Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
thuoc Nguyen bich nguyet Chung Nhung VNCH chuyen linh Saigon quynh chất trong Trung nhac quan phải không ngắn sáng hoang quang ngam truyện quốc chẳng
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI)

Go down 
Tác giảThông điệp
LHSon
Khách viếng thăm




Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Empty
Bài gửiTiêu đề: Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI)   Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitimeFri Jun 14, 2013 11:11 am


Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI)

By Thụy My
Đăng ngày 2013-06-12

Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Riz%20vietnam%202
Nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đang gặt lúa (REUTERS /Mua Xuan)

Tại Việt Nam, khoảng 70% trong tổng số đơn thư khiếu tố thuộc về lĩnh vực đất đai. Thái độ và bản lĩnh trong việc sẵn sàng đối đầu với chính quyền của những người dân mất đất đang có chiều hướng bùng phát, bởi cho tới nay, hình như vẫn chưa có gì thay đổi đáng kể sau vụ Tiên Lãng.

Tạp chí cộng đồng hôm nay được thực hiện với sự tham gia của Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển Nông thôn trường đại học Cần Thơ ; kỹ sư Nguyễn Thể Hà, chuyên gia về cơ giới hóa nông nghiệp ở Long An và ông Đàm Văn Đồng, nông dân ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.

Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII khẳng định mục tiêu của Đảng và Nhà nước là xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện và bền vững, giữ vững an ninh lương thực quốc gia, cải thiện đời sống người nông dân, đổi mới bộ mặt nông thôn…

Thế nhưng vào cuối tháng 5/2013 và cùng thời gian với cuộc họp Quốc hội, báo Nông nghiệp Việt Nam viết về tình cảnh phân hóa trong các gia đình nông dân với bài “Vỡ làng”. Bài báo cho biết xã Tam Cường (huyện Tam Nông, Phú Thọ) là một điển hình cho sự “vỡ làng” đau đớn ấy. Do phản đối chính sách lấy đất ruộng, 20 đảng viên bị khai trừ hoặc cảnh cáo, một số người bị cách chức, thậm chí bị giam trên huyện. Có người đi bệnh viện huyện cũng bị bác sĩ hỏi đã ký bán ruộng chưa. Loa phóng thanh ra rả suốt ngày rằng những người không ký bán ruộng là kẻ xấu, là thoái hóa biến chất, là lầm đường lạc lối…

Người cày phải có ruộng


Đầu năm 2012, vụ ông Đoàn Văn Vươn và gia đình ở Tiên Lãng, Hải Phòng bị cưỡng chế đất đai đã gây xôn xao trên cả nước. Hiện tượng người dân khiếu kiện tập thể về đẩt đai diễn ra khắp nơi. Các chủ đầu tư mua chuộc chính quyền địa phương để chèn ép người dân, có khi sử dụng cả công an và quân đội để cưỡng chế, thậm chí cả bọn côn đồ để hăm dọa, hành hung người dân, như trường hợp ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.

Ông Đàm Văn Đồng, nông dân Văn Giang cho biết sơ qua tình hình tại chỗ hiện nay:

Bà con ở Văn Giang thì lúc này cũng đang trên đường đi khiếu kiện, đến các cơ quan chức năng ở trung ương nhưng chưa thấy một cơ quan nào hồi âm cả. Thứ hai là bà con đã giành lại được số ruộng đã cấy được hai vụ lúa, trong lúc này bà con vừa phải thu hoạch, vừa phải đi gởi đơn lên các cơ quan chức năng.

Vừa rồi chúng tôi mới thu hoạch có hơn một buổi thôi, giành lại được một tí đất mà được hơn chục tấn thóc. Ruộng nương ở đây rất phù hợp. Chúng tôi tìm lại được cái băng hình ngày khởi công năm 1958 đào sông Văn Hải đến mức độ như thế nào thì đến bây giờ dòng sông Văn Hải nó phục vụ cho cánh đồng của ba xã chúng tôi rất là màu mỡ, thuận tiện.

Đất của chúng tôi không phải là đất ngập úng mà đất rất là đẹp, chính vì thế mà chúng tôi lúc nào cũng tâm niệm rằng với người nông dân thì người dân phải có ruộng cày.Cho nên chúng tôi vẫn tiếp tục yêu cầu các cấp chính quyền giải quyết trả lại ruộng cho chúng tôi. Thứ hai là việc thực hiện dự án đô thị thương mại du lịch Ecopark này là trái hoàn toàn pháp luật.

Dân không có đất thì không sống được, mà cái đất này làm ra rất nhiều của cải vật chất cho chúng tôi. Nói chung là trồng lúa tốt mà trồng cây cảnh, trồng cây ăn quả cũng tốt. Như gia đình tôi có hơn 900 mét vuông đấy, kể cả tôi không làm, tôi cho họ thuê trồng cây cảnh một năm tôi cũng được mấy chục triệu. Phải bán cho nhà đầu tư được có 43 nghìn đồng một mét vuông, mà mất trắng. Họ chỉ lợi dụng kẽ hở của luật pháp nhà nước mà họ lấy đất của dân một cách trắng trợn như thế này.

Một sào của chúng tôi ở đây là 360 mét vuông, thì một năm riêng 360 mét vuông này nếu trồng cây cảnh là phải làm ra tới mấy trăm triệu trên một sào. Năm trăm triệu trên một sào.

Bán cho họ thì nếu tính về tiền đất thì mới được có 20 triệu. Vì đến bây giờ đấu tranh như thế họ mới giả lên tới 75 nghìn đồng một mét, mà nhân với 360 mét. Quá rẻ mạt ! Một mét vuông mới mua được một cái quần đùi. Thì bảy nhăm nghìn đồng một mét. Trong khi đó, khi họ lấy được của dân họ bán được bao nhiêu triệu một mét.

Thôn quê và thành thị : Quá cách biệt


Còn ở miền Tây, Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển Nông thôn trường đại học Cần Thơ trước hết có nhận xét chung về đời sống của người nông dân :

Cùng với đà phát triển kinh tế chung của đất nước thì đời sống có được cải thiện hơn so với những năm trước đây. Tuy nhiên so với các thành phần kinh tế khác, và so với mức đóng góp của nông dân mình với sự phát triển kinh tế chung của đất nước, thì quá chậm. Có thể nói là đời sống người nông dân ở nông thôn thua kém rất là nhiều thành phần khác. Cơ bản là vì lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp quá thấp.

Theo số liệu mới đây, trong sản xuất lúa của nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong gần hai thập niên vừa qua, tính trên tỉ lệ lời so với tiền vốn người ta bỏ ra, thì nó không thay đổi. Vả lại diện tích đất cho mỗi hộ nông dân càng ngày càng thu hẹp, do tỉ lệ gia tăng dân số ngày càng lớn. Cho nên tính ra thu nhập bình quân trên hộ ở nông thôn rất là thấp.

Đặc biệt trong những năm gần đây, tình hình tiêu thụ nông sản hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là ở thị trường đầu ra, khâu điều tiết, xuất khẩu hoặc là phân phối trong nội địa chưa được tốt. Thành thử giá cả nông sản rất bấp bênh, nhiều trường hợp là lỗ. Thí dụ như lúa năm nay cho tới thời điểm này, cái giá nông dân bán ra dưới giá thành người ta sản xuất.

Tỉ lệ đất đai bình quân trên đầu người hoặc trên hộ ở nông thôn ngày càng đã thu hẹp rồi, tại vì dân số ngày càng nở ra, mà đất thì nó không nở. Trong khi kèm với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa thì một số lượng lớn diện tích bị chuyển sang làm khu công nghiệp hoặc đô thị. Thành thử diện tích đất phục vụ cho nông nghiệp cũng thu hẹp nữa.

Mà nguy hiểm hơn nữa là những vùng đất phì nhiêu ven sông, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp thì lại bị đô thị hóa với công nghiệp hóa đẩy vô những vùng sâu khó khăn hơn. Do đó sức sản xuất của đất cũng bị sút giảm, tại vì vô những vùng phèn, trũng hoặc là ngập úng…làm cho năng suất có phần sút giảm.

Tất cả những yếu tố đó cộng lại làm cho thu nhập của người nông dân ở nông thôn rất là khó khăn. Thêm nữa, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi, điện và những phương tiện sinh hoạt kém rất xa so với thành thị. Cho nên vấn đề tiếp cận với thị trường, tiếp cận với thông tin cũng là yếu tố giới hạn cho sự vươn lên làm giàu của người nông dân.

Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) DSC00962

Nỗi khổ của người nông dân mất đất


Mảnh đất là nơi sinh nhai của người nông dân, một khi mất đất, họ sinh sống như thế nào ? Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ cho biết :

Thông thường những người bị mất đất thì Nhà nước cũng có đền bù theo quy định. Kèm theo đó Nhà nước cũng có chánh sách tái định cư cho người ta. Nhưng mà có cái khó là nông dân hồi trước tới giờ chỉ biết làm ruộng, vườn, rẫy thôi. Bây giờ đất mất rồi, có chỗ ở khác thì lại không có phương tiện sản xuất. Họ chuyển đổi nghề nghiệp cũng gặp khó, tại vì người ta chưa hề có kinh nghiệm trong kinh doanh hoặc làm dịch vụ các thứ.

Vả lại cái cơ hội để mà họ chen vào những thị trường kinh doanh, dịch vụ này rất là khó khăn. Tại vì cái lượng lao động dôi ra ở các khu cư dân tập trung tái định cư thì phương tiện, điều kiện sinh sống của người ta không được bảo đảm. Mặc dầu họ có nhận được phần tiền đền bù về đất đai, nhưng dần dần một thời gian sau thì không có chuyện gì làm, cho nên ăn vô đó, rồi cuối cùng cũng trở nên trắng tay hà. Phần lớn rất là khó khăn.

Nhà nước cũng có đưa ra chương trình dạy nghề kèm theo. Nhưng mà dạy nghề xong rồi là chưa hết. Học nghề thì ai cũng học, nhưng mà đâu phải là ai cũng có thể tổ chức cuộc sống mình theo cái ngành nghề đó được. Tại vì số lao động dư thừa hiện có đã lớn rồi, bây giờ mình lại gia nhập vô cái đội quân đó, với tư cách là lính mới ngơ ngác thì làm sao mà cạnh tranh lại được với những cơ sở, những người đã có nghề nghiệp ổn định rồi ?

Cho nên vô vàn khó khăn cho những nông dân bị mất đất đó.

Ông Đàm Văn Đồng cũng nói lên một thực tế:

Đất đã nuôi sống bao nhiêu đời, từ xưa đến nay những người nông dân như chúng tôi và kể cả mãi mãi sau này đời con em chúng tôi cũng phải sống bằng đất. Bây giờ thực tế cứ nói là đô thị hóa rồi công nghiệp nhưng con em chúng tôi bây giờ không có tiền thì không xin được việc. Vì cái chế độ bây giờ xin đâu cũng phải tiền. Thế mà những kẻ dốt nát lại là con nhà giàu, nó có tiền thì nó lại được vào làm. Con em như chúng tôi có trình độ mà không có tiền cũng không làm gì được, cho nên là rất bất công ! Đành vẫn phải tiếp tục giữ ruộng để làm.

Khi làm dự án người ta có nói song song đó sẽ tạo công ăn việc làm cho bà con không?

Đấy là trò lừa bịp của các cơ quan và các nhà đầu tư thôi. Chứ khi thu hồi ruộng của dân xong, con em chúng tôi có vào làm đi chăng nữa thì dăm bữa nửa tháng họ sẽ thải hồi, cho là không có trình độ. Lúc đầu chưa lấy được ruộng thì họ lừa bịp dân như thế thôi.

Vùng đất Văn Giang của chúng tôi trước kia chưa có dự án, sống bằng đồng đất thì dân chúng tôi rất giàu có. Bất cứ ai về đến đất Văn Giang cũng phải thấy rằng làng mạc của chúng tôi rất trù phú. Toàn nhà cao tầng, mà từ đất mà lên. Chính từ những năm có dự án đến bây giờ đã làm xáo trộn cuộc sống của nhân dân, mất an ninh trật tự, xã hội đen thì mỗi ngày nhiều lên, con em nghiện ngập lại càng nhiều, giai gái đĩ điếm.

Tất cả là do dự án mang đến hết. Chứ còn trước kia, những năm chưa có dự án là đất chúng tôi rất yên bình. Nhiều người lạ tới, chính bản thân họ cũng phải dùng đến lực lượng xã hội đen này để dằn mặt những người cương quyết đấu tranh để giữ lại đất.

Thanh niên làng bây giờ là không công ăn việc làm. Những hộ đã lấy tiền đền bù ruộng rồi bây giờ không việc làm cũng chỉ nhong nhóng đi chơi thôi. Mất ruộng rồi là không công ăn việc làm duy nhất bây giờ còn những gia đình chưa thực hiện dự án giành giật lại được ít ruộng cấy để chúng tôi lấy hạt thóc ăn thôi.

Tự dưng mắc nợ!

Đất nông nghiệp bị tịch thu cho những dự án kinh tế và công nghiệp, nhưng bên cạnh đó lại có một nghịch lý là khi người nông dân cần một diện tích đất để sấy và tồn trữ lúa, tránh tổn thất sau thu hoạch, thì lại phải đóng một số tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất rất lớn. Kỹ sư Nguyễn Thể Hà, nhà khoa học độc lập chuyên nghiên cứu về cơ giới hóa nông nghiệp cho đây là vấn đề phi lý:

Tức là nông dân thì làm lúa, nhưng mà người nông dân thì trồng lúa thôi, còn đất để cho nông dân tồn trữ lúa và sấy lúa không phải là đất nông nghiệp. Nông dân không có để làm kho tồn trữ lúa và để máy sấy lúa, bởi vì làm cái đó thì Nhà nước gọi là đất dịch vụ, đất khác, không phải đất nông nghiệp. Mà muốn làm đất công nghiệp thì phải chuyển đổi mục đích. Phải đóng một số tiền rất lớn, mà nông dân thì không có tiền để đóng.

Tôi thì cũng có miếng đất như vậy, cũng bốn, năm công gì đó. Đất hồi đó ở cũng mấy trăm năm nay rồi. Cả mấy chục năm nay không trồng lúa được, nhưng mà Nhà nước quy định đất lúa. Khi mà không trồng lúa được, Nhà nước mới kiểm tra lại thì nói đất này là đất thổ cư. Nếu mà tôi nhận sổ đỏ về thì tôi phải đóng mấy trăm triệu đấy.

Thế là cả xóm tôi không ai dám nhận cả. Đất của mình ở, tự nhiên giao cho mình cái sổ đỏ rồi mình mắc nợ. Tự nhiên mình mắc nợ, kỳ vậy ? Tôi cũng là người kháng chiến, đi mấy năm về rồi tự nhiên mình thiếu nợ Nhà nước, rồi tiền đâu tụi tôi trả ?

Nông dân cũng vậy. Nếu họ chuyển đổi đất để làm nơi sấy lúa, tồn trữ lúa thì họ phải đóng thêm số tiền rất lớn. Cái này không hợp lý trong chánh sách đất đai. Đất của mình hồi đó tới giờ vậy rồi không trồng lúa được thì họ chuyển thành đất thổ. Bây giờ nếu mình nhận số đỏ thì mình chịu lãi, 0,5%/ ngày, nghe người ta tính là 18%/năm. Thì có nhiều người ở Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi họ không dám nhận giấy tờ quyền sử dụng đất, bởi vì họ sợ rằng tự nhiên mắc nợ.

Mà đất của mình mình ở. Nhà tôi ở đó hằng 300 năm rồi, từ trước khi Gia Long vào đây lận, tới đời tôi là đời thứ sáu, thứ bảy rồi. Mà nếu tôi nhận sổ đỏ về thì tôi lại phải thiếu nợ tới mấy trăm triệu. Không nhận, có nghĩa là chúng tôi không tán thành chánh sách đất đai như vậy. Đóng tiền thì cũng có khả năng đóng được, nhưng không thể đóng bởi vì đất này của mình, tự nhiên mình mắc nợ sao được!

Bây giờ thì nông dân cũng rất cần đất để sấy lúa và tồn trữ lúa. Nông dân mình hiện nay thì ở nhà cũng đơn chiếc lắm. Người nông dân thì lớn tuổi rồi, không thể chở lúa từ ở ngoài ruộng rồi về nhà, làm khô ở nhà rồi mới chở tới nhà máy xay lúa. Thành ra phải chở tập trung lại một cái chỗ để làm khô, xong rồi mới xay xát. Có những người nông dân không có kho chứa lúa.

Sản lượng lúa mình tăng nhanh. Một người một hecta họ có thể làm được một vụ tới sáu, bảy tấn ; ba vụ họ làm được 20 tấn thì nhà họ đâu có chỗ chứa. Họ phải bán lúa ngay tại ruộng. Bán lúa tại ruộng là lúa tươi, về phải sấy ngay để cho nó không có sinh nhiệt. Cái đó cần có chỗ sấy và chỗ chứa công nghiệp.

Và tôi nghĩ rằng ý dân là ý trời mà, thì cũng không cản được dân đâu. Người dân Nam Bộ sẽ dùng đất của mình để sấy lúa và tồn trữ lúa, điều này chắc chắn sẽ thực hiện được. Không thể cản trở được nông dân giành lại chủ quyền đất của mình đâu. Tôi nghĩ rằng tới đây nông dân làm lúa tốt hơn, thì đời sống sẽ khá hơn thôi.

Hãy cứu lấy lũy tre và cánh đồng…


Từ việc tổ chức phi chính phủ Global Witness tháng vừa rồi cáo buộc Hoàng Anh Gia Lai và Tổng công ty Cao su Việt Nam, liệu có thể nghĩ đến việc có những tổ chức phi chính phủ Việt Nam chuyên hỗ trợ khiếu tố đất đai, có mối liên kết với các tổ chức phi chính phủ quốc tế hay không ? Trả lời RFI Việt ngữ qua email, bà Josie Cohen, phụ trách vấn đề đất đai của Global Witness cho biết, do nhân sự hạn chế nên tổ chức này chỉ chọn lựa những quốc gia họ hiểu biết nhiều như Cam Bốt để tác động. Nhưng bên cạnh đó cũng có những tổ chức khác có hoạt động liên quan đến đất đai ở Việt Nam như Land Nature, Oxfam.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt, trả lời phỏng vấn báo Nông nghiệp Việt Nam đã lo lắng:

“Tôi không biết các nhà lãnh đạo nghĩ thế nào, nhưng tôi nghĩ nông thôn là vấn đề chính trị quan trọng nhất. Nếu xử lý không tốt thì chúng ta sẽ nhổ rễ dân tộc chúng ta ra khỏi nền văn hóa của nó, biến dân tộc mình thành một cái chợ và bán tất. Trong đó việc bán đầu tiên là bán con người.

Mất lũy tre, mất cánh đồng, mất con cò, mất tiếng ru, mất cả tiếng dế. Bây giờ Tô Hoài có bỗng nhiên trẻ lại cũng chẳng cách gì có thể viết lại “Dế mèn phiêu lưu ký”.

Chúng ta bảo chúng ta yêu tiếng chim hót véo von, nhưng chúng ta sẵn sàng ăn trứng chim và phá tổ chim. Văn hóa của chúng ta là tiếng hót của con chim, mà nông thôn là cái tổ. Hãy để ý đến nông thôn, hãy cứu lấy nền văn hóa của chúng ta. Hãy cứu lấy cái tổ chim để duy trì tương lai của giọng hót”.

Khi luật pháp làm ngơ


Còn ông Đàm Văn Đồng nói lên quyết tâm của người nông dân chiến đấu để giữ đất :

Chủ đầu tư hiện nay thì vẫn cứ thuê côn đồ để đứng trông nom san lấp mặt bằng. Nhưng dân chúng tôi cương quyết giữ, vẫn đuổi được lũ côn đồ đi ra khỏi khu ruộng chúng tôi cấy. Chúng tôi giành được độ năm bảy chục mẫu rồi.

Bây giờ chúng tôi không nhận tiền đền bù thì trước tiên là tạm thời dân tập trung cấy cày trên thửa ruộng chúng tôi giành lại đó. Và như vụ này là được gần 20 tấn thóc, thì ý định của chúng tôi là chia cho các gia đình khó khăn, nhưng mà các gia đình đã đồng tình là bán đi để lấy tiền tái đầu tư cho vụ tới. Hiện nay chúng tôi đã sắm được máy làm ruộng, máy tuốt thóc…nói chung là chúng tôi đã sắm để trở thành một hợp tác xã nông nghiệp thực sự. Và chúng tôi có ý định sẽ thành lập hợp tác xã.

Trong giai đoạn này thì chúng tôi vẫn cứ đưa đơn khởi kiện ra tòa thì tòa huyện Văn Giang không dám giải quyết. Đưa đơn lên Quốc hội thì Quốc hội cũng làm ngơ, đưa lên chính phủ cũng thế. Cho nên chúng tôi bây giờ buộc phải giành lại đất, buộc phải một mất một còn với họ thôi.

Bản thân tôi bị đánh bao nhiêu lần đấy thì về pháp luật cũng đã trừng trị những kẻ gây án. Nhưng hực tế nó che mắt thế gian thôi, chứ chưa phải là xử đúng tội, còn bỏ sót nhiều tội.

Thậm chí nghị quyết của Tỉnh ủy là Đảng còn nói là những kẻ cầm đầu như chúng tôi là có những thế lực xúi giục đứng đằng sau. Nhưng thực chất chúng tôi là những người có một chút hiểu biết pháp luật. Khi hiểu biết luật thì chúng tôi làm theo luật, thì các cơ quan chính quyền lại làm ngơ, không dám giải quyết với chúng tôi bằng luật pháp, mà phải dùng xã hội đen để giải quyết với nhau. Thì chính bây giờ cũng buộc chúng tôi phải trở thành ngược lại, và chúng tôi cũng dám cầm vũ khí, để chúng tôi sẽ đánh !

RFI xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển Nông thôn trường đại học Cần Thơ; kỹ sư Nguyễn Thể Hà, chuyên gia về cơ giới hóa nông nghiệp ở Long An, và ông Đàm Văn Đồng, nông dân ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên đã vui lòng tham gia chương trình hôm nay của chúng tôi.


Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) H-22
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Empty
Bài gửiTiêu đề: 50 triệu nông dân điêu đứng (RFA)   Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitimeTue Jun 18, 2013 11:00 am

50 triệu nông dân điêu đứng (RFA)

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Image 
Một người nông dân cày xới đất cho vụ lúa tiếp theo ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 11 tháng 6 năm 2013.  AFP photo

Tiêu thụ nông sản ở Việt Nam đang lâm vào một cuộc đại khủng hoảng. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát ngày 12/6 nhìn nhận trước Quốc hội:“khó khăn lớn nhất mà ngành nông nghiệp đang gặp phải là thị trường tiêu thụ, hiện lúa đang chín đầy đồng, trái cây, lợn gà, cá tra…rất nhiều nhưng tiêu thụ rất chậm.”

Bế tắc thị trường


Trong buổi chiều ngày 12 và sáng 13/6, ông Cao Đức Phát nhận được 21 câu hỏi của các đại biểu Quốc hội và phần trả lời chất vấn trực tiếp của ông được Chủ tịch Quốc hội nhận xét là thiếu khí thế. Theo VnExpress và Dân Việt Online, đại biểu Trần Hoàng Ngân đơn vị TP.HCM tỏ ra thất vọng vì người đứng đầu ngành nông nghiệp Việt Nam không đưa ra được một giải pháp đột phá nào để phát triển nông nghiệp và nông dân thoát nghèo, trong khi nông dân đang lỗ kép, doanh thu thì suy giảm nhưng chi phí tiêu dùng vẫn tăng.

Ở Việt Nam, nước xuất gạo nhiều thứ nhì thế giới, câu chuyện được mùa mất giá không có gì mới. Nhưng chưa khi nào tất cả các sản phẩm chủ lực của nông nghiệp đều bế tắc đầu ra cùng một lúc. Lúa ế bán dưới giá thành vẫn khó, gạo xuất khẩu rẻ nhất thế giới vẫn không dễ có hợp đồng, người nuôi cá tra phá sản vì nạn chiếm dụng vốn, còn gia súc, gia cầm thì người chăn nuôi bỏ nghề vì lỗ vốn kéo dài. Nhận định về tình trạng vừa nêu, bà Phạm Chi Lan chuyên gia kinh tế từ Hà Nội phát biểu:
“Chúng tôi cũng cảm thấy rất lo ngại đối với nông nghiệp nông sản và những người trực tiếp gắn với số phận của nó là nông dân. Nông dân chiếm một lực lương đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, họ cũng đã làm rất nhiều việc để nuôi sống được cả một đất nước 90 triệu dân và lại làm ra các sản phẩm xuất khẩu với số lượng rất lớn.”

Theo Thanh Niên Online, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhìn nhận với Quốc hội là với giá lúa tại ruộng giảm sâu như hiện nay, người nông dân không thể có lãi 30% như mong đợi. Theo lời ông Bộ trưởng, giá thành 1 kg lúa là 4.100đ/kg như vậy giá thu mua lúa phải đạt 5.400đ/kg thì người trồng lúa mới lãi 30%. Nhưng hiện nay giá lúa khô loại thường nông dân cũng chỉ bán được 4.500đ, lúa hạt dài khoảng 4.800đ. Theo tính toán của chúng tôi, với giá này người trồng lúa chỉ lời dưới 10% giá thành.

Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức phi chính phủ Oxfam công bố hồi tháng 4 vừa qua, người trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long có lợi tức rất thấp, với mức bảo đảm có lãi 30% giá thành thì một nông dân cũng chỉ có lợi tức trung bình khoảng 550.000 đồng/một tháng.

Nay với mức lời lúa hè thu chưa tới 10% giá thành như Bộ trưởng NN-PTNT báo cáo Quốc hội, thì tình trạng nông dân thật muôn vàn khó khăn.

TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế hiện sống và làm việc ở Hà Nội đề cao sự đóng góp của nông dân và nông nghiệp như một trụ đỡ của nền kinh tế. Tuy vậy ông nhận xét:
“Việc sản xuất lương thực của Việt Nam hiện nay đang có vấn đề là chưa kết hợp được giữa khâu sản xuất với khâu thu mua lưu thông chế biến và xuất khẩu. Giữa khâu sản xuất và khâu thu mua, xuất khẩu này lại chưa có hợp đồng một cách ổn định vì vậy bị cắt đứt đoạn và hạt gạo Việt Nam phải qua quá nhiều tay thì mới đi đến xuất khẩu được. Cứ mỗi lần như vậy thì những cá nhân thu mua, công ty thu mua đều có một phần lãi nhưng người nông dân thì ít được lãi. Tôi nghĩ vấn đề ở đây trước hết Việt Nam sẽ phải tổ chức lại sản xuất phải ký kết hợp đồng giữa người sản xuất và người tiêu thụ người chế biến và người xuất khẩu.”

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, bà Phạm Chi Lan bày tỏ quan ngại là, trong mấy năm vừa qua mức đầu tư vào nông nghiệp liên tục bị giảm về tỷ trọng tương đối so với các lãnh vực khác. Thí dụ trước khi Việt Nam gia nhập WTO thì tỷ trọng đầu tư toàn xã hội vào nông nghiệp nhất là đầu tư của Nhà nước cũng còn tương đối cao chiếm tới 13,8% trong tổng mức đầu tư nhưng sau vài năm tham gia vào WTO thì mức đầu tư vào nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 6,4% trong tổng mức đầu tư phát triển. Thế mà suốt những năm vừa qua năm nào Việt Nam cũng tăng đầu tư lên rất lớn như vậy chứng tỏ mối quan tâm đối với nông nghiệp thực sự không đạt yêu cầu.

Theo lời bà Phạm Chi Lan, hầu hết các nước khi hội nhập họ đều lo bảo hộ nông sản, nhưng Việt Nam thì ngược lại buông nông sản, buông nông nghiệp và ngành này phải tự bơi tự bươn chải. Vì vậy sản lượng thì vẫn có tăng lên và mỗi lúc Việt Nam gặp khó khăn về kinh tế thì lại coi nông nghiệp là bệ đỡ cho nền kinh tế, để đỡ những khó khăn những thách thức cả về kinh tế cũng như về xã hội, đặc biệt đối với những người mất việc ở đô thị lại quay trở về nông thôn để sinh sống, dựa vào bà con mình, dựa vào công việc trên đồng ruộng hoặc gắn với nông thôn để tạm sống cho đỡ gánh nặng cho nền kinh tế về nạn thất nghiệp. Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh:
“Nhưng như vậy đối xử với nông thôn nông nghiệp là không thích hợp và thực sự là không công bằng so với các ngành khác. Trong khi đó nguồn lực đầu tư dồn quá nhiều cho doanh nghiệp Nhà nước, quá nhiều cho các Tập đoàn Kinh tế để rồi họ gây biết bao vấn đề cho nền kinh tế hiện nay.”

Vấn đề tạm trữ

 

Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Image

Một nông dân vùng ven Hà Nội. RFA photo

Theo Dân Việt Online, trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Khá đơn vị Trà Vinh, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết với kế hoạch tạm trữ  1 triệu tấn gạo tương đương 2 triệu tấn lúa hè thu, doanh nghiệp được cung cấp nguồn vốn tín dụng 7.000 tỷ đồng và hưởng phần cấp bù lãi suất 0% trong ba tháng. Ông Phát cho là doanh nghiệp hưởng lợi khoảng 200 tỷ đồng và phần được của nông dân là giá lúa sẽ không rớt thêm và có thể tăng 150 đồng/kg. Bộ trưởng NN-PTNT nhấn mạnh, việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo tương đương 2 triệu tấn lúa chỉ là biện pháp hỗ trợ thị trường, chứ không phải là bao tiêu nông sản cho nông dân.

Trong tư liệu của chúng tôi, TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Cần Thơ từng nhận định, cơ chế mua tạm trữ gạo hiện nay không mang lợi ích trực tiếp cho nông dân đồng thời làm biến dạng thị trường. Ông nói:
“Tôi không ủng hộ lắm tạm trữ theo hình thức hiện nay và chưa có cách thức nào khác hơn hình thức hiện nay là nhờ qua các công ty thu mua. Nhưng nếu nhờ các công ty thu mua lúa gạo thì lợi ích nếu có là ở họ, cũng có thể họ tận dụng được để hưởng lãi suất cấp bù chứ cũng không chắc chắn lắm là họ tạm trữ trong kho theo kỳ vọng đâu.”

Nói chuyện với chúng tôi, bà Phạm Chi Lan giải mã tình trạng bất cập liên quan tới chiến lược tiêu thụ nông sản và có nghi vấn về vấn đề nhóm quyền lợi. Bà nói:
“Về mặt tổ chức kinh doanh thì tôi nghĩ là đã để tình trạng kéo dài rất lâu là một số mặt hàng lớn trong kinh doanh giao cho một số Tổng công ty hoặc Doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh mang tính chất gần như độc quyền khá là lớn. Ở đây điển hình nhất là lúa gạo giao cho Hiệp hội Lương thực (VFA) có quyền quá lớn trong việc quyết định về giá cả, quyết định về các thương vụ kinh doanh lớn, họ dùng vị thế của họ như vậy làm cho Hiệp hội nằm trong sự chi phối của một số Tổng công ty Lương thực lớn của Nhà nước như Tổng Công ty Lương thực I, Tổng Công ty Lương thực II. Như vậy cũng có phần nào lấn áp các doanh nghiệp khác cũng kinh doanh lúa gạo và kết quả thua thiệt cuối cùng bao giờ cũng là nông dân.”

Theo VnExpress, các đại biểu Quốc hội cũng đặt nhiều câu hỏi về tình trạng bê bết của ngành chăn nuôi, khiến cho nhiều trại nuôi phá sản, người nuôi bỏ nghề. Bộ trưởng Cao Đức Phát nói, ngoài việc giám sát dịch bệnh, thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ rà soát để tái cơ cấu ngành chăn nuôi như xác định gia súc phù hợp với các tiểu vùng. Bên cạnh đó, khuyến khích sản xuất thức ăn bằng nguyên liệu trong nước.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng một nước nông nghiệp mà ngành chăn nuôi lại quá bế tắc, sau khi đã phát triển đàn gia cầm ba trăm triệu con cũng như tổng đàn heo khá lớn. TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định:
“Năng suất lao động trong chăn nuôi của chúng ta rất thấp, kể cả chăn nuôi gia cầm lẫn chăn nuôi lợn, chúng ta phụ thuộc vào (nguyên liệu) thức ăn chăn nuôi nhập từ nước ngoài và năm 2012 đã có hạn hán nặng ở Hoa Kỳ, cho nên giá bắp đã tăng lên rất cao và giá thức ăn chăn nuôi đã tăng lên, trong khi đó giá bán sản phẩm chăn nuôi lại bị sức cầu thấp không tăng lên được. Vì vậy chăn nuôi của Việt Nam đang bị thua lỗ. Tôi nghĩ ngành chăn nuôi của Việt Nam cũng phải cải tổ lại tính đến  việc nâng cao hàm lượng nội địa của thức ăn chăn nuôi của Việt Nam.”

Trong khi không thể đưa ra một giải pháp đột phá nào nhằm khai thông thị trường tiêu thụ cho nông sản Việt Nam, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói chuyện chiến lược đường dài với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đề án này vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hôm 10/6, định hướng quan trong được nói tới là thực hiện các mục tiêu ưu tiên về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng.

Nhưng người nông dân thở vắn than dài, cây lúa, con cá tra, con gà, con lợn hiện nay đang mắc kẹt, chưa giải quyết được chuyện một mùa vụ thì làm thế nào có thể vẽ ra một bức tranh tòan màu hồng cho tương lai.

***

"Tam nông" bi đát, không ai chịu trách nhiệm

VIỆT NAM (NV) - Nông nghiệp, nông thôn, nông dân, vốn vẫn được chính quyền Việt Nam gọi tắt là “tam nông” đã trở thành đề tài nóng tại nghị trường. Ðại biểu Quốc Hội đòi phải quan tâm đặc biệt tới “tam nông.”

Nông dân chiếm tới 70% dân số Việt Nam. Nông thôn được xem một trong những yếu tố cấu thành nền tảng xã hội. Nông nghiệp được xem là “trụ đỡ cho nền kinh tế.” Tuy “phát triển tam nông” được xem là quốc sách nhưng chính quyền Việt Nam không thèm quan tâm.



Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) 167899-nv_061613_nongnghiep-400
Thu hoạch lúa ở Kiên Giang. Càng được mùa, nông dân càng lỗ nặng, dẫu phi lý nhưng đã trở thành “quy luật” tại Việt Nam. (Hình: Sài Gòn Tiếp Thị)

Ông Trần Hoàng Ngân - một đại biểu Quốc Hội so sánh: Khi các lĩnh vực như ngân hàng, công nghiệp, xây dựng, bất động sản gặp khó khăn, lãnh đạo các ngành có liên quan liên tục tổ chức hội nghị, hội thảo bàn bạc cách hỗ trợ. Chỉ có nông nghiệp, nông thôn, nông dân là gần như chẳng có ai làm gì cả.

Nông nghiệp, nông thôn và nông dân càng ngày càng bi đát.

Nếu giai đoạn 1995-2000, tỷ lệ GDP nông nghiệp là 4% thì đến giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ này giảm xuống còn 3.8%. Sau đó, tới giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ GDP nông nghiệp tụt xuống còn 3.3%. Ðến năm 2012, tỷ lệ GDP nông nghiệp tiếp tục giảm xuống còn 2.72% vào năm 2012.

Tháng trước, ông Cao Ðức Phát - Bộ trưởng Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn, thừa nhận thực trạng từ đầu năm tới nay: Thị trường tiêu thụ lúa gạo và cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long đang bế tắc. Hạn hán gây ảnh hưởng tới lúa Hè-Thu và cây cà phê ở miền Trung và Tây Nguyên. Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm càng ngày càng phức tạp, sản xuất chăn nuôi giảm, xuất khẩu các mặt hàng nông sản giảm cả về lượng và giá trị.

Ông Ðặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính Sách và Chiến Lược Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn, lý giải vì sao tỷ lệ tăng trưởng của nông nghiệp Việt Nam liên tục giảm: Ðó là vì các yếu tố chủ quan như vướng mắc về quản lý đất đai, khoa học công nghệ kém, vật tư vừa mắc vừa kém, cơ sở hạ tầng lạc hậu, thiếu sự liên kết. Cộng thêm các vấn đề khách quan tác động như thiên tai, thị trường biến động, kinh tế suy thoái, công nghệ hỗ trợ kém, đầu tư thấp...

Ông Sơn kết luận: Nông nghiệp sẽ khó có thể trở thành trụ đỡ an toàn cho nền kinh tế.

Theo các chuyên gia, hiện nay, năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam thấp nhất trong khu vực Ðông Nam Á. Thua cả Lào, Campuchia và Myanmar. Vào lúc này, năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của các quốc gia Ðông Nam Á đã vượt qua mức 400 USD/người/năm, trong khi năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam chỉ dừng lại ở mức 380 USD/người/năm.

Tại diễn đàn Quốc Hội Việt Nam, các đại biểu Quốc Hội nêu ra hàng loạt câu hỏi với bộ trưởng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn. Ông Trần Hoàng Ngân hỏi: “Các loại chi phí (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cây giống, con giống, thức ăn chăn nuôi) đều tăng, giá các loại nông sản thì liên tục sụt giảm, nông dân lỗ kép, Bộ trưởng biết không?” Bà Nguyễn Thị Khá thì hỏi ông Cao Ðức Phát có biết là trước nay, mỗi năm, công quỹ chi hàng trăm tỉ để hỗ trợ cho nông dân nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo “hưởng phần gốc” nông dân chỉ “nhận phần ngọn” hay không(?). Ông Nguyễn Ngọc Hòa, góp thêm: “Nông nghiệp càng ngày càng phụ thuộc vào nước ngoài, từ cây giống, con giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón tới thức ăn gia súc,... bộ trưởng có biết không?”

Ông Cao Ðức Phát bảo rằng ông biết hết và chính phủ Việt Nam đang tái cơ cấu nông nghiệp. Không chỉ tái cơ cấu nông nghiệp, Việt Nam còn chủ trương tái cơ cấu kinh tế. Chủ trương tái cơ cấu kinh tế được đề ra cách nay 5 năm và kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn suy thoái được xem là chưa từng có.

(G.Ð)
Về Đầu Trang Go down
tnguyen
Khách viếng thăm




Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Empty
Bài gửiTiêu đề: Nông thôn tan nát hôm nay   Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitimeSat Jan 11, 2014 12:58 am


Nông thôn tan nát hôm nay

Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) 387925_248515965206704_100001449065165_722388_191466554_n

cũng là một dạng "mất đất"

Chỉ cần đứng ở các đầu ô, theo dõi hoạt động trên con đường nối Hà Nội với các tỉnh, ngươi ta cũng sớm nhận ra thực chất các mối quan hệ giữa đô thị với các vùng nông thôn chung quanh.

Đổ lên Hà Nội, ngoài gạo nước chỉ thấy mấy xe cà tàng chở những bu gà và đôi khi là mấy con lợn đã mổ, những xe thồ chở rau, thêm nữa là hàng đoàn xe đạp đang chở cây cảnh.

Xuôi đi các tỉnh thì trăm thứ bà rằn, không kể vải vóc, đồ điện, thuốc tây... gần đây đến cả đồ chơi trẻ con cũng đều là hàng từ Hà Nội.
 
Ngày xưa có ai đi mua diều để thả bao giờ? Bố khéo tay thì làm cho con cái diều. Thô sơ, mộc mạc, nhưng mà đúng “cây nhà lá vườn”. Ngày nay diều từ Hà Nội đưa về là diều nhựa, xanh xanh đỏ đỏ, có người bảo là nhập lậu từ Trung Quốc.

Kiểu quan hệ hai chiều như thế, kể ra, cũng là một bước phát triển. Nông thôn ta đang được hưởng nhiều thành tựu của công nghiệp.

Chỉ phiền một nỗi, có phải như thế, tức là nông thôn ta không còn tự lập tự chủ mà ngày càng phụ thuộc vào thành thị? Lao động đã thừa, giờ đây càng thừa thêm?
 
Những ngày nông nhàn, giờ đây, những người khéo tay không biết làm gì. Thị trường của họ bị thu hẹp.
 
Báo chí đang nói nhiều về tình trạng nông dân mất đất theo nghĩa đen.

Ở đây tôi muốn dùng theo nghĩa rộng hơn. Mất môi trường tự nhiên và xã hội để sinh sống - cũng tức là người nông dân đang mất đất ngay trên quê hương mình.

Tôi không ngớ ngẩn đến mức đề nghị bịt đường, không cho hàng hoá thành thị về nông thôn.

Tôi chỉ ước ao thực hiện cái điều nhiều người đã biết, tức là làm sao nông thôn được tổ chức lại, từng vùng có mặt hàng riêng, đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng vẫn bán trên đô thị (nếu không tốt hơn, đẹp hơn, thì cũng rẻ hơn, vừa túi tiền hơn).
 
Nó là chuyện giải quyết lao động thừa.
 
Nó lại cũng là một cách để giữ gìn một số làng nghề truyền thống, và nhìn rộng ra, là giữ gìn cái bản sắc riêng của dân mình.
Có điều, việc này không phải từng cá nhân có thể lo nổi.


Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) 6368901_4036

thất nghiệp sinh làm bậy

Nghe tới mấy chữ sau luỹ tre, không ai không hiểu đây là để chỉ nông thôn Việt Nam. Nhưng có lẽ phải nói thêm đó là cái nông thôn xưa từng làng từng xóm khép kín trong một cộng đồng chật hẹp.

Nông thôn bây giờ khác hẳn. Chẳng những một số nơi luỹ tre không còn, mà cái chính là làng xóm đã mất đi hẳn tính cô lập, để hoà đồng với nhau, và xa hơn, hoà nhập với đô thị. Ở ngoại vi Hà Nội (thường cách độ 100 cây số trở lại) nay có nhiều làng có ô tô hàng ngày chở người lên thủ đô buôn bán, chiều lại đón về.

Cái hay học được nhiều. Nhưng cái dở cũng theo đó mà thâm nhập.
Nay là lúc nạn hút xách, đĩ điếm, rồi cả nạn đề đóm, nạn côn đồ đầu gấu... không phải là đặc sản riêng của thành thị mà cũng có thể sâu cây bén rễ ở nông thôn, như một bệnh dịch, không dễ gì ngăn chặn.

Thông thường, người ta đổ lỗi cho sự giao lưu tiếp xúc đang được mở rộng. Nhiều cụ già chép miệng “Giá cứ như ngày xưa làng nào thuần tuý làng ấy, thì đâu đến nỗi”.

Nhưng ngày xưa không thể trở lại!

Câu chuyện từng làng khép kín đã thuộc về dĩ vãng.

Ở đây, tôi muốn đề nghị một cách nghĩ khác. Chẳng hạn chúng ta hãy thử tìm ra mối quan hệ giữa tệ nạn xã hội và phong trào làm ăn sản xuất của một địa phương. Hình như tình hình là như thế này:

- Nơi làm ăn khó khăn, nghề ngỗng chẳng có, lên Hà Nội chẳng qua gồng thuê, gánh mướn, thì các tệ nạn phát triển mạnh.

- Còn những nơi con người có nghề nghiệp chắc chắn, làm ra mặt hàng cung cấp cho thành phố, thì tuy cũng có chơi bời, nhưng người ta thường vượt lên, để tồn tại.

Tục ngữ xưa có câu: Giàu tham việc thất nghiệp tham ăn.

Nay có lẽ nên đổi đi đôi chút: Giàu tham việc, thất nghiệp tham làm bậy.

Nói cách khác, cuộc vận động chống các tệ nạn xã hội ở nông thôn tuy có phụ thuộc vào nền nếp truyền thống cũ, nhưng có lẽ cái mà nó phụ thuộc nhiều hơn cả là trình độ tổ chức sản xuất của từng làng xóm. Cây khoẻ thì tự nó đã có thể chống được sâu bệnh.


Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Images?q=tbn:ANd9GcRfolwdDCeCYrLkPnW9uWEeYyayCl0PPJ_nEp48DWH_JLy_MNC3

bao giờ  cho đến ngày xưa

Một người bạn tôi ở Hải Hậu, Nam Định lên Hà Nội chơi, kể rằng ở quê anh vẫn còn tục lệ chỉ đàn ông mới được khiêng đòn đám ma. Vì vậy đang xảy ra tình trạng là ở một số làng, người chết không tìm được người khiêng. Nông thôn, trong cảnh thời tiết chất chưởng, làm ra hạt thóc chật vật khó khăn, cái nông thôn ấy, một số nơi, đang rỗng. Người nháo đi các nơi. Đi không chắc đã kiếm được cái ăn. Nhưng ở quê, biết làm gì hơn?

Những người ấy đi đâu?

Tôi nhớ những trai tráng ngồi quẩn bên nhau ở một số góc phố Hà Nội, chờ người đến thuê.

Tôi nhớ những người bán hàng rong, kẻ này đẩy một ôm chiếu trên chiếc xe đạp “không phanh không gác-đờ-bu”, kẻ kia mặt mũi đỏ gay, lút đi giữa đống đồ nhựa.

Và những em bé đánh giày len lỏi ở các quán ăn, quán giải khát, đội quân ấy đang ngày một đông thêm.

 Các nhà nghiên cứu về xã hội khái quát, đây là cả một xu thế xuất hiện ở các nuớc đang phát triển và đã đề nghị có chính sách không để  tình thế tạm thời này kéo dài.

 Nhưng ba chục năm nay, cái  xu hướng này ngày càng tiếp diễn. Tức là xã hội tự cơ cấu lại một cách tự phát. Nhìn vào trình độ sống của người nông thôn ra đi ấy thấy có sự phân hóa. Một bộ phận biết thích ứng, nhưng một bộ phận khác thì lưu manh hóa. Họ chả bao giờ trở thành người đô thị hiện đại. Trong cuộc kiếm sống gian nan, họ dám làm bất cứ việc gì có người trả tiền. Họ đang làm hỏng hình ảnh tốt đẹp về người nông dân vốn có trong mỗi chúng ta.

Tôi muốn nói thêm một khía cạnh tâm lý vui vui.

Do những thói quen cố hữu, tận trong đáy lòng, không người nông dân nào muốn bỏ quê nhà ra đi. Chẳng qua nói như các cụ xưa, túng thì phải tính. Ra đô thị rồi, họ vẫn vấn vương với quê cũ.

Lại nhớ lâu nay vẫn nghe nói ở nhiều nước, dân thành phố mắc phải một chứng bệnh oái oăm là bệnh thương nhớ đồng quê. Tức là họ ngán các nhà chọc trời. Họ thèm về sống với hương đồng cỏ nội.

Phải chăng thứ bệnh sang trọng ấy không lan sang dân ta? Đâu có!
Chính nhiều người thành thị hiện nay cũng đã bắt đầu cảm thấy cuộc sống nơi đây là quá nặng nề (môi trường ô nhiễm không cách gì sửa chữa). Một số thường ước ao có ngày được tận hưởng cái không khí yên ả sau luỹ tre xanh.

Chỉ có điều, thực tế trước mắt , vẫn chỉ cho người ta thấy chớ có mà tơ tưởng hão.
 
Tôi vừa dùng lại cái chữ tơ tưởng trong câu ca dao cũ:

Duyên kia ai đợi mà chờ
Tình kia ai tưởng mà tơ tưởng tình
 
Sẽ có một ngày nông thôn là của tất cả chúng ta?
 
Không, nông thôn hôm nay tan nát rồi. Nông thôn thanh bình ngày xưa, mãi mãi chỉ còn trong ký ức.

Vương Trí Nhàn


Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Images?q=tbn:ANd9GcTOkBJDkAzZhlXcOlP_vjwrdwCxtDf_JJ54KuTYBKrygWq7K18lwQ
Về Đầu Trang Go down
lenguyen
Khách viếng thăm




Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI)   Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitimeMon Dec 29, 2014 9:05 am

Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) 2Q==

Người nông dân trước và sau năm 1975


Văn Quang – viết từ Sài Gòn

 
Ông Nguyễn Minh Nhị (thường gọi là Bảy Nhị), trước năm 1975 là nông dân, sau năm 1975 ông lên đến chức chủ tịch tỉnh An Giang và cũng là chủ tịch Hiệp Hội Cá Ba Sa tỉnh An Giang. Mở đầu những trăn trở về nông nghiệp và người nông dân VN, ông Bảy Nhị chia sẻ câu chuyện thăng trầm của cá ba sa - loài cá được dựng tượng đài tại Châu Đốc - An Giang vì tầm quan trọng của nó. Bởi cá ba sa vốn là thương hiệu của VN trên thị trường quốc tế. Nhưng chính vì lối làm ăn gian dối nên bây giờ tìm một con cá ba sa cũng không ra khiến nhiều nông dân điêu đứng.

Tuy nhiên sự so sánh về sự thay đổi của người nông dân VN từ trước năm 1975 và sau năm 1975 tới nay mới là điều khiến chúng ta suy nghĩ. Những phân tích của ông rất thực tế, không thể phủ nhận. Mời bạn đọc hãy xem lời ông nguyên chủ tịch tỉnh An Giang. Khi được phóng viên hỏi:

- PV: Thưa ông, tại sao tầng lớp nông dân luôn được xem là thật thà, chất phác mà lại có những trò gian dối như vậy? Không chỉ có trong nuôi cá và trồng lúa, họ sẵn sàng phun thuốc trừ sâu vào rau để sáng mai thu hoạch bán, bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng?

- Ông Nguyễn Minh Nhị trả lời: Nông dân mình có nhiều cái tệ, nhưng không trách họ được, và cũng không nên trách. Họ không có điều kiện để hiểu biết hết nên thấy cái gì có lợi là làm, hứng lên là làm. Có ai chỉ họ làm cái gì cho có hiệu quả đâu? Họ phải tự mày mò, tự mưu sinh, làm ra sản phẩm may thì bán được, không may thì lãnh đủ nợ nần!
Họ không có tổ chức, không có ai hướng dẫn họ làm cái gì, không nên làm cái gì, làm ra bán ở đâu. Họ phải tự mưu sinh bằng những cách làm hại chính cả họ. Và, cuối cùng họ vẫn là người chịu thiệt thòi nhất. Theo tôi biết, ở các nước, nông dân được quan tâm, được tổ chức rất tốt chứ không bỏ mặc như nông dân ở ta đâu.

Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Image002
Các cô gái còn rất trẻ đã “quan hệ” bày đàn.

Tình làng nghĩa xóm, tình quê hương bị tha hóa, vì sao?

PV: Theo ông, nguyên nhân những khiếm khuyết đó của nông dân ta, mà trầm kha nhất là chụp giật, tầm nhìn ngắn, tự đục vào chân mình là gì?

Ông Nguyễn Minh Nhị: Ngày xưa, nông dân ta luôn được đánh giá là lương thiện, đạo đức, cần cù. Còn ngày nay, họ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều thói xấu. Tất cả bắt nguồn từ sự chụp giật, tranh thủ tối đa, bất kể hậu quả. Căn bệnh này đã lây lan rộng chứ không chỉ nông dân. Nhưng với nông dân thì quả thật đau lòng, vì họ lẽ ra phải là thành trì của đạo đức, của sự lương thiện, chất phác phải không?

Theo tôi, chúng ta phải nhìn sâu xa vào những nguyên nhân từ trong chính sách. Bản chất của nông dân là gắn với đất đai, cả ngàn đời nay là vậy. Nông dân là đất, đất là nông dân.

Khi đất không phải của nông dân mà chỉ được sử dụng có thời hạn thì họ chẳng còn gắn bó máu thịt với đất đai như xưa.

Không còn gắn bó thì cũng không còn gìn giữ, bồi đắp vào cho đất, vì ngày mai có còn là của mình nữa đâu! Nhiều cái xấu ra đời từ đây, chính vì không gắn bó với đất, không nặng lòng với đất mà lương tâm, tình làng nghĩa xóm, tình quê hương bị tha hóa, sẵn sàng đánh đổi vì những lợi ích ngắn hạn.

Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) 02
Ông Nguyễn Văn Hải, người mù bán vé số bị cướp giật đến nỗi phải tự tử.

 Người nông dân trước và sau giải phóng


Ông Nhị nói tiếp: Tôi còn nhớ hồi mới “giải phóng,” ta thực hiện chính sách "nhường cơm sẻ áo" giống như ở miền Bắc trước đây. Hồi ấy, những người có nhiều ruộng đất trong Nam là do họ cần cù, siêng năng, chịu khó mà có nên nặng lòng với đất. Tôi nhớ như in nhiều nông dân nghèo được nhà nước chia lại ruộng của những người này, đã không nhận. Họ nói, “Người ta làm sáng tối, không biết nghỉ mới có nhiều đất. Mình lấy không của người ta coi sao được!”

Tôi báo cáo việc này lên Tỉnh ủy, ông Bí thư lúc ấy kết luận, “Nếu không nhận đất thì không phải là nông dân, thì không cho nữa!” Đơn giản thế thôi. Lúc ấy chúng ta không lường được hậu quả tai hại như ngày nay đang chứng kiến.

Người nông dân vốn dĩ là tốt, đã chuyển hóa và tha hóa từ đó. Lúc đầu thấy nhận đất của người khác, tức mồ hôi và nước mắt của người khác là "kỳ lắm,” "coi không được,” quyết không nhận! Nay thì khác rồi. Hai đám ruộng của hai nhà liền ranh còn lấn nhau từng chút huống chi những chuyện khác có nhiều lợi ích hơn. Cái gì lợi cho mình thì dẫu có hại cho người khác cũng làm.

Cái tình của người nông dân với đất phôi phai đi cũng làm cho cái tình với quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn không còn thiêng liêng như xưa. Những giềng mối gìn giữ đạo đức, lương tri, nhân bản chân chất nhất cũng từ đấy mà sút sổ, long ra.


PV: Thưa ông, theo tôi biết hàng năm Chính phủ vẫn cho thu mua tạm trữ, giảm áp lực tiêu thụ lúa cho nông dân mà?

Ông Nguyễn Minh Nhị: Chuyện này tôi quá hiểu! Khi lúa chín rộ, các công ty lương thực sàng bên này, lách bên kia để chậm thực hiện. Bởi giá lúa càng thấp thì họ càng có lợi. Đến khi thực hiện cũng đâu có làm đúng như tinh thần chỉ đạo. Nông dân gần như chẳng được gì.

Tôi có ông bạn cùng quê xứ Tịnh Biên làm công tác thu mua lúa. Tôi đến mấy trạm thu mua của ông ấy kiểm tra, thấy có hai giá mua, cao và thấp khác nhau. Giá rẻ để ngoài là giá mua thật cho nông dân, còn giá cao cất bên trong, khi có đoàn kiểm tra đến thì trưng ra! Bữa tôi bất ngờ đến, họ thay không kịp, tôi hỏi sao làm ăn vậy. Họ trả lời, “Giá cao là giá nhà nước quy định. Còn giá thấp là giá thu mua theo... thị trường!” Bất nhẫn vậy đấy. Nhà nước cho vay không lãi để thu mua song thực chất họ mua vẫn ép nông dân chứ có nương gì đâu!

Tôi cũng nhiều lần đi ký hợp đồng xuất khẩu gạo với anh em. Ký xong về giá lúa lên là... bẻ chĩa ngay!

Hậu quả của lối làm ăn chụp giật, giả dối này ghê gớm lắm. Tôi sợ nhất là nó truyền đời đến con cháu sau này thành một xã hội giả dối. Còn thế hệ sau thì sao? Lo lắm!

Lo là phải


Ông chủ tịch lo là phải, thật ra sự giả dối lừa lọc phát xuất từ sự sa sút trầm trọng của đạo đức và văn hóa, sự nhẫn tâm của những người được gọi là có quyền thế, có địa vị trong xã hội, bởi họ chính là tấm gương cho nhân dân nhìn vào đó mà noi theo nên mới có câu “thượng bất chính, hạ tắc loạn.” Và cũng chính tại chính sách đất đai là của nhà nước chứ anh nông dân không có quyền hành gì. Ông Nhị đã thẳng thắn chỉ rõ:
“Người nông dân vốn dĩ là tốt, đã chuyển hóa và tha hóa từ đó. Lúc đầu thấy nhận đất của người khác, tức mồ hôi và nước mắt của người khác là "kỳ lắm,” "coi không được,” quyết không nhận! Nay thì khác rồi. Hai đám ruộng của hai nhà liền ranh còn lấn nhau từng chút huống chi những chuyện khác có nhiều lợi ích hơn. Cái gì lợi cho mình thì dẫu có hại cho người khác cũng làm.”

Bạn đã tìm thấy câu trả lời qua dẫn chứng của ông cựu chủ tịch tỉnh. Bạn đã thấy rõ nguyên nhân sâu sa sự đổi thay đó của người nông dân từ trước “giải phóng” họ lương thiện bao nhiêu thì sau “giải phóng” họ gian dối bấy nhiêu. Đó là sự thay đổi chứ không phải là bản chất của người nông dân. Họ vốn cần cù, lương thiện nhưng cuộc sống buộc họ phải giả dối, bị lây nhiễm cái thói tham lam của những người “trên họ” và những người xung quanh, không giả dối chỉ có đói. Có thể coi như một hành động tự bảo vệ.

Chẳng phải chỉ có người nông dân mới buộc phải thay đổi mà ngay những doanh nghiệp cũng không thể làm ăn lương thiện. Rất nhiều ông chủ doanh nghiệp và một số không ít các chủ công ty nước ngoài đã từng than thở, “Có muốn làm ăn lương thiện cũng không được” vì có nhiều cửa, nhiều ngõ phải “bôi trơn” bởi đủ thứ giấy phép.

Hàng ngàn kiểu giấy phép cha, con, cháu chắt

Theo nghiên cứu của chuyên gia độc lập Lê Duy Bình cho biết: có tới 895 điều kiện kinh doanh cấp 1, chính là giấy phép “cha,” 2,129 điều kiện cấp 2, là giấy phép “con” và 1,745 điều kiện cấp 3, là giấy phép “cháu.”

Nghe bắng ấy thứ giấy phép đã hết hồn, còn muốn kinh doanh làm gì nữa. Mỗi cái giấy phép là một cửa phải chui lòn mới qua được. Ông Phan Đức Hiếu, Phó Trưởng ban môi trường kinh doanh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, chia sẻ, “Rất nhiều điều kiện kinh doanh đặt ra là không cần thiết, không hợp lý, không rõ ràng, cụ thể.” Đó chính là mảnh đất màu mỡ cho những tay có chức có quyền dù chỉ là quyền bé tí cũng tha hồ bòn rút túi tiền người dân.

Vậy thì đừng hỏi tại sao kinh tế cứ trì trệ, nông dân đói nhăn răng, doanh nghiệp đóng cửa dài dài, nợ xấu cứ như chúa Chổm, trộm cướp, gái điếm cứ ngày một gia tăng. Con người bị chính xã hội mở đường cho tha hóa. Tội ác càng ghê gớm hơn. Con giết cha ở Vĩnh Long mang xác lên Sài Gòn phi tang, chồng giết vợ, vợ giết chồng, cháu đánh bà, dùng thuốc mê bỏ vào thức ăn để trộm cắp tài sản của những người già và người neo đơn để trộm cắp tài sản, đểu cáng và tàn bạo hơn một công nhân đã cho thuốc diệt chuột, phân người, dao mổ cá, ốc vít vào hàng xuất khẩu sang Nhật, nguy hiểm hơn nữa mới chiều ngày 11/10 vừa qua, tại huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) có tới gần 60 người lập thành một nhóm mang theo hung khí như mã tấu, ống sắt xe chạy thành đoàn dài diễu hành giữa phố la hét, nẹt pô, đuổi chém bất cứ ai gặp được… Bạn đã thấy rùng rợn chưa?

Sự tàn nhẫn đi đến đỉnh điểm

Hằng ngày, trên các mặt báo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, người ta thấy tràn ngập các vụ thuộc loại "cướp, giết, hiếp" hay "tiền, tình, tù tội,” nhiều vụ việc kinh hoàng, sởn gai ốc. Chỉ cần nhìn váo bản tin sau đây bạn đã có thể thấy được sự tha hóa đến mức nào.

Lừa cả người bán vé số nghèo khổ đến nỗi anh ta phải tự tử

Ông Dũng Nguyễn Tiến Dũng (43 tuổi, quê tỉnh Nam Định), tạm trú tại nhà trọ Văn Vĩnh, khóm 5, phường 6, (TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau), từng nói với những người quen là vợ phản bội, bỏ quê đi lao động nước ngoài và ông quyết định rời quê Nam Định vào Cà Mau bán vé số dạo từ tháng Hai năm nay.

Mấy ngày trước, có một người đưa ông tấm vé số bảo rằng, người này trúng giải thưởng trị giá 3 triệu đồng, ông Dũng tin tưởng đưa trước 2 triệu đồng và 1 triệu còn lại mua 100 tờ vé số khác (mệnh giá 10 ngàn đồng/1 tờ). Tuy nhiên, khi ông Dũng đến đại lý đổi vé số trúng thưởng mới phát hiện tờ vé số bị làm giả. Đang cảnh khó khăn, mất tiền oan uổng. Chiều tối ngày 30/9, ông nhảy sông tự tử vào 9 giờ sáng cùng ngày, tại đoạn kinh xáng Cà Mau – Bạc Liêu.

Nạn cướp giật vé số và lừa đội vé số giả với những người quá nghèo khó hiện nay cành lộng hành ở khắp nơi. Sự tàn nhẫn đi đôi với sự tha hóa.

Nữ sinh giết cán bộ huyện đã ngủ với 3 bạn tình trong ngày gây án

Phùng Thị Thanh 18 tuổi, ở huyện Vĩnh Tường đang bị điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản. Nạn nhân là anh Lê Hải Đăng (26 tuổi). Thanh khai quen anh Đăng qua Facebook. Không yêu anh Đăng là cán bộ hợp đồng Phòng Tài chính kế hoạch huyện. Tuy đã có người yêu nhưng Thanh vẫn đôi khi vào nhà nghỉ với anh này. Trong lúc trò chuyện trong nhà nghỉ, Thanh nhắc đến chuyện anh Đăng hứa cho tiền và điện thoại rồi hai người to tiếng. Cô ta rút con dao gọt hoa quả cất trong túi tấn công bạn tình và bị nạn nhân tát. Trong lúc giằng co, Thanh đâm nhiều nhát, trong đó có vết trúng tim khiến anh Đăng tử vong.

Trước khi bỏ đi, nữ sinh này lục ví nạn nhân lấy được gần 4 triệu đồng rồi ném toàn bộ giấy tờ tùy thân, sim điện thoại của nạn nhân vào bồn cầu phi tang. Thanh dùng khăn xóa một số dấu vết tại hiện trường, chùi tay nắm cửa... rồi ung dung về nhà.


Chiều cùng ngày, sau khi về nhà tắm, Thanh hẹn hò với bạn trai trong một nhà nghỉ khác. Đến tối, nữ sinh này tiếp tục đi chơi, lại hẹn hò với bạn trai cho đến khi bị bắt.
Bạn đã thấy sự lạnh lùng tàn bạo đến rùng mình của cô học sinh này chưa? Nhưng chưa hết, thời nay còn những chuyện “quái thai” hơn thế nữa.

Sống bày đàn như thời hoang dã

Tôi không thể hình dung ra cảnh sống bầy đàn của các cô các cậu chưa đủ tuổi trưởng thành, chưa một thời đại nào ở VN có cái cảnh ghê tởm này.

Một nhóm than niên nam nữ 9X buồn chuyện gia đình, quen nhau qua mạng xã hội rồi rủ nhau vào nhà trọ sử dụng ma túy, quan hệ tình dục tập thể. Công an quận Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) cho biết đã bắt quả tang, vừa ra quyết định xử phạt đối với những người có liên quan đến vụ việc thuê nhà nghỉ để sử dụng ma túy, ăn nhậu và quan hệ tình dục kiểu tập thể.

Cứ khoảng 22h đêm những ngày giữa tháng 9/2014, người dân dân khu vực tổ 137 phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) lại phát hiện một nhóm nam nữ thanh niên tóc nhuộm màu, xăm trổ nhiều hình ra vào nhà nghỉ Thiên Hà có biểu hiện khác lạ.

Trong số 9 thanh niên thiếu nữ bị bắt, có 2 người đi làm tiếp viên tại các quán karaoke tại Liên Chiểu; 2 người khác làm thợ uốn tóc, số còn lại không có nghề nghiệp ổn định, suốt ngày chỉ đi chơi.

Trong số 11 cô cậu, có 8 em dương tính với chất ma túy, chiếu theo độ tuổi, mức phạt được đưa ra như sau: Phạt cảnh cáo đối với H.T.K.T (mới 15 tuổi) và H.T.KC (cũng15 tuổi). N.V.T (22 tuổi) và P.V.T (22 tuổi, cùng ở tại quận Liên Chiểu).

Xử phạt hành chính 375.000đồng/người đối với các em N.T.M (16 tuổi, quê Quảng Ngãi), H.T.T (16 tuổi, ở quận Liên Chiểu), H.T.K.L (18 tuổi, ở tại quận Thanh Khê), H.T.Đ (17 tuổi, ở quận Sơn Trà).

Đó là những hình ảnh, gia đình tử tế nào đọc cũng thấy sởn gai ốc. Phải chăng xã hội đang lao dốc đến độ “hết thuốc chữa.” Rồi còn những tệ nạn nào nữa đây?

Tràn lan người nghiện xin đểu tại trung tâm Sài Gòn

Tại buổi làm việc của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với UBND TP Sài Gòn, chiều 6/10, Phó giám đốc Công an TP Phan Anh Minh cho biết, thành phố hiện có hơn 19.000 người nghiện, tăng hơn 7.000 so với năm trước. Do không được đưa đi cai, người nghiện tụ tập thành băng nhóm, tổ chức các vụ trộm cắp.
“Vừa rồi công an quận 9 lập 5 bộ hồ sơ đưa người nghiện đi cai, nhưng rốt cuộc bị tòa án trả về hết vì sai biểu mẫu,” ông Minh nói và cho biết từ những hạn chế của Luật, một bộ phận công an cấp phường có dấu hiệu làm ngơ, lơ là trách nhiệm trong việc người nghiện hút chích công khai ở nơi công cộng.

Tổng cục phó Cảnh sát phòng chống tội phạm cũng cho hay, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng, phức tạp hơn tại TP Sài Gòn. Nguyên nhân nổi bật là số người nghiện ma túy tăng nhanh. “Nghiện hút lang thang nhiều ngoài cộng đồng sẽ làm gia tăng các băng nhóm, tình trạng trộm cắp vặt diễn ra nhiều hơn.”

Hãy nhìn vào một công viên nổi tiếng giữa Sài Gòn


Công viên 23/9 (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP Sài Gòn), trưa 20/9 xuất hiện ba thanh niên dáng vẻ uể oải từ đường Phạm Ngũ Lão đi vào. Nhìn ngó xung quanh, họ ngồi thụp xuống một gốc cây lớn che khuất tầm nhìn. Một người tay nhiều hình xăm rút ra bọc kim tiêm, pha chất bột trắng gói trong miếng giấy bạc vào ly nhựa có sẵn một ít nước. Họ lần lượt hút dung dịch trong ly vào ống tiêm rồi bơm vào cánh tay, mặc kệ người xung quanh.

Tiếp đó, một người leo lên ghế ngủ, hai người còn lại xuôi chân tựa vào gốc cây. Đoạn công viên 23/9 từ đường Nguyễn Thị Nghĩa đến Nguyễn Trãi có hàng chục thanh niên nghiện hút tìm đến vào mỗi buổi trưa. Những người này chiếm lấy ghế và ngồi thành nhiều nhóm nhỏ. Kim tiêm vứt đầy trong các bồn hoa, thảm cỏ hoặc nổi lềnh bềnh ở mặt hồ sen nằm giữa công viên.

Chừng một giờ sau, gã thanh niên có hình xăm ở cánh tay bật dậy, hướng mắt về đôi nam nữ vừa ngồi xuống ghế đá chếch bên phải hồ sen. Chụp chiếc nón lưỡi trai lên đầu, anh ta xấn đến, gã ấn chiếc nắp chai nước ngọt vào mặt chàng trai, nói, “Hai đứa mua cho anh cái này đi, 20.000 đồng.” Tại một góc khác của công viên, cặp vợ chồng trung niên ăn mặc lịch sự vừa đi vừa nói chuyện. Thỉnh thoảng họ nhìn quanh, chỉ trỏ rồi chụp cho nhau kiểu hình. Bất chợt nam thanh niên mặt mày bặm trợn, lếch thếch bước đến bên người phụ nữ, hắn nói, “Anh chị cho em xin 10 nghìn mua thuốc. Nói thật em bị xì ke. Em mà lên cơn là cướp, đâm chém, việc gì em cũng làm. 10 nghìn nhỏ với anh chị nhưng lớn với em lắm.”

Trước hành động xin như cướp, người vợ kéo chặt túi xách vào người, hối chồng đưa tiền cho hắn, đi như chạy khỏi công viên.

Đó là những hính ảnh rất đau lòng cho xã hội VN khiến người dân luôn lo sợ ngay khi ở trong nhà cho đến khi bước ra đường. Ai phải chịu trách nhiệm với những hình ảnh ghê sợ này?

Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) %C4%83n+c%C6%B0%E1%BB%9Bp+%C4%91%E1%BA%A5t


Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Images?q=tbn:ANd9GcRcHtgPL4vx09ZOnE5c5A8d9BRMSJV_IMI3K-bsTd3du66clwSlOw

Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) 121009105815_van_giang_464x261_internet_nocredit
.
Về Đầu Trang Go down
lenguyen
Khách viếng thăm




Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI)   Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitimeMon Dec 29, 2014 5:45 pm


Biểu tình đòi nhân quyền của nông dân


.
Về Đầu Trang Go down
vudinh
Khách viếng thăm




Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI)   Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitimeMon Jan 26, 2015 3:01 am


Cùng cực của sự tuyệt vọng vào công lý,
những người nông dân mất đất đã cùng nhau
thể hiện 1 sự phản kháng trước chính quyền.



Cưỡng chế nhà dân tại xã Đại Lãnh, Huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Thật là bất công cho người dân khi đã xảy ra hàng loạt
vụ cưỡng chế đất trên khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam

Về Đầu Trang Go down
KuTí SG
Khách viếng thăm




Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI)   Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitimeFri Apr 10, 2015 5:58 pm

Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) 11150257_10153143269573808_2243455513882477582_n
Bao nhiêu năm đời ta có Đảng...!
Hình ảnh trên đường phố Hà Nội trái tim của cả nước... ‪#‎
ĐMCS‬

ĐMCS (Địt Mẹ Cộng sản / Fuck Communism) - Nah
https://www.youtube.com/watch?v=xnWxFIH4_dE



Về Đầu Trang Go down
ngodong
Khách viếng thăm




Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI)   Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitimeWed Jul 15, 2015 12:07 am



Phản đối cướp đất, một người dân bị xe ủi cán đè lên người
Bà mẹ, bó cờ và bánh xe lịch sử

Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) 19401978730_06cd2723d6

Huỳnh Bá Hải (Danlambao) - Hình ảnh bà Lê Thị Trâm (có nhiều báo viết là Châm) bị xe bánh sắt cán qua cùng với bó cờ là hình ảnh tiêu biểu nhất về chế độ cộng sản Việt Nam. Sự việc xảy ra ngày 10.07.2015 tại KCN Cẩm Điền - Lương Điền tỉnh Hải Dương. Mức độ tàn bạo của chế độ phi nhân gia tăng theo năm tháng.

Với sự tiến bộ của khoa học, chỉ vài phút sau thảm kịch xảy ra ở Hải Dương là cả thế giới sửng sốt với đoạn phim dài gần 1phút tung lên internet. Cộng sản cuống cuồng hoảng loạn lên đài PT-TH tỉnh Hải Dương chối tội là không "máy xúc không chèn qua người như trong clip đang phát tán. Không có dấu hiệu của xã hội đen". Vậy mới hay là miệng lưỡi cộng sản gian xảo ngay cả khi bị bắt quả tang, bị vạch mặt mà vẫn lem lẻm nói dối không biết xấu hổ.

Các cơ quan truyền thông báo chí nước ngoài đã kịp đưa tin về vụ xe bánh sắt nghiền qua người một phụ nữ lớn tuổi cùng với bó cờ đỏ sao vàng đã gây một hiệu ứng phản ánh về xã hội thực trang hiện nay tại Việt Nam.

Nói về chiến tranh Việt Nam thì có bức ảnh "Em bé Napal" của Nick Út. Và bây giờ là đoạn phim xe bánh sắt cán quan người một bà lão nông dân đi giữ đất. Máu đã đổ xuống để giữ đất ngay trong thời cộng sản cai trị. Thế hệ thanh niên, và trẻ em Việt Nam sinh ra sau 30.4.1975 vỡ òa kinh khiếp về hình ảnh sống động cho chế độ muốn nghiền nát người dân vô tôi dưới bánh sắt tàn bạo của chế độ.


Youtube chặn mọi người vào xem đoạn video clip đó bằng cách khai báo ai đủ 18+ tuổi mới được vào xem hình ảnh tàn bạo đó. CNN của Mỹ, nhiều kênh truyền hình quốc gia các nước ở EURO cũng đã loan tin hình ảnh kinh hoàng đó. Trên trang Dân Làm Báo thì chạy song song 2 đoạn phim: một đoạn phim gốc tại hiện trường và một đoạn tin của đài PT-TH tỉnh Hải Dương chối, phủ nhận chuyện xe cán qua người.

Một mục sư Tin Lành ở Miền Nam California sau khi xem đoạn phim đó thì thảng thốt: "Kinh khiếp hơn hình ảnh em bé Napal gấp 1000 lần". Vị mục sư này khá thân quen với gia đình "Em bé Napal". Hiện nay chồng của bà Kim Phúc là mục sư Bùi Huy Toàn không xa lạ gì với ông. Vì cùng thuộc hệ phái Tin Lành Baptist của người Việt tại Bắc Mỹ. Mục sư này cho hay trong bức ảnh "Em bé Napal" còn có mỗi bé trai trần truồng chạy trước cô bé Kim Phúc ngày xưa là anh trai ruột của cô Kim Phúc. Anh này sau đó được Mỹ cứu chữa, sau 1975 ở lại Việt Nam hiện nay là chủ một quán Bánh Canh Trảng Bàng trên quốc lộ 22 từ Sài Gòn về Tây Ninh. Anh trai Napal của cô bé Napal ngày xưa cũng ham mê cờ bạc, cá độ bóng đá và thua một số tiền lớn. Quán Bánh Canh Trảng Bàng phải mượn người thân của vị mục sư này số tiền lớn để kinh doanh. Chính vợ chồng bà Kim Phúc- Bùi Huy Toàn phải đứng ra trả số tiền này cho vị mục sư. Như vậy nhờ có "bọn tư bản giãy chết" mà em gái Napal Kim Phúc đã trả nợ thay cho người "anh trai Napal".

Người nông dân gắn liền cuộc sống với ruộng đồng. Khi đất canh tác không còn thì cũng có nghĩa là chết đói. Thà chết dưới bánh sắt xe xúc còn hơn là chết đói. Có lột truồng khỏa thân giữ đất cũng bị cưỡng chế. Có đem cờ đỏ sao vàng và hình ảnh ông Hồ Chí Minh ra làm bùa hộ mệnh cũng bị đàn áp đánh đập dã man. Thôi thì nằm xuống lấy mạng sống của chính mình ra giữ ruộng đồng. Bánh xe lịch sử của đảng vẫn càn qua nghiền nát. Mạng sống của người nông dân đâu giá trị bằng những đồng đô la màu xanh sau khi giải tỏa thu hồi đảng bán lại cho tư bản nước ngoài vào thuê... quyền sử dụng đất.

Thu hồi đất của người dân với giá vài trăm ngàn cho 1 mét vuông đất, sau khi thu hồi sang lấp đảng bán với giá 20.000.000 đồng cho 1 mét vuông đất. Chênh lệch gấp 100 lần đảng bỏ túi. Có nơi khác tiền đền bù mua đủ một tô phở bình dân. Bộ mặt đó dù tô đắp lên 100 lần, 1000 lần son phấn mỹ miều cũng không che được bản chất tội ác của nó.

Vấn đề là ai tiếp tay cho các hành vi tội ác đó diễn ra hàng ngày ở khắp 63 tỉnh thành hiện nay. Ngoài các tập đoàn tư bản tìm lợi nhuận còn có một phần góp tay của "Việt Kiều" lắm tiền nhiều của. Cộng sản làm ra các Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư cao cấp, trung tâm thương mại... mà không ai thèm vào đầu tư thì nó đâu có đi cướp đất của người dân tràn lan như vậy.

Hãy bình tĩnh mà đừng vướng vào tội ác tiếp tay cho cộng sản làm điều tàn bạo ngay trên quê hương thiêng liêng của mình. Thailand, Cambodia, Malaysia, Philippine... cũng có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp mà chất lượng và tiêu chuẩn bảo vệ mội trường tốt hơn Việt cộng nhiều lần. Các quốc gia kế cận Việt Nam cũng thu hồi đất của người dân nhưng không có gây ra nhiều tội ác như cộng sản Việt Nam đã, đang và sẽ làm. Hãy sáng suốt đừng tiếp tay cho Việt công gieo rắc tội ác cho dân lành. Nhiều Việt Kiều đầu tư vào Thailand, Malaysia, Taiwan, Cambodia và Philippine.

Chỉ một hình ảnh anh thanh niên thất nghiệp tự thiêu mà thắp sáng lên Mùa Xuân Arab. Lẽ nào hình ảnh một mẹ già bị xe bánh sắt nghiền nát không gây cho người Việt một cảm xúc nào sao? Một dân tộc chấp nhận bánh xe tội ác nghiến qua thì quà là mùa đông tăm tối lạnh lẽo đang đợi chờ phía trước.

14/07/2015
Huỳnh Bá Hải
danlambaovn.blogspot.com

Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) 2Q==
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI)   Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI) Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NGƯỜI VIỆT CÓ HÈN KHÔNG
»  Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”
» người việt nam hèn hạ Người Việt xấu xí- Theo blog Hanwonders
» Mỹ thành công việc đáp máy bay không người lái xuống Hàng không mẫu hạm
» Sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tin Tức, Thời Sự-
Chuyển đến