Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Trung ngắn nhac quốc luong thuoc không phải nguyet trong hoang quang truyện sáng bich quynh chất Nhung VNCH Nguyen Chung Saigon linh chuyen ngam quan
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì?

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì?   Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Icon_minitimeWed Jun 12, 2013 11:40 am


Tìm hiểu "Cloning" là gì?


     Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Embryo4       
Phôi được 2 tế bào 

Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Embryo5
Phôi được 4 tế bào  

Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Embryo6
Phôi được 8 tế bào   

(SAO Y CHÁNH BẢN ĐỘNG VẬT)


Hầu như những gì khám phá mới thuộc về Khoa Học thì người Scottland đều đứng đầu, Hoa Kỳ là một nước giàu mạnh nhất thế giới nhưng vẫn phải... ôm sách hầu Thầy.

Còn nhớ cách đây không lâu, bên Scottland (Britain) khoa học gia làm được thụ tinh nhân tạo, đoạt quyền kiểm soát của Tạo Hóa, chuyện này làm Vatican giận run lên rất nhiều. Nhưng ngày nay hầu hết, kể cả nước Việt Nam cũng làm được chuyện thụ tinh nhân tạo rồi. Ai ai cũng xem thường chuyện này như chuyện ăn cơm hàng ngày vậy.

Nay một lần nữa khoa học gia xứ Scottland lại làm thêm một cú ngoạn mục nữa làm thiên hạ lần này hoảng hồn thật sự rồi. Đó là chuyện Cloning (tạo thêm một động vật nữa mà không cần cấy tinh trùng vào trứng như trên). Sách báo in ra ca ngợi, rồi lo sợ chuyện này. Nhìn một quyển sách mới phát hành tại Âu Mỹ, in 2 hình của một cha... cà chớn dưới ghi một câu ngon lành như sau: “Nữa rồi, thằng đó nữa rồi!” (Oh! You again). Như vậy thiên hạ không ghét sao được?

Nhưng dân thông minh Trời cho như dân Scottland, dân giàu Trời cho như dân Mỹ, dân hay bị xui hoài như dân Việt, tất cả cũng đều thua con của Trời hết, con của Trời đó là dân Tàu đấy. Họ biết chuyện này từ trăm năm nay rồi.

Nhớ lại ngày xưa, sách truyện rất ít, toàn là Truyện Tàu. Hang cùng ngõ hẽm, những nơi cho thuê truyện đều có đủ bộ truyện Tàu làm chuẩn. Không gì sướng hơn lúc đi học về, chờ cơm ăn, lên lầu nằm đọc một quyển truyện Tàu, bên ngoài mưa chiều chiều thường xuyên như tại Quận 4 Khánh Hội năm nào. Câu chuyện được ngắt một khúc như sau: “Tôn ngộ Không...

Thật sự Cloning không phải dễ gì, trở lại quá khứ gần đây. Ngày 24 tháng 2 năm 1997, khoa học gia tại viện Roslin Institute, Edinburgh, Scotland, tuyên bố cho thế giới họ đã clone được một động vật nuôi con bằng sữa (adult mammal) lần đầu tiên. Khoa học gia họ dùng nhân của một con cừu (nucleus of a mammary gland cell) cùng với một trứng cừu, trứng cừu này nhân được lấy ra (nucleus removed). Rồi họ ráp lại, sau đó dùng một luồng điện rất nhẹ kích thích trứng đó, điều kỳ diệu xảy ra là trứng đó bắt đầu sanh sôi nảy nở, tế bào được chia từ 2 ra 4 ra16 v.v... như vậy tạo thành một phôi thai (enbryo). Rồi phôi thai này được cấy vào tử cung một con cừu mẹ, cừu mẹ mang thai lớn lên, rồi sanh được một con cừu con bé nhỏ xinh xinh, thế giới biết tên con cừu con này: đó là Dolly. Nghĩa là họ không cần tinh trùng của con đực nữa. Như vậy từ rày về sau đàn ông đi chỗ khác chơi, hay lên thiên đàng hết đi như câu nói của nhà hiền triết Socrat nói “Nếu không có đàn bà thì đàn ông sẽ lên Thiên Đàng hết”, câu này rất thấm cho những tay bị vợ đòi ly dị ngày mai, nghe rất ớn xướng sống.

Vì nhân hay trứng cũng lấy từ con cừu mẹ, mà không cần tinh trùng của cừu cha. Nên tất cả những nhiễm sắc thể, hay những cá tính, đặc tính của cừu mẹ đều y như bản sao ráp vậy. Họ gọi như là bản Xeros Copy vậy. Có nghĩa từ đây con người sẽ cấy được một giống động vật có tính tình đúng 100 % như mẹ vậy. Như con ngựa Thiên Lý Mã của Quan Vân Trường vậy chạy ngàn dặm không biết mệt, hoặc là làm y thêm một thằng cha sao DÊ y như ông già nó vậy?

Trước khi khám phá này làm rung động loài người (man-mammal) các khoa học gia cho rằng nếu không có tinh trùng để cho trứng sinh sôi nảy nở thì là chuyện vô lý. Y như ngày xưa vậy, người ta khi khát nước, cơ thể cần nước thì phải uống nước là cái chắc. Nhưng khi có phương pháp truyền nước biển thì câu chuyện khát nước là phải uống rồi không đúng nữa. Nói thêm xa hơn, như nếu bạn thích nhạc Trịnh công Sơn, hay nhạc Beethoven, khi nghe thì âm thanh rụng động có tần số khác nhau của Trịnh hay của Beethoven vào não, rồi não truyền một luồng điện nhẹ xuống khắp châu thân thì tê mê biết mấy. Luồng điện đó ngày kia khoa học sẽ làm được, có nghĩa là chỉ cần một cục pin mà một cái máy phát điện nho nhỏ rồi úp vào tai. Nếu bạn muốn nghe nhạc Trịnh công Sơn hay nhạc Beethoven thì cứ việc chuyển tần số đến tần số bạn thích thì bạn sẽ tê mê như đang nghe Khánh Ly hát nhạc Trinh vậy. Còn nếu bạn không khéo... tay làm lấy, thì bạn đụng ngay tần số của vợ yêu quý đang la bạn, thì mọi việc đều hỏng hết, tỉnh ngủ ngay.

Cloning hiện nay họ dùng một trong 3 phương cách (techniques). Đó là: “blastomere separation, blastocyst division and twining or nuclear transplanation”. Trong mỗi phương cách, một phôi thai được xem như là “vitro fertilization (IVF) nơi nầy trứng được kết tinh với tinh trùng trên dĩa “disk” phòng thí nghiệm. Khi trứng được bắt đầu chia đôi, rồi thành 4 rồi khoa học gia mới dùng đến phương pháp cloning bằng một trong ba cách kể trên.

Với phương pháp Blastomere Separation, khi trứng bắt đầu chia ra từ 2 đến 4 thì họ tách rời lớp vỏ bọc ngoài trứng (gọi là zone pellucida), rồi họ đặt màng đó vào một dung dịch đặc biệt làm tách rời ra được tế bào. Mỗi tế bào lúc này rất quan trọng, được nuôi bằng một chất đặc biệt vì lúc này tế bào đang hoạt động không ngừng nghỉ, vì chính lúc này nó sẽ tạo ra một động vật. Rồi sau đó họ đem cấy vào tử cung một động vật mà đã cho trứng.

Với phương pháp Blastocyst Division, khi trứng bắt đầu chia đôi, thì khoa học xài liền, mỗi phần được đặt vào tử cung động vật. Mỗi phần sẽ tạo một động vật, như vậy chúng ta có 2 động vật giống nhau, như 2 anh em sanh đôi vậy.

Với phương pháp Nuclear Transplanation. Đây là một phương pháp vô cùng khó và vô cùng nguy hiểm. Họ rút cái nhân (nuclea) của một tế bào động vật cho trứng, nói tắt là một nhân của một tế bào bắp thịt chẳng hạn, trong khi đó trứng bắt đầu chia ra phần chót là 8 phần đều nhau. Họ dặt những nhân đó vào 8 phần đang chia nhau, tách 8 phần ra 8 dĩa khác nhau. Như vậy một dĩa có một tế bào và một nhân lạ cấy vào. Khoa học gia họ dùng một kích thích nhân tạo, như cho một luồng điện rất nhẹ chạm giật vào tế bào đó, nên nhớ khi tách rời 8 phần tế bào ra 8 dĩa khác nhau thì những tế bào đó sẽ chết ngắc, không phân chia nữa. Nay có một luồng điện nhẹ rung vào, thì lập tức kỳ diệu thay, tế bào đó sống lại rồi phân chia nữa ra làm 2, làm 4, làm 8... rồi thành một bào thai động vật.

Khoa học gia người Anh dùng nhiều phương pháp cloning khác nhau, tạo ra một con cừu Dolly là họ dùng phương pháp đặc biệt thêm, họ lấy nhân của một tế bào của mẹ cừu Dolly. Trước đó những nha khoa học thế giới cứ nằng nặc cho rằng tế bào gan sẽ sanh sôi nảy nở thành tế bào gan, tế bào bắp thịt sẽ thành tế bào bắp thịt. Nghĩa là tế bào nào cũng đều hướng về mục đích chót hết, nhưng Khoa học gia Scottist lại không tin như vậy. Họ đã thành công với cừu Dolly. Thế giới vô cùng thán phục chuyện lạ này.

Khoa học gia Scottist trước đó đã tạo một phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, lúc đó thế giới rất hồ nghi, nay phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (vitro fertilization / IVF). Đến năm 1978 thì có trên 20 ngàn bé ra đời theo phương pháp này, đến nay 2001 thì lên đến gần 100 ngàn em rồi.

Nhưng đến phương pháp cloning chú cừu Dolly từ A đến Z đều của người mẹ, thì thế giới bắt đầu lo sợ. Họ sợ có một nhà bác học điên khùng nào đó, sẽ tạo một giống người nửa thú để làm việc như nô lệ vậy, sức mạnh như con voi trong thân thể con người, đầu óc không có để mà... cự nự với chủ. Hình như điều này khoa học gia của Hitler đang thử làm. Dĩ nhiên một lần nữa Vatican lại lên tiếng gay gắt chống đối. Ngày nay tại Hoakỳ có một đạo luật ra đời nhằm ngăn cản khoa học gia đem phương pháp này cho người, Liên hiệp Quốc cũng như vậy.

Người khơi mào cho việc cloning hay thụ thai trong ống nghiệm phải kể công đầu là Thomas Hunt Morgan. Chính ông này gọi danh từ mới mà ta quen thuộc là Chromosome (Nhiễm thể) (1866-1945) ông ta cho rằng Gene (Di truyền học) là do nhiễm sắc thể tạo ra (chromosome) tạo ra. Loài người có 23 cặp nhiễm thể mà tạo ra di truyền tính (23 pairs of chromosomes), nhưng dòng họ này rất có công với khoa học và nhân loại. Con gái ông là Isabel Morgan là người tạo ra một chất ngừa tê liệt thành công cho khỉ, từ đó người khác nhờ phương pháp này mà áp dụng cho người.

Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Structdna

Cho đến năm 1942 thì một khoa học gia người Thụy Sĩ, cư ngụ tại New York khám phá ra DNA (deoxyribonucleic acid). Từ năm khám phá cho đến năm 1998 thì cảnh sát Mỹ mới dùng phương pháp này tìm thủ phạm, nó còn rõ ràng hơn dấu tay nữa. Tòa chấp nhận phuong pháp DNA, biết bao nhiêu người nằm ấp hay sắp sửa lên ghế điện, nay nhờ phương pháp DNA mà thoát tội oan.

Khi con người tiến bước đến DNA thì nhiều nhà khoa học ráng tìm thêm còn có cái gì hơn nữa, hay hơn nữa ngoài DNA không? Cho đến năm 1951 thì James Watson (Mỹ) và Francis Crick (Anh) cùng nhau tìm ra chất chánh của DNA là những vòng xoắn trôn ốc kỳ diệu, họ gọi là Double Helix. Từ đây chân trời mới mở ra rất rộng cho các nhà khoa học kể cả luôn nhà hóa học. Từ những vòng xoắn kỳ diệu tượng trưng nhiều màu nhiều khúc quẹo, khoa học gia có thế lấy từng đoạn đó chất chánh của DNA mà làm ra những loại thuốc cho nhân loại trong tương lai.
       
Một câu chuyện đầu tiên trên thế giới dùng phương pháp DNA để kết tội một sát nhân. Chuyện đó như sau: Chiều cuối đông, November, 1983 cô gái 15 tuổi, Lynda Mann, cư ngụ tại Narborough, England rời nhà thăm một người bạn gái cùng lớp cách đó không xa. Cô đi và không về nữa. Cô bị hiếp rồi hung thủ cắt cổ cô tại một góc vắng nhà ga xe lửa. Cảnh sát tìm 3 năm không ra vụ án này. 3 năm sau 1986 cô gái 17 tuổi tên là Dawn Ashworth cũng bị trường hợp thê thảm như vậy. Lần này cảnh sát bắt được một anh đầu bếp trẻ 17 tuổi. Nhưng không chắc lắm vì còn nhiều điểm ngờ. Cảnh sát liền nhờ một giáo sư trẻ chuyên về di truyền học tại Đại học Leicester. Anh phân chất tinh trùng và chút máu của tên sát nhân để lại hiện trường, vị giáo sư trẻ này tuyên bố đây là một người gốc Phi Châu, cha là người Anh. Chuyện này làm cảnh sát hơi bỡ ngỡ... Và giáo sư trẻ Alec Jeffrrey thử máu của anh đầu bếp trẻ mà cảnh sát nằng nặc cho là kẻ thủ phạm. Giáo sư trẻ tuyên bố, anh đầu bếp này không phải là người giết 2 cô gái kia. Cảnh sát bí lối, sau cùng quan tòa cho phép cảnh sát bắt mọi người trong quận đó phải thử máu hết, nhưng có một anh chàng gốc Phi châu thì tìm cách tránh né, khai rằng đang bệnh cho máu để thử không tốt. Cảnh sát đâu dễ gì, bèn lôi tên này ra mà rút máu đem thử. Kết quả ngay chóc. Nhưng lúc đó tại Anh quốc chưa có đạo luật nào cho phép dùng DNA để làm bằng chứng buộc tội can phạm được, cảnh sát đâm ra kẹt... chẳng lẽ thả tên này? Họ bèn dùng một phương pháp mẹo: nhốt tên này vào xàlim khác, rồi cho cảnh sát giả dạng ở chung với nhau, cho uống rượu rồi cải lộn. Anh sát nhân mất bình tình khai hết rồi được thu băng rồi ra tòa anh đành phải Yes. Tên sát nhân đó là tên làm công cho một lò bánh mì gần đó, sát nhân tên là Colin Pichtfork, con một immigrant từ Ghana Phi châu đến.

Từ đó tên tuổi giáo sư trẻ Alec Jeffrey nổi tiếng, Alec Ferffrey được nữ hoàng phong tước là Sir, còn tên sát nhân được lên ghế điện. Cả hai đều nêu danh là người đầu tiên dùng phương pháp DNA vào phòng luận tội.

Trở về lại Cloning, năm vừa qua, tại Texas, Texas A & M University cũng tạo ra được một con Bò bằng cloning. Chú bò con màu kem vàng, được khoa học cho tên là Second Chance. Trong tuần lễ đầu tiên, chú bò này bệnh nặng gần chết, vì chứng bệnh sưng phổi, rồi sau đó bệnh tiêu chảy, bệnh ghẻ... làm các bác sĩ lo lắng gần điên vì chú bò này, ngày đêm chầu chực phòng bệnh của chú bò này. Lỡ nó qua đời thì tụi bạn bè đồng nghiệp bên Anh quốc sẽ cười... thúi đầu luôn.

Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Noah

Vậy vì sĩ diện nên bác sĩ, khoa học gia ngày đệm canh chừng nó rồi đồng thời cầu nguyện cho nó tai qua nạn khỏi vì nó được ra đời bằng một phương pháp nhân tạo của thế kỷ 21.

Rồi sau đó khoa học gia tạo được một con bò trắng mà bên Ấn Độ chúng ta thường thấy trên vách đền thờ có con bò này, một giống bò thiêng, có lưng gù, đôi mắt đẹp. Loại bò này tên là Noah, nó từ giống oxlike guar (bò thiêng Ấn Độ), nhưng được 2 tuần thì... đi đoong luôn.
       
Như vậy nghĩa là làm sao? Nghĩa là bên Anh quốc, người tạo giống đầu tiên chú cừu non tên Dolly đẹp dễ thương nhưng họ giấu biệt thế giới là nó bị bệnh hoạn liên miên nếu không có bác sĩ ngày đêm chầu chực thì nó cũng hui nhị tì luôn. Có nghĩa là dùng hệ thống phương pháp Cloning này thì không có lợi rồi chẳng lẽ nuôi con bò này cho đến khi khôn lớn để mà đem ra chợ bán thì giá tiền nó lên đến vài trăm ngàn đô một con? Bằng một cái nhà 4 phòng ngủ rồi? Nhưng cho dù vậy, tại Ý đại Lợi, và tại Mỹ, khoa học gia tên Panos Zavos (có nhà thương lớn chuyên lo về hiếm muộn, Lexington, Kentucky /USA) và Severino Antinori (cũng có nhà thương tại Rome/ Italy chuyên lo về bệnh hiếm muốn cho các phụ nữ mãn kinh nguyệt mà mong co con nuối cho đỡ buồn) Họ tuyên bố trong vòng 2 năm nữa họ sẽ thành công về Cloning cho giống người, các khoa học gia trên thế giới đều không hoài nghi chuyện này của họ. Nhưng tất cả đều đồng ý luôn là bào thai này sẽ thiếu rất nhiều điều kiện thông thường mà tạo hóa đã làm sẵn cho con người, có thể đứa bé sanh ra sẽ thiếu một cánh tay, hay bị bệnh nội thương trầm trọng như sưng phổi kinh niên, hay hư một phần não bộ nửa khùng nửa điên. Trong khi thế giới càng ngày càng không đủ ăn, tại Phi Châu biết bao nhiêu đứa bé sanh ra rất khỏe mạnh, mà bị đói triền miên khói lửa...

Khoa học gia chỉ nói được Cloning, nhưng chưa tiên đoán được bệnh hoạn gì của đứa bé mà được tạo từ cloning đó. Không ai nói được. Có ai dám bắt Bác sĩ cloning cho mình một đứa bé, rồi bắt Bác sĩ ký giấy nuôi trọn đời nếu đứa bé đó bị bệnh... khói lửa triền miên luôn?

Ở đây thiếu gì ông đạo dê, đâu cần tốn tiền gì nhiều cho ông đạo đó, chỉ cần ly đá chanh là xong rồi ông đạo đó sẽ lo từ A tới Z luôn mà.

Cũng có nhiều khoa học gia cho rằng phương pháp cloning thì xong rồi, nhưng họ cũng có lý khi họ cho rằng một tế bào da khi sanh sôi nảy nở cũng sẽ ra tế bào da mới, còn muốn ra loại khác thì các động lực nội tại trong tế bào da đó sẽ tắt (off) có nghĩa là da thì ra da, lông thì ra lông,... Rồi nếu lấy tế bào da (skin) đặt nó vào một trứng chưa thụ tinh, rồi cloning nó thì trứng nó sẽ phát ra nhiều mệnh lệnh rất bất ngờ, như cho ra một thằng bé chỉ toàn xương với da mà thôi, thịt thì không có, như một bộ xương cách trí biết đi mà thôi. Chuyện như vậy cũng rất có thể lắm.

Nhưng riêng bên Vatican, dĩ nhiên không riêng Đức Giáo Hoàng mà các nhà đạo dức cũng đều say NO hết...

Từ khi đứa bé ống nghiệm ra đời, mà ta gọi là “test tube baby” các bác sĩ cũng canh chừng đứa bé đó sát ván. Đó là từ năm 1978, nay cô gái đó 22 tuổi rồi, có chồng và có con. Họ đánh giá khả năng trí tuệ thì chỉ thường thường thôi, không gì xuất sắc lắm.

Sagant Phan
(vietsciences.free.fr)
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Cloning, bao giờ đến lượt con người?    Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Icon_minitimeFri Jun 21, 2013 3:24 am


Cloning, bao giờ đến lượt con người?        

Quảng Thiện


Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Images?q=tbn:ANd9GcSpanBjSSJ_poDvytz8Ibgc-W9svdLEJVDVjOSA7cme1Jl-XyTgCA


Tô Cách Lan hôm đó trời vẫn còn rất lạnh. Cái lạnh cơ hữu của một xứ nằm về phía cực bắc của quần đảo Anh Cát Lợi. Vậy mà khi Viện nghiên cứu Roslin ở Edinburgh, rồi hệ thống truyền thanh Tô Cách Lan, rồi cả thế giới loan tin sự ra đời của cô bé cừu non Dolly, thì cả xứ Tô Cách Lan lạnh lẽo và cả thế giới như bùng lên một cơn bão lửa. Đó là cơn bão lửa ngày 22 tháng 2 năm 1997.

Chưa bao giờ trong lịch sử nghiên cứu khoa học, sự ra đời của một con vật -  một con cừu - lại gây tiếng vang nóng rát như vậy. Nóng rát không phải vì đây là lần đầu tiên các nhà khoa học đã thành công trong việc sử dụng một tế bào thường chứ không phải là tế bào sinh dục để tạo ra một động vật từ phương pháp sinh sản vô tính (cloning), mà ở chỗ con người vẫn còn nhớ rất rõ đến một quá khứ hãi hùng của thời Đức Quốc Xã, lúc mà  Hitler đã  chủ trương ‘lai tạo’ một giống người mới ‘thượng đẳng’ để tiêu diệt giống người ‘hèn hạ’ khác, chiếm đoạt  thế giới, ôm mộng bá chủ đồ vương.

Cho nên sự ra đời của cô bé cừu non Dolly đã tức khắc dẫn đến một câu hỏi ai cũng lo âu không dám nói: Hôm nay là cô cừu non Dolly, bao giờ thì đến lượt người chăn cừu được (bị) cloning?

Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? 2Q==

Tiến sĩ Campbell đi lui tới trong khuôn viên Viện Nghiên Cứu Roslin. Ông miên man suy nghĩ một hình ảnh mà cả chục năm nay ông vẫn thường nghĩ đến.  Đó là hình ảnh của một con cừu, một đàn cừu, rồi hằng hà sa số cừu. Những con cừu này phải nhiều. Nhiều đến nỗi dư sức cho những kẻ mất ngủ trên cõi đời này đếm... mệt nghỉ!  Nhưng tất cả con cừu này phải đặc biệt có ích cho loài người: hoặc trong sữa chứa những amino acid cần cho trẻ sơ sinh; hoặc sản xuất được những loại thuốc chống bệnh nan y; hoặc có những bộ phận như tim, gan, phèo, phổi  có thể ghép vào cơ thể của con người. Tóm lại chúng phải là đàn cừu kiệt xuất: một công xưởng sản xuất dược phẩm và các bộ phận cho con người.

Muốn được như vậy, phải lai tạo. Nhưng phương pháp cổ điển kiểu Mendel thì lại vừa mất qúa nhiều thì giờ vừa không chắc chắn lai được một con vừa ý. Đó là chưa nói đến phương pháp này không thể ghép gene (di truyền tử) của sinh vật khác vào cừu. Cho nên chỉ còn một cách là phải dùng phương pháp sinh sản vô tính, vừa  nhanh, vừa có khả năng thỏa mãn những yêu cầu lắp ghép gene của sinh vật khác. Người ta biết rằng  phương pháp sinh sản vô tính có thể sản xuất 20 thế hệ trong cùng một thời gian mà phương pháp cổ điển chỉ vừa mới xong một thế hệ!

Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Images?q=tbn:ANd9GcS6hKOvtu6dYBui2nuHwinj-TVZFn4IE0eqmDdnD6sYcj4CXceWNQ

Sinh sản vô tính và kỹ thuật ghép gene (gene cloning)

Khác với kiểu sinh sản tự nhiên của sinh vật; tức là kiểu sinh sản hữu tính cần có sự kết hợp của tinh trùng và trứng ở động vật, hoặc là phấn hoa và noãn ở thực vật bậc cao. Sinh sản vô tính là phương pháp sinh sản không cần có sự kết hợp tự nhiên đực cái, mà chỉ cần một tế bào, một nhóm tế bào hay một bộ phận của một phía sinh vật nào đó là có thể tạo ra một cá thể sinh vật mới giống hệt. Phương pháp này thực ra đã được áp dụng từ lâu trên thực vật. Ở thế giới thực vật, hầu như bất cứ tế bào nào trên bộ phận nào của cây đều có khả năng biến thành thể sần (callus) để sau đó phát triển thành cây. Phương pháp sinh sản vô tính đã được ứng dụng bằng nhiều kỹ thuật khác nhau mà kỹ thuật cấy phôi - embryo culture - là kỹ thuật  được Smith ứng dụng thành công đầu tiên ở cà chua năm 1944, kỹ thuật kết hợp tế bào chất -protoplast culture do Cocking nghiên cứu năm 1960, kỹ thuật cấy phấn hoa -anther culture; pollen culture do hai khoa học gia Guha  và Maheshwari giới thiệu năm 1964, kỹ thuật kết hợp tế bào-cell fusion do nhóm Power  thí nghiệm năm 1970. Các kỹ thuật này đã tạo ra các giống dâu tây, khoai tây miễn nhiễm (virus-free), hoặc tạo ra được các loại rau cải mới ở Nhật Bản như loài cải Hakuran do kết hợp giữa cải bắp và cải bẹ trắng do nhóm Nishi giới thiệu năm 1959, loài Pomato do kết hợp giữa khoai tây và cà chua  năm 1987, loài Melocha do kết hợp giữa dưa melon và bí rợ năm 1989.

Tuy nhiên kỹ thuật ứng dụng phương pháp sinh sản vô tính đã không ngừng ở đấy. Những thành quả trên đã giúp các nhà khoa học đi thêm một bước đáng kể. Đó là kỹ thuật lắp ghép gene (gene cloning); tức là kỹ thuật cắt gene của một sinh vật này để ghép vào bộ gene của một sinh vật khác. Giống cà chua Flavr Savr do công ty Calgene giới thiệu năm 1992 mang tính tồn trữ lâu  nhờ được ghép gene long shelf life tách từ  vi khuẩn. Giống lúa mì Úc châu mang tính chống lạnh tốt nhờ được ghép gene anti-freeze tách từ cá bơn (flounder)  do nhóm Appels thực hiện năm 1996.

Như vậy phương pháp sinh sản vô tính không phải là một phương pháp tạo giống mới bằng cách kết hợp gene của cha mẹ mà chính là phương pháp in lại giống hệt bộ gene (genome) mới từ một tế bào đã được cải thiện. Cloning do đó phải được hiểu là kỹ thuật cắt ghép gene (gene cloning) vào một tế bào để tế bào đó phát triển thành cây hoặc con mang bộ gene mới.

Ở thế giới động vật, vì hoạt tính của các tế bào sinh trưởng - tức tế bào thường - không giống như ở thực vật . Ở các tế bào này, một số gene sẽ mất hoạt tính nếu cơ thể  ‘thấy’ không cần tới. Ví dụ tế bào da sẽ không tạo ra chất estrogen - là hormone tính dục có trong trứng của phái nữ, tế bào óc không tạo chất insulin - là chất đường có trong máu. Vì  vậy cho nên người ta chỉ dùng được có mỗi tế bào sinh dục cho phương pháp sinh sản vô tính . So với thực vật, tiến bộ về phương pháp sinh sản vô tính trên động vật do đó hãy còn rất hiếm hoi.

Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Images?q=tbn:ANd9GcRvpSk1iqfVXPp_2UbhYgiAKRNQJO9T8lg0se0oOBJdKI168ylNew

DNA, Gene và Lý duyên khởi


Kể từ khi hai nhà khoa học Watson và Cricks (1953) kiện toàn bản đồ cấu trúc phân tử DNA (Deoxyribonucleic Acid) gồm hai nhánh xoắn lò xo mang 4 nucleotide cơ bản A (Adenine), C (Cytosine), T (Thymine) và G (Guanine), và giải thích về sự kết hợp của các nucleotide ACTG  trên nguyên tắc của đạo lý duyên khởi ‘hễ cái này có thì cái kia có’ để tạo ra hai cặp nối A-T, C-G, thì con người đã hiểu được rằng gene - đơn vị mang tính di truyền của sinh vật-  là một đoạn DNA, tuy dài ngắn khác nhau, nhưng đó chỉ  là sự lập đi lập lại của 4 nucleotide cơ bản nối thành từng cặp A-T, C-G, hoặc T-A và G-C . Từ hiểu biết này, các nhà khoa học đã thử và thành công kỹ thuật cắt ghép gene. Bởi vì kỹ thuật này chẳng qua là một thủ thuật cắt đi một đoạn ACTG  (cắt gene) ở nhiễm sắc thể của một sinh vật này để lập lại y nguyên mã số ACTG đó vào một nhiễm sắc thể của một sinh vật khác. Ngành di truyền công học (genetic engineering) ra đời  và phát triển một cách nhanh chóng trước hết trên các loài sinh vật bậc thấp như vi khuẩn, rồi các loài sinh vật bậc cao hơn  như cây cối hoa màu , động vật.  Chương trình nghiên cứu bộ gene của con người (Human Genome Initiative) đã được thành lập ở Hoa Kỳ năm 1988 do tiến sĩ Watson (Nobel Y học 1962) chủ trì với sự cộng tác của hầu hết các khoa học gia trên thế giới cũng có mục đích tìm mã số ACTG của từng gene trong số 3 tỉ nucleotic có mặt trên 23 cặp nhiễm sắc thể của con người. Nếu bộ gene của con người được hiểu và định vị trí  rõ ràng, người ta có thể cắt bỏ những gene xấu như gene mang bệnh Down syndome, bệnh Parkinson v.v... để tạo những hài nhi khoẻ mạnh, không bị các bệnh di truyền khống chế.

Cũng như các viện nghiên cứu nông nghiệp của các nước phát triển trên thế giới, Viện nghiên cứu Roslin cũng có yêu cầu phải triệt để xữ dụng di truyền công học , đặc biệt phương pháp cloning, để tạo những đàn gia súc mới có khả năng kiệt xuất hơn chỉ là loay hoay với phương pháp lai tạo cổ điển, vừa mất thì giờ vừa không đạt được kết qủa mong muốn.

Đầu năm 1997, công ty dược phẩm PPL Therapeutics P.L.C. ở Edinburgh đã giới thiệu Rosie, cô bò sữa có khả năng sản xuất một loại sữa mà không một nàng bò nào có thể làm được: đó là sữa mang protein của người, chất alpha-lactalbumin. Chẳng là khi Rosie hãy còn là một noãn ở trong phòng thí nghiệm, người ta đã ghép gene alpha-lactalbumin của người vào, để sau đó noãn được nuôi thành phôi rồi sinh ra Rosie với khả năng sản xuất sữa mang protein cần cho những trẻ sơ sinh. Sữa Rosie không còn là sữa bò nữa rồi, mà chính là sữa người!

Một công ty dược phẩm khác, công ty Alexion Pharmaceutical, cũng đang triển khai kế hoạch nuôi heo mang qủa tim và thận có thể ghép cho người. Những con vật được ghép gene kiểu như Rosie được gọi là những con vật biến-tính-di-truyền (transgenic). Tạo một con-vật-biến-tính thật ra rất khó, thất bại nhiều hơn thành công. Thời gian cần để tạo ra một  con-vật-biến-tính cũng rất lâu và vô cùng tốn kém. Một Rosie không thôi cũng đã tiêu mất 4 triệu mỹ kim. Để có hằng hà sa số Rosie qủa nhiên là một bài tính quá khó, hầu như không thể thực hiện được.


Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Dolly


Từ Rosie đến Dolly...

Trong đầu tiến sĩ Campbell cũng đã có một ý nghĩ hết sức táo bạo. Ông rảo bước đến phòng làm việc của một đồng nghiệp, tiến sĩ Willmut, người chủ trì chương trình nghiên cứu, để bàn về một phương pháp mới : thay vì phải tạo ra từng con-vật-biến-tính  như Rosie, giả sử nếu mỗi một  tế bào của Rosie đều có thể dùng như một âm bản để in ra một Rosie mới khác thì việc tạo ra hằng hà sa số Rosie có thể sẽ không còn là một bài tính khó nữa. Vấn đề ở đây là phải làm sao tìm ra một phương pháp mới để có thể xữ dụng tế bào thường. Cho đến nay, chưa có một sách giáo khoa nào nói đến chuyện này cả, bởi vì ở động vật, kỹ thuật sinh sản vô tính chỉ thành công trên tế bào sinh dục mà thôi. Nghĩ khác đi quả nhiên  là một điều hết sức táo bạo: một suy nghĩ ngoài lề của khoa học thường thức. ‘ Mình đừng nói chuyện này cho ai  biết. Phải hết sức im hơi lặng tiếng mới được. Nếu không thì sẽ có kẻ chửi cho là đồ ngu!’. Campbell đã thì thào với Willmut như thế.

Đó là những ngày vào tháng 2  năm 1995.

Chương trình nghiên cứu được bắt tay thực hiện ngay sau đó. Công việc này được thực hiện trên cừu và trải qua 10 giai đoạn được tóm tắt như sau:

Chọn con cừu thứ nhất giống Finn Dorset 6 tuổi đang mang thai để làm thí nghiệm.

Tách tế bào vú của con cừu thứ nhất giống Finn Dorset. Tế bào vú này có mang bộ gene của chính nó cộng với một số gene mới của con người có khả năng tạo những protein muốn có (ví dụ gene alpha-lactalbumin). Đây là tế bào thường của con-cừu-biến-tín mang bộ gene mới.

Tế bào vú này được nuôi trong phòng thí nghiệm để phân bào (nguyên nhiễm) tạo ra những tế bào khác có đầy đủ bộ gene mới. Những tế bào này sẽ đi vào trạng thái ‘ngủ’nếu được nuôi 5 ngày trong môi trường chỉ có 1/10 chất dinh dưỡng.

Chọn con cừu thứ hai giống Scottish Blackface.

Tách noãn từ con cừu thứ hai giống Scottish Blackface.

Tách vứt bỏ nhân của noãn của con cừu thứ hai này. Noãn trở thành noãn-không-nhân (oocyte), tức là noãn không mang tính di truyền.

Dùng phương pháp kết hợp tế bào (cell fusion) để kết hợp tế bào vú của con cừu thứ nhất với noãn-không-nhân của con cừu thứ hai nhờ một cú shock điện nhẹ. Nếu việc kết hợp thành công, noãn-không-nhân sẽ trở thành noãn có nhân với bộ gene mới.

Noãn có nhân với bộ gene mới được nuôi để phát triển thành phôi.

Phôi được cấy vào tử cung của một con cừu thứ ba cùng giống Scottish Blackface để nuôi thành bào thai.

Sau 150 ngày, con cừu thứ ba sinh ra cô bé cừu non Dolly mang đầy đủ bộ gene của con-cừu-biến-tính. Đó là vào một ngày tháng bảy năm 1996. Trong qúa trình nghiên cứu này, nhóm đã kết hợp 277 tế bào vú, nuôi thành công 13 phôi nhưng sau đó chỉ có một Dolly được sinh ra đời và sống khỏe mạnh. Tỉ số thành công 0.3% tính ra tuy thấp, nhưng chi phí chỉ tốn có vỏn vẹn 750,000 mỹ kim.

Vậy mà cũng phải đợi cho đến hơn nửa năm sau, khi mà Dolly chứng tỏ là một cô cừu bình thường, khỏe mạnh, thì Willmut mới dám tuyên bố sự thành công của nhóm nghiên cứu mình.

Bắt đầu từ ngày 22 tháng 2 năm 1997, sách giáo khoa đã được lật qua một trang khác với một dòng chữ mới: phương pháp sinh sản vô tính ứng dụng trên động vật có thể thành công trên tế bào thường chứ không  nhất thiết phải là tế bào sinh dục.


Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Human-cloning-diagram


Từ Dolly đến con người ...

Khi em bé Louise - em bé đầu tiên được sinh ra bằng phương pháp thụ thai trong ống nghiệm- ra đời ở Anh quốc năm 1978, con người đã la hoảng về phương pháp sinh sản không bình thường này. Nhưng những đóng góp hữu ích của phương pháp thụ thai này đã dần dà làm lắng đi những lo âu thuở ban đầu. Một cặp vợ chồng yêu nhau thắm thiết nhưng vì một lý do nào đó không thể sinh con. Bác sỹ cho tinh trùng thụ thai (nhân tạo) với trứng trong phòng thí nghiệm để nuôi thành phôi. Phôi được đưa vào tử cung của người vợ. Ít lâu sau người vợ sinh con. Đứa bé ra đời làm gạch nối hạnh phúc giữa hai vợ chồng.


Trong quá trình thụ thai nhân tạo, có thể tinh trùng không phải của người chồng, cũng có thể trứng không phải của người vợ. Nhưng người ta không cần phải biết rõ như vậy. Đứa bé đã được sinh ra từ người vợ sau chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau. Thế là đủ. Không cần thắc mắc. Không hề mặc cảm.

Từ đó cho đến nay, tuy phương pháp thụ thai nhân tạo có khi trải qua nhiều chuyện lộn xộn liên quan đến tòa án. Ví dụ như vụ án cô Mary Whitehead đòi nuôi giữ luôn bé M. dù rằng cô đã ký giao kèo chỉ mang thai ‘giùm’. Mary bị thua kiện đành phải trả bé M. lại cho ‘cha mẹ’ bé M. là những người đã thuê Mary mang thai và sinh ra bé M.  Lộn xộn khó hiểu phải không quí vị?

Tuy có lộn xộn như vậy nhưng phương pháp thụ thai nhân tạo này bao giờ cũng cần phải có sự kết hợp của tinh trùng và trứng. Đứa bé sinh ra kiểu này vẫn phải bị chi phối bởi tính di truyền của cha mẹ. Kiểu thụ thai thì không bình thường nhưng nguyên tắc thụ thai lại bình thường tự nhiên. Chính vì thế mà người ta chỉ chống lấy lệ bởi vì có gì khác đâu nếu không nói là chính phương pháp này đã mang hạnh phúc đến cho nhiều người.

Nhưng khi Dolly ra đời  thì sự tình lại khác. Rõ ràng Dolly không cần tinh trùng của cha. Dolly thừa hưởng nguyên vẹn một bộ gene từ một tế bào thường. Giấc mơ của những nhà khoa học như Campbell, Willmut với hằng hà sa số bò cừu với những đặc tính kiệt xuất và đòng bộ đã có cơ hiện thực. Trong thập niên tới, sẽ có nhiều công ty được phẩm, sinh học sẽ ghép gene của người vào dê, heo, cừu, bò... để chúng có thể sản xuất những protein hoặc dược liệu có thể dùng để chữa trị ung thư hoặc các bệnh khác. Cũng không lâu, công ty Genzyme Transgenics Corp. sẽ tung ra thị trường một loại sữa dê mang chất chống đông máu (anticlotting) dùng cho việc mổ xẻ, ghép tim. Công ty dược phẩm PPL, là công ty đã giới thiệu cô bò Rosie, cũng đã có kế hoạch dùng 1 tỷ đô la để quảng cáo sản phẩm mới của mình là chất keo dán các bộ phận cơ thể (tissue glue) dùng trong việc mổ xẻ.

Thành công của nhóm Willmut đã làm vững chắc thêm niềm tin của các nhà khoa học về khả năng ứng dụng phương pháp cloning cho con người. Thật ra, đã có những nghiên cứu về cloning trên con người từ những năm đầu của thập niên 1990. Các nhà khoa học thuộc Đại học Washington, Hoa Kỳ đã từng nghiên cứu phương pháp cloning trên noãn của con người từ năm 1993. Nature, tờ báo đã đăng bài luận văn về Dolly, đã viết: Cloning trên con người có thể thành công bất cứ lúc nào chỉ trong vòng 10 năm trở lại thôi. Người ta cũng đã sửa soạn tinh thần cho con người bằng cách cho rằng cloning trên con người cũng đem lại nhiều lợi ích. Chẳng hạn như một cặp vợ chồng biết rằng một trong hai người có mang bệnh di truyền hiểm nghèo nhưng vẫn muốn có con. Họ lại không muốn dùng phương pháp thụ thai nhân tạo vì phải xin tinh trùng hoặc trứng của người khác. Trong trường hợp này chỉ còn cách là phải cloning để tạo ra một đứa con từ tế bào của người cha hoặc mẹ khỏe mạnh. Hoặc một cặp vợ chồng muốn có một đứa con giống hệt đứa con mà họ thương yêu rất mực nhưng không may sắp phải lìa đời vì một lý do nào đó. Trường hợp này cũng chỉ còn có cách là cloning.

Thành tựu của nhóm Willmut lại bộc lộ ra một khía cạnh khác như một con dao hai lưỡi mười phần nguy hiểm. Mà đó chính là nỗi bàng hoàng lo sợ của con người. Bởi vì từ khi con người biết chữ để viết thành sử, thì chúng ta đã thấy những hành động tàn bạo, vô nhân, vô đạo hầu như đã xảy ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới. Những trận thánh chiến đẩm máu thời trung cổ vẫn còn đậm nét trong sách sử loài người. Những lò hơi ngạt thời Đức quốc xã với hàng triệu người chết và nhà độc tài Hitler với chương trình lai tạo một giống người thượng đẳng để khống chế con người, làm bá chủ thế giới cũng chưa phai mờ trong trí nhớ của chúng ta. Hai quả bom nguyên tử cũng đã nổ ở Nagasaki và Hiroshima, Nhật Bản, vào tháng 8 năm 1945 thiêu sống hàng triệu người. Pol Pot với tội ác diệt chủng ở Cambodia trong những năm 1970. Vũ khí hoá học cũng đã được xữ dụng trong trận chiến Iran-Iraq trong thập niên 1980. Tháng 3 năm 1995, giáo phái Aum do giáo chủ Shoko Asahara, Nhật Bản, cũng đã dùng hơi ngạt Sarin để giết dân mình. Gần với chúng ta nhất là Martin Bryan, một chàng Úc tóc vàng mắt xanh, ngày 28 tháng 4 năm 1996 xách 2 cây tiểu liên bắn một hơi giết chết 35 người và làm bị thương thêm 36 người khác. Vậy mà trước tòa án, Martin vẫn thản nhiên mĩm cười cho rằng mình là người vô tội!


Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? CloneCartoon

Cho đến nay đã có rất nhiều kẻ gây ra tội ác vô đạo cho con người. Nhưng chính những kẻ này, giống như Martin Bryan, không bao giờ biết rằng hành động của mình là vô nhân đạo. Chính vì biết như vậy cho nên hầu như tất cả các chính phủ trên thế giới như Anh, Úc, Đan Mạch, Đức, Bỉ, Hòa Lan, Tây Ban Nha và gần đây Hoa Kỳ, đều đã cấm chỉ hoặc kiểm soát chặt chẽ việc nghiên cứu cloning trên con người.

Nếu Dolly là cái khuôn của con cừu Finn Dorset được tạo ra một cách giản dị từ một tế bào với chi phí rẻ mạt thì chuyện đúc khuôn một loạt những Hitler, những Pol Pot, những Bryan v.v... không còn là điều không tưởng nữa.

Nghiên cứu một chương trình tốn kém hàng tỉ đô la tuy khó thực hiện vì chỉ có những phòng thí nghiệm giàu, quốc gia giàu mới có đủ khả năng chi phí. Những chương trình đồ sộ nầy lại bị rất nhiều cơ quan kiểm soát chặt chẽ. Trái lại nghiên cứu một chương trình chỉ vài triệu đô la thì có thể thực hiện ở bất cứ  một phòng nghiên cứu  xó xỉnh nào trên thế giới. Mặc dù theo Bruce Currie, nhà sinh vật học Đại học Cornell, Hoa Kỳ, trên thế hiện nay chỉ có chừng 10 phòng nghiên cứu, không kể phòng nghiên cứu của ông, là có khả năng làm được như nhóm Willmut. Nhưng ai dám bảo đảm rằng thế giới hiện nay hoàn toàn sạch bóng những chính trị gia đầy cuồng vọng kiểu Hitler hoặc Pol Pot? Nếu cloning để tạo thêm dăm ba Hitler hoặc Pol Pot, thì đó quả là đại nạn cho con người. Một cơn bão lửa cho cả nhân loại chúng sinh.

Phật giáo  không quan niệm rằng sinh vật, kể cả con người, là do một đấng toàn năng sáng tạo, mà là do nghiệp lực chín mùi để nhân tạo thành quả. Nghiệp lực của tinh trùng và trứng chín mùi nên bị thu hút vào nhau để tạo thành thai nhi dù rằng không có quan hệ tình dục giữa cha mẹ. Nghiệp lực của tế bào và noãn-không-nhân chín mùi nên cũng bị thu hút vào nhau để tạo thành thai nhi. Thế giới chúng ta đang sống nằm trong quá trình sinh diệt tự nhiên của vũ trụ Thành, Trụ, Hoại, Không. Từ không mà sinh ra có. Từ có mà hoại thành không. Cho nên sự kiện sinh vật, kể cả con người, được sinh ra từ ống nghiệm hay từ phương pháp cloning đếu nằm trong đạo lý duyên khởi ‘hễ cái nầy có thì cái kia có’ chứ không có gì là lạ.

Tuy nhiên, cơn bão lửa của nhân loại đến sớm hay muộn cũng còn do nghiệp lực của con người tạo ra. Nghiệp lực có thể biến không thành có và có thành không. Phật pháp dạy cho chúng ta trí huệ tinh tấn để có một tinh thần sáng suốt hầu giải quyết được vấn đề một cách tốt đẹp có tính lâu dài vĩnh viễn.

Được như vậy thì cơn bão lửa nào, nếu không may xẩy ra, cũng sẽ bị trí huệ tinh tấn của chính con người dập tắt thôi.

Sydney, tháng 7 năm 1997
Quảng Thiện


Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Human-cloning3
.
Về Đầu Trang Go down
mphan
Khách viếng thăm




Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Sanh sản vô tính - Lợi ích của sanh sản vô tính   Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Icon_minitimeSun Jul 14, 2013 12:30 pm

.
Sanh sản vô tính

BS. Hồ Ngọc Minh


Trên 10 năm trước, vào ngày Thứ Sáu, 27 Tháng Mười Hai, năm 2002, công ty Clonaid công bố sự ra đời của bé “Eve” được cấy bằng phương pháp vô tính bằng tế bào, và là bản sao 100% của chính một người mẹ trẻ, 31 tuổi.

Thử tưởng tượng về những xí nghiệp chuyên cấy người bằng phương pháp vô tính để lấy đồ phụ tùng như trong các phim “The Island” hay “Never Let Me Go”. Những chuyện này có thể nói là ngoài sức tưởng tượng nhưng đây là những điều mà giới truyền thông và điện ảnh muốn cho chúng ta nghĩ như thế. Năm 1978 khi bé gái Brown chào đời bằng phương pháp thụ thai trong ống nghiệm, người ta tiên đoán trong tương lai, những em bé sẽ được cấy và bày bán trong tủ kính ngoài tiệm như chó, mèo.

Sanh sản vô tính từ lâu vẫn được xem là chuyện khoa học giả tưởng, ngày nay đã trở thành sự thật. Chuyện con cừu Dolly như một gáo nước lạnh làm thức tỉnh mọi người.

Sanh sản vô tính - Làm như thế nào?


Nguyên tắc cơ bản là dùng một cái trứng, lấy đi nhân chứa di truyền của nó, và thay vào đó bằng nhân của một tế bào thường. Sau đó “cái trứng” mới được kích thích bằng điện hay hoá chất để cho “cái phôi” mới tiếp tục nhân chia trước khi đưa vào trong tử cung của người mẹ ruột hay mẹ nuôi mang dùm. Hài nhi sanh ra là bản sao của người cho nhân bào.

Khả năng thành công thực sự hiện nay không phải dễ nhưng cũng không phải là tệ: khoảng 3/1,000. Thí dụ điển hình là cách đây 30 năm, khả năng có thai bằng phương pháp thụ thai nhân tạo (in-vitro fertilization) vào khoảng tương đương 1/300, nhưng ngày nay khả năng đó có thể lên đến 60 -70%.
 
Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? 168296-PN-130624-Sinhsan-400
(Hình: Bác sĩ Hồ Ngọc Minh)


Lợi ích của sanh sản vô tính


* Lợi ích trước nhất là dùng sanh sản vô tính để chữa trị hiếm muộn

Hiện tại tỉ số bị hiếm muộn là 1/6 cặp vợ chồng. Nhiều khi chẳng phải lỗi tại ai cả, mà vợ chồng tan vỡ hạnh phúc, cả họ tộc không người nối dõi. Sanh sản vô tính không nhất thiết là sẽ tạo ra một đứa con là bản sao y hệt của cha hay của mẹ nó. Kỹ thuật y khoa có thể tiến đến là thay vì dùng trứng và tinh trùng, có thể dùng một tế bào thường của người cha và một tế bào thường khác của người mẹ và cấy thành phôi thai. Đấng tạo hóa vẫn có toàn quyền quyết định về sự chào đời của đứa bé, vẫn là sự kết hợp của hai bên cha mẹ. Nếu người mẹ không có tử cung? Sanh sản vô tính có thể giúp cấy lại tử cung khác trước khi bỏ thai vào trong tử cung “mới” của người mẹ.

* Chữa trị bệnh đau tim: Những tế bào tim khoẻ mạnh của một người được làm bản sao và đắp vào chỗ bị bệnh.

* Chữa bệnh tiểu đường: khi tuyến tụy tạng pancreas không tiết đủ insulin, những tế bào tụy tạng gốc sẽ được sao chép (cloned) và ghép vào cơ thể.

* Giải phẫu thẫm mỹ, chữa trị những tai nạn nghề nghiệp, hủy hoại thương tật vì chiến tranh. Sẽ có ngày một người có khuôn mặt bị hủy hoại hoàn toàn sẽ có một khuôn mặt “mới”, được tái tạo từ tế bào của khuôn mặt cũ.

* Chữa trị các bệnh tê liệt vì hư hại cột sống như trong trường hợp “Superman” Christopher Reeves chẳng hạn. Thử tưởng tượng một ngày nào đó bệnh nhân chỉ cần được tiêm vào người những tế bào thần kinh đã được cấy sẵn và ngày hôm sau đi lại bình thường.

* Chữa trị bệnh Parkinson như trong trường hợp của tài tử Michael Fox. Nếu cô ca sĩ Ngọc Lan với bệnh Multiple Slerosis có được các tế bào gốc được cấy bằng phương pháp sanh sản vô tính thì chắc chúng ta sẽ còn nghe giọng ca thánh thót của cô.

* Ung thư gan: cộng đồng người Việt chúng ta bị ung thư gan khá nhiều vì nhiễm vi khuẩn siêu gan B, C. Thử tưởng tượng tế bào gan mới, được cấy vào người bệnh, vài ngày sau bệnh lành hẳn?

* Nhiều ích lợi khác như chữa trị các bệnh ung thư, các bệnh di truyền có thể gây ra tử vong, tàn phế.

Sanh sản vô tính không nhất thiết là phải cấy cho thành người, nuôi lớn rồi giết người đó đi để lấy bộ phận rời như trong phim “The Island” mà chỉ cần cấy những tế bào ban sơ, sau đó tiêm vào người bệnh để cơ thể có thêm chất liệu mà trùng tu cơ thể, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Y khoa chân chính không hy sinh một nhân mạng nào để kéo dài sự sống của một cá nhân khác.

Trong việc cấy thai bằng phương pháp vô tính, sau khi cái “phôi” được cấy từ tế bào gốc của cha và mẹ (có khác gì được cấy từ tinh trùng và trứng?), thay vì phải xin con nuôi, xin trứng, xin tinh trùng người khác. Theo quan niệm người Á Đông, có thể cứu cả giòng họ khỏi bị tuyệt tự!

Khoảng thập niên 1960-70, những người chống đối phương pháp thụ thai nhân tạo cho rằng phương pháp nầy không được an toàn, con cái tạo ra sẽ bị tàn tật và yêu cầu chính phủ cấm không được cho cấy thai nhân tạo. Sau gần 30 năm, và gần triệu em bé được cấy thai trong ống nghiệm, những thống kê mới gần đây cho thấy đây là điều vô căn cứ. Thay vì “phá vỡ truyền thống gia đình”, phương pháp thụ thai nhân tạo đã đem lại hạnh phúc và duy trì truyền thống gia đình cho hằng trăm ngàn gia đình thuộc mọi chủng tộc trên quả địa cầu này. Tương lai của “cloning” sẽ không khác gì lắm và còn bổ sung cho kỹ thuật cấy thai trong ống nghiệm.

Khoa học ngày càng phát triển để làm cho cuộc sống của con người ngày càng thoải mái hơn. Qua mọi cuộc thăng trầm của các nền văn minh trên thế giới, chúng ta phải lạc quan để nhìn nhận rằng, thế giới ngày nay chắc chắn sáng sủa và tốt đẹp hơn cách đây 5, 10 ngàn năm. Khoa học chỉ sử dụng những gì có sẵng và làm đời sống tốt hơn. Thế thì chuyện sanh sản vô tính với mục đích phụng sự loài người là chuyện chẳng đặng đừng đang và sẽ tới. Rất có thể bạn và tôi sẽ còn sống tới ngày những điều tôi viết hôm nay trở thành sự thật! Ai biết được có ngày bạn hay tôi sẽ được cứu rỗi bằng kỹ thuật “cloning” này?

Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Images?q=tbn:ANd9GcRYxgXB9_KkRjDTcig2as8YCvXsRxBYhdeIRZ3cgcDwwGcqv3uRFA


Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì?   Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì? Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tìm hiểu "Cloning" (sinh sản vô tính) là gì?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nhận biết tình yêu đích thực qua dấu hiệu cơ thể
» Giáo dục: Suy nghĩ có tính phê phán
» Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc
» Tập Truyện Ngắn Giáng Sinh: Hồi chuông Giáng Sinh - Eric P. Kelly
» Thơ & Nhạc: CUỐI CÙNG CHO MỘT TÌNH YÊU

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tìm Hiểu-
Chuyển đến