Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quynh không truyện hoang quang VNCH Trung quan trong phải ngam chất linh nguyet Nguyen nhac ngắn Saigon Nhung quốc chuyen Chung bich chẳng thuoc sáng
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 We Are One - We March For Freedom

Go down 
Tác giảThông điệp
ToànÐoàn
Khách viếng thăm




We Are One - We March For Freedom Empty
Bài gửiTiêu đề: We Are One - We March For Freedom   We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeTue Mar 26, 2013 12:55 pm

We Are One - We March For Freedom Images?q=tbn:ANd9GcSDkUYAwqP0JC3KnEAPRV8fOc6J8iHr0ytGPWhu3ufuYbD3p_Z0

Bỏ đi hoặc Lên tiếng


Ngô Nhân Dụng

Thí dụ chúng ta đến ăn ở một cửa hàng mà thấy thức ăn thì dở, nhân viên thì không thèm nghe khách nói, và ruồi nhặng tùm lum, quý vị sẽ làm gì? Nhiều khi phải cố nuốt cho xong bữa. Nhưng bình thường thì người ta sẽ quyết định, hoặc từ nay cạch đến già không đến đây ăn nữa, hoặc mời chủ tiệm ra, lên tiếng than phiền hay là phản đối.
Nhà kinh tế Albert Hirschman, mới qua đời cuối năm 2012, đã viết một cuốn sách bàn về các “phản ứng” của người tiêu thụ, với nhan đề là: “Exit, Voice and Loyalty” (Bỏ đi, Lên tiếng và Thủy chung); với tựa nhỏ: “Responses to Decline in Firms, Organizations, and States” (Phản ứng trước sự Suy đồi của các Xí nghiệp, Tổ chức, và Quốc gia).
Cuốn sách in năm 1970, đến năm 1989 bỗng được nhắc nhở lại trong thế giới chính trị học. Vì nhiều người thấy hiện tượng “Bỏ đi hoặc Lên tiếng” cũng diễn ra ở Ðông Ðức. Mô hình của Hirschman có thể giải thích sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Cộng Hòa Dân Chủ Ðức.

Trong cuốn sách trên, Hirschman trình bày hai cách phản ứng của con người khi bất bình với một xí nghiệp cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ không xứng đáng, hay với một tổ chức và quốc gia không đáp ứng những ước vọng của tham dự. Thứ nhất là chỉ “bỏ đi” mà không cần nghĩ tới nó nữa; người tiêu thụ đi mua hàng nhãn hiệu khác; dân một nước đi di cư. Thứ nhì là “lên tiếng” ở ngay trong tổ chức để mong nó thay đổi; hoặc đề nghị chính quyền thực hiện các chính sách đúng lòng dân. Những người muốn thủy chung thường không nghiêng về giải pháp bỏ đi, họ ở lại và cố gắng cải thiện.

Hirschman nhận xét hành động bỏ đi thường là quyết định có tính chất cá nhân; còn việc lên tiếng thường có tính tập thể, vì công ích hơn là tư lợi. Ông phân tích tác động của hành động bỏ đi trên khuynh hướng lên tiếng, và ngược lại. Khi biết có thể đi ăn ở tiệm phở khác được thì khách hàng chẳng cần phải lên tiếng chê hàng phở nấu dở. Cũng vậy, khi người dân một nước có thể di cư sang nước khác dễ dàng thì họ cũng không quan tâm đến việc đòi hỏi chính quyền phải đưa ra những chính sách hợp ý dân hơn. Cả hai lựa chọn đều thể hiện khát vọng tự do, cho nên các chế độ phủ nhận quyền tự do của dân có thể nới rộng hoặc thắt chặt hai chính sách cùng một lúc; và việc thả lỏng trong phạm vi này có thể kích động nhu cầu đòi phải nới rộng trong phạm vi khác. Cũng giống như khi một xí nghiệp biết khách hàng có thể chọn mua của xí nghiệp khác thì họ cũng sẵn sàng hỏi ý kiến người tiêu thụ để tự cải tiến dịch vụ hay sản phẩm.

Trong trường hợp các nước cộng sản, thả lỏng cho người dân di cư, hoặc chính quyền nấp đằng sau việc tổ chức di cư, là một cách để giảm bớt số tiếng nói phản kháng có thể cất lên. Nhưng hai lựa chọn bỏ đi hay lên tiếng tác động nhau khiến cho chính sách thả lỏng di dân khiến cho nhiều người lên tiếng mạnh mẽ hơn. Như tại Ðông Ðức trước năm 1989, hai loại hành động của người dân chán ghét chế độ cộng sản đã hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau. Sau khi chính phủ Hungary (cộng sản) mở cửa biên giới với nước Áo (tự do và trung lập) vào đầu Tháng Năm 1989, hàng ngàn người Ðông Ðức (cộng sản) đã qua Hungary để tìm đường sang Áo, rồi từ đó vào tị nạn tại Tây Ðức (tự do). Ðến cuối Tháng Chín, đã có hơn 30,000 người theo con đường đó, khiến chính quyền cộng sản phải đóng cửa biên giới với Hungary; nhưng người dân vẫn biết cách tìm đường chui mà đi.

Người dân Ðông Ðức được tự do bỏ đi trong một thời gian, chính hành động này thay đổi cả cách họ nhìn thế giới và nhìn chế độ đang cai trị họ. Một khi cảm thấy được tự do hơn để lựa chọn giữa hai đường Bỏ đi (Abwandern), hay Lên tiếng (Widersprechen), người ta bỗng dưng thấy tự do là một điều đáng mơ ước, thấy trên thế giới này con người có thể còn rất nhiều thứ để lựa chọn nếu được tự do. Người dân bình thường chưa hề nghĩ tới việc bỏ đi hay là lên tiếng cũng chịu ảnh hưởng trước quyết định của những người khác. Tự nhiên, ai cũng ý thức được “tư cách người lớn” của mình, không ai chấp nhận sống dưới sự chỉ huy ngặt nghèo của một chế độ coi dân chúng như trẻ con nữa. Nhiều người quyết định không bỏ đi mà phải lên tiếng. Vì công ích chứ không phải vì mình. Mỗi ngày họ càng đông hơn. Họ đánh thức cả một dân tộc.
Năm 1990, Hirschman trở lại Berlin, sống một năm ở quê hương mà ông đã phải bỏ ra đi năm 18 tuổi. Suy nghĩ về mô hình cũ của mình, ông nhận thấy các biến cố đưa tới sự sụp đổ của Bức Tường cho chúng ta một bài học: Hành động Bỏ đi có thể tác động tác trên hành động Lên tiếng, vì có nhiều người bỏ đi nên càng thêm có nhiều người lên tiếng, chính vì nhiều người bỏ đi nên cường độ lên tiếng càng mạnh mẽ hơn! Cả hai loại quyết định đó đã hỗ trợ lẫn nhau đưa tới cảnh chế độ cộng sản sụp đổ.

Có thể dùng mô hình “Exit, Voice and Loyalty” của Hirschman để nhận định về tình trạng nước ta hay không? Chế độ cộng sản ở Việt Nam trước đây 30 năm từng cho tổ chức những vụ “vượt biên bán chính thức” để thu tiền “bán bến.” Nhiều cán bộ cộng sản đã làm giầu nhờ chủ trương này; nhưng đó cũng là một cách để giảm bớt số người “lên tiếng,” khi mở ra cho họ con đường “bỏ đi.” Những người đang “lên tiếng” chống chế độ bây giờ cũng được khuyến khích “bỏ đi” trước khi họ tạo thêm ảnh hưởng.

Ngày nay, còn những người thuộc loại “có của” cũng mới được thả cho “bỏ đi.” Bởi vì nếu còn ở trong nước nhiều người sẽ có ngày phải “lên tiếng” đòi những quyền tự do họ cần được hưởng. Có nhiều lý do khiến những người có tiền có của sẽ tới lúc cũng muốn “lên tiếng.” Thứ nhất, họ thấy rằng tài sản mình tạo ra chỉ được bảo đảm nếu xã hội sống trong luật pháp. Người ta sẽ sở phải tiếp tục sống với bọn cường hào tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm; như đã xẩy ra trong cảnh anh Nguyễn Tuấn Anh mới chết oan khuất ở Vĩnh Phúc. Ðến mạng người mà chúng còn không kiêng nể thì thử hỏi có cái gì khác được an toàn trong một đất nước do đám này “lãnh đạo?” Nhưng người ta cũng còn những nhu cầu tự do khác, ngoài quyền được sống trong luật pháp rõ ràng. Bởi vì chỉ có pháp luật công minh khi người dân được tự do, ít nhất là được tự do lên tiếng. Nhu cầu tự do này sẽ đẩy tới nhu cầu tự do khác. Cứ như thế, sẽ nguy hiểm cho chế độ.
Những người muốn lên tiếng hoặc phải bỏ đi thường là những phần tử ưu tú trong một xã hội. Một cửa hàng mà gặp được khách “sành ăn” thì có thể được nghe họ lên tiếng để giúp mình nấu nướng ngon hơn. Khi đám khách đó lên tiếng thì chủ tiệm phải biết cảm ơn. Còn nếu họ chỉ bỏ đi ăn tiệm khác, thì cửa hàng sẽ cứ làm thức ăn như cũ, không khá hơn được. Sẽ có ngày bị cạnh tranh đến sập tiệm.

Trong một quốc gia, những người hay lên tiếng cũng giống như đám khách sành ăn; thường là loại công dân có khả năng, biết cái hay khác cái dở, biết việc đúng khác việc sai. Họ cũng phải là những người có lý tưởng, không chỉ nghĩ tới quyền lợi và sự an vui của riêng mình mà còn lo cho đồng bào. Khi một quốc gia mất những thành phần có khả năng và có lý tưởng thì tai hại cho tương lai.

Khi những người có triển vọng lên tiếng mà lại bỏ đi thì chế độ sẽ kéo dài được lâu hơn. Nhưng phải nhớ lại trường hợp Ðông Ðức để thấy rằng khi số người bỏ đi và số người lên tiếng cùng gia tăng thì hai hiện tượng xã hội này sẽ thúc đẩy lẫn nhau, không thể tránh được. Số người lên tiếng lên cao còn tác động tới lòng Chung thủy (Loyatlty) của những người khác. Những người tính bỏ đi cũng có thể nghĩ lại, vì lòng “chung thủy” sẽ được khơi dậy. Trong tâm lý người Việt Nam, đó là tình tự sâu bền đối với quê hương, đất nước. Vì lòng yêu nước, nhiều người không thể nào chọn con đường “bỏ đi,” nếu nhìn thấy hy vọng có thể “lên tiếng” để cải thiện cuộc sống, cho mình và cho người chung quanh.
Nước ta hiện nay có rất nhiều người lên tiếng. Một nhạc sĩ 90 tuổi như Tô Hải đã ngậm miệng gần suốt đời, chịu không nổi nữa. Cô Trịnh Kim Tiến bắt buộc phải lên tiếng, và chắc chắn cô sẽ không chịu bỏ đi. Bà Phạm Thị Lài và con gái đã lên tiếng bằng những hành động bất đắc dĩ. Những người ít nói mãi cũng phải bật miệng lên tiếng. Nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên thấy phải nói thẳng tại sao ông không đồng ý với ông Nguyễn Phú Trọng. Bao nhiêu người lên tiếng như vậy, còn đông hơn số các nhà trí thức Ðông Ðức lên tiếng trước năm 1989. Ðó là dấu hiệu đất nước sẽ phải thay đổi.


We Are One - We March For Freedom Conduongcachmang-danlambao
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




We Are One - We March For Freedom Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: We Are One - We March For Freedom   We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeMon Mar 02, 2015 5:42 pm

We Are One - We March For Freedom Bit-mieng


Giá của Tự Do
 
(*) Lê Đình Loan
Thursday, February 26, 2015 5:21:18 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticles30thang4.aspx?articleid=203619&zoneid=492#.VPS-T00o7IU

Kẻ lưu đày ở đâu cũng thấy mình cô độc
(L’exité partout est seul)

Gắn liền với vận nước nổi trôi, cũng như hàng triệu người Việt Nam khác, tôi đã thao thức, trăn trở, xót xa khi phải bỏ nước ra đi để tìm một cuộc sống mới có ý nghĩa hơn. Chấp nhận đánh đổi sinh mệnh của mình để mưu cầu tự do, hạnh phúc cho bản thân và gia đình, tôi đã dứt khoát quyết định để lại đằng sau tất cả những gì thân thương, yêu dấu nhất mà tôi đã trân quý từ thuở thiếu thời.

We Are One - We March For Freedom 203619-Uoc-Mo-01-400

Tác giả trên đại lộ Bolsa, Little Saigon, tháng 11, 2014. (Hình: Tác giả cung cấp)

Sau 40 tháng bị đày đoạ trong những trại "học tập cải tạo”, tôi được phóng thích vào cuối năm 1978. Vào một buổi sáng sớm giữa chốn núi rừng, cán bộ quản trại xướng danh những người có lệnh thả, tên LĐL được vang vọng trên loa phóng thanh, tôi đã bàng hoàng, tưởng chừng như mình đang mơ. Thế mà là thực.

Ra khỏi cổng trại, mấy chục con chim vừa mới sổ lồng đã phóng nhanh về hướng tỉnh lộ để đón xe xuôi về thành phố Huế. Sau nhiều năm "lao động vinh quang" trong các trại cải tạo, không được tiếp xúc với thế giới bên ngoải, lần đầu tiên được chen lấn trên một chiếc xe ọp ẹp ì ạch lăn bánh từ Bình Điền về Nam Giao, tôi cảm thấy xa lạ, bỡ ngỡ với người và cảnh vật quanh mình. Một cảm giác là lạ khó quên khi tôi được trở lại cảnh đời bình thường trên một chiếc xe đầy ắp người.

Dù đã bao nhiêu năm quen với những phương tiện chuyển vận của thời đại cơ khí, thế mà lần nầy ngồi khép mình trên một chiếc xe tồi tàn, tôi cảm thấy sung sướng lạ thường.
- Hết rồi những năm tháng lầm lũi, cật lực lao động theo chỉ tiêu.
- Hết rồi những tuần vượt trường sơn từ Ba Lạch, Thừa Thiên vào Thượng Đức, Quảng Nam để cùi sắn khô mốc meo về làm lương thực cho tù cải tạo.
- Hết rồi những bữa cơm sắn được đếm từng muỗng.
- Hết rồi những ngày ướt đẫm mồ hôi, bụng đói cồn cào, lao động dưới ánh nắng gay gắt của những ngày hè.
- Hết rồi những ngày trần truồng như nhộng lặn lội dưới các khe suối mùa đông lạnh thấu xương để vớt rong làm phân xanh.
- Hết rồi những buổi lấm lem dưới hố phân đầy dòi bọ nhúc nhích.
- Hết rồi...!

Trở về đoàn tụ với gia đình, hội nhập với đời sống "xã hội chủ nghĩa", tôi cảm thấy chơi vơi, hụt hẫng vì phải đối diện với những thách thức mới từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội; lắm lúc tưởng chừng như đã bị dồn vào bước đường cùng, không lối thoát. Mẹ già, vợ tay mềm chân yếu, một đàn con dại, chạy gạo từng ngày, bữa đói, bữa no.

Nếu không có ơn thiêng phù hộ, tôi đã không thể vượt qua những sức ép mà tôi phải chịu đựng trong gần hai năm bị quản chế tại thành phố Huế, nơi mà tôi đã lớn lên và gắn bó trong suốt mấy chục năm ròng rã. Những tình cảm thân thương, trìu mến đối với Huế, chỉ còn là hoài niệm chìm sâu vào dĩ vãng xa xăm. Huế đã trở mặt, cư xử với tôi như một phạm nhân đang bị quản chế. Tôi đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Tôi phải sống trong một xã hội không có tình người, đói cơm, thiếu áo. Bị kỳ thị, kềm kẹp, làm sao tôi có thể chèo chống chiếc thuyền nan vượt qua những cơn lốc của thời đại đang bủa vây bốn bề.


Với ý chí và nhờ Ơn Trên, gia đình tôi đã xuôi vào Nam trên một chuyến xe lửa Bắc-Nam vào một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo vào năm 1980. Bỏ Huế mà đi không phải là chuyện dễ. Phải xoay xở cả năm trời mới được phép di chuyển đến vùng kinh tế mới ở tỉnh Đồng Tháp. Nhờ sự giúp đỡ của bà con ruột thịt, gia đình tôi được nhà cầm quyền địa phương "thông cảm" cho tạm trú ở thành phố Sàigon.

Tại đây, với lý lịch mới, các con của tôi mới có thể chen vai sát cánh với bạn bè cùng trang lứa ở học đường cho đến khi tốt nghiệp đại học. Được như vậy không phải là chuyện dễ nếu ngặt nghèo và không có sự "thông cảm" của nhà cầm quyền. Khó khăn vẫn còn đầy dẫy trước mắt.

Có nơi tạm trú, có đủ cơm áo, con cái được tiếp tục học hành là những thách thức lớn nơi đất lạ quê người. Tôi đã trở lại nghề dạy học tại một trung tâm ngoại ngữ và dạy kèm tại tư gia để độ nhật qua ngày. Vợ tôi thì bươn chải giữa chốn chợ trời để có thêm ít tiền lo cho con ăn học. Nhưng cũng đã lắm lần kêu trời không thấu vì tất cả vốn liếng, hàng hoá đã bị tịch thu hết sạch. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, vợ chồng tôi cũng đã cố gắng hết sức để cho đàn con được tiếp tục học hành cho đến nơi đến chốn.

Thật đau lòng khi thấy vợ con mình ngày càng xanh xao, gầy guộc. Suy dinh dưỡng, đàn con tôi ngày ngày lê bước đến trường, quyết chí sánh vai với bạn bè để có ngày mai tươi sáng hơn. Đứa con trai đầu của tôi vừa học y khoa, vừa đi dạy kèm và làm phu khuân vác ở bến tàu để có tiền mua các sách chuyên ngành. Sức chịu đựng của con người cũng có hạn. Nhiều lúc tôi cảm thấy đã bị dồn vào bước đường cùng, không lối thoát. Không thể đầu hàng trước nghịch cảnh, tôi quyết định đánh đổi sinh mạng của mình trên biển cả để "giải phóng" gia đình thoát khỏi cảnh túng quẫn, lầm than.

Thất bại ê chề trên đường vượt biên, nợ nần chồng chất, nhụt chí, nhưng tôi vẫn không chịu đầu hàng trước nghịch cảnh. Thế rồi vào một chiều tối âm u, tôi lặng lẽ nhìn vợ con lần cuối, liều mình ra đi; chẳng một lời từ biệt.

Trên đường về miền Tây, tôi phó thác mọi sự cho Thiên Thần hộ mệnh. Thành công hay thất bại, sống hay chết, tôi sẵn sàng chấp nhận tất cả. Tôi không thể lây lất kéo dài cuộc sống mất hết mọi thứ tự do. Thà chết vinh hơn sống nhục.

Lênh đênh trên biển cả, giông tố bão bùng, tàu chở 127 người chết máy, trôi giạt theo sóng gió cả tuần lễ. Các đợt sóng dữ tung tóe vào tàu; tưởng chừng như sắp nuốt chửng con tàu dưới lòng đại dương. Sấm chớp gầm vang thật hãi hùng. Chúng tôi phó thác sinh mệnh cho trời đất.

We Are One - We March For Freedom 203619-Uoc-Mo-03-400

Tác giả và các cháu nội ngoại. (Hình: Tác giả cung cấp)

Đối diện với tử thần, mọi người thì thầm cầu nguyện. Sau nhiều lần bị các tàu buôn từ chối cứu vớt, vào một buổi hoàng hôn đẹp trời, một chiếc ghe đánh cá nhỏ mập mờ xuất hiện ở đằng xa, dần dần tiến gần đến tàu chúng tôi, ba cha con người Mã Lai muốn giúp chúng tôi bằng cách chở một người vào đất liền để nhờ văn phòng Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tìm cách giúp tàu chúng tôi. Tôi được thuyền trưởng chọn nhảy xuổng ghe của họ. Đứng trước mũi tàu cao chót vót, nhảy lọt xuống trong lòng chiếc ghe nhỏ đang lắc lư theo sóng không phải là chuyện dễ. Tôi đứng lặng yên, cầu nguyện xin Ơn Trên cho tôi nhảy thật chính xác, không lọt trong lòng biển sâu thẳm. Sau một đêm, tôi đã đến bến tàu của trại tỵ nạn trên đảo Pulau Bidong - nơi đang có chừng mười ngàn người chờ cứu xét định cư ở các nước tự do. Nhờ sự can thiệp của văn phòng Cao Uỷ Tỵ Nạn, hai ngày sau một chiếc tàu Anh đã chở hết 126 người còn lại vào bến bờ bình an.

Thời gian lưu lại trên đảo, tôi đã chứng kiến biết bao cảnh tang thương. Nhiều phụ nữ đã kiệt sức, hay đã trở thành người mất trí vì đã bị bọn hãi tặc hãm hiếp nhiều lần, nhiều gia đình đã mất con, mất chồng hoặc mất vợ. Nhiều trẻ thơ đã mất cha hay mất mẹ khi còn lênh đênh trên biển cả. Ôi chao! Giá của TỰ DO!

We Are One - We March For Freedom 203619-UocMo-02-400

Tác giả cùng vợ và con gái. (Hình: Tác giả cung cấp)

Sau mười tám tháng ở Mã Lai và Philippines, tôi đã đến được miền đất hứa. Từ máy bay nhìn xuống thành phố và phi trường San Francisco, tôi đã choáng ngợp với ánh sáng và cảnh quan của thành phố có chiếc cầu treo nổi tiếng Golden Gate Bridge. Ra khỏi sân bay, xe phóng nhanh trên xa lộ, tôi choáng váng nhìn nhiều đoàn xe nối đuôi nhau lao vút trên một mạng lưới giao thông chằng chịt. Tôi có cảm giác nhưđang lạc vào một thế giới kỳ lạ nào khác. Lòng thầm nhủ làm sao mình có thể tồn tại và vươn lên trong một xã hội văn minh như thế này. Vừa mừng, vừa lo, vừa cảm thương cho những người còn sống ở quê nhà. Tôi chạnh nhớ đến cảnh sống nheo nhóc của vợ con mà lòng đau như cắt.

Cô độc sống một mình ở Mỹ trong hơn năm năm ròng rã, buồn tủi đến tận tâm can, có lần tôi đã thì thầm: bạn bè tôi ơi, gia đình tôi ơi, Tổ Quốc tôi ơi, sao tôi lại phải sống kiếp lưu đày như thế nầy trên xứ người. Quẫn trí, quên trước quên sau, hành động như kẻ vô tri, lắm lúc tôi lái xe không định hướng hằng giờ trên xa lộ.

Nếu không có niềm tin tôn giáo và ý chí thì tôi đã trở thành người mất trí trong những năm tháng sống cô đơn trên đất khách quê người. Có trải qua những năm tháng như thế nầy mới thấu hiểu thân phận của kẻ mất nước, xa nhà. Bỏ nước mà đi, để lại đằng sau tất cả những gì thân thương nhất, đánh đổi sinh mệnh của mình trên biển cả, hay trong chốn ngục tù, chấp nhận mọi thử thách trên xứ người cũng chỉ vì hai chữ Tự Do.

(*) Tác giả Lê Đình Loan.
- Sinh năm 1938 tại Huế.
- Giáo sư Trung Học Đệ Nhị cấp, hiệu trưởng các trường trung học ở Thừa Thiên trong nhiều năm.
- Điều hành Trung Tâm Tu Huấn Giáo Chức Huế trước năm 1975.
- Nguyên giảng viên các lớp ESL và luyện thi quốc tịch tại Viện Giáo Dục Song Ngữ Bilingual Education Institute ở Houston, Texas, Hoa Kỳ.
Về Đầu Trang Go down
lenguyen
Khách viếng thăm




We Are One - We March For Freedom Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: We Are One - We March For Freedom   We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeMon Mar 23, 2015 5:43 pm

We Are One - We March For Freedom HN%2B-%2BBT12-%2BFB%2BThanh%2BHoang


Tại sao họ chưa tham gia? Tại sao họ tham gia?

We Are One - We March For Freedom Sucmanhtuoitre-danlambao


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Câu hỏi tại sao "tôi", "anh", "chúng ta", "họ" chưa tham gia vào công cuộc tranh đấu cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ sẽ vẫn cứ mãi được đặt ra và chỉ chấm dứt vào thời điểm hàng trăm ngàn người cùng nhau đứng lên ở một quãng trường, giơ cao tay, vang vọng tiếng và bước chân như sóng tràn của họ dẫm nát thành lũy sau cùng của guồng máy độc tài.

Tại sao họ chưa tham gia?


Trong những lần biểu tình chống Tàu xâm lược, xuống đường bảo vệ chủ quyền, từ Sài Gòn đến Hà Nội chỉ có trung bình vài trăm người có mặt. Trong 2 thành phố lớn có hàng triệu dân cư, tại sao đại đa số người dân không tham gia?

Khi vấn nạn dân oan mất đất trở thành bi kịch dân sinh, người người phẫn uất, lên án tập đoàn cán bộ, quan tham, tư bản đỏ. Nhưng tại sao vẫn thế - vẫn hình ảnh những cụ già, người mẹ, em bé cô đơn cầm bảng kêu oan - rất lẻ loi, đơn độc, tuyệt vọng trên đường phố đông người qua, trên những mảnh đất hoang tàn của họ đã bị cướp? Tại sao chỉ có một số người như anh Mai Dũng, chị Sông Quê, chị Thúy Hạnh, chị Phương Bích, chị Trần Thị Nga, anh Peter Lâm Bùi, anh Trương Văn Dũng... và vài chục người không-phải-là-dân-oan đồng hành, có mặt cùng họ?

Với tình trạng công nhân Việt Nam bị chèn ép, đối xử tệ bạc và bóc lột sức lao động, cả nước nhiều người biết, nhưng chỉ có một số người như Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh... đã đánh đổi cuộc đời thanh xuân bằng lao tù để mong tìm được một nụ cười trên khuôn mặt của công nhân Việt Nam?

Và trước cửa những phiên tòa xử Tạ Phong Tần, Điếu Cày, Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, Nguyễn Văn Minh... chỉ được vài chục hay vài trăm người có mặt, lên tiếng khẳng định tấm lòng yêu nước và tranh đấu đòi tự do cho những người sắp bị kết án; trong khi con số những người đồng tình, yêu thương, cảm phục họ thì rất nhiều những vẫn ở nơi nao?

Và trong những ngày qua, khi những hàng cây xanh dài bóng mát bị đốn ngả, mấy trăm người Hà Nội xuống đường phản đối. Còn lại cả triệu người đã làm gì khi những bóng cây che mát đời mình bao năm qua đã bị lấy mất đi?

Từ chuyện lớn chủ quyền quốc gia đến quyền sở hữu một mái ấm gia đình, một mảnh vườn, thửa ruộng; từ quyền bảo vệ một bóng mát, một dòng sông không bị phủ lấp đến quyền được sống đúng nghĩa của một con người... chỉ hiện hữu vài trăm người bằng da bằng thịt dấn thân, có mặt để tranh đấu. Tại sao?

Tại hải ngoại, cộng đồng của những người Việt tị nạn chính trị, mọi cuộc biểu tình, lễ tưởng niệm và những hình thức tranh đấu khác nhau, lấy trung bình của tất cả các lần tổ chức trong suốt 40 năm qua, cộng lại chia đều, con số không qua khỏi số hàng trăm, trong khi những cộng đồng lớn có hàng trăm ngàn người Việt sinh sống. Tại sao?

Đó là thực tế Việt Nam. Đó cũng là thực tế của Philippines, Serbia, Ai Cập, Tunisia và nhiều nước khác dưới ách độc tài. Thực tế đó chỉ biến mất trước ngày những tên gọi như Cách Mạng Hoa Lài, Cách màu của những màu sắc vang dội khắp thế giới. Lúc đó mọi câu hỏi đều không còn cần đến câu trả lời. Lúc đó ai cũng tự biết rằng tại sao mình đã từng không tham gia và bây giờ lại có mặt.

Nhưng bây giờ, câu hỏi tại sao không tham gia sẽ vẫn là một dấu chấm hỏi ngoan cố, lì lợm. Một câu hỏi rất chung nhưng những trả lời sẽ rất riêng. Có những câu trả lời rất thật. Và những câu trả lời bóp méo lương tâm.

Tại sao họ tham gia?

Vì họ biết hình ảnh của riêng họ, sẽ cùng với người bạn, người chị, người anh đứng bên cạnh làm nên hình ảnh những con người Việt Nam cương quyết khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Họ phải có mặt để làm nhân chứng sống. Không có họ, 90 triệu người Việt Nam và cả thế giới không THẤY có những người Việt Nam đang xác nhận những gì thuộc về Việt Nam.

Vì họ biết sự có mặt của họ trước phiên tòa, dù bị an ninh đàn áp đánh đập, bắt về đồn, nhưng Phương Uyên, Minh Hằng hay bất kỳ người bạn nào của họ sắp bị đi vào chốn lao tù, ở bên sau cách cửa tòa rừng rú sẽ ấm lòng, và những người tranh đấu đang ở trong ngôi nhà tù lớn biết chắc rằng anh em sẽ luôn luôn có mặt với mình nếu một ngày nào đó mình bị vào nhà tù nhỏ. Không có họ, những người tù và cũng là những người bạn, những chí hữu của họ xem như là bị bỏ rơi.

Vì họ biết rằng một chữ ký của họ là một tiếng vọng dù nhỏ nhưng khi kết hợp với chữ ký của người anh ở hàng trên, của người chị ở hàng dưới, của người em ở đầu danh sách... sẽ hơn hẳn một im lặng thê lương khi những đọa đày của chế độ đang đổ xuống Đinh Nguyên Kha, Trần Vũ Anh Bình, Đặng Xuân Diệu... trong trại tù Xuyên Mộc. Không có những tổng hợp chữ ký này, thế giới không bao giờ có được một bằng chứng khả dĩ nào để nói rằng nhiều người Việt Nam thực sự quan tâm đến công dân Việt Nam đã bị tù đày vì tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền.

Vì họ biết rằng một cây xanh là biểu tượng của môi trường sống, một dân oan mất đất là một thảm họa dân sinh, một công nhân bị đàn áp là một phần của tai họa nhân quyền bị tước đoạt, một hòn đảo bị cướp cho dù chỉ là một bãi chim ỉa đi nữa nhưng đó sự xâm phạm đến nền độc lập của quốc gia.

Vì họ trân trọng nỗ lực tranh đấu để một bát cơm đầy hơn cho người tù như trân trọng ngôi nhà hương hỏa phải được trả lại cho dân oan. Trân trọng việc bảo vệ một bóng mát bên đường như trân trọng một hòn đảo của quốc gia bị chiếm cứ. Trân trọng quyền được tưởng niệm những người lính hy sinh như trân trọng quyền của cả dân tộc được đứng lên bảo vệ Tổ quốc.

Và họ tham gia bằng cách bày tỏ quan điểm, tiếng nói trên mạng và tranh đấu cho quyền được cất lên tiếng nói, cho dù nhiều người đã phải vào tù, phải sống những tháng ngày câm để cả dân tộc có cơ may một ngày tự do cất lên tiếng nói.

Họ tham gia để góp phần vào việc tạo nên một tiếng nói to lớn và vang rộng của người Việt trên mạng như là một điều Cần nhưng chưa Đủ. Sự phẫn nộ trên mạng sẽ làm cho đám rơm bị trị ngày càng khô khốc để một ngày biến thành cuồng phong, nhưng phải có những mồi lửa để tạo thành bão lửa trên đường phố. Không một cuộc đổi đời nào xảy ra bằng tiếng nói, bằng một cuộc biểu tình triệu người trên không gian mạng.

Và họ tham gia, có mặt tại nơi thấp nhất của một hành trình leo núi: chân núi. Đỉnh núi nhắm đến là nơi hàng trăm ngàn người, cả triệu người đứng lên cùng nhau xóa bỏ độc tài. Ước muốn của họ không phải là một mình tự leo lên đỉnh mà làm sao nắm tay thêm một người, thêm một người, người cũ nắm tay người mới, người mới nắm tay người đang lưỡng lự để leo cùng với họ. Không gian mạng chỉ đủ để họ vạch trần tội ác của chế độ độc tài, để chuyên chở tiếng nói, quan điểm và những khát vọng của họ. Nhưng phải có mặt ở chân núi và bắt đầu leo thì mới thật sự biến ước mơ thành sự thật.

Họ sẽ ký một chữ ký, cầm một tấm bảng Chúng tôi muốn biết, HS-TS-VN, Tôi ghét đảng cộng sản... Họ sẽ kêu gọi cùng nhau bảo vệ sông ngòi đang sống, biển đảo ngoài khơi, tranh đấu cho người tù, đòi hỏi quyền lợi công nhân, thực thi công lý cho những kẻ bị oan sai... và nếu thêm được một người hưởng ứng thì họ đã bước được thêm một bước tiến về đỉnh núi. Thay vì tự họ - và họ có khả năng và lòng can đảm để tự một mình làm những chuyện táo bạo, nhiều rủi ro, hay tạo ấn tượng - họ buộc phải tìm những việc làm, hành động đơn giản nhất, ít bị đe doạ nhất để kêu gọi người khác tham gia, để có thêm bạn đồng hành, để gầy dựng đoàn người ngày một thêm đông.

Sau mỗi bước chân nhỏ nhoi của họ là một bậc tam cấp được thành hình để những người đi sau bước lên dễ dàng hơn. Trong số họ, nhiều người vừa xây được vài bậc tam cấp thì đã bị loài sản xô xuống vực thẳm ngục tù. Những người tù Tạ Phong Tần, Việt Khang, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Vũ Anh Bình, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Văn Lía, Nguyễn Minh Thuý, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Văn Lý, Hồ Thị Bích Khương, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Đặng Xuân Diệu, Lê Quốc Quân, Nguyễn Hữu Vinh, Ngô Hào, Lê Thị Phương Anh, Phạm Minh Vũ, Đỗ Nam Trung, Mai Thị Dung, Nguyễn Thị Bé Hai, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Đình Ngọc... là những người chúng ta tranh đấu cho Tự Do của họ, nhưng thực ra con đường tranh đấu của chúng ta lại được chính họ dọn đường, khai quang để chúng ta tiếp tục tiến bước.

40 năm trôi qua kể từ này toàn cõi Việt Nam bị nhuộm đỏ bởi màu cờ từ Phúc Kiến, đỉnh núi vẫn còn xa. Nhưng quay lại sau lưng đã có một con đường rõ rệt. 40 năm. Khi những thanh niên thiếu nữ ngày hôm nay cất lên lời kêu gọi đứng lên đáp lời sông núi thì ngày xưa, lúc họ chưa ra đời, đã có những người như anh Trần Văn Bá đem đời mình làm viên gạch lót con đường mang tên Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền.

Ngày hôm nay, chúng ta vẫn tiếp tục con đường ấy. Trên con đường này, chúng ta không chỉ nhìn tổng hợp những tấm khẩu hiệu cầm tay, một hàng chữ trên gốc cây xanh, một chữ ký trên một danh sách vô tri để xem đó là thành quả duy nhất. Thành quả đạt được, có giá trị hơn, chính là những con người tham gia. Mọi thứ khác đều là phương tiện, là lý cớ để đạt được mục tiêu: có được hàng trăm ngàn người đứng ở đỉnh núi.

Tham gia hay không tham gia?


Trong con số hàng trăm ngàn, hay cả triệu con người đứng ở đỉnh núi ngày đó, hầu hết sẽ là những người chưa tham gia ngày hôm nay. Lúc đó, sẽ chẳng có ai thắc mắc người đứng bên cạnh mình tham gia lúc nào, chị là người tham gia lúc đầu hay anh là người tham gia lúc cuối. Cũng chẳng ai phân biệt người này hoạt động công nhân, người kia tranh đấu dân oan, người nọ bảo vệ môi trường... Tất cả sẽ là một. Tất cả, ở đỉnh núi đó, vào thời khắc đó, chỉ có một khát vọng duy nhất: lấy lại quyền quyết định vận mạng đất nước cho toàn thể dân tộc Việt Nam.

Ở đỉnh núi ấy, như một phép lạ, không còn ai có thể mở miệng nói rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc hèn nhát, thờ ơ và nhiều sợ hãi. Và cũng ở giây phút đó, quay đầu nhìn lại, nhìn xuyên suốt con đường ngoằn nghèo, nhiều gian truân, từ chân núi lên đến đỉnh, người ta mới nghiệm ra rằng: không có một chiến dịch nào, phương thức, chiến thuật nào trải dài suốt con đường tranh đấu trong những năm tháng quá khứ đã từng được xem là phương cách tốt nhất, thành công nhất. Tất cả cũng chỉ làm được một sứ mạng duy nhất trong thời hạn ngắn ngủi của một chiến dịch - là một bậc tam cấp lót đường để đoàn người tiến bước, ngày một thêm đông và sau cùng trở thành một thế lực mà thế giới gọi là: People Power - quyền lực quần chúng.

Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com


We Are One - We March For Freedom Original

.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




We Are One - We March For Freedom Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: We Are One - We March For Freedom   We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeWed Mar 25, 2015 8:55 am


Nhóm "We March For Freedom" và chặng công tác đầu tiên: Ba Lan, Pháp, Thụy Sĩ



We Are One - We March For Freedom Paris%2BWe%2BMarch%2BFor%2BFreedom%2B03-22-2015a%2B%5Bcropped%5D

Đào Trường Phúc (Danlambao) - Ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh và các văn nghệ sĩ thân hữu vừa hoàn thành chặng công tác đầu tiên của chiến dịch "We March For Freedom" tại ba thành phố châu Âu: Warsaw (Ba Lan), Paris (Pháp), và Genève (Thụy Sĩ), từ ngày 18 đến ngày 23 tháng 3 vừa qua. Trong tuần tới, nhóm sẽ lên đường thực hiện những chặng công tác kế tiếp tại các thành phố Prague (Cộng Hòa Tiệp), Budapest (Hung Gia Lợi), Moenchengladbach (Đức), Amsterdam (Hòa Lan), Bruxelles và Liège (Vương Quốc Bỉ).

"We March For Freedom" là chiến dịch do Nguyệt Ánh khởi xướng với sự tham gia của một số văn nghệ sĩ từ Hoa Kỳ và Úc hợp cùng các văn nghệ sĩ ở Âu Châu như Tuấn Minh, Tuyết Mai, Quang Trúc, Phương Loan, Hoài Trí, Sơn Vương, Bích Châu, Quỳnh Trang, Trần Nghĩa Hiệp, Nguyễn Thành Lộc, Nguyễn Đăng Khải... Chiến dịch được thực hiện trong hai tuần lễ cuối tháng Ba năm 2015, với các cuộc vận động dư luận quốc tế và các sinh hoạt văn nghệ tại 8 quốc gia vùng Tây Âu và Đông Âu, nhằm mục đích góp thêm lửa đấu tranh, đòi Dân chủ và Nhân quyền cho quê hương Việt Nam, đòi Tự do cho các tù nhân lương tâm và các bloggers đang bị nhà cầm quyền cộng sản giam giữ đàn áp chỉ vì kiên cường bày tỏ lòng yêu nước và khát vọng Tự do. Đây là một chuyến công tác hoàn toàn độc lập với mọi đoàn thể, tổ chức, đảng phái chính trị; tất cả các văn nghệ sĩ đều tự nguyện và tự túc về chi phí, từ di chuyển, ẩm thực cho đến cư trú và địa điểm sinh hoạt.

Về mặt vận động quốc tế, cuộc tiếp xúc đầu tiên của phái đoàn là với hai giới chức điều hành Văn phòng Tổng Thư ký đặc trách các Trường hợp Giam giữ Tùy tiện (Secretariat, Working Group on Arbitrary Detention) thuộc Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc - ông Rory Mungoven và bà Helle Dahl Iversen - vào lúc 2 giờ trưa Thứ Hai ngày 23/3/2015 tại Genève, Thụy Sĩ. Nhóm văn nghệ sĩ "We March For Freedom" đã đệ nạp kháng thư tố cáo các hành động vi phạm Nhân quyền của chế độ cộng sản Việt Nam, đồng thời chuyển giao danh sách, đơn thư khiếu tố của gia đình những tù nhân lương tâm và các bloggers bị trấn áp, giam cầm. Chặng vận động kế tiếp vào tuần tới sẽ là các cuộc tiếp xúc với giới chức E.U. tại trụ sở Quốc Hội Âu Châu ở thủ đô Bruxelles của Vương Quốc Bỉ.

We Are One - We March For Freedom UN%2BHuman%2BRights%2BCouncil%2B03-23-2015a%2B%5Bcropped%5D


We Are One - We March For Freedom UN%2BHuman%2BRights%2BCouncil%2B03-23-2015b%2B%5Bcropped%5D

Về sinh hoạt văn nghệ và gặp gỡ bà con đồng hương ở châu Âu, nhóm "We March For Freedom" đã lần lượt thực hiện các chương trình sinh hoạt trong hội trường Hampton (Warsaw, Ba Lan) lúc 19 giờ ngày 20/3, hội trường Salle de Réunion de la Paroisse St. Augustin (Paris, Pháp) lúc 14 giờ ngày 21/3, và hội trường Salle de Réunion, Restaurant Vinacity (Genève, Thụy Sĩ) lúc 19 giờ ngày 23/3/2015. Ở bất cứ nơi nào các anh chị em văn nghệ sĩ cũng được đón nhận với những tâm tình đầy thân ái, ở bất cứ nơi nào các anh chị em cũng được khích lệ nồng nhiệt khi cùng cất tiếng hát với đồng bào hải ngoại để chuyển ngọn lửa Tự do Dân chủ Nhân quyền về với 90 triệu đồng bào bên kia bờ đại dương, qua những ca khúc đấu tranh như "Xin Hãy Làm Ánh Đuốc", "Vẫn Còn Đây Các Con Của Mẹ", "Tiếng Thở Dài Từ Lòng Đất", "Thề Không Phản Bội Quê Hương"..., cũng như các ca khúc từ hơn 30 năm trước đã đi vào lòng người qua những chuyến lưu diễn của Nguyệt Ánh và cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng, như "Chút Quà Cho Quê Hương", "Lời Kinh Đêm", "Em Vẫn Mơ Một Ngày Về", "Hát Cho Ngày Sài Gòn Quật Khởi"...

We Are One - We March For Freedom Paris%2BWe%2BMarch%2BFor%2BFreedom%2B03-21-2015a%2B%5Bcropped%5D


We Are One - We March For Freedom Paris%2BWe%2BMarch%2BFor%2BFreedom%2B03-21-2015e%2B%5Bcropped%5D

Một trong những sinh hoạt đáng ghi nhớ nhất là cuộc biểu tình tuần hành ở quảng trường Place de Trocadero tại thủ đô nước Pháp từ 2 giờ trưa ngày 22/3/2015. Trời thật lạnh và gió lồng lộng càng làm tăng thêm cái giá rét cuối mùa Đông, nhưng thời tiết khắc nghiệt không cản nổi những tấm lòng yêu nước đang hướng về quê hương Việt Nam. Giữa rừng cờ vàng bay phất phới dưới chân tháp Eiffel, cuộc tuần hành từ một góc quảng trường đã biến thành một vòng tròn, và những lời ca "We March For Freedom", "Tự Do Cho Việt Nam"... được diễn giải qua tiếng Pháp đã lôi cuốn luôn cả một số du khách đi ngang để họ bước vào cùng tham dự cuộc tuần hành. Vòng tròn từ từ mở rộng dần với cả trăm người vừa phất cờ, vừa ca vang những bài hát đấu tranh suốt hơn 3 tiếng đồng hồ của buổi chiều Chủ nhật. (Quý độc giả có thể vào trang mạng YouTube để coi video clips ghi lại sinh hoạt này: "We March For Freedom đến Paris", và "Nous Marchons Pour La Liberté tại Công trường Nhân quyền Paris").


https://www.youtube.com/watch?v=_Yn_sVdih94


https://www.youtube.com/watch?v=wawGHPHqcxk

Ngày hôm sau nhóm văn nghệ sĩ rời Paris để lên đường đi Genève, và cuộc biểu tình tuần hành kế tiếp sẽ diễn ra vào tuần tới tại thành phố Moenchengladbach của Cộng hòa Liên bang Đức.

Đào Trường Phúc
danlambaovn.blogspot.com


We Are One - We March For Freedom 217%206%20NTT%204.2f_1425625592
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




We Are One - We March For Freedom Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: We Are One - We March For Freedom   We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeSat Mar 28, 2015 7:20 pm


Nỗi Niềm của thuyền nhân Nhạc Sĩ Tuấn Khanh: hành trình 40 năm
 
  

We Are One - We March For Freedom Z

Kỳ 1 - Nhạc Sĩ tiêu biểu đánh dấu 40 năm ly hương: Tuấn Khanh và những ca khúc trong quãng đời tị nạn.

Từ Nỗi Niềm, đến Nhạt Nhòa trong đời lưu vong:

Ca khúc của một thuyền nhân – đánh dấu 40 năm Journey to The Freedom
Trong hai năm liên tiếp của một chương trình thu hình ca nhạc DVD với các tiếng hát do chính nhạc sĩ Tuấn Khanh mời trình diễn, điển hình như Lê Thu Thảo cũng như những các ca sĩ khác đã tận tình khai thác (hát) hai ca khúc “Nỗi Niềm” và “Nhạt Nhòa”: Như trao tặng chiếc vé lên tàu không phải để vượt biên nhưng là đánh dấu một cuộc đổi đời và các ca sĩ đã chọn hai ca khúc này để minh chứng về sở trường sự say đắm ca nhạc của mình.


We Are One - We March For Freedom Blur_16735221636_410c21253a_z-229x300

Trước đây vài năm khi thực hiện cuốn DVD “Vinh Danh Đóng Góp” của một số người Việt hải ngoại – với chủ đề “Tôi Là Người Việt Nam” Trung Tâm Thúy Nga đã vinh danh Nhạc sĩ Tuấn Khanh tiêu biểu cho một cống hiến của một nhạc sĩ thành danh nhưng hầu như không ngừng nghỉ – vẫn tiếp tục sáng tác, cống hiến cho đời sống những ca khúc tiêu biểu nói lên ý nghĩa của một cuộc vượt biển vĩ đại và tất cả ca khúc mới sáng tác sau 1975 khi ở bên ngoài VN này được kết thúc bằng một “happy ending” – như một chuyện cổ tích để cùng với thế hệ trẻ điển hình là tại Hoa Kỳ: xây đắp một mai hậu cho Việt Nam lưu vong khắp bốn phương trời góc bể.

Nhớ lại năm 1983, ông từ giã vợ, lén lút vội vã cùng con gái lên ghe nhỏ 8.5 mét vượt biển. “Từng hạt sương khuya hoen đôi mắt biếc sao khi chia ly hôn nhau một lần vội vã…” được vang lên những nốt nhạc trong ký ức của nhạc sĩ ngay trong 5 ngày 5 đêm lênh đênh trên biển. Đấy là chưa kể lúc ông còn đang thả mình giữa biển xanh, mà tài công bỏ sót ông giữa sóng dập vùi trong vòng 30 phút. Nếu con gái ông không la cầu cứu thì ông đã làm mồi cho cá giữa đáy đại dương biển xanh. Những cơn sóng vỗ đó bàng bạc trong “Nỗi Niềm” nhớ lại giờ vội vã chia tay “Đôi môi run run lệ tuôn khóe mắt, nên em cô đơn những đêm về sáng (đầy chua chát) mélody như vang lên giữa sóng biển.

Vẫn – Nhớ lại “Đêm anh xa em, anh chưa kịp nói”, khi nhớ lại chuyến xe ôm chở người nhạc sĩ vội vã rời Saigon ra bãi Vũng Tàu chờ ghe ra đi. “Đôi môi run run lệ tuôn khóe mắt – Làm chiều không đi chân mây tím ngắt...

Tiếng sóng biển như được diễn tả tha thiết semi-classic bởi người nhạc sĩ vĩ cầm từng trải nghiệm đời mình bằng một số ca khúc danh tiếng.

Với dàn Orchestra, với 80% là người ngoại quốc, trình diễn tại Nhạc Viện VN, nơi mà ông đã chấp nhận hiểm nguy giã từ để ra đi. Dàn Orchestra và “Nỗi Niềm”, vài năm qua đã vang lên tiếng sóng gào thét, những giòng lệ tuôn cay đắng – và kết thúc chặng đường vượt biển bằng nghe nhỏ hiểm nguy.

Rồi thì ca khúc “Nỗi Niềm” này với Ngọc Minh hát đầu tiên qua Diễm Xưa (1984) với Huy Luân, Khánh Hà, Lê Bảo, Hà Thanh, Thái Hiền, Họa Mi và mới nhất là Lê Thu Thảo và Mélanie Nga My. Cả hai đã nhả chữ đẹp như rót vào trái tim người nghe mộng mơ bằng hồn nhạc như lời thủ thỉ tâm tình…

Chưa kể tới chương trình DVD Thính Phòng của Trung Tâm Paris By Night đã chọn những dòng nhạc (sau 1975) nối tiếp với một đời âm nhạc của người nhạc sĩ. Chương trình thính phòng được mở đầu và kết thúc bằng ca khúc “Hoa Soan Bên Thềm Cũ” để minh chứng rằng từ dòng nhạc cũ như “Quán Nửa Khuya” Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã dùng để mở màn bằng ca khúc Boléro tiếp nối mà nữ hoàng liêu trai Boléro Thanh Thúy đã xuất sắc và nổi bật qua khúc ballad nhạc Việt cải cách này.


Và trong một vài ca khúc khác ngoài “Nỗi Niềm” cũng là một kết thúc có hậu luôn có “happy ending”: “Nhạt Nhòa” với Ý Lan, Khánh Hà, Kasim Hoàng Vũ, và đặc biệt là một người bạn trẻ của tác giả – là ca sĩ Xuân Thanh từng được ông dặn dò hãy hát tươi mới – ca khúc đầy hơi ấm áp nồng nhiệt của một thời kỷ niệm cùng chia sẻ vui buồn trên đảo chờ được đi định cư mà ông hay nhắc đến tiếng hát này với lòng thân yêu…

Kết thúc hành trình một người tị nạn qua những ca khúc lưu vong của ông – gạt lệ đớn đau, nở một nụ cười – dù rằng mỗi khi được nghe các ca khúc của mình sáng tác, người nhạc sĩ năm nay ngoài bát tuần đều nhạt nhòa lệ ứa: Ca khúc của Tuấn Khanh vẫn thường có một kết thúc đẹp, “Happy Ending”, đoàn tụ và hạnh phúc như chuyện cổ tích.

Ca khúc của ông: “không đưa ta vào ngõ cụt nghèo nàn- trách oán... mà vang lên lời hạnh phúc: “Giờ thì đôi tay đan tay quấn quít – Xin cho đêm đêm tình đầy mộng say”.

Những cảm nghĩ của Tuấn Khanh và “Nỗi Niềm” trong CD Tiếng Hát Nga My.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh thổ lộ: “Khi nghe Nga My hát “Nỗi Niềm“… tôi yêu ngay tiếng hát trẻ đầy sức sống Mélanie NgaMy – như một ngọn sấm, diễn tả đầy đủ nhất từ trước đến nay mà tôi can đảm để nói lên lòng thành tiếng hát chạm và bóp chặt trái tim, tiếng hát như những viên ngọc quý long lanh, cả “Nhạt Nhòa” lẫn “Nỗi Niềm”

Và gần đây khi Nga My nhận lời hát và cho thu trong các CD, 5 ca khúc Semi-Classic của Nhạc sĩ Tuấn Khanh như: “Mùa Xuân Đầu Tiên”, “Nỗi Niềm”, “Chiếc Lá Cuối Cùng”, “Nhạt Nhòa”, “Từ Muôn Kiếp Trước”, “Một Chiều Đông” v.v…

Nhạc sĩ Tuấn Khanh nhấn mạnh: “Khi nghe Mélanie Nga My hát Nỗi Niềm từ Nga My… vang trong tôi niềm say đắm như chưa từng có” – “Tôi cảm nhận tiếng hát thật trân quý nhẹ đi vào hồn, cuốn chặt lấy trái tim… Hơn nữa Nga My, nhờ có ban nhạc và phòng thu giúp việc ca hát thuận lợi, đã giúp Nga My cống hiến, trọn vẹn, thực hiện thu âm nhanh chóng và tài năng”. “Tôi muốn nói tiếng hát này là viên ngọc quý, mềm mại thiên thần. Dù ngày mai, ngày kia còn được tồn tại để nghe thì tiếng hát và phong cách đã chạm sâu thẳm vào trái tim bóp chặt tha thiết tình cảm dài lâu!”

– Kim Long –
http://nvnorthwest.com/2015/03/noi-niem-cua-thuyen-nhan-nhac-si-tuan-khanh-hanh-trinh-40-nam/

We Are One - We March For Freedom 200647-CN-141230-Vy-4
Ca sĩ Hoàng Thúy Vy và nhạc sĩ Tuấn Khanh tại tiệm phở Hoa Soan của ông ở Garden Grove. (Hình: Ca sĩ cung cấp)
Về Đầu Trang Go down
levu
Khách viếng thăm




We Are One - We March For Freedom Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: We Are One - We March For Freedom   We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeMon Mar 30, 2015 1:26 pm


Cabramatta, Sydney (Úc Châu) - Vận động chiến dịch Nhân quyền 2015


We Are One - We March For Freedom Sydney-hr2015-danlambao


Danlambao - Chương trình yểm trợ chiến dịch Tranh đấu cho Nhân quyền Việt Nam 2015 vừa được tổ chức tại Freedom Plaza (Cabramatta, Sydney) vào sáng Chủ Nhật ngày 29 tháng 3 năm 2015.

Buổi văn nghệ do Tổ chức Yểm trợ Nhân quyền (Human Rights Relief Foundation) cùng nhạc sỹ Trúc Hồ và các ca sĩ Lâm Nhật Tiến, Y Phương, Mai Thanh Sơn, Huỳnh Phi Tiễn... đã diễn ra tốt đẹp với sự tham gia đông đảo của cộng đồng người Việt tại Úc Châu.

Trong buổi sáng Chủ Nhật, đã có trên 26 hội đoàn tại Sydney đã xuống đường, ủng hộ và ký tên vào "Thư ngỏ gửi Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và các Cơ chế Nhân quyền Quốc Tế về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và chiến dịch Vận Động Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền 2015 cho Việt Nam".

Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình, anh Hoàng Ngọc Diêu đã viết:

“Sinh hoạt lần này đặc biệt có nhiều người Úc và những người sắc tộc khác cũng tham gia. Có nhiều người ghé vào thăm hỏi và tìm hiểu. Hy vọng họ sẽ giúp thông điệp lan rộng.”

Nhạc sỹ Trúc Hồ trước đó cũng đã có lời mời gọi mọi người tham gia trên trang Facebook của mình:

“Trúc Hồ vừa đến Sydney, xin mời các bạn Úc Châu ngày mai 10 giờ sáng ra Freedom Plaza để cùng nhau vận động nhân quyền cho Việt Nam... Hãy cùng Trúc Hồ, Lâm Nhật Tiến, Y Phương , Mai Thanh Sơn... cùng hát những ca khúc tranh đấu cho một Việt Nam Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền...

Các bạn trẻ cố gắng dành thời gian tham dự để xuống đường giúp các bác lớn tuổi ký thỉnh nguyện thư gởi Liên Hiệp Quốc... Sydney sẽ là ánh đuốc đầu tiên trong chiến dịch vận động nhân quyền 2015

Hãy làm ngọn gió đổi thay...”

Ca sĩ Huỳnh Phi Tiễn cũng liên tục mời gọi mọi người đồng hành cùng chiến dịch:

“Nhạc sĩ Trúc Hồ cùng các anh chị em nghệ sĩ đang vận động ký thỉnh nguyện thư tại Cabramatta Freedom Plaza, Sydney, Australia. Mong các bạn ở tại nhà nhớ ủng hộ để cho Liên Hiệp Quốc thấy được tình đoàn kết của người Việt Nam chúng ta. Đoàn kết là sức mạnh! We Are One! Www.nhanquyen2015.net. Nhớ ký nhe các bạn. Con số đang gia tăng nhanh!!!”

Theo đánh giá của những người quan sát, đây là thành công lớn của chương trình. Những chữ ký được lấy trực tiếp tại buổi văn nghệ hôm nay sẽ được các anh chị em có trách nhiệm liên tục cập nhật trên website chính thức của chiến dịch Nhân quyền 2015.

Mỗi người góp một bàn tay, triệu chữ ký làm nên sức mạnh thay đổi Việt Nam.

We Are One - We March For Freedom Sydney-hr2015-2

We Are One - We March For Freedom Sydney-hr2015-6

We Are One - We March For Freedom Sydney-hr2015-7

We Are One - We March For Freedom Sydney-hr2015-1
Nhạc sĩ Trúc Hồ

We Are One - We March For Freedom Sydney-hr2015-3

We Are One - We March For Freedom Sydney-hr2015-4

Ông Võ Đại Tôn trong thành phần tham dự

We Are One - We March For Freedom Sydney-hr2015-8

We Are One - We March For Freedom Sydney-hr2015-9

Huỳnh Phi Tiễn, Trúc Hồ và các nghệ sĩ...


Link video và hình từ nhà anh Hoàng Ngọc Tuấn, Hoàng Ngọc Diêu, ca sĩ Huỳnh Phi Tiễn:
facebook.com/video.php?v=741342492631183

facebook.com/hoang.ngoctuan/media_set?set=a.10204976228939635.1073741992.1058867972&type=1&pnref=story

facebook.com/conmale/posts/927686737253634

facebook.com/HuynhPhiTienFanClub/posts/627331464069583

Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




We Are One - We March For Freedom Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: We Are One - We March For Freedom   We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeTue Mar 31, 2015 12:05 am


We March For Freedom = Chúng Ta Tuần Hành Cho Tự Do tại Đức 28.03.2015


We Are One - We March For Freedom 082%2B(1)



Thanh Sơn - Hôm nay ngày 28.03.2015 tại thành phố Mönchengladbach Đức Quốc một chương trình thật đẹp đã diễn ra từ lúc 14g cho tới 20g30 mới chấm dứt.

Chương trình: WE MARCH FOR FREEDOM - CHÚNG TA TUẦN HÀNH CHO TỰ DO

Do nữ ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh dẫn đầu với hàng chục ca nhạc sĩ đến từ Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Hòa Lan, Đức, Bỉ và nhóm Anh Chị Em đài truyền hình TNT Đan Mạch biết tin cũng cùng đến để hưởng ứng đóng góp trong ngày tuần hành rất ý nghĩa này.

Hưởng ứng cho phong trào "CHÚNG TA TUẦN HÀNH CHO TỰ DO" ngày hôm nay đã có rất nhiều các nhân sĩ đại diện các đoàn thể hội đoàn từ nơi rất xa như Berlin, Hamburg, Müchen, Dortmund, Köln v.v... và v. v... đến tham gia.

We Are One - We March For Freedom Proxy?url=http%3A%2F%2F2.bp.blogspot.com%2F-_XKkDxUsuQo%2FVReeTBqH8UI%2FAAAAAAAAisg%2FrOSZcRGqhyo%2Fs1600%2F055

Đúng 14 giờ khởi hành chương trình: "WE MARCH FOR FREEDOM" - "CHÚNG TA TUẦN HÀNH CHO TỰ DO"

Ba ngọn đưốc thắp sáng niềm tin đi đầu. Bản nhạc chính của chủ đề hôm nay do chính ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh sáng tác đã được cất cao lên đường đem ngọn lửa linh thiêng để thắp sáng niềm tin cho Tự Do- Nhân Quyền và Dân Chủ, cho một Việt Nam tươi sáng lên, và để một ngày không xa nữa trên quê hương yêu dấu ngàn đời của chúng ta sẽ chính thức có được Tự Do- Nhân Quyền và Dân Chủ.

Mặc dù ngoài trời hôm nay lạnh và có mưa gió nhưng cũng không cản trở được những bước chân mọi người, những bước chân vững chắc bước đi trên con đường lý tưởng cho Tự Do, Công lý và Nhân quyền thì luôn luôn là những bước chân đẹp.

Tiếng hát của Nguyệt Ánh và các Anh Chị Em nghệ sĩ cùng đồng bào càng bước tới càng hiên ngang cất cao lời ca tiếng hát cho hai chữ "TỰ DO cho VIỆT NAM".

We Are One - We March For Freedom Proxy?url=http%3A%2F%2F3.bp.blogspot.com%2F-u6tHVJxctJw%2FVReeFHwwtiI%2FAAAAAAAAir8%2Fzrm76T0kbjU%2Fs1600%2F082


Sau gần một giờ tuần hành cho Tự Do đã trở về đến sân trường giáo xứ Heilige Geist và từ từ tiến vào hội trường với lời mời trân trọng và hân hoan của HNVTNcs. Mönchengladbach và vùng phụ cận.

Trước khi vào buổi văn nghệ Hát cho Tự Do tất cả mọi người đứng chào Hoàng Kỳ ba sọc đỏ thân yêu hát quốc ca VNCH rất trang nghiêm. Nhìn lên lá Hoàng Kỳ ba sọc đỏ như nhìn thấy quê hương trải khắp ba miền thân yêu của Đất Nước. Tiếp theo nghi thức chào Quốc Kỳ VNCH. là một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến tiền nhân anh dũng đã hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và giang san Việt Nam, đã nằm xuống vì một lý tưởng cao qúy cho dân tộc. Cho tất cả những người đả bỏ mình trong rừng sâu nước độc trong chốn lao tù cs., hay nơi biển cả đại dương để đánh đổi lấy sự tự do, vì không thể cúi đầu chấp nhận sự kìm kẹp của một chế độ bất lương, độc tài và vô thần.

We Are One - We March For Freedom Proxy?url=http%3A%2F%2F1.bp.blogspot.com%2F-s-K36Og4pJU%2FVRezBkBXpFI%2FAAAAAAAAivM%2Fy96aXMQNJvo%2Fs1600%2F114


Lời trân trọng chào mừng của ông Nguyễn Văn Rị chủ tịch Hội với tấm lòng thân ái đến ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh và tất cả các ca nhạc sĩ đến từ Mỹ, Úc, Pháp, Hòa Lan, Đan Mạch, Bỉ, v.v...

Ông cũng thay mặt Hội hân hoàn chào mừng đến bà Bs. Mỹ Lâm chủ tịch liên hội người Việt tị nạn cs. CHLB. Đức đến từ Berlin, Anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh Phó chủ tịch đến từ vùng Mannheim, ông cựu chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo VN Bùi Văn Toàn Đức Quốc, Mục sư Huỳnh Thanh Sơn đến từ vương quốc Hòa Lan, Cư sĩ PGHH Lê Công Tắc, đại diện Các hội Ái Hữu, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền, Võ đường Vovinam đến từ Vương Quốc Bỉ và tất cả những đại diện các hội đoàn từ Frankfurt, Oldenwald, v.v...và v.v... cùng tất cả mọi tham dự viên đã đến đây trong ngày hôm nay.

We Are One - We March For Freedom Proxy?url=http%3A%2F%2F2.bp.blogspot.com%2F-RHJU_qzKGJo%2FVReeJgmYY2I%2FAAAAAAAAisQ%2FKYyJFawma9Q%2Fs1600%2F167


Ông hội Trưởng cũng thay mặt hội tặng mỗi Anh Chị Em nghệ sĩ một chiếc khăn quàng Hoàng Kỳ biểu tượng cho Tự Do và Dân Chủ. Đặc biệt ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh được hội ưu ái dành riêng cho một bản chúc lành của Tòa Thánh do ĐGH. Phanxicô ấn ký.

We Are One - We March For Freedom Proxy?url=http%3A%2F%2F2.bp.blogspot.com%2F-SqKcOQm4i7w%2FVRgiVbbT1fI%2FAAAAAAAAiw8%2FXQjlI5dgkVU%2Fs1600%2F144


Khi nhận được sự ưu ái này ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh có đôi lời phát biểu trong sự xúc động về những tình cảm mà Hội NVTNcs. và đồng bào nơi đây đã dành cho chị và các Anh Chị Em nghệ sĩ. Đây chính là những động lực thúc đẩy các Anh Chị Em bước tới tuần hành và để cất cao tiếng hát cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền. Chị cũng chia sẻ: Quyền Tự do Dân Chủ và Nhân quyền không tự trên trời rơi xuống, mà chúng ta phải tranh đấu bằng cả xương máu thì mới có được. Hôm nay Nguyệt Ánh muốn vinh danh một người chung chí hướng với Nguyệt Ánh trên con đường tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền trong bốn chục năm qua, đó là anh Việt Dũng tuy Anh đã ra đi nhưng những tinh thần của anh luôn sống mãi trong lòng của Nguyệt Ánh cũng như của rất nhiều Anh Chị Em nghệ sĩ. Hôm nay tuy rằng anh không còn nữa nhưng có hai truyền nhân của Anh đang có mặt nơi đây đó là hai ca sĩ trẻ Bích Châu và ca sĩ Vương Tùng Sơn. Cùng chung chí hướng với con đường tranh đấu này còn có thêm rất nhiều ca nhạc sĩ cũng có mặt nơi đây như Ca sĩ Tuấn Minh, ca sĩ Quang Trúc, Trần Hòa Trí, Tuyết Mai v.v... mà người viết không thể nhớ hết tên được.

We Are One - We March For Freedom Proxy?url=http%3A%2F%2F2.bp.blogspot.com%2F-X1d2YyG5NHY%2FVReeLum4lHI%2FAAAAAAAAisY%2FHyYtRS-rhQs%2Fs1600%2F245


Sau những lời chào mừng và phát biểu của một số nhân sĩ đại diện như bà Bs. Mỹ Lâm chủ tịch liên hội người việt tị nạn cs. v.v...

Chương trình văn nghệ WE MARCH FOR FREEDOM bắt đầu với hợp ca mở màn của tất cả các Anh Chị Em nghệ sĩ thật là sội động làm cho cả hội trường nóng lên ngay từ những giây phút đầu tiên ấy. Chương trình tiếp nối liên tục với số lượng ca sĩ thật hùng hậu với đủ các thể loại, rất nhiều những bản nhạc hấp dẫn, phong phú và lôi cuốn.

We Are One - We March For Freedom Proxy?url=http%3A%2F%2F3.bp.blogspot.com%2F-ShwsnD28JlE%2FVRflPBj5jLI%2FAAAAAAAAiv0%2F6_hKeNWMq2o%2Fs1600%2F226


Đây là một ngày tuần hành và văn nghệ với đầy đủ ý nghĩa để nói lên lòng yêu nước, thương nòi nồng nàn của các Anh Chị Em nghệ sĩ, của những con người luôn luôn trăn trở với dân tộc và mảnh Giang Sơn mang tên hai chữ VIỆT NAM mà cha ông chúng ta đã hy sinh biết bao nhiêu xương máu chiến đấu hy sinh mới có được, để truyền lại cho chúng ta. Nay mảnh Giang San đó đang lâm nguy cận kề, nếu chúng ta không cất cao lên để nói cho nhau hiểu và nói cho tất cả thế giới biết để cùng nhau bảo vệ lấy quê Hương Đất Nước của mình thì nguy cơ lớn là sẽ bị giặc phương bắc cai trị và hán hóa chúng ta một ngày không xa nữa. Nguyệt Ánh và các Anh Chị Em ca nhạc sĩ đã tự túc về tài chánh, bỏ công ăn việc làm 2 tuần lễ để sang Châu Âu này làm công việc

We Are One - We March For Freedom 155


"CHÚNG TA TUẦN HÀNH CHO TỰ DO" - "WE MARCH FOR FREEDOM"

Để kêu gọi một chiến dịch tới tất cả đồng bào ơi! đãy đứng dậy mau, hãy hành động, hãy cùng chung vai sát cánh nói cho thế giới và mọi người biết rằng: chúng tôi yêu Quê Hương và Đất Nước chúng tôi lắm! Chúng tôi đang đang TUẦN HÀNH CHO TỰ DO, Chúng tôi mong cho quê hương đất nước chúng tôi được thực sự Độc Lập, mọi người dân được hưởng TỰ DO DÂN CHỦ như những nước bên Châu Âu này, Chúng tôi đang rất cần Nhân Quyền, quyền làm người mà Thượng Đế là Thiên Chúa đã ban cho từng người chúng ta nhưng nhà độc tài đảng trị nhân danh là cộng sản đã ngang nhiên cướp mất của chúng tôi.

Chúng ta tuần hành cho tự do
Nhân quyền dân chủ và ấm no
Không ai có quyền đến cướp lấy
Đây là quyền Thiên Chúa ban cho.

Vâng! đây là quyền căn bản mà Thượng Đế đã ban tặng cho mỗi con người chúng ta, chúng ta phải đứng lên để đòi lại khi chúng ta bị tước đoạt mất.

We Are One - We March For Freedom Proxy?url=http%3A%2F%2F2.bp.blogspot.com%2F-eKksiIfDWl0%2FVReeEZdzRfI%2FAAAAAAAAir4%2F9kAhZjmnTzo%2Fs1600%2F097


Chân thành cám ơn nữ ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh và các Anh Chị Em ca nhạc sĩ đã tự động bỏ tiền túi của mình ra để khơi lên chiến dịch:

"CHÚNG TA TUẦN HÀNH CHO TỰ DO" - "WE MARCH FOR FREEDOM"

Đã hy sinh thời gian công việc để lên đường gióng lên tiếng hát tới đồng bào bên Châu Âu này. Để vận động tới lưỡng viện Quốc Hội Châu Âu cũng như đã và đang đi qua 8 Quốc Gia với 9 buổi văn nghệ hát cho Tự Do và Nhân Quyền, thêm 3 cuộc biểu tình cùng đồng bào bên đây.

Chiến dịch: "CHÚNG TA TUẦN HÀNH CHO TỰ DO" - "WE MARCH FOR FREEDOM"

Một việc làm rất cao đẹp cần được thật nhiều sự ủng hộ của các Cộng Đồng, Hội đoàn và đoàn thể ở khắp nơi.

Cám ơn đến Ban Tổ Chức hội NVTNcs. Mönchengladbach đã hy sinh cho những công việc chung. Cám ơn đến tất cả mọi người đã đóng góp ẩm thực, trang trí, âm thanh v.v... cho công việc chung được diễn ra tốt đẹp.

Chương trình thật hay, ý nghĩa, sổi nổi hào hùng nâng cao tinh thần yêu nước, thương quê hương qua chiến dịch:

"CHÚNG TA TUẦN HÀNH CHO TỰ DO" - "WE MARCH FOR FREEDOM"

Tinh thần văn nghệ cũng còn đang dâng cao nhưng vì Ban Tổ Chức cho biết hội trường phải trả lại nên đành kết thúc vào lúc 20giờ 30 trong sự nuối tiếc của mọi người.

28.03.2015 tường thuật và ghi hình.

Thanh Sơn
danlambaovn.blogspot.com


We Are One - We March For Freedom Images?q=tbn:ANd9GcTX11VdPE7F4G0kRqJ0kgMH4QBjDbVqh8N4y10sVTHNTpt5lT9J-Q
Về Đầu Trang Go down
ledung
Khách viếng thăm




We Are One - We March For Freedom Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: We Are One - We March For Freedom   We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeThu Apr 02, 2015 8:41 am


Nhóm "We March For Freedom" hoàn tất chuyến công tác qua 8 nước Châu Âu



Đào Trường Phúc (Danlambao) - Nhóm "We March For Freedom" với ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh cùng các văn nghệ sĩ thân hữu vừa hoàn tất chuyến công tác qua 9 thành phố châu Âu trong hai tuần lễ cuối tháng 3 năm 2015. Chặng công tác đầu tiên đến Warsaw (Ba Lan), Paris (Pháp), và Genève (Thụy Sĩ) đã được tường thuật qua Bản tin We March For Freedom ngày 24-3-2015. Nhóm đã lần lượt thực hiện những chặng công tác kế tiếp tại các quốc gia vùng Đông Âu và Tây Âu gồm Cộng Hòa Tiệp, Hung Gia Lợi, Hòa Lan, Cộng Hòa Liên Bang Đức và Vương Quốc Bỉ đến hết ngày 31 tháng 3 vừa qua.

"We March For Freedom" là tên của chiến dịch do Nguyệt Ánh khởi xướng với sự hỗ trợ của hàng chục văn nghệ sĩ từ Hoa Kỳ, Úc và tại Âu Châu, bao gồm các cuộc vận động dư luận quốc tế và các buổi sinh hoạt văn nghệ với bà con đồng hương ở địa phương, nhằm góp thêm lửa đấu tranh đòi Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam, đòi Tự do cho các tù nhân lương tâm và các bloggers đang bị nhà cầm quyền cộng sản giam giữ đàn áp. Đây là một chuyến công tác hoàn toàn độc lập với mọi đoàn thể, tổ chức, đảng phái chính trị; tất cả các văn nghệ sĩ đều tự nguyện và tự túc về chi phí, từ di chuyển, ẩm thực cho đến cư trú và địa điểm sinh hoạt.

Về mặt vận động quốc tế, trước hết nhóm "We March For Freedom" đã tới Genève (Thụy Sĩ) vào ngày Thứ Hai 23/3/2015 để thực hiện cuộc tiếp xúc đầu tiên với các giới chức điều hành Văn phòng PDR và Văn phòng Tổng Thư ký Đặc trách các Trường hợp Giam giữ Tùy tiện (Secretariat, Working Group on Arbitrary Detention) thuộc Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council - UNHCR). Sau đó, tại Bruxelles (Vương Quốc Bỉ) vào ngày Thứ Năm 27/3/2015, nhóm đã được các giới chức Liên Hiệp Âu Châu (European Union) dành cho hai cuộc tiếp xúc tại trụ sở Bộ Ngoại Giao của EU (Europe External Action Services - EEAS) và tại văn phòng Tiểu Ban Nhân Quyền của Nghị Viện Âu Châu (Subcommittee on Human Rights in the European Parliament).

We Are One - We March For Freedom Brussels%2BEU%2BParliament%2B03-27-2015g


Trong các lần hội kiến, nhóm "We March For Freedom" đều đệ nạp kháng thư tố cáo các hành động vi phạm Nhân quyền của chế độ cộng sản Việt Nam, đồng thời trực tiếp chuyển giao danh sách, đơn thư khiếu tố của gia đình những tù nhân lương tâm và các bloggers bị trấn áp, giam cầm chỉ vì kiên cường bày tỏ lòng yêu nước và khát vọng Tự do. Các giới chức mà nhóm đã tiếp xúc gồm ông Rory Mungoven (Giám đốc Á Châu Thái Bình Dương Sự Vụ của UNHCR), bà Helle Dahl Iversen (Tổng Thư ký Đặc trách các Trường hợp Giam giữ Tùy tiện của UNHCR), vị Phụ tá bà Olga Nakajo (Chánh Văn phòng PDR của UNHCR đặc trách về Việt Nam, Lào, Campuchia), ông Konstantin Von Mentzingen (Giám đốc đặc trách Việt Nam Sự Vụ của EEAS), vị Phụ tá ông Ranieri Sabatucci, Giám đốc Á Châu Thái Bình Dương Sự Vụ của EEAS), ông Marcin Gasiuk (Chánh Văn phòng) và vị Phụ tá của bà Elena Valenciano (Chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Nghị Viện Âu Châu). Một tin đáng chú ý là văn phòng Giám đốc Á Châu Thái Bình Dương Sự Vụ của EU, sau khi tiếp nhận hồ sơ, cho biết phái đoàn Liên Hiệp Âu Châu sẽ đặt trọng tâm vào vấn đề nhân quyền với nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội trong chuyến công du đến Việt Nam vào tháng 11 năm nay.

We Are One - We March For Freedom Brussels%2BEU%2BParliament%2B03-27-2015b%2B%5Bcropped%5D


We Are One - We March For Freedom Brussels%2BEU%2BParliament%2B03-27-2015c

We Are One - We March For Freedom Brussels%2BEU%2BParliament%2B03-27-2015f%2B%5Bcropped%5D

Về sinh hoạt văn nghệ và gặp gỡ bà con đồng hương ở châu Âu, sau các buổi sinh hoạt tại Warsaw (20/3), Paris (21/3) và Genève (23/3), nhóm "We March For Freedom" đã tiếp tục thực hiện chương trình sinh hoạt tại các thành phố Prague (Cộng hòa Tiệp), Budapest (Hung Gia Lợi), Nijemonde (Hòa Lan), Moenchengladbach (Cộng hòa Liên bang Đức) và Liège (Vương quốc Bỉ). Ở bất cứ nơi nào các anh chị em văn nghệ sĩ cũng được đón nhận với những tâm tình đầy thân ái, ở bất cứ nơi nào các anh chị em cũng được khích lệ nồng nhiệt khi cùng hát với đồng bào hải ngoại những ca khúc đấu tranh để chuyển ngọn lửa Tự do Dân chủ Nhân quyền về với 90 triệu đồng bào nơi quê nhà.

Nếu thủ đô nước Pháp là nơi ghi dấu một sinh hoạt sôi nổi của chiến dịch "We March For Freedom" qua cuộc biểu tình tuần hành của cả trăm người với một rừng cờ vàng ở quảng trường Place de Trocadero giữa buổi chiều rét buốt và lộng gió ngày 22/3; thì cuộc tuần hành và chương trình văn nghệ tại thành phố Moenchengladbach (miền tây nước Đức) ngày 28/3 lại càng để lại nhiều ấn tượng khó phai. Bên cạnh những đồng bào ở địa phương, nhóm "We March For Freedom" còn được góp chung tiếng hát với rất nhiều đại diện tổ chức cộng đồng, văn nghệ sĩ và bà con đồng hương đến từ những thành phố xa xôi của nước Đức như Berlin, Hamburg, Munich, Dortmund, Koln..., và ngay cả một cơ quan truyền thông Việt ngữ từ Đan Mạch (Denmark) là đài truyền hình TNT Viet Media cũng đến tận nơi để ghi nhận hình ảnh buổi sinh hoạt đầy ý nghĩa này. Thời tiết lạnh và mưa gió đã không cản được bước chân tuần hành của những người Việt từ già đến trẻ, cùng nhau rước hai lá đại kỳ đi dọc theo đường phố suốt một tiếng đồng hồ để về đến hội trường giáo xứ Heilige Geist, trong tiếng hát vang vang "We March For Freedom", "Nous Marchons Pour La Liberté", "Tự Do Cho Việt Nam"...

We Are One - We March For Freedom Liege%2BWe%2BMarch%2BFor%2BFreedom%2B03-29-2015a

We Are One - We March For Freedom Moenchengladbach%2BWe%2BMarch%2BFor%2BFreedom%2B03-28-2015b

We Are One - We March For Freedom Moenchengladbach%2BWe%2BMarch%2BFor%2BFreedom%2B03-28-2015k

We Are One - We March For Freedom Moenchengladbach%2BWe%2BMarch%2BFor%2BFreedom%2B03-28-2015l

We Are One - We March For Freedom Moenchengladbach%2BWe%2BMarch%2BFor%2BFreedom%2B03-28-2015n

We Are One - We March For Freedom Liege%2BWe%2BMarch%2BFor%2BFreedom%2B03-29-2015e


Cuộc hành trình kết thúc sau 2 tuần lễ. Ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh cùng các văn nghệ sĩ thân hữu (Tuấn Minh, Tuyết Mai, Quang Trúc, Phương Loan, Bích Châu, Sơn Vương, Hoài Trí, Quế Anh, Quỳnh Trang, Trần Nghĩa Hiệp, Phạm Thị Ánh, Nguyễn Thành Lộc, Bernadette Nguyễn Thành, Nguyễn Quyết Thắng, Minh Chiến, Lê Quang Trung, Lưu Xuân Bảo) xin gửi lời cám ơn chân thành đến toàn thể quý vị lãnh đạo tinh thần, đại diện cộng đồng, văn nghệ sĩ, báo chí truyền thông cùng bà con đồng hương tại 9 thành phố châu Âu, mà không một bản tin nào có thể liệt kê đầy đủ hết danh tánh. Sự nâng đỡ tinh thần, những tâm tình chia xẻ và những bước chân đồng hành của quý vị đã giúp cho chuyến công tác "We March For Freedom" đạt được thành công trên mức mong đợi. Quan trọng hơn nữa là tất cả chúng ta đã cùng nhau gửi ngọn lửa đấu tranh về với 90 triệu đồng bào bên kia bờ đại dương, để quốc nội và hải ngoại gắn bó làm một, trong tình yêu quê hương tha thiết, trong tinh thần bất khuất trước bạo lực cường quyền, trong truyền thống hào hùng chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc, và trong niềm tin bất diệt vào một ngày đất nước Việt Nam thoát ách độc tài để vươn lên sánh vai cùng Thế giới Tự do.

(Quý độc giả có thể vào trang mạng YouTube để coi video clips các cuộc tuần hành: "We March For Freedom đến Paris", "Nous Marchons Pour La Liberté tại Công trường Nhân quyền Paris", "We March For Freedom in Moenchengladbach, Germany", và "We March For Freedom tại Moenchengladbach, Germany").







Đào Trường Phúc
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




We Are One - We March For Freedom Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: We Are One - We March For Freedom   We Are One - We March For Freedom Icon_minitimeSun Jul 26, 2015 11:24 am


München trong dòng chảy "We Are One"


We Are One - We March For Freedom D3

Thục Quyên (Danlambao) - Thiền hành cho tự do của Tù Nhân Lương Tâm tại Việt Nam...

Giòng người áo trắng đi thiền hành trên những đường phố chính của thành phố München (Munich), như một dòng suối thanh tịnh giữa rừng người và rừng xe, một sáng thứ bảy đông hơn những sáng thứ bảy khác tại thủ đô của tiểu bang Bayern (Bavaria), vì ngay giữa trung tâm thành phố có "Lễ Hội các Văn Hoá".


We Are One - We March For Freedom D

Người đi đường đặt câu hỏi về buổi thiền hành

Đằng trước, bên cạnh và đằng sau là 3 xe cảnh sát đi ngăn một phần tư đường, suốt từ Wittelsbacherplatz (Quảng trường Wittelsbach) qua Odeonsplatz, nơi đông nghẹt người dù hai tiếng sau Lễ Hội mới chính thức bắt đầu.


We Are One - We March For Freedom D1
Chặn đường cho đoàn thiền hành

Chuyện cảnh sát đi ngăn đường và các xe cộ phải chờ để đoàn người biểu tình đi qua, là chuyện rất bình thường ở một xứ sở tự do dân chủ như Cộng Hoà Liên Bang Đức. Điều đặc biệt duy nhất là những người cảnh sát "được" thanh thản lái xe theo tốc độ người đi thiền hành, nghĩa là chặng đường 2,3 cây số trong 3 tiếng đồng hồ, từ 11:00 giờ tới 14:00, với 30 phút ngừng tại Quảng trường Geschwister-Scholl của đại học Ludwig-Maximilian để đọc và chiêm nghiệm 30 điều của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Trời không mưa, không nắng gắt, khi đoàn đi ngang qua công viên Hofgarten, công viên cổ nhất của thành phố, tình cờ có tiếng phong cầm và giọng hát của một chàng trai đứng trên vỉa hè:

Và nếu họ nhốt tôi
trong một ngục tối,
thì tất cả thuần túy chỉ là
một cố gắng vô ích;
Tư duy của tôi
sẽ xé đôi các rào cản
và phá vỡ các bức tường:
tư tưởng luôn luôn tự do!

Und sperrt man mich ein
im finsteren Kerker,
das alles sind rein
vergebliche Werke;
denn meine Gedanken
zerreißen die Schranken
und Mauern entzwei:
die Gedanken sind frei!


Thành phố Munich vẫn còn 4 con đường hoàng gia mang tên các vị vua khác nhau.

Hai tà áo dài trắng mang biển "Thiền hành cho Tự Do của Tù nhân Lương tâm Việt Nam" (Walking Meditation for the Prisoners of Conscience in Vietnam) dẫn đầu đoàn thiền hành trên con đường lớn nhất đặt theo tên vua Ludwig I. Con đường này là nơi diễn hành của các đội quân sau khi chiến thắng trở về.

We Are One - We March For Freedom D3

Qua Khải hoàn môn trời bỗng nổi gió

Đi qua Khải Hoàn Môn ( Siegestor), gió bỗng nổi lên như sắp có bão, đoàn vẫn tiếp tục đi chậm rãi, mang trước ngực bảng danh sách những tù nhân Lương tâm VN và hình 8 người tù nhân tiêu biểu thuộc nhiều ngành trong xã hội:

Bùi Hằng, Tạ Phong Tần, Trần Hùynh Duy Thức, Linh mục Nguyễn văn Lý, nhà giáo PG Hoà Hảo Bùi văn Trung, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Việt Khang và Đinh Nguyên Kha.

We Are One - We March For Freedom VBmNfI7Pq0qf528zc0JlngIGgqrfxKT0p4Ez5hcOvW-ZEZgFMmsKJTVMHJcHOK0cLwP9ECnbHZL9v73fSvRP7sZ6ZGI0Zl9CW7s2yJyxHsKZhUATrCGl3yx866urD-CGLShU8o6oaTbrjex4

Trong khi đó, một số tham dự viên khác đi phát tờ bướm và trả lời những câu hỏi của rất đông những người đứng hai bên đường, đang chăm chú đọc những giòng chữ đỏ viết trên tất cả những tấm biển và hình ảnh đoàn người đang mang: FREE THEM NOW!

We Are One - We March For Freedom D4

We Are One - We March For Freedom D5

We Are One - We March For Freedom Unnamed

Phát tờ bướm và tiếp cận

We Are One - We March For Freedom D7

Gặp quầy Amnesty International chống Tra tấn

Trên tờ bướm bên cạnh tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, mục tiêu của buổi thiền hành được ghi rõ:

Với buổi thiền hành tại trung tâm thành phố Munich, chúng tôi muốn:

1. Thông báo về sự đàn áp dữ dội những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam

2. đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, ngay lập tức và vô điều kiện

3. Đòi hỏi bãi bỏ những điều luật tùy tiện và vi phạm nhân quyền 79, 88 và 258 trong Bộ luật hình sự Việt Nam.

4. Kêu gọi giới chính trị và doanh nghiệp Đức giữ vững quan niệm "Chỉ có hợp tác kinh tế kết hợp với sự tôn trọng nhân quyền"

5. Bày tỏ sự đoàn kết với chiến dịch toàn cầu "WE ARE ONE - Nhân quyền, Tự do và Dân chủ cho Việt Nam 2015"

Quảng trường Geschwister-Scholl, nơi đoàn dừng chân đọc bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền, là một địa điểm rất thích hợp. Hai anh em Hans và Sophie Scholl là hai sinh viên đã rải truyền đơn chống lại chiến tranh và chống lại chế độ độc tài của Adolf Hitler. Tại Đức, họ là biểu tượng của những người trẻ đầy nhiệt huyết đấu tranh cho những giá trị nhân bản.


We Are One - We March For Freedom D6

Đọc Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền tại Geschwister-Scholl Platz

Đại học Ludwig-Maximilian có rất nhiều sinh viên Việt Nam qua du học. Mong rằng bên cạnh những kỹ năng, những người trẻ Việt Nam còn hấp thụ được những giá trị nhân bản qúi báu này.

Đoạn cuối buổi thiền hành đi trên đường Leopold sầm uất, con đường của các nghệ sĩ và của đại học, để đến Münchener Freiheit, quảng trường Munich Tự do.

Tư duy của tôi sẽ xé đôi các rào cản và phá vỡ các bức tường

Chúng ta là Một để đi đến Tự do


26/07/2015
Thục Quyên
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





We Are One - We March For Freedom Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: We Are One - We March For Freedom   We Are One - We March For Freedom Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
We Are One - We March For Freedom
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Vượt Lên Nỗi Sợ (Freedom from Fear) - Aung San Suu Kyi
» Algarve Cup 2013: Đội Tuyển nữ HK Ðá bại đội tuyển nữ Ðức 2-0

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Nhận Định, Phản Biện-
Chuyển đến