiện mà Việt Nam sau nhiều năm vẫn chưa có.

Điều kiện đòi hỏi nhất là các tổ chức chính trị phải ra mặt công khai đấu tranh thay vì vẫn họat động trong vòng bí mật. Có họat động công khai các tổ chức chính trị mới có dân và dân là yếu tố quyết định sự chuyển đổi thể chế.


Bài học từ cuộc đấu tranh của người dân Hong Kong cho thấy cộng sản không bao giờ nhượng bộ, ngay cả khi có hằng trăm ngàn người xuống đường biểu tình một cách ôn hòa bất bạo động.

Khuynh hướng cách mạng


Những người tin vào giải pháp này cũng sử dụng các phương tiện truyền thông tân tiến mang thông tin đến cho đại chúng, xây dựng cơ sở quốc nội, sách động người dân, nhất là thanh thiếu niên, đứng lên để lật đổ cộng sản.
Vì chủ trương cách mạng các tổ chức theo khuynh hướng này vẫn tiếp tục họat động bí mật tại quốc nội, nên khó có thể đánh giá một cách khách quan.


Khuynh hướng thay đổi từ bên trong và bên trên đảng Cộng sản.

Nhiều người, bao gồm những người ngọai quốc quan tâm đến tình hình Việt Nam, tin vào những thay đổi từ bên trong đảng Cộng sản.
Họ cổ vũ hay ngầm ngấm ủng hộ những thay đổi nhỏ, làm tiền đề căn bản cho những thay đổi xa hơn và lớn hơn. Nhưng đến nay vẫn chưa có được những chuyển đổi rõ rệt.

Khuynh hướng dựa vào Hoa Kỳ

Xuất phát từ thực tế chính trị Việt Nam và tin vào sự thay đổi chiến lược của Hoa Kỳ nhiều người đứng ra vận động thành lập chính phủ lưu vong.
Việc làm của họ hòan tòan phù hợp với luật pháp của Hoa Kỳ. Nhưng trên thực tế Hoa Kỳ luôn đặt quyền lợi của Hoa Kỳ với Cộng sản Việt Nam cao hơn, nên chính phủ Hoa Kỳ chưa bao giờ chính thức công nhận hay ủng hộ các nỗ lực nói trên.


Khuynh hướng bảo vệ xây dựng hải ngọai và yểm trợ quốc nội

Đây có lẽ là khuynh hướng được nhiều người hải ngọai ủng hộ nhất. Những người theo khuynh hướng này thường gắn bó với các sinh họat cộng đồng, vừa bảo vệ, vừa xây dựng cộng đồng, vừa dựa vào sức mạnh cộng đồng vận động yểm trợ quốc nội và quốc tế vận.
 
Cộng Đồng


Ở hầu hết các địa phương Cộng đồng là tiếng nói chung hay tiếng nói của đa số người Việt. Tại Úc, Cộng đồng Liên Bang là một cơ cấu điều hợp các Cộng đồng Tiểu Bang mang tiếng nói chung đến chính giới Úc.
Được biết hiện Luật sư Võ Trí Dũng chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do Úc châu đang ở Hoa Kỳ vận động liên kết giữa các Cộng Đồng Bắc Mỹ và Úc châu để có thể có một tiếng nói chung cho người Việt hải ngọai.
Điều cần nêu ra là các Ban Chấp Hành Cộng Đồng thường thay đổi theo nhiệm kỳ và có nhiều công việc khác ưu tiên hơn. Vai trò của Cộng Đồng cũng khác với vai trò của các tổ chức đấu tranh. Bởi thế các việc vận động nhân quyền hay vận động yểm trợ quốc nội thường do các tổ chức đảm trách.

Quốc Tế Vận


Một trong những nỗ lực chính yếu của người Việt hải ngọai là cất tiếng nói cho chính họ hay mang tiếng nói của những người quốc nội đến chính giới và dân chúng địa phương.
Từ những khuynh hướng khác nhau phát sinh nhiều sinh họat quốc tế vận khác nhau:
·       Để mọi người biết đến hay để vận động địa phương chính thức công nhận lá cờ, nhiều người sử dụng lá cờ vàng trong mọi sinh họat tại địa phương;
·       Vận động địa phương để cấm các sinh họat của nhà cầm quyền cộng sản tại địa phương;
·       Quảng bá những sự thật như nỗ lực “Hành trình đến Tự do” của Thượng Nghị Sỹ Ngô Thanh Hải tại Canada;
·       Các cuộc biểu tình tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam;
·       Sử dụng các phương tiện báo chí, truyền thông hay qua những trao đổi cá nhân, cũng đóng góp vận động người ngọai quốc hỗ trợ cho một Việt Nam tự do.
Việc vận động nhân quyền cũng đã được liên tục thực hiện, nhưng cũng có nhiều phương cách và mục đích vận động khác nhau:
·       Chỉ tập trung vận động cho thành viên trong tổ chức hay một số Tù nhân Lương Tâm;
·       Tố cáo những hành động vi phạm nhân quyền để các tổ chức quốc tế hay chính giới ngọai quốc nắm được tình hình chung;
·       Ảnh hưởng đến chính sách các quốc gia sở tại. Như các cuộc điều trần, các nỗ lực gắn liền nhân quyền với viện trợ nhân đạo hay ra những đạo luật buộc cộng sản phải cải thiện nhân quyền mới được gia nhập TPP;
·       Cả ba mục đích trên được phối hợp một cách nhịp nhàng.
Quốc tế vận càng ngày càng trở nên quan trọng và hải ngọai có thể dùng sức mạnh của lá phiếu để thực hiện một số công việc nhất định. Nhưng mang lại tự do dân chủ vẫn phải được quyết định từ những họat động quốc nội.
Khách quan nhận xét khi thực hiện các công tác quốc tế vận các cá nhân hay các tổ chức hải ngọai thường tương nhượng hay liên kết làm việc.
Gần đây một số các sinh họat quốc tế vận cũng đã được các anh chị quốc nội đứng ra đảm trách. Đây là một bước tiến quan trọng của Phong trào dân chủ Việt Nam.

Nguyên nhân gây ra chia rẽ

Tình hình Việt Nam và tình hình thế giới khó cho chúng ta thấy trước chuyện gì sẽ xảy ra và xảy ra ở lúc nào. Vì thế không thể mang lý thuyết ra để tranh luận đúng sai.
Trong sinh họat các tổ chức có quy mô nhỏ thường sinh họat cần sự đồng thuận hơn, ngược lại các tổ chức có quy mô lớn thường có sự chỉ đạo từ trên xuống dưới.
Đó là chưa kể đến những người không sinh họat với bất cứ tổ chức nào, nhưng cũng quan tâm đến tình hình Việt Nam và muốn đóng góp thay đổi thời cuộc theo suy nghĩ của cá nhân.
Thực trạng nêu trên tạo các va chạm từ khuynh hướng đến phương cách thực hiện công việc. Điều đáng tiếc một số người thay vì hướng đến mục đích chung lại mở mặt trận “ai thắng ai” ngay tại hải ngọai, đấu tranh với những người theo khuynh hướng khác.
Ở một mức độ sự cạnh tranh và việc tranh luận là điều cần thiết, nhưng khi đã vượt quá làn ranh và thiếu người hòa giải, lại tạo ra bất hòa không thể giải quyết.
Nhưng im lặng, thiếu giải thích và thiếu thực tế chứng minh cũng không phải là một giải pháp khôn ngoan.
Đương nhiên, nhà cầm quyền cộng sản cũng không thể để các cộng đồng hay tổ chức sinh họat một cách bất lợi cho họ.
Về mặt chìm khó có thể biết được chính xác sự can thiệp, nhưng về mặt nổi như văn nghệ, dạy tiếng Việt, truyền thông sách báo tuyên truyền… thì Nghị quyết 36 là một bằng chứng đảng Cộng sản đã trực tiếp tài trợ (bao cấp) cho một số các sinh họat nói trên.
Điều đáng tiếc có người đã lợi dụng lý do để gán cho người khác là Việt cộng hay Việt gian gây thêm nghi ngờ và chia rẽ trong các sinh họat hải ngọai.
Nhiều người đâm ra chán nản và số người sinh họat chính trị hay sinh họat cộng đồng vốn đã ít nay lại ít hơn.
Người dân hải ngọai xuất phát từ nhiều thành phần khác nhau và vốn đã e dè với các sinh họat. Nay không thấy kết quả cụ thể, chỉ thấy những mặt trái của sinh họat, nên càng trở nên e dè với các sinh họat đấu tranh.

Liên kết trong ngòai


Ở hải ngọai làm việc với nhau đã khó việc liên kết với trong nước lại càng khó hơn. Khách quan nhìn nhận, mặc dù mới phát triển các sinh họat quốc nội đã làm được một số điều mà chính các tổ chức hải ngọai cần học hỏi:
·       các nhóm đã liên kết làm việc chung;
·       một số nhóm đã sử dụng Facebook như một phương tiện công khai tài chánh;
·       Trong buổi họp cuối năm 2014 tại Dòng Chúa Cứu Thế đại diện các tổ chức Dân Sự đã trình bày các ưu khuyết điểm của họ trong năm 2014 và định hình hoạt động cho năm 2015.
Những việc làm như vậy sẽ giúp các thành viên hiểu rõ được thực lực và định rõ được hướng đi, cũng như giúp các tổ chức xây dựng uy tín. Sự thực và minh bạch sẽ giúp xây dựng các giá trị lâu dài.

Kết

Mặc dầu 40 năm nhà cầm quyền cộng sản đã đưa ra nhiều sách lược nhằm kiểm sóat, cộng đồng hải ngọai vẫn là một cộng đồng tự do. Nhưng nỗ lực yểm trợ người dân trong nước đấu tranh mang lại tự do cho Việt Nam thì vẫn còn bị giới hạn rất nhiều.

Cuối năm cũng là lúc để mỗi người chúng ta, mỗi tổ chức tự xét xem làm thế nào để giảm bớt chia rẽ trong sinh họat chính trị hải ngọai, gầy dựng lại niềm tin của người dân và gắn bó hơn với cuộc đấu tranh chung.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
22/12/2014

Người Việt và tình trạng chia rẽ  Images?q=tbn:ANd9GcQVw9eMHD7x-FPN6vXx8jjJIyhNb31Ec9i0OA9Fx3w61_-VdC0H
Về Đầu Trang Go down
HNLinh
Khách viếng thăm




Người Việt và tình trạng chia rẽ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Người Việt và tình trạng chia rẽ    Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitimeThu Mar 12, 2015 1:51 pm

Người Việt và tình trạng chia rẽ  Images?q=tbn:ANd9GcTG-_vdpIaHXm5vy1dz_4Gms60PTDLZlKCIilf8WJJxwq7Ciqlx

VÀI LỜI CÔNG BẰNG CHO THƯỢNG NGHỊ SĨ NGÔ THANH HẢI.

Chu Tất Tiến.

Thời gian gần đây, vụ Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đề nghị dự luật S-219 tại Thượng Viện Canada làm dấy lên một làn sóng dư luận chống đối giữa hai phe bênh và chống. Phải nói một sự thật là phe chống đông hơn phe bênh, phe chống có rất nhiều lý lẽ khích động, và gồm nhiều thành phần: Một vài người có bằng cấp, một số lớn người tỵ nạn Cộng Sản có mất mát đau thương trong ngày 30-4, một vài tổ chức chống Cộng cực đoan, đồng thời cũng có những kẻ theo đóm ăn tàn, chỉ biết chửi tục và vài tên hề-diễn đàn như Ngô Kỷ và một số tên nằm vùng, tay sai Cộng sản. Ngược lại, phe bênh thì vắng người hơn, cho dù lý lẽ cứng rắn hơn, nhưng hình như không thuyết phục được phe chống nhiều cảm tính hơn, và thường dựa vào quá khứ đau thương của dân tộc mà kết án Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải. Một số người bênh có đưa ra quá khứ chiến đấu trước 1975 và những tranh đấu cho việc Dân Chủ Hóa Việt Nam trong chính trường của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải để làm bằng chứng, tuy nhiên, tiếng nói này thường bị khuất lấp bởi những xúc động của người dân tỵ nạn Cộng sản, khi nhớ lại những đau thương mà bọn “hèn với giặc, ác với dân” này đã gây ra cho dân tộc.

Trong phạm vi một bài viết nhỏ, không với mục đích bênh cá nhân Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, mà chỉ muốn lấy lại sự công bằng cho một sự việc, một cá nhân đã tạo nên sự việc đó, người viết sẽ không nhắc lại thành tích quá khứ của nhân vật này, mà chỉ nhìn đến sự việc dưới cặp mắt khách quan, khoa học mà thôi.

Lý do: thành tích quá khứ không chứng minh được sự việc hiện tại. Đã có bao người từng là lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa chống lại Cộng sản kịch liệt, nay đã đầu hàng giặc, làm nhục danh dự Việt Nam. Đã có biết bao nhiêu người theo diện cựu tù cải tạo sang Mỹ giờ về làm “tà lọt” cho nhà nước Cộng sản như con trai một cựu tù cải tạo nay đã làm rể tên bán nước buôn dân Nguyễn tấn Dũng và rất nhiều gia đình cả bố con từng tù cải tạo khác đang làm công nhân viên chức cho nhà cầm quyền này. Ngay trong cộng đồng hải ngoại, rất nhiều người từng la lối chống cộng to tiếng nhất nay cũng âm thầm làm chó săn cho giặc.

1) Tiến trình của dự luật S-219: Theo báo chí Canada, Nghị sĩ Ngô Thanh Hải đưa ra dự luật S-219 là để tưởng nhớ hai triệu người đã bỏ nước ra đi, 250 ngàn người bỏ mình trên biển cả, cám ơn Canada đã nhận 300 ngàn, cám ơn chính phủ và nhân dân Canada đã mở rộng vòng tay đón tiếp  người tị nạn Việt Nam, đồng thời để công nhận giải thưởng Nelson mà Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã trao cho quốc gia Canada về thành tích đóng góp rất nhiều trong vấn đề tị nạn. Thoạt đầu, ông đề nghị dự luật S219 đặt tên cho ngày 30-4 là Black April Day (Tháng Tư Đen). Nhưng sau đó, Thủ tướng Canada đề nghị đổi lại là Journey To Freedom Day với mục đích để cho dân Canada hiểu rõ hơn ý nghĩa dự luật.

2) Nội dung dự luật: Phần mở đầu dự luật ghi rõ là để “bày tỏ sự trân trọng về một ngày quốc lễ để tưởng niệm đến việc di cư của các người dân tỵ nạn Việt Nam và sự chọn lựa sinh sống và được sống tại Canada của họ sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ và chấm dứt chiến tranh Việt Nam”.

Điều 2 của dự luật ghi: “Khắp đất nước Canada và hàng năm và mỗi năm, ngày 30 tháng Tư (30/4) sẽ được biết đến như là ‘Ngày Hành trình đến Tự do’." "Ngày này để “mọi người nhớ đến và tưởng niệm những mạng người đã bị mất và những kinh nghiệm đau đớn mà những người tỵ nạn phải trải qua trong cuộc di cư của người dân Việt và sự được chấp nhận cho người Việt được sinh sống tại Canada và được chính phủ Canada chấp thuận, và cũng là để nhớ đến sự đóng góp của người dân Canada - và người Việt mà số dân này hiện nay có vào khoảng 300.000 người trong xã hội Canada.”

Như thế, không có khoản nào mang ý nghĩa là “xóa bỏ ngày Quốc Hận”, hay xóa bỏ ý nghĩa của ngày mà Việt Nam Cộng Hòa thất thủ trước sự cưỡng chiếm của Cộng Sản quốc tế.  Ngược lại, Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đã tạo thêm danh dự cho Việt Nam khi thuyết phục được một Nghị Viện nước ngoài chấp nhận một ngày lễ của riêng dân Việt trên xứ sở của một nước ngoại quốc thành một ngày lễ quốc tế!

Người Việt và tình trạng chia rẽ  2Q==

Người Việt và tình trạng chia rẽ  Z

3)    Ý Nghĩa của nhóm danh từ: Ngày Quốc Hận! Nhóm chữ “Ngày Quốc Hận” thật ra là do người miền Nam dưới chế độ Cộng Hòa đặt ra mà thôi. Đúng ra, phải viết dài và đủ như sau: “Ngày Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa uất hận trước việc mất nước.” Tại sao lại dài giòng thế? Vì nếu viết “ngày Việt Nam uất hận..” thì không đúng với sự kiện cụ thể, vì gần 40 triệu người miền Bắc, cũng là người Việt Nam, lại vui mừng trước ngày 30-4, vì đối với họ là ngày Giải Phóng! Cho nên phải nói rõ ràng là chỉ có miền Nam mới uất hận mà thôi. (Chữ Hận ở đây phải hiểu là Uất Hận, chứ không phải Thù Hận, hay Hận Ghét, vì nếu theo ý nghĩa của hai tĩnh từ sau, thì hóa ra mình là người chỉ biết thù hận mà thôi sao?) Nhưng trên phương diện văn chương, chữ nghĩa, chúng ta phải bỏ hết cái dài giòng đi mà dùng ngắn gọn: Ngày Quốc Hận. Mà sử dụng chữ này ở đâu? Dĩ nhiên, như đã nói trên, chỉ sử dụng trong phạm vi người thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chỉ sử dụng trong các cuộc hội họp, biểu tình của cộng đồng Việt Hải ngoại, cũng như chỉ sử dụng trong lãnh vực truyền thông, báo chí của cộng đồng hải ngoại mà thôi, không áp dụng cho miền Bắc!  Nếu đã không thể sử dụng cho miền Bắc Việt Nam, thì lại càng không thể ép người ngoại quốc phải sử dụng chữ đó được. Không thể bắt người Mỹ, người Canada, người Úc phải đồng ý với mình là phải tôn trọng chữ “Quốc Hận” trong phạm vi của nước họ! Họ có “hận” cái gì đâu, có mất nước đâu mà bắt họ phải để tang ngày 30-4?

Nên nhớ : dự luật S-219 nếu được thông qua bởi Hạ Viện Canada, thì sẽ áp dụng chính thức trên toàn quốc Canada, cho người Canada, không phải cho người tị nạn Việt trên đất Canada! Nếu chỉ cho người Việt trên đất Canada thì cần gì phải đến Thượng Viện, Hạ Viện Canada thảo luận, biểu quyết và thông qua bằng Luật chính thức của Canada! Đến ngày 30-4, cộng đồng Việt cứ việc tổ chức mít tinh, chẳng cần ai chấp thuận, cứ treo biểu ngữ to thật to: TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC HẬN 30-4! Ai nói gì đâu? Ai dám xóa bỏ chữ này đâu? Ai dám đến giật cái biểu ngữ này xuống? Ngay cả Thủ Tướng Canada cũng chẳng dám làm việc này, huống hồ một ông Thượng Nghị Sĩ Việt!

Tóm lại, nhóm chữ NGÀY QUỐC HẬN không hề bao giờ có trong tự điển Canada, cho nên dự luật S-219 không thể xóa bỏ được, vì không có, lấy chi mà xóa bỏ! Người ta nói: “xóa bàn cờ” đi làm lại, chỉ khi nào trên bàn cờ đã có quân, đã có chiến đấu, một bên thắng, một bên đã thua, chứ không ai nói “xóa bàn cờ” khi chẳng có quân nào trên cái miếng gỗ chỉ có mấy cái gạch chéo được! Nói “Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải âm mưu xóa bỏ ngày Quốc Hận” là nói theo kiểu Việt Cộng, chụp mũ này vào cái đầu kia, treo đầu dê mà bán thịt chó, lập lờ đánh lận con đen, lừa gạt dư luận.

Kết luận:
Thực tế, Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, với tình yêu nước Việt Nam Cộng Hòa, ông đã từng đề nghị ngày 30-4 là ngày Tháng Tư Đen, nhưng không được chấp thuận, vì với Canada, chẳng có tháng nào là tháng Đen cả. Chính Thủ Tướng Canada là người bạn thân thiết với cộng đồng Việt di tản, rất mến dân Việt tị nạn, mới chấp thuận cho Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đưa dự luận ấy ra Quốc Hội Canada để thảo luận, và lại còn góp ý sửa danh xưng cho thích hợp với dân Canada, chứ còn với danh từ Quốc Hận, thì mãi mãi ngày 30-4 vẫn chỉ lặng lẽ đến với dân Việt tị nạn mà thôi. (Ngay chính người Việt gốc Cộng cư ngụ ở Canada cũng phản ứng kịch liệt với đề nghị này.)

Điều đáng buồn là trong vụ việc này, đại đa số những người không đồng tình với danh xưng này đều chưa hiểu rõ những diễn tiến của sự việc, mà chỉ vì cảm tình quá nặng với đất nước, cảm xúc quá mạnh với sự kiện phải bỏ nước ra đi ngày 30-4 năm ấy, đã hòa với một nhóm hề-diễn đàn, và tay sai nằm vùng, mà tấn công Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải rất nặng lời. Nào là “thằng Hải, thằng Hủi, thằng Việt Cộng họ Ngô, thằng bán đứng dân tộc, thằng Nghị Sĩ…” mà quên mất cái vốn văn hóa văn minh của người miền Nam trước 1975. Khi ấy, chỉ có Việt Cộng mới gọi “thằng Thiệu, thằng Kỳ”, còn báo chí, truyền thông miền Nam vẫn lịch sự viết “Hồ chí Minh, Võ Nguyên Giáp…” (*) Nếu chúng ta, chỉ vì cảm xúc mà gọi một nhân vật làm rạng danh Việt Nam như thế, chúng ta đã dẫm phải vết dép Bình Trị Thiên của Việt Cộng là những kẻ vô văn hóa, vô học, vô tổ quốc, vô tín ngưỡng. Ít nhất, khi tranh luận mà bất đồng ý kiến với ai, cũng nên tôn trọng người đối lập, không nên à uôm mà chửi tán loạn, biến diễn đàn thành cái chợ cá, chứ không phải diễn đàn đối thoại nữa. Hơn nữa, “lời nói đọi máu”, một khi đã chửi người ta nặng lời rồi sau thấy mình sai, thì làm sao mà sửa chữa? Nếu không nói là vì phản ứng quá mạnh của người mình, mà Hạ Viện Canada bác bỏ dự luật tốt đẹp này đi, có phải tội ác đó thì mình phải gánh không? Mà gánh mãi đến bao giờ mới rửa được tội ác chống lại dân tộc Việt Nam như thế?
 
Chu Tất Tiến

(*) Chỉ trừ những tên trở cờ chuyên phá hoại cộng đồng, như Nguyễn Phương Hùng, Ngô Kỷ, Nguyễn Ngọc Lập,  và nhóm Việt Weekly thì không thể gọi bằng những danh xưng thông thường được. Chúng nó chỉ có một tên duy nhất: Những kẻ khốn nạn.
 

Người Việt và tình trạng chia rẽ  2Q==
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Người Việt và tình trạng chia rẽ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Người Việt và tình trạng chia rẽ    Người Việt và tình trạng chia rẽ  Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Người Việt và tình trạng chia rẽ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội?
» Người Việt ở Nam Cali biểu tình chống Tập Cận Bình
» người việt nam hèn hạ Người Việt xấu xí- Theo blog Hanwonders
» Sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật
» 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Người và Việc :: Người xấu, việc xấu-
Chuyển đến