Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
không Trung thuoc VNCH Nguyen ngắn quynh chất phải sáng nhac quang Chung chuyen hoang nguyet chẳng quan Saigon Nhung bich quốc trong truyện ngam linh
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than? Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than? Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than? Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than? Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than? Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than? Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than?

Go down 
Tác giảThông điệp
CDVinh
Khách viếng thăm




Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than? Empty
Bài gửiTiêu đề: Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than?   Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than? Icon_minitimeTue Mar 26, 2013 12:40 pm

Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than?

Sau nạn đói năm Ất Dậu tháng 5 năm 1945...
Tháng 9, thế chiến thứ hai cũng vừa kết thúc. Trời mùa thu tháng 10, mây và sương rơi tạo cảm giác giá lạnh khắp miền trung du Bắc Việt. Vào một đêm trăng, lấp lánh ngôi “sao hôm” trên núi đồi thị trấn Sapa và ở căn nhà trọ trước cửa “chợ tình” có cặp vợ chồng hân hoan chìm đắm trong hòa bình và tình yêu. Mẹ Tú ướt mềm nằm kề bên Bố...

Qua đêm hôm lãng mạn ấy, năm sau Tú ngẫu nhiên chào đời ở thủ đô Hà Nội và là người con giữa trong một gia đình đông anh chị em. Chàng lớn lên với tình yêu thương thắm thiết của bố mẹ. Thời thơ ấu, cậu bé học trường tiểu học Pháp và được dậy dỗ cả hai nền giáo dục sơ đẳng Đông & Tây để ngay từ tấm bé, Tú đã hấp thụ các đức tính trong ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín và công bằng bác ái của xã hội mới Tây phương.

Đất nước chia đôi, gia đình Tú di cư vào Nam. Thời gian đã biến cậu bé năm xưa thành chàng trai đất Việt nặng lòng tự hào với tình tự dân tộc. Số phận như đã an bài, buổi đầu đời xa quê tìm học rồi tha phương cầu thực mà lòng hoài hương day dứt khôn nguôi! Bây giờ tóc xanh đã bạc, sống giữa hoàng hôn cuộc đời, từ phía ngoài nhìn về quê hương, Tú vẫn đi tìm câu trả lời cho nghi vấn theo đuổi chàng từ lúc trưởng thành: “Đất nước tôi sao mãi lầm than?” Chiến tranh triền miên là lời giải đáp đúng đắn nhưng vì đâu hai chữ “triền miên”? Phải chăng đây chính là câu hỏi ý thức hệ cần hiểu rõ để phát triển một xã hội nhân bản hơn trên mảnh đất ngàn năm văn hiến còn nhiều bảo thủ tệ đoan?

Như cuốn phim ngược dòng thời gian, dựa vào ký ức diễn lại mỗi giai đoạn cuộc đời, Tú hy vọng sẽ lóe lên được chút ánh sáng cho một câu hỏi lớn mang tầm vóc quốc gia dân tộc này.

Mấy năm gần đây, Tú nghe tin từ quê nhà hay tại hải ngoại, đồng bào khắp nơi kêu gọi tranh đấu cho nhân quyền, nô nức đòi lại quyền làm người đã mất bởi chính thể cộng sản hiện nay. Sự việc đó là đúng đắn cần tham gia hỗ trợ nhưng thực tế, dân tộc Việt đã sống trong thân phận thiếu nhân quyền sơ đẳng ngay từ tấm bé tại gia đình, ở chốn học đường và khi trưởng thành ra đời làm việc ngoài xã hội.

Cách đối sử ân tình hay thô bạo giữa bố mẹ, anh em, họ hàng, thầy trò, bạn bè, giới chức công quyền kể cả sự phân biệt giới tính, tuổi tác, danh phận, tôn giáo, chủng tộc, giầu nghèo và lòng xót thương loài vật ảnh hưởng sâu đậm vào trí tuệ và tư cách của người dân. Những câu chuyện nhỏ của đời Tú kể lại ở đây sẽ là chứng cớ của vài tệ đoan còn lưu truyền.

Thỉnh thoảng trong mục phóng sự truyền hình hay triển lãm nghệ thuật, Tú thường thấy hình ảnh cô bé con áo quần sốc sếch cõng thằng em trai ngủ gục trên lưng hay nặng nề ôm ngang hông. Chơi đùa với bạn bè cũng phải vác nó theo. Tuổi thơ không đẻ đau mà mẹ bắt mang nặng! Cảnh tượng này rất thường thấy ở các xóm lao động hay miền thôn quê thời xưa lẫn thời nay. Bố mẹ chăn gối rồi sinh con, không chăm sóc nổi vì nhiều lý do, đành thản nhiên trút trách nhiệm lên đầu những đứa lớn nên từ tấm bé đã phải chịu cảnh bất công từ chính bố mẹ nó. Đứa trẻ đánh mất tuổi thơ, mất thời gian học tập ở trường để phải trả giá đắt cho một tương lai kém cỏi! Sự lạm dụng này của các cha mẹ không thể đề cao và gọi sự hy sinh của các em nhỏ nhà nghèo là lòng hiếu thảo.

Ngoài Bắc, gia đình Tú sống ở ngoại ô Hà Nội. Bố Tú thường xuyên vắng nhà vì làm việc và giao du bạn bè, ăn chơi như đa số các công tử Hà thành. Cảnh chồng chúa vợ tôi rất phổ thông trong xã hội Việt Nam nên sự sợ hãi ít nhiều luôn bao quanh không khí gia đình mà xã hội chuyển nghĩa thành sự tôn trọng như câu nói “kính trên nhường dưới” nhưng thực tế nó là bánh vẽ để con người lợi dụng chà đạp lên nhau: vợ sợ chồng, con sợ cha, em sợ anh, người làm công sợ chủ... tạo cảnh “sợ” tức là “thương” bởi vì “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”! Sống trong sợ hãi, nhân vị bị tổn thương và mất đi sự thân thiện. Kẻ bạo hành vô tình được khuyến khích và tuyên dương mỗi khi trút sự giận dữ lên đầu những đối tượng thiếu tính năng tự vệ. Họ nhân danh “tình thương” mà đánh bởi vì càng đánh càng “thương”! Đó là nguyên lý đáng tiếc từ ngàn xưa trong quan hệ thương yêu giữa người trên kẻ dưới của nền đạo đức xã hội Việt Nam.

Ngày còn bé mặc chiếc quần sà lỏn, Tú theo bạn ra hồ Halais gần nhà để nhặt những bông hoa sữa trên con đường Nguyễn Du và đuổi bắt chuồn chuồn ven bờ nước. Người nhà bỏ công đi tìm nên chiều về, cơn giận của Bố đã trút xuống thân Tú những lằn roi nát thịt. Hơn 60 năm qua, chàng đã quên trận đòn nhưng lạ thay... mầu cánh xanh lơ và cả cái đuôi cong của con chuồn chuồn trên cành hoa nước vẫn nguyên vẹn dửng dưng hiện về trước mắt Tú.... Phải chăng tuổi thơ nào cũng thế và sự dậy dỗ bằng bạo hành cố tình làm đứa trẻ sợ hãi đã không mang lại một kết quả khả quan nào? “Chuyển đổi lòng người bằng tình thương, không phải sự tức giận” (The way to change other’s minds is with affection and not anger) Dalai Lama XIV.

Vào Nam năm 54, theo bạn bè buôn bán làm ăn nên nhiều tháng Bố không ở nhà với đàn con. Mẹ Tú nội trợ lo ngày hai bữa nên tinh thần gia đình và những trọng trách đổ lên đầu người anh cả theo luân lý: “Quyền huynh thế phụ” từ nhiều thế kỷ ở nước ta. Khi người cha thiếu trách nhiệm vắng nhà vì mọi lý do, người con cả bất đắc dĩ “thay thế” để dậy dỗ những đứa em còn nhỏ dại phỏng theo khuôn mẫu: “Ghét cho ngọt cho bùi...” vì thế gia đình sẽ lại bao trùm không khí bạo hành mới! Anh cả nhận trách nhiệm hành sử độc đoán theo vết xe cũ nên đôi lúc... đánh đấm không thương tiếc vào đầu, vào thân Tú và những đứa em tùy theo cơn giận và nhiều khi “giận cá chém thớt” cũng thường sẩy ra!

Mẹ chỉ biết xót xa nhìn, đôi khi thương con lau hai hàng lệ nhưng rồi tự vấn an coi đó như là giải pháp “hữu hiệu” nhất để các con mình “tiến thân”... Mẹ đâu hiểu rằng những trận đòn “thừa chết thiếu sống” ấy đã làm nhụt chí hướng và chà đạp nhân cách tâm hồn các con còn nhỏ dại! Yếu tố nữa để lên án vấn đề dậy dỗ sai lầm bằng bạo lực mà vẫn nhân danh tình thương. Một tệ đoan hoàn toàn lỗi thời cần xóa bỏ.
Lên trung học, tuổi thơ vừa qua đi để trưởng thành và chàng thiếu niên Tú bắt đầu phát triển cá tính nhưng tiếc thay... cũng chính tại nơi này nhân cách còn non nớt của đứa trẻ đôi khi lại thêm một lần bị chà đạp...

Một hôm, Thầy giảng bài trên bảng nhưng Tú cùng anh bạn ngồi cạnh đánh cờ “carreau” ở dưới. Thầy bắt gặp, giận dữ xuống tận nơi... Một tay Thầy béo tai Tú và miệng ân cần hỏi han tưởng như Thầy sẵn lòng tha thứ lỗi lầm:
- “Hai đứa chơi... thế đứa nào thắng?” Lấm lét, trong sợ hãi, Tú trả lời:
- “Dạ thưa...Thầy.. con... thắng ạ!”. Tức khắc, cả hai tay Thầy ôm đầu Tú đập xuống bàn vùi dập nhiều lần trước ánh mắt kinh ngạc của các bạn trong lớp. Thầy hét lên:
- “Thắng này! Thắng này! Cho mày thắng này... Đồ cu ly mất dậy...”

Người Thầy học cao, hiểu rộng đã hành sử như một kẻ côn đồ nêu tấm gương bạo hành xấu ảnh hưởng đến tâm tính của mấy chục đứa học trò sau này. Điều đáng nói là hành động ấy của Thầy lại được “đề cao”! Nhà trường lên án hay không chẳng ai biết bởi vì Thầy vẫn tiếp tục bạo hành và ngầm hiểu như bất cứ sự trừng phạt dữ dội cỡ nào cũng là cách Thầy bầy tỏ “tình thương”. Một sự sai lầm hiển nhiên... Tú là nạn nhân của sự lạm dụng quyền hành lại phải câm nín theo nền giáo dục cổ xưa để nhân phẩm âm thầm bị chà đạp. “Nếu chúng ta có kiến thức mà bị chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực thì sẽ thi hành những kiến thức ấy một cách tiêu cực.” (If you have a great deal of knowledge, but you're governed by negative emotions, then you tend to use your knowledge in negative ways.) Dalai Lama XIV

Thời gian này, chi phối bởi bạo động ở gia đình và học đường, Tú cũng chứng kiến các bạn học cùng lớp thường xuyên xử dụng vũ lực để giải quyết mọi vấn đề khác biệt mà ít khi tận dụng giải pháp thương thuyết ôn hòa! Có khi học sinh trường khác kéo đến cổng trường để thanh toán bằng dao búa những người bạn của Tú chỉ vì vài va chạm bất đồng đáng tiếc. Đạp xe từ trường về nhà, thỉnh thoảng trên phố xá đông đúc lại nghe tiếng đàn bà khóc lóc la hét vì bị người chồng vũ phu đánh đập hoặc cha mẹ trừng trị con cái, chủ tiệm đuổi khách hàng, vợ đánh ghen tình nhân của chồng... ngay tại đầu đường góc phố. Đâu đâu cũng thấy bạo hành mỗi lúc mỗi nơi hành xử theo truyền thống của người xưa.

Lên đại học, xa quê hương, xa nhà, một mình sống trên quê người Tú mới ý thức được rằng bạo lực là phương cách tồi tệ nhất để giải quyết xung đột. Ở những xứ văn minh Tây phương, mỗi lúc có sự bất đồng họ luôn luôn ôn hòa phân tách sự việc để cố gắng tìm một giải pháp hợp nhất dựa trên công bằng và tôn trọng nhân vị của từng cá nhân. Thưa kiện chỉ xử dụng khi hoàn toàn bế tắc. Luật pháp tôn trọng quyền làm người một cách triệt để và ngăn cấm sự bạo hành trong mọi hoàn cảnh.

Quê hương ta ngày nay, dân chúng đi biểu tình phát biểu lòng ái quốc trước hoàn cảnh mất nước hoặc “blogger” viết bài trình bầy quan điểm chính trị cũng bị bỏ tù... công an côn đồ có toàn quyền đàn áp thẳng tay! Người dân thấp cổ bé miệng tiếp tục bị áp bức bằng vũ lực... Phải chăng con đường tiến đến dân chủ và nhân quyền của đất nước còn rất xa xôi?

Tú nghĩ rằng toàn dân trong nước phải có một cuộc cách mạng toàn diện! Đầu tiên là khước từ ý tưởng của câu nói lỗi thời: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” để xóa bỏ tất cả nguồn gốc của bạo lực trong gia đình và ngoài xã hội. Sống ở Mỹ nên Tú có dịp so sánh những điều hay ở xứ này và tệ đoan lưu truyền từ nhiều thế kỷ trên đất nước chàng.

Nơi đây, Tú nhìn những đứa trẻ tại trường tiểu học vừa lớn lên đã được trau dồi cách ăn nói và hành sự hòa nhã với mọi người chung quanh. Tôn trọng dân chủ và quyền làm người của bất cứ thành phần nào trong xã hội và ngay cả loài gia súc cũng được bảo vệ theo luật pháp hiện hành. Khác với nước Việt của Tú, súc vật bị hành quyết thê thảm bằng đủ mọi phương tiện dã man trước cổng chùa, giữa cảnh chợ búa tấp nập người mua kẻ bán... Chúng ta trân quý tất cả sinh vật không chỉ riêng gì loài người! Đó là vài điều hay nên học hỏi để thay thế những tệ đoan một mai khi quê hương bừng dậy một cuộc cách mạng “hoa sen”!

Nghi vấn “Đất Nước Tôi Sao mãi Lầm Than?” được trả lời là hậu quả tất nhiên của sự hung bạo? Dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp là phương pháp tối ưu của người Việt từ trong gia đình đến ngoài xã hội như đã dẫn ở trên. Nó thấm vào tư tưởng rồi thành thói quen bạo hành ở mọi tầng lớp nên nước Việt Nam chiến tranh “triền miên” từ thế kỷ này sang thế kỷ khác ngoại trừ vấn đề địa thế chiến lược là yếu tố chính...

Điều cuối cùng, Tú muốn nhận định về “bi hài kịch” chủ quyền đất nước. Trong lúc Việt Nam cần xác định một lập trường cứng rắn về lãnh hải và lãnh thổ đối với Tầu cộng thì lãnh đạo “Ô sin” lại sợ hãi im hơi lặng tiếng! Biết đâu chừng họ đang chủ trương việc nước theo câu nói: “Yêu dân nên cho gioi cho vọt, ghét Tầu nên cho ngọt cho bùi?”. Đất nước đang lãnh đạo bởi một tập đoàn “thiếu lòng tốt bụng nhiệt thành”...( governed without warm-heartedness) Dalai Lama XIV

Cao Đắc Vinh ( 3 / 2013 )



Về Đầu Trang Go down
NDuyVinh
Khách viếng thăm




Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than? Empty
Bài gửiTiêu đề: Đóng góp về bài "Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than"   Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than? Icon_minitimeWed Mar 27, 2013 2:50 am


Bạn Cao Đắc Vinh thân mến,

Trước tiên, phải cám ơn bạn đã cho đọc thường xuyên Cà Phê Buổi Sáng và nhất là bài gần đây bài về thân phận quê hương (Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than).

Bạn đã nêu đích danh tôi để hỏi ý kiến về đề tài lớn này thì tôi cũng xin mạo muội đóng góp.
Việc đầu tiên tôi phải nói ngay là bạn có một cái nhìn khá sắc bén. Sau khi dẫn giải và phân tích những bạo hành từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội với những thí dụ sống và kinh nghiệm cá nhân, bạn đi đến kết luận :

"Nghi vấn “Đất Nước Tôi Sao mãi Lầm Than?” được trả lời là hậu quả tất nhiên của sự hung bạo? Dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp là phương pháp tối ưu của người Việt từ trong gia đình đến ngoài xã hội như đã dẫn ở trên. Nó thấm vào tư tưởng rồi thành thói quen bạo hành ở mọi tầng lớp nên nước Việt Nam chiến tranh “triền miên” từ thế kỷ này sang thế kỷ khác ngoại trừ vấn đề địa thế chiến lược là yếu tố chính...

Tôi đã được may mắn đọc nhiều sách về tâm lý học theo khoa học Âu Mỹ cũng như những tác phẩm dựa trên đạo giáo như Đạo Phật (Duy Thức Học) và tôi hiểu là trong chiều sâu tâm thức của chúng ta có chứa rất nhiều hạt giống. Hạt giống của hạnh phúc cũng như hạt giống của khổ đau. Hạt giống thương yêu, hạt giống giận hờn, ghen, oán trách v.v...và có thể đếm được đến 51 hạt giống (theo Duy Biểu Học). Nếu đứa trẻ con lớn lên trong một hoàn cảnh mà chỉ có hạt giống bạo hành (sự hung bạo, hay dịch sang tiếng Anh là violence) được tưới tẩm thường xuyên, đứa bé ấy thế nào cũng dễ trở thành một người hung bạo sau này.

Nhìn theo lăng kính tâm lý học mà tôi vừa nói về phương diện tưới tẩm những hạt giống thì kết luận của bạn Cao Đắc Vinh có thể được nói khác đi một chút như sau :

"con người Việt Nam, lớn lên trong một bối cảnh gia đình và xã hội Việt Nam nhiều khổ ải và bất hạnh, dưới sức ép của một quá trình lịch sử đầy máu và nước mắt do chiến tranh gây ra, từ chiến tranh ngoại xâm (một ngàn năm nô lệ giặc Tàu), cho đến chiến tranh đô hộ (một trăm năm nô lệ giặc Tây), và cuộc nội chiến (hai mươi năm nội chiến từng ngày) đầy sự hung bạo và qua cách giáo dục (từ gia đình đến trường học) trong tinh thần yêu cho roi cho vọt thiếu cởi mở và khoan dung (tức là đầy bạo hành), đã trở thành những người hung bạo. Họ chỉ biết dùng vũ lực để giải quyết những sự tranh chấp và thói quen đó ở mọi tầng lớp người Việt là yếu tố chính đưa đến những cuộc chiến tranh triền miên từ thế kỷ này sang thế kỷ khác..."

Tôi đồng ý hoàn toàn với cái nhìn của bạn Cao Đắc Vinh. Chúng ta phải làm lại con người Việt Nam.

Làm lại như thế nào ?
Một trong những cách làm lại thật hay là chúng ta có thể bắt đầu bằng chính mình. Chính tôi cũng nhờ vào cách sống đầy tình thương của những người dân xứ Con Vịt Điên (nơi tôi đến du học từ năm 18 tuổi) mà tôi cũng đã tháo gỡ được vấn đề yêu cho roi cho vọt và nhờ vậy các con tôi đã không bị tát hay đánh đòn từ tấm bé (và đó là một may mắn lớn cho chúng nó và cũng là một may mắn lớn cho gia đình chúng tôi).

Năm 1987 tôi được may mắn đọc quyển "Yêu Con Dạy Con Nên Người Việt" của GS-TS Đỗ Quý Toàn mà tôi rất tâm đắc. Các bạn ở Cali có thể tìm được dễ dàng quyển này trong các hiệu sách. Giáo Sư Toàn (cũng là một cựu học sinh Nguyễn Trãi) đã nhắc đến rất nhiều về cách dạy "yêu cho roi cho vọt" trong quyển sách của ông mà ông đã chỉ cho chúng ta cách hiểu đúng câu tục ngữ này theo cái nhìn của ông.

Quyển sách dày đến 149 trang theo đó GS Đỗ Quý Toàn đã diễn giải ra một phương pháp tích cực để làm lại con người Việt Nam rất là hay. Tôi xin mạn phép được scan vài trang và dán kèm (attach) vào bài viết đóng góp ý kiến này của tôi để chấm dứt.

Gửi lời chào thân ái đến các bạn và xin có lời chào thân kính đến các Thầy Cô (quên cái này là thế nào cũng bị nhéo tai, I am kidding Cô, Thầy !).

Yêu ai yêu cả một đời....oops tôi muốn nói: xin kính chúc tất cả một ngày vui vì nếu không vui cũng MMN.
ND Vinh (NT- 1958)


PS: Các bạn nào muốn có bài của anh Cao Đắc Vinh thì cho tôi biết tôi sẽ gửi riêng qua email.


Về Đầu Trang Go down
NgocTran
Khách viếng thăm




Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than? Empty
Bài gửiTiêu đề: Người có thấy không?   Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than? Icon_minitimeWed Mar 27, 2013 4:14 pm


Người có thấy không?

Lâu lắm giờ tôi mới trở về,
Thăm quê để nhớ lại tình quê,
Tôi nghe người nói giờ vui lắm.
Mà thấy trong lòng đau tái tê!

Người có thấy không giữa phố phường?
Một đàn em bé rất tang thương!
Xin chút cơm thừa cho đỡ đói,
Không chốn nương thân giữa đời thường.

Người có thấy không những cụ già?
Bán từng vé số dặm đường xa.
Dầm mưa dãi nắng chân khô mốc,
Kiếm bát cơm lưng đủ gọi là.

Người có thấy không giữa đời thường?
Tham quan ác bá chẳng tình thương.
Chiếm nhà chiếm đất xây biệt thự ,
Chẳng chút lương tri chẳng luân thường !

Người có thấy không chốn học đường?
Thầy cô nhũn nhặn học trò cương?
Bố mẹ đại gia con đại náo.
Xã hội vô luân loạn cương thường.

Người có thấy không giữa chợ trời?
Buôn người gả bán tít mù khơi?
Đất khách lưu đầy thân con gái,
Tuổi vẫn đương xuân đã hết đời.

Người có thấy không những mẹ già?
Cắt lòng đau xót gả con xa.
Ngày xưa chinh chiến không ly biệt ,
Nay mất con rồi biệt phương xa.

Người có thấy không chán làm người?
Trẻ cùng thần chết lắm cuộc chơi?
Xì ke hút sách đua cao tốc,
Bỏ học chơi bời óc rỗng tơi.

Người có thấy không trong vũ trường?
Đèn mờ cùng điệu nhạc du dương,
Bao người gái nhỏ làm vũ nữ,
Khóe mắt buồn vương kiếp đoạn trường!

Người có thấy không những thằng hèn?
Áo gấm về làng để khoe khoang,
Thản nhiên vui thú trên thân xác
Của gái nghèo đi kiếm đồng tiền!!

Người có thấy không bọn cầm quyền?
Bắt dân yêu nước vì biểu tình .
Chống bọn bá quyền nơi phương Bắc
Hoàng-Sa Bản-Giốc đã mất tên !

Người có thấy không những nấm mồ?
Bạn bè nằm xuống thuở xa xưa,
Bây giờ hoang lạnh không nhang khói!
Chết vẫn chưa yên một nấm mồ!

Bây giờ tôi đã trở về đây.
Thăm quê lòng chợt thấy u hoài!
Quê mẹ giờ đây xa lạ quá,
Uất nghẹn trong lòng ai có hay???


Ngọc Trân


Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than?   Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than? Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tản Mạn-
Chuyển đến