Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Chung quốc truyện Saigon quynh Nhung quan Nguyen linh trong luong bich chuyen nguyet Trung thuoc chất hoang quang phải VNCH không sáng ngam ngắn nhac
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa

Go down 
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa   Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeWed Jun 19, 2013 2:36 pm



Nỗi sợ “thoát nghèo” của người nghèo tại Việt Nam

Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-06-15

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Image
Căn nhà dột nát của một gia đình nghèo ở thôn quê (ảnh minh hoạ). File photo

Thời gian gần đây, truyền thông trong nước liên tiếp đưa tin về tình trạng các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và thoát nghèo ở VN gặp cảnh bế tắc dù Nhà nước triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ cho các gia đình này.

Cười ra nước mắt

Một trong những chủ trương lớn của chính phủ VN là thực hiện chương trình giảm nghèo qua các chính sách hỗ trợ cho các hộ dân thuộc 3 diện: nghèo, cận nghèo và thoát nghèo. Chủ trương này được tiến hành trong các năm qua từ Trung ương cho đến địa phương như làng, xã, thôn, bản… với mục tiêu cải thiện về an sinh xã hội và công bằng trong đời sống của người dân. Trong vòng 2 năm qua, báo cáo về chương trình giảm nghèo ở các địa phương được cho là gặt hái những kết quả tốt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Các hộ nghèo và cận nghèo trở thành hộ thoát nghèo ngày càng nhanh chóng ở nhiều địa phuơng. Thế nhưng, các bài phóng sự đăng tải trên báo chí quốc nội về tình trạng cười ra nước mắt của những hộ được nhà nước nâng cấp thoát nghèo, vì thật ra họ vẫn nghèo nhưng khi nâng lên thoát nghèo thì mọi quyền lợi cho người nghèo của họ đã bị mất.

Thông tin về 1 người mẹ ở Cà Mau phải quyên sinh để cho con được đi học vì gia cảnh thuộc diện thoát nghèo, khiến cho công luận đặt câu hỏi rằng có phải chương trình giảm nghèo thực sự có hiệu quả?
Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình lý giải nguyên nhân vì sao người dân lại bất bình đối với chương trình này:

Trước đây gia đình thuộc diện nghèo nhưng hồi tết năm trước thì xã, phường mời lên họp thông báo là thoát nghèo vì theo chỉ tiêu của xã là phải 100% hộ thoát nghèo.
-Anh Sơn

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 9k=

“Có hàng loạt các chính sách nhằm hỗ trợ cho người nghèo bằng những chính sách về mặt an sinh xã hội như hỗ trợ bảo hiểm y tế, hỗ trợ ngân sách nguồn vốn, cho vay để thúc đẩy hỗ trợ việc làm cho người nghèo. Mặt bằng chung của xã hội là như thế nhưng kịch bản riêng ở từng vùng thì người dân có thể bất bình vì những khoản này khoản khác bị giới chức quản lý xà xẻo hoặc chậm trong trường hợp nào đó, không thật sự tận tụy giải quyết sớm cho người dân”.
Đối với các hộ nghèo, hiện có 30 loại chính sách khác nhau hỗ trợ như bảo hiểm y tế được hỗ trợ 100%, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về tiền điện… Trong khi đó, các hộ cận nghèo chỉ được hưởng ưu đãi với một vài chính sách. Dù có chính sách hỗ trợ về tín dụng nhưng các hộ gia đình thuộc diện nghèo khó vẫn phải đối mặt với hoàn cảnh bế tắc vì không thể tiếp cận được với các ngân hàng do không có tài sản thế chấp. Nhiều gia đình muốn vay vốn để chăn nuôi, trồng trọt trên miếng đất vườn nhằm tăng thu nhập nhưng các tổ chức tín dụng rất ngại cho vay vì các hộ gia đình này không đáp ứng thủ tục yêu cầu.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Z

Trường hợp bà Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 48 tuổi, ở Cà Mau đã nhiều lần xin chính quyền địa phương cấp sổ hộ nghèo để vay tiền cho con ăn học vì gia đình không có ruộng đất cũng như không có đồng vốn nào. 2 vợ chồng bà Nhân đi làm thuê và mỏi mòn chờ đợi được cấp sổ nghèo qua lời hứa hẹn của Bí thư xã-ông Trần Đại Đoàn là ghi nhận và sẽ xem xét.

Bà Nhân quyết định chọn cái chết trước tình cảnh không thể kiếm được tiền đóng học phí cho con với hy vọng chồng sẽ bớt khổ và các con không dở dang trong việc học hành qua những đồng tiền phúng điếu của chòm xóm.


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Image
Một phụ nữ đẩy xe bán dạo khoai trên đường phố Hà Nội. RFA photo


Không giống trường hợp gia đình Bà Nhân, nhiều gia hộ đình ở khắp mọi tỉnh thành trong cả nước mong mỏi được cứu xét là hộ nghèo và cận nghèo để có được thẻ bảo hiểm y tế. Những người kém may mắn này có thể chịu đựng bữa đói bữa no nhưng bệnh tật là nỗi ám ảnh mà họ phải đối diện hằng ngày. Cán bộ ở địa phương nói với báo giới rằng do chỉ thị từ trên là phải giảm mạnh các hộ gia đình diện nghèo nên việc cứu xét rất là nghiêm ngặt. Vì thế dẫn đến tình trạng nhiều hộ gia đình phải chịu thiệt thòi.

Để đạt chỉ tiêu báo cáo, nhiều địa phương đạt thành tích 100% hộ thoát nghèo. Anh Sơn ở Đà Nẵng nói về hoàn cảnh “thoát nghèo” của gia đình mình:

“Trước đây gia đình thuộc diện nghèo nhưng hồi tết năm trước thì xã, phường mời lên họp thông báo là thoát nghèo vì theo chỉ tiêu của xã là phải 100% hộ thoát nghèo. Nhưng thực tế, gia đình mình có rất nhiều anh em thất nghiệp, đáng ra được hỗ trợ nhưng lại không được, bị cắt giảm. Ba mẹ mình già rồi, đang bị ốm đau bệnh tật, trước đây được bảo hiểm y tế nhưng bây giờ bị cắt nên rất khó khăn”.


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcSu3ITLp5tfTDFRnnzOIiCorOC27xmX0iIOjgl9CPq9HuSfD6g0mg


Mong chính phủ lắng nghe

Nhu cầu của con người luôn hướng tới 1 cuộc sống giàu có, dư giả. Tuy nhiên, ước mơ được ở trong danh sách hộ nghèo và cận nghèo của nhiều người dường như không đơn giản. Cũng có không ít ý kiến cho rằng tự thân những người nghèo phải cố gắng thay đổi cuộc đời mình, đừng bị động trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước. Đơn cử trường hợp gia đình của chị Lý ở Tiền Giang, 1 bà mẹ già ngoài 70 tuổi bị bệnh cao huyết áp nặng, 1 người cháu trai chịu di chứng về thần kinh do tai nạn giao thông trúng đầu và bản thân chị Lý, sức khỏe yếu, không thể tìm được việc làm với sức vóc chỉ ngoài 30 kg. Gia đình chị Lý không biết làm sao để thoát nghèo. Chị Lý cho biết:
Người dân có thể bất bình vì những khoản này khoản khác bị giới chức quản lý xà xẻo hoặc chậm trong trường hợp nào đó, không thật sự tận tụy giải quyết sớm cho người dân.
-TS Trịnh Hòa Bình

“Xã, phường có cấp cho sổ hộ nghèo rồi, có cho thẻ bảo hiểm mà chỉ trị bệnh nhẹ thôi, còn bệnh nặng thì tự mình lo. Nhà thì nước ngập. Trời mưa thì nước ngập tới đầu gối mà dột nữa”.


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcQLMBvqd14IZ4ctUs23Q5BBGA2OPH40RERNTpMu4LTuaIdYAnm2

Ngôi nhà của chị Lý được chính quyền hỗ trợ 20 triệu đồng cho 1 căn nhà tình thương. Căn nhà tình thương trị giá 50 triệu sẽ được xây lên trong vòng 1 tháng nếu chị Lý nhận được sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, người quen thêm 30 triệu. Trong trường hợp chị Lý không có được số tiền 30 triệu thì kế hoạch xây dựng căn nhà tình thương sẽ hủy bỏ. Viễn ảnh của gia đình nhỏ này sẽ như thế nào trong những ngày sắp tới?

Chương trình giảm nghèo- một chủ trương lớn ở tầm vĩ mô rõ ràng không mang lại hiệu quả đích thực cho những người dân. Câu hỏi đặt ra làm thế nào chương trình hỗ trợ người nghèo của chính phủ đạt được hiệu quả thực tiễn cho đời sống người dân? Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình nêu lên kiến nghị:

“Nếu như có thể kiến nghị, đặt vấn đề gì đó với cấp vĩ mô thì chúng tôi vẫn yêu cầu quá trình thực hiện thì phải thông suốt và phải thường xuyên có kiểm tra, giám sát trong guồng máy hoạt động của mình. Tôi nghĩ rằng không thể một sớm một chiều là giải quyết được hết”.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa tuyên bố tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về thực hiện chương trình giảm nghèo là phải kiên trì thực hiện việc giảm nghèo bền vững. Trong khi đó, tiếng nói của nhiều người dân thuộc các hộ nghèo đang mong được chính phủ lắng nghe: “hy vọng Nhà nước cần phải chấn chỉnh lại vấn đề này. Nếu để lâu dài thì rất nguy hiểm. Bởi vì người dân của mình vốn đã khổ rồi, đang trông chờ vào Nhà nước nhưng Nhà nước lại xa rời người dân”.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcR7x-VfCkKJNAFcol9gf7i_ad14G2OyTSSoJFiVFQV64fWte-NIZw

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcQ3nT-QemoL5rSEnF0DGAM-p4ObdHYZxIrOp5rv4_28Cqu71cvEAQ

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcTz5vJweZgQvxfGpVp5eCVOyQ0sOT_oduq_VNFsHjlXNEAwtTJR

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcRggICpK9Q3pBu-6yiBt7dcDsUamLDx8vowBJdBBfZjYNnsTXNp
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Tỉ lệ nghèo đói tại Việt Nam vẫn còn rất lớn   Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeMon Jun 24, 2013 8:58 pm


Tỉ lệ nghèo đói tại Việt Nam vẫn còn rất lớn


Tuy được các định chế tài trợ quốc tế yểm trợ với những số tiền thật lớn, nghèo đói tại Việt Nam vẫn còn hàng triệu người và khoảng cách giữa những kẻ có thể tham nhũng trở nên giàu có với những kẻ mưu sinh chật vật bằng tay chân ngày một xa hơn.


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcSu3ITLp5tfTDFRnnzOIiCorOC27xmX0iIOjgl9CPq9HuSfD6g0mg 
Một phụ nữ nhặt bao ni lông rơi vãi trên đường phố Hà Nội để bán kiếm ít tiền sống qua ngày. Bản phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới nói tỉ lệ nghèo đói tại Việt Nam năm 2010 là 20.7% trong khi nhà cầm quyền Hà Nội chỉ nhìn nhận có 14.2%. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới (WB) hôm Thứ Năm nhìn nhận đời sống vật chất của người Việt Nam đã cải thiện đáng kể trong hai chục năm qua. Tỉ lệ nghèo đói từ hơn 60% của đầu thập niên 1990 đến năm 2010 đã xuống còn 20.7%.

Tỉ lệ này của WB khác xa với sự nhìn nhận của nhà cầm quyền Hà Nội với 14.2% lấy cớ được dựa theo các “chuẩn” khác nhau.
Những sắc tộc thiểu số ở các vùng đồi núi cao và người nông dân vẫn luôn luôn là những người bị thiệt thòi nhất và nghèo nhất trong nấc thang xã hội. Các đồng tiền viện trợ “xóa đói giảm nghèo” đã bị rơi vãi rất nhiều trước khi có thể đến với họ.


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Z

Nạn tham nhũng nghiêm trọng đã thất thoát những số tiền rất lớn trong hàng tỉ đô la viện trợ hàng năm. Dù được gọi là “quốc nạn” suốt nhiều chục năm qua, nhưng tham nhũng ngày một tệ hại hơn.
Từ năm ngoái, phúc trình nói lợi tức đầu người trung bình tại Việt Nam là $1,260 USD, tức đã vượt qua nhóm các nước nghèo đói cần giúp đỡ. Sợ mất viện trợ, nhà cầm quyền Hà Nội vội vã kêu rằng con số thống kê đó chỉ là “giả tạo”.

Theo tiêu chuẩn nghèo đói của nhà cầm quyền Việt Nam, cả nước còn khoảng 14.3 triệu người sống bên dưới mức nghèo khó. Nhưng nếu tính theo chuẩn quốc tế thì 40% dân số Việt Nam sống dưới mức nghèo khó hay khoảng 34 triệu người.


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcSYhPtQoHz9dWYt26KEotG3gnBNdrE5e1kRNFnmLO02j1y0zLTjXA


Theo một phúc trình của nhà cầm quyền Hà Nội công bố, nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2011 là gần 1.4 triệu tỉ đồng hay $71.7 tỉ USD, tương ứng với 55.4% của tổng sản lượng quốc gia (GDP). Ðổ đồng, mỗi người dân bất kể già trẻ lớn bé phải gánh gần $800 USD.

Các đại công ty quốc doanh được ca tụng là “quả đấm thép” của chế độ nhưng phần lớn đều ngập sâu trong nợ nần vì tham nhũng và các kẻ cầm đầu không có khả năng chuyên môn và kinh doanh. Chúng cũng từng được giới viết blogs trong nước và cả những báo lớn ngoại quốc cho rằng chúng chỉ là “sân sau” kiếm chác của những kẻ có quyền thao túng trong guồng máy đảng Cộng Sản Việt Nam.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Z


Trong bản phúc trình đói nghèo của Việt Nam, bà Valerie Kozel, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, và là tác giả chính của phúc trình nói trên khuyến cáo “tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang suy giảm trong những năm gần đây vì các bất ổn vĩ mô và các cú sốc từ bên ngoài, bất bình đẳng gia tăng, nghèo trong nhóm dân tộc thiểu số vẫn cao và khó xóa bỏ”.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcQLJ8C4uPuOt4UxFOkBFLe5XNhmpjRmUg5QvuiRz9fkOFGr2BGiqw

Hàng năm mỗi khi có bão thổi vào Việt Nam gây thiệt hại nhà cửa và mùa màng là những người dân nghèo rất khó gượng nổi.

Hiện nhà cầm quyền Hà Nội đang có những kế hoạch hàng trăm ngàn tỉ đồng để cứu thị trường địa ốc đang ‘đóng băng’, tức cứu các đại gia quốc doanh của chế độ trong khi người nghèo thì vẫn tiếp tục sống trong thiếu thốn cùng cực.

Người Việt

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 2Q==


Người nghèo ở Việt Nam vẫn hoàn nghèo


HÀ NỘI (NV) - Theo phúc trình của hội nghị nói về sự tăng trưởng bền vững của xã hội Việt Nam diễn ra hôm 6 tháng 3 tại Hà Nội, đời sống và số lượng người nghèo ở Việt Nam hầu như không được cải thiện.
 
Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcT4relJx5KSWuoUjrH5n8hpcf_WUuC84Z64I7Ex6THXtaoH4NNu1w
Người nghèo vùng cao nguyên chiếm tỉ lệ 90% dân số. (Hình: báo Tiền Phong)

Báo Tiền Phong cho biết, tính đến cuối năm 2012, tỉ lệ người nghèo ở Việt Nam vẫn còn chiếm ít nhất 10% tổng dân số. Tại hầu hết các khu vực nông thôn, người nghèo chiếm đến 90%. Ở vùng cao nguyên Bắc phần, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và miền Tây, người nghèo chiếm tỉ lệ trên 50%.

Báo Tiền Phong dẫn lời của ông Vũ Ðình Ánh, chuyên viên kinh tế tham dự hội nghị nói trên, cho rằng chủ trương “xóa nghèo” của nhà cầm quyền CSVN ngày càng bấp bênh vì lạm phát tăng vọt ở Việt Nam. Ông này nói rằng giá cả leo thang liên tiếp trong nhiều năm qua khiến người nghèo không thể nào “ngóc đầu lên được.”


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcRQnqfGBDwmwgLgT0lIE43IfG1Iu5iBxFLLgUTQ7F8MpPxpRTKI


Theo ông Vũ Ðình Ánh, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nơi mà giá thành sản phẩm của người nông dân làm ra luôn luôn cao hơn giá thị trường, người nghèo lại tiếp tục... hoàn nghèo.

Còn theo ông Vũ Hoàng Linh, chuyên gia kinh tế Ngân Hàng Thế Giới, tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát cao trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hiện nay là cản ngại lớn trong việc thực hiện chính sách “xóa đói giảm nghèo” của nhà nước CSVN.

Trước đó, tại cuộc hội thảo về tình trạng nghèo ở Việt Nam năm 2012 do Ngân Hàng Thế Giới tổ chức ở Hà Nội, người ta cho rằng tình trạng giảm nghèo của Việt Nam hầu như lâm vào bế tắc.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcQasoJtC7-mf0DPsRh4UQ9Fm4aY_P1ed-zs1wieOXJfD5qSnXOd

Bà Phạm Chi Lan, cựu trưởng phòng Thương Mại ở Sài Gòn, chuyên viên kinh tế cho rằng việc nhà nước CSVN tiếp tục ưu tiên đầu tư cho hàng ngàn công ty quốc doanh là lực cản đối với chủ trương “xóa đói giảm nghèo.”

Theo bà, các công ty vừa và nhỏ không còn cơ hội để phát triển khiến hàng ngàn lao động nghèo mất việc. Vì thế, “đội ngũ” người nghèo ở VN chỉ ngày càng tăng, chứ không giảm bớt. (PL)


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcRCaP4O-0GJ8awPRxRuWEYWAch7w_iurj8Gxyu0byFjzwp4GEmBKg

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcQPTd62RiMpKWnPzKa6ctA10iSJWGhfOuaFQaKin5tg0T7vQX9vLQ

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcSDprBGZG4nlnrNn5tnO0D0aSmPdvfhS3Mn1OlvMwX45vbDvEwB

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcSL2n-KUVG-p0xASShcTwh8ACblFXFiFZqQjM_Aut25eKYWK1hl

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcRK-xFbX8f7N3UM8QeC0aklIHYjX_WDPCE5D18rQD0X6qBa5zpl

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcTJveyFr0MObbeXGvX2MqTwN-D6LbWph8eHkJhP9-H1rwAH3uA1
Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa   Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeWed Jan 14, 2015 12:55 am


Người nghèo phải chết


Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 01-_quy_c3a4e28098c3a1c2bbe280b9nh_vc3a1c2bb-_thanh_toc3a3c2a1n_chi_phc3a3-_bc3a1c2bac2a3o_hic3a1c2bbc692m_y_tc3a1c2bac2bf_mc3a1c2bbe280bai_mc3a1c2bb
Quy định về thanh toán chi phí bảo hiểm y tế mới mới khiến nhiều người nghèo lo lắng – Ảnh Báo Tuổi trẻ

Đây là tiêu đề của một người dân, bạn Lê Phương đăng trên báo Người Lao Động ngày 05 tháng 1 năm 2015 vừa qua. Bài này phát xuất do một số quy định có hiệu lực từ đầu năm nay. Trong đó quy định về cắt giảm việc trả chi phí cho các loại thuốc có chi phí cao với những bệnh nhân có bảo hiểm y tế làm dấy lên một luồng dư luận vô cùng hoang mang lo ngại cho hầu hết những gia đình nghèo.

Quy định này của Bộ Y Tế VN có nhiều chi tiết nhưng có thể tóm tắt vài điểm chính:

Từ ngày 1/1/2015, một số thuốc ung thư mới, chi phí cao sẽ chỉ được quỹ bảo hiểm chi trả 50% thay vì 100% như trước đây, hoặc không được chi trả.

Bộ Y tế vừa ban hành danh mục thuốc tân dược được Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả, gồm 845 hoạt chất, 1.064 thuốc tân dược; giảm cả về số lượng hoạt chất và thuốc được chi trả so với danh mục hiện nay. Danh mục thuốc được BHYT chi trả hiện hành có 900 hoạt chất với 1.143 thuốc.

Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban thực hiện chính sách BHYT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, danh mục thuốc BHYT lần này có tổng số lượng thuốc ít hơn vì bỏ bớt một số loại.

Số thuốc bị giảm chi từ quỹ gồm 4 loại, giảm từ chi trả 100% chi phí xuống còn 30-50%. Ðây đều là các thuốc giá rất cao mà hiệu quả điều trị chưa được chứng minh rõ ràng. Trong số này có thuốc điều trị viêm gan siêu vi C phải giảm chi từ 100%  xuống còn 30%. Ước tính nếu dùng thuốc này phải mất 90.000 tỷ đồng mỗi năm để chi cho đủ nhu cầu điều trị của bệnh nhân, trong khi thu quỹ cả năm 2014 mới được khoảng 53.000 tỷ đồng. Sắp tới Bộ Y tế sẽ ban hành tiếp danh mục thuốc Đông y được quỹ bảo hiểm thanh toán.
BV Đa khoa Xuân Lộc (Đồng Nai), nơi thích xài máy xét nghiệm trôi nổi, đã qua sử dụng của Trung Quốc.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 02-_bv_c3a4-a_khoa_xuc3a3c2a2n_lc3a1c2bbe284a2c_c3a4-c3a1c2bbe2809cng_nai_nc3a6c2a1i_thc3a3-ch_xc3a3c2a0i_mc3a3c2a1y_xc3a3c2a9t_nghic3a1c2bbe280a1m_tr
BV Đa khoa Xuân Lộc (Đồng Nai), nơi thích xài máy xét nghiệm trôi nổi, đã qua sử dụng của Trung Quốc.

Tại sao người nghèo phải chết?


Không phải tất cả bệnh nhân đang dùng thuốc mới, giá cao đều có thể đổi sang dùng thuốc thông thường. Vì thế, với không ít người mắc bệnh hiểm nghèo, sự thay đổi này thực sự là một gánh nặng. Bởi nếu không được chữa trị với những loại thuốc thường dùng họ sẽ phải chết. Mời bạn đọc bài “tâm sự” của người dân.

-  Bạn Lê Phương viết: “Tôi nhớ một bác già nằm vắt tay lên trán, chép miệng: “Mấy ổng ban hành chính sách như vậy chẳng khác nào ép người nghèo phải chết”.

Ba tôi nghỉ hưu đã 6 năm. Chưa kịp an hưởng tuổi già bên con cháu thì ông mắc phải căn bệnh quái ác: ung thư gan. Sau 2 lần phẫu thuật rồi hóa trị, xạ trị bệnh tình vẫn không thuyên giảm.

May mắn thay, gần đây bệnh viện thay đổi phác đồ điều trị và hiệu quả thấy rõ. Ba tôi đã ăn được, ngủ được, da dẻ hồng hào, khối u gom lại còn bằng 1/2 lúc trước.

Nếu không có bảo hiểm y tế chi trả các khoản chi phí điều trị căn bệnh hiểm nghèo này, ba tôi chắc đã theo ông, theo bà.

Ấy vậy mà ngay trong Đêm Giáng sinh an lành, ba tôi nhận được tin sét đánh: Từ ngày 1-1-2015, loại thuốc đang điều trị cho ba tôi nằm trong danh sách 28 loại thuốc mới, đắt tiền sẽ thay đổi phương thức chi trả từ bảo hiểm y tế. Thay vì được thanh toán 100% như trước thì nay chỉ được chi trả tối đa 50%.

Hay tin này, ngay tối đó ba tôi đã không ăn uống rồi không ngủ được. Hôm sau ông bảo mẹ tôi về lấy quyển sổ tiết kiệm đem vào bệnh viện cho ông kiểm tra. Sau gần 40 năm làm việc, cống hiến, ba tôi dành dụm được 500 triệu đồng. Đây là khoản tiền “dưỡng già” như cách ba tôi hay nói vui.

Ông bảo: “Tao với mẹ mày có lương hưu, có bảo hiểm y tế; tụi bây khỏi lo. Tiền tiết kiệm này thì để dành đi du lịch và lo hậu sự“. Đó là nói chuyện trước kia, còn từ khi phát hiện bệnh hiểm nghèo, ba tôi không còn lạc quan như trước. Ông luôn miệng nói: “May mà có bảo hiểm y tế, nếu không chắc chỉ còn biết nằm chờ chết chứ tiền đâu mà chữa trị? Bởi vậy người ta mới gọi là bệnh nan y…”.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 03-_gc3a1c2bac2a7n_cc3a1c2bac2a3_ngc3a3c2a0n_bc3a1c2bbe280a1nh_nhc3a3c2a2n_phc3a1c2bac2a3i_chen_lc3a1c2bac2a5n_chc3a1c2bb-_c3a4e28098c3a1c2bbc2a3
Gần cả ngàn bệnh nhân phải chen lấn, chờ đợi vì việc khám bệnh tại Bệnh viện Nhân dân 115

Ấy vậy mà mấy hôm nay niềm hi vọng sống vốn đã mong manh của ba tôi lại càng lay lắt như ngọn đèn trước gió. Ông nói quả quyết: “Nằm bệnh viện tới 31-12 thì về. Trước sau gì cũng chết, tốn kém làm gì?”. Ông không chỉ quyết định như vậy mà còn “rủ rê” mấy người bạn chung phòng “về nhà chờ chết”. Tôi nhìn hoàn cảnh của những người kia mà không khỏi áy náy trong lòng.

Họ đều là người hưởng lương hưu, là dân nghèo hoặc cận nghèo. Tiền mua thẻ bảo hiểm y tế phải trông chờ nhà nước hỗ trợ, vậy thì lấy đâu để “đồng chi trả” một khoản chi phí cao ngất ngưởng như vậy?

Chợt nhớ mục đích của chính sách bảo hiểm y tế là “người khỏe san sẻ cho người bệnh”. Những năm qua, hẳn là số người khỏe lớn hơn người bệnh gấp nhiều lần nên mới có khoản kết dư bảo hiểm y tế 20.000 tỉ. Ấy vậy mà các quan chức bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế lại lo vỡ quỹ nên không dám chi và còn đổ thừa qua lại.

Biết làm sao được. Chỉ còn mong cho toàn dân khỏe mạnh để những người rủi ro bệnh tật sẽ được cứu sống từ sự chung sức của cộng đồng. Nếu không thì chắc chắn những người nghèo mắc bệnh nan y sẽ phải chết dù y học có phát triển đến đâu!”

Lá thư này đã cho bạn biết rõ tại sao người nghèo phải chết.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 04-_mc3a3c2a1y_tc3a3c2a1n_sc3a1c2bb-i_tc3a1c2bbc2ab_khi_nhc3a1c2ba-p_vc3a1c2bb-_c3a4e28098c3a1c2bac2bfn_nay_c3a4e28098c3a1c2bbc692_dc3a6c2b0c3a1
Máy tán sỏi từ khi nhập về đến nay để dưới chân cầu thang.

Chuyện ở Mỹ và ở VN


Tất nhiên tôi không dại gì đi so sánh nền văn minh nhân loại hay nói gọn hơn là sự chăm sóc người dân giữa Mỹ và VN.  Đây chỉ là câu chuyện nhỏ.

Tôi nhớ có lần nói chuyện qua điện thoại với ông bạn ở Virginia, ông hỏi tôi hồi này cuộc sống thế nào. Tôi thành thật trả lời ngay “bây giờ tôi già rồi, từ ngày tôi bị CA sờ gáy, chuyện cơm ăn áo mặc hàng ngày đã có ông chủ báo ở Úc cũng là bạn cùng làm báo và là đồng đội từ những ngày xa xưa lo cho từ A đến Z đến khi tôi chết hoặc ông ấy ra đi. Tôi chỉ còn lo mỗi chuyện khi phải vào bệnh viện (BV). Bắt buộc phải có một khoản tiền để sẵn, ở đây vào BV không có tiền chỉ có nước nằm đầu hè chờ chết.”

Ông bạn tôi kể chuyện ở Mỹ, vào BV là “nó” lo cho rất kỹ, có khi còn lo hơn cả điều mình mong muốn. Bởi “nó” tính tiền cho nhà nước Mẽo trả chứ tụi tôi đâu có mất xu nào.

Tôi kể tiếp rằng tôi không mua bảo hiểm, và cũng căn dặn người nhà rất kỹ dù gần chết cũng không đưa tôi vào BV công. Vì có mua bảo hiển cũng như không, còn gặp nhiều phiền toái. Cụ thể như bà Thụy Vũ, có thẻ bảo hiểm nhưng đến khi về Sài Gòn chữa bệnh không dám đưa thẻ bảo hiểm ra vì thứ nhất phải chờ dài người mới được khám, thứ hai là uống loại thuốc rẻ tiền, còn lâu mới hết bệnh. Đấy là chưa nói đến những chuyện khác như máy móc thưộc loại hàng giả, hàng “đểu”, tay nghề kém nên có nhiều bệnh nhân khám không ra bệnh hoặc đi hai ba bệnh viện đều cho kết quả khác nhau. Một vần đề nhức nhối hơn đó là y đức của một số không nhỏ bác sĩ (BS) tại VN. Tôi không nói là tất cả các BS VN đều kém y đức, vẫn còn có những “lương y như từ mẫu” như tôi đã tường thuật trong bài “Buồn Vui ở Bệnh Viện” ngày 11 tháng 5-2012, nhưng một số không ít những BS và y tá đã “nhiễm” cái thói quen có phong bì thì săn sóc đến nơi đến chốn, còn không phong bì thì à ơi ví dầu cho xong chuyện. Mời bạn đọc vài “chuyện vặt” sau đây để hiểu rõ những gì đã và đang xảy ra với các BV ở VN. Tôi chỉ nêu 3 vấn đề chính:

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 05-_tc3a1c2bbe280a2ng_cc3a1c2bbc2a5c_hc3a1c2bac2a3i_quan_vc3a1c2bbc2aba_bc3a1c2bac2aft_1_lc3a3c2b4_hc3a3c2a0ng_thic3a1c2bac2bft_bc3a1c2bbe280b9_y_t
Tổng Cục Hải quan vừa bắt 1 lô hàng thiết bị y tế quá đát nhập vào Việt Nam – Ảnh báo Tiền Phong

- Máy xịn của Mỹ, Nhật trùm mền, xài máy TQ trôi nổi

Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa có kết luận các sai phạm trong việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế (TBYT) và công tác dược đối với BV huyện Xuân Lộc (Đồng Nai). Theo đó có hàng loạt sai phạm tại bệnh viện (BV) này như không dùng máy được Nhà nước trang bị mà sử dụng máy trôi nổi, đã qua sử dụng của Trung Quốc; giao cho người không đủ điều kiện bán thuốc gây nghiện, thả nổi việc quản lý dược…

Theo kết luận, tháng 5-2012, BV Đa khoa Xuân Lộc được trang bị, đưa vào sử dụng máy xét nghiệm 2000i do Nhật sản xuất. Hai tháng trước khi đưa máy vào sử dụng, Công ty Nguyễn Tùng (đơn vị cung cấp máy) trúng thầu cung cấp hóa chất xét nghiệm dùng cho máy này. Tuy nhiên, BV chỉ sử dụng máy ba tháng rồi ngưng với lý do đưa ra là BV không có hóa chất.

Với lý do “không có hóa chất” nên không xài máy “nhà nước”, Sở Y tế chỉ rõ: Trước khi máy hoạt động, đơn vị cung cấp máy đã trúng thầu hóa chất sử dụng cho máy. Năm 2013, Công ty Kỹ thuật thiết bị y tế Tân Hồng Bảo trúng thầu hóa chất xét nghiệm, cũng có hóa chất sử dụng cho máy trên. Cuối năm 2013, khoa Dược của BV xuất hóa chất xét nghiệm cho chiếc máy (trị giá gần 52 triệu đồng). Vì vậy BV cho rằng không có hóa chất nên không sử dụng máy là không hợp lý.

Cũng năm 2012, BV được trang bị một máy xét nghiệm tự động XL 640 do Nhật sản xuất và máy hoạt động bình thường. Tuy nhiên, từ khi đưa vào sử dụng đến tháng 10-2014, BV không sử dụng cũng với lý do… không có hóa chất. Trong khi loại hóa chất sử dụng cho máy thì BV vẫn mua!

Tương tự, năm 2007 phòng sinh hóa của BV được cấp một máy xét nghiệm do Mỹ sản xuất nhưng đến năm 2012 thì cho đắp chiếu với lý do chuyển sang sử dụng máy tự động.

Đối với thiết bị hệ thống tán sỏi ngoài cơ thể bị “trùm mền” từ tháng 11-2012 đến nay, máy do Sở Y tế làm chủ dự án cung cấp cho bệnh viện trong khi bệnh viện chưa có phòng bảo đảm đủ điều kiện về an toàn bức xạ nên phải để tạm ở chân cầu thang.

Ngoài ra, bộ phẫu thuật nội soi mũi xoang được bệnh viện mua về từ năm 2007 nhưng sử dụng không hiệu quả vì trước khi mua sắm, bệnh viện chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật cho viên chức bệnh viện, chưa thực hiện đúng công năng của thiết bị nên hiệu quả phục vụ điều trị chưa cao. Nói thẳng ra là các viên chức này chưa biết cách sử dụng máy nên… nhắm mắt làm liều để kiếm tiền của người bệnh.
 
Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 06-_xc3a1c2bac2bfp_hc3a3c2a0ng_chc3a1c2bb-_khc3a3c2a1m_bc3a1c2bbe280a1nh_lc3a3c2a0_chuyc3a1c2bbe280a1n_hc3a3c2a0ng_ngc3a3c2a0y_c3a1c2bbc3bf_vn
Xếp hàng chờ khám bệnh là chuyện hàng ngày ở VN

- Công ty Bio-Rad của Mỹ hối lộ 2,2 triệu USD cho các quan chức chính phủ Việt Nam

Theo hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán Mỹ và Bộ Tư pháp nước này, Bio-Rad là nhà cung cấp các thiết bị xét nghiệm và chẩn đoán y tế nổi tiếng tại Mỹ, đã thừa nhận đã hối lộ 7,5 triệu USD cho quan chức y tế các nước Nga, Thái Lan và cả Việt Nam. Số tiền để bôi trơn tại VN được cho là 2,3 triệu USD và đổi lại họ có được doanh số đạt hơn 23 triệu USD.

Hồ sơ điều tra từ năm 2005- 2009, Bio-Rad Văn phòng tại Việt Nam có hàng loạt hợp đồng bán thiết bị với giá mỗi hợp đồng từ 100 nghìn USD- 200 USD và mỗi hợp đồng có được họ phải chi “hoa hồng” khoảng 20 nghìn USD.

Sự việc bị phát lộ khi giám đốc Bio-Rad Singapore nhận thấy đại diện Văn phòng tại Việt Nam đã đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức kinh doanh bị cấm của Bio-Rad nhưng theo tờ BBC, đại diện của Bio-Rad tại Việt Nam cho rằng “nếu không bôi trơn họ sẽ mất trên 80% doanh số”.

Được biết Văn phòng Bio-Rad tại Việt Nam đưa số tiền 2,2 triệu USD thông qua một đơn vị trung gian để hối lộ lại cho các quan chức bệnh viện. Vụ việc sẽ làm sáng tỏ khi Bộ Công an vào cuộc.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 07-_thc3a1c2bbc2b1c_trc3a1c2bac2a1ng_quc3a3c2a1_tc3a1c2bac2a3i_trc3a1c2bac2a7m_trc3a1c2bb-ng_tc3a1c2bac2a1i_cc3a3c2a1c_bc3a1c2bbe280a1nh_vic3a1c2bb
Thực trạng quá tải trầm trọng tại các bệnh viện trung ương

- Nhiều hình thức hối lộ tinh vi trong lĩnh vực y tế


Tài trợ tiền, mời bác sĩ dự hội thảo quốc tế, hoa hồng qua hoá đơn… những cách hối lộ trong lĩnh vực y tế được Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Nguyễn Văn Tiên nêu ra trong cuộc phỏng vấn sáng 6/11.

Ông Tiên nói: Năm ngoái, Trung Quốc đã xử phạt một công ty của Mỹ mấy trăm triệu USD vì tội hối lộ mà họ chấp nhận chịu phạt. Còn trường hợp này ở ta (VN), hiện nay phải xác định là họ hoạt động trong lĩnh vực nào: thuốc, hóa chất hay thiết bị y tế… Tôi nghĩ là trong 5 năm hối lộ 2,2 triệu USD, có lẽ còn quá nhỏ.

Thực tế nhiều năm nay, chi hoa hồng cho bác sĩ kê đơn thuốc là chuyện phổ biến. Đây là một vấn đề rất lớn. Ở các nước như Mỹ thì họ kiểm soát ngay từ các công ty, xem danh sách chi hoa hồng, chi cho những ai do đó mới phát hiện được. Ta cũng muốn kiểm soát nhưng rất khó. Tôi mong là qua đợt này, chúng ta sẽ phát hiện được xem ở lĩnh vực nào, dược hay thiết bị y tế.

Họ có thể tài trợ dưới hình thức mời đi nước ngoài tham dự hội thảo, cộng vào là có thể thành mấy triệu đôla. Ví dụ, hãng tài trợ cho mấy trăm bác sĩ đi dự hội thảo, mỗi người vài nghìn đôla cộng lại đã thành một khoản lớn. Hình thức hối lộ rất khó, vấn đề phát hiện ra như thế nào. Nhiều nơi có tình trạng chủ yếu trả hoa hồng qua đơn thuốc rất tinh vi.

Tôi nghĩ là những công bố của cơ quan điều tra ở nước ngoài như vậy sẽ khó với chúng ta. Nhưng đây cũng là một dịp tốt cho Việt Nam tìm cách đưa giá thuốc, giá trang thiết bị y tế về giá thực mà không bị chi phối bởi những khoản hoa hồng rất khó kiểm soát.

Tôi rất muốn Quốc hội ban hành luật Đấu thầu, trong đó có mục riêng cho đấu thầu cung ứng thuốc và thiết bị y tế để kiểm soát. Nhưng cũng rất vất vả vì thực tế này tồn tại ở nhiều nước.

Có hàng mấy chục công ty nước ngoài đầu tư trang thiết bị y tế và bán thuốc ở Việt Nam. Chỗ nào cũng có hoa hồng, vấn đề là làm thế nào để phát hiện được, rất khó.

Ở đây là vấn đề y đức, sự tự giác, quản lý của cơ quan cán bộ, bác sĩ đó.

Ví dụ mời đi hội thảo, ta không phát hiện được. Họ có cơ chế trả hoa hồng rất tinh vi, không qua tài khoản, ngân hàng…

Ngoài ra, Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng Cục Hải quan đã phá đường dây chuyên nhập khẩu thiết bị y tế quá đát của Công ty Kĩ thuật Thiết bị Y tế Bảo Trân (Công ty Bảo Trân, ở số 19, 180/2, đường Trần Duy Hưng, Hà Nội). Theo kết quả giám định ban đầu, toàn bộ số thiết bị y tế nhập khẩu gồm máy soi dạ dày, máy scan phim X Quang và các phụ kiện đi kèm của có xuất xứ từ Nhật Bản, Trung Quốc, Mexico đã bị thải ra do không còn giá trị sử dụng. Hiện cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 08-_va_h_l_nh_ch-_quen_thuc_ca_nhi-u_bnh_nhn_v_ng-i_nh_n_khm_ti_cc_bnh_vin_qu
Vỉa hè là nhà chờ quen thuộc của nhiều bệnh nhân và người nhà đến khám tại các bệnh viện quá tải ở Hà Nội.

Tốn hàng tỉ USD đi nước ngoài chữa bệnh


Chỉ cần nhìn qua vài sự kiện trên bạn còn thể tin tưởng gì vào những thiết bị y tế để khám chữa bệnh của BV tại VN được không? Vì thế bạn đọc hiểu rõ hơn tại sao tôi căn dặn người nhà có chết cũng không đưa tôi vào BV công. Còn môt số lớn các “đại gia, đại quan” cứ mắc bệnh là đi Singapore, đi Mỹ chữa bệnh. Mỗi năm chảy ra nước ngoài hàng tỉ đồng chứ không ít.

Theo thống kê, hiện cả nước VN có khoảng 170 bệnh viện tư nhân với vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng (chưa kể hệ thống bệnh viện công xuống tới cấp huyện). Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, hằng năm người Việt vẫn đem hơn 2 tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh

Có những câu chuyện khiến ngay cả người vai vế trong xã hội cũng phát khóc khi phải chịu đựng lối ứng xử hống hách của một số bác sĩ tại bệnh viện của giới nhà giàu. Không ít bệnh viện gắn sao được xây to, trang bị hiện đại, nhưng cung cách ứng xử vẫn hống hách, coi thường bệnh nhân.

Dài cổ chờ mua thuốc ở bệnh viện


Gần xế chiều, các nhà thuốc tại các bệnh viện ở TP Sài Gòn vẫn đông nghịt bệnh nhân chờ đợi. Nhiều người ở tỉnh xa trót hẹn xe đến đón buộc phải dời lại giờ, số khác ngại mất thời gian đã chấp nhận ra ngoài mua.

Nguyên nhân gây quá tải nhà thuốc là do quá tải tải bệnh viện dẫn đến người mua thuốc nhiều. Trong khi đó mỗi bệnh viện chỉ có một nhà thuốc.

Nhà thuốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định, dù không phải là ngày đầu tuần, số bệnh nhân đến khám không quá đông, nhưng đến gần 11h vẫn ngập người ngồi đợi.

Khu vực cấp thuốc bảo hiểm y tế, có khoảng 100 người ngồi chờ đến lượt. Khu bán thuốc cạnh đó cũng đông người chờ. Cảnh chờ đợi mua thuốc kéo dài gần đến xế chiều mới vơi dần.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 09-_ngc3a6c2b0c3a1c2bb-i_thc3a3c2a2n_nc3a1c2bac2b1m_gc3a1c2bac2a7m_gic3a6c2b0c3a1c2bb-ng_chc3a1c2bac2afc_hc3a1c2bac2b3n_rc3a1c2bac2a5t_quen_thuc3a1
Người thân nằm gầm giường rất quen thuộc với những bệnh viện về ung bướu

Chờ mệt mỏi, nhiều bệnh nhân bỏ bảo hiểm khám dịch vụ

Người dân xếp hàng dài đợi chờ, mệt mỏi với các thủ tục hành chính rườm rà, nhiều người đành bỏ bảo hiểm sang khám dịch vụ khiến khu dịch vụ của các bệnh viện đông lại càng đông. Gần nửa tháng áp dụng Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), tình hình quá tải tại các bệnh viện tuyến trên không những vấn tiếp diễn, mà phía người bệnh còn chật vật hơn khi đi khám chữa bệnh

Đông nhất là Bệnh viện Bạch Mai, người đến khám bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) chen nhau chật kín quầy tiếp đón. Bác Trịnh Văn Quân, trú tại quận Hoàng Mai than thở: “Đi bệnh viện thời nay mà như đi xếp hàng thời bao cấp vậy, chờ đợi sốt ruột vẫn chưa đến lượt mình. Càng ngày tôi càng phải chờ đợi lâu hơn”.

Sự đông đúc này khiến nhiều người đành phải bỏ BHYT để khám dịch vụ. Do đó, tại khu khám dịch vụ của các bệnh viện, số bệnh nhân rất đông.

Còn ở TP. Sài Gòn, tại Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Chợ Rẫy, 2 đơn vị thí điểm được Bộ Y tế chọn để thục hiện việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cũng vẫn có nhiều bệnh nhân phải than phiền vì chờ đợi.

Đến đây bạn đọc lại có thể thông cảm với người dân Việt về nỗi khổ của cái bảo hiểm y tế và nỗi sợ hãi thế nào khi phải vào bệnh viện công ở VN.

Đề tài này còn khá dài, tôi sẽ có dịp tường thuật với bạn đọc vào một kỳ báo sau.

Văn Quang
09 - tháng 1 - 2015
Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa   Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeSun Jan 25, 2015 12:34 am

Đây thiên đàng XHCN của thằng HCM và đảng csVN!!

Bé gái 11 tuổi đi tìm công lý cho ba mẹ


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa F14D1E13-D888-4F8A-963F-FC44BDC4E861_w640_r1_s
Em Ngô Thị Cẩm Hiếu, học sinh lớp 6B trường trung học cơ sở Nguyễn Khuyến ở tỉnh Bình Phước

Trà Mi (VOA) - Một cô bé 11 tuổi tại một vùng quê nghèo của Việt Nam bị rơi vào cảnh tứ cố vô thân, không nơi nương tựa, gia đình bị mất sạch tài sản, bố mẹ bị đẩy vào vòng lao lý, một mình em kiên trì lặn lội khắp nơi để đi tìm ánh sáng công lý cho song thân.

Đó là câu chuyện thương tâm của em Ngô Thị Cẩm Hiếu, học sinh lớp 6B trường trung học cơ sở Nguyễn Khuyến ở tỉnh Bình Phước.


Tai ương ập đến khi Hiếu vừa lên 10. Ở độ tuổi ‘ăn chưa no lo chưa tới’, em đã phải chứng kiến cảnh gia đình tan nát, toàn bộ tài sản và cũng là phương kế sinh nhai của gia đình em là mảnh đất khoảng 3 ha bị cưỡng chế cho chủ nợ và bố mẹ em bị kết án mỗi người 5 năm rưỡi tù giam về tội danh “cố ý gây thương tích.”

Bản án ngày 25/2/2014 trong phiên tòa không có luật sư là kết cục của vụ tranh chấp dân sự giữa ông bà Ngô Văn Huynh-Nguyễn Thị Tâm (bố mẹ của Hiếu) tại thôn 2, xã Đường 10, huyện Bù Đăng (Bình Phước) với ông Nguyễn Bá Tuyên, chủ nợ, người có anh ruột là Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Đường Mười.

Bố mẹ Hiếu lâu nay đi khiếu kiện kêu oan về việc bị chủ nợ, có sự cấu kết của cán bộ địa phương, chiếm giữ-phá hoại tài sản, nhưng chưa được xử lý thỏa đáng thì bị cơ quan thi hành án tiến hành kê biên đất, bán đấu giá cho chủ nợ trong lúc vắng mặt và không có chữ ký của ông bà.

Kể từ khi bố mẹ lần lượt bị bắt hồi tháng 7, tháng 8/2013 tới nay, bé Hiếu sống nhờ tình thương và sự cưu mang của một gia đình hàng xóm tốt bụng, một mình bước tiếp con đường đi đòi công lý với sự hỗ trợ của Phòng Công lý Hòa Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, nơi giúp đỡ miễn phí cho dân nghèo về mặt pháp lý và truyền thông.

Ngoài những chuyến thăm nuôi bố mẹ, cô bé nhà quê đen đúa gầy gò, hơn năm nay, đã đi gõ cửa khắp mọi nơi để cầu cứu, kêu oan cho cha mẹ mình.

Linh mục Đinh Hữu Thoại, Trưởng Phòng Công lý và Hòa bình, cho biết:

“Tôi nhớ lần đầu tiếp xúc với Hiếu là khi ông bố bị bắt, hai mẹ con lặn lội từ Bù Đăng xuống Sài Gòn, đến văn phòng gặp chúng tôi nhờ tôi đưa tin. Ít lâu 2 tháng sau thì tới lượt bà mẹ bị bắt. Cháu Hiếu có gọi điện thoại cho tôi xin kêu oan giúp gia đình cháu, nói rằng ba mẹ bị oan do phía bên kia có người nhà là cán bộ cấp xã, cấp huyện toa rập với nhau chèn ép ba mẹ Hiếu. Cộng tác viên của chúng tôi có đến tận nơi để tìm hiểu hoàn cảnh và trợ giúp cho em chút đỉnh, mới biết em sống với nhà hàng xóm tốt bụng. Ông này là cựu chiến binh lớn tuổi, thấy hoàn cảnh Hiếu như vậy thì cưu mang cháu, cho cháu ở luôn trong nhà. Cộng tác viên của chúng tôi lên tận nơi thăm và đưa tận xuống Sài Gòn để đi ký các giấy tờ pháp lý vì cháu là người thân duy nhất của ông bà. Tuy mới 11 tuổi và sống ở vùng quê rất nghèo nhưng có ý chí và một trí khôn rất sắc sảo.”

Người láng giềng hảo tâm đang nuôi dưỡng em Hiếu không muốn nêu tên khi phát biểu với chúng tôi nói về cô bé bất hạnh:

“Gia đình thấy cháu một mình tội nghiệp nên giúp, giờ nó bé quá có một mình ai nuôi nó, tiền bạc không có, bố mẹ bị bắt, nên chúng tôi làm phước nuôi cháu. Cháu học rất giỏi. Tôi cũng đề nghị ủy ban xã cho cháu xin miễn học phí được hai năm nay. Các thầy cô giáo thỉnh thoảng cũng cho cháu được mấy chục ký gạo. Năm nay sắp tới đây cháu sắp được học bổng. Chúng tôi nuôi cháu nó ăn học. Sách vở vì cháu học giỏi nên năm nào cũng được trường cho. Lúc nhận cháu về nuôi tôi cũng đang công tác trên xã, tôi đề nghị ủy ban quan tâm đến cháu tí. Các ông ấy bảo anh làm phúc thì anh cứ nuôi, chúng tôi có nói gì đâu. Tôi đề nghị ủy ban xã giúp đỡ cháu vì hoàn cảnh cháu vậy, nhưng chẳng thấy họ giúp đỡ gì cũng chịu. Tôi xin xã với các thầy cô quan tâm cháu tí, nhưng cuối cùng chỉ có các thầy cô quan tâm thôi chứ trên ủy ban thì cũng chỉ biết vậy thôi.”

Trái với hình ảnh một cô bé ốm yếu 11 tuổi, trò chuyện với chúng tôi là một Cẩm Hiếu thông minh, ăn nói chững chạc, chín chắn rất nhiều so với độ tuổi vô tư, thơ dại của em.

Hiếu kể về nghịch cảnh gia đình mình:

“Ba mẹ con có vay tiền của ông Tuyên. Lúc đó hoàn cảnh gia đình khó khăn, tới ngày hẹn ông Tuyên vào đòi, nhà con chưa trả được. Ông dẫn theo mười mấy người vào nhà con xiết đất. Từ đó mẹ con mới đi thưa kiện, rồi mẹ con bị bên thi hành án đấu giá bán đất của nhà con trong khi nhà con không có mặt ở nhà. Bên thi hành án đấu giá đất nhà con là 90 triệu/ha mà giá đúng tới 350 triệu/ha lận. Họ đấu như vậy là không đúng giá. Hơn nữa khi đấu giá không có mặt gia đình con ở đó, cũng không có chữ ký của ba mẹ con. Ba mẹ con không chịu nên tiếp tục thưa kiện. Hôm đó, ông Tuyên tới và giữa ông với mẹ con xảy ra xung đột và nhà con đánh nhau với ông ấy. Nhà con không có tiền, còn ông Tuyên có thế lực nên đã đẩy gia đình con vào tù. Tòa chỉ xử mỗi việc nhà con đánh ông Tuyên. Còn việc ông Tuyên lấy đất nhà con sai pháp luật thì tòa không xử. Khi ba mẹ con bị bắt rồi, có lúc con tự bắt xe đò lên Văn phòng Dòng Chúa Cứu Thế để cầu cứu cha Thoại. Con cũng có điện tới Phòng Tiếp Dân của công an tỉnh nhưng họ bảo họ không biết việc này, chỉ có công an huyện mới biết thôi. Mỗi lần đi thăm nuôi ba mẹ con cũng có lên công an huyện và lâu lâu con cũng có ghé bên Viện Kiểm sát. Họ không tiếp. Con có lên Tòa án để gặp thẩm phán và sang bên công an huyện để nộp đơn xin tại ngoại cho ba mẹ con. Họ nói sẽ trả lời mà nay hơn 1 tháng rồi vẫn chưa thấy trả lời con. Khi ba mẹ con bị bắt, con cũng có gọi điện thoại lên công an tỉnh và tòa án tỉnh để hỏi, nhưng họ bảo họ không biết. Có nhiều lần con điện cho chú trực tiếp điều tra ba mẹ con, nhưng chú nói việc này do cấp trên chỉ đạo chú thôi. Rồi nhiều lần sau con điện chú không nghe máy nữa. Nhà ông Tuyên có những người quen trên đó nên họ sẽ không bao giờ quan tâm đến gia đình con. Mẹ con lúc trước từ năm 2009 cũng đã có gửi nhiều đơn lên đó lắm mà họ cũng không trả lời. Vì ba mẹ con, con làm, nếu con cố gắng nhất định con sẽ kêu oan được cho ba mẹ của con. Chỉ cần mình đủ can đảm và niềm tin, mình sẽ làm được. Gia đình con bị oan, yêu cầu tòa xem lại tất cả mọi việc và đưa ra xét xử đúng với luật pháp công lý.”

Khi được hỏi cảm nghĩ của em về công lý, cô bé lớp 6 không ngần ngại nhận xét:

“Có quyền lực và có tiền thì sẽ mua được những thứ đó và họ bắt buộc những người nghèo phải chịu thiệt thòi. Cho nên mình cần phải dũng cảm, kiên cường để chống chọi lại những áp lực mà những người giàu đã gây ra cho mình.”


Chưa biết hành trình đi tìm công lý của cô bé hiếu thảo này kết cục sẽ ra sao và đúng-sai được phân minh thế nào, dù trong phiên phúc thẩm hồi tháng 10 năm ngoái, Tòa án Nhân dân huyện Bù Đăng đã tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại.

Theo linh mục Thoại, tuy đây là một tín hiệu đáng mừng hiếm thấy nhưng những diễn tiến sau đó không hứa hẹn một điều khả quan:

“Vấn đề của Hiếu liên quan đến tố tụng và chèn ép giữa những người có chức quyền đối với những người thấp cổ bé miệng. Tòa án của tỉnh Bình Phước đã tráo trở bằng cách tại tòa thì họ tuyên khác, nhưng sau đó ra văn bản thì họ lại ra văn bản hoàn toàn khác với nội dung tuyên ở tòa, bất lợi cho ba mẹ bé Hiếu. Sự khác biệt đó cho thấy nó đã được chỉ đạo sau phiên tòa phúc thẩm. Tuy là hủy án sơ thẩm nhưng họ vẫn tiếp tục giam ông bà, không cho tại ngoại điều tra trong khi hoàn cảnh của ông bà đủ điều kiện để tại ngoại điều tra, không cần thiết phải dùng biện pháp ngăn chặn mạnh như tạm giam vì ông bà không có nguy cơ bỏ trốn. Chúng tôi đã gửi văn thư đề nghị cho ông bà được tại ngoại điều tra nhưng họ phớt lờ, làm cho trại tạm giam có điều kiện tiếp tục dùng nhục hình, bức cung, ép cung. Dù hủy án, điều tra lại nhưng tôi nghĩ kết quả cũng không khả quan lắm, do sự chỉ đạo của một cấp nào đó đối với bản án của phiên tòa phúc thẩm.

Tình trạng tư pháp ở Việt Nam rất tệ. Luật sư cũng chẳng có vai trò gì so với hệ thống tòa án, Viện Kiểm sát, và cơ quan điều tra. Ba nơi này mà họ cấu kết với nhau, toa rập với nhau với án bỏ túi thì, như rất nhiều trường hợp khác, mình chỉ làm được động tác là lên tiếng cho người ta thấy được sự oan ức của những trường hợp này mà thôi. Chúng tôi hỗ trợ cho cháu từ đầu tới giờ. Bây giờ thì hy vọng sự lên tiếng của các cơ quan truyền thông về trường hợp này để vụ án không bị bức cung, ép cung một lần nữa.”

Cẩm Hiếu tin rằng có ý chí quyết tâm theo đuổi tới cùng thì mơ ước sẽ trở thành hiện thực. Mong sao em sớm toại thành ước mơ sum họp gia đình và tìm thấy công lý để nụ cười hồn nhiên được trở lại trên gương mặt ngây thơ trĩu nặng ưu phiền của em.


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 6506053067_9e8f3d5b27_z
Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa   Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeMon Jan 26, 2015 11:56 am


Trong thiên đàng XHCN của "ché đỏ" HCM và đảng csVN...
bọn quỉ đỏ cướp nhà đất của dân để xây những căn biệt thự…...

Quan chức đỏ và những căn biệt thự…


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Bietthu-1
- Ảnh 1: Biệt thự ông Trần Văn Truyền - Nguyên Tổng thanh tra chính phủ

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Bietthu-2
- Ảnh 2: Biệt thự ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch tỉnh Bình Dương

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Bietthu-3
- Ảnh 3: Biệt thự ông Hà Hòa Bình - PCT tỉnh Vĩnh Phúc

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Bietthu-4
- Ảnh 4: Biệt thự ông Nguyễn Trọng Hưng - GĐ Sở TC Hải Dương

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Bietthu-5
- Ảnh 5: Biệt thự ông Đặng Xuân Phong - BT huyện uỷ Bắc Hà -TP.Lào Cai

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Bietthu-6
- Ảnh 6: Biệt thự ông Nông Đức Mạnh - Nguyên TBT Đảng CSVN

Đây chỉ là những căn biệt thự lồ lộ trên báo chí, thực tế ở VN đa số quan chức ở nhà lầu, xe hơi cùng những lô đất tiền tỷ là chuyện ai cũng biết.

Ôi, đầy tớ của dân là thế đấy!


Nguồn: www.facebook.com/nguyen.t.nhan.923


Thật là:

Chúng đi buôn (hãy nghe Phan Văn Hưng hát)



Chúng đi buôn, buôn tước buôn quyền,
Chúng đi buôn cho nước đảo điên,
Chúng đi buôn, buôn núi buôn non,
Buôn tủi hờn, buôn cả giang sơn.

Chúng đi buôn, buôn sắc buôn sầu,
Chúng đi buôn nuớc mắt lòng đau,
Chúng đi buôn, thân xác xanh xao,
Buôn đời mình, buôn cả thâm sâu.

Chúng đi buôn, buôn bến buôn bờ,
Chúng đi buôn ánh mắt trẻ thơ,
Chúng đi buôn tiếng khóc đơn sơ,
Cho đời càng gian khổ cam go.

Rồi một mai em lên non cao,
Trông về xa núi rác ngập sầu,
Những thành phố chen chúc bụi nâu,
Nơi kiếp người tranh thủ miếng đau,
Và lòng em se trong xôn xao,
Tim thật chân vỡ lên nghẹn ngào,
Kẻ cùng khổ trong kiếp khổ lao,
Cũng chính là những người đồng bào.

Chúng ăn vuông, ăn méo ăn tròn,
Chúng ăn to, ăn bé cỏn con,
Chúng ăn trên, ăn dưới ăn ngang,
Cho mặc người, ai thở ai than,
Chúng đi buôn giấy phép văn bằng,
Chúng đi buôn công lý (với) lòng nhân,
Chúng đi buôn, buôn nghĩa buôn danh,
Buôn sự thật, buôn cả lương tâm.

Rồi một mai em lên non cao,
Trông về xa núi rác ngập sầu,
Những thành phố chen chúc bụi nâu,
Nơi kiếp người tranh thủ miếng đau,
Và lòng em se trong xôn xao,
Tim thật chân vỡ lên nghẹn ngào,
Kẻ cùng khổ trong kiếp khổ lao,
Cũng chính là những người đồng bào.

Chúng ăn chơi xương máu đồng loại,
Chúng chơi vui trên kiếp nghèo đói,
Chúng chơi sang, chơi xấu chơi oai,
Chơi như đời không còn ngày mai,
Chúng đi buôn chia chác sang giầu,
Chúng đi buôn lừa dối gạt nhau,
Chúng đi buôn cho mắt thêm sâu,
Nỗi khổ này sẽ còn bao lâu?

Phan Van Hưng - Nam Dao 2002


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Bannuoc-danlambao-01
Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa   Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeTue Jan 27, 2015 10:44 am

Cái bánh vẽ XHCN hết hiệu nghiệm rồi nên bắn pháo bông cho dân... “quên đi cái nghèo, cái khó”!!! 


Tuyên giáo Hà Nội: Bắn pháo hoa giúp người nghèo quên đi cái khó

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Phandanglong


Bạn đọc Danlambao - Phó trưởng ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội, ông Phan Đăng Long vừa lên tiếng khẳng định những người dân nghèo tại Việt Nam “khao khát được xem bắn pháo hoa” để giúp “quên đi cái nghèo, cái khó”.

Phát biểu trên được đưa ra sau khi xuất hiện nhiều ý kiến phản đối đề xuất của nhà cầm quyền CS Hà Nội đòi tổ chức bắn pháo hoa thường xuyên trên cây cầu Nhật Tân vừa mới hoàn tất.

Đa phần các ý kiến cho rằng trong điều kiện đất nước còn khó khăn, người nghèo khắp nơi phải chạy ăn từng bữa, việc tổ chức bắn pháo hoa thường xuyên là một sự lãng phí lớn, nếu không nói là “đốt tiền” để mua vui cho quan chức giàu có.

Trả lời báo điện tử BizLIVE, phó ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội phản bác các ý kiến này và cho biết: “Nếu cứ quan niệm như vậy, thì đất nước sẽ không thể phát triển được”.

Người nghèo "khao khát xem bắn pháo hoa"?

Theo ông Phan Đăng Long, đề xuất bắn pháo hoa thường xuyên do sở văn hóa – thể thao – du lịch Hà Nội tổ chức, nhưng không dùng ngân sách nhà nước mà do vận động chi phí từ các doanh nghiệp.

"Nhiều doanh nghiệp muốn thông qua việc bắn pháo hóa để quảng bá hình ảnh của mình, đó là nhu cầu chính đáng”, ông Long nói.

Vị phó ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội cũng nói thêm rằng, việc chăm lo cho người nghèo luôn được “chú trọng, quan tâm”, nhưng “khoản nào phải ra khoản đấy”.

“Bắn pháo hoa là phục vụ cho nhu cầu của toàn dân, chứ đâu phải chỉ để phục vụ người giàu. Biết đâu, những người nghèo họ cũng khao khát được xem bắn pháo hoa, những lúc thưởng thức bắn pháo hoa giúp họ quên đi cái nghèo, cái khó”, báo điện tử BizLIVE trích nguyên văn lời khẳng định của ông Phan Đăng Long.

Trong nhiều năm trở lại đây, mỗi khi có các sự kiện lớn là nhà cầm quyền CSVN ồ ạt tổ chức bắn pháo hoa trên quy mổ cả nước. Chi phí cho mỗi lần bắn pháo hoa như vậy lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng - hầu hết đều lấy từ tiền thuế nhân dân.

Trong khi đó, tại nhiều nơi trên cả nước, hàng chục triệu người dân vẫn đang phải sống trong cảnh nghèo đói, trẻ em không được đến trường.

Do đó, việc nhà cầm quyền CSVN mua vui bằng cách “đốt tiền” thuế nhân dân phục vụ cho việc bắn pháo hoa khiến rất nhiều người tỏ ra phẫn nộ.

Hồi tháng 10 năm ngoái, cụ bà Lê Hiền Đức đã tỏ ra vô cùng phẫn uất khi lên tiếng kêu gọi xuống đường phản đối kế hoạch bắn pháo hoa lãng phí do nhà cầm quyền CS Hà Nội tổ chức nhân sự kiện “Giải phóng thủ đô”.

Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa   Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeThu Jan 29, 2015 1:18 am

Dân nghèo Quảng Ngãi và ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình

28.1.15 Chân dung Quyền lực


    Chỉ mới bắt đầu vài phóng sự tại quê nhà Quảng Ngãi, độc giả đã rõ, cha con Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình đã dùng thủ đoạn dựng các công ty ma, lập dự án, chiếm đoạt làm của riêng hàng trăm héc ta đất của dân nghèo rồi phân lô rao bán, thu về hàng nghìn tỷ đồng bất chính, mua cả chục căn nhà mặt tiền, biệt thự, căn hộ cao cấp tại trung tâm thành phố Hà Nội. Sau khi hút cạn máu dân nghèo Quảng Ngãi, ông vọt lên Hà Nội với chức vụ mới là Viện trưởng Viện KSND Tối cao quyền lực hơn, có thể dễ dàng vơ vét hơn… Trong khi gia đình ông hưởng thụ cuộc sống đế vương tại Hà Nội, hoàn cảnh những người dân nghèo Quảng Ngãi hiện nay ra sao?

    Càng tìm hiểu, chúng tôi càng quặn thắt đến nao lòng, càng thương những mảnh đời đói khổ càng căm hận những quan tham, không những không biết lo cho người dân địa phương, mà trái lại, dùng mọi thủ đoạn để vơ vét, hút cạn máu dân nghèo. Vẫn còn đó, trong năm 2015 này chứ không phải hàng chục năm về trước những hình ảnh cơ cực, bất hạnh của người dân nơi đây. Lớp lớp dân oan Quảng Ngãi về Thủ đô khiếu kiện vì mất đất, mất nhà, những cụ già đã ngoài 80 vẫn còn phải vất vả mưu sinh, những em nhỏ không có trường để học, những mái nhà lụp xụp thiếu trước hụt sau,… Nước mắt lưng tròng, chúng tôi chỉ biết nhìn lên trời gào thét, hỡi ông trời, liệu ông có mắt?

    Xin giới thiệu với độc giả bài viết “Người bán khoai lang” của blogger “Tình yêu và Hy vọng” được viết vội trong một chuyến từ thiện về quê nhà Quảng Ngãi những ngày đầu năm 2015. Hình ảnh người phụ nữ bán khoai lang vụt qua bên vệ đường đã gợi lên những cảm nhận sâu lắng của tác giả về hoàn cảnh dân nghèo nơi đây, họ đã bị gia đình ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình dìm xuống tận cùng của xã hội ngay trước mắt chính quyền địa phương với sự lạnh lùng đến vô cảm….

Người bán khoai lang


Giữa cái rét cắt da cắt thịt của trời đồng, tôi bắt gặp hình ảnh một phụ nữ ngồi co ro bán bó khoai lang. Không phải ngọn khoai lang về luộc hay nấu canh nhưng là bó rau lợn. Chuyện cũng chẳng có gì nếu xảy ra cách đây 5 hoặc 10 năm về trước. Nhưng, đây là năm 2015, hình ảnh này vẫn con trên dải đất Việt Nam, đặc biệt xảy ra với người Kinh ở vùng Quảng Ngãi.

Về với vùng quê Quảng Ngãi trong chuyến từ thiện, chiếc xe vụt nhanh vượt qua người phụ nữ ngồi bên vệ đường. Không biết phải gọi là bà hay chị!? Gọi là gì cũng khó vì con người nơi đây cơ cực và già hơn so với tuổi. Vả lại, xe đi quá nhanh khiến tôi chỉ có thể ngó lại nhìn mà không kịp ghi lại tấm hình về người phụ nữ.

Người phụ nữ co ro bên vệ đường với chiếc nón lá tơi tả. Chiếc nón chẳng thể giúp chị ấm được trong con mưa phùn gió bấc nên chị phải mang trên mình chiếc áo mưa. Chiếc áo mưa màu trang nhưng thực ra là một mảnh hình vuông không thể che chắn được cơn gió lùa ùa vào đùa giỡn với da thịt chị. Chị ngồi đó run run, mặt cúi gằm bên rổ rau lang chừng mươi bó. Chắc chị đã đi từ rất sớm nên giờ đây chỉ còn từng đó. Những cọng rau lang già khú đế lợn cũng chả thèm ăn. Nếu muốn chúng ăn về phải băm nhỏ trộn với cám thì may ra mới vừa lòng con heo. Nghĩ đến đây, tôi lại nhớ đôi bàn tay trai sần của mẹ mình vì việc thái khoai lang.

Thực ra, giờ quê tôi không còn trồng khoai lang nhiều mà chỉ còn trồng khoai tây và rau vụ đông. Nhưng cách đây 13 năm về trước, khoai tây thì hiếm mà khoai lang thì nhiều. Những cánh đồng khoai lang bạt ngàn vào vụ đông được người nông dân vun trồng để kiếm thêm thu nhập. Củ to dành cho bữa ăn sáng, củ nhỏ để nuôi lợn. Nhà nào có lơn con thì mua củ nhỏ về nhử lợn - nghĩa là tập cho chúng ăn trong những ngày đầu tiên đến khi xuất chuồng cho thương lái. Cả dây lang cũng vậy, nhiều quá chẳng ai ăn mà đem bán để nuôi lợn nuôi gà.

Ngày đó, để có được những bó khoai lang đi chợ, từ chiều hôm trước mẹ và chị tôi đã phải tất bật ra đồng cắt dây rồi đem về nhà tối bó - hay còn gọi là làm hàng. Làm hàng không khéo thì không thể bán được. Cứ thế, mẹ và chị bó rau lang thành từng bó đến 12 thậm chí 1 giờ đêm. Bó xong xếp lại và tưới nước để rau tươi chuẩn bị cho buổi chợ sớm mai.

Ngày từ tơm tởm sáng, mẹ và chị đã dạy để xếp những bó rau lên xe thồ để lên thành phố bán. Phải lên phố chứ ở quê ai mua vì nhà ai cũng có. Cứ thế, hai mẹ con đi trong mưa phùn giá rét miễn sao tới nơi kịp khi trời sáng. Ngủ trưa chật thì coi như mang rau về. Chị lái xe thồ còn mẹ thì đẩy. Việc đi bộ trên quãng đường dài với xe rau nặng đã làm cả hai toát mồ hôi trong cái rét căm căm của trời đông. Song, khi dừng lại, cả hai run lên bần bật bởi cái rét của khí trời thêm cái rát do những giọt mồ hồ dẫn độ trong thân. Bán hết, cả hai quốc bộ về nhà chuẩn bị cho buổi chợ tiếp theo.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Nguoi-ban-khoan

Người bán khoai lang bên vệ đường Quảng Ngãi


Công việc chuẩn bị là như thế. Những xe thồ chất ngất rau lang này đã làm cho đôi bàn tay của mẹ và chị đem xì. Đen xì vì nhựa bám che khuất làn da thâm tái vì lạnh.

Đó là chuyện của 13 năm trước, còn bây giờ, quê tôi chẳng còn ai nuôi lợn thủ công thế nữa. Hình ảnh vụ khoai đông xanh mướt với những luống khoai lang trải dài cũng đã mất. Những người phụ nữ bán khoai lang giờ cũng xa vắng. Ấy vậy, tới tận bây giờ, đầu năm 2015, tôi lại bắt gặp hình ảnh này tại vùng quê quảng ngài.

Người phụ nữ co ro bên những bó khoai lang già nua mong kiếm chút tiền về lo cho gia đình. Đi xa xa một chút, tôi lại thấy ruộng khoai ngứa xanh ngắt được trồng để nuôi lợn. Hình ảnh này quê tôi cũng không còn. Ấy vậy, nơi đây vẫn còn nhiều lắm. Người dẫn vẫn còn phải bán khoai ngứa, khoai lang để kiếm từng bạc lẻ. Ôi phụ nữa Việt Nam! Năm 2015 rồi mà vẫn còn những hình ảnh thế này!

Tò mò, tôi hỏi sao có hình ảnh như vậy tạ vùng quê cách mạng này. Một người bạn cho biết:

"Chính quyền nơi đây vô tâm lắm. Họ chỉ chăm lo cho mình, còn người dân thì sống chết mặc bay. Họ sống trong những ngôi nhà khang trang bên cạnh những hộ dẫn kiếm ăn từng bữa. Quả là người ăn không hết kẻ lần không ra. Cách mạng mà làm chi khi đã đến thế kỷ 21 đã qua năm thứ 15."

Quả thật, vùng quê nghèo này chỉ còn 8-3-1-6 và 1-10. Tại sao vậy? Những ai có sức vóc thì kéo nhau vào thành phố, ra Hà Nội hay vào nam kiếm sống cả rồi chỉ còn lại phụ nữ, trẻ em và người già. Họ ra đi đến xứ người kiếm manh áo hạt cơm và tương lai cho con em mình. Họ ra đi để chắt chiu từng bạc lẻ gửi về để dựng nhà dựng cửa cũng như lo cho con cái ăn học. Vùng quê im vắng thiếu sức sống vì sức sống đã bay đi tận trời xa. Đôi mắt của những con người nơi đây trở nên xa xăm. Xa xăm như chính tương lai mịt mờ mà người dân nơi đây. Và trên hết, người phụ nữ vẫn lầm lũi với đôi bàn tay đen đủi do nhựa khoai chẳng có cơ hội làm đẹp cho chính mình. Dầu vậy, họ vẫn đẹp hơn nhiều minh tinh màn bạc nào đó vì họ sống bằng chính sức lực và đôi tay của mình. Đôi tay đen nhưng lòng vẫn trắng trong như hoa huệ sớm mai lung linh dưới nắng!

Kính gửi quý độc giả một số hình ảnh để thấy cuộc sống của bà con Quảng Ngãi dưới sự chăn dắt quan tham - Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình:


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 01-an-phu-sinh

Hàng trăm héc ta đất của người dân đã bị cha con ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình cướp trắng

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 02-dan-oan-quang-ngai

Lớp lớp dân oan Quảng Ngãi đã nhiều năm đi khiếu kiện vì mất đất, mất nhà bởi các dự án của cha con ông Bí thư Nguyễn Hòa Bình

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 03-bl09-02

Một góc mặt tiền căn biệt thự BL09-02 của ông Nguyễn Hòa Bình tại Vinhomes Riversides, Hà Nội

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 04-do-van-quyGia đình anh Đỗ Văn Quý, Hội Đức, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi phải cố gắng làm thuê lắm mới dựng được một căn nhà vách đất để che nắng che mưa

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 05-phuc-duc

Các cháu nội tên Phúc, Đức của ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình chơi đùa với iPhone, iPad trong chăn ấm nệm êm

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 06-do-xuan-men

Cháu Đỗ Xuân Mến, con trai anh Đỗ Văn Quý, đang tuổi cần được đầy đủ, vậy mà bữa ăn của cháu cũng chưa được như cơm thừa canh cặn của cháu Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 07-hoang-minh-thuy

Thường xuyên những buổi tiệc tại nhà hàng sang trọng của ông Nguyễn Hòa Bình và cô con dâu Hoàng Minh Thủy

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 08-phan-thi-son

Một ngày của chị Chị Phan Thị Sơn, Bình Sơn, Quảng Ngãi bắt đầu từ lúc trời còn chưa sáng và chỉ về nhà nghỉ ngơi khi đã bẩy giờ tối…

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 09-ad01-58Căn biệt thự AD01-58 của Nguyễn Việt Anh, cậu quý tử sinh năm 1990 của Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 10-chau-thi-buoi

Căn nhà của bà Châu Thị Bưởi, Hương Nhượng Bắc, Quảng Ngãi dột nát, vách đất cũng xiêu vẹo và sạt lở

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 11-hoang-minh-thuy-1

Con dâu ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình thường xuyên tháp tùng bố chồng trong những chuyến xuất ngoại

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 12-nguyen-thi-lanBà Nguyễn Thị Lan, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi còn phải vất vả kiếm ăn từng bữa với việc làm thuê, làm mướn

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 13-nguyen-tuan-anh

Nguyễn Tuấn Anh, con cả ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình ăn chơi phè phỡn cùng nhân tình Nguyễn Ngọc Diệp

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 14-pham-thi-lien

Bà Phạm Thị Liền, Đông Yên 3, Bình Sơn, Quảng Ngãi tuổi đã xế chiều vẫn còn phải vất vả bữa đói bữa no

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 15-phung-nhat-ha

Phu nhân Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình nâng ly chúc tụng thành quả

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 16-chau-thi-buoi-1

Bà Châu Thị Bưởi vất vả lên rừng kiếm từng miếng cơm

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 17-phuc-duc-1Hai cháu nội Phúc và Đức của ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình được hưởng nền giáo dục Quốc tế

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 18-chau-nho-tay-traCác em nhỏ miền núi Tây Trà, Quảng Ngãi không đủ cơm ăn áo mặc

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 19-phung-nhat-ha-1

Bà Phùng Nhật Hà, vợ ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình bận rộn với những buổi tiệc thâu đêm

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 20-do-van-quy-1

Gia đình anh Đỗ Văn Quý cơ cực với những bữa ăn thường xuyên thế này

Nguồn: Tình yêu và Cuộc sống
.
Về Đầu Trang Go down
hatran
Khách viếng thăm




Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa   Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeSat Jan 31, 2015 9:13 pm

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa QHACMV_003
Thiên đàng XHCN nghèo đói sau 85 năm lãnh đạo của đảng CSVN...


Xem pháo hoa sẽ đỡ đói, quên nghèo! Thần dược của đảng CSVN


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Phaobong-tretho-danlambao


David Thiên Ngọc (Danlambao) - Không còn nghi ngờ gì nữa! đảng CSVN là hội tụ của “đỉnh cao trí tuệ” rõ không ngoa chút nào! Từ trước giờ tôi luôn hoài nghi “những gì cộng sản nói” và luôn “nhìn kỹ những gì cộng sản làm” như cố Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu đã nói. Trong nửa thế kỷ qua những lời nói trên là khuôn vàng thước ngọc, là kim chỉ nam theo tôi và hầu hết người dân miền Nam. Nhưng cho đến ngày hôm nay tôi mới ngộ ra rằng đảng CSVN còn hơn cả thần thánh!

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Chum-anh-hoc-sinh-den-truong-kho-khan-giaoduc.net.vn-3


Thảo nào cả tập đoàn “đảng ta” mà nhất là ban “tuyên láo trung ương” trong mấy chục năm qua luôn ca ngợi là đảng lãnh đạo nhân dân đạt được nhiều thành quả, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác nhất là lãnh đạo các cuộc chiến tranh “thần thánh” chiến thắng các đế quốc to sừng sỏ “sen đầm Quốc Tế” là Pháp và Mỹ chứ không có Tàu vì đánh Tàu là phạm thượng, ghét Tàu là mối nguy cho dân tộc (tên bán nước Phùng quang Thanh). Ngày xưa danh tướng Lý thường Kiệt đã xuất binh đánh giặc Tàu đuổi chúng chạy về tận bên kia bờ Bắc là danh tướng nhà Lý đã “hỗn” với ông anh rồi (lời tên nhà sư quốc doanh thích Chân Quang nói cùng tăng ni Phật tử ở Vũng Tàu).
Thần thánh cũng chỉ làm được một số việc theo tâm linh hơn người phàm tục thôi chứ không vượt lên trên được trời đất là đấng Chí Tôn, là Thượng Đế. Thế mà đảng đã “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa!” hay “Trời làm mất, bắt đất phải đền” thì có phải đảng đã vượt lên trên cả thần thánh không? Hoặc nữa, tên Hồ tập Chương đầu sỏ “đảng ta” đã dám láo lếu cao giọng với tiền nhân rằng hắn “dẫn năm Châu đến đại đồng” thì ở cõi ta bà chưa quỷ ma nào làm được, trên chốn Thiên Đình chưa Tiên Thánh nào dám nghĩ tới vậy mà “chồn cáo” hang Pắc Pó khoa môi đã làm thì Thánh Thần cũng chỉ đứng sau hắn mà thôi. Bởi thế nên hiện xác khô của hắn đến ngày nay vẫn được đồng đảng canh gác, tôn thờ và tắm gội cho xác thối bằng máu xương của dân tộc mà còn bắt những kẻ cuồng tín “cộng sản đạo” vào ra thăm viếng! Đồng thời tượng của hắn lại chui vào chùa chiền miếu mạo ngồi ngang hàng với Phật thì có phải hắn trên cả Thánh Thần không? Hơn thế nữa hình và tượng của hắn kèm theo miếng giẻ đỏ có hình búa liềm đã làm bức tường thành kiên cố để cho cả bầy đồng đảng núp sau đó vét vơ, hút chích mà không một ai dám vén bức màn sương mờ đen tối đó ra! Bởi kèm theo đó là cái bùa “sinh tử phù” vô cùng lợi hại mà cỡ “ngựa quý, bá đạo, hữu thắng”... gì gì phạm vào cũng phải tiêu ma.

Không là thánh thần sao được khi bản chất bất tài vô học, bản thân thì trên “răng dưới dế”, lý lịch tư khai thì tên nào cũng xuất thân từ cu-li, bần cố nông, ba đời ở đợ chăn trâu... thế mà từ khi lột cốt khỉ thoát rừng về phố thoảng chốc một phát đã biến thành “Tiến Sĩ” mà không một buổi sách đèn? dép râu, mũ cối thay bằng tài khoản ngân hàng, cổ phiếu cả ngàn tỉ, nhà tổ hơn cung vua ngày trước, nhiều biệt thư trăm tỉ, du thuyền, xe hơi hàng chục tỉ, ngà voi, trống đồng Đô La trải dài khắp chốn, tài sản chìm nổi khắp nơi… chỉ cần “hô phong hoán vũ” là có! từ tên lính chì trở thành thượng tướng rồi TBT đảng, Bộ Trưởng QP “đại tướng” ban đêm nhìn từ xa tưởng “tượng đái” bậy bên hè? Lớp ba rừng đước Năm Căn thoát rừng thành “thủ tướng” mà ai ai cũng “tưởng thú”! thử hỏi không thánh thần sao thế được?. Cả một bầy không kể xiết tự chúng giành ăn, giành chỗ đứng chỗ ngồi và chỗ chôn thây cho mai hậu mà tự moi ra, quần thảo nhau tuốt áo tuột quần trên sân khấu chính trường... lòi “con tự do” ra cho bàn dân thiên hạ ai cũng thấy chứ người phàm mắt thịt sao trông được ghẽ chóc, mồng gà, hoa khế trong thân thể của thánh nhân? Kể ra bộ phim nhiều tập mang tên CDQL cũng cho hàng chục triệu người xem đôi chút thú vị và coi đó như tấm kính “chiếu yêu” đang lột mặt nạ từng tên quỷ dữ hút máu hại dân, tuy rằng chúng ta không cần biết giám đốc hảng phim là ai, tác giả kịch bản, đạo diễn tên gì nhưng dù sao nó cũng phản ảnh đúng phần nào sự thật của tội ác do cộng sản gây nên. Vì một lẽ không ai rõ nội tình của chúng cho bằng chính chúng tự tố nhau và khai ra.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Uyenthi-2

Nước Mỹ có nền y học hàng đầu thế giới. Nguyễn Bá Thanh, “lão hốt” xuất thân là môn đệ của “Bà Nà động chủ” nhiều năm tu luyện ở Ngũ Hành Sơn phép thuật lẫn nội công cũng ở bậc sư, chỉ một chưởng là hắn thổi bay nghĩa trang mả mồ giáo dân Cồn Dầu xóm đạo. Thế mà khi trúng phải “Giáng Long Thập Bát chưởng+ARS” của đám “cái bang” ăn mày dơ, sau khi chữa thương nhiều tháng, y học Mỹ cũng botay chấm còm, đầu không còn một sợi tóc đã thành đại sư và phải trả dzìa thành Đà lo hậu sự. Vậy mà với tài của các thánh nay Bá Thanh sức khỏe đã tiến triển tốt, tự đi lai trong khu vực và tự tay ký các giấy tờ... (mặc dù đã có người thay) thì quả là chỉ có các vị trên cả thánh mới thay mệnh trời mà “cải tử hoàn sinh” cho “lão hốt”. Nhưng tất cả ai cũng “văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình” chỉ nghe lời phun ra từ miệng lưỡi “tuyên láo” cùng những thước phim rẻ tiền do các diễn viên hề Ba Đình thủ vai chứ có ai thấy được mặt mũi Bá Thanh?

Cũng nhờ cái tài thánh của các thánh Ba Đình mà nhân dân VN được thế giới công nhận là “Hạnh Phúc hạng nhì thế giới”. Tài giỏi như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật... cũng không leo lên được hạng ba. Thế mà “đảng ta” lãnh đạo tài tình đã đoạt hạng nhì! Thật vô tiền khoáng hậu! Quả là Thánh cũng không bằng. Thử hỏi trên thế giới có nước nào mà cô giáo, học trò chui được và túi nylon để vượt suối trong mùa mưa lũ? Trẻ em học sinh nào đu dây tử thần được hàng ngày để vượt sông tìm cái chữ? Chỉ có ở thiên đường xã nghĩa VN được đảng CSVN lãnh đạo tài tình mà thôi.

Giờ đây một phát kiến và một ý tưởng vô tiền khoán hậu của “tuyên láo Hà Nội” mà thiên đường hạ giới cũng không một ai, thánh thần, kể cả Thượng Đế cũng không làm nổi là người dân không phải làm gì cho phí sức mà chỉ cần “XEM PHÁO HOA” là quên cả chuyện đói no, vượt qua nghèo khó! Cho nên những nơi nào nghèo khó thì nơi đó người dân đều “khao khát xem pháo hoa”, và chính quyền phải gom góp tiền của nhân dân hàng chục tỉ đồng để chi phí cho việc đốt pháo hoa mỗi lần. Việc này sẽ có hai điểm lợi là đối với người giàu có, quan quyền chức sắc là mối tiêu khiển, vui mắt êm tai giúp trí tuệ thông thái hơn và sẽ phát kiến ra nhiều kế sách làm mau nghèo đất nước, về phía người dân nghèo khó thì nhờ pháo hoa mà quên chuyện đói no, hoa mắt ù tai mà không thấy được những nỗi đau của dân tộc, không thấy nước nhà bị xâm lăng. Nhờ thế mà trong người dân không bao giờ thấy cảnh nước mất nhà tan để cho CSVN rộng đường bán nước. Quả là một phát kiến trên cả tuyệt vời và cần phải nhân rộng ra toàn xã hội và phải đốt pháo hoa thường xuyên để cho những điểm lợi trên được luôn phát tán. Chúng ta chỉ bỏ ra mỗi lần vài chục tỉ đồng mà cho cả quan quyền lẫn dân nghèo đói trong XH được tiêu khiển và quên chuyện đói no thì cũng nên làm lắm chứ! Bỏ con săn sắc bắt con cá rô ai mà không làm. Quả là đỉnh cao trí tuệ!

Có một điều tôi hơi tiếc là cái “ác kiến” này được ban “tuyên láo” Hà Nội đưa ra quá chậm chứ sớm hơn thì ba mẹ con cô giáo Giang thị Mỹ Diệu và hai đứa con nhỏ ở Tam Lãnh, Phú Ninh Quảng Nam cũng không phải cột tay vào nhau mà trầm mình xuống hồ Phú Ninh vì gia cảnh quá đỗi khó nghèo. Hay chị Nguyễn thị Mỹ Nhân ở An Xuyên Cà Mau cũng không phải treo cổ tự vẫn để mong kiếm chút ít tiền phúng điếu mà nộp tiền học phí cho con, đồng thời hy vọng qua cái chết của chị thì đảng cũng cứu xét cấp cho sổ hộ nghèo! Những cảnh trên nếu những nơi này mà đảng lột quần áo nhân dân để chi phí cho bắn pháo hoa thì chắc chắn rằng những cái chết thương tâm trên cũng không thể xảy ra, đồng thời quan chức ở hai nơi này sau khi xem pháo hoa sẽ có nhiều “ác kiến” cao hơn mà giúp cho nhân dân những nơi này sớm tiêu diêu miền tiên cảnh một cách lãng mạn và đầy ngoạn mục. Có lẽ năm nay VN sẽ có hai giải Nobel một trao cho “ngài” thống đốc ngân hàng Nguyễn văn Bình và một cho “ngài” Phang đăng Long phó ban “tuyên láo” “thằng quỷ Hà Nội”. Thật là vinh dự và xứng đáng là nước “Hạnh Phúc hạng nhì thế giới”!

Ngày 30.1.2015
David Thiên Ngọc
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa   Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeTue Feb 10, 2015 9:21 pm



Một người phụ nữ khỏa thân gào khóc đến lạc giọng ngay trước trụ sở tiếp dân của trung ương đảng và thanh tra chính phủ (Hà Đông - Hà Nội) :
“Con của tôi chết hết rồi.
Còn một mình tôi nữa thôi đảng ơi.
Tôi ăn gì, uống gì đây đảng ơi.
Tôi lấy gì mà sống đây đảng ơi.”


Từ những gói mì tôm của người tàn tật
làm nên cơ ngơi của "quan xã" cộng sản


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Anh4-b94a4

Đức Văn - Thế Nam (Dantri) - Chỉ với mức lương 1,4 triệu đồng / tháng, nhưng "quan xã" Mai Hiển Dũng vẫn xây được căn nhà 2 tầng bề thế, khang trang, to nhất ở làng An Thư. Trong khi những người tàn tật bị ông Dũng chiếm đoạt tiền trợ cấp đang sống trong căn nhà tồi tàn, rách nát.

Về vụ việc “Quan xã ăn chặn cả "gói mì tôm" của người tàn tật”, theo tìm hiểu của PV Dân trí, bước đầu đã xác định được danh sách cụ thể các nạn nhân là những người tàn tật bị "quan xã" Mai Hiển Dũng, cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xã Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ăn chặn tiền trợ cấp từ nhiều năm nay. Ngoài anh Ngô Trung Sổng còn có các trường hợp là anh Ngô Quang Doan, Ngô Phú Tươi, Ngô Đức Kệ và Ngô Doãn Xoa.

Thăm căn nhà sập xệ của anh Ngô Trung Sổng mà chỉ cần một cơn gió mạnh cũng có thể sập bất cứ lúc nào, rồi thăm căn nhà ngói tồi tàn của cụ Ngô Đức Kệ, chúng tôi càng thấy chạnh lòng khi chứng kiến căn nhà 2 tầng khang trang đang giai đoạn hoàn thiện của "quan xã" Mai Hiển Dũng. Chính anh Ngô Trung Sổng cũng phải thốt lên: “Ở cái làng An Thư thì nhà của ông Dũng là to nhất rồi”.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Anh3-b94a4
Đối lập với nhà ông Dũng là nhà của cụ Ngô Đức Kệ,
một người được Nhà nước trợ cấp 360.000 đồng/tháng
nhưng thực tế chỉ nhận được 180.000 đồng/tháng.
Căn nhà "liêu xiêu ngói đổ" là nơi chui ra chui vào
của cụ từ mấy chục năm nay.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa DSC_1557-5746d-32ad5
Anh Ngô Trung Sổng với căn nhà chỉ cần gió mạnh là đổ bất cứ lúc nào.

Theo quan sát của PV Dân trí, nhà ông Dũng được lợp ngói khang trang, tầng 2 đã sơn xong tường và đang hoàn thiện nốt tầng 1 cũng như các hạng mục cổng, tường rào. Điều đáng bất ngờ hơn nữa, theo Phó Chủ tịch xã Trịnh Xá Nguyễn Phú Độ, lương của ông Dũng hiện nay chỉ có 1,4 triệu tháng, với hệ số lương 1,18 nhân với mức lương cơ bản cộng với 25% phụ cấp chức vụ.

“Ông Dũng làm ở xã cũng 20 năm nay rồi, nhưng ông không có bằng cấp gì cả, lương chỉ được 1,4 triệu đồng / tháng thôi”, ông Độ cho biết.

Chúng tôi cứ tự hỏi, với mức lương 1,4 triệu đồng / tháng thì kể cả làm 20 năm không ăn không tiêu thì ông Dũng lấy đâu ra tiền tỷ để xây nhà hoành tráng ? Liệu căn nhà bề thế của ông có được có phải từ những đồng ăn bẩn nhặt nhạnh trên chính cả những người tàn tật ở xã Trịnh Xá này ? Và kể cả căn nhà mà ông đang xây là tiền tích cóp, có sự hỗ trợ của gia đình, người thân, thì tại sao ông còn đang tâm “chiếm đoạt” của những con người cùng khổ?

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Anh1-b94a4
Anh Ngô Doãn Xoa ngậm ngùi khi biết sự thật
"chờ 3, 4 tháng nữa tiền trợ cấp mới sẽ về"
thực tế đã bị quan xã Mai Hiển Dũng ăn chặn từ nhiều năm nay.

Chúng tôi tìm gặp gia đình anh Ngô Doãn Xoa, sinh năm 1960. Anh Xoa từ nhỏ bị mất nửa bàn chân phải vì tai nạn, cuộc sống của anh gặp vô vàn khó khăn, vất vả. So với trường hợp của anh Sổng, anh Xoa may mắn hơn vì còn đi lại được, lại có người phụ nữ đồng cảm rồi nên duyên vợ chồng.

Bản thân vợ anh mắc bệnh tim rồi thận, 2 vợ chồng nghèo dựa vào 4 sào ruộng, tằn tiện lắm để nuôi 4 đứa con khôn lớn. “Tôi cũng may mắn được sự quan tâm của nhà nước hỗ trợ, dù không nhiều nhưng cũng là sự động viên, vơi đi phần nào gánh nặng. Một năm trước đây, tôi cũng đã nghe qua đài báo là chế độ hỗ trợ người khuyết tật như tôi được tăng từ 180.000 đồng/tháng lên 270.000 đồng/tháng. Hồi đó tôi chờ mãi không thấy, lên gặp ông Dũng thì ông bảo phải chờ đến 3, 4 tháng nữa mới có. Cách đây mấy tháng tôi có hỏi thì ông vẫn bảo y như thế”, anh Xoa kể.

Cũng như trường hợp của anh Xoa, anh Ngô Quang Doan (SN 1979), bị mắc bệnh tim bẩm sinh, gia đình bố mẹ già cả, bản thân anh không làm được việc gì lại đi viện suốt năm, cuộc sống cũng chỉ dựa vào mấy sào ruộng. Mỗi lần đi viện anh lại “ngốn” bạc triệu của gia đình. Hay như anh Ngô Phú Tươi (SN 1957) bị tai biến mạch máu não cách đây hơn 10 năm.

Khi biết tin mình bi ăn chặn tiền chính sách những trường hợp nêu trên vô cùng bức xúc nhưng cũng chẳng dám kêu ai, cũng chẳng ai thấu cho hoàn cảnh của gia đình mình. “Chúng tôi là dân, cán bộ cho thì biết nhận. Chế độ chính sách chỉ có cán bộ nắm được, chúng tôi nào có biết gì”, ông Ngô Quang Loan, bố của anh Doan nói.

Riêng trường hợp của cụ Ngô Đức Kệ (SN 1937), được hưởng chế độ tàn tật là 360.000đồng /1 tháng, nhưng hơn 1 năm nay ông cũng chỉ lĩnh được 180.000 đồng/tháng. Cụ Kệ cũng cho biết, không biết gì về việc được hưởng chế độ bao nhiêu, cứ mang sổ đến xã rồi cán bộ đưa bao nhiêu thì cầm về.

Phó Chủ tịch xã Trịnh Xá “mong được thông cảm”

Cần nói thêm rằng, sai phạm của ông Mai Hiển Dũng đã rõ mười mươi, nhưng trước sự việc “tày đình” này, ông Nguyễn Phú Độ, với chức danh là Phó chủ tịch xã kiêm Trưởng ban Lao động – Thương binh và Xã hội lại phân trần với PV Dân trí: “Tôi mới về nhận nhiệm vụ được có 3 tháng, nên không biết cấp dưới lại làm ra thế này. Chúng tôi đã mời các trường hợp bị ăn chặn tiền chính sách lên để xin bồi hoàn cũng như cấp lại sổ mới”.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Anh2-b94a4
Sổ lĩnh tiền trợ cấp cũ và mới được xã Trịnh Xá đổi lại cho người khuyết tật

Theo đó, ngày 30/1, UBND xã Trịnh Xá đã có giấy mời đến 5 trường hợp bị ăn chặn tiền chính sách đến UBND xã làm việc, tại đây lãnh đạo UBND xã Trịnh Xá đã cấp lại một cuốn sổ mới và mức trợ cấp khác cho 5 trường hợp bị chặn tiền trợ cấp này, đồng thời đền bù lại số tiền “hao hụt” trong thời gian trước.

Cụ Ngô Đức Kệ cho biết: “Vào ngày 30/1, UBND xã đã mời tôi đến làm việc, tại đây anh Độ (Phó chủ tịch UBND xã) có nói với tôi là “mong cụ thông cảm”, chúng con sẽ xử lý vụ việc, còn anh Dũng thì xin lỗi tôi, đồng thời đưa cho tôi 2.700.000đ nói đây là tiền bồi hoàn, trong cuốn sổ mới cũng ghi chú số tiền này”.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Anh5-b94a4
Phần ghi chú số tiền bồi hoàn 2.700.000đ trong sổ mới của cụ Kệ

Riêng 4 trường hợp như gia đình anh Sổng, anh Xoa, anh Doan hay anh Tươi mới nhận được sổ trợ cấp mới, nhưng họ không nhận tiền bồi hoàn vì họ mong muốn các cơ quan chức năng làm rõ vấn đề cán bộ chính sách ăn chặn tiền chính sách.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Gia An, Bí thư Đảng ủy xã Trịnh Xá cho biết: "Sau khi phát hiện sự việc trên, chính quyền địa phương đã tổ chức họp nhanh chủ yếu là lãnh đạo địa phương. Sau cuộc họp nhanh, chúng tôi đã báo cáo sự việc này lên UBND thành phố Phủ Lý chờ phương án chỉ đạo. Hiện nay Công an kinh tế tỉnh Hà Nam cũng đã về làm việc tiến hành xác minh vụ việc này".

PV Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trong thời gian tới.

Đức Văn - Thế Nam
Nguồn Dân Trí
Tựa đề do DLB đặt.
Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa   Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeFri Feb 13, 2015 12:30 am


Xót xa tuổi già nhọc nhằn mưu sinh nơi phố thị


Đi dọc các tuyến phố Hà Nội, không khó để bắt gặp hình ảnh các cụ già ngồi ở vỉa hè mưu sinh dù ngày nắng cháy hay mưa dầm, những mong kiếm đủ ngày 2 bữa cơm.

Lẽ ra ở tuổi xưa nay hiếm họ phải được ở nhà an hưởng tuổi già cùng con cháu, nhưng vì một lý do nào đó mà họ phải oằn gánh mưu sinh nơi phố thị. Người thì sống nhờ xe chuối, người thì cặm cụi bên chiếc bơm, chậu nước vá xe, người thì kẽo kẹt gánh hàng rong, túi ni long nhặt phế liệu. Thế nhưng, khi đến bữa, họ cũng chỉ dám ăn chiếc bánh mì, hộp xôi mua từ sáng sớm, uống vội ngụm nước rồi lại tiếp tục công việc của mình. Tất cả như cắt cứa vào lòng người.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Best_a442bb501a-1-1-1.JPG
Bữa trưa của cụ là chiếc bánh mì mua từ sáng sớm

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Best_9f802af32d-2-3.JPG
Vì trưa nắng quá, ông cụ phải dọn đồ nghề về nhà

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Best_2e6bc6f431-3-4.JPG
Trú tạm vào gốc cây để tránh nắng

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Best_aaefde7d9b-4-5.JPG
Những khi vắng khách

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Best_7c67a48267-5-6.JPG
Cụ bà kẽo kẹt với gánh hàng

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Best_ff3fe415f6-6-7.JPG
Cụ bà nhặt phế liệu để mưu sinh

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Best_642682c1cd-7-8.JPG
Cụ ông làm nghề sửa khóa, mắc võng nghỉ tạm bên đường

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Best_e1cdc5fb0e-8-9.JPG
Những mái tóc bạc phơ vẫn nặng gánh mưu sinh

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Best_d24cef4371-9-10.JPG
Nghề sửa chữa xe đạp giúp ông sống qua ngày.

VietBao.vn
Về Đầu Trang Go down
trandinh
Khách viếng thăm




Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa   Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeWed Feb 18, 2015 5:34 pm


Không có Tết cho người lượm ve chai




Lao Động Việt - Trong khi mọi người rộn rã đón Xuân thì những người lượm ve chai vẫn âm thầm làm việc trong bóng đêm. Với họ, Tết là một món hàng xa xỉ. Chiếc bánh chưng ngày Tết là một mong muốn xa vời. Chiếc áo mới ngày Tết cũng là giấc mơ khó thành hiện thực.

Trong khi các đại gia tiêu tiền tỷ vào các ngày Tết, trong lúc người người nô nức đón Xuân về, có ai chạnh lòng nghĩ đến người đàn bà lượm ve chai, với chiếc bị trên vai, đêm đêm bới lục những thùng rác tanh tưởi để có tiền mua thuốc cho con ?

Phóng viên của Lao Động Việt thực hiên phóng sự về cảnh đời khốn khó của những người lượm ve chai ở Sài gòn những ngày cận Tết:

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Untitled-1


Lao Động Việt

Ghi chú:

Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, laodongViet.org, FACEBOOK.com/laodongViet, EMAIL chao@laodongViet.org) là liên minh của một số tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt (PT), Công Đoàn Độc Lập (CĐĐL), và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (UBBV).

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Get?url=http%3A%2F%2F3.bp.blogspot.com%2F-BL-O_QPNnQc%2FVMTdPnqIjNI%2FAAAAAAAAxeI%2FWaMTgVPwzYY%2Fs1600%2Fphandanglong

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Get?url=http%3A%2F%2F1.bp.blogspot.com%2F-byIvJpn-RvQ%2FVDH6uZ04mRI%2FAAAAAAAArQc%2Fq62xV6RZRRQ%2Fs1600%2Fph%25C3%25A1o%252Bb%25C3%25B4ng-cha%252Bcon


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Get?url=http%3A%2F%2Fvietbao.com%2Fimages%2Ffile%2FjCyE0Ob60QgBAM9H%2Fphung-quang-hai
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa   Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeMon Feb 23, 2015 12:12 am


Thấy gì khi xuân qua


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Gkv1424277143


Người Quan Sát DLB - Trưa 30 âm lịch, trước thềm Tết Ất Mùi, nhiều người bán hoa, bán dưa hấu khóc ròng vì phải đổ bỏ khi không có người mua. Chính sách ép người thuê phải bàn giao mặt bằng trước 12 giờ trưa khiến nhiều người đau xót nhìn hàng hoa của mình bị dọn dẹp khi chưa bán kịp. Sức mua ở chợ giảm, tiểu thương buồn xo. Khác với mọi năm, năm nay nhiều nhà buôn bán xuyên Tết, không có ngày nghỉ. Câu cửa miệng thường gặp đó là: "Năm nay buôn bán ế ẩm nên phải cày quanh năm!"

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Clb1424277145
Hàng trăm giỏ hoa bị xúc đổ lên xe rác.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Dao
Nông dân Nhật Tân khẩn cầu "Xin hãy mua đào để chúng tôi có Tết!"


Tết vẫn đến, xuân vẫn đi qua. Và người ta thấy hình ảnh xa hoa, tráng lệ ở nhà riêng cựu tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam - ông Nông Đức Mạnh.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Proxy?url=http%3A%2F%2F2.bp.blogspot.com%2F-pAhUYNwbaGE%2FVOqZrKC0XbI%2FAAAAAAAAGtQ%2F0wnz4B3PSk4%2Fs1600%2Fmanh1


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Proxy?url=http%3A%2F%2F4.bp.blogspot.com%2F-lnFx_H5bqhc%2FVOqZu4plIcI%2FAAAAAAAAGtY%2FSxMVcEY-pJ8%2Fs1600%2Fndm2


Hẳn những người khóc ròng vì Tết ngoài kia đang tự hỏi, họ nên "nuôi con gì, trồng cây gì" theo phương châm của ông Mạnh để gặt hái được thành công như những người Cộng sản hôm nay.

Nhìn bức tranh tương phản giữa xã hội thực và đời sống những lãnh đạo Việt Nam hiện tại, có người đã chua chát thốt lên: Ở rừng phấn đấu chui ra Bây giờ xây điện trang hoàng sướng thân. Mỗi một mùa xuân đi qua, người ta càng thấy rõ người Cộng sản đã làm gì với đất nước này.

Người Quan Sát DLB
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa   Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeThu Nov 19, 2015 12:10 pm


Cái đói của người dân miền núi

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-11-14

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Image
Nhà của đồng bào Mường ở Bá Thước, Thanh Hóa.
RFA

Với người dân miền núi các huyện phía Tây Thanh Hóa, mùa mưa đến cũng đồng nghĩa với mùa đói kém đang về, năm nào cũng như năm nào, chưa có gì thay đổi. Trước đây, lúc đường sá chưa mở, chưa trải nhựa, người dân mong có đường sạch sẽ để đi làm trong mùa mưa, nhưng khi có đường rồi thì người dân không còn rừng để làm, cuối cùng lại ngồi thu lu nhìn ra đường nhựa xe cộ ngược xuôi để cảm hết cái đói và nỗi buồn vây bủa.


Đường đâu phải làm cho dân!

Một người đồng bào Mường tên Phục, ở huyện Thường Xuân, Thanh Hóa, chia sẻ:

    Ở đây tính ra như năm ngoái cả vườn mía này bán được mười một triệu, vay nhà nước hết chín triệu, bán ra và thuê người ta bốc lên xe đưa đi bán hết một triệu, lãi được hai triệu cho cả năm, hết. Heo gà nuôi thì nó chết hết. Trâu thì vay tiền ngân hàng để mua đấy. Thiếu gạo thì thì làm thuê làm mướn nhiều chỗ để kiếm tiền mua gạo…
    -Chị Phục

“Ở đây tính ra như năm ngoái cả vườn mía này bán được mười một triệu, vay nhà nước hết chín triệu, bán ra và thuê người ta bốc lên xe đưa đi bán hết một triệu, lãi được hai triệu cho cả năm, hết. Heo gà nuôi thì nó chết hết. Trâu thì vay tiền ngân hàng để mua đấy. Thiếu gạo thì thì làm thuê làm mướn nhiều chỗ để kiếm tiền mua gạo…”

Theo chị Phục, đời sống của bà con đồng bào Mường, tỉnh Thanh Hóa đang ngày càng khó khăn hơn mặc dù nhà nước vẫn có nhiều chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nhưng rất tiếc, theo chị Phục, chính sách cho đồng bào Mường là có thật, số tiền từ ngân sách nhà nước rót xuống cho dân là có thật nhưng tiền dân nhận được là số tiền ảo.

Chị Phục nói rằng sau nhiều lần có chính sách nhà nước, đồng bào Mường cảm nhận được nỗi buồn và tủi nhục bởi cách đối xử thiếu văn hóa, thậm chí coi thường đồng bào Mường và hơn hết là phi nhân tính của giới cán bộ địa phương. Đơn cử một chuyện rất nhỏ, chuyện giúp bà con canh tác nông nghiệp, vấn đề này có chính sách và kinh phí hẳn hoi, nó đã được thực hiện suốt năm năm dài nhưng kết quả là bà con người Mường nghèo càng nghèo thêm, giới cán bộ địa phương trở nên giàu có, ăn trên ngồi trốc.

Sở dĩ có chuyện buồn cười và tủi nhục như vậy, theo chị Phục, có hai vấn đề còn hết sức lạc hậu trong chính sách lớn của nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam, đó là: Xem thường bà con dân tộc thiểu số và; Thiếu một sách lược khoa học nhưng lại quá thừa quan tham.

Lấy một ví dụ, chị Phục nói rằng chỉ riêng chương trình giúp dân trồng cây nông nghiệp như cây sắn (miền Nam gọi là cây khoai mì) đã có lắm vấn đề. Trước đây ba năm, chi phí nhà nước cho dân để khai thác các vạt đất cằn là mười triệu đồng trên mỗi sào để bà con khai thác đất, mua giống sắn về trồng. Cây sắn không tốn phân bón, ưa đất cằn nên đỡ tốn kém công chăm bón.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa A0735df6-ab13-41fe-a326-a4e616bdf51d
Món ăn dự trữ mùa Đông của người Mường là cà rừng dầm muối. RFA PHOTO.

Biết tin, bà con mừng rỡ, nghĩ rằng mình sẽ có tiền để trang trải trồng cây, cải tạo vườn. Nhưng khi chương trình bắt tay thực hiện thì hỡi ôi, nhà nước đưa máy cày xuống cày đất, đào cỏ, trồng một vạt sắn cho bà con, mọi chuyện coi như xong, bà con không cầm được đồng bạc nào. Xong vụ sắn, bà con thu hoạch được từ vài trăm ngàn đồng đến một triệu đồng trên mỗi sào.

Chị Phục nói rằng lẽ ra phải giao số tiền đó cho bà con nông dân, bắt buộc bà con nông dân phải viết cam kết là trồng đúng diện tích, đúng giống cây sau khi nhận tiền. Chỉ cần chừng đó thôi, không cần phải cam kết chăm sóc và thu hoạch cây, bởi đây là điều bắt buộc người ta phải làm, nếu bắt cam kết lại chạm đến tự ái. Nhưng chính quyền địa phương đã không làm thế, đã trồng mỗi sào sắn vào vườn bà con với giá mười triệu đồng, bà con không biết gì về đồng tiền nhà nước.

Đây là kiểu làm việc vừa xúc phạm danh dự, coi bà con không ra gì, vừa tham lam, tự tung tự tác mà giới cán bộ địa phương đã hành xử với bà con nông dân. Chị Phục nói thêm là đừng tưởng những con đường người ta làm cho dân đi, hoàn toàn không phải vậy. Ví dụ như đường đi từ đường mòn Hồ Chí Minh lên Ngọc Lặc, Bá Thước hay Thường Xuân, nếu không có các cơ quan nhà nước ở đó và không có các công trình hồ chứa thủy điện, chị tin rằng người ta chưa mở đường. Các con đường này mở ra nhằm mục đích vận chuyển vật liệu, đưa xe máy, xe ủi lên miền núi. Và ở đâu có mở đường, ở đó người Mường bị mất đất rất nhiều, hoặc là bị thu hồi đất rừng, hoặc là bị hù dọa để mua với giá rẻ bèo, sau đó bán cho nhà buôn với giá cao gấp mười mấy lần để mở quán xá, cửa hàng…

Chính vì đường không phải mở ra cho dân đi, không nhằm nâng cao dân trí mà hầu hết các con đường đi đến đâu, đời sống đồng bào Mường trở nên tệ hại đến đó.


Cái đói mùa mưa

Một người tên Lễ, sống ở huyện Mường Lát, Thanh Hóa, chia sẻ thêm:

“Dân tộc ở đây có nhiều cái đỡ hơn nơi khác. Họ làm siêng năng, trồng luồng, trồng mía, trồng sắn. Nhưng nói vậy chứ vẫn khổ lắm. Tuy không đói như ngày xưa vì cón ngô (bắp), sắn. Tuy vậy, đến mùa giáp hạt cũng thiếu gạo à, vì không có ruộng. Có nhiều người khổ, dính phải rượu chè, thua… Đa phần bà con thiểu số đi mua gạo.”

    Tuy không đói như ngày xưa vì cón ngô (bắp), sắn. Tuy vậy, đến mùa giáp hạt cũng thiếu gạo à, vì không có ruộng. Có nhiều người khổ, dính phải rượu chè, thua… Đa phần bà con thiểu số đi mua gạo.
    -Ông Lễ

Theo ông Lễ, năm nào cũng đến thời điểm tháng chín âm lịch trở đi thì cái đói bắt đầu rình rập rồi hoành hành bà con đồng bào thiểu số như Mường, Thái Trắng, Dao Đỏ, Thái Đỏ… Bởi trong thời gian này, vấn đề giao thông giữa miền xuôi và miền ngược trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đặc biệt, vấn đề lưu thông hàng hóa giữa hai miền giảm đến mức giống như không có bởi đường đi nguy hiểm, có thể bị lũ quét, đất chuồi bất kì lúc nào và lúc này bà con đồng bào thiểu số cũng không có tiền, hàng hóa ế ẩm, các chủ hàng bỏ luôn địa bàn miền núi.

Thường thì vào mùa đói, đồng bào thiểu số chỉ còn một cách duy nhất là chấp nhận mua hàng ký sổ với giá cao hơn bình thường và vay nặng lãi của các chủ cửa hàng người Kinh sống gần đó để tự cứu đói. Đến mùa thu hoạch, lại mang sắn, lúa đến trả cho các chủ cửa hàng người Kinh. Và mỗi lần thanh toán những khoản nợ, bao giờ số tiền thanh toán hoặc số hàng thanh toán cũng dao động từ gấp rưỡi đến gấp đôi so với giá mua bình thường.

Chính vì không còn đất rừng để canh tác, rừng đã bị nhà nước thu hồi hầu như là không còn gì, không có ruộng để canh tác, không có vốn liếng để làm ăn… Chính vì vậy, chỉ có hai con đường để bà con đồng bào thiểu số tự cứu lấy mình thoát khỏi cái đói, đó là mang bị gậy đến xứ khác để xin ăn, hoặc nếu có sức khỏe thì đi làm thuê tứ xứ. Bởi không còn đường nào khác cho đồng bào miền núi ở đây. Bởi lẽ, khi mà cả chính quyền địa phương và nhà buôn đều chưa bao giờ tỏ ra khoan nhượng với những đồng bào nghèo, mặc sức bóc lột, mặc sức lợi dụng và mặc sức thu hồi như vậy, thì e rằng không sớm cũng muộn, đồng bào thiểu số sẽ đối mặt với nạn diệt vong.

Ông Lễ nói rằng vấn đề diệt vong không phải là chuyện hoang tưởng mà là sự thật nếu như đời sống bà con đồng bào thiểu số tiếp tục bị đẩy vào chân tường, không có lối thoát. Và ông cũng kêu gọi giới cán bộ, quan chức hãy thôi lợi dụng nỗi khó khăn, thiếu ăn thiếu học và đau khổ của đồng bào thiểu số để bóc lột, để ăn trên mồ hôi, xương tủy của bà con nữa! Bởi với bà con đồng bào Mường, Thái Trắng, Dao Đỏ, Mông, Thái Đỏ… tuy không có cái chữ là bao nhiêu nhưng đạo lý làm người thì có. Và chuyện ác giả ác báo cũng là chuyện phải có! Ông khuyên giới cán bộ hãy ngừng ngay nhưng hành động tội lỗi, đừng để đến mức quá muộn, không cứu chuộc được nữa!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.


Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa   Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeSun Feb 21, 2016 12:34 am


Ảnh cậu bé giúp mẹ đẩy xe rác trên quốc lộ khiến nhiều người xúc động

Bức ảnh cậu bé giúp mẹ đẩy xe rác giữa ngày rét kỷ lục cận Tết đã gợi lên trong lòng người xem nhiều cảm xúc.

Bức ảnh được đăng trên trang Facebook cá nhân của anh Đỗ Xuân Bút (tác giả của bộ ảnh 'Đứa trẻ công nghệ' gây chú ý thời gian qua). Trong đó, cậu bé có mẹ là một lao công dọn rác trên đường. Cậu bé khoác áo ấm, đi ủng, cố sức để cùng mẹ đẩy chiếc xe rác nặng trĩu trên quãng đường quốc lộ 39 về nơi tập kết rác.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 1454469845_cau-bejpg


Anh Xuân Bút chia sẻ: "Tôi gặp cảnh tượng này trên đường đi về nhà... Giữa tiết trời giá rét. Cậu bé không chê mẹ nghèo khó !!! Cậu làm việc cùng mẹ. Cậu bé và mẹ của mình đùn chiếc xe rác khá xa. Tôi phóng xe máy lên cách đó 50m và lén lút rút chiếc máy ảnh ra... Và lén lút chụp vội 1-2 tấm. Mắt hơi cay cay khi nhìn thấy rất nhiều xe rác ở bến tập kết rác. Cậu và mẹ lại tranh thủ phân loại những vỏ chai và vỏ lon để bán...". Ảnh được chụp tại Yên Mỹ, Hưng Yên vào ngày 28/1 vừa qua.

Tác giả bức ảnh chia sẻ thêm: "Mình vừa cảm động và có chút buồn man mác khi chứng kiến cậu bé nhỏ tuổi nhưng đã biết giúp mẹ, không chê trách, không oán than, không buồn bã về nghề của mẹ đang làm. Theo mình được biết, người mẹ trong ảnh làm công nhân vệ sinh môi trường ở gần khu chợ cách bãi rác tầm 1km. Khi xe đến điểm tập kết, cậu và mẹ lại phân loại vỏ chai để kiếm thêm tiền đồng nát...".

Khoảnh khắc một cậu bé tiểu học đẩy xe rác giúp mẹ được chia sẻ trên một fanpage lớn gây xúc động. Dù cuộc sống khó khăn nhưng có lẽ đây là người mẹ hạnh phúc nhất thế gian. Rất nhiều bình luận bày tỏ sự xúc động và khen ngợi hành động của cậu bé.

Bạn Tú Linh bình luận: "Điều tuyệt vời của cuộc sống".

Chỉ một hành động nhỏ của cậu con trai, mình tin người mẹ này sẽ nở nụ cười hạnh phúc, dù cuộc sống có nghèo khó đi chăng nữa", Mai Nguyễn viết.

Một cư dân mạng khác tự nhận có quen biết hai mẹ con trong ảnh nói thêm rằng hàng ngày cậu bé vẫn giúp đỡ mẹ như vậy.

Từ bức ảnh này, một cư dân mạng bình luận: "Có những đứa con mè nheo, giận dỗi vì bố mẹ không cho tiền mua điện thoại iPhone, mua xe máy... có biết đâu được bố mẹ kiếm đc đồng tiền vất vả như thế này. Chưa kể có những người không nhận bố mẹ nghèo khó vì sợ xấu hổ với bạn bè".

Đinh Hương
Nguồn: Gia đình Việt Nam

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Images?q=tbn:ANd9GcRJYaicH-sstVlO-NN7vqLb89wRvaruDWV_opqNhzHjQetVazmC

Niềm vui năm mới của người mẹ cùng con quét rác


Người mẹ trong bức hình gây chú ý ngày Tết cho biết, chị không ngờ buổi làm việc của hai mẹ con lại lọt vào ống kính và được chia sẻ trên mạng.

Khoảnh khắc em bé phụ mẹ đẩy xe rác do tác giả Hồ Hải Hoàng ghi lại mới đây thu hút hơn 15.000 like (thích) cùng hàng nghìn bình luận xúc động.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 12670129_927149057340307_2043312406498553761_n
Hình ảnh em bé phụ mẹ làm việc gây xúc động ngày Tết. Ảnh: Sóng Nghệ.

Chia sẻ với Zing.vn, anh Hồ Hải Hoàng - chủ nhân các bức ảnh gây chú ý trên mạng - cho biết, anh gặp hai mẹ con chị Thơm trong chuyến đi chơi xuân chiều mùng 3 Tết.

“Tình cờ bắt gặp cô bé ngồi một mình ngoài đường, tôi nhìn sang bên kia thấy một chị lao công đang quét lá cây. Tôi đã quyết định quay lên cầu vượt ghi lại những hình ảnh đó” - anh Hoàng nói.

Sau đó, vào trưa nay (12/2), anh đã tìm đến tận phòng trọ của chị Thơm ở làng Phú Đô để thăm hỏi và in một bức ảnh hai mẹ con để "lì xì" cho bé Trang.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 12669480_928033493918530_1529746959392712874_n
Hai mẹ con chị Thơm trong gian phòng trọ. Ảnh: Sóng Nghệ.

"Vào căn phòng chị ấy ở, không có đồ vật gì giá trị ngoài chiếc tivi cũ, chẳng đào, chẳng quất. Chồng thì ly thân đã lâu, một mình chị nuôi hai con nhỏ. Ngày đi lao công, đêm về chị đi bán thêm nước chè mong có đôi đồng cho con ăn học" - anh Hoàng kể về gia cảnh của nữ công nhân.

Nhiều người liên hệ bày tỏ sự xúc động, thương cảm nhưng chị Thơm luôn đối đáp một cách lạc quan, yêu đời. Hai mẹ con đều vui vì bất ngờ gây chú ý.

Họ nhìn nhận sự nổi tiếng khá hồn nhiên, không mưu cầu lợi ích. Chị Thơm cho hay, chị hài lòng với công việc quét rác, mong nghề này giúp chị đủ tiền nuôi con cái ăn học bằng người.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Anh1-8005-1455418358
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa   Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitimeSun Jan 01, 2017 12:04 am



Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa


Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Những chuyện cười ra nước mắt của người dân nông thôn ngày nay có hàng trăm thứ khổ, kể hoài kể mãi không bao giờ hết. Mỗi ngày phát hiện ra nhiều kiểu khác nhau. Gần đây nhất là chuyện cây cầu... hơn một gang tay ở xóm Đổi Mới. Việc này được chính đài truyền hình VTV1 của nhà nước phát sóng cho cả nước cùng biết.

Mới tuần trước, bản tin thời sự của VTV1 phát bản tin nguyên văn đoạn mở đầu như sau, “Ngày ngày, có hàng trăm người đi qua một cây cầu chỉ còn trơ khung sắt và mặt cầu chỉ lát vài thanh gỗ, rộng chừng hơn gang tay nối liền xóm Đổi Mới và xóm Đá 2, xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc của tỉnh Hòa Bình.”

Bản tin khá dài, tôi xin tóm tắt những điểm chính qua những hình ảnh tôi đã xem trên truyền hình của nhà nước và báo chí “chính thống” chứ không phải của “bọn phản động” tung tin láo đâu.

Chuyện cây cầu với những hình ảnh sống động. Những em bé chỉ chừng 7-8 tuổi, thậm chí bé hơn đi qua cây cầu trông bộ khung sắt thì khá lớn nhưng mặt cầu chỉ là vài thanh gỗ rất nhỏ, chỉ đủ cho một bàn chân, một người đi qua và phía dưới là cả lòng suối sâu hun hút.


Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 01

Cây cầu treo nối liền hai xóm Đổi Mới và xóm Đá 2 của xã Lỗ Sơn chỉ còn trơ khung sắt.

Ấy thế mà các em học sinh của xã Lỗ Sơn vẫn ngày ngày qua đó. Nhiều em còn không cần vịn vào sợi dây thép mỏng manh, bỏ cả hai tay đi qua, như những diễn viên xiếc lành nghề đang biểu diễn nơi công cộng.

Theo báo chí tường thuật lời ông Bùi Văn Nượm, chủ tịch xã đó thì cây cầu trên đã có từ lâu rồi. Năm 2014, một đoàn kiểm tra của chính quyền tỉnh, huyện Tân Lạc xuống, cho rằng cầu này đã xuống cấp, không đủ điều kiện sử dụng nên đã yêu cầu xã dỡ bỏ mặt sàn và chờ dự án đầu tư.

Nhưng trong hai năm qua, chẳng có dự án mới nào thay thế cả. Người dân hai xóm Đổi Mới và Đá 2 đã không thể chờ đợi, không thể đi đường vòng 4-5 km hay lội suối, nên họ buộc phải đi như xiếc qua cầu. Các em không hề nghĩ chẳng may trượt ngã, thì mùa cạn, bên dưới suối sâu toàn đá, còn mùa mưa thì lại lũ dữ, tính mạng cũng khó mà bảo toàn.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 07
Nhà ông Lê Hữu Tình - cậu ruột bí thư xã - đã hoàn thành trị giá trên nửa tỉ đồng.

Chuyện này đã xảy ra ở nhiều nơi như ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên chuyện người lớn đu dây qua sông, chui vào túi bóng để người khác kéo qua sông, qua suối.


Hay tại xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) nằm ở bờ bắc sông Krông Ana, vượt qua sông bằng xuồng rất nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa lũ, nên phải nghĩ ra cách “đánh đu” trên lòng sông rộng hơn 50 m.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 06

Người thân Bí thư Đảng ủy xã nhận suất 40 triệu về xây dinh cơ gần 1 tỷ.

Trở lại chuyện cây cầu rộng một gang tay. Ai cũng thấy sự quá nguy hiểm cho tính mạng người dân và người dân mong đợi chính quyền lảm cây cầu tạm hoặc sửa sang lại cho bớt hiểm nguy.

Nhưng giải quyết như thế nào?

Cách mà “những người có trách nhiệm” giải quyết vô cùng độc đáo là tháo luôn cầu. Giờ thì người dân Lỗ Sơn chỉ còn cách duy nhất là liều mình băng qua dòng suối. Chắc chính quyền không muốn nghe những lời phàn nàn của người dân nên bỏ tuốt cây cầu cho yên thân.

Sự chờ đợi của người dân Lỗ Sơn tuyệt vọng tới mức, giờ họ mong nhớ cây cầu rộng một gang tay kia. Họ còn nói rằng giá mà báo chí, truyền hình đừng nhắc gì đến cây cầu thì họ vẫn còn có cái để qua sông.


Sự giải quyết những nguyện vọng chính đáng của người dân thường được các quan địa phương “nhanh gọn” như thế cho đỡ phiền, các quan còn phải đi họp, đi liên hoan, đi lễ Tết… đừng làm phiền đến các ông. Người dân còn hy vọng gì vào các ông lo cho dân nữa, ông lo cho nhà ông chứ tội gì lo việc bá vơ.
Một chuyện khác cũng mới xảy ra gần đây nhất, chuyện các quan ăn chặn ăn bớt của dân, thật ra chuyện không mới nhưng không ngờ đến bây giờ còn xảy ra còn “dã man” hơn.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 05
Đánh đu trên lòng sông rộng hơn 50 m.

Nhà nghèo không có quà cứu trợ, xóm trưởng nhận hẳn... 4 phần

Đó là sự việc đang gây phẫn nộ tại xóm 3, xã Hương Đô, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Vào sáng ngày 12 tháng 11, một công ty đã về tại UBND huyện Hương Khê trao hơn 300 suất quà, mỗi suất trị giá 500 ngàn đồng, cho bà con bị ảnh hưởng sau trận lũ vừa qua. Hầu hết các nhà dân tại xóm này đều bị ngập lụt, đặc biệt có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn lại không được nhận quà, trong khi gia đình xóm trưởng lại nhận hẳn... 4 phần quà (!). Còn 46 suất, người dân cho rằng xóm trưởng lập ra danh sách 46 người nhưng thực chất thì trong số đó có nhiều người là vợ chồng.

Cũng theo anh Phương thì đa số những người nhận quà đợt này đều khá giả và có rất nhiều người là anh em với ông xóm trưởng. Người dân còn cho biết:

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 04
Chui vào túi nilông và nhờ người biết bơi kéo qua suối.

“Đa số họ là anh em của xóm trưởng. Kinh tế đều thuộc dạng khá giả, có nhà còn có ô tô, trong khi đó nhiều người già neo đơn thì không được,” Đến sáng ngày 12/11, các gia đình dân có trong danh sách trên đã lên UBND huyện Hương Khê để nhận quà. Nhưng sau khi về, các hộ dân này khẳng định đã bị xóm trưởng thu lại... 300 ngàn đồng một phần.

Một gia đình cho biết, “Sáng hôm qua tôi được xóm trưởng đến thông báo là hai vợ chồng lên huyện để nhận quà. Danh sách này là xóm lập nên tôi không biết. Sau khi hai vợ chồng chúng tôi nhận về thì xóm trưởng thu về 600 nghìn đồng, vợ chồng tôi chỉ nhận được 400 nghìn đồng.”

Thế là quan xã cướp trắng của người dân không cần bóp cổ. Tao là quan mày là dân nên tao có quyền thu phát bao nhiêu là do tao. Cú này nếu tính tất cả dân trong làng lên đến hàng tỉ đồng chứ không ít. Các quan tha hồ chia nhau đi ăn nhậu, đi karaoké với bồ nhí nhé.

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 03
Đã có vài trường hợp bị ngã nhưng nhiều em nhỏ vẫn phải liều mình qua cầu vì không muốn đi vòng đường xa.

Làm quan xã thời nay sướng hơn các ông Lý trưởng thời phong kiến. Các ông Lý trưởng còn sợ ông chánh tổng, nhưng ngày nay quan dưới có phần thì quan trên cũng có phần nên mọi việc đều êm ru bà rù rơi vào yên lặng. Cứ làm anh quan xã là ba đời sung sướng, con cháu cũng có phận nhờ. Mai này bố chết đi lại có cá chú các bác “đề bạt” làm ông này bà nọ “theo đúng quy trình” ngồi lên đầu những thằng dân đen. Mọi chuyện đều “hợp pháp, đúng luật.”

Ôi, luật lệ do quan đặt ra cái gì cũng đúng hết chỉ có thắng dân là sai. Cái gì cũng sai! Thế nên ở VN “sáng tạo” ra hàng loạt “luật rừng.”

Ngoài ra còn chuyện những bất hợp lý trong hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình chính sách tại xã An Hữu (Cái Bè, Tiền Giang).

Họ hàng nhà quan chức ưu tiền được nhận tiền hỗ trợ

Người dân cho biết việc ông Nguyễn Văn Phúc (cha ruột ông Nguyễn Lê Sơn, Bí thư Đảng ủy xã An Hữu) được ưu ái nhận phần hỗ trợ nhà tình nghĩa dù gia đình khá giả, nhà ông Phúc không thuộc loại hư hỏng, dột nát theo quy định. Lại thêm ông Lê Hữu Tình (cậu ruột ông Sơn) cũng được ưu tiên hỗ trợ nhà ở chính sách với trị giá 40 triệu đồng ($1,700).

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa 02
Các vị phụ huynh và học sinh phải men theo những thanh sắt nhỏ trên cầu để đến trường.

Sau khi nhận hỗ trợ 40 triệu đồng, gia đình ông Tình xây dựng một căn nhà theo kiểu biệt thự “hoành tráng” nhất vùng với hàng rào cao bao quanh, kinh phí gần 1 tỷ đồng ($44,000). Một người dân ở gần đó cho biết, “Gia đình ông Tình thuộc diện giàu có trong vùng, mấy đứa con ông đều có việc làm ổn định. Ông Tình có một căn nhà đang cho thuê ngay tại trung tâm xã, vườn cây ăn trái cũng thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhưng vẫn được hỗ trợ nhà ở cho gia đình chính sách khiến ai cũng tức bực.”
Tương tự là trường hợp ông Nguyễn Văn Phúc cũng được ưu tiên nhận một suất xây dựng nhà tình nghĩa. Khi nhận một suất hỗ trợ 40 triệu đồng, căn nhà ông Phúc đang xây gần hoàn thành và theo kiểu “biệt thự vườn” với kinh phí hàng trăm triệu đồng cũng rất hoành tráng như nhà ông Tình.

Cách nhà ông Tình, ông Phúc khoảng vài trăm mét là căn nhà gỗ mục nát của ông Nguyễn Văn Bé Tư, SN: 1955 (là cựu chiến binh). Ông Bé Tư mất cách đây gần hai tháng nhưng vẫn chưa được hỗ trợ nhà tình nghĩa. Căn nhà gỗ của ông Bé Tư đã hư hỏng phải dùng cây tràm chống đỡ để khỏi bị sập. Sau khi ông Bé Tư chết, gia đình mới được nhận thông báo sẽ được cấp hỗ trợ 40 triệu đồng để xây dựng nhà tình nghĩa trong năm nay.

Nhưng chờ đến bao giờ chưa biết. Họ hàng hang hốc nhà quan cứ việc lãnh tiền trợ cấp, ăn cướp của dân nghèo xây biệt thự, xây lâu đài cho các bà vợ.

Những chuyện khốn nạn như thế xảy ra thường xuyên ở những nơi khác, chuyện quái đản hơn nữa chuyện xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) rất bực tưc vì dự án hỗ trợ con giống thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chính quyền địa phương nơi đây lại “ưu ái” dành cho cán bộ và người thân cán bộ, còn dân nghèo thì… đứng ngoài cuộc.

Người mù cũng biết ký tên

Hầu hết những người được cấp con giống đều là cán bộ và người thân cán bộ. Trong số đó có ông Phan Văn Thiết (cha vợ ông Dương Văn Nguyện-Chủ tịch hội nông dân xã); ông Nguyễn Văn Tánh (anh vợ ông Võ Thành Lĩnh- Phó Chủ tịch UBND xã) và các Bí thư, Trưởng ấp, Chi hội trưởng Hội nông dân các ấp thuộc xã Viên An Đông…

Đặc biệt, có trường hợp hết sức “vô lý” là ông Phạm Đến Tiếp, là Chi hội trưởng Hội Nông dân ấp. Theo người dân cho biết gia đình ông Tiếp chuyên kinh doanh mua bán cua giống, nhưng lại được hỗ trợ cua giống từ chương trình.

Trong các biên bản họp dân tại các ấp để xét chọn đối tượng hỗ trợ gửi về cấp trên, trong số người dân tham gia ký tên có ông Phan Văn Chủ (anh ruột ông Phan Văn Thiết, người được xét chọn). Điều đặc biệt là ông Phan Văn Chủ bị mù, không viết được, nhưng lại có ký tên vào biên bản (?).

Phù phép kiểu này đúng là ngu ngốc nhưng tại sao vẫn qua mặt được quan trên?
Hỏi như thế là đã trả lời rồi. Chuyện nông thôn mới ở VN mà, chuyện “đểu” cỡ nào, chuyện quái quỷ gì cũng có thể xảy ra.

Văn Quang (cuối tháng 12, 2016)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa   Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Xã Hội, Đời Sống-
Chuyển đến