Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quan ngắn Nguyen trong quang phải bich chất chuyen quynh nhac linh Saigon truyện VNCH Chung chẳng sáng thuoc quốc nguyet không ngam Nhung Trung hoang
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Núm  ...... cau ! Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Núm  ...... cau ! Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Núm  ...... cau ! Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Núm  ...... cau ! Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Núm  ...... cau ! Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Núm  ...... cau ! Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Núm  ...... cau ! Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Núm  ...... cau ! Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Núm  ...... cau ! Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Núm ...... cau !

Go down 
Tác giảThông điệp
Long A
Khách viếng thăm




Núm  ...... cau ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Núm ...... cau !   Núm  ...... cau ! Icon_minitimeTue Mar 13, 2012 12:13 pm

À ơi !
" Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học xa
Lấy em từ thưở mười ba
Đến năm mười tám thiếp đà năm con
Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp lại năm con cùng chàng
! "
À ơi !
Tiếng ru trầm bổng hoà lẫn tiễng kẽo kẹt của chiếc võng trong một buổi trưa hè
của mẹ , vướng mắc trong gió vài sợi tóc loà xoà còn thơm mùi bồ kết mẹ mới gội
đầu xong ........

" Quả cau nho nhỏ "
Ừ ! quả cau nho nhỏ , chứ chẳng nhẽ quả cau to bằng quả bưởi chăng ??
Hm ........
to bằng quả  bưởi để " bổ ra làm tám
mời anh xơi giầu ( trầu ! ) " thì mồm anh có to bằng cái ..... thúng cũng
chẳng dám há to ra mà xơi giầu của em !
có mà toạc mép mất !
có thế mà cũng phải nhắc là quả cau nho nhỏ !
Ấy ! nhưng nếu không vẽ quả cau nhỏ như thế thì ......... không khéo có người
lại mơ tưởng :
"  Ví  ( * ) V( em
chum chũm núm cau
Cho anh bóp  cái
có đau anh ................ đền
"
Xong nhé ! quả cau nho nhỏ thôi !
Không thể nhỏ hơn nữa nhé !
nhỏ hơn một tị thì biến thành .. núm cau mất !

" Cái vỏ vân vân "
Tôi phải đáp xe lên tỉnh thỉnh ý của vài cụ để được biết :
Cau mà có mấy vân sọc là hiếm và quí ...... sọc hơi vàng nhè nhẹ pha màu trăng
trắng ,  cau này để dùng cho đám hỏi đám
cưới vì …
vì .............
quí !

Cái vỏ vân vân !
À ! thì ra ........ sắp đám cưới rồi đấy !
" Nay anh học gần
Mai anh học xa
"
Chàng thì rõ ra là anh học trò :
" dài lưng tốn vải ... "
Anh học gần ở làng ; rồi anh ra kinh học xa ; và cảnh :
" Anh ngồi đọc sách bên nàng quay tơ "
để rồi chẳng mấy chốc mà :
" Ngựa anh đi trước võng nàng theo sau "
Cái ươm mơ của cô gái nhà quê nhà mùa !
" Lấy em từ thưở mười ba "
Tới đây tôi phân vân khi có nhiều người viết :
" Quả cau nho nhỏ cái vỏ vân vân
Nay anh học gần mai anh học xa
Lấy em từ thưở mười ba .



Đến năm mười tám thiếp đà năm con  "

như thế thì ca dao này biến thành  “ song
bát lục bát “ ư ???
Tôi ngờ lắm !
Cứ tách ra làm 4 câu đầu , mỗi câu bốn chữ , nghe có vần có điệu , có ngân nga
cho mẹ ru chứ !
Dù là song bát lục bát hay tứ tứ lục bát (!!!! ) thì cũng ...... vẫn là ca dao
!
Hoá ra !
Không phải chờ đến khoảng thập niên 40 hay 50 qua bài " tình già " của
Phan Khôi mình mới có loại thơ mới dài ngắn bất ngờ !
Biết đâu đấy !
Còn nhiều bài ca dao khác cũng không theo thể luật nào hết !
ha ........ ha ..............
Ca dao của mẹ đã là những bài khởi động cho phong trào thơ mới !
" Lấy em từ thưở mười ba "
Thưở đó các cụ đã chẳng phán là  : "
nữ thập tam , nam thập lục " đó ư  ?

Cái tuổi vừa nhớn của nàng ! dù của nàng có là .......... núm cau đi nữa thì
cũng ra vẻ là ........... người nhớn rồi đấy !
Thế là hai " em bé " :
Lấy nhau !
Tuyệt diệu !
Hôn nhân không phải là điều tuyệt diệu ư ?
Lấy nhau có cưới có hỏi !
Miếng cau , miếng trầu chả là đầu câu chuyện cho những vụ lương duyên sao ?
Và thế rồi
Anh và em
Hợp pháp nhé !
" Đến năm mười tám , thiếp đà năm con "
Bây giờ thì không còn là : anh và em nữa , mà là : thiếp và ... chàng !
Đoạn trên chỉ anh và em
Ơ ! sao đoạn dưới không là : mình với ta như " Mình với ta tuy hai mà
một
! "
Đừng quên ... chàng là học trò .... đi học tít tận kinh nên cái ngày chàng
" vinh qui bái tổ " không xa lắm đâu và hẳn là  …
là ........
là ..........
cầm bằng như có trong tay !!!
và : thiếp
và : chàng
Một thứ ngôn ngữ dành cho các bậc .... cao sang quyền quí , thành đạt ......
Cô gái quê bây giờ ngẩng cao mặt để xưng : thiếp !
Chỉ là chuyện dĩ nhiên !
Chuyện phải có !
Chuyện chẳng đặng đừng !

" Ra đường thiếp hãy còn son "
Hm.........
Còn son ???
Hẳn không phải là màu đỏ như son ! chỉ là ..... còn son ! tiếng Việt thuần túy
đấy !
Ngẫm mà xem !
Thấy chưa ?
Ngày đó thiếp năm con rồi đấy mà ........... vưỡn còn ...... " ngon cơm
" !!!
Người ta đồn : " Gái một con trông mòn con mắt " ... so với
" thiếp " thì ........... hì . hì ......... " chả thấm vào đâu
" !!
Nếu " thiếp " mà sống thời nay thì bao nhiêu các trung tâm "
work - out " như Bally , như " health club " chắc phải đóng cửa
hay khai " vỡ nợ " mất !
Vỡ nợ là cái chắc !
Còn son : không nghĩa là đẹp mà còn ... còn gì nữa nhỉ hỡi các cụ ???
còn " giơn " ( jeune )  ............ còn ..... " trông nổ đom đóm
mắt " , còn ..... " nhìn rỏ dãi " ra đấy chứ lị !
Ca dao không cần phải tô màu lên để tả , chỉ cần dùng vài chữ thật đơn giản để
cho thiên hạ ... cứ việc HIỂU theo đúng tâm hồn của người Việt !
Cần gì phải bỏ màu lên để tả " thiếp " như văn chương của ông Thôi Hộ
 người tận bên Tàu xa tit  :
" Nhân diện đào hoa tương ánh hồng !
"
Văn chương bình dân của Việt ta đấy !
 Ca dao Việt ăn đứt cái ông Thôi Hộ nào
đó !
Đương nhiên là " thiếp " năm con thì không còn thể ra đường để mà nghênh
cái mặt mà :
" chữ trinh còn một chút này " được nữa .... nhưng .... còn son !
Ới ai ơi ! cái tự hào của " thiếp " là ....... là ...
HÃY còn son !
Vâng ! chi thế thôi !
" Về nhà thiếp lại năm con cùng chàng "
Chỉ có năm con cùng chàng thôi !
Năm con !
Các cụ ngày xưa khi gặp nhau đều hỏi thăm :
" Ông bà mấy cháu rồi ? "
Có nhiều con là cái lộc cái phúc !
Chứ  ít khi có mấy ai hỏi : " Ông bà
lúc này giàu có
đến đâu rồi ? "
Nên ;
Chàng

Thiếp :
Năm con đã bõ bèm gì !

****

" Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp lại năm con cùng chàng
"

Hãy !
Lại !
Hai câu kết nghe thoảng như có niềm uẩn ức !
Tôi mò mẫm tìm từ " Kiều " đến " Chinh phụ ngâm " bản
chuyển của bà Đoàn thị Điểm mà vẫn chịu không tìm được những câu dùng hai chữ
" hãy "

" lại "
tuyệt vời như trong ca dao này !

" Hãy " :
Nghe như Nàng còn ngậm ngùi
còn tiếc
một đời
lúc chưa có ai !
" Lại " :
nghe thoáng như một vết hằn khó chịu ??
Một niềm ao ước bị buộc chân ?
Phải chăng cái " lãng mạn " nó không nổi lên , nhưng mãi mãi vẫn còn nằm
trong tiềm thức của các cô gái chỉ chờ một phút giây nào đó là he hé ra !
Cái tâm thức lãng mạn ngầm như trong câu :
" Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thưở nào ra
! "

Mẹ ru ! Mẹ ru đấy .
Ru từ ngàn xưa đến giờ !
Y hình như cũng có nhà thơ đã từng thả những câu :


"Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
"



 ( Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Duy ! )
Làm sao mà hết nổi những lời mẹ ru !
Tạ ơn !

Voi ( CLL )  ( đầu năm 04 )


( * )
:  chữ này các cụ ai muốn viết sao thì
viết  !
Về Đầu Trang Go down
 
Núm ...... cau !
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Văn-
Chuyển đến