Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quốc quan quang truyện không Nguyen luong ngắn Nhung ngam chất linh Saigon trong bich chuyen phải hoang quynh Chung Trung VNCH nhac nguyet thuoc sáng
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng

Go down 
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Empty
Bài gửiTiêu đề: Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng   Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Icon_minitimeFri Jun 07, 2013 9:33 pm

.

Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng
.

Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Z

Phạm Trần (Danlambao) - Lần đầu tiên kể từ khi Trung Cộng biểu dương sức mạnh quân sự để hậu thuẫn cho tham vọng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã kêu gọi các nước trong khu vực hãy “cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của Châu Á - Thái Bình Dương.”

Ông Dũng là người cầm đầu Chính phủ Việt Nam đầu tiên đã được Thủ tướng Tân Gia Ba Lý Hiển Long và Ban Tổ chức Đối thoại Shangri – La lần thứ 12 tại Singapore mời đọc diễn văn chính thức trong ngày khai mạc 31 tháng 05 (2013).

Ông nói: “Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược… Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành.” (Thống tấn xã Việt Nam, TTXVN)

Lý thuyết thì đúng như thế nhưng trong thực tế, Việt Nam đã bị Trung Cộng “đánh cho nhừ đòn” ở cả trên đất liền và ngoài Biển Đông từ cuộc chiến tranh biên giới 1979 và sau khi hai nước nối lại bang giao năm 1991 mà vẫn phải ngậm đắng nuốt cay mà ca tụng tình nghĩa “vì đại cục, vừa là đồng chí vừa là anh em” ! .

Các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam (CSVN), từ sau ông Phiêu biết như thế nhưng không dám than vì đã lỡ phải học thuộc lòng “hai câu thần chú” 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” .

Mặt trái lời nói không đi đôi với việc làm của Bắc Kinh đã được chứng minh bằng máu, nước mắt và tài sản của ngư dân Việt Nam trên Biển Đông, kể từ khi lãnh tụ Trung Cộng Hồ Cẩm Đào “nhét 20 chữ xảo trá” ấy vào miệng Tổng Bí thư đảng Lê Khả Phiêu khi hai nước ký “Hiệp ước biên giới trên đất liền” ngày 30 tháng 12 năm 1999 và “Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ” và “Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ” ngày 25 tháng 12 năm 2000.

Như vậy, phải chăng vì các vụ tầu Hải giám Trung Cộng có võ trang đã gia tăng bắn phá giết hại và làm bị thương nhiều người, săn đuổi, bắt giam, đâm chìm thuyền của ngư dân Việt Nam ở hai vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa từ tháng 3/2013 đã khiến ông Dũng phải nói tiếp trong diễn văn rằng: “Những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.”

Rõ ràng là ông Dũng đã ám chỉ đến sức mạnh và những đòi hỏi chủ quyền phi pháp và phi đạo lý của Trung Cộng ở vùng đảo Điếu Ngư, tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông và trong vùng Biển Đông, nơi Bắc Kinh đã “tự vẽ” ra hình qoái đản Lưỡi Bò, hay “đường 9 đoạn” chiếm từ 80 đến 85% diện tích của trên 3 triệu cây số vuông, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam!

Ai bắt chước ai?

Đáng chú ý là khi ông Dũng nói đến “lòng tin chiến lược” thì không hiểu những người viết diễn văn cho ông có coppy, hay muốn sử dụng ngay lời tuyên bố của Lãnh tụ Trung Cộng Tập Cận Bình nói ở Washington D.C. (Thủ đô Hoa Thịnh Đốn) ngày 15/02/2012 khi ông còn là Phó Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ để làm chiêu “lấy gậy ông đập lưng ông”, hay chỉ là chuyện “trùng hợp chính trị tình cờ”?

Hồi đó, ông Tập Cận Bình cũng nói rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ nên tăng cường “lòng tin chiến lược, tôn trọng những quyền lợi cốt lõi và những mối quan tâm của nhau” (China and the United States should increase strategic trust and respect core interests and major concerns of each other).

Họ Tập cũng nói: “Không có niềm tin thì người ta chẳng đạt được gì cả” (Without trust, one can achieve nothing)

Ông Tập, khi ấy đã cho thấy ông sẵn sàng thay thế ông Hồ Cẩm Đào để lãnh đạo Trung Quốc, còn nói với Tổng thống Barack Obama rằng: “Đối với chúng tôi, lòng tin chiến lược là nền tảng cho sự hợp tác cùng có lợi, và sự tin tưởng lớn lao sẽ dẫn đến hợp tác rộng lớn hơn. Hai nước nên tăng cường sự tin tưởng và lòng tin hỗ tương và giảm thiểu những hiểu nhầm và nghi kỵ lẫn nhau.”

(For us, strategic trust is the foundation for mutually beneficial cooperation, and greater trust will lead to broader cooperation. The two sides should increase mutual understanding and trust, and reduce misunderstanding and suspicion)

Tại Tân Gia Ba, ông Nguyễn Tấn Dũng nói: “Mọi người chúng ta đều hiểu, nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ thắng người thua - mà tất cả cùng thua. Vì vậy, cần khẳng định rằng, cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta. Đối với Việt Nam chúng tôi, lòng tin chiến lược còn được hiểu trên hết là sự thực tâm và chân thành.”

Đối với hoàn cảnh của một nước nhỏ sống bên cạnh một cường quốc Trung Cộng đã từng xâm chiếm 16 lần và đô hộ Việt Nam 1,000 năm thì sự lựa chọn lời nói không gây thù oán của ông Dũng cũng dễ hiểu, nhưng rất tiếc ông Dũng, hay đúng ra là Bộ Chính trị và đảng CSVN, không có can đảm nói thẳng cho Thế giới biết về các vụ Trung Cộng đàn áp dã man ngư dân Việt Nam trên Biển Đông và việc Trung Cộng tự tiện vào vùng biển của Việt Nam để tìm kiến dầu và chuẩn bị xâm chiếm bất hợp pháp các đảo của Việt Nam ở Biển Đông.

Ông nói: “Trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Việt Nam luôn khao khát hòa bình và mong muốn đóng góp vào việc củng cố hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để có một nền hòa bình thực sự và bền vững, thì độc lập, chủ quyền của các quốc gia dù lớn hay nhỏ cần phải được tôn trọng; những khác biệt về lợi ích, văn hóa… cần được đối thoại cởi mở trên tinh thần xây dựng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

Chúng ta không quên, nhưng cần khép lại quá khứ để hướng tới tương lai. Với truyền thống hòa hiếu, Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.”

Sống chung hay nhu nhược

Và một lần nữa, trước cử tọa quốc tế, ông Nguyễn Tấn Dũng muốn chứng tỏ Việt Nam vừa có thiện chí “sống chung hòa bình” nhưng cũng muốn minh xác: “Việt Nam kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam không ngừng nỗ lực làm sâu sắc thêm và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác hợp tác cùng có lợi với các quốc gia. Chúng tôi mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một khi nguyên tắc độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi được cam kết và nghiêm túc thực hiện.”

Ông Dũng nói thêm rằng: “Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác.”

Tuy nhiên trong bối cảnh Trung Cộng mỗi ngày một công khai thực hiện chủ trương bành trướng và bá quyền đối với Việt Nam, thì việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn cổ võ thông điệp “chung sống hòa bình” với Trung Cộng là một “hành động chiến lược” khôn ngoan.

Nhưng cũng thật đáng tiếc là ông Dũng đã không có nghị lực (đúng ra là Bộ Chính trị và những cơ quan viết diễn văn này) nói lên sự hãnh diện chống ngoại xâm thành công của bao nhiều đời Tổ tiên người Việt và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của người dân Việt Nam dù phải hy sinh đến tính mạng như đã chứng minh trong lịch sử hào hùng của dân tộc.

Đó là điều đáng trách, nếu không muốn nói là đáng lên án đối với một Thủ tướng chính phủ, vì ông Dũng đã đại diện cho một dân tộc và một Chính phủ tại diễn đàn Shangri – La lần thứ 12 ở Tân Gia Ba chứ không phải cho cá nhân ông.

Bởi lẽ, ngay sau khi nhận chức Tổng Bí thư đảng tháng 11/2012 và Chủ tịch Nhà nước tháng 3/2013, ông Tập Cận Bình đã chấp thuận chính sách “bảo vệ an ninh và chủ quyền biển” của Trung Cộng ở Biển Đông.

Họ Tập cũng đồng ý kế hoạch tập trận và tấn công ở Biển Đông của Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến như đã diễn ra ở vùng Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ngoài ra, Trung Quốc vẫn ngang nhiên ra lệnh cấm đánh cá hàng năm từ tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 2013, nhưng thật sự là để dùng lực lượng Hải quân để hộ tống hàng trăm tầu đánh cá tối tân của Trung Quốc đến đánh bắt tự do ở Biển Đông.

Trong bài diễn văn ở Tân Gia Ba, người ta cũng không thấy ông Dũng lên án Trung Hoa đã thành lập bất hợp pháp Thành phố Tam Sa và thiết lập guồng máy chính quyền dân sự và quân sự trong khu vực bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và vùng tranh chấp với Phi Luật Tân ở khu vực Bãi Cỏ Rong mà người Phi gọi là “biển Tây Phi Luật Tân”.

Những việc này hoàn toàn trái với cam kết của Trung Cộng muốn sống hòa bình với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bắc Kinh cũng cam kết không theo đuổi chính sách “bá quyền” như Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyến bố sau khi được bầu vào chức vụ này ngày 17/3/2013.

Ông nói rằng Trung Cộng cam đoan giữ vững hòa bình và sự ổn định tại Á Châu và Thái Bình Dương và toàn Thế giới, cam kết có quan hệ vững chãi thêm với các cường quốc, kể cả Mỹ và Nga Sô.

(Premier Li Keqiang said Sunday that China is committed to maintaining peace and stability in the Asian-Pacific region and the whole world, pledging stronger ties with major powers, including the U.S. and Russia.-Xinhua New Agency)

Ông nói thêm: “Trung Quốc có khả năng đạt được mức phát triển kinh tế, và một nước Trung Quốc hùng mạnh sẽ không theo đưổi bá quyền.” (China is capable of achieving sustainable economic development and a stronger China will not seek hegemony- theo Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency-)

Nhưng trong thực tế đã cho thầy an ninh của các nước ven biển bị Trung Cộng tranh chấp chủ quyền đang bị Bắc Kinh đe dọa và Việt Nam là nạn nhận trực tiếp và sẽ phải chịu thiệt thòi nhiều nhất nếu xảy ra chiến tranh trên biển với Trung Cộng.

Một thực tế phũ phàng khác là trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cổ võ “xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của Châu Á - Thái Bình Dương” thì Công an và lực lượng dân sự trá hình đã thẳng tay đàn áp những người dân biểu tình chống Trung Quốc có mưu toan xâm chiếm biển đảo của Việt Nam.

Như vậy thì làm sao mà người dân có thể tin Đảng và Nhà nước có thật lòng muốn bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ?

Hay là ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ biết dùng “chữ” để chống lại “súng đạn” của Trung Cộng trong cuộc chiến này?

Phạm Trần



Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Th%E1%BA%BF%20l%E1%BB%B1c%20tay%20sai%20cho%20Trung%20C%E1%BB%99ng%20%C4%91%C3%A0n%20%C3%A1p%20Nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20bi%E1%BB%83u%20t%C3%ACnh%20ch%E1%BB%91ng%20Trung%20C%E1%BB%99ng%20x%C3%A2m%20chi%E1%BA%BFm%20Ho%C3%A0ng%20Sa%20Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20Sa%20c%E1%BB%A7a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam



Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Empty
Bài gửiTiêu đề: Bộ Trưởng Hagel Lật Bài Tẩy Về Châu Á-Thái Bình Dương   Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Icon_minitimeSat Jun 08, 2013 5:52 pm

.

Bộ Trưởng Hagel Lật Bài Tẩy Về Châu Á-Thái Bình Dương
 

Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng ImagesCAO2R14U

Tại Đối thoại Shangri-La 12 trong 3 ngày kể từ 31 tháng 5 đến 2-6-2013 ở Tân Gia Ba, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Chuck Hagel đã công khai trình bày về việc thực hiện trục xoay tại Châu Á-Thái Bình Dương nhằm trấn an các đồng minh, bằng hữu trong vùng, đồng thời, chính thức răn đe Bắc Kinh.

Trước đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta đã trình bày cụ thể chiến lược trục xoay Hoa Kỳ tại Đối Thoại Shangri-La 11 bao gồm việc điều động 60% lực lượng Hải Quân về Châu Á-Thái Bình Dương. Kể từ đấy, binh sĩ và chiến cụ tuần tự chuyển đến Úc Đại Lợi, Guam và sức mạnh quân sự Mỹ hiện diện tại các điểm nóng ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Mối nghi ngờ của cộng đồng cư dân Châu Á-Thái Bình Dương đối với chủ trương tái cân bằng của Hoa Kỳ vẫn chưa tan biến dù cho phi cơ B-52 từ Guam, B-2 từ Mỹ đã thực tập ở Bán đảo Triều Tiên cùng với cuộc tập trận thường niên Mỹ-Hàn kéo dài cả tháng 4 khi Bình Nhưỡng liên tục phóng ra những lời đe doạ sắt máu.

Tuần duyên hạm Tác chiến Ven bờ USS Freedom mới nhất của Hoa Kỳ đã đồn trú tại Căn cứ Hải Quân Shangi của Tân Gia Ba từ giữa tháng 4 để thực tập cùng với Hải Quân các quốc gia Đông Nam Á. Sắp tới sẽ có 2 chiếc loại này thường trực tại Tân Gia Ba.

Diễn văn của Bộ trưởng Hagel tại Đối thoại Shagri-La-12 tập trung vào 4 điểm chính “Hoa Kỳ là cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương suốt 200 năm nên có quyền lợi ở khu vực này. Dù cho ngân sách quốc phòng bị cắt 487 tỉ USD trong 10 năm tới, nhưng, Hoa Kỳ sẽ điều động 60% lực lượng Không Quân hải ngoại như F-22 Raptor, F-35 Joint Strike đến Châu Á-Thái Bình Dương và dành 100 triệu USD để tập trận, thao dượt quân sự tại đây. Công khai cảnh cáo Trung Quốc phải ngưng các hoạt động gián điệp mạng chống Mỹ. Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng, cương quyết chống lại nỗ lực cưỡng chế nhằm làm thay đổi nguyên trạng” tại Châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ sẽ không đứng nhìn Bình Nhưỡng phát triển hoả tiễn đạn đạo và vũ khí nguyên tử”.

Bộ trưởng Quốc phòng Phi Luật Tân, Voltaire Gazmin được Hagel tiếp đầu tiên bên lề Đối thoại Shangri-La 12 và cam kết sẽ tuân thủ Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương năm 1951.

Thông cáo của Mỹ, Nhật, Úc tại Shangri-La 12 viết “Phản đối mọi hành động cưỡng chế để làm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa. Kêu gọi bảo đảm tự do hàng hải, giải quyết xung đột bằng hoà bình dựa trên luật pháp quốc tế”.
Phái đoàn quân sự của Trung Quốc do Phó tham mưu trưởng Giải phóng quân, Trung tướng Thích Kiến Quốc cầm đầu đã không tin Mỹ điều động lực lượng quân sự hùng hậu tới Châu Á-Thái Bình Dương mà chẳng tính chuyện bao vây, ngăn cản sự phát triển của Trung Quốc.
Diễn văn của Tướng Thích Kiến Quốc kêu gọi cử toạ tin vào lịch sử “Trung Quốc chưa bao giờ có chính sách bành trướng ra nước ngoài và xâm lược quân sự”. Chẳng ai mua những lời dối trá đó.

Thích Kiến Quốc không đề cập tới tình hình căng thẳng trên Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa trong bài diễn văn, nhưng khi bị chất vấn đã trả lời “Hai Biển đó thuộc chủ quyền của Trung Quốc nên hoạt động tuần tra hoàn toàn hợp pháp và chẳng có gì để tranh cãi”.

Tường trình của Chuck Hagel gây thêm niềm tin cho các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương đối với chiến lược tái cân bằng của Mỹ.
Ngược lại, Thích Kiến Quốc làm cho cử toạ thất vọng về bài diễn văn mơ hồ và các câu trả lời sặc mùi bá quyền nước lớn.

Hoa Kỳ đóng vai trò siêu cường có trách nhiệm duy trì hoà bình, an ninh trên các tuyến đường hàng hải quốc tế để hàng hoá lưu thông tự do, phục vụ cho sự phát triển của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển, ổn định, an ninh của từng quốc gia tuỳ thuộc ý chí và khả năng dân tộc. Hoa Kỳ không chủ trương bành trướng lãnh thổ, đặt nền cai trị lên dân tộc khác mà còn luật-hoá quyền tự quyết dân tộc thông qua Hội Quốc Liên được Liên Hiệp Quốc tiếp tục thực hiện.

Suốt dòng lịch sử, Trung Quốc chủ trương bành trướng lãnh thổ bằng sức mạnh quân sự, văn hoá và thiết lập hệ thống chư hầu triều cống. Các phong trào Maoit đã tạo ra cảnh tương tàn cho không ít các quốc gia trên thế với bạo lực trung cổ làm sôi sục lòng thù hận tuyệt đối giữa người và người.

Hai thế lực quốc tế này sẽ tác động lên tình hình Châu Á-Thái Bình Dương và thế giới nói chung như thế nào?

Hoa Kỳ đang cố ve vãn Trung Quốc đi theo con đường cường quốc có-trách-nhiệm và tuân thủ luật pháp quốc tế nên hy vọng vào chiến thuật “quan hệ quân sự-với-quân sự” để cùng hiểu nhau mà chung sống hài hoà trên lộ trình tiến hoá của nhân loại.

Ngược lại, Trung Quốc sử dụng chiến thuật “bên bờ vực chiến tranh” để loại Hoa Kỳ ra khỏi sân chơi Châu Á trên con đường bá chủ thế giới.

Sự xung đột mang tính chất nguyên tắc giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã, đang và sẽ cuốn Châu Á-Thái Bình Dương vào trạng thái chuẩn bị chiến tranh.

Cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc đã kéo theo các nước nhỏ và yếu phải trút hầu bao hoặc vay nợ nước ngoài để mua sắm vũ khí và phương tiện chiến tranh. Dù tận lực, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Indonesia, Brunei cũng khó bén gót Trung Quốc.

Năm 2008, chi phí quốc phòng Châu Á 207 tỉ USD tăng lên 287 tỉ vào 2012, vượt Liên Âu. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc từ 37 tỉ USD của năm 2000 lên 166 tỉ vào 2012. Nhật Bản cũng tăng chi phí quốc phòng lần đầu tiên sau 11 năm.

Song song cùng mối quan hệ quân sự-với-quân sự, Hoa Kỳ hé lộ nhiều loại vũ khí và phương tiện chiến tranh vượt trội để làm nãn lòng Trung Quốc trong cuộc chạy đua không cân sức.

Bắc Kinh không hề nãn lòng vì kể từ thời Hồ Cẩm Đào (2002-12) cho tới triều đại Cập Tận Bình, giới quân sự đã giữ vai trò trọng tài trong các cuộc đấu đá chính trị nên các tướng lãnh chi phối đường lối đối ngoại, quốc phòng của Trung Quốc.

Phi Luật Tân, Brunei, Tân Gia Ba, Indonesia, Nhật Bản, Đại Hàn, Ấn Độ đều công khai thừa nhận sự hiện diện cần thiết của Hoa Kỳ tại Châu Á-Thái Bình Dương để gìn giữ hoà bình, an ninh và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa vẫn mang ảo tưởng “không liên minh, liên kết quân sự với bất cứ nước nào” và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gào “chiến lược tin tưởng” như muốn hoà điệu với Thích Kiến Quốc.

Hiểm họa Trung Quốc ngày càng lộ liễu, chẳng chừa ai mà Việt Nam bị đe doạ nặng nề nhất vẫn cứ tin tưởng vào 16 chữ vàng và 4 tốt do Bắc Kinh ban cho.

Lòng yêu nước sục sôi thúc giục con Hồng Cháu Lạc xuống đường chống Trung Quốc thì bị công an lôi về đồn.

Đàn áp người dân chống Trung Quốc vì sợ mất nước. Ngư dân tay không tấc sắt phải đương đầu với Hải giám, Ngư chính, chiến hạm của Bắc Phương trong khi lực lượng của Nhà nước chẳng dám ló dạng.

Nhà nước Việt Nam dựng lên để bảo vệ dân hay lo làm vừa lòng Bắc Kinh?

Đại-Dương


Công An đàn áp biểu tình chống Trung Quốc 2-6-2013
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Empty
Bài gửiTiêu đề: SÒNG BÀI THẾ GIỚI & BÀY BINH BỐ TRẬN - Bs Hồ Hải   Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Icon_minitimeSun Jun 09, 2013 4:56 pm


.
SÒNG BÀI THẾ GIỚI & BÀY BINH BỐ TRẬN
Bs Hồ Hải


Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng In-the-shadow-of-the-sunnylands-summit

SÒNG BÀI THẾ GIỚI

Hôm nay kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands 2013, với tuyên bố quan trọng nhất là sự đồng thuận giữa 2 nước Hoa Kỳ và Trung Hoa là, Mỹ Trung đồng ý phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên. Những vấn đề khác như an ninh năng lượng, an ninh mạng internet, biến đổi khí hậu, thách thức nhân khẩu học, ổn định kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật chỉ là những vấn đề rất nhỏ làm rối việc chính về bán đảo Triều Tiên.

Có người cho rằng, Triều Tiên tuy nhỏ, nhưng họ chủ động muốn gì được nấy bằng trò Chí phèo với vũ khí hạt nhân. Họ đã nhầm, vận mệnh các nước nhỏ do các nước lớn quyết định. Nó cũng giống như, vận mệnh của dân tộc do lãnh đạo nước đó là những minh quân hay hôn quân. Người dân hay các nước nhỏ chỉ là đám đông vô thức, họ bị các chính khách định hướng và lôi kéo vào chỗ chết theo nhiều cách khác nhau, chết đói, chết bom đạn, hay chết chẳng ra chết, mà sống cũng chẳng ra sống trong nghèo đói và khổ đau.

Câu chuyện Triều Tiên mở đầu cho một cái gọi là "Kịch bản Nixon Mao thế hệ thứ hai" làm tôi nhớ lại bản gốc này năm 1972. Nó cũng bắt đầu sự gặp nhau giữa Mỹ và Trung Hoa để đưa ra quyết định Hoa Kỳ bán lại sự cai trị Đông Dương cho Trung Hoa, để được cả một thị trường nội địa Trung Hoa một tỷ dân, và cô lập Liên Xô đến bước đường cùng, để tự tan rả vào năm 1989.

Nếu ngày xưa, bản gốc của "Thông cáo Thượng Hải" 1972 cũng lắm vấn đề, nhưng cơ bản chỉ là vấn đề Hiệp định Paris, để Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, và sau đó là chuổi domino cho thế giới cộng sản sụp đổ ngay cái nôi của nó sinh ra. Hôm nay, Bắc Hàn chỉ có một vũ khí để làm Chí phèo rạch mặt kiếm ăn, thì vĩ tuyến 38 phân chia ranh giới Nam Bắc Hàn xem như sẽ xóa chỉ trong một vài thập niên tới, và sau đó, điều gì sẽ xảy ra?

Thế giới như một sòng bài, chủ sòng là Hoa Kỳ như một bài viết của tôi cách đây 2 năm, quân bài đã chia - vấn đề còn lại là ta. Tất cả các quốc gia còn lại là những con bạc khát nước trong cơn điên cuồng thua lỗ. Nhưng không vì thế mà, Hoa Kỳ dễ dàng thao túng mọi vấn đề nhanh chóng, mà họ phải có chiến lược toàn cầu được tính bằng thế kỷ. Thế kỷ XX để giải áp chiến tranh lạnh bằng bản gốc Nixon Mao bắt đầu từ chiến tranh Việt Nam. Thế kỷ XXI, để giải áp căng thẳng Mỹ Trung bằng bán đảo Triều Tiên còn chia cắt.

Hầu hết mọi người Việt chỉ nhìn việc Mỹ đổ quân vào miền Nam Việt Nam ở tầm nhìn ngắn hạn cho rằng, hoặc là Mỹ xâm lược Việt Nam, hoặc là Mỹ vì nhiệm vụ quốc tế của thế giới tư bản là, chặn đứng làn sóng cộng sản tràn ngập xuống toàn Á châu và Úc châu.

Nhưng có một điều khác vô cùng quan trọng ẩn đằng sau hành động Mỹ đổ quân vào miền Nam Việt Nam - 1965 - ít ai thấu hiểu là, chuẩn bị cho một cuộc tràn quân sang chiếm lấy một nửa Trung Hoa, nếu Liên Xô thôn tính Trung Hoa như đã từng thôn tính một nửa phía Đông nước Đức. Khi Hoa Kỳ lấy cả thị trường Trung Hoa thì Hoa Kỳ bỏ cái thị trường chỉ khoảng 50 triệu dân ở Đông Dương. Nhưng trước khi ra đi, Hoa Kỳ để lại cái xương Hoàng Sa và Trường Sa hóc trong họng anh em các nước cộng sản châu Á.

Bây giờ, Hoa Kỳ trở lại chia bài cho khu vực châu Á Thái Bình Dương, sau khi chia bài ở Trung Đông với Do Thái. Lý do chính buộc Hoa Kỳ trở lại Thái Bình Dương không phải vì Nhật Bản, vì Nam Bắc Hàn, vì Asean, mà là vì một Trung Hoa đang ngày một hùng cường muốn chia sẻ quyền lực tối thượng với Hoa Kỳ.

Cái gì dùng để đổi chát với Trung Hoa, khi Trung Hoa đồng thuận phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên sẽ làm cho biển Nhật Bản - còn gọi là biển Hoa Đông - trở nên yên ắng giữa tranh chấp Nhật Trung, nếu không là, biển Đông như một bài viết gần đây của tôi, Ao làng biển Đông?

Thông cáo Thượng Hải nước Việt là vật tế thần để được cả một thị trường 1 tỷ dân của Trung Hoa và làm sụp đổ cái nôi cộng sản thế giới sau 17 năm. Thế thì, "Thông cáo California" chỉ mới bắt đầu bằng vấn đề Nam Bắc Hàn để được gì cho Hoa Kỳ, nếu không là một sự sụp đổ những nền móng cộng sản còn lại trên thế giới? Và để được gì cho Trung Hoa, nếu không là vị trí siêu cường số một toàn cầu?

Thánh thư Trung Hoa là chiến lược của Tôn Tử - chiến thắng trí tuệ của người cầm quân trong chiến tranh là không đánh mà thắng. Điều này cả hai nước Hoa Kỳ và Trung Hoa đều là những kẻ chiến thắng trong "Thông cáo Thượng Hải" 1972. Liệu ai sẽ thắng sau "Thông cáo California" 2013 dù nó chỉ mới bắt đầu.

Bài học xương máu và nhục nhả cho các nước nhỏ quanh Trung Hoa sau "Thông cáo Thượng Hải" còn đó. Dù bất kỳ quốc gia nào, hoặc Hoa Kỳ hoặc Trung Hoa chiến bại, hoặc cả hai cùng thắng, thì có một điều kiên định cho ta thấy rằng, Hoa Kỳ dù xem Trung Hoa là đối trọng, nhưng để đặt lên bàn cân chiến lược của Hoa Kỳ một sự chọn lựa giữa Trung Hoa và các quốc gia quanh khu vực Thái Bình Dương, thì Hoa Kỳ luôn chọn Trung Hoa và bỏ rơi bất kỳ quốc gia nào dù đó là đồng minh của Hoa Kỳ.

Nhưng, Hoa Kỳ có muốn Trung Hoa sụp đổ và tan rả như Liên Xô năm 1989 không? Không bao giờ, vì trạng chết thì trẫm cũng băng hà. Và vì ngày nay Trung Hoa và Hoa Kỳ đã bện chân rếch vào nhau quá nhiều quyền lợi không thể tách rời. Hãy cứ nhìn những gì Hoa Kỳ đã đầu tư vào Trung Hoa sẽ rõ. Và hãy cứ tưởng tượng xem, mỗi ngày chỉ cần 25% dân Trung Hoa bước vào Walmart hay uống mỗi người một lon Cocacola sẽ rõ mọi điều.

Nhưng có một điều chắc chắn rằng, Trung Hoa sẽ dần suy yếu về kinh tế trong chiến lược bao vây của Hoa Kỳ theo kiểu cờ vây.

Hỏi rằng có tin Hoa Kỳ không? Thưa rằng có, nếu lòng tin ấy phục vụ cho quyền lợi Hoa Kỳ.

Hỏi rằng có tin Trung Hoa không? Thưa rằng có, nếu lòng tin ấy dùng để chết vì Trung Hoa.

Chỉ có các nước nhỏ quanh Trung Hoa thiếu tầm nhìn để liệu cơm gắp mắm, để không phải lấy dân mình làm bia đỡ đạn cho các nước lớn, để không phải cúi đầu làm tay sai nước lớn như trong quá khứ tủi nhục. Đó là vấn đề mà các tinh hoa phải đủ tầm nhìn cho vận nước của mình.


Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Tam+qu%E1%BB%91c+ph%C3%A2n+tranh

BÀY BINH BỐ TRẬN

Hơn tháng nay, Chí phèo Bắc Hàn liên tục đòi đánh phủ đầu Nam Hàn và các đồng minh Mỹ, Nhật sau khi hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc tăng cường cấm vận vì vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn. Cũng giống như thời Kim đệ nhị, Kim đệ tam khi đói là chơi trò rạch mặt kiếm ăn. Và thế giới cho rằng, đây chỉ là cái cách mà Trung Hoa và Bắc Hàn đang muốn chuyển những bất cập đói nghèo, bất công trong nước ra khu vực. Một trò chính trị định hướng dân chúng không hơn, không kém. Nên tình hình kinh tế toàn cầu không xao xuyến, giá dầu và giá vàng thế giới chẳng hề hấn như những lần trước khi Kim đệ nhị còn sống. Và con đường của Bắc Hàn trong tương lai là, thay đổi hay là chết?

Cùng thời gian đó, việc chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ 5 của cộng sản Trung Hoa diễn ra êm đẹp. Mấy hôm nay chuyến công du con thoi của ông Tập Cận Bình đến những đối tác rất cần thiết để lo cho Trung Hoa trong thập kỷ tới dưới quyền lãnh đạo của mình.

Đầu tiên là Nga, nơi sẽ quyết định nguồn cung năng lượng cho Trung Hoa, ông Tập làm được một việc lớn trong nhiều thập niên tới, điều mà ở các thế hệ trước chưa làm được vì những tranh chấp lãnh thổ do lịch sử để lại. Sự kiện này vô cùng quan trọng khi mà các dự án cung năng lượng khác nhằm tránh eo biển Mallaca mà Mỹ và đồng minh đã cai quản - đường ống dẫn dầu xuyên Miến Điện đến Vân Nam trị giá hơn 2 tỷ đô la xem như phá sản, sau khi Miến Điện từ bỏ xã hội chủ nghĩa sang nền chính trị đa nguyên. Và dự án đường ống dẫn dầu từ Iran xuyên Pakistan về Vân Nam trị giá 4.5 tỷ đô la vẫn còn trên giấy và nhiều bất cập trong khu vực.

Tuy rằng ông Tập Cận Bình thành công trong việc mua dầu ở Nga tăng hơn gấp 3 lần số lượng so với Hồ Cẩm Đào. Có lẽ trong cuộc đàm phán này Tập đã đồng ý bỏ qua những tranh chấp lãnh thổ và biển đảo thời Liên Xô cũ. Thông tin này không thấy đài, báo nào đưa tin. Nhưng vấn đề xin đặt đường ống dẫn khí gas và dầu từ Siberia sang Nội Mông thì Putin chưa đồng ý. Đây là một bế tắc của Tập khi chiến tranh diễn ra.

Thứ đến là cam kết cho vay 20 tỷ đô la cho châu Phi trong thời gian 3 năm tới, nhằm lấy lại uy tín của Trung Hoa tại châu lục này đã bị tổn hại sau cuộc cách mạng hoa Nhài ở Trung Đông và Bắc Phi.

Và cuối cùng là, cuộc họp thượng đỉnh của khối BRICS - Brasil, Rusia, India, China và South of Africa - tại Durban của Nam Phi diễn ra trong 2 ngày kể từ 26/3/2013. Trong khi những bất cập về văn hóa, lịch sử và chính trị vẫn còn tồn tại, thì 5 nền kinh tế mới nổi đang cố gắng xây dựng quan hệ cho một khu vực chiếm đến 25% GDP và 40% nhu cầu tiêu thụ toàn cầu.

Cùng thời gian này, để làm xoa dịu những căng thẳng khu vực Đông Bắc Á về những tranh chấp biển đảo, chỉ có tính định hướng lòng dân trong lúc khó khăn, 3 nước Trung Hoa, Nhật và Nam Hàn cùng ngồi vào bàn đàm phán về một hiệp định mậu dịch tự do cho riêng họ, trên cơ sở đã có sẵn những quan hệ làm ăn lâu nay - Trung Hoa là cái xưởng sản xuất cho 2 quốc gia còn lại.

Trong lúc đó, một khu vực thương mại tự do khác, đóng vai trò mấu chốt cho tình hình khu vực Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới, đang chạy đua nước rút trên bàn thương thảo - Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương - gồm 11 nước: Mỹ, Canada, Nhật, Úc, Peru, Tân Tây Lan, Chile, Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Brunei và Việt Nam, chỉ còn lấn cấn vấn đề thương thảo giữa Mỹ với Việt Nam về vấn đề nhân quyền và tự do dân chủ.

Kinh tế toàn cầu đang cơn bĩ cực, mà có thể tái diễn lần thứ hai sau suy trầm 2008, vì khu vực Liên Minh Châu Âu - United States of European - đang vào cơn khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Hai lần chiến tranh thế giới trong quá khứ cũng bắt đầu bằng đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mọi cố gắng và nổ lực của các chính trị gia luôn chỉ là kéo dài căng thẳng trước khi mồi lửa chiến tranh bùng phát.

Lần này cũng vậy, lịch sử sẽ lập lại khi mồi lửa chiến tranh sẽ bị bất kỳ một bên nào đó trong cái thế giới đa cực này phát động. Song, toàn thể nhân loại sẽ khó có một chiến tranh thế giới thứ III với hiện trạng vũ khí hạt nhân đang ở vào thời kỳ đỉnh điểm như hiện nay. Mọi kiềm nén sẽ dẫn đến chiến tranh chớp nhoáng trong một khu vực nhỏ, sẽ là cái đích hướng đến của những nước chủ chốt nắm quyền ở hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là có thật.

Lịch sử chiến tranh khu vực hoặc toàn cầu trong hai thế kỷ qua được quyết định bỡi các cường quốc. Các nước nhỏ hầu như chỉ được quyết định vận mệnh của mình bằng con đường ngoại giao hòa bình khôn khéo hay sai lầm vào chảo lửa chiến tranh của các chính khách.


Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng   Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Icon_minitimeFri Oct 23, 2015 12:19 pm

Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Pqt 

Phùng Quang Thanh: “Mất đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất!”

Hoàng Trần (Danlambao) - Đó là tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh tại phiên thảo luận quốc hội chiều 22/10/2015 vừa qua.

Trong bài phát biểu kéo dài gần 1 tiếng đồng hồ, đại tướng Phùng Quang Thanh đã nêu lên nhiều ‘thành tích’ của bộ quốc phòng, trong đó có vấn đề an ninh và chủ quyền lãnh thổ.

Phát biểu này được đưa ra chỉ một tuần sau khi ông này có chuyến công du đến Bắc Kinh gặp bộ trưởng quốc phòng Trung Cộng Thường Vạn Toàn.

Quân đội bảo vệ đảng, chế độ XHCN?

Nhìn lại 5 năm qua, ông Thanh cho rằng tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến không lường trước. Trong đó, ông không quên cáo buộc các ‘hoạt động diễn biến hoà bình, gây bạo loạn lật đổ’ là nguyên nhân gây nên sự phức tạp này.

Dẫn chứng về vụ giàn khoan HD 981 hồi giữa năm 2014, ông tiết lộ “bộ chính trị đã họp 12 phiên để xử lý, dành rất nhiều gian, công sức”.

Trên thực tế, bộ chính trị CSVN đã chấp nhận đầu hàng Trung Cộng một cách vô điều kiện sau khi xảy ra vụ giàn khoan HD 981. Theo nhà báo Roger Mitton viết trên The Myanmar Times, giới lãnh đạo chóp bu CS khi ấy đã tỏ ra 'sốc và sợ hãi', đồng thời gây nên sự bất đồng nghiêm trọng trong bộ chính trị.

Việc bảo vệ chế độ cộng sản cũng được nêu lên như là một mục tiêu sống còn của bộ quốc phòng.

“Chúng ta đặt ra mục tiêu phải bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân và chế độ XHCN”, người đứng đầu bộ quốc phòng nói.

Trong vấn đề bang giao với Trung Cộng và Hoa Kỳ, ông Thanh tái khẳng định chủ trương: không đứng lệch về một nước lớn nào hay quay lưng lại một nước lớn khác.

Dù mạnh miệng tuyên bố những điều trên, nhưng chính bản thân ông Thanh lại chính là một nhân vật đang được Tàu chống lưng quyền lực.

Còn chế độ CS là còn mất biển đảo!

Trong bài phát biểu của mình, bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng không quên cảnh báo: “Nếu mà mất Đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất”.

Phát ngôn trơ trẻn nêu trên không thể giấu được một sự thật mà ai cũng biết: Chế độ CSVN chính là thủ phạm để mất chủ quyền lãnh thổ vào tay Trung Cộng.

Những bài học lịch sử đã chứng minh rõ:

- Dưới chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Hồ Chí Minh chỉ đạo cho thủ thủ tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm 1958 ‘giao’ Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Cộng.

- Dưới chế độ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bộ trưởng quốc phòng Lê Đức Anh tiếp tay Trung Cộng đánh chiếm nhiều đảo ở Trường Sa năm 1988.

- Tại Hội nghị Thành Đô 1990, bộ chính trị CSVN chấp nhận lệ thuộc Trung Cộng một cách vô điều kiện.

- Dưới thời tổng bí thư Lê Khả Phiêu, hàng ngàn km2 lãnh thổ, lãnh hải rơi vào tay Trung Cộng.

- Dưới 2 nhiệm kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hàng vạn công nhân Trung Cộng đổ bộ vào lãnh thổ Việt Nam, nắm giữ hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia, trong đó có bauxite Tây Nguyên…

Ngày nào bộ quốc phòng còn những hèn tướng như Phùng Quang Thanh thì ngày đó lực lượng quân đội vẫn chỉ là một công cụ bảo vệ chế độ cộng sản độc tài.

Và ngày nào còn chế độ cộng sản, thì ngày đó Việt Nam còn bị mất biển đảo, lãnh thổ vào tay Trung Cộng!


Hoàng Trần
danlambaovn.blogspot.com

Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng 1238377493-hr-93881
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng   Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc
» Sự khác biệt giữa hai văn bản hiến pháp Việt Nam 1992 và 2013 Nguyễn Duy Vinh (cựu học sinh trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn) Vào tháng 05 năm 2013, tôi có viết và đăng một bài có tựa đề “Những biến dạng của các văn bản hiến pháp của đảng Cộng Sản Việt Nam”
» Người Việt ở Nam Cali biểu tình chống Tập Cận Bình
» Bất công quá mức chịu đựng - Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình
» Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tin Tức, Thời Sự-
Chuyển đến