Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
truyện Saigon thuoc trong hoang VNCH quốc quan Nhung Chung không quynh ngắn linh nhac chất sáng nguyet chuyen phải chẳng Trung quang ngam bich Nguyen
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì?

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
bhtran
Khách viếng thăm




Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì?   Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Icon_minitimeSat Mar 16, 2013 1:20 pm


Lớp Học Phùm Gi


tuongnangtien


Sổ tay thượng dân K’ Tien

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Amai%20B%27lan

“Tôi không đổ lỗi cho các em, vì các em chỉ là những tờ giấy trắng. Người ta có viết gì lên đó đâu mà hy vọng các em có chữ nghĩa. Nếu nền giáo dục Việt Nam không thể dạy cho một học sinh lớp sáu người Jrai biết 15 – 8 bằng bao nhiêu thì đây chỉ là một nền giáo dục tồi. Ôi, một đất nước chỉ mới đây thôi tự hào là quốc gia đoạt giải Nobel toán học mà dân chúng thì chẳng biết 4 + 7 bằng bao nhiêu.”
Amai B’Lan

 
Hơn mười năm trước, báo Nhân Dân (số ra ngày 9 tháng 12 năm 2000) ái ngại đi tin:“Các dân tộc Ba Na, Cà Dong, Chu Ru, Cà Tu, Hà Nhì, Xê Đăng, Thổ Chỉ có từ hai đến ba học sinh đạt tiêu chuẩn. Đáng chú ý, mỗi dân tộc: Cơ Lao, Xtiêng, Giáy, Cơ-ho, Lào, La Chí chỉ có một học sinh đủ tiêu chuẩn cử tuyển vào học các trường đại học, cao đẳng.”

Mẩu tin ảm đạm (và hiếm hoi) thượng dẫn, ngó bộ, không tạo ra sự tin tưởng và an vui gì mấy cho những người dân đang sống trong một quốc gia Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc. Và chắc vì thế, từ đó đến nay, không thấy những cơ quan truyền thông của nhà nước Việt Nam đề cập đến tin tức liên quan tới người dân bản địa (“được cử tuyển vào học các trường đại học”)như trước nữa.
 
Tuy thế, độc giả vẫn có thể đoán được cuộc sống, cũng như tình trạng học vấn của học sinh miền núi, qua nhiều nguồn thông tin khác:
 
- Ngày 15 tháng 1 năm 2013,vnexpress đi tin:”Trẻ em vùng cao phong phanh trong giá rét. Có em còn đi chân đất, mặc mỗi một chiếc áo mỏng tang.”
 
- Trước đó một hôm, hôm 14 tháng 1 năm 2013, báo Đất Việt cũng đã buồn bã cho hay: “Không có thức ăn, hết măng ớt, các em học sinh vùng cao phải dùng bẫy bắt chuột làm thức ăn chống rét.”

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Chuot_hangdong
 
Cơm và chuột. Ảnh:baodatviet

 
Đời sống có những nhu cầu theo theo thứ tự ưu tiên sắp sẵn: ăn - mặc, ăn - học... Ăn/mặc đều thiếu thốn như thế thì học/hành ra sao?
 
Câu trả lời có thể tìm được trong một lớp học ở thôn Phùm Gi, thuộc Tây Nguyên, qua cuốn bút ký Nước Mắt Của Rừng (*) của Amai B’Lan – một cô giáo trẻ, đến từ miền xuôi:
 
Phùm Gi cách buôn Nu khoảng sáu cây số thôi nhưng có tới hai kiểu đường. Hai cây số đầu là đường nhựa láng o, khoảng bốn cây số sau thì lởm chởm đá, ổ gà và mịt mù bụi bặm. Buôn nằm cạnh quốc lộ 25, bên cạnh con đường rách nát y như bản thân mình vậy. Đi ngang qua nhìn vào buôn, sẽ thấy những ngôi nhà sàn nhỏ bé đứng cạnh nhau, rúm ró, buồn bã và nín nhịn. Cả buôn có khoảng 70 nóc nhà. Chín mươi chín phần trăm là người Jrai và một gia đình người Kinh đến bán tạp hóa giữa làng...
 
Cũng như những buôn khác, Phùm Gi sống bằng nghề nông. Trước kia họ trồng lúa, còn bây giờ chuyển qua trồng mì vì mì có giá hơn. Họ cũng trồng thêm lúa, mè, bắp, hột dưa và nuôi bò dê tăng thu nhập. Nương rẫy Phùm Gi nằm bên kia sông Pa, dưới dãy núi cao ngất, vì đất bên này bán cho người Kinh hết rồi. Muốn lên rẫy, họ phải vượt sông bằng chiếc ghe nhỏ, hai tay hai mái chèo bơi đi như vịt, trông rất nguy hiểm.
 
Rẫy xa, bố mẹ đi làm từ sáng đến chiều mới về, mấy đứa nhỏ ở nhà tự tìm cái ăn. Nấu cơm được thì ăn, không thì chạy qua nhà hàng xóm ăn ké. Có bữa tôi thấy tụi nhỏ ăn xoài trừ cơm. Bí quá không kiếm được cái gì bỏ vào miệng thì nhịn. Ăn uống thất thường, thiếu chất, nên đứa nào đứa nấy cũng bụng ỏng đít beo, không lớn lên được mà cứ quắt lại.
 
Người Jrai thương con vô cùng nhưng lại không biết cách chăm sóc con cái. Họ để quần áo chúng rách rưới, đầu tóc dơ bẩn, mặt mày lem luốc. Mỗi chiều tắm xong, đám trẻ đứng trên những tảng đá cao ngóng bố mẹ từ bờ bên kia chèo về như những con chiên lạc không người chăn dắt...

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Nuoc-mat-cua-rung-cover(5)
 
Tối đến, tôi còn đang ăn dở chén cơm thì các em tới. Tất cả là 25 em cả trai lẫn gái, một con số khá ấn tượng trong buổi gặp đầu tiên. Đứa lớn nhất 19 tuổi và nhỏ nhất năm tuổi. Học cao nhất lớp tám và có tới một nửa chưa biết chữ là gì.
 
Các em tới, rất vô tư và tự nhiên ngồi xuống xung quanh tôi, líu lo như một đàn chim.
Các em tới vì biết hôm nay có người đến buôn của các em và dạy một cái gì đó, chỉ vậy thôi.
Các em tới với đôi mắt to tròn, đen láy và hàng lông mi cong vút lúc nào cũng mở ra nhìn tôi.
Các em tới, đi chân đất, mặc nguyên bộ quần áo còn ẩm ướt lúc chiều tắm bên sông Pa.
Các em tới với hai bàn tay trắng, thừa sự háo hức nhưng đầy vẻ ngại ngùng.
 
Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Khong-du-ban-hoc-tro-phai-nam-viet

Viết nằm: Ảnh Trần Thị Trung Thu
 
Chúng tôi ngồi bên nhau, làm quen và phác họa rất nhanh chương trình học. Một tuần sẽ học năm buổi. Từ thứ hai tới thứ sáu. Lúc bảy giờ đến chín giờ tối vì ban ngày các em đều bận đi chăn bò. Sau giờ học sẽ sinh hoạt vòng tròn, tập hát, kể chuyện hay chiếu phim tùy nhu cầu.
 
Tôi biết trong buôn các em yếu nhất hai môn toán và tiếng Việt nên chỉ tập trung dạy hai môn đó. Ban ngày tôi rảnh, ai cần học cứ tới, tôi dạy hết. Bọn trẻ khoái chí, vỗ tay rần rần và hẹn tối mai rủ thêm bạn tới.
 
Khi bọn trẻ về hết và chỉ còn lại một mình trong ngôi nhà trống trải, thì tôi tự hỏi chính mình:“Thế là lớp học của tôi bắt đầu thật rồi sao?” Bắt đầu mà chẳng có gì cả. Không bàn không ghế. Không phấn không bảng. Không sách vở bút viết. Đến cả ánh sáng cũng nhờ nhợ như một vì sao xa. Chúa ơi, Chúa đã dẫn con tới đây thì xin Chúa cũng hãy chỉ bảo cho con biết con phải làm gì nhé. Và Chúa đã nhận lời.
 
Ngài chỉ cho tôi biết việc đầu tiên là tôi hãy quá giang xe về Ia R’siơm vào sáng hôm sau để mua sách vở, bút viết cho bọn trẻ, sau đó về nhà ama tìm một tấm ván làm bảng. Tôi không quên mang theo ít thuốc Panadol phòng ốm đau. Anh Wiêng xung phong làm xe ôm chở tôi về lại Phùm Gi với bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh trên người.
 
Qua tới nơi mới biết còn thiếu một thứ rất quan trọng, đó là bàn học. Thế là cô trò hì hục vác những tấm ván ở chuồng bò nhà ami H’hot ra sông Pa cọ rửa, lau khô. Tôi mượn ba cái ghế nhựa nhà ami H’hot làm trụ mà vẫn không đủ, liền mượn luôn cả cái cối giã gạo của nhà bên cạnh. Vậy là có những cái bàn ngon lành. Tưởng thế là ổn, ai dè học trò đông quá, lên tới 35 em, không có đủ bàn, thành thử, khoảng một phần ba lớp học phải nằm, quỳ hoặc bò ra mà viết. Học trò của tôi viết trên những cái bàn thô kệch ấy. Những dòng chữ ngoằn ngoèo, đôi khi dơ bẩn, tẩy xóa tùm lum, duy chỉ có đôi mắt là sáng như sao và sự chăm chỉ đến tê người. Nhìn học trò lăn lóc viết, tôi như chết lặng.
 
Ôi! Có nơi đâu đi kiếm con chữ mà khổ sở đến vậy không hả trời?

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Sinh-hoat-vong-tron

Sinh hoạt vòng tròn. Ảnh: Trần Thị Trung Thu
 
Tôi phát cho mỗi em một cây viết và một cuốn vở, bắt các em viết tên của mình vào vở, khi học xong tôi thu bút vở lại, kẻo bọn trẻ mang về xé vở làm diều hết. Bữa sau tới học, tôi lại phát ra. Thế là bảo toàn được lực lượng. Cứ nhìn gương mặt háo hức nhận vở của bọn nhóc mà thấy vui lây.
 
Có nhiều em chưa biết viết, phải nhờ mấy bạn lớn viết hộ tên. Người Jrai có nhiều cái tên đọc muốn méo miệng mà vẫn không trúng, tiếng Việt cũng không biết phải viết thế nào. Những em chưa biết viết không theo kịp anh chị lớp lớn, tôi cho ngồi riêng ra một góc rồi cầm tay tập viết cho từng đứa. Có cầm tay bọn nhóc, có đặt mũi vào mái tóc cháy nắng và bộ quần áo khét lẹt, lấm lem bùn đất và sực nức mùi phân bò của bọn nhóc, mới thấy xót xa cho các em. Còn bọn trẻ thì cứ nắm chặt bút, mím chặt môi viết như sợ từng chữ bay đi mất.
 
Học xong, tôi cho sinh hoạt vòng tròn. Từ trước đến giờ, chưa có ai đến với các em, dạy dỗ các em và cho các em chơi các trò chơi mà đáng lí tuổi của các em phải được chơi... Qua một ngày vất vả ngược xuôi, sau dãi dầu mưa nắng, thì giờ đây, các em được tha hồ sống thật với bản tính hồn nhiên vô tư của tuổi thơ. Các em không còn vẻ lam lũ của những đứa trẻ chăn bò nữa, mà thay vào đó là những gương mặt linh hoạt, nụ cười rạng rỡ và ánh mắt lung linh.
 

Tôi thích đứng một mình nhìn các em ra về sau khi giải tán, vì lúc đó, men chơi còn chất ngất, khiến đứa này chọc ghẹo đứa kia, để rồi cả đám đuổi bắt nhau, tiếng cười giòn tan như bắp nổ rộn rã trên đường làng. Bóng bọn trẻ khuất lấp trong màn đêm rồi đậu xuống dưới một mái nhà, mang theo vào giấc ngủ nụ cười trên môi. Hôm nay trăng sáng, tha hồ chơi, gần mười giờ rưỡi các em mới chịu về.
 
Mấy chục cái miệng thi nhau chúc tôi “pit hiam” (ngủ ngon) rồi ùa chạy đi trên con đường làng đầy ánh trăng, tiếng cười trong veo như nước suối cứ trầm bổng rồi tan theo núi rừng vào thinh không. Tối nào cũng có vài chục người chúc ngủ ngon. Không muốn cũng sẽ ngủ rất ngon, hỡi những thiên thần Jrai. (Amai B’lan. Nước Mắt Của Rừng. San Jose: Nhân Ảnh, 2013.)

 
Trong giấc ngủ, tất nhiên,những thiên thần Jrai có thể mơ đến một ngàyđược bước chân vào ngưỡng cửa đại học – một thứ đại học có tầm vóc quốc tế, theo như lời của người đại diện của hội đồng sáng lập Dự Án Đại Học Tư Thục Trí Việt (Tri Viet International University Project) bà Tôn Nữ Thị Ninh:
 
“Gọi là trường quốc tế bởi vì sẽ dạy bằng tiếng Anh kể từ năm thứ 2, với lập luận rằng thanh niên Việt Nam thời hội nhập phải có tiếng Anh như là một ngôn ngữ làm việc của mình, ngoài tiếng mẹ đẻ...”
 
Tất nhiên, đây là một giấc mơ xa. Cũng xa vời (và mịt mờ) như cái chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác (kính yêu) đã chọn. Tạm thời, ngày mai, khi vào lớp những các em hãy cứ nhẩn nha học phép toán xem 15 trừ 8 còn bao nhiêu (trướcđã) đểđỡ bị cái nạn hay bị người Kinh thối lộn tiền – khi đi mua muối!
 
T.N.T
 
(*) Nước Mắt Của Rừng. Bút Ký của Amai B’Lan.Tựa: Phan Ni Tấn.Nhân Ảnh Xuất Bản. Bìa và tranh: Khánh Trường.Trình Bày: Lê Hân & Tạ Quốc Quang.Copyright @ 2013 by Trung Thu. ISBN: 978-0-9811982-9-3.Ấn phí và bưu phí 15 M.K. Sách có thể đặt mua theo địa chỉ sau:
Mr. Lê Hân
375 Destino Circle,San Jose, CA 95133
U.S.A or han.le3359@gmail.com

 

tuongnangtien's blog
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Chuyện vui buồn dạy học: Ước mơ Jrai    Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Icon_minitimeMon Mar 18, 2013 2:00 am

Chuyện vui buồn dạy học: Ước mơ Jrai


Gia Lai – Mỗi ngày dạy học là một điều bất ngờ đối với tôi, nhưng điều bất ngờ nhất chính là sự chăm chỉ đến say mê của những đứa học trò.

Hình ảnh lớp học:

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? 06103
Không đủ bàn, học trò phải nằm viết

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? 159

Lớp học. Tác giả là cô giáo đang dạy học

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? 242
Kê “bàn” chuẩn bị học


Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? 225

Học sinh và cô giáo chụp hình kỷ niệm (tác giả áo đen phía sau bên phải)

Các em thường đến lớp trước 15, 20 phút xếp bàn ghế, rồi ngồi chờ tới giờ học. Không bao giờ đòi nghỉ nếu tôi chưa cho nghỉ, ngay cả khi học quá giờ cũng không ai lên tiếng. Buôn Phùm Ang cách đó chừng hai cây số cũng qua học ké. Mấy gia đình người Kinh gần đó cũng cho con tới học. Lớp học đã lên tới hơn 50 em rồi. Gian nhà sàn của ami H’hot ban ngày rộng rãi là thế, vậy mà buổi tối cứ chật ních, chật đến mức tối nay trong nhà không còn chỗ ngồi.

Có ba em học trò mới không tìm được chỗ bèn kéo nhau ra hiên. Ngoài hiên không có đèn đóm gì cả, lại dơ bẩn, gồ ghề. Làm sao viết chữ đây? Thế là một trong ba đứa đeo cái đèn soi ếch lên đầu. Hai đứa kia chụm lại. Ba quyển vở được bày ra. Ba thân hình gầy gò nằm bẹp xuống hiên mà viết. Ba cây bút chì khổ sở đưa từng nét chữ. Ba mái đầu khẽ rung theo nhịp thở. Rồi cứ thế cho đến lúc hết giờ. Tôi đã lặng người đi khi nhìn thấy cảnh ấy. Thật không thể tưởng tượng nổi. Ôi, học trò của tôi!

Người ta nói, buôn Phùm Gi khổ thì chẳng ai bằng, mà tình cảm thì cũng không ai hơn. Mà quả đúng là vậy. Một sáng kia thức giấc, tôi còn đang mơ màng thì ngoài cửa có tiếng gọi. Nhìn ra thấy bé H’mái đứng thập thò, tay xách cái bịch nilon. Nó bẽn lẽn chạy lại đưa tôi rồi biến mất. Tôi mở ra xem thì ô kìa, một quả thơm! Có lẽ đó là quả thơm ngon lành nhất, thơm tho nhất và ngọt ngào nhất mà tôi từng nếm. Quả thơm ngon không phải vì quả thơm, mà vì thứ tình cảm lặng lẽ nhưng nồng nàn mà nó chứa đựng. Cám ơn em rất nhiều, H’mái à! Và suốt thời gian tôi dạy học ở đấy, học trò trả “lương” cho tôi bằng những bó lá mì, vài quả xoài, mấy quả dưa, những thứ các em đem về từ nương rẫy xa xôi của mình.

Một hôm, tôi hỏi các em có biết các em đang sống ở nước nào không. Cả lớp im phăng phắc nhìn nhau, phải gợi mãi, cuối cùng một em ngập ngừng nói:

- Nước Việt Nam phải không cô?

Tôi hỏi tiếp:

- Ai biết, trên thế giới còn nước nào khác?

Lần này thì cả lớp hào hứng hẳn lên, rồi một em nhanh miệng nói:

- Dạ, nước sông Pa ạ.

Tôi không tài nào nhịn được cười bởi câu trả lời ngây thơ ấy, nhưng ngẫm lại thì thấy chua xót quá. Buôn làng của các em bị những ngọn núi chất ngất kia bủa vây, cuộc sống của các em chỉ có nương rẫy, trâu bò và dòng sông miệt mài chảy. Mọi biến chuyển của thế giới bên ngoài không lọt tới cuộc sống của các em được. Khi tôi hỏi có ai từng đi du lịch đâu chưa thì nhiều bạn hăng hái nói:

- Dạ rồi cô ơi

- Các em đi đâu?

- Dạ, đi chợ Ia R’siơm

- Có ai đi xa hơn Ia R’siơm chưa?

Không có ai cả. Chuyến du lịch xa nhất của các em chỉ vỏn vẹn có 12 cây số cả đi và về. Nơi đó không phải là danh lam thắng cảnh mà chỉ là một cái chợ nhỏ lèo tèo vài hàng quán thông thường. Nhưng với các em, được đi Ia R’siơm đã là một niềm hạnh phúc lớn. Cũng vì ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, mà các em sợ tất cả những gì mới lạ. Hôm tôi đem laptop đến chiếu phim cho cả lớp xem, nhiều bạn rón rén tới đụng cái máy rồi chạy ra xa như sợ cái máy đuổi theo, nhìn không khác gì nhân vật Xi [1] trong bộ phim “Thượng đế cũng phải cười”. Học trò của tôi là thế đấy, hồn nhiên và thật thà như khi tôi hỏi ước mơ của các em là gì. Một nửa lớp muốn trồng lúa, trồng mì khi lớn lên, số khác thích đi bảo vệ rừng, đi đánh cá, nhưng cũng có ước mơ làm cô giáo, làm người bốc thuốc. Các em không dám mơ ước những điều to tát, chỉ rụt rè đưa ra những khát khao khiêm tốn vì các em biết các em là ai, đang ở đâu trong xã hội này.

Việc dạy hè cho học sinh Jrai như tôi đang làm, cũng chỉ là giải pháp chữa cháy. Làm sao trong một hai tháng có thể vực dậy học lực yếu của một em lớp bảy? Đó là một quá trình dạy dỗ lâu dài trong khi tôi chỉ ở được có một thời gian. Bao giờ người ta cũng phải tốn nhiều công sức hơn để uốn nắn một cây đã trồng sai. Chi bằng, hãy trồng đúng ngay từ đầu.

Học sinh Jrai thường học hết cấp một là nghỉ. Động viên mãi thì học hết cấp hai. ai bền chí lắm mới tới lớp 12 được, và phần lớn gãy gánh giữa đường vì không thi đậu tốt nghiệp. Hiếm có gia đình nào con cái vào được đại học. Thời gian tôi ở Krông Pa, cũng là thời gian diễn ra kỳ thi tốt nghiệp cấp ba. Nhà ami H’noel có đứa con gái cũng đi thi. Kỳ thi này, cả buôn Nu có hai người đậu. Khi biết tin con đậu, ami giết ngay một con heo ăn mừng vì đây là điều trọng đại. Đó mới chỉ là thi tốt nghiệp thôi nhé. Còn thi đại học, cao đẳng nữa. Nếu con cái người Kinh phải học gấp mười lần để vào được đại học, thì con cái người Jrai phải cố gắng một trăm lần mới mong là sinh viên. Chỉ đến khi dạy các em, tôi mới vỡ lẽ ra tại sao học trò Jrai phải đổ nhiều công sức như vậy.

Học trò lớp lớn của tôi, thấp nhất cũng học tới lớp ba, và cao nhất là lớp bảy. Tôi không thể tưởng tượng được một học sinh lớp sáu mà không biết 7 + 8 bằng bao nhiêu. Phép cộng là phép căn bản nhất, và phép cộng một chữ số là phép tính dễ nhất trong mọi phép tính, vậy mà học trò của tôi không cộng nổi. Các em cũng không đọc viết thành thạo được. Mỗi lần đọc bài cho các em viết, tôi phải đánh vần từng chữ một. Tại sao một em học sinh lớp bảy mà không biết 12 – 8 bằng bao nhiêu, không viết được một câu ra hồn và đọc thì ấm ớ? Ở trường người ta dạy em cái quái gì vậy? Tôi không ngờ, thật sự không thể ngờ. Chẳng lẽ lại đúng như lời H’nhao nói: “Em học lớp 12 rồi mà còn không thạo nhân chia nữa chị ơi”. Trời ơi! Họ dạy cái gì trong 12 năm học của em?

Những bất đồng về ngôn ngữ, về văn hóa và cách suy nghĩ trở thành rào cản cho các em trong việc học. Một đứa bé Jrai vào lớp một, nghe thầy cô người Kinh nói, sẽ chẳng hiểu gì hết. Phải vài năm sau, khi nó nghe tiếng Kinh quen rồi thì nó mới biết thầy cô nói gì. Nhưng lúc này, nó đã lên tới lớp ba lớp bốn, mọi điều thầy cô nói về kiến thức nó không hiểu gì cả. Nó bắt đầu chán ngán, không muốn học, thích nói chuyện, quậy phá. Thầy cô la mắng. Bạn bè khinh chê. Nó thấy học thật là mệt nhọc và nó nghỉ dễ dàng. Người ta không thể xây một ngôi nhà cao tầng nếu chân móng yếu, trước sau gì nó cũng sụp đổ mà thôi. Những ngày dạy các em, tôi thấy rõ sự tiến bộ của nhiều em. Điều đó cho thấy không phải các em không có khả năng học, mà quan trọng là ở người thầy. Nếu nhà nước đã nhận lấy trách nhiệm giáo dục cho người Jrai, thì phải xây dựng một phương pháp giáo dục phù hợp cho họ. Vì mỗi dân tộc là một sự khác biệt nên anh không thể chơi kiểu “cá mè một lứa” như bây giờ được. Còn nếu không, người ta sẽ nói anh là kẻ không biết dạy, nói tắt là kẻ mất dạy. Cho dù nhà nước có xây trường, có đưa giáo viên đến dạy, có miễn giảm học phí tùm lum thì tất cả những thứ đó chỉ là vỏ bọc bên ngoài để chụp hình đăng báo, còn thực chất bên trong thì rỗng tếch. Đừng nói với tôi về những chính sách này nọ của giáo dục. Đừng nói với tôi về chương trình, dự án hay những chiến lược giáo dục. Hãy đến mà xem học trò của tôi đi. Hãy đến mà hỏi học trò của tôi đi. Hãy đến mà dạy học trò của tôi đi. Lúc đó, sẽ tự có câu trả lời cho các vấn đề giáo dục.

Tôi đem chuyện kể cho ama nghe. Nghe xong, ama chỉ cười bảo: “Chính sách hết đấy con ơi. Người ta đâu có muốn người Jrai giỏi”.

Tôi sẽ không thắc mắc tại sao người Jrai cứ nợ nần mãi nữa, vì họ có được dạy tính toán đâu.

Tôi sẽ không dò hỏi tại sao người Jrai lại bán hết đất đai màu mỡ cho người Kinh nữa, vì họ có biết giá trị là gì đâu.

Tôi sẽ không nghẹn ngào tại sao học trò của tôi lại học kém như thế, vì các em có được dạy dỗ đâu.

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? 204

Tôi không đổ lỗi cho các em, vì các em chỉ là những tờ giấy trắng. Người ta có viết gì lên đó đâu mà hy vọng các em có chữ nghĩa. Nếu nền giáo dục Việt Nam không thể dạy cho một học sinh lớp sáu người Jrai biết 15 – 8 bằng bao nhiêu thì đây chỉ là một nền giáo dục tồi. Ôi, một đất nước chỉ mới đây thôi tự hào là quốc gia đoạt giải Nobel toán học mà dân chúng thì chẳng biết 4 + 7 bằng bao nhiêu.

Nhưng điều ê chề nhất của tôi không phải là học trò của tôi dốt, mà là tôi không hiểu nổi tại sao các em có thể lên lớp đều đều như thế được. Năm năm, sáu năm hay 12 năm ngồi trên ghế nhà trường của các em hình như chẳng có chút nghĩa lý gì với chúng tôi hay sao mà chúng tôi lại có thể cướp của các em bao nhiêu đó thời gian và trả lại cho các em một nhúm những con số vô hồn, vất vưởng và chữ viết nghệch ngoạc, sai lầm. Bao nhiêu đó thời gian để đổi lấy bấy nhiêu chữ nghĩa thật là một cái giá quá đắt. Đau lắm Jrai ơi! Tôi không trách các em đâu. Tôi thương các em vô cùng, và càng dạy các em thì tôi càng nhói đau trong tim. Tôi không khinh khi chê bai các em điều gì cả, nhưng tôi cảm thấy người Kinh của tôi nợ các em rất nhiều.

Người Kinh chúng tôi nợ các em, và các thầy cô giáo dạy dỗ các em phải là người gánh lấy sự bất hạnh và ngu dốt của các em. Họ cũng phải là người phải trả nợ cho những đau khổ và lạc hậu của dân tộc các em. Khốn thay những người làm giáo dục mà không giáo dục, vì họ sẽ phải hứng chịu lấy tất cả những tang thương và điêu linh của nhiều thế hệ về sau. Làm sao tôi có thể kể cho các em biết rằng người Kinh của chúng tôi đang giết chết dân tộc các em từng ngày từng giờ. Chúng tôi giết các em ngay trong những buổi học, giết các em trong những con chữ, giết các em bằng sự dễ dãi lên lớp và ru ngủ cả một thế hệ bằng ảo tưởng văn minh.

Jrai ơi, tôi chỉ là một người khách qua đường, dừng chân nơi đây một thời gian, dạy dăm ba chữ cho các em như một làn gió. Trước khi lên đây, tôi vạch ra không biết bao nhiêu điều muốn dạy cho các em. Nhưng bây giờ tôi chỉ còn một ước muốn nhỏ nhoi là các em sẽ biết cộng trừ nhân chia, biết viết tên của mình khi người ta hỏi. Tôi không dám mong các em sẽ tiếp thu được tất cả những gì tôi nói. Tôi chỉ xin bỏ một viên sỏi vào trong túi của các em, để một ngày nào đó, sau nhiều cố gắng, các em có một túi sỏi khôn để sử dụng trong đời. Các em sẽ biết đọc, biết viết, biết số bảy lớn hơn số sáu và nhỏ hơn số tám để khi bán hột đào, các em không bị người ta lừa lọc nữa. Tôi chỉ mong có thế thôi.

AmaiH’ Blan

--------------------------------------------------
[1] Một thổ dân người Sho sống trên sa mạc Kalahari. Đạo diễn Jamie Uys, 1980. The God Must Be Crazy.
Về Đầu Trang Go down
bhtran
Khách viếng thăm




Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì?   Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Icon_minitimeSat Jun 20, 2015 5:06 am


Nỗi đau của Núi


Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? TNT



Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Chính quyền từ trung ương đến địa phương đều cùng một duộc... chỉ nói vu vơ ngoài pháp luật... không giải quyết gì, tôi đến chỗ Hà Nội này tôi mới biết được rằng có rất nhiều người dân oan như chúng tôi cũng đang phải gánh chịu những hậu quả mà đảng và nhà nước đã gây cho mọi dân tộc... - Ma Văn Pá (Dân Oan H’mông).

Báo Dân Trí, số ra ngày 20 tháng 5 năm 2015, đã vô cùng hân hoan gửi đến cho độc giả một tin vui:

Cô bé H’mông vượt “cổng trời” ra phố đi học... 11 tuổi, Mị vượt 50 cây số đường rừng, vượt những con dốc cao, lội qua những con suối mùa mưa nước cuồn cuộn chảy để đi học thêm cái chữ.

Học giỏi, múa hay, là liên đội trưởng xuất sắc, Mị vinh dự đại diện cho hàng nghìn bạn nhỏ H’mông được ra Hà Nội báo công với Bác nhân dịp kỉ niệm 125 năm ngày sinh của Người.

Vừa qua, trong Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”, bằng giọng kể trầm ấm, diễn xuất sinh động, cô học trò người H’mông Vừ Y Mị vinh dự đạt giải Nhất toàn huyện. Câu chuyện “Bác Hồ với câu hát dân ca” mà Mị kể khiến nhiều người cảm động. “Chúng em chỉ được gặp Bác qua những câu chuyện kể và biết rằng, Bác dành nhiều tình yêu mến cho những làn điệu dân ca đã nuôi dưỡng tâm hồn Người từ thửa thiếu thời. Yêu Bác, em thêm yêu hơn nhưng câu ví, giặm quê mình. Người H’mông nay không còn du canh du cư nữa, trẻ em H’mông được cắp sách tới trường… Người H’mông ơn Đảng, ơn Bác Hồ nhiều”, Vừ Y Mị chia sẻ. 


Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? YHNBl4CV29QQ5fQbgOrkrY5Mar5xLMEnP-4p7zNjOfETYG2u0sBCbhxlTwnO2YGz1DSsFFbyRAaC9AEWpyzHOr8-92ukGt_J0-d1_0wMShQlzieUN5dLfcvrzCEwICUb3de2iV8OAnxvsrQ-

Ảnh: Dân Trí

Lời lẽ của cháu Mị khiến tôi nhớ đến bản nhạc (Người Mèo Ơn Đảng) của Thanh Phúc:

Bao đời nay sống nghèo lam lũ
Nay cuộc sống dân Mèo từ đây sáng rồi...
Người Mèo ơn Đảng suốt đời.

Đảng vốn hảo ngọt nên “nhạc sĩ” pha chế nước đường (cho uống bằng thích) là chuyện thuận lý nhưng nếu chỉ vì thế mà bắt cả một sắc tộc, hàng triệu người miền núi, phải “ơn Đảng suốt đời” thì chơi hơi bị ép . “Cuộc sống của dân Mèo” (nói nào ngay) không “sáng” gì cho lắm, nếu chưa muốn nói là ngược lại. Gia cảnh của ông Thắng A Di có thể được coi là một trong những trường hợp (tối tăm) tiêu biểu:

“Cùng với 6.500 người Hmong khác, cũng chạy nạn từ Lào sang, gia đình ông Thắng A Di bị nhà cầm quyền Thái Lan coi là những di dân bất hợp pháp. Từ ngày 4 tháng 7, họ bị xua đuổi và không còn chỗ nào khác hơn là tập trung trên hành lang dài 2 KM, dọc theo con lộ chính nơi Bản Làng Bên Dòng Sông Trắng.

Họ che những tấm vải nhựa, nhưng rõ ràng là khó vượt qua được cái nóng vẫn còn gay gắt, hoặc những trận mưa đầu mùa ở vùng đông Bắc Thái… Họ đã trải qua bốn ngày điêu đứng như người chạy loạn, không nơi che mưa nắng, không thực phẩm, không nước sạch, kể cả không có chỗ làm công việc vệ sinh cần thiết…”

Dù vậy, vẫn theo tường trình của Nam Nguyên (từ Phet Chabun - Bắc Thái) ông Thắng A Di cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần với phóng viên RFA rằng “nếu phải chết em thà chết tại đây.”

Ủa, chớ cớ sao mà cái ông Thắng A Di này lại nói năng lạng quạng (và liều mạng) dữ vậy cà? Câu trả lời có thể tìm được qua lời phát biểu của một thanh niên H’mông khác, anh Ma Văn Pá (tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng) vào hôm 9 tháng 10 năm 2013:

“Chính quyền từ trung ương đến địa phương đều cùng một duộc… chỉ nói vu vơ ngoài pháp luật… không giải quyết gì, tôi đến chỗ Hà Nội này tôi mới biết được rằng có rất nhiều người dân oan như chúng tôi cũng đang phải gánh chịu những hậu quả mà đảng và nhà nước đã gây cho mọi dân tộc…”

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? MkMkauA-UeIyMlVIvswsho6xdU1Ch05U0tBGvDnfLCzRsrMqtILwogWAomY0FCCO7I5ntGcP8k4o0rbe69I48_BwxOFnW85-5hoL7Obf-4NZdDW91jgjFutxS8gj1wjinIa9pyg5l_xCgu_z

Người H’Mông biểu tình ở Hà Nội. Ảnh: Trần Thị Cẩm Thanh

Những lời lẽ thẳng thắn và bộc trực (thượng dẫn) cũng giúp cho công luận hiểu thêm tại sao có biến động Mường Nhé – xẩy ra hồi năm 2011, ở tỉnh Điện Biên – khiến cho hàng trăm người H’mông bị sát hại, hàng ngàn người khác bị bắt giữ, và vô số kẻ phải rời bỏ quê hương bảng làng để tìm đường lánh nạn.

Cùng với những sách nhiễu (thường xuyên) liên quan đến vấn đề tôn giáo, văn hóa và sắc tộc..., môi trường sống của người H’mông hiện nay cũng đang bị huỷ hoại không thương tiếc. Từ Hà Nội, tác giả Đặng Hoàng Giang (qua BBC – vào hôm 4 tháng 3 năm 2015) đã bầy tỏ sự lo ngại “Rồi Tất Cả Sẽ Trở Thành Đồ Sơn” trong tương lai gần:

“Từ sau khi đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai khánh thành, lượng khách tới Sapa tăng đột biến. Dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, ô tô và xe khách biển số 29 và 30 chen chúc nhau nhích từng tí một trên những con phố dốc và hẹp ở trung tâm, rú ga giữ máy, bấm còi inh ỏi...

Không còn nhìn thấy núi non gì nữa vì hai bên đường đã kín hàng quán bán đồ lưu niệm. Trẻ con Hmong xếp hàng đợi được phát bánh kẹo như là khỉ trong sở thú.

Những đứa bạo dạn hơn thì đi giật lùi trước mặt khách, chúng từ chối kẹo, chỉ nhận tiền, và đồng thanh kêu như những cái máy vô hồn, tiếng Kinh không sõi ‘cô cho hai nghìn, cô cho hai nghìn.’ Một cộng đồng và một vùng thiên nhiên đã đánh mất nhân phẩm của mình vì du lịch...

Hiện nay, mỗi du khách tới Sapa sau khi bỏ ra 1 triệu đồng cho việc đi lại, khách sạn, ăn uống - tất cả chảy vào túi người Kinh, kể cả tiền cho một chai nước trắng - thì mới bỏ ra 10 nghìn mua mấy cái đồ thổ cẩm của người dân tộc. Thậm chí nhiều hướng dẫn viên du lịch còn dẫn khách tới các cửa hàng bán thổ cẩm nhập từ Trung Quốc vì họ được hoa hồng từ đây.

Và như vậy, những người Hmong, người Dao, người Tày, người Giáy, sẽ chủ yếu là đứng chầu rìa ở ngay trên quê hương họ.”


Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? UGVK_QODVF1vZhyhNSxt5dD2YYGTCqbs-sK8PMxH7-JpT3kIDQn1ncjJO0wtzMtWW2A-IzD03-3a5fnkipPQ8ipZe2RasOI8q3EJmQTUjhW1UB3zW3wUVEr4lXzdus47mH0nmXYGZfulcACt

Bên lề cuộc đời. Ảnh lấy từ BBC

Thay vì được quan tâm, nâng đỡ để có thể dễ dàng hòa nhập vào dòng sống chung của cả dân tộc thì tất cả những sắc dân bản địa đều bị “chầu rìa” ráo trọi, chứ có riêng chi người H’mông. Và sau khi bị đẩy ra khỏi biên giới Việt Nam thì hầu như họ đều sống bấp bênh (“bên lề cuộc đời”) dù trôi dạt đến bất cứ nơi đâu.

Tôi có theo dõi nhưng không tìm được tin tức gì thêm về gia đình của ông Thắng A Di, chả biết họ cầm cự được bao lâu trong điều kiện sống “không nơi che mưa nắng, không thực phẩm, không nước sạch, kể cả không có chỗ làm công việc vệ sinh cần thiết…” nơi Bản Làng Bên Dòng Sông Trắng và - chung cuộc - đã lưu lạc đến chân trời góc biển nào rồi?

Cuối tháng Năm vừa qua, ở Thái Lan, tôi có dịp ngồi uống rượu suốt buổi với một người H’mông khác. Ông không đồng ý cho tôi chụp hình, và cũng chỉ cho biết mình họ Sùng nhưng không muốn nêu tên vì sợ những chuyện phiền phức có thể xẩy ra cho bà con hay bè bạn ở quê nhà.

Ông Sùng quê ở Hà Giang, mang gia đình vào Đắc Nông làm ruộng rẫy đã lâu. Ông hơi nghễng ngãng sau khi “bị các ông cán bộ thay phiên tát tai liên tục mấy giờ đồng hồ liền vì tôi không chịu thề bỏ đạo.” Chuyện cưỡng bức đức tin, tuy thế, không phải là nguyên do chính để ông rời bỏ Việt Nam.

Đất đai canh tác bị thu hồi mới thực sự là giọt nước tràn ly khiến ông Sùng đã dắt díu vợ con chạy băng qua Lào, rồi (cuối cùng) đến Thái.

- Nó bảo đất mới khai thác chưa được 10 năm thì nhà nước không có đền bù đồng nào cả. Không có đất thì chúng tôi biết sống làm sao nên phải tìm chỗ để đi thôi.

“Đi đâu?” Có lẽ chưa bao giờ là câu hỏi ông Sùng đặt ra một cách... nghiêm trang:

- Người ta chạy thì chúng tôi cũng chạy theo, chứ muốn ở lại cũng không được đâu. Khó sống với Nhà Nước lắm!

Kiểu lập luận giản dị của ông Sùng, tất nhiên, không được cả Cao Ủy Tị Nạn và chính quyền Thái Lan chấp nhận. May mắn là IDC (Immigration Detention Center, Nhà Giam Của Cơ Quan Di Trú) ở Thái Lan luôn ở trong tình trạng quá tải nên cả gia đình ông không ai bị truy tố và giam giữ về tội nhập cư trái phép.

Thế là cả nhà sống lêu bêu giữa thủ đô Bangkok. Tiền không có một cắc, tiếng không biết một chữ, và cũng chả quen biết bất cứ ai để có thể nhờ cậy hay tá túc.

Cuối cùng – cứ như là phép lạ – họ may mắn được “cứu sống” bởi những nhân viên của cơ quan thiện nguyện ở Thái. Hiện ông Sùng đang chen chúc với nhiều gia đình, gồm cả trăm người H’mông Việt Nam khác, trong một căn nhà thuê bốn tầng (do một hội thánh Tin Lành tài trợ) ở ngoại ô Bangkok.

Cả ông lẫn bà đều đã ngoài sáu mươi nên ở nhà giữ mấy đứa cháu. Con trai ông Sùng đứa làm nghề phụ hồ, đứa bán kem. Hai cô con dâu đi rửa chén cho quán ăn gần đó.

- Cũng kiếm đủ ăn đấy nhưng buồn quá ông ơi. Chúng tôi nhớ nương rẫy lắm. Ở đây chả có cây cối gì cả. Vợ tôi cứ khóc hoài. Nó đòi về nhưng làm sao mà mình về được?

Nam vô tửu như kỳ vô phong. Chúng tôi đã cưa gần hết một chai Regency Brandy Thai (một loại rượu mạnh rất rẻ tiền và bốc rất hỗn) nhưng cả hai đều vẫn ngồi xụi lơ, buồn bã. Trầm ngâm một lát, rồi ông Sùng ngại ngần tiếp:

- Thế liệu rồi chúng tôi có được đến Mỹ không?

- Dạ, chắc phải được chứ!

Tôi nói láo, tất nhiên. Thực tình thì tôi không “chắc” lắm. Sau đợt cưỡng bách mấy ngàn người H’mông phải quay về Lào, hồi cuối năm 2009, cả chính phủ Thái lẫn Cao Ủy Tị Nạn bị dư luận chỉ trích nặng nề. Nhờ thế, những người H’mông Việt Nam đến sau (sau biến động Mường Nhé) như gia đình ông Sùng, mới được “yên lành” cho mãi đến hôm nay.

Vô hình trung nhóm người H’mông này (bỗng) trở thành một thứ “cây cảnh về lòng nhân đạo” để trang điểm cho cả nước Thái lẫn Cao Ủy Tị Nạn. Họ không đông lắm, chỉ vài trăm người nên không phải là một gánh nặng đáng kể. Họ lại rất thuần phác, hiền lành, chăm chỉ và chả bao giờ dám lên tiếng đòi hỏi hay làm phiền chi cả.

Sự hiện diện của họ tránh cho Thái Lan, cũng như Cao Ủy, khỏi bị điều tiếng về chuyện trục xuất người tị nạn. Chính vì vậy, rất có thể, họ sẽ không bao giờ có cơ hội được đặt chân đến nước thứ ba.

Lý do, giản dị, ai cũng biết là nếu mấy trăm con người khốn khổ này mà được định cư thì chỉ vài tuần sau (hay vài ngày sau) thôi sẽ có ít nhất là hàng ngàn (hay chục ngàn) người H’mông khác – từ Việt Nam và Lào – lại tiếp tục ồ ạt chạy qua biên giới Thái. Cái cột đèn mà còn phải đi thì nói chi đến người, nhất là người H’mông hay người Thượng.

Ngoài bờ biển phía Đông ra, phần biên giới còn lại của Việt Nam đều là nơi cư ngụ của những dân tộc bản địa tự ngàn xưa. Với cuộc sống đơn giản và hài hòa cùng thiên nhiên, họ đã giữ cho môi trường sinh thái được quân bằng và tạo một “vòng đai xanh” cho cả nước.

Cũng chính họ là những kẻ đứng ở tuyến đầu, giữ gìn vòng đai an ninh cho tổ quốc. Cớ sao lại tỏ thái độ kỳ thị, khinh thị, và cương quyết tìm mọi cách đẩy người ta đến tận bước đường cùng như thế?

“Khi bọn bành trướng Bắc Kinh tràn sang hồi năm 1979, một bộ phận không nhỏ dân tộc thiểu số, sống ở vùng biên giới, đã đồng loạt ngả theo, làm tay sai cho ngoại bang. Ðó chính là hậu quả của chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc” (Lý Hồng Xuân. Nhận diện chân dung nhà văn. Văn Nghệ: California 2000,177).

“Bọn bành trướng Bắc Kinh” (rõ ràng) đang muốn tràn sang lần nữa, và “những chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc” thì mỗi lúc lại một thêm ngu xuẩn và tệ hại hơn!

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? HRLga_9M74d4cb_SsvsJFOUWO_EPsoKYIS0Ky6ERPn5fHGkbO9mkLifDRg4ldKuJKXKBColEMLNnlW9wwAnnHq83DFr4cn_7mW9Gk0zbCtTD9EqN3q5NuPnUybDZg7fwI7qsLtUKE8TdbCkw


12/06/2015
Tưởng Năng Tiến
danlambaovn.blogspot.com


Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? 9k=

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Images?q=tbn:ANd9GcQ9lIVeiqIkG_KASDhKC6meli-EFEG_gFyY9Ds6ouDcf_wDPFPP

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? 9k=

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Images?q=tbn:ANd9GcT4relJx5KSWuoUjrH5n8hpcf_WUuC84Z64I7Ex6THXtaoH4NNu1w

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Images?q=tbn:ANd9GcRQnqfGBDwmwgLgT0lIE43IfG1Iu5iBxFLLgUTQ7F8MpPxpRTKI

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Images?q=tbn:ANd9GcQPTd62RiMpKWnPzKa6ctA10iSJWGhfOuaFQaKin5tg0T7vQX9vLQ

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Images?q=tbn:ANd9GcRCaP4O-0GJ8awPRxRuWEYWAch7w_iurj8Gxyu0byFjzwp4GEmBKg
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì?   Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Icon_minitimeTue Oct 11, 2016 12:28 am

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? TroChu3


Dạy gì? Học gì?


- VietTuSaiGon

Chuyện dạy và học là chuyện xưa như trái đất, vậy mà ở xứ Việt, chuyện này bao giờ cũng mới. Sự mới này không phải do tri thức mới mẽ, triết lý giáo dục mới mẽ hay phương pháp dạy mới mẽ mà cái mới của sự kì cục, khó hiểu, thậm chí quái dị, hay nói đúng chữ nghĩa thì đây là nền giáo dục quái thai. Vì sao?

Vì lẽ, suốt nhiều năm giáo dục miền Bắc trước 30 tháng 4 năm 1975, người ta đã thay vì dạy cho con người trở nên có tính người hơn thì chính cái nền giáo dục Cộng sản xã hội chủ nghĩa đã đào nặn ra những cổ máy giết người thông qua thơ Tố Hữu và thơ thép, thơ máu của những nhà thơ Cộng sản. Và cái vệt thép, máu ấy kéo dài mãi cho đến bây giờ. Hiếm thấy nền văn học nào mà máu me tẩm đầy trang văn như văn học Việt Nam, từ Rừng Xà Nu cho đến Đất Nước Đứng Lên và hàng trăm bài thơ trong chương trình giảng văn. Đó là chưa muốn nói đến những giờ giáo dục công dân, lịch sử, thay vì dạy đạo đức, dạy kiến thức sử học, người ta dạy con người lòng thù hận.

Và, với bất kì nền giáo dục nào cũng cần có cánh cửa, một cánh cửa, nhiều cánh cửa mở ra để cho con người nhìn ra thế giới và định dạng, định vị chính mình. Cái cánh cửa ấy trong một thời gian dài là tiếng Nga. Hầu như tiếng Nga chiếm toàn bộ các giờ học sinh ngữ trong giáo dục Việt Nam. Trong khi đó, tiếng Nga không cùng hệ ngôn ngữ với tiếng Việt nên việc nuốt nó một cách đơn thuần cũng đã quá đắng. Lại thêm phần tính hấp dẫn của nó hoàn toàn không có. Có thể ví tiếng Nga là ngôn ngữ của sữa. Mà một người đủ trưởng thành thì không thể dùng sữa để thay thế thức ăn của người lớn!

Vì sao lại nói tiếng Nga là ngôn ngữ sữa? Vì lẽ, nền kinh tế Cộng sản xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn bú mớm, tồn tại nhờ vào bầu sữa bà mẹ Nga. Chính vì vậy, muốn có sữa để uống, đứa trẻ buộc lòng phải khóc oe oe để bà mẹ cho bú! Nhưng rất tiếc, sữa chỉ có giá trị đối với hệ thống Cộng sản lúc đó chưa đầy ba triệu đảng vi
ên, với nhân dân, một nguồn dinh dưỡng khả thể, phù hợp với người trưởng thành mới là quan trọng. Nhân dân cần một nền kinh tế tự lực tự cường, mỗi người dân cần cơ hội để làm kiếm sống và làm giàu. Muốn như vậy, người ta cần phải học ngôn ngữ của thế giới người lớn, của thế giới công nghiệp và thương mại. Đáp ứng yêu cầu này, chỉ có tiếng Anh – Mỹ và tiếng Pháp.

Và không thể khác đi được, chương trình dạy tiếng Anh và tiếng Pháp đã thực hiện gần ba mươi năm nay, kể từ khi Việt Nam mở cửa, chọn nền kinh tế thị trường (tuy vẫn giữ cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa!) đến nay. Và có thể nói rằng đây là giai đoạn mà nền giáo dục Việt Nam kể từ sau 1975 đến nay có những đột biến, đột phá. Yếu tố đột biến, đột phá này không nằm trong chủ trương của nhà cầm quyền mà năm trong nhu cầu tự thân của người học thông qua cánh cửa sinh ngữ, cụ thể là Anh ngữ và Pháp ngữ.

Bởi lẽ, một ngôn ngữ hấp dẫn phải hàm chứa bên trong nó một thứ năng lượng đặc biệt. Cái thứ năng lượng đặc biệt bên trong ngôn ngữ mà tôi muốn nói đến ở đây chính là nền văn minh mà ngôn ngữ đó chuyển tải, nền dân chủ, thể chế chính trị và cơ chế kinh tế cũng như nội lực kinh tế ẩn mình đằng sau ngôn ngữ đó. Trong đó, vấn đề văn chương, triết học và khoa học kĩ thuật đằng sau ngôn ngữ đó cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Thử hỏi, có quốc gia nào hấp dẫn và giàu có hơn Mỹ, Anh và các nước châu Âu? Có quốc gia nào dân chủ hơn Mỹ? Có quốc gia nào được gọi là siêu cường quốc và đầy đủ tính nhân đạo như Mỹ?

Trả lời những câu hỏi này chính là giải mã cho tính hấp dẫn của tiếng Anh và tiếng Pháp. Và khi nắm bắt được sinh ngữ Anh, Pháp, xem như người ta đã có chiếc chìa khóa trên tay để bước vào thế giới văn minh, tiến bộ. Ngược lại, nắm chiếc chìa khóa tiếng Nga, người ta chẳng làm được gì ngoài việc lâu lâu mang nó ra tra nhớt cho khỏi hoen gỉ. Thực tế thất nghiệp và nền kinh tế rệu rã của Nga đã chứng minh điều này. Không cần bàn luận thêm.

Ở một chừng mực nào đó, việc học tiếng Nga trong định hướng Cộng sản xã hội chủ nghĩa nhằm quốc tế hóa nó chẳng khác nào tham vọng tạo ra một thứ ngôn ngữ Esperanto mà Ludwik Lejzer Zamenhof đã cố gắng nhắm thâu tóm ngôn ngữ châu Âu về một mối! Rất tiếc, đây là thứ ngôn ngữ chưa kịp già mà đã chết và đã chết mà chưa được chôn. Cái khó nằm ở chỗ người ta vẫn chưa thôi tham vọng thống nhất ngôn ngữ. Trong khi đó, tự thân ngôn ngữ có tính hấp dẫn và sự thống nhất riêng của nó. Bởi nó chỉ là lớp vỏ chứa hàng triệu thứ khác bên trong.

Bây giờ, đùng một cái, giáo dục Việt Nam lại lao xao chuyện dạy tiếng Trung Quốc. Xin nhấn mạnh là khả năng dạy tiếng Trung rất cao chứ không phải tiếng Hán, mặc dù người ta vẫn dùng chữ “tiếng Hán” để ngụy biện cho việc dạy tiếng Trung và lấp liếm rằng đây là thứ tiếng mở được những kho tàng văn học cổ!

Mà nói đến vấn đề này, lại phát sinh hai vấn đề: Văn học cổ có giá trị phổ quát trong thế giới hiện tại hay không và? Nếu dạy tiếng Trung thì có đi vào được kho tàng văn học cổ hay không?

Hỏi thì hỏi xuôi nhưng trả lời thì phải đi ngược chiều. Nếu dạy tiếng Trung, sẽ không có bất kì chiếc chìa khóa nào để đi vào kho tàng văn học cổ. Bởi hầu hết văn học cổ, có giá trị của Việt Nam đều dùng chữ Hán, Hán Nôm và Nôm. Tiếng Trung hiện tại với sự đổi mới hầu như toàn diện so với Hán tự thì học nó không giải quyết được thắc mắc về kho tàng văn học cổ. Chẳng khác nào người ta khát nước lại múc nước biển cho uống. Vô nghĩa! Và nếu dạy chữ Hán, thì câu hỏi tiếp theo là kho tàng văn học cổ có giá trị phổ quát trong hiện tại hay không?

Câu trả lời là Không! Thực ra, kho tàng văn học cổ chỉ có giá trị tham khảo và nghiên cứu chứ không có giá trị và hiệu dụng làm thay đổi đất nước, làm cho đất nước tiến bộ hơn, văn minh hơn. Bởi muốn tiến bộ và văn minh, người ta buộc phải học và theo đuổi những thành tựu, những sáng tạo mà thế giới phương Tây đã đi rất xa, đất nước Việt Nam muốn tiến bộ thì phải học tập thói quen văn minh và thái độ làm việc chỉn chu, yêu sáng tạo chứ không phải là thái độ bảo thủ Nho học cũng như tập tính ăn cắp của người Trung Quốc. Bởi hiện tại, Trung Quốc chẳng có khả năng nào giỏi hơn khả năng ăn cắp. Từ chiếc điện thoại thông minh cho đến vũ khí, máy bay quân sự, tàu khu trục, giàn khoan, chiếc xe hơi, cái máy tính… Mọi thứ đều không phải do họ phát minh hay sáng chế mà là thành quả ăn cắp. Họ ăn cắp từ những phát minh cho đến các sáng chế. Như vậy, suy cho cùng, học chữ Hán chẳng khác nào kéo con người Việt Nam quay trở về thời tầm chương trích cú, thời của tam cương ngũ thường, thời của Nho giáo và những điển cố sáo rỗng, vô nghĩa (xét trên khía cạnh tự do và nhân phẩm).

Chỉ có một mục đích duy nhất nếu dạy chữ Nho, chữ Hán hay chữ Trung Quốc cho học sinh Việt Nam thời bây giờ, đó là: Nô bộc hóa cả dân tộc này để nhanh chóng thu về một mối Trung Hoa! Tôi không tin rằng cả hệ thống cầm quyền Cộng sản Việt Nam chỉ toàn là đầu đất. Chắc chắn phải có người nhận ra điều này bởi nó lộ quá rõ. Còn họ vẫn cố chấp thì ôi thôi, hoặc là họ tồn tại, hoặc là dân tộc Việt Nam tồn tại! Bởi nói cho cùng, việc dạy và học cũng giống như trồng và thưởng thức một vườn hoa, hoa hồng tuy nhiều gai nhưng nó nở hoa thơm nên người ta sẽ thích, hoa cứt lợn tuy dễ trồng, gieo đâu mọc đó, không cần gieo cũng mọc nhưng nó thối, chẳng ai muốn đến gần!

Mà nói gì thì nói, tiếng Hoa đối với người Việt là hoa cứt lợn, không thể khác đi được!

VietTuSaiGon's blog

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? 136
Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Tri-thuc-vn2
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì?   Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Icon_minitimeThu Oct 20, 2016 8:41 pm

 
Chuyện về giáo dục XHCN tại VN dưới chế độ cộng sản
                           
Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? 00156
Hình minh họa.  Internet

- Anh à! Sao anh đánh con bé dã man như thế ?

- Nó không chịu tập trung học! Tả thầy hiệu trưởng của nó mà nó tả cũng không xong. Hôm nay cô giáo chủ nhiệm gọi anh lên mắng vốn, Thế có nhục không?

- Nó tả thế nào mà anh cho là không xong, bài văn đó đâu?

- Anh xé rồi, đại khái đề văn: Em hãy tả thầy hiệu trưởng của em.

- Thế anh đã thấy ông thầy hiệu trưởng của nó chưa mà anh nói nó tả không được?

- Em nói kỳ quá! Cần gì thấy? Đề văn người ta đưa ra gợi ý, mình chỉ cần tả theo gợi ý đó là xong. Đằng này, nó không tập trung nên tả lộn phèo hết! Gợi ý: gương mặt thầy hiền lành nhưng nghiêm nghị; dáng thầy dong dõng cao; hơi gầy; bước chân trải dài; trán rộng; tóc hoa râm; mang kính trắng...

- Thế con bé tả không đúng một gợi ý nào phải không? Anh ơi là anh, anh đánh oan con bé rồi, có khi nó "tả thực" đấy! Bởi vì thầy hiệu trưởng của nó không có điểm nào giống trong gợi ý đó cả. Em biết mà!

- Em biết gì hả? Nó còn giễu cợt động Trời thế này nữa chứ: "... Đặc biệt, thầy hiệu trưởng của em có cái bụng to hơn cái trống của đội múa lân ở UBND phường. Chính vì cái bụng quá to mà bước chân của thầy nặng nề, mệt nhọc. Những khi thầy bước lên cầu thang là cái bụng của thầy luôn đi trước cái chân những 4,5 bậc, và cứ mỗi lần thầy lên tầng 2 như thế, dù ở trong phòng học em cũng biết ngay, bởi vì hơi thở của thầy phì phò như ông Tám bị bịnh suyễn bên nhà..."

- Giễu cợt cái gì? Nó tả đúng luôn, rất sinh động nữa là khác! Nếu anh thấy cái bụng ông hiệu trưởng đó thì anh sẽ không đánh con như thế!

- Nhưng nó làm bài không theo gợi ý của nhà trường!

- Gợi ý cái gì chứ? Tại sao phải bắt con người ta rập khuôn vào một định hướng? Tại sao không cho các em mở mang tư duy? Tại sao nhà trường không khích lệ các em sáng tạo mà bắt các em phải vâng lời? Giáo dục cái quỷ quái gì thế?

- Đó là giáo dục kiểu mô hình XHCN !!
Em tưởng khiến 500 cái đầu đại biểu cuốc hội gật và nhất trí biểu quyết nhịp nhàng khi đảng cần là dễ lắm à? Thử hỏi, không có mô hình giáo dục XHCN thì làm sao cả nước có hơn 5 vạn GS, TS chỉ biết gật và vỗ tay?

Mục tiêu đào tạo của CNXH
đảng ta là:
Vâng lời - Vỗ tay - Gật !! Hiểu chưa? Hiểu chưa???


(Lượm lặt trên Internet, không biết tác giả)

Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Images?q=tbn:ANd9GcT2eIwST7_AhGrTgYYVjH8c0stPCpc8qMT3vwrfFk1Sw-9wPFcSTw
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì?   Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì? Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Giáo dục XHCN: tẩu vi thượng sách!
» Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?
» "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn?
» Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị
» Giáo dục XHCN: Những đại học mạo danh & bằng “thiu”

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Giáo Dục-
Chuyển đến