Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quan Chung nguyet ngam nhac phải không chuyen VNCH truyện sáng ngắn Nhung thuoc linh Trung Nguyen Saigon quynh bich trong quốc quang hoang chẳng chất
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn?

Go down 
Tác giảThông điệp
bhtran
Khách viếng thăm




"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Empty
Bài gửiTiêu đề: "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn?   "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeWed May 08, 2013 12:01 pm

"Loạn"... giáo dục XHCN:
Thầy Sử không thể kèm Văn?



Cũng trong xu hướng thành lập, nâng cấp các trường ĐH trong thời gian qua, một số lượng lớn các cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp đã "chạy" lên thành các trường ĐH.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Thanhtra207726_1366878859
Đang có tình trạng "loạn" đào tạo sau ĐH. Ảnh minh họa

Với lý do đáp ứng nhu cầu đào tạo xã hội và phát triển trường đại học đa ngành, các trường ĐH ồ ạt mở các ngành học mới và các chuyên ngành đi kèm. Khi không đủ giảng viên chuyên ngành (do rào cản của định mức biên chế), các trường ĐH thường bố trí những người có chuyên môn gần đảm nhiệm dạy các ngành mới.

Nộp học phí để lấy bằng


Giáo dục ĐH không thể giống như giáo dục trung học cơ sở, có thể gộp các các môn học gần thành ban, kiểu thầy dạy sử có thể dạy kèm văn trong ban văn- sử. Ấy thế mà rất nhiều nhà quản lý GDĐH có tư duy này. Tất yếu, những người có chuyên môn chuyên ngành này, lại đi soạn bài dạy cho chuyên ngành khác, thì họ chỉ có thể là "thợ dạy".

Đào tạo phi chính quy không thể thiếu trong hoạt động GD ĐH. Thế nhưng ở nước ta, hoạt động đào tạo phi chính quy lại biến tướng thành một hình thức đào tạo theo kiểu "nộp học phí lấy bằng".

Cách đây không lâu, khi còn là Bộ trưởng Bộ GD& ĐT, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trả lời trước Quốc hội rằng, đào tạo tại chức là "nồi cơm" của các trường ĐH.

Để đảm bảo "nồi cơm" luôn đầy, các trường ồ ạt mở đào tạo phi chính quy (tại chức, liên thông,...). Sự biến tướng của hình thức đào tạo này chính là hoạt động liên kết đào tạo tại các địa phương. Các trường ĐH buông lỏng công tác kiểm soát chất lượng. Thời lượng giảng dạy bị rút ngắn, chương trình học được những người đi dạy cắt xén tối đa.

Một môn học ở hệ chính quy có thể phải học trong một học kỳ hoặc một nấc của học kỳ, thì chỉ cần dạy một vài ngày hoặc một tuần ở hệ phi chính quy. Chưa nói đến những thiệt hại của xã hội cũng như những tệ nạn mua bán điểm, tệ nạn phong bì, chất lượng của các tấm bằng... mà hoạt động này vô hình trung đã tạo ra những người "thợ dạy" chuyên nghiệp, không quan tâm đến chất lượng giảng dạy.

"Loạn" đào tạo sau ĐH


Khi các trường ĐH đua nhau được thành lập, hệ đào tạo phi chính quy đang bị thu hẹp quy mô, thì hoạt động đào tạo sau ĐH lại trăm hoa đua nở. Việc không giới hạn các đối tượng được đào tạo sau ĐH đang trở thành một hệ lụy như đào tạo phi chính quy ở bậc ĐH.

Nhìn vào bảng tổng kết ở phần I- "Thầy dạy hay thợ dạy", số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ tăng 403,8% tính từ năm học 2000-2001 đến năm học 2011-2012. Trong số 22.117 thạc sỹ được tuyển dụng thành giảng viên, liệu có bao nhiêu phần trăm là người học thật, có trình độ thật?

Chưa bàn đến việc loạn đào tạo thạc sỹ ảnh hưởng đến xã hội chuộng bằng cấp như thế nào, mà chỉ đề cập đến hoạt động tuyển dụng giảng viên ĐH. Tại khoản 3, điều 54 Luật GDĐH nêu rõ: "Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ ĐH là thạc sĩ trở lên". Với việc thiếu hụt giảng viên, đặc biệt là các trường ĐH ngoài công lập, bao nhiêu thạc sỹ không đạt chuẩn đã trở thành giảng viên ĐH.

Người viết cũng đã chứng kiến rất nhiều trường hợp những học viên cao học được đào tạo theo kiểu "cơm chấm cơm" như hệ tại chức ĐH. Khi có bằng thạc sỹ đã được nhận vào trường cao đẳng nghề, một thời gian sau, trường nâng cấp lên thành ĐH, và những người này nghiễm nhiên trở thành giảng viên ĐH.

Thế nên mới có những chuyện cười ra nước mắt khi các giảng viên ĐH không có một chút khái niệm về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, thậm chí còn viết sai chính tả. Những đối tượng này, có lẽ không bao giờ có thể trở thành những "thầy dạy", mà chỉ đạt được trình độ "thợ dạy" theo đúng xuất phát điểm của họ.

Giáo viên dạy nghề thành giảng viên ĐH


Cũng trong xu hướng thành lập, nâng cấp các trường ĐH trong thời gian qua, một số lượng lớn các cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp đã "chạy" lên thành các trường ĐH.

Nếu các trường này chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng giảng viên để đáp ứng nhiệm vụ đào tạo bậc ĐH thì không có gì phải bàn luận. Nhưng thực tế, vẫn còn quá nhiều bất cập và lỗ hổng trong hoạt động. Chưa đề cập đến các vấn đề khác, nội dung bài viết đứng ở khía cạnh chất lượng giảng viên ĐH của các trường này.

Khi nâng cấp lên thành trường ĐH, một số lượng lớn các giáo viên nghề nghiễm nhiên trở thành giảng viên ĐH. Thay vì việc đào tạo kỹ năng nghề cho học viên trung cấp/ cao đẳng, những giáo viên nghề này sẽ tiếp tục đảm nhận công tác đào tạo sinh viên bậc ĐH.

Có lẽ sự ràng buộc cơ chế khiến các trường này lúng túng trong việc sắp xếp nhân sự, cũng như việc loạn đào tạo sau ĐH có thể giúp các giáo viên nghề có bằng thạc sỹ, khi đó họ nghiễm nhiên đủ chuẩn trở thành giảng viên ĐH.

Tuy nhiên, việc dạy nghề và giảng dạy ĐH khác nhau, đối tượng giảng dạy cũng khác nhau. Và các giáo viên nghề, nếu không thật sự đầu tư sâu về chuyên môn để đủ trình độ đứng lớp thì mãi mãi họ vẫn chỉ là "thợ dạy", cho dù đã khoác lên mình chức danh giảng viên ĐH.

Nguyên khí quốc gia đang ở đâu?


Như đã nêu ở trên, những giảng viên có trình độ, thâm niên công tác, có học hàm, học vị cao thường nắm những vị trí quản lý, tập trung vào giảng dạy và hướng dẫn sau ĐH dẫn đến thời lượng giảng dạy ĐH của họ ít đi. Đây là sự thiệt thòi cho hoạt động GDĐH nói chung và công tác đào tạo sinh viên ĐH nói riêng.

Theo số liệu công bố tại Hội nghị GDĐH năm 2013, trong số 1.473 GS, 8.176 Phó GS và hơn 24.000 tiến sỹ của cả nước, chỉ có 286 GS (chiếm 0,5%), 2.009 Phó GS (chiếm 3,37%) và 8.519 tiến sỹ (chiếm 14,27%) đang giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ.

Chất lượng đào tạo ĐH ngoài tiêu chí tỷ lệ giữa sinh viên/ giảng viên, còn có tỷ lệ GS, TS/ giảng viên. Với số liệu ở trên cho thấy, tỷ lệ này ở Việt Nam còn quá thấp. Mục tiêu đào tạo hơn 20.000 tiến sỹ trong 10 năm của Bộ GD& ĐT không biết có thực hiện được không, và chất lượng đến đâu[7]. Nhưng rõ ràng, việc phần lớn các GS, Phó GS, TS không tham gia công tác giảng dạy ĐH là một thiệt thòi rất lớn cho đất nước. Đồng thời cũng góp phần vào việc hình thành một lớp "thợ dạy" trong các trường ĐH.

Thực trạng "thợ dạy" trong các trường ĐH ở nước ta đang là một vấn đề nhức nhối, làm suy giảm chất lượng GDĐH, đi ngược với tiêu chí đào tạo ra những "nguyên khí quốc gia" đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước.

Chắc chắn lãnh đạo Bộ GD& ĐT, lãnh đạo các trường ĐH và các nhà quản lý GD khác đều nhìn thấy thực trạng và nguyên nhân suy giảm chất lượng giảng viên ĐH, biến họ trở thành những "thợ dạy" trong thời gian qua.

Thế nhưng, tại sao vấn nạn "thợ dạy" vẫn nghiễm nhiên tồn tại và được chấp nhận trong xã hội? Bộ GD& ĐT và những nhà quản lý GD liệu có trả lời được câu hỏi trên.

Trịnh Xuân Báu


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Z

Tham khảo:

[1]: http://tuanvietnam.net/thong-tin-da-chieu/2013-04-02-giang-vien-dai-hoc-kieu-ga-doi-
[2]: http://www.moet.gov.vn/?page=11.10&view=4446
[3]: http://kenhtuyensinh.vn/danh-sach-cac-truong-dai-hoc-va-hoc-vien-tai-viet-nam
[***]: http://giaoduc.edu.vn/news/nhip-cau-su-pham-758/giang-vien-dai-hoc-vua-mong-vua-yeu-187825.aspx
[4]: http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Van-de-Su-kien/536246/giao-duc-dai-hoc-ve-tong-the-ta-van-dang-di-xuong.html
[5]: http://baogiaoduc.edu.vn/chi-tiet/2-2265-co-truong-dh-ma-khong-co-thay.html
[6]: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2006/11/3b9f0c55/
[7]: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-07-12-23-000-giang-vien-thanh-tien-si-mot-giac-mo-


Về Đầu Trang Go down
ledinh
Khách viếng thăm




"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Empty
Bài gửiTiêu đề: Mua bằng đại học & Giảng viên đại học kiểu... gà đồi!   "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeFri May 10, 2013 1:20 am

.
VN XHCN mỗi năm có 20.000 đến 25.000 thạc sĩ nhận bằng tốt nghiệp!!! ...và nếu có tiền thì có thể mua bằng hay thuê người "học" hộ. Phẩm chất không có và rồi những thạc sĩ này sẽ làm gì hay lại "đẻ" thêm hàng trăm ngàn thạc sĩ trẻ nữa??


Dễ như... mua bằng đại học trên mạng



Hỏi mua một bằng đại học Bách khoa, một bằng cấp ba và một bằng B1 tiếng Anh, phía dịch vụ làm bằng giả 'phát giá' 18 triệu đồng.

Phôi chuẩn lấy từ trường ra?


Trong vai một người tại Hà Nội, cần gấp bằng B1 tiếng Anh để hoàn thành cao học và một bằng ngành cơ khí của đại học Bách khoa Hà Nội, gọi đến số điện thoại 0938258***, người đàn ông đang sống tại Sài Gòn tên T. tỏ thái độ niềm nở. Dù đã gần 9h tối nhưng T. vẫn nhiệt tình tiếp thị về dịch vụ của mình. T bảo: "Mình đang sống tại Sài Gòn nên nếu muốn làm thì đặt cọc tiền qua ngân hàng. Bằng đại học của trường Bách khoa Hà Nội giá 9 triệu đồng, gồm bằng và bảng điểm…".

Khi phóng viên tỏ ý thắc mắc về phôi thật - phôi giả, đầu giây bên kia khẳng định: "Phôi đảm bảo chuẩn 100% lấy từ trường ra". Như chưa đủ, T. bảo: "Nếu bạn chưa yên tâm thì đặt vé máy bay vào đây, tôi sẽ giảm một chút về chi phí". Cũng theo anh T., chỉ mới làm một vài năm nhưng uy tín của anh thì rất nhiều người biết đến. Không riêng gì TP.HCM và các tỉnh phía Nam mà ngoài Hà Nội cũng rất nhiều người bay vào tận nơi gặp gỡ, đặt hàng. Mấy trường lớn như đại học Quốc gia, đại học Bách khoa thì phía dịch vụ của T. đều đủ.

Trò chuyện qua điện thoại chừng mười phút, khi tôi hỏi tại sao T. không đặt trụ sở ngoài này, anh cho biết, trước đây cũng từng có vài người làm. Tuy nhiên, khi bằng làm gửi ra, mấy nhân viên đó viện cớ khách hàng không lấy bằng rồi cầm tiền của anh biến mất làm thiệt hại mấy chục triệu đồng. Giờ T. trực tiếp làm cho yên tâm.

Cũng theo lời kể của T., nếu khách hàng gửi hồ sơ hoàn chỉnh thì chỉ sau ba ngày là có bằng. Khi tôi ngỏ ý muốn mua thêm bằng cấp 3 cho một người em họ, T. nhanh nhảu tiết lộ, hiện tại anh đang làm cả bằng cấp 3 của trường THPT Yên Lạc (Vĩnh Phúc) cho khách hàng. Anh cũng không quên quảng cáo có thể làm cả bằng cấp 3 của của các trường ở trong và ngoài Hà Nội.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Bang
Một chiếc bằng giả đã làm mà sau khi đắn đo T. đã gửi cho xem trước

Tổng cộng hai loại bằng và một chứng chỉ tiếng Anh mà tôi ngỏ ý mua có giá 18 triệu đồng. Trong đó, bằng đại học Bách khoa Hà Nội (ngành cơ khí) là 9 triệu đồng, bằng cấp 3 (kèm sổ học bạ) 6 triệu đồng và chứng chỉ B1 tiếng Anh của trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn có giá 3 triệu đồng. Sau khi mặc cả, T. đồng ý giảm cho tôi xuống còn 16 triệu và anh chỉ làm khi tôi đặt cọc trước 3 triệu đồng.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Images?q=tbn:ANd9GcS71JF4iwpSKKO2UdvgJCjkjgOuLHtV_YPA1bYUu-vVmOoypvJrNg
 



Giảng viên đại học kiểu... gà đồi!


Ts. Dương Xuân Thành


Chỉ dựa vào hai tiêu chí mà luật quy định, đội ngũ giảng viên ĐH của chúng ta chắc chắn còn lâu mới đạt đến trình độ khu vực chứ chưa nói đến trình độ quốc tế.

Để trở thành giáo viên trong các trường phổ thông, các thầy, cô giáo  phải tốt nghiệp hệ đào tạo chính quy các trường sư phạm. Để trở thành giảng viên đại học (kể cả tại các trường đại học sư phạm) thầy, cô phải học những gì và học ở đâu?

Vì sao - gà đồi?


Có một truyện vui hay được đề cập trong phòng nghỉ giữa giờ của giảng viên, rằng giảng viên ĐH phần lớn được đào tạo theo kiểu "gà đồi". Những "gà đồi tập sự" trước khi được công nhận làm giảng viên chính thức sẽ phải tự học, tự bồi dưỡng kiến thức và... tự kiếm sống chẳng khác gì gà thả rông trên đồi!
Vì sao lại như vây?

Các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được luật hóa tại khoản 3, 4 điều 54 Luật GDĐH:

Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ ĐH là thạc sĩ trở lên. ...Hiệu trưởng cơ sở GDĐH ưu tiên tuyển dụng người có trình độ từ thạc sĩ trở lên làm giảng viên. ... Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, quy định việc bồi dưỡng, sử dụng giảng viên.

Như vậy, muốn trở thành giảng viên ĐH phải thỏa mãn hai điều kiện tối thiểu: "Là thạc sĩ" và "phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm". Muốn có học vị thạc sĩ thì phải đi học, nhưng theo luật, các cơ sở giáo dục bậc ĐH không có nghĩa vụ phải hỗ trợ chi phí học tập cho giảng viên. (Khoản 1 điều 56 Luật GDĐH: Giảng viên trong cơ sở GDĐH được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ).

Vậy là với đồng lương trợ giảng (vì chưa đạt chuẩn thạc sĩ) họ phải chắt bóp từng đồng để học tiếp thạc sĩ và đương nhiên để lo cho cuộc sống họ sẽ phải bươn chải theo kiểu... gà đồi.

Việc các đơn vị sử dụng lao động phải chi kinh phí đào tạo lại các cử nhân, kỹ sư mới ra trường là chuyện phổ biến, vậy tại sao ngành GD chưa có các quy định bắt buộc về khoản kinh phí cho việc đào tạo giảng viên ĐH? Phải chăng giảng viên được đào tạo kiểu "gà đồi" chất lượng sẽ hơn "gà công nghiệp"?

Tất cả giảng viên tập sự đều hy vọng khi Luật GDĐH đi vào cuộc sống thì "các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ" sẽ bao gồm toàn bộ kinh phí đào tạo thạc sĩ và giảng viên tập sự sẽ không phải viết đơn xin... hỗ trợ kinh phí khi học cao học.

Bao giờ cho đến... ngày xưa?

Từ chuyện hôm nay nhớ lại chuyện ngày xưa, việc đào tạo giảng viên ĐH có thể ví như mảnh đất hoang 40 năm chỉ một lần cày sới. Nói như vậy là vì dưới thời cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu, năm 1968 Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp tổ chức một số lớp đào tạo giảng viên ĐH.

Còn nhớ khi đó Bộ chỉ thị cho các trường chọn những sinh viên ưu tú nhất sau khi học xong chương trình cơ bản (hết năm thứ hai) đưa đi đào tạo tiếp để trở thành giảng viên ĐH. Những sinh viên được lựa chọn từ các trường ĐH Bách Khoa, Xây Dựng, Giao Thông, Nông Nghiệp... được tập trung về ĐH Bách Khoa HN và được phân thành các lớp Toán - Lý, Sức bền vật liệu, Hình họa, Nguyên lý máy, Chi tiết máy...

Số lượng sinh viên mỗi lớp khoảng 20 người, toàn bộ số sinh viên này được hưởng tiêu chuẩn học bổng toàn phần (22 đồng/ tháng). Dưới sự chỉ đạo của Bộ, nhiều giáo sư, phó giáo sư đầu ngành của các trường được điều  đến giảng cho các lớp đặc biệt này.

Ví dụ như là GS Phan Văn Hạp (ĐH Tổng hợp), GS Nguyễn Văn Đạo, Phó GS Bùi Trọng Lựu, Đinh Gia Tường (ĐH Bách khoa), Phó GS Trần Bình (ĐH Xây Dựng)...

Các giảng viên tương lai phải học tiếp ba năm ngoại ngữ (nghĩa là học ngoại ngữ suốt năm năm). Ngay từ năm 1969 sinh viên các lớp này đã được học môn Máy tính điện tử và Ngôn ngữ lập trình Fortran. Các sinh viên này được cấp thẻ ưu tiên tại Thư viện Quốc gia. Họ cũng được ưu tiên chạy các chương trình tại trung tâm máy tính duy nhất cả nước đặt tại Đồi Thông (phố Đội Cấn- HN).

Năm 1971 sau khi tốt nghiệp, gần 100% số sinh viên này trở thành giảng viên các trường ĐH miền Bắc. Nhiều người trong số họ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở nước ngoài. Hơn 40 năm đã trôi qua, có lẽ với ngành GD, câu chuyện trên đây đã trở thành cổ tích?


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Images?q=tbn:ANd9GcS0SYwdHB-qy6K2HTsRlneuQkeEVth4LiMaeht7x-U9UXtsnia-

Câu hỏi đặt ra là: Có cần chuẩn hóa việc đào tạo giảng viên ĐH?

Theo thông lệ tiêu chuẩn đầu tiên để có thể thi vào ngạch viên chức giảng viên ĐH là phải tốt nghiệp hệ chính quy loại xuất sắc,  giỏi hoặc khá. Không có gì sai khi cho rằng đạt được tấm bằng giỏi bậc ĐH khó hơn nhiều, thậm chí là rất nhiều so với có tấm bằng thạc sĩ.

Có thể đơn cử, năm 2011 ĐH Bách khoa HN có gần 3200 sinh viên tốt nghiệp, chỉ có ba sinh viên xuất sắc, 182 sinh viên giỏi. Trong khi đó "thống kê của Trường ĐH Bách khoa HN cho thấy số lượng thạc sĩ đào tạo mỗi năm là hơn 2.000 người, còn ĐH Kinh tế Quốc dân là 1500 người"[1]

Vậy trình độ thạc sĩ của Việt Nam ngày nay ra sao?

Được biết Vụ GD ĐH đang kiến nghị Bộ GD và ĐT dừng hơn 100 chương trình đào tạo thạc sĩ không đảm bảo chất lượng. Vậy trong số 20000 đến 25000 thạc sĩ nhận bằng tốt nghiệp hàng năm [2],  có bao nhiêu người theo học các chương trình này? Và bao nhiêu trong số đó là các giảng viên ĐH tương lai?

Nếu kiến nghị của Vụ GDĐH được chấp thuận, liệu các trường ĐH, học viện có dám cho ra khỏi ngành hoặc đình chỉ giảng dạy với các giảng viên tốt nghiệp chương trình đào tạo này?

Một vị GS, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Nghiệp HN từng tuyên bố không tuyển dụng thạc sĩ làm giảng viên, nếu người đó tốt nghiệp ĐH loại trung bình hoặc trung bình khá. Theo vị hiệu trưởng này thì một số lượng không nhỏ các giảng viên có bằng thạc sĩ  thực chất là một hình thức "rửa bằng".

Nói một cách công bằng ông hiệu trưởng nọ hoàn toàn có lý. Nhiều sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức của Trường ĐH Nông nghiệp ba, bốn năm sau đã là thạc sĩ và trở thành trưởng khoa, trưởng bộ môn của các trường trung cấp, cao đẳng.

Tại ĐH C. (Hưng Yên) mọi người đều biết một cán bộ phòng đào tạo, tốt nghiệp hệ phi chính quy, học cao học anh ta không biết tìm tài liệu tham khảo trên mạng như thế nào, có người tìm hộ và sửa giúp, anh ta lại không biết cách gửi email cho thầy hướng dẫn, thế nhưng luận án vẫn được ...chín điểm.


Sau khi có bằng thạc sĩ người này lập tức yêu cầu được tham gia giảng dạy tại trường. Đương nhiên khoa chuyên môn phải tổ chức cho anh ta giảng thử và tất cả đều lắc đầu ngao ngán. Từ đây có thể thấy những kẽ hở luật pháp bao giờ cũng được vận dụng triệt để.

Thạc sĩ... tại chức?

Liệu chất lượng đào tạo thạc sĩ ở nước ta đã có quy trình kiểm nghiệm theo kiểu ISO 90xx nào đó? Khi mà hệ đào tạo ĐH tại chức đang teo dần đi thì "nồi cơm" của nhiều trường ĐH, học viện chính là đào tạo thạc sĩ. Cũng cần phải nói thẳng ra rằng cách đào tạo "thạc sĩ chính quy" của một số trường, viện hiện nay thực chất vẫn là đào tạo "thạc sĩ tại chức".

Đơn giản bởi họ chỉ dạy và học vào buổi tối, hoặc ngày nghỉ. Sau một ngày lao động căng thẳng, học viên vội đến trường để còn kịp điểm danh. Có người còn phải đi xa 40- 50 cây số, liệu họ còn đủ năng lượng để tỉnh táo tiếp thu bài giảng?

Với những thạc sĩ "rất rõ nguồn gốc xuất xứ đó" ai mà biết bao nhiêu người được "thông quan" qua cửa khẩu "phong bì"? Hệ quả tất yếu của quá trình đó là trình độ chuẩn mà giảng viên ĐH  phải có (thạc sĩ) liệu đã đủ chuẩn?

Về tiêu chí thứ hai: Chứng chỉ  nghiệp vụ sư phạm.


Bản thân Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ĐH, CĐ (Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2007/QĐ-BGD&ĐT) đã chứa đựng nhiều bất cập. Ai cũng có thể thấy sự khập khiễng trong quy định đối tượng tham gia bồi dưỡng:

"Những người có trình độ từ ĐH trở lên, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành giảng viên các trường ĐH, CĐ"...

"Sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi các trường ĐH, CĐ có phẩm chất tốt, có nguyện vọng trở thành giảng viên các trường ĐH, CĐ"...

"Sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi" và "những người có trình độ từ ĐH trở lên" giống và khác nhau ở điểm nào?

Ngày xưa giảng viên ĐH bắt buộc phải có "chứng chỉ GDĐH". Ngày nay theo luật họ cần có "chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm". Có thể thấy không ít giảng viên tốt nghiệp ĐH sư phạm nghiễm nhiên cho rằng họ đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Ở một số trường ĐH tư thục nhiều người có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nhưng họ được đào tạo như thế nào?

Vào địa chỉ http://rongbay.com sẽ thấy thông tin: Nhóm "TRI THỨC CỘNG ĐỒNG chuyên nhận làm thuê luận văn, viết thuê luận văn và hướng dẫn luận văn, luận án, tiểu luận, bài tập lớn, báo cáo, chuyên đề, essay, assignment, dissertation ĐH, Cao học, thạc sĩ".

Cũng tại địa chỉ này còn có thông tin: "Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ĐH cho những người giảng dạy ở trường ĐH, CĐ. Thời lượng: 15 tín chỉ. Học phí:  2.100.000đ.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? 2Q==

Cũng rất dễ dàng tìm được thông tin sau:

Chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và 2. Trường CĐ Điện tử Điên lạnh, Ngõ 86, Phố chùa Hà, Dịch Vọng, Cầu Giấy - HN. Điện thoại liên hệ: 0946756686. Chị Hằng - giáo viên chủ nhiệm (gặp trực tiếp giáo viên chủ nhiệm để đăng ký HỌC và dự thi). Có cấp chứng chỉ ngay theo nhu cầu của học viên.


Bằng thạc sĩ có thể thuê làm (với giá thỏa thuận) thì việc có cấp chứng chỉ (sư phạm) ngay theo nhu cầu của học viên âu cũng là chuyện bình thường.


Phải chăng đã đến lúc Bộ GD và ĐT cần xem xét lại việc đào tạo đội ngũ giảng viên ĐH. Phải có những chuẩn riêng cho các chương trình đào tạo thạc sĩ- giảng viên, trong đó bên cạnh kiến thức khoa học cần chú trọng đặc biệt tới đào tạo "chuẩn mực người thầy".

Hiện nay các chương trình đào tạo thạc sĩ- giảng viên chỉ chú trọng tới kiến thức chuyên môn thuần túy mà quên đi những ứng xử văn hóa tạo thành nên hình tượng người giảng viên ĐH. Thậm chí kiến thức chuyên môn cũng có điều cần phải bàn luận.

Người viết đã từng chứng kiến một giảng viên trẻ sử dụng máy chiếu để giảng. Khi mất điện thầy đành cho sinh viên nghỉ vì giảng đường "không đủ ánh sáng". Thực ra là vì... thầy không thuộc bài. Không một trường lớp nào đào tạo được "người thầy hoàn hảo" song việc "nói không" với  những thầy dưới chuẩn là việc có thể làm.

Các trường công lập gần như 100% giảng viên tốt nghiệp từ khá trở lên, một số trường ngoài công lập không được như vậy. Chỉ dựa vào hai tiêu chí mà luật quy định, đội ngũ giảng viên ĐH của chúng ta chắc chắn còn lâu mới đạt đến trình độ khu vực chứ chưa nói đến trình độ quốc tế.

Giảng viên ĐH là thầy của thầy. Mong rằng Bộ GD và ĐT tìm lại hồ sơ lưu trữ về việc đào tạo giảng viên dưới thời cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Images?q=tbn:ANd9GcSc-JU6CdGWBsZ3ub69TRINzQNpoD5dMdU_qkMAx545_FVVfC1C
.
Về Đầu Trang Go down
ledinh
Khách viếng thăm




"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Empty
Bài gửiTiêu đề: Thơ "sinh viên ra trường" khiến dân mạng "sục sôi"   "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeFri May 10, 2013 12:22 pm

Giáo dục XHCN không đào tạo người có kiến thức mà chỉ tạo "cái vỏ" để có thể "chạy" một chỗ làm tốt cho người có tiền và con các quan chức đảng CS...


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Image0017

Thơ "sinh viên ra trường" khiến dân mạng "sục sôi"

"Đầu đường Xây dựng bơm xe
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen..."

Mới đây, trên Facebook xuất hiện một bài thơ mang tính chất hài hước, châm biếm nói về một thực trạng sinh viên ra trường không có việc làm.

Ngay khi được đăng tải trên một Fanpage của Facebook sáng ngày 23/4, bài thơ đã thu hút được gần 11.000 lượt "like", 4.000 lượt chia sẻ và vô số bình luận khác nhau của cư dân mạng. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát với tựa đề “Thực trạng sinh viên ra trường” được cho là của một tác giả có tên H.M.N.


Thực trạng sinh viên ra trường
 
Đầu đường Xây dựng bơm xe
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen
Ngoại thương mời khách ăn kem
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma
Ngân hàng ngồi dập đô la
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày
Sư phạm trước tính làm thầy
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.
Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu thế nào,
Mở hàng trà đá, thuốc lào... cho vui
Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi
"Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn...
Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
Báo chí buôn bán ve chai
Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.
Bách khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng
Mỹ thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời
Mỏ địa chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than
Thuỷ sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao...!
Hàng hải ngồi gác chân cao
Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi
Bác sĩ, y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo...
 
Bài thơ lục bát độc đáo khiến dân mạng “sục sôi”.

Trong bài thơ lục bát này, tác giả cho thấy thực trạng sinh viên ra trường hoặc thất nghiệp hoặc làm việc trái ngành nghề với lối viết “hài hước”, phóng túng. Nhiều thành viên tỏ ra vô cùng thích thú về bài thơ “độc đáo” này vì đã phản ánh một phần thực trạng sinh viên ra trường hiện nay.

Thành viên Tuyên Đinh nhận xét: “Thật buồn, giáo dục mà áp dụng đạo “doanh thương” đúng nghĩa vào có phải hay không? Lãng phí tài lực, nhân lực, vật lực... Tại sao các Bộ không kết hợp với nhau rút trích nhân lực thực tế của các ngành rồi định hướng tuyển sinh… Kiến thức không theo thực tế, sinh viên không được hướng nghiệp, đầu vào đã xấu thì đầu ra càng tồi tệ, chung quy lại có nhiều nguyên nhân dẫn đến cái kết đáng buồn như vậy…”.

Thành viên Lịch Hoàng Thị thì nhìn nhận khá bi quan: “Ra trường không có tiền là không có việc làm, học mấy năm trời Đại học, tài năng không được dùng, trong khi nhiều người chỉ học Trung cấp mà có tiền là có việc…”.
 
Bài thơ nhận được nhiều ý kiến bình luận khác nhau.

Tuy nhiên, không ít bạn trẻ cho rằng bài thơ được làm ra một phần cũng để gây cười, sự việc không quá bi quan đến thế. Nhiều sinh viên có thực lực ra trường vẫn có được một công việc tốt, theo đúng chuyên ngành mà họ được học.

Trên Fanpage HaNoi, thành viên Nguyen Mai Phuong đối đáp lại bằng bài thơ:

Thơ hay nhưng mà xin can,
Thực trạng một góc, bi quan làm gì!
Thiệt hơn khoan hãy so bì,
Lạc quan, thực tế, có chi không thành.
Chẳng qua chỉ học không hành,
Thị trường không rõ, không rành mà thôi.
Cuộc đời vốn nó cứ trôi,
Ai không bắt kịp thì thôi, bên lề.
Cuộc đời vốn lắm ê chề,
Nhưng mà nghĩ thoáng, có hề chi đâu!

Bài thơ “hài hước” này cũng là một “tuyên ngôn” gây sốc sau clip “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” đang gây “bão" trên cộng đồng mạng.

Kiến thức

"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Images?q=tbn:ANd9GcRtzgZUbbUp5H7uGZdUv5TOcepJO24RNOemw15rqebjBolfcV4dYA
.
Về Đầu Trang Go down
hoangvu
Khách viếng thăm




"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Empty
Bài gửiTiêu đề: Video gây sốt: SỰ TRĂN TRỞ CỦA MỘT KẺ LƯỜI BIẾNG   "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeFri May 10, 2013 9:11 pm

.
Video clip bóc trần những yếu kém của nền giáo dục XHCN...


Video gây sốt:
SỰ TRĂN TRỞ CỦA MỘT KẺ LƯỜI BIẾNG
.



Bất ngờ video clip bóc trần hàng loạt yếu kém của nền giáo dục VN:

“Không cần đến một thế hệ mà con người phải được đào tạo tất cả mọi thứ, rồi đến khi nhiều người không biết mình sẽ làm các công việc gì, mong muốn đạt được điều gì, mục đích sống trên đời là gì?”

Mấy ngày qua, trên Youtube xuất hiện một clip mang tên “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” được cư dân mạng lan truyền với tốc độ chóng mặt. Trong clip dài đến hơn 1 giờ đồng hồ, một bạn trẻ tự giới thiệu hiện học sinh lớp 12, phân tích, bóc trần rất nhiều vấn đề đang được xã hội bàn luận, cho là “nhức nhối” của nền giáo dục Việt Nam hiện nay như: thừa kiến thức, bệnh thành tích, không chú trọng dạy đạo đức, cách dạy lạc hậu v.v.

Các lập luận của bạn trẻ này được người xem clip tán đồng ở mức độ cao nhờ lập luận chặt chẽ, không né tránh chuyện “nhạy cảm”, và cách thuyết trình rất cuốn hút.

Để rộng đường dư luận, Giaoduc.net.vn đăng tải lại clip này thành nhiều phần nối tiếp nhau (do clip rất dài và nói nhiều nội dung), có diễn giải lại nguyên văn bằng lời text để bạn đọc tiện theo dõi.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? DAN-COVER%20176

Phần 1: “Học kiến thức cơ bản đến lớp 9 là đủ”!

Diễn giải lời trong đoạn clip

Trước hết không có gì gọi là mới mẻ khi than vãn kiến thức thừa ở THPT hiện nay. Những kiến thức đó rất bổ ích nhưng nó cần ở với mỗi mức độ nào của mỗi người thì lại là một vấn đề khác. Con người ta sinh ra là khác nhau, tại sao tất cả lại phát triển theo cùng một hướng giống nhau? Phải chăng chúng ta đang quy quá nhiều kiến thức vào hai chữ “cơ bản”.

Nếu mỗi người hỏi tôi kiến thức học đến lớp mấy thì là “cơ bản”, với tôi mỗi lớp đều có kiến thức cơ bản riêng nhưng song hành với chúng lại có quá nhiều kiến thức không cơ bản chút nào.

Nếu có người hỏi tôi lớp mấy là đủ, tôi trả lời lớp 9 là đủ. Vì sao lại là lớp 9 vì tôi tin rằng tuổi 14, 15 xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Có người muốn làm lập trình viên, đầu bếp nhà hàng, giám đốc ngân hàng, thiết kế thời trang, thậm chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục, đâu phải nghề nào cũng cần biết đến phương trình chuyển động? Một kỹ sư vật lý liệu có cần phân tích hình tượng nghệ thuật trong một bài văn hay không? Một nhà văn có cần biết phương trình của một loạt các phản ứng hóa học?

Với vốn hiểu biết hèn mọn của mình, tôi không tin có một nghề nào cần đến toàn bộ kiến thức THPT. Giáo viên hay giáo sư cũng đi theo một vài kiến thức chuyên môn của mình, kiến thức liên ngành rộng đến đâu cũng tùy vào tầm của mỗi người. Vậy mà học sinh lại phải đáp ứng bài tập, bài học của hơn một chục môn học thì phải làm thế nào?

Biết nhiều thì cũng tốt thôi nhưng để làm gì? Làm bài tập, làm kiểm tra, làm bài thi, thi đỗ rồi thì làm gì với chúng nữa? Nếu không làm được gì có ích cho bản thân thì cuối cùng anh học để làm gì? Đánh giá nhau không quan trọng là anh biết được bao nhiêu, mà là anh làm được bao nhiêu với những gì anh biết? Học về thuyết lượng tử ánh sáng mà không lắp được bóng đèn thì học làm gì? Học về phương pháp lai phân tích, quy luật di truyền mà trồng một cái cây không lớn nổi thì học làm gì?

Kiến thức chỉ có ích khi áp dụng vào thực tiễn, dù là lao động trí óc hay lao động chân tay. Học thì phải đi đôi với hành, có hành thì mới có hứng, không đủ điều kiện mà học thì chỉ có hạn.

Học phải có mục đích, mỗi bài học phải tỏ rõ được vai trò của nó đối với 100% học sinh. Cho đến bây giờ tôi nhớ, không có một giáo viên nào đề cập được đến mục đích thực dụng của môn học đó. Họ chỉ nói, hãy học đi, không đủ trưởng thành nên phải học tiếp, tiếp, tiếp mới chọn được con đường cho mình. Nếu cho rằng đây là một giai đoạn lựa chọn cho tương lai thì tại sao điểm số là một gánh nặng đòi hỏi phải cân bằng tất cả các môn?

Kiến thức SGK toàn lý thuyết thiếu thực tiễn, nhiều chỗ mang tính chất hàn lâm mà đâu phải ai cũng đầy đủ năng lực và niềm yêu thích. Quỹ thời gian thì không đủ, nhiều bạn trẻ thức thâu đêm học bài, như thế chỉ tổn thọ chứ chẳng được cái lợi lộc gì.

Giáo viên nào thông cảm thì lại dạy cho có hình thức, học sinh như thế lại thiếu tôn trọng môn học, ảnh hưởng đến tinh thần đối phó trong công việc. Làm như thế mà mong có một tương lai sáng lạn. Thật là thê thảm!

Trong một cộng đồng đều có người giỏi ở lĩnh vực này, người khá ở lĩnh vực kia, không cần đến một thế hệ con người biết đầy đủ mọi điều. Chúng ta cộng hưởng với nhau để cùng phát triển một cách tốt nhất. Không cần đến một thế hệ mà con người phải được đào tạo tất cả mọi thứ, rồi đến khi nhiều người không biết mình sẽ làm các công việc gì, mong muốn đạt được điều gì, mục đích sống trên đời là gì?

Đến khi vào đại học, tùy những trường khác nhau, những kiến thức khác nhau, thứ mà chúng ta đã bỏ đến 3 năm trời nhồi nhét lại dần trở nên vô nghĩa, lãng quên.

Vì sao quên? Không phải vì không bao giờ dùng đến, không phải vì vượt quá dung lượng bộ nhớ cho phép, quên vì đa phần học không phải mở mang hiểu biết mà lao vào chạy đua thành tích với các loại cuộc thi. Mười hai năm học là 12 năm chạy đua với các kỳ thi bao gồm: Kiểm tra miệng 15 phút, 45 phút, học kỳ 1, học kỳ 2, cuối năm, thi tốt nghiệp, thi chuyển cấp, thi vào, thi ra, thi lên, thi xuống…

Phần 2: “Học để thi tạo ra thế hệ đối phó với mọi thứ”


Mục đích cao cả của việc học là trang bị cho người ta năng lượng sống thì bây giờ việc học biến dạng thành một mục tiêu khác là: Học để thi; Học để kiểm tra; Học vì đơn giản ai cũng như thế. Học để không bị tách rời số đông, làm theo số đông. Học để được an toàn. Học để có một cái bằng, để người ta nhìn mình với con mắt bao dung hơn. Hay nói cách khác học để đối phó với cuộc đời mà không có niềm đam mê. Học sinh cứ cắm đầu vào mà đối phó, đó là học thụ động, tư duy thụ động chỉ có làm nô lệ mà thôi. Trong khi chúng ta, theo cách mà người ta gọi là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Chính nền giáo dục này đã tạo tiền đề cho tính cách đối phó hoành hành. Cách học ở trường cũng chỉ là đối phó. Đối phó là sự đặc trưng điển hình của sự bị động. Nó thể hiện vị thế bị động của cá thể trước tác nhân không mong muốn. Đối phó tồn tại hai mặt có ích và có hại. Khi nó giúp chúng ta sinh tồn, chống lại, chiến đấu với các mối đe dọa ở nhiều mặt, kết quả mang lại cải thiện được cuộc sống của ta, đó là có ích. Nhưng sẽ có hại khi nó trở thành bản chất, bạn đời chung thủy trong lối sống, nó biến ta thành bị động trước mọi vấn đề của xã hội. Nếu không nhận thức được rõ nó rất dễ bị chi phối.

Có lẽ ai cũng biết rằng cách mà chúng ta đang học ở trường cũng chỉ là đối phó. Ở đây tôi không nói đến việc mang phao vào trước mỗi giờ kiểm tra, bởi đó là điều hiển nhiên, tất yếu. Điều tôi muốn hỏi những ai là học sinh: Nếu sáng mai không kiểm tra thì hôm nay bạn có học không? Nếu mai được nghỉ mà ngày kia cũng chẳng kiểm tra môn gì thì bạn có mở sách ra để học không? Nếu không có bất cứ một khái niệm nào trong thi cử, bạn có mở sách ra để làm giàu cho bản thân mình không? Nếu có thì rất tốt, bởi cuộc đời này cần đến những con người như bạn. Còn nếu không thì bạn cũng giống như tôi và tuyệt đại đa số đều học để đối phó với các kỳ thi.

Chúng ta đều tạo điều kiện cho tính đối phó được ký sinh trong nhân cách, trong lối sống của mình. Như một cơn mưa dầm thấm lâu và nếu nặng hơn thì cả đời cũng sẽ chỉ làm hời hợt cho qua, không bao giờ toàn tâm, toàn sức với công việc được giao. Thật đáng sợ nếu một ngày kia ta lại đối phó với chính lĩnh vực mà mình đam mê, từng yêu thích. Nhưng xét cho cùng thì biết làm sao được. Đó là hậu quả của kiểm tra liên miên, kiến thức nặng nề và đặc biệt là những đòi hỏi về điểm số của cả gia đình và nhà trường.

Nhìn mặt ai cũng sáng sủa thế thôi, nhưng thực sự giáo dục đã biến học sinh thành những con lừa lười biếng và dối trá, phải đánh, phải thúc, phải ép mới chịu đi. Sẽ như thế nào khi đây là viễn cảnh của những con người sẽ phục vụ đất nước trong tương lai? Vì khi đó chúng ta không đối phó với giáo viên, với nội quy mà chúng ta đối phó với tất cả mọi thứ.

Người ta vẫn hay nói “học thì ấm vào thân”, không thể phủ nhận câu này. “Ấm” là cảm giác có thực khi sau rất nhiều ngày bạn giải được một bài toán, cảm giác vui vui, ấm áp lan tỏa. Bạn cảm thấy thoải mái với môn học này hơn, những ý niệm về sự đáng ghét chắc không còn, bạn khoái chí với bản thân mình, với môn học. Nhưng rốt cục, cảm giác ấm áp đó xuất phát từ đâu? Nguồn gốc sâu xa của nó là cảm giác bạn được an toàn trước mỗi bài kiểm tra, trước mỗi kỳ thi. Nó khác với sự hưng phấn mà chúng ta có được khi đánh được một bản nhạc yêu thích. Cái sự ấm áp đó như là chỉ là túp lều bé con để bao bọc cho mình trước sự khắc nghiệt trên hòn đảo mà ta ghét cay, ghét đắng. Thế thì đó là gì nếu không là một biểu hiện khác của sự đối phó. Trừ khi môn học đó trở thành niềm đam mê yêu thích của bạn. Có lẽ nhiều người không còn thấy khác biệt giữa điều mình muốn đạt được so với cảm giác làm được điều người ta muốn mình phải làm được.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? 40012693-13194sm

Phần 3: Ôi bằng cấp, điểm số, bệnh thành tích!

Thi cử là cái gì mà con người ta phải đối phó với nó? Trong tình huống buộc phải đối mặt thì chúng ta lại đối phó. Thi cử là bắt buộc, không thi thì làm sao có điểm, làm sao có bằng, không thì thì làm sao vào trường, ra trường, làm sao có thể thi tiếp? Bản chất của cuộc thi là tìm ra ai là người chiến thắng, cuộc tranh đua của những người cùng chung một niềm đam mê, khát khao khẳng định bản thân, khát khao được về đích với vị trí thứ nhất. Còn thi cử trong học hành ngày nay là xem ai có thể vuốt mồ hôi mà thở phào nhẹ nhõm. Một đằng hoàn toàn chủ động, một đằng hoàn toàn bị động.

Vậy ý nghĩa của giáo dục có phải là đẩy con em vào sự căng thẳng, mệt mỏi sau mỗi kỳ thi, mỗi ngày lên lớp? Thay vì học sinh hào hứng giơ tay đóng góp thì thực tế học sinh chỉ sung sướng khi được thông báo nghỉ học. Người ta chào đón, hào hứng để tham gia các cuộc thi khác bao nhiêu thì học sinh lại phát ớn trước mỗi kỳ thi bắt đầu bấy nhiêu.

Tại sao chúng ta lại sợ nó đến vậy? Điểm số là nguyên nhân! Điểm số là khái niệm đầy bất cập. Trước hết ta tạm chấp nhận nó như một chiếc thước minh bạch và sáng suốt để đo trình độ của con người (tạm chấp nhận thôi nhé). Ta chấp nhận nó đại diện cho lý tính, tài giỏi thì điểm cao, dốt nát thì điểm thấp, trắng đen rạch ròi. Nhưng không, để phủ nhận cho chính lý tính đó, thì từ trước đến nay điểm số luôn dính dáng phần nào đến cảm tính, nó có thể được nâng lên nâng xuống, được trừ một, được cộng hai, là công cụ bày để tỏ tình thương hoặc bày tỏ lòng từ bi, hay thậm chí để đem ra dọa nhau. Điểm cao cũng có thể đạt được bằng gian lận mà thôi.

Vậy chiếc thước này đã mất đi tính chất thứ nhất, đó là minh bạch. IQ chỉ là một phần nhỏ để đánh giá cá nhân, bài kiểm tra phụ thuộc vào tâm trạng và vốn hiểu biết tức thời của người chấm. Vậy thì cớ gì mà điểm số giữ được tính sáng suốt của nó? Điểm số bản thân nó đã là công cụ để phân loại con người, hiển nhiên sẽ phát sinh sự bất bình đẳng, sự tự phụ, tự ti, tị nạnh, cạnh khóe. Đó là điều không đáng có ở bất kỳ đâu, đặc biệt là bậc Tiểu học.

Tóm lại là nó không minh bạch, không sáng suốt, không có gì tốt đẹp. Chúng ta cuống cả lên để chạy theo một giá trị hão mà tưởng rằng là đang khẳng định bản thân mình. Nếu lúc nào cũng lăn tăn ba thứ điểm cao thấp thì có lẽ cuộc sống sẽ luẩn quẩn trong những thứ vô vị.

Bệnh thành tích ở đâu mà ra? Sẽ không có bệnh thành tích nếu chúng ta không biến bằng cấp thành tiêu chuẩn của quy chế để xét tuyển. Muốn không như thế ta phải cắt bỏ cái gốc, cái rễ, tức là căn bệnh thành tích. Muốn cai nghiện đương nhiên phải ngừng cung cấp thuốc cho con nghiện, người ta đánh giá nhau chủ yếu qua bằng cấp mà không phải qua năng lực. Đó không chỉ là tâm lý chung mà còn là quy định chính thức ở nhiều nơi.

Xét trong một ngành nghề, một cơ quan, chỉ có những thằng ngu mới không biết thằng nào là thằng giỏi. Một người tài giỏi khi đứng ở vị trí lãnh đạo sẽ biết dùng góc quan sát và năng lực của chính bản thân để đánh giá năng lực của người khác. Còn một thằng ngu sẽ phải dựa dẫm vào địa vị, bằng cấp, học hàm để mà tuyển dụng nhau. Vậy thì chúng ta còn tiếp tay cho những thằng ngu mà làm cái gì? Hay chúng ta lại muốn tiếp tay cho những thằng tham ô, hối lộ?

Không muốn có bệnh thành tích, chúng ta phải cắt bỏ bệnh thành tích, với tư tưởng đó xét trong phạm vi nhà trường thành tích chính là điểm số. Đừng tạo ra những điểm số. Đi học mà không có điểm nghe có vẻ điên rồ, với tôi điểm số có cũng được nhưng đừng quan trọng hóa nó. Điểm số thực chất chỉ là kết quả của một bài kiểm tra mà ở trường, ngoài môn thể dục, bài kiểm tra là tập hợp định nghĩa những câu hỏi có tính hệ thống. Những câu hỏi này đặt ra có sẵn đáp án, câu trả lời cố định để tính điểm.

Như vậy điểm số chỉ thể hiện năng lực ghi nhớ những cái đã được học mà không nói lên được những năng lực khác, thậm chí không kiểm chứng được việc anh có hiểu những gì mà anh nhớ hay không. Vì điểm số người ta sẽ tìm ra nhanh nhất câu trả lời có sẵn vào bài kiểm tra bao gồm các hình thức học tủ, học vẹt, gian lận. Làm như thế này không hề mang tính nghiên cứu và sáng tạo. Nó đã và đang xảy ra ở hầu hết các môn trong trường học. Thậm chí những môn khoa học tự nhiên, tưởng như nó đòi hỏi tư duy logic rất cao nhưng cũng phải thuộc lòng các công thức để áp dụng giải bài tập.

Không muốn làm bài tập cuối cùng lại bị đánh giá là yếu kém về tư duy, thế thì quá mỉa mai và không đời nào tôi ủng hộ. Một khi đã có điểm người ta chỉ học vì điểm. Hãy để cuộc đời cho điểm mỗi cá nhân, nâng tất cả lên cao rồi sẽ biết ai là người có đôi cánh.

Năng lực rất đa dạng, có bao nhiêu hoạt động thì có bấy nhiêu năng lực. Nói chung muốn đánh giá hãy nhìn sự tồn tại của mỗi cá nhân và ảnh hưởng của sự tồn tại ấy đến xã hội và môi trường xung quanh. Ảnh hưởng đó là gì, là công việc, là giá trị sản phẩm họ tạo ra. Sản phẩm có ảnh hưởng lớn là có giá trị cao, không có ảnh hưởng là đồ vô dụng. Những thứ có giá trị ảnh hưởng không bao giờ là những thứ có sẵn bày ra như đáp án trong bài kiểm tra”.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? 1306916901_thanh%20tich

Phần 4: “Người vô đạo đức thì tạt axit, tấn công bằng bom nguyên tử”

Một con người có thể nói là được cấu thành bởi 2 yếu tố: Tri thức và đạo đức. Nhà trường phải là cái nôi trau dồi cả về tri thức và đạo đức đối với học sinh. Bàn về đạo đức, thực ra không thể đổ lỗi hết cho gia đình khi một đứa trẻ tỏ ra vô lễ. Trẻ em không có quyền chọn cha mẹ, may thì được nhờ, rủi thành chịu, cha mẹ không tốt, không dạy được con, nhà trường phải là nơi làm điều đó. Trong gia đình những thứ tình cảm như tình mẫu tử, tình phụ tử ta đều tìm thấy được ở những động vật bậc thấp. Nhà trường phải là nơi giúp các em thành người. Đạo đức rất quan trọng.

Nếu tri thức là một cỗ xe thì đạo đức là vô-lăng, nếu tri thức là chiến mã thì đạo đức là dây cương. Với đạo đức, tri thức sẽ hướng thiện. Một người không có tri thức cùng lắm là gây hại một cách vô ý. Một người không có đạo đức thì cố ý hại người khác thì tạt axit, thì tấn công bằng bom nguyên tử.

Nền tảng đạo đức được hình thành rất sớm từ những năm tháng đầu đời, nó có khuynh hướng trở thành bản chất cố định, khó thay đổi. Chính vì vậy, phải giáo dục cho học sinh về đạo đức, số phận con người.

Nhà trường có 1000 học sinh, 1000 số phận khác nhau, số phận cá nhân sẽ quyết định số phận của cả một dân tộc. Một đứa trẻ hư chứng tỏ nhà trường thất bại, nhà trường thất bại chứng tỏ cả dân tộc thất bại.

Việt Nam đứng thứ 13 trong số những nước vô cảm nhất thế giới. Tôi không quan tâm đến những lời ngụy biện để phủ nhận con số đó, một thực tế văn hóa đạo đức xuống cấp đến mức nào cũng chẳng cần kể ra. Chúng ta hô hào báo chí đủ các kiểu nhưng hầu như không có kết quả nào ra hồn. Tất cả đều có nguyên nhân khởi phát từ giáo dục.

Bắt đầu mỗi năm học mới luôn có một cái bản mà giáo viên đọc cho học sinh chép vào vở, đó là nội quy nhà trường. Nội quy nhà trường luôn có mối quan hệ chuẩn mực văn hóa cơ bản, như là giữ gìn vệ sinh chung. Nhưng không nhiều người làm được đó vì mối quan tâm của người đi dạy và đi học vẫn là điểm số. Mặt khác nội quy thuộc về luật pháp, luật pháp đứng đằng sau đạo đức, khi nào đạo đức không thể cứu vớt được nữa thì luật pháp mới can thiệp.

Chúng ta lại cứ thích kỷ luật và cấm đoán nhiều hơn là cảm hóa. Nhìn thẳng mà nói, môn Giáo dục công dân từ lâu đã là môn kém coi trọng nhất trong bảng điểm, việc học nó chỉ mang tính hình thức và đối phó. Tôi nói không phải ủng hộ môn này sẽ thành trọng tâm để mà chúng ta thi đua nhau, như vậy sẽ chỉ khiến cho học sinh khổ thêm. Điều quan trọng cần nhìn rõ là có học chăm như thế nào đi chăng nữa cũng không bao giờ là đủ. Cách học của đạo đức không giống tri thức. Nếu tri thức chỉ đọc hiểu qua lý trí thì đạo đức biểu lộ qua trái tim. Để hình thành một con người đạo đức, không thể việc chỉ bắt người ta đọc ê a những đạo lý, những phần ghi nhớ cuối bài, không thể hiểu qua lý thuyết suông hay 10 phẩy trung bình môn. Tất cả những thứ đó không có liên quan đến tiêu chí đạo đức trong con người ta, mà chỉ có nguy cơ biến họ thành những kẻ đạo đức giả.

Trong suy nghĩ của đại bộ phận hiện nay thì “đầu tiên là tiền đâu”. Sống vì lợi ích bản thân, giữa xã hội sống đầy lý tính này thì đạo đức chỉ là thứ gì đó mơ hồ và xa xỉn. Khi ta cho một thứ, lý chí bảo rằng có nên không? Có nhận lại được điều gì không? Có được trả ơn không? Chúng ta không tin rằng khi làm việc tốt sẽ được trả ơn và có được sự thanh thản trong tâm hồn.

Chỉ có trải nghiệm mới khiến ta thực sự hiểu đạo đức là gì. Vậy trách nhiệm cao cả của giáo viên là tìm ra con đường dẫn đến trái tim của học sinh, khơi gợi tình thương yêu giữa con người với con người, với con người và vạn vật, và thực sự có nhiều hơn một con đường như thế. Các môn văn học, xã hội khác cũng là để nuôi dưỡng tâm hồn. Nhưng chúng ta không làm được, học chỉ là miễn cưỡng, học thuộc lòng cả tiểu sử, cả một bài dài. Các giá trị nhân văn rất khó đi vào lòng người khi chỉ nói suông, tự ca như những con vẹt.

Thế hệ đi sau không thể bồi hổi nhớ lại ký ức của thế hệ đi trước. Trách làm sao được khi giới trẻ chỉ nhìn thấy hàng hiệu, xe tay ga, đâu biết được nước mắt của người mẹ già thời kháng chiến. Tâm hồn sẽ càng mai một đi khi những giá trị rất đẹp lại bị mai một vì học thuộc lòng một cách vô cảm. Bản sắc dân tộc cũng vì đó mà rơi vào hố đen.

Tất cả nguyên nhân cũng chỉ vì cắm đầu vào những kỳ thi. Thầy giáo, cô giáo, những ngày đầu bước chân vào ngành sư phạm ai cũng muốn được cống hiến, được đóng góp, có thiên lương cao đẹp. Nhưng rồi thời gian lại trôi đi, cái lúc mà trời nắng chang chang, mồ hôi nhỏ giọt, lấy cái gì mà làm động lực?

Tất cả sẽ mãi chỉ là viển vông khi lương của giáo viên vẫn còn thấp như vậy. Mà lương lại là vấn đề của kinh tế, kinh tế có vấn đề phần nhiều là do tham nhũng, những kể tham nhũng muốn đứng được ở vị trí có thể tham nhũng ít nhất cũng phải trải qua 12 năm giáo dục. Vòng tuần hoàn này cứ luẩn quẩn một cách thật ảm đạm, thảm hại.

Chúng ta học rất nhiều nhưng học rất ít về con người. Trí thông minh của con người được chia làm 8 phần: ngôn ngữ, cảm nhận không gian, âm nhạc, vận động cơ thể, tương tác giữa các cá nhân, cảm nhận thiên nhiên, nội tâm, logic toán. Trong khi những môn trọng tâm như toán, lý, hóa đều học chuẩn phải có trí thông minh logic toán. Để trở thành một người văn minh, văn hóa phải có trí thông minh nội tâm, con người phải hiểu chính bản thân con người để có sự tự vấn, giằng xé trong tâm can để vạch rõ đúng sai, thiện ác, trụ vững trong một xã hội với phần đông là những kẻ vô văn hóa, vô đạo đức.

Càng hiểu rõ bản thân hơn ta càng có đề kháng với những thói hư tật xấu ở đời mà cái đó ở trường không có ai dạy. SGK chỉ quan tâm đến những con số và những con chữ. Cái khó của giáo dục không phải làm sao để học sinh thi đỗ mà dạy sao cho học sinh nên người mới đúng.

Phần 5: Cái tội làm hỏng “công cụ thu hoạch” của học sinh là gì?


Thử hỏi chúng ta đã làm được cái gì cho quyền học tập của công dân. Chúng ta muốn được học những kiến thức đang chờ đón ở đằng sau cánh cửa đại học thì bắt người ta phải thi phải chọi nhau mới được bước chân vào. Nhưng người ta không có nhu cầu, bắt người ta phải học mới được bước chân ra. Nói gì thì nói, học hỏi là một cái quyền không ai được tước đoạt. Mọi người thường đấu tranh cho quyền được học tập nhưng dường như đâu đây trên trái đất này cần nhen lên sự đấu tranh cho quyền từ chối học tập. Tôi không hề ca ngợi hay cổ súy cho tinh thần chốn học, bỏ học. Nhưng nếu mình học một cái gì đó mà trở nên ngu đi thì còn là cái tội nặng hơn. Kiến thức không có tội, tội nằm ở đâu?

Chúng ta hãy coi quá trình học tập là một hoạt động thu hoạch. Ở đó người ta cần có công cụ để thu hoạch kiến thức và một chiếc túi để đựng kiến thức. Ban đầu người ta như nhau, về sau người nào có cái máy gặt, bao tải thì thu về là lớn, người nào có xẻng và ni lông thì chỉ có nhu cầu nhỏ nhặt, vừa đủ. Nhu cầu của mỗi người khác nhau, không thể trách người nhu cầu ít hơn mà chỉ trích họ. Công cụ thu hoạch đó chính là phương pháp tự học, túi đó chính là đại diện cho sự hứng thú, tham lam. Giáo dục phải giúp cho mỗi học sinh có được công cụ sắc bén nhất và một chiếc túi vô hạn định.

Đầu tiên là cái tội làm hỏng công cụ thu hoạch của học sinh bằng lối giảng dạy theo kiểu giảng giải. Chúng ta bao quát, phân tích, chất đầy kiến thức đến lúc tắc lại. Giáo viên lúc nào cũng đúng, học sinh lúc nào cũng đồng ý, giáo viên tạo ra lối mòn học sinh tung tăng dắt nhau đi tiếp trên những vết xe.

Trong khi đó cái mà thế giới cần đến là đột phá, tìm tòi, phát hiện mới, thử hỏi tại sao lại không phát minh được những thành tựu như các nước khác. Để rồi có một vài trường hợp ít ỏi lại tung hô lên đó là tự hào. Chúng ta có hàng trăm trường đại học, hàng chục nghìn chiến sỹ, hàng trăm nghìn giáo sư mà ít có sáng chế, phát minh trong khi nông dân lại là người làm được điều đó. Đừng có đóng chặt một bài học xuống đất rồi bắt học sinh học lại như con vẹt. Những lời văn hoa mỹ, chau chuốt, các giá trị nghệ thuật ghi trong sách, trong vở không phải do học sinh tự niệm ra, tự viết nên mà là do những ông già.

Cả nhân loại vẫn còn bước đi trên con đường tìm kiếm chân lý. Những định luật vững trãi nhất trong giờ phút này cũng được bổ sung và hạ bệ trong nay mai. Chúng ta dựng lên những tượng đài để rồi nó chắn lối trong quá trình phát triển tư duy.

Đối với kiểu học áp đặt, nhồi sọ thì tốt nhất cũng chỉ cung ứng cho xã hội những người giỏi chuyên môn như những giáo sư, tiến sỹ kia thật đấy. Song họ mang tư cách của kẻ nô lệ.

Điều cần làm là dạy cho con người ta cách học, phương pháp tự học, tự nghiên cứu, đó chính là công cụ thu hoạch của học sinh. Nếu học văn thì phải có tư duy nghệ thuật ngay từ thuở hồng hoang, nghĩa là phải được tự lực sáng tạo ra các sản phẩm nghệ thuật rồi nó có kinh nghiệm chứ không phải học thuộc lời bình của người khác rồi ra trường chẳng ai làm nhà thơ, nhà văn hay nhà phê bình.

Học cách suy nghĩ như những vĩ nhân. Chúng ta hãy quan tâm đến cách làm còn hơn là kết quả. Tôi nói điểm số có cũng như không là vì vậy. Và đặc biệt học sinh phải tranh luận với giáo viên bất cứ vấn đề nào liên quan. Không có điều này thứ nhất vì tự ái của người dạy, thứ hai là họ đã phát triển trong một nền giáo dục thiếu tinh thần nghiên cứu và thừa tinh thần nhai lại.

Trong mắt giáo viên học sinh là gì? Là những điều nối gót, là những người sẽ ngồi im nghe giảng rồi sáng mai trả lời một cách trôi chảy, là những người nhận lấy lời giảng của giáo viên rồi dạy cho con cháu, hậu thế. Nếu tôi là giáo viên, người có đam mê chân chính với bộ môn của mình tôi sẽ không làm như vậy. Thay vào đó tôi sẽ nhìn họ như những đồng nghiệp tương lai. Tôi coi học trò của mình sẽ cùng ngồi với nhau và thảo luận vấn đề nào đó. Một lớp học văn minh phải có sự trao đổi xoay chiều trước các luồng thông tin. Để học sinh trở thành đồng nghiệp thì phải giúp học sinh tự học với niềm hứng thú của riêng mình.

Con người ta sinh ra là để học, tò mò là bản chất của con người, hiếu học là cái mà tạo hóa ban cho mỗi người. Chúng ta đi ngược lại với quy luật của tạo hóa, khiến cho học sinh sợ học, khiến cho ai ai cũng muốn nghỉ học, và chúng ta thất bại. Con người mà không hiểu chính bản thân con người thì nghỉ. Đừng làm giáo dục nữa.

Một trong những nguyên lý muôn đời là học hỏi phải dựa trên tinh thần tự giác. Sự chủ động của người đi học là nền tảng. Chúng ta lại cứ đem những kỳ thi ra để ép người ta học những thứ mà họ không thích. Việc ép học dưới mọi hình thức vô tình khiến quá trình nô lệ hóa diễn ra dễ dàng hơn.

Sự tiếp thu mới thực sự là bản chất của học hỏ, phụ thuộc vào tinh thần tự giác của mỗi người học. Tự giác phải luôn đi cùng hứng thú.

Nhưng thứ ánh sáng đẹp đẽ của tri thức lại bị lấp đi chính thứ bùn lầy do chúng ta tạo ra. Vì vậy trước hết phải xóa sạch chúng, loại bỏ mọi thứ có thể bỏ, đặc biệt là thi cử. Phần còn lại phụ thuộc vào phương pháp dạy của giáo viên.

Một nhà giáo vĩ đại không phải là người có nhiều kiến thức nhất mà là người truyền được nhiều cảm hứng, tình yêu, kiến thức nhất đến cho học sinh.

Chơi game, nghe nhạc cũng học được. Đá bóng, xem phim cũng học được. Điều quan trọng là người ta chắt lọc được những văn minh, kiến thức từ những thứ giải trí, ứng dụng vào cuộc sống như thế nào.

Theo Giáo Dục


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Z
.
Về Đầu Trang Go down
bhtran
Khách viếng thăm




"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Empty
Bài gửiTiêu đề: Nền giáo dục Việt Nam đang sụp đổ?   "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeMon May 13, 2013 1:43 pm

Mục đích của đảng ta là giáo dục ra những con người luôn sợ sệt, chỉ biết cúi đầu nghe chỉ thị, chỉ biết "ơn đảng, ơn bác" thì mục đích đó thành công rồi, đổ vỡ là đổ vỡ thế nào?  Mad

Nền giáo dục Việt Nam đang sụp đổ?
.


Phải chăng nền giáo dục Việt Nam đã “sụp đổ”. Không thể dùng từ nào khác thay cho từ “sụp đổ” này, bởi lẽ khi học sinh đã quay lưng với việc học môn lịch sử, thì quả là nền giáo dục của chúng ta không còn gì để nói.

Mấy ngày nay, dư luận hết sức bàng hoàng với việc hàng trăm học sinh của Trường THPT Nguyễn Hiền tại quận 11, tp.HCM hò reo xé đề cương môn sử và ném xuống sân trường, rồi quay clip phát tán lên mạng.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Images?q=tbn:ANd9GcTaaXUtRusa5ygzyw5wQXSVcUqq6k9p6wdymBwIP8OxjpWjuJcy
Hàng trăm học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Hiền tập trung ra hành lang của trường cùng reo hò xé đề cương môn lịch sử ném xuống sân trường

Số là cách đây khoảng 7 năm, có một vị quan chức cao cấp mới được bổ nhiệm làm người đứng đầu một bộ. Ông này nổi tiếng là thích nghĩ ra những câu “ranh ngôn” và hay phát cho các đơn vị để lấy đó làm “kim chỉ nam” cho mọi hành động.

Trong một buổi giao lưu với một tờ báo điện tử, khi nói về việc bùng nổ thông tin và giá trị về việc cung cấp tư liệu của trang công cụ tìm kiếm Google, ông đã hào hứng đọc rằng: “Dân ta phải biết sử ta, cái gì không biết thì tra “gu gồ” (Google)”. Phúc bảy mươi đời cho vị quan chức này là những người biên tập trong chương trình giao lưu trực tuyến ấy đã cắt câu nói ấy đi. Còn nếu không, có lẽ ông khó có thể ngồi yên được với cái chức ấy khi đã dám nhại cả câu thơ mở đầu của bác Hồ trong bài thơ Lịch sử nước ta: “Dân ta phải biết sử ta / Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

Từ chuyện vị quan chức ấy mới thấy rằng, cái ý thức học môn lịch sử để cho “tường gốc tích nước nhà Việt Nam” của nền giáo dục nước ta là quá kém và đã bị coi thường.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Images?q=tbn:ANd9GcQ5_2BQT2atY6WNqDrO5a1opSjJHkWhMWW8p2C2fgLcjZ4Y48K9

Môn lịch sử đúng là môn không thể giúp cho học sinh kiếm công ăn việc làm khi ra trường như môn tiếng Anh hay một vài môn khoa học khác. Nhưng đó là môn dạy làm người, dạy lòng yêu nước và dạy cách ứng xử. Môn lịch sử cũng như môn văn, nói một cách ngắn gọn, dễ hiểu, đó là cách dạy làm người.

Nhưng tiếc thay, gần đây, càng ngày môn lịch sử cũng như môn văn đang bị chính Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ném vào sọt rác.

Bằng chứng là người ta đã cho phép một số trường có thi năng khiếu không phải thi môn văn.

Bằng chứng là số tiết giảng dạy về môn lịch sử ít hơn rất nhiều so với môn tiếng Anh và một số môn khác.

Và bằng chứng là năm nay Bộ GD&ĐT gạt môn thi lịch sử ra khỏi chương trình thi tốt nghiệp THPT.

Chưa bao giờ đạo lý giáo dục bị đảo lộn như hiện nay. Chưa bao giờ kỷ cương trong ngành giáo dục lại lộn xộn như bây giờ.

Thầy cô giáo thì có kiểu tiêu cực của thầy cô giáo mà chủ yếu từ chuyện bắt học sinh học thêm và coi giờ giảng trên lớp là giờ phụ còn học thêm là giờ chính.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Images?q=tbn:ANd9GcSEucq-lEq1xoeHt_gaY64ENJSh7ugomyEWVoyGBPvQIO44lTti2A

Cũng chưa bao giờ học sinh của chúng ta lại dân chủ đến mức như thế này. Đó là những chuyện phản ứng lại thầy cô giáo; là những việc mang điện thoại, máy ghi âm vào phòng thi để rình rập, bắt lỗi thầy cô; là những việc học sinh kéo bè kéo cánh hành hung thầy cô; rồi dùng mạng xã hội để bôi nhọ thầy cô giáo.

Tình hình cấp bách như vậy, lẽ ra Bộ GD&ĐT cần phải có những biện pháp cứng rắn, quyết liệt để đưa học sinh vào kỷ cương và buộc học sinh phải chấp hành những quy định, những chuẩn mực giáo dục đã được đặt ra trong từng môn học, mà một trong những môn rất quan trọng trong việc dạy lòng yêu nước; dạy đạo đức làm người; dạy đối nhân xử thế; dạy chân - thiện - mỹ cho học sinh, đó là văn và sử thì lại bị gạt ra ngoài.

Vậy phải chăng lãnh đạo Bộ GD&ĐT đang lúng túng và hùa theo xu thế kiếm tiền, mưu sinh của cuộc sống.
...

Chẳng lẽ các quan chức Bộ GD&ĐT không nhận thấy một điều rằng, không giỏi tiếng Anh thì chưa mất nước nhưng không biết lịch sử, không biết nguồn gốc cha ông mình thì lấy đâu ra tinh thần yêu nước
...


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Images?q=tbn:ANd9GcTAT8e1f16SCojY9gQ4wZTueV1fyYzprl39MACkk99FfgvshwvYTA

Chúng ta đang có một nền giáo dục bất thường


Đoạn phim quay cảnh học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hiền (quận 11, TP.HCM) đồng loạt xé giấy, ném xuống sân trường sau khi biết môn thi tốt nghiệp đã tạo ra những tranh luận sôi nổi. Học trò đáng trách hay cần cảm thông trước việc làm ấy? TS Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng đại học Hoa Sen luận bàn với tư cách là người đi ra từ ngành sử và đang đảm nhiệm vai trò quản lý giáo dục…


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Images?q=tbn:ANd9GcSdBBJn_yGQGBXqLfLh39phtrljodCaWSfRbrVPjFWkdDuIS007

Học để thi chứ không để biết


Tôi nghĩ đó là phản ứng bột phát tự nhiên của các em, không có ác ý, suy nghĩ gì xấu cả. Kể cả sinh viên, chỉ cần thông báo thầy nghỉ cả lớp cũng vỗ tay hoan hô, dù có khi thầy nghỉ do bệnh. Không nên nhìn vấn đề nghiêm trọng quá, gây mặc cảm cho các em, cho thầy cô giáo và nhà trường. Bởi như vậy thì chỉ nhìn vấn đề ở ngọn mà không nhìn ra gốc.

Phản ứng của học sinh khi không thi môn sử, từ việc xé giấy, dù đó là đề cương, giấy trắng hay giấy nháp cho thấy bản chất vấn đề là học sinh không thích học sử. Cũng như hàng loạt điểm 0 môn sử trong kỳ thi những năm trước, hiện tượng này không thể coi là bình thường mà có ý nghĩa báo động. Thay vì quy lỗi các em thì cần suy nghĩ sâu xa hơn, tại sao dẫn đến sự chán ngán những môn xã hội, cụ thể là môn sử như vậy?

Trong sự việc này, tôi nghĩ các em và thầy cô giáo của các em ở cấp học phổ thông là nạn nhân nhiều hơn là thủ phạm. Bởi cách học hiện nay vẫn là học thuộc lòng, học để đi thi, thi để có bằng chứ không phải học vì giá trị của tri thức. Khi người ta học vì giá trị của tri thức thì người ta mới biết tri thức cần thiết cho mình, nên phải học dù thi hay không. Nhưng toàn bộ nền giáo dục tiếp tục tái sản xuất khuôn mẫu học để thi, thi để lấy bằng, để làm quan (nhiều khi không phải quan thường mà là quan tham). Hiện tượng ấy do vậy không phải lỗi của cá nhân một trường, của các em học sinh cuối cấp mà là tệ trạng chung của toàn xã hội, và toàn xã hội có trách nhiệm đối với nó.

Một nền giáo dục lành mạnh, bình thường phải tạo ra được hứng thú cho người học. Nhưng nền giáo dục của ta có thực sự giúp người học khám phá những tiềm năng trong bản thân mà mình không thấy? Chúng ta đang dạy cho học sinh vô số điều, nhưng các em khi thi xong thì chữ thầy trả thầy, bởi chẳng thấy bổ ích gì trong đó. Hồi tôi còn nhỏ, những người đến trường biết được hạnh phúc khi được đi học, thương người nghèo không được đến trường để biết những điều hay như mình. Còn bây giờ, thử hỏi học sinh xem bao nhiêu em cảm thấy thực sự sung sướng khi được đi học?


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Images?q=tbn:ANd9GcQ1p6mNdNiHnUAKzsWQwNMZ2ht92IrCWFrdlsiWCY8ENDaimC7p

Trả lịch sử về đúng chức năng của nó


Phản ứng của học sinh khi không học môn sử nên coi là một hiện tượng, trong vô số những hiện tượng tưởng chừng bất bình thường nhưng lại phản ánh đúng thực trạng nền giáo dục hiện nay. Một cách căn cơ, đàng hoàng, theo tôi giáo dục phải trở lại chức năng bình thường, vốn có, chức năng phổ quát như trên thế giới người ta đang hiểu: giáo dục thực chất là đem lại hiểu biết mới, biến người ta từ chỗ chưa biết thành biết, từ chỗ biết ít thành biết nhiều, từ chỗ hiểu sơ sơ thành hiểu rõ hơn, khoa học hơn, cung cấp tri thức ở trình độ cao hơn. Và, đồng thời giáo dục cũng làm cho người học tự phát triển bản thân, tự thấy có thiên hướng gì, hiểu mình thích gì, muốn gì, phù hợp với điều gì trong cuộc sống và nên làm gì để thoả mãn chí nguyện bản thân. Giáo dục phải giúp người học hiểu bản thân một cách sâu sắc hơn, biết cả những cái chưa hay của mình để tự hoàn thiện, để sống làm người một cách tử tế. Môn sử cũng vậy, muốn học trò thích thì phải trả lịch sử về đúng chức năng của nó: là sự hiểu biết quá khứ của con người. Chúng ta dạy lịch sử như thế nào cho người học hiểu biết rõ hơn, sâu hơn quá khứ của dân tộc, cộng đồng, của chính họ thì chắc sẽ tạo ra sự ham thích. Còn hiện nay, lịch sử đang dạy học sinh một mớ tín điều, nhai đi nhai lại, để phù hợp đáp án, để đi thi chứ chưa mang lại sự hiểu biết sinh động, những hiểu biết gợi nên suy nghĩ cho người học về quá khứ của nhân loại trong đó có quá khứ của bản thân…

Giáo dục lẽ ra nâng cao nhân cách con người, nếu chỉ để thi rồi quên thì khi đó lại huỷ hoại con người. Một xã hội mà người ta ngay từ trẻ không thích học thì rất nguy hiểm.

TS Bùi Trân Phượng


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Images?q=tbn:ANd9GcTCWJ9YJEWMjtOYYReILaWpSiF8TJYNor8QymZFUqmHz-Msh2O7
.
Về Đầu Trang Go down
vungoc
Khách viếng thăm




"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Empty
Bài gửiTiêu đề: Nguy cơ từ việc học thuê của sinh viên   "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeWed May 15, 2013 2:57 pm

.
Nguy cơ từ việc học thuê của sinh viên

Theo Nguyệt, một tuần chăm chỉ “cày”, mỗi ngày 2 ca cô bạn “dắt túi” đến ba, bốn triệu mỗi tháng. Học hộ vừa nhàn vừa đỡ mất tiền “mai mối”, đặt cọc như gia sư hay những công việc khác, mà nhất là không sợ bị lừa.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? 120616002301-917-556

So với những công việc làm thêm khác thì học thuê được xem là một công việc khá đơn giản và không kén người làm. Nếu như đi làm nhân viên bán hàng, chí ít bạn cần có chút khiếu ăn nói và khả năng tiếp thị hay làm gia sư cần khả năng truyền đạt kiến thức tốt thì với việc đi học thuê, bạn chỉ cần ngoan và chăm. Đến đúng giờ học, ngồi trật tự nghe giảng hoặc chọn một góc khuất để tiện làm việc riêng, chép bài hay ngồi tám chuyện – tất cả đều do bạn tự quyết định, việc cần thiết duy nhất là: điểm danh. Công việc nhàn nhã, ổn định, chẳng ai quát mắng hay đuổi việc bạn vì những lý do vô lý – với những ưu thế nổi bần bật như thế, không ít bạn sinh viên chọn học thuê để “cá kiếm”.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? 2Q==
Học thuê cũng đang là 1 "nghề" thịnh hành (Ảnh minh họa)

Nguyệt (Đại học CĐ) chia sẻ: “Trước tớ có đi bán hàng ở một cửa hàng hoa quả, làm 3 tiếng một ngày, công việc cũng nhàn nhưng thường xuyên bị chủ kiếm cớ để mắng mỏ, cuối tháng lương bị cắt xén chẳng còn bao nhiêu. Đang chán thì đứa bạn cùng phòng kí túc xá rủ đi học hộ cho một chị đang học Liên thông cùng trường. Mỗi tuần học 5 buổi tối: 70k/buổi mà chỉ cần đến điểm danh hộ chị ý thôi chứ không phải chép bài, nghe giảng gì hết, học hết năm hộ chị ý luôn. Mình làm chăm chỉ, dần dần cũng có nhiều người đến thuê mình đi học, ở nhà cả tối cũng chẳng làm gì, tớ đi học luôn cả tuần, dần thành nghề lúc nào chẳng hay".

Cũng theo Nguyệt, một tuần chăm chỉ “cày”, mỗi ngày 2 ca cô bạn “dắt túi” đến ba, bốn triệu mỗi tháng. Học hộ vừa nhàn vừa đỡ mất tiền “mai mối”, đặt cọc như gia sư hay những công việc khác, mà nhất là không sợ bị lừa.

Cũng có teen tận dụng việc học thuê để nâng cao kiến thức của mình. Đang là sinh viên năm Hai khoa Kế toán của trường ĐH TL, M. Anh đã có kinh nghiệm gần một năm với nghề học thuê. Cô bạn thường chọn cho mình những khách hàng học ngành ngoại ngữ hoặc Marketing, Ngân hàng để khác biệt với ngành học của mình. “Dù chỉ là công việc nhưng bỏ phí mấy giờ đồng hồ trên lớp để ngủ hay tán phét thì lãng phí quá. Thay vào đó tớ học được thêm tiếng Anh, tiếng Nhật và có cả kiến thức chuyên ngành khác để bổ sung cho việc học của tớ nữa” – M. Anh nói.

Hệ lụy khó tránh


Tưởng chừng là công việc đơn giản, nhưng nhiều bạn sinh viên cũng khá vất vả để chiều lòng “thượng đế”. “Chẳng phải ai cũng dễ dãi để mình thích học sao thì học đâu, có “khách” yêu cầu phải chép bài đầy đủ, làm bài kiểm tra tốt để họ được điểm cao, bằng đẹp. Nhiều khi lỡ bị điểm kém hay trả lời sai bài là bị trừ lương thậm chí “cắt hợp đồng” ngay" - Lâm (ĐH KT) than thở về khó khăn nghề nghiệp.

Chăm “chạy sô” để nâng cao thu nhập, có khi một ngày Hương (ĐH Kinh doanh và công nghệ) đi học đến 3 ca. Nhưng tất cả đều là những tiết “học thuê, học hộ”, việc học trên lớp bị cô nàng bỏ mặc chẳng mảy may quan tâm với lý do bận “kiếm tiền”. Mải mê những tiết học thuê khiến nhiều teen chẳng có thời gian để nghỉ ngơi, ổn định cuộc sống của mình, đi học về là lăn ra ngủ không còn sức lực để làm bất cứ việc gì khác.

Tuy được “ưa chuộng” vì quá dễ dàng công việc này cũng khiến nhiều sinh viên luôn phải sống trong phấp phỏng, lo âu và quan trọng nhất, dù không phải làm gì, nhưng bạn vẫn mất tưng ấy thời gian. “Lỡ may mà bị phát hiện thì chắc chắn sẽ bị kỉ luật nặng lắm. Nhưng trót nhận lời làm rồi phải làm thôi, mình cẩn thận một chút, chắc sẽ không việc gì đâu” - Đức Minh (ĐH NN) phân bua.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Images?q=tbn:ANd9GcQLM9pUKETPKLAIXmozG8ySRDQXdeCNglAJqwwVeprnpmgQlBy_bw

Nở rộ nghề học thuê

Không muốn mất thời gian cho việc học nhưng vẫn được thi đủ các môn và lấy bằng là nhu cầu của những người coi trọng bằng cấp hơn kiến thức. Đây chính là nguyên nhân khiến dịch vụ học thuê phát sinh và ngày càng nở rộ đến mức khó kiểm soát.

Hiện trên mạng Internet, ở các trang rao vặt xuất hiện nhiều lời quảng cáo về việc thuê học và học thuê như: “Cuối tháng mình sinh em bé nhưng lại đúng vào thời kỳ ôn tập chuẩn bị tháng sau thi. Bạn nào có thể đến lớp điểm danh và chép bài mang về giúp mình thì liên lạc với mình nhé. Do hội trường chật nên các bạn phải đảm bảo sự khéo léo để… không bị lộ. Phí cho mỗi buổi học trót lọt là 100.000 đồng”. Thậm chí, có không ít bạn đang là sinh viên còn tìm người học hộ để có thời gian xem… EURO. “Những ngày diễn ra EURO bọn em phải gấp rút ôn tập, làm bài kiểm tra điều kiện để chuẩn bị thi học kỳ. Do đêm thức trắng xem bóng đá nên buổi sáng em không thể mở mắt ra được, nói gì đến việc đi học, ôn thi. Nhưng nếu nghỉ học liên tục, không tham gia ôn tập sẽ bị cấm thi nên em đành phải tìm người học hộ, tuy mất ít tiền nhưng yên tâm, còn đến lúc thi thì lại… tìm cách khác vậy”.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? 2Q==
Lớp học trở thành... phòng ngủ

Đáp lại nhu cầu thuê học là những thông tin phản hồi của đối tượng nhận học thuê. “20 tuổi, sinh viên trường ĐH Văn hóa, nhận đi học thuê trong khu vực nội thành Hà Nội. Giá cả phải chăng theo thỏa thuận. Đảm bảo về sự chăm chỉ, chuyên cần và chất lượng thì… khỏi phải bàn. Chi tiết xin liên hệ số điện thoại 0936706… hoặc qua email phamtrang126@... Hay “nhóm em gồm 5 bạn cả nam lẫn nữ học cùng một lớp, là sinh viên năm thứ 2 đang tìm người cần học hộ với tất cả các hệ đào tạo, mọi thời gian trong ngày. Giá cả: học thường xuyên vào buổi tối và ban ngày 70.000 đồng/ca, học đột xuất 90.0000 đồng/ca. Đảm bảo điểm danh đầy đủ, ghi chép cẩn thận và khôn khéo đối phó với việc điểm danh (vì đã có kinh nghiệm)”.

Không chỉ quảng cáo trên các trang mạng, một số đối tượng còn dán tờ rơi quảng cáo thông tin ở các cổng trường hay bến xe buýt - nơi tập trung đông sinh viên. Nhận thấy đây là một dịch vụ hái ra tiền nên nhiều trung tâm giới thiệu việc làm cũng ra sức tìm kiếm liên hệ với đối tượng có nhu cầu để… tăng thu nhập, thậm chí có trung tâm còn tung ra khẩu hiệu: “Để có bằng không khó, chỉ sợ tiền không nhiều” và đưa ra bảng giá học thuê trọn gói 4 năm hệ tại chức với số tiền lên đến 150 triệu đồng.

Đối tượng thuê học chủ yếu là người mới sinh con, người có công việc bận rộn, những sinh viên và cả những học sinh con nhà giàu. Thấy cậu con trai sang năm vào lớp cuối cấp mà vẫn bình chân như vại, ông Nguyễn Đức Trung ở phố Thái Thịnh, quận Đống Đa đã tìm gia sư “kèm” cậu  ấm trong 3 tháng hè. Bị bố mẹ ép học, Đức Thành (con trai ông Trung) rất ấm ức nhưng không dám phản ứng mạnh vì sợ bị cắt viện trợ. Trong buổi đầu gặp gia sư, Thành đưa luôn điều kiện: “Em không thích học, anh dạy cứ dạy. Bài anh giao cho em phải đưa luôn đáp án để em chép. Những hôm em học ở “lò”, nếu anh đi học giúp, em sẽ trả thêm tiền. Vụ này trót lọt anh được thưởng, nếu bại lộ, lập tức anh bị đuổi việc”.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? 101014063655-648-774

Những cảnh trớ trêu


Điều kiện thuận lợi để thực hiện các bản hợp đồng “thuê học - học thuê” là những giảng đường rộng rãi với sức chứa hàng trăm sinh viên ở các trường ĐH, những lớp học tại chức tuy chật chội nhưng giáo viên thay đổi liên tục nên giảng viên dù có trí nhớ tốt nhưng cũng không thể nhớ nổi tất cả học viên. Công việc của người học thuê khá đơn giản, chỉ cần đến đúng giờ, ghi chép, điểm danh đầy đủ. Với người ham học hỏi thì việc đi học thuê coi như một cơ hội để làm giàu thêm kiến thức, còn đối với những đối tượng chỉ coi việc học thuê như một công việc để kiếm tiền thì giảng đường chẳng khác nào nơi tra tấn hay… phòng ngủ. Tuy vậy chuyện học hộ, học thuê cũng gặp khá nhiều chuyện bi hài. Vốn thuê người học thường xuyên, nên với nhiều giảng viên, Hoàng Hải (sinh viên một trường ĐH dân lập) là gương mặt lạ. “Một hôm khi điểm danh đến em, em giơ tay thì thầy không chấp nhận, nói em đi học hộ. May mà em mang thẻ sinh viên lại được mấy bạn cán bộ lớp “bảo lãnh” không thì bị đuổi thẳng cổ rồi”.

Về vấn đề trên, một giảng viên của ĐH Hà Nội cho rằng, tình trạng học thuê xảy ra nhiều ở những sinh viên cao học hoặc văn bằng 2 hay hệ tại chức. Việc học hộ, học thuê là trái quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy vậy, số trường hợp bị xử lý rất ít. Nguyên nhân là do các lớp học hệ tại chức thường rất đông nên việc điểm danh không thường xuyên và chặt chẽ. Học viên đa số là các cán bộ đi làm nên khá bận rộn, không mặn mà với việc học. Hơn nữa, một số người lại theo học nhiều trường, nhiều hệ cùng lúc nên gặp khó khăn trong sắp xếp thời gian. Sinh viên trong các lớp cũng thường bao che cho nhau, các trường chưa có chế tài xử lý nghiêm khắc, hiệu quả.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Xuân Đạt - giảng viên trường ĐHDL Thăng Long, ngay cả học chính quy, nhà trường cũng chỉ kiểm tra được bằng việc điểm danh và thi cử, nói gì hệ tại chức. Hơn nữa, học ĐH đề cao tinh thần tự học của sinh viên là chính. Điều quan trọng là phải thay đổi cách dạy học và tư duy của sinh viên các hệ tại chức, văn bằng hai. Bên cạnh đó, cần phải cải tiến chương trình học để thu hút sinh viên, khiến họ cảm thấy hứng mỗi khi đến lớp. Hơn nữa, tâm lý học tại chức, văn bằng hai dễ vào, dễ đỗ cũng khiến nhiều người coi thường việc học.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? No-ro-dich-vu-hoc-thue-dip-can-Tet_1

Kiếm bộn tiền nhờ học “hộ”


Không chỉ ở Việt Nam mà nạn học hộ, học thuê cũng diễn ra tràn lan tại Trung Quốc. Chỉ cần bỏ ra 10 - 40 nhân dân tệ, nhiều sinh viên ở Trung Quốc đang chi tiền để thuê người học hộ. Có người hành nghề học hộ kiếm được hàng nghìn nhân dân tệ mỗi tháng. Theo báo Kinh doanh Trùng Khánh, đây là xu hướng xảy tại nhiều nơi và khá phổ biến. Có nhiều lý do để sinh viên nghỉ học như cần thời gian cho việc khác, làm việc bán thời gian, nhưng có một số sinh viên thừa nhận họ không muốn tới lớp vì muốn ngủ hoặc lướt Internet. Nực cười ở chỗ, có sinh viên đi học hộ cho sinh viên khác có thể kiếm được 1.500 nhân dân tệ/tháng (gần 5 triệu đồng), trong khi họ chỉ mất 200 - 300 nhân dân tệ/tháng để thuê người học hộ cho chính mình nên đã dành phần lớn thời gian đi học hộ.

Huệ Linh
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Empty
Bài gửiTiêu đề: Bốn “trọng bệnh” của nền giáo dục XHCN Việt Nam   "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeFri May 17, 2013 12:10 am

.
Bốn “trọng bệnh” của nền giáo dục XHCN Việt Nam

Giáo dục VN đang mắc 4 trọng bệnh: Bệnh thành tích, bệnh cào bằng, bệnh suy dinh dưỡng và bệnh gian dối.

"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Benhthanhtich24-10-eace3

Bệnh thành tích rất nặng ở khối phổ thông, giáo viên muốn lớp mình giỏi nên cho toàn điểm 9 - 10. Trường muốn thành tích cao, ngành cũng vậy. Cả nước chạy theo thành tích, lúc nào cũng muốn có nhiều trường đại học, có nhiều người tốt nghiệp. Điều này cho thấy người VN hiếu danh hơn hiếu học, tình trạng học giả, dạy giả, bằng thật rất nhiều, còn học thật mà không nhất thiết cần bằng thì rất ít.

"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? R%C3%A1%C2%BB%E2%80%98i+tung+r%C3%A1%C2%BB%E2%80%98i+m%C3%83%C2%B9

Bệnh cào bằng dẫn đến tình trạng mở trường theo phong trào, tỉnh nào cũng có trường ĐH nhưng không có đủ giảng viên. Hiện đại hóa theo phong trào, trường nào cũng chuyển sang học chế tín chỉ, trong khi rất ít trường đáp ứng được những điều kiện tối thiểu để làm tín chỉ. Cào bằng đánh giá chất lượng, cái gì cũng làm nhưng không phân hóa rõ ràng chất lượng, kết quả. Quản lý khung học phí cũng cào bằng, dẫn đến tình trạng tất cả các cơ sở đào tạo đều thiếu kinh phí.

"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? 40164844-156477sm

Bệnh suy dinh dưỡng chính là cái gốc của vấn đề giáo dục. Cơ sở vật chất của các trường thiếu và lạc hậu. Lương giáo chức quá thấp, không đủ sống nên quá nửa số giáo viên không an tâm với nghề. Nhà nước đầu tư 20% tổng ngân sách cho giáo dục, nhưng số tiền này đi vào cơ sở hạ tầng gần hết, thành ra vẫn như muối bỏ biển.

"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? 1banggiaa2345_2d323

Bệnh gian dối là hệ quả của tất cả ba bệnh trên. Bệnh thành tích là nguồn gốc đầu tiên dẫn đến gian dối. Các con số tốt nghiệp cao hằng năm là gian dối. Bệnh cào bằng dẫn đến gian dối. Có phong trào nhưng hữu danh vô thực, cái gì cũng có nhưng không có gì chất lượng cao. Bệnh suy dinh dưỡng càng sinh ra gian dối. Trường nào cũng tìm  đủ mọi lý do cao cả để tăng các hệ đào tạo, tăng số lượng SV; báo cáo tỉ lệ số SV trên một giảng viên gian dối – tất cả thực chất cốt để thu học phí lấy tiền nuôi cán bộ, nuôi trường.

"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Nhan%20lam%20bang%20gia%20

Từ 4 bệnh này sinh ra đủ mọi hậu quả tệ hại: Chất lượng giáo dục xuống cấp, đạo đức học đường xuống cấp, nguồn nhân lực do hệ thống giáo dục cung cấp cho xã hội thiếu tính sáng tạo, khả năng nghiên cứu hạn chế nên KHCN trì trệ; năng lực thực hành thấp.

"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Lytrucdung
.
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Empty
Bài gửiTiêu đề: Thắt lòng chuyện mẹ chết để lấy tiền phúng viếng cho con học   "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeSat May 18, 2013 1:40 am

.
Thắt lòng chuyện mẹ chết để lấy tiền phúng viếng cho con học


Sau một tháng toan tính kỹ lưỡng, chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 38 tuổi, ngụ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau quyết định… chết. Chị chọn quyên sinh là giải pháp cuối cùng với hy vọng kiếm được ít tiền phúng điếu và gia đình được cấp sổ hộ nghèo. Đau đớn đến mức trong lá thư để lại, chị còn nhắn chồng đi xin hòm về liệm, dành tiền đóng học cho con.

"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Images673064_H2_copy
Di ảnh chị Nhân.

Nghẹn uất xót thương   


Chiều 24/4/2013, xứ An Xuyên bàng hoàng, thảng thốt bởi cái tin chị Nhân treo cổ chết.

Trước khi thắt cổ chết một tháng, chị đã nói với chồng, với con, với nhiều người hàng xóm về kế hoạch chết của mình. Chị khẳng định với chồng là chỉ còn một con đường duy nhất duy trì việc học cho các con. Đó là chị phải chết đi để mọi người đến phúng viếng mới có tiền trang trải cho các con học, giảm gánh nặng cho chồng, lấy linh hồn phù hộ cho chồng con… trúng số độc đắc.

Người chồng đau khổ nhưng bất lực trước ý chí sắt son của người vợ.

Trong suốt hai ngày đám tang của chị Nhân, người ta không nghe anh Bảo trách vợ một tiếng nào. Hơn ai hết, anh là người thấu hiểu tấm lòng của vợ. Anh nói trong nước mắt: “Vợ tôi đã cố gắng đến hơi sức cuối cùng”.

Hơn 20 năm làm vợ chồng với nhau, anh Bảo chưa bao giờ thấy vợ mình đáng trách. Ngược lại, anh luôn cảm phục tấm lòng và nghị lực của vợ.

Chị làm lụng đến tối tăm mặt mũi, không từ công việc gì miễn kiếm được tiền. Cả những công việc nặng nhọc tưởng chỉ đàn ông mới đảm đương nổi, chị cũng không nề hà. Đến khi bị bệnh tật hành hạ, chị vẫn cố gắng đi làm, không dám chữa trị vì tiền kiếm được còn phải để đóng học cho con.

Người phụ nữ nghị lực "đã gõ mọi cánh cửa"


Chị còn được xóm làng ngợi khen về tính đảm đang tháo vát hơn người. Chị chưa bao giờ bỏ qua một cơ hội kiếm tiền chính đáng. Nghe nói Nhà nước có chính sách cho sinh viên, học sinh vay tiền đi học, chị đích thân đi tìm hiểu và làm thủ tục xin vay. Người ta trả lời phải là hộ nghèo, hoặc hộ cận nghèo mới được cho vay. Chị về hỏi chính quyền địa phương xin được xét cấp sổ hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Bà Nguyễn Thị Nhu, Chi hội trưởng Cựu chiến binh ấp 5, xã An Xuyên kể: “Ngày 18/11/2012, khi họp dân ấp nhân ngày đại đoàn kết và xét chọn hộ nghèo, cận nghèo, Mỹ Nhân có đến dự. Tôi nhớ rất rõ lời nói của nó hôm đó. Nó nói “hoàn cảnh tôi quá khó khăn, xin được cấp sổ hộ nghèo để vay tiền cho các con ăn học”. Khi đó, Trưởng ấp ghi nhận nhưng chỉ hứa là sẽ xem xét sau, vì đã qua đợt xét hộ nghèo”.

Chị cũng đã tìm hiểu ra và làm thủ tục cho con trai nhận hỗ trợ của Nhà nước đối với sinh viên học ngành hóa chất độc hại. Chị cũng đã tranh thủ góp hụi, vay tiền từ Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, thậm chí vay "nóng" bên ngoài.

Anh Từ Văn Nguyễn, công an ấp 5, kể thêm: “Cách đây một tháng, chị Nhân đi kêu một bà để bán nhà và đất đang ở. Bà này trả lời là để bàn lại với người thân, chứ đất đai đâu phải nói mua là mua liền. Chị Nhân năn nỉ bán trả chậm, 2 triệu một tháng cũng được để có tiền đóng học phí cho các con. Bà này không chịu, chị Nhân nói nếu không chịu thì vài bữa nữa đi đám ma của tôi”.

Trước khi thắt cổ chết 3 ngày, chị Nhân hay tin có ông Trần Đại Đoàn, một người bà con mới về làm bí thư xã An Xuyên. Chị lập tức lên xã gặp ông Đoàn để xin được xét cấp sổ hộ nghèo. Ông Đoàn ghi nhận và hứa sẽ xem xét để cấp sổ hộ nghèo cho chị khi đến đợt xét tới đây. Đến lúc chị qua đời, anh Bảo vẫn chưa hay biết việc chị đã lên xã xin anh Đoàn cái sổ hộ nghèo.

Tâm thư tuyệt mệnh


Bên cạnh xác chết của chị, người ta đã tìm thấy những bức tâm thư tuyệt mệnh.

“Anh Bình! Hoàn cảnh em quá khổ. Em chết, anh chôn em cặp Hà (em trai chị – PV), trên đất của cha mẹ. Em chết, anh thỉnh bàn thờ mẹ về nhà anh thờ. Mong anh đừng làm khó em, để em yên thân nằm cạnh Hà. Gia đình mình sống quá khổ, từ đời của cha mẹ đến đời con, không có ý nghĩa gì hết”.

"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Images673065_H3
Cha con anh Bảo đau thương trước cái chết của chị Nhân.

Bà Nguyễn Thị Tiến, Chi hội trưởng phụ nữ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau bức xúc: “Suy cho cùng, cái chết của chị Nhân có nguyên nhân từ áp lực tiền học phí và tiền trị bệnh. Nếu như có tiền để chị đóng học phí cho các con đi học thì chị đã không chết như vậy.

Ngành giáo dục nên xem lại những cuộc cải cách của mình, chứ thực tế rất rõ là càng về sau này, việc học hành càng xa vời với người dân, cả người dân được cho là không nghèo.

Sau cái chết của chị Nhân, chúng tôi bị chỉ trách lớn. Xin hãy nghĩ lại cho chúng tôi. Với mức phụ cấp 400 - 600 ngàn đồng/tháng/cán bộ ấp, thử hỏi làm sau chúng tôi sâu, sát đến từng hộ dân một. Chúng tôi còn phải kiếm sống. Chúng tôi là những người hưởng lợi thấp nhất trong hệ thống chính quyền, nhưng khi có sự cố nào xảy ra, chúng tôi là những người lãnh đủ”.

Phần gửi cho chồng, chị Nhân viết: “Anh Bảo! Tiền em bỏ trong túi quần tây, trong tủ áo. Quần tây màu đỏ”.

Bức thư thứ hai dài đến bốn trang giấy học trò, chữ viết nguệch ngoạc, không chấm phết, ý tứ đứt quãng, lủng củng. Nhưng khi đọc lên, ai cũng có cảm giác là chị Nhân đang nói với mình. Bởi những điều đó chị đã nói rồi, nói với chồng, với con, với nhiều người hàng xóm, và nói từ cả tháng qua.

Chúng tôi tạm rút nội dung bức thư thứ hai của chị theo ý chính như sau:

“Tạm biệt chồng con!

Anh! Trong hoàn cảnh gia đình mình quá khổ, em không sống nổi với anh và các con. Từ một tháng qua, em bệnh, nằm xuống nhưng không ngủ được. Em nhớ đến nợ nần, đến tiền học phí của các con, đến sự khổ cực cả đời của anh. Em đã cố gắng lắm rồi, em chạy tiền bằng mọi cách để trị bệnh, để lo đóng học phí cho các con, nhưng có ai cho mình mượn, mình vay đâu.

Em khổ lắm. Em không còn lối thoát. Em biết chết trong lúc này, bỏ lại anh và 3 đứa con ngoan, hiền, học giỏi của chúng ta là em không đúng. Anh Bảo! em thương anh nhiều lắm. Anh sống với em cả đời cực khổ, chưa có bao giờ anh được sung sướng.

Các con, Bằng, Tâm, Ngân. Các con đừng trách mẹ, mẹ khổ nhiều lắm. Mẹ chạy tiền cho các con ăn học, bây giờ nợ nhiều lắm. Tiền hụi chết mỗi tháng phải đóng cho dì Ánh 1 triệu đồng. Mẹ đã đi van xin được cấp sổ hộ nghèo để mẹ vay tiền đóng học phí cho các con. Nhưng không ai cho gia đình mình nghèo hết. Mẹ chết để giảm gánh nặng cho cha con, để phù hộ cho cha con các con được trúng số độc đắc, để chính quyền thấy nhà mình thực sự khổ rồi cấp sổ hộ nghèo, vay tiền đóng học phí cho các con.

Xin các cấp chính quyền ấp 5 soi xét cho hoàn cảnh quá khổ, không lối thoát của chúng tôi mà xét cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi được sống những ngày tháng còn lại trên đời.

Anh Bảo! Anh ra Hội chữ thập đỏ xin hòm liệm em, đừng mua tốn kém lắm, dành tiền lo cho các con mình ăn học nghe anh.

Anh. Em thương anh nhiều lắm! Các con hãy gắng vươn lên, học tập đổi đời, đừng để cha con phải khổ thêm. Vì mẹ con mình mà cha các con phải khổ cả đời rồi…

Mỹ Nhân tạm biệt!".

Đám tang của chị được bà con An Xuyên phúng viếng trên 40 triệu đồng, một số tiền khá lớn so với những đám tang khác tại địa phương.
.
Về Đầu Trang Go down
bhtran
Khách viếng thăm




"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Empty
Bài gửiTiêu đề: Tệ nạn: Nam giáo viên bán dâm & 'Phao' thi bán tràn lan như rau!    "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitimeFri May 24, 2013 11:58 pm

.
Tệ nạn XHCN: Nam giáo viên bán dâm... và 'Phao' thi bán tràn lan như rau!

Tiền lương XHCN trả cho giáo viên quá ít nên thầy cô cần "dạy thêm", đòi "phong bì cho chạy bằng, chạy điểm" và có cả nam giáo viên bán dâm để... cải thiện cuộc sống!!!


Nam giáo viên bán dâm để... cải thiện cuộc sống

Cơ quan CSĐT xác định số nam thanh niên tham gia bán dâm cho những phụ nữ lớn tuổi bị phát hiện là những người hằng đêm chuyên đứng đường mời chào phụ nữ có nhu cầu mua dâm.

Đa số các nam thanh niên này "đi khách" để kiếm tiền, số còn lại thỏa mãn nhu cầu tình dục đồng giới, hoạt động tự phát, không có người dẫn dắt, môi giới như mại dâm nữ. Đặc biệt, trong số những nam thanh niên bị bắt có người là giáo viên đi bán dâm để kiếm thêm tiền cải thiện cuộc sống?!

http://www.nguoiduatin.vn/thong-tin-moi-nhat-ve-vu-bat-qua-tang-nhom-mai-dam-nam-o-tphcmnam-giao-vien-ban-dam-de-cai-thien-cuoc-song-a82410.html


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Images?q=tbn:ANd9GcSj0BE-Im8ffkmMLx9xsgf5pC1n8But3y3iM8hZr38V6sLXbLDUFg


'Phao' thi bán tràn lan như rau
  
Còn gần nửa tháng mới đến kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, tại các quán photo trên địa bàn TP Thanh Hóa đã bày bán tràn lan phao thi.

Tại một số quán photo quanh khu vực cổng trường THPT Lý Thường Kiệt, THPT Tô Hiến Thành, Chuyên Lam Sơn… hầu hết đã bày bán tràn lan phao thi tốt nghiệp.

Trưa ngày 15/5, sau giờ tan học, tại các quán photo ở số nhà 06, 08… 38 Tản Đà, phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa học sinh ùn ùn “tấp” vào nhốn nháo mua phao thi.

 "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Phao-thi-1
Phao thi bán tràn lan.

Trung bình một quyển nhỏ như bàn tay có giá từ 3.000-5.000 đồng, kèm theo đó là đủ loại tiêu đề như 100 bài văn hay, những bài làm văn lớp 12, hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp môn Sinh học…

Theo quan sát, hầu hết học sinh dù học lực khá, giỏi hay trung bình cũng "thủ" cho mình một bộ phao đầy đủ 6 môn thi. Bạn Nguyễn Thị L, trường THPT Tô Hiến Thành cho biết: “Trong lớp em học khá đều các môn, nhưng thấy các bạn đua nhau mua tài liệu. Sốt ruột quá em cũng phải mua một bộ”.

Nhiều học sinh còn “thủ” cho mình cả 2-3 bộ đề phòng bị bắt cuốn này còn có cuốn khác. Không chỉ bán cho học sinh gần trường, hầu hết các quán photo đều có "mối" để nhập về các trường huyện bán kiếm lời.

Tại một quán photo có địa chỉ số 5, đường Lê Lai, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, chủ quán không ngần ngại hỏi khách “lấy nhiều không? Mỗi thùng 100 cuốn đủ 6 môn”.

Khi người viết hỏi mua 6 thùng và có ý định lấy luôn. Chủ quán liền bảo không được, vì mấy thùng đóng sẵn đó đã được người khác đặt cọc. Nếu muốn lấy thì phải đặt cọc tiền và hẹn ngày hôm sau quay lại.

Một số hình ảnh bán phao thi như... bán rau:

"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Phao-thi-2

Sau giờ học, nhiều học sinh vào các quán phô tô để mua tài liệu.


"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Phao-thi-3

"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Phao-thi-4_1
Xếp thành chồng.

"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Phao-thi-5
"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Phao-thi-6
Đầy đủ các môn.
"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Phao-thi-7

http://www.nguoiduatin.vn/thong-tin-moi-nhat-ve-vu-bat-qua-tang-nhom-mai-dam-nam-o-tphcmnam-giao-vien-ban-dam-de-cai-thien-cuoc-song-a82410.html
 

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn?   "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn? Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
"Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị
» Giáo dục XHCN: Những đại học mạo danh & bằng “thiu”
» Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì?
» Giáo dục XHCN: tẩu vi thượng sách!
» Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Giáo Dục-
Chuyển đến