Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
phải không bich Nguyen quang linh Chung trong chất Saigon sáng truyện quốc quynh hoang nguyet ngam Trung ngắn VNCH chẳng nhac quan Nhung thuoc chuyen
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
vudinh
Khách viếng thăm




Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeWed Apr 24, 2013 1:56 am

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật

Văn Quang, Sài Gòn 2013/04/19

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật LamCamSaiGonThienHaSu


Trong thời gian gần đây có rất nhiều quy định và dự thảo quy định của các Bộ Ngành từ Trung Ương đến địa phương đưa vào để lấy ý kiến nhân hoặc các cơ quan khác, nhưng chỉ được dăm bữa nửa tháng, gặp nhiều phản ưng gay gắt lại phải đưa ra. Cho nên người dân mỗi khi thấy một cái quy định mới lại nghi ngờ: « đưa vào rồi lạ đưa ra mấy hồi » . Không phải là các quan chức VN rảnh việc quá , ngồi « sáng tác » ra những nghị định lạ đời rồi lại « lắng nghe ý kiến nhân dân » ngồi sửa lại hoặc bỏ luôn . Các vị ấy làm thế để có cớ chứng minh rằng chúng tôi làm việc hết mình, tôn trọng ý kiến nhân dân. Như thế các vị quan chức ấy được tiếng là cần mẫn vì dân, không bị liệt vào loại 30 % « sáng lái ô tô con đi tối lái về ». Nhưng cũng có những vị ngồi hì hục làm chính sách căn cứ vào mấy cái báo cáo, mấy cái nhận xét « vô tư » nhưng chẳng hiểu gì về tình hình thực tế ngoài xã hội diễn ra như thế nào. Thế nên chính sách của các vị này chỉ là loại « đi mây về gió ». Chữ nghĩa trong văn hoá VN trở nên mung lung, tối nghĩa, làm anh dân ngẩn ngơ, đáng sợ thật.

Phạt hay không phạt?

Một thí dụ gần nhất, cụ thể như quy định cấm người đồng tính kết hôn. Ngay sau đó lại đề nghị bãi bỏ. Trong khi nhiều cơ quan, đơn vị ủng hộ việc hợp pháp hoá kết hôn đồng giới thì UBND TP Hà Nội và Hội LHPN Việt Nam phản đối. Cứ lằng nhằng như thế nên đến cũng chưa biết «em về đâu đêm nay».

Còn khá nhiều vấn đề quẩn quanh như thế, tôi sẽ bàn đến những chuyện này sau. Ở đây chỉ xin tường thuật về cái nghị định phạt hay không phạt xe không chính chủ. Một vấn đề liên quan trực tiếp tới đời sống hàng ngay của người dân vào giữa tháng 4 này , đã gây ra quá nhiều « bão tố » trong dư luận từ vài tháng nay . Bởi hai bộ Giao Thông Vận Tải và Bộ Công An có những ý kiến khác biệt nhau, bộ này đòi bãi bỏ quy định, bộ kia nói « vẫn áp dụng ».

Trước đó, tại cuộc họp với các bộ, ngành liên quan về quy định xử phạt xe không chính chủ, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho rằng, quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện đã có, song sau một thời gian thực hiện cho thấy tính khả thi không cao nên đề nghị không đưa vào dự thảo. Trong khi đó , đại diện Bộ Công an lại khẳng định , quy định về xử phạt xe không sang tên đổi chủ trong Thông tư 11 đã nêu rất rõ , nên bắt đầu từ ngày 15/4 cảnh sát giao thông sẽ vẫn áp dụng theo quy định . Trên nhiều tờ báo, như Tiền Phong, ngày 15/04 vừa qua nêu bật hàng tít vedette:

« Từ hôm nay, phạt xe không chính chủ »



Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật VanHoaVNdangSoThat1

Thế nên bạn Dân Tri phát biểu trên Báo Người Lao Động: « Trống đánh xuôi , kèn thổi ngược , hư thực , thực hư , phạt , không phạt , không biết đường đâu mà lần , ôi nhức cái đầu quá ! » .

Bạn Robert bực mình, nổi sùng: « Phạt thì phạt luôn đi, nhức cái đầu quá rồi!!! Cái vụ phạt xe chính chủ này nó giống như Quan nắm con chim trong tay hỏi thằng dân là con chim sống hay chết vậy mà. Quyền quyết định là ở quan chứ dân làm gì có quyền quyết định . Thu phí và phạt nhiều như vậy đủ bù lỗ cho mấy cái VINA chưa nhỉ? ».

Đấy chỉ là hai trong hàng ngàn, hàng vạn ý kiến thể hiện sự bất bình của người dân. Kết cục, như thường lệ, Bộ Công An vẫn thắng cuộc. Có thể nói, cho đến lúc này Bộ Công an đã bảo vệ thành công quan điểm xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định. Dẫu rằng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều vẫn còn sức nóng để tranh luận, nhưng việc áp phạt của Bộ này không vì thế mà lùi thời hạn hoặc xem xét lại.

Khi Chính phủ yêu cầu các bộ hợp sức « tháo gỡ », không làm khó người dân thì Bộ Công an đã ban hành Thông tư 12. Nhiều người dân khấp khởi vì chỉ còn chờ Bộ Tài chính ban hành quy định giảm phí sang tên, đổi biển số nữa là họ sẽ đưa xe đi làm thủ tục đổi chủ.

Tuy nhiên, theo một quan chức C67 ( Cục CSGT đường bộ , đường sắt - bộ Công An ) , người dân hầu như không có « cửa » nào để đi đăng ký chính chủ phương tiện mà không bị xử phạt . Dù tự làm thủ tục đăng ký hay bị giữ phương tiện vì vi phạm giao thông , gặp tai nạn thì từ ngày 15/04 đến 30-6 , người sử dụng xe không chính chủ vẫn thường trực nỗi lo bị phạt 6-10 triệu đồng đối với ô tô và 800 000 - 1 , 2 triệu đồng với xe máy.

Cho nên người dân nháo nhào đi xin đổi tên làm chủ xe và có biển số xe mới.

« Không cò đố mày làm nên »


Theo luật lệ ở nước nào cũng vậy, mua xe thì phải sang tên. Ở VN cũng không khác, nhưng việc thay tên đổi chủ ở VN lại phức tạp hơn rất nhiều. Bị làm khó dễ, bị hành lên hành xuống mất nhiều thì giờ mà chưa đổi được tên, chưa gắn được cái biển số xe mới. Cần phải có « cò » mọi chuyện mới được giải quyết nhanh chóng. Hơn thế , dân lao động kiếm được chút tiền hoặc phài vay nợ mới mua được cái xe cũ đi làm , cứ thế là đi , cầm cái « cạc vẹc » là hoàn toàn yên tâm . Nhưng theo thời gian rồi thay xe cũ này lấy xe cũ khác , chưa sang tên thì ông chủ xe cũ « lặn mất tăm » , ông thì chết , ông ra nước ngoài , ông vào tù ... chẳng biết đường nào mà kiếm , thế là tình trạng cái xe trở nên lằng nhằng . Vợ con lấy xe đi cũng chẳng biết tên chủ xe là ai.

Nay bỗng dưng bị « hạch hỏi » ngang xương, anh nào cũng rối tinh rồi mù lên lo ngay ngáy. Ông Cảnh sát giao thông mà thổi « tu huýt » thì chắc chắn móc túi ra nộp phạt , không tội này cũng vi phạm kia , đố anh nào tránh khỏi , trừ phi là con ông cháu cha . Nay lại thêm cái giấy xe « chính chủ » nữa mới là phiền . Đúng dịp này được nhà nước « mở lòng gỡ rối » nhiều thủ tục rườm rà nên anh nào cũng muốn nhanh chân đi sang tên đổi chủ trước ngày quy định được áp dụng là 15/04-2013 . Có người mang cả valy giấy tờ đi sang tên đổi chủ vì nhà tuốt ở tỉnh xa , phải sẵn sàng mọi thứ giấy tờ khi bị hỏi đến.

Chỉ tình riêng xe hơi tại Hà Nội, từ đầu tháng 4 tới nay số người đến làm thủ tục sang tên đổi chủ tăng rất nhanh . Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt ( PC67 ) , Công an TP . Hà Nội cho biết, trong 12 ngày đầu tháng 4, số lượng xe hơi tại Hà Nội đã được sang tên đổi chủ là 3 . 223 chiếc, tăng gấp 4 lần so với 12 ngày trước đó.

Nhờ vậy trong dịp này các « cò mồi » kiếm ăn rất bộn bạc . Không có « cò » thì kể như chờ dài người vẫn chưa đến lượt , chưa biết chừng còn bị hạch hỏi lôi thôi . Cho nên trước đây câu ngạn ngữ « không thầy đố mày làm nên » được cải biên thành « không cò đố mày làm nên » , câu này đúng trong rất nhiều trường hợp đến bất cứ quan nào có quyền xin cho.

Cò được lệnh của ai ra giá « khủng »
 

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật VanHoaVNdangSoThat2
Viêc cào khung số cũng chỉ mất vài phút bị « chặt chém » 500 ngàn đồng

« Trọn gói » 6 triệu đồng/xe , cà số khung số máy 500 000 đồng/xe , lắp biển số 400 000 đồng/xe ... Đó là những con số đã được giới « cò » mồi « định giá » ngay tại các điểm « đăng ký phương tiện » tại Hà Nội nhiều ngày nay . Đó là thứ lệnh lạc « bí mật ».
Ghi nhận của một phóng viện cho thấy , các tay cò mồi hoạt động công khai và có tổ chức theo nhóm , bởi thế các mức giá đã được « quy định » chung để tránh những trường hợp « phá giá » làm ăn lẻ .
PV đóng vai người đi đăng ký xe hơi đến điểm 1234 đường Láng , được cánh cò mồi săn đón và mời chào nhiệt tình , khảo qua các mức giá đều ghi nhận những con số rất cao . Một tay cò tên Vĩnh cho biết , giá « trọn gói » lo thủ tục đến khi bấm biển là 6 triệu đồng/xe , cà số khung số máy 500 000 đồng/xe , lắp biển số 400 000 đồng/xe...

Theo Vĩnh, có nhiều lý do để định giá cao như vậy. Thứ nhất là đang thời gian cao điểm vì sắp đến ngày xử phạt , nếu không làm nhanh thì « khổ chủ » khi bị bắt lỗi sẽ bị phạt nặng ; thứ hai là số lượng người muốn sang tên đổi chủ cho xe quá đông nên muốn được « ưu tiên » thì phải chấp nhận giá cao ; và thứ nữa là họ không thể làm một mình mà phải hoạt động theo nhóm nên sau đó phải chia chác mỗi người một ít. Vĩnh nói:

« Mỗi ngày cũng làm được khoảng đôi chục xe , kiếm tiền chục triệu là đủ ấm rồi. »

Chia chác cho ai?
 

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật VanHoaVNdangSoThat3
Mang cả va ly giấy tờ đi làm xe chính chủ

Anh Mạnh ( ở quận Hoàn Kiếm ) đến ghi tên ở 86 Lý Thường Kiệt cho biết: « Mình dừng xe là có người đến hỏi luôn xem muốn sang tên đổi chủ hay đăng ký mới . Họ cũng nói rằng thủ tục rất phức tạp nếu không có mối quan hệ thì sẽ mất nhiều thời gian đi lại , còn giao cho họ thì chỉ một lúc là xong và họ có thể lo từ A-Z » .
Cũng theo anh Mạnh , ban đầu anh muốn tự làm , nhưng khi đưa xe đến điểm đăng ký thì do qúa đông , đến phần cà số khung số máy công an chỉ ra làm ở ngoài nên đành phải « nhờ » giới « cò » cà số khung số số máy . Anh Mạnh kể:

« Cà số chỉ mất 2 phút là xong với tiền phí là 500 000 đồng/xe , tôi cũng mặc cả nhiều nhưng họ bảo đó là giá chung rồi , không có ai cà số khung số máy rẻ dưới 500 000 đồng cả , tiền này còn phải chia nữa ... »

Chia cho ai , chẳng cần phải trả lời , ai cũng biết . Nhưng ông Đinh Thanh Thảo - Đội trưởng Đội Quản lý phương tiện , Phòng CSGT Hà Nội xác nhận việc có « cò » mồi tại các điểm đăng ký . Song ông Thảo khẳng định không có chuyện công an móc nối với cò mồi. Ông nói: « Về thông tin có chia chác với « cò » chúng tôi sẽ kiểm tra lại , nếu phát hiện hành vi này sẽ xử lý nghiêm ».

Chỉ cần suy luận rất giản dị rằng nếu các quan làm ở bàn giấy không bắt mối với cò thì sao có người làm quá nhanh , có người làm quá chậm ? Không bắt mối làm sao có « cò »? Khi đổ bể , các quan chức « cải chính » rất long trọng và « cương quyết » với bài ca cũ « sẽ xử lý nghiêm » , người dân đã thuộc lòng!

Tạm thời xin ngưng chuyện « chính chủ » này , hãy chờ xem những ngày sắp tới , người dân sẽ gặp những phiến toái gì và đối phó như thế nào với các loại xe chưa « chính chủ ».

Xin bàn đến một chuyện « ngoài luật » cũng đang gây ồn ào tại VN . Đó là chuyện đi xin danh hiệu cho một nghệ sĩ già vừa qua đời . Đây là một việc làm « ngoài luật » vì luật không cho phép mấy ông nghệ sĩ VN nằm dưới lòng đất mà vẫn được phong cái danh hiệu « ưu tú » hay « nhân dân » . Bởi các ông này làm sao ngồi bật dậy , cầm bút xin cái danh hiệu « ưu tú » hay cao hơn nữa là « nghệ sĩ nhân dân » được . Phải có « đơn xin » này mới được « uỷ ban cứu xét » . Mấy ông còn sống nhăn ký đơn xin là ngoài luật.

Tội nghiệp cho một « nghệ sĩ giun » không danh hiệu


Trước hết xin tường thuật sơ qua về ông nghệ sĩ hài này, có thể nhiều bạn đọc ở nước ngoài chưa biết hết về ông. Đó là nghệ sĩ chuyên diễn những vai hài Văn Hiệp qua đời sáng 9/04 tại nhà riêng, hưởng thọ 71 tuổi. Tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1942, quê gốc ở Thanh Trì, Hà Nội.

Trong sự nghiệp diễn viên 40 năm của mình, ông diễn tới 1 000 vở kịch, phim truyện truyền hình. Nổi tiếng với việc "mua vui" cho thiên hạ nhưng nghệ sĩ Văn Hiệp có đời sống riêng bất hạnh. Hơn 20 năm qua, ông gần như một mình nuôi con khi vợ ông đi xuất khẩu lao động ở Đức và không về. Hai vợ chồng ông sống ly thân nhưng không ly hôn. Trong những năm cuối đời, nghệ sĩ Văn Hiệp đối mặt với tình trạng ốm đau bệnh tật liên miên trong hoàn cảnh tài chính không mấy dư dả. Ngẫm về cuộc đời mình, ông thường tự trào lộng mình là « nghệ sĩ giun », không-có-một-tí-danh-hiệu-còm-nào! Vậy là VN có thêm một thứ hạng nữa ở dưới cùng là « nghệ sĩ giun ». Bởi còn khá nhiều nghệ sĩ như Văn Hiệp nữa.

Tại sao nhiều khán giả không xem phim VN


Riêng tôi, một người cũng như nhiều người VN khác, rất « kỵ » phim VN. Nếu cần bình luận, tôi có thể viết như một số lớn bạn đọc đã viết trên các trang báo VN. Tôi chỉ cần kể một thí dụ điển hình:

- Bạn anhtuannkt24 viết thẳng trên báo mạng VN Express: « Phim việt nam có năn nỉ cũng chẳng thèm xem, chứ nói gì đến háo hức chờ đợi, nguyên nhân thì ai cũng biết, chẳng cần phải bàn nhiều, để xem rồi nền điện ảnh nước nhà rồi sẽ ra cái gì, nếu cứ tiếp tục với cái đà như thế này?

Trong một dịp khác tôi sẽ phân tích sâu hơn về điện ảnh và showbiz VN hiện nay. Bây giờ xin trở lại với những chuyện quanh nghệ sĩ Văn Hiệp

Tính cách diễn hài của Văn Hiệp

 

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật VanHoaVNdangSoThat4
Hình ảnh xuê xoa dân dã của Văn Hiệp - người nghệ sĩ nghèo, vừa từ trần

Tôi không thích xem phim VN và nhất là phim hài VN nên không chú ý đến ông Văn Hiệp đóng phim. Tuy nhiên khoảnh 7-8 năm trước đây, tôi nghe nói kịch ở miền Bắc có vài vở hài kịch xem được lắm. Đó là những hài kịch châm biếm về đời sống « đổi mới kỳ cục » ở nông thôn VN. Tôi đã xem vài lần qua ti vi, tôi « sợ » nhất là những diễn viên hài méo mặt , phùng môi, trợn mắt và những cô diễn viên hài xoe xóe chửi nhau, nói tục, kể xấu hàng xóm láng giềng và vô số chuyện đầu đường xó chợ khác.

Nhưng với diễn viên Văn Hiệp, quả là đã để lại trong tôi nhiều cảm tình. Bởi ông diễn hài rất dung dị, mộc mạc cứ như con người thật ngoài đời. Hình ảnh Văn Hiệp là hình ảnh một ông trưởng thôn, có vở đóng vai nhân vật tốt, có vở đóng vai nhân vật xấu. Ông không phải là thứ hài rẻ tiền chỉ biết ăn nói nhố nhăng , la hét loạn xị , cởi áo vén quần bừa bãi... Ông diễn điềm đạm, ý tứ sâu sắc mà vẫn làm người ta cười những thói hư tật xấu của các quan làng quan xã . Nụ cười mang nhiều ý nghĩa cũng như một đoạn văn, người đọc được những gì sau hàng chữ mới thú . Nhưng ông không « cổ cánh », không mời các « quan văn nghệ » được một chầu cà phê , không quen biết các « đàn anh lớn » nên chẳng ai thèm để ý đến ông.

Tôi không hề quen biết ông và cũng chẳng tìm hiểu về ông làm gì. Tôi chỉ tìm hiểu khi ông vừa mất lại có người đứng ra vận động bạn bè ông xin cho ông cái danh hiệu « nghệ sĩ ưu tú ». Vậy mà tôi cứ nghĩ rằng một nghệ sĩ đã cống hiến cho nghệ thuật nhiều như thế thì ở một chính thể phân chia ra làm nhiều... « thứ hạng nghệ sĩ » thì ít ra ông cũng đã là nghệ sĩ ưu từ lâu rồi mới đúng, nếu không muốn nói ông xứng đáng là « nghệ sĩ nhân dân ».

Nhưng nhìn lại tiểu sử ông , suốt đời nghèo khó phải đi làm công cho các đàn anh , đàn chị chạy « sô » , suốt đời bị coi như một thứ nghệ sĩ « chuyên đóng vai phụ » , không phe cánh nên không cất đầu lên được . Cho nên ông thường ví cái thân ông như « nghệ sĩ giun». Cuộc sống không công bằng thì nghệ thuật cũng vậy , nó cũng đầy rẫy bất công và có vô vàn điều phi lý.

Không biết mắc cỡ mới là lạ

Rất nhiều độc giả đánh giá , khi những người được nhân dân yêu mến như Văn Hiệp thì không được danh hiệu nào trong khi nhiều nghệ sĩ nhân dân mà nhân dân không ai biết là ai. Lại có những được phong Nghệ sĩ Ưu Tú nhưng không dám mời bạn bè điếu thuốc vì sợ mọi người cười.

Tại sao lại sợ mọi người cười vì được phong tặng danh hiệu? Bởi cái danh hiệu ấy là một trò khôi hài sao? Đúng vậy, danh hiệu là thứ đi xin thì có để làm gì? Đó là thứ danh hão, không mắc cỡ mới là lạ. Tôi đã có bài phân tích về vấn đến này trong bài Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự số 124 ngày 19/09/2005 và nêu đích danh 2 nữ nghệ sĩ tại Sài Gòn nhất định không chịu ký tên xin « xét duyệt nghệ sĩ ưu tú ». Xin nhắc lại, hai nữ nghệ sĩ Sài Gón đó là Cẩm Vân và Ánh Tuyết.

Đã ba, bốn lần ca sĩ Cẩm Vân được đề nghị hãy làm ngay thủ tục nhận danh hiệu nghệ sĩ ưu tú ( NSƯT ) , nhưng cũng từng ấy lần Cẩm Vân đều từ chối. Chị cho biết:

- Thứ nhất, chị không thể ép buộc con người nghệ sĩ trong chị phải làm « Bản tóm tắt thành tích - Đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú » mà với chị chẳng khác nào một « lá đơn » "kể công" để « xin » danh hiệu, mặc dù nhiều lần chị đã được mời đến, được trao tận tay mẫu tóm tắt thành tích này, được « động viên » là hãy làm gương cho những ca sĩ trẻ...

- Thứ hai, Cẩm Vân đặt câu hỏi: Tại sao khi người nghệ sĩ sung sức nhất, cống hiến được nhiều nhất thì không thấy phong tặng, đợi đến lúc tuổi đời, tuổi nghề đều đã cao rồi mới xét tặng?

Còn ca sĩ Ánh Tuyết quả quyết rằng: « Không vì bất cứ danh hiệu nào mà buộc mình phải « xin » như vậy ».

Đó là những người có liêm sỉ, coi trọng bản thân nghệ sĩ của mình, không cần ai công nhận . Chỉ độc nhất một người có quyền công nhận hay không. Đó là nhân dân, nói rõ hơn là khán giả hoặc độc giả của mình.

Làm đơn xin danh hiệu cho Văn Hiệp, hoàn toàn vô nghĩa
 


Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật VanHoaVNdangSoThat5
Ông Khải Hưng, nhanh tay làm đơn vận động bạn bè
xin danh hiệu « nghệ sĩ ưu tú » cho Văn Hiệp

Thật ra đã qua 3 lần làm hồ sơ, cố nghệ sĩ Văn Hiệp vẫn không được phong danh hiệu nghệ sĩ ưu tú vì ... thiếu huy chương! Sinh thời, Văn Hiệp từng nói rằng: « Tôi không khoác cái áo nghệ sĩ nhân dân hay nghệ sĩ ưu tú; tôi chỉ là Văn Hiệp, suốt đời chăm chỉ cần cù và trung thực như một nghệ sĩ giun ... ».

Thế nhưng, sau khi Văn Hiệp vừa nằm xuống, ông nghệ sĩ nhân dân Khải Hưng vốn là thành viên trong Hội đồng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT của nước VN, đã nhanh tay soạn thảo đơn xin danh hiệu cho Văn Hiệp và được các ông bà nghệ sĩ Hà Nội truyền tay nhau ký trong lễ viếng và truy điệu sáng 11/04 vừa qua. Tổng cộng có khoảng 150 người đã ký vào tờ đơn. Theo ông Khải Hưng, việc Văn Hiệp có được truy tặng hay không còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố chứ không đơn giản là trình lên hội đồng cấp cao tờ đơn nguyện vọng của anh em nghệ sĩ. Theo đó, phải có gia đình làm đơn, chứng nhận của đoàn thể và phải có đợt.

Trong khi đó, nhạc sĩ Phú Quang, Quốc Tuấn cho rằng, đây là việc làm vô nghĩa. Nhạc sĩ Phú Quang nói: « Điều giản dị, Văn Hiệp cả đời vất vả , nghèo đói cả về tiền tài và danh vọng . Người bất hạnh quá thì đề nghị cho họ. Việc làm của mọi người chủ yếu để bày tỏ tấm lòng. Thế nên bảo ký thì ký thôi chứ tôi thấy không có giá trị. Chết rồi thì việc phong danh hiệu này kia còn có ý nghĩa gì nữa ». Quốc Tuấn chua chát hơn: « Khi người ta sống không trao thì chết trao có ý nghĩa gì. Tôi ký thì ký nhưng tôi cho rằng thật chua xót. Tôi định bảo anh Hưng đừng làm nữa nhưng chẳng lẽ mọi người đang sôi sục « đấu tranh » mình lại dội gáo nước lạnh ».
Còn Quyền Linh phát biểu: « Không lẽ Hội đồng xét tặng danh hiệu lại có nhiều người vô cảm đến thế. Sao Hội đồng không chủ động làm việc đó khi mà những cống hiến của Văn Hiệp đã quá rõ ràng ». Và gia đình Văn Hiệp cũng không màng tới cái sự truy tặng danh nghĩa lôi thôi này.

Văn hoá VN như thế thì đáng sợ thật


Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật VanHoaVNdangSoThat6
 Các bạn trẻ dâng lời cầu nguyện cho nghệ sĩ Văn Hiệp, người « nghệ sĩ giun », chẳng có tí danh hiệu còm nào, nhưng sống mãi trong lòng khán giả.

Trong khi đó hầu hết các lời chia buồn của hàng trăm , hàng ngàn khán giả , độc giả trên các trang báo mạng VN đều tỏ lòng thương tiếc một nghệ sĩ đã có ảnh hưởng lớn trong lòng dân chúng rồi , không cần thêm bất cứ danh hiệu nào khác nữa.

Cái giá trị của những danh hiệu trở nên danh hiệu hão. Đã đến lúc những người được gọi là « làm văn hoá » ở VN cần nhìn thẳng vào sự thật , nên bãi bỏ quách những cái danh hiệu « hữu danh vô thực » trở thành trò khôi hài kia đi. Cũng như những cái gọi là « gia đình văn hoá » gồm cả những gia đình chửi lộn, đánh lộn quanh năm hoặc buôn lậu, cho vay nặng lãi. Những cái bảng to tướng trước hầu hết lối vào phường xã từ thành đến tỉnh, long trọng mang danh « Thôn, xã, khu phố văn hoá » mà đầy rẫy những rác rưởi, hàng quán bất hợp pháp nhơm nhếch lấn chiếm vô tội vạ. Nếu cứ để những cái bảng như thế này, người nước ngoài sẽ phải... khóc thét lên vì văn hoá VN. Ôi, văn hoá VN như thế thì đáng sợ thật!

Văn Quang, Sài Gòn 2013/04/19
.
Về Đầu Trang Go down
vudinh
Khách viếng thăm




Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Chỉ có đảng cộng sản mới có đổi… tiền   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeThu Apr 25, 2013 4:22 pm


.
Chỉ có đảng cộng sản mới có đổi… tiền


Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Doitien-danlambao


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nếu chú cựu TBT Đỗ Mười đã “chí lý” khi phán “Chỉ có đảng Cộng Sản mới có Đổi Mới” thì các chú dượng dì cô cậu mợ o eng ả trong Bộ Chính Trị của đảng ta, nơi hội tụ của tinh hoa đất nước bốn ngàn năm cũng rất tự hào mà truyền rằng “Chỉ có đảng Cộng Sản mới Đổi... Tiền”.

Mới viết ra như thế, chưa chi bọn phản động, các thế lực thù địch trong lẫn ngoài nước chống phá tổ quốc đã nhao nhao phản đối, rằng “làm sao có chuyện đó được; Mần răng mà đảng CS lại làm được nhiều kỳ tích như vậy?”.

Chú Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng dạy: “Tôi ghét nhất là sự dối trá”. Những ai chưa tin “Chỉ có đảng Cộng Sản mới có Đổi... Tiền”, thì cứ vào Google rồi “quất” mấy chữ “Những Lần Đổi Tiền Ở Việt Nam” thì sẽ biết ngay. (Trích):

1. Ngày 5/6/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Nghị định thành lập Ngân Hàng Quốc gia Việt Nam và phát hành Giấy Bạc Ngân Hàng. Giấy BNH đổi lấy Giấy Bạc Tài Chánh theo tỷ giá 1 Đồng năm 1951 = 100 Đồng năm 1946. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho rằng đã có hai cuộc định giá lại liên tiếp nhau vào năm 1951 và 1953, mỗi lần với thừa số 10. Năm 1954, đồng tiền này đã trở thành tiền tệ mới của quốc gia mới được công nhận Bắc Việt Nam, với tỷ giá với tiền Piastre đang lưu hành Việt Nam Cộng Hòa là 32 đồng Bắc Việt Nam = 1 piastre hay đồng Nam Việt Nam. Giấy Bạc Ngân Hàng có 9 loại mệnh giá: 1 Đồng, 10Đ, 20Đ, 50Đ, 100Đ, 200Đ, 500Đ, 1000Đ và 5.000Đ.

2. Ngày 28/2/1959, một đơn vị đồng khác đã thay thế loại thứ hai với tỷ lệ 1 đồng năm 1959 = 1000 Đồng năm 1951.

3. Sau 30/4/1975, tiền Miền Nam phải đổi thành tiền Giải Phóng với giá 500Đ Miền Nam cho mỗi Đồng Giải Phóng từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào; ở Thừa Thiên trở ra, 1000Đ Miền Nam đổi được 3Đ Giải Phóng.

4. Ngày 3/5/1978, sau khi thống nhất hai miền về mặt hành chánh, đã có một cuộc đổi tiền nữa. Tỷ giá đổi tiền Miền Bắc là 1Đ cũ thành 1Đ thống nhất, trong khi tại Miền Nam 1Đ Giải Phóng thành 8 hào tiền thống nhất.

5. Lần đổi tiền gần đây nhất xảy ra vào năm 1985, khi 10Đ tiền cũ đổi thành 1Đ tiền mới. (Ngưng trích)

Và năm nay, năm 2013, nhân lúc bày trò đổi tên nước, các chú ấy lại đang tủm tỉm mở cờ trong bụng. Đã đổi tên nước thì phải đổi tiền, cái lợi hại ai ăn ai chịu thì mọi người đã rõ.

(Trong khi thế giới chỉ nhìn thấy thảm cảnh Tsunami Nhật Bản, mà nào có thấu cho dân Việt Nam chịu mãi nhân tai Cộng Sản còn di họa vạn lần thiên tai Tsunami.)

Ghi Chú: Số tiền cũ được đổi sang tiền mới bị hạn chế, nhất là những lần đổi tiền sau khi thống nhất, dân Miền Nam coi gần như mất trắng.


Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com


Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeSat Dec 20, 2014 12:20 am

Chuyến tàu vét trước khi hạ cánh

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 08.11.2014


Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật LamCamThienHaSu

Có lẽ bạn đọc ở nước ngoài cũng đã biết sơ qua những kiểu chữ nghĩa như thế này và có thể hiểu được “chuyến tàu vét” là tàu gì và “hạ cánh” như thế nào. Nhưng người ở VN như tôi thì quá quen với loại chữ nghĩa ví von này rồi và có một cái nguy là lâu dần rồi coi như chuyện bình thường. Cũng như chuyện một anh nói dóc nhìn lên đám mây trên trời thấy râu ông Lê Nin thì không ai tin nhưng khi có hàng trăm anh nói, tức khắc chuyện đó biến thành sự thật. Tôi cũng sợ lây cái bệnh ấy nên luôn đề phòng mọi thứ chữ nghĩa kiểu này. Nhưng cái gì mấy bác hàng xóm hay nói thì phải hiểu họ nói gì.

Chuyến tàu vét trước khi hạ cánh tưởng là chuyện “vặt” bình thường của hàng dân giả hay “buôn chuyện” thôi, không ngờ nó lại nhảy vào tòa nhà mới toanh của Quốc hội VN. Nói thẳng ra đó là những quan chức sắp nghỉ hưu hoặc sắp chuyển công tác, vơ vét tài sản của nhà nước và cũng không ngần ngại vét luôn của dân lần chót, đưa đàn em vào vị trí cao hơn để kiếm ăn. Người dân biết và cũng phẫn nộ, nhưng cũng chỉ thì thào với nhau chứ tố cáo, thưa gửi làm chi cho mang vạ vào thân. Trong kỳ họp này của Quốc hội VN, một dân biểu đã nói thẳng ra những tệ nạn này và nguy hiểm hơn nữa, ông cho rằng đó là TÂM LÝ CHUNG.

Những thủ đoạn của “chuyến tàu vét


Bên hành lang Quốc hội sáng 24/10 vừa qua, ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã nói với báo giới về công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay. Ông Tiến bày tỏ:
“Tôi đã nhiều lần nói với cơ quan thông tin và cơ quan quản lý là nên có quy định cấm cán bộ lãnh đạo quản lý trước khi nghỉ hưu ký quyết định nhân sự và công trình đầu tư, dự án. Đó chính là phòng ngừa. Chừng nào không phòng ngừa thì vẫn còn xảy ra vì ai cũng nghĩ rằng chuẩn bị nghỉ thì không còn gì để mất và cố làm chuyến tàu vét cuối cùng trước khi hạ cánh. ĐÓ LÀ TÂM LÝ CHUNG…”

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 05
Nhiều nhà công vụ đang bị các quan CSVN chiếm giữ.

Tức là hành động của hầu hết các quan chức chứ chẳng phải chỉ là “một bộ phận cán bộ” mà chẳng ai biết cái “một bộ phận” đó nó nằm ở chỗ nào. Ông Tiến phanh phui tiếp:
“Có nhiều quan chức vừa rồi sau khi nghỉ hưu lại ở một vị trí nghe có vẻ thơm thảo hơn, thu nhập lớn hơn với thu nhập chính đáng trước kia. Vì sao? Vì họ có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ rất sớm. Họ có thể chuyển vốn, tài sản một phần của công ty mẹ sang các công ty con, công ty cháu để sau nay họ hưởng lợi từ các công ty đó. Họ cũng mua bán, tham gia cổ đông của nhiều công ty, trong khi pháp luật của ta không cầm điều ấy. Anh có tiền, có khả năng thì cứ mua cổ phiếu. Thậm chí, tôi được biết có những công ty, doanh nghiệp trực thuộc bộ đó lại mua hàng vạn cổ phiếu, cổ phần cho các quan chức lãnh đạo. Đó cũng chính là một kẽ hở. Mà họ cũng rất tinh vi, không đứng tên mà lấy tên con cháu, người thân. Đó chính là một hình thức chuyển dịch tài sản cho những người thân của mình…”

Vụ ông Hồ Xuân Mãn liên quan đến vụ ông Trần Văn Truyền
 

PV hỏi: Sau hàng loạt vụ việc xảy ra đối với các quan chức nghỉ hưu, theo ông, chúng ta cần có qui định riêng về quản lý cán bộ nghỉ hưu hay không?

Ông Tiến nói: Tôi nghĩ là cần có những qui định quản lý cán bộ cao cấp sau nghỉ hưu vì ai cũng phải quản lý. Công dân bình thường cũng phải quản lý nữa là cán bộ cao cấp. Trường hợp của ông Hồ Xuân Mãn khi đã nghỉ hưu xuất hiện việc man khai nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang thì cho đến bây giờ Ủy ban kiểm tra Trung ương vẫn làm ra và khẳng định có 8/15 vấn đề không đúng sự thật và quyết định thu hồi lại danh hiệu đó. Việc đó ta vẫn làm được vậy tại sao với ông Truyền và những người khác lại không?

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 01
Ông Hồ Xuân Mãn khai man thành tích bị tước danh hiệu anh hùng.
(Việc ông Hồ xuân Mẫn khai man thành tích tôi đã tường thuật với bạn đọc trong bài “Khai man thành tích cướp công đồng đội ngày 08- tháng 3 năm 2013).

Về những thông tin và một số hình ảnh trên báo chí mô tả những dinh thự, biệt thự, nhà đất là một phần trong khối tài sản khổng lồ được cho là của ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đến nay vẫn còn thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.

PV hỏi: Vậy với việc của ông Trần Văn Truyền, với khối tài sản lớn như thế mà đến chưa có kết quả điều tra gì. Ông có thấy nghi hoặc gì không?

Ông Tiến nói: Các cơ quan bảo vệ pháp luật phải vào cuộc, vì chúng ta không thể nói mà thiếu căn cứ được. Nhưng các cơ quan này phải vào cuộc khẩn trương vì khối tài sản ấy, những căn cứ pháp lý ấy không phải là cái gì quá phức tạp, quá khó khăn. Nếu đó là tài sản từ công sức, mồ hôi, nước mắt của ông Truyền hoặc từ con cháu ở nước ngoài gửi về hay do người quen biếu tặng thì vô can.
 
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 04
Cổng chính đi vào dinh thự và "dự án gia đình" của ông Trần Văn Truyền màu sắc như sơn son thếp vàng.

Theo tôi, muốn phòng, chống tham nhũng phải làm rất rõ việc minh bạch tài sản và nghĩa vụ giải trình. Nghĩa vụ giải trình mà không làm được tốt thì thuộc trách nhiệm người đứng đầu.

Lâu nay chúng ta có kê khai tài sản nhưng không công khai. Phải công khai ở nơi cư trú và nơi công tác thì các cử tri, cán bộ công chức dưới quyền người ta mới kiểm soát được và hơn ai hết, bất cứ việc gì ở khu dân cư người ta biết ngay (anh có ô tô gì, nhà cửa ra sao, lối sống như thế nào…). Chúng ta cứ nói phát huy vai trò “tai mắt” là nhân dân nhưng thực ra chúng tạo cơ chế cho nhân dân phòng, chống tham nhũng còn rất khiêm tốn.

Tham nhũng nhà công vụ


Ngoài ra trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội tại Quốc hội ngày 31.10, ông Lê Như Tiến cho rằng cần đưa thêm vào Bộ luật hình sự một tội danh mới là “tham nhũng nhà công vụ”.

Ông Lê Như Tiến nêu ra một ý kiến rất đáng để suy nghĩ, đó là tham nhũng vặt vài chục triệu đồng cũng bị xử lý, nhưng tham nhũng nhà công vụ có giá trị nhiều tỉ đồng lại chưa ai bị xử lý. Phân tích về loại tham nhũng này, ông Tiến nói rõ từng mẹo chiếm đoạt nhà công vụ: “Có người tuy không ở nhưng lại… lỡ mang cả chìa khoá nhà công vụ về quê để ở biệt thự, nhà lầu mà đàn em đã xây sẵn ở quê nhà. Có người còn để cho con cháu họ hàng ở nhờ và nhiều người thông minh hơn thì thậm chí cho thuê để hưởng thêm mỗi tháng một khoản tiền lớn hơn nhiều khoản phải bỏ ra thuê căn nhà đó của nhà nước”.
 
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 03
Căn biệt thự của ông Truyền được xây dựng trên diện tích hàng ngàn m2 tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Quỹ nhà công vụ rất lớn, trong đó có nhiều tòa nhà, biệt thự ở những vị trí đất vàng, rất có giá trị. Cán bộ cao cấp ở những căn biệt thự này, có người trả lại cho nhà nước, nhưng cũng có nhiều người muốn giữ làm của riêng. Ông Tiến dẫn chứng:

Tính đến tháng 9/2014, tổng quỹ nhà ở công vụ trên cả nước là hơn 1,6 triệu m2, trong đó có hàng trăm biệt thự công, hàng chục nghìn chung cư… "Song một số cán bộ sau khi thôi chức vụ đã tự cho mình quyền sử dụng nhà công vụ vĩnh viễn, biến biệt thự công thành tư, cho con cháu ở, hoặc cho thuê để hàng tháng hưởng khoản tiền trời cho".
 

Hãy nhìn vào thực tế đất nước, nhiều nơi dân phải đu dây qua sông, giáo viên đến trường bằng túi nilong trong dòng nước dữ, trẻ em ngồi học trong phòng tranh nứa. Nhà công vụ cao sang để làm gì, ngủ sao yên giấc khi nghĩ về đất nước còn nghèo, dân còn quá khổ. Vậy mà các quan vẫn cứ ăn nó ngủ kỹ trong những tòa nhà “hoành tráng” của nhà nước tức là của nhân dân. Lòng tham của con người quả không đáy.

Thật ra đây cũng nằm trong mớ lộn xộn của những “chuyến tàu vét” của các quan đã nghỉ làm nhưng vẫn có cố bám lấy tất cả những gì có thể bám được như một loài đỉa đói. Theo báo chí phanh phui một số nhà công vụ đang bị chiếm giữ, cụ thể như khu nhà ở công vụ Hoàng Cầu (61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, TP Hà Nội) có 80 căn được đưa vào sử dụng từ năm 2000. Có không ít trường hợp mặc dù cán bộ đã về hưu rồi, họ vẫn giữ lại nhà công vụ này cho con cháu, người thân quen ở hoặc tiếp tục ở, thậm chí nhiều nhà khóa cửa để đó. Tôi chỉ kể vài cái tên trong số hàng chục cái tên đã được phanh phui trên báo chí:

- Ông Hồ Xuân Hùng nguyên là cán bộ cao cấp của Văn phòng Chính phủ được giao căn nhà số 302, dãy nhà B2. Ông Hùng đã nghỉ hưu nhưng hiện căn nhà này do con và cháu ông đang ở.

- Bà Trần Thị Minh Chánh nguyên là cán bộ cao cấp của Văn phòng Quốc hội được giao căn nhà 403, dãy nhà B1. Bà Chánh đã về hưu. Hiện ở căn nhà này là gia đình con của bà.

- Hay như trường hợp nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Văn Đức, sau khi về hưu vẫn chưa trả lại nhà công vụ là căn nhà 605, dãy nhà A1, mà chỉ đóng cửa để đó. Cũng thế, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Triệu Văn Bé hiện vẫn còn nhà công vụ là căn nhà số 307, dãy nhà B1, dù ông đã về hưu bảy năm

Đã có nhiều đề nghị phải công khai danh tính hết các quan chức không chịu trả nhà nhưng chẳng biết bao giờ mới thực hiện hay vì nể nang chẳng bao giờ thực hiện được! Một thứ tội khác “mới mẻ hơn” cũng được mang ra bàn cãi.

Việt Nam chắc chắn có tình trạng hối lộ bằng tình dục


“Hối lộ tình dục” là cụm từ lần đầu tiên xuất hiện chính thức ở Việt Nam, trong lĩnh vực chống tham nhũng, từ một quan chức có thẩm quyền của cơ quan chống tham nhũng.

Mới đây, tại hội nghị “Hoàn thiện các quy định về tội hối lộ trong Bộ luật Hình sự”, ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, cho biết hiện nay ở Việt Nam chắc chắn có tình trạng hối lộ bằng tình dục. Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên đưa hành vi hối lộ bằng tình dục vào Bộ luật Hình sự. Trong khi đó, thực tế hiện nay tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới, hành vi hối lộ tình dục đều bị quy thành tội hình sự và bị xử lý rất nặng.

Giải thích tại sao hiện nay Việt Nam chưa đưa hối lộ tình dục vào luật hình sự, nhiều chuyên gia cho rằng hành vi hối lộ bằng tình dục là hiện tượng không mới nhưng để đưa vào những quy luật pháp luật để xử lý thì rất khó. Phát hiện ra hối lộ tình dục càng khó hơn, nhất là chuyện có nhân chứng vật chứng, bởi như lời Phó ban Nội chính T.Ư Nguyễn Doãn Khánh, thông thường cả người đưa và người nhận đều không muốn đề cập, không tiết lộ.

Đó là thứ chuyện “rất bí mật” trong xã hội VN hiện nay, giả dụ như một bà thương gia đổi tình cho quan chức cỡ bự để được trúng thầu hoặc mưu lợi gì đó cho mình nhưng quan không làm được hoặc cố tình làm lơ sau khi đã thỏa mạn cùng bà, nhưng bà “hiền phụ” này cũng không dám thưa kiện gì vì sợ mang tiếng xấu cho cả cái gia đình bề thế, đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Nếu là chuyện hối lộ tiền bạc thì còn dám thưa kiện hoặc bắt quả tang. Nhưng trao đổi bằng thể xác “cao quý” của các bà, chẳng bà nào dại gì cho các chú công an bắt quả tang. Đó là những chuyện có thật, như một dòng chảy âm thầm tại VN. Đến nay mới được công nhận và mang ra ánh sáng đề nghị đưa vào luật. Còn bao giờ có luật và luật như thế nào xin đợi “hồi sau phân giải”. Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đã từng đưa ra tòa kết án nặng tội này. Xin tóm tắt vài vụ hối lộ tình dục gần đây chấn động nhất trên thế giới xảy ra tại vài nước láng giềng.

- Từ cô gái thất học trở thành người tình của Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân


Trong chiến dịch “đả hổ giết ruồi” của Trung Cộng, bạn đọc đã biết rất nhiều quan tham nhũng cỡ bự có hàng tá bồ bịch kể cả việc đổi tình lấy công việc làm ăn đã bị phanh phui. Vụ án hối lộ tình dục lớn nhất xảy ra vào tháng 6.2013, tòa án nước này đã tuyên án tử hình treo đối với cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân và tịch thu toàn bộ tài sản.c

Đinh Thư Miêu - 57 tuổi - có quan hệ phức tạp với Lưu Chí Quân. Từ một cô gái thất học bán rong, Đinh Thư Miêu gặp Lưu Chí Quân khi đã 40 tuổi và trở thành người tình của ông này.

Lợi dụng quan hệ tình ái, Đinh Thư Miêu can thiệp sâu vào các hoạt động đấu thầu hàng chục dự án của ngành đường sắt Trung Quốc. "Yêu nữ" này bị cáo buộc hối lộ, kinh doanh trái phép với số tiền lên tới 29 tỷ USD, tương đương 1/4 số tiền đầu tư của chính phủ Trung Quốc vào ngành đường sắt năm 2010.

Báo chí Trung Quốc trích dẫn cáo trạng cho biết, nhan sắc không còn nhưng vẫn muốn "cột chân" Lưu Chí Quân, Đinh Thư Miêu đã dùng tiền đưa các thiếu nữ trẻ đẹp tới phục vụ người tình. Đổi lại, ông Lưu đã giúp 23 doanh nghiệp do Đinh Thư Miêu "rỉ tai" trúng thầu hơn 50 dự án liên quan đến đường sắt. Miêu đã thẳng thắn khai: "Chọn vợ tốt không bằng tặng quà chuẩn. Chuẩn ở đây là phụ nữ, càng xinh đẹp càng tốt, thậm chí càng nổi tiếng càng làm bộ trưởng vui. Mà khi đã vui thì xin cái gì cũng dễ".

- Nghị sĩ Indonesia tham dự buổi biều diễn “sung sướng”


Dư luận Indonesia một thời nóng ran vì bê bối liên quan đến nghị sĩ Emir Moeis thuộc Đảng Dân chủ đấu tranh (PDI-P) bị cáo buộc nhận 300.000 USD từ Nhà máy điện Pháp Alstom để giúp hãng trúng thầu dự án xây nhà máy điện trị giá 212 triệu USD ở Lumpung năm 2004. Theo điều tra vào năm 2012 của Ủy ban Chống Tham nhũng Indonesia (PKP), ông nghị này đã tham dự một buổi yến tiệc tại Paris và ở đó có màn biểu diễn "sung sướng" dành cho đàn ông.

- Lãnh đạo Cục Phòng chống Ma túy trung ương Singapore và bà nữ giám đốc

Ông Ng Boon Gay, lãnh đạo Cục Phòng chống Ma túy trung ương Singapore, bị tố cáo lạm dụng quyền hành để quan hệ tình dục với nữ giám đốc một công ty công nghệ tên là Cecilia Sue Siew Nang. Vụ bê bối này đã làm chấn động dư luận Singapore.
 
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 06
Bà Cecilia Sue Siew Nang giám đốc một công ty công nghệ tại Singapore đổi tình lấy hợp đồng.

Thông tin cho biết, Ng Boon Gay đã lên giường với bà Sue nhiều đến nỗi không thể nhớ chính xác bao nhiêu lần. Phía bà Sue thì sẵn sàng trao thân để tìm cách ký được hợp đồng với CNB.

Khi cơm không lành canh không ngọt, bà Sue cáo buộc Ng Boon Gay ép bà quan hệ, song cựu lãnh đạo CNB nói, bà là nhân tình của ông và tự nguyện làm chuyện đó. Tuy nhiên, cơ quan công tố Singapore cho rằng, dù là ngoại tình thì chính ông Ng cũng đã thừa nhận mối quan hệ tình ái này có ảnh hưởng đến các hợp đồng công nghệ.

Trở lại chuyện ở VN, đến đây tôi xin dẫn chứng cụ thể vài “chuyến tàu vét” của các quan về hưu.

- Tuồn vốn nhà nước cho công ty gia đình

Trong thời gian điều hành Công ty Cảng Vũng Rô, từ tháng 5-2001 đến năm 2013, Nguyễn Minh đã dùng vốn của Nhà nước thành lập Công ty Đại Lộc (địa chỉ tại Khu công nghiệp Đồng An, thị xã Thuận An, Bình Dương). Để che mắt cơ quan chức năng, Minh nhờ cháu của mình đứng tên đăng ký kinh doanh với chức danh giám đốc. Sau khi thành lập công ty “sân sau”, với sự tiếp sức của các cán bộ cấp dưới, Minh ra sức tuồn vốn Nhà nước cho Công ty Đại Lộc. Hầu hết nguồn vốn của Công ty Cảng Vũng Rô đều tập trung vào việc mua bán vải sợi với Công ty Đại Lộc… Theo cơ quan điều tra, Minh cùng các bị can khác đã gây thiệt hại hơn 37 tỉ đồng.

Kiểu làm ăn này không hiếm ở VN, nếu nhìn lại một số công ty gọi là tư nhân lớn, chẳng thiếu gì công ty đó là “sân sau” của một số quan chức có quyền hành trong bất cứ lãnh vực nào đó. Một nhà hàng sang trọng, một khách sạn 4-5 sao thường là của các quan lớn mới đứng vững được.

- Nguyên Tổng thanh tra Chính phủ bổ nhiệm 23 cán bộ trước khi về hưu


Ông Trần Văn Truyền– nguyên là Tổng Thanh tra Chính phủ, trước khi nghỉ hưu đã ký bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, trong đó có rất nhiều người không nằm trong quy hoạch.

Từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011 ông Trần Văn Truyền ký quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ (và tương đương) tại cơ quan Thanh tra Chính phủ; chỉ trong 2 ngày (1/8 và 3/Cool ký bổ nhiệm 26 người, riêng ngày 3/8/2011 ký bổ nhiệm 22 người.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 02
Ông Trần Văn Truyền nguyên Tổng Thanh Tra Chính phủ.

Về quyết định bổ nhiệm ồ ạt này, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết: "Chúng tôi nhận thấy có khuyết điểm", ông Lượng nói và cho hay đơn vị đã tổ chức kiểm kiểm. Theo ông Lượng, công tác cán bộ theo quy định là trách nhiệm của tập thể trong đó có người đứng đầu.

Đó là chuyện lớn ở trung ương, quan đứng đầu ngành thanh tra còn làm chuyến tàu vét như thế thì hỏi làm sao các quan nhỏ không bắt chước. “Đa quan thì tàn dân”, các cụ đã nói thế chẳng sai tí nào. Đã có khối vị chuẩn bị nghỉ hưu hoặc chuyển công tác bèn ký hàng loạt quyết định cho con cháu mình vào làm công chức kiếm chác. Cụ thể như 3 ngày trước khi chuyển sang làm Chi cục trưởng Dân số Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Nam, ông Mười đã ký hàng loạt hợp đồng cho cháu mình và người thân của cán bộ Trung tâm y tế huyện Thăng Bình.

Thật ra những chuyện này chẳng có gì mới, đã và đang xảy ra hàng loạt, người dân cho đó là thứ chuyện hàng ngày ở huyện. Năm nào các ông đại biểu của dân cũng mang ra bàn đi tán lại rất xôm tụ nhưng kết quả ra sao thì “cứ đợi đấy đã”. Năm nay còn khá nhiều vấn đề nóng và “nhạy cảm” nữa đang được mang ra mổ sẻ, tôi sẽ tường thuật với bạn trong kỳ khác.

Văn Quang
.
Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeWed Dec 24, 2014 10:40 am

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 2Q==

Mạng người không bằng quả bóng!

Tue, 12/23/2014 
VietTuSaiGon- RFA

Mấy ngày qua, thông tin về những người bị mắc kẹt trong hầm nước ở công trình thủy điện Đạ Dâng, Lâm Đồng luôn là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều độc giả, trong đó, báo giới trong nước cũng bày tỏ sự quan tâm của họ bằng các thông tin cập nhật liên tục, chi tiết. Và, cơ quan lãnh đạo Lâm Đồng cũng bày tỏ sự quan tâm của họ bằng cách viết thư động viên (thông qua ống dẫn oxy vào hầm, như vậy, thư quí hơn oxy, nếu thư mắc kẹt nửa chừng, oxy không vào được thì vẫn có thư lãnh đạo gửi trước khi chết ngạt!)! Cuối cùng, sau bốn ngày chịu đựng ngột ngạt, đối diện với cái chết, mười hai công nhân cũng được cứu. Sau đó, họ được hỗ trợ 10 triệu đồng mỗi người. Chuyện nghe cứ như đùa!

Sở dĩ nói chuyện nghe cứ như đùa vì chúng ta đang sống trong một đất nước mà theo lời bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan là “dân chủ gấp trăm lần các nước tư bản”, lẽ nào lại đối xử với con người tệ hại đến mức như vậy?

Nói là đối xử với con người quá tệ hại, cũng không dám so sánh với Chi Lê, một đất nước tư bản, chỉ dân chủ bằng 1% Việt Nam thôi (theo lời bà Doan). Nhưng họ đã làm gì với những công nhân hầm mỏ của họ? Đích thân Tổng thống của họ đã đến hiện trường để đôn đốc cứu sống những công nhân đang mắc kẹt trong hầm, họ đã vận dụng mọi phương tiện có được để cứu các công nhân và họ chấp nhận để mọi đài truyền hình trên thế giới đến hiện trường để tường thuật cuộc cứu hộ của họ.

Vì sao 1% dân chủ này lại để truyền hình các nước đến tường thuật cứu hộ? Vì chỉ với 1% dân chủ so với Việt Nam nhưng họ lại dám công khai thông tin, điều này không những có lợi cho vấn đề truyền thông quốc tế mà có lợi cho cả những người bị nạn đang nằm dưới hầm, bởi chính truyền thông sẽ mang hình ảnh cũng như thông tin về vụ sụp hầm đến mọi nơi, và cũng thông qua truyền thông, những cơ quan cứu hộ thuộc loại xuất sắc cùng với công nghệ tiên tiến nhất của họ sẽ tìm đến để hỗ trợ cứu hộ nếu xét thấy cần. Đó là những gì cần có đối với mạng người.

Nhưng, ở Việt Nam thì mọi chuyện lại hoàn toàn khác, sau hàng loạt kiểu thử nghiệm từ mũi khoan này cho đến mũi khoan khác vẫn chưa thấy gì, đến khi bộ đội công binh vào cuộc, đào bằng thuỗng, xẻng, cuốc và còng lưng đào, cuối cùng, họ cứu được những người trong hầm. Trước đó mấy giờ đồng hồ, cơ quan tỉnh Lâm Đồng còn đưa ra lời hứa sẽ khoan ít nhất ba ngày nữa mới cứu được các nạn nhân và gửi thư động viên họ cố sống mà chờ đợi. Và cũng đương nhiên, không có đài truyền hình nước ngoài nào đến đây tác nghiệp, truyền hình trực tiếp cuộc cứu hộ. Vì làm như vậy, lỡ không cứu được thì biết ăn nói làm sao?!

Thế mới biết các phương tiện công nghiệp, các công nghệ khi tham gia cứu người không bằng cái cuốc, cái xẻng của nông dân, hèn gì xứ sở này việc gì nổi trội cũng do nông dân làm, từ chiếc máy bay tự chế, cho đến xe hơi tự chế, xe tăng… đều do nông dân làm. Không lý giải được, xứ sở này vốn vậy, công nghệ ở nước người có thể chấp vài chục lần người lao động, thậm chí chấp vài trăm lần tay không, nhưng khi về đến Việt Nam, nó chào thua bàn tay lao động. Có lẽ vì thế mà Việt Nam có huân chương lao động từ hạng Một đến hạng Ba cũng không chừng!

Và khi được cứu ra khỏi hầm ngập nước, cái điều làm người ta ngạc nhiên nhất là những người bị nạn cho biết họ đã sống được nhờ vào lá thư của chủ tịch tỉnh Lâm Đồng, nhờ sự động viên của ông ta mà họ tin là mình sống, mình được cứu… Và sau cùng, tập thể 12 người được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và huyện Lạc Dương đến ‘thăm hỏi’ và ‘động viên’ bằng gói tiền ‘hỗ trợ’ mười triệu đồng mỗi người. Một con số khá ấn tượng để tưởng thưởng cho những lao động đã dũng cảm vượt qua cái chết, tránh mang lại tai tiếng cho lãnh đạo Cộng sản Việt Nam. Bởi nếu như mười hai người này chết, chắc chắn bộ sậu lãnh đạo sẽ mang tai tiếng nhiều thứ, trong đó lộ ra hàng loạt mắc xích tham ô, rút ruột công trình.

Và cũng có một điều dễ nhận thấy là bà bộ trưởng y tế Kim Tiến không bỏ lỡ cơ hội này, đến đôn đốc cấp cứu và tiếp tế sữa, đạm trong lúc hàng chục sinh mạng trẻ em tử vong do tiêm nhầm thuốc thì bà không hề lên tiếng, thế mới gọi là dân chủ, tiến bộ!


Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Images?q=tbn:ANd9GcScDbLFGDAc5SVV8RRdaoivoGEco2Xenv5GREaYKids5BpVL3rYvA


Nhưng, đáng buồn cười nhất vẫn là ở xứ 100% dân chủ này, mức độ tiến bộ còn đáng sợ hơn nhiều, một cầu thủ sút vào lưới trong trận cầu khu vực ít nhất cũng được thưởng vài trăm triệu đồng, may mắn thì tiền tỉ. Như vậy, nếu so sánh những mạng sống vừa thoát khỏi hầm ở Đạ Dâng với một quả bóng sút vào lưới, những mạng sống kia còn lâu mới kịp quả bóng, nếu không nói là bằng 1% của quả bóng.

Đó lại là một chuyện hay khác, một tỉ lệ rất tương ứng, các nước tư bản chỉ dân chủ bằng 1% Việt Nam và mạng người ở Việt Nam lại bằng 1% trái bóng sút vào lưới! Còn gì buồn cười, khôi hài và đáng phỉ nhổ hơn cái chính thể này?!

Và, phải nói rằng số tiền mà nhà cầm quyền Việt Nam (dù ở cấp nào chăng nữa) đã trao cho những người vừa thoát nạn là một số tiền không sòng phẵng, sự sống của họ không đơn giản là được cứu sống mà đó là sự sống đã cứu cho bộ mặt của chính thể, sự sống cứu nguy một phen bẽ mặt của một nhà cầm quyền vốn dĩ xem thường người lao động, không quan tâm đến chế độ của người lao động, bòn rút, tham nhũng, đầu cơ chức quyền… Tất cả những thứ ấy sẽ bị đánh xoáy, phanh phui thêm một lần nữa nếu như những người lao động chết trong hầm.

Mười triệu đồng cho một mạng người sống sót và che đậy chế độ, một mức giá thật đặt biệt!


Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 108_DCSVN
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeFri Dec 26, 2014 1:55 pm


Lãng phí từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài


Văn Quang - Viết từ Sài Gòn

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật LamCamThienHaSu


Lãng phí từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài

Một đề tài không mới, tuy nhiên nó trở nên lạnh gáy những người dân Việt Nam suốt đời cần cù, làm không đủ ăn, tiết kiệm từng đồng bạc để mua thuốc chữa bệnh. Vậy mà sự lãng phí trong năm 2013 vẫn xảy ra như cơm bữa. Chưa nói đến chuyện tham  nhũng, chưa nói đến chuyện các đại công ty nhà nước làm ăn văng mạng đút túi và  đốt hàng ngàn tỉ đồng, chưa nói đến chuyện các quan lãnh lương hàng năm từ vài trăm triệu đến vài tỉ đồng, những con số ấy nói lên sự lãng phí kinh hoàng trong những năm vừa qua.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 060120141
Dương Chí Dũng (bên trái) bị tuyên án tử hình ngày 26.12.2013

Dường như nhận thấy sự phẫn nộ của tuyệt đại đa số người dân nên ngành hành pháp và tư pháp VN dịp cuối năm vừa qua đã đưa ra khá nhiều bản án tử hình cho các quan tham, điển hình là vụ Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị tử tuyên án tử hình vào ngày 16 tháng 12- 2013 vừa qua.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 060120142
Tên cầm đầu băng cướp Hồ Duy Trác chặt tay chị Thúy cướp xe SH bị tử hình

Và để trấn áp tội phạm, những tên côn đồ cướp của giết người cũng bị tòa xử tử hình. Như vụ án chấn động dư luận vào năm 2012 "chặt tay cướp xe SH của chị Thúy" trên cầu Phú Mỹ đã khép lại với án tử hình dành cho Hồ Duy Trúc (SN 1993) - cầm đầu băng cướp.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 060120143
Cánh tay chị Thúy sau khi bị chém

Rồi chẳng biết có bao nhiêu quan tham bị ra pháp trường, bao nhiêu tên côn đồ mất nhân tính bị loại ra ngoài xã hội. Và những vụ án đó liệu có làm đến nơi đến chốn không và có đủ sức làm cho tình hình tham nhũng và tội ác bớt đi không. Điều đó còn phải chờ thời gian năm 2014 trả lời. Bởi còn nhiều "thủ tục", còn nhiều con đường cho bọn gian ác có hy vọng giảm tội. Có dư luận cho rằng nếu Dương Chí Dũng có 5 tỉ bồi thường ngân sách nhà nước sẽ thoát tội tử hình. Chúng ta hãy chờ xem lần này pháp luật có được thực hiện nghiêm minh không. Cái cảnh dân ăn cắp vài con gà bị tù mút mùa còn quan to ăn hàng tỉ chỉ bị án treo vẫn tiếp diễn. Cảnh bị xử ép và quan tòa nhận hối lộ cũng thường xuyên xảy ra.

Đừng diễn lại những "vở tuồng cổ" nữa


Nhiều vụ án nghiêm trọng song tòa án vẫn vận dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ để làm cơ sở để cho án treo. Chẳng hạn, nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự... hoặc như câu ngạn ngữ từ ngàn xưa của ông cha ta để lại "đồng bạc đâm toạc tờ giấy" vẫn còn hiệu quả như lá bùa thần chú chạy tội.

Cái kiểu "giơ cao đánh khẽ" đầy bất công đó khiến người dân vô cùng ngao ngán. Niềm tin vào pháp luật đổ vỡ, tất nhiên dẫn đến nhân tâm ly tán, dân coi thường luật pháp. Vụ án mới đây bà Nguyễn Thị Xuân Đào ở Bình Định trùm quần lên đầu ông chánh án, cần phải suy nghĩ rộng ra rằng chẳng phải chỉ là trùm lên đầu một cá nhân mà là lên cả hệ thống pháp luật đấy. Không hiểu các vị thi hành luật có nhìn ra vấn đề này không. Nếu nhìn ra thì hy vọng năm nay các vị không còn diễn lại cái "vở tuồng cổ" kia nữa.

Trong bài này tôi không bàn đến những vụ án tham nhũng, chỉ bàn gọn đến những vụ lãng phí "khủng" mà người dân không thể biết, không có quyền kiểm tra và pháp luật hầu như cũng bó tay, đó là những vụ lãng phí diễn ra hàng ngày giữa thanh thiên bạch nhật và giữa những nơi gọi là trụ sở quốc tế ở nước ngoài. Những vụ này tiêu tốn của ngân sách quốc gia hay nói cho đúng là "ăn" vào mồ hôi nước mắt của người dân lương thiện è cổ ra đóng thuế. Hãy nhìn từ cấp thấp nhất đến cấp cao.

Quan làng, quan xã quá nhiều.

Mới đây, thông tin về tình trạng "lạm phát" cán bộ ở một số đơn vị chính quyền tại một tỉnh ở Đông Bắc được báo chí đưa rầm rộ đã khiến nhiều người không khỏi sửng sốt.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 060120145
Trụ sở "hoành tráng" của UBND Thị trấn Mạo Khê,
nơi dành hơn 5 tỷ đồng nuôi 639 cán bộ

Chỉ nguyên một UBND phường Hồng Hải (TP.Hạ Long) có tới 475 cán bộ, còn UBND thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều) có tới 639 "công bộc" hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước... Như vậy hàng năm, ngân sách phải chi gần 5,5 tỷ đồng để nuôi đội ngũ nhân sự trên của Mạo Khê.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 060120144
Trụ sở đồ sộ xã Quảng Vinh, nơi có tới 500 cán bộ

Dư luận vẫn còn bàng hoàng về một xã có 500 trăm cán bộ ở tỉnh Thanh Hóa khiến Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phải có công văn khẩn báo cáo với Thủ tướng Chính phủ. Theo quy định của Trung ương số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách trong toàn tỉnh Thanh Hóa như sau: Cán bộ cấp xã là 6.648 người, công chức cấp xã là 6.552 người, người hoạt động không chuyên trách là 29.520 người, trong đó ở cấp xã là: 11.394 người, ở thôn là 18.126 người. Tổng số 42.720 người.

Tìm hiểu chi tiết các "ban bệ" ở cấp xã và nhân viên ăn lương nhà nước


Trái ngược với con số báo cáo (thường là rất đẹp và hợp lệ), một người dân có địa chỉ Trancaonnvn@yahoo.com đã liệt kê cụ thể những yếu tố hợp thành con số lớn gấp đôi được đưa ra trước đó:

"Sao theo báo cáo lại chỉ có 254 người? Còn theo tôi được biết thì Quảng Vinh có 494 vị hưởng lương và phụ cấp. Số cán bộ làm việc thường xuyên ở xã là 45 người, trong đó có 23 cán bộ chuyên trách và 22 cán bộ bán chuyên trách. Khối đoàn thể gồm có các tổ chức: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Nông dân, Hội Chữ thập Đỏ, Ban Liên lạc Thanh niên xung phong, Dân số, Hội Khuyến học.

Theo ngành dọc, trên xã bao nhiêu chức danh thì ở dưới thôn có bấy nhiêu người, đoàn thể nào cũng có. Quảng Vinh có 15 thôn, tối thiểu mỗi đoàn thể và các ban có 2 người. 10 đoàn thể và các ban nêu trên, tính ra được 20 người hoạt động ở mỗi thôn.

Ngoài ra, ở mỗi thôn còn có những chức danh sau: Bí thư chi bộ (1), chi ủy viên (1), Trưởng thôn (1), Phó thôn (1), Công an viên (1). Tổng cộng có 5 người. Mỗi thôn còn có 1 tổ an ninh, ngoài công an viên đã liệt kê còn có thêm 2 người nữa. Mỗi tổ 3 người. 15 thôn, 15 tổ như nhau. Tất tần tật ở mỗi thôn có 27 người. 27 x 15 = 405 người. Đấy là ở thôn. Còn ở xã: ngoài 23 cán bộ chuyên trách, 22 cán bộ bán chuyên trách, xã Quảng Vinh còn có các bộ phận sau: Hội Khuyến học, Hội Chữ thập Đỏ, Ban liên lạc TNXP, Hội Người cao tuổi, Dân số. 5 ban, hội này không có trong Nghị định 92 của Chính phủ nên xã hợp đồng ngoài. Mỗi ban, hội 2 người, 5 x 2 = 10 người.

 Xã Quảng Vinh có 3 bảo vệ hợp đồng ở UBND xã, tượng đài, trạm bơm, 1 cán bộ đài truyền thanh, 5 người ở trạm xá, 5 người ở trường mầm non. Tổng cộng có 14 người. Nếu cộng thêm 22 dân quân tự vệ, 45 người hoạt động thường xuyên (chuyên trách và bán chuyên trách ở xã) sẽ được 89 người. 405 + 89 = 494 người".

Không chỉ có ở Thanh Hóa


Ban Nguyễn Mạnh Hùng chonphudu1990@gmail.com "bật mí" về một "chiêu trò" biến hóa các con số để "làm đẹp báo cáo":  "Không chỉ riêng Quảng Vinh có đến 500 cán bộ, mà còn nhiều xã khác của Thanh Hóa cũng như vậy. Toàn là cán bộ không chuyên trách của "anh em trong nhà", nên khi có sự chỉ đạo từ trung ương là họ đồng loạt... thôi việc, ai biết đó là đâu nữa. Nếu ai có dịp về Thanh Hóa thì chắc sẽ thấy thực sự bộ máy chính quyền ở nhiều địa phương nơi đây không những đông mà còn có thái độ phải nói là thường rất hách dịch với dân ..."

Và còn một vấn đề khác là chuyện người dân phải đóng đủ các loại "phí" vào các thứ quỹ như quỹ bảo vệ thủy nông, quỹ ủng hộ theo các cuộc vận động từ trên xuống, quỹ bảo vệ trẻ em, quỹ khuyến học thôn, quỹ người già, quỹ đất tăng thầu (nếu có) + thủy lợi nhỏ… câu chuyện khá dài dòng, ngoài đề tài, tôi không thể kể hết ở đây.

Quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi


Có một câu chuyện thuộc về lịch sử mà các quan cần học. Đó là, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, sau khi nhường ngôi cho vua con Trần Anh Tông, ít lâu sau, từ Yên Tử trở về, liếc qua cuốn sổ ghi chép việc vua con phong quan, người đã cầm cuốn sổ đó vất ra giữa sân. Và thét lên, tiếng thét còn nhói đau cho đến tận bây giờ, dù 700 năm đã trôi qua: "Đất nước bé bằng bàn tay, quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi"(!).

Câu chuyện tiền nhân, đến nay dường như vẫn nguyên giá trị.

Nếu lực lượng cán bộ địa phương hùng hậu tương xứng với chất lượng phục vụ người dân và trình độ phát triển của địa phương thì còn có thể lý giải. Nhưng đông thì thấy, mà chất lượng vẫn chẳng thấy đâu. Thậm chí, phục vụ đâu không rõ, các quan địa phương có lẽ "nổi tiếng" nhiều hơn về năng lực "hành" dân. Sự việc dân phòng Phường 29 Q. Bình Thạnh đè đầu bóp cổ dân là một minh chứng rõ ràng nhất. Nhưng sau sự việc động trời đó, quan phường né trách nhiệm, cho 2 anh dân phòng nghỉ việc, thế là phủi tay, coi như không có chuyện gì xảy ra!

Còn khi có các vụ việc xảy ra tại địa phương, dư luận, báo chí hỏi cán bộ thì thường được đáp rằng chưa thấy báo cáo hay chưa biết. Thế nhưng, trong thực tế, người dân vẫn "truyền tai" nhau rằng, ví dụ chỉ nghe tiếng xe chở vật liệu đến đâu, một lúc sau đã thấy cán bộ phường có mặt "làm luật". Một quán ăn mới mở giữa khu dân cư, dù có sai luật, các quan cũng hè nhau đến kiểm tra, nhưng cứ "chung chi" xong lại huề cả làng, dân kêu mặc dân, quán cứ mở, quan cứ ung dung qua lại làm ngơ.

Chi nhiều tiền để nuôi một bộ máy làm việc kém hiệu quả rõ ràng là một lãng phí quá lớn chẳng kém gì tham nhũng mà còn tiếp tay cho tham nhũng.

Cấp trên khổ vì đón khách, sướng vì đi "công cán" nước ngoài

Đó là những chuyện thuộc về làng xã. Lên đến cấp trên, sự lãng phí còn hơn thế nữa. Trong phiên họp trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương diễn ra trong 2 ngày 23 và 24-12 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh cho biết tỉnh này năm nay đã phải tiếp tới 70 đoàn công tác lớn nhỏ. Trong đó, có nhiều đoàn thanh tra, kiểm toán trùng lặp nhau.

Nào chỉ có đón tiếp, tỉnh An Giang còn phải lo tiền ăn, ở bổ sung, tiền vé máy bay cho không ít đoàn. Có đoàn tới công tác, làm việc hơn 1 tháng, thậm chí ròng rã 3 tháng trời. "Chi phí ăn ở, đi lại quá tốn kém, lãng phí" - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chỉ biết than với Thủ tướng mà không tiết lộ con số này là bao nhiêu.

Đấy mới chỉ là con số của một tỉnh An Giang, hầu hết các tỉnh thành đều có nỗi lo này. Hết phái đoàn này về thăm, đến đoàn kia tới kiểm tra, trung bình mỗi đoàn có 5-6 ông, ông nào cũng chức tước đầy mình, nơi ăn chốn ở phải đàng hoàng "nghiêm chỉnh", nhân viên lo phục vụ mờ người, rồi còn xe hơi con xe hơi to, trang trí hội trường và những "dịch vụ" linh tinh khác nữa. Tỉnh làm gì có nhiều ngân sách để cung phụng vào những khoản ấy. Và dù có cũng là tiền thuế của dân mà ra thôi. Còn không có thì tỉnh phải tự xoay xở dẫn đến chỗ buộc phải kiếm tiền bằng nhiều cách khác nhau, kể cả tham nhũng để "hợp thức hóa" những khoản chi vô tội vạ này. Và tham nhũng cũng lợi dụng kẽ hở náy để "hợp thức hóa" số tiền kiếm được. Dây cà ra dây muống, chỉ có dân chết.

Hàng ngàn đoàn đi công tác nước ngoài

Đó là tại cấp tỉnh, còn cấp trên nữa thì sao? Tại phiên họp nêu trên, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng nêu ra việc có quá nhiều đoàn đi công tác nước ngoài. Theo báo cáo, năm 2012 có tới 3.780 đoàn của các bộ, ngành đi nước ngoài, tức trung bình mỗi ngày có khoảng 6 đoàn xuất ngoại. Sang năm 2013, tuy có giảm song vẫn còn khoảng 2.300 đoàn ra nước ngoài với đủ mục đích khác nhau, từ thăm viếng cho tới học tập, "tham quan"...

Song, đó mới là con số thống kê từ các cơ quan đại diện Việt Nam của nước ngoài gửi về. Theo thống kê từ các bộ, ngành, địa phương thì con số này còn lớn hơn nhiều với 5.800 đoàn trong năm 2012 và 4.926 đoàn năm 2013. Theo Phó Thủ tướng phụ trách đối ngoại, nhiều nước bạn đã phản hồi rằng có nhiều vấn đề vừa trả lời đoàn Việt Nam này nhưng thời gian ngắn sau đó lại có đoàn khác sang hỏi câu tương tự.

Chưa có thống kê chi phí công tác trong và ngoài nước 1 năm tốn kém bao nhiêu song chắc chắn đó là con số không nhỏ. Nói cách khác, hằng năm, ngân sách vốn eo hẹp của quốc gia lại phải "cõng" thêm một khoản chi phí quá tốn kém, lãng phí.

Nghe báo cáo từ Bộ trưởng Minh, Ông Thủ tướng VN phải thốt lên: "Tôi thấy đi nước ngoài nhiều quá, nghe báo cáo thấy có đoàn Việt Nam đến người ta sợ. Rồi tham quan, giao lưu, tiếp khách,…chi phí vẫn quá lớn.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng kể lại: "Một sứ quán ở nước ngoài nói với tôi, trung bình mỗi năm đón tiếp 200-220 đoàn công tác từ Việt Nam sang, có đoàn tới 60 người. Những chuyến đi như vậy có cần đoàn đông đến thế không, chi phí tốn kém nhưng đã hiệu quả chưa".

Đi nước ngoài cốt để shopping, mua hàng giá rẻ

Bổ sung thêm thông tin quanh con số đáng giật mình nói trên, độc giả Trần Hồng Hải (honghai@....) viết:
"Tôi đã từng trong vai trò hoa tiêu cho một số đoàn nhà nước sang Châu Âu công tác. Sang tới nơi, lịch trình làm việc bị cắt giảm tối đa. Dành thời gian cho việc đi shopping, chủ yếu để tìm mua hàng hiệu sale off và mua quà cáp, thuốc bổ, sữa, mỹ phẩm. Gần như không ai quan tâm đến công việc".

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 060120146
Chi phí bao nhiêu tỉ cho các chuyến đi nước ngoài của các quan

Bởi vậy mới có chuyện, thành phần trong các đoàn công tác không phải khi nào cũng là các chuyên gia, cán bộ có năng lực cần được cử đi ra nước ngoài để mở mang tầm mắt, học tập kinh nghiệm để đem về áp dụng ở nhà. Không ít sếp nhà nước coi chuyện cử nhân viên ra nước ngoài học tập như một "đặc ân".

Như độc giả Phan Văn Hòa (hoaphan@...) mô tả, thì ở cơ quan của bạn, hai phần ba thành phần trong các đoàn đi công cán trời Tây là "con cháu các cụ" hoặc những đối tượng sắp về hưu, coi như một "dạng" chính sách ưu đãi. "Nên trước khi đi không thấy ai trau dồi hay chuẩn bị gì về ngoại ngữ, chuyên môn, mà chỉ thấy lo đi đổi tiền, lo lên danh sách hàng hóa cần phải mang về".

Đi công tác nước ngoài tốn kém bao nhiêu


Ban Nguyễn Huy Quang (quanghuy@....) phản hồi: "Đi nước ngoài nhiều nhưng không thấy học được cái hay của người ta để về áp dụng cho đất nước phát triển, thực ra các quan chức đi chơi và du lịch nhưng dưới vỏ bọc đi công tác và học tập kinh nghiệm. Vì tôi cũng làm trong nhà nước nên tôi biết".

Ai cũng có thể biết chi phí của mỗi chuyến công tác không hề nhỏ.


Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 060120147

Bớt 1 ghế thương gia của quan, trẻ em nghèo có thêm tí thịt

Một bạn đọc ở địa chỉ dien@...đã mô tả chi tiết: theo "Quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí" thì có tới khoảng 20 mục người đi công tác nước ngoài được thanh toán trong đó có 4 mục chính là vé máy bay. Cụ thể, tiền ở khách sạn (từ 60$ đến 85$ một ngày) , tiền tiêu vặt (từ 55$ đến 80$ một ngày) chưa kể tiền đi lại, tiền điện thoại…

Độc giả này nhẩm tính, nếu đi công tác châu Âu khoảng 1 tuần thì chi phí cho một người trong một tuần đã gần 2000$/người (khoảng trên 40 triêu đồng). Phái đoàn có 10 ông thì dân phải chi 400 triệu 1 tuần, nếu cù cưa kéo dài vài tuần là đi đứt hơn 1 tỉ đồng. Trung bình 1 ngày có 8 đoàn đi công tác nước ngoài, năm 2013 có 4.926 đoàn thì con số ấy một năm sẽ là bao nhiêu?

Nước bạn nghe thấy có đoàn VN tới thăm là người ta sợ rồi

Chưa có thống kê chi phí công tác trong và ngoài nước 1 năm tốn kém bao nhiêu song chắc chắn đó là con số không nhỏ. Nói cách khác, hằng năm, ngân sách vốn eo hẹp của quốc gia lại phải "cõng" thêm một khoản chi phí quá lớn. Đơn cử các địa phương, doanh nghiệp…, hằng năm phải đón tiếp biết bao đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán… song hiệu quả thì cứ nhìn vào việc phát hiện tham nhũng, tiêu cực từ các cuộc thanh tra, kiểm tra này là thấy rõ. Bao vụ tham nhũng, tiêu cực chấn động như ở Vinashin, Vinalines, ngân hàng… khi vỡ lở mới thấy không có đoàn thanh tra, kiểm tra nào phát hiện. Vậy các ông thanh tra đến các nơi đó làm gì? Chỉ để ra oai rồi kiếm chỗ du hí thôi sao?

Thế nên, khi đã thành nỗi sợ của địa phương và cả nước ngoài - như lời ông Thủ tướng VN đã nói: "Có nước bạn nghe đoàn Việt Nam đến là người ta sợ rồi"!

Quan nước nghèo không chịu đi bay giá rẻ


Còn nhớ, năm ngoái, ông Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu cán bộ dưới quyền đi xe buýt và cấm chơi golf, mới đây ông lại yêu cầu quan chức dưới quyền chỉ đi máy bay giá rẻ. Kết quả cuối cùng, chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải mới đây thông báo, hai tháng sau lời kêu gọi đi máy bay giá rẻ của Bộ trưởng Đinh La Thăng, Bộ này đã tiết kiệm cho ngân sách hơn 500 triệu đồng.

Tiếc thay, một sáng kiến như vậy lại "vấp phải sự im lặng" của các cơ quan đồng cấp. Người ta chưa thấy lãnh đạo của 22 bộ và cơ quan ngang bộ còn lại hưởng ứng!

Nếu chỉ tính số tiền tiết kiệm khoảng 6 tỉ đồng/năm X 22 bộ và cơ quan ngang bộ cộng với 8 cơ quan thuộc Chính phủ thì mỗi năm tiết kiệm cho ngân sách khoảng 180 tỉ đồng. Nếu kể tất cả số cơ quan thuộc Nhà nước, lãnh đạo 63 tỉnh thành và các ban ngành khác, số tiền tiết kiệm sẽ còn lớn hơn rất nhiều.

Trong khi đó chuyến đi của Thủ tướng đất nước giàu có Singapore cùng 11 quan chức sang Việt Nam dự hội nghị thượng đỉnh APEC chỉ tốn hơn 1.000 USD (chưa tới 110 USD mỗi người). Tiền vé máy bay do Bộ ngoại giao nước này đã săn vé giá rẻ trước đó vài tháng.

Tổng thống Pháp Francois Hollande đi xe lửa dự Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels hoặc nghỉ hè mà không phải là chuyên cơ được phục vụ tận răng. Ngay từ khi nhậm chức, ông đã yêu cầu các bộ trưởng đi công tác bằng xe lửa, đi vé máy bay hạng thường.

Các quan nhà nghèo Việt Nam nghĩ gì, học được gì về thái độ này?

Chẳng biết sang đến năm sau có "chấn chỉnh" được không hay là cứ cái thói quen ấy, cứ cái tục lệ ấy như cỗ xe trên đường lao dốc không phanh. Mong rằng sang năm mới, đất nước sẽ không còn xấu hổ vì những quan chức đi "tham quan" nước ngoài./.

Văn Quang

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật NM3d3QH
Về Đầu Trang Go down
vudinh
Khách viếng thăm




Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeSat Jan 17, 2015 3:57 pm

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Thumbnail.php?file=392_tamcam_554445187

“Văn hóa Tấm-Cám”

Vũ Trọng Khải


Dân tộc nào cũng có những truyện cổ tích. Truyện cổ tích được hình thành, biến đổi theo chiều dài lịch sử hàng ngàn năm của mỗi dân tộc, rồi mới được "định hình". Khi "định hình", truyện cổ tích đã kết tinh được những giá trị phổ quát mang tính triết học, mỹ học và tâm linh mà dân tộc đó tôn thờ, trở thành một bộ phận cấu thành nền văn hoá của dân tộc đó.

Nhớ lại hồi học tiểu học, lớp 3 hay 4, sách giáo khoa tập đọc cho học sinh có truyện cổ tích "Tấm-Cám". Học sinh phải tập đọc và còn được thầy, cô giáo đọc hay kể lại nhiều lần với những phân tích "đắt giá", cố làm cho học sinh "hiểu sâu sắc" hơn những "giá trị" của truyện Tấm Cám như: phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái "thiện" và cái "ác", giữa "chính" và "tà"; kết cục luôn có hậu là "cái thiện" thắng "cái ác", "cái chính" thắng "cái tà" bằng những âm mưu lừa gạt và hành vi độc ác, giống như cách hành xử của “cái ác”, nhưng không bị lên án! Mỗi khi đọc hay kể đến những lần cô Tấm bị mẹ con cô Cám bày mưu lừa gạt, hãm hại, máu căm thù trong tôi lại sôi lên sùng sục. Ngược lại, khi đọc, hay nghe đến những đoạn “cô Tấm thảo hiền” lừa và trả thù được mẹ con cô Cám, cũng bằng những thủ đoạn, mưu mô và hành vi độc ác tương tự như mẹ con cô Cám, thì lòng tôi lại hả hê, thích thù vô cùng! Đến đoạn kết, cô Tấm lừa được cô Cám nghe theo lời mình, tắm gội bằng nước sôi để trắng da nên bị chết; cô Tấm băm xác cô Cám để làm mắm, gửi về “biếu” mẹ cô Cám, thì sự độc ác của câu chuyện đạt đến tột đỉnh, nhưng bọn trẻ và có lẽ cả người lớn, lại vui mừng, sung sướng cũng đến tột đỉnh!??

Bây giờ nghĩ lại thấy rùng mình, không hiểu nổi tại sao mình lại có tình cảm căm thù và hả hê đến tột đỉnh như thế khi đọc truyện Tấm Cám? Cả câu truyện là một chuỗi những âm mưu lừa gạt, những hành vi trả thù độc ác, “lấy oán trả oán”, không có điểm dừng. Đúng là “thù muôn đời, muôn kiếp không tan; “căm hờn lại giục căm hờn, máu kêu trả máu, đầu van trả đầu” (Tố Hữu). Tuy vậy, trong lịch sử dân tộc ta, đạo Phật đã tồn tại gần như quốc đạo trong suốt gần 400 năm dưới 2 triều đại Lý, Trần, với triết lý “lấy ân báo oán”, hòng chặn đứng chuỗi âm mưu lừa gạt và hành vi độc ác của con người. Muốn lấy ân báo oán, con người phải biết sống khoan dung. UNESCO (1995) quan niệm “khoan dung là hài hòa trong khác biệt; khoan dung vừa là bổn phận đạo đức, vừa là một đòi hỏi pháp lý và chính trị”. Tuy coi đạo Phật gần như là quốc giáo, nhà Trần vẫn tôn trọng các tôn giáo khác. “Tam giáo đồng nguyên”, Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo cùng tồn tại bên nhau, không kì thị, bài xích nhau. Hơn thế nữa, sau khi chiến thắng quân Nguyên-Mông lần thứ 3, vua Trần Nhân Tông không những không đọc mà còn buộc đốt bỏ tất cả những đơn thư tố cáo, vật chứng kết tội một số quan chức đã đầu hàng, thậm chí làm tay sai cho giặc, rồi tha cho viên quan Hoàng Cự Đà đã trốn chạy quân Nguyên… Sau sự kiện này mấy trăm năm, tổng thống Hoa Kì Abraham Lincol cũng có hành vi tương tự khi kết thúc cuộc chiến Nam-Bắc Mỹ mà phần thắng thuộc về các bang miền Bắc do ông lãnh đạo.

Sự khoan dung, vị tha trong lịch sử Việt Nam có lẽ đạt đến đỉnh cao dưới thời vua Lê Thánh Tông, thể hiện trong bộ luật Hồng Đức. Luật Hồng Đức không những miễn tội cho những kẻ không tố cáo người thân (ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh, chị em ruột) phạm tội, mà còn cấm con, cháu tố cáo ông bà, cha mẹ khi họ phạm tội, trừ tội đại nghịch, giết người thân một cách độc ác; con cháu có nghĩa vụ che giấu tội cho ông bà, cha mẹ.

Đó là những điểm sáng văn hóa trong lịch sử hình thành và phát triển dân tộc và nhà nước Việt Nam. Nhưng cũng rất tiếc là phải thừa nhận rằng triết lí sống lấy oán trả oán vẫn lấn át triết lí sống lấy ân trả oán trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Lừa bịp và dối trá, căm hờn và trả thù một cách độc ác, nói gọn là “dối trá và độc ác” có thể được định danh là “Văn hóa Tấm – Cám”.

“Văn hóa Tấm-Cám” có lẽ bắt nguồn sâu xa từ văn hóa làng Việt. Có thể khi mới ra đời, truyện Tấm-Cám chỉ phản ánh khát vọng chiến thắng cái ác của những người yếu thế, lương thiện, mà chủ yếu là nông dân. Nhưng cùng với quá trình lịch sử phát triển của dân tộc Việt, nó đã trở thành văn hoá lúc nào không hay. Mỗi làng là một “tiểu vương quốc”, “ phép vua, thua lệ làng”. Trai, gái kết hôn theo tập tục bất thành văn “trong làng, ngoài họ” (tất nhiên vẫn có ngoại lệ). Trai làng này sang “tán” gái làng kia dễ dẫn đến ẩu đả, đổ máu giữa con trai 2 làng. Trong mỗi làng, không chỉ có những vị thuộc lớp Kì, Hào, Mục hãnh tiến về mình và tranh giành vị thế, uy danh với nhau, với làng bên, mà đến tên mõ làng cũng vậy. Thằng mõ là kẻ có chức “tệ” nhất trong một làng, mà còn có cảnh “thằng mõ làng lớn bắt nạt thằng mõ làng bé”. Mõ làng lớn phải “oai” hơn, hãnh tiến hơn các mõ làng bé. Thế thì các vị Kì, Hào, Mục ở làng lớn cũng sẽ ra oai với các vị Kì, Hào, Mục ở làng bé gấp nhiều lần bọn mõ làng. Muốn tỏ ra “oai hơn” tất phải âm mưu lừa gạt và hành động độc ác theo “Văn hóa Tấm – Cám”. Người Việt từ xa xưa và dường như vẫn tồn tại đến bây giờ cái “lí tưởng”, cái mục tiêu cao nhất, gần như duy nhất của sự học là để làm quan, chứ không phải làm doanh nhân hay khoa học gia. Bởi kẻ làm quan mới có vị thế quyền hành bắt nạt người khác, ra oai với mọi người, tự hào với dòng tộc, làng nước, để “Một người làm quan, cả họ được nhờ”. Tất nhiên, để đạt được “khát vọng” đó, từ thằng mõ đến các quan lớn, nhỏ đều phải thực hiện các hành vi “lừa bịp và độc ác”. Dường như, người ta, dù có học vấn, cao hay thấp, có địa vị hay sang hèn, đều cảm thấy sung sướng, hãnh tiến và tự hào khi làm người khác đau khổ bằng những âm mưu lừa gạt thấp hèn và hành vi độc ác của mình. Chả thế mà một anh dân phòng, giữ trật tự ở chợ, lại dám vặn cổ một người bán hàng rong; Một viên cảnh sát giao thông dám đánh chết người dân ở đồn công an chỉ vì người này mắc lỗi vi phạm luật giao thông: đi xe máy không đội mũ bảo hiểm… Bộ máy cầm quyền cai trị bằng cách làm cho người dân luôn luôn nơm nớp lo sợ trước những âm mưu lừa gạt và hành vi độc ác của kẻ có, dù chỉ một chút, quyền lực. Nhà cầm quyền dù là vua, quan dưới thời phong kiến hay quan lại dưới thời thực dân đều cai trị dân theo kiểu như vậy: Tạo ra tâm lí sợ hãi trước uy quyền, không cần biết uy quyền ấy có chính danh hay không.

Nhưng “tức nước vỡ bờ”, “con giun xéo mãi cũng oằn”, người bị cai trị đến một ngưỡng nào đó sẽ vượt qua sự sợ hãi, dám đứng lên chống lại kẻ cầm quyền. Đến lượt họ, người dân, theo “Văn hóa Tấm – Cám”, cũng dùng những âm mưu lừa gạt và hành vi độc ác để trả thù bọn cầm quyền, nhiều khi còn độc ác hơn bọn quan lại. Sự hận thù, lấy oán trả oán của người dân đối với bọn quan lại thực dân còn tệ hại, độc ác hơn đối với bọn quan lại phong kiến. Lúc đầu sự phản kháng của người dân thường bằng những câu truyện tiếu lâm, những lời nói châm biếm, chế giễu bọn quan lại, như “miệng quan, trôn trẻ”, “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”; “thằng ấy tuy là đảng viên nhưng mà tốt”; “Nó tuy là giáo sư, nhưng mà giỏi”… “Nó tuy là giám đốc, nhưng biết thương người lao động”… Nhưng khi đã vượt qua sự sợ hãi, sự uất ức của người dân biến thành những hành động độc ác, như “Trí, phú, địa, hào: Đào tận gốc, trốc tận rễ”, cất lên lời ca đầy hãnh tiến “thề phanh thây, uống máu quân thù; đường vinh quang xây xác quân thù” (Văn Cao). Tuy thế, dân tộc Việt Nam cũng đẻ ra những trí thức tinh hoa, thấy được tai hại của “Văn hóa Tấm - Cám”. Phan Chu Trinh và nhóm Nguyễn Ái Quốc ở Paris đầu thế kỉ 20 đã kế thừa văn hóa đạo Phật thời Lý-Trần, kết hợp với văn hóa phương tây “Tự do, bình đẳng, bác ái”, không muốn dùng bạo lực, đổ máu của người dân để có độc lập dân tộc, nên đưa ra khẩu hiệu “Pháp-Việt đề huề”, “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Điều đáng tiếc là, người Việt rất kính trọng chí sĩ Phan Chu Trinh, hàng vạn người dân đã dự lễ tang cụ ở Sài Gòn năm 1926, nhưng lại không chấp nhận tư tưởng của cụ. Phần lớn người Việt cho tư tưởng của cụ Phan Chu Trinh là cải lương, là ảo tưởng… Vì thế, Tản Đà đã phải thốt lên “ Dân hai mươi triệu, ai người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con”. Họ đã dùng bạo lực để có độc lập dân tộc, mặc dù phải hy sinh tính mạng đến mức “núi xương, sông máu”, “dù có phải đốt cả dãy Trường Sơn” (Hồ Chí Minh). Nhưng khi đã thoát khỏi ách nô lệ thực dân, người ta lại tự đeo vào cổ gông cùm mới, đậm “Văn hóa Tấm – Cám”, thằng mõ làng lớn bắt nạt thằng mõ làng bé. Vì thế , lí thuyết đấu tranh giai cấp, đấu tố địa chủ diễn ra không chỉ trong mỗi làng mà cả trong mỗi gia tộc, đến mức “Ông không phải là bố tôi” (Lưu Quang Vũ). Người ta hô hào :

Giết, giết nữa, bàn tay không ngừng nghỉ
Cho đồng ruộng lúa tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít ta lin bất diệt

(Tố Hữu)

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Images?q=tbn:ANd9GcSbMhwchOZGXM7swprzPXxOcI64l04ehusCP2omLAkXmRCy-A64

Trong cải cách ruộng đất 1953-1956, con đấu tố cha mẹ, vợ đấu tố chồng, kẻ mang ơn bịa đặt tố cáo người gia ơn… diễn ra phổ biến mà điển hình tột bậc là vụ đấu tố, xử bắn bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên năm 1953. Theo cuốn sách “Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000” của Viện kinh tế học Việt Nam, trong cải cách ruộng đất, có tới 586.000 nạn nhân bị xử lí, 172.008 người bị giết, trong đó oan sai là 123.266 người, chiếm 71,66% số người bị giết. Lưu ý là người bị giết oan sai là theo tiêu chuẩn của nhà cầm quyền. Luật hình sự 1985 qui định con cháu phải tố cáo ông, bà, cha, mẹ, vợ chồng phải tố cáo nhau, khi cho là họ mắc tội. Lòng khoan dung, nhân bản của bộ luật Hồng Đức thời Lê Thánh Tông bị xóa bỏ. “Văn hóa Tấm – Cám” vẫn có giá trị phổ quát, trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển nhanh chóng của học thuyết “đấu tranh giai cấp, với tư cách là động lực của sự phát triển xã hội”. Bởi, theo Các – Mác, trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản 1848, “suy cho đến cùng, lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp”. Và kết quả cuối cùng của đấu tranh giai cấp tất yếu phải là sự thiết lập nhà nước chuyên chính của giai cấp vô sản, không phải là nhà nước của toàn dân, do dân, vì dân”. Vì thế, trong những năm 1952-1954 ở Việt Bắc, giới trí thức đi kháng chiến phải “chỉnh huận” để giác ngộ lập trường giai cấp công-nông, tự nguyện “đầu hàng giai cấp công-nông”, tự lên án cha mẹ, bản thân mình là thấm đậm nền giáo dục thực dân, làm công trong bộ máy cầm quyền thực dân là phản cách mạng, có xưởng máy, đồn điền là bóc lột, học vấn càng cao, càng nhiễm độc văn hóa của thực dân, phong kiến, chỉ thích hưởng thụ cá nhân, không dám dấn thân. Ai không “tự ngộ”, tự “xỉ vả” mình thì các đồng chí sẽ giúp mình giác ngộ, bằng những ngày dài, đêm thâu thực hiện phê bình, kiểm điểm theo kiểu đấu tố xỉ vả nhau. Không tự tìm thấy khuyết điểm của mình là ngoan cố, không thành khẩn, chưa giác ngộ giai cấp, là tiểu tư sản, phải cố nghĩ ra khuyết điểm để chứng tỏ mình đã thấm nhuần học thuyết Mác-Lenin, Mao Trạch Đông….

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Images?q=tbn:ANd9GcTxdhqL2hmZSqNTLxHQ3SZ92MSHGjk0GBlCkO-WIGCmJxmjdWoADQ

Sau 30/4/1975, “bên thắng cuộc” (Huy Đức), đã cất những lời ca hào hùng, kiêu hãnh, sảng khoái, hân hoan… “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” (Phạm Tuyên), “Đất nước trọn niềm vui” (Hoàng Hà), “Tiếng hát từ thành phố mang tên Bác” (Cao Việt Bách…). Niềm kiêu hãnh ấy và “Văn hóa Tấm-Cám” đã dẫn đến những chính sách bịp bợm và trả thù độc ác đối với “bên thua cuộc”, như chính sách cải tạo mà thực chất là tù không án đối với những người đã tham gia vào bộ máy cầm quyền của “bên thua cuộc”, thực thi chiến dịch X1, X2 đối với tư sản, tiêu diệt tầng lớp doanh nhân văn minh vừa mới hình thành trong nền kinh tế thị trường, để sau đó hơn 10 năm (1986) lại bắt đầu mở ra kinh tế thị trường hoang dại, hình thành một tầng lớp doanh nhân thân hữu, liên kết với những kẻ thoái hóa trong bộ máy cầm quyền, tạo ra các nhóm lợi ích kiểu mafia, chuyên “buôn cơ chế, chính sách”, thay vì buôn vua như Lã Bất Vi ngày xưa, dẫn đến quốc nạn tham nhũng không thể khắc phục được, đến những vụ cướp đất, làm bần cùng hóa nông dân, gây nên những “núi” oan ức thấu trời cao, cùng đất kiệt.

Bên cạnh nền “Văn hóa Tấm-Cám”, cũng có điểm sáng tuy chỉ le lói của văn hóa khoan dung, nhân bản. Văn nghệ sĩ chân chính và tài ba là những con chim báo bão, dự đoán tương lai phát triển của mỗi dân tộc. Năm 1976, bài ca “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao ra đời là một trong những tia sáng le lói ấy. Hình như ông đã sám hối, khi cất lên lời ca: “Từ đây người biết quê hương, từ đây người biết thương người; từ đây người biết yêu người” trong giai điệu valse nhẹ nhàng, du dương, êm đềm, đầm ấm. “Mùa xuân đầu tiên” lại là sự kết thúc của quá trình tự ngộ của Văn Cao, của dân tộc, đi từ triết lí lấy oán trả oán, “thề phanh thây uống máu quân thù”, “đường vinh quang xây xác quân thù” đến triết lí khoan dung “người biết thương người, biết yêu người”. Chính vì sự “mơ hồ lập trường giai cấp,” nhưng đậm tính nhân loại, nên “Mùa xuân đầu tiên” chỉ xuất hiện trên báo “Sài Gòn giải phóng” xuân Bính Thìn 1976, và phải đợi 20 năm sau, khi Văn Cao chết, nó mới được cất lên trên sàn diễn và các phương tiện thông tin đại chúng. Một chính trị gia hiếm hoi, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã ngộ ra như Văn Cao khi ông phát biểu, đại ý: “Ngày 30 tháng 4 nên gọi là ngày hòa bình, thống nhất nước nhà, đừng gọi là ngày giải phóng Miền Nam. Bởi vì ngày đó, có một triệu người vui, thì cũng có một triệu người buồn”.

Những hậu quả tiêu cực của xã hội ta hôm nay trên tất cả các lĩnh vực bắt nguồn từ “Văn hóa Tấm-Cám”. Đừng đổ cái lỗi ấy cho bất kỳ nhóm người nào, cho ý thức hệ nào. Bởi vì, dù là ý thức hệ nào, nó cũng chỉ là trào lưu tư tưởng của xã hội loài người, vốn rất đa nguyên, nhiều nhóm lợi ích… Tiếp thu ý thức hệ nào tùy thuộc ở văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi gia tộc và mỗi con người cụ thể. Bản thân ý thức hệ không có lỗi. Nhóm người nào, dù có ý thức hệ quốc gia hay quốc tế cộng sản đều là một bộ phận của dân tộc Việt, là kết quả của hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, của quốc gia Việt Nam, đều là “con Lạc, cháu Hồng”. Tại sao các nước quanh ta, như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanmar, India…, họ không tiếp thu học thuyết đấu tranh giai cấp? Không dùng bạo lực để chống bạo lực? Chính quyền của họ không được đẻ ra trên nòng súng như Mao Trạch Đông nói? Không lấy oán trả oán? Nhưng cuối cùng, hiện nay, họ không những giành được độc lập dân tộc trọn vẹn, mà còn phát triển, hơn ta nhiều lần, về mọi mặt. Rất tiếc là đã có một Mahatma Gandhi, một Nelson Mandela của Việt Nam, là Phan Chu Trinh, nhưng dân ta lại không chấp nhận tư tưởng của ông, nên đã không đạt được thành tựu như India và Nam Phi.

Nhưng lịch sử không có “chữ nếu” hay “giá như”. Sự kiện lịch sử chỉ diễn ra một lần duy nhất, tuy rằng người ta có thể viết nhiều lần về cùng một sự kiện ấy, dưới góc nhìn khác nhau. Phê phán nhau lúc này là “xa xỉ”. Phải trở lại tư tưởng Phan Chu Trinh: mọi tầng lớp xã hội sống đề huề trong khoan dung, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Có dân trí và dân khí cao, con người sẽ vượt qua nỗi sợ hãi, để xây dựng lại đất nước từ nền móng, theo xu hướng thời đại, hội nhập với thế giới văn minh. Bởi dân nào chính phủ ấy, chứ không phải ngược lại. Cho nên tầng lớp trí thức tinh hoa phải dấn thân trong sự nghiệp khai dân trí, xóa bỏ “Văn hóa Tấm –Cám”, xây dựng văn hóa khoan dung, nhân bản, mọi người đều thắng. Hãy khép lại cánh cửa của quá khứ hàm hồ [Dương Thu Hương] và mở ra cánh cửa của tương lai nhân bản và dân chủ cho Việt Nam. Nelson Mandela, sau 27 năm bị tù đày, đã rất chí lí và sâu sắc, khi nói, đại ý: “Bước ra khỏi cánh cửa nhà tù, nếu tôi vẫn mang theo lòng hận thù, thì tôi vẫn là một tù nhân”. Hòa giải, tha thứ và khoan dung để cùng nhau xây dựng lại (reengineering hay perestroika, không phải tái cấu trúc- restructuring) đất nước về mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường tự nhiên và nhân văn. Đó là con đường duy nhất đưa Việt Nam đến vị thế sánh vai cùng các nước phát triển trong khu vực và thế giới./

P/S: Không có quốc gia nào chọn được quốc gia láng giềng. Không con người nào có thể chọn được sắc tộc, dân tộc và cha mẹ. Nhưng con người có thể chọn được quốc tịch. Mà những con người có khả năng tự chọn quốc tịch cho mình hầu hết là người thông minh thuộc giới tinh hoa, là nguyên khí của quốc gia. Thế hệ hôm nay phải làm hết sức mình để con cháu chúng ta không buộc phải chọn cách “bỏ phiếu bằng chân” để thay đổi quốc tịch của mình.

Tháng 1/2015
V.T.K

Tác giả gửi BVN
Được đăng bởi bauxitevn 17/01/2015
Về Đầu Trang Go down
vudinh
Khách viếng thăm




Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeThu Feb 05, 2015 12:32 pm


“Ai cho tao làm người lương thiện”


Văn Quang – Viết từ Sài Gòn -

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 01

Mấy hôm nay trời Sài Gòn bỗng trở lạnh. Người Sài Gòn ra đường sặc sỡ với những chiếc áo ấm có lẽ để dưới đáy tủ, bây giờ mới có dịp dùng. Người bình dân mua vội chiếc áo “hàng sida” bày bàn ở vỉa hè hoặc góc chợ với đủ các nhãn hiệu, đủ thứ chữ Anh bay bướm trên ngực. Nhưng quả thật cái lạnh đối với dân miền Nam là chuyện hiếm. Tôi nhớ năm 1954, khi đồng bào miền Bắc ồ ạt di cư vào Nam, tháng 12 năm đó trời cũng bất ngờ trở lạnh. Mấy người miền Nam nói giỡn với nhau “mấy anh Bắc kỳ mang theo cả cái “rét” của họ vào trong này”.

Nhưng cái lạnh năm nay thì không đổ thừa cho ai được nữa. Tôi cảm thấy thú vị như được hưởng lại cái lạnh chợt đến của cuối thu miền Bắc xưa. Mặc dù tuổi già bị lạnh đôi khi cũng sụt sịt, sổ mũi, ho khan. Nhưng chẳng mấy khi được hưởng cái không khí này dù biết chắc TP này vẫn ô nhiễm trầm trọng. Khu chung cư tôi ở có 3 ông già gần tám chục tuổi lăn ra chết. Người ta bảo vì trời lạnh người già dễ chết. Có lẽ đó là sự thật chăng? (Cái này chắc tôi phải e mail hỏi mấy ông đốc tưa chuyên viết chuyện bệnh tật như ông Nguyễn Ý Đức hay ông Hà Xuân Du may ra mới biết). Thôi thì cứ cho là thế, nhưng mình còn sống nhăn đây mà, lo gì cái vặt.

Vào nhà hàng ăn sang trọng cũng bị móc bóp


Bây giờ là những ngày cuối năm, các cụ gọi là “tháng củ mật” phải đề phòng trộm cướp. Nhưng ở Sài Gòn thì khỏi phải đề phòng “tháng củ mật” bởi ngày nào cũng là “ngày củ mật”. Không đề phòng là… đi đời nhà ma ngay. Chuyện trộm cướp xảy ra bất cứ ở đâu, bất cứ giờ nào. Trộm trốn trong nhà đợi đêm hành sự, trộm khoét mái nhà đu dây xuống, trộm chui từ nhà này sang nhà khác, cướp giữa ban ngày… nói tóm lại hở ra là mất.

Bạn ngồi trong tiệm ăn sang trọng cũng bị móc bóp. Cụ thể là cách đây 2 năm bà A.N từ Mỹ về VN, đãi chúng tôi ăn ở một nhà hàng nổi tiếng về món cơm niêu, ấy thế mà khoác cái bóp trên ghế ngồi, đến lúc trả tiền, mất trắng 100 USD vừa đổi thành tiền VN. May mà bà không để nhiều tiền trong bóp. Tuần trước chị TV đi ăn với bạn ở một nhà hàng cũng thuộc loại khá sang cũng bị móc bóp mất hết tiền tương tự bà A.N. Và gần đây nhất, mới tháng trước thôi, bà HXD cũng từ Mỹ về VN đi taxi, đến lúc trả tiền, anh taxi dùng tờ báo che cái bóp và móc mất hơn 1 triệu đồng. Vì số tiền mất chỉ khoảng gần 2 triệu đồng VN nên các bà cũng không muốn làm cho ra chuyện.

Đó là mấy chuyện trước mắt tôi biết.

Còn biết bao nhiêu nơi, bao nhiêu cảnh như thế này nữa. Xin cảnh báo cùng quý bạn khi về VN, đi ăn ở các tiệm ăn dù là hạng sang cũng nên đề phòng cẩn thận đừng bao giờ lơ là với cái bóp của mình.


Và, chỉ còn mươi ngay nữa là hết năm đến Tết Âm Lịch, quen gọi là Tết Ta, sao nhiều chuyện lôi thôi quá. Mỗi năm tôi thường “bầu” cho 1 chuyện được cho là “hay” nhất trong năm, hầu hết là những chuyện vui, không phải chuyện lớn.

Làm người lương thiện khó quá


Điểm lại vài chuyện trong mấy năm gần đây, bạn đọc bận bịu chắc có thể quên hoặc chưa đọc, tôi tóm tắt sơ lược qua để bạn nhớ lại và thấy được rõ nét hơn về tâm trạng của người dân trong thời đại này.

- Chuyện thứ nhất là câu nói bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cách đây 2 năm: “Người ta ăn của dân không từ một thứ gì”. Câu nói rất thực tế và đến nay còn quá đúng. Mới tuần trước mấy ông quan xã ăn chặn bò heo của dân, rồi việc 12 con dê của nhà nước hỗ trợ cho dân nghèo “lạc” vào trang trại của ông bí thư huyện ủy huyện Thạch Thành. Nếu dân không tố cáo thì nghiễm nhiên là dê của ông bí thư huyện rồi. Đó chỉ là một chuyện quá nhỏ trong ngàn thứ chuyện “bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng” của các quan từ xã đến huyện, đến tỉnh… Cho nên Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách nhận được nhiều khiếu nại nhất liên quan đến tham nhũng, chỉ đứng sau Ấn Độ. May quá, nếu không có anh Ấn Độ cản mũi, VN mình về nhất đấy các cụ ạ!

- Chuyện thứ hai ngộ nghĩnh hơn xảy ra vào năm 2014, đó là chuyện “làm đơn xin được đánh lộn” của anh Hồ Văn Vệ. Anh Vệ 31 tuổi, ngụ xã Mỹ Quý Tây, hành nghề chạy xe ôm, vì quá phẫn nộ về việc bị một nhóm người đánh đến nỗi phải vào bệnh viện, tiêu tốn chi phí điều trị hàng chục triệu đồng, anh đã gửi đơn lên xã, huyện đề nghị giải quyết, nhưng hơn 6 tháng qua chưa thấy cơ quan chức năng nào “xử lý”. Trong đơn, anh Vệ viết: “Đến nay nửa năm đã qua, nhưng không ai giải quyết dù tôi có gửi đơn lên xã và huyện. Chỗ nào cũng im re hết. Quá bức xúc nên tôi làm đơn này xin phép đánh lại mấy người kia bởi vì đợi hoài pháp luật không giải quyết”. Anh Vệ cũng khẳng định, nếu vụ việc không được cơ quan pháp luật giải quyết, anh sẽ tự giải quyết theo cách riêng của mình. Đánh anh thì anh đánh lại, không thèm nhờ luật pháp nữa.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Donxin46269981
“làm đơn xin được đánh lộn” của anh Hồ Văn Vệ

Tuy là chuyện khôi hài nhưng thể hiện nỗi phẫn nộ âm thầm của người dân. Bởi sự oan ức đè nén lâu ngày, làm hàng chục lá đơn, đến hàng chục cơ quan mà chẳng ai thèm giải quyết. Anh Vệ không ngu và cũng không dở hơi khi làm lá đơn xin được đánh lộn. Anh biết pháp luật nên mới làm đơn và cũng thừa biết không ai dám ký tên cho phép anh đánh lộn, dù là chủ tịch nước. Chẳng qua anh làm thế cho đỡ tức, một hành động không phải giỡn mặt với chính quyền mà là “bỉ mặt chính quyền”. Nỗi ấm ức ấy không chỉ của riêng anh Vệ mà là nỗi đau chung của những thân phận thấp cổ bé miệng ở nhiều nơi bị trù ém vùi dập. Bạn Lê Minh Hoàng (Tiền Giang) bình luận:
“Mọi sự so sánh dầu khập khiễng nhưng giá mà Nam Cao còn sống thì chắc chắc văn đàn Việt Nam lại sẽ có một kiệt tác văn chương như anh em sinh đôi với truyện ngắn “Chí Phèo” bởi chuyện anh Vệ làm “Đơn xin đánh lộn” gửi cơ quan công quyền cũng giống như Chí Phèo hỏi “Ai cho tao làm người lương thiện?”

- Chuyện thứ ba xảy ra vào cuối tháng 8 năm 2013 đã trở nên nổi tiếng, đó là chuyện bà Bà Nguyễn Thị Xuân Đào là bị đơn trong một vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản, bồi thường thiệt hại và đòi lại tài sản đang được Tòa án TP Quy Nhơn thụ lý. Bà Đào cho rằng ông Dũng chỉ thị cho cấp dưới làm thiệt hại cho mình, như thế là có dấu hiệu tiêu cực (ăn hối lộ của người khác) nên bà Đào tức tối, lấy một chiếc quần đen bằng vải thun, loại dành cho phụ nữ, bất ngờ trùm xuống đầu ông chánh án.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Isp1385371134
Bà Nguyễn Thị Xuân Đào tại TAND tỉnh Bình Định trong vụ xứ đã dùng quần trùm đầu chánh án

Mọi việc càng trở nên phức tạp và khôi hài hơn nữa khi bà Đào lôi ông chánh án Dũng ra ngoài hành lang và la to cho… cả làng cả nước cùng biết.

Chẳng qua đây chỉ là một vụ “tức nước vỡ bờ” thôi, nó cũng nằm trong cái “hội chứng tự xử”. Người dân chỉ còn phản ứng đó để “giải phóng” cho những nỗi giận hờn. Hành động đó còn mạnh hơn súng đạn, nó “chụp” lên cả hệ thống pháp luật hiện nay.

Đến chuyện cuối năm nay


Câu chuyện đang gây ồn ào nhất lúc này cũng trong những sự kiện đáng buồn về pháp luật. Sự việc đã được hầu hết các báo trong và ngoài nước đăng tải chi tiết. Tôi chỉ tóm lược lại. Đó là vụ cả “3 tòa quan lớn” gồm công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân TP Tuy Hòa đã cùng có văn bản đề nghị Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên, Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư đối với luật sư Võ An Đôn – người bảo vệ quyền lợi cho gia đình người bị hại trong vụ án 5 công an dùng nhục hình dẫn tới chết người. Và sau đó, có bao nhiêu văn phòng luật sư tại tỉnh Phú Yên, nhưng “ba tòa quan lớn” lại chỉ thanh tra văn phòng của LS Đôn. Điều đó càng chứng tỏ sự “trù dập” một người chân chính. Thời buổi này tìm được sự tử tế ngay ở những chốn được coi là trang trọng nhất cũng quá khó và muốn làm người lương thiện càng khó hơn. Chuyện này là tâm điểm nóng nhất trong năm vừa qua.

- Tăng ca cả ngàn giờ khiến công nhân ngất xỉu


- Chuyện thứ hai cũng lại gần giống chuyện làm đơn xin đánh lộn của anh Vệ năm trước. Năm nay là chuyện anh công nhân viết thư cho ông bí thư thành ủy Sài Gòn.

Anh công nhân Lê Minh Phúc vì bị công ty bắt làm tăng ca (tức làm thêm giờ) khi đã kiệt sức, anh viết:
“Tôi nắn nót dòng chữ: Kính gởi đồng chí bí thư thành ủy… Viết xong lá đơn, tôi thấy lòng hân hoan khó tả. Chắc chắc lần này chuyện ép công nhân tăng ca đến ngất xỉu ở công ty tôi sẽ được giải quyết…”

Nhưng lá đơn đưa cho bị trưởng phòng nhân sự bắt viết đi viết lại cũng chưa vừa ý. Rồi đơn đưa đến ngài quản đốc cũng bị gạt ngang, không cho nghỉ. “Độc” hơn nữa là đơn gửi đến Phòng Lao động- Thương Binh- Xã Hội cũng bị ngâm tôm. Anh Phúc viết:
“Điều đó có nghĩa là tôi không được nghỉ dù việc tăng ca, làm việc vào ngày nghỉ là phải trên tinh thần tự nguyện và trong khuôn khổ pháp luật. Ấy vậy mà cái công ty của tôi bắt công nhân tăng ca cả ngàn giờ mỗi năm mà không hề thỏa thuận, không hề có sự đồng ý. Nói nôm na là ép công nhân tăng ca. Điều tôi muốn nói ở đây là với những sai phạm đó của công ty, chúng tôi đã gởi đơn khiếu nại cả xấp, cả xấp… đến cơ quan quản lý lao động quận.
Thế nhưng không có ai xử lý. Bức xúc quá nên lần gần đây nhất, chúng tôi nói thẳng trong đơn là Phòng LĐ-TB-XH quận đã “ngậm miệng ăn tiền”, nếu không sao để sai phạm hoành hành như vậy? Tôi nói chuyện này không phải là vô căn cứ. Tháng trước công nhân ngừng việc, đến ngày thứ ba thì có mấy người trên quận xuống, vô thẳng phòng giám đốc rồi hân hoan ra về. Sau đó mọi chuyện vẫn như cũ, thậm chí giám đốc còn “lên gân” với công nhân, thách thức công nhân đi kiện.
Chúng tôi gửi đơn khiếu nại lên cấp cao hơn và được mời lên làm việc. Lần lựa mãi chúng tôi mới thu xếp lên gặp. Trời xui đất khiến, trưa hôm đó 3 người chúng tôi vừa vô tới cổng cơ quan đó, đang còn loay hoay chưa kịp gởi xe thì thấy xe hơi của công ty chạy vào cổng, lát sau một quan chức của sở lên xe. Chúng tôi phóng theo. Chiếc xe chạy thẳng tới một nhà hàng sang trọng ngay trung tâm thành phố. Từ hôm đó, tôi không bao giờ gởi đơn khiếu nại lên phòng, lên sở nữa… Tôi cầm tờ tường trình về, bực mình quá nên xé vụn vứt vào sọt rác. Bất giác, tôi nhớ hôm trước đọc báo thấy có chuyện oan ức 10 năm cấp quận, phường không giải quyết, lên tới bí thư thành ủy, 30 phút là xong. Đầu tôi bỗng lóe sáng một tia hi vọng. Tôi nắn nót dòng chữ: “Kính gởi đồng chí bí thư thành ủy…”. Viết xong lá đơn, tôi thấy lòng hân hoan khó tả. Chắc chắc lần này chuyện ép công nhân tăng ca đến ngất xỉu ở công ty tôi sẽ được giải quyết. Thế nhưng, do dự mãi, tôi vẫn không dám gửi…”
Anh Phúc bèn cất lá thư làm kỷ niệm!!!

Bạn đọc đã thấy được những điều ký quái trong một xã hội luôn đề cao giai cấp công nhân, giai cấp nồng cốt của xã hội. Hóa ra ông chủ tư bản mới đích thực là ông chủ. Còn mấy ông công chức nhà nước, dường như chỉ có ông bí thư thành ủy làm việc còn bao nhiêu ông “sáng xách xe đi tối xách về”. Kể cả cái LĐ-TB-XH lập ra để bênh vực quyền lợi của người lao động cũng lại “ngậm miệng ăn tiền”. Thôi, thế thì công nhân đành viết đơn để đưa cho vợ con đọc vậy.


Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 04

Công nhân của Cloth & People Vina ngừng việc đòi công ty giảm thời gian tăng ca.

Nhìn qua về văn hóa

Tôi chỉ nêu vài vụ chính. Trong năm 2014, rất nhiều tờ báo bị phat, điển hình là 10 cơ quan báo chí bị xử phạt trong tháng 9 vì thông tin sai sự thật.

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), tháng 9 năm 2014 vừa qua, đã có 10 cơ quan báo chí bị xử phạt vì thông tin sai sự thật với tổng số tiền xử phạt đối với 10 báo này (cả báo in và báo điện tử) là 450 triệu đồng.

10 cơ quan báo chí bị xử phạt gồm có 3 báo in: Báo Giáo dục & Thời đại, Kinh doanh & Pháp luật và báo Người cao tuổi; 7 báo điện tử thông tin sai sự thật gồm: VnExpress, Người đưa tin, Báo điện tử Pháp luật & Xã hội, Báo điện tử Tiền phong, Báo điện tử Đất Việt, báo điện tử Kiến thức và báo điện tử Trí thức trẻ.

Ngay cả đài Truyền hình VN (gọi tắt là VTV) cũng bị phạt tơi bời hoa lá vì thông tin sai sự thật trong nhiều vụ khác nhau. Ngày 21/11/2014, Đài truyền hình Việt Nam bị phạt 30 triệu đồng vì đã phát sóng câu chuyện “Nhặt xương cho thầy” đã xúc phạm các thày cô giáo.

VTV bị phạt 15 triệu vì vụ điều tra tuổi thật của cầu thủ Công Phượng.
VTV bị phạt 40 triệu đồng vì đã thông tin sai sự thật trong chương trình “Điều ước thứ 7” phát sóng trên kênh VTV3 ngày 10/1 vừa qua…

Nhìn những hình phạt trên đây tôi có cảm tưởng như ông thày nghiêm khắc nọc cậu con “ngoan nhưng chưa tốt” ra đánh đòn cho chừa cái tật xấu. Mấy anh phóng viên trẻ sợ xanh mặt là cái chắc.

“Sao kim” chọn ai làm chồng?


Trong tuần này các trận tennis giải Grand Slam Australian Open được chiếu trực tiếp trên đài Fox Sports HD, vì sân chơi ở Melbourne, cách VN đúng 4 tiếng nên dân VN được xem ban ngày suốt từ 07g sáng đến 19g chiều. Nhưng khi trận cuối trong ngày vừa hết, tôi dò tìm trên các đài truyền hình xem có gì hay. Bất ngờ tôi… bị xem một đoạn trong chương trình “Đến từ sao Kim” do 4 cô trong showbiz VN ngồi nói chuyện tâm tình giữa phái nữ (sao kim) và phái nam (sao hỏa). Lúc đó chương trình đưa ra vài “mẫu người” nam cho các cô “bình chọn”. (Mẫu người chứ không phải người mẫu). Tôi nhớ “mẫu người” đó là: một ông tỉ phú già, một anh đẹp trai và một anh trẻ khỏe nhưng nghèo. Tôi bỗng tá hỏa khi nghe một cô phát biểu thẳng thừng: “Em chọn chồng là tỉ phú nhưng ngoại tình với anh đẹp trai”. Một cô khác chọn “Em chọn anh đẹp trai và khỏe, khỏe để yêu chúng mình”.

Có thể đó là tâm trạng thật của các cô gái này. Nhưng đó là chuyện chỉ có thể bù khú rất riêng tư giữa các cô đã từng có “kinh nghiệm đầy mình”. Tôi không hiểu nổi khi những lời đối thoại đó đi vào các gia đình tử tế và những cô con gái mới lớn sẽ ảnh hưởng tai hại như thế nào. Tôi vội vàng tắt máy.
Và câu chuyện còn đang um xùm là chuyện “danh hài” Thúy Nga từ Mỹ về VN đóng kịch hay đóng phim gì đó, cô đưa lên trang cá nhân “chia sẻ” căn nhà ở Mỹ có tới 112 cái cửa sổ! Đồng thời “danh hài” này cũng tố cáo ông chồng cũ cướp 350 ngàn đô la và đứa con không phải là con anh này. Ông chồng cũ là ông Nguyễn Văn Nam buộc phải “phản công” đưa ra những chuyện chẳng tốt đẹp gì của “danh hài”. Hai người đều hẹn sẽ đưa nhau ra tòa. Bạn Vũ Thị The trên trang báo điện tử VN Express bình chọn: “Đây là vở hài kịch tệ nhất trong năm”. Chuyện của giới showbiz Việt thì có vô vàn thứ bi hài đằng sau sự thật. Như thế thì làm người lương thiện cũng khó quá, phải không các cụ?

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 08

Ông Nguyễn Văn Nam muốn khởi kiện Thúy Nga ra tòa vì vu khống, hạ nhục

Văn Quang – 30-1-2015
Về Đầu Trang Go down
vudinh
Khách viếng thăm




Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeTue Feb 10, 2015 10:25 am


Quan to chiếm nhà, quan nhỏ chiếm đất


Văn Quang viết từ Sài Gòn

Vụ gia đình ông cựu Tổng thanh tra Trần Văn Truyền có quá nhiều nhà đất với khối tài sản kếch sù vừa được phát hiện vẫn tiếp tục khuấy động sự bất mãn của dư luận làm lan ra cả những ông khác. Đúng là ông này làm hại “anh em”, cháy nhà mình làm cháy cả nhà háng xóm.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 01-bi_t-th_-12-nguy_n-ch_-nghia-hc3a0-n_i
Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, Hà Nội

Cái nhà to quá giữa khu đất vàng nên ông Cựu chủ tịch Hà Nội chưa chịu trả

Sau vụ ông Truyền, người bị “văng miểng” đầu tiên cũng từng là một quan to giữa Thủ đô. Ngay tuần này, lại um xùm vụ ông Hoàng Văn Nghiên, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội sau khi rời chức vụ được 8 năm vẫn chưa chịu trả lại nhà cho nhà nước. Ngoài ra theo báo Tiền Phong: Cựu chủ tịch “chê” chung cư, “thích” xài biệt thự, nói rõ hơn là ông còn đặt vấn đề phải thuê cho ông cái nhà sang mới chịu dời đi. Đúng là “cha thiên hạ” thật.

Câu chuyện tưởng như đã xong từ 8 năm trước (năm 2006) khi thành phố Hà Nội thông báo không bán biệt thự cho cựu chủ tịch thành phố Hoàng Văn Nghiên. Thế nhưng chỉ vỉ một điều khoản nhỏ là phải tìm nhà cho ông Nghiên trước khi thu hồi biệt thự của nhà nước kéo dài gần chục năm bỗng quá khó như… lên trời. Làm rúng động cả đến Ủy ban nhân dân và nhân dânThành phố.

Sư thật trước khi bước lên ghế chủ tịch TP Hà Nội, ông Nghiêm không phải là dân vô gia cư mà ông có nhà cửa đàng hoàng. Theo ông Phạm Sỹ Liêm – nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông phó chủ tịch UBND TP Hà Nội – trước khi tới sinh sống tại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa (của nhà nước), ông Hoàng Văn Nghiên sinh sống ở một ngôi nhà thuộc phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng).

Không những thế, hiện nay bản thân ông Hoàng Văn Nghiên không sống tại căn biệt thự số 12 đường Nguyễn Chế Nghĩa của nhà nước mà chỉ có con trai ông là Hoàng Hữu Nam cùng vợ con sống tại đó. Còn ông Nghiên hiện đang sống tại căn biệt thự nằm ở quận Hoàn Kiếm trung tâm nhất của Thủ đô Hà Nội đó là căn biệt thự tại khu đô thị Ciputra hạng sang ở Hà Nội.

Căn biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa rộng hơn 400 m2 mà cựu Chủ tịch TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên chưa chịu trả nằm giữa “khu đất vàng” tại phường Hàng Bài – Hà Nội. Trong khi các căn nhà lân cận cho thuê với giá từ 1.000 USD trở lên (tương đương với 30 m2 trở lên) thì căn biệt thự mà ông Nghiên thuê trên thửa đất rộng 411 m2 với giá chỉ gần 460 nghìn đồng/tháng, chỉ có giá bằng 10 tô phở.

Theo ông Liêm, lãnh đạo TP Hà Nội đang có sự lúng túng trong việc thể hiện thái độ kiên quyết thu hồi biệt thự này. “Có thể ông Nghiên cũng biết thế nên chây ì ra”. Cái sự chây ì của ông Nghiêm một phần lớn là do sự thiếu cương quyết, thiếu minh bạch của cơ quan quản lý.

Tại sao phải vất vả đi tìm nhà đổi cho ông Nghiên?

Để trả lại ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, ông Hoàng Văn Nghiên sẽ được thuê và mua ngôi nhà tại dự án phía Đông hồ Nghĩa Đô (thuộc quận Cầu Giấy) trị giá trên dưới 30 tỉ đồng.

Việc cơ quan chức năng TP Hà Nội tìm nhà rồi “đàm phán” để thuyết phục nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên trả lại ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa đang gây chú ý. Nhiều ý kiến cho rằng không cần thiết vì quy định pháp luật không bắt buộc phải cấp nhà công vụ đối với cán bộ là người địa phương.

Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho biết Luật Nhà ở có hiệu lực từ năm 2006 đã quy định rõ việc quản lý, bàn giao, thu hồi nhà ở công vụ và ông Nghiên là Chủ tịch UBND TP Hà Nội giai đoạn 1994 – 2004 và bắt đầu thuê căn biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa vào năm 2001, tức là trước khi Luật Nhà ở ra đời. Ông Hùng nhấn mạnh: “Tuy vậy, dù trong bất cứ giai đoạn nào thì nguyên tắc chung là nhà ở công vụ đều phải trả lại cho nhà nước bởi đây là tài sản được dùng với mục đích công; nếu mua, bán, cho ở thuê, ở nhờ không phải vì mục đích công là đều sai”.

Không đồng tình với việc ông Hoàng Văn Nghiên chần chừ trả nhà công vụ và đòi hỏi TP Hà Nội phải bố trí chỗ ở khi thực tế ông không khó khăn về nhà ở, ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho rằng việc ông Nghiên được cấp ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa để ở theo dạng nhà công vụ và nay được cho thuê lại với giá 459.688 đồng/tháng là không thỏa đáng. Ông Liêm dẫn chứng hiện biệt thự thì đã được gia đình con trai ông Nghiên sinh sống từ lâu, có nghĩa là ông không hề khó khăn về nhà ở.

Ông Liêm nói: “Việc Hà Nội cấp nhà đất cho ông Nghiên thuê như vậy có khác gì cấp chỗ ở cho con trai ông Nghiên. Mà tại sao lại vừa cấp đất, rồi lại bỏ tiền xây dựng nhà cửa hoành tráng như thế được chứ ?”.

Khu đất để xây biệt thự phía Đông hồ Nghĩa Đô là “khu đất vàng” của quận Cầu Giấy, giao thông rất thuận tiện. Khu dự án biệt thự này nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, rộng khoảng 0,4 ha, chỉ xây dựng 19 căn biệt thự với diện tích từ 140-200 m2/căn. Hiện ở đây có 5 căn biệt thự đã xây thô xong, trong đó có 2 căn đang hoàn thiện nội thất. Căn biệt thự diện tích đất 163 m2 được UBND TP Hà Nội dự định mua và cho ông Hoàng Văn Nghiên thuê, sau đó có thể mua lại.

Theo giới kinh doanh địa ốc và người dân địa phương, giá đất ở khu vực này giai đoạn “sốt” là khoảng hơn 200 triệu đồng/m2, hiện nay giảm còn khoảng 130-170 triệu đồng/m2. Như vậy, chỉ riêng với lô đất có diện tích 163 m2 mà UBND TP Hà Nội chấp thuận mua và xây nhà biệt thự để nguyên chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên thuê và có thể mua, có giá bán hơn 27 tỉ đồng. Còn nếu tính cả chi phí xây dựng, có thể lên đến trên dưới 30 tỉ đồng.

Người dân Hà Nội chê ngài cựu chủ tịch tham lam quá đáng nhưng 8 năm nay ngài vẫn tỉnh bơ? Đến nay bị dư luận chê bai, rồi mới chịu trả, đúng là kiểu gặm không trôi phải nhả ra.Tại sao ngay cả UBND Thành Phố cũng lúng túng? Nể nang hay ví chút uy quyền chằng chéo còn sót lại của ngài chủ tịch TP? Nhà của dân khi cần thu hồi thì làm cái rụp là ra đi liền. Không trả thì cưỡng chế, có thế thôi hà cớ gì phải băn khoăn, họp bàn tới bàn lui cho mất thì giờ. Vậy mà ngài Bộ trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng cho rằng như thế không phải là tham nhũng. Còn thế nào mới gọi là tham nhũng đây? Chẳng trách tham nhũng cứ cái đà này thì chỉ có thể tham thêm chứ không hy vọng gì bớt.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 02-khu-c3b0c3b4-th_-nam-thang-long-ciputra-lc3a0-noi-c3b4ng-c_u-ch_-t_ch-ubnd-tp-hc3a0-n_i-hoc3a0ng-van-nghic3aan-d_-xu_t-thc3a0nh-ph_-mua-d_t-xc3a2y-bi_t-th_-d_-c3b4ng-thuc3aa
Khu Đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) là nơi ông cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên đề nghị thành phố mua đất xây biệt thự để ông thuê ở.

Hãy nhìn ra nước ngoài


Tổng thống thứ 40 của Mỹ là Ronald Reagan trước khi nghỉ hưu vào năm 1989 đã phải đi tìm nhà ở cho mình. Trước đó ông sống trong dinh thống đốc bang California khi giữ cương vị này trong nhiều năm.

Còn người tiền nhiệm, tổng thống thứ 39 Jimmy Carter, khi mãn nhiệm đã chuyển về sống tại ngôi nhà mà ông mua trả góp từ năm 1960 khi còn làm cố vấn luật tại hãng chuyên kinh doanh đậu phộng của gia đình và cuối cùng trở thành chủ nhân thực sự của căn nhà.

Tổng thống thứ 42 Bill Clinton danh tiếng lừng lẫy nhưng, cho đến lúc sắp về hưu không có nhà riêng và hai vợ chồng phải “thắt lưng buộc bụng” để gom đủ 1,7 triệu USD, tính ra tiền Việt vào lúc đó là khoảng 34 tỷ đồng, để mua một ngôi nhà tại thành phố nhỏ Chappaqua, bang New York.

Còn ở Anh, cứ ông nào lên làm thủ tướng thì dời về số 10 phố Downing ở thủ đô London. Hết nhiệm kỳ hoặc mất chức lập tức phải dọn đi. Có lần, thủ tướng mới dọn đồ về ở trong khi người tiền nhiệm còn đang tất bật chằng buộc chăn đệm, vali chuẩn bị rời đi.

Tội nghiệp các quan ở cơ quan quản lý!

Đó là chuyện ở nước ngoài, càng làm lớn người ta càng minh bạch và luôn đặt lòng tự trọng trước danh dự của mình. Nhìn thấy các quan chức nước người mà chán cho nước mình. Lòng tự trọng đi chơi vắng đâu mất tiêu rồi. Và các cơ quan quản lý nhà quan ở VN cũng mua lấy sự vất vả vào mình, nguyên cái việc chạy đi tìm nhà cho quan về hưu thuê đã mướt mồ hôi rồi còn làm được việc gì nữa. Gặp quan ủng oẳng như ông Nghiêm nay chấp thuận nhà này, mai yêu cầu thuê chỗ khác mới chịu ở còn phải “điều đình, trao đổi” toát mồ hôi. Tội nghiệp! Dân è cổ đóng thuế nuôi các quan “vờn” nhau chơi.

Thật ra thì tại khu nhà công vụ của Chính phủ ở nhiều nơi cũng đang gặp tình trạng “lùng bùng” như thế. Như khu Hoàng Cầu (ngõ 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, Hà Nội), có 59 cán bộ nghỉ hưu ở nhà công vụ, song chỉ 11 người làm thủ tục trả nhà. Thế cho nên dư luận đặt câu hỏi “Còn biết bao ông Nghiên, ông Truyền khác?”.

Đàn anh lì lợm nên đàn em “học hỏi”. Mới nhất lại là chuyện của Phó chủ tịch tỉnh lấn chiếm 400 m2 đất công và mới hơn là chuyện Tướng công an xây biệt thự ‘lụi’. Xin kể chuyện quan phó chủ tịch trước.

Vừa mới nghỉ hưu hồi tháng 11-2014 đã lấn chiếm đất công

Ông Hà Hòa Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc mới nghỉ hưu từ 1-11-2014 vừa qua đã bị phát hiện lấn chiếm đất công gần 400 m2 và xây dựng biệt thự có tiếng ở Thành Phố Vĩnh Yên.

Đáng chú ý, tổ công tác cho biết quá trình lập hồ sơ xử lý đã gặp vướng mắc khi có 3 gia đình dân lấn chiếm ra khu vực đất của dự án, gồm: ông Phùng Quốc Huy lấn 27,6 m2; ông Nguyễn Trường Tiến lấn 53,6 m2; ông Hà Hòa Bình lấn 399,2 m2. Trường hợp ông Hà Hòa Bình (khu phố Vĩnh Thịnh 4, phường Tích Sơn) khiến người dân địa phương và chính quyền địa phương chú ý hơn cả, bởi ông Bình là phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa mới nghỉ hưu từ ngày 1-11 vừa qua.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 04-bi_t-th_-nhc3a0-c3b4ng-hc3a0-hc3b2a-bc3acnh-phc3b3-ch_-t_ch-ubnd-t_nh-vinh-phc3bac
Biệt thự nhà ông Hà Hòa Bình,
Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Theo xác minh của UBND phường Tích Sơn, trên diện tích lấn chiếm gần 400 m2, gia đình ông Hà Hòa Bình đã cho xây dựng một lầu ngũ giác để ngắm cảnh, một dãy tường gạch kiên cố dài hàng trăm m, nhiều cây cảnh… Khu nhà có tường gạch xây bao quanh đang trong giai đoạn hoàn thiện dài 112,32 m (cao 1,8m, có 42 trụ cao 2m), 2 trụ cổng có mái lợp ngói,…

Vụ này có nhiếu chi tiết lằng nhằng giữa 3 anh em ông phó chủ tịch. Nhưng tựu chung vẫn là sự lấn chiếm đất công.

Ông Nguyễn Duy Báu, Phó chủ tịch UBND Tích Sơn tiết lộ: “Khi triển khai dự án thì họ mới lấn chiếm. Do dự án không làm đồng loạt nên có khi họ tổ chức xây dựng lấn chiếm vào buổi trưa, buổi tối nên phường không ngăn chặn được hết”.

Rõ ràng ông Báu đã cố tình che giấu sự thật, Việc ông Bình công khai lấn đất công rồi xây dựng trên đất đã tách thửa rõ ràng là có sự thiếu trách nhiệm từ chính quyền và cơ quan chức năng ở TP Vĩnh Yên. Bởi công trình xây dựng lớn như thế, giữa thanh thiên bạch nhật như thế chứ có phải cây kim cọng chỉ trong bọc đâu mà khó thấy? Cần biết dân TP Vĩnh Yên chỉ cần đổ đống cát, vài trăm viên gạch sửa cái nhà dột cũng đã có cán bộ đến “hốt” ngay. Sau đó ông Bình lại đổ tội cho con trai làm chứ ông không hề biết. Rõ ràng là cả 2 ông lớn đều quanh co đổ tội cho con, đúng là thứ chuyện khôi hài ấu trĩ, đáng xấu hổ

Đến tướng công an xây biệt thự “lụi”

Nguyên giám đốc Công an (vừa nghỉ hưu tháng 9-2014) tỉnh Quảng Nam là Thiếu tướng Phan Như Thạch từ khi đương chức đã xây biệt thự tráng lệ không phép ngay bìa rừng Nam Hải Vân nhưng không bị xử lý rốt ráo làm dân phẫn nộ. Người dân càng phẫn nộ hơn khi nhà của công nhân từng trồng rừng Nam Hải Vân (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) và người dân cơi nới thì bị các cơ quan chức năng buộc tháo dỡ, cấm xây dựng.

Khu biệt thự hoành tráng của tướng Thạch ở đường vào Suối Lương, rộng 17.750 m2. Khuôn viên biệt thự này được xây bờ tường cao ngút, bên trong công nhân đang thi công biệt thự, nhà rường, nhà cổ… cùng các kiến trúc khác. Khu vực biệt thự này được thi công nhiều năm nay nhưng vẫn chưa xong. Xe chở đất cát, gỗ, vật liệu xây dựng vẫn liên tục ra vào.

Đại tá Thái Thanh Hùng, đại biểu HĐND TP Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Đà Nẵng, nhận định: “Cái này nếu làm không xin phép thì phải xử lý theo pháp luật”. Ông Hùng cho biết tại khu vực của tướng Thạch xây dựng biệt thự có trường hợp ông Nguyễn Như Tiến chỉ làm nhà tranh thôi nhưng báo, đài lên tiếng rồi bị tháo dỡ. “Ông Tiến làm thế thì bắt tháo dỡ, còn giờ anh làm to thế mà không tháo dỡ”. Cũng theo ông Hùng, cử tri sẽ thắc mắc là họ lấy tiền đâu ra mà xây biệt thự to thế.

Chưa hết, ngoài khu đất biệt thự này, gia đình tướng Thạch mua gom giấy tay nhiều hecta đất lâm nghiệp từ các gia đình dân trồng rừng Nam Hải Vân, nằm gần Hạt kiểm lâm quận Liên Chiểu (thuộc Chi cục kiểm lâm TP Đà Nẵng). Theo cơ quan chức năng quận Liên Chiểu thì khu đất này gia đình tướng Thạch bán lại cho đại gia tên Quang, chuyên khai thác vàng ở tỉnh Quảng Nam. Hiện khu đất này đã mọc lên một quần thể biệt thự, nhà sàn, nhà rường cổ… cùng các công trình nguy nga khác có giá trên 100 tỉ đồng. Quần thể này cũng bị cơ quan chức năng nhiều lần lập biên bản vì xây không phép, lấn đất rừng đặc dụng Nam Hải Vân. Tuy nhiên, đến nay quần thể biệt thự đã được xây kín, tường rào bao quanh cao tới khoảng 3 m và bao bọc bởi dây thép gai như biệt phủ. Hiện hằng ngày có hàng chục công nhân cưa xẻ, đục đẽo, xây dựng, xe chở vật liệu nườm nượp ra vào. Cả quần thể biệt thự được xây dựng liên tục nhiều năm nay nhưng vẫn chưa xong, mọc lên tại khu vực dân còn nghèo khó khiến người dân choáng ngợp.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 06-toc3a0n-c_nh-bi_t-th_-xc3a2y-d_ng-e2809cl_ie2809d-c_a-tu_ng-th_ch
Toàn cảnh biệt thự xây dựng “lụi” của tướng Thạch.

Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, cho biết: “Đã mời tướng Thạch làm việc nhiều lần!” nhưng cũng chẳng giải quyết được gì. Ngoài ra, theo ông phó chủ tịch quận thì vì tướng Thạch là em phó bí thư Đà Nẵng (?!)

Trong khi đó, ông Huỳnh Đức Thắng (Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Liên Chiểu) khẳng định: “Hiện tại các hộ dân tại khu vực đó sử dụng đất nhưng không có hợp đồng giao đất, kể cả ông Thạch. Nếu là đất rừng thì phải cấp, giao đất còn trường hợp này là ông Thạch tự tung tự tác. Không có nhà nào là đất ở hết. Mà cũng không được cấp luôn. Chúng tôi không thể giải quyết cấp sổ được vì ở khu vực đó không có ai có hợp đồng giao đất hết. Đất ở đây từ trước đến nay không chuyển đổi, không cấp phép”.

Bất hợp tác, địa phương bó tay

Ông Nguyễn Xuân Hoài, Đội trưởng Đội Quy tắc đô thị quận Liên Chiểu, thì lắc đầu: “Khi chúng tôi đi kiểm tra nhà ông Thạch, thợ ở trong đó nhiều nhưng kêu cửa không ai mở. Gọi chỉ thấy có chó chạy ra thôi. Phường có lập biên bản, anh em chúng tôi hỗ trợ. Vô kiểm tra, nhà đó xây dựng không phép thì buộc phải tháo dỡ nhưng họ đâu có hợp tác. Họ không đưa bất cứ một giấy tờ gì, mời ổng lên làm việc nhiều lần nhưng cũng không được”.

Câu chuyện dài kiểu “nhân dân tự vận” này vẫn chưa có hồi kết. Chưa biết chính quyền địa phương sẽ giải quyết ra sao khi quan to về hưu nhưng còn vô số quyền hành “ngầm” đứng sau lưng. Thôi thì nhân dân ráng chờ vậy.

Tham nhũng đất đai không còn là chuyện lạ nhưng tham nhũng đất đai kiểu Bình Phước thì quả đúng là lạ, đáng được ghi vào kỉ lục Guiness.

Xà xẻo đất rừng ban phát cho quan chức

Qua hai ba đời chủ tịch, rừng tự nhiên của Bình Phước từ chỗ có tới 127.800ha đã tụt xuống còn 58.600ha hiện nay. Tức lá mất biến luôn quá nửa 69.200ha. Vậy đất “chạy” đi đàng nào?

Số là, năm bảy năm về trước, lãnh đạo ở địa phương này đã từng có nghị quyết hẳn hoi về việc ban phát đất rừng cho các quan chức cấp tỉnh. Thực chất đó là một sự chia chác, xẻ đất rừng cho cá nhân sử dụng, mà ở đây là rừng phòng hộ Tà Thiết (huyện Lộc Ninh) có vị trí đắc địa về mặt giao thông, nằm ven trục quốc lộ 13, cách thị xã Bình Long không xa. Toàn là những mảnh đất hái ra tiền.

Những ai được ưu ái đặc biệt như vậy?

Xin thưa, họ là những cán bộ cao cấp của tỉnh như viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, trưởng phòng tổ chức – hành chính Văn phòng UBND tỉnh, phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc VN tỉnh, trưởng Ban văn hóa – xã hội HĐND tỉnh, phó chánh Thanh tra tỉnh; là các cán bộ thuộc Tổ chức Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Sở Kế hoạch – đầu tư, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh…

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 05-_-nh_ng-lc3b4-d_t-r_ng-du_c-l_y-tr_ng-cao-su-th_-nc3a0y-v_n-cc3b2n-d_u-tc3adch-c_a-nh_ng-cc3a2y-c_-th_-khi-xua-b_-ch_t-b_-ch_-cc3b2n-tro-g_
Ở những lô đất rừng được các quan lấy trồng cao su thế này vẫn còn dấu tích của những cây cổ thụ khi xưa bị chặt bỏ chỉ còn trơ gốc
(ảnh chụp tháng 10-2014 tại rừng phòng hộ Tà Thiết, huyện Lộc Ninh)

Họ không phải là đối tượng cần đất để mưu sinh như 8000 gia đình dân nghèo rớt mùng tơi của tỉnh đang khát đất như khát nước.

Kì lạ hơn, trong danh sách cấp phát còn có cả vợ con của lãnh đạo: vợ quyền chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, vợ giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, vợ giám đốc, phó giám đốc Sở NN&PTNT, con nguyên chủ tịch UBND tỉnh…

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 07-khu-v_c-qu_n-th_-bi_t-th_-nhc3a0-sc3a0n-g_-c_a-tu_ng-th_ch-bc3a1n-cho-d_i-gia-tc3aan-quang
Khu vực quần thể biệt thự, nhà sàn gỗ của
tướng Thạch bán cho đại gia tên Quang.

Chả trách, trong vòng 10 năm, qua hai ba đời chủ tịch, rừng tự nhiên của Bình Phước từ chỗ có tới 127.800ha đã tụt xuống còn 58.600ha hiện nay.

Hơn một nửa diện tích rừng đã biến mất. Liệu cái nửa non còn lại còn tồn tại được bao lâu khi mà các vị lãnh đạo địa phương tiếp tục vin vào những “căn cứ pháp lý hai năm rõ mười” và tính “hợp hiến hợp pháp” kì lạ theo kiểu “phép vua thua lệ làng” để xà xẻo?

Còn nhiều chuyện “cướp đất kỳ lạ” hơn nữa, kỳ sau tôi tường thuật cùng bạn đọc.

Văn Quang
Về Đầu Trang Go down
vudinh
Khách viếng thăm




Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeSun Feb 22, 2015 12:51 am


Những biến tướng của năm cũ


Văn Quang – Viết từ Sài Gòn


Năm cũ vừa đi qua, bước sang năm mới, hãy nhìn lại quãng đường vừa đi qua để có thể tiếp tục một chặng đường dài mới với những ngày tháng đáng sống hơn. Ở nước nào cũng có quá nhiều chuyện để nói. Với một quốc gia như Việt Nam, tình hình Biển Đông chưa bao giờ êm ả, với một xã hội ngày rối rắm hệt như dòng xe cộ chen chúc giữa đại lộ lúc nào tai họa cũng có thể xảy đến thì những gì của năm cũ 2014 càng nhiều chuyện đáng nói hơn.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 04

Vụ sập đường hầm tại Lâm Đồng

Có hai việc được người dân đồng tình, đó là việc cứu thoát 12 người thợ bị sập hầm gần như bị chôn sống đã được các “cơ quan chức năng” cứu thoát. Việc thứ hai là truy quét, gom góp các thành phần bất hảo, nghiện ngập, lang thang cướp giật và bọn chăn dắt trẻ ăn xin tại TP Sài Gòn đưa vào cơ sở xã hội . Hy vọng bộ mặt thành phố sẽ sáng sủa hơn. Du khách sẽ không còn hoảng hồn “một đi không trở lại”.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 03

Nghiện ma túy, hai cô gái tên Thào và Thúy cướp dây chuyền bị bắt


Nhưng những chuyện đáng nói nhất lại là thứ chuyện cũ như trái đất, thậm chí cứ nói đến là người ta kêu ầm lên “Biết rồi, khổ lắm nói mãi” như cụ cố Hồng than vãn trong “Số Đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Tuy vậy, có chán cũng phải nói, bởi trái đất có quay thì mọi thứ đều thay đổi. Khi thì nó “biến tướng” lẫn lộn trắng đen, khi thì nó bất ngờ xuất hiện như vụ giàn giáo đường sắt Cát Linh – Hà Đông bỗng dưng đổ cái ào xuống đầu xe taxi khiến bốn người chết hụt. Chuyện từ trên trời rơi xuống nhưng tất cả lại do chính con người làm ra. Đó là những thứ được kể là tai nạn và người ta thích đổ cho tại đất yếu, tại trời cao chứ không phải tại lương tâm con người tha hóa, chỉ nghĩ đến vơ vét, không biết đến tính mạng của người dân.
Thôi thì hãy cho đó là tai nạn. Nhưng còn những thứ không thể đổ cho ai được, không phải do “địch phá hoại” mà là do chính các quan phá hoại, làm quan càng lớn sự phá hoại càng cao. Đó chính là “kẻ nội thù” nguy hiểm nhất lâu nay vẫn sống hiên ngang trong lòng đất nước.

Thưa bạn, đó là bệnh tham nhũng. Quả thật tôi không muốn nhắc tới đề tài “mòn mỏi” này nữa nhưng nó có nhiều biến tướng cần phải chỉ rõ mới có chút hy vọng le lói chữa thứ bệnh “ngộ độc mãn tính” này được. Con siêu vi đã đã đến độ lờn thuốc, kháng thuốc, phải có thuốc đặc trị. Thuốc nào đây? Xin thưa ngay đó là thứ thuốc có từ trong tâm, trong đạo đức và lối sống của mỗi người.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Chongthamnhung1

Tham nhũng ở Việt Nam trong 3 năm qua có tính chất ổn định


Trong buổi “tọa đàm” cuối năm vào ngày 9 tháng 12 vừa qua Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho rằng tham nhũng ở Việt Nam trong 3 năm qua (2012-2014) có tính chất ổn định.
Quả thật người dân khó lòng hiểu nổi “tham nhũng ổn định” có nghĩa là như thế nào. Có lẽ đó là một lối nói văn hoa, dịu dàng quá xá nên nó hơi… bị khó hiểu. “Ổn định”, có thể hiểu là tham nhũng bớt rồi nên lòng dân ổn định cũng như các bác sĩ trả lời sức khỏe của 12 nạn nhân bị sập hầm được cứu thoát nay đã ổn định.
Có lẽ tại tôi dốt nên đọc báo mãi mới hiểu ra là ngài Tổng thanh tra muốn nói “ba năm nay tham nhũng của VN không tiến cũng không lùi, nó cứ đứng im một chỗ”. Tức là theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) vừa công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng 2014 (CPI 2014) cho thấy điểm số CPI của Việt Nam trong 3 năm liên tiếp (2012-2014) không thay đổi, tham nhũng trong khu vực công vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia. Nói rõ ra là “vấn đề nghiêm trọng của quốc gia” vẫn đứng sững (như thế gọi là ổn định đấy các cụ ạ). Tôi dốt thật, có thế mà cũng không biết.

Có biến chuyển rõ rệt


Nhưng chiều 29-12, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng họp phiên thứ 6 dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trưởng ban chỉ đạo.
Thay mặt ban chỉ đạo, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, phó trưởng ban chỉ đạo, trình bày báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng chống tham nhũng năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2015 của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng có những biến chuyển mới và trong 137.984 cuộc thanh tra, kiểm tra, phát hiện 33 vụ tham nhũng, 52 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng. Tình trạng các bị cáo phạm tội tham nhũng được tòa án áp dụng hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cho hưởng án treo trong năm 2014 giảm đáng kể so với năm 2013 và các năm trước (chỉ còn 21.3% so với 31.2% năm 2013). Và ban chỉ đạo có biện pháp chống tham nhũng vặt, chỉ đạo các tỉnh tích cực xem xét các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, chuyển sang cơ quan điều tra, thực hiện tốt hơn nữa cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành.
Như thế là có biến chuyển chứ không phải nó “ổn định”. Những biến chuyển đó có kiểu mới, cũng có kiểu cũ. Như kiểu “hối lộ tình dục” lần đầu tiên xuất hiện, tuy chưa tóm được vụ nào song đã được công nhận có hiện tượng này. Hoặc có đề nghị thêm vào luật tội tham nhũng nhà cửa đất đai.
Có kiểu cũ biến tướng khá nhiều, có thể kể tạm vài kiểu sau đây (theo VietnamNet ngày 27-12-2014).

Biến tướng như thế nào

Nếu như trước đây, nói tới tham nhũng, tới chuyện ăn tiền, ăn hối lộ, người ta thường tập trung vào lĩnh vực kinh tế. Giờ đây, tham nhũng ở bất kể ngành nào.
Nếu trước đây tham nhũng thường chỉ tập trung các dự án trong nước, giờ nó tiếp tục có … quan hệ quốc tế.
Nếu trước đây tham nhũng chỉ thuần túy chuyện tiền bạc, giờ đây, tham nhũng có gương mặt tô son trát phấn với khái niệm “hối lộ tình dục”.
Nếu trước đây tham nhũng có gương mặt của những kẻ dính líu nhiều tới kinh tế, bạc tiền, giờ đây nó xuất đầu lộ diện với gương mặt đầy đặc quyền- đặc lợi, có quyền sinh quyền sát.
Nếu trước đây tham nhũng khiến con người ta nghĩ tới lượng tiền bạc, giờ đây diện mạo tham nhũng khủng và công khai hơn nhiều- đó là đất đai nhà cửa, biệt thự, trang trại…
Nếu trước đây, tham nhũng có thể chỉ là cá nhân, giờ đây, tham nhũng mang tinh thần … tập thể, gọi một cách mỹ miều là “lợi ích nhóm”.
Nếu trước đây, tham nhũng thường tham ở những lĩnh vực lớn, giờ đây tham nhũng có thêm một tính cách bé mọn gọi là “tham nhũng vặt”.
Và cho dù với rất nhiều giải pháp, từ vật chất – kê khai tài sản, tới tinh thần- học tập đạo đức liêm khiết; phê và tự phê, tới những giải pháp mạnh- các đoàn kiểm tra, thanh tra liên tiếp các bộ, ngành, các lĩnh vực, tham nhũng vẫn dửng dưng … ngự trị, được tạc khắc trong lòng những kẻ tham.
Tại cuộc tiếp xúc các cử tri Quận 04, TP Sài Gòn, người đứng đầu đất nước đã phải chua xót và lo ngại: Tham nhũng, về kinh tế thì gây thiệt hại, về chính trị thì làm dân mất lòng tin. Tham nhũng đến nỗi buộc người dân phải thốt ra những lời đau lòng! (NLĐ, ngày 02/12). Còn Bí thư Thành ủy TP Sài Gòn – đã phải gọi thẳng bản chất và hậu quả tàn khốc của tham nhũng là tội ác.
Người đứng đầu đất nước đã “chạm” đến được cái hậu quả tàn khốc nhất mà loại “giặc nội xâm” này để lại, chính là sự mất niềm tin của người dân.
Bạo bệnh tham nhũng trầm trọng đến mức phá hủy cả niềm tin người dân, phá hủy cả nhân cách, phẩm chất của không ít quan chức có chức quyền, phá hủy cả môi trường xã hội cần phát triển lành mạnh.

Chỉ có 1 phần triệu vị kê khai tài sản không trung thực


Con số mà đại diện Thanh tra chính phủ (TTCP) nêu ra trong báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của UB Tư pháp sáng ngày 15/9 rằng: Trong số gần 01 triệu trường hợp (chính xác là hơn 944. 425 người) đã kê khai tài sản thu nhập, chỉ có 05 người thuộc diện kê khai phải xác minh, và chỉ duy nhất… 01 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực. Tính theo con số phần trăm, số không trung thực chỉ có 1/1,000,000.
Điều này lại rất trái ngược với nhận định của Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng: Tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích (VnExpress, ngày 16/9). Mặt khác, khi bị phát hiện thì trong thực tế, chỉ có 10% tài sản tham nhũng được thu hồi, 90% đã… kịp “di tản”. Đó là nhận xét của đại diện một ngành nội chính.
Bạn đọc nghĩ gì về con số này? Kê khai tài sản bây giờ trở nên quá khó khăn rồi. Cần phải có biện pháp chặt chẽ hơn kể cả từ luật pháp đến việc kiểm tra giám sát. Làm sao kiểm soát được những của cải hối lộ ấy đã chuyển cho ai và chuyển đi đâu. Nhà nước hay đúng hơn nhân dân đành mất trắng.
Nếu cứ kê khai tài sản theo quy định hiện nay xét cho cùng, chỉ mang ý nghĩa kê khai có tính “giấy tờ”, không có ý nghĩa của sự bạch hóa nguồn gốc. Đặt sự kê khai trong bối cảnh này, thì sự kê khai đó liệu có giá trị trung thực? Hay rút cục, cũng chỉ là “bệnh hình thức”. Cần phải có biện pháp mới.
Đó là đôi điều rất quan trọng về những căn bệnh trầm kha của năm cũ. Muốn có thuốc đặc trị chữa thứ bệnh từ trong nội tâm con người cần phải được giáo dục ngay từ thuở ấu thơ, đó là giáo dục học đường. Ở nước nào cũng vậy, giáo dục làm nên bộ mặt xã hội hiện tại và tương lai. Giáo dục thế nào thì con người của đất nước đó như thế. Sự tiến bộ hay sa đọa của xã hội cũng bắt nguồn từ giáo dục. Hãy nhìn qua vài căn bệnh của giáo dục tại VN.

Bạo lực học đường và những vụ tự tử vì tình

Cuộc khảo sát trên 496 học sinh (HS) tại tám trường THCS và THPT ở TP Quy Nhơn (Bình Định) do ThS Đinh Anh Tuấn (ĐH Quy Nhơn) thực hiện gần đây cho biết có 66.3% HS từng bị bạn học nói xấu, đe dọa; 2.2% HS bị bạn dùng hung khí tấn công. Khi chứng kiến bạo lực học đường (BLHĐ), 53.5% HS tỏ ra bàng quan (30,9% HS chọn cách bỏ đi nơi khác, 22.6% HS đứng xem); chỉ 17.8% HS can thiệp nhưng ở mức độ vừa phải. Những số liệu trên được đưa ra tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp ngăn chặn BLHĐ trong trường phổ thông” do Viện Nghiên cứu Giáo dục của ĐH Sư phạm TP. Sài Gòn tổ chức sáng 24-12-2014.
Trong khi đó Bộ Giáo Dục VN vẫn đứng ngoài cuộc tưởng như chẳng có trách nhiệm gì, vậy thì cũng như 53.5% học sinh “mackeno” với bạo lực học đường thôi.
Đã từng có rất nhiều clip, video tung lên mạng với những hình ảnh vô cùng bất nhẫn, khi chứng kiến các bạn trai hay bạn gái xông vào nhau đấm đá túi bụi, chửi bới thóa mạ tục tĩu nhiều em đã hô hào, cổ vũ, quay phim, chụp ảnh như đang xem một thú vui trên hè phố.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 08
Hai toán học sinh xông vào đánh nhau tơi tả, chẳng ai can ngăn

Một số vụ bạo lực học đường gần đây

- Ngày 9-11, một clip nữ sinh đánh nhau được tung lên mạng YouTube gây phẫn nộ trong dư luận. Do ghen tuông, một nữ sinh đã dùng gậy phang vào đầu bạn nữ kia kèm theo những cú đấm đá, giật tóc. Trong clip, rất đông HS đứng theo dõi, chụp ảnh mà không có sự can ngăn nào. Được biết hai nữ sinh này đang học lớp 11 tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Bất Bạt (Hà Nội). Nhà trường đã xác minh, yêu cầu hai HS này viết kiểm điểm.
- Sáng 3-11, tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Võ Thị Sáu (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk), em LHĐ và em PCB (HS lớp 9D) xảy ra mâu thuẫn, xô xát. B. rút dao giấu trong cặp đâm Đ. một nhát vào cổ. Khi Đ. bỏ chạy, B. đuổi theo đâm thêm một nhát vào lưng. Đ. được nhà trường đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong.
- Cuối tháng 10-2014, tại Trường THCS Minh Khai (phường Trường Thi, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), trong giờ giải lao, hai học sinh lớp 8 là LAT và TQA (cùng 13 tuổi) xảy ra mâu thuẫn. LAT rút dao thủ trong người đâm bạn trọng thương.
- Ngày 1-4-2014, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip cảnh một nữ sinh bị nhóm bạn nữ đánh hội đồng dã man và lột nội y ngay giữa phố. Những nữ sinh này vẫn còn đang khoác trên mình bộ đồng phục. Vụ việc sau đó được xác minh đây là các nữ sinh Trường THPT Bãi Cháy (Quảng Ninh). Nguyên nhân của sự việc trên chỉ vì trêu chọc nhau.
- Chỉ vì nghi ngờ bạn giựt người yêu, ngày 22-12 vừa qua nữ sinh B. đã cùng 4 cô bạn lớp 12, Trường THPT Phan Đình Phùng và Trường THPT Thành Sen – Hà Tĩnh lên “kế hoạch” đánh ghen để “dằn mặt” “tình địch” trong khách sạn. Sự việc kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ. Chỉ tới khi thấy T. không còn sức kháng cự, máu ra nhiều, nhóm nữ sinh mới dừng tay. Nữ sinh T. đã phải vào bệnh viện trong tình trạng đa chấn thương.
Chỉ cần nhìn qua những vụ “uýnh lộn” này, bạn đã thất nạn bạo lực ở các trường học tại VN như thế nào rồi.

Giáo dục đạo đức bị bỏ ngỏ


Bà Lê Thị Thảo (Trưởng phòng Công tác HSSV của Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk) bày tỏ sự đau lòng khi dẫn chứng hai vụ bạo lực trong HS dẫn đến hai em tử vong xảy ra trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Đáng chú ý có một HS mới học lớp 6 tử vong khi đánh nhau với một HS lớp 5. Việc trẻ hóa và mức độ nguy hiểm của tình trạng bạo lực khiến ngành giáo dục tỉnh này không khỏi bất bình khi chưa có giải pháp cụ thể.
Cũng theo bà Thảo, phía Bộ Giáo dục Đào tạo (GD&ĐT) cũng chưa thật sự coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh sinh viên (HSSV). Bộ liên tục tổ chức rất nhiều hội nghị, hội thảo nhưng đều bàn về chuyên môn như thi cử, phương pháp giảng dạy… còn giáo dục đạo đức lại bỏ ngỏ.
Cùng chung nhận định này, ông Phạm Hữu Khương (Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận) cũng cho rằng hành vi bạo lực của HS ngoài nhà trường ngày càng nhiều là hệ quả từ giáo dục mà ra. Dường như giáo dục đạo đức trong trường đang bị hỏng ở đâu đó, nội dung ít, thời lượng hạn hẹp. “Cái mà HS phải đạt được khi còn ngồi trên ghế nhà trường không phải là văn hóa mà là đạo đức làm người nên phải đầu tư dạy người hơn”.
Giáo dục đạo đức cho HS-SV là vấn đề xã hội rất quan tâm. Bởi theo ý kiến của nhiều người, đạo đức HS-SV hiện đã và đang xuống cấp với mức độ đáng báo động.
Thế nên từ Hội thảo về chủ đề “Giáo dục đạo đức cho HS-SV”, chúng ta nên quyết liệt thay đổi cách dạy và đánh giá những môn học liên quan đến đạo đức. Bởi, như Einstein: “Giáo dục nhồi nhét tất yếu sẽ dẫn tới sự nông cạn và thiếu văn hóa”.

Liên tục tự tử vì tình


Hai tháng qua có hơn chục vụ tự tử vì tình của các bạn trẻ. Nhiều thanh niên tìm tới cái chết mặc cho người yêu đứng trước mặt hết lời van xin. Chỉ trong 20 ngày – 3 vụ tự tử trước mặt người yêu.
“Nhảy cầu tự tử”, “tự tử trước mặt người yêu”… là cụm từ không còn lạ trong thời gian gần đây. Như hôm 10/11 vừa qua, sau cuộc nói chuyện ngắn với bạn gái trên cầu Sài Gòn 2 (TP. Sài Gòn), nam sinh viên bất ngờ trèo qua lan can rồi nhảy xuống sông tự tử. Nạn nhân được xác định là là một thanh niên 23 tuổi (quê Quảng Nam), sinh viên năm 3 một trường ĐH ở TP. Sài Gòn.
Cũng chưa đầy nửa tháng sau, 26/11, sau khi nói chuyện với bạn gái trên cầu Hóa An (TP. Biên Hòa, Đồng Nai), nam sinh 17 tuổi đã leo lên lan can nhảy xuống sông Đồng Nai. Cô gái hô hoán nhờ người giúp đỡ nhưng người thanh niên đã bị nước cuốn trôi.
Hơn một tuần sau, ngày 4/12, tại cầu Đồng Nai (TP. Biên Hòa) đôi nam nữ dừng xe trên cầu nói chuyện. Một lúc sau, cô gái bất ngờ nhảy xuống sông. Nam thanh niên nhảy theo cứu, đồng thời hô hoán mọi người biết nhưng bất thành.
Chuyện khác, cô gái 18 tuổi khóc xin người yêu đừng nhảy cầu. Mặc dù người yêu khóc lóc van xin thảm thiết nhưng Tuấn vẫn leo lên thành cầu rồi gieo mình xuống dòng nước xiết. Suốt đêm, cô gái đứng trên cầu gào khóc, gọi tên người yêu.
Không chỉ tự tử trước mặt người yêu, trong tháng 11 và 12 vừa qua, còn có nhiều vụ “Nữ sinh viên tự tử cùng người yêu trong khách sạn” tại Thái Nguyên, “Đôi tình nhân trẻ uống thuốc độc tự tử vì mối tình tay ba” tại Cần Thơ, hoặc “Thiếu nữ nhảy cầu vì mâu thuẫn với bạn trai” (TP. Sài Gòn)… khiến nhiều người đau xót.
Gần đây nhất, đôi bạn trẻ mới học lớp 10 ở Nghệ An đã cùng nhau thắt cổ tự tử khiến gia đình, địa phương bàng hoàng. Bị ngăn cấm tình cảm, hai học sinh ôm nhau thắt cổ tự tử. Sáng sớm gia đình và người thân đi tìm thì phát hiện Tuấn và Trang ôm nhau chết bằng tư thế thắt cổ tại ngôi nhà hoang trong rừng.

Bước sang năm 2015 còn ổn định không?


Những hình ảnh trên đây quả là một hồi chuông báo nguy cho toàn thể cộng đồng. Hậu quả của việc bỏ quên đạo đức trong việc giảng dạy, chỉ biết nhồi sọ, ăn gian nói dối trong cuộc sống hai mặt diễn ra hàng ngày trước mặt các em, đã hình thành một xã hội đi ngược lại với truyền thống luân lý, con người trở nên ích kỷ. Bên cạnh đó đời sống của một số “đại gia, tiểu thư công tử” xài sang đã gợi lòng thèm muốn và phân chia thứ hạng giàu nghèo “nhất bên trọng nhất bên khinh” – người giàu được ưu đãi kính trọng, người nghèo bị chèn ép, coi thường – khiến ngay từ khi còn nhỏ đã nhiễm máu tham muốn làm giàu bằng mọi cách. Thế thì đừng hỏi tại sao tham nhũng vẫn cứ “ổn định” từ 3 năm nay không có thuốc chữa. Bước sang năm 2015 chẳng biết nó còn “ổn định” không?

Văn Quang
(2 tháng Một, 2015)
Về Đầu Trang Go down
vudinh
Khách viếng thăm




Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeFri Feb 27, 2015 3:33 pm

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 10686687_952831568068339_332732470682757642_n

Tết Việt Nam; văn hóa Cộng sản

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 11024711_1584479225126138_3526625374961869262_n


Hoang Lan Moc Chau (Danlambao) - Không phải đến tết người ta mới thấy tình trạng văn hóa suy đồi của nước Việt Nam do đảng cộng sản lãnh đạo, nhưng tết đến là lúc trong xã hội nổi bật nhất những hiện tượng vô văn hóa rất đáng xấu hổ.

Không nói về cái vô văn hóa kiểu cướp hoa, vặt cành đào giữa thủ đô mà người ta gọi là ngàn năm văn vật đáng tự hào của nước CHXHCNVN, chuyện đó không xảy ra nữa vì nó lập đi lập lại đến buồn nôn đến nỗi chính quyền Hà Nội dù muốn khoe mẽ cũng không còn dám mở hội chợ hoa.

Không nói về chuyện du xuân, hành hương các đền, phủ, chùa chiền chen đẩy chặt chém, đem cả đầu heo, gà, bia, tiền lẻ dúi vào tay Phât.

Không nói về chuyện chém lợn mà đám rước hai ông ỉn có cờ tổ quốc dẫn đầu, ẻo lả trong tay một cựu chiến binh huy chương đầy ngực, đi không vững và ảnh bác Hồ mặt mũi phổng phao hồng hào được cho chứng kiến hai con lợn trong cũi. Buồn cười thấy hai mắt 'bác' hau háu, miệng tủm tỉm hào hứng sắp được chứng kiến màn chém giết hai 'ông' nằm trong 2 cái cũi sắt méo mó, luộm thuộm. Bác chắc hả hê thỏa mãn cơn khát khi con cháu nhúng những đồng tiền mang hình bác vào đống máu lợn bê bết dưới đất gọi là lấy khước. Cũng chẳng nói đến chuyện đánh nhau giành của lễ tế ở hội Gióng, hay như chuyện BBC mới đưa tin đã có hơn 6.200 người phải nhập viện do đánh nhau, và ít nhất 15 người tử vong trong dịp Tết vừa qua.(1)

Những chuyện đó người ta dễ đổ tội cho trình độ dân trí thấp. Thôi thì xem trình độ vua, quan trí cao đến thế nào.

Chuyện thứ nhất hoàng thượng Trương Tấn Sang thả cá chép xuống kênh Tàu Hũ.(2) mấy ngày sau, ngài lại thả cá chép tại chùa Trấn Quốc.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật TTS


Từ xưa tới nay chưa nghe thả cá chép là phong tục cổ truyền của dân tộc, cầu mong quốc thái dân an, đất nước vững bước trên con đường hội nhập phát triển. Trương Hoàng thượng thả cá chép trước ngày Táo quân về trời, chắc ngài nghĩ như dân gian rằng đó là cách hối lộ Táo quân để các Táo trình tấu tốt với Ngọc Hoàng cho ngài. Thôi thì mê tín dị đoan kiểu này cũng xí xóa bỏ qua được, nhưng nhìn cách ngài đổ mấy con cá xuống sông thì cực kỳ vô văn hóa. Từ trên cao, ngài đổ thau cá xuống nước, nước văng tung tóe lên đến mặt hai vợ chồng ngài, trông không khác gì bọn quăng thả cá phóng sinh trên sông Hồng, ở đó bọn cá tội nghiệp bị thả từ trên cao vỡ bong bóng, trôi lờ đờ xuống vào tay bọn giăng lưới phía dưới.

Cũng dịp này, ông đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius, cùng gia đình tới Hồ Tây thả cá chép tiễn ông Táo về trời theo phong tục Việt Nam.(3)

Người Mỹ chẳng biết mà cũng chẳng tin ông công ông Táo. Chuyện ông Ted Osius làm chẳng ai lạ gì là chuyện.. của ông đại sứ, nhưng cách thức làm thì rất văn hóa. Ông ta ngồi sát xuống bờ hồ, nhẹ nhàng thả đàn cá xuống mặt nước. Viết đến đây tôi lại nhớ một ngài cực to trong đảng đã phát biểu có ý chửi xéo trí thức VNCH: "Bọn Mỹ chỉ văn minh thôi chứ không có văn hóa".

Tiện đây xin nhắc ngài đại sứ nhớ, nếu ông về Mỹ thả cá chép loại này xuống bất cứ vùng nước nào, ông sẽ bị phạt rất nặng.

Chuyện thứ hai là chuyện Hà Nội tổ chức khai bút đầu xuân.(4)

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Khaibut


Theo lệ cách đây đã hai năm, sáng 23/2, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ khai bút đầu xuân tại đình thờ nhà giáo Chu Văn An ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Buổi lễ có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng cùng Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, lãnh đạo huyện Thanh Trì cùng lãnh đạo ngành GD-ĐT thủ đô và đông đảo người dân trong khu vực.
Trong lể khai bút các ngài lãnh đạo đã mong mỏi cho cả dân tộc Đức-Trí-Học-Thành-Nhân. Điều tuyệt diệu là các vị lãnh đạo đó đã chứng minh và dậy được ngay cho các con cháu như sau:

Đức, ăn ở ngay chính đàng hoàng: Các ngài quyền cao chức trọng, văn hóa đầy mình đã viết tô trên những chữ viết sẵn như học trò lớp mẫu giáo tập tô màu. Trong Nam học trò gọi là cọp dê.

Trí: sáng tạo, như lời ông Trần Quốc Chí, Phó Chủ nhiệm CLB thư pháp UNESCO Việt Nam: “Đây không phải chữ viết sẵn, chỉ là bản phác thảo. Các đại biểu là người không biết hoặc chưa từng cầm bút lông bao giờ. Do đó, ban tổ chức đã có ý tưởng viết bằng chì mờ đi, sau đó các đại biểu viết theo để nét cho chuẩn, đều nhau và đẹp”.

Học: Các lãnh đạo học tô màu rất chuẩn, như ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội: “Khai bút đầu xuân là việc làm rất có ý nghĩa và là năm thứ 2 ngành giáo dục Hà Nội tổ chức. Việc viết chữ cũng đã được tập luyện kĩ. Nhưng để chữ thật mẫu mực thì vẫn cần có một chữ mẫu thật đẹp”.

Tất cả các loại Trí-Đức-Học như vậy tạo Thành cái loại Nhân nào hẳn ai cũng biết.

Thôi thì tặng bài thơ Khai bút của Tam Nguyên Yên Đổ cho từ vua tới quan triều đình nhà Sản

Ngày xuân răn con cháu.
Tuổi thêm thêm được tóc râu phờ,
Nay đã năm mươi có lẻ ba.
Sách vở ích gì cho buổi ấy,
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
Xuân về ngày loạn càng lơ láo,
Người gặp khi cùng cũng ngất ngơ.
Lẩn thẩn lấy chi đền tấc bóng,
Sao còn đàn hát mãi say sưa?"

Hoang Lan Moc Chau
danlambaovn.blogspot.com
______________________________________

Chú thích:

(1) http://www. bbc. co. uk/vietnamese/vietnam/2015/02/150225_danh_nhau_ngay_tet
(2) http://kienthuc. net. vn/doc-30s/chu-tich-nuoc-va-phu-nhan-tha-ca-chep-tren-song-sai-gon-454459. html?p=5
(3) http://vietbao. vn/Xa-hoi/Dai-su-My-tha-ca-chep-o-Ho-Tay-trong-ngay-Tao-Quan/410740374/157/
(4) http://vnexpress. net/tin-tuc/giao-duc/ha-noi-to-chuc-khai-but-dau-xuan-3149737. html

ĐMCS (Địt Mẹ Cộng sản / Fuck Communism) - Nah
https://www.youtube.com/watch?v=xnWxFIH4_dE


Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Images?q=tbn:ANd9GcSXBR6Z0JKxdb0doM8pVZXjgDnIQ_oX7ocvI-vba7tWe7pqhegi
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật HCM-tammau
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Chem_lon2
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Danh_nhau_zing_9
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeFri Mar 06, 2015 4:28 pm


Cướp có văn hóa và văn hóa cướp XHCN


Thu, 03/05/2015
nguyenhuuvinh
http://www.rfavietnam.com/node/2483

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật DanhnhauoDenGiong_0

 
Kinh hoàng cướp trong lễ hội

Mới đây, sau vụ cướp "lộc thánh" tại đền Gióng thuộc Hà Nội kinh hoàng bởi hàng chục thanh niên với thanh gỗ dài thẳng cánh choảng nhau bạt mạng mà báo chí đưa cả video lẫn hình ảnh, thì ông Phó ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long tuyên bố rằng đó là "Cướp có văn hóa". Sau trận "cướp có văn hóa" này, báo chí cho biết nhiều người phải vào bệnh viện.

Ngay sau đó là cướp lộc trong lễ phát ấn đền Trần ở Nam Định. Báo VietnamNet cho biết: "Đến 23h30 phút, ngay sau thời khắc khai ấn của các bô lão dòng tộc họ Trần tại phường Lộc Vượng - TP Nam Định, hàng ngàn người dân, khách hành hương đã đổ xô vào cung Thiên Trường chen nhau giành lộc đức Thánh Trần. Một cảnh tượng xô đẩy hỗn loạn đã diễn ra khiến nhiều người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em bị mắc kẹt".

Ở đây không bàn đến việc những vở bi hài kịch cứ diễn đi diễn lại đầy bạo lực hàng năm đã làm nhiều người phải lo ngại về tính bạo lực của một số lễ hội và sự bát nháo của các lễ hội ngày nay. Vấn đề này, chúng tôi đã nói đến trong bài viết trước đây. Ở đây, chúng ta bàn đến một khái niệm, định nghĩa mà Phó ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long gọi là "Cướp có văn hóa".

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật HoiGiong

Sự hình thành thói quen cướp bóc trong xã hội Cộng sản Việt Nam

"Cướp", theo Từ điển tiếng Việt, trong các nghĩa của động từ này, có 2 nghĩa gắn liền với vật chất như sau: - Lấy cái quý giá của người khác bằng vũ lực hoặc thủ đoạn. Hoặc: Tranh lấy, giành lấy một cách trắng trợn ỷ vào một thế hơn nào đó.

Như vậy, cũng theo Từ điển Tiếng Việt, thì trong từ cướp, không có định nghĩa nào có khái niệm "văn hóa" hoặc đồng nghĩa với cái gọi là văn hóa. Bởi theo nguyên tắc đạo đức xã hội Việt Nam ngàn đời nay - trước khi có Cộng sản - cướp chưa bao giờ được gắn liền hoặc được coi như một hành động có văn hóa.

Kể từ khi người Cộng sản giành phần thắng bằng việc cướp chính quyền năm 1945, hành vi cướp ở Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, một thời kỳ mới. Đặc biệt, những năm gần đây, văn hóa cướp đã có những nét đặc trưng mới mang danh nhà nước. Và đến nay, hình thành một khái niệm "cướp có văn hóa".

Thực ra, trên thực tế, một nhà nước được hình thành bằng cách cướp chính quyền, tồn tại và hành động dựa trên cơ sở của một chủ nghĩa lấy bạo lưc, cướp bóc làm động lực và lẽ sống, thì chuyện cướp trở thành nề nếp, thành văn hóa không có gì là lạ.

Trước hết, với cái gọi là "Ba cuộc cách mạng được tiến hành song song" để nhằm đưa đất nước đến một cái mơ hồ viển vông là Chủ nghĩa cộng sản - mà thực chất là kiếm chác tiền của, tài nguyên cho một nhóm người mang danh Cộng sản - Ở đó, cuộc "cách mạng quan hệ sản xuất" thực chất là một cuộc trấn cướp vĩ đại.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Caicachruongdat

Điển hình là cuộc Cải cách ruộng đất được tiến hành những năm 50 của thế kỷ trước mà nỗi kinh hoàng còn đến tận hôm nay và di họa thì còn đến mãi mai sau. Trong biến cố đó, tất cả tư liệu sản xuất của những người nông dân ưu tú, có kinh nghiệm làm ăn và làm giàu đa bị cướp đoạt và phá hoại. Thậm chí những người đã nuôi nấng Cộng sản đã bị đưa ra giết thịt để làm lễ tế trong cái gọi là "cách mạng về quan hệ sản xuất" theo lý thuyết của Chủ nghĩa Mác - Lenin và Chủ nghĩa Quốc tế vô sản.

Thế rồi, việc đưa quân vào miền Nam Việt Nam để tiến hành cái gọi là "giải phóng miền Nam" - cuộc chiến giữa hai ý thức hệ Cộng sản và tư bản chủ nghĩa. Hậu quả là hàng triệu người đã chết, đất nước nằm trọn dưới sự cai trị của những người Cộng sản. Hậu quả là một đất nước từng được chính Hồ Chí Minh ca ngợi là "Ở vào xứ nóng, khí hậu tốt. Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu. Nhân dân dũng cảm và cần kiệm"... đến ngày hôm nay lãnh thổ nằm dưới gót giày quân xâm lược, tài nguyên, khoáng sản đã khai thách triệt để, bán đổ, bán tháo, bán sạch cho nước ngoài, công dân đua nhau đi làm thuê, làm nô lệ, chấp nhận cho bọn "chó săn đế quốc" - theo định nghĩa của đảng CSVN"- bóc lột sức lao động. Đó cũng là hành động "cướp". Họ đã cướp đi quyền được tự quyết, được tự lựa chọn con đường ấm no, độc lập và hạnh phúc cho đất nước của những người dân Việt Nam.

Thế rồi, cũng chính khi những người cộng sản vứt bỏ không thương tiếc chiếc áo vô sản để tập trung tư liệu, nguồn lực sản xuất vào tay đảng phái mình, thì tất cả những miếng mồi, những lời nói, chính sách từ lý luận đến thực tiễn đã bị vứt bỏ. Họ sáng tác ra mớ lý luận về "đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh" hoặc "Vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lenin" để gom tất cả những tài sản đất đai, tài nguyên của đất nước vào tay mình. Để thực hiện những điều đó, không có cách nào hơn, họ lại sử dụng động tác "Cướp".

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật NhaNongducmanh

Không chỉ là đất đai, tài nguyên của người dân, đã bị đảng thẳng tay cướp đoạt bằng các Quyết định, chính sách, dự án... Tất cả, sự thua thiệt, bị cướp đoạt chính là người dân mà quyền con người của họ cũng đã bị Đảng ngang nhiên tự xưng vĩ đại, sáng suốt, giành quyền lãnh đạo... để cướp đoạt không thương tiếc.

Không chỉ là những người nông dân, những nhà tư sản, mà tất cả các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo đều bị cướp nặng nề. Các cơ sở tôn giáo, thờ tự bị cướp để chia chác, để bán hoặc ít nhất là phá hoại, quyền tự do có niềm tin, tín ngưỡng bị cướp trắng trợn bởi chủ nghĩa vô thần được làm nền tảng xã hội. Dù ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của họ năm 1946 và trên môi miệng những kẻ truyên truyền thì "Nhà nước luôn đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân và nơi thờ tự được luật pháp bảo hộ". Chính nhà nước cộng sản dùng đúng định nghĩa: Lấy cái quý giá của người khác bằng vũ lực hoặc thủ đoạn. Hoặc: Tranh lấy, giành lấy một cách trắng trợn ỷ vào một thế hơn nào đó" - từ tay tôn giáo vào tay mình. Thực chất, không thể nói gì hơn, đó là hành động cướp.

Cướp trở thành "văn hóa"(!)


Hiện tượng "Cướp" đã diễn ra trên mọi mặt, trong mọi giai đoạn, mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp xã hội. Nó cứ diễn đi, diễn lại ngang nhiên, được thực hiện trên thực tế, được hỗ trợ bởi lý thuyết, chủ nghĩa vô sản bạo lực, được thực hiện bởi đội quân "Còn đảng, còn mình"... thì dần dần đã trở nên bình thường trong xã hội.

Và khi mọi việc trở nên bình thường trong xã hội thì nó thành nếp nghĩ, nếp sống, thành nếp sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.

Từ chỗ cha ông ta chỉ dạy "Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan" cho đến lúc xã hội hỗn loạn. Còn nhớ, trước phiên tòa xử một thanh niên chặt tay cô gái để cướp xe ga, người nhà gào thét chửi bới cô gái rằng: Ai bảo mày mang vàng bạc và đi xe ga đẹp làm chi cho nó chặt". Xã hội đã đến lúc buộc phải sống chung với... cướp.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật CSGTcuopduong

Không chỉ là kẻ cướp của, giết người man rợ như Lê Văn Luyện đã không còn lạ lùng ghê tởm với xã hội, mà những tiếng hò reo, cổ vũ tên tội đồ này của lớp trẻ, đã trở thành một hiện tượng riêng có ở thời Cộng sản.

Bởi, ngay cấp độ nhà nước, công quyền, người ta không chỉ cướp đất đai, quyền lực, chính quyền, mà ngày nay còn sản sinh ra những trò đốn mạt như cướp "vòng hoa tang", cướp phá những lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ chống xâm lăng... dưới sự tổ chức và bảo kê của công an, nhà nước.

Thế rồi, nó trở thành nét "văn hóa" của người Việt dưới thời Cộng sản tự lúc nào không hay.

Thời xa xưa, cha ông ta đã nói đến những hành động "cướp" với những sự khinh bỉ và ghê tởm, ngày nay, người Cộng sản coi là "văn hóa".

Ngày xưa, cha ông ta sống dưới chế độ phong kiến thối nát và lạc hậu, cả cộng đồng họp lại, bàn bạc thống nhất cách chống cướp. Thời Cộng sản, cướp trở nên phổ biến đến mức không có cách nào chống đỡ, bởi thuộc chính sách, luật pháp cộng sản đặt ra.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật DamtangConDaubipha


Và đất nước bốn ngàn năm, có lẽ chưa bao giờ chứng kiến hàng đoàn, hàng lũ, từng làng, từng xã, khắp cả nước người dân biến thành dân oan đi khiếu kiện trùng trùng điệp điệp hết năm này qua năm khác, hết đời cha sang đời con.

Đó chính là hậu quả của chính sách "cướp có văn hóa".

Và không chỉ là cướp có văn hóa, mà còn là cướp có chính sách, luật pháp và nhà nước hẳn hoi.

Hà Nội, ngày 5/3/2015
J.B Nguyễn Hữu Vinh


Về Đầu Trang Go down
ledung
Khách viếng thăm




Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeWed Mar 11, 2015 11:05 am


‘Cướp có văn hóa’ và ‘tham có… văn hóa’


TuanVietNam
Kỳ Duyên
07-03-2015

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật H152

Cướp lộc gây hỗn chiến ở lễ hội đền Gióng

Chúng ta ồn ào về sự cướp có văn hóa của các lễ hội vinh danh và tưởng niệm quá khứ, nhưng thực ra, cả Thánh thần, và  nước Việt đều đang nửa cười nửa mếu vì lòng tham có văn hóa của người Việt hiện đại.

Mùa xuân là mùa của lễ hội. Và vì vậy đến thời điểm này, lễ hội vẫn cứ cờ quạt, kèn trống tưng bừng trên các… trang báo. Có điều, khi sự phẫn nộ bất bình về các hủ tục nhân danh lễ hội văn hóa như chém lợn (Bắc Ninh), đập đầu trâu đến chết (Phú Thọ) vừa lắng xuống, thì bỗng nổi lên một phát ngôn ấn tượng, khiến dư  luận XH được dịp Mua vui cũng được một vàitrống canh (Nguyễn Du).

“Cướp có văn hóa”


Mà mua vui là phải, làm sao không vui được, khi tại cuộc họp giao ban báo chí chiều ngày 3/3, vị đại diện HN khẳng định chắc như đinh đóng cột, hiện tượng cướp giò hoa tre, cướp trầu cau trong Lễ hội Đền Gióng, mà báo chí phê phán, không phải là cướp. Theo ông, đây là cướp có văn hóa, cướp trong tục lệ. Vấn đề ở đây là cướp có có sự nỗ lực của cá nhân mới có được chứ không phải tự nhiên mà lộc thánh đến với mình (VietNamNet, 3/3).

Từ xưa đến nay, cướp được hiểu là hành động dùng vũ lực để chiếm đoạt cái không thuộc sở hữu của mình. Đúng là trong tục lệ truyền thống, người ta vẫn có tục cướp hoa tre, cướp trầu cau. Nhưng những hình ảnh trên các báo đưa tin Lễ hội đền Gióng năm nay, với gậy nhọn, với các thế võ song phi, lao vào nhau ẩu đả, thì quả thật khó có thể gọi là cướp theo tục lệ ngày xửa ngày xưa. Chỉ có thể gọi là cướp theo phong cách…. ngày nảy ngày nay.

Thế nên trước đó, ngày 1/3, báo Dân trí đã có bài viết với câu hỏi thẳng thắn “Sao không dám nhìn thẳng vào sự thật?”, phủ nhận những ý kiến bênh vực cho lễ hội này của một số quan chức có trách nhiệm. Trong khi  Gs Ngô Đức Thịnh,Thành viên Hội đồng Di sản Quốc gia cho rằng: Đó là sự lợi dụng truyền thống để thỏa mãn lòng tham và cuồng vọng cá nhân, chứ không có chút gì là văn hóa (VOV, ngày 2/3).

Vậy thì ai đúng, ai sai? Cùng là hành vi “cướp” để giành hoa tre, giành trầu cau, nhưng con mắt của báo chí, của nhà nghiên cứu nhận chân ra, đó là sự biến tướng của hành vi lễ hội xa xưa, là hành động cướp giật, ẩu đả, thỏa mãn lòng tham, không chút gì là văn hóa. Còn dưới con mắt mơ màng của vị đại diện nọ, hành vi đó được khoác cái áo ngôn từ đẹp đẽ- cướp có văn hóa.

Khái niệm này ngay lập tức đã được ứng dụng trong đời sống dân gian như một phát hiện thú vị, một khái niệm lạ của văn hóa. Thậm chí mới đây, một tờ báo còn đề nghị đưa khái niệm cóvăn hóa vào… tội cướp (?)

Cũng ngay lập tức, có một lễ hội không biết có nên coi là minh họa cho khái niệm cướp có văn hóa hay không. Đó là Hội phết Hiền quan (huyện Tam Nông- Phú Thọ). Phú Thọ cũng là nơi có lễ hội- hủ tục “nổi tiếng” đập đầu trâu đến chết, khiến cộng đồng kinh sợ, bất bình, nay tiếp tục nổi tiếng với Hội phết Hiền quan. Bởi sự tranh cướp đầy bạo lực quanh quả Phết, mà tương truyền, ai cướp được quả Phết, không chỉ họ, cả gia đình, làng xóm đều gặp may mắn cả năm.

Với niềm tin đầy tín ngưỡng như thế, để gặp vận may, hàng nghìn thanh niên dự lễ đã không quản ngại tung ra mọi miếng võ để cướp Phết.

Võ chưa đủ mạnh, có người rút luôn que gỗ vót nhọn tấn công đồng loại. Không kém miếng, người khác rút luôn thắt lưng ẩu đả. Và đương nhiên máu đã đổ.

Không biết quả Phết về tay ai, và người đó có may mắn không. Nhưng gần nghìn người còn lại tham gia một cuộc cướp có văn hóa đã không lấy gì làm may mắn lắm, khi người ngất xỉu, người chảy máu đầu. Cũng chưa biết sự hận thù có nảy sinh tiếp theo với những kẻ đã đổ máu để giành lấy sự … không may mắn? Trong thời buổi, người ta có thể đánh nhau, thậm chí giết nhau chỉ vì một cái nhìn “đểu”.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật H153

Không biết các quan chức có trách nhiệm của Hà Nội, Phú Thọ khi nhìn những hình ảnh trong hội cướp hoa tre, cướp trầu cau, cướp Phết sẽ nhận định thế nào? Chả lẽ cùng là cướp trong lễ hội, cùng trong một môi trường XH thời kim tiền, cùng cộng đồng dân cư Việt, nơi này là cướp có văn hóa, nơi kia lại cướp thiếu văn hóa?

Nhưng điều này mới là quan trọng, liệu các quan chức ngành văn hóa, quản lý chính quyền địa phương có nhận ra một điều- từ lâu, không ít các lễ hội văn hóa đã thực sự biến tướng theo hướng, để gặt hái may mắn, người ta không ngần ngại hung hãn dùng bạo lực. Cái hành vi cướp theo tập tục lễ hội xa xưa đã lùi dần, nhường cho hành vi cướp mang tâm lý XH ích kỷ, trục lợi, hung hãn của thời hiện đại. Điều đó báo chí, dư luận XH nhìn ra rất rõ và ai cũng hiểu. Chỉ tâm lý thành tích chủ nghĩa, thói háo danh, sợ trách nhiệm của các vị cố tình … không hiểu.

Vì thế mới có khái niệm cướp có văn hóa, một khái niệm đã khiến cho người Việt nào cũng … toét miệng, mà không biết là nên cười hay mếu?

Mặt khác bên cạnh đó, có một lễ hội văn hóa rất hay, nhưng đọc kỹ, nghĩ kỹ những gì báo chí đưa mấy ngày nay, thì tuy không hề có bạo lực, mà chỉ có những lời thề đẹp đẽ, xét cho cùng, cách tổ chức và hiệu quả của nó lại rất phản văn hóa. Vì lễ hội này đã bị con người thực hiện không đúng với bản chất truyền thống đạo lễ. Dù cho người dân thực sự cung kính, thực sự thật lòng. Đó là lễ hội Minh Thề.

Sau nhiều năm bị gián đoạn, lễ hội Minh Thề được phục dựng lại từ năm 2003 đến nay tại chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng). Lễ hội Minh Thề (còn gọi là Minh Thệ), là lễ thề của những người làm quan thể hiện tâm nguyện của mình. Một lời thề truyền thống, tựa như lời thề Hippocrates trong ngành y: Ai dùng của công vào việc công, xin thần linh ủng hộ; ai lấy của công về làm của tư, cầu thần linh đả tử. Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt.

Vậy nhưng, suốt chục năm nay, từ khi lễ hội được phục dựng, chỉ có những thường dân đóng… giả làm quan hô vang lời thề, tuyệt nhiên không một vị quan nào. Chuyện tưởng đùa mà thật! Người phải thề thì không thề. Người không phải thề lại thề. Chẳng hiểu các bậc thần linh hiển thánh có chấp nhận lời thề của các “quan giả” hay không? Còn các vị quan chức, thấy mình giống như trong thành ngữ dân gian Thề cá trê chui ống nên né tránh?


Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật H154

Chủ lễ Phạm Phú Oanh và các bồi lễ tại lễ hội Minh Thề. Ảnh: Laodong

Hóa ra, không phải trước pháp luật, trước tổ chức, mà là trước Thánh thần bí ẩn,  tâm địa con người mới là nơi bộc lộ rõ nhất. Ít nhất các quan chức ở cái Hội Minh Thề đó cũng còn biết sợ, không dám nói dối Thánh thần. Cho dù, cũng hơi thẹn với dân.

Thế nên người viết bài cũng xin thề rằng, tham nhũng còn là căn bệnh phải trăm phương cứu chữa!

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Chongthamnhung1

Và “tham cũng có văn hóa”?


Cướp có văn hóa, thì tham cũng có văn hóa? Nhưng đúng vậy. Vì cái tham ở đây không giống các hiện tượng cướp ồn ào, hung hãn ở các lễ hội biến tướng, mà nó rất nho nhã, lịch thiệp. Đó là cái tham ở các dự án ODA được báo chí đề cập cách đây không lâu.

Hội nghị “Tăng cường quản trị thúc đẩy phát triển tại VN” do Bộ KH & ĐT phối hợp với Ngân Hàng Thế giới (WB) tổ chức trước Tết âm lịch, đã đưa ra những thông tin khiến bạn đọc phải giật mình. Tại hội nghị này, nhiều chuyên gia đánh giá, vấn đề tiêu cực, gian lận, tham nhũng trong các dự án ODA đang là thực trạng đáng lo ngại đối với các cơ quan quản lý của VN cũng như của các nhà tài trợ (VTC News, ngày 20/1)

Thật ra, dù ít dù nhiều tham có văn hóa đã được cảnh báo tại các phiên họp của kỳ họp QH cuối năm 2014. Nhất là các hiện tượng vi phạm ODA lớn lại chỉ do nước ngoài phát hiện.

Công bằng mà nói, không ai có thể phủ nhận những tiến triển và hiệu quả thực tế của các dự án ODA. Bởi 20 năm qua, nước Việt thực sự đã rất nỗ lực trong việc thu hút nguồn vốn vay ưu đãi từ nước ngoài, với gần 78 tỷ USD, bình quân 03 tỷ USD/năm.

Tuy nhiên những vụ án, vụ việc có dính líu tới các dự án tài trợ của ODA, như PU 18, Đại lộ Đông- Tây, vụ nghi vấn tiêu cực Dự án Danida (Đan Mạch) và vụ JTC của ngành đường sắt gần đây (chưa có kết luận) cũng đã gây chấn động cả XH. Lòng tham tối mắt đã khiến những kẻ tham nhũng coi thanh danh quốc gia chả là… cái đinh gì!

Trước đó, tháng 7/2014, người đứng đầu CP đã phải ký Quyết định phê duyệt kế hoạch cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển ODA, vốn ưu đãi thời kỳ 2014- 2015. Thực chất là tăng cường tính minh bạch trong sử dụng vốn vay ODA.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật H155

Ảnh: Lê Quân

Vậy nhưng tại hội nghị mới đây, ông Anders Hjorth Agerskov, Văn phòng Phó CT phụ trách liêm chính của WB cho biết, VN vẫn đứng thứ 02 trong danh sách khách hàng của WB ở khu vực Đông Á- Thái Bình Dương có khiếu nại về tính liêm chính, chỉ sau Indonesia. Cũng theo ông này cho biết, tổng số lời khiếu nại là 189, với tổng giá trị các dự án có khiếu nại tương đương 11,3 tỷ USD. Các ngành có khiếu nại nhiều nhất là giao thông, cấp nước, nông nghiệp và năng lượng.

Chẳng cần đến các chuyên gia kinh tế, tài chính am hiểu vấn đề, cũng có thể nhìn ra những nguyên nhân căn cốt của các hiện tượng tham có văn hóa ở các dự án ODA, gắn với đặc điểm XH của nước Việt mang tính khá đặc thù. Điều này đã đem đến những hệ lụy tai hại.

Không biết, có bao nhiêu dự án không treo bộ “tứ bình”: Hậu duệ, tiền tệ, quan hệ, trí tuệ? Lâu nay, trong dân gian có một tổng kết “đắc nhân tâm”- muốn có ăn, phải có dự án. Trong khi hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng, có trách nhiệm quản lý lại vốn rất lỏng lẻo.

Đó là nhận thức ngự trị lưu cữu trong tâm lý số đông, nhất là quan chức quản lý các địa phương khi cho rằng, đầu tư các dự án ODA là loại “viện trợ không hoàn lại”.  Thứ tư duy “ỉ lại” này từ thời bao cấp lại được o bế, và không chịu bye bye, nên các dự án luôn hấp dẫn như cái bánh ngọt trong cơn khát kiếm… hoa hồng. Mà không nghĩ rằng, như ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính- Ngân sách của QH cho hay, trong ODA chỉ có một tỉ lệ nhỏ là viện trợ không hoàn lại. Trước kia khoảng 14-15% nhưng gần đây tỉ lệ này giảm xuống. Số còn lại là vốn vay lãi suất thấp.

Mà cho dù lãi suất vay ưu đãi thấp, thì đó vẫn không phải là thứ tiền để người ta có quyền khoắng tay trong bị.

Chưa nói đến việc, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, hiện tượng tham có văn hóa này sẽ dẫn đến sự mất niềm tin ngay chính các quốc gia đầu tư. Bởi đó cũng là tiền thuế của người dân các quốc gia đóng cho chính phủ họ.

Làm sao để cái hiện tượng tham có văn hóa bị ngăn chặn, xử lý thích đáng?

Chỉ có tăng cường công khai, minh bạch, gắn với quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động các dự án. Nhưng làm thế nào để giải pháp đó thành hiện thực, trong cái cơ chế quản lý trách nhiệm tập thể, rút cục, chẳng có ai phải chịu trách nhiệm đây?

Mặt khác, có ý kiến cho rằng, các dự án ODA chỉ nên đầu tư hạ tầng cơ sở, không nên đầu tư từ A đến Z, sẽ tạo rất nhiều sơ hở để hoa hồng có thể mọc… lung tung bất cứ khoản nào.

Cướp có văn hóa và tham có văn hóa. Nếu so sánh cả hai loại “văn hóa” đó, thì hóa ra, cái tham, tuy không bạo lực như cái cướp, mà trông nó còn rất lịch lãm, trí thức, rất văn hóa, rút cục đáng sợ hơn cái cướp rất nhiều.  Nó làm thất thoát tài lực, tệ hại hơn nữa, làm thất thoát cả… thể diện, danh dự quốc gia, một thứ cướp có văn hóa “cao thủ”.

Ngày xuân, chúng ta ồn ào về sự cướp có văn hóa của các lễ hội vinh danh và tưởng niệm quá khứ, nhưng thực ra, cả Thánh thần, và  nước Việt đang nửa cười nửa mếu vì lòng tham của người Việt hiện đại.


Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Chong_tham_nhung_-_ba_bui-7
Về Đầu Trang Go down
minhle
Khách viếng thăm




Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeSun Apr 12, 2015 1:01 pm

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Images?q=tbn:ANd9GcTH6HCY6G_r_1G9a8HBb4Lf_Uy-GQKmA5a7-0ApNgSvimdmhAsA

Thịt chó, bia và tranh ấn đền Trần... chuyện thường thôi!

Đặng Hoàng Giang -

Đừng chê bai hay chế nhạo người dân nữa tội nghiệp. Chỉ còn mỗi quán thịt chó và quán bia là những nơi mà người dân có thể vui vẻ bên nhau và trú ẩn chốc lát trước một cuộc sống đầy bất trắc.

    Giết 5 triệu con chó mỗi năm: Cứ ăn thoải mái đi

    Ăn nhậu Việt Nam: 5 triệu con chó và 3 tỷ lít bia
    Giết 5 triệu con chó/năm: Thế giới khiếp Việt Nam

Từ bao giờ người Việt có thói quen lấy khoái cảm từ việc tự xỉ vả bản thân? Đã mấy hôm nay, người ta chuyền tay nhau các con số 3 tỉ lít bia, 5 triệu con chó, và 500.000 ấn đền Trần được tiêu thụ trong một năm như những minh chứng hùng hồn cho sự bệ rạc và xuống dốc của người Việt. Chúng ta đang tự mô tả mình như một cộng đồng chỉ quẩn quanh dọc ba cạnh của hình tam giác mà ba đỉnh là quán bia, đền chùa và quán thịt chó (mà trong đó cạnh nối quán bia và quán thịt chó là được lưu thông nhiều nhất).

Tôi muốn kêu gọi: chúng ta hãy bình tĩnh. Chúng ta có thể không thông minh như người Do Thái, không chăm chỉ như người Nhật Bản, hay không xinh đẹp như (đàn ông) Ả rập, nhưng chúng ta đâu có đến nỗi nào. Đề nghị tất cả ngồi xuống, chúng ta sẽ lần lượt làm rõ từng chuyện.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 20140224141029-thitcho

Đề nghị tất cả ngồi xuống, chúng ta sẽ lần lượt làm rõ từng chuyện... Ảnh: NLD

3 tỉ lít bia

Theo con số của các nhà sản xuất bia thì người Việt tiêu thụ 3 tỉ lít bia một năm, hay bình quân 33 lít trên một đầu người. Vậy là mỗi tuần, mỗi người uống chừng 0.6 lít bia. Tôi không cho rằng đây là con số gây sốc. Tất nhiên, có người có thể lý luận là phải bỏ ra ngoài phép tính này trẻ em, người già, phụ nữ vân vân. Nhưng kể cả như vậy, suy ra, mỗi người đàn ông Việt cũng chỉ uống cỡ 1.2 lít bia, hay là hơn hai cốc vại một chút, một tuần. Một con số khiêm tốn. Bạn không tin ư? Xin thưa, tửu lượng này tương đương với mức độ của Ý (là những người mà ta biết là ngoài bia ra uống khá nhiều rượu vang). Mà Ý lại chỉ bằng một nửa của Brazil. Mà Brazil lại chỉ bằng hai phần ba của Úc. Nói cách khác, người Úc uống bia nhiều gấp 3 lần người Việt.

Quán quân thế giới là những người Tiệp Khắc anh em, năm 2012 họ tiêu thụ 160 lít bia mỗi người, thêm bớt mấy cốc không thành vấn đề. Lại có một số người lý luận là thể tích của người châu Âu to hơn nên họ có thể uống nhiều hơn trước khi bị lú lẫn. Nhưng ngược lại, ta phải nhớ là ở xứ lạnh không ra mồ hôi như Tiệp Khắc thì 160 lít của họ sẽ gần với 180-200 lít hơn, còn 33 lít ở ta thì thực ra chỉ còn 20 lít vì mùa hè nó túa ra theo lỗ chân lông hết, vả lại bia hơi vỉa hè thì làm sao mà đo được lượng cồn với Pilsner Urquell. Có thể tranh luận nhiều hơn, nhưng tóm lại, chúng ta không có gì phải băn khoăn ở đây.

5 triệu con chó

Bây giờ sang chuyện 5 triệu con chó bị đưa lên bàn ăn hàng năm ở Việt Nam (theo nguồn tin của tờ báo Anh The Guardian). Vấn đề này cần phân tích công phu hơn một chút. Người ta ăn chó ở Cameroon, Ghana, Nigeria, và không những ở những nước "lạc hậu" này, mà còn ở Canada (với điều kiện con chó phải bị giết với sự có mặt của một thanh tra liên bang), Thailand, Nhật Bản, và tất nhiên, ở Hàn Quốc.

Chúng ta hãy dừng lại ở đất nước này. Mỗi năm người Hàn xếp lên đĩa khoảng 8.500 tấn thịt chó. Gỉa định rằng mỗi con chó nặng trên dưới 10 kg, số lượng thịt này sẽ tương đương với khoảng 850.000 con chó. Công nhận rằng chưa thấm tháp gì, nhưng ta phải lưu ý là dân số Hàn Quốc chỉ là 50 triệu. Như vậy, nếu dân số tương đương với Việt Nam, lượng chó đi vào bếp ở Hàn Quốc sẽ là hơn 1,5 triệu con. Vẫn còn là thấp hơn nhiều so với con số 5 triệu của ta.

Nhưng, và bây giờ các bạn hãy bám chắc vào mép bàn hay thành ghế để khỏi ngã: mỗi năm, người ta dùng thêm 93.600 tấn, tức là hơn 9 triệu chú cẩu nữa, để sản xuất ra một loại nước lên men tên là Gaesoju, nôm na là rượu chó, mà người Hàn Quốc thề là rất tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là để "điều hoà tiêu hoá", và nhất là "sau khi có phẫu thuật". Vị chi tổng cộng là 11 triệu con chó, cho cả ăn lẫn uống. Không rõ vì sao người Hàn lại bị nhiều phẫu thuật như vậy.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 20140224140255--uploads-tuanphong-2013-2-24-phat-an-4

Cảnh tượng năm nào cũng diễn ra tại đền Trần. Ảnh VNE

500.000 ấn đền Trần

Khác với bên trên, trong chuyện ấn đền Trần thì chúng ta không có điều kiện làm các so sánh quốc tế với độ tin cậy cao. Tuy nhiên con số nửa triệu là khá ấn tượng, và cộng với các loại ấn của các đền khác nhau trong cả nước, cũng như các lễ lạt chùa chiền khác nữa thì về mặt thống kê có thể nói trung bình gia đình nào cũng có người đầu năm đến nhang khói nhờ thánh thần phù hộ. Câu hỏi được nhiều người đặt ra ở đây là vì sao bây giờ người Việt lại nhờ cậy tới thần linh nhiều như vậy.

Theo các nhà xã hội học, người ta càng có nhu cầu bám vào các thế lực siêu nhiên khi cuộc sống của người ta càng bấp bênh, bất an, ngoài vòng kiểm soát. Nói một cách khác, khi xã hội không có thượng tôn pháp luật, không đem lại cho người dân an sinh, cảm giác an toàn, chắc chắn, được che chở, bảo vệ, thì người ta phải nương tới cửa thánh thần.

Chẳng ngoài vòng kiểm soát hay sao nếu như bạn không chắc là miếng đất có sổ đỏ của bạn, hay cái đầm cá bạn vẫn canh tác hàng chục năm nay, tới sáng mai liệu có còn thuộc về bạn, hãy đã nằm trong dự án của một đại gia nào đó rồi. Rõ là bạn muốn khấn bái để các thánh giúp bạn không bị trượt chân ngã đúng lúc đang ở trong đồn công an, đập gáy vào dùi cui mà thiệt mạng chứ.  Để các thần trao cho đứa bé sơ sinh trong gia đình bạn sức đề kháng chống cự lại với vắc-xin bệnh viện được bảo quản đúng quy trình chứ. Để bà Chúa Thượng ngàn cho năm nay mưa thuận gió hoà để cái đập thuỷ điện lơ lửng bên trên đầu bạn không xả lũ đúng quy trình chứ.

Những cái "quy trình" mà lúc nào cũng đúng đấy, nó cứ lừng lững mà tiến như xe lu, cán bẹp mọi thân phận không may dính phải nó, người ta biết nhờ vào ai mà tránh nếu như không vái tứ phương.

Nhưng còn một cái bấp bênh cuối cùng nữa, đó là không rõ các thánh thần có còn tai mà nghe tiếng cầu khẩn của dân hay không. Đằng trước hàng chục nghìn dân đen nhốn nháo, quần áo nhếch nhác, chen chúc nhau trước cửa đền Trần là mấy hàng quan chức, trang nghiêm trong những bộ comple đen trịnh trọng, như đang ở một cuộc họp trung ương. Họ trò chuyện và hứa hẹn gì với Đức thánh Trần, sẽ chẳng ai biết được. Nhưng gì thì gì, ở chỗ linh thiêng này cũng như nơi trần tục, quan phải xong thì mới tới lượt dân.

Cho nên các bạn ơi, đừng có chê bai hay chế nhạo người dân nữa mà tội nghiệp họ. Cuối cùng, chỉ còn mỗi quán thịt chó và quán bia là những nơi mà người dân có thể vui vẻ bên nhau và trú ẩn chốc lát trước một cuộc sống đầy bất trắc.

Nguồn: Tuần VietNam.net


Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Images?q=tbn:ANd9GcT8SZxO-OR6stoYy7xlcvS79lidFEd1mTM2dQYjgQs0y0HaVHtm
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 11024711_1584479225126138_3526625374961869262_n
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật H1179
Về Đầu Trang Go down
vudinh
Khách viếng thăm




Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeWed Aug 12, 2015 12:37 am

 
Cộng sản Việt Nam và văn hóa của dân tộc Việt


Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Vanhoacongsan-danlambao



Nguyễn Lương Tuyền MD (Danlambao) - Chế độ cộng sản tại Việt Nam (CSVN) được Hồ Chí Minh (một cán bộ của cộng sản Quốc Tế) và đám đệ tử trong Đông Dương Cộng Sản Đảng - cánh tay nối dài của phong trào cộng sản quốc tế - du nhập vào Việt Nam vào những năm 30's của thế kỷ 20. Với chiêu bài lường gạt "kháng chiến, dành độc lập", Hồ Chí Minh và các đồng chí của y đã đưa toàn thể dân tộc vào quĩ đạo cộng sản sau 2 cuộc chiến tàn khốc: 1946-1954 ở Miền Bắc và 1959-1975 tại Miền Nam. Hơn 3 triệu người đã chết trong 2 cuộc chiến này; hàng triệu người đã phải bỏ quê hương ra đi tỵ nạn tại hầu hết các nước tự do trên thế giới. Đó là một cuộc lường gạt khổng lồ - lường gạt dân tộc Việt, lường gạt cả thế giới - có một không hai trong lịch sử của loài người. Cuộc lường gạt đó đã kéo dài gần một thế kỷ, đưa đến những tàn phá về tinh thần và vật chất không bút nào tả xiết. Hậu quả của chủ nghĩa CS tại quê hương Việt Nam là đất nước - sau 40 năm Xã Hội Chủ Nghĩa - vẫn là một nước nghèo đói. Hơn bao giờ hết, quê hương đang bị đe dọa bởi viễn tượng nô lệ Trung Hoa mà kẻ bán đứng quê hương chính là đảng CSVN. Những hậu duệ của Hồ Chí Minh trong đảng CSVN vẫn tiếp tục lường gạt dân tộc cho đến ngày hôm nay.

Sau hơn 20 năm (1954-1975) ngự trị tại Miền Bắc, 40 năm (từ 1975 tới ngày nay) trên toàn cõi đất Việt, Cộng sản chủ nghĩa đã thay đổi hoàn toàn tâm hồn, suy tư cũng như tâm tình của người dân Việt sống dưới chế độ điên rồ này. Hàng ngày những tin ''xấu'' về người Việt khi đi ra nước ngoài làm ta cảm thấy đau lòng và nhục nhã.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 1+Toa_An_Thuy_An_432
5 bị cáo Nhân văn-Giai phẩm

Hiện nay Malaysia, Singapore... đã từ chối không cho nhập cảnh vào nước của họ hàng trăm cô gái Việt tuy rằng người Việt vào các nước này không cần Visa. Lý do từ chối là các cô gái này chỉ muốn nhập cảnh các nước trên để làm ''nghề không vốn''. Người Việt ra nước ngoài bị khinh rẻ vì nổi tiếng là ăn cắp, buôn lậu. Mới đây đã có một số người Việt theo ''tours'' đi du lịch ở Thụy Sĩ, hai người trẻ trong đoàn du lịch đã bị cảnh sát Thụy Sĩ bắt vì ăn cắp. Những hành vi nhục nhã, thực đáng xấu hổ do các người Việt đi ra nước ngoài để du lịch, do các du học sinh Việt Nam gây ra khiến ta bàng hoàng, đau buồn tuy không mấy ngạc nhiên vì đó đích thực là sản phẩm của văn hóa xã hội chủ nghĩa. Việt Nam, hiện nay, là thế giới của ăn cắp, lừa đảo. Làm nhỏ ăn cắp nhỏ, làm lớn ăn cắp lớn. Cả nước là địa bàn của những tên ăn cắp.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Buomdem

Văn Hóa của một dân tộc là gì?


Sau đây là định nghĩa, khái niệm về văn hoá của Tổ chức Văn Hóa Quốc tế (UNESCO) trong Hội nghị về Văn hóa Quốc tế họp năm 1982 tại Mexico:

- Văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.

- Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, như tập tục tín ngưỡng...

Theo Việt Nam Văn hóa Sử cương (Đào Duy Anh): hai tiếng văn hóa chỉ chung các sinh hoạt của loài người. Các dân tộc có sinh hoạt khác nhau nên văn hóa của các dân tộc cũng khác nhau. Vì vậy văn hóa thay đổi khi cuộc sống của con người biến thiên thay đổi. Văn hoá của chúng ta, ngày nay, có những điểm khác với văn hóa của các thế hệ trước. Văn chương, chữ nghĩa, âm nhạc... chỉ là một phần của văn hóa.

Đảng CSVN và Văn hóa Việt

Ngay từ những ngày chủ nghĩa Cộng Sản mới được đưa vào VN, Hồ Chí Minh và đồng bọn đã chú trọng đặc biệt đến khía cạnh văn hóa của đất nước trong tiến trình ''Cộng sản hóa quê hương ''. Năm 1943, Trường Chinh (lý thuyết gia của đảng) đã vạch ra những nét chính của chính sách văn hóa của đảng CSVN trong Luận cương Đề cương Văn hóa.

- Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế và văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động. Đảng không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà phải làm cách mạng văn hóa nữa. Người CS quan niệm có lãnh đạo được phong trào văn hóa, đảng mới có thể có được ảnh hưởng đến dư luận, việc tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản của đảng mới có hiệu quả.

- Cách mạng văn hóa ở VN phải dựa vào cách mạng giải phóng dân tộc mới có điều kiện phát triển.

Năm 1948, trong kỳ đại hội đảng, Trường Chinh đã có bài tham luận: "Chủ nghĩa Mác và Cách Mạng Việt Nam", trong đó Trường Chinh nhấn mạnh về lập trường văn hóa của đảng như sau:

- về xã hội lấy giai cấp công nhân làm gốc;
- về độc lập lấy độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội làm gốc;
- về tư tưởng lấy học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm gốc;
- về sáng tác văn nghệ lấy chủ nghĩa xã hội làm gốc.

Trong một kỳ họp các người làm văn nghệ, báo chí, Trường Chinh đã tuyên bố: "các đồng chí đã hiến dâng con tim cho cách mạng, cho đảng vậy các đồng chí phải sáng tác theo những điều đã được đảng đề ra. Các đồng chí phải sáng tác theo tinh thần xã hội chủ nghĩa".

Các đại hội đảng kế tiếp đều xác định sự quan trọng của cách mạng văn hóa:

- Tranh đấu bảo vệ học thuyết tư tưởng; đề cao thuyết duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Đánh tan những quan niệm sai lầm của triết học Âu, Á có nhiều ảnh hưởng tai hại trên nước ta như Khổng Mạnh, Descartes, Bergson, Kant, Nietzstche...

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Thuy_an2
Nhân văn-Giai phẩm - Thụy An. Ảnh: DR

- Mục tiêu của cách mạng văn hoá là xây dựng "con người mới, con người xã hội chủ nghĩa" như Hồ Chí Minh đã phác hoạ; "muốn có chủ nghĩa xã hội cần phải có con người xã hội chủ nghĩa";

- Phải coi quá trình xây dựng nền văn hóa mới là đấu tranh không khoan nhượng, xóa bỏ và đẩy lùi các văn hóa phản động, đồi trụy do chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ để lại hay do các âm mưu của các lực lượng phản động;

- Nền văn hóa mới của ta xây dựng là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có đảng tính, tính nhân dân xâu sắc.

Đảng đã đưa ra các chỉ thị về đương lối sáng tác cho các văn nghệ sĩ theo. Đó là sáng tác để phục vụ đảng, phục vụ Xã Hội Chủ Nghĩa. Những ai sáng tác ra ngoài đường lối do đảng đưa ra sẽ bị loại trừ trừ không nhân nhượng. Vụ Nhân Văn Giai phẩm tại Miền Bắc năm 1956 là thí dụ điển hình về sự kiểm soát bằng bàn tay sắt của đảng đối với các văn nghệ sĩ của Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa.

Trong quá trình áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên dân tộc, CSVN đã dùng mọi phương tiện trong đó có bạo lực giết người, dối trá, lưòng gạt, tuyên truyền...

Chủ nghĩa xã hội hay đúng hơn văn hóa cộng sản đã biến đổi người Việt. Hơn 20 năm Cộng Sản tại Miền Bắc, hơn 40 năm cộng sản hóa toàn nước Việt, văn hóa cộng sản đã để lại những vết hằn xấu xa (cicatrices indélébiles) trên người dân Việt

Chế độ CS đã làm thay đổi hoàn toàn con người Việt Nam. Sống ở VN xã hội chủ nghĩa, phần lớn người Việt trở nên tàn bạo, tráo trở, vô cảm. Ta nhớ lại những cuộc tàn sát không gớm tay, không còn mảy may nhân tính người dân lành vô tội tại những nơi do họ kiểm soát. Thí dụ như cuộc tàn sát dân lành ở Huế trong dịp Tết Mậu Thân 1968.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Thoaihoa-0393-danlambao

Khi chiếm được Miền Nam, CS đã lộ nguyên hình là những tên ăn cướp, ăn cắp, nói dối không ngượng miệng. Tài sản của người dân Miền Nam bị họ ngang nhiên chiếm đoạt, theo đúng khẩu hiệu 4V (vào, vơ vét, về). Chế độ nào, văn hóa nào sẽ sinh ra các con người phản ảnh của nền văn hóa đó. Chế độ CS nhằm triệt tiêu tất cả nhân tính của con người, biến họ thành những con người tàn ác, tráo trở, gian xảo...

Gia đình là nền tảng của xã hội trong khi đối với người CS nền tảng gia đình cũ phải bị hủy diệt vì CS là vô gia đình. Những giá trị, truyền thống gia đình từ ngàn xưa bị CS tìm mọi phương tiện để tiêu diệt thay vào đó là nền văn hóa xã hội chủ nghĩa; nền văn hóa trong đó người trong cùng một gia đình tố cáo, nghi kỵ lẫn nhau. Người CS coi đạo hiếu là một xa xỉ phẩm còn rơi lại của thời phong kiến. Người ta đã thấy cảnh con tố cha, vợ tố chồng trong cuộc "cải cách ruộng đất long trời lở đất" của những năm 1954-1956 tại Miền Bắc nước Việt ngay sau khi CS kiểm soát toàn miền Bắc.

Tôn giáo hòa đồng là một nét đặc thù của văn hóa Việt Nam. Cộng sản là vô tôn giáo. Cộng sản coi tôn giáo là ''thuốc phiện'' cần phải loại trừ. CS tìm đủ mọi cách để tiêu trừ ảnh hưởng của tôn giáo lên người dân. Các giáo hội bị CS đàn áp, họ dùng đủ mọi cách để tiêu diệt bằng những hạn chế tu học, những giáo hội quốc doanh... Tài sản của các giáo hội bị tịch thu để các giáo hội không còn phương tiện để phát triển, giáo phẩm bị đàn áp, tù đầy. Việc đào tạo những hàng giáo phẩm mới để thay thế những người quá già hay bệnh hoạn cũng bị nhà nước cộng sản làm khó dễ, phải xin phép nhà cầm quyền.

Ngay từ những năm 50's, các người làm nghệ thuật tại Miền Bắc hoàn toàn khuất phục CS. Họ chỉ có một con đường sáng tác đó là phục vụ xã hội chủ nghĩa, phục vụ đảng nếu muốn hiện hữu dưới vòm trời xã hội chủ nghĩa. Các thi sĩ lãng mạn nổi tiếng thời tiền chiến như Xuân Diệu, Huy Cận... dưới sự "dẫn đạo, chỉ huy" của đảng, chỉ cho ra đời những "bài vè" sặc mùi Bolchevik, tuyên truyền cho chế độ, ca tụng chế độ "cộng sản siêu việt, ca tụng bác và đảng". Các nhạc sĩ nổi tiếng lãng mạn thời tiền chiến như Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Giác... đã trở thành các nhạc sĩ cho loại nhạc tuyên truyền cho chế độ. Họ không có một sáng tác nào - hay không được phép sáng tác những bài nhạc tình cảm, lãng mạn như hồi chưa gia nhập hàng ngũ những người cộng sản. Nhà thơ Hữu Loan, vì làm bài thơ khóc vợ ''Mầu tím hoa sim '' đã bị phê bình là lãng mạn, thiếu chiến đấu tính, thiếu "đảng tính".

Các tác phẩm sáng tác đi ra ngoài đường hướng của đảng đều bị cấm lưu hành, tác giả bị trù ểm, tù đày, cấm sáng tác, mất hộ khẩu. CS cai trị bằng chế độ hộ khẩu, nghĩa là kiểm soát mọi người bằng cách kiểm soát "bao tử của người dân", nghĩa là kiểm soát khả năng sinh tồn (instinct de survie) của con người. Đảng không bao giờ cho dân chúng ăn đủ no bằng chế độ hộ khẩu. Không có hộ khẩu đồng nghĩa với ''đói'' vì không hộ khẩu sẽ không có gì để ăn. Người dân ở chế độ CS sợ nhất là bị "cắt hộ khẩu".

Báo chí, sách vở, các phương tiện truyền thanh, truyền hình là những cái loa của chế độ. Trong chế độ CS, không có báo tư nhân. Tất cả báo chí là của chế độ. Nghệ thuật không được vị nghệ thuật, nghệ thuật cũng không được vị nhân sinh mà chỉ để phục vụ đảng và phục vụ chế độ.


Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 4c0109da7066467cab503060b86a114b

Khi chiếm được Miền Nam, cộng sản đã cho hơn 1 triệu người vào các nhà tù. Tất cả các văn nghệ sĩ đều bị bắt, giam giữ. CS coi họ là những phần tử nguy hiểm cho chế độ nên cần phải vô hiệu hóa hay loại trừ. Không ai được phép sáng tác ở ngoài khuôn khổ được đảng và nhà nước cho phép. Có người bị tù rất lâu như nhà thơ lãng mạn Cung Trầm Tưởng, thi sỹ Thanh Tâm Tuyền Dư Văn Tâm, Ca sĩ Duy Trác... Nhiều người đã bỏ mình trong trại tù như Thi sĩ Vũ Hoàng Chương (chỉ được thả ra lúc đang hấp hối), các nhà văn, nhà báo như Hiếu Chân, Nguyễn Mạnh Côn, Dương Hùng Cường, nhạc sĩ nổi tiếng Minh Kỳ. Các bài nhạc lãng mạn của một thuở nhạc tình của Miền Nam bị CS gọi là "nhạc vàng"' đều bị cấm đoán.

Kết luận

CS Việt Nam đã phá hủy nền văn hóa cổ truyền của dân tộc để thay bằng văn hóa Mácxit-Lê nin lít. Người dân sống dưới chế độ cộng sản, hay được sinh ra và lớn lên trong một môi trường cộng sản đã hoàn toàn thay đổi để trở thành những tên ăn cắp, nói dối, lừa đảo, tàn bạo và vô cảm. Những người lãnh đạo đảng CSVN vẫn kềm kẹp dân tộc trong một thể chế đã lỗi thời, bị thế giới từ bỏ. Dân Việt vẫn ỳ ạch lội dòng nước ngược của tiến bộ văn minh trong khi các nước khác ở trong vùng trở nên những cường quốc về mọi phương diện, nhất là phương diện kinh tế. Việt Nam bây giờ rất nổi tiếng về tham nhũng, nổi tiếng vì các tệ đoan xã hội. Người dân các nước trong vùng nhìn người Việt với con mắt khinh khi. Trước năm 1975, dù phải đối phó với một cuộc chiến tàn khốc do cộng sản miền Bắc gây ra, Việt Nam Cộng Hòa vẫn có những tiến bộ về mọi phương diện vượt qua các nước khác ở Đông Nam Á. Viễn tượng một cuộc đổi đời ở Việt Nam vẫn còn tối tăm, xa vời ngày nào những người Cộng Sản còn ngự trị trên quê hương.

Ngày 9 tháng 8, trong Đại Hội Báo Chí số 10 ở Hà Nội, người đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã tuyên bố: "báo chí là vũ khí sắc bén, là công cụ của Đảng trên mặt trận tư tưởng. Mỗi người làm báo là một chiến sĩ cách mạng. Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện đối với báo chí".

Phải vài thế hệ sau khi người Cộng Sản biến mất trên quê hương, quê hương được hoàn toàn tự do, văn hóa Việt mới có thể thay đổi tận gốc để thăng hoa. Dân tộc chỉ tiến bộ, đất nước chỉ tiến bộ trong một quê hương không bóng dáng người Cộng Sản..

12.08.2015
McGill University Montreal Canada

Nguyễn Lương Tuyền
danlambaovn.blogspot.com

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Images?q=tbn:ANd9GcQfF4c0mFkB-CwdPysf_x0kVazFnDSIOE8X6_-r7F6RDWMYJh359g
Về Đầu Trang Go down
vudinh
Khách viếng thăm




Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeSat Sep 26, 2015 10:54 am

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Wpid-viet-nam-s-2d-77e0e

Người Việt cố giàu lên, để làm gì?

Tuấn Khanh's Blog

Trong những ngày mưa ngập lụt lội nhiều nơi tại Việt Nam, có một người đàn ông đi xe hơi hạng đắt tiền đã giận dữ bỏ đi giữa làn nước, vốn đã lên đến thắt lưng, để lại chiếc xe của mình một cách đau đớn bất lực. Như hàng vạn người nghèo khó khác đã ngụp lặn, lội qua giòng nước ô nhiễm đó, chèo kéo từng chiếc xe honda, xe đạp của mình để về nhà, người đàn ông đó chắc cũng có chung một câu hỏi không lời đáp về tương lai mà tiền của là vô nghĩa trước những biến động đang ập đến ngay cửa nhà mình.

Qua những biểu đạt than phiền về ngập lụt khắp nơi, qua các trang mạng hay báo chí, có thể thấy rằng không phải con người Việt Nam đã quá sức chịu đựng, mà họ như sực tỉnh trước một giấc mộng dài được vỗ về bởi những người lãnh đạo về sự hoa lệ của đô thị, về những chỉ số phát triển… nhưng chỉ trong tíc tắc đã lộ ra rằng mọi thứ chỉ là sân khấu tạm thời rực rỡ. Khi cánh màn nhung và những lời tuyên bố vừa dứt, hiện thực đã hiện ra tàn nhẫn với tương lai về nhà đen ngòm.

Người Việt rầm rộ làm giàu từ nhiều năm nay, tập bỏ quên mọi thứ khác chung quanh mình, mà tưởng chừng miếng cơm manh áo no đủ sẽ giải quyết tất cả, nhưng mọi thứ lại không phải như vậy.

Chưa bao giờ người Việt ào ạt in và ngấu nghiến đọc những công thức dạy làm giàu, dạy thành đạt như bây giờ. Thậm chí liều thuốc cường dương dựng đứng giấc mơ thành đạt của Mã Vân (Jack Ma) cũng được nhắc đi nhắc lại như một kim chỉ nam “quá 35 tuổi mà còn nghèo là tại bạn”. Thế nhưng những phong trào uống, chích các loại thuốc như vậy không hề có việc ghi chú chống chỉ định rằng việc thành đạt nóng, phải giàu có cho bằng được đôi khi cũng tạo ra loại ác thú núp kín sau bộ mặt niềm nở với đồng loại của mình.

Rất nhiều người trẻ ở Việt Nam muốn nhanh giàu có, nên đã bơm hoá chất vào heo gà và rau xanh, hoặc trở thành những kẻ cướp máu lạnh. Tệ hơn nữa là những kẻ luồn lách và làm giàu bằng gian lận và tham nhũng tiền thuế của nhân dân. Làm giàu và khoe giàu đã trở thành một tín chỉ quan trọng để vuơn lên, leo vào một chuồng trại khác trong xã hội Việt Nam hôm nay. Già hay trẻ cũng vậy! Sự tôn thờ vật chất đã có rất nhiều ví dụ đau lòng như con giết cha mẹ để lấy nhà, lấy đất cho đời thụ hưởng.

Nhưng rồi sự giàu có đó, sự tách biệt hãnh tiến đó bất chợt vỡ toang như những chiếc bong bóng xà phòng khi cơn mưa đem lụt lội đến. Họ nhận ra rằng mặt bằng cuộc sống không an sinh, khônh có gì cân bằng với giáo dục, môi trường, an ninh… Mọi hợp đồng bảo hiểm chỉ là trò tận thu chứ không hề cứu rỗi lúc tai ương. Mọi lời hứa vĩ đại trôi qua năm tháng, chìm vào hiện thực. Tương tự  như sự kiện “ngày đen tối” của thị trường chứng khoán Việt Nam ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán Trung Quốc, trong tháng 9/2015 với gần 10 tỷ USD bốc hơi trong vài ngày, đã nhắc khéo rằng dường như mọi lâu đài đang được dựng lên bằng ảo tưởng của một đám đông, và bằng thực tế đáng giá của một vài kẻ đứng sau cánh gà.

Một chị bạn để dành được ít tiền sau những năm dài vật lộn mưu sinh, đã gọi hỏi tôi rằng có cách nào đưa con đi du học nước ngoài thật nhanh. Khi tôi hỏi lý do vì sao chị gấp gáp như vậy, thì câu trả lời – không phải của riêng một người – rằng chị cảm thấy lo lắng và muốn đưa con đến một môi trường sống và giáo dục tốt hơn. Một thế hệ mới của người Việt đang tự cào cấu với khát vọng đổi thay cuộc sống của mình nhưng bất lực, nên đành chọn cách chạy đi?

Câu chuyện của chị bạn xảy đến cùng lúc với tin những học trò nghèo ở Huế chưa đóng được học phí bị bêu tên dưới cột cờ. Công ty Tôn Hoa Sen kêu gọi từ thiện nhưng chặn nguồn nước của dân thiểu số ở Đạ Mri đế ép lấy đất. Công ty Tân Hiệp Phát thì thay vì xin lỗi người tiêu dùng, bãi nại cho người tố cáo sản phẩm lỗi bị gài bẫy đi tù… thì thay giám đốc người nước ngoài để rửa mặt. Và ở Hà Nội, quan lại chia nhau cai trị trong họ hàng của mình ở huyện Mỹ Đức.

Đã có bao nhiêu người Việt đang gắng làm giàu, chỉ để tìm cách cho mình hay con em mình rời xa quê hương? Chắc không ít, và cũng chắc chắn không phải là một khuynh hướng tạm thời.

Nhan nhãn trên các trang báo, cũng như tin nhắn rác, là các dịch vụ môi giới đầu tư hay học nghề… ám chỉ việc ra đi, định cư ở nước ngoài. Một người bạn làm công việc này cho biết lượng người gọi vào, tìm hiểu, làm đơn hay hy vọng đang tăng đến mức kinh ngạc, thậm chí diện EB-5 của Mỹ, đòi hỏi phải có ít nhất 500.000 USD cũng vậy . Trong các bài phóng sự đuợc dịch từ báo nước ngoài cho thấy người Trung Quốc làm ra tiền đang ùn ùn tìm cách chuyển tài sản ra khỏi nước hoặc tìm cách di cư sang các nước phương Tây. Chỉ tính trong 10 năm, từ năm 2000 đến 2011, Trung Quốc đã chảy máu hơn 3.500 tỷ USD do người giàu Trung Quốc chuyển ra ngoài.

Chưa có con số thống kê nào về người Việt Nam nhưng tin tức vẫn hay hé mở cho biết các đại gia Việt luôn trong thế “an toàn” khi tất cả nhà cửa, tài sản, gia đình… được sắp xếp ở Mỹ, Canada… thậm chí ở ngay Singapore. Cũng như người Trung Quốc, họ đã cố gắng làm giàu bằng mọi cách trên quê hương mình nhưng không chọn tồn tại ở nơi đó. Điều này có ý nghĩa gì?

Có cái gì đó thật khó nghĩ về cách vồ vập muốn làm giàu của người Việt hôm nay, kể cả cách sau đó họ che mặt ra đi, bất chấp Việt Nam vẫn đang sáng rực tên trên các bản tin bình chọn là một trong những quốc gia hạnh phúc và đáng sống nhất thế giới.

Trong bài thơ Quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân, đời thật đẹp với những chùm khế ngọt.  Nhưng dường như một lớp người Việt hôm nay không chỉ tranh nhau hái trái, đốn hạ cây mà âm mưu sở hữu bán cả mảnh đất cha ông đã trồng cây để đầy túi. Nhưng lạ thay, sau đó họ lại lặng lẽ  gói ghém ra đi thật xa. Người Việt đang cố gắng làm giàu thật nhanh rồi như vậy, vì sao?

Xin đừng ai trả lời. Đừng nói một lời nào cả. Chúng ta hãy cùng lặng im và suy ngẫm.

(Hết phần 1)


Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật VBqPBfBr-9Zq4-PKi8sCYvLeV6pmSRibSrn-J7sxJZXNd-x1UVMbHYfRZgAdEG6Jj3Jtl4MihL1Mdw8HEi56xhibLv0ERMX9DK1NcoBohDKQ6C5Yt8f894twFb7hA6fI9gvLn4zwbVEAe8nf

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật CvHs70SMp3kMKmL3rkSfeyUmO98Tw4w8E5wWtO9yD9PEsnm9duUCxFXyX6dGpayyYSIzI5nMMkLas2Sq2uTaSQxM255AI0cp2kQT3L7EQaS5JuG6K6sCU0oEaiHmKFOCIS2hqctyaRKogFh8

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật NVDS-nuGGKsEyZU1E_2UAcksARkutOIq87KEAOc2gRYR5wW_c7bysQOYWpik9ity83g68Td5qjEKvCBmfNfOZTUrCaoOfs5MuNTJm8DjuXn3hQO2MBo7XgyVc2Oc9eqZxxAqJf5O8BbYGC2-

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật J1F_pDzXlLbVnd5_cjLVBjhJclUt7-09rtFLb4a9yGWYF7mWxF0lllVha_RN35Qd_pKt0pj_VxWT9OtsSQZIaAvWCVercRtubZ7oczLFCN5UCkkMNemAOncdUWqCQumKDs97gCV1jvAJm4zH

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Image04
Về Đầu Trang Go down
vudinh
Khách viếng thăm




Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeThu Oct 01, 2015 10:29 pm

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Inspiration-cover

Người Việt cố giàu lên, để làm gì? (Kỳ 2)

Wed, 09/30/2015 - 04:45 — tuankhanh

Trên con đường dài dẫn ra biển Hungtington Beach, Quận Cam, có những khu nhà rất đẹp mà chủ hầu hết là người Việt. Họ là những người rất trẻ, hoặc đó là những gia đình bình thường nhưng sống khép kín. Bạn tôi, một người đã sống ở nơi này, gần bằng thời gian của thế hệ người Việt đầu tiên đặt chân đến Mỹ sau tháng 4/1975, nói rằng đó là những khu định cư mới của "Việt cộng".

Những ngôi nhà đó được mua rất nhanh trong khoảng vài năm gần đây - mỗi căn từ 450.000 cho đến hơn 1 triệu USD, cho thấy có một nguồn ngoại tệ khổng lồ được chuyển ra khỏi nước Việt Nam, để xây  dựng một ước mơ thầm kín và khác biệt bên ngoài tổ quốc của mình.

Phần lớn những người này đều nói giọng miền Bắc, mới. Họ có một lối diễn đạt thời thượng thật dễ gây ấn tượng. Anh bạn tôi, một người làm real estate - môi giới mua bán bất động sản ở Mỹ - kể lại cuộc trò chuyện với một khách hàng như vậy, và được biết nhà được mua ngay bằng tiền mặt, mà người khách dằn giọng "tiền tươi!".

Không chỉ ở nơi đó, nhiều năm gần đây, cộng đồng Việt Nam ở Texas cũng hay nói với nhau rằng khu Bellaire đang ngày càng nhiều những người chạy khỏi Việt Nam hợp pháp như vậy. Thậm chí, không chỉ xuỳ tiền nhanh để mua nhà - lớp người này rất nhiều tiền - họ mua luôn các cơ sở thương mại. Từ các tiệm nail với giá vài chục ngàn cho đến các siêu thị giá trên chục triệu USD, một thế hệ khác chính kiến, khác tư duy đang len lỏi vào các cộng đồng Việt Nam chống Cộng để mong an cư và sinh tồn. Nơi quần cư cho tiếng Việt, văn hoá Việt không chấp nhận chế độ cộng sản mà nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng từng gọi là "một Việt Nam bên ngoài Việt Nam".

Có lẽ vì vậy, mà ở các khu người Việt như vậy, biển quảng cáo của các luật sư di trú ngày càng nhiều. Trên đài phát thanh hay truyền hình cũng ra rả các lời mời tư vấn tìm hiểu cách lấy thẻ xanh để được ở lại nước Mỹ.

Sẽ là một điều chua chát, nếu nhìn lại lịch sử. Dù nước Mỹ vẫn bị gọi là thua trận và bị "đuổi" khỏi Việt Nam theo các văn bản tuyên truyền, nhưng đích đến giờ đây của nhiều quan chức Việt Nam vẫn là nước Mỹ chứ không là đồng minh số một Trung Quốc. Thậm chí các quan chức, giới tư bản đỏ hiện tại của Việt Nam còn bỏ ra rất nhiều tiền để được trụ lại quốc gia thù địch đó, cho mình là cho con cái của mình.

Nhiều người Việt Nam sống bằng đồng tiền lương thiện ít ỏi của mình tại Mỹ đã ngạc nhiên hỏi rằng "họ là ai, sao giàu vậy". Thật không dễ trả lời. Trong những người đến Mỹ hay bất kỳ quốc gia phương Tây thù địch nào khác, có những người làm mọi cách  như một cuộc tỵ nạn về an sinh, giáo dục... nhưng cũng có những người chạy đi, để âm thầm đào thoát khỏi lý tưởng của mình.

Anh Mến, một người sống ở Kansas chỉ hơn 10 năm, trong một cuộc gặp ngẫu nhiên đã thảng thốt kể rằng anh chứng kiến những người Việt đến Mỹ mua một lúc 2,3 căn nhà. Thậm chí họ còn luôn đón mua hàng chục chiếc Iphone đời mới nhất để gửi về, so với anh đến nay vẫn còn mắng con khi thấy chúng xài viết chì được phân nửa đã vứt đi. "Việt Nam bây giờ dễ kiếm tiền lắm hả anh?", anh Mến ngơ ngác hỏi.

Thật khó mà giải thích với anh Mến, dù cùng là người nói tiếng Việt với nhau. Vì ngay ở quê hương lúc này, hàng triệu người đang nuốt các bữa ăn công nhân hàng ngày tệ bạc đến mức như công khai bào mòn tuổi xuân của họ. Những vùng quê đói nghèo phải xin gạo trợ cấp mỗi năm, nhưng đầy dẫy các quan lớn vẫn lên nhà cao, tậu xe to và viết các dự án xây tượng đài hàng ngàn tỉ.

Trường St Polycarp ở thành phố Staton, Quận Cam, là một trong những trường tư thục Công giáo mà nhiều gia đình người Việt dù tốn tiền nhưng vẫn hay gửi con vào vì mong chúng học kiến thức, và học được cả đức tin. Thỉnh thoảng, cũng có những gia đình đem con đến và cho con cái làm quen với Jesus thay cho học tin vào một lãnh tụ. Năm ngoái, chiếc xe đỗ trước cửa trường đưa đứa trẻ vào học, có cả ông bà theo để xem nơi học thế nào. Đó là những người vẫn còn mang đậm phong thái cán bộ với quần áo, giày dép vả cả giọng nói.

Khi gia đình này bước qua sân trước, vòi nước tự động tưới cây bất ngờ bị hư, nên làm tràn ra một vũng nước. Người phụ nữ lớn tuổi bước qua, càu nhàu "Thế này là không được. Phải nói nhà trường xem lại coi chứ thế này thì đi hư hết cả giày". Thấy tôi là người Việt, đang đứng gần ở nơi bán hàng gây quỹ cho trường, nên bà nói luôn "Anh có làm ở đây không, anh nên nói với ban giám hiệu".

Tôi nhớ đến Sài Gòn, Hà Nội... nhớ những ngày nước ngập lụt lội đến tận giường. Nhớ đến những mùa nhập học hàng ngàn phụ huynh vật vã, lê lết khắp nơi chạy trường cho con mình, dù phải gửi lót tay. Có lẽ người Việt đã quen sống vất vả và chịu đựng nên mọi thứ quen dần, đến khi tiếp cận với một đời sống tự do và dân chủ, ai cũng hăng hái tìm và thể hiện quyền của mình. Dĩ nhiên vòi nước được sửa ngay sau ấy không lâu, mà ban giám hiệu không đổ thừa cho biến đổi khí hậu hay thiếu tiền ngân sách. Gia đình đó khi quay lại hôm sau, chắc sẽ hài lòng và nghĩ mình được tôn trọng, khác với những ngày tháng mà bao nhiêu người dân ở quê hương giận dữ với hiện trạng nhưng thấy mình luôn bị biến thành trò hề. Bài học của cuộc sống đơn giản hiện rõ trên gương mặt của gia đình đó, mà tôi thấy, là sự tự tin và quyền của con người, có thể rất khác khi họ ở Việt Nam, bị cảnh sát giao thông ngoắc xe vào vô cớ, đã vội móc túi tìm vài trăm ngàn để lướt qua nan đề thật nhanh.

Một trong những câu nói nổi tiếng của nhà văn, diễn thuyết gia John Mason, cũng là tựa đề một quyển sách nổi tiếng của ông, có tựa đề "Bạn được sinh ra như một nguyên bản, vậy đừng chết như một phiên bản" (You were born an original. Don't die a copy) có lẽ là một trong những động lực thúc đẩy âm thầm nhưng mãnh liệt trong lòng người Việt từ nhiều đời nay. Đã có rất nhiều người ra đi, để được thấy mình và con cái của mình được sống như là chính mình, như một nguyên bản. Nhiều năm sau 1975, vẫn có những dòng người ra đi rất xa khỏi quê hương để tìm lại phần nguyên bản của mình.

Nghèo khó, họ có thể thành người rơm ở Anh hay bị xua đuổi ở Campuchia. Giàu có, họ trở thành những kẻ lưu vong hoặc nhấp nhổm với cuộc sống mới mà mắt vẫn đau đáu về quê nhà. Lịch sử thế giới chắc sẽ lại phải ghi thêm một chương kỳ lạ. Con người và muông thú lên thuyền ông Noah để gột sạch mình cho một thế giới mới, nhưng người Việt hôm nay lại lặng lẽ lên chiếc thuyền mong cứu chuộc nguyên bản của đời mình, cứu chuộc một cuộc sống đơn giản, thật thà và tự do.

Nhưng tại sao chúng ta không thể là nguyên bản ở quê hương mình? Vì sao chúng ta phải sống không là mình nơi chôn nhau cắt rốn của mình? Tôi đang hình dung người đàn ông có xe hơi đắt tiền không bỏ xe giữa con đường ngập nước ở Sài Gòn mà ông ta cùng nhiều con người nữa đang ướt sủng sẽ đi thẳng đến cơ quan nhà nước để hỏi rằng vì sao? Tôi hình dung gia đình Việt Nam di cư đến Mỹ sẽ không chất vấn một ban giám hiệu ngoại quốc về của công, mà sẽ cất tiếng nói đó trên chính đất nước mình? Một cuộc sống thật và đơn giản - nguyên bản vì sao đang phải bị đánh tráo bằng những phiên bản vô hồn và nhạt nhẽo?

Chúng ta được dặn dò hãy chỉ nên lo làm ăn, và đừng quan tâm đến chuyện gì khác. Và nhiều người Việt đã rất mất rất nhiều thời gian để làm được điều đó rồi giật mình nhìn thấy thế giới này không chỉ no đủ là tất cả. Không ít người giàu có, thậm chí quan chức đã dồn tất cả để ra đi và đổi một cuộc sống khác. Thậm chí đó là cuộc sống mà trước đây họ bảo vệ và coi những kẻ từ bỏ, ra đi là thù nghịch.

Cuộc sống đang như vậy. Rất hiện thực. Khi viết một bài trước đây, một bạn trẻ, có khuynh hướng dư luận viên, đã nhắn cho tôi "vậy cứ nghèo đi, nghèo hoài đi". Dĩ nhiên, đó lại là một khái niệm khác, mà nếu hiểu những gì tôi viết ắt bạn trẻ ấy sẽ không nói như vậy. Vì câu hỏi của tôi rất rõ rằng chúng ta - người Việt, đang cố giàu lên và sau đó là gì?

tuankhanh's blog


Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 636-south-halliday
Căn biệt thự tại số 636 South Halliday Street, Anaheim, CA 92804 được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mua từ năm 2005

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Driver-license-hieu

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Nguyen-xuan-phuc-dang-van-thanh-2

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 9k=

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Q-d

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật HatKa-Danlambao-3D+cho%CC%82%CC%81ng+Tham+nhu%CC%83ng
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeThu Apr 14, 2016 1:46 pm

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật C2..-Viet-Nam-1-777x437
*Nhà Việt Nam tại Expo 2015 là ăn cắp kiểu của Singapore?

Văn hoá … cầm nhầm


Huy Phương

“Cầm nhầm” là tiếng mỉa mai để nói về hành động ăn cắp, móc túi, lấy của người khác mà tưởng “nhầm” là vật sở hữu của mình. Điều này xẩy ra giữa hai con người thường, có thể bị pháp luật trừng phạt, như khi “cầm nhầm” của người khác một cái ví tiền, một cái đồng hồ hay một chiếc xe hơi. Nhưng có những chuyện cầm nhầm những vật không thể thấy bằng mắt, như “cầm nhầm” ý tưởng, cầm nhầm tác phẩm, loại “ cầm nhầm” trí tuệ này bị người đời lên án và khinh bỉ nhiều, vì loại kẻ cắp này không phải thuộc loại cùng đinh, “bần cùng sinh đạo tặc,” mà là những người có học, trí thức như một nhạc sĩ ăn cắp điệu nhạc, nhà thơ “đạo” ý thơ, nhà văn chép nguyên bài, hoạ sĩ sao chép, kiến trúc sư phỏng ý tưởng và sáng tạo của người khác.

Khi một quốc gia “cầm nhầm” ý tưởng, tác phẩm đem về làm vật sở hữu văn hoá của quốc gia mình, thì điều đó lại quan trọng gấp bội, vì đây không phải là một khuôn mặt của kẻ ăn cắp vặt, mà là khuôn mặt của một quốc gia.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật A-1.Le-hoi-Nh%E1%BA%ADt
“Festival dương vật” của Nhật Bản

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật A-2.-L%E1%BB%85-h%E1%BB%99i-VI%E1%BB%87t-Nam
Lễ hội “rước của quý” ở Lạng Sơn của Việt Nam.

Festival dương vật rất phổ biến ở Nhật Bản, và được xem như là một biểu tượng của khả năng sinh sản và được mùa, cũng thường được gọi là Lễ hội Hounen Matsuri Honen trong tiếng Nhật có nghĩa là “năm thịnh vượng” còn matsuri có nghĩa là “lễ hội”,) cũng được gọi là Lễ hội sinh sản Tagata. Trong lễ hội này, người ta sẽ rước các biểu tượng chạm khắc bằng gỗ hình dạng dương vật diễu hành qua khắp thị trấn Komaki, tỉnh Aichi, Nhật Bản, một thị trấn nhỏ, dân số chỉ có khoảng 150,000 người vào ngày 15 tháng Ba mỗi năm.

Lễ hội sôi động bắt đầu từ 10 giờ sáng, quanh đền Tagata Jinja, nơi đến của linh vật. Buổi chiều, mọi người cùng đến đền Shinmei Sha bắt đầu cho buổi lễ. Các thầy tu sẽ đọc những lời chúc và truyền đi lời cầu nguyện đến những người tham gia và rước kiệu, cũng như dương vật gỗ to được mang đi diễu hành trên đường.

Lễ rước “của quý” khổng lồ hơn 2m đi từ đền thờ Shinmei Sha hay Kumano Sha tới đền Tagata Jinja. Trong ngày lễ này tất cả những gì khách tham dự ăn uống hay vui chơi đều có hình dáng của dương vật, từ các loại bánh làm từ gạo, kẹo, kem mút, đồ lưu niệm Người ta có thể chụp ảnh với linh vật sau khi uống rượu Sake và xem các linh mục Shinto biểu diễn âm nhạc.

Việt Nam có một lễ hội “y chang” như “Festival dương vật” ở Nhật, mới sáng tác (hay cầm nhầm) cách đây mấy năm, và đã mới được trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 2016. Ông Hoàng Văn Páo, Ban tổ chức lễ hội Xân Ná Nhèm, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn giải thích: “Đây là phần rước linh vật được phục dựng từ năm 2013, để chuẩn bị cho lễ hội gần 400 hộ dân trong xã đã phải chuẩn bị từ tháng Mười Một âm lịch!”

Ý nghĩa của lễ hội rước sinh thực khí nam (hay còn gọi là tàng thinh) là để cầu may mắn, bình an.

Khác với Nhật, Việt Nam giải thích rằng bên cạnh nghi thức cúng thành hoàng, lễ hội Ná Nhèm còn diễn lại tái hiện sự tích đánh giặc giữ làng, những người lính được bôi nhọ mặt để biểu diễn, các trai tráng thể hiện màn biểu diễn võ khi đi sau kiệu rước. Như vậy thì có dính gì đến cái “dương vật” mà 8 trai tráng trong làng rước kiệu từ đình làng Mỏ về miếu Xa Vùn, nơi thờ đức thánh Cao Sơn Quý Minh (?)

Theo người dân ở đây cho biết, lễ hội và các màn rước này mang tính cầu may mắn, bình an thịnh vượng trong năm mới.

Sinh thực khí nam và bộ phận sinh dục nữ, là những vật theo phong hoá Việt Nam luôn luôn dược dấu kín, không bao giờ được ra nơi công cộng phơi bày (công súc tu sỉ,) coi như tội công khai dâm ô, nay lại được “gánh đi” khắp làng xóm, để cho phụ nữ tò mò sờ mó và chụp ảnh.

Báo chí Việt Nam gọi đây là một lễ hội “độc nhất vô nhị,” mà không biết ngẫng mặt lên, nhìn trước nhìn sau, xem có ai biết mình “cầm nhầm” không, hay đây thêm một loại văn hoá… không biết xấu hổ!

Đây lại là một loại “văn hoá cầm nhầm,” đi ngược lại thuần phong mỹ tục, chạy theo phong trào lễ hội phát triển tầm rộ, để chạy theo con số kỷ lục: cả nước có 4,000 lễ hội.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật B%E1%BA%A3o-t%C3%A0ng-VN-tr%C3%AAn.-B%E1%BA%A3o-t%C3%A0ng-TrungC%E1%BB%99ng-d%C6%B0%E1%BB%9Bi.-1

Bảo tàng Hà Nội “cầm nhầm” ý tưởng của Bảo tàng nghệ thuật Trung Quốc

Ngày 19/5/2008, Bảo tàng Hà Nội chính thức khởi công và sau hơn 2 năm xây dựng, Bảo tàng Hà Nội đã khánh thành vào ngày 10/10/2010 nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội với số vốn lên tới 2300 tỉ đồng. Công trình này cũng có hình thức giống kim tự tháp ngược và có thời gian xây dựng không lâu sau China Pavilion tại Shanghai Expo 2010. Công ty đến từ Đức này đã giành giải nhất trong cuộc thi thiết kế quốc tế bảo tàng Hà Nội vào năm 2005. Khi Bảo tàng Hà Nội chính thức ra mắt, đã có nhiều ý kiến nhận định rằng công trình này giống hệt China Pavilion ở Shanghai.

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật C1..Singapore

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật C2..-Viet-Nam-1

*Nhà Việt Nam tại Expo 2015 là ăn cắp kiểu của Singapore?

Việt Nam luôn có thói quen lấy tên của những nhân vật, tổ chức, nổi tiếng trên thế giới để “bảo kê” cho danh tiếng của Việt Nam như vụ UNESCO và nhân vật Hồ Chí Minh, vụ một cái tên ký giả “ba láp” tuyên bố mơ một buổi sáng thức dậy, trở thành người Việt Nam (thời chống Mỹ.) Nay một bài báo trên trang nhà của Bộ Thông Tin &Truyền Thông Việt Nam, mập mờ cho là CNN đánh giá thiết kế tại Expo 2015 Italy của Việt Nam đứng hàng thứ 12 trong tổng số 145 công trình tham dự.

Dư luận mời các bạn so sánh cái gọi là “Expo 2015 Italy của Việt Nam” với những Khu Vườn Dọc Theo Vịnh – “Gardens By The Bay” của Singapore.

Gardens By The Bay được hoàn tất vào năm 2012, tại Marina Bay của Singapore. Trong vòng 6 năm, từ 2006, đã có hơn 70 mẫu được gửi về cho một cuộc thi đua thiết kế quốc tế. Công trình với hàng cây vĩ đại “Supertree Grove” của hai công ty Grant Associates and Gustafson Porter đã được bình chọn.

Ba năm sau, người ta thấy một thiết kế được cho là “độc đáo” của Việt Nam xuất hiện tại Milan, Expo 2015, trong đó những “Supertree Grove” của Singapore được thay thế bằng những thân tre Việt Nam.

Bạn thử mở “net,” bấm vào hai chữ “ăn cắp,” sẽ thấy rất nhiều chuyện đau lòng: -Thái Lan bắt 5 người Việt về tội ăn cắp,- 5 người Việt bị phạt tù vì ăn cắp ở Singapore, -Rúng động những vụ ăn cắp của người Việt tại Nhật Bản, – Hết Thái, Hàn đến Nhật rêu rao người Việt trộm cắp,- Hai người Việt bị bắt vì tội trộm cắp ở Thuỵ Sĩ.…

Nhưng đây là loại ăn cắp cá nhân, xin đừng nâng chúng lên cấp quốc gia, tội nghiệp cho những thành ngữ:“Con Rồng, Cháu Tiên”- “Bốn Nghìn Văn Hiến”- “Lương Tri của Nhân Loại”- “Phẩm giá của Loài Người.”

Huy Phương
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeSun Aug 07, 2016 12:45 pm

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Tinhhoa.net-dTZI01-20160705-co-tich-viet-nam-khi-cai-ac-cai-xau-vo-tinh-duoc-co-xuy

Cổ tích Việt Nam: Khi cái ác, cái xấu vô tình được cổ xúy…


“Tiên học lễ, hậu học văn”, trong giáo dục vẫn luôn đặt vấn đề dạy học trò biết lễ nghĩa, đạo đức lên hàng đầu. Vậy mà, trong suốt nhiều năm, những câu chuyện cổ tích Việt mang nặng yếu tố “ác, giả” lại được đưa vào truyền dạy cho rất nhiều thế hệ.

*

Trên chuyến bay từ Hà Nội vào TPHCM tôi đọc được truyện “Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, đăng trên một tờ tạp chí song ngữ.

Tôi thực sự thấy sốc. Tôi không hiểu tại sao chúng ta lại tuyên truyền những truyện như thế? Lại còn dịch ra tiếng Anh cho bạn bè quốc tế đọc nữa.

Truyện kể rằng: "Ngày xưa người và trâu nói cùng một thứ tiếng, nhờ đó mà người có thể sai khiến con vật một cách tiện lợi. Vào thời đó có một người làm ruộng thuê một cậu bé chăn trâu. Do ham chơi, cậu bé không dắt trâu đi ăn, mà cột trâu lại một nơi rồi bỏ đi chơi khăng.

Cuối ngày, để che mắt chủ, cậu lấy mo cau áp vào bụng trâu, trát bùn ra ngoài rồi dắt trâu về chuồng. Cậu khôn ngoan dùng lời lấp liếm, không cho trâu có dịp mở miệng. Nhưng đến một hôm, khi chủ dắt trâu đi cày, trâu mách. Chủ biết chuyện, đánh cho cậu bé một trận tả tơi. Cậu bé ngồi trên bờ ruộng khóc. Bỗng dưng một ông lão hiện ra, hỏi cậu vì cớ gì mà khóc. Cậu bé giải thích rồi bày tỏ mong muốn “làm thế nào trâu không nói được nữa”.

Ông lão bèn rút từ trong người ra một que hương, đốt lên rồi bất thình lình dí vào dưới cổ con trâu. Con trâu kêu oai oái, tiếng nói của trâu dần dần mất hẳn, chỉ còn “nghé ọ” được mà thôi. Chỗ bị thương sau này thành một cái nốt và từ đó trâu không còn nói được nữa".

Tôi đã sốc, bởi trong truyện này, cậu bé chăn trâu là một kẻ xấu. Cậu lười lao động, khôn lỏi, gian dối với người và tàn nhẫn với trâu – loài động vật hiền lành, có ích. Ông lão khi biết chuyện đã không dạy bảo điều khôn, lẽ phải cho cậu, lại còn thương hại kẻ xấu mà ra tay làm điều ác với con trâu.

Chúng ta muốn dạy người Việt Nam điều gì qua truyện cổ tích phản giáo dục này, khi điều xấu, việc ác không những không bị lên án, mà còn được chia sẻ và tiếp tay?

Tôi cũng nghi ngờ cả tính giáo dục của phần kết truyện Tấm Cám – kiệt tác cổ tích Việt Nam. Đành rằng Cám là người xấu, nhiều lần hãm hại Tấm, nhưng chúng ta có nên giáo dục các thế hệ trẻ em Việt Nam bằng chuyện Tấm xui Cám tắm nước nóng cho chết bỏng, rồi chặt xác Cám làm tám khúc, lấy thịt làm mắm gửi cho mẹ kế ăn?


Tôi tin rằng, chúng ta sẽ mong muốn có một cô Tấm biết kiềm chế và cư xử nhân đạo hơn với những người sai trái trong và ngoài gia đình. Chúng ta muốn con em mình vị tha và có ý thức pháp quyền hơn để biết bắt trói và giao nộp những kẻ trộm chó cho công an, thay vì thẳng tay đánh chết họ…

Đời sống kinh tế của nước ta ngày một cải thiện, nhưng đồng thời điều xấu, điều ác trong xã hội ta cũng ngày càng nhiều hơn, cuộc sống của mỗi người ngày càng có nhiều rủi ro hơn từ những người sống quanh mình. Nước nào ít nhiều cũng đều có tội phạm. Nhưng ở nước ta, trong những năm gần đây có rất nhiều vụ giết người vì những lý do lãng xẹt: vì “bọn nó dám sang làng ta tán gái”; vì “nhìn đểu”; vì ''va quệt xe máy''; vì ''cãi nhau ở quán nước…''...

Tôi nghĩ, nhiều người, sau khi đã gây án, cũng không thể hiểu nổi tại sao họ lại giết người một cách vớ vẩn, ngu xuẩn đến như vậy. Đấy là nói về chuyện giết người, còn về những điều xấu, việc ác chưa đến mức giết người thì vô vàn, kể ra không xuể. Tôi chỉ có thể đặt nghi vấn về sự tích tụ cái ác quá nhiều ở những người đó, nhiều đến mức họ không còn nhận thức được về cái ác nữa.

Nelson Mandela từng nói rằng: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới”. Những câu chuyện cổ tích mang đầy “màu sắc báo thù” trên đây là sản phẩm của một xã hội sơ khai. Chúng đáng bị lãng quên từ lâu bởi những thông điệp trong đó đã không còn phù hợp với thời đại văn minh, pháp trị, nơi hành vi của con người được điều chỉnh bằng các quy định pháp luật.

Tôi cho rằng, cần phải rà soát lại những gì chúng ta dạy cho con em ở mọi hình thức và loại bỏ tất cả những gì vô tình cổ xúy cho điều xấu, việc ác.

Mỗi một thế hệ trẻ là một vụ mùa của đất nước. Hạt gieo xuống không được chăm sóc đúng cách thì không thể đòi hỏi những vụ mùa xanh tươi.

Tác giả: Lương Hoài Nam
Theo Vnexpress
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeThu Aug 18, 2016 12:42 am

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 2Q==

Tự giác kém


“Mỗi gia đình chỉ cần tắt bớt một bóng đèn 40W thì một năm sẽ tiết kiệm được… với số tiền đó có thể xây dựng 1.000 trường học cho con em”. Câu nói này đã trở nên quen thuộc. Nhưng nghe chỉ để nghe thôi chứ thực hiện là chuyện khác.

Mấy người hiểu tính tích cực trong hành động đó. Năm nào cũng hô hào mà kết quả chẳng đáng là bao. Kịch bản cứ vào mùa hè thì thiếu điện không biết bao giờ mới giải quyết dứt điểm vì sự thiếu ý thức tiết kiệm của mọi người.

Dòng sông Tô Lịch (Hà Nội) ngày xưa cũng từng trong xanh, nên thơ. Tô Lịch giờ đây khiến ai cũng phải bịt mũi vì mùi hôi và sự ô nhiễm. Không biết bao nhiều dự án cải tạo, bao nhiêu tiền đã được đổ vào, để rồi đâu lại vào đấy.

Đó chỉ là một ví dụ cho hàng trăm con sông, bãi biển đang ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng. Thử hỏi nếu mỗi người, mỗi nhà ai cũng có ý thức không xả rác bừa bãi thì liệu có sự việc như bây giờ.

Thói quen vứt rác bừa bãi gần như ai cũng mắc phải. Hiện tượng làng ung thư ngày càng nhiều cũng xuất phát từ sự thiếu ý thức và tính mục đích của một số cá nhân, tập thể.

Từ môi trường lại chuyển sang chuyện giao thông. Từng nhiều lần đi trên những tuyến xe khách về quê tôi càng hiểu vì sao người ta sợ chúng đến vậy. Xe thì không đảm bảo chất lượng, không hệ thống điều hoà đã đành nhưng “hốt” nhất là tình trạng chèo kéo tranh giành khách rồi chở quá số người quy định, lái xe phóng nhanh vượt ẩu. Những lái xe taxi lừa gạt khách hàng, làm sai lệch đồng hồ công tơ mét... Tính tự giác giờ đã được thay bằng sự cảnh giác.

Bởi thế cho nên người ta mới lấy làm lạ chuyện những người tự nguyện xin đứng ra thu dọn vệ sinh mà không lấy đồng tiền công nào; những kẻ nhặt được của rơi trả lại cho người mất mà không đòi hỏi một chút hậu tạ.

Thuế được coi là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và ổn định hoạt động của các bộ máy hành chính nhà nước, đóng thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi người. Nhưng mỗi năm nhà nước vẫn bị thất thoát hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ đồng bởi sự thiếu tự giác.

Nguyễn Văn Chung

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 1458661441-6
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitimeFri Aug 19, 2016 4:24 pm

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật FB_IMG_1462719188193


Cái thời người ta sống để... hại nhau?

Cao Huy Huân

Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật 29B06462-279E-41E5-808C-5E88C4C7D518_w987_r1_s
Người dân biểu tình phản đối vụ cá chết với biểu ngữ 'Chúng tôi muốn sống'.

Mấy hôm nay các trang mạng xã hội lẫn nhiều tờ báo Việt Nam nhuốm đậm màu xám. Xám vì nhiều nỗi buồn cứ chồng chất lên nhau. Xám vì hầu hết các tin tức nóng nhất là các tin thương tâm, đau lòng hay ghê sợ. Xin cúi đầu vĩnh biệt những người lính đã nằm xuống thời bình, dù bất cứ lý do gì phải ra đi, thì các anh cũng là những người đáng được trân trọng, đáng để ghi tên cho những thế hệ trẻ sống một cách không hèn mọn.

Tôi xin phép gác màu xám đầy thương tâm của vụ những người lính biển ra đi rồi chẳng thấy về. Thương tâm đủ rồi, đau đớn và xót xa tràn ngập rồi. Gạt nước mắt quay về thực tại, người ta lại hoảng hồn. Bên cạnh sự ra đi đầy nhân văn, thì những người ở lại phía sau vẫn còn đang lo sợ, hãi hùng trong một xã hội mà nhiều người bảo “sống để... tự hại nhau”. Tôi xin phép đặt tên cho cái lối sống, không phải bao trùm xã hội nhưng hiện diện khắp mọi nơi, chính là lối sống “không tử tế, thiếu tính con người”.

Khái niệm tử tế quả thật không phải cao siêu hay xa xỉ. Và sống thiếu tử tế xuất phát từ những hành động nhỏ bé nhất, nhưng mang lại những hậu quả to lớn không cùng. Không tử tế là khi người ta coi thường nhân mạng hàng chục người, hàng vài chục người trên những tuyến xe mang danh là cao cấp, ba bốn năm sao, nhưng tài xế thích chạy sao thì chạy, lấn đường vượt tuyến, đua nhau tranh khách,... để rồi hết vụ tai nạn này đến tai nạn khác: xe cháy, người chết không nhận dạng, gia tình tan nát, điêu linh. Không tử tế là khi hàng chục người ăn bánh mì rồi phải nhập viện, có người tử vong. Chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng, nhưng nỗi sợ về việc đồng bào hại đồng bào vẫn cứ len lỏi một khách khó nắm giữ và vô cùng khó chịu. Không tử thế là khi biến hóa thịt heo thành hàng loạt thứ thịt “quý hiếm” như nai, cừu, đà điểu... để rồi miếng thịt nào cũng nhiễm vi sinh, đe dọa sức khỏe, an toàn tính mạng của người tiêu dùng: tiền mất, tật mang. Còn chưa kể, thiếu tử thế là khi bán thức ăn cho sinh viên, những thế hệ tương lai của đất nước, mà trong thức ăn tràn lan những con giòi khiến người xem còn buồn nôn nói chi đến người dùng.

Những câu chuyện thiếu tử tế, sống hại nhau như vậy vẫn cứ xuất hiện đều đặn và dường như có xu hướng ngày càng tinh vi hơn, nguy hiểm hơn, ghê rợn hơn. Sự thiếu tử tế ấy một phần có thể xuất phát từ một môi trường thiếu đạo đức, thiếu niềm tin vào đạo đức. Con người được sinh ra với tính bản ác hay tính bản thiện, đó hiện vẫn còn là điều gây tranh cãi. Tuy nhiên, nếu người đó lớn lên trong môi trường có giáo dục và hướng đến bản thiện, ắt sẽ có khuynh hướng bản thiện nhiều hơn, tử tế nhiều hơn. Nhớ câu chuyện người Việt hay kể, rằng khi kêu gọi dân làng góp rượu mở hội cho làng, thì kết quả hồ rượu thành hồ...nước lả. Ai cũng tin rằng nếu chỉ có mình mang nước lả, thì không ảnh hưởng đến hồ rượu chung, không ngờ ai cũng mang nước thay vì góp rượu. Phải chăng xã hội chúng ta nghĩ rằng chỉ có vài ba người xấu, cái xấu sẽ không ảnh hưởng đến xã hội, hóa ra thành một bể người xấu, đang ngoài kia, làm những chuyện thiếu tử tế: từ chén cơm, bó rau, con cá, miếng thịt đến những đại dự án sặc mùi nhóm lợi ích.

Sự thiếu tử tế còn xuất phát từ một bộ phận lãnh đạo thiếu tử tế. Đó là câu chuyện hàng ngày mà người Việt nào có quan tâm đều nghe, hoặc có khi không quan tâm đến thời cuộc cũng vô tình thấy nhắc ở đâu đó: trong quán chè lá vỉa hè, trong quán ăn hàng rong, hay thậm chí trong nhà hàng sang trọng, trên báo chí truyền hình. Nhiều nhà nghiên cứu lẫn báo chí phản ánh, và dường như chưa ai đủ thuyết phục để phủ nhận sự tồn tại của các nhóm lợi ích, những gã độc quyền đang thao túng phía sau những ông lớn của nhiều ngành kinh doanh mang tính thiếu lành mạnh. Vụ việc cán bộ công an lại dám tự ý kinh doanh, chống lưng cho doanh nghiệp sân sau của mình là một điển hình như vậy. Đó là chưa nói đến sự tắc trách, hoặc đôi khi trở thành nạn nhân và bất lực của ngành quản lý trước thời cuộc vốn tồn tại nhiều tiêu cực: từ tuyên bố “thực phẩm đa phần là sạch nhưng người dân không biết”, đến việc “cá này được chứng nhân sạch, nhưng an toàn lại là chuyện khác”. Những phát ngôn ấy cho thấy sự bế tắc về quản lý, sự nhút nhát trước việc đối diện với những nguy cơ bệnh tật, sống chết đang tràn đến từng nhà, leo lên bàn ăn, chui vào nhà bếp.

Sự bế tắc là khi trên một tuyến đường thênh thang, dẫu có quanh co cũng không ngặt nghèo như những tuyến đường vượt rừng vượt biển tại nhiều nơi ở Mỹ, châu Âu hay như Thái Lan, nhưng tai nạn thương tâm cứ ngày đêm âm ĩ. Mới hôm trước là tông nhau hàng chục người chết, vài hôm sau lại một vụ tương tự xả ra. Ai cũng hoảng hồn, ai cũng mất niềm tin, dù không đi xe (vốn chỉ có vài ba hãng lớn) thì cũng chẳng biết đi bằng gì. Ngành chức năng lúc thì lên tiếng, lúc chẳng thấy tăm hơi. Không lẽ việc quản lý đường bộ với vài ba tuyến xe khách khó khăn đến mức như vậy hay sao?

Cuối cùng, cá nhân tôi cho rằng việc những kẻ thiếu tử tế tràn lan ngoài kia phần lớn cũng vì cơ chế xử lý vẫn còn nhẹ nhàng quá. Có một nghịch lý về môi trường pháp lý ở Việt Nam, mà một vị đại biểu quốc hội Việt Nam từng thẳng thừng tuyên bố, đó là môi trường pháp lý thiếu an toàn. Vài ba người tốt thì không được bảo vệ, trong khi lắm kẻ xấu vẫn cứ ung dung. Xây quán cà phê, mở cái chuồng gà có khi phải hầu tòa hình sự, trong khi vi phạm kỷ luật ngành công an, tự ý kinh doanh khi còn làm quan chức, chống lưng cho doanh nghiệp sân sau,... thì cũng chỉ bị điều đi nơi khác mà vẫn tiếp tục làm nghề. Doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng xã hội thì đền bồi cũng ở mức thấp, xá gì với cái lợi chất ngất mà họ làm trong suốt chục năm. Nhiều doanh nghiệp ảnh hưởng môi trường vẫn cứ trốn chui giấy phép, chẳng hiểu sao với cơ chế giám sát chặt chẽ đến tận gánh bún lề đường của quân nhà mình mà lại để sót những ông lớn doanh nghiệp không giấy phép?

Than ôi, cái thời nhiều người sống chỉ biết để... hại nhau!



Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật C992eca3b31d4b62be0abee1f9fff83a
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật   Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Văn Hoá Việt Nam Đáng Sợ Thật
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sự khác biệt giữa hai văn bản hiến pháp Việt Nam 1992 và 2013 Nguyễn Duy Vinh (cựu học sinh trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn) Vào tháng 05 năm 2013, tôi có viết và đăng một bài có tựa đề “Những biến dạng của các văn bản hiến pháp của đảng Cộng Sản Việt Nam”
» "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn?
» Dân tộc Việt: Bên đang thua cuộc
» Những việc đáng ghi nhớ nhất trong năm 2013 tại Việt Nam
» Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tin Tức, Thời Sự-
Chuyển đến